Tải bản đầy đủ (.pdf) (151 trang)

NGHIÊN CỨU CÁC GIẢI PHÁP TIÊU NƯỚC CỦA HỆ THỐNG THUỶ LỢI BẮC ĐUỐNG PHỤC VỤ ĐA MỤC TIÊU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (18.85 MB, 151 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THUỶ LỢI
-----------o0o------------

NGUYỄN LƯƠNG BẰNG

NGHIÊN CỨU CÁC GIẢI PHÁP TIÊU NƯỚC CỦA HỆ THỐNG THUỶ LỢI
BẮC ĐUỐNG PHỤC VỤ ĐA MỤC TIÊU

LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT

Hà Nội – 2010


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THUỶ LỢI
----------------o0o---------------

NGUYỄN LƯƠNG BẰNG

NGHIÊN CỨU CÁC GIẢI PHÁP TIÊU NƯỚC CỦA HỆ THỐNG THUỶ LỢI
BẮC ĐUỐNG PHỤC VỤ ĐA MỤC TIÊU

Chuyên ngành: Quy hoạch và Quản lý tài nguyên nước
Mã số:



60 – 62 - 30

LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. PHẠM VIỆT HOÀ

Hà Nội – 2010


LỜI CẢM ƠN
Đề tài: “Nghiên cứu các giải pháp tiêu nước của hệ thống thuỷ lợi Bắc
Đuống phục vụ đa mục tiêu” được hoàn thành ngoài sự phấn đấu nỗ lực của bản
thân tác giả còn có sự chỉ bảo hướng dẫn nhiệt tình của các thầy giáo, cô giáo và các
đồng nghiệp bạn bè.
Trước hết, tôi xin được chân thành cảm ơn Trường Đại học Thủy lợi, các
thầy giáo cô giáo trong khoa Kỹ thuật Tài nguyên nước và các thầy cô giáo trong
Bộ môn Kỹ thuật Tài nguyên nước đã truyền đạt những kiến thức chuyên môn trong
thời gian học tập.
Đắc biệt, tôi xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo hướng dẫn PGS.TS.
Phạm Việt Hòa đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn Công ty khai thác công trình thủy Bắc Đuống và các
cơ quan đơn vị khác đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian thu thập
tài liệu và làm luận văn.
Xin cảm ơn đến đồng nghiệp và bạn bè đã đóng góp những ý kiến quý báu
cho tôi hoàn chỉnh luận văn .
Cuối cùng xin cảm tạ tấm lòng của những người thân trong gia đình đã động
viên giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn.

Người viết luận văn


Nguyễn Lương Bằng


MỤC LỤC
Mở đầu

1

I.

Tính cấp thiết của đề tài

1

II

Mục tiêu của đề tài

2

III

Nội dung và phương pháp nghiên cứu

2

IV

Kết quả dự kiến đạt được


3

Chương 1

Nghiên cứu tổng quan về hệ thống thủy lợi Bắc Đuống

4

1.1

Đặc điểm tự nhiên của hệ thống

4

1.1.1

Vị trí giới hạn

4

1.1.2

Đặc điểm địa hình

6

1.1.3

Đặc điểm khí tượng thủy văn


6

1.2

Hiện trạng dân sinh kinh tế - xã hội

10

1.2.1

Tổ chức hành chính

10

1.2.2

Dân cư và lao động

11

1.2.3

Quá trình phát triển kinh tế

12

1.2.4

Hiện trạng sử dụng đất


18

1.3

Tình trạng mưa úng trên hệ thống

19

1.4

Hiện trạng các công trình tiêu của hệ thống Bắc Đuống

23

1.2.1

Các trục tiêu

23

1.2.2

Hiện trạng công trình tiêu

24

1.4

Hiện trạng về môi trường nước trong hệ thống


38

1.4.1

Chất lượng nước hệ thống thủy nông Bắc Đuống

38

1.4.2

Chất lượng nước trên các kênh thải tại các khu công nghiệp, làng
nghề

38

1.4.3

Đánh giá hiện trạng chất lượng nước mặt trong tỉnh

39

Chương 2

Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn để đưa ra các giải
pháp tiêu nước của hệ thống thuỷ lợi Bắc Đuống

41

2.1


Các phương án quy hoạch sử dụng đất trong hệ thống thủy lợi
bắc đuống và phương hướng phát triển kinh tế của vùng

41

2.1.1

Phương án sử dụng đất trong hệ thống thủy lợi Bắc Đuống

41

2.1.2

Phương hướng phát triển kinh tế - xã hội của vùng

42


2.2

Phân tích và xác định nhu cầu tiêu nước của các ngành kinh tế
trong hệ thống thuỷ lợi Bắc Đuống

45

2.1.1

Tài liệu dùng cho tính toán tiêu


45

1

Chọn trạm mưa tính toán tiêu

45

2

Tiêu chuẩn tính toán tiêu

45

3

Các tài liệu cơ bản dùng trong tính toán tiêu

46

2.2.2

Xác định nhu cầu tiêu nước của các ngành kinh tế trong hệ thống
thuỷ lợi bắc đuống

49

1

Phương pháp tính


49

2

Tỷ lệ diện tích cho các loại diện tích tiêu

51

3

Kết quả tính hệ số tiêu

52

2.3

Phân tích, đánh giá hiện trạng tiêu và yêu cầu phát triển của hệ
thống tiêu

52

2.3.1

Đánh giá tồn tại của các công trình tiêu

52

2.3.2


Nguyên nhân gây úng

54

2.3.3

Nguyên nhân chính chưa đáp ứng được yêu cầu tiêu theo quy hoạch


55

2.3.4

Hiện trạng quy trình vận hành một số công trình trên hệ thống
vùng tiêu Ngũ Huyện Khê

55

2.3.5

Yêu cầu phát triển của hệ thống

56

2.4

Phân vùng tiêu - thoát nước

59


2.5

Tính toán cân bằng tiêu

62

2.5

Các phương án tiêu nước của hệ thống

67

Chương 3

Nghiên cứu, lựa chọn giải pháp tiêu nước hợp lý cho các
ngành kinh tế của hệ thống thuỷ lợi Bắc Đuống

69

3.1

Giới thiệu về mô hình thủy lực

69

3.1.1

Tổng quan về mô hình tính toán và lựa chọn mô hình nghiên cứu

69


3.1.2

Giới thiệu về mô hình MIKE 11

70

3.2

Phạm vi nghiên cứu của mô hình

77

3.2.1

Xác định lĩnh vực và vùng nghiên cứu của mô hình thủy lực

77

3.2.2

Mạng sông tính toán

78

3.2.3

Biên trên của mô hình

79



3.2.4

Biên dọc sông của mô hình

79

3.2.5

Biên dưới của mô hình

80

3.2.6

Công trình trên sông

80

3.2.7

Sơ đồ tính toán

81

3.3

Tài liệu cơ bản sử dụng trong tính toán


83

3.3.1

Tài liệu địa hình

83

3.3.2

Tài liệu khí tượng thủy văn

83

3.3.3

Tài liệu về yêu cầu tiêu

83

3.4

Tính toán mô phỏng

83

3.5

Tính toán phân tích lựa chọn phương án quy hoạch


86

3.5.1

Kết quả tính toán

86

3.5.2

Nhận xét kết quả tính toán

87

3.5.3

Phương án chọn

90

3.6

Quy hoạch tiêu các khu tiêu

91

3.6.1

Vùng Bắc Đuống thuộc Hà Nội


91

3.6.2

Vùng Bắc Đuống thuộc Bắc Ninh

95

3.7

Sơ bộ đánh giá hiệu quả kinh tế và đánh giá tác động môi
trường của dự án cho phương án lựa chọn

104

3.3.1

Đánh giá hiệu quả kinh tế của phương án chọn

104

3.3.2

Đánh giá tác động của phương án chọn đến môi trường, kinh tế xã hội

105

Kết luận và kiến nghị

111


Tài liệu tham khảo
Phụ lục


1

MỞ ĐẦU
I – TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Hệ thống thuỷ lợi Bắc Đuống nằm sát cửa ngõ phía bắc của TP Hà Nội, có TP
Bắc Ninh và Thị xã Từ Sơn đang trong quá trình phát triển thành đô thị hiện đại. Do
vậy hệ thống này đã và đang chịu tác động rất mạnh của quá trình công nghiệp hoá và
đô thị hoá nên yêu cầu tiêu nước rất cao.
Quá trình đô thị hoá tăng nhanh, dân số tăng, nhiều khu công nghiệp mới được
xây dựng. Sử dụng diện tích nông nghiệp có nhiều thay đổi, diện tích trồng lúa giảm,
diện tích đồng trũng đã được chuyển sang nuôi trồng thuỷ sản. Mức đảm bảo tiêu cho
khu công nghiệp và đô thị cần phải cao hơn phục vụ sản xuất nông nghiệp. Chính
những chuyển biến trên đòi hỏi phải nghiên cứu giải pháp tiêu nước của hệ thống thuỷ
lợi Bắc Đuống cho phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế xã hội để trở thành tỉnh
công nghiệp vào năm 2020. Lợi dụng tổng hợp nguồn nước tối đa nhưng đồng thời vẫn
phải đảm bảo phát triển nguồn nước một cách bền vững là tiêu chí được đặt lên hàng
đầu.
Mâu thuẫn giữa yêu cầu tiêu và khả năng đáp ứng yêu cầu tiêu trong hệ thống
này ngày càng căng thẳng.
Tình hình úng ngập của vùng nghiên cứu phụ thuộc vào lượng mưa vụ mùa kết
hợp với lũ sông. Mưa nội đồng lớn cộng với mực nước sông lên cao, ở mức nước lũ
xấp xỉ hoặc trên báo động 3 sẽ xẩy ra tình trạng nước trong đồng dâng cao, việc tự chẩy
bị ngăn chặn, lúc này chỉ tiêu bằng động lực là chính, song năng lực tiêu lại hạn chế,
nếu gặp năm mưa lớn, lũ cao sẽ gây úng ngập thường xuyên. Xu thế của ngập úng là
do số ngày mưa lên tới 15 - 20 ngày, trong đó có tới 9, 10 ngày có mưa dông với tổng

lương mưa đáng kể, thường gây úng và lượng mưa tập trung vào cuối tháng 7 lúc lúa
mới cấy cây còn thấp. Một số năm úng điển hình trong vùng là các năm 1994, 1996,
1997, 2001, 2003, 2004 và 2005.

Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật

Chuyên ngành: Quy hoạch và quản lý Tài nguyên nước


2

Từ những lý do trên cho thấy vấn đề: “Nghiên cứu các giải pháp tiêu nước của
hệ thống thuỷ lợi Bắc Đuống phục vụ đa mục tiêu” là rất cần thiết.
II - MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp tiêu nước hợp lý cho hệ thống thủy lợi Bắc
Đuống phục vụ cho các ngành kinh tế góp phần cải tạo môi trường và phát triển bền
vững kinh tế xã hội, nâng cao đời sống nhân dân.
III - NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Nội dung:
U

+ Nghiên cứu tổng quan về hệ thống thuỷ lợi Bắc Đuống
+ Nghiên cứu cơ sở khoa học, thực tiễn và để đề ra các giải pháp tiêu nước hợp lý
của hệ thống thuỷ lợi Bắc Đuống.
+ Sử dụng phương pháp và công cụ tiên tiến để lựa chọn giải pháp tiêu nước hợp
lý của hệ thống thủy lợi Bắc Đuống.
+ Sơ bộ đánh giá hiệu quả kinh tế và tác động môi trường của phương án.
Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
U


+ Cách tiếp cận:
- Tiếp cận kết hợp chặt chẽ giữa nghiên cứu lý luận và thực tiễn ở trong nước và
trên thế giới.
- Tiếp cận trực tiếp ngay trên đối tượng nghiên cứu theo quan điểm của hệ thống
- Tiếp cận theo quan điểm tổng hợp đa mục tiêu.
- Tiếp cận mục tiêu và chiến lược phát triển bền vững tài nguyên nước.
- Tiếp cận có sự tham gia của cộng đồng trong phát triển nguồn nước.
+ Phương pháp nghiên cứu
Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật

Chuyên ngành: Quy hoạch và quản lý Tài nguyên nước


3

- Kế thừa áp dụng có chọn lọc các sản phẩm khoa học, công nghệ hiện có trên thế
giới và ở Việt Nam.
- Phương pháp chuyên gia.
- Điều tra, thu thập số liệu về hiện trạng công trình thuỷ lợi thông qua các tài liệu,
các niên giám...
- Phương pháp phân tích hệ thống.
- Phương pháp các mô hình toán thuỷ lực, thuỷ văn để tính toán khả năng tiêu
nước của hệ thống.
- Phân tích, thống kê và tổng hợp để xác định được các nhu cầu về tiêu nước và
khả năng tiêu của vùng từ đó đưa ra các giải pháp tiêu nước hợp lý
IV – KẾT QUẢ DỰ KIẾN ĐẠT ĐƯỢC
- Phân tích đánh giá khả tiêu nước của hệ thống thuỷ lợi Bắc Đuống
- Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn để đưa ra các giải pháp nâng cao khả
năng tiêu nước của hệ thống Bắc Đuống.
- Nghiên cứu lựa chọn các giải pháp tiêu nước cho các ngành kinh tế của hệ thống

Bắc Đuống
- Sơ bộ đánh giá hiệu quả kinh tế và tác động môi trường của phương án được lựa
chọn.

Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật

Chuyên ngành: Quy hoạch và quản lý Tài nguyên nước


4

Chương 1
NGHIÊN CỨU TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG
THỦY LỢI BẮC ĐUỐNG
1.1. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN HỆ THỐNG THUỶ LỢI BẮC ĐUỐNG
1.1.1. Vị trí giới hạn
Hệ thống thuỷ lợi Bắc Đuống thuộc vùng đồng bằng Bắc Bộ, nằm gọn trong châu
thổ sông Hồng, có vị trí địa lý nằm kẹp giữa các con sông lớn như
+ Sông Hồng, sông Đuống ở phía Tây Nam và Nam
+ Sông Cầu ở phía Bắc và phía Đông.
+ Sông Cà Lồ ở phía Tây.
Vùng có toạ độ địa lý nằm trong khoảng:
+ Từ 21057’51” đến 22015’50” vĩ độ Bắc
P

P

P

P


+ Từ 106054’14” đến 107018’28” kinh độ Đông
P

P

P

P

Hệ thống thuỷ lợi vùng Bắc Đuống nằm trọn trong lãnh thổ đất đai của các huyện
Tiên Du, Từ Sơn, Yên Phong, Quế Võ, TP.Bắc Ninh của tỉnh Bắc Ninh, huyện Đông
Anh và 7 xã của huyện Gia Lâm (thuộc TP.Hà Nội). 7 xã của huyện Gia Lâm bao gồm
các xã Yên Thường, Yên Viên, Ninh Hiệp, Dương Hà, Đình Xuyên, Trung Màu và Phù
Đổng.
Tính đến năm 2008, vùng Bắc Đuống có tổng diện tích tự nhiên là 71.363,1ha
trong đó đất sản xuất nông nghiệp chiếm 36.870,5ha, diện tích đất canh tác là
36.458,7ha.

Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật

Chuyên ngành: Quy hoạch và quản lý Tài nguyên nước


5

Hình 1.1. BẢN ĐỒ KHU VỰC TIÊU BẮC ĐUỐNG
Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật

Chuyên ngành: Quy hoạch và quản lý Tài nguyên nước



6

1.1.2. Đặc điểm địa hình
Nhìn chung địa hình vùng nghiên cứu thấp dần từ Tây sang Đông. Từ Vĩnh
Thanh đến Xuân Nộn (tức là dọc Quốc lộ 3 từ Hà Nội đi) hất về phía Tây của khu vực
có cao độ từ 7m đến trên 10m thuộc lưu vực Đầm Thiếp.
Phần lưu vực sông Thiếp có cao độ từ +6m ÷ +11m, phổ biến ở cao độ +8m
thuộc huyện Mê Linh, Đông Anh, Gia Lâm. Dọc sông Thiếp cao độ địa hình biến thiên
từ +11m ÷ +6m trên chiều dài khoảng 18km. Do có độ dốc lớn nên khi mưa lũ nước
tập trung tiêu thoát nhanh và tiêu tự chảy khá thuận lợi, đổ về sông Ngũ Huyện Khê.
Vùng có cao độ thấp hơn của hệ thống nằm trong địa bàn tỉnh Bắc Ninh, thuộc
vùng sông Ngũ Huyện Khê từ Long Tửu tới Đặng Xá. Trên chiều dài sông Ngũ Huyện
Khê khoảng 33km, cao độ phổ biến từ +6m ÷ +2,5m, có độ dốc nhỏ, do đó trong mùa
mưa lũ thì mực nước trong sông Ngũ Huyện Khê chênh lệch từ Long Tửu tới Đặng Xá
là không đáng kể, và mặt nước sông gần như phẳng và được bao bọc bởi 2 bờ đê sông
tạo nên một hồ chứa nước điều tiết cho quá trình tiêu thoát lũ.
1.1.3. Đặc điểm khí tượng thủy văn
1. Mạng lưới các trạm thủy văn
- Các trạm đo các yếu tố khí hậu và mưa trong hệ thống và khu vực lân cận có khá
nhiều như: Đa Phúc, Đông Anh, Gia Lâm, Yên Phong và Đáp Cầu (Bắc Ninh), tham
khảo thêm tài liệu của trạm Từ Sơn. Hầu hết các trạm đều có tài liệu từ năm 1960 đến
nay (một số trạm có tài liệu dài hơn từ năm 1936 đến nay).
- Các trạm đo mực nước trong hệ thống có Liên Mạc, Hà Nội, Xuân Quan,
Thượng Cát, Bến Hồ, Phú Cường, Phúc Lộc Phương, Đáp Cầu, Hiền Lương với tài
liệu từ năm 1957 đến nay.
2. Khí hậu
- Nhiệt độ trung bình năm khoảng 23 ÷ 27oC. Tháng có nhiệt độ trung bình lớn
P


P

nhất thường rơi vào tháng VI và tháng VII, nhiệt độ trung bình hai tháng này đều trên
28,5oC. Tháng có nhiệt độ trung bình thấp nhất là tháng I, trung bình tháng đạt từ 16 17oC.
P

P

P

P

Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật

Chuyên ngành: Quy hoạch và quản lý Tài nguyên nước


7

- Tổng số giờ nắng trung bình nhiều năm khá cao đạt từ 1561 ÷ 1660 giờ/năm.
Hai tháng V và VII là các tháng có số giờ nắng cao nhất trong năm, mỗi ngày có tới 6,5
÷ 6,9 giờ nắng. Tháng có số giờ nắng ít nhất là tháng II và III, mỗi ngày có bình quân
từ 1,3 ÷ 1,5 giờ/ngày.
- Tổng lượng bốc hơi trung bình nhiều năm xấp xỉ 1000mm/năm. Tháng có lượng
bốc hơi lớn nhất cũng chỉ đạt khoảng 100mm/tháng. Lượng bốc hơi lớn nhất thường
rơi vào từ tháng V ÷ VII, tháng II, III là thời kỳ có lượng bốc hơi nhỏ.
- Độ ẩm không khí vùng nghiên cứu đạt từ 81 ÷ 82%. Thấp nhất vào tháng XII và
cao nhất thường vào tháng III, IV.
- Hướng gió thịnh hành trong tỉnh vào mùa hè là gió Nam và Đông Nam, còn vào

mùa đông hướng gió thịnh hành là gió mùa Đông Bắc. Tốc độ gió trung bình toàn vùng
đạt khoảng 1,5 ÷ 2,0 m/s. Tốc độ gió lớn nhất quan trắc được tại trạm Bắc Ninh là 33
m/s, tại trạm Láng là 31m/s (xuất hiện trong nhiều năm).
- Mưa: Mùa mưa thường bắt đầu vào tháng V và kết thúc vào tháng X. Lượng
mưa trong 6 tháng mùa mưa chiếm đến 83 ÷ 86% tổng lượng mưa năm, các tháng còn
lại chỉ còn từ 14 ÷ 17% tổng lượng mưa năm. Tháng có lượng mưa lớn nhất là VII và
VIII, tổng lượng mưa hai tháng này chiếm từ 35 ÷ 38% tổng lượng mưa năm. Trong
hai tháng này, lượng mưa tháng của các tháng này đều từ 200 ÷ 300mm/tháng, số ngày
mưa lên tới 15 - 20 ngày, trong đó có tới 9, 10 ngày có mưa dông với tổng lương mưa
đáng kể, thường gây úng. Điển hình là tháng 8/1972 trên hầu hết các điểm đo đều có
lượng mưa trên 600 mm/tháng như trạm Bắc Ninh 626,7 mm, Yên Phong 660,3 mm,
Gia Lâm 733,4 mm, Đa Phúc 684,4 mm, Vĩnh Yên 609,5 mm....gây ra ngập úng trong
vùng. Hai tháng ít mưa nhất là tháng XII, I. Tổng lượng mưa hai tháng này chỉ chiếm
1,5 ÷ 2,5% tổng mưa năm, thậm chí có nhiều tháng không mưa gây ra tình trạng hạn
hán nghiêm trọng.
3. Mạng lưới sông ngòi và chế độ thủy văn nguồn nước mặt
Hệ thống thủy lợi Bắc Đuống có các sông lớn bao bọc xung quanh như: Sông
Hồng, sông Đuống phía Tây Nam và Nam; Sông Cầu ở phía Bắc và Đông, Sông Cà Lồ

Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật

Chuyên ngành: Quy hoạch và quản lý Tài nguyên nước


8

ở phía Tây, ngoài ra vùng nghiên cứu còn có một hệ thống sông nội đồng, bao gồm
sông Ngũ Huyện Khê, ngòi Tào Khê, ngòi Kim Đôi.
- Sông Hồng chảy quanh phía Tây Nam của hệ thống với chiều dài khoảng 10km.
Sông Hồng là còn sông lớn của Việt Nam, bắt nguồn từ cao nguyên Vân Nam - Trung

Quốc. Tổng diện tích lưu vực là 169.000 km2 (tính đến Việt Trì là 143.700 km2 với
P

P

P

P

61.400 km2 thuộc địa phận Việt Nam), trong đó thuộc Trung Quốc là 81.200 km2 và
P

P

P

P

Lào là 1.100 km2. Đoạn từ cống Liên Mạc về Hà Nội mùa lũ mặt nước mở rộng đến
P

P

trên 2000m, chỗ hẹp cũng phải tới hơn 1200m. Độ dốc mặt nước lũ lớn nhất như trong
trận lũ tháng VIII/1971 đo được từ Chèm đến Hà Nội là 0,06 m/km (0,06‰). Mùa mưa
lũ mực nước trên sông Hồng thường cao hơn cao độ đất canh tác trong đồng rất nhiều.
- Sông Đuống: Là một phân lưu của sông Hồng, bắt đầu đầu làng Xuân Canh, dài
67 km, chảy theo hướng gần Tây - Đông và đổ vào sông Lục Đầu (sông Thái Bình) ở
Kênh Phố, Phả Lại (Chí Linh) hai bờ có đê bao khá vững chắc. Đoạn đầu sông Đuống
chỉ rộng 200 - 300m, đoạn cuối mở rộng dần từ 1.000 ÷ 2.500m. Khi chảy qua khỏi

huyện Gia Lâm, sông Đuống còn phân ra một nhánh bên hữu là sông Lang Tài, sông
này chảy qua các huyện Thuận Thành, Gia Lương rồi đổ vào sông Lục Đầu ở phía
Kênh Phố.
- Sông Đuống là ranh giới của hệ thống Bắc Đuống ở phía Tây Nam, kéo dài
khoảng 10km. Trên đoạn sông này có trạm thủy văn Thượng Cát nằm ở cách ngã ba
sông Hồng - sông Đuống khoảng 8km về phía hạ lưu. Hàng năm sông Đuống chuyển
tải từ sông Hồng sang sông Thái Bình một lượng nước khá lớn, ước tính khoảng 29 tỷ
m3 nước, tương ứng 25,7% tổng lượng nước của sông Hồng tính đến Sơn Tây, chính vì
vậy nó đã ảnh hưởng rất lớn tới chế độ dòng chảy ở hạ du sông Thái Bình. Kèm theo
đó, hàng năm sông Đuống chuyển tải một lượng phù sa rất lớn từ sông Hồng qua sông
Thái Bình, vì vậy ngoài việc cung cấp nước tưới trong mùa kiệt nó còn đem lại một
lượng phù sa lớn bồi đắp cho đồng ruộng.
P

P

- Sông Cầu: Bắt nguồn từ dãy núi Vạn On ở độ cao 1.175m thuộc Chợ Đồn, tỉnh
Bắc Cạn. Chiều dài sông tính tới Phả Lại là 290km, diện tích lưu vực 6.030km2. Đến
Phả Lại sông Cầu hợp lưu với sông Thương và sông Lục Nam tạo thành hệ thống sông
Thái Bình. Sông Cầu là giới hạn phía Đông Bắc của hệ thống, từ Phúc Lộc Phương tới
Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật

Chuyên ngành: Quy hoạch và quản lý Tài nguyên nước


9

Đáp Cầu có chiều dài khoảng 30 km. Đoạn từ Phúc Lộc Phương tới Đáp Cầu lòng sông
có độ rộng trung bình 200 ÷ 300 m. Mùa lũ trên sông Cầu bắt đầu vào tháng VI và kết
thúc và tháng IX, sớm hơn mùa lũ sông Hồng khoảng 1 tháng.

Hiện nay do rừng đầu nguồn suy giảm, lớp phủ thực vật thượng du sông Cầu rất
ít. Khi có mưa lớn, lũ về nhanh, địa hình lòng dẫn hệ thống sông Thái Bình biến đổi
nhiều, vùng bồi bãi bị lấn chiếm. Có sự điều tiết của hồ Hoà Bình trong mùa lũ từ 15/6
đến 15/9. Bởi vậy mực nước lũ trên sông Cầu (tại Đáp Cầu) thường ở mức trên báo
động 2. Vì vậy việc tiêu tự chảy của hệ thống Bắc Đuống ra sông Cầu qua cửa Đặng
Xá rất hạn chế.
- Sông Cà Lồ: Là phụ lưu cấp I thứ 24 của sông Cầu, bắt nguồn từ dãy núi Tam
Đảo, ở độ cao 300m, nhập vào bờ phải của sông Cầu tại Lương Phúc, chiều dài sông là
89km, diện tích lưu vực 881 km2, hệ số uốn khúc của sông lớn (3,7). Đoạn từ bến Đò
P

P

Lo về Lương Lỗ là ranh giới của Bắc Ninh với Sóc Sơn Hà Nội.
Thượng nguồn sông có độ dốc lớn từ 2,5 ÷ 5,3‰, lòng sông hẹp, nên thời gian tập
trung nước nhanh, dạng lũ nhọn, thời gian lũ ngắn. Đoạn từ Đầm Vạc đến Phủ Lỗ lòng
sông rộng chừng 40 ÷ 70m, từ Phủ Lỗ về Lương Lỗ lòng sông rộng hơn khoảng từ 70
÷ 100m. Tại trạm Phú Cường đo được mực nước lớn nhất là 9,14m vào tháng
VIII/1971, do có nước vật của sông Cầu về mùa lũ nước sông thường cao hơn nội
đồng, việc tiêu úng ra sông Cà Lồ bằng tự chảy khó, vì vậy nước trong đồng có xu thế
dồn về phía sông Cầu tiêu ra cống Vọng Nguyệt hoặc bơm ra Ngũ Huyện Khê rồi tiêu
ra sông Cầu qua trạm bơm Đặng Xá.
- Ngoài ra còn có một số sông nội địa:
+ Sông Ngũ Huyện Khê
+ Sông Ngũ Huyện Khê (sông Thiếp): Là phụ lưu cấp I thứ 26 của sông Cầu, bắt
nguồn từ Trịnh Xá đổ vào bờ phải sông Cầu tại Xuân Viên. Sông có chiều dài 48,4km,
diện tích lưu vực 145km2. Phần thượng lưu của sông còn gọi là Đầm Thiếp, bắt nguồn
từ Mê Linh, chảy qua phía tây huyện Đông Anh, qua cống điều tiết Cổ Loa nhập vào
sông Ngũ Huyện Khê tại cầu Dũng (xã Dục Tú).
P


Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật

P

Chuyên ngành: Quy hoạch và quản lý Tài nguyên nước


10

Đáy sông Ngũ Huyện Khê có cao trình 1,7 ÷ 2,0m, độ rộng trung bình 30 ÷ 50m.
Sông có nhiệm vụ chuyển tải nước mưa từ lưu vực Đầm Thiếp và lưu lượng từ các
trạm bơm của các khu tiêu nội đồng như các trạm bơm Xuân Canh, Đồng Dầu, Lộc Hà,
Lại Đà, Liên Đàm... rồi chuyển tải ra sông Cầu qua trạm bơm Đặng Xá. Ngoài ra nó
còn được sử dụng để dẫn nước sông Đuống tiếp sang sông Cầu để tưới lúa và hoa màu
trong mùa cạn. Mực nước sông Ngũ Huyện Khê vào mùa lũ từ Long Tửu về Đặng Xá
chênh lệch nhau không đáng kể. Do đê sông Ngũ Huyện Khê thấp, mỏng và yếu nên
khi mực nước trong sông lên tới 6,8m thì các trạm bơm tiêu phải ngừng hoạt động, lúc
này nó như một hồ chứa, đặc biệt khi nước sông Cầu tại Đặng Xá lên tới báo động 3 thì
không được phép tiêu ra sông Cầu.
+ Ngòi Kim Đôi bắt đầu từ Tiên Sơn (Bắc Ninh) cửa sông ở Kim Đôi và tiêu ra
sông Cầu. Chiều dài sông là 22,5km, rộng 10 ÷ 25m, bờ có cao trình 5 m ÷ 5,4m, cao
trình đáy từ 0,3 ÷ 1,8m.
+ Ngòi Tào Khê có chiều dài 37 km, bắt nguồn từ xã Ninh Hiệp, Gia Lâm, Hà
Nội, chảy qua các huyện Từ Sơn, Tiên Du, Quế Võ. Ngòi Tào Khê có lòng rộng từ 20 30 m bờ cao từ 5,7 ÷ 5,9m, đáy có cao trình 0,3 ÷ 2,3 m. Đây là trục tiêu chính của
trạm bơm tiêu Hiền Lương, có nhiệm vụ tiêu nước cho khoảng 32.000 ha.
1.2. ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - XÃ HỘI
1.2.1. Tổ chức hành chính.
Đến năm 2008, trong khu vực có 7 đơn vị hành chính bao gồm thành phố Bắc
Ninh, thị xã Từ Sơn và các huyện Yên Phong, Quế Võ, Tiên Du, Đông Anh và 7 xã

của huyện Gia Lâm. Tổng diện tích tự nhiên của toàn vùng là 71.363 ha với số dân là
1.049.547 người.
Bảng 1.1. DIỆN TÍCH TỰ NHIÊN - DÂN SỐ - MẬT ĐỘ DÂN SỐ VÀ CÁC ĐƠN
VỊ HÀNH CHÍNH CỦA KHU VỰC NĂM 2008
TT

Huyện, thị xã

(người)

713,63

1.049.547

P

Toàn vùng
Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật

Dân số

Diện tích
tự nhiên
(km2)
P

Mật độ
dân số
ng/km2


Đơn vị hành chính


Phường, thị
trấn

95

15

P

1.471

Chuyên ngành: Quy hoạch và quản lý Tài nguyên nước


11

1

TP.Bắc Ninh

82,6

151.549

1.835

9


10

2

Yên Phong

96,9

125.069

1.291

13

1

3

Quế Võ

154,8

141.544

914

20

1


4

Tiên Du

95,7

121.293

1.268

13

1

5

Từ Sơn

61,3

129.652

2.114

10

1

6


Đông Anh

182,14

310.000

1.702

23

1

7

Gia Lâm

40,16

70.440

1754

7

0

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bắc Ninh, TP Hà Nội năm 2008
1.2.2. Dân cư và lao động.
1. Dân số.

Theo niên giám thống kê của tỉnh Bắc Ninh, TP Hà Nội năm 2008 có 1.049.547
người, tăng 1,51% so với năm 2006.
Bảng 1.2. BẢNG THỐNG KÊ DÂN SỐ KHU VỰC BẮC ĐUỐNG NĂM 2008
TT

Dân số (người)

Huyện

Tổng số

Thành thị

Nông thôn

Dân số trong
tuổi lao động
(người)

Tỷ lệ
tăng dân
số % 0
R

1

TP.Bắc Ninh

151.549


75.578

75.971

92.224

11,2

2

Yên Phong

125.069

13.827

111.242

76.110

11,7

3

Quế Võ

141.544

6.241


135.303

86.136

10,8

4

Tiên Du

121.293

11.001

110.292

73.812

10,7

5

Từ Sơn

129.652

4.096

125.556


78.899

16,0

6

Đông Anh

310.000

34.100

275.900

186.000

17,0

7

Gia Lâm
Tổng

70.440
1.049.547

8.453

61.897


41.559

16,8

153.296

896.251

634.740

13,5

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bắc Ninh, TP Hà Nội năm 2008
Dân số tăng đã đóng góp một lực lượng lao động dồi dào cho khu vực, làm nền
tảng để phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Nhưng một thực
trạng cần nhìn nhận là sự gia tăng dân số diễn ra trong bối cảnh nền kinh tế không đáp
ứng kịp đã làm cho nhu cầu về đất ở, đất xây dựng, đất canh tác, lương thực, thực
phẩm tăng theo tạo nên sức ép rất mạnh mẽ lên tài nguyên đất vốn đã hạn hẹp của khu
Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật

Chuyên ngành: Quy hoạch và quản lý Tài nguyên nước


12

vực, kéo theo đó là vấn đề về an ninh, trật tự xã hội, văn hoá và môi trường cũng bị ảnh
hưởng không nhỏ.
2. Lao động.
Theo niên giám thống kê tỉnh Bắc Ninh, TP Hà Nội năm 2008, số lao động đang
làm việc trong các ngành kinh tế là 582.161 người, chiếm 56,58% dân số của khu vực,

lao động nông - lâm nghiệp - thuỷ sản là 319.996 người, chiếm 55% dân số lao động và
chiếm 31% dân số của tỉnh. Lực lượng lao động công nghiệp và xây dựng tăng mạnh,
đặc biệt là lực lượng lao động ngành công nghiệp chế biến đã tăng từ 26.858 người
(chiếm 6,12% dân số lao động) năm 1996 lên 59.201 người (chiếm 11,26% dân số lao
động) năm 2000 và tăng mạnh lên 159.310 (chiếm 27,36% dân số lao động) vào năm
2009. Ngành dịch vụ có 102.855 lao động năm 2009 chiếm tỷ trọng 17,64% tăng mạnh
so với năm 2000 (có 44.686 lao động chiếm tỷ trọng 8,5% dân số lao động).
Mặc dù tỷ lệ trong độ tuổi lao động lớn nhưng chất lượng lao động chưa cao, tỷ
lệ công nhân lành nghề, cán bộ kỹ thuật có chuyên môn còn ít, chưa đáp ứng đủ với
nhu cầu phát triển kinh tế hiện tại và tương lai. Tính đến nay, trong toàn tỉnh mới chỉ
có 4.934 cán bộ có trình độ đại học và công nhân lành nghề, tỷ lệ lao động đã qua đào
tạo mới chỉ chiếm 23% dân số lao động.
1.2.3. Quá trình phát triển kinh tế.
1. Nền kinh tế chung.
Khu vực nằm trong tỉnh Bắc Ninh đến năm 2008 là được 12 năm tái lập, nhìn lại
chặng đường 12 năm xây dựng và phát triển, mặc dù còn nhiều khó khăn và thách thức,
song tỉnh Bắc Ninh đã nỗ lực phấn đấu giành được những thành tựu quan trọng. Tổng
sản phẩm (GDP) tăng bình quân 13,68%/năm, giai đoạn 1996-2008. Trong đó, nông
nghiệp tăng 4,49%, công nghiệp-xây dựng tăng 21,5%, dịch vụ tăng 14,3%. Đây là
mức tăng trưởng bình quân cao nhất từ trước tới nay, gấp 1,8 lần so với mức bình quân
của cả nước, đứng thứ 2 trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Năm 2008, GDP đạt
13.068,6 tỷ đồng (theo giá thực tế), bình quân đầu người 12,7 triệu đồng. Cơ cấu kinh
tế trong những năm qua có bước chuyển dịch mạnh theo hướng gia tăng tỷ trọng ngành
công nghiệp – xây dựng, dịch vụ và giảm dần tỷ trọng ngành nông nghiệp. Theo đó, tỷ
Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật

Chuyên ngành: Quy hoạch và quản lý Tài nguyên nước


13


trọng công nghiệp – xây dựng cơ bản trong tổng GDP đã tăng mạnh từ 35,6% năm
2000 lên 51% năm 2008, dịch vụ từ 26,4% năm 2000 lên 30,35% năm 2008. Tỷ trọng
nông – lâm nghiệp từ 38% năm 2000 giảm xuống còn 18,65% năm 2008.
Kết quả tăng trưởng kinh tế đạt mức cao đã góp phần cải thiện mọi mặt đời sống
nhân dân trong khu vực. GDP bình quân đầu người của tỉnh năm 2008 khoảng 700
USD/người, tăng hơn 1,33 lần so với năm 2005 và tăng gấp 2,9 lần so với năm 2000.
2. Hiện trạng ngành Nông nghiệp.
Những năm gần đây sản xuất nông nghiệp tuy gặp nhiều khó khăn do nhiều
nguyên nhân như: Quá trình chuyển đổi đất nông nghiệp để phục vụ xây dựng các khu
công nghiệp và khu đô thị, diễn biến thời tiết phức tạp, giá phân bón tăng và giữ ở mức
cao làm ảnh hưởng đến quá trình thâm canh, tăng vụ… nhưng nhờ sự chỉ đạo của
UBND tỉnh, TP HN, cùng sự phối hợp với các cấp chính quyền, các ngành chức năng,
nhất là ngành Nông nghiệp và phát triển nông thôn đã thực hiện một loạt các giải pháp
hữu hiệu như: Huy động mọi nguồn lực để bơm nước, chủ động nạo vét kênh mương
để đảm bảo đủ nước tưới, tiếp tục trợ giá giống lúa cho nông dân để tiếp tục chuyển
dịch cơ cấu mùa vụ và cơ cấu giống, thực hiện triệt để cơ cấu quản lý mới và áp dụng
tiến bộ khoa học kỹ thuật công nghệ cao để tăng năng suất cây trồng, vật nuôi, đồng
thời cùng với sự nỗ lực của nông dân nên nhìn chung sản xuất nông nghiệp vẫn thu
được những kết quả quan trọng trong việc góp phần đảm bảo an ninh lương thực và
tăng sản lượng hàng hoá.
3. Hiện trạng ngành Thuỷ sản.
Trong những năm qua, ngành Thuỷ sản được chú ý đầu tư phát triển nên đã đạt
được hiệu quả kinh tế cao. Trong thời kỳ này, do cơ chế chuyển đổi một phần đất nông
nghiệp thành đất mặt nước nuôi trồng thuỷ sản làm cho diện tích nuôi trồng thuỷ sản
tăng lên rất nhanh. Năm 2008 diện tích nuôi trồng thuỷ sản của vùng đạt 4.986 ha tăng
138 ha so với năm 2006 và tăng gần gấp đôi so với năm 2000. Sản lượng thuỷ sản năm
2008 đạt 23.839 tấn, tăng 3.383 tấn so với năm 2006.
4. Hiện trạng ngành Lâm nghiệp.


Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật

Chuyên ngành: Quy hoạch và quản lý Tài nguyên nước


14

Trong vùng có diện tích đất lâm nghiệp không lớn, chủ yếu là rừng trồng, tổng
diện tích khoảng 626 ha (số liệu năm 2008) được phân bố chủ yếu ở Quế Võ (148 ha),
Tiên Du (183 ha), thành phố Bắc Ninh (255 ha). Tổng trữ lượng gỗ ước tính 6.325m3.
P

P

Trong những năm gần đây, trong khu vực đã và đang thực hiện chương trình
trồng rừng cảnh quan môi trường văn hoá. Giai đoạn năm 2001 – 2008 toàn tỉnh trồng
được 417,6ha rừng tập trung bằng 83,5% mục tiêu đại hội XVI, chăm sóc 1.130,9ha
rừng đạt 115,4%, trồng 7.012 triệu cây phân tán, bằng 87,6% so với kế hoạch, nhờ thế
mà giá trị sản xuất lâm nghiệp năm 2006 đã tăng 1.307 triệu đồng so với cùng kỳ năm
trước.
5. Hiện trạng ngành Công nghiệp.
a. Các ngành và cơ sở công nghiệp.
Tính đến năm 2008 trên địa bàn khu vực có 6 doanh nghiệp trung ương, 2 doanh
nghiệp địa phương, 117 doanh nghiệp tập thể, 519 doanh nghiệp tư nhân, 36 doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và 28.313 hộ cá thể sản xuất nông nghiệp. Trong đó,
huyện Từ Sơn có số cơ sở ngành công nghiệp cao nhất (10.124 cơ sở, chiếm 34,92% số
cơ sở trong toàn tỉnh). Các cơ sở sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp phân bố
trong các khu công nghiệp tập trung, khu công nghiệp - làng nghề, dọc theo trục QL1 và
QL18 đó là các ngành nghề truyền thống của Bắc Ninh.
+ Khu công nghiệp tập trung Tiên Sơn: thuộc các xã Đồng Nguyên, Tương Giang,

Hoàn Sơn, Nội Duệ, cách Hà Nội 18 km, tổng diện tích khoảng 300ha.
+ Khu công nghiệp tập trung Quế Võ I: thuộc các xã Phương Liễu, Vân Dương
(Quế Võ), cách Bắc Ninh 6 km, nằm bên phải quốc lộ 18 (Bắc Ninh - Phả Lại) và gần
điểm giao nhau giữa quốc lộ 18 và quốc lộ 1 mới, có quy mô 150 ha.
+ Khu công nghiệp Yên Phong I: thuộc huyện Yên Phong, cách thủ đô Hà Nội
28km với tổng diện tích là 340,73ha.
Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh cũng đang triển khai và xây dựng thêm một số khu
công nghiệp như:
+ Khu công nghiệp Đại Đồng – Hoàn Sơn: có vị trí địa lý thuận lợi, phía Đông
Bắc giáp tỉnh lộ 295 (tức tỉnh lộ 272 mới) và khu dân cư xã Hoàn Sơn, phía Tây Bắc
Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật

Chuyên ngành: Quy hoạch và quản lý Tài nguyên nước


15

giáp quốc lộ 1A mới và Tây Nam giáp xã Đại Đồng, cách thủ đô Hà Nội 16km. Theo
quy hoạch, khu công nghiệp có tổng diện tích hơn 272ha.
+ Khu công nghiệp Tân Hồng – Hoàn Sơn
+ Khu công nghiệp Quế Võ II, Yên Phong II.
+ Huyện Đông Anh có 2 khu công nghiệp lớn: Khu công nghiệp Đông Anh và
khu công nghiệp Thăng Long. Ngoài ra, trên địa bàn Huyện còn có một số làng nghề
truyền thống đang được đầu tư và phát triển mạnh tại các xã Liên Hà, Vân Hà, Dục
Tú….
+ Khu công nghiệp Bắc Đuống - Hà Nội
b. Tình hình phát triển.
Trong năm năm qua, công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp phát triển với tốc độ
cao. Giá trị sản xuất công nghiệp tăng bình quân 26,1%/năm, trong đó khu vực quốc
doanh Trung ương tăng 30,2% chủ yếu ở các doanh nghiệp may mặc, vật liệu xây

dựng, thuốc lá. Các sản phẩm chủ yếu của công nghiệp đạt tốc độ tăng khá là thức ăn
gia súc (65,1%/năm), quần áo may sẵn (46,5%/năm), giấy các loại (132,2%/năm), thép
cán (20,0%/năm), đồ gỗ các loại (8,2%/năm). Các địa phương có tốc độ tăng trưởng
cao như thị xã Từ Sơn có giá trị sản xuất công nghiệp lớn nhất trong toàn tỉnh, luôn
chiếm trên 50% giá trị sản xuất công nghiệp ngoài quốc doanh của tỉnh. Sản xuất của
khu vực này tăng nhanh là do tăng số cơ sở mới đi vào sản xuất, năng lực trình độ công
nghệ của các doanh nghiệp cũng đã được nâng lên, một số sản phẩm đã có sức cạnh
tranh và tăng trưởng khá như thức ăn gia súc, may mặc, giấy, gỗ, kính, phụ tùng cơ
khí…Sản phẩm công nghiệp xuất khẩu chiếm 90% tổng kim ngạch xuất khẩu của tỉnh.
6. Hiện trạng ngành Điện năng.
Nguồn điện của khu vực được cung cấp từ hệ thống điện chung qua các các
đường dây tải điện 110 kV Đông Anh - Phả Lại, Đông Anh - Bắc Giang và các trạm
110 KV Võ Cường, Khắc Niệm.
Mạng lưới điện của khu vực được hình thành từ năm 1945 và được phát triển
mạnh từ đầu năm 1970, đến nay toàn tỉnh đã có:
Đường dây 110 kV
Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật

173,4 km
Chuyên ngành: Quy hoạch và quản lý Tài nguyên nước


16

Đường dây 35 kV

465,3 km

Đường dây 6-10-22 kV


465,2 km

Đường dây 0,8 kV

2.117 km

Đến nay đã có 100% huyện, thành phố có lưới điện quốc gia, 100% số xã có điện,
tỷ lệ dùng điện đạt 100%, phát triển năng lượng góp phần quan trọng vào thúc đẩy kinh
tế - xã hội phát triển.
7. Hiện trạng ngành Giao thông.
a. Đường bộ.
Trong khu vực có các tuyến Quốc lộ như:
- Quốc lộ có 4 tuyến quan trọng chạy qua gồm: Quốc lộ 1A từ Đáp Cầu đến
Đình Bảng dài 20,2 km, quốc lộ Bắc Ninh - Nội Bài từ Võ Cường đến Đò Lo dài 15,7
km, quốc lộ 18 Bắc Ninh - Phả Lại dài 26,4 km và đường quốc lộ 38 dài 22,4 km, với
tổng chiều dài 4 tuyến là 84,7 km.
- Quốc lộ 3 đi qua huyện Đông Anh
Nhìn tổng thể, hệ thống giao thông của khu vực có một số đặc điểm cơ bản sau:
b. Đường sắt.
Trên khu vực có một tuyến đường sắt: Tuyến Hà Nội - Lạng Sơn đi qua đất Bắc
Đuống dài 20km. Hiện tại, chất lượng đường và ga đều đã xuống cấp nghiêm trọng,
khả năng sử dụng khai thác còn hạn chế, các ga chủ yếu tiếp nhận một số hàng vật liệu
xây dựng, phân bón và hàng tiêu dùng, lượng hành khách qua lại ngày càng có xu
hướng giảm. Tuyến Hà Nội - Thái Nguyên 15 km.
Huyện Đông Anh có 33 km đường sắt, 4 ga thuộc các tuyến Hà Nội đi Lào Cai;
Hà Nội - Thái Nguyên và có đường QL3, quốc lộ Thăng Long - Nội Bài, QL 23.
c. Đường sông.
Trên khu vực có 3 con sông lớn chảy qua là sông Cầu dài 70km, sông Đuống
39km và sông Thái Bình 17km. Cả 3 sông này đều có khả năng cho các phương tiện
thủy có tải trọng 200 - 400 tấn đi qua, riêng sông Cầu còn 10 km thượng nguồn vào

mùa khô chỉ có khả năng cho thuyền 50 tấn đi qua.
Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật

Chuyên ngành: Quy hoạch và quản lý Tài nguyên nước


17

8. Hiện trạng ngành Xây dựng và đô thị.
Cùng với sự phát triển nhanh của nền kinh tế , hệ thống các đô thị cũng đã dần
được hình thành và phát triển. Hiện nay trong khu vực có 1 thành phố Bắc Ninh (đô thị
loại III), 1 thị xã Từ sơn và 3 thị trấn là thị trấn Phố Mới (huyện Quế Võ ), Lim (huyện
Tiên Du ), Chờ (huyện Yên Phong ). Những năm qua tốc độ đô thị hoá diễn ra khá
nhanh, đặc biệt là ở thành phố Bắc Ninh và Từ Sơn . Ngày 9/4/2007 Thủ tướng Chính
phủ đã ký nghị định số 60/2007/NĐ-CP về việc mở rộng địa giới hành chính Thành
phố Bắc Ninh lên 8.028,19ha, dân số 150.331 người trên cơ sở sát nhập các xã Hòa
Long, Vạn An, Khúc Xuyên, Phong Khê (huyện Yên Phong ), Kim Chân, Vân Dương,
Nam Sơn (huyện Quyế Võ ) và Khắc Niệm , Hạp Lĩnh (huyện Tiên Du ) vào thành phố
Bắc Ninh.
9. Hiện trạng ngành Thương mại - dịch vụ.
Các ngành thương mại , dịch vụ có bước phá t triển theo hướng đáp ứng tốt hơn
các nhu cầu về sản xuất kinh doanh và phục vụ đời sống nhân dân . Đến năm 2008, trên
địa khu vực đã có 39.540 co sở kinh doanh thương mại , khách sạn, nhà hàng và dịch
vụ, đưa tổng mức bán lẻ hàng hoá
và dịch vụ tiêu dùng xã hội tăng bình quân
22,4%/năm, đạt 6.680,4 tỷ đồng năm 2008, khối lượng vận chuyển hàng hóa tăng
21,2%/năm, đạt gần 19 triệu tấn năm 2008, vận chuyển hành khách tăng 9,25%/năm,
đạt 5,886 triệu lượt người năm 2007. Đặc biệt ngành vận tải đã phối hợp với Hà Nội
mở 3 tuyến xe buýt phục vụ việc đi lại của nhân dân.
10. Văn hoá, xã hội.

Trong những năm qua cùng với sự đẩy mạnh phát triển kinh tế, ngành giáo dục
đào tạo của tỉnh đã có những cố gắng lớn trong sự nghiệp nâng cao dân trí, bồi dưỡng
nhân lực và đào tạo nhân tài.
- Theo niên giám thống kê tỉnh Bắc Ninh năm 2008, trên khu vực hiện có 6
trường cao đẳng và đại học với 494 giáo viên và 6.754 sinh viên, 2 trường trung học
chuyên nghiệp và dạy nghề, 36 trường phổ thông trung học phổ thông với 2.370 giáo
viên, 53.028 học sinh, 133 trường trung học cơ sở với 3.877 giáo viên và 78.106 học

Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật

Chuyên ngành: Quy hoạch và quản lý Tài nguyên nước


18

sinh, 150 trường tiểu học với 3.660 giáo viên và 82.702 học sinh, 2420 nhà trẻ và 1450
lớp mẫu giáo với khoảng 1.586 giáo viên và 40.668 em.
- Cùng với việc nâng cao giáo dục, công tác y tế và chăm sóc sức khoẻ cho nhân
dân cũng ngày càng được quan tâm chỉ đạo, các chương trình y tế quốc gia được thực
hiện tốt, trình độ được nâng cao, các bệnh viện, trạm xá phủ khắp ở hầu hết các huyện,
xã, thị trấn. Tổng số giường bệnh năm 2000 mới chỉ có 1.460 giường, năm 2006 con số
này đã tăng lên là 2.025 giường. Số y bác sỹ năm 1998 là 1.257, năm 2000 là 1.929 và
đến năm 2008 đã tăng lên là 2.625 người.
- Các hoạt động văn hoá thông tin và thể dục thể thao trong tỉnh đã có những
chuyển biến tích cực, góp phần đáng kể vào việc nâng cao đời sống tinh thần cho nhân
dân. Hàng năm tỉnh vẫn duy trì được các hoạt động văn hoá và sinh hoạt tín ngưỡng
thông qua sinh hoạt văn hoá quan họ, các lễ hội truyền thống đậm đà bản sắc dân tộc
vùng Kinh Bắc như lệ hội Chùa Dâu, hội Lim, hội Đền Đô…
- Công tác quốc phòng an ninh trong tỉnh cũng như với các địa phương lân cận
được quan tâm đúng mức, tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được ổn

định, không có diễn biến phức tạp xảy ra.
1.2.4. Hiện trạng sử dụng đất
Bảng 1.3. HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT CỦA HỆ THỐNG
Hạng mục

TT
1
1.1
1.1.1
1.1.1.1
1.1.1.2
1.1.1.3
1.1.2
1.2
1.3
1.4
2

Diện tích tự nhiên
Đất nông nghiệp
Đất sản xuất nông nghiệp
Đất trồng cây hàng năm
Đất trồng lúa
Đất cỏ dùng vào chăn nuôi
Đất cây hàng năm khác
Đất trồng cây lâu năm
Đất lâm nghiệp
Đất nuôi trồng thủy sản
Đất nông nghiệp khác
Đất phi nông nghiệp


Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật

2008
71363,1
40423,6
36870,5
36458,7
34024,2
80,0
2354,6
411,7
591,9
2934,5
26,7
30171,8

Chuyên ngành: Quy hoạch và quản lý Tài nguyên nước


19

2,1
2.1.1
2.1.2
2,2
2.2.1
2.2.2
2.2.3
2.2.3.1

2.2.3.2
2.2.3.3
2.2.3.4
2.2.4
2.3
2.4
2.5
2.6
3

Đất ở
Đất ở tại nông thôn
Đất ở tại đô thị
Đất chuyên dùng
Đất trụ sở cơ quan, CTSN
Đất quốc phòng, an ninh
Đất sản xuất, kinh doanh PNN
Đất khu công nghiệp
Đất cơ sở sản xuất KD
Đất cho hoạt động khoáng sản
Đất sản xuất VLXD, gốm sứ
Đất có mục đích công cộng
Đất tôn giáo, tín ngưỡng
Đất nghĩa trang, nghĩa địa
Đất sông suối và mặt nước CD
Đất phi nông nghiệp khác
Đất chưa sử dụng

8504,8
6992,2

1512,6
16054,7
416,0
290,3
4594,0
4594,0
0,0
0,0
0,0
10754,4
134,2
642,0
4802,9
33,3
767,8

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bắc Ninh, TP Hà Nội năm 2008
1.3. TÌNH TRẠNG MƯA ÚNG TRÊN HỆ THỐNG
Tình hình úng ngập của vùng nghiên cứu phụ thuộc vào lượng mưa vụ mùa kết
hợp với lũ sông. Mưa nội đồng lớn cộng với mực nước sông lên cao, ở mức nước lũ
xấp xỉ hoặc trên báo động 3 sẽ xẩy ra tình trạng nước trong đồng dâng cao, việc tự chẩy
bị ngăn chặn, lúc này chỉ tiêu bằng động lực là chính, song năng lực tiêu lại hạn chế,
nếu gặp năm mưa lớn, lũ cao sẽ gây úng ngập thường xuyên. Xu thế của ngập úng là
do số ngày mưa lên tới 15 - 20 ngày, trong đó có tới 9, 10 ngày có mưa dông với tổng
lương mưa đáng kể, thường gây úng và lượng mưa tập trung vào cuối tháng 7 lúc lúa
mới cấy cây còn thấp. Một số năm úng điển hình trong vùng là các năm 1994, 1996,
1997, 2001, 2003, 2004 và 2005.
Khi mực nước Ngũ huyện Khê (+7,00m đến +7,10m) thì toàn bộ công trình tiêu
úng dọc 2 bên sông Ngũ huyên Khê sẽ không được bơm vào sông Ngũ Huyện Khê, khả
năng tiêu rất hạn chế do mực nước sông Ngũ huyện Khê lớn, mực nước trong đồng

thấp không thể tiêu ra được. Đặc biệt khu vực thuộc lưu vực trạm bơm Vạn An
Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật

Chuyên ngành: Quy hoạch và quản lý Tài nguyên nước


×