Tải bản đầy đủ (.pdf) (1,329 trang)

NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CẢI TẠO PHỤC HỒI MÔI TRƯỜNG NƯỚC THẢI VEN BIỂN--XÃ NGƯ LỘC-HUYỆN HẬU LỘC-TỈNH THANH HÓA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.05 MB, 1,329 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP & PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI

TRẦN ĐÌNH BÌNH

NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CẢI TẠO PHỤC HỒI MÔI
TRƯỜNG NƯỚC THẢI Ở VEN BIỂN - XÃ NGƯ LỘC
HUYỆN HẬU LỘC - TỈNH THANH HÓA

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Hà Nội 2012


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP & PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI

TRẦN ĐÌNH BÌNH

NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CẢI TẠO PHỤC HỒI MÔI
TRƯỜNG NƯỚC THẢI Ở VEN BIỂN - XÃ NGƯ LỘC
HUYỆN HẬU LỘC - TỈNH THANH HÓA

Chuyên ngành : Kinh tế tài nguyên thiên nhiên và môi trường
Mã số



: 60 - 31 - 16

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Người hướng dẫn khoa học
PGS.TS. Phạm Hùng

Hà Nội 2012


LỜI CẢM ƠN

Với tất cả sự kính trọng biết ơn sâu sắc nhất, tôi xin chân thành bày tỏ
lòng biết ơn của mình tới sự hướng dẫn tận tình của giáo viên hướng dẫn
PGS,TS. Phạm Hùng và các thầy, cô Khoa Sau đại học, Khoa Kinh tế và quản
lý, Khoa Môi trường và cùng toàn thể thầy cô giáo Trường Đại học Thuỷ lợi,
Đồng thời tôi cũng xin cảm ơn các cán bộ của Công ty Cổ phần tư vấn xây dựng
Hoàng Vũ và các cán bộ của Xã Ngư Lộc - huyện Hậu Lộc – tỉnh Thanh Hoá,
một số chuyên gia có kinh nghiệm trong công tác quản lý các công cụ kinh tế về
môi trường cũng như các đồng nghiệp đã tạo điều kiện cho tôi hoàn thành luận
văn này.
Do những hạn chế về kiến thức, thời gian, kinh nghiệm và tài liệu tham
khảo nên thiếu sót và khuyến điểm làv điều không thể tránh khỏi. Vì vậy, tôi rất
mong nhận được sự góp ý, chỉ bảo của các thầy cô và đồng nghiệp, đó chính là
sự giúp đỡ quý báu mà tôi mong muốn nhất đều cố gắng hoàn thiện hơn trong
quá trình nghiên cứu và công tác sau này.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè đồng nghiệp đã
động viên, khuyến khích tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu
Xin chân trọng cảm ơn!
Hà nội, ngày 21 tháng 11 năm 2012

Tác giả

Trần Đình Bình


LêI CAM KÕT

Tên tôi là: Trần Đình Bình
Sinh ngày 15 tháng 09 năm 1988
Học viên lớp cao học 19KT11 khoá 19 đợt 1 – Kinh tế tài nguyên thiên
nhiên và môi trường – Trường Đại học thuỷ lợi.
Xin cam đoan: Đề tài “ Nghiên cứu giải pháp quản lý cải tạo phục hồi môi
trường nước thải ở ven biển – Xã Ngư Lộc – huyện Hậu Lộc – tỉnh Thanh Hoá”
do PGS.TS. Phạm Hùng hướng dẫn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Tất
cả các tài liệu tham khảo đều có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng.
Tác giả xin cam đoan tất cả những nội dung trong Luận văn đúng như nội
dung trong đề cương và yêu cầu của thầy giáo hướng dẫn. Nếu sai tôi hoàn toàn
chịu trách nhiệm trước Hội đồng khoa học và trước pháp luật
Hà nội, ngày 21 tháng 11 năm 2012
Tác giả

Trần Đình Bình


MỤC LỤC
Danh mục các bảng biểu
Danh mục các hình vẽ
Danh mục từ viết tắt
MỞ ĐẦU
I.


TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

II.

MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI

III.

PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI

IV.

CÁCH TIẾP CẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG I
NGHIÊN CỨU TỔNG QUAN VỀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
NƯỚC KHU VỰC NGHIÊN CỨU

1.1. Các nguồn gây ô nhiễm nguồn nước………….………………………...….…..1
1.1.1.Khái niệm về ô nhiễm ô nhiễm môi trường ……………………….…....…. ..1
1.1.2. Khái niệm về ô nhiễm môi trường nước………………………..…..........…..2
1.1.3. Khái niệm về bảo vệ môi trường……………………………………..…...….2
1.1.4. Đặc điểm của nguồn nước mặt………………………………..…………..….3
1.2. Các nguồn gây ô nhiễm môi trường nước…………………………..………... .4
1.2.1. Các hợp chất hữu cơ……………………………………………….……...….4
1.2.2. Các loại kim loại năng………………………………………..………….…...4
1.2.3. Các chất rắn………………………………………………………..…….…...4
1.2.4. Các chất dinh dưỡng……………………………………………..…….……..4
1.2.5. Các nguồn hay (tác nhân) gây ô nhiễm………………………………..……. 4
1.3. Quá trình ô nhiễm nước mặt……………………………………..……….…….6

1.3.1. Quá trình ô nhiễm nước mặt…………………………………...……………..6
1.3.2. Quá trình tự làm sạch nguồn nước………………………...…………...…….8
1.4. Các tác động gây ô nhiễm môi trường nước…………………………….…....10
1.4.1. Tác động của nước sinh hoạt…………………………………….……...….10


1.4.2. Tác động của hoạt động khai thác khoáng sản và đánh bắt và khai thác
hải sản đến môi trường nước………………………………………………………10
1.5. Các giải pháp giảm thải và phục hồi môi trường nước………………..….…..11
1.5.1. Giải pháp công cụ kinh tế………………………………...…………..……..11
1.5.2. Giải pháp hành chính……………………………….……………………….13
1.5.3. Giải pháp giáo dục……………………………………………………….….13
1.5.4. Giải pháp pháp luật………………………………………………….………14
1.6. Kinh nghiệm sử dụng giảm pháp quản lý cải tạo bảo vệ ô nhiễm môi trường
nguồn nước ven biển …………………….…………………..………….…….….14
CHƯƠNG II
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NƯỚC
BIỂN Ở XÃ NGƯ LỘC – HUYỆN HẬU LỘC – TỈNH THANH HOÁ
2.1. Giới thiệu chung về ven biển tỉnh Thanh hóa……….......................................16
2.2. Đặc điểm tự nhiên, KT-XH của biển Xã Ngư Lộc – Huyện Hậu Lộc – tỉnh
Thanh Hoá …………………………………………………….…………...…….. 16
2.2.1. Đặc điểm tự nhiên Xã Ngư Lộc – Huyện Hậu Lộc – tỉnh Thanh Hoá….…. 16
2.2.2. Vị trí địa lý………………………………………………………...…….….16
2.2.3. Đặc điểm địa hình thổ nhưỡng………………………....……………...……18
2.2.4. Đặc điểm khí hậu, khí tượng…………………………………...….………..18
2.2.5. Đặc điểm thuỷ văn nguồn nước……………………………...……….....…..20
2.3. Kinh tế XH của Xã Ngư Lộc – huyện Hậu Lộc – tỉnh Thanh Hoá…….……..22
2.3.1.Hiện trạng cơ sở hạ tầng……………………………………………..………22
2.3.1.1.Hệ thống cấp nước, thuỷ lợi PCLB……………………………….…….…22
2.3.1.2. Hệ thống giao thông…………………………………………..…………..25

2.3.1.3. Hệ thống điện………….…………………………………….…….…….. 25
2.3.1.4. Hệ thống thông tin liên lạc……………………………….………….…....26
2.3.1.5. Hiện trạng sử dụng đất………………………………………………...… 26
2.3.2. Hiện trạng các ngành kinh tế của Xã………………………………...……..27


2.3.2.1. Kinh tế nghề cá……………………………………….……...………....…27
2.3.2.2. Về thủ công, thương mại dịch vụ và chế biến hải sản………………...…..27
2.3.2.3. Về hoạt động tài chính, tín dụng – ngân hàng…………….…..…….….....28
2.4. Tình hình khai thác và chế biến hải sản và thực trạng ô nhiễm MT nguồn nước
ở Xã Ngư Lộc – huyện Hậu Lộc – tỉnh Thanh Hoá……………………….. …......30
2.4.1. Khai thác và đánh bắt thuỷ hải sản………………………………………….30
2.4.2. Nuôi trồng thuỷ hải sản…………………………………………..…………30
2.4.2.1. Nuôi trồng thuỷ hải sản ở bãi ngang……………………….…..…………30
2.4.2.2. Nuôi trồng nội đồng……………………………………….…..………….30
2.5. Tình hình ô nhiễm môi trường ven biển khu vực nghiên cứu………………...35
2.5.1. Khái niệm về môi trường nước ven biển……………………………….…...35
2.5.2. Ô nhiễm môi trường vùng ven biển…………………………………….......36
2.5.3. Tình hình ô nhiễm môi trường vùng nghiên cứu………………….……..…36
2.6. Đánh giá chung về công tác quản lý bảo vệ MT nguồn nước biển của
Xã Ngư Lộc – huyện Hậu Lộc – tỉnh Thanh Hoá…………………..…………..…37
2.6.1. Đánh giá mức độ ô nhiễm môi trường nước vùng nghiên cứu……...………37
2.6.1.1. Phương pháp đánh giá……………………………………………….....…40
2.6.1.2. Các sô liệu sử dụng để đánh giá……………………..………………..…..41
2.6.1.3. Lựa chọn tiêu chuẩn CLN để đánh giá……………………………………47
2.6.2. Đánh giá CLN các lạch trong dải đất vùng ven biển nghiên cứu………...…48
2.6.2.1. Lạch cần…………………………………………….………………….…48
2.6.2.2. Lạch sung…………………………………………………………………50
2.6.2.3. Lạch trường……………………………………………………….………51
2.6.2.4. Lạch hới……………………………………………………………..……52

2.6.2.5. Lạch ghép…………………………………………………………………52
2.6.2.6. Lạch Bạch…………………………………………………………………53
2.7. Đánh giá CLN ven biển Xã Ngư Lộc – huyện Hậu Lộc – tỉnh Thanh Hoá…..56
2.8.Đánh giá chung về CLN vùng nghiên cứu…………………………….………59


2.8.1. Các Lạch và cửa lạch…………………………………………………..……59
2.8.2. Nước biển ven bờ……………………………………………...……………61
2.8.3. Những mặt mạnh……………………………………………………………61
2.8.4. Những mặt tồn tại và nguyên nhân…………………………………………61
2.9. Kết luận……………………………………………………………….………61
CHƯƠNG III
GIẢI PHÁP QUẢN LÝ NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG CỤ KINH TẾ GÓP
PHẦN BẢO VỆ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG NƯỚC BIỂN Ở XÃ NGƯ LÔCHUYỆN HẬU LỘC – TỈNH THANH HOÁ
3.1. Mục tiêu phát triển KT – XH Thanh Hoá nói chung, khu vực nghiên cứu
Xã Ngư Lộc – huyện Hậu Lộc – tỉnh Thanh Hoá nói riêng trong những năm
tới..............................................................................................................................62
3.2. Đánh giá các yếu tố tiềm năng ảnh hưởng đến hoạt động ô nhiễm MT nguồn
Nước biển trên địa bàn Xã Ngư Lộc – huyện Hậu Lộc – tỉnh Thanh Hoá trong
tương lai……………………………………………………………………..……..63
3.3. Đề xuất giải pháp quản lý nâng cao hiệu quả công cụ quản lý Kinh tế góp phần
bảo Vệ MT ven biển Xã Ngư Lộc – huyện Hậu Lộc – tỉnh Thanh Hoá…………..64
3.3.1. Khái niệm về công cụ Kinh tế………………………………………………64
3.3.2. Đề xuất 1 số giải pháp nâng cao hiệu quả công cụ quản lý kinh tế quản lý MT
khu vực nghiên cứu…………………………………………..……………………65
3.3.2.1. Thuế tài nguyên…………………………….……………………………..65
3.3.2.2. Phí môi trường…………………………………………………………….67
3.2.2.3. Hệ thống đặt cọc - hoàn trả………………………….…………………... 70
3.2.2.4. Giấy phép MT có thể chuyển nhượng…………………………………….72
3.2.2.5. Ký quỹ môi trường……………………………………………………..…75

3.2.2.6. Trợ cấp môi trường………………………………………………………..76
3.2.2.7. Nhãn sinh thái……………………………………………………………..77
3.2.2.8. Giải pháp Tuyên truyền……………………………………………...……79


3.2.2.9. Mô hình thu gom và xử lý rác thải………………..………………………80
3.2.2.10. Quản lý môi trường…………………………………………….......……81
3.2.2.11.Hành chính…………………………………………………...…………..81
3.4. KẾT LUẬN CHUNG…………………………...………………………...… 82
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ………………….……………. …………………83
Tài liệu tham khảo…………………………………………………….......……..86

Phụ Lục……………………………………………………………………...…88


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1. Số liệu chất lượng nước tại cửa lạch………………………...………42
Bảng 2.2. Số liệu CLN biển ven bờ…………………………………...………..42
Bảng 2.3. Vị trí địa điểm lấy mẫu nước tại cửa lạch…………………………...42
Bảng 2.4. Vị trí địa điểm lấy mẫu nguồn nước………………. ……...………..45
Bảng 2.5. Kết quả đánh giá các thông số CLN………………...............………54
Bảng 2.6. Kết quả đánh giá các thông số CLN vùng nghiên cứu………………54
Bảng 2.7. Vị trí lấy mẫu nước so với QCVN 10 của nước biển ven bờ……......55
Bảng 2.8 Bảng thống kê số mẫu vượt và tỷ lệ vượt so với QCVN 10 của vùng
biển Ven bờ khu vực nghiên cứu…………………………………………..…..55
Bảng 2.9 Vị trí các điểm lấy mẫu nước so với QCVN 10……………………...57
Bảng 2.10 Bảng thống kê số mẫu vượt và tỷ lệ vượt so với QCVN 10 của nước
biển ven bờ…………………………………………………………………….58



DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 1.1. Quá trình làm sạch nguồn nước……………………………..……………9
Hình 2.1 Bản đồ địa hình vùng đồng bằng ven biển tỉnh Thanh Hoá……………..17
Hình 2.2. Bãi rác thải ở biển Xã Ngư Lộc huyện Hậu Lộc………………………..37
Hình 2.3. Bảng đồ vị trí các điểm khảo sát lấy mẫu nguồn nước tại cứa lạch…….44
Hình 2.4. Bản đồ vị trí các điểm khảo sát lấy mẫu nguồn nước vùng ven biển
Xã Ngư Lộc – huyện Hậu Lộc – tỉnh Thanh Hoá…………………………………46
Hình 2.5 Biểu đồ gía trị TSS tại các cửa lạch………………...…………….……54
Hình 2.6 Biểu đồ gía trị DO tại các cửa lạch…………………………………….54
Hình 2.7 Biểu đồ gía trị As tại các cửa lạch…………….………………………..55
Hình 2.8 Biểu đồ gía trị Cu tại các cửa lạch……………...………………………55


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Bộ TN&MT : Bộ tài nguyên và môi trường
Sở TN&MT : Sở tài nguyên và môi trường
UBND

: Ủy ban nhân dân

LVS

: Lưu vực sông

BVMT

: Bảo vệ môi trường


KCN

: Khu công nghiệp

KTXH

: Kinh tế xã hội

QCVN

: Quy chuẩn Việt Nam

TCCP

: Tiêu chuẩn cho phép

HSPSCT

: Hệ số phát sinh chất thải

CLN

: Chất lượng nước

TSS

: Tổng chất rắn lơ lửng

BOD


: Nhu cầu oxy sinh học

DO

: Lượng ôxy hòa tan

BVMT

: Bảo vệ môi trường

TNN

: Tài nguyên nước

KTXH

: Kinh tế xã hội

ĐBVB

: Đồng bằng ven biển

CBKS

: Chế biến khoáng sản


MỞ ĐẦU
I. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Biển và đại dương là nơi chứa đựng nguồn tài nguyên vô cùng quí giá,

phong phú, đa dạng và là mối quan tâm không chỉ của quốc gia mà là của toàn
thế giới. Tiến ra biển là xu thế tất yếu để tìm kiếm, phát triển tiềm năng về
nguyên liệu, năng lượng, thực phẩm và không gian sinh sống trong tương lai.
Vùng ven biển là nơi giao lưu của các nguồn nước mặn và nước ngọt, nơi chứa
đựng các nguồn dinh dưỡng quí giá, quan trọng đối với động, thực vật và các hệ
sinh thái đặc trưng.
Cũng như nhiều tỉnh thành trong cả nước, Thanh Hoá là một tỉnh có
đường bờ biển chạy dài, có nhiều điều kiện thuận lợi, có nhiều lợi thế cho việc
phát triển kinh tế, xã hội, củng cố an ninh quốc phòng nên trong những năm vừa
qua Đảng, Chính phủ, UBND tỉnh đã có nhiều chủ trương chính sách, nhiều cơ
chế tạo điều kiện cho KTXH vùng này phát triển. Nhiều chương trình, dự án đầu
tư được triển khai thực hiện ở tất cả các lĩnh vực như: Khai thác hải sản xa bờ;
Xây dựng cảng, bến cá; Phát triển NTTS; Xây dựng cảng giao thông; Phát triển
du lịch; Xây dựng đê, kè chắn sóng v.v… Hầu như lĩnh vực nào cũng đã được
các cấp chính quyền, các ngành quan tâm và tạo điều kiện để đầu tư phát triển.
Tuy nhiên do lợi thế về vị trí, điều kiện tự nhiên thuận lợi cho sự phát
triển của nhiều ngành, lĩnh vực như vậy, nên nhiều thành phần kinh tế, nhiều đối
tượng và các tầng lớp dân cư đã tập trung khai thác vùng tiềm năng này mà thiếu
sự kiểm soát của Nhà nước, dẫn đến nguy cơ tiềm năng của vùng ven biển đang
bị khai thác quá mức do không có quy hoạch, kế hoạch, thiếu cơ sở khoa học,
thiếu sự quản lý của Nhà nước mà theo tình trạng mạnh ai nấy làm. Mặt khác
trong quá trình khai thác tiềm năng và những lợi thế để phát triển kinh tế, cũng
đang bộc lộ, nảy sinh nhiều mâu thuẫn, bất cập giữa lợi nhuận của ngành, của
yêu cầu phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bằng ven biển tỉnh Thanh Hoá ngày


càng tăng, cùng với đó áp lực ô nhiễm cũng không ngừng tăng cao nên khu vực
rất cần có những nghiên cứu để bảo vệ môi trường nước.
Đáp ứng yêu cầu cấp thiết trên, luận văn đã chọn đề tài ‘NGHIÊN CỨU
GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CẢI TẠO PHỤC HỒI MÔI TRƯỜNG NƯỚC

THẢI Ở VEN BIỂN XÃ NGƯ LỘC – HUYỆN HẬU LỘC - TỈNH THANH
HÓA’’ nhằm nghiên cứu đánh giá hiện trạng ô nhiễm môi trường nguồn nước
thải ở ven biển Xã Ngư Lộc – Huyện Hậu Lộc – tỉnh Thanh Hóa và đưa ra các
cơ sở khoa học cần cho bảo vệ môi trường nguồn nước thải của vùng nghiên
cứu.
II. MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI
Đề tài luận văn có mục đích như sau: Khảo sát đánh giá các nhân tố tác
động tới chất lượng nguồn nước và ô nhiễm nguồn nước khu vực nghiên cứu, từ
đó nghiên cứu đề xuất các giải pháp quản lý bảo vệ môi trường nước vùng
nghiên cứu.
III. PHẠM VI NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
Khu vực nước thải ở ven biển – Xã Ngư Lộc Huyện Hậu Lộc -Tỉnh
Thanh Hóa,về các vấn đề môi trường cần phải giải quyết nhằm giảm thiểu ô
nhiễm
IV. CÁCH TIẾP CẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu: Các tác động ô nhiễm môi trường, cách quản lý
cải tạo phục hồi môi trường nước thải ở ven biển cụ thể Xã Ngư Lộc, huyện
Hậu Lộc – tỉnh Thanh Hoá
Nghiên cứu lý thuyết, sử dụng phương pháp tổng hợp, thống kê và thu
thập tài liệu thực tế để phân tích.














×