Tải bản đầy đủ (.doc) (91 trang)

Đánh giá hiệu quả kinh tế chè trung du của nông hộ trên địa bàn xã minh lập huyện đồng hỷ tỉnh thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.2 MB, 91 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
---------------------------------

HOÀNG THỊ DIỆU LINH

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ CÂY CHÈ TRUNG DU CỦA NÔNG
HỘ

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Khuyến nông

Khoa

: Kinh tế & PTNT

Khóa học

: 2014 – 2018

Thái Nguyên, năm 2018


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN


TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
---------------------------------

HOÀNG THỊ DIỆU LINH

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ CÂY CHÈ TRUNG DU CỦA NÔNG
HỘ
TRÊN ĐỊA BÀN XÃ MINH LẬP, HUYỆN ĐỒNG HỶ, TỈNH THÁI

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Khuyến nông

Lớp

: K46 – KN

Khoa

: Kinh tế & PTNT

Khóa học

: 2014 – 2018


Giảng viên hướng dẫn : ThS. Bùi Thị Minh Hà

Thái Nguyên, năm 2018


i

LỜI CẢM ƠN
Thực tập tốt nghiệp là thời gian quan trọng trong quá trình đào tạo
nhằm đạt mục tiêu “Học đi đôi với hành”, “Lý luận gắn với thực tiễn”. Được
sự nhất trí của Ban chủ nhiệm khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn - trường
Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, em đã tiến hành thực tập tốt nghiệp với đề
tài:”Đánh giá hiệu quả kinh tế chè Trung du của nông hộ trên địa bàn xã
Minh Lập, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên” .Đến nay bài khóa luận đã
hoàn thành, em xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới các thầy cô giáo
trong khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn - trường Đại học nông Lâm Thái
nguyên và đặc biệt cô giáo ThS. Bùi Thị Minh Hà đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ
bảo em trong quá trình thực hiện đề tài. Em cũng xin gửi lời cảm ơn tới ban
lãnh đạo, cán bộ nhân viên UBND xã Minh Lập cùng bà con nhân dân trên địa
bàn đã tận tình giúp em trong thời gian qua.
Do trình độ kinh nghiệm thực tế bản thân có hạn vì vậy bài khóa luận
không tránh khỏi những sai sót, nên rất mong được sự chỉ bảo của thầy cô, sự
đóng góp của các bạn sinh viên để bài khóa luận được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn !
Thái Nguyên, ngày 4 tháng 6 năm 2018
Sinh viên

Hoàng Thị Diệu Linh



ii


ii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1: Diện tích, năng suất, sản lượng chè năm 2016 của một số nước trên
thế giới ......................................................................................... 14
Bảng 2.2: Diện tích, năng suất của chè Việt Nam từ năm 2012 – 2016......... 18
Bảng 2.3: 10 thị trường chính nhập khẩu chè của Việt Nam năm 2016 ........ 19
Bảng 4.1: Tình hình nhân khẩu và lao động của xã 2017.............................. 28
Bảng 4.2: Hiện trạng sử dụng đất của xã Minh Lập năm 2017 ..................... 29
Bảng 4.3: Diện tích, năng suất và sản lượng chè của xã qua 3 năm 2015 - 2017...
31
Bảng 4.5: Tình hình sử dụng đất của các hộ điều tra năm 2017 .................... 37
Bảng 4.6: Tình hình trang thiết bị sản xuất của các hộ điều tra 2017 ............ 38
Bảng 4.7: Tình hình sản xuất chè trung du của hộ năm 2017........................ 39
Bảng 4.8: Chi phí đầu tư cho chè thời kỳ kinh doanh năm 2017 (BQ/sào).... 39
Bảng 4.9 : Kết quả sản xuất chè năm 2017 của hộ ........................................ 41
Bảng 4.10: Hiệu quả kinh tế sản xuất chè năm 2017 của hộ ........................ 42


3


4

DANH MỤC CÁC HÌNH

Trang

Hình 4.1: Kênh tiêu thụ sản phẩm chè của hộ nông dân ............................... 34
Hình 4.2: Kết quả sản xuất chè của hộ.......................................................... 41


4

DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT

S V
T i
1G T
O/ ổn
2G T
O/ ổn
3G T
O/ ổn
4H H
T ợp
5K Ki
T- nh
6M T
I hu
7P L
R ợi
8S Sả
X n
9T T
C ổn

1 V Gi
0 A/ á
1 V Gi
1 A/ á
1 V Gi
2 A/ á


5


6

MỤC LỤC
Trang
TRANG BÌA PHỤ
LỜI CẢM ƠN................................................................................................ i
DANH MỤC CÁC BẢNG............................................................................ ii
DANH MỤC CÁC HÌNH............................................................................ iii
DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT ........................................... iv
MỤC LỤC .................................................................................................... v
Phần 1 MỞ ĐẦU .......................................................................................... 1
1.1 Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu...................................................... 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................. 3
1.3. Ý nghĩa của việc nghiên cứu đề tài .......................................................... 3
Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................ 4
2.1. Cơ sở lý luận ........................................................................................... 4
2.1.1. Lý luận về hiệu quả kinh tế................................................................... 4
2.1.2. Giới thiệu về cây chè ............................................................................ 7
2.2.1. Tình hình sản xuất chè và tiêu thụ chè trên thế giới ............................ 13

2.2.2. Tình hình sản xuất chè và tiêu thụ chè ở Việt Nam............................. 17
Phần 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
..21
3.1. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................ 21
3.2. Nội dung nghiên cứu ............................................................................. 21
3.3. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................... 22
3.3.1. Phương pháp thu thập số liệu.............................................................. 22
3.3.2. Phương pháp phân tích và xử lý thông tin........................................... 22
3.3.3. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu ........................................................ 23
Phần 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................. 25
4.1. Khái quát tình hình cơ bản của địa bafn nghiên cứu .............................. 25


4.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên ............................................................... 25
4.2. Tình hình sản xuất chè tại xã Minh Lập ................................................. 30
4.2.1. Diện tích, năng xuất, sản lượng .......................................................... 30
4.2.2. Chế biến và tiêu thụ ............................................................................ 32
4.3. Phân tích kết quả và hiệu quả kinh tế..................................................... 35
4.3.1. Năng lực sản xuất của các hộ điều tra ................................................. 35
4.3.2. Phân tích hiệu quả kinh tế trong sản xuất chè của hộ .......................... 39
4.4. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất chè của các hộ
điều tra ................................................................................................. 43
4.5. Khó khăn và thuận lợi trong sản xuất chè của hộ ................................... 45
4.6. Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất chè .................................... 46
4.6.1. Các giải pháp cụ thể với hộ trồng chè ................................................. 46
4.6.2. Các giải pháp với chính quyền địa phương ......................................... 46
Phần 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ............................................................ 50
5.1. Kết luận ................................................................................................. 50
5.2. Kiến nghị............................................................................................... 51
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................... 53

PHỤ LỤC.................................................................................................... 55


1

Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1 Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu
Chè là cây công nghiệp dài ngày được trồng lâu đời rên đất nước ta và
ngày càng có vị trí quan trọng trong công cuộc phát triển kinh tế đất nước .Đã
từ lâu chè có vị trí không thể thay thế ở một số vùng của đất nước trong quá
trình phát triển. Sản phẩm chè được tiêu dùng phỏ biến ở đất nước ta bởi tác
dụng của chè được kiểm chứng qua chiều dài lịch sử. Ngành chè nước ta hiện
nay vừa có lợi thế vừa có khả năng to lớn để phát triển không những nội lực
trong nghành được phát huy mạnh mẽ mà còn có các điều kiện bên ngoài
cũng rất thuận lợi để phát triển chè. Mặt khác cây chè phát triển còn tạo công
ăn việc làm cho một lượng lao động rất lớn ở các vùng nông thôn, đem lại thu
nhập cho họ góp phần xóa đói giảm nghèo, giúp nông thôn rút ngắn khoảng
cách về kinh tế với thành thị, thiết lập công bằng xã hội.
Thái Nguyên là một tỉnh miền núi trung du, nằm trong vùng trung du và
miền núi Bắc bộ, có dịện tích tự nhiên 3.562,82 km2, dân số hiện nay là hơn 1
triệu người, chiếm 1,13% diện tích và 1,41% dân số so với cả nước. Thái
Nguyên là đầu mối kinh tế giữa thủ đô hà nội và các tỉnh phía Bắc do đó vị trí
quan trọng trong sự phát triển kinh tế ,văn hóa thị trấn hội của đất nước.Đặc
biệt Thái Nguyên có vị trí điều kiện tự nhiên thuận lợi cho việc trồng và phát
triển cây chè.
Chè trung du là loại chè truyền thống của Thái Nguyên được gieo trồng
bằng hạt từ rất lâu đời nên vị trà rất đậm đà.Gần 100 năm trước, dưới bàn tay
của những người làm chè Thái Nguyên, những búp chè trung du được chế
biến thành sản phẩm chè Cánh Hạc – thứ chè đã được phong danh hiệu “Đệ

nhất danh trà” trong một cuộc thi về các sản phẩm chè ở đất Hà Thành. Từ đó
đến nay, sản phẩm chè trung du vẫn mang hương vị riêng được người tiêu


2

dung ưa chuộng. Đây chính là chứng minh sống động, khẳng định chè trung
du là một thứ đặc sản quý của vùng chè Thái Nguyên. Giống chè này có khả
năng chống chịu sâu bệnh, chịu hạn, chịu rét khá tốt. Đặc biệt chè trung du có
tính thích ứng cao với các vùng chè, có khả năng sinh trưởng mạnh, thân cây
to, tán chè rộng, độ che phủ lớn, vì vậy có thể chống xói mòn và rửa trôi, góp
phần bảo vệ môi trường sinh thái. Chè trung du không chỉ phù hợp với sản
xuất chè vụ đông mang lại giá trị kinh tế cao cho người dân mà còn có thẻ trở
thành địa điểm đẹp cho du khách thăm quan mở du lịch địa phương, phát triển
ngành du lịch dịch vụ, đa dạng hóa ngành nghề tai địa phương.
Huyện Đồng Hỷ là vùng sản xuất chè nằm trong dự án quy hoạch phát
triển cây chè theo tiêu chuẩn sạch, an toàn để trở thành vùng nguyên liệu phục
vụ cho chế biến theo tỷ lệ 80% chè xanh và 20% chè đen.
Chè trung du là chè đặc sản của vùng chè Minh Lập nhưng trên thực
tế diện tích trồng chè trung du của vùng chè Minh Lập giờ còn rất ít và đang
đứng trước nguy cơ bị mất dần và được trồng thay thế bằng chè cành. Do đó
vấn đề đặt ra là bảo vệ phát triển trồng chè trung du một cách cụ thể từ đó
giúp người sản xuất chè tại xã đưa ra hướng phát triển cho mình để đem lại
hiệu quả cao nhất và phát huy được thế mạnh của địa phương. Chính vì vậy
em đã tiến hành thực hiện khóa luận tốt nghiệp :”Đánh giá hiệu quả kinh tế
chè Trung du của nông hộ trên địa bàn xã Minh Lập, huyện Đồng Hỷ, tỉnh
Thái Nguyên” làm đề tài nghiên cứu nhằm góp phần giải quyết các vấn đề
còn tồn tại để phát triển hơn nữa ngành sản xuất chè trên địa bàn.



3

1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Mục tiêu của nghiên cứu này nhằm đánh giá hiệu quả kinh tế của cây chè
Trung du và đề xuất giải pháp nhằm phát triển sản xuất chè trên địa bàn xã
Minh Lập huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Tìm hiêủ thực trạng hoạt động sản xuất chè tại xã Minh Lập
- Phân tích, đánh giá kết quả và hiệu quả sản xuất chè Trung du của các
hộ gia đình
- Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất của cây
chè Trung du
- Đề xuất những phương hướng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả
sản xuất chè đối với các hộ gia đình trên địa bàn xã
1.3. Ý nghĩa của việc nghiên cứu đề tài
1.3.1. Ý nghĩa khoa học
- Là nguồn cơ sở dữ liệu cho các nghiên cứu về sau.
- Củng cố các kiến thức thực tiễn trong lĩnh vực nông nghiệp.
- Nghiên cứu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội (KT-XH) của địa
phương nghiên cứu.
- Nâng cao kiến thức kĩ năng và rút ra nhiều kinh nghiệm thực tế cho
công tác nghiên cứu sau này.
- Xác định cơ sở khoa học, làm sáng tỏ lý luận về phương thức sản xuất
chè tại địa phương.
- Kết quả của đề tài sẽ bổ sung tài liệu cho công tác nghiên cứu khoa học.
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Đề tài nghiên cứu và đánh giá một cách tổng quát hiệu quả kinh tế hoạt
động sản xuất của người dân trồng chè tại xã Minh Lập, từ đó nhận thấy rõ



4

được vị trí của cây chè đối với sự phát triển kinh tế của địa phương. Qua kết
quả nghiên cứu có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho đội ngũ cán bộ UBNN
xã Minh Lập và các cơ quan liên quan trong việc phát triển KT-XH, chuyển
đổi cơ cấu cây trồng tại địa phương nhằm góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế
(HQKT) nông nghiệp nông hộ, đặc biệt là người dân trồng chè.
1.3.3. Ý nghĩa đối với sinh viên
Quá trình thực tập tốt nghiệp giúp cho sinh viên có điều kiện tiếp cận
với thực tế, giúp sinh viên củng cố thêm kiến thức, kỹ năng học. Đồng thời có
cơ hội vận dụng vào thực tế.


5

Phần 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở lý luận
2.1.1. Lý luận về hiệu quả kinh tế
2.1.1.1.Khái niệm,bản chất của hiệu quả kinh tế
Hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế, phản ánh mặt chất lượng của
hoạt động kinh tế, chất lượng của các hoạt động này chính là quá trình tăng
cường khai thác hợp lý và khơi dậy tiềm năng sẵn có của con người, tự nhiên
để phục vụ cho lợi ích của con người [20].
Theo David Begg (1992) [19], “Hiệu quả sản xuất diễn ra khi xã hội
không thể tăng sản lượng một loại hàng hóa này mà không cắt giảm một loại
hàng hóa khác"và ông còn khẳng định “Hiệu quả nghĩa là không lãng
phí”.Các quan điểm này đúng trong nền kinh tế thị trường ở các nước phát
triển nhưng khó xác định vì chưa đề cập đến chi phí để tạo ra sản phẩm, nhất

là ở các nước đang phát triển hay chậm phát triển.
Theo Nguyễn Như Ý (1999) [18] “Hiệu quả được hiểu như một hiệu số
giữa kết quả với chi phí, tuy nhiên trong thực tế đã có trường hợp không thực


hiện được phép trừ hoặc phép trừ không có ý nghĩa"
Khi đề cập đến hiệu quả cần phân biệt rõ ba khái niệm cơ bản là hiệu
quả kỹ thuật , hiệu quả phân bố nguồn lực và hiệu quả kinh tế . Đó là khả
năng thu được kết quả sản xuất tối đa với việc sử dụng những yếu tố đầu vào
theo những tỷ lệ nhất định . Chỉ đạt được hiệu quả kinh tế khi đạt được hiệu
quả kỹ thuật và hiệu quả phân bố.
Hiệu quả kinh tế:
Hiệu quả kinh tế chỉ đạt được khi hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả sử
dụng nguồn lực là tối đa. Điều đó có nghĩa là cả hai yếu tố giá trị hiện vật đều
được tính đến khi xem xét việc sử dụng các nguồn lực trong nông nghiệp.
Muốn đạt được hiệu quả kinh tế thì phải đồng thời đạt được cả hiệu quả kỹ
thuật và hiệu quả phân bố.
Bản chất: Khi nghiên cứu về bản chất kinh tế các nhà kinh tế học đã
đưa ra những quan điểm khác nhau nhưng đều thống nhất chung bản của nó.
Người sản xuất muốn có lợi nhuận thì phải bỏ ra những chi phí nhất định,
những chi phí đó là nhân lực, vật lực, vốn ..... Chúng ta tiến hành so sánh kết
quả đạt được sau một quá trình sản xuất kinh doanh với chi phí bỏ ra thì có
hiệu quả kinh tế. Sự chênh lệnh này càng cao thì hiệu quả kinh tế càng lớn và
ngược lại. Bản chất của hiệu quả kinh tế là nâng cao năng xuất lao động xã
hội và tiết kiệm lao động xã hội là hai mặt của một vấn đề kinh tế . Tuy nhiên
hai mặt này có mối quan hệ mật thiết với nhau, gắn liền với quy luật tương
ứng của nền kinh tế xã hội, là quy luật tăng năng xuất lao động và quy luật
tiết kiệm thời gian. Yêu cầu của việc nâng cao hiệu quả kinh tế là đạt được
hiệu quả tối đa về chi phí nhất định hoặc ngược lại, đạt được kết quả nhất
định với chi phí tối thiểu . Chi phí ở đây được hiểu theo nghĩa rộng bao gồm

cả chi phí để tạo ra nguồn lực, đồng thời phải bao gồm cả chi phí cơ hội.


2.1.1.2. Ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả kinh tế
Biết được mức độ hiệu quả của việc sử dụng nguồn lực trong sản xuất
nông nghiệp, các nguyên nhân ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế để có biện
pháp thích hợp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp.
Làm căn cứ để xác định phương hướng đạt tăng trưởng cao trong sản
xuất nông nghiệp. Nếu hiệu quả kinh tế còn thấp thì có thể tăng sản lượng
nông nghiệp bằng các biện pháp nâng cao hiệu quả kinh tế, ngược lại đạt
được hiệu quả kinh tế cao thì tăng sản lượng cần đổi mới công nghệ.
2.1.1.3. Các chỉ tiêu xác định hiệu quả kinh tế
Hiện nay có 3 quan điểm về hiệu quả kinh tế như sau:
- Quan điểm 1: Hiệu quả kinh tế được xác định bởi tỷ số giữa kết quả
đạt được và chi phí bỏ ra.


H = Q/C
Trong đó:
H: Hiệu quả kinh tế
Q: Khối lượng sản phẩm thu được
C: Chi phí bỏ ra
Quan điểm này phản ánh rõ rệt trình độ sử dụng nguồn lực, xem xét
được một đơn vị nguồn lực đã sử dụng đem lại bao nhiêu kết quả. Trên cơ sở
đó người ta xem xét đánh giá hiệu quả kinh tế giữa các đơn vị với nhau, giữa
các ngành sản phẩm, các địa phương khác nhau trong một thời điểm xác định.
- Quan điểm 2: Cho rằng hiệu quả kinh tế được xác định bằng tỷ số
giữa kết quả tăng thêm với chi phí tăng thêm.



H=∆
Trong đó:


: Khối lượng tăng thêm


∆ : Chi phí tăng
thêm
Phương pháp này giúp chúng ta xác định được hiệu quả của một đồng
chiphí đầu tư thêm mang lại là bao nhiêu. Trên cơ sở đó, xác định được hiệu
quả trong quá trình sản xuất, xác định được khối lượng tối đa hóa lợi nhuận.
2.1.2. Giới thiệu về cây chè
Cây chè thường phân bố ở các đồi núi và cao nguyên. Do đặc điểm này
mà nước ta có thể nói có điều kiện rất thuận lợi cho việc sản xuất và trồng cây
chè. Cũng do đặc điểm này thì yêu cầu đối với ngành chè cần phải có một
trình độ thâm canh rất tốt và phải phù hợp với điều kiện và khí hậu ở các vùng
cao này.
Ngành chè đòi hỏi phải có một hệ thống thuỷ lợi tốt và hiện đại để có
thể đưa nước lên cao phù hợp với đặc điểm sinh sống của cây chè phục vụ
cho việc tới tiêu thuận lợi nhất.
Công nghệ chế biến chè phải hiện đại đảm bảo đợc chất lượng chè theo
đúng tiêu chuẩn. Không giống như các mặt hàng nông sản khác như lúa,
bông.. chè thì cần phải có một quy trình chế biến và bảo quản đúng quy cách
và đúng kỹ thuật và nguyên liệu phải đưa vào chế biến ngay nếu để lâu sẽ ảnh
hưởng đến chất lượng chè, lãng phí nguyên liệu.
Kỹ thuật chăm sóc cây chè cũng rất phức tạp từ khâu chọn giống tốt
đến làm đất trồng hom, đều phải đúng theo quy trình kỹ thuật và điều này ảnh
hưởng đến sự phát triển của cây chè sau này, mà cây chè không giống như
nhiều cây nông sản khác chỉ trồng một vụ thì vụ sau lại trồng lại, nhưng cây

chè thì có tuổi thọ cao thường vài chục năm, nên nếu làm tốt công đoạn gieo
trồng tốt thì cây chè sẽ phát triển tốt và cho năng suất cao, tuổi thọ sẽ được
kéo dài.
2.1.2.2. Gía trị của cây chè
- Cây chè có giá trị kinh tế cao:


Chè có giá trị sử dụng và là hàng hoá có giá trị kinh tế cao, chè là một
sản phẩm xuất khẩu có giá trị trên thị trường thế giới. Thị trường trong nước
đòi hỏi về chè ngày càng nhiều với yêu cầu chất lượng ngày càng cao. Chè là
một cây có hiệu lực khai thác vùng đất đai rộng lớn của trung du, miền núi,
phủ xanh đất trống, đồi núi trọc, bảo vệ môi trường sinh thái. Cây chè sống
quanh năm và tương đối nhiều, tạo công ăn việc làm không những cho lao
động chính mà cả cho lao động phụ (người già, trẻ em), có tác dụng điều hoà
lao động từ vùng đồng bằng lên vùng trung du, miền núi thưa thớt. Cây chè
mang lại nhiều giá trị cao, là thức uống có nhiều công dụng cho sức khỏe.
Cây chè đã vươn mình ra đến mọi miền của đất nước, vượt qua cả những đại
dương mênh mông theo những chuyến tàu chở hàng đến các nước trên thế
giới. Bạn bè thế giới không chỉ biết đến một đất nước chịu nhiều mất mát của
chiến tranh đã kiên cường chiến thắng hai thực dân đế quốc hùng mạnh Pháp
– Mỹ, mà còn biết đến một Việt Nam với những vẻ đẹp tiềm ẩn của những đồi
cọ rừng chè bạt ngàn , một đất nước đang phát triển có sản lượng xuất khẩu
lúa gạo, chè, cafe đứng top đầu trên thế giới. Cây chè cùng với nhiều loại cây
nông sản khác cũng góp phần làm nên sự đa dạng phong phú cây trồng, góp
một điểm màu xanh tô đẹp thêm bản đồ đất nước và là một trong những đại
diện của quê hương được xuất khẩu bán chè Thái Nguyên ra nước ngoài góp
phần thu về nguồn ngoại tệ lớn để giúp đất nước phát triển.
- Cây chè có giá trị văn hóa:
Người xưa thường có câu “Miếng trầu là đầu câu chuyện”, nhưng có lẽ
đối với mỗi người dân xứ trà Thái Nguyên thì ấm trà mới là đầu câu chuyện.

Uống trà đã trở thành một thói quen, một nhu cầu tất yếu trong cuộc sống của
mỗi gia đình, mỗi người dân xứ Thái nói riêng và người dân đất Việt nói
chung. Và đó cũng là nét văn hóa truyền thống, mang đậm bản sắc dân tộc


của vùng đất “Đệ nhất danh trà”.Văn hóa trà còn mang đậm giá trị nhân văn,
và ý nghĩa sống thể hiện ở cách uống trà qua các thời đại. Người xưa uống trà,
mời trà thể hiện sự kính trọng, hiếu lễ đối với bề trên. Tục dâng trà trong các
ngày lễ, sự kiện mang ý nghĩa thiêng liêng. Ngày nay uống trà không chỉ thỏa
mãn nhu cầu thưởng trà mà ở chén trà còn là cảm hứng sáng tác của rất nhiều
thi nhân, thi sỹ, là khoảng không gian tĩnh tâm hay”thuyền trà”, là lúc chia sẻ
cảm xúc, hàn huyên tâm sự khiến tâm hồn trải rộng. Còn rất nhiều những giá
trị mà trà mang lại cho con người.
Phát triển sản xuất chè đã và đang tạo ra một lượng của cải vật chất lớn
cho xã hội, tăng thu nhập cho người dân, cải thiện mức sống ở vùng nông
thôn. Nó góp phần vào việc thúc đẩy nhanh hơn công cuộc hóa hiện đại hóa
nông nghiệp nông thôn, giảm bớt chênh lệch về kinh tế xã hội giữa thành thị
và nông thôn, giữa vùng núi và đồng bằng .
2.1.2.3. Đặc điểm kinh tế kỹ thuật của cây chè
- Về kỹ thuật trong sản xuất chè
+ Ảnh hưởng của giống chè: Chè là loại cây trồng có chu kỳ sản xuất
dài, giống chè tốt có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sản xuất. Do vậy,
việc nghiên cứu chọn, tạo và sử dụng giống tốt phù hợp cho từng vùng sản
xuất được các nhà khoa học và người sản xuất quan tâm từ rất sớm.
+ Tưới nước cho chè: Chè là cây ưa nước, trong búp chè có hàm lượng
nước lớn, song chè rất sợ úng và không chịu úng. Chè gặp khô hạn sẽ bị cằn
cỗi, hạn chế việc hút các chất dinh dưỡng từ đất, khô hạn lâu ngày sẽ làm
giảm sản lượng thậm chí còn chết. Do đó, việc tưới nước cho chè là biện pháp
giữ ẩm cho đất để cây sinh trưởng phát triển bình thường, cho năng suất và
chất lượng cao.

+ Mật độ trồng chè: Để có năng suất cao cần đảm bảo mật độ trồng
chè cho thích hợp, mật độ trồng chè phụ thuộc vào giống chè, độ dốc ,điều
kiện cơ giới hóa. Nhìn chung tùy điều kiện mà ta bố trí mật độ chè khác nhau,


10

nếu mật độ quá thưa hoặc quá dầy thì sẽ làm cho năng suất sản lượng thấp,
lâu khép tán, không tận dụng được đất đai, không chống được xói mòn và cỏ
dại, vì vậy cần phải bố trí mật độ chè cho hợp lý.
+ Đốn chè: Kỹ thuật đốn chè ở Việt Nam đã được đề cập từ lâu, đầu
tiền từ những kinh nghiệm của thực tiến sản xuất. Trước năm 1945 nhân dân
vùng Thanh Ba -Phú Thọ đã có kinh nghiệm đốn chè kinh doanh: "Năm đốn năm lưu".Những công trình nghiên cứu về đốn chè ở Trại Thí nghiệm chè Phú
Hộ - Phú Thọ từ năm 1946 - 1967 đã đi đến kết luận hàng năm đốn chè tốt
nhất vào thời gian cây chè ngừng sinh trưởng và đã đề ra các mức đốn hợp lý
cho từng loại hình đốn:
− Đốn Phớt: Đốn hàng năm, đốn cao hơn vết đốn cũ 3 - 5cm, khi cây
chè cao hơn 70cm thì hàng năm đốn cao hơn vết đốn cũ 1 - 2cm.
− Đốn lửng: Đốn cách mặt đất 60 - 65cm.
− Đốn dàn: Đốn cách mặt đất 40 - 50cm.
− Đốn trẻ lại: Đốn cách mặt đất 10 - 15cm.
+ Bón phân: Bón phân cho chè là một biện pháp kỹ thuật quan trọng
nhằm tăng sự sinh trưởng của cây chè, tăng năng suất và chất lượng chè.
Chính vì vậy, để đảm bảo cho cây chè sinh trưởng tốt và cho năng suất
cao, chất lượng tốt, đảm bảo được mục đích canh tác lâu dài, bảo vệ môi
trường và duy trì thu nhập thì bón phân cho chè là một biện pháp không thể
thiếu được. Nhiều công trình nghiên cứu của các nhà khoa học trong và ngoài
nước đều cho thấy hiệu quả của bón phân cho chè chiếm từ 50 - 60%. Hiệu
quả của các biện pháp nông học đối với năng suất chè, kết quả nghiên cứu
trong 10 năm cho (1988-1997) ở Phú Hộ cho thấy:

Đạm và Lân có ảnh hưởng lớn hơn đối với cây chè nhỏ tuổi, lớn hơn
vai trò của tổ hợp Đạm và Kali. Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón đến sinh
trưởng và năng suất chè ở các giai đoạn khác nhau, tác giả Chu Xuân Ái,
Đinh Thị Ngọ, Lê Văn Đức 1998 cho thấy: phân lân có vai trò với sinh trưởng


11

cả về đường kính thân, chiều cao cây, độ rộng tán của cây con. Bón phân cân
đối giữa N, P, K cho năng suất cao hơn hẳn so với chỉ bón đạm và kali hoặc
chỉ bón mỗi đạm. Thời kỳ đầu của giai đoạn kinh doanh sự sinh trưởng tán
chè tiếp tục đòi hỏi đủ phân P, K nên cơ sở bón đủ đạm. Như vậy, cây chè cần
được cung cấp N, P, K với lượng cân đối hợp lý và thường xuyên. Tuy
nhiên, mỗi giai đoạn cây cần với liều lượng khác nhau với nguyên tắc: từ
không đến có, từ ít đến nhiều, bón đúng lúc đúng cách, đúng đối tượng và
kịp thời.Nếu bón phân hợp lý sẽ giúp cho cây chè sinh trưởng và phát triển
tốt, tăng khả năng chống chịu với điều kiện thời tiết bất thuận, sâu bệnh
dẫn đến tăng năng suất.
+ Hái chè: Thời điểm, thời gian và phương thức hái có ảnh hưởng đến
chất lượng chè nguyên liệu, hái chè gồm một tôm hai lá là nguyên liệu tốt cho
chế biến chè, vì trong đó chứa hàm lượng Polyphenol và Caphein cao, nếu hái
quá già thì không những chất lượng chè giảm mà còn ảnh hưởng đến sinh
trưởng phát triển của cây chè.
+ Vận chuyển và bảo quản nguyên liệu: Nguyên liệu chè sau khi thu
hái có thể đưa thẳng vào chế biến, có thể để một thời gian nhưng không quá
lâu chất lượng chè sẽ giảm và có thể bị ôi. Do vậy khi thu hái không để dập
nát búp chè và để trong túi quá lâu.
+ Công nghệ chế biến: Tùy thuộc vào mục đích của phương án sản
phẩm mà ta có các quy trình công nghệ chế biến phù hợp với từng nguyên
liệu đầu vào, nhìn chung quá trình chế biến gồm hai giai đoạn sơ chế và tinh

chế thành phẩm.
Chế biến chè đen gồm các công đoạn: Hái búp chè - Làm héo - Vò Lên men - Sấy khô - Vò nhẹ - Phơi khô. Chè đen thường được sơ chế bằng
máy móc hiện đại với năng suất chất lượng cao, trong các khâu này đòi hỏi


12

quy trình kỹ thuật phải nghiêm ngặt tạo hình cho sản phẩm và kích thích các
phản ứng hóa học trong búp chè.
- Về kinh tế xã hội
+ Thị trường
Thị trường là một trong những yếu tố quan trọng và có tính chất quyết
định đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh chè. Mục đích cuối cùng của các
nhà sản xuất kinh doanh là tạo ra các sản phẩm đáp ứng yêu cầu của thị
trường, thu đươc nguồn lợi nhuận cao. Chỉ khi nào có nhu cầu của thị trường
thì những người sản xuất mới tạo ra các sản phẩm của mình. Thị trường đóng
vai trò là khâu trung gian giữa người sản xuất và tiêu dùng. Do đó, để sản
phẩm sản xuất ra có chỗ đứng trên thị trường thì các nhà sản xuất cần phải tìm
kiếm thị trường tiêu thụ, lựa chọn phương thức sản xuất phù hợp sao cho thu
được nguồn lợi nhuận lớn nhất.
+ Giá cả
Giá của các sản phẩm chè nói riêng và của các sản phẩm khác nói
chung là yếu tố được quan tâm hàng đầu của những người trực tiếp sản xuất.
Khi giá cả chè tăng lên làm cho lợi nhuận của người sản xuất tăng, từ đó họ
có các biện pháp để tạo ra ngày càng nhiều lượng sản phẩm. Sự biến động của
giá ảnh hưởng trực tiếp tới những người làm chè và sự ổn định của ngành chè
mỗi vùng miền, quốc gia. Do đó cần có các giải pháp nhất định để ổn định thị
trường giá cả cho các cơ sở sản xuất kinh doanh yên tâm tạo ra sản phẩm.
+ Nguồn lao động
Lao động là hoạt động có mục đích của con người nhằm tạo ra các sản

phẩm thỏa mãn các nhu cầu. Đây là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp tới giá trị của
các sản phẩm chè. Trong quá trình sản xuất kinh doanh chè, đặc biệt là ở các
hộ gia đình cần một lượng lao động lớn để tham gia vào các hoạt động từ
trồng, chăm sóc, thu hoạch, chế biến và bảo quản, tiêu thụ chè. Do đó, hoạt


×