Tải bản đầy đủ (.pdf) (105 trang)

: “Nghiên cứu đề xuất các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả của hệ thống tưới bằng hồ chứa”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.66 MB, 105 trang )

LỜI CẢM ƠN
Đề tài: “Nghiên cứu đề xuất các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả của hệ thống
tưới bằng hồ chứa” được hoàn thành ngoài sự phấn đấu nỗ lực của bản thân tác giả
còn có sự chỉ bảo, hướng dẫn nhiệt tình của các thầy giáo, cô giáo và các đồng
nghiệp, bạn bè.
Trước hết tôi xin chân thành cảm ơn Trường Đại học Thủy Lợi; các thầy
giáo, cô giáo Khoa sau đại học; các thầy giáo, cô giáo các bộ môn đã truyền đạt
những kiến thức chuyên môn trong thời gian học tập.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo hướng dẫn PGS.TS
Phạm Ngọc Hải đã tận tình hướng dẫn giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này.
Xin trân thành cảm ơn lãnh đạo Trung tâm Tư vấn và Chuyển giao Công
nghệ Thủy lợi – Tổng cục Thủy lợi đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời
gian học tập và làm luận văn này.
Xin cảm ơn Xí nghiệp thủy lợi Hồ Núi Cốc đã giúp đỡ tôi trong quá trình
điều tra thu thập tài liệu làm đề tài.
Xin cám ơn đến các đồng nghiệp, bạn bè đã đóng góp những ý kiến quý báu
cho tôi hoàn chỉnh luận văn.
Cuối cùng, xin cảm ơn những người thân trong gia đình đã động viên giúp
đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn này.
TÁC GIẢ

Nguyễn Thu Hương

Luận văn thạc sĩ

Chuyên ngành: Quy hoạch và quản lý tài nguyên nước


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: Phát triển tưới ở Châu Á Thái Bình Dương (đơn vị tính 1000 ha) ....... 5
Bảng 1.2: Bảng đánh giá mức độ quan trọng của các thông số đánh giá hiệu quả


hệ thống thủy lợi ở một số nước trong khu vực ...................................................15
Bảng 2.1: Giá trị giới hạn của các thông số chất lượng nước mặt sử dụng cho
mục đích tưới tiêu thủy lợi (QCVN 08 : 2008/BTNMT).....................................47
Bảng 2.2: Bảng tổng kết các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động của hệ thống 49
Bảng 2.3: Ý kiến chuyên gia về mức điểm đạt của các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả
hoạt động của hệ thống tưới nước bằng hồ chứa .................................................53
Bảng 2.4: Bảng giá trị quy về thang điểm 10 của các mức điểm đạt...................55
Bảng 3.1: Các chỉ tiêu thiết kế và hiện trạng sử dụng về hồ chứa .......................62
Bảng 3.2: Các chỉ tiêu thiết kế và hiện trạng sử dụng về đập chính và phụ ........62
Bảng 3.3: Các chỉ tiêu thiết kế và hiện trạng sử dụng về cống lấy nước .............63
Bảng 3.4: Các chỉ tiêu thiết kế và hiện trạng sử dụng về tràn xả lũ ....................63
Bảng 3.5: Các chỉ tiêu thiết kế và hiện trạng sử dụng về hệ thống kênh .............63
Bảng 3.6: Số công trình trên kênh........................................................................64
Bảng 3.7: Mực nước hồ Núi Cốc cao nhất các tháng mùa lũ ..............................71
Bảng 3.8: Lưu lượng yêu cầu cấp nước cho hệ thống Núi Cốc mùa kiệt ...........73
Bảng 3.9: Lưu lượng cấp cho hệ thống Thác Huống ...........................................73
Bảng 3.10: Tổng lượng nước cần cấp hàng tháng ...............................................73
Bảng 3.11: Cao trình mực nước hồ Núi Cốc các tháng .......................................73
Bảng 3.12: Sơ đồ bộ máy quản lý hệ thống Núi Cốc...........................................75
Bảng 3.13: Kết quả đánh giá nhóm chỉ tiêu về khả năng phục vụ .......................83
Luận văn thạc sĩ

Chuyên ngành: Quy hoạch và quản lý tài nguyên nước


Bảng 3.14: Kết quả đánh giá nhóm chỉ tiêu về kinh tế ........................................88
Bảng 3.15: Kết quả đánh giá nhóm chỉ tiêu về môi trường ................................90
Bảng 3.16: Bảng giá trị quy về thang điểm 10 của HTTL hồ Núi Cốc ...............93

Luận văn thạc sĩ


Chuyên ngành: Quy hoạch và quản lý tài nguyên nước


DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 3.1: Bản đồ hệ thống sông vùng Hồ Núi Cốc .............................................58
Hình 3.2: Bản đồ Quy hoạch Thủy lợi tỉnh Thái Nguyên....................................59
Hình 3.3: Nhà quản lý ..........................................................................................76
Hình 3.4: Mặt đập.................................................................................................76
Hình 3.5: Mái đập phía thượng lưu ......................................................................77
Hình 3.6: Mái đập phía hạ lưu (trồng cỏ) – Rãnh thoát nước, bậc thang ............77
Hình 3.7: Tràn xả lũ .............................................................................................78
Hình 3.8: Hạ lưu tràn xả lũ...................................................................................78
Hình 3.9: Kênh dẫn nước .....................................................................................79
Hình 3.10: Lòng hồ Núi Cốc ................................................................................79
Hình 3.11: Tháp van .............................................................................................80
Hình 3.12: Cống lấy nước dưới thân đập (trước khi xây nhà máy thủy điện) .....81
Hình 3.13: Nhà máy thủy điện mới xây (sau cống lấy nước dưới thân đập),

mái

đập phía hạ lưu lát bê tông (đang thi công)..........................................................81

Luận văn thạc sĩ

Chuyên ngành: Quy hoạch và quản lý tài nguyên nước


MỤC LỤC


MỞ ĐẦU ...............................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................................. 1
2. Mục đích của đề tài ........................................................................................................ 2
3. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu ................................................................... 2
4. Kết quả dự kiến đạt được. .............................................................................................. 3

CHƯƠNG 1...........................................................................................................4
TỔNG QUAN VỀ HIỆU QUẢ VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ HIỆU
QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG THỦY LỢI........................................4
1.1. Tình hình nghiên cứu đánh giá hiệu quả tưới trên thế giới ......................................... 4
1.1.1. Nhu cầu về nước phục vụ phát triển nông nghiệp trên thế giới. ........................ 4
1.1.2 Xu hướng quản lý nước để đảm bảo phát triển bền vững ................................... 6
1.1.3. Đánh giá hiệu quả tưới trên thế giới .................................................................. 7
1.1.4. Đánh giá hiệu quả tưới ở một số nước ............................................................... 9
1.1.5. Giám sát và đánh giá hiệu quả tưới ................................................................. 13
1.2. Tình hình nghiên cứu, đánh giá hiệu quả tưới ở Việt Nam ...................................... 17
1.2.1. Thực trạng đánh giá và những nghiên cứu có liên quan đến chỉ tiêu đánh giá
hiệu quả tưới ở Việt Nam. ............................................................................................ 17
1.2.2. Các phương pháp thường sử dụng để nghiên cứu đánh giá hiệu quả hoạt động
của các hệ thống thủy lợi ở Việt Nam. ......................................................................... 19

CHƯƠNG 2.........................................................................................................23
CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ ĐỀ XUẤT CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU
QUẢ CỦA HỆ THỐNG TƯỚI BẰNG HỒ CHỨA ........................................23
2.1. Cơ sở khoa học đề xuất các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tưới. .................................... 23
2.1.1. Đặc điềm về sự phát triển kinh tế. .................................................................... 23
Luận văn thạc sĩ

Chuyên ngành: Quy hoạch và quản lý tài nguyên nước



2.1.2. Đặc điềm về cơ sở hạ tầng và kỹ thuật. ............................................................ 24
2.1.3. Đặc điểm về trình độ và chất lượng quản lý của Việt Nam hiện nay. .............. 25
2.1.4. Đặc điểm về thể chế.......................................................................................... 26
2.1.5. Đặc điểm về chính sách quản lý. ...................................................................... 27
2.1.6. Đặc điểm về mặt môi trường (công trình đầu mối là hồ chứa). ....................... 31
2.2. Phân tích về mặt lý thuyết xây dựng và nhu cầu đối với các chỉ tiêu đánh giá hiệu
quả tưới. ........................................................................................................................... 32
2.2.1. Phân tích về mặt lý thuyết xây dựng các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả ............... 32
2.2.2. Phân tích nhu cầu đối với các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tưới ........................ 33
2.3. Những yêu cầu về các chỉ tiêu đánh giá hệ thống tưới ............................................. 34
2.3.1. Nhóm chỉ tiêu đánh giá về khả năng phục vụ của hồ chứa .............................. 35
2.3.2. Nhóm chỉ tiêu đánh giá về kinh tế. ................................................................... 41
2.3.3. Nhóm chỉ tiêu đánh giá về môi trường. ............................................................ 45
2.3.3. Bảng tổng kết các chỉ tiêu ................................................................................ 49
2.4. Tham khảo ý kiến chuyên gia để định lượng các trọng số cho các chỉ tiêu đánh
giá................................................................................................................................. 53

CHƯƠNG 3.........................................................................................................58
ÁP DỤNG ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ TƯỚI CỦA HỆ THỐNG THỦY LỢI
HỒ NÚI CỐC .....................................................................................................58
3.1. Các đặc trưng của hệ thống thủy lợi hồ Núi Cốc ...................................................... 58
3.1.1. Các đặc trưng kỹ thuật của công trình ............................................................. 60
3.1.2. Nhiệm vụ theo thiết kế ...................................................................................... 61
3.1.3. Các chỉ tiêu thiết kế và hiện trạng sử dụng ...................................................... 61
3.1.4. Hiện trạng công trình ....................................................................................... 65
3.2. Hiện trạng quản lý vận hành hệ thống thủy lợi Nồ Núi Cốc .................................... 71
Luận văn thạc sĩ


Chuyên ngành: Quy hoạch và quản lý tài nguyên nước


3.2.1. Hiện trạng vận hành Hồ Núi Cốc..................................................................... 71
3.2.2. Hiện trạng quản lý hệ thống thủy lợi Hồ Núi Cốc ........................................... 74
3.4. Đánh giá hiệu quả tưới của hệ thống thủy lợi hồ Núi Cốc ....................................... 82
3.4.1. Điều tra thu thập số liệu, đo đạc phục vụ tính toán định lượng các chỉ tiêu
đánh giá hiệu quả ........................................................................................................ 82
3.4.2. Tính toán các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả, phân tích đánh giá hiệu quả tưới của
hệ thống thủy lợi hồ Núi Cốc. ...................................................................................... 83
3.5. Kiến nghị các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống thủy lợi hồ Núi
Cốc. .................................................................................................................................. 94
3.5.1. Hiệu quả hoạt động của hệ thống .................................................................... 94
3.5.2. Kiến nghị các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống .............. 95

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...........................................................................96
1. Kết quả đạt được của luận văn: .................................................................................... 96
2. Kiến nghị...................................................................................................................... 96

TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................98

Luận văn thạc sĩ

Chuyên ngành: Quy hoạch và quản lý tài nguyên nước


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài

Hồ chứa là loại hình công trình thủy lợi phổ biến có nhiệm vụ làm biến đổi và
điều tiết nguồn nước phù hợp với yêu cầu của các ngành kinh tế quốc dân. Việc xây
dựng và khai thác hồ chứa đã tạo ra các tiền đề mới có vai trò quan trọng đối với phát
triển sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, lâm nghiệp, giao thông, thủy sản, du lịch,… tạo
thêm việc làm, phân bổ lại lao động và dân số, hình thành các khu trung tâm dân cư mới,
góp phần ổn định và phát triển kinh tế xã hội cả một khu vực, lãnh thổ. Do đó hồ chứa
được xây dựng trên nhiều nơi trên thế giới.
Ở nước ta, mùa khô thường kéo dài từ 6 ÷ 7 tháng, lượng mưa trong thời kỳ
này chỉ chiếm 15÷20% tổng lượng mưa cả năm, còn lại 80÷85% tập trung trong 5÷6
tháng mùa mưa. Về địa hình địa mạo, ba phần tư diện tích nước ta là vùng đồi núi vì
vậy tạo nhiều thuận lợi trong xây dựng và khai thác các hồ chứa nước, đáp ứng các
nhu cầu về nước cho dân sinh và các ngành kinh tế quốc dân, hay nói cách khác:
Nước ta có nhu cầu và điều kiện tự nhiên thuận lợi để xây dựng và khai thác các hồ
chứa nước.
Ngày từ thời Pháp thuộc, ở nước ta một số công trình đập như Bái Thượng
(Thanh Hóa), Đô Lương (Nghệ An), Cầu Sơn (Vinh Phúc), Thác Huống (Nghệ
An),… đã được xây dựng. Theo số liệu thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển
Nông thôn năm 2004 cả nước có khoảng 3.500 hồ chứa các loại và đến nay đã xây
dựng và đưa vào khai thác trên 5.553 hồ chứa với tổng dung tích trữ trên 35,8 tỷ m3;
có 45 tỉnh và thành phố trong cả nước có hồ chứa nước. Các tỉnh có số lượng hồ chứa
nước nhiều là Nghệ An (625 hồ), Hoà Bình (521 hồ), Hà Tĩnh (339 hồ), Thanh Hoá
(436 hồ), Đắc Lắc (458 hồ), Bình Định (223 hồ), Phú Thọ (124 hồ), Vĩnh Phúc (227
hồ). Trong đó 26 làm nhiệm vụ phát điện là chính có tổng dung tích trữ thiết kế là 27
tỷ m3, các hồ chứa còn lại có nhiệm vụ tưới là chính, tổng dung tích là 8,8 tỷ m3,
nhiệm vụ tưới cho 80 vạn ha.
Theo số liệu trên cho thấy nhiều năm nay nhà nước đã đầu tư một nguồn vốn
Luận văn thạc sĩ

Chuyên ngành: Quy hoạch và quản lý tài nguyên nước



2

lớn cho việc xây dựng mới, nâng cấp, sửa chữa hồ chứa. Tuy nhiên hiệu quả phục vụ
của các hồ chứa chưa được đánh giá một cách đầy đủ, để từ đó có thể xác định được
hiệu quả hoạt động thực tế của hồ chứa đem lại so với hiệu quả tiềm năng có thể đạt
được của hồ chứa là như thế nào? Tại sao hiệu quả hồ chứa chỉ đạt được kết quả đó?...
Từ đó có thể đưa ra biện pháp quản lý khai thác hồ chứa một cách có hiệu quả hơn.
Vì thế có thể nói rằng đánh giá hiệu quả hoạt động của hồ chứa là một vấn đề
rất quan trọng, để từ đó đề ra giải pháp nâng cao hiệu quả phục vụ của hồ chứa nước.
Từ trước đến nay, việc đánh giá hoạt động của các hệ thống thủy lợi thường rất chung
chung vì thiếu các chỉ tiêu đánh giá chứ không chỉ riêng về hồ chứa. Vì vậy trong
luận văn này tôi muốn đề cập tới một phần của vấn đề đó qua đề tài: “Nghiên cứu đề
xuất các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả của hệ thống tưới bằng hồ chứa”
2. Mục đích của đề tài
Nghiên cứu đề xuất các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tưới bằng hồ chứa trên các
khía cạnh: khả năng phục vụ, kinh tế và vấn đề môi trường từ đó có các giải pháp
cải tạo, cải tiến cơ sở hạ tầng và công tác quản lý nhằm nâng cao hiệu quả hoạt
động của các hệ thống này, phát huy được hết tác dụng của hệ thống như nguồn
nước, môi trường, cảnh quan…
3. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
* Cách tiếp cận:
Từ tình hình thực tế của hệ thống và điều kiện kinh tế, xã hội ở Việt Nam và
những cơ sở khoa học chung nghiên cứu, tham khảo, áp dụng và xây dựng hệ thống
chỉ tiêu mang tính chất đặc thù của hệ thống tưới bằng hồ chứa vừa đầy đủ, toàn
diện vừa phù hợp với điều kiện thực tế ở Việt Nam và của hệ thống.
* Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp điều tra thực tế;
- Phương pháp thống kê phân tích, tổng kết đánh giá;


Luận văn thạc sĩ

Chuyên ngành: Quy hoạch và quản lý tài nguyên nước


3

- Phương pháp kế thừa;
- Phương pháp chuyên gia.
* Phạm vi nghiên cứu:
Nghiên cứu hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động cho các hệ thống
tưới bằng hồ chứa loại trung bình và loại lớn.
4. Kết quả dự kiến đạt được.
Đưa ra được các chỉ tiêu cơ bản để đánh giá hiệu quả phục vụ của hệ thống
tưới bằng hồ chứa.

Luận văn thạc sĩ

Chuyên ngành: Quy hoạch và quản lý tài nguyên nước


4

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ HIỆU QUẢ VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ
HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG THỦY LỢI
1.1. Tình hình nghiên cứu đánh giá hiệu quả tưới trên thế giới
1.1.1. Nhu cầu về nước phục vụ phát triển nông nghiệp trên thế giới.
Hơn nửa thế kỷ trôi qua, nền nông nghiệp trên thế giới đã thu được kết quả có
tầm quan trọng đóng góp vào việc giải quyết nạn đói và thiếu lương thực trên toàn

thế giới. Thành phần chủ yếu của cuộc Cách mạng xanh dựa trên việc sử dụng phân
bón và sử dụng các giống lúa có năng suất cao, công tác quản lý nước được cải
thiện giúp cho việc đẩy mạnh sức sản xuất và sản lượng, ước tính tăng 100% kể từ
năm 1960. Công tác quản lý nước, trên cả nền nông nghiệp có tưới và nông nghiệp
nhờ nước trời là công cụ để đạt được thành tựu này.
Trong vòng 20 năm tới sẽ có nhiều thách thức mới, khi dân số thế giới dự
tính là 8.3 tỷ người vào năm 2030- nền nông nghiệp phải đáp ứng về nhu cầu lương
thực, đảm bảo an toàn lượng thực và chống đói nghèo ở các vùng nông thôn và cạnh
tranh về nước với các hộ sử dụng nước khác. Theo FAO, để đáp ứng các yêu cầu về
nước này, các chính sách nông nghiệp sẽ cần thiết mở cửa cho thực tiễn quản lý
nước để nâng cao sản lượng, thúc đẩy công tác phân phối nước công bằng và bảo vệ
nguồn nước. Chiến lược quản lý nước được đề xuất trong lĩnh vực nông nghiệp, dựa
trên hiện đại hóa cơ sở hạ tầng và thể chế tưới, sự tham gia đầy đủ của những người
sử dụng nước trong việc phân phối các chi phí và lợi nhuận, khôi phụ lại công tác
đầu tư cho sản xuất nông nghiệp.
Báo cáo về nông nghiệp thế giới của FAO hướng tới năm 2015/30 cho biết
sản xuất lương thực sẽ cần tăng 60% để đáp ứng được chất dinh dưỡng, tốc độ phát
triển dân số và điều chỉnh sự thay đổi chế độ ăn uống trong ba thập kỷ tới. Nước
cần cho sản xuất nông nghiệp dự kiến sẽ tăng khoảng 14% trong giai đoạn tới này,
ước tính tốc độ tăng hàng năm 0,6%, giảm 1,9% so với giai đoạn 1963-1999. Trong
nhóm 93 nước đang phát triển, hiệu quả sử dụng nước tưới được tính bằng tỷ số
Luận văn thạc sĩ

Chuyên ngành: Quy hoạch và quản lý tài nguyên nước


5

giữa lượng nước tiêu dùng cho cây trồng và tổng lượng nước khai thác ước tính
tăng trung bình từ 38%-42%.

Châu Á cũng là Châu lục phát triển lớn nhất trên thế giới, chiếm khoảng 50%
diện tích tưới toàn thế giới. Các hệ thống tưới này có thể chia ra làm 3 loại chính:
- Hệ thống tưới tự chảy: Lấy nước từ hồ chứa và đập dâng;
- Hệ thống tưới bằng bơm: Lấy nước từ song suối;
- Hệ thống tưới bằng trạm bơm lấy nước ngầm.
Sự phát triển tưới ở các nước Châu Á Thái Bình Dương đã được FAO thống
kê và được thể hiện trong bảng 1.1.
Bảng 1.1: Phát triển tưới ở Châu Á Thái Bình Dương (đơn vị tính 1000 ha)
TT

Tên các nước

1965

1970

1975

1980

1985

1990

1 058

1 335

1 639


2 073

2 933

Các nước đang phát triển:
1

Bangladesh

2

Bhutan

3

China

4

572

34
38 250

40 478

42 665

45 388


44 461

47 837

Dem.Kampuchea

753

89

89

89

90

92

5

DPR.Korea

500

500

900

900


1 070

1 420

6

India

26 510

30 420

33 590

39 350

43 150

43 050

7

Indonesia

4 150

4 280

4 855


5 418

7 059

7 600

8

Iran

4 900

5 200

5 913

4 968

4 740

5 750

9

Laos

15

17


42

115

119

122

10

Malaysia

245

255

307

370

334

342

11

Mongolia

23


35

42

77

12

Myanmar

977

999

1 085

1 008

Luận văn thạc sĩ

753

839

Chuyên ngành: Quy hoạch và quản lý tài nguyên nước


6

TT


Tên các nước

1965

1970

1975

1980

1985

1990

86

181

232

230

650

1 000

12 043

12 958


13 601

14 680

15 620

16 500

13

Nepal

14

Pakistan

15

Philippines

958

1 150

1 098

1 300

1 430


1 560

16

Rep.Korea

702

993

1 061

1 150

1 220

1 355

17

Srilanka

341

465

480

525


583

520

18

Thailand

1 768

1 960

2 415

3 015

3 822

4 300

19

VietNam

500

680

1 060


1 542

1 770

1 840

93 046

101 523

130 319

137 341

Cộng

110 664 221 844

Các nước phát triển:
20

Australia

1 274

1 476

1 475


1 500

1 620

1 900

21

Japan

3 123

2 836

3 282

3 250

2 931

2 847

22

New Zealand

93

111


150

166

256

280

Cộng

4 490

4 423

4 904

4 916

4 807

5 027

Châu Á Thái
Bình Dương

97 536

105 946

115 568 126 760


135 126

142 368

Các nước khác

59 701

66 243

72 906

83 566

89 094

95 053

Toàn thế giới

157 237

172 189

188 474 210 326

224 220

237 421


1.1.2 Xu hướng quản lý nước để đảm bảo phát triển bền vững
Theo FAO, nếu công tác quản lý nước như 50 năm vừa qua được duy trì thì
áp lực đến tài nguyên thiên nhiên sẽ giảm đi, trong khi đó sử dụng nước cho các
lĩnh vực khác ngoài nông nghiệp sẽ lại tăng lên. Việc tăng sử dụng nước cho sản
xuất nông nghiệp trong thời gian vừa qua đã đưa ra kết luận về việc đầu tư một cách
chiến lược là không chỉ tập trung vào cơ sở hạ tầng của hệ thống tưới, mà cả trong
nghiên cứu nông nghiệp và khuyến nông. Để đáp ứng những thách thức trong tương
lai, đầu tư cho nông nghiệp phải được xem xét lại và khuyến khích chiến lược trọn
Luận văn thạc sĩ

Chuyên ngành: Quy hoạch và quản lý tài nguyên nước


7

gói bao gồm nghiên cứu, đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp, nâng cao năng lực cho
những người sử dụng nước, và đẩy mạnh thương mại nông nghiệp trên toàn cầu.
Có nhiều ý kiến đưa ra định nghĩa về quản lý tưới song định nghĩa được
nhiều người nhắc tới là: “Quản lý tưới là quá trình mà tổ chức hoặc cá nhân đưa ra
các mục tiêu cho một hệ thống tưới, từ đó thiết lập nên các điều kiện thích hợp, huy
động các nguồn lực khác nhau để đạt mục tiêu đã đề ra mà không gây ra những tác
động xấu nào”.
Tiến sĩ Mark Svedsen – Viện quản lý nước quốc tế (IWMI) cho rằng:
“Không có bộ phận nào của công trình hạ tầng đảm bảo chức năng làm việc quá
một vài năm trừ khi có một tổ chức vận hành, duy tu và nâng cấp nó”. Sự thành
công của hệ thống thủy lợi cần cả hai yếu tố “Phần cứng” và “Phần mềm”. Phần
cứng ở đây gồm công trình đầu mối, hệ thống kênh mương, công trình điều tiết và
các trang thiết bị. Còn phần mềm là công tác quản lý. Một trong hai phần trên sẽ trở
nên vô dụng nếu không có phần kia.

Vậy để có thể kết hợp một cách thuận hòa giữa “Phần cứng” và “Phần mềm”
thì rất cần có sự đánh giá hệ thống thông qua một hệ thống chỉ tiêu đánh giá trên các
phương diện về khả năng phục vụ, kinh tế và môi trường.
1.1.3. Đánh giá hiệu quả tưới trên thế giới
Hiệu quả hoạt động là gì? Và hiểu như thế nào cho đúng? Khi chúng ta nói
một hệ thống hoạt động yếu kém, không đạt yêu cầu hay hoạt động hiệu quả là có
hàm ý như thế nào? Hiệu quả hoạt động đã được định nghĩa theo một số cách khác
nhau. Small và Svendsen (1990) đưa ra một định nghĩa khá rộng về hiệu quả hoạt
động hệ thống thủy lợi: “Bao gồm tổng thể các hoạt động (tiếp nhận các yếu tố đầu
vào và chuyển đổi các yếu tố đó thành sản phẩm đầu ra trung gian hay thành phẩm
cuối cùng) và ảnh hưởng của các hoạt động đó (tác động lên chính bản thân hệ thống
và môi trường bên ngoài)”. Hơn thế họ còn đưa ra các mô hình khác nhau về hiệu quả
hoạt động của các yếu tố tổ chức và kết luận rằng một mô hình định hướng mục tiêu
hiệu quả là hết sức hữu ích trong việc đánh giá hiệu quả của hệ thống thủy lợi. Theo
Luận văn thạc sĩ

Chuyên ngành: Quy hoạch và quản lý tài nguyên nước


8

họ, hiệu quả hoạt động là (1): “Mức độ đáp ứng nhu cầu của khách hàng hoặc người
sử dụng về một loại sản phẩm, dịch vụ nhất định nào đó” và “là hiệu quả có được do
hoạt động của các tổ chức toàn quyền sử dụng những nguồn lực của mình”.
Định nghĩa về hiệu quả tưới của Viện quản lý nước quốc tế (IWMI) như sau:
“Hiệu quả tưới của hệ thống là mức độ đạt được của những mục tiêu ban đầu đề ra
đối với hệ thống đó”. Bất kỳ một hệ thống tưới nào đó cũng cần phải đạt được các
mục tiêu đề ra đối với sản xuất nông nghiệp. Về căn bản, các hệ thống tưới góp
phần tăng sản lượng nông nghiệp nhưng cũng phải đối mặt với những vần đề như
thời gian hoàn vốn dài, phân phối nước không đồng đều, hiệu quả sử dụng nước

thấp và các vấn đề môi trường liên quan như nhiễm mặn, ngập úng, sức khỏe cộng
đồng,…
Một hệ thống tưới dù là lớn hay nhỏ thì việc đánh giá hiệu quả tưới là rất cần
thiết để đánh giá xem hệ thống có đạt được các mục tiêu ban đầu đề ra hay không.
Đánh giá hiệu quả tưới giúp cung cấp những thông tin cần thiết về vận hành hệ
thống tới người quản lý và người hưởng lợi, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý hệ
thống. Đánh giá hiệu quả tưới cũng là cơ sở quan trọng để quyết định phương án
đầu tư nâng cao hiệu quả công trình. Ngoài ra đánh giá hiệu quả tưới còn giúp cho
việc so sánh hiệu quả tưới của các hệ thống với nhau xem hệ thống nào có hiệu quả
hoạt động tốt hơn.
Đối với một hệ thống thủy lợi, nếu chỉ đánh giá hiệu quả của hệ thống bằng
một chỉ tiêu như tổng sản lượng sản phẩm nông nghiệp thu được khi có tưới hoặc
không tưới, hoặc thậm chí một vài chỉ tiêu khác nữa cũng không thể đánh giá đầy
đủ công tác vận hành của hệ thống. Chuyên gia về môi trường có thể quan tâm đến
dòng chảy trên sông, kênh và ngăn chặn sự suy giảm khối lượng và chất lượng
nước; chuyên gia xã hội có thể quan tâm nhiều về vấn đề xã hội; chuyên gia kinh tế
có thể chỉ quan tâm đến hiệu quả đầu tư, trong khi nhà nông học có thể tập trung
vào năng suất cây trồng trên mỗi hecta,… Vậy, sự đánh giá chỉ là cục bộ, riêng lẻ
chưa có một hệ thống chỉ tiêu nào đánh giá một cách toàn diện hiệu quả hoạt động
Luận văn thạc sĩ

Chuyên ngành: Quy hoạch và quản lý tài nguyên nước


9

của hệ thống trên tất cả các khía cạnh, lĩnh vực để có thể so sánh một cách tổng quát
nhất những mặt lợi, mặt hại cũng như những hạn chế còn tồn tại; từ đó có biện pháp
khắc phục những yếu kém, phát huy những mặt mạnh của hệ thống một cách tốt
nhất hay áp dụng vào xây dựng, phát triển các hệ thống mới.

1.1.4. Đánh giá hiệu quả tưới ở một số nước
Ở Ấn Độ, năm 1989 đã cho ra đời 2 ấn phẩm “Tiêu chuẩn đo đạc quản lý vận
hành hệ thống tưới” và “Giám sát đánh giá hệ thống tưới”. Tiếp sau đó các chuyên
gia Ấn Độ và IWMI đã tiến hành đánh giá hệ thống tưới Sirsa có sự trợ giúp của
công nghệ viễn thám và các mô hình thủy lực; đánh giá hệ thống tưới Bhkra với sự
trợ giúp của công nghệ viễn thám và hệ thống thông tin địa lý (GIS).
Để nâng cao hiệu quả tưới nói chung và cụ thể là đảm bảo độ tin cậy trong
việc phân phối nước cho người sử dụng, nhiều hệ thống tưới ở Ấn Độ, cả hệ thống
đang hoạt động và hệ thống mới xây dựng đã tiến hành nâng cao quản lý nước bằng
cách quan trắc và điều hành các công trình và các thông số từ xa. Ở hầu hết các hệ
thống đều chọn một đoạn kênh đang hoạt động làm dự án mẫu để nghiên cứu và
phân tích lợi ích do cải thiện hệ thống quản lý nước và sau đó sẽ mở rộng cho vùng
rộng hơn.
Năm 1990, Tổ chức nông lương của Liên hợp quốc (FAO) đã có hội thảo ở
Thái Lan về cải tiến hệ thống tưới trong nền nông nghiệp phát triển bền vững. Ở hội
thảo này đã có một vài nghiên cứu liên quan đánh giá hiệu quả tưới.
Năm 1993, IWMI đã có một vài nghiên cứu liên quan đến đánh giá hiệu quả
hệ thống phân phối nước của dự án tưới Pakistan và Srilanka.
Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tưới được các chuyên gia của IWMI và
Srilanka sử dụng là:
- Chỉ tiêu lượng nước dùng trên 1 đơn vị diện tích đất canh tác;
- Năng suất cây trồng;
- Thu nhập trên 1 ha đất canh tác;
Luận văn thạc sĩ

Chuyên ngành: Quy hoạch và quản lý tài nguyên nước


10


- Sản lượng trên 1m3 nước tưới.
- Sự công bằng trong phân phối nước ở đầu và cuối nguồn nước.
Trung Quốc - một cường quốc có dân số lớn nhất trên thế giới, nông nghiệp
là ngành mũi nhọn trong phát triển kinh tế và đảm bảo an ninh lương thực. 70%
tổng sản lượng lương thực, 80% sản lượng bông, 90% sản lượng rau được tạo ra từ
diện tích nông nghiệp được tưới. Hiện nay cũng chưa có được một hệ thống các chỉ
tiêu đánh giá hiệu quả tưới tiêu chuẩn. Tuy nhiên thấy được tầm quan trọng phải
đánh giá hiện trạng hoạt động của các hệ thống thủy lợi, trong các năm 1993-1994
Trung Quốc đã tiến hành đánh giá 195 hệ thống tưới lớn với 3 mức đánh giá:
- Mức 1: Đánh giá kết cấu công trình hoặc kênh mương;
- Mức 2: Đánh giá toàn bộ hệ thống;
- Mức 3: Đánh giá cải tạo nâng cấp hệ thống.
Kết quả đánh giá cho thấy 70% công trình đầu mối bị xuống cấp hoặc trong
tình trạng nguy hiểm, 16% mất khả năng làm việc, 10% bị bỏ hoang chỉ có 4% hoạt
động bình thường. Đối với kênh mương 60% chuyển nước tốt, 21% xuống cấp
nghiêm trọng, 9% mất khả năng làm việc, 10% bị bỏ hoang. Đối với các trạm bơm
36% mất khả năng làm việc, 32% xuống cấp hoặc trong tình trạng nguy hiểm.
Malaysia, với mục tiêu sản xuất lương thực đáp ứng tối thiểu 65% nhu cầu
lương thực trong nước, chính phủ đã thấy được tầm quan trọng phải đánh giá hiệu
quả tưới của hệ thống và tìm các biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động khai thác
của các hệ thống này. Từ những năm 1990 đã bắt đầu đánh giá ở 8 vùng trọng điểm
lúa với nội dung chính là đánh giá hiệu quả sử dụng nước. Trong quá trình đánh giá
các chỉ tiêu đã được sử dụng như: Tỷ lệ cấp nước tương đối, hiệu quả tưới, chỉ tiêu
sử dụng nước, hệ số quay vòng đất…IWMI đã có nghiên cứu ở Kerian năm 1991
cho thấy chỉ số hiệu quả dùng nước từ 0,035 đến 0,12kg/m3, trong khi đó theo tài
liệu của Fao với hệ thống tưới cho lúa việc sử dụng nước có hiệu quả chỉ số này
nằm trong khoảng 0,7-1,1 kg/m3.
Luận văn thạc sĩ

Chuyên ngành: Quy hoạch và quản lý tài nguyên nước



11

Tháng 5 năm 1994 hội thảo vùng Châu Á Thái Bình Dương về “Đánh giá
hiệu quả tưới trong phát triển nông nghiệp bền vững” tại Băngkok các chuyên gia
đã nhất trí về các thông số đánh giá hiệu quả tưới, tuy rằng mỗi nước có mục tiêu
đánh giá khác nhau tùy theo điều kiện của hệ thống tưới khác nhau.
- Các thông số để đánh giá hiệu quả tưới được chia thành nhóm như sau:
- Hệ thống phân phối nước (bao gồm công trình trên kênh):
+ Hiệu quả vận chuyển nước ở các cấp kênh;
+ Hiệu quả phân phối nước;
+ Bồi lắng và cỏ rác.
- Hiệu quả tưới mặt ruông:
+ Hệ số quay vòng đất;
+ Hiệu ích tưới;
+ Hiệu ích sử dụng nước.
- Hiệu quả môi trường trong hệ thống tưới:
+ Mức độ nhiễm mặn, kiềm hóa;
+ Chất lượng nước mặt, nước ngầm;
+ Ngập úng;
+ Cỏ dại trong kênh có nước đọng.
- Hiệu quả xã hội:
+ Lao động;
+ Sở hữu ruộng đất;
+ Giới trong hoạt động tưới;
+ Sự thỏa mãn của nông dân.
- Hiệu quả về sử dụng đa mục tiêu.
- Hiệu quả về kinh tế.


Luận văn thạc sĩ

Chuyên ngành: Quy hoạch và quản lý tài nguyên nước


12

Nhận xét:
Trên đây là những ví dụ về đánh giá hiệu quả tưới ở một số nước có hệ thống
thủy lợi phát triển, nông nghiệp là ngành sản xuất có vai trò quan trọng đối với an
ninh cũng như kinh tế. Nhưng những đánh giá đó mới được thực hiện đối với hệ
thống thủy lợi, cụ thể là: hệ thống công trình đầu mối (Trạm bơm, cống lấy
nước,…), hệ thống kênh dẫn nước,… chứ chưa có một hệ thống chỉ tiêu riêng mang
tính đặc thù đánh giá hiệu quả của hệ thống cấp nước bằng hồ chứa.
Khi hồ chứa hình thành đồng nghĩa với một hệ thống hạng mục công trình
được xây dựng như: đập, đập tràn, cống, hệ thống dẫn nước,…; mục đích là để tạo
cột nước, điều tiết trữ nước trong mùa mưa, cấp nước tưới cho đồng ruộng vào mùa
khô. Với địa hình 3/4 diện tích là đồi núi, nước ta đã xây dựng được rất nhiều hồ
chứa lớn nhỏ, phục vụ sản xuất nông nghiệp và các ngành kinh tế khác nhau. Vì vậy
hệ thống cấp nước bằng hồ chứa góp phần rất lớn cho sự phát triển của sản xuất
nông nghiệp và phát triển kinh tế xã hội, nâng cao đời sống của người dân trong khu
vực. Hơn nữa hồ chứa còn là giải pháp phòng chống lũ lụt cho hạ lưu một cách hiệu
quả (hạn chế sự nguy hiểm đối với tính mạng và tài sản của người dân). Tuy nhiên
ảnh hưởng tiêu cực mà hệ thống mang lại cũng không ít: làm ngập lụt đất, rừng ở
thượng lưu; di dân tái định cư; khô kiệt dòng chảy ở hạ lưu;… hơn nữa nguồn nước
đến hồ lại phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện tự nhiên của lưu vực (khí tượng thủy
văn, địa hình địa mạo, thảm phủ, hệ thống sông ngòi…). Nói cách khác tầm ảnh
hưởng của hệ thống cấp nước bằng hồ chứa là rất rộng vì vậy việc đánh giá hiệu quả
của hệ thống là không thể thiếu, đặc biệt là trong việc đánh giá hiệu quả tưới (vì
80% dân số nước ta sống bằng nông nghiệp).

Ngoài ra theo phần 1.1.3 và phần 1.1.4 ta có thể thấy việc đánh giá hiệu quả
tưới vẫn chưa thể hiện đủ được các tính chất sau:
Tính toàn diện: Chưa thể hiện được tính toàn diện trên các lĩnh vực khác
nhau, nó chỉ cụ thể đánh giá vào các chỉ số mà lĩnh vực đó quan tâm, chưa thể hiện
được tính đầy đủ, tổng quan của hệ thống. Đã có rất nhiều hội thảo hay các đề tài
Luận văn thạc sĩ

Chuyên ngành: Quy hoạch và quản lý tài nguyên nước


13

nghiên cứu đánh giá hiệu quả hoạt động của hệ thống cấp nước bằng hồ chứa,
nhưng chỉ là đánh giá cục bộ của một hồ chứa nào đó chứ chưa thấy có một hệ
thống chỉ tiêu đầy đủ áp dụng chung cho các hồ chứa và thể hiện được sự tương
quan giữa hiệu quả đầu tư, môi trường, chất lượng phát triển xã hội và kinh tế.
Tính đầy đủ: Các chỉ tiêu hiện nay hầu như mới chỉ đánh giá ảnh hưởng của
hệ thống công trình sau đầu mối, hiệu quả về sản lượng nông nghiệp, khả năng phân
phối nước trong hệ thống,… chứ chưa có sự kết hợp đánh giá cả công trình đầu
mối. Trong khi công trình đầu mối và hệ thống sau nó luôn phải tương tác, gắn kết
với nhau không thể tách rời. Vì có vậy mới sử dụng được hết khả năng phục vụ của
hệ thống nhằm nâng cao hiệu quả về kinh tế và môi trường do hệ thống đem lại.
Tính phù hợp: Các quốc gia trên thế giới có sự khác nhau về văn hóa, xã
hội, khoa học kỹ thuật, kinh tế và môi trường nên các chỉ tiêu đánh giá cũng mang
đặc trưng riêng biệt của mỗi nước, mỗi vùng. Không thể lấy nguyên mẫu đánh giá
của nước này áp dụng cho nước khác. Chúng ta phải có nghiên cứu đánh giá riêng
của mình, các chỉ tiêu đưa ra cần phù hợp với điều kiện kinh tế, môi trường, văn hóa
xã hội và trình độ khoa học, trình độ quản lý của đất nước.
1.1.5. Giám sát và đánh giá hiệu quả tưới
Trong quản lý tưới nói chung và quản lý dự án nói riêng, giám sát và đánh

giá là hai nội dung không thể tách rời và không thể thiếu trong chu trình quản lý dự
án. Trong quản lý hệ thống tưới giám sát và đánh giá được coi là một hoạt động cân
thiết nhằm đạt được các mục tiêu đề ra của hệ thống.
Đánh giá được hiểu là những hoạt động nhằm kiểm tra xem sau những giai
đoạn nhất định đã đề ra của dự án hoặc chu kỳ quản lý, hệ thống tưới có đạt được
những mục tiêu đề của từng giai đoạn hoặc toàn bộ dự án không? Mức độ đạt được
như thế nào? Cũng như mục tiêu đề ra có phù hợp hay không? Từ đó có các biện
pháp cải tiến, nâng cấp xây dựng công trình cũng như quản lý hệ thống.
Đánh giá hiệu quả tưới dựa trên một hệ thống chỉ tiêu đánh giá được thống nhất
bởi các chuyên gia dày dạn kinh nghiệm trong lĩnh vực tưới và quản lý tưới. Hiện tại
Luận văn thạc sĩ

Chuyên ngành: Quy hoạch và quản lý tài nguyên nước


14

trên thế giới cũng chưa có tiêu chuẩn hay hướng dẫn đánh giá hiệu quả tưới cụ thể Mỗi
quốc gia, mỗi vùng tùy theo điều kiện tự nhiên, hình thức quản lý công trình khác nhau
mà lựa chọn một hệ thống chỉ tiêu đánh giá phù hợp, không có một hệ thống chỉ tiêu
nào áp dụng được cho tất cả các nước. Để giúp chọn các thông số giám sát đánh giá
một số nước đã đưa ra các thông số và mức độ quan trọng (xem bảng 1.2).
Vấn đề quan trọng của đánh giá hiệu quả tưới là ở chỗ:
- Định ra các thông số quan trọng để đánh giá. Các thông số này có thể được
thiết lập từ giai đoạn quy hoạch hệ thống.
- Chỉ tiêu hay nói cách khác là tiêu chuẩn mà các thông số nêu trên phải đạt
được đối với một hệ thống cụ thể.
Giám sát ở đây được hiểu là những hoạt động nhằm kiểm tra xem trong quá
trình quản lý, người thực hiện có làm đúng theo kế hoạch hoặc thiết kế ban đầu đề ra
không. Từ đó các biện pháp giúp điều chỉnh, hỗ trợ người quản lý làm theo đúng thiết

kế để đạt được các mục tiêu đề ra. Nội dung chính của giám sát là:
- Lựa chọn các chỉ tiêu giám sát;
- Thu thập các số liệu liên quan đến các chỉ tiêu giám sát;
- Phân tích số liệu;
- Đưa ra các thông tin giúp xác định hướng đi thích hợp;
- Sử dụng các thông tin để cải thiện vấn đề.
Một số chỉ tiêu và thông số hiệu quả tưới còn chưa rõ ràng trong việc đo đạc
hoặc tính toán. Quy trình tổ chức đánh giá, xác định vị trí đo đạc, thời gian đo,...
v..v… cũng chưa được cụ thể hóa trong các tài liệu có liên quan. Đây chính là yếu
tố hạn chế việc áp dụng đánh giá hiệu quả của hệ thống tưới.

Luận văn thạc sĩ

Chuyên ngành: Quy hoạch và quản lý tài nguyên nước


15

Bảng 1.2: Bảng đánh giá mức độ quan trọng của các thông số đánh giá hiệu quả hệ thống thủy lợi ở một số nước trong khu vực
Thông số

TT

Thai Viet
Phili Chi Indo Malay In Myan Ne Pakis Ko Bang Bhu Srilan
Laos
lan Nam
pines na nesia
sia
dia mar pal tan rea lades tan

ka

Sự thích hợp của hệ thống
tưới

xx

x

xx

xx

- Tính công bằng

xx

x

xx

xx

- Hiệu suất

xx

xx

xx


x

xx

xx

- Mức độ tin cậy

x

xx

xx

x

x

xx

2

Hiệu quả các công trình

xx

xx

x


xx

xx

xx

3

Hiệu quả sử dụng mặt ruộng

xx

x

xx

xx

- Hiệu ích tưới

xx

x

xx

x

- Hệ số quay vòng đất


xx

x

xx

xx

- Sản phẩm

xx

x

xx

x

x

x

x

x

xx

x


x

x

xx

x

xx

1

4

Môi trường

xx

xx
x

xx

xx
xx
x
x

xx


xx

x

xx

x

xx

xx

xx

x

X

xx

xx

xx

xx

xx

xx


xx

X

x

xx

x

xx

xx

xx

xx

xx

x

xx

x

xx

xx


xx

xx

x

x

xx

x

xx

x

x

xx

xx

X

xx

xx

x


xx

x

x

xx

xx

X

x

x

xx

xx

x

x

xx

- Úng

x


- Thoái hóa đất

xx

- Nước ngầm

xx

x

x

x

x

x

x

- Tiêu nước

x

xx

x

xx


xx

xx

x

- Cỏ dại

x

x

x

x

x

xx

Luận văn thạc sĩ

xx

xx

x

xx


Chuyên ngành: Quy hoạch và quản lý tài nguyên nước

X
X
X

x

xx

xx
xx

xx

x

x

xx

xx

x

xx

xx


xx

xx

x

xx

x

xx

x

xx

x

x

xx

xx

x

xx

x


x
xx


16

Thông số

TT

5

6

7

Thai Viet
Phili Chi Indo Malay In Myan Ne Pakis Ko Bang Bhu Srilan
Laos
lan Nam
pines na nesia
sia
dia mar pal tan rea lades tan
ka

- Sức khỏe cộng đồng

xx

Xã hội


xx

- Sở hữu đất

xx

- Sự di chuyển chỗ ở của
nông dân

xx

x

x

x

xx

xx

x

xx

x

x


x

x

- Sự thỏa mãn của nông dân

xx

xx

x

xx

x

xx

x

- Hội dùng nước

xx

xx

xx

xx


xx

xx

xx

Sử dụng tổng hợp nguồn
nước

x

x

xx

- Thủy sản

x

xx

x

xx

x

- Nước trong thành phố

xx


x

x

x

xx

- Vận tải

x

x

x

x

Kinh tế

xx

xx

xx

- Tự túc tài chính

xx


xx

xx

xx

xx

xx

xx

- Tỷ số B/C

xx

xx

xx

xx

x

xx

x

Nguồn tài liệu: FAO-1994


Luận văn thạc sĩ

xx

xx

x

X

x

x

xx

x

x

x

xx
x

xx

x


x

xx

xx

xx

xx

x

x

x

x

x

x

xx

x

x

x


xx

X

xx

x

xx

x

xx

xx

X

xx

xx

xx

x

xx

x


xx

xx

x

X

xx
x

x

xx

xx

x

x

Xx

x

x

x

x


X

x

x

x

xx

xx

xx

xx

xx

xx

xx

xx

x

xx

xx


xx

x

x

xx

x: Quan trọng

Chuyên ngành: Quy hoạch và quản lý tài nguyên nước

Xx

xx: Rất quan trọng

x
x


17

Như vậy với mỗi quốc gia khác nhau thì mức độ đánh giá sự quan trọng của
các thông số đánh giá hiệu quả tưới là khác nhau. Các thông số đánh giá trên phần
nào bao quát được một số mặt của hoạt động sống của dự án, tuy nhiên nó chưa đi
sâu cụ thể để có thể áp dụng đánh giá riêng biệt cho một hệ thống tưới tự chảy hay
tưới bằng động lực… Vì vậy với yêu cầu cụ thể của việc đánh giá hiệu quả hoạt
động cần phải có những nghiên cứu để đưa ra một hệ thống chỉ tiêu riêng cho mỗi
hệ thống khác nhau. Với đề tài này tác giả sẽ đưa ra một hệ thống chỉ tiêu riêng trên

cơ sở tham khảo một số các thông số ở trên.
1.2. Tình hình nghiên cứu, đánh giá hiệu quả tưới ở Việt Nam
1.2.1. Thực trạng đánh giá và những nghiên cứu có liên quan đến chỉ tiêu đánh
giá hiệu quả tưới ở Việt Nam.
Ở Việt Nam, không chỉ có các đề tài nghiên cứu mà thực tế vấn đề đánh giá
hiệu quả ở các hệ thống thủy lợi nói chung và đánh giá hiệu quả tưới của hệ thống
tưới bằng hồ chứa nói riêng chưa có một hệ thống chỉ tiêu chuẩn. Các đánh giá hay
các chỉ tiêu dùng để đánh giá cho đến ngày nay chỉ mang tính định lượng sơ sài,
không đầy đủ, không toàn diện và không phù hợp. Đặc biệt việc nghiên cứu đề xuất
này mang tính: chính thức, có tính khoa học và thực tế cao vì nó áp dụng đánh giá
cho các hệ thống có tính đặc thù.
Một số kết quả nghiên cứu về hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt
động của hệ thống thủy lợi được đưa ra tại các hội thảo, một số văn bản liên quan,
những dự án điều tra, những đề tài nghiên cứu và những nghiên cứu của các nhà
khoa học đạt được một số kết quả như:
- Dự án: “Quản lý nước tổng hợp trên hệ thống tưới bằng bơm của đồng bằng
sông Hồng” (1995 – 1998) do Viện khoa học Thủy lợi thực hiện đã nghiên cứu ứng
dụng mô hình IMSOP để trợ giúp vận hành và đánh giá hiệu quả hoạt động của hệ
thống thủy lợi thông qua chỉ tiêu cấp nước tại các điểm điều tiết.
- Đề tài nghiên cứu khoa học: “Nghiên cứu xây dựng hệ thống chỉ tiêu tổng
hợp đánh giá nhanh hiện trạng (cơ sở hạ tầng, quản lý vận hành) và hiệu quả KT –
Luận văn thạc sĩ

Chuyên ngành: Quy hoạch và quản lý tài nguyên nước


18

XH công trình thủy lợi, phục vụ nâng cấp hiện đại hóa và đa dạng hóa mục tiêu sử
dụng” (2001 – 2995) do Viện khoa học Thủy lợi thực hiện đã đưa ra hệ thống các

chỉ tiêu đánh giá nhanh (RAP) dùng để đánh giá hiệu quả các công trình thủy lợi.
- Đề tài nghiên cứu cấp bộ: “Nghiên cứu xác định năng lực làm việc thực tế
của các hệ thống thủy lợi đã có so với thiết kế” (năm 2001) do Viện Khoa học Thủy
lợi thực hiện đã đưa ra kết quả về thực trạng hiệu quả tưới và các chỉ tiêu đánh giá
hiệu quả tưới ở 3 hệ thống thủy lợi: Nam Thái Bình, Liễn Sơn – Vĩnh Phúc, Suối
Hai – Hà Tây (nay là Hà Nội).
- Nghiên cứu về hiệu quả hoạt động của hệ thống thủy lợi, GS-TS Tống Đức
Khang đưa ra khái niệm: “Hiệu quả khai thác các hệ thống thủy lợi là hiệu quả của
tưới sau khi xây dựng công trình, sản lượng nông nghiệp tăng thêm trong điều kiện tự
nhiên và điều kiện sản xuất nông nghiệp cụ thể của vùng tức là hiệu ích của tưới”, tác
giả cũng đưa ra 2 cách đánh giá về hiệu quả quản lý khai thác công trình:
+ Cách thứ nhất là lấy thực trạng trước khi xây dựng công trình làm chuẩn;
+ Cách thứ hai là lấy hiệu quả thiết kế trong văn bản được duyệt LCKTKT
hoặc TKKT làm chuẩn. Sau đó từ hiệu quả do công trình mang lại sau khi xây dựng
để so sánh với chuẩn mà đánh giá.
Tác giả cũng đưa ra hệ chỉ tiêu đánh giá hệ thống thủy lợi như sau:
+ Chỉ tiêu nước tưới;
+ Chỉ tiêu về diện tích tưới và trạng thái công trình;
+ Chỉ tiêu về cải tạo đất;
+ Chỉ tiêu về sản lượng và hiệu ích tưới;
+ Chỉ tiêu tổng hợp nhiều mặt.
- Luận văn thạc sĩ của Nguyễn Thị Kim Dung đã bảo vệ thành công năm
2003 với đề tài “Nghiên cứu hiện trạng hiệu quả của các hệ thống thủy lợi và kiến
nghị các chỉ tiêu đánh giá”.
- Luận văn thạc sĩ của Dương Thị Kim Thư đã bảo vệ thành công năm 2006
với đề tài: “Nghiên cứu hiệu quả hoạt động của các hệ thống thủy lợi Nam Thạch
Hãn bằng hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả”.
Luận văn thạc sĩ

Chuyên ngành: Quy hoạch và quản lý tài nguyên nước



×