Tải bản đầy đủ (.doc) (103 trang)

luận văn tài nguyên môi trường Nghiên cứu, đề xuất các chỉ tiêu đánh giá hiệu qủa hệ thống thuỷ lợi Bắc Hưng Hải

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.63 MB, 103 trang )

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của Đề tài
Nước đóng vai trò cực kỳ quan trọng đối với nông nghiệp, công nghiệp, môi
trường và sinh hoạt ở các khu dân cư. Mặc dù vậy do nước ngọt ngày càng trở nên
khan hiếm, quản lý tưới không hợp lý và suy thoái môi trường đã và đang là thách
thức lớn đối với nhiều vùng và thậm chí đối với nhiều quốc gia. Sự gia tăng về dân
số, về nhu cầu và chất lượng cuộc sống cụ thể về sản phẩm nông nghiệp và công
nghiệp trong tương lai hướng tới sự cạnh tranh khốc liệt hơn trong sử dụng tài
nguyên đất và nước. Vì vậy cải thiện hiệu quả hoạt động của hệ thống thủy nông là
rất cần thiết để khai thác hết tiềm năng về nông nghiệp và tạo cơ hội phát triển kinh
tế, xã hội một cách bền vững.
Hệ thống thủy nông Bắc Hưng Hải được xây dựng từ năm 1958, là một trong
những hệ thống thủy lợi lớn nhất đồng bằng bắc bộ nước ta với diện tích 185.860ha
bao gồm đất đai của 4 tỉnh thành phố: Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương và Bắc Ninh.
Hệ thống được bao bọc bởi 4con sông lớn: Sông Hồng, sông Đuống, sụng Thỏi
Bỡnh và sông Luộc.
Lợi ích của hệ thống có thể còn giá trị mãi mãi về sau, nhưng do sự thay đổi
hơn 50 năm qua cùng với một số tác động của tự nhiên và xã hội như: sự chi phối
mạnh mẽ của dòng chảy do các yêu cầu về tưới tiêu cũng đa dạng vì thay đổi cơ cấu
cây trồng, quá trình công nghiệp hóa lại diễn ra một cách nhanh chóng, sự biến đổi
có tính cực đoan của khí hậu,…. Làm cho hệ thống trở lên bất cập, các công trình
có nguy cơ bị xuống cấp ảnh hưởng tới năng lực phục vụ của hệ thống , cần thiết có
sự đánh giá một cách chính xác, khoa học và toàn diện về hiệu quả của các công
trình từ đầu mối tới mặt ruộng thông qua hệ thống chỉ tiêu để đưa ra các biện pháp
khai thác quản lý hệ thống công trình thích hợp nhất nhằm nâng cao năng lực phục
vụ và phát huy tối đa lợi ích mang lại của hệ thống lợi đối với khu vực rộng lớn
giàu tiềm năng nông nghiệp này. Vì vậy trong luận văn này tôi muốn đề cập tới vấn
đề đó qua đề tài:
“ Nghiên cứu, đề xuất các chỉ tiêu đánh giá hiệu qủa hệ thống thuỷ lợi
Bắc Hưng Hải ”.
Luận văn thạc sĩ Chuyên ngành Quy hoạch và Quản lý tài nguyên nước


1
2. Mục đớch của Đề tài
- Nghiên cứu đề xuất các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả phục vụ của hệ thống
Bắc Hưng Hải. Sau đó sử dụng hệ thống chỉ tiêu để đánh giá và đưa ra các biện
pháp quản lý nhằm nâng cao hiệu quả của hệ thống.
3. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
- Tiếp cận quan điểm thực tiễn, hệ thống đa mục tiêu, tổng hợpvà phát triển
bền vững trong khai thác tài nguyên nước.
- Tiếp cận về phương châm, đường lối nghiên cứu: Kết hợp chặt chẽ giữa
nghiên cứu lý luận, kinh nghiệm trên thế giới và trong nước.
- Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa các tài liệu về hiện trạng hệ thống
công trình của hệ thống thủy lợi Bắc Hưng Hải.
- Phương pháp kế thừa (theo các tài liệu thu thập, điều tra được):
- Phương pháp chuyên gia: Tổ chức hội thảo, báo cáo khoa học nhằm tổng hợp
các ý kiến đóng góp của các chuyên gia, các nhà khoa học về lĩnh vực nghiên cứu.
4. Kết quả dự kiến đạt được
- Đưa ra các chỉ tiêu đánh giá hệ thống Bắc Hưng Hải.
- Những kiến nghị về các giải pháp nâng cac năng lực phục vụ của hệ thống
công trình trên Bắc Hưng Hải.
Luận văn thạc sĩ Chuyên ngành Quy hoạch và Quản lý tài nguyên nước
2
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA HỆ
THỐNG THỦY LỢI
1.1.TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ
THỐNG THỦY LỢI TRấN THẾ GIỚI.
1.1.1. Phát triển hệ thống thuỷ lợi trên thế giới.
Theo dự đoán của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp LHQ (FAO) cho biết
dân số trên địa cầu ước tính lên tới 9 tỷ người vào khoảng năm 2050. Nhu cầu về
lương thực qua đó tăng ngày càng lớn. Người ta cũng dự đoán rằng 80% lương thực
đáp ứng cho con người là sản phẩm của nền nông nghiệp được tưới. Để đáp ứng

nhu cầu lương thực, thuỷ lợi được coi như là một biện pháp quan trọng hàng đầu.
Trong gần 4 thập kỷ qua, tưới nước được quan tâm đáng kể, diện tích tưới trên thế
giới ngày càng được mở rộng:
- Năm 1950 diện tích tưới đạt 96 triệu ha;
- Năm 1989 diện tích tưới đạt 233 triệu ha;
- Năm 1990 diện tích tưới đạt 260 triệu ha;
- Năm 2000 diện tích tưới đạt xấp xỉ 300 triệu ha.
Như vậy trong vòng 50 năm diện tích tưới trên thế giới đã tăng hơn 300%.
Cũng theo số liệu của FAO, 73% diện tích tưới trên thế giới là của các nước đang
phát triển (trong đó có Việt nam). Tuy nhiên, diện tích được tưới này mới chỉ chiếm
21% đất trồng trọt của các nước này.
Châu Á cũng là châu lục phát triển tưới lớn nhất trên thế giới, chiếm khoảng
50% diện tích tưới toàn thế giới. Sự phát triển tưới ở các nước Châu á Thái Bình
Dương thể hiện ở bảng 1-1.
Luận văn thạc sĩ Chuyên ngành Quy hoạch và Quản lý tài nguyên nước
3
Bảng 1.1: Phát triển tưới ở Châu Á Thái Bình Dương (Đơn vị 1000 ha)
T Tên các nước 1965 1970 1975 1980 1985 1990
Các nước đang
phát triển:
1 Bangladesh 572 1.058 1.335 1.639 2.073 2.933
2 Bhutan 34
3 China 38.250 40.478 42.665 45.388 44.461 47.837
4 Dem.Kampucha 753 89 89 89 90 92
5 DPR.Korea 500 500 900 900 1.070 1.420
6 Fiji 1 1 1 1
7 India 26.510 30.420 33.590 39.350 43.150 43.050
8 Indonesia 4.150 4.280 4.855 5.418 7.059 7.600
9 Iran 4.900 5.200 5.913 4.968 5.740 5.750
10 Laos 15 17 42 115 119 122

11 Malaysia 245 255 307 370 334 342
12 Mongolia 23 35 42 77
13 Myanmar 753 839 977 999 1.085 1.008
14 Nepal 86 181 232 230 650 1.000
15 Pakistan 12.043 12.958 13.601 14.680 15.620 16.500
16 Philippines 958 1.150 1.098 1.300 1.430 1.560
17 Rep.Korea 702 993 1.061 1.150 1.220 1.355
18 Srilanka 341 465 480 525 583 520
19 Thailand 1.768 1.960 2.415 3.015 3.822 4.300
20 Việt Nam 500 680 1.060 1.542 1.770 1.840
Cộng 93.046 101.523 110.664 221.844 130.319 137.341
Các nước phát
tri triển
21 Australia 1.274 1.476 1.472 1.500 1.620 1.900
22 Japan 3.123 2.836 3.282 3.250 2.931 2.847
23 New Zealand 93 111 150 166 256 280
Cộng 4.490 4.423 4.904 4.916 4.807 5.027
Châu Á Thái bình
Dương
97.536 105.946 115.568 126.760 135.126 142.368
Các nước khác 59.701 66.243 72.906 83.566 89.094 95.053
Toàn thế giới 157.237 172.189 188.474 210.326 224.220 237.421
Trong hàng loạt các hệ thống tưới đang hoạt động ở vùng Châu Á có thể chia
ra làm 3 loại chính là:
- Hệ thống tưới tự chảy: lấy nước từ hồ chứa hoặc đập dâng;
Luận văn thạc sĩ Chuyên ngành Quy hoạch và Quản lý tài nguyên nước
4
- Hệ thống tưới bằng bơm: lấy nước từ sông suối.
- Hệ thống tưới bằng trạm bơm lấy nước ngầm (loại này phổ biến ở Ấn độ,
Băngladest).

Các hệ thống tưới được phân loại thành quy mô lớn, quy mô vừa và nhỏ.
Tiêu chuẩn phân loại có nơi dựa vào vốn đầu tư xây dựng công trình, có nơi dựa
vào diện tích tưới thiết kế của công trình. Có công trình tưới chỉ đơn thuần phục vụ
tưới, có công trình có thể phục vụ đa mục tiêu như tưới, cấp nước sinh hoạt, vận tải
thuỷ, thuỷ sản, phát điện, phòng chống lũ và du lịch. Nhưng đều có điểm chung
giống nhau là cấp nước tưới cho nông nghiệp. Việc tăng sử dụng nước cho sản xuất
nông nghiệp trong thời gian vừa qua đã đưa ra kết luận về việc đầu tư một cách
chiến lược là không chỉ tập trung vào cơ sở hạ tầng của hệ thống tưới, mà cả trong
nghiên cứu nông nghiệp và khuyến nông. Để đáp ứng những thách thức trong tương
lai, đầu tư cho nông nghiệp phải được xem xét lại và khuyến khích chiến lược trọn
gói bao gồm nghiên cứu, đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp, nâng cao năng lực cho
những người sử dụng nước, và đẩy mạnh thương mại nông nghiệp trên toàn cầu.
Chính vì vậy mà trong tất cả các chiến lược phát triển thủy lợi đều nhận thấy xu
hướng đảm bảo phát triển bền vững.
1.1.2. Quản lý hệ thống thuỷ nông và hiệu quả hoạt động của hệ thống thuỷ nông.
1.1.2.1.Quản lý hệ thống thuỷ nông:
Có nhiều ý kiến đưa ra các định nghĩa khác nhau về quản lý hoạt động của hệ
thống thuỷ nông, song định nghĩa được nhiều người nhắc tới là: “Quản lý hoạt động
của hệ thống thuỷ nông là quá trình mà tổ chức hoặc cá nhân đưa ra các mục tiêu
cho một hệ thống thuỷ nông, từ đó thiết lập nờn cỏc điều kiện thích hợp, huy động
các nguồn lực khác nhau để đạt mục tiêu đã đề ra mà không gây ra những tác động
xấu nào”. Các kết quả nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng đối với quản lý hệ thống
thủy nông phải coi trọng cả 2 yếu tố là nội dung và phương pháp. Nội dung của
công tác quản lý thủy nông được coi như chất liệu tạo nên sự bền vững về mặt vật
chất, còn phương pháp để thực hiện các nội dung đó được coi là công nghệ tạo lên
sản phẩm đó.
Luận văn thạc sĩ Chuyên ngành Quy hoạch và Quản lý tài nguyên nước
5
Theo tiến sĩ Mark Svedsen – Viện Quản lý nước Quốc tế (IWMI) “ Không có
một bộ phận nào của công trình hạ tầng bảo đảm chức năng làm việc quá một vài

năm trừ khi có một tổ chức vận hành, duy tu và nâng cấp nú”. Sự thành công của hệ
thống thuỷ lợi cần cả hai yếu tố “Phần cứng” và “Phần mềm”. Phần cứng ở đây
gồm công trình đầu mối, hệ thống kênh mương, công trình điều tiết và các trang
thiết bị. Phần mềm là công tác quản lý. Một trong hai phần trên sẽ trở nên vô dụng
nếu không có phần kia. Tuy nhiên, công tác quản lý nước trong thế kỷ mới không
chỉ đơn giản phục vụ cho sản xuất nông nghiệp. Trong khi mục tiêu cụ thể là cung
cấp nước cho cây trồng một cách đầy đủ với mức độ tin cậy hơn, quản lý nước luụn
cú những tác động có ý nghĩa đến các hoạt động kinh tế, tính bền vững về môi
trường và đảm bảo sức khoẻ con người. Cũng như ngành cụng nghịờp, nông nghiệp
cũng phải làm giảm các tác động bất lợi từ bên ngoài, đặc biệt là các tác động liên
quan đến sử dụng phân bón và thuốc trừ sâu.
Các liên quan đến môi trường phải là một phần trong sử dụng và quản lý
nước. Khai thác nước sông và nước hồ và xây dựng các công trình tưới luôn chiếm
chỗ của đất ngập nước tự nhiên, mà bản thân nó là thành phần có khả năng sản xuất
hàng hoá cao của hệ thống sinh thái nông nghiệp. Vấn đề tiêu nước dẫn đến suy
giảm chất lượng nước, tăng các bệnh liên quan đến dùng nước, và suy thoái chất
lượng đất do úng ngập và nhiễm mặn. Để giảm các tác động này việc quản lý nước
cần phải dựa vào chiến lược đánh giá môi trường và phân tích chi phí - lợi ích, quan
trắc môi trường và sự thống nhất trong quản lý tưới. Tuy nhiên cần phải công nhận
là quản lý nước đem lại nhiều kết quả tốt, tăng khả năng phát triển kinh tế- xã hội
của toàn bộ khu vực nông thôn, mặc dù phát triển xã hội cần thiết quản lý hệ thống
tưới và mở rộng cơ sở hạ tầng giao thông và thị trường để bán sản phẩm. Các tác
động môi trường tích cực của tưới bao gồm tạo ra hệ thống đất ngập nước nhân tạo,
thay đổi vi khí hậu và đa dạng sinh học.
1.1.2.2.Hiệu quả hoạt động của hệ thống thuỷ nông:
Cho đến nay đã có nhiều nghiên cứu về hệ thống thuỷ lợi phục vụ sản xuất
nông nghiệp, và kết quả cho biết là hiệu quả tưới ở hầu hết các hệ thống thuỷ lợi chỉ
đạt khoảng 25-35%; hầu hết các hệ thống thuỷ lợi không thu được đầy đủ thuỷ lợi
Luận văn thạc sĩ Chuyên ngành Quy hoạch và Quản lý tài nguyên nước
6

phí để chi cho công tác quản lý và duy tu bảo dưỡng công trình. Chính vì vậy mà cơ
sở hạ tầng của các hệ thống thuỷ lợi càng ngày càng bị xuống cấp, và dẫn đến hiệu
quả tưới ngày càng giảm đi. Ngân hàng Thế giới, các ngân hàng phát triển khác và
một số nước đã đầu tư xây dựng nhiều hệ thống thuỷ lợi lớn. Xuất phát từ hiện trạng
hoạt động của các hệ thống, có nhiều ý kiến đối lập nhau về việc cú nờn đầu tư
thêm cho các hệ thống thuỷ lợi mới hay không. Ai cũng nhận thấy sự cần thiết phải
đầu tư nhiều hơn cho hệ thống thuỷ lợi, cả đầu tư xây dựng hệ thống mới, cải tạo
hoặc hiện đại hoá hệ thống hiện có, nhưng nên đầu tư như thế nào. Đối với hệ thống
thuỷ lợi, nếu chỉ đánh giá hiệu quả hệ thống bằng một chỉ tiêu như tổng sản lượng
sản phẩm nông nghiệp thu được khi có tưới hoặc không tưới, hoặc thậm chí một vài
chỉ tiêu khác nữa cũng không thể đánh giá đầy đủ được công tác vận hành của hệ
thống. Chuyên gia về môi trường có thể quan tâm đến dòng chảy trên sông, kênh và
ngăn chặn sự suy giảm khối lượng và chất lượng nước; Chuyên gia xã hội có thể
quan tâm nhiều về vấn đề xã hội; Chuyên gia kinh tế có thể chỉ quan tâm đến hiệu
quả đầu tư, trong khi nhà nông học có thể tập trung vào năng suất cây trồng trên
mỗi hecta, v.v.
Vậy hiệu quả hoạt động là gì? và hiểu như thế nào cho đúng? Khi chúng ta
nói một hệ thống hoạt động yếu kém, không đạt yêu cầu hay hoạt động hiệu quả là
có hàm ý như thế nào? Hiệu quả hoạt động đã được định nghĩa theo một số cách
khác nhau. Small và Svendsen (1990) đưa ra một định nghĩa khá rộng về hiệu quả
hoạt động hệ thống thuỷ nông: “Bao gồm tổng thể các hoạt động (tiếp nhận các yếu
tố đầu vào và chuyển đổi các yếu tố đó thành sản phẩm đầu ra trung gian hay thành
phẩm cuối cùng) và ảnh hưởng của các hoạt động đó (tác động lên chính bản thân
hệ thống và môi trường bên ngoài)”. Hơn thế họ còn đưa ra các mô hình khác nhau
về hiệu quả hoạt động của các tổ chức và kết luận rằng một mô hình định hướng
mục tiêu hiệu quả là hết sức hữu ích trong việc đánh giá hiệu quả của hệ thống thuỷ
nông. Murray Rust và Snellen (1993) bổ xung thêm vào lý thuyết của Small và
Svendsen bằng cách đưa ra một khung phân tích và đánh giá hoạt động chi tiết của
hệ thống. Theo họ, hiệu quả hoạt động là (1): “mức độ đáp ứng nhu cầu của khách
hàng hoặc người sử dụng về một loại sản phẩm, dịch vụ nhất định nào đú” và (2)

Luận văn thạc sĩ Chuyên ngành Quy hoạch và Quản lý tài nguyên nước
7
“là hiệu quả có được do hoạt động của các tổ chức toàn quyền sử dụng những
nguồn lực của mỡnh”.
Theo định nghĩa của IWMI thì: “ Hiệu quả hoạt động của hệ thống thuỷ nông
là mức độ đạt được của những mục tiêu ban đầu đề ra đối với hệ thống đú”.
Bất kỳ một hệ thống thuỷ nông nào cũng cần phải đạt được các mục tiêu đề
ra đối với sản xuất nông nghiệp. Về căn bản, các hệ thống thuỷ nông góp phần tăng
sản lượng nông nghiệp nhưng cũng phải đối mặt với một số vấn đề như thời gian
hoàn vốn dài, phân phối nước không đồng đều, hiệu quả sử dụng nước thấp và các
vấn đề về môi trường liên quan như nhiễm mặn, ngập úng, sức khoẻ cộng đồng.
Cho dù một hệ thống thuỷ nông lớn hay nhỏ, việc đánh giá hiệu quả hoạt
động của hệ thống thuỷ nông là quan trọng để xem nú cú đạt được các mục tiêu đề
ra hay không. Đánh giá hiệu quả hoạt động của hệ thống thuỷ nụng giỳp cung cấp
những thông tin cần thiết về vận hành hệ thống tới người quản lý và người hưởng
lợi góp phần nâng cao hiệu quả quản lý hệ thống, đánh giá hiệu quả hoạt động của
hệ thống thuỷ nông cũng là cơ sở quan trọng để quyết định phương án đầu tư nâng
cao hiệu quả công trình. Ngoài ra đánh giá hiệu quả hoạt động của hệ thống thuỷ
nụng cũn giỳp cho việc so sánh các hệ thống thuỷ nông với nhau xem hệ thống nào
hiệu quả hoạt động tốt hơn.
Đánh giá hiệu quả hoạt động của hệ thống thuỷ nụng đó được nghiên cứu ở
các quốc gia khác nhau và thảo luận ở nhiều hội thảo quốc tế.
Ở cấp Quốc gia năm 1989 Ấn độ đã cho ra đời 2 ấn phẩm “ Tiêu chuẩn đo đạc
quản lý vận hành hệ thống tưới” và “Giỏm sỏt đánh giá hệ thống tưới”. Tiếp sau đú cỏc
chuyên gia Ấn Độ và IWMI đã tiến hành đánh giá hệ thống tuới Sirsa có sự trợ giúp của
công nghệ viễn thám và các mô hình thuỷ lực; đánh giá hệ thống tưới Bhakra với sự trợ
giúp của công nghệ viễn thám và hệ thống thông tin địa lý (GIS).
Năm 1990, tổ chức Nông lương của Liên hợp quốc (FAO) đó cú hội thảo ở
Thái Lan về cải tiến hệ thống tưới trong nền nông nghiệp phát triển bền vững. Ở hội
thảo này đó cú một vài nghiên cứu liên quan đến đánh giá hiệu quả hoạt động của

hệ thống thuỷ nông.
Luận văn thạc sĩ Chuyên ngành Quy hoạch và Quản lý tài nguyên nước
8
Năm 1993, IWMI đó cú nghiên cứu liên quan đến đánh giá hiệu quả hệ
thống phân phối nước của dự án tưới ở Pakistan và SriLanka.
Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động của hệ thống thuỷ nông được các
chuyên gia của IWMI và Sri Lanka sử dụng là:
- Chỉ tiêu lượng nước dùng trên 1 đơn vị diện tích canh tác;
- Năng suất cây trồng;
- Thu nhập trên 1 ha đất canh tác;
- Sản lượng trên 1 m
3
nước tưới;
- Sự công bằng trong phân phối nước ở đầu và cuối nguồn nước.
Trung Quốc một cường quốc đông dân trên thế giới, nông nghiệp là một
ngành mũi nhọn trong phát triển kinh tế và đảm bảo an ninh lương thực. 70% tổng
sản lượng lương thực, 80% sản lượng bông, 90% sản lượng rau được tạo ra từ diện
tích nông nghiệp được tưới. Hiện nay cũng chưa có được một hệ thống các chỉ tiêu
đánh giá hiệu quả hoạt động của hệ thống thuỷ nông tiêu chuẩn. Tuy nhiên thấy
được tầm quan trọng phải đánh giá hiện trạng hoạt động của các hệ thống thủy lợi,
trong hai năm 1993 ÷1994 Trung Quốc đã tiến hành đánh giá 195 hệ thống thuỷ
nông lớn với ba mức đánh giá:
- Mức 1: Đánh giá kết cấu công trình hoặc kênh mương;
- Mức 2: Đánh giá toàn bộ hệ thống;
- Mức 3: Đánh giá cải tạo nâng cấp hệ thống.
Kết quả đánh giá cho thấy 70% công trình đầu mối bị xuống cấp hoặc trong
tình trạng nguy hiểm, 16% mất khả năng làm việc, 10% bị bỏ hoang chỉ có 4% hoạt
động bình thường. Đối với kênh mương 60% chuyển nước tốt, 21% xuống cấp
nghiêm trọng, 9% mất khả năng làm việc, 10% bị bỏ hoang. Đối với các trạm bơm
36% mất khả năng làm việc, 32% xuống cấp hoặc trong tình trạng nguy hiểm.

Malaysia với mục tiêu sản xuất lương thực đáp ứng tối thiểu 65% nhu cầu
lương thực trong nước, chính phủ đã thấy được tầm quan trọng phải đánh giá hiệu
quả hoạt động của hệ thống thuỷ nông và tỡm cỏc biện pháp nâng cao hiệu quả
hoạt động khai thác của các hệ thống này. Từ những năm 1990 đã bắt đầu tiến hành
đánh giá ở 8 vùng trọng điểm lúa với nội dung chính là đánh giá hiệu quả sử dụng
Luận văn thạc sĩ Chuyên ngành Quy hoạch và Quản lý tài nguyên nước
9
nước. Trong quá trình đánh giá các chỉ tiêu đã được sử dụng như: tỷ lệ cấp nước
tương đối, hiệu quả tưới, chỉ tiêu sử dụng nước, hệ số quay vòng ruộng đất IWMI
đó cú nghiên cứu ở Kerian năm 1991 cho thấy chỉ số hiệu quả dùng nước từ 0.035
đến 0.271 kg/m
3
, trung bình 0.12 kg/m
3
, trong khi đó theo tài liệu của FAO với hệ
thống tưới cho lúa việc sử dụng nước có hiệu quả chỉ số này năm trong khoảng từ
0,7 ÷1,1 kg/m
3
.
Việc đánh giá hiệu quả hoạt động của hệ thống thủy lợi một cách chính xác
là rất khó khăn vì phụ thuộc vào nhiều yếu tố, phục vụ nhiều mục tiêu khác nhau.
Cho đến hội thảo vùng Châu á Thái Bình Dương tại Bangkok tháng 5/1994
các chuyên gia đã nhất trí về các thông số, tuy rằng mỗi nước có những mục tiêu
đánh giá khác nhau tuỳ theo điều kiện của hệ thống thuỷ nụng đú.
Các thông số để đánh giá hiệu quả của hệ thống thuỷ nông được chia thành
nhóm như sau:
+ Hệ thống phân phối nước (bao gồm công trình trờn kờnh)
- Hiệu quả vận chuyển nước ở các cấp kênh.
- Hiệu quả phân phối nước.
- Bồi lắng và cỏ rác.

+ Hiệu quả môi trường trong hệ thống tưới:
- Mức độ nhiễm mặn, kiềm hoá.
- Chất lượng nước mặt, nước ngầm.
- Ngập úng.
- Cỏ dại trong kênh có nước đọng.
+ Hiệu quả tưới mặt ruộng:
- Hệ số quay vòng đất.
- Hiệu ích tưới.
- Hiệu quả sử dụng nước.
+Hiệu quả xã hội:
- Lao động.
- Sở hữu ruộng đất.
- Giới trong hoạt động tưới.
Luận văn thạc sĩ Chuyên ngành Quy hoạch và Quản lý tài nguyên nước
10
- Sự thoả mãn của nông dân.
+ Hiệu quả về sử dụng đa mục tiêu.
+ Hiệu quả về kinh tế.
Hiện tại trên thế giới cũng chưa có tiêu chuẩn hay hướng dẫn đánh giá hiệu
quả tưới cụ thể. Mỗi quốc gia, mỗi vùng miền tùy vào điều kiện tự nhiên, hình thức
quản lý công trình mà lựa chọn hệ thống chỉ tiêu đánh giá phù hợp, không có một
hệ thống chỉ tiêu nào được áp dụng cho tất cả các nước. Để giúp chọn các thông số
giám sát đánh giá một số nước đã đưa ra các thông số và mức độ quan trong về các
chỉ số trong hệ thống thủy nông như Bảng 1.2 .
Vấn đề quan trọng của đánh giá hiệu quả tưới là ở chỗ :
- Định ra các thông số quan trọng để đánh giá. Các thông số này có thể
được thiết lập từ giai đoạn quy hoạch hệ thống.
- Chỉ tiêu hay nói cách khác là tiêu chuẩn mà các thông số nêu trên phải
đạt được đối với một hệ thống cụ thể.
Một số chỉ tiêu và thông số hiệu quả tưới còn chưa rõ ràng trong việc đo đạc

hoặc tính toán. Quy trình tổ chức đánh giá, xác định vị trí đo đạc, thời gian đo
cũng chưa được cụ thể hoá trong các tài liệu có liên quan. Đõy chớnh là yếu tố hạn
chế việc áp dụng đánh giá hiệu quả của hệ thống tưới.
Luận văn thạc sĩ Chuyên ngành Quy hoạch và Quản lý tài nguyên nước
11
Bảng 1.2 Bảng đánh giá mức độ quan trọng của các thông số đánh giá hiệu quả hệ thống thuỷ nông ở một số nước trong khu vực
TT Thông số
Thái
Lan
Việt
Nam
Lào
Phili
pin
Trung
Quốc
Indonesia Malaysia
Ấn
Độ
Myanmar
Ne
pal
Paki
stan
Hàn
Quốc
Banglades Bhutan
Sri
lanka
1 Sự thích hợp của hệ thống tưới xx x xx xx xx xx xx

- Tính công bằng xx x xx xx xx xx x xx x xx xx xx
- Hiệu suất xx xx xx x xx xx xx x x xx xx xx xx x xx
- Mức độ tin cậy x xx xx x x xx xx x x xx x xx x xx
2 Hiệu quả các công trình xx xx x xx xx xx x xx x xx xx x
3 Hiệu quả sử dụng mặt ruộng xx x xx xx xx xx xx x
- Hiệu ích tưới xx x xx x xx xx x xx x xx x xx x x
- Hệ số quay vòng đất xx x xx xx xx xx x xx xx x xx x x
- Sản phẩm xx x xx x x xx xx x x x xx xx x x
4 Môi trường x x xx xx xx
- úng x xx x x xx x x xx x x xx x x xx
- Thoái hoá đất xx x x xx x xx xx xx x x x
- Nước ngầm xx x x x x x x x xx xx xx xx xx
- Tiêu nước x xx x xx xx xx x x xx x xx x xx
- Cỏ dại x x x x x xx x x x xx xx x xx
- Sức khoẻ cộng đồng xx xx x x xx xx x x x x xx x x x
5 Xã hội xx x xx xx
- Sở hữu đất xx xx x xx x xx x x xx xx xx xx x x
- Sự di chuyển chỗ ở của nông dân x x x x x x x x xx x x x xx
- Sự thoả mãn của nông dân xx xx x xx x xx x x xx X xx x xx xx
- Hội dùng nước xx xx xx xx xx xx xx x xx xx xx x xx x
6 Sử dụng tổng hợp nguồn nước x x xx xx
- Thuỷ sản x xx x xx x x x xx xx x x
- Nước trong thành phố xx x x x xx xx xx x x x x x x
- Vận tải x x x x x x x x x
7 Kinh tế: xx xx xx xx xx xx
- Tự túc tài chính xx xx xx xx xx xx xx xx xx xx xx xx xx xx
- Tỷ số B/C xx xx xx xx x xx x x xx xx xx x x
Nguồn tài liệu: Fao – 1994 x:quan trọng xx: rất quan trọng
Luận văn thạc sĩ Kỹ thuật Chuyên ngành Quy hoạch và Quản lý tài nguyên nước
12

1.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ
THỐNG THUỶ NễNG Ở VIỆT NAM.
1.2.1 Phát triển hệ thống thủy lợi tại Việt Nam.
1.2.1.1 Hiện trạng đầu tư xây dựng.
Tính đến năm 2003 cả nước đã xây dựng được 75 hệ thống thủy lợi lớn; 1967
hồ chứa có dung tích trữ lớn hơn 0,2 triệu m
3
, tổng dung tích trữ 24,8 tỷ m
3
, trong
đú có 10 hồ chứa thuỷ điện với tổng dung tích trữ 19 tỷ m
3
và 1957 hồ chứa và
nhiều đập dâng, hồ chứa nhỏ có nhiệm vụ chính là tưới; trên 10.000 trạm bơm
(Q=24,8 triệu m
3
/h), trong đó trên 2.000 trạm bơm lớn; trên 1.000 km kênh trục lớn,
hơn 5.000 cống tưới, tiêu lớn, 23.000 km bờ bao
Nhiều hệ thống công trình thuỷ lợi đã và đang được đầu tư xây dựng và sửa
chữa nâng cấp. Các chương trình kiên cố hoá kênh mương, chương trình thoát lũ ra
biển Tây, chương trình sửa chữa nâng cấp các hồ chứa bằng nguồn vốn ngân sách
Trung ương, địa phương, trái phiếu Chính phủ, vốn vay của các tổ chức quốc tế
WB, ADB và huy động sức dõn đó được thực hiện. Nhờ đó, cơ sở vật chất kỹ thuật
thuỷ lợi được tăng cường
1.2.1.2. Hiệu quả đầu tư phát triển thủy lợi
+ Tạo điều kiện quan trọng cho phát triển nhanh và ổn định diện tích canh tác,
năng suất, sản lượng lúa để đảm bảo an ninh lương thực và xuất khẩu. Các công trình
thủy lợi đã góp phần cải tạo đất chua, phèn, mặn, cải tạo môi trường nước như vùng
Bắc Nam Hà, Nam Yên Dũng; vùng Tứ Giác Long Xuyên, Đồng Tháp Mười
+ Phòng chống giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai (lũ lụt, úng, hạn, sạt lở ),

bảo vệ tính mạng, sản xuất, cơ sở hạ tầng, hạn chế dịch bệnh:Hệ thống đê biển ở Bắc
Bộ và Bắc Trung Bộ có thể ngăn mặn và triều tần suất 10% gặp bão cấp 9. Hệ thống đê
Trung Bộ, bờ bao đồng bằng Sông Cửu Long chống được lũ sớm và lũ tiểu mãn để bảo
vệ sản xuất vụ Hè Thu và Đụng Xuõn. Các công trình hồ chứa lớn và vừa ở thượng
du đã từng bước đảm bảo chống lũ cho công trình và tham gia cắt lũ cho hạ du. Các
công trình chống lũ ở ĐBSH vẫn được duy tu, củng cố.
Luận văn thạc sĩ Kỹ thuật Chuyên ngành Quy hoạch và Quản lý tài nguyên nước
13
+ Hàng năm các công trình thuỷ lợi bảo đảm cấp 5-6 tỷ m
3
nước cho sinh
hoạt, công nghiệp, dịch vụ và các ngành kinh tế khỏc:Cấp nước sinh hoạt cho đồng
bằng, trung du miền núi. Đến nay khoảng 70-75% số dân nông thôn đã được cấp
nước hợp vệ sinh với mức cấp 60 l/ngày đờm.Cấp nước cho các khu công nghiệp,
các làng nghề, bến cảng.Cỏc hồ thuỷ lợi đã trở thành các điểm du lịch hấp dẫn du
khách trong nước và quốc tế như: Đại Lải, Đồng Mô - Ngải Sơn, Dầu Tiếng
+ Góp phần lớn vào xây dựng nông thôn mới: thủy lợi là biện pháp hết sức
hiệu quả đảm bảo an toàn lương thực tại chỗ, ổn định xã hội, xoỏ đúi giảm nghèo
nhất là tại cỏc vựng sõu, vựng xa, biên giới.
+ Góp phần phát triển nguồn điện: hàng loạt công trình thuỷ điện vừa và nhỏ
do ngành Thuỷ lợi đầu tư xây dựng. Sơ đồ khai thác thuỷ năng trờn cỏc sụng do
ngành Thuỷ lợi đề xuất trong quy hoạch đóng vai trò quan trọng để ngành Điện
triển khai chuẩn bị đầu tư, xây dựng nhanh và hiệu quả hơn.
+ Góp phần cải tạo môi trường: các công trình thủy lợi đã góp phần làm
tăng độ ẩm, điều hòa dòng chảy, cải tạo đất chua, phèn, mặn, cải tạo môi trường
nước, phòng chống cháy rừng.
+ Công trình thuỷ lợi kết hợp giao thông, quốc phòng, chỉnh trang đô thị,
phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn; nhiều trạm bơm phục vụ nông nghiệp góp phần
đảm bảo tiờu thoỏt nước cho các đô thị và khu công nghiệp lớn.
1.2.1.3. Những tồn tại chính

+ Thuỷ lợi chưa đáp ứng kịp yêu cầu phát triển của các đô thị lớn:5 tỉnh,
thành phố lớn đang bị ngập lụt nặng do ngập triều (TP Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Cà
Mau, Hải Phòng và Vĩnh Long). Thành phố Huế và các đô thị khu vực Trung Bộ,
ngập úng do lũ. Thành phố Hà Nội và các đô thị vùng đồng bằng sông Hồng ngập
úng nặng do mưa.
+ Các công trình phòng chống và giảm nhẹ thiên tai, mặc dù cũng đã đầu tư
xây dựng nhiều hồ chứa thượng nguồn kết hợp hệ thống đê dưới hạ du nhưng hiện
nay hệ thống đê biển, đờ sụng và các cống dưới đê vẫn còn nhiều bất cập, phần lớn
Luận văn thạc sĩ Kỹ thuật Chuyên ngành Quy hoạch và Quản lý tài nguyên nước
14
đê chưa đủ mặt cắt thiết kế, chỉ chống lũ đầu vụ và cuối vụ, chính vụ (miền Trung),
các cống dưới đê hư hỏng và hoành triệt nhiều.
Hiện tượng bồi lấp, xói lở các cửa sông miền Trung còn diễn ra nhiều và
chưa được khắc phục được.
+ Nước thải không được xử lý hoặc xử lý không triệt để đổ vào kờnh gõy ô
nhiễm nguồn nước trong hệ thống thủy lợi: Bắc Đuống, Sông Nhuệ
+ Quá trình đô thị hoá, công nghiệp hoá và nuôi trồng thủy sản làm thay đổi
diện tích và cơ cấu sự dụng đất tạo ra những yêu cầu mới đối với công tác thuỷ lợi.
Nhu cầu cấp nước sinh hoạt ở nông thôn, thành thị, nhu cầu tiờu thoỏt tại nhiều khu
vực tăng lên nhanh chóng.
+ Mâu thuẫn quyền lợi, thiếu sự phối kết hợp giữa các ngành, địa phương
nên công trình chưa phát huy hiệu quả phục vụ đa mục tiêu.
+ Một số hệ thống thuỷ lợi có hiệu quả thấp do vốn đầu tư hạn chế nên xây
dựng thiếu hoàn chỉnh, đồng bộ. Nhiều công trình chưa được tu bổ, sửa chữa kịp thời
nên bị xuống cấp, thiếu an toàn.
+ Việc thực thi Pháp lệnh khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi, Luật Đê
điều và Pháp lệnh phòng, chống lụt, bóo cũn xem nhẹ.
+ Tổ chức quản lý khai thác công trình thủy lợi chưa tương xứng với cơ sở
hạ tầng hiện có, nhất là các tỉnh khu vực đồng bằng sông Cửu Long.
+ Nguồn nhân lực còn hạn chế về trình độ, phân bố không hợp lý, thiếu hụt

nghiêm trọng kỹ sư thủy lợi ở địa phương, vựng sõu, vựng xa. Theo số liệu điều tra
mẫu trên phạm vi 5 tỉnh thành toàn quốc:
1.2.1.4. Biến đổi khí hậu và thách thức đối với ngành thuỷ lợi
* Biến đổi khí hậu
Theo kịch bản của Bộ Tài Nguyên và Môi trường: Đến năm 2010 nhiệt độ
trung bình năm tăng khoảng 2,3
o
C (so với trung bình thời kỳ 1980-1999). Tính
chung cho cả nước, lượng mưa năm tăng khoảng 5% (so với thời kỳ 1980-1999).
Luận văn thạc sĩ Kỹ thuật Chuyên ngành Quy hoạch và Quản lý tài nguyên nước
15
Trong 10 năm qua, các yếu tố khí hậu Việt Nam có nhiều biến đổi: Số trận bão hàng
năm vào ven biển nước ta tăng 0,4 trận.
* Nguồn nước
Theo đánh giá của ADB, đến năm 2070, dòng chảy vào tháng cao điểm của
sông Mekong dự báo tăng 41% ở đầu nguồn và 19% ở vùng đồng bằng. Còn vào
cỏc thỏng mùa khô, dòng chảy giảm khoảng 24% ở thượng nguồn và 29% ở vùng
Đồng Bằng. Dòng chảy mùa kiệt ở lưu vực sông Hồng giảm 19%; mực nước lũ có
thể đạt cao trình +13,24 xấp xỉ cao trình đỉnh đê hiện nay +13,40 (Báo cáo Viện
Quy hoạch Thuỷ lợi). Điều đó có nghĩa là khả năng lũ trong mùa mưa và cạn kiệt
trong mùa khô đều trở nên khắc nghiệt hơn.
* Mực nước biển dâng
Cũng theo kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng của Bộ tài nguyên
môi trường đến năm 2100 mực nước biển dâng 0,75-1,0m nên về mùa lũ, vào
những năm lũ lớn khoảng 90% diện tích của ĐBSCL sẽ bị ngập lũ với thời gian
khoảng 4-5 tháng.
Nước biển dâng làm mặn xâm nhập sâu vào nội địa, các cống hạ lưu ven
sông sẽ không có khả năng lấy nước ngọt vào đồng ruộng,vào mùa khô sẽ có
khoảng trên 70% diện tích ĐBSCL sẽ bị xâm nhập mặn với nồng độ lớn hơn 4g/l.
Vùng đồng bằng sông Hồng hiện có khoảng 55 hệ thống thủy nông, thủy lợi

vừa đảm bảo tưới cho 765.000 ha (trong đó : tưới lúa mùa khoảng 580.000 ha, màu
và cây công nghiệp dài ngày 7.000 ha), diện tích được tiêu khoảng 510.000 ha. Tuy
nhiên, các công trình tiêu nước vùng ven biển hiện nay hầu hết đều là các hệ thống
tiêu tự chảy; khi mực nước biển dâng lên, việc tiêu tự chảy sẽ hết sức khó khăn,
diện tích và thời gian ngập úng tăng lên tại nhiều khu vực. Vùng miền trung khoảng
5.500 ha sẽ bị ngập, thời gian ngập lũ sẽ dài hơn, lũ độn sẽ khốc liệt hơn và dòng
chảy kiệt sẽ suy giảm đáng kể.
* Nhu cầu nước và khả năng cân bằng nước trong tương lai
- Nhu cầu nước: Tổng nhu cầu nước năm 2000 khoảng 78 tỷ m
3
, năm 2010
khoảng 103 tỷ m
3
, năm 2020 khoảng 122 tỷ m
3
và lưu lượng duy trì môi trường sinh
thái hạ du trong mùa khô khoảng 4.300 m
3
/s. Dự báo nhu cầu nước:
Luận văn thạc sĩ Kỹ thuật Chuyên ngành Quy hoạch và Quản lý tài nguyên nước
16
+ Nông nghiệp: năm 2010 tăng 11-12 % so với năm 2000, năm 2020 tăng
khoảng 12 % so với năm 2010.
+ Sinh hoạt: năm 2010 tăng 90-100% so với năm 2000, năm 2020 tăng 60-70
% so với năm 2010.
+ Công nghiệp: năm 2010 tăng 70-80% so với năm 2000, năm 2020 tăng 40-
50% so với năm 2010.
+ Chăn nuôi: năm 2010 tăng 50-60% so với năm 2000 và năm 2020 tăng 25-
35% so với năm 2010.
- Khả năng đáp ứng nhu cầu nước: Tổng nhu cầu nước năm 2000 chỉ bằng 9-

10% tổng lượng dòng chảy mặt, năm 2010 bằng 12-13%, năm 2020 bằng 15-16%
tổng lượng dòng chảy mặt. Như vậy về tổng lượng dòng chảy năm vẫn có thể thoả
mãn nhu cầu nước ở mức an toàn nhưng về mùa khô, hầu hết các lưu vực đều rất
thiếu nước.
1.2.1.5. Các giải pháp phát triển thuỷ lợi thích ứng với biến đổi khí hậu
- Nghiên cứu đánh giá tác động của biến đổi khí hậu và nước biển dâng đến
hệ thống công trình thủy lợi.
- Nghiên cứu, áp dụng các chỉ tiêu thiết kế nhằm nâng cao mức đảm bảo cấp
nước, tiờu thoỏt nước, chống lũ thích ứng với điều kiện biến đổi khí hậu
- Rà soát, bổ sung quy hoạch, từng bước xây dựng các công trình ngăn sông
lớn.
- Đầu tư xây dựng, nâng cấp các hệ thống đê biển, đờ sụng, đờ cửa sông bảo
đảm an toàn cho dân sinh và sản xuất.
- Xõy dựng các chương trình nâng cấp các hệ thống thủy lợi phục vụ cấp
nước, tiờu thoỏt nước, đảm bảo an toàn công trình.
- Nghiên cứu, ứng dụng các giải pháp, công nghệ khoa học tiên tiến hạn chế
tác động bất lợi do biến đổi khí hậu, nước biển dâng gây ra.
1.2.2. Những nghiên cứu có liên quan đến việc đánh giá hiệu quả hoạt động của hệ
thống thuỷ nông:
Luận văn thạc sĩ Kỹ thuật Chuyên ngành Quy hoạch và Quản lý tài nguyên nước
17
Ở Việt nam chưa có một tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả tưới chung cho các hệ
thống công trình thuỷ lợi. Một số kết quả nghiên cứu về hệ thống các chỉ tiêu đánh
giá hiệu quả hoạt động của hệ thống thuỷ nông được đưa ra tại các hội thảo, một số
văn bản liên quan, những dự án điều tra, những đề tài nghiên cứu và những nghiên
cứu của các nhà khoa học đạt được một số kết quả như:
- Đề tài nghiên cứu khoa học “Nghiờn cứu xây dựng hệ thống chỉ tiêu tổng
hợp đánh giá nhanh hiện trạng (cơ sở hạ tầng, quản lý vận hành) và hiệu quả
KT_XH công trình thuỷ lợi, phục vụ nâng cấp hiện đại hoá và đa dạng hoá mục tiêu
sử dụng” (2001-2005) do Viện khoa học Thuỷ lợi thực hiện đã đưa ra hệ thống các

chỉ tiêu đánh giá nhanh (RAP) dùng để đánh giá hiệu quả các công trình thuỷ lợi
- Nghiên cứu về hiệu quả hoạt động của hệ thống thuỷ nông, GS-TS Tống Đức
Khang đưa ra khái niệm “ Hiệu quả khai thác các hệ thống thủy nông là hiệu quả của
tưới sau khi xây dựng công trình, sản lượng nông nghiệp tăng thêm trong điều kiện tự
nhiên và điều kiện sản xuất nông nghiệp cụ thể của vùng tức là hiệu ích của tưới”, tác
giả cũng đưa ra 2 cách đánh giá về hiệu quả quản lý khai thác công trình:
+ Cách thứ nhất là lấy thực trạng trước khi xây dựng công trình làm chuẩn.
+ Cách thứ hai là lấy hiệu quả thiết kế trong văn bản được duyệt LCKTKT
hoặc TKKT làm chuẩn. Sau đó từ hiệu quả do công trình mang lại sau khi xây dựng
để so sánh với chuẩn mà đánh giá.
Tác giả cũng đưa ra hệ chỉ tiêu đánh giá hệ thống thuỷ nông như sau:
- Chỉ tiêu nước tưới;
- Chỉ tiêu về diện tích tưới và trạng thái công trình;
- Chỉ tiêu về cải tạo đất;
- Chỉ tiêu về sản lượng và hiệu ích tưới;
- Chỉ tiêu tổng hợp nhiều mặt.
PGS.TS Lờ Đỡnh Thỉnh đã nghiên cứu chế độ tưới, kỹ thuật tưới lúa vụ
Đụng Xuõn, với các chế độ tưới sau:
- Nông lộ liên tiếp (N): 60 ÷ 0 cm
- Nông lộ thường xuyên (NTX): 60 ÷30 cm
Luận văn thạc sĩ Kỹ thuật Chuyên ngành Quy hoạch và Quản lý tài nguyên nước
18
- Nông lộ phơi.
Tác giả đó cú kết luận, hiệu quả đầu tư kỹ thuật đã góp phần tăng năng suất 2
vụ lúa là 50%, tương ứng với 7,31 tạ/ha và 8,5 tạ/ha ở hai khu vực thí nhiệm
Thường Tín và Nam Ninh.
Kỹ sư Lưu Văn Dự, Viện Khoa học Thủy lợi cũng đã nghiên cứu về hiệu ích
của tưới. Để rút ra tác động của tưới đối với năng suất cây trồng tác giả sử dụng
công thức:
100

wr
w
W
E
tíi
W
=
(1-1)
Trong đó:
 Ew: Tác động của tưới đối với năng suất cây trồng (tính theo %)
 W
tưới
: Lượng nước thực tưới tại mặt ruộng.
 W
wr
: Nhu cầu nước của cây trồng.
Tuy nhiên, thực chất công thức mới chỉ phản ảnh % lượng nước cần tưới
trong toàn bộ nhu cầu nước của cây trồng, nếu lượng mưa hữu ích càng nhỏ thì tỷ
số này càng lớn. Công thức chưa phản ánh được tác động của tưới đối với năng suất
cây trồng.
- TS. Hà Lương Thuần: đưa ra quan điểm “Với một diện tích tưới lớn như ở
nước ta hiện nay, cần thiết phải đánh giá HQT và tỡm cỏc biện pháp nâng cao HQT
ở hệ thống”. Hiệu ích tưới là một thông số để đánh giá hiệu quả tưới ở mặt ruộng.
Đi sâu vào nghiên cứu hiệu ích tưới, tác giả đưa ra định nghĩa hiệu ích tưới: ” Hiệu
ích tưới là mức độ đóng góp trực tiếp của yếu tố nước trong tập hợp các yếu tố
thâm canh tạo nên năng suất cây trồng” và thiết lập phương trình quan hệ giữa hiệu
ích tưới với tổng lượng nước yêu cầu tưới của cây trồng tính từ cấy đến thu hoạch.
Cơ sở lý luận thiết lập công thức này như sau:
Dựa trên công thức cơ bản tính hiệu ích tưới do Giáo sư XuZiFang và
Shenpeijun – Học viện Thủy lợi và Điện lực Vũ Hán nghiên cứu năm 1989:

Luận văn thạc sĩ Kỹ thuật Chuyên ngành Quy hoạch và Quản lý tài nguyên nước
19
100
13
12
YY
YY
E
W


=
% (1-2)
Trong đó :
E
w
: hệ số hiệu ích tưới (%).
Y
1
: Năng suất cây trồng không tưới với biện pháp nông nghiệp trung bình
Y
2
: Năng suất cây trồng có tưới với biện pháp nông nghiệp trung bình.
Y
3
: Năng suất cây trồng với tưới có kỹ thuật và biện pháp nông nghiệp tiên tiến.
Tác giả sử dụng phương pháp kiểm nghiệm trờn ụ thửa nhỏ ở các trạm thí
nghiệm, sau đó dùng phương pháp thống kê để đánh giá trên quy mô hệ thống hoặc
một vùng. Qua đó xác định mối quan hệ giữa hiệu ích tưới với tổng lượng nước yêu
cầu tưới cho cỏc vựng trồng lúa ở Đồng bằng Bắc Bộ:

E
w
=0,097Ir +9,74 (1-3)
Trong đó:
 E
w
: hiệu ích tưới tiềm năng, tính bằng %.
 Ir: tổng lượng nước yêu cầu tưới ở các giai đoạn sinh trưởng của cây
trồng từ cấy đến thu hoạch, tính bằng mm.
Ir=∑IRR
egi
- ∑IRR
eg(N,LP)

(1-4)
∑IRR
egi
- Tổng lượng nước cần tưới của từng giai đoạn từ làm đất đến thu
hoạch tính theo CROPWAT - mm.
∑IRR
eg(N,LP)
- Tổng lượng nước cần tưới của giai đoạn mạ và làm đất - mm.
Dự án hợp tác Quốc tế với ễxtrõylia “Quản lý nước tổng hợp trên hệ thống
tưới bằng bơm của Đồng bằng sông Hồng” do Viện Khoa học Thuỷ lợi thực hiện từ
năm 1995 đến 1998, một trong những nội dung chính của dự án là nghiên cứu ứng
dụng mô hình IMSOP để trợ giúp vận hành và đánh giá hiệu quả hoạt động của hệ
thống thông qua chỉ tiêu cấp nước tại các điểm điều tiết.
Đề tài nghiên cứu cấp Bộ “ Nghiên cứu xác định năng lực làm việc thực tế
của các hệ thống thuỷ nụng đó cú so với thiết kế “ do Viện Khoa học Thuỷ lợi thực
hiện đã tiến hành nghiên cứu hiện trạng hiệu quả hoạt động của hệ thống thuỷ nông

và phương pháp đánh giá hiệu quả ở ba hệ thống: hệ thống Nam Thái bình, hệ thống
Luận văn thạc sĩ Kỹ thuật Chuyên ngành Quy hoạch và Quản lý tài nguyên nước
20
Liễn Sơn – Vĩnh Phúc, hệ thống Suối Hai – Hà Tây. Bước đầu đưa ra các nhận xét
về thực trạng hiệu quả hoạt động của hệ thống thuỷ nông và các chỉ tiêu đánh giá
hiệu quả hoạt động của hệ thống thuỷ nông ở các hệ thống nói trên.
Luận văn thạc sĩ của Nguyễn Thị Kim Dung đã bảo vệ thành công năm 2003
với đề tài “Nghiên cứu hiện trạng hiệu quả của các hệ thống thủy lợi và kiến nghị
các chỉ tiêu đỏnh giỏ”.
Tác giả nghiên cứu thực trạng hệ thống tưới dựa trên cơ sở phân tích 2 hệ
thống đại diện là Nam Thái Bình và Liễn Sơn - Vĩnh Phúc. Từ đó kiến nghị những
chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tưới của hệ thống công trình thuỷ lợi.
Luận văn thạc sĩ của Dương Thị Kim Thư đã bảo vệ thành công năm 2006
với đề tài “Nghiên cứu hiệu quả hoạt động của các hệ thống thủy nông Nam Thạch
Hãn bằng hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả”.
Luận văn thạc sĩ của Nguyễn Văn hợp đã bảo vệ thành công năm 2008 với
đề tài “Nghiên cứu giải pháp nâng cao hiệu quả của hệ thống thủy nông Nam sụng
mó - Thanh húa”
1.2.3 Các phương pháp thường được sử dụng để đánh giá hiệu quả hoạt động của các
công trình thuỷ lợi
+ Phương pháp điều tra đánh giá hệ thống công trình thuỷ lợi cũng đã được
nhiều tổ chức nghiên cứu thuỷ lợi quốc tế và các nước phát triển cũng như các
hướng dẫn riêng của các tổ chức tài chính. Mỗi hướng dẫn và mỗi mục tiêu cú cỏc
tiêu chí đánh giá riêng và các áp dụng đó cũng được điều chỉnh nhằm phù hợp với
điều kiện Việt Nam. Các phương pháp có thể được tóm lược phân loại như sau:
+ Phương pháp thống kê là một trong những phương pháp truyền thống và
cơ bản nhất thường được áp dụng để điều tra đánh giá hiện trạng công trình thuỷ lợi
từ trước tới nay. Phương pháp này là những bảng biểu được thiết kế sẵn do người
điều tra thiết kế theo các mục đích sử dụng và phân tích sau này. Phương pháp
thống kê cũng rất đa dạng về mẫu biểu và các số liệu sẽ điền vào đó. Đối với mỗi

nhóm chỉ tiêu cần điều tra thông thường sẽ được thiết kế thành một bảng ví dụ như
thống kê về tên công trình, số lượng các công trình, số lượng các loại cống, thời
Luận văn thạc sĩ Kỹ thuật Chuyên ngành Quy hoạch và Quản lý tài nguyên nước
21
điểm xây dựng và hiện trạng của loại công trình, thống kê về nhân lực, dân số, giới
tính, trình độ học vấn cán bộ, các bảng thống kê về tình hình tài chính, cân đối thu
chi cũng như các bảng thống kê nguồn vốn sử dụng cho công tác bảo dưỡng công
trình. Hoặc các bảng thống kê về diện tích, năng suất cũng như hiện trạng sử dụng
đất là những tài liệu cơ bản bao giờ cũng đi kèm với điều tra thuỷ lợi, các bảng này
có thể là bảng tự thiết kế của người điều tra hoặc là những bảng số thống kê của các
đơn vị quản lý, thống kê địa phương. Các số liệu thu thập được theo phương pháp
này đều là các số liệu thô mà rất cần sự phân tích sử dụng của người điều tra cũng
như cơ quan quản lý. Phương pháp thống kê này còn có tính kế thừa, luỹ tớch cỏc
tài liệu như các số liệu về mực nước, lưu lượng cũng như các tài liệu quan trắc
thống kê khí tượng thuỷ văn hoặc chất lượng nguồn nước.
+ Phương pháp điều tra phỏng vấn theo bảng câu hỏi được lập sẵn, đây là
cách mà các chuyên gia trong nước tiếp thu những kinh nghiệm của bạn bè quốc tế và có
điều chỉnh hoặc cải tiến cho phù hợp với điều kiện cụ thể từng mục tiêu điều tra trong
nước ở những năm gần đây. Người điều tra thiết kế hệ thống các câu hỏi dựa theo các
mục tiêu số liệu thu thập và được cơ quan chủ quản thông qua. Đây là phương pháp hay
sử dụng nhất để thu thập đánh giá về kinh tế xã hội, thu nhập, hoặc một số số liệu liên
quan đến môi trường, kinh tế xã hội và những sự chính kiến của người dân hoặc các nhà
quản lý nằm trong vùng điều tra. Số liệu điều tra được cũng là các tài liệu thô và được
các chuyên gia phân tích và đưa ra các số liệu đánh giá.
+ Phương pháp khảo sát, đo đạc thực địa: là phương pháp thường dùng để
tiến hành khảo sát đo đạc các thông số kỹ thuật của hệ thống như đo đạc hiệu suất
dẫn nước của hệ thống kênh mương, đo đạc hiệu suất của các thiết bị và tiêu thu
điện năng, dầu mỡ, kiểm tra hiệu suất thực tế của máy bơm,… Kết quả của phương
pháp này là những thông số kỹ thuật đánh giá tính trạng hoạt động của các thiết bị
hoặc tình trạng tổn thất nước, chiếm đất của hệ thống kênh mương, thấm qua thân

đập đất, khảo sát ẩn hoạ của sinh vật đối với hệ thống các công trình. Qua điều tra
các thông số này các nhà điều tra và quản lý làm cơ sở cho giải pháp nâng cấp, khắc
Luận văn thạc sĩ Kỹ thuật Chuyên ngành Quy hoạch và Quản lý tài nguyên nước
22
phục và thường phục vụ cho các dự án đầu tư nâng cấp và quản lý cũng như nghiên
cứu khoa học.
+ Phương pháp lấy mẫu và phân tích thông thường được sử dụng để điều tra
chất lượng môi trường vùng hệ thống. Mẫu sẽ được thiết kế về vị trí, số lượng, thời
gian, không gian, chủng loại (nước, đất) để phục vụ công tác phân tích và đánh giá
so sánh. Tài liệu phân tích sẽ là số liệu gốc về tình trạng môi trường hoặc xu hướng
diễn biến chất lượng nguồn đất, nước của hệ thống theo không gian và thời gian.
+ Phương pháp tổ chức họp tư vấn cộng đồng có sự tham gia của các đơn vị
quản lý và người dùng nước: đây là phương pháp thường được dùng để điều tra về
tính phù hợp của các cơ chế chính sách, tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng của cộng
đồng để cú cỏc điều chỉnh về chính sách đầu tư, cơ chế quản lý và phân chia lợi
nhuận cũng như trách nhiệm của người dân trong vùng hệ thống phụ trách. Phương
pháp này hiện nay được các nhà đầu tư quan tâm thực hiện như là một phần của
công việc thực hiện dự án. Với mục têu dự án là xoỏ đúi giảm nghèo, chuyển giao
công nghệ, chuyển giao toàn bộ hoặc một phần công trình hay hệ thống cho những
người sử dụng nước tham gia quản lý, vận hành. Và như vậy, người dân trong vùng
hệ thống sẽ có trách nhiệm trong công tác bảo vệ, duy tu bảo dưỡng công trình, đảm
bảo tính bền vững của công trình.
+ Phương pháp điều tra theo mẫu biểu (Form) của một phần mềm đã được
thiết kế sẵn: Hiện nay, việc ứng dụng các công nghệ thông tin trong các lĩnh vực
quản lý diễn ra rất mạnh mẽ từ trung ương tới các địa phương. Với sự trợ giúp của
công cụ máy tính và các phần mềm hỗ trợ người điều tra có thể tiến hành thiết kế
các phần mềm quản lý riờng ỏp dựng cho từng đối tượng quản lý và thiết kế nội
dung các thông tin sẽ đưa vào lưu trữ. Các mẫu biểu sẽ được in ấn và mang đi thực
địa để điều tra, kết quả điều tra sẽ được nhập, lưu trữ, phân tích theo các mục đích
sử dụng của người quản lý và đặc biệt quan trong trọng công tác quản lý là cập nhật

các thông tin điều tra. Cụ thể ứng dụng phương pháp này đã được tiến hành đối với
điều tra hiện trạng khai thác nước ngầm vựng Tõy Nguyờn phục vụ cho công tác
quản lý, khai thác và bảo vệ tài nguyên nước ngầm và phát triển kinh tế xã hội Tõy
Luận văn thạc sĩ Kỹ thuật Chuyên ngành Quy hoạch và Quản lý tài nguyên nước
23
Nguyờn. Phần mềm Quản lý tài sản hệ thống thuỷ lợi của Trường Đại Học
Menbuốc, ễxtrõylia được thử nghiệm quản lý dữ liệu cơ bản về tài sản cho một số
hệ thống thuỷ lợi Củ Chi, Đan Hoài, La Khê. Và hiện nay, Tổ chức nông lương thế
giới (FAO) và Trung tâm đào tạo và nghiên cứu tưới (ITRC) Trường Đại học Tổng
hợp Kỹ thuật California (Cal Poly) San Louis Obispo, California, USA 93407 tháng
9 năm 2001 đã thiết kế và giới thiệu phần mềm đánh giá hệ thống thuỷ lợi theo các
tiêu chí công trình hiện đại (RAP), phầm mềm này đã được tổ chức FAO và ngân
hàng thế giới (WB) giới thiệu và ứng dụng để đánh giá hệ thống thuỷ lợi của nhiều
nước trên thế giới và khu vực như Australia, Thái Lan, Malaysia, Indonexia, Trung
Quốc, ấn Độ, Srilanka … và cũng đã giới thiệu tại Việt Nam thông qua hai khoá hội
thảo đào tạo tại Hà Nội và Thành Phố Hồ Chí Minh năm 2002 dưới sự tài trợ của
WB. Các học viên được tham gia hai khoá đào tạo đã đi đánh giá thực tế ở hai hệ
thống thuỷ nông lớn là Cấm Sơn - Cầu Sơn tỉnh Bắc Giang và hệ thống thuỷ lợi hồ
Dầu Tiếng tỉnh Tây Ninh, và hiện nay hai hệ thống này đã được WB và Bộ
NN&PTNT đưa vào chương trình nâng cấp hiện đại hoá trong khuôn khổ Dự án hỗ
trợ Thuỷ lợi Việt Nam (WRAP) và sẽ triển khai các năm 2004.
+ Phương pháp chuyên gia: Đây là phương pháp thường được quốc tế sử
dụng để đánh giá nhiều trong các lĩnh vực phát triển kinh tế xã hội và môi trường.
Phương pháp này dựa theo trình độ của các chuyên gia có trình độ chuyên môn cao
về lĩnh vực khoa học chuyên ngành và có nhiều kinh nghiệm thực tế để đánh giá
trên cơ sở định tính hoặc kết quả định lượng bằng các chỉ tiêu cụ thể. Phương pháp
này cũng được tổ chức FAO giới thiệu và sử trong việc đánh giá một số chỉ tiêu
thực địa dựa trong phần mềm Chương trình Đánh giá nhanh (RAP). ở trong nước
hiện nay phương pháp này cũng được sử dụng tương đối rộng rãi trong các lĩnh vực
đánh giá tác động môi trường, đánh giá các chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội …

1.2.4. Nhận xét đánh giá:
1. Phát triển thuỷ lợi ở Việt Nam trong những năm qua đã đạt được những
thành tựu đáng khâm phục. Hàng ngàn công trình thuỷ lợi lớn nhỏ đã được xây
Luận văn thạc sĩ Kỹ thuật Chuyên ngành Quy hoạch và Quản lý tài nguyên nước
24
dựng. Đó là kết quả đầu tư rất lớn về công sức và tiền của của Nhà nước cũng như
của người dân qua nhiều thập kỷ.
2. Các công trình được xây dựng ở những vùng khác nhau, thời điểm khác
nhau, điều kiện kinh tế, kỹ thuật và tài chính khác nhau do đó hiệu quả của các hệ
thống này cũng khác nhau. Điều này dẫn tới sự cần thiết phải nghiên cứu đầy đủ và
toàn diện về hiệu quả hoạt động của hệ thống thuỷ nông nhằm cú cỏc giải pháp
nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống thuỷ nông.
3. Một số tác giả đã đề nghị các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động của hệ
thống thuỷ nông, tuy nhiên mục tiêu đánh giá chưa đạt tính tổng quát vì mới chỉ giải
quyết được mức độ đạt được so với yêu cầu đặt ra của từng công trình mà chưa
quan tâm đến việc so sánh hiệu quả giữa các hệ thống với nhau.
4. Các chỉ tiêu đánh giá còn nặng về hiệu quả kinh tế mà chưa quan tâm
nhiều đến hiệu quả mang tính công bằng, tính hợp lý trong phân phối nước, hiệu
quả xã hội, môi trường.
5. Nếu nhìn từ góc độ của thế giới thì có thể nói đến nay chúng ta chưa có
một nghiên cứu nào toàn diện và đầy đủ về hiệu quả hoạt động của hệ thống thuỷ
nông. Có nghĩa là đi từ khái niệm đến nội dung, từ các chỉ tiêu đến phương pháp
đánh giá và thu thập số liệu cho đến tổ chức đánh giá.
6. Nghiên cứu xây dựng một hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động
của hệ thống thuỷ nông mang tính tổng quát trên quan điểm hệ thống là cần thiết.
Luận văn thạc sĩ Kỹ thuật Chuyên ngành Quy hoạch và Quản lý tài nguyên nước
25

×