Tải bản đầy đủ (.pdf) (227 trang)

NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG NGUỒN NƯỚC TƯỚI HỆ THỐNG THUỶ LỢI NGÀN TRƯƠI CẨM TRANG TRONG ĐIỀU KIỆN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (14.2 MB, 227 trang )

Lêi c¶m ¬n
Lời đầu tiên tác giả xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới
cô giáo hướng dẫn TS. Lê Thị Kim Cúc và thầy giáo PGS. TS. Trần Viết Ổn đã tận
tình hướng dẫn và chỉ bảo tác giả trong suốt quá trình làm luận văn, giúp tác giả
hoàn thành tốt luận văn tốt nghiệp này.
Tác giả xin được chân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo trong trường đại
học Thủy Lợi đã tận tình giảng dạy, truyền đạt kiến thức và tạo điều kiện thuận lợi,
giúp đỡ để tác giả được học tập, nghiên cứu trong suốt thời gian qua.
Qua luận văn này, tác giả xin cảm ơn Tổng công ty xây dựng thủy lợi Việt
Nam – CTCP nơi tác giả đang công tác, Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh đã tạo điều
kiện giúp đỡ tác giả trong quá trình học tập và thực hiện luận văn.
Cuối cùng tác giả xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã
luôn động viên, giúp đỡ tác giả trong quá trình thực hiện luận văn này.
Đây là lần đầu tiên tác giả nghiên cứu khoa học, với thời gian và kiến thức
có hạn, chắc chắn không thể tránh khỏi những khiếm khuyết, tác giả rất mong nhận
được những ý kiến góp ý của các thầy cô, các cán bộ khoa học và đồng nghiệp để
luận văn được hoàn thiện hơn.
Hà Nội, ngày 10 tháng 3 năm 2011
Tác giả

Lê Thị Thảo


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THUỶ LỢI

LÊ THỊ THẢO

NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG
NGUỒN NƯỚC TƯỚI HỆ THỐNG THUỶ LỢI NGÀN TRƯƠI - CẨM


TRANG TRONG ĐIỀU KIỆN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

LUẬN VĂN THẠC SĨ

HÀ NỘI – 2011


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THUỶ LỢI

LÊ THỊ THẢO

NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG
NGUỒN NƯỚC TƯỚI HỆ THỐNG THUỶ LỢI NGÀN TRƯƠI
- CẨM TRANG TRONG ĐIỀU KIỆN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

Chuyên ngành : Quy hoạch và quản lý tài nguyên nước
Mã số
: 60-62-30

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Người hướng dẫn khoa học:
1. TS. Lê Thị Kim Cúc
2. PGS. TS. Trần Viết Ổn

HÀ NỘI – 2011


1


MỞ ĐẦU
I. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Dự án thuỷ lợi Ngàn Trươi - Cẩm Trang thuộc địa phận tỉnh Hà Tĩnh là
nguồn cung cấp nước tưới cho 32.585ha lúa và hoa màu của bảy huyện Hương Sơn,
Vũ Quang, Đức Thọ, Can Lộc, Nghi Xuân, Lộc Hà và Thạch Hà đồng thời tạo
nguồn cấp nước cho phát triển công nghiệp, sinh hoạt, chăn nuôi và nuôi trồng thuỷ
sản cho các huyện nói trên.
Dự án thuỷ lợi Ngàn Trươi - Cẩm Trang là một trong những công trình trọng
điểm của tỉnh Hà Tĩnh. Mặc dù nơi đây đã có hệ thống thuỷ lợi khá hoàn chỉnh với
hàng trăm công trình lớn nhỏ phục vụ tưới cho nông nghiêp. Nhưng theo kết quả
điều tra, khả năng cung cấp nước của các công trình hiện có chỉ đạt khoảng 56%
theo thiết kế (Bởi nhiều yếu tố như: Thấm, bốc thoát hơi nước trên các tuyến kênh
dẫn nước, công tác quản lý, ý thức ngưới dân trong việc sử dụng và bảo vệ nguồn
nước…).
Công trình thủy lợi Ngàn Trươi – Cẩm Trang là công trình được thiết kế
phục vụ đa mục tiêu: Tưới, phát điện, giao thông thủy, nuôi trồng thủy sản, du
lịch…). Vì vậy, vấn đề xem xét sử dụng hợp lý để đảm bảo cấp nước ổn định đáp
ứng yêu cầu sử dụng nước của các ngành là rất cần thiết vì đây cũng là bài học đã
và đang xảy ra trên nhiều địa bàn, địa phương.
Biến đổi khí hậu với xu hướng lượng mưa giảm nhiều về mùa khô, nhiệt độ
tăng dần sẽ dẫn đến nguy cơ thiếu hụt nguồn nước trong tương lai. Bên cạnh đó nó
đang là một trong những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả sử dụng dòng chảy
tới của công trình.
Vì vậy, vấn đề đặt ra ở đây là liệu các chỉ tiêu thiết kế đã có, có đảm bảo
được hiệu quả sử dụng nguồn nước tưới ở thời điểm hiện tại, trong tương lai theo kế
hoạch 10năm, 20 năm và lâu hơn nữa, trong tình hình biến đổi khí hậu như vậy hay
không? Nếu không đảm bảo thì cần có những biện pháp như thế nào để nâng cao
hiệu quả sử dụng nguồn nước tưới? Và nếu chúng ta không có tính toán lường trước



2

thì nó sẽ gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự ổn định và phát triển bền
vững kinh tế-xã hội của tỉnh Hà Tĩnh nói riêng và cả nước nói chung.
Với những lý do trên, đề tài “Nghiên cứu giải pháp nâng cao hiệu quả sử
dụng nguồn nước tưới hệ thống thuỷ lợi Ngàn Trươi - Cẩm Trang trong điều kiện
biến đổi khí hậu” là cần thiết.
II. MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI
Mục tiêu của đề tài là đánh giá được ảnh hưởng của BĐKH đến nhu cầu
nước tưới, hệ số tưới áp dụng cho hệ thống thuỷ lợi Ngàn Trươi - Cẩm Trang và đề
xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nước tưới của hệ thống.
III. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Nghiên cứu được thực hiện trong phạm vi hệ thống thuỷ lợi Ngàn Trươi -

Cẩm Trang.
- Đối tượng nghiên cứu là khía cạnh tưới của hệ thống.
IV. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Nội dung nghiên cứu
Nội dung nghiên cứu của luận văn bao gồm:
1.1. Nghiên cứu tổng quan về hệ thống công trình Ngàn Trươi - Cẩm Trang
với các chỉ tiêu thiết kế hiện có.
1.2. Phân tích, đánh giá và tính toán nhu cầu nước phục vụ tưới, hệ số tưới
được áp dụng trong thiết kế hệ thống.
1.3. Phân tích, đánh giá và tính toán nhu cầu nước phục vụ tưới, hệ số tưới
của hệ thống trong tương lai có xét đến biến đổi khí hậu (Thay đổi điều kiện khí
tượng: nhiệt độ, mưa…)

1.4. Đề xuất các giải pháp khai thác, sử dụng hiệu quả nguồn nước tưới của
dự án thuỷ lợi Ngàn Trươi - Cẩm Trang phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã

hội.
2. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn áp dụng các phương pháp nghiên cứu sau:


3

- Điều tra khảo sát thực địa, thu thập tài liệu: Tài liệu hiện trạng các công
trình cấp nước tưới và phương hướng phát triển dân sinh, kinh tế.
- Phương pháp phân tích thống kê trong phân tích nguồn nước đến
- Phương pháp phân tích hệ thống: đánh giá về tài liệu, đặc trưng của vùng
nghiên cứu.
- Phương pháp mô hình toán: Áp dụng mô hình CROPWAT 8.0 để tính toán
nhu cầu cấp nước tưới cho nông nghiệp.
- Phương pháp chuyên gia: tham khảo ý kiến chuyên gia trong việc phân tích
tính toán.


4

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
1.1. HIỆN TƯỢNG BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
Theo kết quả nghiên cứu mới nhất của IPCC trình lên Hội đồng bảo an Liên
hợp quốc, nguyên nhân của hiện tượng BĐKH do con người gây ra chiếm 90%, do
tự nhiên gây ra chiếm 10%. Cũng theo báo cáo của IPCC [37], trong vòng 85 năm (
từ 1920 đến 2005) nhiệt độ trung bình trên bề mặt trái đất đã ấm lên gần 10C và tăng
rất nhanh trong khoảng 25 năm nay (từ 1980 đến 2005) và đưa ra dự báo: đến cuối
thế kỷ XXI, nhiệt độ bề mặt Trái đất sẽ tăng thêm từ 1,4 đến 40C.
Cả thế giới hiện có hơn 1 nửa trong số 7 tỷ người đang sống ở vùng Duyên
hải với phạm vi chiều rộng 100km thuộc vùng ven bờ biển. Báo cáo phát triển con

người 2007/2008 của UNDP cảnh báo rằng nhiệt độ tăng lên từ 30C - 40C, các quốc
đảo nhỏ và các nước đang phát triển sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Bên cạnh đó các
nước đã phát triển cũng không tránh khỏi thảm hoạ BĐKH. Mặt khác, BĐKH sẽ
làm cho năng suất nông nghiệp giảm, thời tiết cực đoan tăng, thiếu nước ngọt trầm
trọng trên toàn thế giới, hệ sinh thái tan vỡ và bệnh tật gia tăng... Những nước như
Việt Nam, Bangladesh, Myanmar, Ai Cập...sẽ bị ảnh hưởng nhiều nhất. Nguy cơ
bão lụt, thiên tai sẽ làm cho những nước này rất khó khăn để phât triển kinh tế, đẩy
lùi đói nghèo.
Theo báo cáo của IPCC [37], danh sách 10 thành phố bị đe doạ nhiều nhất
bởi BĐKH bao gồm Calcutta và Bombay của Ấn Độ, Dâcc của Bangladesh,
Thượng Hải, Quảng Châu của Trung Quốc, Tp. Hồ Chí Minh của Việt Nam,
Bangkok của Thái Lan và Yangon của Myanmar. Các nhà khoa học thế giới cũng
dự báo thủ đô Bangkok (Thái Lan) trong vòng 20 năm nữa sẽ bị ngập và hiện Thái
Lan không đủ thời gian để chuyển thủ đô sang nơi khác.
Trước nguy cơ nói trên, Liên Hợp Quốc đã kêu gọi tất cả các quốc gia trên
thế giới đồng tâm nhất trí để giải quyết vấn đề này. Theo các nhà khoa học, các giải
pháp hạn chế tình trạng BĐKH toàn cầu cần đi theo hai hướng sau: Thứ nhất là
giảm tác động của BĐKH và thứ hai là thích ứng với BĐKH.


5

1.2. KỊCH BẢN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ NƯỚC BIỂN DÂNG
Theo kịch bản BĐKH, NBD cho Việt Nam do Bộ Tài Nguyên và Môi
Trường giới thiệu tháng 6 năm 2009 đối với khu vực Bắc Trung Bộ theo 3 kịch bản:
Kịch bản phát thải thấp (B1), Kịch bản phát thải trung bình (B2), Kịch bản phát thải
cao (A2). Trong đó kịch bản B2 được Bộ Tài Nguyên và Môi Trường khuyến nghị
sử dụng trong thời điểm hiện nay cho các Bộ, ngành và các địa phương làm định
hướng ban đầu trong việc đánh giá ảnh hưởng của BĐKH, NBD và xây dựng kế
hoạch hành động ứng phó với BĐKH.

Vì vậy trong luận văn này tác giả sử dụng kịch bản BĐKH, NBD theo kịch
bản B2 làm cơ sở cho tính toán. Nội dung của kịch bản B2 đối với khu vực Bắc
Trung Bộ như sau:
a. Về nhiệt độ (B2):
Vào cuối thế kỷ 21, nhiệt độ trung bình năm có thể tăng lên 2,8oC ở Bắc
Trung Bộ so với trung bình thời kỳ 1980-1999.
Bảng 1.1. Mức tăng nhiệt độ trung bình (0C) so với thời kỳ 1980 – 1999 ở vùng
Bắc Trung Bộ theo kịch bản phát thải trung bình (B2)
Các thời kỳ
trong năm
XII-II
III-V
VI-VIII
IX-XI

2020
0,6
-1,9
2,9
1,7

Các mốc thời gian của thế kỷ 21
2030 2040 2050 2060 2070 2080 2090 2100
0,9
1,2
1,6
1,9
2,2
2,5
2,8

3,0
-2,9 -4,0 -5,2 -6,3 -7,3 -8,3 -9,1 -9,9
4,2
5,9
7,6
9,3 10,8 12,2 13,4 14,6
2,5
3,5
4,5
5,4
6,3
7,1
7,8
2,7

b. Về Lượng mưa:
Vào cuối thế kỷ 21, lượng mưa năm có thể tăng khoảng 7-8% ở Bắc Trung
Bộ so với trung bình thời kỳ 1980-1999. Lượng mưa thời kỳ từ tháng 3 đến tháng 5
sẽ giảm 10% so với thời kỳ 1980-1999. Lượng mưa các tháng cao điểm mùa mưa sẽ
tăng từ 10-15%.


6

Bảng 1.2. Mức thay đổi lượng mưa (%) so với thời kỳ 1980 – 1999 ở vùng Bắc
Trung Bộ theo kịch bản phát thải trung bình (B2)
Các thời kỳ
trong năm
XII-II
III-V

VI-VIII
IX-XI

2020
0,6
-1,9
2,9
1,7

Các mốc thời gian của thế kỷ 21
2030 2040 2050 2060 2070 2080 2090 2100
0,9
1,2
1,6
1,9
2,2
2,5
2,8
3,0
-2,9 -4,0 -5,2 -6,3 -7,3 -8,3 -9,1 -9,9
4,2
5,9
7,6
9,3 10,8 12,2 13,4 14,6
2,5
3,5
4,5
5,4
6,3
7,1

7,8
2,7

c. Nước biển dâng:
Vào giữa thế kỷ 21 mực nước biển có thể dâng thêm 28 đến 33cm và đến
cuối thế kỷ 21 mực nước biển dâng thêm 65 đến 100 cm so với thời kỳ 1980 –
1990.
Bảng 1.3. Mực nước biển dâng (cm) so với thời kỳ 1980 – 1999
Kịch bản
Trung bình (B2)

2020
12,0

Các mốc thời gian của thế kỷ 21
2030 2040 2050 2060 2070 2080 2090 2100
17,0 23,0 30,0 37,0 46,0 54,0 64,0 75,0

1.3. ẢNH HƯỞNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU, NƯỚC BIỂN DÂNG Ở
VIỆT NAM.
1.3.1. Xu thế diễn biến của các yếu tố khí tượng, thủy văn
1.3.1.1. Các đặc trưng khí tượng và xu thế biến đổi qua các thời kỳ
a. Nhiệt độ:
Nhiệt độ bình quân thay đổi theo hướng tăng dần từ Bắc vào Nam và giảm
dần theo hướng từ đồng bằng lên núi cao. Ở vùng đồng bằng và trung du nhiệt độ
bình quân từ 23oC đến 250C, vùng núi cao bình quân từ 20oC đến 220C. Nhiệt độ tối
cao đạt 40oC ÷ 420C, tối thấp 2oC ÷ 70C.
Điển hình tại trạm quan trắc Đô Lương và Vinh thì nhiệt độ trung bình năm
các thời kỳ quan trắc như sau:



7

Bảng 1.4. Nhiệt độ trung bình năm qua các thời kỳ tại trạm Đô Lương
và Vinh
Năm
61-67
71-80
81-90
91-20
01-08

Trạm đo nhiệt độ
Đô Lương Vinh
23,7
24
23,6
23,6
23,7
23,8
24,1
24,2
24,2
24,4

b. Độ ẩm tương đối:
Độ ẩm tương đối trung bình năm biến động từ 82÷86%. Từ Thanh hóa tới
Nghệ An độ ẩm tương đối trung bình năm từ 82÷86%, từ Nam đèo ngang trở vào từ
83÷85%, vùng núi cao ẩm ướt mưa nhiều đạt 88%.
Đối với vùng Bắc Trung Bộ các tháng nóng do ảnh hưởng của gió Lào độ ẩm

trung bình thấp chỉ đạt 70÷75%, cao nhất xảy ra vào các tháng III, IV đạt 88÷91%
khi có mưa phùn ẩm ướt.
Xu thế biến đổi của độ ẩm tương đối trung bình năm có xu thế giảm, nhất là
trong các thập kỷ gần đây và các vùng chịu ảnh hưởng mạnh của gió Lào.
c. Chế độ mưa:
Lượng mưa năm trung bình nhiều năm biến đổi từ 1.200÷ 3.600mm, lượng
mưa phân bố không đều trong các vùng và các tháng trong năm. Vùng phía Bắc đèo
Ngang lượng mưa ít hơn: Vùng Thanh Nghệ Tĩnh lượng mưa trung bình năm từ
1200÷2500mm. Vùng Bình Trị Thiên lượng mưa trung bình năm rất lớn từ 2.500÷
3.600mm. Lượng mưa lớn nhất thuộc vùng Nam Đông, A Lưới, Bạch Mã tỉnh Thừa
Thiên Huế đạt tới 3.600mm.
Lượng mưa phân bố không đều trong năm, mùa mưa đạt từ 80÷ 85% lượng
mưa năm, thời kỳ mưa giữa các vùng có sự khác nhau.
Xu thế lượng mưa trung bình năm giảm ở hầu hết các lưu vực sông. Ví như
các lưu vực sông thuộc Nghệ An và Hà Tĩnh nếu như so sánh lượng mưa trung


8

bình thời kỳ 2001 -2008 với trung bình nhiều năm lượng mưa trung bình năm giảm
từ 1-10,5%.
1.3.1.2. Đặc điểm thủy văn và xu thế biến đổi qua các thời kỳ
a. Chế độ dòng chảy
Tương tự như sự phân bố lượng mưa, 70-75% tổng lượng dòng chảy năm tập
trung vào 3-5 thán mùa lũ. Mùa kiệt thường kéo dài từ 7-9 tháng nhưng chỉ chiếm
25-30% lượng dòng chảy năm.
- Dòng chảy năm: Dòng chảy trung bình nhiều năm ở vùng Bắc Trung Bộ
sinh ra trong và ngoài vùng khoảng 78,2 tỷ m3.
- Dòng chảy kiệt tại Hòa Duyệt trên sông Ngàn Sâu đạt 15,71 l/s/km2.
- Dòng chảy lũ ở Bắc Trung Bộ chủ yếu do bão, áp thấp nhiệt đới và không

khí lạnh gây những trận mưa cường độ lớn và phát sinh lũ. Mùa lũ ở Bắc Trung Bộ
thường bắt đầu vào tháng VI và kết thúc vào vào tháng XI, muộn dần từ Bắc vào
Nam.
b. Sự biến đổi dòng chảy năm, Qmax, Qmin:
Đối với lưu vực sông Cả và phụ cận: Dòng chảy năm có xu hướng giảm từ
12%. Lưu lượng đỉnh lũ có xu hướng giảm 15%; lưu lượng kiệt nhỏ nhất có xu
hướng giảm khoảng 1%.
1.3.2. Ảnh hưởng của BĐKH, NBD.
Trước xu thế và diễn biến của BĐKH và NBD ta có thể thấy được ảnh hưởng
của nó đến các vùng miền trên đất nước và khu vực dự án như sau:
Sự suy giảm của lượng mưa trung bình nhiều năm mà biểu hiện cụ thể là về
mùa khô. Mưa giảm đồng nghĩa với việc suy giảm dòng chảy, nguồn nước cạn kiệt,
gây khó khăn, mâu thuẫn cho sản xuất nông nghiệp và các nghành kinh tế khác trên
cả nước nói chung và khu vực dự án thủy lợi Ngàn Trươi – Cẩm Trang nói riêng.
Bên cạnh đó, lượng mưa giảm cùng với nhiệt độ tăng làm cho lượng bốc thoát hơi
nước ở cây trồng sẽ tăng lên. Do vậy mà nhu cầu nước của cây trồng cũng từ đó mà
tăng theo.


9

BĐKH không chỉ dừng lại ở làm lượng mưa trung bình nhiều năm giảm,
nhiệt độ trái đất nóng dần lên mà nó còn gây ra các hiện tượng thời tiết cực đoan
như: Hạn hán, rét đậm, rét hại, mưa lũ, lũ bùn đá, ngập lụt, xâm nhập mặn…
Điển hình mà ta có thể thấy mưa lớn xảy ra ở trung hạ lưu các sông gây nên
lũ lụt trên diện rộng như: Trận mưa lớn tháng 10/2007 gây nên lũ đặc biệt lớn trên
sông Mã, sông Ngàn Phố, Ngàn Sâu, thượng nguồn sông Hiếu, sông Gianh, sông
Hương. Trận mưa tháng 10/2010 ở Hà Tĩnh và Quảng Bình. Đối với Đồng bằng
sông Cửu Long đến năm 2050 dưới tác động của BĐKH, NBD thì có 52,4% diện
tích bị ảnh hưởng mặn với độ mặn >4g/l (tăng 311.652 ha so với hiện nay, tương

ứng 8,2% diện tích), 66,6% diện tích bị ảnh hưởng mặn với độ mặn >1g/l (tăng
386.600 ha so với hiện nay, tương ứng 10,1% diện tích)…
Chi tiết về mức độ ảnh hưởng của BĐKH đến khu vực dự án thủy lợi Ngàn
Trươi – Cẩm Trang sẽ được xem xét ở các chương sau.


10

CHƯƠNG 2. HỆ THỐNG CÔNG TRÌNH THỦY LỢI NGÀN TRƯƠI
- CẨM TRANG
2.1.ĐẶC ĐIỂM CHUNG VÙNG NGHIÊN CỨU
2.1.1. Điều kiện tự nhiên vùng nghiên cứu
2.1.1.1. Vị trí địa lý:
Vùng dự án bao gồm đất đai của các huyện: Vũ Quang, Hương Sơn, Đức
Thọ, Can Lộc, Nghi Xuân, Thị xã Hồng Lĩnh, Lộc Hà và một phần phía bắc huyện
Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh, giới hạn bởi: phía Bắc giáp sông La, phía Nam giáp thị xã
Hà Tĩnh, phía Đông giáp biển Đông và phía Tây giáp biên giới Việt - Lào, có toạ độ
địa lý:
Từ 18021'đến 18044' vĩ độ Bắc.
Từ 10509' đến 106022' kinh độ Đông.
Công trình đầu mối Hồ chứa nước Ngàn Trươi dự kiến xây dựng trên sông
Ngàn Trươi, thuộc địa phận xã Hương Đại, huyện Vũ Quang.
Công trình đầu mối đập dâng nghiên cứu thuộc xã Đức Lạng (Cẩm Trang)
Có 2 khu tưới chính thuộc vùng hưởng lợi của dự án, bao gồm:
2.1.1.2. Đặc điểm địa hình
Khu đầu mối:
Vị trí chọn xây dựng đập dâng tại Cẩm Trang xã Đức Lạng. Cao độ lòng
sông chỗ thấp nhất là ≈ -1.0m, bên bờ trái là khu vực bằng phẳng có dân cư sinh
sống, độ cao mặt đất tự nhiên khu cao nhất là +8.9m; bên bờ phải là đồi thấp với
cao độ đỉnh +18.1m. Cách vị trí đập về hạ lưu khoảng 100m là tuyến đường nối

giữa đường QL8 với trung tâm Vũ Quang rất thuận lợi cho việc thi công và quản lý
công trình sau này.


11


12

Khu tưới 1: Lấy nước từ hồ Ngàn Trươi tứơi cho 4678 ha của hai huyện
Hương Sơn và Vũ Quang thông qua kênh Hương sơn và kênh Vũ Quang được xây
dựng mới.
Cao độ bình quân khu tưới Vũ Quang từ +4.0m đến +12.0m.
Cao độ bình quân khu tưới Hương Sơn từ +4.0m đến +12.0m
Khu tưới 2: Khu tưới trạm bơm Linh Cảm là phần Bắc của dải đồng bằng
chính tỉnh Hà Tĩnh chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam dài 65 km, rộng 10 – 15
km từ hữu ngạn sông La đến vùng núi Nam Cẩm Xuyên. Khu tưới Linh Cảm phía
Đông Nam lấy sông Gìa giới hạn, phía Tây Bắc giáp sông La, phía Đông Bắc là dãy
núi cao Hồng Lĩnh, phía Tây Nam là vùng đồi núi chạy liên tiếp tới miền sơn cước
phía tây. Hình dáng khu vực gần như yên ngựa, chỗ hẹp nhất 10 km, chỗ rộng nhất
14 km, chiều dài 25 km.
2.1.1.3. Đặc điểm đất đai, thổ nhưỡng.
a. Phân loại đất
Theo kết quả nghiên cứu của Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp đã xác
định được đất Hà tĩnh có 9 nhóm, 15 đơn vị đất. Trong đó nhóm đất xám có diện
tích lớn nhất sau đó đến nhóm đất phù sa, nhóm đất cát.
b. Chất lượng đất tầng mặt
Kết quả phân tích cho thấy giá trị pH dao động trong khoảng từ 3,90 ÷5,32,
đa số mẫu có giá trị pH<4,5 thuộc loại đất chua đến rất chua. Hàm lượng Kali dễ
tiêu nghèo đến trung bình. Thành phần cơ giới thuộc loại đất cát đến cát pha, với

hàm lượng sét vật lý trung bình dao động từ 3 đến 7%. Cá biệt mẫu đất ở huyện
Nghi Xuân hàm lượng sét vật lý khá nhỏ, 0,85%.
2.1.2. Đặc điểm khí tượng, thuỷ văn
2.1.2.1. Khí hậu
Lưu vực HTTL Ngàn Trươi - Cẩm Trang nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới
gió mùa. Hàng năm chịu ảnh hưởng của các loại hình thế thời tiết:
- Khối không khí lạnh lục địa Châu Á hoạt động từ tháng 11 đến tháng 3 năm
sau gây nên thời tiết khô hanh và có mưa phùn vào tháng 2 và tháng 3.


13

- Khối không khí xích đạo với hướng gió Đông Nam hoạt động từ tháng 5
đến tháng 10. Đặc điểm thời kỳ này là khô nóng và ẩm, mưa nhiều gây ra lũ lụt trên
lưu vực.
- Khối không khí nhiệt đới Ấn Độ Dương với hướng gió mùa Tây Nam hoạt
động từ tháng 5 đến tháng 8 đặc điểm là khô nóng và hiệu ứng “fơn” của luồng
không khí vượt qua dãy núi Trường Sơn tạo nên gió Lào khô nóng trên toàn lưu
vực.
Với đặc điểm địa lý, điều kiện tự nhiên và nhân tố ảnh hưởng đã tạo nên
vùng khí hậu mang đặc điểm của chế độ khí hậu miền Bắc lại vừa có đặc điểm khí
hậu Đông Trường Sơn nên trong năm khí hậu được chia ra 2 mùa rõ rệt.
Mùa lũ từ tháng 9 đến tháng 11 là các tháng hội tụ của các hình thế thời tiết
gây mưa như áp thấp nhiệt đới, dải hội tụ nhiệt đới kết hợp với bão đã tạo nên
những trận mưa lớn kéo dài, lượng dòng chảy các tháng mùa lũ hàng năm chiếm từ
60-65% lượng dòng chảy năm. Tháng có lượng dòng chảy lớn nhất là tháng 9, 10
chiếm tới 50% lượng dòng chảy năm.
Mùa khô tháng 12 đến tháng 8 chịu ảnh hưởng của khối không khí lạnh
mang gió mùa Đông Bắc, lượng mưa giảm đi rõ rệt, lượng mưa tháng 11 còn
khoảng 9-11% so với lượng mưa cả năm, đến tháng 2, tháng 3 và tháng 4 lượng

mưa chỉ còn 1-2% lượng mưa cả năm.
a. Chế độ mưa.
Lượng mưa trung bình nhiều năm (thời đoạn 1963 - 2008) tại trạm Hà Tĩnh
là 1602 mm/năm. Lượng mưa năm lớn nhất đạt 2.240 mm (năm 1994) lớn gấp 3,06
lần lượng mưa năm nhỏ nhất 731,8 mm (năm 1965) và phân bố không đều theo
không gian và thời gian. Mựa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 9 với tổng lượng
trung bình nhiều năm là 1.265 chiếm 78,9% tổng lượng mưa toàn năm.
(Theo nguồn: Trung tâm khí tượng thủy văn tỉnh Hà Tĩnh)


14

Bảng 2.1. Lượng mưa trung bình trạm Hà Tĩnh
Tháng

1

2

3

4

5

6

7

8


9

10

11

12

Năm

ĐV (mm) 21,2 25,2 53,0 107,1 194,0 277,4 323,7 325,7 144,2 69,6 34,2 27,2 1602,6

b. Độ ẩm.
Độ ẩm tương đối lớn, độ ẩm trung bình nhiều năm tại Hà Tĩnh là 84%. Thời
kỳ mựa mưa độ ẩm cao đạt 88%, mùa khô độ ẩm giảm xuống có khi chỉ còn khoảng
78%.
Bảng 2.2. Độ ẩm tương đối của không khí trạm Hà Tĩnh
Tháng

1

3

4

5

6


7

8

9

10

11

12

Năm

ĐV(%)

83 81 80

81

82

85

87

88

87


86

84

84

84

2

c. Bốc hơi.
Lượng bốc hơi hàng năm ở khu vực Hà Tĩnh tương đối lớn. Tháng có lượng
bốc hơi lớn nhất là tháng 3, 4 đạt trên dưới 100 mm/tháng. Đây là thời kỳ khô hanh
, gió Lào và nhiều nắng. Vào các tháng 8 và 9, lúc này mưa nhiều, độ ẩm cao, lượng
bốc hơi giảm xuống chỉ còn 60 mm/tháng.
Bảng 2.3. Tổng lương bốc hơi ống piche trạm Hà Tĩnh
Tháng

1

2

3

4

5

6


7

8

9

10

11

12 Năm

ĐV(mm) 67,4 83,6 101,1 94,7 93,9 73,9 65,7 58,0 59,4 66,5 67,3 61,9 893
d. Nắng.
- Số giờ nắng trung bình nhiều năm tại trạm Hà Tĩnh: 2035 giờ.
- Số giờ nắng thấp nhất rơi vào tháng mùa lũ (tháng 7): 134,3 giờ.
- Số giờ nắng cao nhất rơi vào các tháng ít mưa (tháng 3, 4): 207,7 giờ.


15

Bảng 2.4. Tổng số giờ nắng trung bình trạm Hà Tĩnh
Tháng

1

2

3


4

5

6

7

8

9

10

12 Năm

11

ĐV(giờ) 162,0 173,0 201,9 207,7 205,1 142,2 134,3 147,2 173,9 172,5 156,0 159,3 2035

e. Chế độ gió.
Hướng gió thịnh hành ở Hà Tĩnh là hướng Bắc và Đông Bắc từ tháng 9 đến
tháng 4 sang năm sau. Trong các tháng mùa hè hướng gió thịnh hành là Tây và Tây
Nam. Tốc độ gió bình quân trong năm nhỏ chỉ đạt 0,9 m/s tại trạm Hà Tĩnh.
Bảng 2.5. Biểu tốc độ gió trung bình tại trạm Hà Tĩnh
11

12

Năm


ĐV(m/s) 0,8 1,0 0,9 1,0 1,1 1,0 0,9 0,8 0,7 0,7 0,8

0,8

0,9

Tháng

1

2

f. Nhiệt độ.

3

4

5

6

7

8

9

10



16

Bảng 2.6. Biểu nhiệt độ không khí trạm Hà Tĩnh
Đơn vị: 0C
Tháng

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11


12

Năm

TMax

32,4

33,7

36,4

38,5

38,6

37,9

36,0

35,2

35,0

33,2

32,4

31,2


38,6

TMin

4,7

4,8

6,6

11,4

14,8

17,4

18,7

20,1

15,6

7,7

4,0

0,4

6,8


TTB

15,7

17,6

20,7

23,6

25,3

25,9

25,7

25,4

24,6

22,4

19,1

18,8

21,8

Yếu tố



17

2.1.2.2. Thủy văn
Đặc điểm chung sông ngòi trong vùng nghiên cứu là có mạng lưới sông ngòi
dày đặc mang đặc điểm chung như sau:
- Bắt nguồn từ đỉnh núi Trường Sơn ở vùng biên giới Việt Lào.
- Chiều dài sông ngắn, độ dốc sông lớn nên mùa lũ nước tập trung nhanh gây
ra lũ lụt nghiêm trọng, mùa cạn dòng chảy ở các sông suối thường xuyên cạn kiệt ít nước.
- Lòng sông hẹp ở thượng nguồn, mở rộng về hạ lưu vùng đồng bằng và cửa
sông.
Sông Ngàn Trươi
Sông Ngàn Trươi bắt nguồn từ dãy núi cao phía Tây dãy núi Trường Sơn và
biên giới Việt Lào có độ cao trung bình từ 800-1000 m. Đỉnh cao nhất là Ph Lao Ko
cao 2286 m, sông chảy theo hướng Tây Nam - Đông Bắc nhập vào sông Ngàn Sâu
tại xã Yên Hội, huyện Vũ Quang có chiều dài sông chính là 62 km với diện tích
toàn bộ lưu vực 560 km2. Sông Ngàn Trươi chảy qua vùng núi cao huyện Vũ
Quang, lượng mưa lớn tạo nên nhiều nhánh suối nhỏ, mật độ lưới sông 0,73
km/km2, chiều rộng bình quân lưu vực 13,3 km, độ cao bình quân lưu vực là 422 m.
Sông Ngàn Sâu
Sông Ngàn Sâu bắt nguồn từ dãy núi cao Trường Sơn, có đỉnh cao nhất là
Ph. Phu Re cao 1010 m, phía Nam giáp sông Gianh tỉnh Quảng Bình có đỉnh núi
cao là Đa Cao 415 m. Phía Đông và Đông Bắc là vùng núi có độ cao trung bình
350÷450 m, đỉnh núi cao nhất ở phía Đông là Đông Chan cao 448 m, núi Đá Đỏ cao
325 m. Phía Bắc phần hạ lưu Sông Ngàn Sâu tiếp giáp với sông La là vùng đồng
bằng thấp trải rộng bằng phẳng như thị trấn Hương Khê có độ cao trung bình từ 20÷
50m.
Sông Ngàn Sâu nhập với sông La tại Linh Cảm có diện tích lưu vực là 2310
km2, tổng chiều dài sông chính 143 km, độ cao bình quân lưu vực 362m, mật độ
lưới sông 0,87 km/km2, chiều rộng bình quân lưu vực 46,6 km, hệ số uốn khúc 2,20

km/km2, sông chảy theo hướng Tây Bắc-Đông Nam đến Chúc A, huyện Hương
Khê sông đổi dòng theo hướng Đông Nam - Tây Bắc. Sông Ngàn Sâu có 2 phụ lưu


18

chính là sông Ngàn Trươi và sông Tiêm ngoài ra trong lưu vực sông có nhiều suối
nhỏ là phụ lưu sông nhánh, từ phà Địa Lợi xuống hạ lưu lòng sông cắt sâu địa hình
co hẹp tại Hoà Duyệt, gây cản trở cho thoát lũ của lưu vực.
Sông La
Sông La là phụ lưu gần hạ du của sông Cả với 2 nhánh sông lớn là Ngàn
Phố, Ngàn Sâu nhập lưu tại Linh Cảm. Từ Linh Cảm đến Chợ Tràng được gọi là
Sông La. Tổng diện tích lưu vực sông La 3.210 km2 , cú hai nhánh chính:
Sông Ngàn Phố
Sông Ngàn Phố bắt nguồn từ cửa khẩu Cầu Treo xó Sơn Kim, chảy theo
hướng gần như Tây- Đông đến ngã ba Linh Cảm hợp với sông Ngàn Sâu để trở
thành sông Cả. Chiều dài sông 70 km, lưu vực 1060 km2, trong đó tới 60% là vùng
đồi núi. Lưu vực sông Ngàn Phố nằm trong vùng mưa lớn, tập trung và có rất nhiều
nhánh sông suối nhỏ nhập lưu điển hỡnh là Khe Tre, Khe Nẫm, Khe Cũ, Vực Rồng,
nên dòng chảy của sông khá lớn.
Sông Nghèn
Sông Nghèn là sông nội địa của vùng phía bắc tỉnh Hà Tĩnh, bắt nguồn từ bờ
phải sông La, chảy theo hướng Bắc-Nam, gặp sông Cày ở Thạch Hà, đổi hướng
Tây-Đông đổ ra biển ở Cửa Sót, tổng chiều dài 36 km, diện tích lưu vực 354km2.
Nếu tính đến cống ngăn mặn Đò Điểm, dòng chảy đến của sông Nghèn được thống
kê trong bảng 2.7 sau:
Bảng 2.7. Dòng chảy đến của sông Nghèn tại các vị trí cửa ra của các chi lưu
TT

Lưu vực


F
(km2)

X0
(mm)

Y0
(mm)

a0

Q0
(m3/s)

W0 (106m3)

1

Đồng Hào

8.00

2000

853

0.43

0.216


6,275,7825

2

Khe Lang

16.8

2000

853

0.43

0.454

14.332

3

Vực Trống

28.4

2000

853

0.43


0.768

24,227

4

Khe Đền

3.35

2000

853

0.43

0.091

2,858

5

Nhà Trò

25.4

2000

853


0.43

0.687

21,668

6

Khe Trúc

9.91

2000

853

0.43

0.268

8,454


19

7

Nhà Đuờng


16.0

2000

853

0.43

0.432

13,649

8

Cu Lây

16.6

2000

853

0.43

0.449

14,161

9


Sông Nhe

38.3

2400

1191

0.50

1.44

45,604

10

Chùa Nghị

2.94

2400

1191

0.50

0.111

3,501


11

Sông Già

74.0

2400

1191

0.50

2.79

88,113

12

Hói Trẹm

13.0

2400

1191

0.50

0.490


15,479

13

Cầu Trù

23.0

2400

1191

0.50

0.868

27,386

Tổng cộng

354

286, 257

Do phần lớn lưu vực sông Nghèn là đồng bằng, dòng chảy đến không phong
phú như các sông khác. Và, cũng do phân bố không đều, tập trung chủ yếu vào mùa
mưa, còn vào mùa khô dòng chảy đến nghèo nàn, nên ngay từ những năm 30 của
thế kỷ trước, cống Trung Lương và sau đó cống Đức Xá được xây dựng để lấy nước
từ sông La bổ sung cho sông Nghèn vào các tháng mùa khô. Ngày nay, khi trên các
chi lưu của sông Nghèn đã xây dựng nhiều hồ, đập nhỏ trên các sườn Trà Sơn và

Hồng Lĩnh, khai thác hầu hết phần lưu vực vùng núi của sông Nghèn. Dòng chảy
sông Nghèn càng trở nên nghèo nàn hơn và chỉ còn trông chờ vào hai cửa lấy nước
Trung Lương và Đức Xá. Trên thực tế, nhiều năm vào mùa kiệt, dòng chảy trên
sông La giảm sút, cống Trung Lương và Đức Xá không lấy được nước, phải huy
động trạm bơm Linh Cảm để bổ sung nguồn cho sông Nghèn.
b. Dòng chảy ngầm
1) Trữ lượng nước ở tầng Holoxen thượng:
+ Trữ lượng động tự nhiên toàn vùng 150.854 m3/ng
+Trữ lượng tĩnh tự nhiên: Tầng dày chứa nước trung bình là 13m, trữ lượng
tĩnh tự nhiên toàn vùng là 126,1.106 m3.
+ Trữ lượng khai thác tiềm năng: với modul khai thác là 9 l/s/km2, trữ lượng
nước có thể khai thác là 154.637 m3/ng.
2) Trữ lượng nước ở tầng Pleitocen:


20

Trữ lượng động tự nhiên 34.085 m3/ng, trữ lượng tĩnh đàn hồi là 5,7 m3/ng,
trữ lượng khai thác tiềm năng 34.455 m3/ng
2.1.3. Hiện trạng dân sinh, kinh tế - xã hội vùng nghiên cứu.
2.1.3.1. Dân số và lao động
Theo niên giám thống kê tỉnh, tính đến năm 2006 cơ cấu dân số trong khu
vực dự án như sau:
Bảng 2.8. Cơ cấu dân số khu vực dự án năm 2006
Hạng mục

TT

Đơn vị


Tổng số

1

Tổng dân số

Người

684.555

2

Tỷ lệ tăng dân số

%/năm

7,36

3

Mật độ dân số

Người/km2

394,7

4

Lực lượng lao động


Người

33.680

Lực lượng lao động chiếm 49,2% dân số. Trong đó lao động nông nghiệp là
chủ yếu, chiếm 77,7 %. Lĩnh vực thứ hai có lực lượng lao động lớn là thương
nghiệp, chiếm 4,9 %.
Trình độ lao động còn ở trình độ thấp. Bên cạnh nhu cầu ngày càng tăng về
lực lượng lao động có chuyên môn kỹ thuật thì lực lượng lao động có chuyên môn
trong vùng lại rất hạn chế. Lực lượng lao động tại chỗ phần lớn là lao động nông
nghiệp thuần tuý chỉ với trình độ văn hoá phổ thông.
2.1.3.2. Phát triển các ngành kinh tế
Trong những năm qua Hà Tĩnh có tốc độ tăng trưởng GDP khá cao, trung bình
giai đoạn 2001-2005 tăng 8,85%, cơ cấu kinh tế dịch chuyển theo hướng công
nghiệp hóa, tăng dần tỷ trọng các ngành công nghiệp và dịch vụ. Nông nghiệp vẫn
tiếp tục là ngành sản xuất chính, chiếm tỷ trọng chính trong các ngành kinh tế
b1. Nông nghiệp
Hiện tại và trong tương lai gần thì nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong
sản xuất của tỉnh Hà Tĩnh. Với tổng sản phẩm GDP hiện nay chiếm 43,9%. Theo
nguồn quy hoạch sử dụng đất của tỉnh Hà Tĩnh trong những năm tới sẽ tăng diện


21

tích nông nghiệp từ 30.972ha lên 34.261ha vào nam 2020. Ngoài lúa hai vụ và hoa
màu, còn trồng xen canh thêm cây đậu tương và một số cây công nghiệp khác.
b2.Công nghiệp
Theo nghị quyết tỉnh Đảng bộ Hà tĩnh lần thứ XVI năm 2005, Tỉnh đang
chuyển dịch cơ cấu từ một tỉnh thuần nông trở thành một trong những trung tâm
công nghiệp của miền Trung. Để đạt đựơc mục tiêu này Tỉnh đang tập trung xây

dựng các khu công nghiệp và các cụm công nghiệp, làng nghề.
Bảng 2.9. Dự kiến các khu công nghiệp trong vùng dự án đến năm 2020.
Tên, vị trí

TT

Diện tích
(ha)

1
2

Khu công nghiệp sắt Thạch Khê
Khu công nghiệp Gia lách

1800
300

3
4
5

Khu công nghiệp Bắc Hạ vàng
Khu công nghiệp thị xã Hồng Lĩnh
Khu công nghiệp Đức Thọ

800
300
200


6
7
8
9

Cụm sản xuất đa nghề Đức thọ
Cụm sản xuất tập trung làng nghề Trung Lương
Cụm sản xuất TTCN tập trung làng nghề Thái yên
Cụm sản xuất TTCN huyện Nghi Xuân

20
20
20
20

10

Cụm sản xuất TTCN Thạch Hà

20

Tổng cộng

3500
(Nguồn : Sở công nghiệp Hà tĩnh)

b3.Thuỷ sản
Hiện tại toàn vùng dự án chỉ có 3295ha đến năm 2020 dự kiến sẽ phát triển lên
5991ha để thuỷ sản sẽ phát triển trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh,
diện tích đất sản xuất nông nghiệp kém hiệu quả sẽ được chuyển sang nuôi trồng

thuỷ sản.
b4.Cơ sở hạ tầng
*Nước sinh hoạt:


22

Tỷ lệ số dân nông thôn khu vực dự án được cấp nước sạch còn thấp, khoảng
55%. Các hệ thống cấp nước tập trung mới triển khai đến các thị trấn huyện, còn
các xã chủ yếu dùng nước giếng đào, ngoài ra còn dùng nước giếng khoan
UNICEF, lu, bể chứa nước mưa. Vào mùa khô, nhiều xã vùng núi rơi vào tình trạng
thiếu nước sinh hoạt trầm trọng do các giếng bị cạn nước, các xã vùng ven biển có
hộ phải dùng nước nhiễm mặn. Trong khu vực dự án, thị xã Hồng Lĩnh có tỷ lệ số
hộ dân dược cấp nước sạch cao nhất, đạt trên 85%.
*Giao thông:
- Đường bộ:
Khu vực dự án có hai tuyến đường quốc lộ : tuyến Quốc Lộ 1A chạy theo
hướng Bắc- Nam qua khu vực dự án dài khoảng 50km từ địa phận huyện Nghi
Xuân, qua thị xã Hồng Lĩnh, Can Lộc, Thạch Hà; tuyến đường Quốc Lộ 8A, chạy
theo hướng Đông Bắc - Tây Nam, từ thị xã Hồng Lĩnh đi cửa khẩu Cầu Treo qua
các huyện Đức Thọ, Hương Sơn ; Đường Hồ Chí Minh chạy theo hướng Bắc - Nam
qua các huyện Hương Sơn, Vũ Quang.
Hệ thống giao thông vùng lòng hồ, hiện có một tuyến đường nhựa dài 15 km
từ thị trấn Vũ Quang đến UBND xã Hương Quang và 15 km đường cấp phối tới xã
Hương Điền. Hệ thống đường liên thôn xã còn đơn sơ, bị hư hỏng do lũ lụt quá
nhiều, giao thông đi lại khó khăn.
- Đường sắt:
Tuyến đường sắt Bắc - Nam qua huyện Đức Thọ, Vũ Quang, Hương Khê với
chiều dài khoảng70km.
- Đường thủy:

Giao thông thủy khu vực dự án chủ yếu trên sông Ngàn Sâu. Phương tiện giao
thông thủy hầu hết là các loại tàu thuyền nhỏ phục vụ nhu cầu đi lại và vận chuyển
hàng hóa của người dân. Xã Hương Điền hiện có 2 đò ngang là Đò Kiều và Đò Thị,
huyện Hương Khê có phà Địa Lợi...
*Trường học:


×