Tải bản đầy đủ (.doc) (60 trang)

ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN KINH TẾ TẬP THỂ TỈNH VĨNH PHÚC ĐẾN NĂM 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (379.63 KB, 60 trang )

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH VĨNH PHÚC

ĐỀ ÁN
PHÁT TRIỂN KINH TẾ TẬP THỂ TỈNH VĨNH PHÚC ĐẾN NĂM 2020
(Ban hành kèm theo Nghị quyết số /2017/NQ-HĐND ngày
Hội đồng nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc)

Vĩnh Phúc, tháng 5 năm 2017

/ /2017 của


UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH VĨNH PHÚC

ĐỀ ÁN
Phát triển phát triển KTTT tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020

Đề án phát triển KTTT tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020

Trang 2


Vĩnh Phúc, tháng 5 năm 2017
MỤC LỤC
Phần I..................................................................................................................4
SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN KINH TẾ TẬP THỂ
TỈNH VĨNH PHÚC ĐẾN NĂM 2020................................................................4
I. SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG ĐỀ ÁN.......................................................4
II. CÁC CĂN CỨ CHỦ YẾU XÂY DỰNG ĐỀ ÁN......................................5
III. PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG, MỤC TIÊU CỦA ĐỀ ÁN..............................7
IV. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU.....................................................................8


Phần II.................................................................................................................8
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH KINH TẾ TẬP THỂ.......................8
TỈNH VĨNH PHÚC............................................................................................8
I. TÌNH HÌNH CHUNG VỀ KINH TẾ TẬP THỂ.........................................8
II. PHÂN LOẠI HTX TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH............................................28
III. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CÁC CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI KINH TẾ
TẬP THỂ.......................................................................................................29
IV. ĐÁNH GIÁ CHUNG..............................................................................32
Phần III..............................................................................................................38
QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ TẬP
THỂ TỈNH VĨNH PHÚC ĐẾN NĂM 2020.....................................................38
I. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN ĐẾN NĂM 2020...................38
II. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ TẬP THỂ ĐẾN NĂM 2020.....................40
III. CÁC CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN HTX.................................47
III. TỔNG HỢP KINH PHÍ, NGUỒN VỐN THỰC HIỆN..........................56
PHẦN IV...........................................................................................................57
TỔ CHỨC THỰC HIỆN VÀ ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ...................................57
II. ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ..........................................................................58

Đề án phát triển KTTT tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020

Trang 3


Phần I
SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN KINH TẾ TẬP THỂ
TỈNH VĨNH PHÚC ĐẾN NĂM 2020

I. SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG ĐỀ ÁN
Kinh tế tập thể (KTTT) là thành phần kinh tế bao gồm những cơ sở kinh

tế do người lao động tự nguyện góp vốn, cùng kinh doanh, tự quản lý theo
nguyên tắc tập trung, bình đẳng, cùng có lợi. KTTT với nhiều hình thức hợp
tác đa dạng, mà nòng cốt là hợp tác dựa trên sở hữu của các thành viên và sở
hữu tập thể; liên kết rộng rãi những người lao động, các hộ sản xuất, kinh
doanh, các doanh nghiệp vừa và nhỏ thuộc các thành phần kinh tế; không giới
hạn quy mô và địa bàn (trừ một số lĩnh vực có quy định riêng); phân phối theo
lao động, theo vốn góp và mức độ tham gia dịch vụ; hoạt động theo nguyên tắc
tự chủ, tự chịu trách nhiệm.
KTTT với nòng cốt là Hợp tác xã (HTX) có vai trò quan trọng trong
phát triển Kinh tế xã hội đất nước. KTTT luôn được Đảng và Nhà nước khuyến
khích phát triển và được khẳng định trong các Nghị quyết đại hội của Đảng:
“KTTT cùng với khu vực kinh tế nhà nước dần trở thành nền tảng của nền kinh
tế quốc dân”.
Trong thời gian qua, Đảng và Chính phủ đã ban hành nhiều chủ trương,
chính sách tạo điều kiện cho KTTT phát triển như: Kết luận số 56-KL/TW
ngày 21/02/2013 của Bộ Chính trị về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao
hiệu quả KTTT; Quyết định số 2261/QĐ-TTg ngày 15/12/2014 của Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt Chương trình hỗ trợ phát triển HTX giai đoạn 2015 –
2020; Nghị định số 193/2013/NĐ-CP ngày 21/11/2013 quy định chi tiết một số
điều của Luật HTX; Chỉ thị số 19/CT-TTg ngày 24/7/2015 của Thủ tướng
Chính phủ về việc đẩy mạnh triển khai thi hành Luật HTX 2012…
KTTT là nhân tố quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội, huy
động các nguồn lực xã hội vào sản xuất kinh doanh, tạo thêm việc làm, cải
thiện đời sống nhân dân, góp phần giữ vững ổn định chính trị, xã hội tại địa
phương, là chỗ dựa tin cậy của các hộ sản xuất nhỏ, kinh tế hộ gia đình. Đây
cũng là nội dung quan trọng, góp phần hoàn thành mục tiêu thực hiện chương
trình MTQG xây dựng nông thôn mới.
Sự hình thành và phát triển của KTTT mà nòng cốt là HTX nhằm mục
đích phát huy sức mạnh của các thành viên cùng nhau thực hiện có hiệu quả
các hoạt động sản xuất kinh doanh, tăng sức cạnh tranh, nâng cao thu nhập cho

Đề án phát triển KTTT tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020

Trang 4


xã viên và người lao động, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Đó cũng là yêu cầu của hoạt động sản xuất, kinh doanh trong nền kinh tế thị
trường và hội nhập kinh tế Quốc tế.
Trong quá trình hình thành và phát triển, khu vực KTTT Vĩnh Phúc đã
có những đóng góp cho nền kinh tế - xã hội của tỉnh. Tuy nhiên, hiệu quả và
vai trò của khu vực kinh tế này đến nay vẫn chưa được phát huy đúng với tiềm
năng phát triển: quy mô nhỏ, khả năng cạnh tranh thấp chưa thoát khỏi tình
trạng yếu kém, nhất là đối với các HTX, như: số lượng thành lập mới HTX,
THT thấp; Quá trình chuyển đổi cơ chế quản lý, khu vực HTX chưa được quan
tâm đúng mức, do đó chất lượng, hiệu quả của HTX ngày càng giảm sút, vị trí,
vai trò của HTX trong nền kinh tế giảm; cơ sở vật chất kỹ thuật, hạ tầng sản
xuất nghèo nàn và lạc hậu, năng lực đội ngũ cán bộ quản lí điều hành còn hạn
chế, chất lượng dịch vụ, hiệu quả sản xuất kinh doanh thấp, lợi ích mang lại
cho thành viên chưa nhiều, chế độ thông tin báo cáo của HTX cho các ngành,
các cấp chưa đầy đủ, kịp thời. Việc lãnh đạo, chỉ đạo từ các cấp ủy đảng, chính
quyền còn chưa thường xuyên, liên tục.
Mặt khác, các HTX có nhiều cơ hội phát triển chuỗi cung ứng các loại
nông sản làm nguyên liệu sản xuất hàng hoá cũng như các bữa ăn phục vụ
công nhân cho doanh nghiệp trong, ngoài các khu công nghiệp; cung cấp các
dịch vụ trên các địa bàn hoạt động như: dịch vụ môi trường, nước sạch… hay
việc đảm bảo các tiêu chí xây dựng nông thôn mới. Điều này đòi hỏi các HTX
đặc biệt là các HTX dịch vụ nông nghiệp phải được sắp xếp, đổi mới phát triển
phù hợp với thực tế hiện nay.
Xuất phát từ vai trò, vị trí của KTTT trong nền kinh tế của tỉnh, cũng
như việc đảm bảo an sinh xã hội, việc xây dựng và ban hành Đề án phát triển

KTTT tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020 là cần thiết.
II. CÁC CĂN CỨ CHỦ YẾU XÂY DỰNG ĐỀ ÁN
+ Nghị quyết số 13-NQ/TW ngày 18/3/2002 của Hội nghị lần thứ 5
BCH TW Đảng khóa IX về “Tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả
KTTT”;
+ Chỉ thị số 20-CT/TW ngày 02/01/2008 của Ban Bí thư Trung ương
Đảng về tăng cường lãnh đạo thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 Khóa IX,
Nghị quyết Trung ương 7 Khóa X;
+ Luật HTX năm 2012 ngày 20/11/2012;
Đề án phát triển KTTT tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020

Trang 5


+ Luật Tổ chức tín dụng năm 2010;
+ Nghị định số 193/2013/NĐ-CP ngày 21/11/2013 quy định chi tiết một
số điều của Luật HTX;
+ Nghị định số 151/2007/NĐ-CP ngày 10/10/2007 của Chính phủ về tổ
chức và hoạt động của Tổ hợp tác;
+ Chỉ thị số 19/CT-TTg ngày 24/7/2015 của Thủ tướng Chính phủ về
việc đẩy mạnh triển khai thi hành Luật HTX;
+ Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg ngày 25/10/2013 của Thủ tướng
Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn
với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn;
+ Quyết định số 2261/QĐ-TTg ngày 15/12/2014 của Thủ tướng Chính
phủ phê duyệt Chương trình hỗ trợ phát triển HTX giai đoạn 2015 - 2020;
+ Chỉ thị số 09/CT-TTg ngày 25/4/2014 của Thủ tướng Chính phủ về
việc triển khai thực hiện Nghị định số 210/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 12 năm
2013 về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông
thôn;

+ Thông tư số 03/2014/TT-BKHĐT ngày 26/5/2014 của Bộ Kế hoạch và
Đầu tư hướng dẫn về đăng ký HTX và chế độ báo cáo tình hình hoạt động của
HTX;
+ Thông tư số 15/2016/TT-BNNPTNT ngày 10/6/2016 của Bộ Nông
nghiệp và phát triển nông thôn hướng dẫn điều kiện và tiêu chí thụ hưởng hỗ
trợ đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng đối với HTX nông nghiệp.
+ Thông tư số 340/2016/TT-BTC ngày 29/12/2016 của Bộ Tài chính
hướng dẫn về mức hỗ trợ và cơ chế tài chính hỗ trợ bồi dưỡng nguồn nhân lực
của HTX, thành lập mới HTX, tổ chức lại hoạt động của HTX theo Chương
trình hỗ trợ phát triển HTX giai đoạn 2015-2020.
+ Quyết định số 19/2011/QĐ-UBND ngày 20/4/2011 của UBND tỉnh
Vĩnh Phúc về việc ban hành Chương trình xây dựng nông thôn mới tỉnh Vĩnh
Phúc giai đoạn 2011 – 2020;
+ Nghị quyết số 03-NQ/TU ngày 27/12/2006 của Tỉnh ủy Vĩnh Phúc về
phát triển nông nghiệp, nông thôn, nâng cao đời sống nông dân giai đoạn 20062010, định hướng đến năm 2020;
Đề án phát triển KTTT tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020

Trang 6


+ Thông tri số 22-TT/TU ngày 10/7/2013 của Tỉnh ủy Vĩnh Phúc về đẩy
mạnh thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khóa IX về tiếp tục đổi mới, phát
triển và nâng cao hiệu quả KTTT;
+ Nghị quyết số 201/2015/NQ-HĐND ngày 22/12/2015 của HĐND tỉnh
Vĩnh Phúc về một số cơ chế, chính sách hỗ trợ thực hiện tái cơ cấu ngành nông
nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2016-2020.
+ Quyết định số 3216/QĐ-UBND ngày 10/11/2015 của UBND tỉnh phê
duyệt Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với chuyển đổi lao động nông
thôn tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.
+ Kế hoạch số 3570/KH-UBND ngày 15/6/2015 của UBND tỉnh Vĩnh

Phúc về phát triển KTTT 5 năm, giai đoạn 2016 – 2020;
III. PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG, MỤC TIÊU CỦA ĐỀ ÁN
1. Phạm vi
Các hoạt động kinh tế tập thể và quản lý nhà nước về kinh tế tập thể trên
địa bàn tỉnh theo quy định của Luật Hợp tác xã, Luật Tổ chức tín dụng và các
văn bản hướng dẫn Luật.
2. Đối tượng
Loại hình KTTT mà nòng cốt là các HTX hoạt động trong các lĩnh vực
nông nghiệp, môi trường, giao thông vận tải, xây dựng, thương mại, dịch vụ
tổng hợp, quỹ tín dụng nhân dân, điện, tiểu thủ công nghiệp và các lĩnh vực
khác theo quy định của Luật HTX.
3. Kết cấu
Đề án gồm 4 phần:
Phần I: Sự cần thiết lập đề án
Phần II: Đánh giá thực trạng tình hình KTTT tỉnh
Phần III: Quan điểm, mục tiêu và giải pháp phát triển KTTT đến năm
2020
Phần IV: Tổ chức thực hiện và kiến nghị, đề xuất
4. Mục tiêu của đề án
Thực hiện đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả KTTT, không chỉ
chú trọng phát triển về số lượng mà còn yêu cầu về chất lượng. Từng bước đưa
khu vực KTTT của tỉnh thoát khỏi tình trạng yếu kém, tiếp tục củng cố, phát
triển nâng cao hiệu quả KTTT mà nòng cốt là các HTX, nhằm phát huy hơn
Đề án phát triển KTTT tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020

Trang 7


Phần II
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH KINH TẾ TẬP THỂ

TỈNH VĨNH PHÚC

nữa vai trò, vị trí và tầm quan trọng của KTTT đáp ứng nhu cầu phát triển công
nghiệp hóa, hiện đại hóa và xây dựng nông thôn mới của tỉnh.
Triển khai thực hiện có hiệu quả Luật HTX năm 2012 ngày 20/11/2012,
Nghị định số 193/2013/NĐ-CP ngày 21/11/2013 quy định chi tiết một số điều
của Luật HTX và các văn bản quy phạm pháp luật liên quan.
IV. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Nội dung nghiên cứu của Đề án là phân tích, đánh giá thực trạng tình
hình hoạt động của các HTX trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua; đánh giá
những kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của các HTX, phát hiện những
khó khăn, vướng mắc, tồn tại, hạn chế, nguyên nhân; kết quả thực hiện các
chính sách khuyến khích, hỗ trợ, phát triển HTX của Nhà nước. Từ đó đưa ra
những phương hướng, giải pháp, cơ chế chính sách phát triển HTX đến năm
2020 của tỉnh phù hợp với điều kiện và tình hình mới.
I. TÌNH HÌNH CHUNG VỀ KINH TẾ TẬP THỂ
Vĩnh phúc là tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Hồng, với gần 80% dân số
sống ở nông thôn và làm nông nghiệp; là một trong những tỉnh sớm có phong
trào HTX từ những năm 1950 và phát triển mạnh vào những năm 1960; đi đầu
trong việc triển khai thực hiện Chỉ thị 100-CT/TW của Ban Bí thư, Nghị quyết
10-NQ/TW của Bộ Chính trị, Chỉ thị 68-CT/TW của Ban Bí thư TW Đảng
(khoá VII), Nghị quyết TW 5 khoá IX về phát triển KTTT,... Trong những năm
qua, thực hiện đường lối đổi mới của Đảng chuyển từ nền kinh tế tập trung
quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có
sự quản lý của Nhà nước, kinh tế HTX đã gặp phải những khó khăn không nhỏ
trong quá trình chuyển đổi. Tuy nhiên, với sự quan tâm của Đảng và Nhà nước,
của các cấp, các ngành trong tỉnh cùng với sự tự chủ, nỗ lực vươn lên của các
HTX, đến nay khu vực KTTT của tỉnh đã từng bước được củng cố, tính đến
cuối năm 2016, toàn tỉnh có 586 HTX đang hoạt động, trong đó có 230 HTX
nông nghiệp (chiếm 39,2%) và 356 HTX phi nông nghiệp (chiếm 60,8%).

KTTT đã và đang có vai trò ngày càng quan trọng trong việc cung cấp các dịch
vụ cho sản xuất nông nghiệp, giải quyết việc làm,...cho nông dân, góp phần
thúc đẩy nền kinh tế chung của tỉnh phát triển.
Đề án phát triển KTTT tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020

Trang 8


1. Giai đoạn trước khi có Luật HTX 2012
Những năm đầu tái lập tỉnh, Vĩnh Phúc được đánh giá là tỉnh có KTTT
chậm phát triển, chậm đổi mới. Nhận thức được vai trò quan trọng của thành
phần kinh tế này, ngay từ năm 1997, Tỉnh ủy đã chỉ đạo các cấp, các ngành,
các địa phương tiếp tục đổi mới quản lý hợp tác, nhất là các HTX nông nghiệp;
từng bước thực hiện việc chuyển đổi và dồn ghép ruộng đất; ra kết luận về việc
chuyển đổi ruộng đất và đổi mới HTX theo Luật HTX năm 1996 và quán triệt
sâu rộng trong các huyện, thị và các hội nghị cán bộ toàn tỉnh. Nhờ vậy, sau 3
năm (1997-2000) số HTX chuyển theo Luật HTX 1996 đạt 97,5% tổng số
HTX; việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp được tiến
hành rộng rãi, đạt 87,5% tổng số hộ nông dân. Tuy nhiên, các HTX chuyển đổi
còn lúng túng trong sản xuất, kinh doanh, cơ sở vật chất còn nghèo nàn, bộ
máy quản lý còn yếu; chưa thích ứng với cơ chế thị trường; hoạt động chỉ
mang tính hình thức; chưa tạo điều kiện phát triển kinh tế hộ.
Đến tháng 5/2002, Liên minh HTX tỉnh được thành lập đã thể hiện tốt
vai trò là cơ quan tham mưu cho tỉnh, đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp,
đẩy mạnh công tác hỗ trợ phát triển HTX để các HTX có điều kiện tốt nhất
phát huy năng lực, thế mạnh trong sản xuất, kinh doanh; Đặc biệt năm 2009,
Quỹ Hỗ trợ phát triển HTX tỉnh thành lập, góp phần giúp các HTX từng bước
tháo gỡ khó khăn về vốn để phát triển sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm ổn
định cho các thành viên. Đến nay, Quỹ đã hướng dẫn 136/231 đơn vị thành
viên lập dự án vay vốn giải quyết việc làm1. Thông qua việc vay vốn đã giải

quyết việc làm ổn định cho 134 lao động 2. Bên cạnh đó, công tác tư vấn, vận
động, phát triển thành viên được tăng cường; đẩy mạnh công tác xúc tiến
thương mại để mở rộng đầu ra cho các sản phẩm của HTX. Nhờ vậy, KTTT
của tỉnh từng bước được đổi mới và ổn định. Hầu hết các THT, HTX đều đã
củng cố về tổ chức, đảm bảo đúng nguyên tắc hoạt động; chất lượng, hiệu quả
hoạt động hàng năm ổn định; thu nhập của các thành viên được cải thiện, góp
phần tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động, nhất là khu vực nông thôn.

1

Có 28/136 HTX đã được vay vốn với tổng số vốn là 10.000.000.000đ, bao gồm: Vốn trung hạn:
3.350.000.000đ, chiếm 33,5%; vốn vay ngắn hạn 6.650.000.000đ, chiếm 66,5%
2
trong đó: Lao động bị thu hồi đất: 32 người, lao động là người tàn tật: 8 người; còn lại là các lao động khác
với mức thu nhập ổn định 1,3 triệu đồng/người/tháng

Đề án phát triển KTTT tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020

Trang 9


Ngoài lĩnh vực nông nghiệp, các lĩnh vực khác cũng xuất hiện ngày càng
nhiều HTX điển hình tiên tiến, hoạt động hiệu quả, đóng góp tích cực vào việc
phát triển kinh tế-xã hội của địa phương3.
2. Giai đoạn sau khi có Luật HTX 2012 đến nay
UBND tỉnh đã chỉ đạo các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành, thị
xã tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật về Luật HTX 2012, Nghị định số
193/2013/NĐ-CP ngày 21/11/2013 về quy định chi tiết một số điều của Luật
HTX (năm 2012), Chỉ thị số 19/CT-TTg ngày 24/7/2015 của Thủ tướng Chính
phủ, các chính sách hỗ trợ của Nhà nước đối với HTX thông qua nhiều hình

thức như tổ chức các lớp tập huấn, hội nghị tuyên truyền, phát hành tài liệu,
viết tin bài, tổ chức các cuộc thi tìm hiểu pháp luật về HTX…tới nhiều tầng
lớp. Đồng thời tham gia tư vấn, hướng dẫn tổ chức lại, chuyển đổi và thành lập
mới HTX theo quy định và hướng dẫn thi hành Luật HTX năm 2012.
Theo điều 62 Luật HTX năm 2012 và Điều 32 Nghị định số
193/2013/NĐ-CP ngày 21/11/2013 của Chính Phủ quy định trong thời hạn 36
tháng, kể từ ngày 01/7/2013, các HTX phải có kết quả rà soát thực hiện chuyển
đổi, đăng ký lại. Tại một số địa phương đã có sự vào cuộc của cấp ủy, chính
quyền, cùng với tinh thần trách nhiệm và tuân thủ pháp luật của đội ngũ cán bộ
ban điều hành HTX, công tác chuyển đổi, tổ chức lại HTX theo luật HTX 2012
được thực hiện sớm, thuận lợi và cơ bản đã có những kết quả tích cực. Sau khi
chuyển đổi, tổ chức lại những HTX này đã đi vào hoạt động nề nếp, phát huy
được hiệu quả trong sản xuất kinh doanh, dịch vụ. Bước đầu xây dựng được
mối quan hệ liên kết giữa HTX với các thành viên, giữa HTX với các doanh
nghiệp, các tổ chức đem lại thu nhập cho các thành viên.
Tuy nhiên, thời gian qua, nhiều HTX trên địa bàn tỉnh trong quá trình
hoạt động vẫn chưa thực hiện đúng với quy định của Luật HTX (2012), một số
HTX đã phát huy được tiềm lực và chuyển đổi, tổ chức lại đúng theo Luật
HTX năm 2012, một số HTX hoạt động cầm chừng và một số HTX đang chờ
giải thể, ngưng hoạt động. Việc thực hiện chuyển đổi, đăng ký lại của HTX
trên địa bàn tỉnh diễn ra còn chậm, nay mới thực hiện chuyển đổi được
253/533 theo Luật HTX 2012.
3

như: HTX vật liệu xây dựng Tuổi Trẻ, HTX Giao thông vận tải Hoàng Việt (thành phố Vĩnh Yên), HTX cơ
khí Hưng Thịnh, HTX cơ khí Quang Minh, HTX mộc Bảo Minh (Vĩnh Tường), HTX vận tải Thịnh Cường
(Bình Xuyên)…

Đề án phát triển KTTT tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020


Trang 10


II. THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG VÀ CHẤT LƯỢNG
HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC TỔ HỢP TÁC, HỢP TÁC XÃ

1. Tổ hợp tác
Toàn tỉnh hiện có 12 THT, trong đó: chia theo lĩnh vực hoạt động: nông
nghiệp: 8 THT (chiếm 66%); thương mại: 2 THT (chiếm 17%); tiểu thủ công
nghiệp: 2 THT (chiếm 17%). Tổng số thành viên tham gia THT là 2.046 thành
viên.
Các THT có đăng ký với chính quyền địa phương, tổ chức và hoạt động
theo Nghị định 151/2007/NĐ-CP ngày 10 tháng 10 năm 2007 của Chính
phủ đều hoạt động ổn định đã mang lại hiệu quả nhất định.
So với năm 2011 số lượng THT giảm nhiều4 là do nhiều THT không có
đăng ký với chính quyền địa phương, các THT thành lập tự phát vì mục đích
chung nhất định sau đó tự giải thể. Số lượng THT lúc đó không được thống kê
đầy đủ, chính xác và cũng rất khó để theo dõi. Vì vậy, những năm gần đây Liên
minh HTX tỉnh đã rà soát lại toàn bộ THT trên địa bàn tỉnh và chỉ theo dõi 12
THT có đăng ký với chính quyền địa phương, tổ chức và hoạt động theo
Nghị định 151/2007/NĐ-CP ngày 10 tháng 10 năm 2007 của Chính phủ.
Tuy nhiên, các THT chưa quan tâm đến việc tổ chức sản xuất kinh
doanh theo hợp đồng hợp tác; các THT không tích lũy vốn để sản xuất; năng
lực quản lý, điều hành của cán bộ quản lý THT còn hạn chế, chưa thuyết phục
được thành viên góp vốn để tổ chức các hoạt động kinh tế nhằm tạo ra lợi
nhuận cao. Ngoài ra, các THT cũng không báo cáo đầy đủ tình hình hoạt động
của mình với chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng khác nên việc
theo dõi, đánh giá hoạt động của các THT còn hạn chế.
2. Hợp tác xã
Đến hết năm 2016, toàn tỉnh có 586 HTX5 đang hoạt động, trong đó có

230 HTX nông nghiệp và 356 HTX phi nông nghiệp. Số HTX đã chuyển đổi
theo Luật HTX 2012 tính đến ngày 25/8/2016, có 253 HTX. Số HTX đăng ký
thành lập mới không cao, trong khi số đơn vị giải thể hoặc không hoạt động
nhiều dẫn tới số lượng HTX toàn tỉnh có xu hướng giảm.
Biểu 1: Về s ố lượng, cơ cấu HTX giai đoạn 2012- 2016:

4
5

ĐVT: HTX

Số THT năm 2011 là 201 đơn vị
Theo số liệu điều tra mới nhất ngày 28/3/2017 của Liên minh HTX tỉnh VP

Đề án phát triển KTTT tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020

Trang 11


TT Loại hình

TH 2012

TH 2013

TH 2014

TH2015

TH2016


Tổng số

649

677

690

608

586

1

Nông nghiệp

282

280

288

237

230

2

CN-TTCN


22

23

26

26

31

3

Xây dựng

14

15

13

10

16

4

Tín dụng

31


31

31

31

31

5

Thương mại

60

61

63

57

55

6

Vận tải

21

21


22

23

24

7

Điện

59

59

57

52

41

8

Môi trường

38

53

51


54

60

9

Kinh doanh
tổng hợp

122

134

139

118

98

(Nguồn: Sở Nông nghiệp và PTNT Vĩnh Phúc; Liên minh HTX tỉnh Vĩnh Phúc)

Biểu 2: Về tình hình phát triển HTX và thành viên HTX giai đoạn
2012 - 2016
T
T

Chỉ tiêu

ĐVT


TH 2012

TH
2013

TH
2014

1

Tổng số HTX

HTX

649

677

690

608

586

Số HTX thành
lập mới

HTX


108

30

29

28

02

Số HTX giải thể

HTX

23

02

16

05

24

Lũy kế số HTX
đã chuyển đổi
theo Luật 2012

HTX


0

8

21

128

253

TH 2015 TH 2016

Trong đó

2

Đề án phát triển KTTT tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020

Trang 12


T
T

Chỉ tiêu

ĐVT

TH 2012


3

Tổng số thành
viên HTX

Người

351.501

TH
2013

TH
2014

351.697 351.592

TH 2015 TH 2016
201.458

202.236

(Nguồn: Sở Nông nghiệp&PTNT tỉnh Vĩnh Phúc; Liên minh HTX tỉnh Vĩnh
Phúc)

Biểu 3: Về doanh thu, lợi nhuận HTX
ĐVT: Tr.đồng/năm
TT

Chỉ tiêu


TH
2012

TH
2013

TH
2014

TH
2015

TH
2016

1

Doanh thu bình quân 1 HTX

480

623

700

743

770


2

Lãi bình quân một HTX

48

98

100

113

124

3

Thu nhập bình quân của lao
động thường xuyên trong
HTX

14

23

26

30

35


(Nguồn: Sở Nông nghiệp &PTNT tỉnh Vĩnh Phúc; Liên minh HTX tỉnh Vĩnh
Phúc)

Kết quả hoạt động của các HTX chia theo lĩnh vực:
2.1. HTX nông nghiệp
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc có 230 HTX nông nghiệp, trong
đó: 180 HTX dịch vụ tổng hợp, chiếm 78,26%; 41 HTX chăn nuôi gia súc, gia
cầm, chiếm 17,83%; 07 HTX trồng trọt, chiếm 3,04% và 02 HTX thủy sản,
chiếm 0,87% (Không tính 63 HTX đã giải thể hoặc ngừng hoạt động). Trong
tổng số 230 HTX nông nghiệp có 146.859 thành viên6 tham gia (bình quân 634
thành viên/HTX).
- Về loại hình và quy mô hoạt động
* Về loại hình:
+ HTX dịch vụ tổng hợp: 180 HTX, chiếm 78,26%;
+ HTX chăn nuôi gia súc, gia cầm: 41 HTX, chiếm 17,83%;
6

trong đó thành viên là cá nhân, người lao động có 22.776 người, chiếm 15,51% tổng thành viên và thành
viên là đại diện hộ gia đình có 124.083 người, chiếm 84,49% tổng thành viên và 6.838 lao động thường xuyên và
4.147 lao động thời vụ.

Đề án phát triển KTTT tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020

Trang 13


+ HTX trồng trọt: 07 HTX, chiếm 3,04%;
+ HTX thủy sản: 02 HTX, chiếm 0,87%.
* Về quy mô:
+ HTX quy mô liên xã: 15 HTX, chiếm 6,52%;

+ HTX quy mô xã: 68 HTX, chiếm 29,57%;
+ HTX quy mô liên thôn: 43 HTX, chiếm 18,7%;
+ HTX quy mô thôn: 71 HTX, chiếm 30,87%;
+ HTX quy mô nhóm hộ: 33 HTX, chiếm 14,34%;
Nhìn chung, các HTX hoạt động thuận lợi do các HTX này có thị trường
dịch vụ, quy mô tổ chức dịch vụ, sản xuất đa dạng.
- Về hình thức tổ chức sản xuất: Chỉ có một số ít HTX chăn nuôi có cơ
sở sản xuất tập trung, còn lại hầu hết các HTX chỉ làm dịch vụ một số khâu
cho các hộ gia đình. Hầu hết các HTX nông nghiệp trên địa bàn tỉnh vẫn tập
trung vào lĩnh vực nông nghiệp và dịch vụ tổng hợp, nên mang lại lợi nhuận
thấp và đa số các HTX này chỉ làm khâu trung gian cung cấp dịch vụ cho sản
xuất nông nghiệp để hưởng trích phần trăm hoa hồng. Đây là hạn chế lớn của
các HTX do chưa mạnh thay đổi phương thức hoạt động. Nhìn chung các HTX
bước đầu đã chủ động đưa tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, chăn nuôi, quy trình
chăm sóc hay chọn giống cây trồng và phòng trừ sâu bệnh. Nhiều HTX đã thực
hiện quy hoạch trong việc đưa chăn nuôi trang trại ra khỏi khu dân cư và bước
đầu đã phát triển tốt như HTX chăn nuôi Văn Minh, HTX chăn nuôi Nhật
Lương (Thanh Vân - Tam Dương)...
- Về công tác tổ chức quản lý và trình độ cán bộ
Tổng số cán bộ trong bộ máy quản lý HTX là 1.271 người, tuy nhiên phần
lớn cán bộ HTX thiếu kiến thức chuyên môn cần thiết để có thể quản lý, điều
hành HTX hoạt động một cách có hiệu quả. Đa số cán bộ quản lý điều hành
HTX trên cơ sở uy tín và kinh nghiệm tích luỹ từ những hoạt động thực tế, chưa
được đào tạo bài bản. Năng lực tổ chức, quản lý kinh tế và hoạt động của đội
ngũ cán bộ quản lý HTX chưa đáp ứng được với yêu cầu phát triển của HTX
trong cơ chế thị trường; Các HTX chưa chú trọng xây dựng kế hoạch bồi dưỡng
đội ngũ kế cận và chưa cụ thể hoá các tiêu chuẩn, chức danh cho đội ngũ cán bộ
ban quản trị, Ban Kiểm soát, Kế toán HTX và nguồn tài chính để đáp ứng nhu
cầu về đào tạo cán bộ.
Mặc dù thời gian qua, Nhà nước đã có nhiều sự quan tâm trong việc đào

tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ HTX thông qua việc mở các lớp tập huấn, bồi
Đề án phát triển KTTT tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020

Trang 14


dưỡng kiến thức về quản lý và điều hành nghiệp vụ. Tuy nhiên, số lượng cán bộ
tham gia các lớp tập huấn, bồi dưỡng đạt hiệu quả thực tế không cao do chính
sách đào tạo chưa phù hợp và chưa thực sự hấp dẫn (về thời gian đào tạo, tập
huấn ngắn ngày; về giáo trình; về trình độ nhận thức, tiếp thu của cán bộ HTX;
về chế độ đãi ngộ cho cán bộ đi học,…). Do vậy, chưa khuyến khích đuợc cán
bộ HTX yên tâm học tập, đào tạo. Bên cạnh đó, hầu hết đội ngũ giúp việc cho
các HTX nông nghiệp chưa được đào tạo về trình độ chuyên môn nghiệp vụ nên
công tác tham mưu, giúp việc cho HTX còn gặp nhiều khó khăn.
- Về đội ngũ cán bộ quản lý HTX
Tổng số cán bộ trong bộ máy quản lý HTX: 1.271 người, trong đó:
+ Chủ tịch HĐQT (kiêm giám đốc): 227 người;
+ Phó giám đốc: 210 người;
+ Trưởng kiểm soát: 227 người;
+ Kế toán: 227 người;
+ Cán bộ khác: 380 người.
Đội ngũ cán bộ HTX đạt trình độ đại học chiếm tỷ lệ rất thấp: 53 người
(chiếm 4,17% tổng số cán bộ quản lý HTX), trình độ cao đẳng: 22 người (chiếm
1,73% tổng số cán bộ quản lý HTX); trình độ trung cấp: 199 người (chiếm 15,66%
tổng số cán bộ quản lý HTX); trình độ sơ cấp: 150 người (chiếm 11,8 % tổng số
cán bộ quản lý HTX); chưa qua đào tạo: 856 người (chiếm 67,35% tổng số cán bộ
quản lý HTX). Như vậy, đa số cán bộ HTX chưa qua đào tạo, điều này phản ánh
rõ nét về sự trì trệ, yếu kém của hệ thống HTX nông nghiệp của tỉnh thời gian
qua.
Về độ tuổi cán bộ quản lý HTX: chủ yếu ở độ tuổi từ 46-60 (chiếm

53,73% tổng số cán bộ quản lý), độ tuổi từ 30- 45 tuổi chiếm 11,9% và độ tuổi
dưới 30 tuổi chiếm 19,4% tổng số cán bộ quản lý HTX.
- Về tình hình tài chính và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
+ Về cơ sở hạ tầng:
Về trụ sở làm việc của HTX NN: Số HTX có trụ sở là 98 HTX (chiếm
43,17%), trong đó đã có 05 HTX được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất. Tổng diện tích trụ sở là 55.940m 2, trong đó đất được cấp là 54.925m2, đất
thuê mướn là 1.105m2. Số HTX không có trụ sở là 129 HTX (chiếm 56,83%).
+ Về đất đai trong HTX:
Đề án phát triển KTTT tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020

Trang 15


HTX có đất làm cơ sở dịch vụ là 28 HTX với diện tích 21.482 m 2 trong
đó 13.600 m2 thuê mướn, 7.882 m2 được cấp.
HTX có đất sản xuất là 30 HTX với diện tích là 1.046.260 m 2 (104,62
ha), trong đó diện tích thuê mướn là 476.600m 2, diện tích được cấp là
569.660m2.
Nguồn gốc và tính pháp lý của quỹ đất HTX nông nghiệp đang quản lý
sử dụng thì chủ yếu là đất nông nghiệp được Nhà nước giao không thu tiền
hoặc Nhà nước cho thuê không thu tiền để phục vụ sản xuất nhưng chưa được
cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Chính vì vậy các HTX không thể sử
dụng tài sản này để thế chấp vay vốn, đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh,
cũng như đầu tư xây dựng hạ tầng trên đất để khai thác kinh doanh mở rộng
ngành nghề, dịch vụ mới.
+ Vốn và tiếp cận các nguồn vốn của HTX: Tổng vốn hoạt động của
HTX là 113.309,08 triệu đồng, trung bình 499 triệu/HTX, trong đó:
Vốn huy động từ thành viên HTX
Số HTX có huy động vốn góp từ thành viên: 108 HTX (chiếm 47,57%

tổng số HTX) với tổng số tiền 53.974,28 triệu đồng, (trong đó: Vốn góp cổ
phần: 50.607,43 triệu đồng; Vốn huy động từ thành viên: 3.366,85 triệu đồng).
Vốn vay
Số HTX vay vốn: 39 HTX (chiếm 17,28%tổng số HTX) với tổng số tiền
47.612,98 triệu đồng, (trong đó: Vốn vay từ ngân hàng: 21.676,03 triệu đồng,
bình quân 95 triệu/HTX; Vốn vay từ các nguồn khác: 25.936,95 triệu đồng,
bình quân 114,3 triệu/HTX).
Nguồn hỗ trợ khác:
Từ năm 2013 đến 2015, có 24 HTX/227 HTXNN ( chiếm 10,57%) được
nhận hỗ trợ của Nhà nước bằng các hình thức hỗ trợ như: giống lúa, giống bí,
lợn nái hậu bị, phân bón, thuốc BVTV, bình bơm thuốc động cơ, giống hoa,
máy làm đất, giàn gieo hạt...
* Về Tài sản HTX
Tổng tài sản của HTX: 162.663,93 triệu đồng, bình quân 716,6
triệu/HTX trong đó:
+ Tài sản cố định: 124.797,43 triệu đồng; bình quân 549,8 triệu/HTX.
Đề án phát triển KTTT tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020

Trang 16


+ Tài sản lưu động: 22.945,25 triệu đồng; bình quân 101 triệu/HTX.
+ Tài sản khác: 14.921,25 triệu đồng; bình quân 65,73 triệu/HTX.
* Công nợ của HTX
Công nợ của HTX: 62.150,94 triệu đồng, trong đó phân ra:
+ Nợ phải thu: 24.640,97 triệu đồng
+ Nợ phải trả: 37.509,97 triệu đồng
* Doanh thu, lợi nhuận của HTX
Số HTX có doanh thu: 143/230 HTX chiếm 63%, theo đó tổng doanh
thu đạt được năm 2016 là 204.389,36 triệu đồng, bình quân 900,39 triệu

đồng/HTX trong đó:
+ Doanh thu từ các khâu dịch vụ: 186.630,42 triệu đồng;
+ Doanh thu từ liên kết – liên doanh: 1.115 triệu đồng;
+ Doanh thu từ dự án, mô hình: 324 triệu đồng
+ Doanh thu từ nguồn khác: 16.319,94 triệu đồng;
* Doanh thu của HTX chia theo thị trường:
+ Doanh thu từ thị trường bên ngoài đạt: 101.077,91 triệu đồng
+ Doanh thu từ thành viên: 103.311,45 triệu đồng
* Tổng lợi nhuận của các HTX (2016): 15.196,66 triệu đồng, bình quân
144,73 triệu/HTX (tính bình quân các HTX có lợi nhuận).
Nhìn chung, hoạt động sản xuất kinh doanh của các HTX nông nghiệp
trên địa bàn tỉnh thời gian qua đạt hiệu quả không cao do nhiều HTX chỉ làm
dịch vụ đầu vào, còn bỏ trống nhiều khâu như tiêu thụ, chế biến, cung cấp tín
dụng cho thành viên…; chưa mạnh dạn liên doanh liên kết để mở rộng thêm
ngành nghề mới. Những HTX yếu kém chưa có chuyển biến rõ rệt về nội dung
và hiệu quả hoạt động. Do vậy khó khuyến khích thu hút nguồn nhân lực có
trình độ tham gia, đồng thời không tạo được động lực để thành viên góp vốn,
góp sức để cùng nhau phát triển HTX nói riêng và sự phát triển KTTT trên địa
bàn tỉnh nói chung.
Từ năm 2010, tất cả các HTX nông nghiệp trên địa bàn tỉnh đã bàn giao
công trình điện và thủy lợi cho công ty điện lực và các công ty khai thác công
trình thủy lợi trên đại bàn tỉnh. Thời gian đầu mới bàn giao, các HTX hoạt động
rất khó khăn, nhiều HTX hoạt động cầm chừng hoặc thậm chí còn ngừng hoạt
động do không chủ động được nguồn nước tưới tiêu. Nhưng sau đó các HTX
nông nghiệp đã từng bước chuyển biến, khắc phục được những yếu kém. Một số
HTX trước đây chỉ làm dịch vụ bảo vệ sản xuất, nay đã mở rộng ngành nghề kinh
Đề án phát triển KTTT tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020

Trang 17



doanh như dịch vụ cung ứng giống, vật tư, phân bón, một số còn lồng ghép thêm
dịch vụ vệ sinh môi trường, thủy lợi; các HTX tranh thủ sự hỗ trợ của Nhà nước
qua các chương trình, dự án, quỹ khuyến nông, khuyến ngư, hướng dẫn và tạo
điều kiện cho thành viên chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi nhằm tăng thu
nhập. Một số HTX điển hình trong lĩnh vực này như: HTX nông nghiệp Nhân Lý
(Bình Xuyên), HTX nông nghiệp Thổ Tang (Vĩnh Tường), HTX nông nghiệp Hội
Hợp, HTX giống cây trồng Quán Tiên (Vĩnh Yên)…
2.2. HTX phi nông nghiệp
Trong vài năm trở lại đây, sản xuất kinh doanh của các HTX phi nông
nghiệp Vĩnh Phúc ngày càng phát triển mạnh mẽ và có chất lượng, đa số các
HTX sản xuất, kinh doanh có hiệu quả, góp phần phát triển kinh tế của tỉnh.
Theo kết quả điều tra của Liên minh HTX, hiện nay toàn tỉnh có 356
HTX phi nông nghiệp.Trong số 356 HTX, mới đánh giá được 196 HTX (chiếm
54,9%), còn lại 71 HTX ngừng hoạt động không đánh giá (chiếm 19,9%) và 89
HTX chưa đánh giá được (chiếm 25,7%), do 27 HTX không tìm được địa chỉ
và 63 HTX còn hoạt động nhưng chưa tiến hành điều tra được.
Tình hình cơ bản của các HTX phi nông nghiệp trong tỉnh như sau:
* Phân theo loại hình:
+ HTX dịch vụ điện: 41 HTX, chiếm 11,5%.
+ Quỹ tín dụng nhân dân: 31 QTDND, chiếm 8,9%.
+ HTX môi trường: 60 HTX, chiếm 16,8%.
+ HTX giao thông vận tải: 24 HTX, chiếm 6,7%.
+ HTX thương mại: 55 HTX, chiếm 15,4%.
+ HTX xây dựng: 16 HTX, chiếm 4,5%.
+ HTX tiểu thủ công nghiệp: 31 HTX, chiếm 8,7%.
+ HTX kinh doanh tổng hợp: 98 HTX, chiếm 27,4%.
* Phân theo quy mô:
Kết quả phân loại về quy mô hoạt động của HTX tại 196 HTX được
điều tra như sau:

+ HTX quy mô liên xã: 5 HTX, chiếm 2,6%.
+ HTX quy mô xã: 104 HTX, chiếm 53,1%.
Đề án phát triển KTTT tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020

Trang 18


+ HTX quy mô nhóm hộ: 61 HTX, chiếm 31,1%.
+ HTX quy mô nhóm cá nhân: 26 HTX, chiếm 13,2%.
* Về đất trụ sở của HTX:
+ Trong tổng số 196 HTX điều tra được có 107 HTX có trụ sở làm việc
(chiếm 54,6%), trong đó đã có 47 HTX được cấp giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất. Tổng diện tích trụ sở: 28,554 m , số HTX không có trụ sở: 89 HTX
2

(chiếm 45,4%).
* Tổng số cán bộ trong bộ máy quản lý HTX: 1.234 người, trong đó: Chủ
tịch HĐQT kiêm giám đốc: 160 người; Chủ tịch HĐQT: 36 người; Giám đốc:
36 người; Phó giám đốc: 138 người; Trưởng kiểm soát: 163 người; Kế toán:
170 người; Cán bộ khác: 531 người.
* Tổng số cán bộ quản lý trong từng lĩnh vực:
+ HTX dịch vụ điện có tổng số 249 cán bộ quản lý, có 31 Chủ tịch
HĐQT kiêm Giám đốc, 29 Phó Giám đốc, 31 Kế toán, 31 Kiểm soát và 127
cán bộ chuyên môn nghiệp vụ khác.
+ Quỹ tín dụng nhân dân có tổng số 278 cán bộ quản lý, trong đó có 30
Chủ tịch HĐQT, 30 Giám đốc, 8 Phó Giám đốc, 30 Kế toán, 30 Kiểm soát và
150 cán bộ chuyên môn nghiệp vụ khác.
+ HTX môi trường có tổng số 141 cán bộ quản lý, trong đó có 38 Chủ
tịch HĐQT kiêm Giám đốc, 29 Phó Giám đốc, 32 Kế toán, 34 Kiểm soát và 8
cán bộ chuyên môn nghiệp vụ khác.

+ HTX giao thông vận tải có tổng số 37 cán bộ quản lý, trong đó có 6
Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc, 6 Phó Giám đốc, 5 Kế toán, 5 Kiểm soát và
15 cán bộ chuyên môn nghiệp vụ khác: 24 HTX, chiếm 6,7%.
+ HTX thương mại có tổng số 81 cán bộ quản lý, trong đó có 16 Chủ
tịch HĐQT kiêm Giám đốc, 1 Chủ tịch HĐQT, 1 Giám đốc, 20 Phó Giám đốc,
16 Kế toán, 15 Kiểm soát và 12 cán bộ chuyên môn nghiệp vụ khác.

Đề án phát triển KTTT tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020

Trang 19


+ HTX xây dựng: có tổng số 185 cán bộ quản lý, trong đó có 9 Chủ tịch
HĐQT kiêm Giám đốc, 6 Phó Giám đốc, 9 Kế toán, 4 Kiểm soát và 157 cán bộ
chuyên môn nghiệp vụ khác.
+ HTX tiểu thủ công nghiệp có tổng số 54 cán bộ quản lý, trong đó có
14 Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc, 2 Chủ tịch HĐQT, 2 Giám đốc, 9 Phó
Giám đốc, 9 Kế toán, 9 Kiểm soát và 9 cán bộ chuyên môn nghiệp vụ khác
+ HTX kinh doanh tổng hợp có tổng số 209 cán bộ quản lý, trong đó có
46 Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc, 3 Chủ tịch HĐQT, 3 Giám đốc, 31 Phó
Giám đốc, 38 Kế toán, 35 Kiểm soát và 53 cán bộ chuyên môn nghiệp vụ khác.
* Trình độ bộ máy quản lý HTX:
+ Trình độ văn hóa: Trong tổng số 1.234 cán bộ quản lý có: 984 người
học hết cấp III (chiếm tỷ lệ 79,7%); 250 người học hết cấp II (chiếm tỷ lệ
20,3%).
+Trình độ chuyên môn: Trình độ đại học: 251 người (chiếm 20,3% tổng
số cán bộ quản lý HTX); Trình độ cao đẳng: 104 người (chiếm 8,4% tổng số
cán bộ quản lý HTX); Trình độ trung cấp: 236 người (chiếm 19,1% tổng số cán
bộ quản lý HTX); Trình độ sơ cấp: 76 người (chiếm 6,2% tổng số cán bộ quản
lý HTX); Chưa qua đào tạo: 567 người (chiếm 46% tổng số cán bộ quản lý

HTX).
* Thiết bị phục vụ làm việc:
+ Số HTX đã có máy tính: 133 HTX (chiếm 67,9% tổng số HTX);
+ Số HTX chưa có máy tính 63 HTX (chiếm 32,1% tổng số HTX).
+ Số HTX có kết nối internet: 128 HTX (chiếm 96,2% tổng số HTX).
* Doanh thu, lợi nhuận của HTX
Năm 2016:
+ Số HTX có doanh thu: 106/196 HTX chiếm 54,1%, theo đó tổng
doanh thu đạt được năm 2016 là 597.143 triệu đồng, bình quân 3.046,6 triệu
đồng/HTX, trong đó: Doanh thu từ các HTX dịch vụ điện: 109.926,51 triệu
Đề án phát triển KTTT tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020

Trang 20


đồng; Quỹ tín dụng nhân dân: 144.861,59 triệu đồng; HTX môi trường: 10.681
triệu đồng; HTX giao thông vận tải: 19.840 triệu đồng; HTX thương mại:
17.615 triệu đồng; HTX xây dựng: 190.050 triệu đồng; HTX tiểu thủ công
nghiệp: 14.530 triệu đồng; HTX kinh doanh tổng hợp: 94.231 triệu đồng;
+ Tổng lợi nhuận của các HTX năm 2016: 40.069 triệu đồng, bình quân
204,4 triệu đồng/HTX (tính bình quân các HTX có lợi nhuận), trong đó: HTX
dịch vụ điện: 4.013,43 triệu đồng; Quỹ tín dụng nhân dân: 11.675 triệu đồng;
HTX môi trường: 227,5 triệu đồng; HTX giao thông vận tải: 2.196 triệu đồng;
HTX thương mại: 2.754 triệu đồng; HTX xây dựng: 6.180 triệu đồng; HTX
tiểu thủ công nghiệp: 1.722 triệu đồng; HTX kinh doanh tổng hợp: 11.301,70
triệu đồng;
* Tài sản, công nợ của HTX:
+ Tài sản HTX:
Tổng giá trị tài sản của HTX là hơn 497.724 triệu đồng, bình quân hơn
2.539 triệu đồng/HTX trong đó: Tài sản cố định: Hơn 409.613 triệu đồng; bình

quân 2.089 triệu đồng/HTX; tài sản lưu động: 78.066 triệu đồng; bình quân
398,3 triệu đồng/HTX; tài sản khác: Hơn 10.066 triệu đồng; bình quân 51,4
triệu đồng/HTX.
+ Công nợ của HTX
- Nợ phải thu: Tính đến hết năm 2016 công nợ của HTX như sau: Có 17
HTX có nợ phải thu với số tiền lên đến hơn 156.167 triệu đồng.
- Nợ phải trả: Có 73 HTX có nợ phải trả với số tiền hơn 481.766 triệu
đồng
* Tình hình đăng ký, tổ chức lại hoạt động theo Luật HTX :
+ 154 HTX đã đăng ký lại, tổ chức chuyển đổi theo Luật HTX 2012
(chiếm 78,6%); 42 HTX chưa thực hiện tổ chức chuyển đổi theo Luật HTX
2012 (chiếm 21,4%); 39 HTX có nhu cầu thực hiện chuyển đổi theo Luật HTX

Đề án phát triển KTTT tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020

Trang 21


2012 (chiếm 92,9%); 2 HTX có nhu cầu chuyển sang loại hình tổ chức khác
(chiếm 4,8%); 1 HTX có nhu cầu giải thể (chiếm 2,3%).
* Thành viên và lao động:
Theo kết quả điều tra, số lượng thành viên của HTX đã chuyển đổi và
thành lập mới là 36,345 thành viên, bình quân có 185,4 thành viên/HTX, số lao
động làm việc trong các HTX là: 2.088 lao động, trong đó: Lao động thường
xuyên là 1.424 người; lao động thời vụ là 664 người… Đây là một con số đáng
kể thể hiện vai trò to lớn của khu vực kinh tế hợp tác và HTX trong việc giải
quyết công ăn việc làm, đặc biệt là cho lao động ở khu vực nông thôn.
* Vốn hoạt động
Các HTX phi nông nghiệp của tỉnh hiện nay vẫn đang nắm giữ một
lượng vốn đầu tư không nhỏ. Tổng nguồn vốn hoạt động của HTX là

1.448.146 triệu đồng, trung bình 7.388,5 triệu đồng/HTX, trong đó: HTX dịch
vụ điện: 112.842,33 triệu đồng, HTX môi trường: 15.933,24 triệu đồng, HTX
giao thông vận tải: 26.786 triệu đồng, HTX thương mại: 21.590 triệu đồng,
HTX xây dựng: 52.167 triệu đồng, HTX tiểu thủ công nghiệp: 16.630 triệu
đồng, HTX kinh doanh tổng hợp: 61.915 triệu đồng, Quỹ tín dụng nhân dân:
1.140.281 triệu đồng.
Qua điều tra cho thấy, các HTX môi trường là đơn vị có nguồn vốn thấp
nhất, Quỹ tín dụng nhân dân có nguồn vốn hoạt động cao nhất. Thành viên
tham gia HTX đã có ý thức góp vốn để HTX có thể hoạt động theo nhu cầu của
chính các thành viên. Số lượng vốn góp của các thành viên trong từng HTX
chuyển đổi đã tăng lên. Mặc dù mức góp còn rất nhỏ, song đó là sự thể hiện
nhận thức của thành viên về trách nhiệm của mình đối với HTX. Tuy nhiên
việc góp vốn của các thành viên, chưa căn cứ vào nhu cầu hoạt động của HTX,
ở các HTX này việc góp vốn mới chỉ đơn thuần là để thực hiện theo đúng quy
định của Luật và bước đầu xác định trách nhiệm của thành viên đối với HTX.
Chính vì vậy, lượng vốn thực tế của các HTX thấp hơn rất nhiều so với nhu
cầu về vốn để duy trì và phát triển các hoạt động của HTX. Cho đến nay còn
nhiều HTX phi nông nghiệp xác định được lượng vốn cần thiết để phát triển và
mở rộng các hoạt động của mình. Hầu hết các HTX nói rằng thiếu vốn để hoạt
Đề án phát triển KTTT tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020

Trang 22


động nhưng chưa tiếp cận được với các nguồn tín dụng, kể cả tín dụng ngân
hàng và các nguồn vốn tín dụng khác. Chỉ có 47 HTX, chiếm 24% tổng số
HTX phi nông nghiệp được vay vốn ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác.
* Thu nhập của thành viên
Các HTX đã đảm bảo được mức thu nhập ổn định cho thành viên từ 4 –
5 triệu đồng/người tháng. Nhìn chung, các HTX trong lĩnh vực phi nông

nghiệp đã ngày càng nâng cao thu nhập cho thành viên. Mức lương cao nhất là
15 triệu đồng đối với Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc, 10 triệu đồng đối với
Phó Giám đốc đó là các HTX trong lĩnh vực xây dựng, giao thông vận tải, quỹ
tín dụng nhân dân. Ngoài lương cho các thành viên, người lao động, các HTX
còn chăm lo cho thành viên về mặt tinh thần những lúc ma chay, cưới hỏi, ốm
đau, các dịp lễ tết…
Bên cạnh đó, các HTX đã đóng góp rất nhiều cho sự phát triển chung
của cộng đồng như xây dựng trường học, trạm y tế, đường giao thông, thủy lợi,
nhà văn hóa… trên địa bàn, điển hình như HTX xây dựng Tuổi Trẻ, HTX vận
tải Hoàng Việt (Vĩnh Yên), HTX điện Tam Hồng (Yên Lạc), HTX vận tải
Thịnh Cường (Bình Xuyên)…
Tuy nhiên, với việc tự chủ về tài chính nên các HTX phi nông nghiệp
hiện vẫn còn gặp nhiều khó khăn khi tiếp cận các nguồn vốn vay ưu đãi. Mặc
dù Nhà nước đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách ưu đãi, khuyến khích phát
triển KTTT nhưng lại thiếu hướng dẫn thực hiện nên chưa được hiện thực hoá;
các HTX phi nông nghiệp vẫn khó tiếp cận được các nguồn vốn vay trung, dài
hạn của các ngân hàng thương mại. Nguyên nhân chủ yếu do các HTX phi
nông nghiệp không có tài sản thế chấp vay vốn. Nhu cầu vay vốn đầu tư của
các HTX phi nông nghiệp rất cao trong khi nguồn lực nội tại hạn chế, nguồn
vốn của Qũy hỗ trợ phát triển HTX còn hạn chế nên chỉ dựa vào tiền góp của
thành viên. Do đó HTX không chủ động được nguồn vốn đầu tư mở rộng sản
xuất, kinh doanh. Bên cạnh đó, nhiều HTX phi nông nghiệp vẫn còn thiếu
chiến lược phát triển “dài hơi”, thiếu các chính sách hỗ trợ, tổ chức đào tạo,
chuyển giao công nghệ, thông tin thị trường, giáo dục pháp luật… Tình trạng
một số HTX phi nông nghiệp cùng ngành nghề không tìm được “tiếng nói
chung”, cạnh tranh thiếu lành mạnh dẫn đến kìm hãm lẫn nhau, làm giảm khả
năng liên doanh, hợp tác, mở rộng thị trường vẫn xảy ra.
Đề án phát triển KTTT tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020

Trang 23



Tình hình hoạt động của các loại hình HTX phi nông nghiệp theo lĩnh vực:
2.2.1.HTX điện
Toàn tỉnh hiện có 41 HTX dịch vụ điện, theo kết quả điều tra ở 31/41
HTX, tổng nguồn vốn đạt 112.842,33 triệu đồng, doanh thu năm 2016 đạt
109.926,51 triệu đồng, lợi nhuận đạt 4.013,43 triệu đồng; thu nhập bình quân
của thành viên và lao động đạt 3.500.000 đồng/người/tháng.
Các HTX dịch vụ điện trên địa bàn tỉnh hiện nay đang gặp khó khăn về
việc chi trả phần khấu hao tài sản của nguồn vốn REII. Vì bắt đầu từ năm 2013
các HTX thực hiện chi trả nguồn vốn vay này trong vòng 20 năm (từ năm
2013 – 2032) nhưng đến năm 2015 thì các HTX này lại phải thực hiện việc chi
trả phần khấu hao tài sản trong 10 năm (từ 2015 – 2024), điều này ít nhiều đã
gây khó khăn cho hầu hết các HTX dịch vụ điện trong toàn tỉnh.
Tuy nhiên, đến năm 2016, một số HTX đã khắc phục được những khó
khăn để giảm đến mức tối đa tổn thất điện năng (0,8 - 0,9%); đặc biệt là việc
thành lập của một số Hiệp hội các HTX dịch vụ điện trên nhiều địa bàn, nhằm
mục đích trao đổi kinh nghiệm trong quản lý, điều hành đảm bảo đạt hiệu quả
cao nhất. Điển hình như Hiệp hội các HTX dịch vụ điện huyện Yên Lạc, huyện
Vĩnh Tường và huyện Bình Xuyên.
2.2.2. HTX vệ sinh môi trường
Hiện nay cả tỉnh có 60 HTX môi trường, trong đó có 53 HTX đang hoạt
động; theo kết quả điều tra ở 38/53 HTX, tổng nguồn vốn đạt 15.933,24 triệu
đồng, doanh thu năm 2016 đạt 10.681 triệu đồng, lợi nhuận đạt 227,5 triệu
đồng; Thu nhập bình quân của thành viên và lao động trong HTX là 1,15 triệu
đồng/người/tháng.
Hoạt động của các HTX môi trường là thu gom, vận chuyển và xử lý rác
thải, một số HTX còn làm thêm dịch vụ mai táng, tu sửa nghĩa trang nhân dân ở
địa phương…góp phần hạn chế tối đa ô nhiễm môi trường trong các khu dân cư7.
Tuy nhiên các HTX dịch vụ vệ sinh môi trường còn rất nhiều khó khăn

như: mức lương của thành viên và người lao động trực tiếp trong HTX còn
thấp, người lao động chưa được đóng bảo hiểm xã hội; kinh phí cấp cho HTX
còn ít và đôi khi chưa kịp thời; nhiều địa phương chưa tạo điều kiện cho HTX
7

Điển hình là HTX dịch vụ môi trường Tam Phúc huyện Vĩnh Tường

Đề án phát triển KTTT tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020

Trang 24


hoạt động; ý thức bảo vệ môi trường và đóng góp tiền phí môi trường của một
số người dân còn chưa cao, các HTX chưa áp dụng được khoa học, công nghệ
vào quy trình xử lý rác thải.
2.2.3. Quỹ tín dụng nhân dân
Hiện cả tỉnh có 31 Quỹ tín dụng nhân dân với tổng thành viên của Quỹ
là 27.929 thành viên, bình quân một quỹ tín dụng có 900 thành viên. Theo kết
quả điều tra ở 30/31 quỹ, tổng nguồn vốn đạt 1.140.281,46 triệu đồng, doanh
thu năm 2016 đạt 144.861,59 triệu đồng, lợi nhuận đạt 11.675,94 triệu đồng;
thu nhập bình quân của thành viên đạt 4.400.000 đồng/người/tháng.
Thời gian qua, hệ thống các Quỹ tín dụng nhân dân (QTDND) trong tỉnh
đã có những bước phát triển vững chắc, hiệu quả góp phần tích cực vào việc huy
động nguồn vốn phục vụ thành viên phát triển sản xuất, nâng cao đời sống. Một
số quỹ hoạt động có hiệu quả như: QTD thị trấn Vĩnh Tường (Vĩnh Tường),
Quỹ tín dụng Hương Canh, Thanh Lãng (Bình Xuyên), Quỹ tín dụng Đống Đa
(vĩnh Yên)…Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động hệ thống QTDND vẫn còn
bộc lộ một số hạn chế như: Mối liên kết hệ thống chưa chặt chẽ, ở một số nơi
vẫn còn tình trạng QTDND hoạt động xa rời tôn chỉ, mục đích, chạy theo mục
tiêu lợi nhuận, chất lượng, hiệu quả hoạt động thấp, tiềm ẩn nhiều rủi ro, gây

nguy cơ mất an toàn, tỷ lệ sử dụng vốn so với tổng nguồn vốn còn quá cao, công
tác quản trị, điều hành, kiểm soát ở nhiều QTDND còn chưa cập với yêu cầu.
2.2.4. HTX thương mại dịch vụ
Toàn tỉnh hiện có 55 HTX đang hoạt động; theo kết quả điều tra ở 17/55
HTX, tổng nguồn vốn đạt hơn 21.590 triệu đồng, doanh thu năm 2016 đạt
17.615 triệu đồng, lợi nhuận đạt 2.754 triệu đồng. Thu nhập bình quân của
thành viên và lao động trong HTX là 2.900.000 đồng/người/tháng. Hoạt động
của các HTX này năng động hơn, các thành viên tự nguyện góp vốn, cùng tự
chủ trong sản xuất, kinh doanh, cùng hưởng lợi, tài chính công khai, tích cực
tìm kiếm thị trường, sản phẩm ngày càng có uy tín. Điển hình như HTX
thương mại Minh Trang huyện Bình Xuyên với nguồn vốn hoạt động 2,8 tỷ
đồng, HTX đã giải quyết việc làm thường xuyên cho 50 lao động với mức thu
nhập bình quân 3,5 triệu đồng/người/tháng.

Đề án phát triển KTTT tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020

Trang 25


×