Tải bản đầy đủ (.doc) (178 trang)

Đánh giá thực trạng công tác dồn điền đổi thửa phục vụ xây dựng nông thôn mới ở huyện trực ninh tỉnh nam định

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.83 MB, 178 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
-------------***---------------

CAO TRUNG KIÊN

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC DỒN ĐIỀN ĐỔI
THỬA PHỤC VỤ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Ở
HUYỆN TRỰC NINH TỈNH NAM ĐỊNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ

HÀ NỘI, NĂM 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
-------------***---------------

CAO TRUNG KIÊN

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC DỒN ĐIỀN ĐỔI
THỬA PHỤC VỤ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Ở
HUYỆN TRỰC NINH TỈNH NAM ĐỊNH


CHUYÊN NGÀNH : QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI
MÃ SỐ: 60.85.01.03

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. CAO VIỆT HÀ

HÀ NỘI, NĂM 2015


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực
và chưa từng được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ
nguồn gốc.
Hà Nội, ngày 18 tháng 6 năm 2015
Tác giả luận văn

Cao Trung Kiên

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài, tôi đã nhận được sự giúp đỡ,
những ý kiến đóng góp, chỉ bảo quý báu của các thầy giáo, cô giáo khoa Quản lý
đất đai, Học viện Nông Nghiệp Việt Nam.
Để có được kết quả nghiên cứu này, ngoài sự cố gắng và nỗ lực của bản
thân, tôi còn nhận được sự hướng dẫn chu đáo, tận tnh của PGS.TS Cao Việt Hà –

Khoa Quản lý đất đai là người đã hướng dẫn cho tôi thực hiện những định hướng
của đề tài và hoàn thiện luận văn này.
Trong thời gian nghiên cứu đề tài, tôi cũng nhận được sự giúp đỡ, tạo
điều kiện của UBND huyện Trực Ninh, Phòng Tài nguyên và Môi trường, Phòng Nông
nghiệp và phát triển nông thôn, Chi cục thống kê huyện, các phòng ban và nhân dân
các xã, thị trấn của huyện Trực Ninh; các anh chị em và bạn bè đồng nghiệp; sự
động viên, tạo mọi điều kiện của gia đình, người thân và cơ quan nơi công tác.
Với tấm lòng biết ơn, tôi xin chân thành cảm ơn mọi sự giúp đỡ quý báu đó!
Hà Nội, ngày 18 tháng 6 năm 2015
Tác giả luận văn

Cao Trung Kiên

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN..................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ......................................................................................................... ii
MỤC LỤC ............................................................................................................. iii
DANH MỤC BẢNG .............................................................................................. vi
DANH MỤC HÌNH .............................................................................................. vii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................................ viii MỞ
ĐẦU ................................................................................................................ 2
1. Tính cấp thiết đề tài .............................................................................................
2
2. Mục đích và yêu cầu ............................................................................................
3

2.1. Mục đích ..........................................................................................................
3
2.2. Yêu cầu ............................................................................................................ 3
Chương 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ...................................... 4
1.1. Cơ sở lý luận về dồn điền đổi thửa đất nông nghiệp ..........................................
4
1.1.1. Manh mún đất đai và sự cần thiết phải dồn điền đổi thửa..........................
4
1.1.2. Tác động của dồn điền đổi thửa tới sử dụng đất nông nghiệp.................. 10
1.1.3. Vai trò của dồn điền đổi thửa đối với xây dựng nông thôn mới............... 11
1.2. Những nghiên cứu về công tác dồn điền đổi thửa trên thế giới và Việt Nam ...
12
1.2.1. Những nghiên cứu về dồn điền đổi thửa trên thế giới.............................. 12
1.2.2. Kết quả thực hiện dồn điền đổi thửa ở Việt Nam .................................... 19
1.2.3. Tình hình dồn điền đổi thửa đất nông nghiệp ở tỉnh Nam Định............... 23
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...... 26
2.1. Đối tượng .......................................................................................................
26
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 3


2.2. Phạm vi ..........................................................................................................
26
2.3. Nội dung nghiên cứu ......................................................................................
26
2.3.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên và thực trạng phát triển kinh tế - xã hội giai
đoạn 2010 - 2014 ..................................................................................... 26
2.3.2. Tình hình quản lý và sử dụng đất của huyện Trực Ninh giai đoạn

2010 - 2014 .............................................................................................. 26

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 4


2.3.3. Thực trạng công tác dồn điền ở huyện Trực Ninh phục vụ xây dựng nông
thôn mới...................................................................................................
26
2.3.4. Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất
nông nghiệp sau dồn điền đổi thửa trên địa bàn huyện Trực Ninh
..................... 27
2.4. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................ 27
2.4.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu .......................................................
27
2.4.2. Phương pháp điều tra thu thập số liệu thứ cấp.........................................
28
2.4.3 Phương pháp điều tra số liệu sơ cấp......................................................... 28
2.4.4. Phương pháp thống kê, xử lý và phân tích số liệu ................................... 28
2.4.5. Phương pháp khảo sát thực địa ...............................................................
28
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .................................... 29
3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện ................................... 29
3.1.1. Điều kiện tự nhiên .................................................................................. 29
3.1.2. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội ...................................................... 34
3.1.3. Dân số, lao động, việc làm và thu nhập................................................... 39
3.1.4. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng......................................................... 40
3.2. Tình hình quản lý và sử dụng đất của huyện Trực Ninh giai đoạn 2010 - 2013.... 44
3.2.1. Tình hình quản lý đất đai ........................................................................ 44

3.2.2. Biến động sử dụng đất giai đoạn 2010 - 2013 ......................................... 50
3.2.3. Tình hình biến động đất nông nghiệp...................................................... 53
3.3. Thực trạng công tác dồn điền đổi thửa ở huyện Trực Ninh phục vụ xây dựng
nông thôn mới ..................................................................................................
55

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 4


3.3.1. Cơ sở pháp lý của việc dồn điền đổi thửa đất nông nghiệp trên địa
bàn huyện Trực Ninh tỉnh Nam Định
.............................................................. 55
3.3.2. Tổ chức thực hiện công tác dồn điền đổi thửa đất nông nghiệp ............... 57
3.3.3. Kết quả thực hiện chính sách “dồn điền đổi thửa” đất nông nghiệp phục vụ
xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện ............................................. 60
3.3.4. Đánh giá hiệu quả của công tác dồn điền đổi thửa phục vụ xây dựng nông
thôn mới...................................................................................................
66
3.3.5. Ý kiến của người dân về việc thực hiện công tác dồn điền đổi thửa ........ 75

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 5


3.4. Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp
sau dồn điền đổi thửa trên địa bàn huyện Trực Ninh
............................................... 76

3.4.1. Tồn tại, hạn chế trong sử dụng đất sau dồn điền đổi thửa trên địa
bàn huyện Trực Ninh
...................................................................................... 77
3.4.2. Các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp sau dồn điền
đổi thửa trên địa bàn huyện Trực Ninh ..................................................... 78
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................................... 80
1. Kết luận ............................................................................................................. 80
2. Kiến nghị........................................................................................................... 81
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... 82
PHỤ LỤC.............................................................................................................. 85

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 5


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Thực trạng manh mún đất đai năm 2010 ................................................7
Bảng 1.2. Tình hình biến động về số lượng và quy mô trang trại nông nghiệp ở một
số nước Châu Âu
...........................................................................................18
Bảng 3.1: Một số chỉ tiêu kinh tế chủ yếu của huyện Trực Ninh trong
giai đoạn 2010 - 2014
....................................................................................35
Bảng 3.2: Diện tích một số loại cây trồng của huyện Trực Ninh giai đoạn 2010 2014 ..............................................................................................................36
Bảng 3.3: Một số chỉ tiêu dân số, nguồn nhân lực thời kỳ 2010 - 2014 ..................39
Bảng 3.4. Lao động và cơ cấu lao động của huyện Trực Ninh ...............................40
Bảng 3.5. Tổng hợp hiện trạng đường giao thông nông thôn huyện Trực Ninh ......41
Bảng 3.6: Thực trạng ruộng đất nông nghiệp huyện Trực Ninh trước và sau dồn
điền đổi thửa..................................................................................................63

Bảng 3.7: Tình hình sử dụng đất trước và sau DĐĐT tại 2 xã điều tra ...................66
Bảng 3.8: Ý kiến của người dân về quá trình sản xuất sau khi

thực

hiện DĐĐT....................................................................................................67
Bảng 3.9: Số lượng cánh đồng mẫu lớn qua các năm .............................................68
Bảng 3.10: Quá trình phát triển trang trại giai đoạn 2010 -2014.............................69
Bảng 3.11: Số lượng gia súc, gia cầm huyện Trực Ninh năm 2010 và năm 2014 ...70
Bảng 3.12: Giao thông và thủy lợi nội đồng huyện Trực Ninh ...............................71
Bảng 3.13: Đánh giá của người dân về tác động của DĐĐT đến giảm chi phí trực
tiếp cho sản xuất nông
nghiệp........................................................................72
Bảng 3.14: Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp năm 2010 và năm 2014 ................73
Bảng 3.15: Ý kiến của người dân về việc đầu tư cho sản xuất sau khi DĐĐT ........74
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 6


Bảng 3.16: Ý kiến của người dân về hiệu quả sản xuất sau khi DĐĐT ..................74
Bảng 3.17: Ý kiến của người dân về quy trình và mức độ minh bạch của công tác
DĐĐT ...........................................................................................................75

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 7


DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1: Quy mô sản xuất nông nghiệp các vùng ................................................... 8
Hình 1.2: Chi phí và lợi nhuận từ trồng lúa theo quy mô ......................................... 9
Hình 3.1: Sơ đồ vị trí huyện Trực Ninh ................................................................. 29
Hình 3.2: Biến động sử dụng đất huyện Trực Ninh giai đoạn 2010 - 2013..............50
Hình 3.3: Biến động đất nông nghiệp huyện Trực Ninh giai đoạn 2010 - 2013.......54
Hình 3.4: Nhà văn hóa tổ dân phố Lam Sơn thị trấn Cát Thành ............................. 63
Hình 3.5: Mô hình cánh đồng mẫu lớn 60ha ở xã Trực Hùng ................................ 69
Hình 3.6: Mô hình trang trại V-A-C-B ở xã Trực Hưng ......................................... 70
Hình 3.7: Đường giao thông nội đồng ở xã Trực Thanh......................................... 71
Hình 3.8: Kiến nghị của hộ dân để cải thiện điều kiện sử dụng đất nông nghiệp .... 76

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page vii


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
CĐML

Cánh đồng mẫu lớn

CNH - HĐH

Công nghiệp hóa - hiện đại hóa

DĐĐT

Dồn điền đổi thửa ĐBSH

Đồng bằng sông Hồng HTX

Hợp tác xã
NN và PTNT

Nông nghiệp và phát triển nông thôn

NTM

Nông thôn mới

QSDĐ

Quyền sử dụng đất

UBND

Ủy ban nhân dân

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page viii


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết đề tài
Trong nông nghiệp đất đai đóng một vị trí đặc biệt quan trọng, là yếu tố hàng
đầu của ngành sản xuất này. Đất đai không chỉ là chỗ tựa, chỗ đứng để lao động mà
còn là nguồn cung cấp thức ăn cho cây trồng, mọi tác động của con người vào cây
trồng đều dựa vào đất và thông qua đất đai. Ruộng đất là tư liệu sản xuất chủ yếu
và đặc biệt không thể thay thế được. Vì vậy, dù quá trình sản xuất nông nghiệp hay
sản xuất kinh doanh các sản phẩm khác thì đều là quá trình khai thác hoặc quá trình

sử dụng đất. Vì thế, không có đất đai thì các hoạt động khác đều không xảy ra.
Công cuộc cải cách kinh tế trong nông nghiệp và nông thôn Việt Nam ở
những năm đầu thập kỷ trước đã đem lại những thành quả to lớn về kinh tế xã
hội cho đất nước. Từ một nước nhập khẩu lương thực là chủ yếu, kinh tế nghèo nàn
lạc hậu, chúng ta đã vươn lên và trở thành nước xuất khẩu lớn trên thế giới về
một số mặt hàng nông sản như gạo, cà phê, chè, tiêu, thuỷ sản... Thu nhập và đời
sống của người dân luôn được cải thiện. Tỷ lệ đói nghèo đã giảm đáng kể, đặc biệt
ở nông thôn... Đóng góp vào thành quả to lớn trên không thể không kể đến các
chính sách về ruộng đất của Đảng và Nhà nước đã ban hành trong quá trình đổi
mới vừa qua.
Nông nghiệp, nông dân, nông thôn có vị trí chiến lược trong sự nghiệp công
nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, là cơ sở và lực lượng quan
trọng để phát triển kinh tế - xã hội bền vững, giữ vững ổn định chính trị, đảm bảo
an ninh, quốc phòng. Xây dựng nông thôn mới là cuộc cách mạng lâu dài, gian khó
nhưng rất vẻ vang, trong đó nông dân là chủ thể năng động, sáng tạo nhằm
thực hiện thắng lợi mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
Để có thể cơ giới hóa sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp,
xây dựng cánh đồng mẫu lớn thì dồn điền đổi thửa là công tác cần triển khai trước
nhất. Muốn đạt được mục tiêu đó phải khắc phục tnh trạng manh mún đất đai hiện
có bằng dồn điền đổi thửa.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 2


Trực Ninh là huyện đồng bằng nằm ở phía Đông Nam thành phố Nam Định,
nằm ở vị trí trung chuyển giữa các huyện phía Bắc và phía Nam của tỉnh. Theo số

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp


Page 3


2

liệu thống kê năm 2014 tổng diện tích tự nhiên 143,54 km , trong đó đất
nông nghiệp chiếm gần 70% với số dân là 177.498 người, lực lượng lao động chiếm
56%. Toàn huyện có 19 xã và 02 thị trấn. Thị trấn Cổ Lễ là trung tâm kinh tế,
chính trị, văn hóa của huyện cách thành phố Nam Định khoảng 15 km về phía Nam.
Chương trình phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hoá gắn với xây
dựng nông thôn mới hiện đang được Đảng bộ tỉnh Nam Định triển khai mạnh mẽ ở
các huyện trong tỉnh trong đó có huyện Trực Ninh. Nhằm đánh giá việc thực hiện và
tác động của công tác dồn điền đổi thửa đến việc xây dựng nông thôn mới tại
huyện Trực Ninh, tôi tiến hành thực hiện đề tài:
“Đánh giá thực trạng công tác dồn điền đổi thửa phục vụ xây dựng nông
thôn mới ở huyện Trực Ninh tỉnh Nam Định”.
2. Mục đích và yêu cầu
2.1. Mục đích
- Đánh giá thực trạng của công tác dồn điền đổi thửa nhằm góp phần thúc
đẩy xây dựng nông thôn mới trong điều kiện cụ thể của
huyện.
- Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông
nghiệp sau dồn điền đổi thửa.
2.2. Yêu cầu
- Các thông tin, số liệu, tài liệu điều tra phải trung thực, chính xác, bảo đảm
độ tin cậy và phản ánh đúng thực tiễn trên địa bàn nghiên
cứu.
- Các số liệu thu thập được phải được phân tích và đánh giá một cách khách
quan.
- Phải rút ra được những kết quả đạt được và những vấn đề còn tồn tại

trong
công tác dồn điền đổi thửa ở địa phương phục vụ xây dựng nông thôn mới.
- Các phương án đề xuất phải phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển
kinh tế xã hội của vùng nhằm tiết kiệm quỹ đất, đảm bảo an ninh lương thực, bảo
vệ môi trường thiên nhiên.


Chương 1
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở lý luận về dồn điền đổi thửa đất nông nghiệp
1.1.1. Manh mún đất đai và sự cần thiết phải dồn điền đổi thửa
1.1.1.1. Manh mún đất đai
a. Khái niệm
Manh mún ruộng đất được hiểu trên hai khía cạnh: một là sự manh mún
về mặt ô thửa, trong đó một đơn vị sản xuất (thường là nông hộ) có quá nhiều
mảnh ruộng với kích thước quá nhỏ và bị phân tán ở nhiều xứ đồng. Hai là sự
manh mún thể hiện trên quy mô đất đai của các đơn vị sản xuất, số lượng ruộng
đất quá nhỏ không tương thích với số lượng lao động và các yếu tố sản xuất khác.
Cả hai kiểu manh mún trên đều dẫn đến tình trạng là hiệu quả sản xuất thấp,
khả năng đổi mới và ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, nhất là vấn đề cơ giới
hoá, thuỷ lợi hoá trong nông nghiệp,... dẫn đến tình trạng sử dụng đất kém hiệu
quả. Vì thế người ta luôn tìm cách khắc phục tình trạng này.
b. Nguyên nhân manh mún ruộng đất
Tình trạng manh mún ruộng đất do các nguyên nhân sau:
+ Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tnh trạng manh mún ruộng đất là sự
phức tạp của địa hình, nhất là các vùng đồi núi, trung du. Do địa hình bị chia cắt
nên đất đai ở đa số các địa phương hầu như đều có 3 loại đất: đất cao, đất vàn,
đất thấp, trũng.
+ Chế độ thừa kế chia đều ruộng đất cho tất cả con cái. Ở Việt Nam ruộng
đất của cha mẹ thường được chia đều cho tất cả các con sau khi ra ở riêng. Vì

thế tình trạng phân tán ruộng đất gắn liền với chu kỳ phát triển của nông hộ.
+ Do tâm lý tiểu nông của các hộ sản xuất nhỏ. Do quy mô sản xuất nhỏ lẻ,
các hộ nông dân ngại thay đổi, nhất là những thay đổi liên quan đến ruộng đất.
+ Phương pháp chia ruộng bình quân theo nguyên tắc có tốt, có xấu, có
xa, có gần khi thực hiện Nghị định 64 CP năm 1994. Việc chia nhỏ các thửa ruộng


để có sự công bằng giữa các hộ đó góp phần không nhỏ làm tăng tnh trạng manh
mún


ruộng đất. Quan điểm muốn bảo vệ sự công bằng cho những người dân được chia
ruộng và nhiều lý do sau đây khiến đa số các địa phương chia nhỏ ruộng cho nông
dân, đó là:
- Tất cả các hộ đều phải có ruộng gần, xa, tốt, xấu, cao, thấp. Có như vậy mới
thể hiện tính công bằng.
- Độ phì tự nhiên của đất ở các khu khác nhau phải chia đều cho các hộ.
- Do hiệu quả kinh tế của các loại hình sử dụng đất khác nhau nên phải chia
đều đất cho các
hộ.
- Các chân đất thường không an toàn do các vấn đề như úng, hạn, chua... do
đó việc chia đều rủi ro cho các hộ cũng là chỉ tiêu quan trọng trong khi chia ruộng.
- Ngoài ra, giá đất luôn biến động, tăng cao đặc biệt là các khu đất gần các
trục đường chính hoặc trong tương lai sẽ nằm trong quy hoạch khu đô thị, khu công
nghiệp... vì thế đất ở đó phải được chia đều cho các hộ để mọi người đều có
thể hưởng "thành quả" đền bù đất hay cùng chịu "rủi ro"nếu đất đai bị chuyển mục
đích sử dụng.
1.1.1.2. Sự cần thiết phải dồn điền đổi
thửa
Đất đai là yếu tố sản xuất không thể thiếu trong quá trình sản xuất nói

chung, đặc biệt là trong sản xuất nông nghiệp. Xuất phát điểm là một quốc gia
thuần nông, Việt Nam có những thế mạnh về đất đai và đã tạo ra được những
thành tựu nhất định trong ngành sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, năng suất lao
động của nông nghiệp Việt Nam hiện nay còn thấp so với các quốc gia khác trong
khu vực và trên thế giới. Một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng đó là do
vấn đề manh mún đất đai trong sản xuất nông nghiệp của Việt Nam. Hiện nay, theo
tiêu chuẩn của thế giới, Việt Nam là một trong những quốc gia có mức độ manh
mún đất đai cao nhất so với các quốc gia trong khu vực và trên thế giới. Theo
Nguyễn Trung Kiên (2012) diện tích đất sản xuất nông nghiệp bình quân đầu
người trên thế giới là 0,52 ha, trong khu vực là 0,36 ha thì ở Việt Nam là 0,25 ha.


Chủ trương của Đảng và Nhà nước ta là tiếp tục đẩy mạnh sự nghiệp đổi mới
cơ chế kinh tế nông nghiệp nông thôn, thừa nhận hộ nông dân là đơn vị kinh tế
tự chủ trong nền kinh tế thị trường. Tuy nhiên trước nhu cầu của sự nghiệp
công


nghiệp hóa - hiện đại hóa (CNH – HĐH) đất nước, nền nông nghiệp và đặc biệt là
vấn đề ruộng đất trong nông nghiệp đã bộc lộ những tồn tại, nảy sinh mới cần phải
được quan tâm giải quyết, đó chính là tnh trạng ruộng đất quá manh mún về
diện tích và ô thửa.
Trong giai đoạn 10 năm (2001 - 2010), diện tích đất nông nghiệp có xu
hướng giảm. Theo số liệu của Tổng cục Quản lý đất đai, Bộ Tài nguyên Môi
trường, bình quân mỗi năm đất nông nghiệp giảm gần 100 nghìn hécta, đặc
biệt năm 2007 giảm 120 nghìn hécta. Cùng với đó là sự gia tăng dân số ở Việt
Nam trong những năm vừa qua nhất là dân số ở vùng nông thôn làm cho bình
quân đất sản xuất trên đầu người ngày càng giảm mạnh. Năm 2000 trung bình
diện tích đất
2


2

nông nghiệp tính trên đầu người là 680 m , năm 2005: 630 m , năm 2011: 437
2
m
(Niên giám Thống kê năm 2000, 2005, 2011). Cùng với sự sụt giảm trong diện tích
bình quân đầu người là sự thu hẹp về quy mô sản xuất; theo Viện Chính sách
và Chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn (1999), 70,36% hộ nông dân
có diện tích canh tác khoảng 0,5 ha; chỉ có 3,46% số hộ có diện tích canh tác lớn hơn
3 ha. Đến năm 2010, tỷ lệ hộ có diện tích đất canh tác nhỏ hơn 0,5 ha có giảm
nhưng không đáng kể: cả nước tỷ lệ này vẫn là 67,38%. Trong đó, Đồng bằng sông
Hồng đạt tỷ lệ cao nhất với 94,46%, Miền núi phía Bắc: 63,9%, Bắc Trung Bộ và
Duyên hải miền Trung: 79,54%, Tây Nguyên: 24,08%, Đông Nam Bộ: 35,48%, Đồng
bằng sông Cửu Long: 47,96% (Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương, 2011).
Theo Điều tra nông thôn của dự án DANIDA (2010) với bộ số liệu điều tra
tiếp cận nguồn lực của hộ gia đình Việt Nam (VARHS) được tiến hành điều tra trên
địa bàn 12 tỉnh của Việt Nam trong khoảng thời gian từ tháng 7/2008 đến
tháng
8/2010 tại 12 tỉnh cho thấy diện tích đất canh tác trung bình của một hộ nông dân



0,85 ha, trung bình mỗi hộ có 4,7 mảnh đất khác nhau, tổng khoảng cách từ nơi
ở đến ruộng của các hộ nông dân khoảng 4,7 km.


Bảng 1.1: Thực trạng manh mún đất đai năm 2010
Diện tích đất
Tỉnh


canh tác (ha)
(trung bình)

Tổng

Diện tích
đất canh Số mảnh
tác

đất

(trung vị)

khoảng
cách đến
các mảnh
(m)

Lào Cai

1,06

0,74

5,1

6.499

Phú Thọ


0,51

0,26

6,2

4.084

Lai Châu

0,95

0,78

5,3

9.655

Điện Biên

1,19

0,89

6,1

12.196

Nghệ An


0,68

0,31

4,8

3.871

Quảng Nam

0,36

0,26

4,5

3.180

Khánh Hòa

1,00

0,41

2,5

4.242

Đắk Lắk


1,47

1,10

2,9

5.754

Đắk Nông

2,61

2,00

2,1

7.188

Lâm Đồng

1,37

1,08

2,9

5.036

Long An


1,52

0,70

2,0

2.298

Vùng đồng bằng phía Bắc

0,41

0,22

5,5

4.034

Miền núi phía Bắc

1,06

0,83

5,5

9.602

Tây Nguyên


1,83

1,25

2,4

6.066

Đồng bằng phía Nam

0,94

0,36

2,7

2.828

Total N = 1995

0,85

0,36

4,7

4.766

(Nguồn: Số liệu của dự án DANIDA, năm 2010)


Theo số liệu điều tra của Bộ Tài nguyên và Môi trường, đến năm 2011 Việt
Nam vẫn còn 69% số hộ sử dụng đất sản xuất có quy mô dưới 0,5 ha; 34,7% số hộ
có quy mô dưới 0,2 ha. Như vậy, có thể thấy đất sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam
đang bị phân tán lớn, quy mô sản xuất nhỏ, số thửa canh tác nhiều.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 7


Hình 1.1: Quy mô sản xuất nông nghiệp các vùng

(Nguồn: Trung tâm Tư vấn Chính sách nông nghiệp – CAP, năm 2010)

Sản xuất nông nghiệp quy mô nhỏ sẽ có nhiều khó khăn cho quá trình
sản xuất và phát triển cơ giới hoá trong nông nghiệp, áp dụng các tiến bộ kỹ thuật,
thực hành thâm canh và chuyển dịch cơ cấu cây trồng. Việc đưa máy móc vào trong
sản xuất nông nghiệp sẽ khó có thể thực hiện hiệu quả khi diện tích quá nhỏ. Phần
lớn hiện nay ở Việt Nam diện tích đất canh tác nhỏ hơn 0,5 ha/thửa, đặc biệt là
đồng bằng sông Hồng. Do đó hình thành rất nhiều đường bờ để ngăn cách các thửa
ruộng với nhau. Sự tồn tại của những đường bờ ngăn cách đó gây khó khăn cho
sự vận hành của máy móc hiện đại. Ngoài ra, những đường bờ ngăn đó cũng sẽ lấy
đi một phần diện tích đất sản xuất không nhỏ.
Đồng thời manh mún ruộng đất gây cản trở cho việc quy hoạch giao thông,
thuỷ lợi và các cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất; gây nên sự phức tạp, tốn kém trong
công tác quản lí ruộng đất, xây dựng hồ sơ địa chính từ đó mà dễ phát sinh tiêu cực
trong quản lí đất đai. Tiền của của Nhà nước cũng bị lãng phí trong quá trình lập
hồ sơ ruộng đất (chi tăng 35-50% nếu như ruộng đất vẫn còn manh mún).
Chi phí sản xuất sẽ gia tăng vì các hộ phải tốn nhiều thời gian để di chuyển

giữa các thửa ruộng. Theo bảng số liệu trên, trung bình khoảng cách giữa các thửa
ruộng gần 5 km; với con số trung bình là 5 thửa ruộng thì hộ nông dân cần phải


đi một đoạn đường gần 25 km trên lượt di chuyển đến tất cả các thửa ruộng. Chi
phí đi


×