Tải bản đầy đủ (.pdf) (130 trang)

“Nghiên cứu ứng dụng màn cừ bê tông dự ứng lực để bảo vệ bờ những đoạn sông lớn trong các khu đô thị vùng đồng bằng”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.16 MB, 130 trang )

LỜI CẢM ƠN
Trong khuôn khổ hạn chế của luận văn, với những kết quả còn rất khiêm tốn
trong việc nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu ứng dụng màn cừ bê tông dự ứng lực để
bảo vệ bờ những đoạn sông lớn trong các khu đô thị vùng đồng bằng” , tác giả luận
văn hy vọng đóng góp một phần nhỏ bé phục vụ thực tế cho lĩnh vực nghiên cứu,
thiết kế và thi công xây dựng các công trình kè những bờ sông lớn ở những vùng địa
chất yếu đang phát triển mạnh mẽ ở nước ta.
Tác giả xin được bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới Thầy giáo - TS. Lê Xuân
Khâm đã tận tình giúp đỡ, cho nhiều nhận xét, cách tiếp cận những kiến thức mới
và hướng giải quyết để hoàn thiện luận văn.
Tác giả xin chân thành cảm ơn các thầy giáo trong Bộ môn thuỷ công, thi
công, cơ học đất, Khoa Công trình - Trường Đại học Thuỷ lợi, Viện thuỷ điện và
Năng lượng tái tạo - Viện Khoa học Thuỷ lợi Việt Nam đã tạo điều kiện giúp đỡ tác
giả về các tài liệu, thông tin khoa học kỹ thuật và đóng góp nhiều ý kiến quý báu
cho bài luận văn.
Cuối cùng tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành đến gia đình, bạn bè, đồng
nghiệp đã động viên và tạo mọi điều kiện thuận lợi để tác giả hoàn thành luận văn.
Do trình độ và thời gian có hạn nên luận văn không tránh khỏi những tồn tại,
hạn chế, tác giả rất mong nhận được mọi ý kiến đóng góp và trao đổi chân thành.
Tác giả mong muốn những vấn đề còn tồn tại sẽ được tác giả phát triển và nghiên
cứu sâu hơn góp phần đưa những kiến thức khoa học vào phục vụ sản xuất.
Hà nội, 28 tháng 02 năm 2012
Tác giả

Lê Trọng Dũng


MỤC LỤC
MỤC LỤC ..................................................................................................................2
DANH MỤC HÌNH VẼ ............................................................................................4
DANH MỤC BẢNG BIỂU .......................................................................................8


MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết và ý nghĩa thực của đề tài ........................................................1
2. Mục tiêu của luận văn .....................................................................................2
3. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu: ....................................................3
4. Nội dung của luận văn ....................................................................................3
5. Những đóng góp của luận văn ........................................................................4
CHƯƠNG I TỔNG QUAN CÁC LOẠI KẾT CẤU BẢO VỆ BỜ SÔNG ..........5
1.1. Vai trò của các loại công trình bảo vệ bờ ....................................................5
1.2. Các loại công trình bảo vệ bờ sông ở Việt Nam và Thế Giới. ....................6
1.2.1. Tình hình sạt lở bờ sông ở Việt Nam. ...................................................6
1.2.2. Các loại công trình bảo vệ bờ sông ở Việt Nam...................................9
1.2.3. Các loại công trình bảo vệ bờ trên Thế Giới......................................12
1.3. Cừ ván bê tông cốt thép dự ứng lực. ..........................................................14
1.3.1. Giới thiệu ............................................................................................14
1.3.2. Các đặc trưng cơ lý của cọc ván BTCT DƯL: ...................................15
1.3.3. Các đặc tính kỹ thuật, kích thước tiêu chuẩn của các loại cừ. ...........20
1.4. Ý nghĩa của việc nghiên cứu......................................................................24
1.5. Kết luận chương I ......................................................................................24
CHƯƠNG II CƠ SỞ LÝ THUYẾT TÍNH TOÁN KẾT CẤU BẢO VỆ BỜ
BẰNG MÀN CỪ BÊ TÔNG DỰ ỨNG LỰC .......................................................25
2.1. Đặc điểm chịu lực của màn cừ bê tông dự ứng lực. ..................................25
2.2. Các ngoại lực tác dụng. ..............................................................................25
2.2.1. Áp lực đất ............................................................................................25
2.2.2. Áp lực nước .........................................................................................37
2.2.3. Lực neo ...............................................................................................38
2.2.4. Ảnh hưởng của chuyển vị thân tường cừ đối với áp lực đất. .............39
2.3. Phương pháp tính toán tường cừ bản BTCT DƯL. ...................................40
2.3.1. Tài liệu và các bước tính toán. ...........................................................40
2.3.2. Các giả thuyết tính toán xác định nội lực và chiều dài cừ. ................41
2.3.3. Tính kết cấu tường cừ BTCT DƯL kiểu không có neo (Conson). ......41

2.3.4. Tính kết cấu tường cừ BTCT DƯL kiểu có neo. .................................48
2.3.5. Thiết kế cừ bản BTCT DƯL. ..............................................................52
2.3.6. Thiết kế thanh neo, bộ phận giữ neo. ................................................52
2.3.7. Kiểm tra ổn định của tường cừ và đất nền. .......................................54
2.3.8. Kết luận. ..............................................................................................58


2.4. Lựa chọn phần mềm tính toán. .................................................................58
2.4.1. Giới thiệu mô hình tính toán để giải quyết bài toán nghiên cứu ........59
2.4.2. Cơ sở lý thuyết của phần mềm phần tử hữu hạn Plaxis. ....................60
2.5. Kết luận chương II .....................................................................................74
CHƯƠNG III NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG MÀN CỪ BÊ TÔNG CỐT THÉP
DỰ ỨNG LỰC CHO MỘT CÔNG TRÌNH THỰC TẾ ......................................76
3.1. Mô tả dự án ................................................................................................76
3.1.1. Địa điểm đầu tư: .................................................................................76
3.1.2. Mục tiêu đầu tư:..................................................................................79
3.1.3. Quy mô đầu tư ....................................................................................79
3.1.4. Đặc điểm địa hình địa mạo.................................................................80
3.1.5. Đặc điểm khí hậu ................................................................................80
3.1.6. Đặc điểm điểm địa chất công trình. ...................................................82
3.1.7. Lựa chọn các giải pháp thiết kế..........................................................84
3.2. Các thông số tính toán. ..............................................................................86
3.2.1. Số liệu địa chất công trình. .................................................................86
3.2.2. Thông số tính toán của cừ bản BTCT DƯL và hệ số tương tác R inter .86
3.3. Mô hình toán khi dùng màn cừ bê tông cốt thép dự ứng lực. ....................86
3.3.1. Sơ đồ tính toán. ...................................................................................86
3.3.2. Trường hợp tính toán. .........................................................................90
3.3.3. Các giả thiết, mô hình hoá trong tính.................................................90
3.3.4. Các giai đoạn thi công công trình tường Cừ bản BTCT DƯL ...........90
3.3.5. Tính toán kết cấu neo kè theo sơ đồ 1. .............................................107

3.3.6. Tính toán kinh tế sơ bộ 2 phương án ( tính cho 1km kè). .................109
3.4. Phân tích, đánh giá kết quả tính toán .......................................................112
3.5. Kết luận chương III. .................................................................................113
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..............................................................................114
1. Kết luận .......................................................................................................114
1.1. Các nội dung đạt được trong luận văn ................................................114
1.2. Các tồn tại và hạn chế. ........................................................................115
2. Kiến nghị.....................................................................................................115
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................116
Tiếng Việt .......................................................................................................116
Tiếng Anh .......................................................................................................117


DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1.1. Sạt lở bờ tả sông Hồng khu vực Ngọc Thuỵ - Long Biên - Hà Nội ...........7
Hình 1.2. Sạt lở bờ hữu sông Đuống khu vực Sen Hồ ...............................................7
Hình 1.3. Sạt lờ bờ sông Mã đoạn quốc lộ 217 (xã Cẩm Vân, huyện Cẩm Thủy) ....8
Hình 1.4. Sạt lở bờ hữu sông Thạch Hãn ở xã Hải Lệ - Quảng Trị ...........................8
Hình 1.5. Sạt lở bờ sông Tiền huyện Hồng Ngự, Đồng Tháp ....................................8
Hình 1.6. Sạt lở bờ sông Hậu – QL 91 đi qua An Giang ...........................................8
Hình 1.7. Kè tường đứng bằng tường BTCT bản chống trên sông Hồng – Lào Cai .9
Hình 1.8. Kè sông Sài Gòn - xã Tam Thôn Hiệp, huyện Cần Giờ, Tp.HCM ...........9
Hình 1.9. Trồng cỏ Vetiver bảo vệ bờ Kênh Bảy, tỉnh An Giang .............................9
Hình 1.10. Trồng lá dừa nước bảo vệ bờ, bảo vệ đê bao ở tỉnh Bến Tre ...................9
Hình 1.11. Mái kè bằng đá lát khan không có khung ô ............................................10
Hình 1.12. Mái kè bằng đá xếp khan trong khung ô ................................................10
Hình 1.13. Mái kè bằng đá xây chít mạch ................................................................10
Hình 1.14. Mái kè mảng bêtông đổ tại chỗ ..............................................................10
Hình 1.15. Mái kè Dương Hà – sông Đuống bằng tấm BT hình vuông đơn giản ..10
Hình 1.16. Mái kè phần không ngập trồng cỏ trong khung ô thanh BTCT .............10

Hình 1.27. Mái kè bằng rọ đá ở Kiên Giang ............................................................11
Hình 1.18. Mái kè lát mái bằng thảm tấm bêtông móc thép khu vực Linh Chiểu –
sông Hồng – Hà Nội ..................................................................................................11
Hình 1.19. Mái kè bằng thảm bêtông FS ở khu vực thị xã Rạch Giá - Kiên Giang.11
Hình 1.20. Mái kè bằng thảm BT tự chèn lưới thép P.Đ.TAC - M - TP Hồ Chí
Minh ..........................................................................................................................11
Hình 1.21. Kè tường đứng bằng đá xây khu hành chính huyện Vị Thủy, Hậu Giang
...................................................................................................................................11
Hình 1.22. Kè Bãi Vàng – Long Xuyên tường đứng BTCT bản chống...................11
Hình 1.23. Kè bờ Bắc sông Ba (Đà Rằng) kết cấu cọc, bản BTCT có neo..............12
Hình 1.24. Kè khu biệt thự An Phú, Tp.HCM kết cấu cọc, bản BTCT có neo ........12
Hình 1.25. Kè Rạch Giá, Kiên Giang bằng Cừ bê tông dự ứng lực .........................12


Hình 1.26. Kè bờ sông thị xã Bạc Liêu bằng Cừ bê tông dự ứng lực ......................12
Hình 1.27. Kè mái nghiêng tấm bê tông lục lăng - kết hợp trồng cỏ- Trung Quốc .13
Hình 1.28. Kè tường đứng – Trung Quốc ................................................................13
Hình 1.29. Cừ bê tông cốt thép dự ứng lực- Nhật Bản.............................................13
Hình 1.30. Kè bờ sông Kamo – Tokyo- Nhật Bản ...................................................13
Hình 1.31. Chế tạo cừ ván tại nhà máy ....................................................................16
Hình 1.32. Thi công cọc ván BTCT dự ứng lực .......................................................17
bằng phương pháp xói nước kết hợp búa rung..........................................................17
Hình 1.33. Cấu tạo của vật liệu kín nước tại khớp nối của Cừ. ...............................17
Hình 1.34. Mặt cắt ngang thân và mặt cắt đỉnh các loại cừ BTCT DƯL. ................20
Hình 2.1. Quan hệ giữa áp lực đất với chuyển vị của tường[5] ...............................26
Hình 2.2. Vòng tròn Mohr ứng suất ở điều kiện cân bằng giới hạn[5] ....................27
Hình 2.3. Trạng thái bị động và chủ động Rankine[5] .............................................28
Hình 2.4. Sơ đồ tính toán áp lực chủ động và điểm đặt theo Rankine[5] ................30
Hình 2.5. Sơ đồ tính toán áp lực bị động và điểm đặt theo Rankine[5] ...................32
Hình 2.6. Sơ đồ tính áp lực chủ động của đất rời theo Coulomb[5]. ......................33

Hình 2.7. Sơ đồ tính áp lực chủ động của đất dính theo Coulomb[5]. ....................34
Hình 2.8. Sơ đồ tính áp lực chủ động của đất theo đồ giải[5] .................................34
Hình 2.9. Sơ đồ tính áp lực bị động theo Coulomb[5]. ...........................................35
Hình 2.10. Tính áp lực đất khi mặt đất lấp chéo nghiêng[5] ...................................36
Hình 2.11. Tính áp lực đất nghĩ khi mặt đất ngang, lưng tường đứng[4] ................37
Hình 2.12. Bố trí lực neo tường cừ chắn đất[11] .....................................................38
Hình 2.13. Biến đổi khác nhau của thân tường gây ra sực khác nhau về áp lực đất 39
Hình 2.14. Sơ đồ chuyển dịch tường cừ dạng conson và phân bố áp lực đất[11] ....42
Hình 2.15. Tính tường cừ bản conson bằng phương pháp cân bằng tĩnh[11] ..........43
Hình 2.16. Tính tường cừ bản conson bằng phương pháp H.Blum[11]...................46
Hình 2.17. Đồ thị tính theo H.Blum[11] ..................................................................47
Hình 2.18. Sơ đồ phân bố áp lực đất, mômen và biến dạng của tường cừ bản với các
độ sâu cắm vào trong đất khác nhau[11] ...................................................................48


Hình 2.19. Sơ đồ phân tính toán cừ bản có neo theo phương pháp cân bằng[11] ...50
Hình 2.20. Sơ đồ tính toán theo phương pháp dầm đẳng trị[11]..............................51
Hình 2.21. Sơ đồ tính chiều dài thanh neo[7]...........................................................53
Hình 2.22. Sơ đồ tính toán ổn định lật tường cừ[11]. ..............................................54
Hình 2.23. Sơ đồ tính toán ổn định trượt phẳng tường cừ[11]. ...............................56
Hình 2.24. Sơ đồ tính toán ổn định trượt cung tròn[11]...........................................57
Hình 2.25. Mặt chảy dẻo Mohr-Coulomb trong không gian ứng suất chính. ..........71
Hình 2.26. Quan hệ ứng suất-biến dạng đàn dẻo lý tưởng. ......................................73
Hình 2.27. Quan hệ hyperbol giữa ứng suất và biến dạng trong thí nghiệm 3 trục
chuẩn có thoát nước. .................................................................................................73
Hình 2.28. Mặt chảy dẻo của mô hình HS trong mặt phẳng p-q ..............................74
Hình 2.29. Các đường đồng mức chảy dẻo của mô hình HS trong không gian ứng
suất chính...................................................................................................................74
Hình 3.1. Bản đồ định hướng quy hoạch lập dự án[8] .............................................77
Hình 3.2. Bản đồ hiện trạng vị trí dự án[8] ..............................................................78

Hình 3.3. Bố trí mặt cắt ngang phương án kè thẳng đứng[8] ...................................88
Hình 3.4. Bố trí mặt cắt ngang phương án kè thẳng đứng kết hợp mái nghiêng[8] .89
Hình 3.5. Thi công giai đoạn 1 sơ đồ 1 ....................................................................91
Hình 3.6. Thi công giai đoạn 2 sơ đồ 1 ....................................................................91
Hình 3.7. Thi công giai đoạn 3 sơ đồ 1 ....................................................................92
Hình 3.8. Thi công giai đoạn 4 sơ đồ 1 ....................................................................92
Hình 3.9. Quan hệ giữa chiều dài và Mmax ứng với các trường hợp Hneo. ...........95
Hình 3.10. Quan hệ giữa Hneo và Mmax ứng với các trường hợp L. .....................95
Hình 3.11. Sơ đồ chia lưới phần tử và điều kiện biên của bài toán sơ đồ 1 .............97
Hình 3.12. Lưới biến dạng tổng thể sơ đồ 1 .............................................................98
Hình 3.13. Chuyển vị tổng thể của cừ bản sơ đồ 1 ..................................................98
Hình 3.14. Biểu đồ mômen của cừ sơ đồ 1 ..............................................................99
Hình 3.15. Lưới biến dạng tổng thể của bài toán ổn định sơ đồ 1 ...........................99
Hình 3.16. Sự hình thành các cung trượt nguy hiểm sơ đồ 1 .................................100


Hình 3.17. Quan hệ chuyển vị với hệ số ổn định Kminmin sơ đồ 1 ......................100
Hình 3.18. Thi công giai đoạn 1 sơ đồ 2 ................................................................101
Hình 3.19. Thi công giai đoạn 2 sơ đồ 2 ................................................................101
Hình 3.20. Thi công giai đoạn 3 sơ đồ 2 ................................................................102
Hình 3.21. Lưới biến dạng tổng thể sơ đồ 2 ...........................................................104
Hình 3.22. Chuyển vị tổng thể của cừ bản sơ đồ 2 ................................................104
Hình 3.23. Biểu đồ mômen của cừ sơ đồ 1 ............................................................105
Hình 3.24. Lưới biến dạng tổng thể của bài toán ổn định sơ đồ 2 .........................105
Hình 3.25. Sự hình thành các cung trượt nguy hiểm sơ đồ 2 .................................106
Hình3.26. Quan hệ chuyển vị với hệ số ổn định Kminmin sơ đồ 2 .......................106
Hình3.27. Mặt bằng bố trí neo cho một nhịp tường neo ........................................107
Hình 3.28. Sơ đồ lực tác dụng lên tường neo .........................................................108



DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1. Kích thước hình học mặt cắt ngang thân và mặt cắt đỉnh các loại cừ ......21
Bảng 1.2. Các đặc trưng hình học của mặt cắt ngang các loại Cừ BTCT DƯL ......21
Bảng 1.3. Các thông số kỹ thuật của các loại cừ BTCT DƯL được chế tạo sẵn .....22
Bảng 1.4. Trọng lượng bản thân của các loại cừ BTCT DƯL được chế tạo sẵn .....23
Bảng 3.1: Tổng hợp chỉ tiêu đất đắp và đất nền bờ Tả.............................................83
Bảng 3.2. Giá trị hệ số tương tác Rinter áp dụng cho các lớp đất. ...........................86
Bảng 3.3. Kết quả tính toán chiều dài cừ theo sơ đồ 1 .............................................92
Bảng 3.4. Kết quả tính toán xác định chiều dài cừ và điểm đặt neo trên hệ thống
tường cừ theo sơ đồ 1 ................................................................................................94
Bảng 3.5. Thông số tính toán của cừ bản BTCT DƯL W600B ...............................97
Bảng 3.6. Kết quả tính toán với phương án cừ W600B ...........................................97
Bảng 3.7. Kết quả tính toán chiều dài cừ theo sơ đồ 2 ...........................................102
Bảng 3.8. Thông số tính toán của cừ bản BTCT DƯL. ..........................................103
Bảng 3.9. Kết quả tính toán với phương án cừ W400A .........................................103
Bảng 3.10. Kết quả tính toán kinh tế cho 2 phương án ..........................................111


-1-

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết và ý nghĩa thực của đề tài
Cùng với lũ lụt, bão lốc, sạt lở bờ sông đang là một vấn đề lớn bức xúc của
nhiều nước trên thế giới. Sạt lở bờ sông là một qui luật tự nhiên nhưng gây thiệt hại
nặng nề cho các hoạt động dân sinh kinh tế vùng ven sông như gây mất đất nông
nghiệp, hư hỏng nhà cửa, chết người, thậm chí có thể huỷ hoại toàn bộ một khu
dân cư, đô thị. Ở Mỹ năm 1981 đã ước tính trong tổng số hơn 5,63 triệu km chiều
dài sông suối ở nước này thì đã có khoảng 925.000 km đường bị sạt lở (chiếm
16%)[1]. Ở Việt Nam sạt lở bờ sông ở vùng hạ lưu hệ thống sông Hồng, sông
Nhuệ, sông Thái Bình, hệ thống sông ngòi Miền Trung và đồng bằng sông Cửu

Long, vì dòng sông mang nhiều bùn cát lại chảy trên một nền bồi tích rất dễ xói,
bồi nên quá trình xói lở - bồi đọng diễn ra liên tục theo thời gian và không gian.
Một trong những vấn đề mang tính thách thức nhất đối với việc quản lý môi trường
tự nhiên hiện nay là việc nghiên cứu ổn định bờ sông.
Với công nghệ thi công truyền thống, khi xây dựng các công trình bến cảng,
đê đập, bờ kè… người ta dùng nhiều loại kết cấu khác nhau như: tường cừ gỗ,
tường cừ thép, tường cừ bê tông cốt thép, tường cừ hỗn hợp, bờ kè bằng đá hộc…
tất cả đều có hiệu quả, song tuổi thọ và giá thành có khác nhau. Gỗ thì chịu lực kém
và dễ bị mục, thép và bê tông cốt thép thì dễ bị nước mặn, nước phèn ăn mòn làm
bê tông bị nứt vỡ, kè đá hộc thì trọng lượng nặng, nên khá tốn kém cho việc làm
móng lại dễ sụt, xuống cấp,…
Với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ trong những năm gần
đây, nhiều nghiên cứu mới ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến
trong các ngành vật liệu, kết cấu xây dựng để tăng cường hiệu quả bảo vệ bờ sông
đã được tiến hành, thử nghiệm và đưa vào sử dụng rộng rãi, thay thế, bổ sung cho
các giải pháp truyền thống.
Ứng dụng kết cấu màn cừ bê tông dự ứng lực để bảo vệ bờ trên những đoạn
sông lớn trong các khu đô thị vùng đồng bằng có nhiều hiệu quả rõ rệt như: Chịu
được tải trọng ngang lớn hơn kết cấu bê tông thông thường nên tận dụng hết khả


-2-

năng làm việc chịu kéo của cốt thép và chịu nén của bê tông, giảm được rất nhiều
trọng lượng vật tư cho công trình (so với công nghệ truyền thống). Tuổi thọ công
trình được nâng cao lên do màn cừ dự ứng lực được chế tạo từ những vật liệu
cường độ cao, thép được chống rỉ, chống ăn mòn, không bị ôxy hoá trong môi
trường nước mặn và nước phèn, tạo độ thông thuỷ lớn, thi công dễ dàng chính xác,
không cần mặt bằng rộng (bởi giải toả mặt bằng rất tốn kém), những đoạn sông đi
qua các khu dân cư đô thị chỉ cần dùng xà lan và cẩu vừa chuyên chở cấu kiện vừa

ép cọc là thi công được, do đó thời gian thi công nhanh ít gây ảnh hưởng đến sinh
hoạt và cuộc sống của người dân khu vực xây dựng công trình. Mặt khác có tính
mỹ quan cao khi sử dụng ở kết cấu nổi trên mặt đất.
Ứng dụng trong công trình bảo vệ bờ sông chống lũ, chống sạt lở ở nhiều
điều kiện địa hình và địa chất khác nhau đặc biệt là vùng địa chất yếu có hiện tượng
cát đùn, cát chảy. Hình thức sử dụng có thể là kè tường đứng, phần tường đứng của
kè tường đứng kết hợp mái nghiêng (có thể bổ sung hệ thống neo sau tường cừ để
tăng khả năng chịu lực cho tường) hoặc làm chân kè. Sau khi thi công xong sẽ tạo
một bức tường bê tông kín nên khả năng chống xói cao, hạn chế nở hông của đất
đắp bên trong.
Nghiên cứu ứng dụng màn cừ bê tông dự ứng lực để từ đây hình thành sự đột
phá đem lại một giải pháp mới cho các công trình kè bảo vệ bờ, chống sạt lở các
bến sông, kè biển, các công trình thuỷ lợi,… rộng rãi ở Việt Nam, góp phần làm đa
dạng, phong phú các biện pháp bố trí kết cấu, để từ đó lựa chọn hợp lý hơn trong
từng điều kiện cụ thể hình thức kè bảo vệ bờ.
Vì vậy đề tài “Nghiên cứu ứng dụng màn cừ bê tông dự ứng lực để bảo vệ
bờ những đoạn sông lớn trong các khu đô thị vùng đồng bằng” là hết sức cần
thiết, có ý nghĩa đối với khoa học và thực tiễn.
2. Mục tiêu của luận văn
- Nghiên cứu ứng dụng màn cừ bê tông dự ứng lực để bảo vệ bờ những đoạn
sông đi qua các khu vực khu đô thị vùng đồng bằng.
- Nghiên cứu lý thuyết tính toán kết cấu dùng màn cừ bê tông dự ứng lực để


-3-

bảo vệ bờ sông.
- Hiệu quả của giải pháp khi dùng màn cừ bê tông dự ứng lực để bảo vệ bờ sông.
- Trường hợp nghiên cứu được cụ thể hoá cho công trình thực tế.
3. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu:

Cách tiếp cận:
- Tổng hợp tài liệu nghiên cứu, giáo trình, quy phạm đã có ở trong và ngoài
nước.
- Nghiên cứu qua hồ sơ thiết kế kỹ thuật thi công của một trình cụ thể.
Phương pháp nghiên cứu:
- Nghiên cứu tổng kết và ứng dụng các giải pháp công nghệ bảo vệ bờ sông
chống lũ và sạt lở ở Việt Nam và Thế giới.
- Nghiên cứu lựa chọn giải pháp kết cấu màn cừ bê tông dự ứng lực dùng
trong bảo vệ bờ những đoạn sông lớn trong các khu đô thị vùng đồng bằng.
- Xây dựng mô hình tính toán kết cấu, ổn định công trình (dùng phần mềm
plaxis), xác định ưu nhược điểm và điều kiện ứng dụng của mô hình tính toán.
- Áp dụng tính toán cho 1 công trình cụ thể.
- Phân tích đánh giá kết quả tính toán cho công trình cụ thể.
4. Nội dung của luận văn
Ngoài phần mở đầu, luận văn gồm bốn chương cụ thể như sau:
Chương I: Tổng quan các loại kết cấu bảo vệ bờ sông.
1.1. Vai trò của các loại công trình bảo vệ bờ sông.
1.2. Các loại công trình bảo vệ bờ sông ở Việt Nam và Thế Giới
1.3. Lựa chọn kết cấu màn cừ bê tông dự ứng lực để bảo vệ bờ những đoạn
sông lớn trong các khu đô thị vùng đồng bằng.
1.4. Ý nghĩa của việc nghiên cứu.
1.5 Kết luận chương I.
Chương II: Cơ sở lý thuyết tính toán kết cấu bảo vệ bờ bằng màn cừ bê tông
dự ứng lực.
2.1. Đặc điểm chịu lực của màn cừ bê tông dự ứng lực.


-4-

2.2. Các ngoại lực tác dụng.

2.3. Phương pháp tính toán tường cừ BTCT DƯL.
2.4. Lựa chọn phần mềm tính toán ( dùng phần mềm plaxis).
2.5. Kết luận chương II.
Chương III: Nghiên cứu ứng dụng màn cừ bê tông dự ứng lực bảo vệ bờ cho
một công trình thực tế.
3.1. Mô tả dự án
3.2. Các thông số tính toán
3.3. Mô hình tính toán khi dùng màn cừ bê tông dự ứng lực
3.4. Phân tích kết quả.
3.5. Kết luận chương III.
Chương IV: Kết luận và kiến nghị
4.1. Kết luận.
4.2. Kiến nghị.
5. Những đóng góp của luận văn
Nghiên cứu ứng dụng màn cừ bê tông dự ứng lực để bảo vệ bờ những đoạn
sông lớn trong các khu đô thị vùng đồng bằng cho thấy hiệu quả rõ rệt như: để rút
ngắn thời gian thi công, giảm diện tích chiếm đất, hạn chế giải phóng mặt bằng..,
giảm giá thành xây dựng công trình và có tính mỹ quan cao.


-5-

CHƯƠNG I
TỔNG QUAN CÁC LOẠI KẾT CẤU BẢO VỆ BỜ SÔNG
1.1. Vai trò của các loại công trình bảo vệ bờ
Công trình bảo vệ bờ sông chống lũ là một bộ phận trong khoa học chỉnh trị
sông có nhiệm vụ phòng chống những tác động của dòng chảy đến bờ sông, chống
xói, sạt lở bờ, hạn chế sự mất đất đai, bảo vệ an toàn về người và tài sản của dân cư
sống ở hai bên bờ sông.
Có nhiều giải pháp khác nhau để chống sạt lở bảo vệ bờ, nhưng tựu trung có

thể quy về hai nhóm chính là các giải pháp công trình và phi công trình. Trong đó:
- Giải pháp phi công trình: nguyên tắc chung là cần thu thập các số liệu dự
báo chính xác về vị trí, thời gian, mức độ sạt lở, vạch ra được hành lang nguy hiểm
để giải toả và di dân với mục tiêu là không cản trở sự vận động của dòng chảy theo
quy luật tự nhiên; nhiệm vụ cụ thể của giải pháp này là theo dõi diễn biến lòng dẫn
(mức độ và tốc độ sạt lở), tiến hành dự báo và cảnh báo sạt lở, tổ chức di dời phòng
tránh.
- Giải pháp công trình: nguyên tắc cơ bản là sử dụng kết quả nghiên cứu quy
luật vận động của đoạn sông, áp dụng các biện pháp công trình để tác động nhằm
đưa sự vận động của dòng chảy theo hướng có lợi cho sự an toàn của các khu dân
cư và đô thị; nhiệm vụ cụ thể bao gồm xây dựng công trình theo các kết cấu khác
nhau (phù hợp với các điều kiện về biến dạng đường bờ, về địa chất, về nguồn vật
liệu địa phương, vật liệu mới), xây dựng từng khu vực theo thứ tự ưu tiên, theo phân
kỳ, khống chế trọng điểm, để từ các điểm đặc thù mà hình thành lòng sông ổn định.
+ Trong giải pháp công trình lại chia ra công trình sử dụng “công nghệ cứng”
và “công nghệ mềm”.
Các công nghệ “cứng” có lịch sử phát triển từ lâu và đã góp phần to lớn
trong việc hạn chế sạt lở bờ sông. Phần lớn các công trình chỉnh trị sông truyền
thống đã được xây dựng cho tới nay là tường, kè, mỏ hàn với vật liệu địa phương,
trong đó chủ yếu là vật liệu đá hộc.


-6-

Các công nghệ “mềm” cũng đã xuất hiện từ lâu, trước hết là từ tập quán dân
gian như việc gia cố bờ bằng các hàng cây tre, các bãi măng điền trúc, bãi cây bối.
Về thành tựu khoa học trong nghiên cứu giải pháp công nghệ bờ truyền thống
được thể hiện qua các tài liệu tiêu chuẩn thiết kế, chỉ dẫn thiết kế, các sách tham
khảo của các quốc gia như Mỹ, Anh, Hà Lan, Liên Xô (cũ), Nhật Bản, Hàn Quốc,
Trung Quốc.

Hầu hết các thành phố lớn, nhỏ ở nước ta đều có sông rạch, kênh mương, ao
hồ,... cần định kỳ nạo vét và phải xây bờ kè thì mới chống được sạt lở, tạo mỹ quan
cho thành phố.
Để chống sạt lở bảo vệ bờ sông, trong những thập kỷ qua Nhà nước ta đã quan
tâm đầu tư nhiều kinh phí cho việc xây dựng nhiều công trình chống sạt lở bờ sông.
Nhiều công trình bảo vệ bờ chống xói đã có tác dụng tốt giữ ổn định đê điều trong
phạm vi công trình bảo vệ. Nhiều công trình bảo vệ bờ được xây dựng rất nhanh, rất
kịp thời, nhiều khi chỉ mang tính "tình thế" nhưng đã giữ ổn định được bờ và bảo vệ
được tài sản của nhân dân.
1.2. Các loại công trình bảo vệ bờ sông ở Việt Nam và Thế Giới.
1.2.1. Tình hình sạt lở bờ sông ở Việt Nam.
Việt Nam là một quốc gia có hệ thống sông ngòi dày đặc trải dài từ Bắc tới
Nam với 2360 con sông lớn nhỏ. Sông ngòi là nguồn tài nguyên thiên nhiên vô cùng
quý giá. Ngoài việc cung cấp một nguồn nước dồi dào cho các nhu cầu sinh hoạt,
sản xuất, sông ngòi mang lại nhiều nguồn lợi to lớn như phù sa bồi đắp cho các
đồng bằng, thuỷ sản, điện năng…Tuy nhiên bên cạnh những nguồn lợi mang lại,
sông ngòi cũng gây nên những tác động lớn như lũ lụt, sạt lở… [1]
- Ở Đồng bằng Bắc Bộ: Phạm vi xói bồi nằm trong khu vực giữa 2 tuyến đê
gồm bãi sông và lòng sông. Từ xưa con người lợi dụng quy luật xói bồi để khai thác
vùng bãi sông vốn rất mầu mỡ. Lúc đầu chỉ là canh tác dần dần nhân dân định cư
trên bãi sông. Bồi đọng đến đâu dân khai thác, canh tác đến đó. Trên bãi sông hình
thành xóm, làng với mật độ dân cư khá cao, thậm chí hình thành khu phố trên bãi
ven sông như ở khu vực Hà Nội. Khi sạt lở bờ uy hiếp nhà cửa, xóm làng trên bãi


-7-

sông thì dân lại kêu cứu Nhà nước. Đó là chưa kể việc canh tác và định cư trên bãi
sông đã làm suy giảm rất nhiều khả năng thoát lũ của sông Hồng, sông Thái Bình.


Hình 1.1. Sạt lở bờ tả sông Hồng khu Hình 1.2. Sạt lở bờ hữu sông Đuống
vực Ngọc Thuỵ - Long Biên - Hà Nội

khu vực Sen Hồ

- Ở Trung Bộ: Sông ngòi miền Trung có đặc điểm ngắn, dốc và không có đê
bao. Đồng bằng miền Trung nhỏ và hẹp. Do vậy lũ tập trung rất nhanh và biến động
của lòng sông cũng rất lớn. Khu vực hai bên sông rất màu mỡ, canh tác thuận lợi,
do vậy dân cư thường tràn, lấn ra hai mép sông để sinh sống và canh tác. Khi có lũ
và đặc biệt khi bờ sông bị sạt lở, các khu vực dân cư và diện tích canh tác bị đe dọa
nghiêm trọng, ảnh hưởng trực tiếp tới tình hình dân sinh, kinh tế và xã hội của vùng.
Ví dụ như sạt lở ở các sông Mã, Cả, Hương, Thu Bồn, Trà Khúc, Đà Rằng, sông
Cái Phan Rang, sông Cái Ninh Thuận... Trong và sau lũ lịch sử tháng 11 và tháng
12/1999 tại các tỉnh miền Trung tình hình biến động lòng sông xảy ra mạnh mẽ hơn.
Trên sông Hương sạt lở mạnh diễn ra ở khu vực Xước Dũ, gần thành phố Huế và
diễn biến mạnh về lòng dẫn ở vùng cửa sông. Trên sông Thu Bồn sạt lở bờ diễn ra
mạnh mẽ ở các vùng Gò Nổi, Vĩnh Điện, Hội An. Trên sông Trà Khúc sạt lở mạnh
ở vùng thị xã Quảng Ngãi... Những năm gần đây tình hình lũ lớn trên hệ thống sông
miền Trung ngày càng diễn ra với mức độ thường xuyên, nghiêm trọng hơn. Điển
hình các trận lũ lớn năm 2007,2009 và 2010 chỉ kém lũ 1999 một ít đã gây thiệt haị
nặng nề về người và của. Kèm theo đó là tình hình biến động lòng sông, sạt lở bờ
trong và sau lũ diễn ra rất phức tạp, mạnh mẽ.


-8-

Hình 1.3. Sạt lờ bờ sông Mã đoạn quốc Hình 1.4. Sạt lở bờ hữu sông Thạch
lộ 217 (xã Cẩm Vân, huyện Cẩm Thủy)

Hãn ở xã Hải Lệ - Quảng Trị


- Ở Đồng bằng sông Cửu Long: Tình hình sạt lở diễn ra mạnh trên các sông
chính như sông Tiền, sông Hậu, sông Đồng Nai và sông Sài Gòn. Sạt lở còn diễn ra
trên các hệ thống sông nhỏ, kênh rạch. Phạm vi sạt lở thường lớn và thời gian cũng
kéo dài hơn. Có thể nêu ra một số khu vực có diễn biến sạt lở mạnh trên các sông
này như khu vực Hồng Ngự - Tân Châu (Đồng Tháp - An Giang), Sa Đéc - Mỹ
Thuận (Đồng Tháp - Vĩnh Long) và trên các sông Long Toàn, Gềnh Hào, Ông Đức.
Cũng như ở miền Bắc và miền Trung, các khu dân cư và khu canh tác ở
Đồng bằng sông Cửu Long thường nằm dọc ven hai bờ sông, bờ kênh. Khi xuất
hiện sạt lở, đời sống, kinh tế - xã hội khu vực trực tiếp bị ảnh hưởng.

Hình 1.5. Sạt lở bờ sông Tiền huyện Hình 1.6. Sạt lở bờ sông Hậu – QL 91
Hồng Ngự, Đồng Tháp

đi qua An Giang


-9-

Như vậy, sạt lở bờ sông mang tính quy luật tự nhiên nhưng với thực trạng
lòng sông, bãi sông hiện nay ở cả ba miền Bắc, Trung, Nam nó mang tính xã hội và
kinh tế rất nhạy cảm.
1.2.2. Các loại công trình bảo vệ bờ sông ở Việt Nam.
Chủ yếu gồm 3 loại sau[1]:
- Kè mái nghiêng: được dùng phổ biến ở hầu hết các công trình gia cố bờ ở
các sông từ Bắc vào Nam.
- Kè tường đứng
- Kè hỗn hợp tường đứng kết hợp mái nghiêng

Hình 1.7. Kè tường đứng bằng tường Hình 1.8. Kè sông Sài Gòn - xã Tam

BTCT bản chống trên sông Hồng – Lào Thôn Hiệp, huyện Cần Giờ, Tp.HCM
Cai

Hình 1.9. Trồng cỏ Vetiver bảo vệ bờ Hình 1.10. Trồng lá dừa nước bảo vệ
Kênh Bảy, tỉnh An Giang

bờ, bảo vệ đê bao ở tỉnh Bến Tre


- 10 -

Hình 1.11. Mái kè bằng đá lát khan Hình 1.12. Mái kè bằng đá xếp khan
không có khung ô

trong khung ô

Hình 1.13. Mái kè bằng đá xây chít Hình 1.14. Mái kè mảng bêtông đổ tại
mạch

chỗ

Hình 1.15. Mái kè Dương Hà – sông Hình 1.16. Mái kè phần không ngập
Đuống bằng tấm BT hình vuông đơn trồng cỏ trong khung ô thanh BTCT
giản


- 11 -

Hình 1.27. Mái kè bằng rọ đá ở Kiên Hình 1.18. Mái kè lát mái bằng thảm
Giang


tấm bêtông móc thép khu vực Linh
Chiểu – sông Hồng – Hà Nội

Hình 1.19. Mái kè bằng thảm bêtông Hình 1.20. Mái kè bằng thảm BT tự
FS ở khu vực thị xã Rạch Giá - Kiên chèn lưới thép P.Đ.TAC - M - TP Hồ
Giang

Chí Minh

Hình 1.21. Kè tường đứng bằng đá Hình 1.22. Kè Bãi Vàng – Long
xây khu hành chính huyện Vị Thủy, Xuyên tường đứng BTCT bản chống


- 12 -

Hậu Giang

Hình 1.23. Kè bờ Bắc sông Ba (Đà Hình 1.24. Kè khu biệt thự An Phú,
Rằng) kết cấu cọc, bản BTCT có neo

Tp.HCM kết cấu cọc, bản BTCT có
neo

Hình 1.25. Kè Rạch Giá, Kiên Giang Hình 1.26. Kè bờ sông thị xã Bạc Liêu
bằng Cừ bê tông dự ứng lực

bằng Cừ bê tông dự ứng lực

1.2.3. Các loại công trình bảo vệ bờ trên Thế Giới.

Cùng với lũ lụt, bão lốc, sạt lở bờ sôn đang là vấn đề lớn bức xúc của nhiều
nước trên Thế Giới. Sạt lở bờ sông là một qui luật tự nhiên nhưng gây thiệt hạ nặng
nề cho các hoạt động dân sinh kinh tế vùng ven sông như gây mất đất nông nghiệp,
hư hỏng nhà cửa, chết người, thậm chí có thể huỷ hoại một khu dân cư, đô thị.
Quá trình nghiên cứu các giải pháp bảo vệ bờ sông trên Thế giới đã được thực
hiện liên tục trong hàng thế kỷ qua. Nhiều giải pháp truyền thống và giải pháp công
nghệ bảo vệ bờ sông chống xói lở đã được đưa ra bởi các nước có trình độ khoa học
công nghệ cao, điển hình như:


- 13 -

Hình 1.27. Kè mái nghiêng tấm bê tông Hình 1.28. Kè tường đứng – Trung
lục lăng - kết hợp trồng cỏ- Trung Quốc Quốc

Hình 1.29. Cừ bê tông cốt thép dự ứng Hình 1.30. Kè bờ sông Kamo –
lực- Nhật Bản

Tokyo- Nhật Bản

Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ trong những năm
gần đây, nhiều nghiên cứu mới ứng dụng các thành tự khoa học công nghệ tiên tiến
trong các ngành vật liệu, kết cấu xây dựng để tăng cường hiệu quả bảo vệ bờ sông
đã được tiến hành, thử nghiệm và đưa vào sử dụng rộng rãi, thay thế, bổ sung cho
các giải pháp truyền thống. Điển hình giải pháp dùng cọc ván bê tông dự ứng lực,
giải pháp này có hiệu quả rõ rệt với những công trình có nền là đất yếu đặc biệt là
có hiện tượng cát chảy, cát đùn thì các giải pháp truyền thống một là không giải
quyết được, hai là cho giá thành quá cao, thi công phức tạp, thời gian thi công
thường kéo dài, gây ảnh hưởng đến sinh hoạt, đời sống của nhân dân trong khu vực
công trình, làm tăng giá thành công trình.



- 14 -

1.3. Cừ ván bê tông cốt thép dự ứng lực.
1.3.1. Giới thiệu
Cừ ván bê tông cốt thép dự ứng lực hay còn gọi là cọc ván bê tông cốt thép
hay tường cọc ván là một dạng đặt biệt của tường chắn đất, thường được sử dụng để
bảo vệ các công trình ven sông kết hợp với việc chống xói lở bờ sông. Miền nam
triển khai rất nhiều công trình bờ kè sử dụng công nghệ này. Từ trước đến nay các
công trình xây dựng, giao thông, cầu cảng, công trình kè vẫn thường được sử dụng
là cọc bê tông và tường chắn để gia cố và bảo vệ bờ nhưng các vật liệu trên ngày
nay không còn đáp ứng được nhu cầu sử dụng.
Trước những năm 50 của thế kỷ 20, khi xây dựng các công trình như bến
cảng, đê, đập, bờ kè,... người ta áp dụng nhiều loại kết cấu khác nhau như cừ gỗ,
tường cừ thép, tường cừ BTCT, tường cừ hỗn hợp,... tuy nhiên tính chịu lực và tuổi
thọ của các loại kết cấu này không cao, dễ bị phá hoại do bị mục, rỉ sét, hoặc bị ăn
mòn.
Để khắc phục những nhược đỉêm trên, tập đoàn PS Nhật Bản đã phát minh ra
loại cừ BTCT DƯL, hơn 50 năm qua, cừ máng BTCT DƯL đã được nghiên cứu,
thử nghiệm và ứng dụng ở Nhật cũng như nhiều nước trên Thế giới, đây là loại sản
phẩm có khả năng chịu lực cao, làm việc tốt trong những môi trường khắc nghiệt
như nhiệt độ liên tục thay đổi, dao động mực nước lớn, môi trường hoá chất..., đặc
biệt khả năng chống ăn mòn bởi nước biển của sản phẩm. Do những đặc tính ưu việt
của mình, cừ ván BTCT DƯL đã là sản phẩm thay thế ưu việt cho các vật liệu
truyền thống như cừ gỗ, cừ bê tông cốt thép, cừ máng thép... khi phải làm việc trong
môi trường khắc nghiệt.
Cọc ván BTCT DƯL được ứng dụng vào Việt Nam năm 1999-2001 tại cụm
công trình nhiệt điện Phú Mỹ - tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu (lớn nhất Việt Nam) - với sự
giúp đỡ của các nhà tư vấn Nhật Bản và đặc biệt sự hướng dẫn trực tiếp công nghệ

thi công lắp đặt của Nhà sáng chế ra cọc ván bê tông ứng lực trước - Tiến sĩ
ITOSHIMA, Công ty C&T đã thi công hoàn hảo hệ thống các kênh dẫn chính và
các kênh nhánh với tổng chiều dài cừ 42.000m chiều rộng 45m, chiều sâu 8,7m đưa


- 15 -

nước từ sông Thị Vải vào để giải nhiệt cho các Turbin khí. Hiện nay kênh này vẫn
bền vững và Nhật bản đã chuyển giao công nghệ này cho ta.
Ngay từ khi tiếp cận loại sản phẩm mới này, nhận ra tiềm năng ứng dụng rất
lớn trong xây dựng các công trình hạ tầng, Công ty C&T đã nghiên cứu chế tạo ứng
dụng cọc ván BTCT DƯL, để từ đây hình thành sự đột phá đem lại giải pháp mới
cho các công trình kè bảo vệ bờ, chống sạt lở, các bến sông, kè biển, các công trình
thuỷ lợi...Bước phát triển tiếp theo: Từ năm 2005 – công ty C&T đã liên doanh với
tập đoàn PS.MITSUBISHI đầu tư 01 nhà máy sản xuất Cấu Kiện Bê tông Đúc Sẵn
trong đó cọc ván PC là sản phẩm chính chủ yếu, đáp ứng nhu cầu ngày càng gia
tăng về sản phẩm này.
Cừ BTCT DƯL hiện nay có các dạng sau mặt cắt:
+ Cừ tiết diện dạng mặt phẳng:
+ Cừ tiết diện dạng sóng:
+ Cừ tiết diện dạng mặt phẳng / mặt lõm:
Cọc W có nhiều lọai với chiều dài khác nhau: W120 đến W600, dài từ 6m đến
21m. Bề rộng các lọai cọc cố định 996mm, chỉ số bên cạnh chữ W chỉ chiều cao
120,300,350...600.
Cọc ván dự ứng lực có cốt thép đai được bố trí với khoảng cách (a=40-50cm),
cốt chủ thường là cốt thép dự ứng lực loại tao cáp 12.7mm, số lượng tao cáp tuỳ
theo chiều dài cọc loại cọc.
Cừ tiết diện dạng sóng có khả năng chịu lực cao hơn 2÷ 2,3 lần cừ có tiết diện
mặt phẳng và hơn 1,3÷ 1,5 lần cừ tiết diện mặt phẳng / mặt lõm.
1.3.2. Các đặc trưng cơ lý của cọc ván BTCT DƯL:

1.3.2.1. Vật liệu
Theo tiêu chuẩn JISA – 5354 ( 1993) của Uỷ Ban TCCL Nhật Bản[20], yêu
cầu chất lượng của vật liệu chế tạo cừ bản bê tông cốt thép dự ứng lực như sau:
- Xi măng: Xi măng Porland đặc biệt cường độ cao.
- Cốt liệu: Dùng tiêu chuẩn kích thước không lớn hơn 20mm.
- Phụ gia: Phụ gia tăng cường độ của bê tông thuộc nhóm G.


- 16 -

- Thép chịu lực: Cường độ cao thuộc nhóm SD40.
- Thép tạo ứng suất trước trong bê tông: Các sợi cáp bằng thép loại SWPR-7B
đường kính 12,7mm – 15,2mm.

Hình 1.31. Chế tạo cừ ván tại nhà máy
1.3.2.2. Kích thước cơ bản
- Chiều rộng cừ bản: B = 996 mm.
- Chiều dày: t = (60 – 120) mm.
- Chiều cao: H = (120 – 600) mm.
- Chiều dài: L = (3000 – 24000) mm.
1.3.2.3. Tiêu chuẩn kỹ thuật
Các thông số kỹ thuật của cừ được quy định theo tiêu chuẩn JISA-5354 (1993)
của Uỷ ban tiêu chuẩn chất lượng Nhật Bản[20]. Yêu cầu về thông số kỹ thuật cơ
bản của cừ được thể hiện qua:
- Cường độ bê tông [Rb] = 725kg/cm2.
- Mô men chống uốn [Mc] tuỳ thuộc từng loại kết cấu cừ.


- 17 -


1.3.2.4. Biện pháp thi công
Có nhiều biện pháp để thi công như: dùng búa đóng Diesel, dùng búa rung,
bằng phương pháp xói nước kết hợp búa rung, phương pháp ép tĩnh kết hợp xói
nước...

Hình 1.32. Thi công cọc ván BTCT dự ứng lực
bằng phương pháp xói nước kết hợp búa rung
1.3.2.5. Liên kết giữa các tấm của cừ ván BTCT dự ứng lực.
Các tấm cừ bản BTCT DƯL được liên kết với nhau bằng khớp nối âm dương
tạo thành một liên kết vững chắc. Để đảm bảo điều kiện khít nước, đặc biệt để ngăn
chặn triệt để khi gặp phải vùng địa chất có hiện tượng cát đùn, cát chảy giữa khớp
nối sử dụng một vật liệu kín nước (Joint) được chế tạo bằng nhựa tổng hợp có độ
bền rất cao. Do bằng nhựa dẻo nên Joint không hề gây khó khăn trong quá trình thi
công.

Joint cao su kÝn n­íc
Elastic Vinyl Choloride

Hình 1.33. Cấu tạo của vật liệu kín nước tại khớp nối của Cừ.


×