Tải bản đầy đủ (.docx) (82 trang)

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU MẠNG ĐIỂM BƯU ĐIỆN VĂN HÓA XÃ TẠI BƯU ĐIỆN TỈNH BÌNH DƯƠNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (528.31 KB, 82 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI – CƠ SỞ II

BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN

NGHIÊN CỨU MẠNG ĐIỂM BƯU ĐIỆN - VĂN HÓA XÃ TẠI
BƯU ĐIỆN TỈNH BÌNH DƯƠNG
MÃ SỐ ĐỀ TÀI:…..

Thuộc nhóm ngành khoa học: Kinh tế Bưu chính Viễn thông

TP.Hồ Chí Minh, tháng 5/2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI – CƠ SỞ II

BÁO CÁO TỔNG KẾT
NGHIÊN CỨU MẠNG ĐIỂM BƯU ĐIỂM VĂN HÓA XÃ TẠI BƯU
ĐIỆN TỈNH BÌNH DƯƠNG

Thuộc nhóm ngành khoa học: Kinh tế Bưu chinh Viễn thông

SVTH: Nguyễn Đắc Như Ý

Nam/ Nữ: Nữ

Dân tộc: Kinh
Lớp: KTBCVT K54


Khoa: Vận tải – Kinh tế

Ngành học: Kinh tế bưu chính viễn thông

Giáo viên hướng dẫn: Th.SGVC Nguyễn Văn Quảng

TP.Hồ Chí Minh, tháng 5/2016


Danh mục bảng biểu
Bảng 1.1: Chỉ tiêu sản lượng dịch vụ bưu chính.......................................................................19
Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức quản lý sản xuất tại tỉnh Bình Dương................................................32
Bảng 2.2: Cơ cấu lao động theo giới tính năm 2014.................................................................35
Hình 2.2: Cơ cấu lao động theo giới tính..................................................................................38
Bảng 2.3: Cơ cấu lao động theo trình độ lao động năm 2014...................................................38


Hình 2.3: Cơ cấu lao động theo trình độ...................................................................................39
Bảng 2.4: Cơ chế tính lương tháng 4 năm 2015.......................................................................49
Bảng 2.5: Cơ chế tính lương tháng 5 năm 2015.......................................................................49
Bảng 2.6: Cơ chế tính lương tháng 6 năm 2015.......................................................................50
Bảng 2.7: Cơ chế tính lương tháng 7 năm 2015 trở đi...................................................50
Bảng 2.8: Kết quả thực hiện doanh thu các ĐBĐ-VHX tại BĐT Bình Dương........................52

Danh mục Từ viết tắt
Viết tắt
BCCP
BCUT
BCVT
BĐH

BĐT
BHXH

Diễn giải
Bưu chính chuyển phát
Bưu chính chuyển phát
Bưu chính viễn thông
Bưu điện huyện
Bưu điện tỉnh
Bảo hiểm xã hội


BHYT
Bộ TT&TT
BOT
CBCNV
CNTT
ĐBĐ – VHX
EMS
KH DTTL
NTM
PPTT
TCBC
TLHTKH
Truyền hình
AVG
TSCĐ
TW
UBND
VNPT


Bảo hiểm y tế
Bộ thông tin và truyền thông
Built – operation – tranfers
Cán bộ công nhân viên
Công nghệ thông tin
Điểm Bưu điên – Văn hóa xã
Express mail services
Kế hoach doanh thu tiền lương
Nông thồn mới
Phân phối truyền thông
Tài chính bưu chính
Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch
Truyền hình An Viên
Tài sản cố định
Trung ương
Ủy ban nhân dân
Vietnam post and telecom

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GTVT CSII

THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
1. Thông tin chung:
- Tên đề tài: Nghiên cứu mạng điểm bưu điểm văn hóa xã tại bưu điện tỉnh Bình Dương.
- Sinh viên thực hiện: Nguyễn Đắc Như Ý
- Lớp: KTBCVT K54
Khoa: Vận tải – Kinh tế Năm thứ: 3 Số năm đào tạo: 4
- Người hướng dẫn: Th.S Nguyễn Văn Quảng
2. Mục tiêu đề tài:Đề xuất một số giải pháp để phát triển các điểm Bưu điện – Văn hóa xã
tại địa bàn Tỉnh Bình Dương.

3. Tính mới và sáng tạo:Đề xuất được một số giải pháp có tính khả thi nhằm phát triển
điểm Bưu điện-Văn hóa xã tại địa bàn tỉnh Bình Dương.
4. Kết quả nghiên cứu:Đề xuất một số giải pháp có tính khả thi để phát triển điểm Bưu
điện-Văn hóa xã tại địa bàn Tỉnh Bình Dương.


5. Đóng góp về mặt kinh tế - xã hội,giáo dục và đào tạo, an ninh, quốc phòng và khả
năng áp dụng của đề tài: Tạo điều kiện kinh doanh, mở rộng thị trường, tạo điều kiện
thuận lợi cho người dân sử dụng dịch vụ đồng thời góp phần nâng cao giá trị văn hóa, tư
tưởng, đạo đức, lối sống cho người dân ở địa bàn Tỉnh Bình Dương.
6.Công bố khoa học của sinh viên từ kết quả nghiên cứu của đề tài (ghi rõ tên tạp chí
nếu có) hoặc nhận xét, đánh giá của cơ sở đã áp dụng các kết quả nghiên cứu (nếu có):
Ngày
tháng
năm
Sinh viên chịu trách nhiệm chính
thực hiện đề tài
(ký, họ và tên)

Nhận xét của người hướng dẫn về những đóng góp khoa học của sinh viên thực hiện đề
tài (phần này do người hướng dẫn ghi):

Xác nhận của trường đại học
(ký tên và đóng dấu)

Ngày
tháng
năm
Người hướng dẫn
(ký, họ và tên)


TRƯỜNG ĐẠI HỌC GTVT CSII

THÔNG TIN VỀ SINH VIÊN
CHỊU TRÁCH NHIỆM CHÍNH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
I. SƠ LƯỢC VỀ SINH VIÊN:
Ảnh 4x6

Họ và tên: Nguyễn Đắc Như Ý
Sinh ngày:

03

tháng

03

năm 1994

Nơi sinh:thành phố Tam kỳ, tỉnh Quảng Nam
Lớp:

KTBCVT

Khóa: 54

Khoa: Vận tải – Kinh tế
Địa chỉ liên hệ: 32 đường 379, phường Tăng Nhơn Phú A, quận 9, thành phố Hồ Chí Minh



Điện thoại:

0963 737 948

Email:

II. QUÁ TRÌNH HỌC TẬP (kê khai thành tích của sinh viên từ năm thứ 1 đến năm đang
học):
* Năm thứ 1:
Ngành học: Kinh tế Bưu chính Viễn thông K54

Khoa: Vận tải – Kinh tế

Kết quả xếp loại học tập:Khá
Sơ lược thành tích:
* Năm thứ 2:
Ngành học: Kinh tế Bưu chính Viễn thông K54

Khoa: Vận tải – Kinh tế

Kết quả xếp loại học tập: Khá
Sơ lược thành tích:

Xác nhận của trường đại học
(ký tên và đóng dấu)

Ngày
tháng
năm
Sinh viên chịu trách nhiệm chính

thực hiện đề tài
(ký, họ và tên)


Lời nói đầu
Trong giai đoạn 2015 – 2020, đất nước đang có những bước
phát triển bền vững, tiếp tục phấn đấu đạt nền kinh tế công
nghiệp hóa – hiện đại hóa, nâng cao đời sống xã hội, thực hiện
chính sách hội nhập mở. Trong xu thế toàn cầu hóa, nước ta đã
và đang nỗ lực hợp tác với các nước trên thế giới nhằm thúc đẩy
quan hệ giao lưu văn hóa, kinh tế và xã hội. Đảng và Nhà nước
đang có những chính sách nhằm nâng cao tiềm lực kinh tế hướng
tới mục tiêu phát triển ổn đinh, tầm nhìn đến năm 2030.
Kể từ lúc Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại quốc tế
WTO, ngành bưu chính viễn thông đã thực hiện mở cửa với các
doanh nghiệp nước ngoài, dần tạo thành một môi trường cạnh
tranh hoàn hảo. Tuy nhiên, với vai trò là ngành cơ sở hạ tầng của
đất nước, nên bên cạnh những lợi thế có được từ sự giúp đỡ của
Nhà nước, ngành cũng đang đối mặt với áp lực không ngừng đổi
mới bản thân như cải thiện nâng cao hệ thống nhằm đưa lại
những dịch vụ tối đa cho toàn thể doanh nghiệp, tổ chức và con
người. Minh chứng cho những nỗ lực của mình, trong thời gian
vừa qua, ngành đã có những bước chuyển mạnh mẽ, cơ sở vật
chất, trang thiết bị công nghệ được đầu tư liên tục, nhằm theo kịp
nhưng xu hướng của thời đại.
Tổng công ty Bưu điện Việt Nam, doanh nghiệp mới được
tách ra từ Tập đoàn Bưu chính Việt Nam từ năm 2012. Xuất phát
trên cơ sở hạ tầng đã được xây dựng từ bao lâu nay, Tổng công ty
đã liên tục đưa ra những chính sách, định hướng để cải thiện tình
hình sản xuất kinh doanh, phục vụ và cung cấp các dịch vụ cho

người dân với chất lượng tốt hơn. Xác định được tính cấp thiết


đó, Bưu điện tỉnh Bình Dương đã và đang thực hiện những chính
sách và chiến lược mà Tổng công ty đặt ra. Trong đó, tỉnh đã liên
tục phục hồi xây dựng lại mới hệ thống mạng điểm Bưu điện –
Văn hóa xã.
Hệ thống Điểm Bưu điện - Văn hóa xã được coi là một
những chỉ tiêu đánh giá tình hình phát triển kinh tế xã hội. Đồng
thời, Bưu điện – Văn hóa xã là những địa điểm được tổ chức gần
người dân, là bộ mặt giao diện của Tổng công ty. Trong hệ thống
các điểm phục vụ của Bưu điện, các Điểm Bưu điện- Văn hóa xã
có một vị trí đặc biệt. Xét về bản chất, các Điểm Bưu điện- Văn
hóa xã là một loại hình đại lý đặc biệt của doanh nghiệp Bưu
chính với mục đích vừa kinh doanh vừa phục vụ. Do đó, công
cuộc xây dựng, cải thiện tình hình tổ chức sản xuất của BĐ-VHX
luôn là những cấp thiết hàng đầu. Với lý do đó, sau một thời gian
nghiên cứu và khảo sát các điểm BĐ-VHX tại tỉnh Bình Dương,
chúng em xin phép đưa ra những đánh giá nhận xét cũng như đề
xuất các phương án nhằm khắc phục, cải thiện những mặt hạn
chế còn tồn tại và tiếp tục đẩy mạnh phát huy những thành tích
đã đạt được.


CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ MẠNG BƯU
CHÍNH VÀ ĐIỂM BƯU ĐIỆN – VĂN HÓA XÃ
1.1 Một số vấn đề cơ bản về mạng lưới thông tin Bưu chính
1.1.1 Khái niệm và thành phần mạng thông tin bưu chính
1. Khái niệm:
Mạng thông tin bưu chính là tập hợp các điểm thông tin và

các thiết bị thông tin được sắp xếp theo một cấu trúc phân cấp
xác định để làm nhiệm vụ truyền đưa tin tức
2. Thành phần của mạng thông tin bưu chính
Mạng thông tin bưu chính bao gồm hai thành phần cơ bản:
- Các điểm thông tin, thiết bị thông tin.
- Các phương tiện truyền dẫn.
a. Các điểm thông tin

Các điểm thông tin vừa làm nhiệm vụ thu nhận thông tin
vừa làm nhiệm vụ khai thác xử lý các dạng tin tức: đóng mở các
túi gói, phân hướng, trao đổi túi gói giữa các điểm thông tin.
 Trung tâm Bưu chính liên tỉnh và quốc tế, Công ty

phát hành báo chí Trung ương làm nhiệm vụ đầu mối
về Bưu chính và Phát hành báo chí trong nước và đi
quốc tế.
 Trung tâm Bưu chính tỉnh, Thành phố làm nhiệm vụ
đầu mối về Bưu chính và Phát hành báo chí trong
tỉnh và đi ngoài tỉnh.
 Bưu điện huyện, thành phố làm nhiệm vụ đầu mối về
Bưu chính và Phát hành báo chí cho khu vực huyện,
thị.
 Bưu cục khu vực còn gọi là bưu cục 3, có nhiệm vụ
giao dịch với khách hàng để nhận và phát các loại
bưu gửi.

Page | 10


 Đại lý bưu điện làm đại lý cho Bưu điện về các dịch


vụ Bưu chính viễn thông được Ngành Bưu điện trả
hoa hồng dịch vụ theo doanh thu.
 Điểm bưu điện văn hoá xã, do ngành Bưu điện bỏ
kinh phí đầu tư, sử dụng lao động địa phương làm
Đại lý cho ngành Bưu điện về các dịch vụ Bưu chính
viễn thông, và được hưởng hoa hồng các dịch vụ
theo doanh thu. Mặt khác điểm văn hoá xã còn phục
vụ nhu cầu văn hóa của nhân dân địa phương như
đọc sách báo miễn phí.
 Hòm thư bưu chính dùng để nhận các bưu gửi của
người sử dụng; các hộp thư thuê bao dùng cho các tổ
chức, cơ quan hoặc các hộ gia đình có nhu cầu thuê
và đặt tại bưu điện để nhận thư và bưu phẩm đến.
Nhìn chung các điểm thông tin trong mạng lưới thông tin
bưu chính vừa làm nhiệm vụ thu nhận thông tin vừa làm nhiệm
vụ khai thác x ử lý các dạng tin tức như phân hướng, đóng mở
các túi gói trao đổi giữa các điểm thông tin.
b. Phương tiện truyền dẫn: đó chính là các đường vận chuyển bưu chính

(các tuyến đường thư).
Phương tiện truyền dẫn trong thông tin Bưu chính đó là các
đường vận chuyển bưu chính. Đường vận chuyển bưu chính còn
được gọi là đường thư. Đường thư là một tuyến đường giao
thông trên đó sử dụng một hoặc một số loại phương tiện vận
chuyển nhất định, do một hay một tổ hộ tống viên đảm nhiệm để
làm nhiệm vụ vận chuyển và trao đổi túi gói với một số bưu cục
nhất định nằm trên đường thư đó.
 Phân loại theo phương tiện vận chuyển:
 Đường thư máy bay.

 Đường thư ô tô.
Page | 11


 Đường thư tàu hoả.
 Đường thư phương tiện vận tải thô sơ.
 Phân loại theo hình thức sở hữu phương tiện:
 Đường thư sử dụng phương tiện chuyên dùng.
 Đường thư sử dụng phương tiện vận chuyển của xã





hội.
Phân loại theo nội dung vận chuyển:
Đường thư vận chuyển tổng hợp.
Đường thư vận chuyển báo chí.
Đường thư vận chuyển bưu phẩm chuyển phát nhanh







EMS.
Đường thư vận chuyển hàng nặng BCUT.
Phân loại theo phạm vi phục vụ:
Đường thư liên tỉnh và quốc tế.

Đường thư nội tỉnh.
Đường thư nội huyện.

1.1.2 Các yêu cầu khi tổ chức mạng thông tin bưu chính
1. Yêu cầu về kỹ thuật:
- Nhanh chóng
- Chính xác
- An toàn
- Tiện lợi
- Ổn định.
2. Yêu cầu về kinh tế:
- Chi phí đầu tư xây dựng thấp
- Chi phí khai thác nhỏ.

1.1.3 Các nguyên tắc tổ chức mạng thông tin bưu chính
Ngoài việc phải tuân theo các nguyên tắc chung của tổ chức
sản xuất kinh doanh, khi tổ chức mạng thông tin bưu chính cần
tuân theo các nguyên tắc sau:
Page | 12


1. Sự phân bố và phát triển mạng thông tin bưu chính phải gần
lại đến mức tối đa đối với người tiêu dùng.
- Do sản xuất gắn liền với tiêu thụ, khách hàng cũng trực
tiếp tham gia vào quá trình cung cấp dịch vụ.
- Đối tượng lao động trong quá trình sản xuất bưu chính là
các loại hàng hoá, thư, tiền, ấn phẩm do khách hàng mang tới.
- Mức độ gần của mạng lưới đối với người tiêu dùng tuỳ
thuộc vào sự thay đổi nhu cầu thông tin và khả năng đáp ứng của
ngành bưu chính để vừa đảm bảo yêu cầu phục vụ xã hội, vừa

đảm bảo kinh doanh có hiệu quả.
2. Mạng thông tin bưu chính phải được tổ chức và hoạt động
dựa trên thể lệ, quy trình khai thác, định mức và thời gian biểu
thống nhất.
Quá trình sản xuất bưu chính mang tính chất dây
chuyền.Các đơn vị, bộ phận trong dây chuyền phải đảm bảo sự
thống nhất về kỹ thuật và đồng bộ trong hoạt động.
3. Trong vận chuyển bưu chính phải sử dụng tổng hợp các loại
phương tiện vận chuyển.
Tuỳ thuộc vào cự ly, khối lượng, điều kiện vận chuyển và
thời gian vận chuyển cho phép mà sử dụng phương tiện vận
chuyển thích hợp để đảm bảo chất lượng thông tin, chi phí vận
chuyển thấp

1.1.4 Phân cấp mạng thông tin bưu chính
1. Phân cấp mạng bưu chính theo cấp hành chính.
* Mạng cấp 1: là mạng bưu chính liên tỉnh và quốc tế có
nhiệm vụ đảm bảo thông tin giữa các tỉnh và đi quốc tế (gồm
trung tâm khai thác, bưu cục trung tâm và mạng đường thư cấp
1).
Page | 13


* Mạng cấp 2: mạng nội tỉnh.
* Mạng cấp 3: mạng nội huyện.
Theo cách phân cấp này, các đơn vị cùng cấp sẽ có nhiệm
vụ và quyền hạn ngang nhau, không phân biệt diện tích, số dân
phục vụ và doanh thu.
Cách phân cấp này sẽ gây khó khăn cho khách hàng khi
muốn lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ cũng như nhà cung cấp khi

phục vụ khách hàng.
2. Phân cấp theo quy mô (doanh thu, khối lượng nghiệp vụ hoặc
theo số lao động).
- Theo cách này mạng lưới vẫn được tổ chức theo các đơn
vị hành chính nhưng việc phân cấp lại dựa trên quy mô. Việc
phân cấp theo quy mô có thể dựa vào một hoặc cả ba chỉ tiêu:
doanh thu, khối lượng nghiệp vụ, số người lao động của đơn vị.
- Cách phân cấp này tạo điều kiện đảm bảo mức độ tương
xứng giữa quyền hạn và nhiệm vụ và có chính sách đầu tư hợp
lý.
3. Phân cấp theo vùng lãnh thổ (phân cấp không theo địa giới
hành chính).
- Đây là hình thức phân bố rất phù hợp với mục tiêu kinh
doanh hướng tới khách hàng.
- Bộ máy tổ chức quản lý đơn giản hơn.
- Phù hợp với điều kiện kinh doanh tách bưu chính và viễn
thông.

Page | 14


1.2 Khái quát chung về điểm BĐ-VHX
1.2.1 Sơ lược quá trình hình thành và phát triển
BĐ-VHX là một mô hình kết hợp cung cấp các dịch
vụ bưu chính viễn thông cơ bản (bao gồm cả truy cập Internet)
với việc phổ biến thông tin và đọc sách báo miễn phí của ngành
Bưu điện Việt Nam cho người dân vùng nông thôn, góp phần cho
sự phát triển kinh tế, văn hoá xã hội khu vực nông thôn, làm cho
người dân được hưởng lợi ích của các dịch vụ Bưu chính, Viễn
thông. Ngoài việc cung cấp các dịch vụ bưu chính viễn thông,

BĐ-VHX còn là nơi phục vụ nhân dân đến đọc sách báo miễn
phí nhằm giúp người dân nông thôn có điều kiện tiếp cận với
thông tin tri thức, nắm bắt chủ trương chính sách của Đảng, pháp
luật Nhà nước, nâng cao dân trí và đời sống văn hoá tinh thần ở
nông thôn. Người có công lớn nhất trong việc xây dựng hệ thông
điểm bưu điện văn hóa xã là Ông Đỗ Trung Tá - nguyên Bộ
trưởng Bộ Bưu chính Viễn thông.
Những năm đầu công cuộc đổi mới Đảng và Nhà nước ta đã
chỉ rõ Bưu chính -Viễn thông là một ngành thuộc kết cấu hạ tầng
kỹ thuật rất quan trọng của nền kinh tế quốc dân, gắn bó chặt chẽ
với an ninh, quốc phòng. Vì vậy trong “Chiến lược phát triển bưu
chính, viễn thông đến năm 2010 và định hướng phát triển đến
năm 2020”; ngành Bưu điện nhận thức rõ vai trò nhiệm vụ của
mình là phải tăng tốc độ phát triển và hiện đại hoá mạng lưới
thông tin nên đã quyết định đi thẳng vào công nghệ mới hiện đại,
theo hướng “số hoá, tự động hoá và đa dịch vụ”, mở rộng mạng
lưới bưu chính viễn thông hướng về nông thôn, phục vụ cho sự
nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn.
Đây là một nhiệm vụ được Đảng và Nhà nước ta hết sức
quan tâm, có vai trò quyết định đối với việc ổn định kinh tế - xã
Page | 15


hội vùng nông thôn, tạo tiền đề cho sự phát triển bền vững chung
của cả nước.
Để góp phần thực hiện Nghị quyết Trung ương V khoá VIII
“Xây dựng và phát triển kinh tế phải nhằm mục tiêu văn hoá, vì
xã hội công bằng văn minh, con người phát triển toàn diện”; năm
1998 Tổng công ty Bưu chính - Viễn thông Việt Nam (VNPT) đã
thực hiện chủ trương triển khai xây dựng và phát triển Điểm Bưu

điện -Văn hoá xã trên phạm vi cả nước. Một mô hình mang đậm
tính nhân văn nhiều hơn mục tiêu kinh tế.
1.2.2. Chức năng nhiệm vụ của các điểm ĐBĐ-VHX
1. Cung cấp các dịch vụ bưu chính công ích
- Cung cấp các dịch vụ viễn thông công cộng trong
chương trình viễn thông công ích: đảm bảo 100% số xã có điểm
dịch vụ điện thoại công cộng và 70% số xã có điểm truy nhập
Internet.
- Đăng ký thông tin thuê bao di động trả trước theo quy
định về quản lý di động trả trước.
- Đảm bảo thời gian tối thiểu phục vụ nhu cầu đọc sách báo
của nhân dân trong thời gian mở cửa; các loại sách báo phải được
ghi vào sổ sách, phân loại sắp xếp theo chủ đề để thuận tiện cho
việc theo dõi, quản lý và tìm đọc.
2. Tiếp nhận triển khai các chương trình dự án phát triển nông
thôn
- Các dự án, chương trình phải được xem xét, đánh giá để
triển khai, các đơn vị thực hiện phải phối hợp chặt chẽ với Tổng
công ty Bưu điện Việt Nam ngay từ giai đoạn đầu triển khai thực
hiện.

Page | 16


- Các chủ đầu tư các chương trình, dự án thông tin phải
xem xét đánh giá khả năng triển khai ngay từ gia đoạn khảo sát,
đề xuất dự án.
1.2.3. Nội dung hướng dẫn thực hiện quy định quản lý điểm
ĐBĐ-VHX
1.Công tác xây dựng cơ bản:

a. Những thuận lợi.
Ngay khi chủ trương xây dựng điểm Bưu điện – Văn hóa xã
hội được triển khai, VNPT đã nhận được sự đồng tình ủng hộ của
Đảng và Chính Phủ, các Bộ, Hội, Ban, Ngành, các cấp Ủy Đảng,
chính quyền và đông đảo nhân dân đặc biệt là bà con nông dân
trên khắp mọi miền đất nước.
Nhờ có đường lối mới, mở của Đảng và Nhà nước, kinh tế
nông thôn đã có nhiều khởi sắc, cơ cấu nông thôn có sự chuyển
dịch đúng hướng, đời sống nhân dân được nâng lên rõ rệt cả về
vật chất và tinh thần, nhu cầu sử dụng thông tin để phát triển sản
xuất, giao lưu tình cảm ngày càng tăng. Nông thôn nước ta với
gần 80% số dân, chiếm tới 70% lao động xã hội vừa là nơi tiêu
thụ hàng hóa vừa là nguồn cung cấp nông sản, hải sản, thủ công
mỹ nghệ… cho toàn xã hội, đây là một thị trường rộng lớn giàu
tiềm năng, khi mở rộng và khai thác sẽ là một lợi thế đối với
ngành Bưu điện, một trong những yếu tố rất quan trọng đảm bảo
cho ĐBĐVHX hoạt động ổn định lâu dài.
Điểm Bưu điện – Văn hóa xã một mô hình sáng tạo của
ngành Bưu điện, thể hiện đúng đường lối chủ trương chính sách
của Đảng, hợp lòng dân nên khi khởi công xây dựng ở địa
phương được bà con nông dân tích cực tham gia, có địa phương
người dân đã hiến đất để xây dựng ĐBĐ-VHX như ở huyện Định
Hóa, Thái Nguyên, nhiều nơi nhân dân tự bỏ vốn san lấp mặt
Page | 17


bằng, tặng cây cảnh, ghế đá, trồng cây xanh, mua bình lọc nước
uống…
b. Những khó khăn:
Việc cấp đất xây dựng ĐBĐ-VHX mới chỉ là những thỏa

thuận tạm thời, chưa được hợp thức hóa về thủ tục và pháp lý đối
với quyền sử dụng đất, Điểm Bưu điện – Văn hóa xã hoạt động
đã 10 năm nhưng đến nay còn nhiều tỉnh, thành phố vẫn chưa có
quyết định giao đất; cho nên việc xin giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất ĐBĐ-VHX mới chỉ đạt 36,1 % (tính đến hết năm
2007). Nhiều tỉnh có huyện, xã chia tách, quy hoạch chưa cụ thể
hoặc quy hoạch chưa ổn định; có những ĐBĐ-VHX chuẩn bị thi
công lại phải thay đổi vị trí, thậm chí có điểm xây dựng xong,
vẫn bị thắc mắc, khiếu nại; vị trí đẹp lại phải san lấp mặt bằng
gây rất nhiều tốn kém trong việc thi công, kinh phí xây dựng cơ
bản lúc bấy giở chỉ có 40 triệu đồng/ một điểm.
Khi lập kế hoạch xin cấp đất xây dựng ĐBĐ-VHX, chưa
điều tra khảo sát kỹ, đất lại do chính quyền địa phương cấp, Bưu
điện huyện không được quyền chọn vị trí, vì vậy có những ĐBĐVHX đặt ở nơi không thuận lợi, xa trung tâm, đường sá đi lại khó
khăn, nhiều điểm đặt trong khuôn viên của UBNDX; ảnh hưởng
rất nhiều đến phục vụ văn hóa và kinh doanh.
c. Quá trình khiển khai và kết quả đạt được.
Mục tiêu nhiệm vụ đặt ra đối với công tác xây dựng ĐBĐVHX là vừa đảm bảo chất lượng thi công, vừa đảm bảo tiến độ
thực hiện trong khuôn khổ nguồn vốn cho phép theo một số mẫu
thống nhất. Ngày 12/5/1998 Chủ tịch Hội đồng quản trị VNPT đã
có quyết định số 111/QĐ-HĐQT-ĐTPT về việc phê duyệt 06
mẫu nhà Điểm bưu điện văn hóa xã trong đó mẫu 1(nhà nhựa) có
Page | 18


vốn đầu tư 50 triệu đồng, mẫu 2A; 2B; 2C; 3A; 3B: 40 triệu
đồng. Bộ mẫu thiết kế ĐBĐ-VHX có quy mô vừa phải kiến trúc
tương đối phù hợp với mục đích sử dụng kinh doanh các dịch vụ
bưu chính, viễn thông và phục vụ một số hoạt động văn hóa.
Hầu hết các ĐBĐ-VHX được xây dựng theo các mẫu thiết

kế của VNPT; Nhà một tầng, cấp II, tường xây chịu lực, mái
bằng đổ bê tông cốt thép, có cổng sắt,tường rào bao quanh, hệ
thống cấp nước, công trình phụ... diện tích từ 40 đến 50 m 2, trên
khuôn viên rộng tối thiểu từ 50 m2 đến 150 m2 có những điểm
rộng tới 500 m2 như Lâm Đồng, Bà Rịa -Vũng Tàu. Tổng diện
tích đất được cấp 1.137.268 m2
Tiêu chí để xây dựng ĐBĐ-VHX là những xã chưa có bưu
cục phục vụ, khả năng có điện thoại, điện lưới quốc gia, được
chính quyền địa phương cấp đất ở vị trí thuận tiện việc đi lại sử
dụng dịch vụ và đọc sách báo của nhân dân.
Kinh phí xây dựng bình quân mỗi điểm gẩn 50 triệu đồng
những điểm xây dựng sau này có vốn đẩu tư tăng cao hơn, do
khó khăn hơn về giao thông, nằm trong vùng lũ lụt, phí vận
chuyển nguyên vật liệu, nhân công tăng. Qua các lẩn điều chỉnh
mức đẩu tư bình quân năm 1999 là 66 triệu đồng/ điểm; 2001
điều chỉnh tăng lên 68 triệu đồng/điểm; từ năm 2003 trở đi vốn
đẩu tư tăng theo vùng: Miền núi Trung du, duyên hải Miền trung,
Tây nguyên, đồng bằng Sông Cửu Long: 120 triệu đồng/điểm;
Bắc Trung bộ 100 triệu đồng/điểm; đồng bằng Sông Hồng, đồng
bằng Sông Cửu Long: 90 triệu đồng/điểm.
Trong quá trình triển khai xây dựng có những vấn đề mới
phát sinh các đơn vị phản ánh, VNPT đều có những văn bản
hướng dẫn, điều chỉnh, bổ sung kịp thời. Mặt khác khi ĐBĐPage | 19


VHX đưa vào hoạt động Tổng công ty đã có các công văn hướng
dẫn thực hiện, tăng cường công tác bảo vệ an toàn ĐBĐ-VHX,
bổ sung kinh phí xây dựng cơ bản, trang thiết bị ban đẩu, giao
chỉ tiêu kế hoạch, cho các đơn vị. Cho nên công tác xây dựng cơ
bản đối với ĐBĐ-VHX trong thời gian qua hẩu hết các đơn vị đã

thực hiện theo đúng chế độ và quy định hiện hành, không để xảy
ra lãng phí, thất thoát, đáp ứng các yêu cẩu kỹ thuật và chất
lượng đề ra.
Khi đưa vào sử dụng tất cả các ĐBĐ-VHX đều treo cờ Tổ
quốc và ảnh Bác Hồ theo mẫu thống nhất, nhà cửa khang trang
sạch đẹp được trang bị, từ một đến hai buồng đàm thoại, quẩy
giao dịch có vách ngăn rất đẹp, tủ giá sách, bàn ghế, quạt điện,
đồng hồ tính cước, cân điện tử, két sắt, các ấn phẩm;...tạo điều
kiện để nhân dân đến sử dụng các dịch vụ; có biển hiệu, thông
báo giờ mở cửa; bảng giá cước các dịch vụ, nội quy chức năng
nhiệm vụ, đọc sách, phòng cháy, chữa cháy, đều có khung kính;
ngoài đường có biển chỉ dẫn, nhiều điểm có thông báo, biển
quảng cáo các dịch vụ của Ngành,...
Về mặt kiến trúc một vài chi tiết cẩn phải nghiên cứu thiết
kế cho phù hợp hơn, nhìn chung ĐBĐ-VHX tuy có quy mô còn
khiêm tốn nhưng thật sự là một công trình văn hoá tại các làng
quê Việt Nam, làm cho bộ mặt nông thôn đổi mới tươi đẹp hơn.
2. Tổ chức cung cấp các dịch vụ BCVT tại điểm BĐ-VHX
Hiện nay tất cả các ĐBĐ-VHX đã mở các dịch vụ bưu
chính, viễn thông cơ bản để phục vụ cho đông đảo người dân có
thu nhập thấp nhưng lại có nhu cẩu nhất định về dịch vụ bưu
chính, viễn thông và văn hoá, theo quyết định số 04/2000/QĐ HĐQT BC của Tổng giám đốc VNPT, các loại dịch vụ bưu
chính, viễn thông cơ bản bắt buộc phải được cung cấp tại các
Page | 20


Điểm Bưu điện - Văn hóa xã trên cả nước khi đưa ĐBĐ-VHX
vào sử dụng.
Kinh tế - xã hội càng phát triển đời sống của người dân
được nâng lên, nhu cẩu sử dụng các dịch vụ bưu chính, viễn

thông ngày càng cao, một bộ phận nông dân làm kinh tế giỏi, có
thu nhập khá, đòi hỏi các dịch vụ chất lượng,mang tính thương
mại. Để tạo điều kiện thuận lợi cho Bưu điện các tỉnh, thành phố
khi mở thêm dịch vụ; ngày 07 tháng 12 năm 2005 VNPT đã có
Quyết định số 6653/QĐ - PTBCVTNT, giao cho Bưu điện tỉnh,
thành phố có trách nhiệm vụ phát triển các dịch vụ bưu chính,
viễn thông và một số dịch vụ: Thu cước điện thoại, truy cập
Internet, bán Card, văn phòng phẩm,...phù hợp với tình hình địa
phương đáp ứng nhu cẩu của nhân dân; tăng thu nhập, giảm cấp
bù cho người làm việc tại ĐBĐ-VHX.
Các thủ tục nghiệp vụ khai thác dịch vụ tại ĐBĐ- VHX
thực hiện đúng các quy trình, quy phạm theo quy định của
VNPT, chất lượng dịch vụ Bưu chính, Viễn thông đều đảm bảo.
Giá cước được niêm yết công khai, hệ thống thiết bị được kiểm
tra bảo dưỡng thường xuyên góp phẩn hạn chế tới mức thấp nhất
khiếu nại hoặc phàn nàn của khách hàng về chất lượng và phong
cách phục vụ. Quá trình hoạt động cho thấy dịch vụ bán card và
dịch vụ điện thoại cố định và thư thường trong nước là 3 dịch vụ
được người dân sử dụng nhiều nhất, điện thoại quốc tế hẩu như
không có.
Đến nay đã có 34 Bưu điện tỉnh, thành phố đạt 100% xã có
điểm phục vụ bưu chính,viễn thông: An Giang, Bắc Ninh, Bắc
Giang, Bình Dương, Bình Định, Bình Thuận, Bến tre, Cà Mau,
thành phố Cẩn Thơ, thành phố Đà Nẵng, Đồng Tháp, Đồng Nai,
Page | 21


Hải Phòng, Hà Tây, Hải Dương, Hưng Yên, Hoà Bình, HàNam,
Hà Tĩnh, Hậu Giang, Long An, Khánh Hoà, Nam Định, Ninh
Bình, Quảng Ninh, Trà Vinh, Phú Thọ, Sóc Trăng, Thanh Hoá,

Thừa Thiên Huế, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Yên
Bái.
3. Thực hiện một số dịch vụ văn hoá tại điểm BĐ-VHX
Ngoài việc cung cấp các dịch vụ bưu chính, viễn thông,
ĐBĐ-VHX còn là nơi phục vụ nhân dân đến đọc sách báo miễn
phí, thực hiện luân chuyển sách từ thư viện cơ sở, tủ sách Pháp
luật xã sang ĐBĐ-VHX, để đại đa số nhân dân có thể tiếp cận
với đường lối chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật Nhà
nước, nâng cao dân trí, xây dựng đời sống văn hoá mới, tạo cho
mọi người dân có thói quen sống và làm việc theo Hiến pháp và
Pháp luật, một nếp sống không thể thiếu trong xã hội hiện đại,
văn minh.
Ngay bản thân các dịch vụ bưu chính, viễn thông tại các
ĐBĐ-VHX cũng đã mang tính văn hoá, những hoạt động này
nhằm đáp ứng nhu cẩu giao lưu tình cảm, nâng cao sự hiểu biết
và chất lượng cuộc sống cho người dân vùng nông thôn. Các
thông tin về văn hoá, kinh tế, xã hội, những tư vấn về cây trồng,
vật nuôi, giá cả, khoa học kỹ thuật nông, lâm, ngư nghiệp; y tế
giáo dục; sinh đẻ kế hoạch... là những thông tin rất bổ ích cho sự
phát triển kinh tế nông thôn.
Chính vì vậy khi đưa vào hoạt động mỗi ĐBĐ-VHX được
mua các trang thiết bị ban đẩu 10 triệu đồng, được cấp 1,5 triệu
đồng mua sách, hàng năm được cấp thêm 0,5 triệu đồng/01 điểm
để mua bổ sung các loại sách báo phù hợp với đặc thù của từng
địa phương, thường xuyên có ba loại báo Nhân dân, báo Bưu
Điện Việt Nam, báo của Đảng bộ địa phương; được trang bị bàn,
Page | 22


ghế, tủ giá sách, hệ thống đèn chiếu sáng, quạt điện, bình nước

uống... những nơi có khuôn viên rộng được bố trí ghế đá, cây
xanh, cây cảnh, tạo cảnh quan môi trường xanh, sạch đep thu hút
nhân dân đến đọc sách báo, tìm hiểu, tham khảo, tra cứu các loại
sách: Pháp luật, khoa học kỹ thuật khoa học kỹ thuật, kinh tế
nông - lâm - ngư nghiệp, y học, giáo dục...
Ngoài sách báo hàng năm Tập đoàn mua bổ sung cho ĐBĐVHX, thời gian qua các Bộ Văn hoá và thông tin (nay là Bộ Văn
hoá thể thao và Du lịch), Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông
thôn, Uỷ ban An toàn giao thông quốc gia, Hội chữ thập đỏ Việt
Nam, một số toà soạn Báo, Công ty thông tin Di động)... đã gửi
tặng các loại báo Nông thôn Ngày nay, Nông nghiệp Việt Nam,
Khoa học và Đời sống, Bạn đường, Nhân đạo và Đời sống, Văn
hoá, Tạp chí Toàn cảnh, Tạp chí Xã hội và thông tin... và nhiều
tạp chí chuyên ngành cấp cho ĐBĐ-VHX, Chính phủ cấp thường
xuyên Công báo cho 100% ĐBĐ-VHX, nhiều, tỉnh, thành phố
cũng đã cấp báo của Đảng bộ địa phương cho ĐBĐ-VHX. Tổng
số báo tạp chí 85.000 tờ, số đẩu sách bình quân: 375 quyển/ điểm
(năm 2003) đến nay chỉ còn 200 quyển/ điểm.
VNPT đã ban hành Chỉ thị về việc “Đẩy mạnh hoạt động
của các ĐBĐ-VHX thực hiện Chỉ thị 63-CT/ TW của Bộ Chính
trị”. Chỉ thị yêu cẩu các đơn vị thành viên vận động các cơ quan
chức năng, ban, ngành tại địa phương cùng cán bộ công nhân
viên Bưu điện quyên góp sách báo gửi tới các ĐBĐ-VHX giúp
nông dân có thêm thông tin, vận động các cơ quan có trách
nhiệm cấp không thu tiền báo chuyên ngành cho ĐBĐ-VHX.
VNPT cũng đã cấp Tạp chí Xã hội và thông tin (do VNPT phát
hành) cho 100% ĐBĐ-VHX.

Page | 23



Nhằm nâng cao chất lượng hiệu quả phục vụ tại ĐBĐ-VHX
Công đoàn Bưu điện Việt Nam đã cóCông văn số 76/TĐ-CĐBĐ
ngày 28 tháng 01 năm 2003 hướng dẫn tổ chức phong trào thi
đua xây dựng “Điểm Bưu điện -Văn hoá xã kiểu mẫu”;Đã có 91
ĐBĐ-VHX đã được gắn biển ĐBĐ- VHX kiểu mẫu năm 2003 tại
Quyết định số 865/QĐ-TĐKT ngày 05/4/2004 của Tổng giám
đốc Tổng Công ty Bưu chính Viễn thông.
Hẩu hết Bưu điện các tỉnh, thành phố đã tổ chức hội thi
“Nhân viên ĐBĐ-VHX phục vụ khách hàng tốt, kinh doanh
giỏi”, Có đơn vị quy định nếu nhân viên Làm việc tại ĐBĐ-VHX
đạt danh “hiệu nhân viên phục vụ kinh doanh giỏi trong hội thi,
sẽ được ưu tiên tuyển chính thức vào Ngành Bưu điện; ban hành
Chỉ thị phát động thi đua ủng hộ sách báo cho ĐBĐ-VHX. Bên
cạnh việc áp dụng các quy định hướng dẫn của Tâp đoàn, nhiều
đơn vị đã chủ động xây dựng quy chế phối hợp giũa Bưu tá với
nhân viên ĐBĐ-VHX, quy chế kiểm tra giám sát hoạt động của
ĐBĐ-VHX, quy chế thi đua khen thưởng đối với nhân viên
ĐBĐ-VHX. Nhiều Bưu điện tỉnh, thành phố còn tổ chức cho
nhân viên có thành tích công tác tốt được đi nghỉ mát, du lịch
hoặc tặng quà nhân dịp lễ, tết để động viên khuyến khích người
làm việc nâng cao chấ't lượng hiệu quả công tác.
Trong quá trình Đại hội Đảng lẩn thứ IX diễn ra, thực hiện
chỉ thị số 02/CT/ BCS/TCBĐ ngày 20/2/2001 của Ban cán sự
Đảng Tổng cục Bưu điện về việc tổ chức để nhân dân đến các
ĐBĐ-VHX đọc và tham gia dự thảo báo cáo chính trị trình đại
hội Đảng toàn quốc lẩn thứ IX, Tổng giám đốc VNPT đã có công
văn số 839/PTBCVTNT ngày 22/02/2001 hướng dẫn, Bưu điện
các tỉnh, thành phố khẩn trương triển khai tổ chức việc in ấn, phô
tô thêm văn kiện bằng khổ giấy lớn, chữ to, chuyển tài liệu đến
Page | 24



các ĐBĐ-VHX để kịp thời phục vụ nhân dân, đồng thời cung cấp
giấy, bút để nhân dân tham gia đóng góp trực tiếp vào Dự thảo
báo cáo chính trị của Đảng trình Đại hội IX, được các cấp ủy
Đảng, chính quyền và các tẩng lớp nhân dân hoan nghênh và
đánh giá cao ý nghĩa đặc biệt của đợt sinh hoạt chính trị này.
Thực hiện Chỉ thị số 06 - CT/TW ngày 07/11/2006 của Bộ
Chính trị về tổ chức cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm
gương đạo đức Hồ Chí Minh” và Hướng dẫn số 11- HD/TTVH
ngày 06/12/2006 của Ban Tư tưởng -Văn hoá Trung ương. Nhằm
đẩy mạnh nghiên cứu học tập tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh
trong giai đoạn mới. VNPT cùng với Ban Tư tưởng Văn hoá TW
đã triển khai đưa 7.000 cuốn sách hỏi đáp về Tư tưởng Hồ Chí
Minh tới các ĐBĐ-VHX trên cả nước để tuyên truyền vận động
nhân đọc tìm hiểu và học tập theo tấm gương đạo đức của Hồ
Chí Minh. Một chương trình có ý nghĩa thiết thực đối với công
tác giáo dục chính trị tư tưởng trong tình hình hiện nay.

4. Lựa chọn, huấn luyện người làm việc tại điểm BĐ-VHX
Hầu hết nhân viên làm việc tại ĐBĐ-VHX là người có hộ
khẩu thường trú tại xã, do địa phương giới thiệu, Bưu điện tỉnh,
thành phố tuyển chọn theo “Quy định quản lý điểm Bưu điện
-Văn hoá xã” ban hành kèm theo Quyết định số 04/2000/ QĐHĐQT- BC ngày 06/01/2000 của Hội đồng quản trị VNPT, phần
lớn có trình độ THPT, có người tốt nghiệp đại học, trung học,
nhiều người là công nhân Bưu điện. Trước khi vào làm việc các
nhân viên đều được đào tạo nghiệp vụ khai thác bưu chính, viễn
thông, kiến thức Pháp luật phổ thông, nghiệp vụ văn hoá thông
tin cơ sở và an toàn lao động, thời gian 7 ngày đến 10 ngày, được
Giám đốc Bưu điện tỉnh, thành phố cấp chứng chỉ sau đó đưa về

Page | 25


×