Tải bản đầy đủ (.pdf) (180 trang)

Nông trường quốc doanh ở miền Tây Nghệ An từ năm 1956 đến năm 2015 (Luận án tiến sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.44 MB, 180 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

HOÀNG THỊ YẾN

NÔNG TRƯỜNG QUỐC DOANH Ở MIỀN TÂY NGHỆ AN
TỪ NĂM 1956 ĐẾN NĂM 2015

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ

Nghệ An, 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

HOÀNG THỊ YẾN

NÔNG TRƯỜNG QUỐC DOANH Ở MIỀN TÂY NGHỆ AN
TỪ NĂM 1956 ĐẾN NĂM 2015
Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam
Mã số: 9.22.90.13

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ

Người hướng dẫn khoa học:
1. PGS. TS Nguyễn Trọng Văn
2. PGS.TS Đinh Quang Hải

Nghệ An, 2019



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu, kết
quả nêu trong luận án là trung thực. Những kết luận của luận án chưa từng được
công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả

Hoàng Thị Yến


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... i
MỤC LỤC .................................................................................................................. i
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT...................................................................... i
DANH MỤC CÁC BẢNG ........................................................................................ i
DANH MỤC BIỂU ĐỒ ............................................................................................. i
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN
ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ....................................................................................................8
1.1. Những nghiên cứu về nông trường quốc doanh nói chung ..................................8
1.2. Những nghiên cứu về Nông trường quốc doanh ở miền Tây Nghệ An ............23
1.3. Kết quả nghiên cứu đạt được và những vấn đề luận án cần tập trung giải quyết ...28
CHƯƠNG 2. NÔNG TRƯỜNG QUỐC DOANH Ở MIỀN TÂY NGHỆ AN TỪ
NĂM 1956 ĐẾN NĂM 1986 ...................................................................................32
2.1. Những yếu tố tác động đến sự ra đời và phát triển của nông trường quốc doanh
ở miền Tây nghệ An ..................................................................................................32
2.1.1. Điều kiện tự nhiên ...........................................................................................32
2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ................................................................................35
2.1.3. Chủ trương xây dựng và phát triển nông trường của Đảng ............................39
2.2. Quá trình ra đời và hệ thống tổ chức ..................................................................41

2.2.1. Quá trình ra đời ...............................................................................................41
2.2.2. Hệ thống tổ chức .............................................................................................45
2.3. Hoạt động của nông trường giai đoạn 1956 - 1975 ...........................................48
2.3.1. Khai hoang, lao động sản xuất ........................................................................48
2.3.2. Tham gia chiến đấu và phục vụ chiến đấu ......................................................58
2.3.3. Đời sống của cán bộ, công nhân nông trường.................................................60
2.4. Hoạt động nông trường giai đoạn 1975 - 1986 ..................................................65
2.4.1. Nông trường quốc doanh miền Tây Nghệ An trước yêu cầu nhiệm vụ mới ..65
2.4.2. Nông trường quốc doanh miền Tây Nghệ An khôi phục sản xuất sau chiến
tranh ...........................................................................................................................68


2.4.3. Khó khăn của các nông trường và những tín hiệu chuyển đổi mô hình quản lý ....72
Tiểu kết chương 2......................................................................................................79
CHƯƠNG 3. NÔNG TRƯỜNG QUỐC DOANH Ở MIỀN TÂY NGHỆ AN TỪ
NĂM 1986 ĐẾN NĂM 2015 ...................................................................................80
3.1. Yêu cầu chuyển đổi phương thức quản lý và hoạt động của nông trường quốc doanh
miền Tây Nghệ An giai đoạn 1986 - 1997 ............................................................................. 80
3.1.1. Yêu cầu chuyển đổi phương thức quản lý ................................................................... 80
3.1.2. Tổ chức bộ máy ............................................................................................................. 82
3.1.3. Phương thức quản lý “khoán”....................................................................................... 85
3.1.4. Hoạt động sản xuất, kinh doanh.................................................................................... 91
3.2. Nông trường quốc doanh ở miền Tây Nghệ An giai đoạn 1997 - 2015 ....................... 97
3.2.1. Chủ trương, chính sách mới của Đảng, Nhà nước về đổi mới nông trường ............. 97
3.2.2. Sự thay đổi hệ thống tổ chức....................................................................................... 100
3.2.3. Sự thay đổi mô hình quản lý ....................................................................................... 104
3.2.4. Hoạt động sản xuất, kinh doanh.................................................................................. 108
3.2.5. Đời sống của cán bộ, công nhân nông trường ........................................................... 119
Tiểu kết chương 3 .................................................................................................................. 123
CHƯƠNG 4. MỘT SỐ NHẬN XÉT VỀ NÔNG TRƯỜNG QUỐC DOANH Ở

MIỀN TÂY NGHỆ AN .........................................................................................124
4.1. Về nguồn gốc ra đời........................................................................................................ 124
4.2. Trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh ............................................................................. 125
4.3. Về phương thức quản lý ................................................................................................ 129
4.4. Những đóng góp của các nông trường quốc doanh ở miền Tây Nghệ An ................ 130
Về kinh tế ................................................................................................................130
4.5. Một số kinh nghiệm ........................................................................................................ 140
KẾT LUẬN ............................................................................................................144
CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ....148
DANH MỤC TÀ I LIỆU THAM KHẢO .............................................................149


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

TT

Chữ viết tắt

Nguyên Nghĩa

1

NTQD

2

NXB

3


TNHH MTV

4

TTLTQG 3

5

TW

6

UBND

Ủy ban nhân dân

7

XHCN

Xã hội chủ nghĩa

8

CNH-HĐH

Nông trường quốc doanh
Nhà xuất bản
Trách nhiệm hữu hạn một thành viên
Trung tâm lưu trữ quốc gia 3

Trung ương

Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa


DANH MỤC CÁC BẢNG
BẢNG SỐ

TRANG

Bảng 2.1: Thống kê đồn điền ở Nghệ An thời thuộc Pháp xếp theo đơn vị diện tích ...36
Bảng 2.2: Danh sách các nông trường quốc doanh ở miền Tây Nghệ An từ năm
1956 đến năm 1980. ..................................................................................................45
Bảng 2.3: Tình hình sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm của Nông trường Đông Hiếu
tháng 4 năm 1958 ......................................................................................................50
Bảng 2.4: Sản lượng giao nộp các sản phẩm cho nhà nước của các nông trường
miền Tây Nghệ An (1965 - 1975) .............................................................................57
Bảng 2.5: Tình hình học tập 6 tháng đầu năm 1965 của nông trường Đông Hiếu ...61
Bảng 2.6: Tình hình lao động và tiền lương ở Nông trường Đông Hiếu (tháng 4/
1957)..........................................................................................................................65
Bảng 2.7. So sánh sự phát triển của hệ thống nông trường quốc doanh của Việt Nam
qua các năm 1976, 1980 ............................................................................................67
Bảng 2.8. Sản lượng giao nộp các sản phẩm cho nhà nước từ năm 1976 đến năm
1980 của một số nông trường miền Tây Nghệ An ....................................................69
Bảng 2.9. Sản phẩm nông nghiệp của nông trường quốc doanh miền Tây Nghệ An
cung ứng cho thị trường trong nước từ năm 1976 đến năm 1980 .............................70
Bảng 2.10. Sản phẩm nông nghiệp cung ứng cho thị trường xuất khẩu sang các
nước xã hội chủ nghĩa từ năm 1976 đến năm 1980 ..................................................70
Bảng 2.11. Tiǹ h hiǹ h sản xuấ t của các nông trường quố c doanh (1981-1986) ........77
Bảng 3.1: Tình hình nhận khoán của Nông trường Tây Hiếu 1 năm 1996 ...............88

Bảng 3.2: Kết quả sản xuất kinh doanh của Nông trường 1/5 (1988 - 1991) ...........94
Bảng 3.3: Kết quả sản xuất kinh doanh của Nông trường 1/5 (1995-1996) ............95
Bảng 3.4: Tình hình nhận khoán của Công ty TNHH MTV 3/2 (1999 -2015) ......107
Bảng 3.5: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Đầu tư sản xuất và
xuất nhập khẩu Cà phê - Cao su Nghệ An ( 2005-2009) ........................................110
Bảng 3.6: Kết quả sản xuất của Công ty nông công nghiệp 3/2 ( 2005-2009) ......113
Bảng 3.7: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH MTV cà phê
cao su Nghệ An (2011-2015) ..................................................................................115
Bảng 3.8: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH nông công
nghiệp (2011 - 2015) ..............................................................................................117


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1: Số lượng công nhân và diện tích đất trồng cây công nghiệp của các
nông trường năm 1956 ..............................................................................................49
Biểu đồ 2.2. Diện tích trồng cây công nghiệp của các nông trường quốc doanh ở
miền Tây Nghệ An giai đoạn 1956 - 1965 ................................................................50
Biểu đồ 2.3: Số lượng gia súc, gia cầm của nông trường miền Tây Nghệ An (19561965)..........................................................................................................................52
Biểu đồ 2.4: Sản lượng cà phê nhân, cao su mủ khô của các nông trường miền Tây
Nghệ An xuất khẩu sang các nước XHCN (1960 – 1965) ........................................54
Biểu 3.1. Kết quả sản xuất kinh doanh của Nông trường Tây Hiếu 1 giai đoạn 19891996 ...........................................................................................................................93
Biểu đồ 3.2: Kết quả sản xuất của Nông trường 1/5 .................................................96
Biểu đồ 3.3: So sánh hoạt động sản xuất của Công ty TNHHMTV cà phê- cao su
Nghệ An qua hai giai đoạn ......................................................................................116
Biểu đồ 3.4: So sánh hoạt động sản xuất của Công ty TNHH MTV Nông công
nghiệp 3/2 ................................................................................................................118


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài

1.1. Sau khi Hiệp định Giơnevơ ký kết (21/7/1954), miền Bắc hoàn toàn giải
phóng, đất nước tạm thời chia cắt thành hai miền Nam Bắc với nhiệm vụ chiến lược
khác nhau. Miền Bắc bước vào thời kỳ hòa bình xây dựng chủ nghĩa xã hội. Miền
Nam tiếp tục cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân. Tại miền Bắc, Đảng và
Chính phủ chủ trương quốc hữu hóa các thành phần kinh tế, chỉ còn hai hình thức
sở hữu là sở hữu nhà nước và sở hữu tập thể, trong đó hình thức sở hữu nhà nước
đóng vai trò chủ đạo. Hai hình thức sở hữu đó song song tồn tại, bổ sung hỗ trợ lẫn
nhau.Trong nông nghiệp, nông trường quốc doanh là đại diện cho sở hữu của Nhà
nước, góp phần quyết định đối với sự phát triển kinh tế nói chung và kinh tế nông
nghiệp nói riêng của đất nước và mỗi địa phương; còn hợp tác xã nông nghiệp là đại
diện cho sở hữu tập thể .
Nông trường quốc doanh bắt đầu ra đời từ năm 1955 và đã trải qua quá trình
phát triển khá mạnh mẽ, nhất là trong thập kỷ 60 của thế kỷ XX. Khi đó, mô hình
nông trường quốc doanh được xem là tấm gương, là “đầu tàu” dẫn dắt nền nông
nghiệp miền Bắc tiến lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa (XHCN). Tuy nhiên, chỉ sau
khoảng hơn 20 năm phát triển, mô hình nông trường quốc doanh đã bắt đầu bộc lộ
dần những khuyết tật của nó.
Từ năm 1976, trong hệ thống các nông trường quốc doanh có những nhược
điểm, hạn chế, yếu kém trong cách thức tổ chức quản lý cũng như trong sản xuất
kinh doanh. Từ sau năm 1986, trước yêu cầu của công cuộc Đổi mới, nông trường
quốc doanh đã có sự chuyển đổi cho phù hợp hơn. Một bộ phận đất đai của nông
trường quốc doanh và tư liệu sản xuất được giao cho các nông trường viên; một số
khác chuyển sang mô hình công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên; đã có
không ít nông trường quốc doanh phải giải thể. Song trên thực tế cách thức tổ chức
quản lý và tài sản, đặc biệt là đất đai thuộc các nông trường trước đây, là những vấn
đề khá nhức nhối. Bên cạnh đó, đời sống và việc làm của nông trường viên cũng
cần được xã hội quan tâm và có hướng giải quyết.

1



Các nông trường quốc doanh ở miền Tây Nghệ An không nằm ngoài thực
trạng chung đó. Từ năm 1956 đến năm 2015, các nông trường quốc doanh ở miền
Tây Nghệ An đã trải qua các giai đoạn khác nhau và có những thành công, đóng
góp quan trọng đối với sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Nhưng
cũng như các nông trường quốc doanh trên cả nước, chỉ sau một thời gian phát triển
đã dần bộc lộ những hạn chế, yếu kém và một số nông trường quốc doanh cũng phải
giải thể. Những nông trường quốc doanh còn tồn tại đã phải thay đổi cách thức quản
lý, sản xuất, kinh doanh để vừa thoát khỏi tình trạng khủng hoảng, vừa phù hợp với
yêu cầu mới của tình hình thực tiễn.
1.2. Không được quan tâm nhiều như vấn đề Hợp tác xã nông nghiệp, từ
trước đến nay, những nghiên cứu về nông trường quốc doanh chưa thực sự thu hút
được sự quan tâm của các nhà nghiên cứu, kể cả các nhà hoạch định và thực thi
chính sách. Đối với những nghiên cứu về Nông trường quốc doanh ở miền Tây
Nghệ An giai đoạn 1956 - 2015 thì lại càng ít ỏi. Các nghiên cứu mới chỉ đề cập
một cách sơ lược về sự ra đời và một số thành tích của các nông trường quốc doanh
trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Còn các nghiên cứu về sự yếu kém của nông
trường; quá trình chuyển đổi phương thức quản lý; những đóng góp của nông trường
quốc doanh ở miền Tây Nghệ An đối với sự phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương
còn rất khiêm tốn, thậm chí không có.
Vì vậy, việc nghiên cứu về nông trường quốc doanh ở miền Tây Nghệ An
giai đoạn 1956 - 2015 là rất cần thiết nhằm đánh giá đúng, khách quan, toàn diện về
những thành tích, đóng góp của Nông trường quốc doanh ở miền Tây Nghệ An;
đồng thời thấy rõ những hạn chế yếu kém và tìm ra nguyên nhân. Trên cơ sở đó, rút
ra những nhận xét khách quan, khoa học và đúc kết một số kinh nghiệm, góp phần
cung cấp cơ sở khoa học, thực tiễn cho các cơ quan Đảng, Nhà nước, hoạch định
chủ trương, chính sách và chỉ đạo thực hiện phát triển kinh tế - xã hội trong giai
đoạn hiện nay; đồng thời nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của nông
trường quốc doanh trong thời gian tới. Với những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài
“Nông trường quốc doanh ở miền Tây Nghệ An từ năm 1956 đến năm 2015” làm

Luận án tiến sĩ chuyên ngành Lịch sử Việt Nam.

2


2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
2.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận án là nông trường quốc doanh ở miền
Tây Nghệ An từ năm 1956 đến năm 2015, trên các phương diện, như: quá
trình hình hình thành, hoạt động sản xuất kinh doanh, phương thức quản lý và
những đóng góp của các nông trường đối với sự phát triển kinh tế, chính trị,
quốc phòng an ninh ở địa phương và một số kinh nghiệm được rút ra cho lĩnh
vực sản xuất nông nghiệp nói chung, các nhà quản lý kinh tế nói riêng.
2.2. Phạm vi nghiên cứu
* Về không gian, miền Tây Nghệ An bao gồm các huyện miền núi: Kỳ Sơn,
Quế Phong, Quỳ Châu, Quỳ Hợp, Nghĩa Đàn, Tân Kỳ, Con Cuông, Thanh Chương,
Anh Sơn và Thị xã Thái Hòa. Trong 10 huyện thị đó, các nông trường quốc doanh
tập trung chủ yếu ở 2 huyện là Quỳ Hợp, Nghĩa Đàn. Vì vậy, chúng tôi chủ yếu
nghiên cứu nông trường quốc doanh ở 2 huyện này. Tuy nhiên, trong luận án có so
sánh với các nông trường quốc doanh ở Thanh Hóa.
* Về thời gian, luận án giới hạn nghiên cứu Nông trường quốc doanh ở miền
Tây Nghệ An từ năm 1956 đến năm 2015. Chúng tôi lấy mốc mở đầu quá trình
nghiên cứu năm 1956 là năm các nông trường bắt đầu được thành lập. Còn năm
2015, là mốc năm kết thúc nghiên cứu đối với đề tài này vì năm 2015 các nông
trường ở miền Tây Nghệ An chính thức thực hiện quá trình chuyển đổi sang giai
đoạn cổ phần hóa.
* Về nội dung, luận án tập trung nghiên cứu về những yếu tố tác động đến
sự ra đời và phát triển các nông trường quốc doanh; quá trình thành lập và hệ thống
tổ chức của các nông trường quốc doanh; hoạt động sản xuất, kinh doanh và phương

thức khoán của các nông trường qua hai giai đoạn 1956 - 1986 và giai đoạn 1986 2015; bước đầu rút ra một số nhận xét về những đóng góp của các nông trường đối
với sự phát triển kinh tế, chính trị, quốc phòng an ninh của địa phương và và từ đó
rút ra một số kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp nói chung, cho các
nhà quản lý kinh tế nói riêng.

3


3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Luận án làm rõ quá trình hình thành, xây dựng, tổ chức và hoạt động của
Nông trường quốc doanh ở miền Tây Nghệ An giai đoạn 1956 - 2015. Từ đó khẳng
định vai trò, đóng góp của nông trường quốc doanh ở miền Tây Nghệ An đối với
chính trị, kinh tế, xã hội của tỉnh Nghệ An; mặt khác cũng chỉ rõ những hạn chế,
yếu kém và bài học kinh nghiệm của mô hình Nông trường quốc doanh ở miền Tây
Nghệ An, một mô hình đã từng một thời được coi là mô hình kiểu mẫu của nền sản
xuất nông nghiệp XHCN.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án.
- Phân tích những yếu tố tác động đến sự ra đời và xây dựng các nông
trường quốc doanh ở miền Tây Nghệ An.
- Làm rõ quá trình ra đời và xây dựng các nông trường quốc doanh ở miền
Tây Nghệ An giai đoạn 1956 - 2015, trên cả các khía cạnh tổ chức, lực lượng lao
động, cơ sở vật chất, tư liệu sản xuất.
- Trình bày hoạt động sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm, đời sống vật
chất và văn hóa tinh thần của nông trường viên.
- Bước đầu đưa ra một số nhận xét về vai trò, đóng góp của nông trường
quốc doanh ở miền Tây Nghệ An đối với kinh tế, chính trị, quốc phòng an ninh ở
địa phương; trên cơ sở đó rút ra một số kinh nghiệm nhằm nâng cao hiệu quả hoạt
động của nông trường quốc doanh trong thời gian tới.

4. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu
4.1. Nguồn tài liệu
Để hoàn thành luận án, chúng tôi dựa trên các nguồn tài liệu chủ yếu sau:
- Tài liệu gốc: Các Nghị định, Nghị quyết của Chính phủ về phát triển nông
trường, các báo cáo của Cục nông trường, Bộ Nông trường, Bộ Nông lâm, Bộ
Nông nghiệp, của các Công ty nông nghiệp, các tư liệu lưu trữ được khai thác từ
trung tâm lưu trữ của Tỉnh ủy, UBND tỉnh Nghệ An, Sở Nông nghiệp và phát triển
Nông thôn tỉnh Nghệ An, văn phòng các nông trường ở miền Tây Nghệ An.

4


- Tài liệu tham khảo: Các công trình nghiên cứu chuyên khảo của các tác giả
có nội dung liên quan đến nông trường quốc doanh nói chung, nông trường quốc
doanh ở miền Tây Nghệ An nói riêng. Bên cạnh đó là một số công trình nghiên cứu
và bài viết được công bố trên các tạp chí: Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, tạp chí Lịch
sử quân sự, tạp chí Khoa học của một số trường đại học…; các luận án, luận văn và
một số website có nội dung liên quan đến nông trường quốc doanh.
- Tài liệu điền dã: Trong quá trình thực hiện luận án, chúng tôi đã tiến hành
điền dã, khảo sát thực tế tại các nông trường quốc doanh ở miền Tây Nghệ An để
tập hợp thêm tư liệu và tham quan các cơ sở sản xuất, chế biến của nông trường.
Ngoài ra, tác giả luận án còn tiến hành phỏng vấn các nhân chứng đã từng
làm việc trong các nông trường quốc doanh ở miền Tây Nghệ An.
4.2. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Để giải quyết các nhiệm vụ khoa học đặt ra, chúng tôi dựa trên cơ sở chủ
nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử; tư tưởng Hồ Chí Minh và
quan điểm, chủ trương của Đảng về Đổi mới và phát triển kinh tế - xã hội.
Hai phương pháp chủ yếu được sử dụng là phương pháp lịch sử và phương
pháp logic.
Phương pháp lịch sử nhằm tái hiện một cách trung thực bức tranh quá khứ

của sự vật, hiện tượng theo trình tự thời gian và không gian như nó đã từng diễn
ra. Thông qua các nguồn tư liệu có được để nghiên cứu và phục dựng đầy đủ các
điều kiện hình thành, quá trình ra đời, phát triển từ thấp đến cao, từ đơn giản đến
phức tạp của các sự kiện và hiện tượng. Đặt chúng trong mối quan hệ tác động qua
lại giữa các nhân tố bên trong và bên ngoài trong quá trình vận động của nó. Với
phương pháp lịch sử, chúng tôi trình bày quá trình ra đời và xây dựng cũng như
thực tế hoạt động của nông trường quốc doanh ở miền Tây Nghệ An một cách hệ
thống theo trình tự thời gian liên tục từ năm 1956 đến năm 2015.
Phương pháp logic để tổng quát các sự kiện, hiên tượng lịch sử, loại bỏ các
yếu tố ngẫu nhiên, không cơ bản để làm bộc lộ bản chất, tính tất yếu và quy luật vận
động của sự vật, hiện tượng. Với phương pháp logic, chúng tôi kết nối, xâu chuỗi

5


các vấn đề, các sự kiện, hiện tượng và các nội dung với nhau một cách hợp lý nhằm
làm rõ những nội dung cần được làm sáng tỏ.
Ngoài ra, chúng tôi còn sử dụng các phương pháp nghiên cứu liên ngành
khác như khu vực học, kinh tế học, xã hội học, các phương pháp phân tích, thống
kê, đối chiếu, so sánh, điều tra khảo sát thực địa, phỏng vấn nhân chứng để làm rõ
thêm nội dung của luận án. Với phương pháp phỏng vấn nhân chứng, chúng tôi
thực hiện cuộc phỏng vấn sâu đối với những cán bộ (giám đốc, trưởng phòng),
công nhân hiện đang làm việc trong các nông trường và nguyên là những cán bộ,
công nhân đã từng làm việc trong các nông trường qua các thời kỳ. Các buổi
phỏng vấn đã được chúng tôi ghi chép và ghi âm, sử dụng để trích dẫn trong luận
án này.
5. Đóng góp mới của luận án
Một là, Luận án là công trình nghiên cứu chuyên khảo đầu tiên nghiên cứu
tương đối toàn diện, có hệ thống về nông trường quốc doanh ở miền Tây Nghệ An
giai đoạn 1956 - 2015.

Hai là, Luận án phục dựng lại bức tranh khá toàn diện, hệ thống về quá trình
ra đời, xây dựng và quá trình chuyển đổi mô hình tổ chức quản lý của các nông
trường quốc doanh ở miền Tây Nghệ An từ năm 1956 đến năm 2015.
Ba là, Luận án làm rõ hoạt động sản xuất, kinh doanh; nêu bật vai trò và
những đóng góp của nông trường quốc doanh ở miền Tây Nghệ An giai đoạn 1956
- 2015 đối với kinh tế, xã hội, quốc phòng an ninh ở địa phương; trên cơ sở đó rút
ra những kinh nghiệm nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của nông trường quốc
doanh trong thời gian tới.
Bốn là, Luận án cung cấp tài liệu tham khảo và cung cấp cơ sở khoa học
cho việc hoạch định chính sách cũng như quá trình lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện
phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Nghệ An nói chung, đối với khu vực ở miền
Tây Nghệ An nói riêng; Đồng thời luận án là tài liệu tham khảo phục vụ cho công
tác nghiên cứu, giảng dạy, học tập về lịch sử địa phương.

6


6. Bố cục luận án
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phần phụ lục, nội
dung chính luận án được trình bày trong 4 chương:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án
Chương 2: Nông trường quốc doanh ở miền Tây Nghệ từ năm 1956 đến
năm 1986
Chương 3: Nông trường quốc doanh ở miền Tây Nghệ An từ năm 1986 đến
năm 2015
Chương 4: Một số nhận xét về nông trường quốc doanh ở miền Tây Nghệ
An

7



CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN
ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
Từ trước đến nay, đề tài về hệ thống đồn điền thời Pháp thuộc và hệ thống
nông trường quốc doanh (NTQD) nói chung, nông trường quốc doanh ở miền Tây
Nghệ An nói riêng, đã ít nhiều thu hút được sự quan tâm chú ý của các nhà chính
trị, quân sự, các nhà nghiên cứu lịch sử, kinh tế, văn hóa - xã hội; các nội dung
thuộc các vấn đề của các đề tài này đã được các tác giả đề cập đến trên những khía
cạnh khác nhau, kết quả đã có những nghiên cứu được xã hội hóa để phục vụ bạn
đọc. Để đánh giá tổng quan về tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án,
chúng tôi bước đầu khái quát những công trình nghiên cứu của các tác giả trong hai
nhóm công trình nghiên cứu chủ yếu sau đây:
1.1. Những nghiên cứu về nông trường quốc doanh nói chung
Sự ra đời các nông trường quốc doanh nói chung, một phần trên cơ sở kế
thừa các đồn điền của người Pháp thời thuộc địa. Từ trước đến nay, đã có những
công trình nghiên cứu về kinh tế đồn điền thời thuộc địa được công bố. Cuốn “Đồn
điền của người Pháp ở Bắc Kỳ 1884 - 1918” xuất bản năm 1996 (NXB Thế giới)
của tác giả Tạ Thị Thúy đã nghiên cứu chủ trương, chính sách của thực dân Pháp
trong việc phát triển đồn điền ở Bắc Kỳ tạo nên cơ sở pháp lý cho việc tước đoạt
ruộng đất của nông dân và thành lập các đồn điền. Thực trạng chế độ đồn điền của
người Pháp trong giai đoạn 1884 - 1918 được tác giả trình bày một cách đầy đủ,
khoa học. Về hậu quả kinh tế, xã hội của chế độ đồn điền, tác giả đã nêu lên nỗi khổ
cực của nông dân Bắc Kỳ, xuất hiện những nông nô mới, những tá điền, những
công nhân, những người tù khổ sai được các chủ đồn điền thuê của nhà nước thực
dân. Mặc dù, công trình chủ yếu tập trung nghiên cứu đồn điền của người Pháp ở
khu vực Bắc Kỳ nhưng nó gợi mở cho chúng tôi bức tranh toàn cảnh về kinh tế đồn
điền thời thuộc địa.

8



Tác giả Nguyễn Văn Khánh công bố công trình“Cơ cấu kinh tế xã hội Việt
Nam thời thuộc địa” (1858-1945)” vào năm 1998 (NXB Đại học Quốc gia Hà Nội,
tái bản năm 2000). Kinh tế nông nghiệp Việt Nam nói chung, kinh tế đồn điền nói
riêng chiếm một dung lượng khiêm tốn trong toàn bộ cuốn sách (2 trang trong
chương 2 và 7 trang trong chương 3). Tác giả nhấn mạnh từ khi đến Việt Nam, thực
dân Pháp tìm cách mở rộng diện tích để chiếm đất, lập đồn điền. Trong nông
nghiệp, tư bản Pháp tập trung vào hai lĩnh vực là vơ vét, xuất khẩu lúa gạo và kinh
doanh đồn điền. Các chủ đồn điền chủ yếu thực hiện phát canh thu tô, hoặc sử dụng
lao động của tá điền - một phương thức khai thác ruộng đất của thời phong kiến.
Sau chiến tranh, các đồn điền tiếp tục được mở rộng và phát triển ở khắp ba kỳ: Bắc
Kỳ, Trung Kỳ và Nam Kỳ, kinh doanh các loại cây công nghiệp như cao su, cà phê
và các loại cây lương thực.
Cuốn sách chủ yếu đi sâu nghiên cứu thực trạng và biến đổi cơ cấu kinh tế xã
hội Việt Nam thời Pháp đô hộ, nhằm làm sáng tỏ quá trình phá vỡ kết cấu cổ truyền,
dẫn đến hình thành, xác lập và mở rộng các yếu kinh tế - xã hội thuộc địa mang tính
chất tư bản chủ nghĩa trên phạm vi cả nước.
Cuốn “Đồn điền Thanh Hóa thời thuộc Pháp (1940 – 1945)”, xuất bản năm
2012 (NXB Thanh Hóa) của nhóm tác giả Nguyễn Trọng Văn, Trần Vũ Tài,
Nguyễn Thị Hạnh được trình bày trong 3 chương:
Chương 1, các tác giả phân tích những điều kiện tự nhiên, dân cư và lịch sử
văn hóa ảnh hưởng đến sự ra đời các đồn điền ở Thanh Hóa; cơ sở thực dân Pháp
ban hành quy chế về chuyển nhượng đất đai và lập đồn điền. Từ năm 1913 trở đi,
thực dân Pháp đã ra các văn bản áp dụng chung cho toàn xứ Đông Dương. Các nghị
định quy định những điều kiện cụ thể cho việc cấp đồn điền chỉ là những công dân
Pháp, có quốc tịch Pháp hay người dân bảo hộ của Pháp thì mới được cấp đồn điền.
Chương 2, các tác giả đã nêu ra các chính sách thúc đẩy việc thành lập và
khai thác đồn điền như thành lập các cơ quan chuyên môn liên quan tới việc khai
thác đồn điền; các biện pháp tạo điều kiện trực tiếp cho việc khai thác đồn điền; hơn

nữa tác giả đã tập trung phân tích sự phân bố và quy mô đồn điền ở Thanh Hóa. So

9


với Nam và Bắc Kỳ, đồn điền ở khu vực Trung Kỳ được thiết lập muộn hơn. Vùng
bán sơn địa suốt dọc các huyện từ Tây Bắc vào đến Tây Nam của tỉnh là vùng được
Pháp chú ý nhiều nhất trong quá trình khai thác thuộc địa.
Chương 3, các tác giả làm rõ phương thức kinh doanh và sử dụng đất của các
chủ đồn điền: cà phê là thứ cây trồng được người Pháp quan tâm nhất, đem lại cho
người Pháp một nguồn lợi đáng kể; ngoài những cây trồng trên, ở vùng đồng bằng,
lúa là cây trồng cũng được các điền chủ chú ý. Trong phương thức sử dụng đất, các
chủ đồn điền chủ yếu sử dụng đất trồng cà phê kết hợp với chăn nuôi. Ngoài ra, các
vấn đề về bộ máy tổ chức, phương thức quản lý nhân công, quản lý tài sản và tiền
lương trong các đồn điền Thanh Hóa được phân tích một cách chi tiết và cụ thể.
Có thể nói, công trình nghiên cứu trên đã dựng lên bức tranh toàn cảnh về
đồn điền Thanh Hóa thời thuộc Pháp. Các tác gỉa đã đề cập một cách có hệ thống về
sự ra đời các đồn điền, quy mô, phương thức sản xuất, phương thức quản lý nhân
công và tài sản, các số liệu nêu ra rất đáng tin cậy.
Tác giả Nguyễn Trọng Văn và Nguyễn Ngọc Huyền có bài viết “Đồn điền
của người Pháp ở Nghệ An từ năm 1897 đến năm 1945” đăng trên Tạp chí Khoa
học - Trường Đại học Vinh (tập 45, số 3B - 2016), ở mục 1 đã làm rõ chính sách và
quy mô kinh tế đồn điền của chính quyền thực dân đó là: xác định cơ sở pháp lý cho
việc nhượng đất lập đồn điền; thành lập các cơ quan khuyến nông; xây dựng hệ
thống thủy nông, đường giao thông; chính sách trợ giúp về tài chính; quy mô đồn
điền người Pháp ở Nghệ An là tương đối lớn ở khu vực Trung Kỳ.
Mục 2, các tác giả tập trung phân tích phương thức quản lý trong các đồn
điền về bộ máy quản lý và phương thức quản lý nhân công. Bộ máy quản lý trong
các đồn điền hết sức gọn nhẹ, khoảng từ 5 đến 6 người cho một đồn điền, nhưng
hoạt động rất có hiệu quả. Tất cả các nhân công làm việc trong các đồn điền đều

chịu sự quản lý của những người cai, đốc công. Bộ phận này luôn bị quản lý rất
nghiêm ngặt.
Mục 3, các tác giả đã làm rõ hình thức tổ chức sản xuất và tiêu thụ sản phẩm
của các đồn điền. Các đồn điền của người Pháp ở Nghệ An chủ yếu tập trung trồng

10


cây công nghiệp, trong đó cây cà phê chiếm diện tích lớn và việc trồng cây ăn quả
cũng được các điền chủ chú ý đến như cam Xã Đoài; hồng Nam Đàn, Nghi Lộc;
mía Thanh Chương, Yên Thành, Đô Lương. Bên cạnh phát triển các cây công
nghiệp, người Pháp còn chú ý đến hình thức chăn nuôi trâu, bò.
Bài viết trên đã tập trung làm rõ quá trình hình thành các đồn điền của người
Pháp ở Nghệ An từ năm 1897 đến năm 1945. Qua các số liệu và dẫn chứng xác
thực, tác giả đưa ra kết luận: quy mô đồn điền của người Pháp ở Nghệ An tương đối
lớn ở Trung Kỳ. Thông tin này giúp cho chúng tôi có thể so sánh với quy mô đồn
điền ở Thanh Hóa thời thuộc Pháp mà tác giả có đề cập ở công trình nghiên nghiên
cứu trên. Bài viết đi sâu vào phân tích các hình thức sản xuất và tiêu thụ sản phẩm
của đồn điền nhưng chưa đề cập những tác động của kinh tế đồn điền đối với sự
biến đổi về kinh tế, xã hội ở Nghệ An.
Bên cạnh các công trình nghiên cứu, bài viết, còn có các luận án đi sâu
nghiên cứu về vấn đề này. Luận án Tiến sĩ “Những chuyển biến trong kinh tế nông
nghiệp Bắc Trung Kỳ từ 1884 đến 1945” của tác giả Trần Vũ Tài (năm 2007) được
trình bày trong 4 chương. Đây là công trình nghiên cứu chuyên sâu về kinh tế nông
nghiệp Bắc Trung Kỳ từ năm 1884 đến năm 1945, trong đó có đề cập đến quá trình
thực dân Pháp cướp đoạt ruộng đất để lập đồn điền và sự phát triển kinh tế đồn điền
qua các giai đoạn, từ đó đã dẫn đến những biến đổi bước đầu trong kinh tế nông
nghiệp Bắc Trung Kỳ giai đoạn 1884 - 1945 trên các mặt: chính sách khuyến nông,
biện pháp kỹ thuật, phát triển thủy lợi, chuyển biến của quan hệ sở hữu ruộng đất,
dẫn thủy nhập điền, phương thức kinh doanh và sử dụng ruộng đất, chuyển biến của

canh tác nông nghiệp và tác giả phân tích những tác động của quá trình khai thác
thuộc địa nói chung, của nông nghiệp nói riêng đối với tình hình kinh tế, xã hội các
tỉnh Thanh - Nghệ - Tĩnh thời thuộc Pháp. Luận án đưa ra khẳng định: “So với Nam
Kỳ và Bắc Kỳ, đồn điền ở Trung Kỳ được thiết lập muộn hơn, Bắc Trung Kỳ muộn
hơn nữa” [201, tr.25].
Như vậy, các công trình nghiên cứu về kinh tế đồn điền Việt Nam thời Pháp
thuộc đã làm rõ quá trình thiết lập và phát triển của các đồn điền người Pháp ở khu

11


vực Bắc Trung Kỳ; sự biến đổi cơ cấu kinh tế xã hội Việt Nam thời thuộc địa.
Những nội dung đó đã giúp tác giả có cái nhìn toàn cảnh về đồn điền ở Việt Nam
thời thuộc Pháp.
Nghiên cứu về hệ thống nông trường quốc doanh cũng đã thu hút được nhiều
tác giả quan tâm. Năm 1963, tác giả Trần Hữu Dực xuất bản công trình “Ra sức xây
dựng và củng cố nông trường quốc doanh”, NXB Sự Thật - Hà Nội. Công trình
nghiên cứu được trình bày 50 trang, với bốn nội dung trọng tâm: Thứ nhất, tác giả
làm rõ tính chất và vai trò của nông trường quốc doanh trong sự nghiệp công hóa xã
hội chủ nghĩa (tr.3), nông trường quốc doanh là cơ sở kinh tế nông nghiệp hoàn toàn
xã hội chủ nghĩa, thuộc sở hữu toàn dân, là hình thức tổ chức kinh tế cao nhất trong
nền sản xuất xã hội chủ nghĩa. Nông trường có vai trò nhất định đối với sự phát
triển chính trị, kinh tế và hợp tác quốc tế; Thứ hai nêu lên ba nhiệm vụ lớn của nông
trường quốc doanh (tr.10) đó là: bảo đảm cung cấp một phần quan trọng những sản
phẩm nông nghiệp cho nhà nước, tích lũy vốn để tái sản xuất và mở rộng, tăng tỷ
trọng cho thành phần kinh tế quốc dân trong nông nghiệp; Thứ ba, trên cơ sở những
thắng lợi bước đầu, tác giả nhấn mạnh phải ra sức xây dựng và củng cố nông trường
quốc doanh trên mọi mặt về xây dựng cơ bản, kinh doanh sản xuất (tr.18).
Trong tất cả các nội dung nghiên cứu trên, nội dung thứ nhất về tính chất và
vai trò của nông trường quốc doanh trong công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa có liên

quan đến một phần trong nội dung của luận án nhưng tác giả chưa đánh giá đầy đủ
những đóng góp của nông trường quốc doanh đối với sự phát triển kinh tế, văn hóa,
xã hội ở giai đoạn đó.
Tác giả Hòa Bình công bố công trình nghiên cứu “Công tác hạch toán trong
nông trường quốc doanh” năm 1985 (NXB Thống kê). Liên quan đến nội dung luận
án là mục IV (Các hình thức và chế độ tiền lương), trong chương I (Hạch toán lao
động và tiền lương), tác giả đã đề cập sơ lược về các chế độ và hình thức trả lương
ở các nông trường quốc doanh như: chế độ trả lương theo thời gian (nghĩa là trả
lương tháng), lương ngày, lương công nhật và lương thời gian có thưởng; chế độ trả
lương khoán gồm lương khoán theo khối lượng công việc, lương khoán việc có

12


thưởng khi hoàn thành vượt mức kế hoạch sản lượng, lương khoán theo sản phẩm
cuối cùng. Các hình thức trả lương này được các nông trường áp dụng trong thời kỳ
kinh tế kế hoạch hóa.
Trong chương IV, tiểu mục I “Ý nghĩa và nhiệm vụ hạch toán” đã nêu rõ
nhiệm vụ của nông trường cần phải hạch toán để phân biệt được các loại giá thành
từ đó tính được yếu tố lỗ hay lãi. Giá thành sản phẩm gồm các loại như: giá thành
kế hoạch của sản phẩm là giá thành được lập ra trong kế hoạch sản xuất - kỹ thuật tài chính của đơn vị; giá thành thực tế chưa hoàn chỉnh (hay còn gọi là giá thành
tạm tính); giá thành thực tế hoàn chỉnh là giá thành được tính toán trên cơ sở các tài
liệu về chi phí sản xuất thực tế phát sinh khi quá trình sản xuất và thu hoạch sản
phẩm kết thúc. Tác giả đã bàn đến các hình thức hạch toán trong nông trường nhưng
chưa phân tích chi tiết về cách tính giá thành kế hoạch và giá thành thực tế.
Cũng trong năm 1985, tác giả Nguyễn Đăng Trình cho xuất bản công trình
“Nông trường Đồng Giao 30 năm xây dựng, trưởng thành (1955 - 1985)”, NXB
Nông nghiệp. Công trình nghiên cứu được trình bày với 12 chương, trong đó có các
nội dung trọng tâm: Thứ nhất, tác giả làm rõ sự ra đời của Doanh điền quốc gia Hữu
Viện - cơ sở đầu tiên của nông trường. Nhiệm vụ chủ yếu của doanh điền lúc bấy

giờ là phục vụ các cơ sở trồng trọt, chăn nuôi, tận thu hoa lợi để đóng góp vào cuộc
kháng chiến trường kỳ và doanh điền sẽ là cơ sở đầu tiên của nông trường quốc
doanh sau này; Thứ hai, tác giả đề cập đến sự ra đời và phát triển của Nông trường
Đồng Giao. Tháng 10/1955, doanh điền đón đợt công nhân mới đầu tiên, gồm: 105
cán bộ, công nhân từ Nho Quan - Gia Viễn tuyển về; 42 cán bộ, công nhân từ thành
phố Hải Phòng, Hà Nội của các cơ quan Bộ Nông lâm xung phong chuyển về Đồng
Giao xây dựng nông trường. Cho đến giữa năm 1956, tổng số cán bộ công nhân
nông trường đã lên tới 1000 người. Trên lĩnh vực sản xuất, nông trường xác định
các loại cây trồng, vật nuôi rất phong phú, như: cây công nghiệp dài ngày có cà phê
chè, cà phê vối, cà phê mít, trẩu, chè xanh; cây công nghiệp ngắn ngày có lạc, vừng
đen, đậu tương, thuốc lá, ớt, tỏi, gừng; cây ăn quả có chanh, cam, chuối, dứa; vật
nuôi có trâu, bò, lợn, thỏ, dê, cừu.

13


Bên cạnh đó, tác giả còn làm rõ hoạt động sản xuất, chiến đấu của nông
trường. Trong cuộc chiến tranh chống phá hoại của đề quốc Mỹ, nông trường không
chỉ hoàn thành tốt nhiệm vụ sản xuất, mà cả nhiệm vụ chiến đấu “Giữa những ngày
chiến đấu ác liệt nhất, để phối hợp với các đơn vị pháo cao xạ và tên lửa bắn rơi
nhiều máy bay giặc Mỹ. Trung đội trực chiến của nông trường ra đời” [ 234, tr.4].
Sau khi ngày hòa bình lập lại, nông trường xác định lại phương hướng sản xuất là
hai cây, hai con: đó là cây dứa, cây cà phê, con bò và con lợn.
Về cơ bản, đây là công trình nghiên cứu về sự ra đời và phát triển Nông
trường Đồng Giao từ năm 1955 đến năm 1985. Tác giả chủ yếu tập trung phân tích
những thành tích đạt được của nông trường trên lĩnh vực hoạt động sản xuất, còn
những tồn tại, khó khăn chưa thấy đề cập đến.
Trong cuốn “Nông trường 715 - kết quả sản xuất và cải tiến quản lý” của
Dương Quang Diệu, NXB Nông nghiệp Hà Nội, năm 1988. Tác giả đã phân tích
những yếu tố tác động đến sự ra đời của Nông trường 715. Trước đây, nông trường

là đoàn 754, thuộc đoàn 333 Quân khu 5, là một trung đoàn xây dựng kinh tế được
thành lập từ sau năm 1975. Đến tháng 10/1982, thực hiện Quyết định 175/HĐBT
của Hội đồng Bộ trưởng, các đơn vị quân đội làm kinh tế được chuyển giao sang Bộ
chuyên ngành quản lý. Ngày 17/11983 Bộ Nông nghiệp có Quyết định số 18/NN TCCB, thành lập Nông trường 715 trực thuộc Xí nghiệp Liên hợp nông - công lâm nghiệp 333, có nhiệm vụ hợp tác với Liên Xô trồng cà phê xuất khẩu. Ngoài ra,
công trình nghiên cứu còn đề cập đến những biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất
như giải quyết vấn đề giao thông, thủy lợi, phân bón; áp dụng những tiến bộ kỹ
thuật vào sản xuất, phát huy và cải tiến máy móc. Qua đó, tác giả rút ra những bài
học kinh nghiệm từ thực tế Nông trường 715.
Cuốn sách “45 năm kinh tế Việt Nam 1945 - 1990”, NXB Khoa học xã hội
(Hà Nội), năm 1990, do Đào Văn Tập chủ biên, đã dựng lên một bức tranh toàn
cảnh về sự phát triển của các ngành sản xuất trong đó tổng kết về hiệu quả sản xuất
của nông trường giai đoạn 1955 - 1960. Hoạt động sản xuất của nông trường quốc
doanh không thật sự hiệu quả, trừ một số nông trường sản xuất chè, còn hầu như tất

14


cả các nông lâm trường, trạm đều thua lỗ. Tác giả đã chỉ rõ “các nông lâm trường
tuy có những thành tựu nhất định, song không tương xứng với số vốn đầu tư nhà
nước bỏ ra. Có nhiều nguyên nhân của tình trạng đó, nhưng trước hết là do cơ chế
tập trung quan liêu bao cấp từ trên xuống đã làm cho hoạt động kinh tế của nông
trường kém hiệu quả” [239, tr.10]. Nhận định này của tác giả giúp cho chúng tôi có
thêm cơ sở để đánh giá sự phát triển các nông trường quốc doanh ở miền Tây Nghệ
An trong giai đoạn này.
Đáng chú ý là cuốn “Lịch sử kinh tế Việt Nam 1945-2000, tập II, 19551975”, xuất bản năm 2005 (NXB Khoa học xã hội) của tác giả Đặng Phong, liên
quan khá trực tiếp đến nội dung luận án là phần trình bày của chương V, về kinh tế
nông nghiệp 1965 - 1970. Tác giả Đặng Phong khẳng định nông trường quốc doanh
là một loại hình tổ chức mới mà một số nước xã hội chủ nghĩa khác như Liên Xô,
Trung Quốc đã thực hiện. Loại hình này gồm có: Nông trường quốc doanh - xây
dựng trên cơ sở các doanh điền tịch thu được trong cải cách ruộng đất; Nông trường

quân đội thành lập theo chủ trương chuyển ngành hàng loạt bộ đội sang làm kinh tế
sau hòa bình lập lại; Liên đoàn sản xuất miền Nam - tổ chức lực lượng các cán bộ,
nhân dân miền Nam tập kết ra Bắc. Năm 1960, trên toàn miền Bắc có 16 nông
trường quốc doanh, 34 nông trường quân đội và 9 liên đoàn sản xuất miền Nam đã
được tập hợp lại thành một hệ thống nông trường quốc doanh, do bộ Nông trường
quốc doanh thống nhất quản lý. Các nông trường được xây dựng chủ yếu ở vùng
trung du và miền núi, sản phẩm chủ yếu là các loại cây công nghiệp.
Ngoài ra, tác giả còn chỉ rõ việc xây dựng và phát triển hệ thống nông
trường quốc doanh, ngoài vốn đầu tư của nhà nước, ngành nông nghiệp còn nhận
được không ít sự viện trợ của các nước xã hội chủ nghĩa (XHCN). Bước đầu của
công cuộc cải tạo chế độ XHCN, Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn trong việc xây
dựng các nông trường quốc doanh, nên cần phải có sự giúp đỡ và định hướng của
các nước bạn. Liên Xô, Trung Quốc, Cu Ba là ba nước hỗ trợ cho Việt Nam nhiều
về kỹ thuật và nguồn nhân lực để xây dựng thành công nông trường quốc doanh.
Tuy nhiên, công trình này mới chỉ quan tâm đến sự ra đời của các nông trường quốc

15


doanh nói chung, còn hiệu quả sản xuất kinh doanh của các nông trường chưa được
đề cập đến.
Bên cạnh các công trình chuyên khảo, trên các tạp chí khoa học chuyên
ngành, có một số bài viết của các nhà nghiên cứu có liên quan đến nội dung của
luận án ở những mức độ khác nhau. Tác giả Trần Kim Xuyến có bài viết về“Chính
sách xã hội đối với thanh niên tại các nông trường” đăng trên Tạp chí Xã hội, số 4,
năm 1986. Tác giả đã đề cập đến ba vấn đề cơ bản, sau đây:
Thứ nhất, về thực trạng đời sống tinh thần của tầng lớp thanh niên tại các
nông trường trên phạm vi cả nước, chủ yếu là thanh niên nữ. Đối với phụ nữ khó có
điều kiện để lấy chồng chiếm số lớn và chủ yếu là số không chồng, con; số có con
nhưng không có chồng. Việc thiếu điều kiện sinh hoạt văn hóa tinh thần và nhất là

điều kiện xây dựng gia đình đã ảnh hưởng rất lớn tới sự hài hòa về nhân cách của
người lao động, không những thế nó còn ảnh hưởng trực tiếp tới năng suất lao động.
Thứ hai, bài viết nêu lên nguyên nhân dẫn tới tình trạng đó do tỷ lệ mất cân
đối giữa nam và nữ; tính chủ động của nam giới cao hơn nữ giới, nên công việc dễ
chuyển đổi; ban đầu số nữ xin vào nông trường nhiều hơn nam; ở nông trường, số
tham gia nghĩa vụ quân sự chủ yếu là nam.
Thứ ba, tác giả đưa ra một số kiến nghị để tránh sự mất cân đối về giới tính
trong cơ cấu lao động và các chính sách ưu đãi đối với nam và nữ tại các nông
trường.
Tác giả đã phân tích rất cụ thể về phương diện tình cảm và hôn nhân của bộ
phận thanh niên trong các nông trường, riêng các vấn đề khác của đời sống tinh thần
như văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao chưa được bàn đến. Bài viết trên của tác giả
giúp cho chúng tôi có cái nhìn toàn diện hơn khi đánh giá về đời sống của cán bộ
công nhân viên trong các nông trường miền Tây Nghệ An.
Bài viết “Những tín hiệu mới trên Nông trường Sông Đà” của tác giả Đỗ
Hùng đăng trên Tạp chí Đông Nam Á, số 77 (10/2004), nghiên cứu những chuyển
đổi của Nông trường Sông Đà sau khi áp dụng Nghị định 01/CP của Thủ tướng
Chính phủ. Nông trường tạo nguồn nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, làm tăng

16


khối lượng nông sản trong khu vực; quy hoạch và xây dựng trung tâm nhân giống
và cung cấp giống cây trồng có chất lượng cao cho nông trường viên và dân cư
quanh khu vực nông trường. Nông trường đã vận động các hộ lao động kết hợp phát
triển chăn nuôi gia đình; đầu tư vốn, khoa học kỹ thuật; phát triển các trang trại
chăn nuôi gia cầm với số lượng từ 30.000 - 45.000 con. Cùng với việc phát triển
nông lâm nghiệp và chăn nuôi gia súc, gia cầm thì nông trường cũng rất quan tâm
tới phát triển công nghiệp chế biến nông sản sau thu hoạch, nhằm tạo ra các thương
hiệu nông nghiệp của nông trường và tăng giá trị các hàng hóa trước khi xuất ra thị

trường. Tác giả chủ yếu tập trung phân tích thực trạng đổi mới của Nông trường
Sông Đà trên lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh. Những nội dung này giúp cho
tác giả luận án có nhìn nhận sâu sắc hơn về thực trạng đổi mới nông trường quốc
doanh ở miền Tây Nghệ An giai đoạn 1988 - 2015.
Năm 2005, tác giả Lê Tú Dinh công bố bài viết “Hiệu quả từ phương thức
khoán ở nông trường Lam Sơn” trên Tạp chí Lao động Xã hội, số 260 (15/4/2005).
Bài viết đề cập đến hiệu quả của việc vận dụng phương thức khoán, đã làm thay đổi
toàn bộ diện mạo Nông trường Lam Sơn. Nông trường vốn là doanh nghiệp nhà
nước nhưng từ khi chuyển sang cơ chế mới đến năm 2005, không được tiếp tục cấp
vốn ngân sách. Năm 2004, vốn ngân sách chỉ có 321 triệu đồng nhưng doanh thu
tăng 3,01 lần so với năm 1999; lợi nhuận tăng 5,26 lần; nộp ngân sách tăng 2,01%;
thu nhập bình quân một lao động qua khoán (chưa kể thu nhập khác) tăng 67%; các
khoản phí bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế nộp đầy đủ, kịp thời. Nông trường đạt
được kết quả như trên do Đảng bộ đã vận dụng thực hiện đường lối đổi mới của
Đảng, cụ thể là Nghị quyết 28, ngày 16/6/2003 của Bộ chính trị về “tiếp tục sắp
xếp, đổi mới và phát triển các nông lâm trường quốc doanh” theo hướng đi lên từ
phát huy nội lực bằng cơ chế khoán. Bên cạnh đó, tác giả còn nêu rõ một số giải
pháp của nông trường nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh: dựa vào đặc
điểm đất đai và nhu cầu thị trường, nông trường đã chuyển hướng sản xuất chủ yếu
từ cà phê, cây ăn quả sang cây mía và liên kết với Công ty Cao su Thanh Hóa; thực
hiện giao khoán toàn bộ đất nông - lâm nghiệp cho các hộ nhận khoán. Mặc dù, bài
viết chỉ mới nghiên cứu về hiệu quả từ phương thức khoán ở Nông trường Lam Sơn

17


×