Tải bản đầy đủ (.pdf) (103 trang)

Nghiên cứu kiến thức thái độ hành vi của người dân nhằm định hướng quản lý bền vững nước thải ở Thành phố Hải Dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.63 MB, 103 trang )

i

LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và chân thành tới PGS.TSKH. Nguyễn
Trung Dũng – người thầy đã chỉ bảo, hướng dẫn và giúp đỡ tôi rất tận tình trong
suốt thời gian thực hiện và hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn Trường Đại học Thủy lợi, Dự án nước thải rác thải
các tỉnh lỵ, Công ty khai thác công trình đô thị Hải Dương đã tạo điều kiện và giúp
đỡ cho tôi trong quá trình thực hiện luận văn. Và các thầy cô giáo trong khoa Kinh
tế và Quản lý, các học viên lớp cao học 16KT cùng bạn bè, đồng nghiệp đã chia sẻ
những khó khăn, tạo điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập.
Cuối cùng, tôi xin cảm ơn các thành viên trong gia đình đã ủng hộ, chia sẻ và
là chỗ dựa tinh thần giúp tôi tập trung nghiên cứu học tập và hoàn thành luận văn
của mình.
Vì thời gian thực hiện luận văn có hạn nên không thể tránh được những sai
sót. Tôi xin trân trọng và rất mong được tiếp thu các ý kiến đóng góp của các thầy
cô, bạn bè và đồng nghiệp.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 28 tháng 11 năm 2010
Học viên

Nguyễn Tuấn Anh


ii

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
PVS

Phóng vấn sâu


TLN

Thảo luận nhóm

NCĐT

Nghiên cứu định tính

NCĐL

Nghiên cứu định lượng

PVKCT

Phỏng vấn không cấu trúc

TLNTT

Thảo luận nhóm tập trung

NDPV

Người được phỏng vấn

PTBV

Phát triển bền vững


iii


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ______________________________________________________ i
T
4

T
4

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ___________________________________________ii
T
4

T
4

DANH MỤC BẢNG _________________________________________________ v
T
4

T
4

DANH MỤC HÌNH _________________________________________________vii
T
4

T
4


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ________________________________________ - 7 T
4

T
4

T
4

T
4

1.1 Hiện trạng thoát nước tại các đô thị Việt Nam _______________________ - 7 T
4

T
4

T
4

T
4

1.1.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội _______________________________ - 7 T
4

T
4


T
4

T
4

1.1.2 Hiện trạng về hệ thống thu gom nước thải _________________________ - 8 T
4

T
4

T
4

T
4

1.2 Đặc điểm nước thải đô thị ______________________________________ - 10 T
4

T
4

T
4

T
4


1.2.1 Nước thải sinh hoạt __________________________________________ - 10 T
4

T
4

T
4

T
4

1.2.2 Nước thải công nghiệp _______________________________________ - 11 T
4

T
4

T
4

T
4

1.2.3 Nước thải là nước mưa _______________________________________ - 13 T
4

T
4


T
4

T
4

1.3 Các phương pháp nghiên cứu____________________________________ - 14 T
4

T
4

T
4

T
4

1.3.1 Các phương pháp dành cho khảo sát _____________________________ - 15 T
4

T
4

T
4

T
4


1.3.2 Phân tích và xử lý số liệu _____________________________________ - 16 T
4

T
4

T
4

T
4

1.3.3 Cơ sở lý luận của hoạt động truyền thông ________________________ - 17 T
4

T
4

T
4

T
4

CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ________________________ - 21 T
4

T
4


T
4

T
4

2.1 Phương pháp nghiên cứu định tính _______________________________ - 23 T
4

T
4

T
4

T
4

2.1.1 Các phương pháp nghiên cứu định tính __________________________ - 23 T
4

T
4

T
4

T
4


2.1.2 Thảo luận nhóm_____________________________________________ - 25 T
4

T
4

T
4

T
4

2.1.3 Phương pháp quan sát ________________________________________ - 27 T
4

T
4

T
4

T
4

2.2 Phương pháp nghiên cứu định lượng ______________________________ - 27 T
4

T
4


2.2.1 Các bước tiến hành nghiên cứu _________________________________ - 27 T
4

T
4

T
4

T
4

2.2.2 Câu hỏi nghiên cứu __________________________________________ - 30 T
4

T
4

T
4

T
4

2.2.3 Các thiết kế nghiên cứu định lượng cơ bản________________________ - 30 T
4

T
4


T
4

T
4

2.3 Xử lý và nhập số liệu __________________________________________ - 33 T
4

T
4

T
4

T
4

2.4 Phân tích thống kê toán và mô hình hồi quy ________________________ - 34 T
4

T
4

T
4

4T

2.4.1 Thống kê mô tả _____________________________________________ - 34 T

4

T
4

T
4

T
4


iv

2.4.2 Kiểm định mối liên hệ giữa hai biết định danh hoặc định danh – thứ bậc - 36 T
4

T
4

T
4

T
4

2.4.3 Kiểm tra sự tương quan giữa các mục hỏi và tính toán Cronbach Alpha _ - 38 T
4

T

4

T
4

T
4

2.4.4 Mô hình Binary Logistic ______________________________________ - 39 T
4

T
4

T
4

T
4

CHƯƠNG 3: DỮ LIỆU VÀ CHỌN MẪU NGHIÊN CỨU _______________ - 42 T
4

T
4

T
4

T

4

3.1 Một số nét chính về các phường nằm trong phạm vi nghiên cứu ________ - 42 T
4

T
4

T
4

T
4

3.1.1 Vị trí địa lý, tình hình kinh tế - xã hội của thành phố Hải Dương ______ - 42 T
4

T
4

T
4

T
4

3.1.2 Vài nét chính về các phường nằm trong phạm vi nghiên cứu _________ - 44 T
4

T

4

T
4

T
4

3.2 Chọn mẫu nghiên cứu _________________________________________ - 46 T
4

T
4

T
4

T
4

3.3 Xử lý làm sạch số liệu thu thập được ______________________________ - 47 T
4

T
4

T
4

T

4

3.3.1 Xử lý và nhập số liệu ________________________________________ - 48 T
4

T
4

T
4

T
4

3.3.2 Nhập số liệu
T
4

T
4

T
4

T
4

______________________________________________ - 49 -

3.3.3 Làm sạch số liệu ____________________________________________ - 50 T

4

T
4

T
4

T
4

CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH CÁC KẾT QUẢ __________________________ - 54 T
4

T
4

T
4

T
4

4.1 Phân tích thực trạng tiêu thoát nước thải ở thành phố Hải Dương _______ - 54 T
4

T
4

T

4

T
4

4.1.1 Tiêu thoát nước thải của hộ đi đâu ______________________________ - 54 T
4

T
4

T
4

T
4

4.1.2 Hiện trạng kết nối và tiêu thoát nước thải trong khu vực _____________ - 57 T
4

T
4

T
4

T
4

4.2 Phân tích kiến thức – thái độ - hành vi của người dân ở TP Hải Dương ___ - 61 T

4

T
4

T
4

T
4

4.2.1 Kiến thức của người dân ______________________________________ - 61 T
4

T
4

T
4

T
4

4.2.2 Hành vi của người dân khi hệ thống tiêu thoát nước thải bị tắc ________ - 67 T
4

T
4

T

4

T
4

4.3 Các công cụ truyền thông hiệu quả để nâng cao nhận thức cho người dân _ - 68 T
4

T
4

T
4

T
4

4.3.1 Người có uy tín để đưa tin về tiêu thoát nước thải đến người dân ______ - 68 T
4

T
4

T
4

T
4

4.3.2 Đánh giá các công cụ truyền thông hiệu quả ______________________ - 69 T

4

T
4

T
4

T
4

4.4 Mô hình quản lý nước thải bền vững có sự tham gia của người dân ______ - 74 T
4

T
4

T
4

T
4

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ______________________________________ - 78 T
4

T
4

1. Kết luận _____________________________________________________ - 78 T

4

T
4

T
4

T
4

2. Kiến nghị ____________________________________________________ - 80 T
4

T
4

T
4

T
4

TÀI LIỆU THAM KHẢO _________________________________________ - 82 T
4

T
4



v

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1.Tải trọng chất thải trung bình một ngày tính theo đầu người _______ - 11 TU
4

T
4
U

Bảng 1.2. Tính chất đặc trưng của nước thải một số ngành công nghiệp _____ - 12 TU
4

T
4
U

Bảng 2.1. Bảng ví dụ danh mục các bảng hỏi __________________________ - 38 TU
4

T
4
U

Bảng 3.1. Diện tích đất tự nhiên, dân số trung bình và mật độ dân số trung bình
TU
4

phân theo phường chọn nghiên cứu của năm 2006 ______________________ - 44 T
4

U

Bảng 3.2. Cơ cấu ngành nghề của các phường tính theo phần trăm _________ - 45 TU
4

T
4
U

Bảng 3.3. Tổng số hộ và tỷ lệ hộ nghèo theo năm 2006 __________________ - 45 TU
4

T
4
U

Bảng 3.4. Xác định cỡ mẫu ________________________________________ - 46 TU
4

T
4
U

Bảng 3.5. Phân bổ cỡ mẫu theo phường (hộ)___________________________ - 47 TU
4

T
4
U


Bảng 3.6. Bảng ví dụ mô tả mã dữ liệu bảng hỏi ________________________ - 49 TU
4

T
4
U

Bảng 4.1. Nơi thải của nước thải của hộ gia đình (loại trừ nước từ hố xí tự hoại)- 56 TU
4

T
4
U

Bảng 4.2. Kết cấu của hệ thống tiêu thoát của hộ _______________________ - 56 TU
4

T
4
U

Bảng 4.3. Đường tiêu thoát của hộ gia đình có thường xuyên bị tắc không ___ - 57 TU
4

T
4
U

Bảng 4.4. Tần suất tắc đường ống nước thải của hộ gia đình ______________ - 57 TU
4


T
4
U

Bảng 4.5. Đánh giá về tình trạng tiêu thoát nước thải của khu vực __________ - 58 TU
4

T
4
U

Bảng 4.6. Vị trí của hệ thống tiêu thoát nước thải của khu vực_____________ - 59 TU
4

T
4
U

Bảng 4.7. Chiếm dụng hệ thống tiêu thoát chung _______________________ - 59 TU
4

T
4
U

Bảng 4.8. Kết cấu của hệ thống tiêu thoát chung ________________________ - 61 TU
4

T

4
U

Bảng 4.9. Hệ thống tiêu thoát chung có bị tắc không ____________________ - 61 TU
4

T
4
U

Bảng 4.10. Kiểm định Omnibus các hệ số _____________________________ - 62 TU
4

T
4
U

Bảng 4.11. Tổng hợp các hệ số tương quan về mức độ phù hợp của mô hình _ - 62 TU
4

T
4
U

Bảng 4.12. Các hệ số của các biến trong phương trình hồi quy ____________ - 62 TU
4

T
4
U


Bảng 4.13. Kết quả đấu giá việc xử lý nước thải – Giá trị sẵn sàng chi trả của người
TU
4

dân (đơn vị 1000 VNĐ/m3) ________________________________________ - 64 P
U

P

T
4

Bảng 4.14. Sự quan tâm của người dân khi hệ thống nước thải và thu gom nước thải
TU
4

trong khu vực bị hỏng ____________________________________________ - 65 T
4
U

Bảng 4.15. Bảng kiểm định Chi-Square giữa trình độ văn hóa của người dân với
TU
4

nhận thức của người dân về vấn đề tiêu thoát nước thải __________________ - 66 T
4
U



vi

Bảng 4.16. Bảng quan hệ giữa trình độ văn hóa và nhận thức của người dân về vấn
TU
4

đề tiêu thoát nước thải ____________________________________________ - 67 T
4
U

Bảng 4.17. Bảng kiểm định Chi-Square mối liên hệ giữa trình độ văn hóa với hành
TU
4

vi của người dân về vấn đề đường ống bị tắc __________________________ - 67 T
4
U

Bảng 4.18. Quan hệ giữa trình độ văn hóa với hành vi của người dân về vấn đề
TU
4

đường ống tiêu thoát nước thải bị tắc (%) _____________________________ - 68 T
4
U

Bảng 4.19. Người thuyết phục nhất để đưa tin về vấn đề tiêu thoát nước thải (%)- 69 TU
4

T

4
U

Bảng 4.20. Bảng đánh giá độ tin cậy của thang đo ______________________ - 69 TU
4

T
4
U

Bảng 4.21. Bảng đánh giá độ tin cậy các mục thống kê __________________ - 70 TU
4

T
4
U

Bảng 4.22. Bảng đánh giá độ tin cậy của thang đo sau khi đã lựa chọn ______ - 70 TU
4

T
4
U

Bảng 4.23. Bảng đánh giá độ tin cậy của các mục thang đo sau khi đã lựa chọn - 71 TU
4

T
4
U


Bảng 4.24. Đánh giá các công cụ truyền thông (%) _____________________ - 72 TU
4

T
4
U

Bảng 4.25. Ma trận tương quan giữa các công cụ truyền thông ____________ - 73 TU
4

T
4
U


vii

DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Thành phần nước thải đô thị _______________________________ - 13 TU
4

T
4
U

Hình 1.2. Sơ đồ các bước nghiên cứu thống kê _________________________ - 14 TU
4

T

4
U

Hình 1.3. Phân loại các công cụ nghiên cứu cho khảo sát _________________ - 15 TU
4

T
4
U

Hình 1.4. Mô hình truyền thông _____________________________________ - 17 TU
4

T
4
U

Hình 1.5. Tiến trình thay đổi hành vi _________________________________ - 19 TU
4

T
4
U

Hình 2.1. Các giai đoạn thực hiện một nghiên cứu ______________________ - 22 TU
4

T
4
U


Hình 2.2. Các dạng phân phối ______________________________________ - 35 TU
4

T
4
U

Hình 3.1. Cơ cấu các ngành kinh tế của thành phố Hải Dương _____________ - 43 TU
4

T
4
U

Hình 3.2. Các phường thuộc phạm vi nghiên cứu _______________________ - 47 TU
4

T
4
U

Hình 3.3. Quá trình xử lý, làm sạch số liệu điều tra sau khi thu thập số liệu __ - 48 TU
4

T
4
U

Hình 4.1. Giá trị sẵn sàng chi trả cho xử lý 1 m3 nước thải ________________ - 64 TU

4

P
U

U
P

T
4
U

Hình 4.2. Tắc đường tiêu thoát chung ________________________________ - 66 TU
4

T
4
U

Hình 4.3. Các công cụ truyền thông hiệu qủa __________________________ - 72 TU
4

T
4
U

Hình 4.4. PTBV liên quan đến kiến thức - thái độ - hành vi của người dân ___ - 76 TU
4

T

4
U


-1-

MỞ ĐẦU
I. Tính cấp thiết của Đề tài:
Các đô thị của Việt Nam hiện nay, hệ thống thoát nước là hệ thống chung chủ
yếu được xây dựng từ thời Pháp thuộc. Ðường ống nước thải và đường ống nước
mưa còn chung nhau, dẫn đến việc khó khăn trong quá trình xử lý nước thải, đặc
biệt là nước thải sinh hoạt. Mục tiêu của định hướng phát triển hệ thống thoát nước
đô thị Việt Nam đến năm 2020: Từng bước xoá bỏ tình trạng ngập úng thường
xuyên vào mùa mưa tại các đô thị; Mỗi đô thị sẽ có hệ thống thoát nước với công
nghệ xử lý phù hợp đảm bảo vệ sinh môi trường; Mở rộng phạm vi phục vụ các hệ
thống thoát nước đô thị từ 50-60% lên 80-90%, riêng đối với Hà Nội, TP Hồ Chí
Minh và các đô thị loại II, các đô thị nằm trong vùng kinh tế trọng điểm, khu công
nghiệp và khu chế xuất thì phạm vi thoát nước sẽ được tăng lên 90-100% 1.
F
0
P

P

Hệ thống hạ tầng kỹ thuật ở các đô thị là một trong những yếu tố quan trọng
thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội. Năm 1999, cả nước chỉ có khoảng 18 triệu
người dân sống ở các đô thị, chiếm 23,6% dân số cả nước, thì đến năm 2002 đã là
trên 20 triệu (tương đương với 25,1%) và ước tính đến năm 2020 là 45% . Xét về
tốc độ đô thị hoá thì theo thống kê mới nhất, hiện tại Việt Nam có 729 đô thị, trong
đó có 2 đô thị đặc biệt, 3 đô thị loại I, 14 loại II, 43 loại III, 36 loại IV, 631 loại V

và gần 10.000 xã. Mức độ đô thị hóa là 27,5%, tương ứng với tốc độ tăng dân số đô
thị khoảng 2,9%/năm và đến năm 2020 dân số thành thị sẽ tăng gấp đôi. Trong khi
đó, hệ thống thoát nước còn lạc hậu và thiếu sự đồng bộ cần thiết. Có thể khẳng
định, tại các đô thị của Việt Nam hệ thống thoát nước chưa đáp ứng được nhu cầu
phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo vệ sinh môi trường. Phần lớn hệ thống được
dùng chung cho thoát nước mưa và nước thải, được xây dựng trên địa hình tự nhiên,
nước tự chảy và độ dốc thủy lực thấp. Cho đến nay, chưa đô thị nào có trạm xử lý
nước thải sinh hoạt cho toàn thành phố.
1

Tạp chí xây dựng số 4/2008,

/>

-2-

Cũng như hệ thống cấp nước, hệ thống thoát nước của các thành phố lớn mới
chỉ đáp ứng được 60% nhu cầu và các đô thị nhỏ 20-25%. Theo đánh giá của các
công ty thoát nước và môi trường đô thị tại các địa phương thì hiện nay 50% tuyến
cống đã bị hư hỏng nặng, 30% tuyến cống cũ bị xuống cấp và chỉ khoảng 20%
tuyến cống mới xây dựng là còn tốt. Hệ quả tất yếu là số điểm ngập úng tăng và tình
trạng ngập úng xảy ra thường xuyên hơn, thời gian úng ngập kéo dài 2-3 giờ. Đặc
biệt trong những năm gần đây khi tốc độ xây dựng tăng mạnh thì tình hình còn trở
nên tồi tệ hơn (Dũng & Anh, 2007).
Việc quản lý hệ thống tiêu thoát nước thải đang đối diện với những thách thức
lớn, khi thiếu cơ sở pháp lý trong quản lý, cơ sở và vật chất không theo kịp với yêu
cầu phát triển của xã hội. Đó là các vấn đề như kết nối tiêu thoát nước thải của hộ
dân với hệ thống của công ty tiêu thoát nước thải không chuyên nghiệp và không
cưỡng bức; Chưa sử dụng GIS (Hệ thống thông tin địa lý) trong công tác quản lý;
Quy hoạch sử dụng đất do Bộ Tài nguyên - Môi trường quản lý không cập nhập kịp

thời thông tin phát triển đô thị và các khu xây dựng mới; Quản lý xây dựng đô thị
và hạ tầng còn nhiều hạn chế, ... để lại một thực trạng là bộ mặt kiến trúc đô thị
thiếu bản sắc cùng với môi trường đô thị bị ô nhiễm nghiêm trọng. Vì vậy, theo ước
tính để đạt được các mục tiêu phát triển cơ sở hạ tầng, nguồn vốn dự tính cho cấp
nước đô thị khoảng 15.000 tỷ đồng (gần 1 tỷ USD), thoát nước và xử lý nước thải
đô thị khoảng 44.000 tỷ đồng (gần 3 tỷ USD), quản lý chất thải rắn đô thị khoảng
16.517 tỷ đồng (trên 1 tỷ USD). Một nguồn vốn đầu tư lớn như vậy, song ý việc
quản lý còn quá nhiều bất cập và nhận thức của người dân về vấn đề nước thải cũng
như hệ thống tiêu thoát nước thải còn quá kém nên hiệu quả của đầu tư sẽ không
cao.
Nếu so sánh với các nước Tây Âu thì hiện nay 90% dân số của khối EU25, 25
nước Châu Âu, đã được kết nối với hệ thống thu gom nước thải. Chỉ còn 14% nước
thải sinh hoạt là chưa qua xử lý trước khi trở về nguồn. Hầu hết mọi nước thải sinh
hoạt đều qua xử lý cấp hai hoặc cao hơn. Riêng ở Đức, Hà Lan, Phần Lan và Thuỵ
Điển thì 80% nước thải được xử lý tối thiểu qua 3 bước. Mô hình PPP (Public


-3-

Private Partnership), có sự tham gia của tư nhân trong giải quyết các vấn đề công
cộng đang được áp dụng thành công trong tiêu thoát và xử lý nước thải đô thị, ví dụ
công ty Gelsenwasser AG trong quản lý nước thải ở thành phố Dresden ở Đức.
Trong khuôn khổ của Nghị định khung về tài nguyên nước (Water Frame Directive)
thì các nước trong khối cộng đồng Châu Âu đang áp dụng thu phí nước thải theo
nguyên tắc "Đảm bảo thu bù chi" và "Người gây ô nhiễm phải trả". Chính vì vậy mà
mức thu phí nước sạch, nước thải và đặc biệt là thu phí nước mưa (đối với trường
hợp ngăn/giảm dòng chảy thấm xuống đất), ở Đức đánh giá là cao trên thế giới 2.
1F
P


P

Thành phố Hải Dương là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá xã hội của tỉnh
Hải Dương, là thành phố trực thuộc tỉnh Hải Dương. Tổng sản phẩm trên địa bàn
thành phố (GDP), giai đoạn 2001-2005 tăng 14,47%/năm, trong đó công nghiệp và
xây dựng có tốc độ tăng cao, đạt bình quân 21,6%/năm trong giai đoạn 2001-2005.
Về quy mô kinh tế, GDP của năm 2005 (giá so sánh 1994) gấp gần 2 lần so với năm
2000; GDP năm 2005 tính theo giá hiện hành của thành phố đạt 2.266 tỷ đồng. Mức
GDP đầu người thành phố năm 2005 đạt khá cao (15,7 triệu đồng, tương đương
986,3 USD), cao gấp gần 2 lần so với tỉnh và gấp hơn 1,3 lần so với kinh tế trọng
điểm Bắc Bộ. Hệ thống thoát nước thành phố là hệ thống kết hợp cả thoát nước thải
và nước mưa. Đối với những địa hình đồng bằng tương đối bằng phẳng và lượng
nước mưa tập trung theo mùa như thành phố Hải Dương thì việc xây dựng hệ thống
thoát nước trên là phù hợp. Đồng thời, để thoát nước thành phố phải sử dụng hệ
thống bơm cưỡng bức (GTZ&GFA, 2008).
Mạng lưới thoát nước thành phố có tổng chiều dài 35 km với tỷ lệ 0,23 km
ống/km đường. Nhưng hiệu suất làm việc thấp, chỉ đạt 40-60% do các hố ga, thân
cống bị bùn lắng đọng và tỷ lệ cống còn thấp.
Lĩnh vực thoát nước trong những năm qua được thành phố quan tâm chỉ đạo
thực hiện và đã tiến hành nạo vét, cải tạo được 9.763 m cống tiêu thoát nước, đã
được thực hiện các dự án kè các hồ, sông Cầu Cất, hệ thống thoát nước và xử lý
nước thải thành phố giai đoạn I... Về cơ bản hệ thộng mới đáp ứng được yêu cầu
2

EUROSTAT new release (37/2006)


-4-

tiêu thoát nước chung cho khu vực nội thành cũ. Tuy nhiên, do độ cao của thành

phố thấp hơn mực nước các con sông gây khó khăn lớn cho việc tiêu thoát nước,
tình trạng ngập, úng vẫn còn phổ biến, đặc biệt là vào các tháng mùa mưa. Hơn nữa,
nhiều khu vực phường, xã mới của thành phố vẫn còn chưa có hệ thống tiêu thoát
nước nước và xử lý nước thải.
Chính vì vậy, Các dự án nhà nước đã quan tâm tới việc đầu tư hệ thống tiêu
thoát nước thải nhưng sự tham gia của người dân còn hạn chế. Việc nghiên cứu kiến
thức thái độ hành vi của người dân là việc cấp bách hiện nay để tiến tới quản lý
nước thải ở các khu đô thị bền vững. Những nghiên cứu gần đây, chúng ta mới chỉ
dừng ở mặt quy hoạch, kỹ thuật chưa quan tâm đầy đủ đến việc nâng cao nhận thức
cho người dân để thay đổi hành vi của người dân. Trong bối cảnh như vậy đề tài:
“Nghiên cứu kiến thức - thái độ - hành vi của người dân nhằm định hướng quản
lý bền vững nước thải ở Thành phố Hải Dương” được tiến hành nhằm có biện
pháp thúc đẩy sự tham gia của người dân trong việc tiêu thoát nước thải.
II. Mục đích của Đề tài:
- Phân tích thực trạng tiêu thoát nước thải về kỹ thuật cũng như đặc điểm về
hệ thống tiêu thoát nước thải ở thành phố Hải Dương.
- Xác định kiến thức - thái độ - hành vi của người dân về hệ thống tiêu thoát
nước thải ở thành phố Hải Dương.
- Đề xuất các giải pháp để thúc đẩy sự tham gia người dân vào công tác tiêu
thoát nước thải định hướng quản lý nước thải bền vững.
III. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu:
- Chọn địa điểm nghiên cứu: Hệ thống tiêu thoát nước thải ở thành phố Hải
Dương, tỉnh Hải Dương.
- Đối tượng nghiên cứu: Kiến thức – thái độ - hành vi của người dân ở thành
phố Hải Dương.
- Phương pháp thu thập thông tin:
o Thu thập thông tin thứ cấp từ các nguồn tài liệu thống kê của phường,
thành phố Hải Dương.



-5-

o Phỏng vấn hộ dân, Phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm hộ dân.
- Phương pháp nghiên cứu:
o Phương pháp nghiên cứu định tính
o Phương pháp nghiên cứu định lượng
- Phương pháp phân tích số liệu:
o Xử lý số liệu bằng phương pháp thống kê toán học trên EXCEL,
SPSS
o Phân tích tương quan, phương sai, mô hình hồi quy.
IV. Kết quả dự kiến đạt được:
Kết quả phân tích kiến thức - thái độ - hành vi của người dân để từ đó có biện
pháp phù hợp để nâng cao nhận thức tiến tới cải thiện hành vi của người dân ở
thành phố Hải Dương. Từ các kết quả phân tích, xây dựng mô hình quản lý nước
thải có sự tham gia người dân định hướng quản lý nước thải bền vững.
V. Nội dung của luận văn:
MỞ ĐẦU
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN
- Thực trạng tiêu thoát nước thải
- Đặc điểm nước thải đô thị
- Quản lý nước thải đô thị
- Các phương pháp nghiên cứu
CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Phương pháp nghiên cứu định tính
- Phương pháp nghiên cứu định lượng
- Phân tích thống kê toán và mô hình hồi quy
CHƯƠNG 3 DỮ LIỆU VÀ CHỌN MẪU NGHIÊN CỨU
- Chọn mẫu nghiên cứu
- Dữ liệu thu thập
- Xử lý làm sạch dữ liệu thu thập được

CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH CÁC KẾT QUẢ


-6-

- Phân tích thực trạng tiêu thoát nước thải ở thành phố Hải Dương
- Phân tích kiến thức – thái độ - hành vi của người dân ở thành phố Hải
Dương
- Các công cụ truyền thông hiệu quả để nâng cao nhận thức cho người dân
- Mô hình quản lý nước thải bền vững có sự tham gia của người dân
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ


-7-

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1 Hiện trạng thoát nước tại các đô thị Việt Nam
1.1.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội
Vị trí địa lý và điều kiện địa hình ảnh hưởng rất lớn đến tiêu thoát nước tự
chảy của các đô thị. Đặc trưng của đô thị của cả nước là sự phát triển gắn liền với
việc khai thác và sử dụng các nguồn nước mặt (sông, biển...). Hệ thống thoát nước
đô thị cũng liên quan mật thiết đến chế độ thuỷ văn của hệ thống sông, hồ. Về mặt
tự nhiên, các sông, hồ thường kết với nhau thành dạng chuỗi thông qua các kênh
mương thoát nước hở, tạo thành các trục tiêu thoát nước chính. Cả nước có tới
2.360 con sông với chiều dài hơn 10.000 km, trong đó có 9 hệ thống sông lớn có
diện tích lưu vực trên 10.000 km2. Lưu vực dòng chảy các sông về mùa mưa rất lớn
P

P


chiếm 70 - 90% tổng lượng nước cả năm.
Nước ta thuộc vùng khí hậu nóng ẩm: mưa nhiều, độ ẩm lớn, nhiệt độ và độ
bức xạ cao. Sự phân bố không đều về lượng mưa, độ ẩm, độ bức xạ... theo không
gian và thời gian sẽ ảnh hưởng rất lớn đến thoát nước và chất lượng môi trường
nước trong các đô thị. Mỗi năm có khoảng 8 - 10 cơn bão, gây thiệt hại trung bình 2
- 3% thu nhập quốc dân và ảnh hưởng rất lớn tới thoát nước đô thị.
Những năm gần đây, việc đầu tư vào hệ thống thoát nước đô thị được cải thiện
đáng kể. Một số dự án đã và đang được triển khai bằng nguồn vốn vay ODA tại các
thành phố như Hà Nội, Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Vinh,... Nguồn vốn đầu
tư này tuy đã lên tới hàng tỉ USD, tuy nhiên cũng chỉ đáp ứng tỷ lệ nhỏ (khoảng
1/6) so với yêu cầu hiện nay.
Hầu hết các đô thị đã có qui hoạch phát triển tổng thể đến năm 2020, nhưng
quy hoạch chuyên ngành, hạ tầng cơ sở chưa được thực thi đầy đủ, đồng bộ nhất là
đối với ngành cấp thoát nước đô thị.
Các qui hoạch về môi trường, quản lý chất thải rắn, cấp thoát nước thường là
các mảng nhỏ trong quy hoạch tổng thể, do vậy chỉ có thể có các thông tin qui
hoạch cơ bản. Một vấn đề khá quan trọng trong công tác qui hoạch là các tiêu chí


-8-

chung để phối hợp thực hiện đầu tư đồng bộ các công trình hạ tầng đô thị chưa được
đề ra đầy đủ.
1.1.2 Hiện trạng về hệ thống thu gom nước thải
Hiện nay, hệ thống thoát nước phổ biến nhất ở các đô thị của Việt Nam là hệ
thống thoát nước chung. Phần lớn những hệ thống này được xây dựng cách đây
khoảng 100 năm, chủ yếu để thoát nước mưa, ít khi được sửa chữa, duy tu, bảo
dưỡng nên đã xuống cấp nhiều. Việc xây dựng bổ sung được thực hiện một cách
chắp vá, không theo quy hoạch lâu dài, không đáp ứng được yêu cầu phát triển đô
thị. Các dự án thoát nước đô thị sử dụng vốn ODA (cho khoảng 10 đô thị) đã và

đang được triển khai thực hiện thường áp dụng kiểu hệ thống chung trên cơ sở cải
tạo nâng cấp hệ thống hiện có. Tuy nhiên, cá biệt như thành phố Huế áp dụng hệ
thống thoát nước riêng hoàn toàn.
Đối với các khu công nghiệp, được xây dựng từ 1994 đến nay, việc tổ chức hệ
thống thoát nước theo dạng phổ biến trên thế giới. Thông thường có hai hoặc ba hệ
thống thoát nước riêng biệt:
− Trường hợp ba hệ thống cho ba loại nước thải: nước mưa, nước thải sản xuất,
nước thải sinh hoạt.
− Trường hợp hai hệ thống: nước mưa thoát riêng, còn nước thải sản xuất sau
khi đã xử lý sơ bộ trong từng nhà máy thì thoát chung và xử lý kết hợp với
nước thải sinh hoạt.
Để đánh giá khả năng thoát nước, người ta thường lấy tiêu chuẩn chiều dài
bình quân cống trên đầu người. Các đô thị trên thế giới tỷ lệ trung bình khoảng
2m/người, ở nước ta tỷ lệ này tại Hà Nội, Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng là 0,2
- 0,25m/người, còn lại chỉ đạt từ 0,05 - 0,08m/người. Mặt khác trong từng đô thị,
mật độ cống thoát nước khác nhau, khu trung tâm đặc biệt là các khu phố cũ, mật độ
cống thoát nước thường cao hơn các khu vực mới xây dựng. Ngoài ra, nhiều đô thị
gần như chưa có hệ thống thoát nước, nhất là các thị xã tỉnh lỵ vừa được tách tỉnh.
Theo thống kế sơ bộ của các công ty tư vấn và từ những báo cáo của các sở xây


-9-

dựng, một số đô thị có hệ thống thoát nước hết sức yếu kém như ở Tuy Hoà (tỉnh
Phú Yên). Hệ thống thoát nước mới phục vụ cho khoảng 5% diện tích đô thị, các
thành phố Quy Nhơn (Bình Định) 10%, Ban Mê Thuột (Đắc Lắc) 15%, Cao Bằng
20%... Các đô thị có hệ thống thoát nước tốt nhất như Hà Nội, Hải Phòng, thành
phố Hồ Chí Minh và một số đô thị nhỏ như Lào Cai, Thái Bình cũng chỉ phục vụ
khoảng 60%.
Theo đánh giá của các công ty thoát nước, công ty môi trường đô thị tại các

địa phương và các công ty tư vấn, thì có trên 50% các tuyến cống đã bị hư hỏng
nghiêm trọng cần phải sửa chữa, 30% các tuyến cống đã xuống cấp, chỉ khoảng
20% vừa được xây dựng là còn tốt.
Các kênh rạch thoát nước chủ yếu là sử dụng kênh rạch tự nhiên, nền và thành
bằng đất do vậy thường không ổn định. Các cống, ống thoát nước được xây dựng
bằng bê tông hoặc xây gạch, tiết diện cống thường có hình tròn, hình chữ nhật, có
một số tuyến cống hình trứng. Ngoài ra tại các đô thị tồn tại nhiều mương đậy nắp
đan hoặc mương hở, các mương này thường có kích thước nhỏ, có nhiệm vụ thu
nước mưa và nước bẩn ở các cụm dân cư. Các hố ga thu nước mưa và các giếng
thăm trên mạng lưới bị hư hỏng nhiều ít được quan tâm sửa chữa gây khó khăn cho
công tác quản lý. Theo báo cáo của các công ty thoát nước và công ty môi trường
đô thị, tất cả các thành phố, thị xã của cả nước đều bị ngập úng cục bộ trong mùa
mưa. Có đô thị 60% đường phố bị ngập úng như Buôn Mê Thuột của Đắc Lắc, TP
Hồ Chí Minh (trên 100 điểm ngập), TP. Hà Nội (trên 30 điểm), Đà Nẵng, Hải
Phòng cũng có rất nhiều điểm bị ngập úng. Thời gian ngập kéo dài từ hai giờ đến
hai ngày, độ ngập sâu lớn nhất là 1m. Ngoài các điểm ngập do mưa, tại một số đô
thị còn có tình trạng ngập cục bộ do nước thải sinh hoạt và công nghiệp (Ban Mê
Thuột, Cà Mau). Ngập úng gây ra tình trạng ách tắc giao thông, nhiều cơ sở sản
xuất dịch vụ ngừng hoạt động, du lịch bị ngừng trệ, hàng hoá không thể lưu thông.
Hàng năm thiệt hại do ngập úng theo tính toán sơ bộ lên tới hàng nghìn tỷ đồng.


- 10 -

1.2 Đặc điểm nước thải đô thị
1.2.1 Nước thải sinh hoạt
Nước thải sinh hoạt là nước được thải bỏ sau khi sử dụng cho các mục đích
sinh hoạt của cộng đồng: tắm, giặt giũ, tẩy rửa, vệ sinh cá nhân,…chúng thường
được thải ra từ các các căn hộ, cơ quan, trường học, bệnh viện, chợ, và các công
trình công cộng khác. Lượng nước thải sinh hoạt của khu dân cư phụ thuộc vào dân

số, vào tiêu chuẩn cấp nước và đặc điểm của hệ thống thoát nước.
Thành phần của nước thải sinh hoạt gồm 2 loại:
− Nước thải nhiễm bẩn do chất bài tiết của con người từ các phòng vệ sinh
− Nước thải nhiễm bẩn do các chất thải sinh hoạt: cặn bã từ nhà bếp, các
chất rửa trôi, kể cả làm vệ sinh sàn nhà.
Nước thải sinh hoạt chứa nhiều chất hữu cơ dễ bị phân hủy sinh học, ngoài ra
còn có các thành phần vô cơ, vi sinh vật và vi trùng gây bệnh rất nguy hiểm. Chất
hữu cơ chứa trong nước thải sinh hoạt bao gồm các hợp chất như protein (40 –
50%); hydrat cacbon (40 - 50%) gồm tinh bột, đường và xenlulo; và các chất béo (5
- 10%). Nồng độ chất hữu cơ trong nước thải sinh họat dao động trong khoảng 150
– 450%mg/l theo trọng lượng khô. Có khoảng 20 – 40% chất hữu cơ khó phân hủy
sinh học. Ở những khu dân cư đông đúc, điều kiện vệ sinh thấp kém, nước thải sinh
hoạt không được xử lý thích đáng là một trong những nguồn gây ô nhiễm môi
trường nghiêm trọng.
Lượng nước thải sinh hoạt dao động trong phạm vi rất lớn, tùy thuộc vào mức
sống và các thói quen của người dân, có thể ước tính bằng 80% lượng nước được
cấp. Giữa lượng nước thải và tải trọng chất thải của chúng biểu thị bằng các chất
lắng hoặc BOD5 có một mối tương quan nhất định. Tải trọng chất thải trung bình
tính theo đầu người với nhu cầu cấp nước 150 lít/ngày tổng lượng chất thải trong
Bảng 1.1.


- 11 -

Bảng 1.1.Tải trọng chất thải trung bình một ngày tính theo đầu người
Các chất

Tổng chất thải

Chất thải hữu cơ


Chất thải vô cơ

(g/người.ngày)

(g/người.ngày)

(g/người.ngày)

Tổng lượng chất thải

190

110

80

Các chất tan

100

50

50

Các chất không tan

90

60


30

Chất lắng

60

40

20

Chất lơ lửng

30

20

10

1.2.2 Nước thải công nghiệp
Nước thải công nghiệp là loại nước thải sau quá trình sản xuất, phục thuộc loại
hình công nghiệp. Đặc tính ô nhiễm và nồng độ của nước thải công nghiệp rất khác
nhau phụ thuộc vào loại hình công nghiệp và chế độ công nghệ lựa chọn.
Trong công nghiệp nước được sử dụng như là một loại nguyên liệu thô hay
phương tiện sản xuất (nước cho các quá trình) và phục vụ cho các mục đích truyền
nhiệt. Nước cấp cho sản xuất có thể lấy mạng cấp nước sinh hoạt chung hoặc lấy
trực tiếp từ nguồn nước ngầm hay nước mặt nếu xí nghiệp có hệ thống xử lý riêng.
Nhu cầu về cấp nước và lưu lượng nước thải trong sản xuất phụ thuộc vào nhiều
yếu tố. Lưu lượng nước thải của các xí nghiệp công nghiệp được xác định chủ yếu
bởi đặc tính sản phẩm được sản xuất. Lượng nước thải phụ thuộc vào công nghệ sản

xuất và năng suất của các công ty đó sử dụng.
Thành phần nước thải sản xuất rất đa dạng, trong một ngành công nghiệp mức
độ ô nhiễm cũng khác nhau tùy theo công nghệ của từng nhà máy. Dựa vào thành
phần và khối lượng nước thải mà lựa chọn công nghệ và các kỹ thuật xử lý hợp lý.
Trong Bảng 1.2 trình bày lượng nước thải của một số ngành công nghiệp sản xuất
tính cho một lít nước thải.


- 12 -

Bảng 1.2. Tính chất đặc trưng của nước thải một số ngành công nghiệp
Chế biến

Sản xuất

Dệt sợi

Sản xuất

sữa

thịt hộp

tổng hợp

clorophenol

1400

1500


4300

1900

2100

3300

5400

1600

3300

8000

53000

300

1000

2000

1200

Nitơ (mgN/l)

50


150

30

0

6

Photpho (mgP/l)

12

16

0

0

7

pH

7

7

5

7


8

Nhiệt độ (0C)

29

28

-

17

9

Dầu mỡ (mg/l)

-

500

-

-

10

Clorua (mg/l)

-


-

-

27000

11

Phenol (mg/l)

-

-

-

140

TT

Các chỉ tiêu

1

BOD5 (mg/l)

1000

2


COD (mg/l)

3

Tổng chất rắn (mg/l)

4

Chất rắn lơ lửng (mg/l)

5

P

P

Nước thải từ các nhà máy chế biến thực phẩm có hàm lượng nitơ và photpho
đủ cho quá trình xử lý sinh học, trong khi đó hàm lượng các chất dinh dưỡng này
trong nước thải của các ngành sản xuất khác lại quá thấp so với nhu cầu phát triển
của vi sinh vật. Nước thải ở các nhà máy hóa chất thường chứa một số chất độc cần
được xử lý sơ bộ để khử các độc tố trước khi thải vào hệ thống nước thải khu vực.
Có hai loại nước thải công nghiệp:
− Nước thải công nghiệp qui ước sạch là loại nước thải sau khi sử dụng để
làm nguội sản phẩm, làm mát thiết bị, làm vệ sinh sàn nhà.
− Loại nước thải công nghiệp nhiễm bẩn đặc trưng của công nghiệp đó và
cần xử lý cục bộ trước khi xả vào mạng lưới thoát nước chung hoặc vào
nguồn nước tùy theo mức độ xử lý.



- 13 -

1.2.3 Nước thải là nước mưa
Loại nước thải này sau khi mưa chảy tràn trên mặt đất và lôi kéo các chất cặn
bã, dầu mỡ,… khi đi vào hệ thống thoát nước. Những nơi có mạng lưới cống thoát
riêng biệt: mạng lưới cống thoát nước thải riêng với mạng lưới cống thoát nước
mưa. Nước thải đi về nhà máy xử lý gồm: nước sinh hoạt, nước công nghiệp và
nước ngầm thâm nhập, nếu sau những trận mưa lớn không có hiện tượng ngập úng
cục bộ, nếu có nước mưa có thể tràn qua nắp đậy các hố ga chảy vào hệ thống thoát
nước thải. Lượng nước thâm nhập do thấm từ nước ngầm và nước mưa có thể lên
tới 470m3/ha.ngày. Nơi có mạng cống chung vừa thoát nước thải vừa thoát nước
P

P

mưa. Đây là trường hợp hầu hết ở các thị trấn, thị xã, thành phố của nước ta. Lượng
nước chảy về nhà máy gồm nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp, nước ngầm
thâm nhập và một phần nước mưa.

Hình 1.1. Thành phần nước thải đô thị
Lưu lượng nước thải đô thị phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện khí hậu và các
tính chất đặc trưng của thành phố. Khoảng 65-85% lượng nước cấp cho một nguồn
trở thành nước thải. Lưu lượng và hàm lượng các chất thải của nước thải đô thị
thường dao động trong phạm vi rất lớn. Lưu lượng nước thải của các thành phố nhỏ
biến động từ 20% Q TB - 250%Q TB , còn các thành phố lớn biến động từ 50% Q TB R

R

R


R

R

R

200%Q TB . Lưu lượng nước thải lớn nhất trong ngày vào lúc 10 - 12h trưa và thấp
R

R


- 14 -

nhất vào lúc khoảng 5h sáng. Lưu lượng và tính chất nước thải đô thị còn thay đổi
theo mùa, giữa ngày làm việc và ngày nghỉ trong tuần.
1.3 Các phương pháp nghiên cứu
Quá trình nghiên cứu thống kê trải qua các bước sau:
Xác định vấn đề nghiên cứu, mục đích, nội
dung, đối tượng nghiên cứu

Xây dựng hệ thống các khái niệm, chỉ tiêu
thống kê

Điều tra thống kê

Xử lý số liệu:
-

Tập hợp, sắp xếp số liệu


-

Chọn các phần mềm xử lý số liệu

-

Phân tích thống kê sơ bộ

-

Lựa chọn các phương pháp phân
thích thống kê thích hợp

Phân tích và giải thích kết quả.
Dự đoán xu hướng phát triển
Báo cáo và truyền đạt kết quả nghiên cứu

Hình 1.2. Sơ đồ các bước nghiên cứu thống kê
Trong sơ đồ này mũi tên hướng từ trên xuống chỉ trình tự các bước tiến hành
các công đoạn của quá trình nghiên cứu. Công đoạn từ dưới lên chỉ những công
đoạn cần phải kiểm tra lại, bổ sung nếu chưa đạt yêu cầu.


- 15 -

1.3.1 Các phương pháp dành cho khảo sát
Các công cụ khảo sát cơ bản dùng trong luận văn:
- Phương pháp định lượng có sử dụng bảng hỏi hộ gia đình.
- Phương pháp định tính có sử dụng bản kiểm cho phỏng vấn sâu (PVS) và

thảo luận nhóm (TLN).
Như trong Hình 1.3 thì PVS và TLN trọng tâm thuộc dạng phi cấu trúc và mức
độ kiểm soát của nghiên cứu viên thấp. Ngược lại Điều tra bằng bảng hỏi có cấu
trúc chặt chẽ và mức kiểm tra của nghiên cứu viên cao hơn.
Cấu trúc chặt

Phi
Bán cấu trúc

cấu trúc

chẽ

Mức độ chặt chẽ của cấu trúc
PV dân tộc

Các kỹ thuật quy

Liệt kê tự do

chiếu
Phỏng vấn

Phân nhóm

Điều tra bảng

Vẽ bản đồ
Thảo luận nhóm trọng


bảng hỏi
Xếp hạng

tâm
Mức độ kiểm soát của
NCV

Hình 1.3. Phân loại các công cụ nghiên cứu cho khảo sát
1.3.1.1 Phương pháp định tính
a. Phỏng vấn sâu (PVS)
PVS là một kỹ thuật phỏng vấn đặc biệt, dùng để phỏng vấn những người có
vai trò, chức vụ đặc biệt trong cộng đồng và được xem như đại diện cho ý kiến cộng
đồng. Người cung cấp thông tin chủ yếu có thể là đại diện chính quyền, đoàn thể ở
cộng đồng hay người dân được xem là có uy tín của cộng đồng.
b. Thảo luận nhóm có trọng tâm (TLN)
TLN có trọng tâm là một kỹ thuật TLN đặc biệt, gồm từ 6 đến 12 người,
được một người hướng dẫn (và một người ghi chép) và ngồi vòng quanh. Thành


- 16 -

viên của nhóm thường là đồng nhất ví dụ nhóm các trưởng khu, thanh niên... Các
thành viên thảo luận về một chủ đề nào đó một cách tự do và tự phát. TLN có thể
cung cấp đủ loại thông tin nhưng chủ yếu là về các thông tin về nhận thức, thái độ,
hành vi của nhóm. Thảo luận cần được chuẩn bị chu đáo và hướng dẫn tốt, người
hướng dẫn phải có kinh nghiệm. Nơi thảo luận phải thuận lợi, không làm ảnh hưởng
đến kết quả thảo luận.
1.3.1.2 Phương pháp định lượng
Bộ câu hỏi thường được sử dụng để phỏng vấn khi tiến hành một cuộc khảo
sát (survey) về một vấn đề nào đó ở cộng đồng. Bộ câu hỏi là một công cụ để đo

lường, nói đúng hơn đó là một thước đo, đòi hỏi phải chính xác và tin cậy. Để đạt
được điều này, người thiết kế phải tuân theo nhiều giai đoạn khác nhau, từ việc xem
xét các mục tiêu, biến số của nghiên cứu cho đến việc thử độ chính xác và độ tin
cậy.
Cấu trúc bộ câu hỏi:
Một bộ câu hỏi được cấu thành từ các câu hỏi, cấu trúc bộ câu hỏi có thể gồm
câu hỏi mở hoặc câu hỏi đóng hoặc cả 3 loại câu hỏi mở, đóng và kết hợp.
Các bước cần chú ý khi thiết kế một bộ câu hỏi:
-

Xác định nội dung hỏi

-

Hình thành các câu hỏi

-

Sắp xếp các câu hỏi theo thứ tự hợp lý

-

Thử nghiệm bộ câu hỏi về độ tin cậy, độ chính xác, và về mặt ngôn ngữ

1.3.2 Phân tích và xử lý số liệu
Sau khi tiến hành điều tra thống kê, ta sẽ thu được rất nhiều dữ liệu ban đầu
(dữ liệu sơ cấp) trên mỗi đơn vị điều tra. Những dữ liệu này là những dữ liệu thô
phản ánh các đặc trưng cá biệt của từng đơn vị, có tính chất rời rạc nên rất khó khăn
quan sát để rút ra những nhận xét, kết luận về hiện tượng nghiên cứu, và cũng như
thể sử dụng ngay vào phân tích về hiện tượng nghiên cứu, và cũng như thể sử dụng

ngay vào phân tích và dự đoán thống kê. Các số liệu định lượng khi thu thập sử


- 17 -

dụng phần mềm thống kê SPSS để phân tích và trình bày các kết quả sắp xếp này
thường được trình bày dưới dạng bằng hay biểu đồ để dễ quan sát.
1.3.3 Cơ sở lý luận của hoạt động truyền thông
1.3.3.1Mô hình truyền thông
Mô hình truyền thông được trình bày dưới dạng bao gồm các phần tử và quá
trình truyền thông tin như Hình 1.4.
Người truyền

Thông điệp

Kênh

Người nhận

Nhiễu

Hiệu
quả

Phản hồi
Hình 1.4. Mô hình truyền thông
Người truyền là yếu tố mang thông tin tiềm năng và khởi xướng quá trình
truyền thông. Người truyền là người hay nhóm mang nội dung thông tin muốn được
trao đổi đến với người hay nhóm người khác. Thông điệp là nội dung thông tin
được trao đổi từ người truyền đến đối tượng tiếp nhận. Thông điệp chính là những

tâm tư, tình cảm, mong muốn, hiểu biết, ý kiến, đòi hỏi, kinh nghiệm sống, tri thức
khoa học kỹ thuật được mã hoá theo một hệ thống ký hiệu nào đó. Hệ thống ký hiệu
này được cả người truyền và người nhận cùng chấp nhận và có chung cách hiểu.
Tiếng nói, chữ viết, hệ thống biển báo, hình ảnh, cử chỉ biểu đạt của con người…
được sử dụng để chuyển tải thông điệp.
Kênh truyền thông là sự thống nhất của phương tiện, con đường, cách thức
chuyển tải thông điệp từ người truyền đến người nhận. Căn cứ vào tính chất, đặc
điểm cụ thể, người ta chia kênh truyền thông thành các loại hình khác nhau như
truyền thông trực tiếp và truyền thông gián tiếp (truyền thông đại chúng).


- 18 -

Người nhận là các cá nhân hay nhóm người tiếp nhận thông điệp trong quá
trình truyền thông. Hiệu quả của truyền thông được xem xét trên cơ sở những biến
đổi về nhận thức, thái độ và hành vi của người nhận.
Phản hồi là phản ứng của người nhận đối với thông điệp truyền thông về
những suy nghĩ, thái độ, hành vi khi nhận thông điệp.
Nhiễu là các yếu tố gây ra sự sai lệch thông tin không được dự tính trước
trong quá trình truyền thông.
1.3.3.2Truyền thông thay đổi hành vi
a. Hành vi:
Hành vi là cách người dân hành động trước một tình huống nào đó của cuộc
sống. Hành vi được thành hình từ những suy nghĩ, hiểu biết, kinh nghiệm về cuộc
sống chung quanh. Những suy nghĩ, hiểu biết, kinh nghiệm đó có thể do bản thân
thu lượm được trong cuộc sống hoặc do người đi trước truyền lại hoặc học tập từ
những người chung quanh. Hành vi được lập đi lập lại sẽ trở thành thói quen và rất
khó thay đổi. Ngoài ra, hành vi của cá nhân còn bị ảnh hưởng bởi lối sống, cách cư
xử của cộng đồng nên lại càng khó thay đổi. Muốn làm người dân thay đổi hành vi
thì phải hiểu về sự thay đổi hành vi và phải biết giáo dục đúng cách.

b. Tiến trình thay đổi hành vi:
Sự thay đổi của người dân xảy ra thường chậm đòi hỏi phải có thời gian. Sự
thay đổi này thường trải qua 5 bước cơ bản.


×