Tải bản đầy đủ (.pdf) (68 trang)

Đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình nuôi cá lóc tại xã ngư thủy bắc, huyện lệ thủy, tỉnh quảng bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (765.44 KB, 68 trang )

Đại học Kinh tế Huế

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

BÁO CÁO TỔNG KẾT

Đ

ại

ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP CƠ SỞ

in

̣c k

ho
h

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA MÔ HÌNH

́H



NUÔI CÁ LÓC TẠI XÃ NGƯ THỦY BẮC,
HUYỆN LỆ THỦY, TỈNH QUẢNG BÌNH

́


Mã số: SV 2017 -01-16

Chủ nhiệm đề tài: Võ Thị Kim Lan

Huế, 11/2017


Đại học Kinh tế Huế

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP CƠ SỞ

ại

Đ
̣c k

ho
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA MÔ HÌNH

h

in

NUÔI CÁ LÓC TẠI XÃ NGƯ THỦY BẮC,

́H




HUYỆN LỆ THỦY, TỈNH QUẢNG BÌNH

́


Mã số: SV 2017 -01-16

Xác nhận của giáo viên hướng dẫn
(ký, họ tên)

Phạm Xuân HùngVõ Thị Kim Lan

Chủ nhiệm đềtài
(ký, họtên)


Đại học Kinh tế Huế

DANH SÁCH THÀNH VIÊN THAM GIA
ĐỀ TÀI
Võ Thị Kim Lan K48 Kinh doanh nông nghiệp
2. Phan Thị Duyên K48B Kinh tế nông nghiệp
3. Ngô Thị Trinh K48 Kinh doanh nông nghiệp
1.

ại


Đ
h

in

̣c k

ho
́H


́



Đại học Kinh tế Huế

LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian một năm qua, để hoàn thành Đề tài nghiên cứu khoa học cấp
Trường ngày hôm nay, nhóm chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành trước hết đến
Ban Lãnh đạo Nhà trường đã hỗ trợ và tạo cơ hội cho nhóm chúng em được thực hiện
nghiên cứu và dành tâm huyết của mình vào công trình đặc biệt ý nghĩa trong quãng
đời sinh viên của chúng em.

ại

Đ

Trong cuộc sống, thì bất kì ai cũng không thể thành công mà không phải trải
qua quá trình rèn luyện và học tập. Bằng lòng biết ơn chân thành nhất, em xin chân

thành cảm ơn quý thầy cô trong Khoa Kinh tế và phát triển đã truyền đạt cho chúng
em những kiến thức chuyên môn liên quan. Quý thầy cô đã tận tình chỉ bảo, hướng
dẫn giúp chúng em tiếp cận với nguồn tri thức vô hạn. Chúng em không những được
học trên sách vở lý thuyết, mà nhà trường và Khoa đã tạo điều kiện cho sinh viên
chúng em không chỉ được tiếp thu thêm kiến thức mà còn có cơ hội áp dụng những
kiến thức và kỹ năng đã học vào môi trường thực tế. Em xin gửi lời cảm ơn đặc biệt
sâu sắc đến thầy giáo hướng dẫn là TS Phạm Xuân Hùngđã tận tình hướng dẫn, chỉ
bảo, dìu dắt chúng em trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành đề tài này.

̣c k

ho

h

in

Đồng thời em xin cảm ơn các bác, cô, chú, anh, chị ở UBND Ngư Thủy Bắcvà
bà con trong xã đã tận tình giúp đỡ chúng em trong việc khảo nghiệm thực tế và áp
dụng các kiến thức, kỹ năng đã học vào thực tiễn. Nếu không có sự hướng dẫn và tạo
điều kiện hết sức ấy thì chúng em khó lòng có thể hoàn thành tốt đề tài Nghiên cứu
khoa học này.



́H

Đây là lần đầu tiên nhóm chúng em viết báo cáo tổng kết cho một đề tài Nghiên
cứu khoa học nên khó tránh khỏi những sai sót. Em rất mong nhận được ý kiến đóng
góp của thầy cô để bài báo cáo được hoàn thiện hơn và giúp chúng em có tiền đề tốt để

hoàn thành đợt Thực tập tốt nghiệp sắp đến.

́


Em xin chân thành cảm ơn và kính chúc quý thầy cô sức khỏe để tiếp tục dìu
dắt, tiếp bước cho những sinh viên trên con đường đi đến thành công.

i


Đại học Kinh tế Huế

MỤC LỤC

ại

Đ

LỜI CẢM ƠN...................................................................................................................i
MỤC LỤC ...................................................................................................................... ii
DANH MỤC CÁC BẢNG ..............................................................................................v
DANH MỤC CÁC HÌNH, BIỂU ĐỒ ............................................................................vi
THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI ...................................................... vii
KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP CƠ SỞ ............................................................ vii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT................................................................................ix
PHẦN 1: PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài...............................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu ....................................................................................................2
2.1. Mục tiêu chung .........................................................................................................2

3. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................................2
3.1. Phương pháp thu thập số liệu ...................................................................................2
3.2. Phương pháp xử lí số liệu .........................................................................................2
3.3. Phương pháp phân tích .............................................................................................2
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...............................................................................2
4.1. Đối tượng nghiên cứu...............................................................................................2
4.2. Phạm vi nghiên cứu ..................................................................................................3
PHẦN 2: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ...........................................................................4
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ VIỆC NUÔI CÁ LÓC VÀ MÔ
HÌNH NUÔI CÁ LÓC HIỆU QUẢ ................................................................................4
1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC NUÔI CÁ LÓC VÀ MÔ HÌNH NUÔI CÁ LÓC
HIỆU QUẢ ......................................................................................................................4
1.1.1. Lý luận về hiệu quả kinh tế ...................................................................................4
1.1.1.1. Khái niệm và bản chất về hiệu quả kinh tế........................................................4
1.1.1.2. Phân loại hiệu quả kinh tế ..................................................................................5
1.1.1.3 .Các chỉ tiêu về chi phí và kết quả kinh tế...........................................................6
1.1.1.4. Các chỉ tiêu về hiệu quả kinh tế..........................................................................6
1.1.1.5. Ý nghĩa của việc nghiên cứu hiệu quả kinh tế....................................................7
1.1.2. Các khái niệm và vai trò của nuôi cá lóc...............................................................7
1.1.2.1. Khái niệm cá lóc .................................................................................................7
1.1.2.2. Đặc điểm.............................................................................................................8
1.1.2.3. Phân loại .............................................................................................................8
1.1.2.4. Vai trò của việc nuôi cá lóc ................................................................................8
1.1.3. Kỹ thuật nuôi cá lóc...............................................................................................8
1.1.3.1. Một số đặc điểm sinh học ...................................................................................8

h

in


̣c k

ho

́H



́


ii


Đại học Kinh tế Huế

ại

Đ

1.1.3.2. Kỹ thuật nuôi cá lóc thương phẩm .....................................................................9
1.1.3.3. Kỹ thuật nuôi cá lóc trong bể ...........................................................................11
1.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc nuôi cá lóc.......................................................14
1.1.4.1. Nhóm nhân tố về điều kiện tự nhiên ................................................................14
1.1.4.2. Nhóm nhân tố về kinh tế - xã hội .....................................................................14
1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN ..............................................................................................16
1.2.1. Kinh nghiệm nuôi trồng thủy sản trên thế giới....................................................16
1.2.2. Thực trạng nuôi trồng thủy sản ở Việt Nam........................................................17
1.2.3. Thực trạng nuôi trồng thủy sản tại Quảng Bình ..................................................18
CHƯƠNG II: HIỆU QUẢ KINH TẾ MÔ HÌNH NUÔI CÁ LÓC TẠI XÃ NGƯ

THỦY BẮC, HUYỆN LỆ THỦY, TỈNH QUẢNG BÌNH...........................................20
2.1. KHÁI QUÁT ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU ..............................................................20
2.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên................................................................................20
2.1.1.1. Vị trí địa lý.......................................................................................................20
2.1.1.2. Địa hình, địa mạo .............................................................................................20
2.1.1.3. Đặc điểm khí hậu, thủy văn..............................................................................20
2.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội......................................................................................22
2.1.2.1. Tình hình dân số và lao động ...........................................................................22
2.1.2.2. Tình hình sử dụng đất......................................................................................23
2.1.2.3. Cơ sở hạ tầng ...................................................................................................24
2.1.2.4. Tình hình sản xuất kinh doanh trên địa bàn xã Ngư Thủy Bắc.......................26
2.1.3. Đánh giá chung về địa bàn nghiên cứu ..............................................................27
2.1.3.1. Thuận lợi..........................................................................................................27
2.1.3.2. Khó khăn..........................................................................................................28
2.2. KẾT QUẢ VÀ HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA VIỆC NUÔI CÁ LÓC ....................28
2.2.1. Năng lực sản xuất của các hộ điều tra tại địa bàn xã...........................................28
2.2.1.1. Thông tin cơ bản của các hộ điều tra................................................................28
2.2.1.2. Tình hình đầu tư trang thiết bị của các hộ điều tra...........................................30
2.2.2. Diện tích, năng suất, sản lượng của các hộ điều tra ............................................31
2.2.3. Chi phí đầu tư nuôi cá lóc của các hộ điều tra ....................................................32
2.2.4. Các vấn đề liên quan đến thị trường tiêu thụ cá lóc ............................................34
2.2.4.1. Đối tượng thu mua cá lóc .................................................................................35
2.2.4.2. Quyết định về giá bán trong quan hệ mua – bán cá lóc....................................36
2.2.4.3. Phương thức chi trả của người mua đối với hộ sản xuất cá lóc .......................37
2.2.4.4. Phương thức tiêu thụ cá lóc của những người thu mua....................................38
2.2.5. Mức độ khó khăn của các yếu tố đối với việc nuôi cá lóc của các hộ điều tra ...39
2.2.6. Kết quả và hiệu quả nuôi cá lóc của các hộ điều tra ...........................................43
2.2.6.1.Các chỉ tiêu kết quả ...........................................................................................43
2.2.6.2. Các chỉ tiêu hiệu quả ........................................................................................44


h

in

̣c k

ho

́H



́


iii


Đại học Kinh tế Huế

2.2.7. Phân tích mối quan hệ giữa một số nhân tố và năng suất cá lóc của các hộ điều tra ..... 45
CHƯƠNG III. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG MÔ HÌNH NUÔI CÁ LÓC
TẠI ĐỊA BÀN XÃ NGƯ THỦY BẮC.........................................................................49
3.2. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH NUÔI CÁ LÓC THEO HƯỚNG BỀN
VỮNG ...........................................................................................................................50
3.2.1. Các giải pháp cụ thể với hộ nuôi .........................................................................50
3.2.2. Giải pháp đối với chính quyền địa phương .........................................................51
PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.......................................................................53
1. Kết luận......................................................................................................................53
2. Kiến nghị ...................................................................................................................53

TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................55
Phụ lục ...........................................................................................................................56

ại

Đ
h

in

̣c k

ho
́H


́

iv


Đại học Kinh tế Huế

DANH MỤC CÁC BẢNG

ại

Đ

Bảng 1.1: Tình hình khai thác và nuôi trồng thủy sản Việt Nam 2014 – 2016.............18

Bảng 1.2 : Sản lượng khai thác và nuôi trồng thủy sản giai đoạn 2014 – 2016............19
Bảng 2.1: Tình hình cơ cấu đất đai của xã Ngư Thủy Bắc năm 2016...........................23
Bảng 2.2: Tình hình cơ cấu kinh tế của xã năm 2016 ...................................................27
Bảng 2.3: Tình hình nhân khẩu và lao động của các hộ điều tra...................................29
Bảng 2.4: Tình hình trang bị tư liệu sản xuất nuôi cá lóc của các hộ điều tra ..............30
Bảng 2.5: Diện tích, năng suất, sản lượng cá lóc nuôi của các hộ điều tra ...................31
Bảng 2.6: Chi phí và cơ cấu chi phí của các hộ điều tra tại địa bàn xã.........................32
Bảng 2.7: Nguồn cung ứng giống của các nông hộ tại địa bàn .....................................33
Bảng 2.8: Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố cho sẵn đến việc nuôi cá lóc của các hộ
điều tra ...........................................................................................................................39
Bảng 2.9: Kết quả sản xuất của các hộ điều tra tại địa bàn xã .................................................43
Bảng 2.10: Hiệu quả sx cá lóc của các hộ điều tra tại địa bàn xã .................................44

h

in

̣c k

ho
́H


́

v


Đại học Kinh tế Huế


DANH MỤC CÁC HÌNH, BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1: Đối tượng thu mua cá lóc của các hộ điều tra tại địa bàn xã .......................35
Biểu đồ 2: Các quyết định về giá trong quan hệ mua bán cá lóc của các hộ điều tra ...36
Biểu đồ 3: Phương thức chi trả của người mua đối với hộ nuôi cá lóc .........................38
Biểu đồ 4: Phương thức tiêu thụ cá lóc của những người thu mua ...............................38
Biểu đồ 5: mức độ ảnh hưởng của các yếu tố cho sẵn đến việc sản xuất cá lóc của các
hộ điều tra ......................................................................................................................40
Biểu đồ 7: Mối quan hệ giữa năng suất và công lao động của các hộ nuôi cá lóc........46
Biểu đồ 8: Mối quan hệ giữa năng suất và chi phí phòng trị bệnh của các hộ nuôi cá
lóc ..................................................................................................................................47
Biểu đồ 9: Mối quan hệ giữa năng suất và mật độ thả cá của các hộ nuôi cá lóc .........48

ại

Đ
h

in

̣c k

ho
́H


́

vi



Đại học Kinh tế Huế

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP CƠ SỞ

ại

Đ

1. Thông tin chung
1.1. Tên đề tài: Đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình nuôi cá lóc tại xã Ngư
Thủy Bắc, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình
1.2. Mã số đề tài: SV 2017 – 01 – 16
1.3. Chủ nhiệm đề tài: Võ Thị Kim Lan
1.4. Cơ quan chủ trì: Trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế
1.5. Thời gian thực hiện: 01/2017 – 12/2017
2. Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở phân tích, đánh giá hiện trạng sản xuất nuôi trồng, đề tài nhằm đánh
giá được hiệu quả của mô hình nuôi cá lóc, mang lại hiệu quả kinh tế và xã hội cho bà
con trong địa bàn xã Ngư Thủy Bắc nói riêng và toàn huyện Lệ Thủy nói chung.
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn liên quan đến vấn đề nuôi cá lóc tại
địa bàn xã Ngư Thủy Bắc, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình.
- Phân tích hiện trạng, tình hình sản xuất nuôi trồng cá lóc tại địa bàn xã Ngư
Thủy Bắc, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình.
- Đánh giá hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội của mô hình nuôi trồng cá lóc tại
địa bàn xã Ngư Thủy Bắc, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình.
- Đề xuất các giải pháp để nâng cao hiệu quả mô hình trong dài hạn và có thể

nhân rộng trên các địa bàn khác

h

in

̣c k

ho

́H



́


3. Tính mới và sáng tạo

Hệ thống lại cơ sở lý luận và thực tiễn liên quan đến nuôi trồng cá lóc tại địa
bàn xã Ngư Thủy Bắc, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình. Cập nhật được số liệu của xã
Ngư Thủy Bắc năm 2016 về tình hình kinh tế xã hội, quốc phòng an ninh. Phân tích
được hiện trạng tình hình nuôi trồng cá lóc và những khó khắn mà các hộ gia định gặp
phải tại địa bàn năm 2017. Đánh giá được hiệu quả kinh tế mà mô hình nuôi cá lóc
mang lại cho hộ nông dân nói riềng và tình hình kinh tế của huyện nhà nói chung.
Cuối cùng là đề xuất các biện pháp cụ để áp dụng tại địa bàn xã giúp nâng cao hiệu
quả mô hình nuôi cá lóc.
4. Các kết quả nghiên cứu thu được
- Nghiên cứu thực trạng nuôi cá lóc tại địa bàn xã Ngư Thủy Bắc
Nhận thấy rằng: Diện tích nuôi cá lóc của các hộ gia đình ở đây còn khá nhỏ lẻ,

năng suất và sản lượng nằm ở mức trung bình.

vii


Đại học Kinh tế Huế

Chi phí sản xuất của các hộ nuôi là gần 50 triệu đồng/200m2/vụ, trong khi đó
tổng giá trị sản xuất là 68,40 triệu đồng. Có thể nhận thấy là hoạt động nuôi cá lóc đã
đem là một khoản lợi nhuận cho người nông dân, giúp bà con có thể thoát khỏi cái
nghèo và cải thiện cuộc sống.
- Thuận lợi khó khăn: Tuy nằm có điều kiện thổ nhưỡng đất đai, thủy văn
không được thuận lợi nhưng lại phù hợp với hoạt động nuôi cá lóc, nên được thực hiện
bố trí tổ chức sản xuất hợp lý và khoa học. Đồng thời bà con ở huyện nhà cũng gặp rất
nhiều khó khăn từ việc ảnh hưởng của bão lũ cho tới công tác quy hoạch quản lý, đặc
biệt là việc thiếu vốn đầu tư để sản xuất.
5. Các sản phẩm của đề tài (nếu có)
Báo cáo tổng kết và báo cáo tóm tắt của đề tài

ại

Đ

6. Đóng góp về mặt kinh tế - xã hội, giáo dục và đào tạo, an ninh, quốc phòng
và khả năng áp dụng của đề tài:
Đánh giá được hiệu quả của mô hình nuôi cá lóc tại xã Ngư Thủy Bắc đề ra giải
pháp để nâng cao hiệu quả trong quá trình sản xuất của bà con tại địa bàn.

̣c k


ho
Ngày 30 tháng 12 năm 2017
Giáo viên hướng dẫn

h

in

Ngày 30 tháng 12 năm 2017
Sinh viên chịu trách nhiệm
chính của đề tài

́H


́


Phạm Xuân Hùng

Võ Thị Kim Lan

viii


Đại học Kinh tế Huế

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

ại


Đ

NTTS
Đvt
BQC
KH TSCĐ
GO
IC
VA
MI
UBND
Phòng NN và PTNN
TATN
TACN

Nuôi trồng thủy sản
Đơn vị tính
Bình quân chung
Khấu hao tài sản cố định
Tổng giá trị
Chi phí trung gian
Giá trị gia tăng
Thu nhập hỗn hợp
ủy ban nhân dân
Phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn
Thức ăn tự nhiên
Thức ăn công nghiệp

h


in

̣c k

ho
́H


́

ix


Đại học Kinh tế Huế

PHẦN 1: PHẦN MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm vừa qua, ngành nuôi trồng thủy sản đã có những phát triển
vượt bậc và trở thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước. Nuôi trồng
thủy sản không những mang lại nguồn ngoại tệ lớn cho nền kinh tế đất nước nhờ xuất
khẩu mà còn là nguồn cung cấp thực phẩm chủ yếu cho người dân, và giúp cho những
hộ nuôi có nguồn thu nhập đáng kể giúp xóa đói giảm nghèo và vươn lên làm giàu.

ại

Đ

Hằng năm, cùng với sự phát triển chung của các ngành, lĩnh vực trong cả nước,
ngành thủy sản đã đạt được những thành tựu đáng ghi nhận. Cụ thể về tốc độ tăng

trưởng của Việt Nam về xuất khẩu thủy sản giai đoạn 2010 -2015 có xu hướng tăng
dần (năm 2010 đạt 5 tỷ USD, năm 2015 đạt 6,6 tỷ USD). Nhưng năm 2015 là một năm
khó khăn của ngành thủy sản, tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 6,6 tỷ USD, giảm 16% so
với năm 2014, trong đó cả 3 mặt hàng thủy sản xuất khẩu chính là tôm, cá tra và cá
ngừ đồng loạt giảm.

̣c k

ho

Nuôi trồng thủy sản đối với tỉnh Quảng Bình nói chung và địa bàn các huyện
nói riêng cũng đóng vai trò quan trọng trong công cuộc xóa đói giảm nghèo, nó đã
thực sự bùng nổ và mang lại những kết quả đáng ghi nhận. Đầu năm 2016 có 5.100ha
diện tích nuôi trồng thủy hải sản.

h

in

Xã Ngư Thủy Bắc, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình là địa phương nằm dọc bờ
biển nên ngành nghề chủ yếu của người dân ở đây là nghề ngư. Đánh bắt thủy hải sản
là hoạt động chủ yếu và đưa lại nguồn thu nhập chính cho người dân. Tuy nhiên, nghề
ngư phụ thuộc nhiều vào điều kiện thời tiết, khí hậu nên thu nhập thường không ổn
định, bất thường là cho đời sống của người dân bấp bênh. Mặt khác, khi điều kiện
thuận lợi người dân được mùa biển thì lượng cá nhỏ, giá trị thấp không thể tiêu thụ hết
và thường bị ép giá.

́H




́


Từ những khó khăn mà người dân đang phải đối mặt và để cải thiện thu nhập,
tận dụng lượng cá nhỏ dư thừa lúc được mùa đi biển từ đó học đã phát triển các mô
hình nuôi cá Lóc. Hoạt động nuôi cá Lóc đóng vai trò rất quan trọng đối với người dân
nơi đây, không chỉ giải quyết công ăn việc làm trên cạn cho người dân biển mà còn
đưa lại khoản thu nhập lớn, góp phần xóa đói giảm nghèo, tăng trưởng kinh tế của xã.
Trong những năm qua, hoạt động đã có những khởi sắc rõ rệt, đặc biệt có sự chỉ đạo
của xã, huyện về hình thức nuôi và phương pháp nuôi. Tuy nhiên, sự mở rộng diện
tích nuôi còn mang tính tự phát, mức độ đầu tư chưa cao và là địa phương đầu tiên
thực hiện mô hình nuôi cá Lóc trên cát nên còn gặp nhiều khó khăn. Để hiểu rõ hơn
những khó khăn cũng như những hiệu quả và kết quả hoạt động nuôi cá lóc mang lại
cho người dân nơi đây, nhóm chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá hiệu
quả kinh tế của mô hình nuôi cá lóc tại xã Ngư Thủy Bắc, huyện Lệ Thủy, tỉnh
Quảng Bình”.
1


Đại học Kinh tế Huế

2.Mục tiêu nghiên cứu
2.1.Mục tiêu chung
Đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình nuôi cá lóc tại xã Ngư Thủy Bắc huyện Lệ
Thủy tỉnh Quảng Bình, từ đó đề ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của mô hình.
2.2.Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn liên quan đến vấn đề nghiên cứu.
- Đánh giá hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội của mô hình nuôi trồng cá lóc tại
địa bàn xã Ngư Thủy Bắc, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình.

- Đề xuất các giải pháp để nâng cao hiệu quả mô hình trong dài hạn và có thể
nhân rộng trên các địa bàn khác.
3.Phương pháp nghiên cứu

Đ

3.1.Phương pháp thu thập số liệu

ại

- Đối với các thông tin thứ cấp: thu thập từ các cơ quan có liên quan đến lĩnh
vực và địa bàn đã nghiên cứu: UBND huyện, xã; sách báo tài liệu có liên quan...
- Đối với thông tin sơ cấp: Dùng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên (xác suất)
để xác định thông tin về các hộ gia đình tham gia nuôi trong xã. Tổng số mẫu nhóm
chúng em tiến hành khảo sát là50 mẫu. Thu thập bằng việc phỏng vấn trực tiếp đối
tượng điều tra theo bảng hỏi đã được lập sẵn.

h

in

̣c k

ho

3.2.Phương pháp xử lí số liệu

́H




Dùng phương pháp phân tổđể hệ thống hóa tài liệu điều tra theo các tiêu thức
yêu cầu nghiên cứu. Việc xử lí, tính toán số liệu được tiến hành trên máy tính theo
phần mềm thống kê ứng dụng.

́


Sau khi thu thập số liệu, nhóm đề tài chúng emtiến hành kiểm tra đánh giá và
điều tra bổ sung, thay thế một vài thông số chưa đạt yêu cầu. Số liệu điều tra được
nhập vào máy tính (phần mềm Excel/SPSS) để xử lí theo nội dung đã được xác định.
3.3.Phương pháp phân tích
- Phương pháp thống kê mô tả: sử dụng các chỉ tiêu số tuyệt đối, số tương đối,
số bình quân, dãy số thời gian... kết hợp với việc so sánh giữa các nhóm để phân tích,
nêu lên mức độ của hiện tượng (năng suất...), tình hình biến động của hiện tượng và
mối quan hệ qua lại giữa các hiện tượng.
- Phương pháp phân tích thống kê.
4.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Hiệu quả mô hình nuôi cá lóc tại địa bàn xã Ngư Thủy Bắc, huyện Lệ Thủy,
tỉnh Quảng Bình.

2


Đại học Kinh tế Huế

4.2.Phạm vi nghiên cứu
- Về thời gian: giai đoạn 2010 - 2015 đối với số liệu thứ cấp và năm 2017 đối
với số liệu sơ cấp

- Về không gian: vùng cát trắng ven biển của xã Ngư Thủy Bắc, huyện Lệ
Thủy, tỉnh Quảng Bình.
- Về nội dung: : Tập trung đánh giá hiệu quả của mô hình nuôi cá lóc tại địa bàn
xã Ngư Thủy Bắc, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình và đưa ra các giải pháp nhằm phát
triển mô hình nuôi đó.

ại

Đ
h

in

̣c k

ho
́H


́

3


Đại học Kinh tế Huế

PHẦN 2: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ VIỆC NUÔI
CÁ LÓC VÀ MÔ HÌNH NUÔI CÁ LÓC HIỆU QUẢ
1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC NUÔI CÁ LÓC VÀ MÔ HÌNH NUÔI CÁ

LÓC HIỆU QUẢ
1.1.1. Lý luận về hiệu quả kinh tế
1.1.1.1. Khái niệm và bản chất về hiệu quả kinh tế
 Khái niệm về hiệu quả kinh tế

ại

Đ

“Hiệu quả kinh tế của một hiện tượng (hoặc quá trình) kinh tế là một phạm trù
kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực (nhân lực, tài lực, vật lực, tiền vốn)
để đạt được mục tiêu xác định”. Từ khái niệm khái quát này, có thể hình thành công
thức biễu diễn khái quát phạm trù hiệu quả kinh tế như sau:
H = K/C

ho

h

in

̣c k

Với H là hiệu quả kinh tế của một hiện tượng (quá trình kinh tế) nào đó; K là
kết quả thu được từ hiện tượng (quá trình) kinh tế đó và C là chi phí toàn bộ để đạt
được kết quả đó. Và như thế cũng có thể khái niệm ngắn gọn: hiệu quả kinh tế phản
ánh chất lượng hoạt động kinh tế và được xác định bởi tỷ số giữa kết quả đạt được với
chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó.

́H




Quan điểm này đã đánh giá được tốt nhất trình độ sử dụng các nguồn lực ở mọi
điều kiện “động” của hoạt động kinh tế. Theo quan niệm như thế hoàn toàn có thể tính
toán được hiệu quả kinh tế trong sự vận động và biến đổi không ngừng của các hoạt
động kinh tế, không phụ thuộc vào quy mô và tốc độ biến động khác nhau của chúng.

́


Từ định nghĩa về hiệu quả kinh tế như đã trình bày ở trên, chúng ta có thể hiểu
hiệu quả kinh tế của hoạt động sản xuất kinh doanh là một phạm trù kinh tế phản ánh
trình độ sử dụng các nguồn lực (lao động, máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu và tiền
vốn) nhằm đạt được mục tiêu mà doanh nghiệp đã xác định.
 Bản chất của hiệu quả kinh tế
Bản chất của hiệu quả kinh tế xuất phát từ mục đích sản xuất và sự phát triển kinh
tế xã hội của mỗi quốc gia nhằm thỏa mãn nhu cầu vật chất và tinh thần ngày càng tăng
cho mỗi thành viên trong xã hội. Trong qua trình sản xuất của con người không đơn thuần
chỉ chú ý đến hiệu quả kinh tế, còn phải xem xét đánh giá hiệu quả xã hội, hiệu quả môi
trường sinh thái. Ta có thể hiểu bản chất của hiệu quả kinh tế như sau:
- Hiệu quả kinh tế là một phạm trù phản ánh chất lượng của các hoạt động kinh
tế, nâng cao chất lượng hoạt động kinh tế là tăng cường sử dụng các nguồn lực hiệu
quả. Đây đòi hỏi tính khách quan của nền kinh tế sản xuất của xã hội, do yêu cầu của

4


Đại học Kinh tế Huế


công tác quản lý kinh tế cần thiết phải đánh giá nhằm nâng cao chất lượng các hoạt
động kinh tế đã làm xuất hiện phạm trù hiệu quả kinh tế.
- Hiệu quả kinh tế là mối tương quan so sánh cả về tuyệt đối và tương đối giữa
lượng kết quả đạt được và chi phí bỏ ra. Mục tiêu của các nhà sản xuất và quản lý là một
lượng dự trữ tài nguyên nhất định muốn tạo ra khối lượng sản phẩm lớn nhất, điều đó cho
thấy quá trình sản xuất có sự liên kết mật thiết giữa các yếu tố đầu vào và yếu tố đầu ra, là
sự biểu hiện kết quả của các mối quan hệ thể hiện tính hiệu quả của sản xuất.
- Hiệu quả kinh tế là vấn đề trung tâm của mọi quá trình kinh tế, có liên quan
đến tất cả các phạm trù và quy luật kinh tế khác.
- Hiệu quả kinh tế gắn liền với nội dung tiết kiệm chi phí tài nguyên cho sản xuất,
tức là giảm đến mức tối thiểu chi phí sản xuất trên một đơn vị sản phẩm tạo thành.

ại

Đ

- Bản chất của hiệu quả kinh tế xuất phát từ mục đích sản xuất và phát triển
kinh tế - xã hội, nhằm đáp ứng ngày càng cao nhu cầu về vật chất và tinh thần cho mọi
đối tượng trong xã hội.
1.1.1.2.Phân loại hiệu quả kinh tế

̣c k

ho

Phân loại hiệu quả kinh tế là một việc làm hết sức có tầm quan trọng và thiết
thực. Nó là phương pháp để các tổ chức sử dụng để đánh giá kết quả mà mình đạt
được và là cơ sở để hoạch định nên các chính sách, chiến lược, kế hoạch kinh doanh
của doanh nghiệp mình.


in

 Căn cứ vào phạm vi, hiệu quả kinh tế được phân thành:

h

Hiệu quả kinh tế quốc dân: Là xem xét hiệu quả kinh tế cho toàn bộ nền kinh tế.
Dựa vào chỉ tiêu này chúng ta đánh giá một cach toàn diện tình hình sản xuất và phát
triển sản xuất của nền kinh tế, hệ thống pháp luật, chính sách của nhà nước tác động
đến nền kinh tế xã hội nói chung.

́H



́


Hiệu quả kinh tế ngành: Nền kinh tế quốc dân bào gồm nhiều ngành, nhiều lĩnh
vực sản xuất. Mỗi ngành lại được chia thành nhiều ngành nhỏ ( VD: ngành nông
nghiệp, công nghiệp; được chia thành các ngành nhỏ như: ngành trồng trọt, chăn nuôi,
công nghiệp nặng, công nghiệp nhẹ…). Trong hiệu quả kinh tế người ta tính toán hiệu
quả riêng cho mỗi ngành sản xuất.
Hiệu quả kinh tế vùng: Phản ánh hiệu quả kinh tế của một vùng (vùng kinh tế,
vùng lãnh thổ).
Hiệu quả kinh tế theo quy mô tổ chức sản xuất: Đánh giá hiệu quả các quy mô
khác nhau như: quy mô lớn, quy mô vừa và quy mô nhỏ.
 Căn cứ theo các yếu tố cơ bản của sản xuất và phương thức tác động
vào sản xuất thì hiệu quả kinh tế gồm có:
Hiệu quả sử dụng lao động và các yếu tố tài nguyên như: đất đai, nguyên liệu,

năng lượng.
Hiệu quả sử dụng vốn, máy móc, thiết bị.
Hiệu quả áp dụng kỹ thuật mới và quản lý.

5


Đại học Kinh tế Huế

1.1.1.3.Các chỉ tiêu về chi phí và kết quả kinh tế
Trong nuôi trồng thủy sản, chi phí sản xuất là toàn bộ hao phí mà người nuôi
phải bỏ ra để tiến hành nuôi trồng một loại thủy sản nào đó. Trong ngắn hạn, chi phí
sản xuất bao gồm: chi phí biến đổi và chi phí cố định.
Kết quả sản xuất của hộ nuôi trồng thủy sản là giá trị sản lượng thủy sản sản
xuất ra, nó chính là doanh thu hoặc giá trị sản xuất của hoạt động nuôi trồng thủy sản
của nông hộ. Trong thực tế, kết quả của quá trình nuôi trồng thủy sản có thể được sử
dụng với nhiều mục đích như bán để thu tiền, để lại gia đình làm thực phẩm hoặc làm
thức ăn cho gia súc, để lại làm giống cho vụ tiếp theo,...

Đ

- Tổng giá trị sản xuất (GO): Là tổng thu nhập của một loại mô hình (gồm các
loại sản phẩm) hoặc một đơn vị diện tích; công thức tính là: GO=ΣQi*Pi, trong đó Qi
là khối lượng sản phẩm thứ i, Pi là giá sản phẩm thứ i. ( Thu nhập thuần: Được tính
bằng cách lấy sản lượng (kg) nhân với đơn giá lúa (đồng/kg): GO = Ql*Pl).

ại

- Chi phí trung gian (IC), còn được gọi là chi phí sản xuất: Là chi phí cho một
mô hình hoặc một đơn vị diện tích, trong một khoảng thời gian; bao gồm: Chi phí vật

chất, dịch vụ, không bao gồm công lao động, khấu hao.

ho

̣c k

- Chi phí lao động (A): Chi phí số ngày công lao động cho một chu kỳ sản xuất
hoặc một thời gian cụ thể.

h

in

- Khấu hao tài sản cố định (KH TSCĐ): Tài sản cá nhân, hộ đầu tư để sản xuất
(Như nhà kho, máy bơm, máy khác ...).
- Tổng chi phí (TC): TC = IC + A + KH TSCĐ



1.1.1.4.Các chỉ tiêu về hiệu quả kinh tế

́H

́


Hiệu quả kinh tế được đo lường bằng các chỉ tiêu tương đối, thể hiện quan hệ so
sánh giữa các yếu tố đầu ra và đầu vào của các hoạt động sản xuất.
- Giá trị gia tăng (VA): Là giá trị tăng thêm so với chi phí sản xuất bỏ ra. Công
thức: VA= GO-IC.

- Thu nhập hỗn hợp (MI): được tính bằng tổng giá trị sản xuất (GO) trừ đi chi
phí sản xuất chi trả trực tiếp bằng tiền của hộ nuôi trồng thủy sản
MI = GO – IC – KH TSCĐ
- Hiệu suất đồng vốn (HS): Do sản xuất nông nghiệp có chu kỳ ngắn nên có thể
gọi là "Hiệu quả sử dụng đồng vốn"; Công thức tính là: HS=VA/IC.
- VA/GO: chỉ tiêu này cho biết trong 1 đồng giá trị sản xuất ta tích lũy được bao
nhiêu đồng giá trị gia tăng, đây là nguồn thu thực tế trong quá trình đầu tư sản xuất.

6


Đại học Kinh tế Huế

1.1.1.5.Ý nghĩa của việc nghiên cứu hiệu quả kinh tế

ại

Đ

Bản chất của hiệu quả kinh tế trong hoạt động sản xuất kinh doanh là phản ánh
mặt chất lượng trong hoạt động sản xuất kinh doanh, phản ánh trình độ sử dụng các
nguồn lực (lao động, thiết bị máy móc, nguyên vật liệu và tiền vốn) để đạt được mục
tiêu cuối của hoạt động sản xuất kinh doanh, mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận. Để hiểu rõ
bản chất của phạm trù hiệu quả kinh tế của hoạt động sản xuất kinh doanh. Kết quả
của hoạt động sản xuất kinh doanh là những gì đạt được sau một quá trình sản xuất
kinh doanh nhất định, kết quả cần đạt cũng là mục tiêu cần thiết của người sản xuất
kinh doanh. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh có thể coi là những đại lượng cân
đo, đong, đếm được như một số sản phẩm tiêu thụ mỗi loại, doanh thu, chi phí, thị
phần và cũng có thể là các đại lượng chỉ phản ánh mặt chất lượng hoàn hảo có tính
chất định tính như uy tín của doanh nghiệp, chất lượng sản phẩm... chính vì vậy kết

quả bao giờ cũng là mục tiêu của người kinh doanh. Trong khi đó, công thức tính hiệu
quả ở trên lại cho thấy trong khái niệm về hiệu quả sản xuất kinh doanh người ta đã sử
dụng cả hai chỉ tiêu là kết quả (đầu ra) và chi phí (đầu vào) để đánh giá sản xuất kinh
doanh. Vấn đề ở đây được đặt ra là hiệu quả kinh tế là mục tiêu hay phương tiện của
kinh doanh. Trong thực tế thì người ta sử dụng chỉ tiêu để làm mục tiêu cần đạt được
và trong nhiều trường hợp khác người ta sử dụng như một công cụ nhận biết khả năng
để tiến tới đạt được mục tiêu là kết quả cần đạt được.

̣c k

ho

h

in

Nâng cao hiệu quả kinh tế là quá trình tất yếu của việc phát triển xã hội, đất
nước. Trong sản xuất thì người sản xuất luôn muốn tăng hiệu quả kinh tế tức là họ tăng
được lợi nhuận, còn đối với người tiêu dùng thì khi tăng hiệu quả kinh tế tức là khi họ
nâng cao độ thỏa dụng khi sử dụng hàng hóa. Như vậy nâng cao hiệu quả kinh tế sẽ
làm cho xã hội ngày càng phát triển và có lợi, khi mà lợi ích của người tiêu dùng và
người sản xuất tăng lên hiệu quả trong nuôi trồng cá lóc có ý nghĩa rất quan trọng
trong xu thế phát triển ngày nay. Giúp cho ngành nuôi cá lóc phát triển, ổn định, bền
vững, tiết kiệm được các nguồn lực, giảm thiểu ô nhiễm môi trường để ngày càng nâng
cao được chất lượng của cá lóc.

́H




́


1.1.2.Các khái niệm và vai trò của nuôi cá lóc
1.1.2.1.Khái niệm cá lóc
Cá lóc Việt Nam (Danh pháp khoa học: Channa maculata) hay còn gọi là cá
quả Việt Nam hoặc cá quả ta, cá tràu ta hay cá lóc đồng là một loài cá nước
ngọt trong họ Cá quả (cá tràu) phân bố ở miền Nam Trung Quốc và đặc biệt là Việt
Nam, một số cá thể cá lóc ở Trung Quốc cũng được du nhập vào nhiều nơi khác nhau
và bị coi là loài xâm lấn.
Ghi chú: Họ Cá quả (tên khác: Cá chuối, Cá lóc, Cá sộp, Cá xộp, Cá tràu,cá
trõn, Cá đô, tùy theo từng vùng) là các loài cá thuộc họ Channidae. Họ này có hai chi
là Channa hiện biết 34 loài và Parachanna hiện biết có 3 loài ở châu Phi.

7


Đại học Kinh tế Huế

1.1.2.2.Đặc điểm
Cá lóc Việt Nam nhỏ, thân thuôn dài, có màu đen vàng, hoa đốm xanh, chúng
nhìn nhanh nhẹn hơn, đuôi thuôn dài, sờ vào chắc, đặc biệt loại cá bông lau có hoa văn
màu vàng xanh. Đầu của chúng bẹt so với thân, vảy tạo vân màu nâu xám xen lẫn với
những chỗ màu xám nhạt, lưng có màu đen ánh nâu. Cá lóc Việt Nam có con có màu
hơi ngả vàng, bụng cá ít mỡ, thịt cá khi luộc chín thì thơm và dẻo. Cá còn có lưỡi
giống như lưỡi lợn.

Đ

Chúng thuộc họ cá lóc Ophicephalidae. Họ cá lóc sống chủ yếu ở tầng đáy,

phân bố ở hầu hết các ao hồ, sông suối ở Việt Nam. Cá lóc vùng Châu Đốc thì cá nhỏ
sống từng bầy nổi theo mặt nước ăn bông cỏ hay các phiêu sinh vật nhỏ gọi chung tên
là cá rồng rồng. Đến khi cá lóc lớn bằng ngón chân cái thì gọi là cá lóc con hoặc cá cò
cũng; lớn cỡ cườm tay, cán mác thì dân quê gọi cá bằng cổ tay, cá bằng cán dao, cá
bằng bắp chân , và cá lóc lớn với lớp vảy đen ngòm và có thêm cặp râu ở ngay miệng
cá gọi là cá lóc cối, hoặc cá lóc biết nói.

ại

1.1.2.3.Phân loại

Cá lóc Việt Nam có 03 loại, Cả ba loại trên đều có mình thuôn dài, đuôi dẹp

ho

h

in

̣c k

- Cá đầu nhím: Trong số chúng có loại cá lóc nhím, thuộc loại có da trơn, đầu
giống rắn, mình và đuôi như con cá chạch, dài 1,14 m, nặng 4,2 kg. Có mỏ nhọn dài. Cá
lóc đầu nhím được người nuôi ưa chuộng bởi thịt ngon, bán được giá, ít bị bệnh và dị tật.
Cá lóc đầu nhím là con lai giữa lóc môi trề và lóc đen. Ngoài tự nhiên, cá phân bố ở nhiều
loại thủy vực nước ngọt. Chúng là động vật ăn thịt, có tập tính bắt mồi nhưng trong điều
kiện nuôi, cá quen dần việc ăn thức ăn tĩnh và ăn được nhiều loại thức ăn
- Cá lóc cá đầu vuông: Có đầu vuông mình to
- Cá lóc bông: Có mình trắng sọc đen.




1.1.2.4.Vai trò của việc nuôi cá lóc

́H

́


- Có nhiệm vụ tái tạo, bổ sung và ngày càng phát triển các nguồn lợi thủy sản
để cung cấp ngày càng nhiều hàng hóa cho tiêu dùng, cho xuất khẩu và nguyên liệu
cho công nghiệp chế biến thủy sản.
- Góp phần giải quyết việc làm cho phần lớn người dân lao động; góp phần
nâng cao hiệu quả Kinh tế cho Hộ gia đình. Cá lóc là loại cá nước ngọt, thịt ngon, dễ
nuôi. Trong điều kiện nông hộ có diện tích đất hạn hẹp hoặc không có đất, có thể nuôi
cá lóc với nhiều loại hình khác nhau. Có thể nuôi ao, vèo hay nuôi trong bể lót bạt, bể
xi măng. Mô hình nuôi này, các hộ nghèo, cận nghèo có thể tham gia để phát triển
kinh tế hộ. (Nguồn:Trạm Khuyến nông Phú Tân).
- Cung cấp các sản phẩm từ việc nuôi cá lóc cho người tiêu dùng.
1.1.3.Kỹ thuật nuôi cá lóc
1.1.3.1.Một số đặc điểm sinh học
Hiện nay, có 3 loài cá lóc được nuôi phổ biến: Cá lóc đen ( Ophiocephalus
striatus), các lóc bông (Ophiocephalus striatus), cá lóc môi trề (Ophiocephalus sp).

8


Đại học Kinh tế Huế

Về môi trường sống: Ngoài tự nhiên cá phân bố ở nhiều loại thủy vực nước

ngọt, lợ, chúng có mặt ở sông, kênh rạch, ao, đầm lầy, ruộng, đìa...Cá thích sống nơi
có thực vực thủy sinh (rong, cỏ, bèo...) để thuận lợi cho việc rình và bắt mồi.
Về khả năng thích nghi: cá có thể sống trong cả môi trường nước ngọt và lợ (8 –
12 %), độ pH thích hợp 6,3 – 7,5, nhiệt độ phù hợp cho tăng trưởng của cá 25 – 30 độ
C. Đặc biệt nhờ vào cấu tạo thích nghi của cơ quan hô hấp, sự phát triển của cơ quan
hô hấp phụ trên mang, ngoài việc sử dụng oxy có trong nước, cá còn có khả năng lấy
oxy trực tiếp từ ngoài không khí. Cá có thể sống trong môi trường chật hẹp, trong điều
kiện dơ bẩn, nước tù, thiếu oxy. Đây cũng là ưu thế để phát triển các mô hình nuôi
thâm canh trong bè, trong ao.

ại

Đ

Về đặc tính dinh dưỡng: Cá lóc mới nở tự dưởng bằng noãn hoàn trong 3 ngày,
có thể ăn các động vật rất nhỏ trong nước (luân trùng) hay lòng đỏ trứng, sau 5 – 7
ngày có thể ăn trùn chỉ, thức ăn tổng hợp dạng bột. Khi trưởng thành cá ăn động vật là
chủ yếu, khả năng rình bắt mồi rất tốt, trong thủy vực chúng ăn nhiều nhất là các loại
cá có kích thước nhỏ tôm, tép. Trong điều kiện nuôi cá ăn được nhiều loại thức ăn cá
biển, phụ phế phẩm của nhà máy chế biến thủy hải sản, phế phẩm từ lò mổ gia súc, gia
cầm, cám viên tổng hợp.

ho

h

in

̣c k


Về tăng trưởng: nếu nuôi cá lóc từ cở 5 – 7 cm sau 12 tháng nuôi cá đạt trọng
lượng từ 500 – 700g/con. Cá lớn nhanh từ tháng nuôi thứ tư, thứ năm (khi cá đạt được
100g/con) lúc này các ăn rất mạnh. Cá ăn nhiều, hoạt động mạnh và lớn nhanh vào
mùa Xuân – Hè. Và đây cũng lag giai đoạn cá béo nhất trước khi bước vào mùa sinh
sản vào đầu màu mưa.



1.1.3.2.Kỹ thuật nuôi cá lóc thương phẩm

́H

Về công tác chuẩn bị:

́


a. Loại hình nuôi ao

- Ao mới đào hoặc tận dụng ao có sẵn. Diện tích dao động từ 100 - 1.000 m2 là
thích hợp. Ao có dạng hình chữ nhật để tiện cho việc kiểm soát và thu hoạch cá. Bờ ao
phải cao để đảm bảo cá nuôi trong mùa lũ không bị thất thoát.
- Tát cạn ao, diệt tạp và cá dữ.
- Bón vôi với liều lượng 10 - 15 kg/100m2 để khử phèn và diệt các mầm bệnh.
- Phơi ao 2 - 3 ngày sau đó cấp nước vào ao đạt độ sâu 1,5 - 2,0m rồi mới tiến
hành thả cá.
- Vì là loài cá dữ chuyên bắt mồi sống nên giai đoạn nuôi thịt không cần bón
phân gây màu nước.
b. Nuôi cá lóc trong vèo (mùng lưới đặt trong ao)
Kích thước mùng lưới đặt trong ao phổ biến là: 5 x 3 x 2m có khả năng nuôi từ

6.000 - 8.000 con hoặc nuôi trong vèo 9 x 5 x 2m có thể nuôi từ 5.000 - 7.000 con.
Tùy theo điều kiện của từng hộ nuôi mà ta chọn kích thước vèo (mùng).
9


Đại học Kinh tế Huế

Cách chọn lưới may mùng là loại lưới cước được dệt có sợi chỉ lớn bằng nilon,
ít thấm nước và có độ chắc cao. Thông thường người nuôi chọn lưới sợi lớn 3,6 ly,
kích thước lỗ lưới 2,5cm.
Cách đặt vèo (mùng): Khoảng cách từ mặt nước trở lên cao 1 - 1,5m, khoảng
cách từ đáy lưới đến đáy ao là 0,5m không nên để sát đáy ao vì thức ăn dư thừa và chất
thải sẽ tích tụ sinh ra ô nhiễm.
Về thời gian và mùa vụ nuôi:
Ta có thể nuôi quanh năm nếu có thể chủ động được nguồn thức ăn.

ại

Đ

- Vụ 1: tháng 4 - 5 âm lịch và thu hoạch vào tháng 8 - 9 là do nhiệt độ dịu mát,
có nguồn thức ăn dồi dào, cá lớn nhanh nhờ nguồn thức ăn rẻ và dễ tìm.
- Vụ 2: Bắt đầu từ tháng 8 - 9, thu hoạch vào tháng 12 và tháng Giêng. Giai
đoạn này có nhiều nguồn thức ăn từ nguồn phụ phẩm thủy sản tự nhiên.
- Vụ 3: Bắt đầu từ tháng Giêng đến tháng 7, nên hạn chế nuôi ở vụ này vì thời
gian này cá chậm lớn, thức ăn cho cá hiếm và đắt, người nuôi không có lãi.
Về chọn cá giống:

ho


Về mật độ thả:

in

̣c k

Nên chọn cá khỏe, có kích thước đồng đều, cơ thể không bị xây xát, không bị dị
tật hay nhiễm bệnh.

h

- Đối với hình thức nuôi ao: 20 - 35 con/m2.
- Đối với hình thức nuôi bè: 80 - 150 con/m2.
- Đối với hình thức nuôi mùng (vèo) đặt trong ao: 80 - 100 con/m3.



́H

Về chăm sóc và quản lý:
a. Chăm sóc

́


- Cá lóc là loài ăn động vật thành phần thức ăn bao gồm nhiều loài động vật
tươi sống như: cá tạp, tép, ếch, nhái, cua, ốc…Trong quá trình nuôi có thể tập luyện cá
giống quen dần với thức ăn chế biến từ các nguồn nguyên liệu địa phương như cá tạp,
tấm, cám, bắp và Vitamin C…
- Cách cho ăn: Thông thường ở thời điểm đầu thả giống do kích thước cá còn

nhỏ nên thức ăn cần được xay nhuyễn.
- Dụng cụ cho cá ăn là sàn tre đan lưới hơi thưa và nhẵn được đặt xăm xắp
nước, chung quanh sàn có gờ chắn để thức ăn không bị tuột trôi ra ngoài, đồng thời
cũng giúp cá ăn từ dước lên trên mặt sàn.
- Khẩu phần cho ăn: Được định lượng cho phù hợp với các nhu cầu dinh dưỡng
và tình hình sức khỏe ở các giai đoạn phát triển của cá, có thể tóm tắt theo bảng sau:

10


Đại học Kinh tế Huế

Kích cở cá giống (g/con)
10 – 20
20 – 30
30 – 50
50 – 100
>100

Khẩu phần thức ăn (%)
8 – 10
5–8
5–8
5–8
5

Thời gian cho cá ăn: Sáng từ 7 - 8 giờ, chiều từ 4 - 5 giờ.
(Hiện nay có thức ăn viên chuyên dùng cho cá lóc, hệ số thức ăn dao động 1,2 - 1,3).
b. Quản lý hệ thống nuôi


ại

Đ

- Thường xuyên kiểm tra hệ thống công trình nuôi và hoạt động của cá. Theo
dõi sự biến động chất lượng nước trong ao nuôi, cần giữ nước sạch, định kỳ 2 - 3 tuần
thay nước một lần.
- Định kỳ bón vôi ổn định pH nước 2 - 3 kg/100 m3 nước.
- Định kỳ bổ sung vitamin C và khoáng chất.
- Đối với bè nuôi phải thường xuông treo giỏ thuốc (dây lác, lá xoan hoặc vôi
bột…), treo đầu bè.

̣c k

ho

Về thu hoạch:



1.1.3.3.Kỹ thuật nuôi cá lóc trong bể

h

in

- Thời gian nuôi ít nhất là 6 tháng, thông thường là 6 - 8 tháng.
- Trước khi thu hoạch 2 - 3 ngày không nên cho cá ăn để hạn chế cá bị chết
trong quá trình vận chuyển.


Về công tác chuẩn bị:

́H

́


- Mũ 2 da dùng lót bể.
- Trụ đứng (nóng đá hoặc cây tre,tràm…)
- Cây đóng vách ngang, nẹp tre, ván 3 – 5cm hoặc lót mê bồ.
- Ống cấp, đường kính 45cm, ống thoát đường kính 60 – 90cm dài 2 – 3 tấc; val
khoá, mở.
- Dây kẽm chằng bể.
Về thiết kế bể nuôi:
Làm khung hình chữ nhật, khoảng cách trụ đứng từ 0,6m – 0,8m một cây, đảm
bảo cho chắc chắn để khi bơm nước vào không bị sạt, vách đóng nẹp ván, tre, khoảng
cách 1 – 2 phân hoặc đóng sườn xong, lót mê bồ xung quanh. Sau đó lót bạt 2 da.
Khi lót bạt, xếp góc cho sát mí, những li nhỏ cho ở bên trong, bên ngoài chỉ
chừa một li lớn ốp sát vào đóng nẹp cho phẳng bạt, để sau này dễ vệ sinh bể. Khung
phải chằng dây kẽm cho chắc chắn và có lưới bảo vệ phía trên, tránh cá phóng nhảy.
Ống cấp nước vào đặt phía trên bể, ống tràn (khi trời mưa sẽ duy trì mực nước theo
11


Đại học Kinh tế Huế

yêu cầu không tràn nước bể nuôi), ống xả nước ở tầng đáy bể. Đáy bể có độ dốc thấp
dần về phía thoát nước để chất cặn bả trôi ra ngoài khi thay nước.
Quy cách bồn: Có thể tính theo bề khổ của mũ để ít tốn chi phí. (khổ 4m x 6m x
8m).Tatính:

Chiều ngang = ngang đáy + 2 chiều cao (2 vách đứng). Chiều dài = Dài đáy + 2 chiều
cao. Nếu bể ngang 3m, dài 5m, cao 1,5 m ta mua 8m mũ và chọn khổ mũ 6m, hoặc
mua 6m khổ mũ 8m. (Ngang 3m + 3m= 6m; dài 5m + 3m = 8m) Nếu bể: Ngang 2m,
dài 3m, cao 1,5 m (ngang 2m + 3m = 5m, dài 3m + 3m = 6m) Lấy khổ mũ 6m làm
chiều dài,ta chỉ mua 5m là đủ.
Chiều sâu mực nước nuôi cá đảm bảo: 1,2m.
Về các phương tiện hỗ trợ:

ại

Đ

Nuôi cá lóc trong bể lót bạt do tận dụng diện tích nhỏ nuôi với mật độ cao nên
cần phải trao đổi nước thường xuyên để cung cấp Oxy đầy đủ cá mới phát triển tốt. Do
đó mô hình nuôi này đòi hỏi phải có moteur bơm nước, thông thường công suất từ 0,5
CV – 2 CV tùy bể nuôi lớn nhỏ.

ho

Về mật độ nuôi:

h

a.Chuẩn bị nguồn nước

in

Về kỹ thuật thả cá:

̣c k


Có thể nuôi từ 60 – 100 con/m3 bể. Nếu khu vực nào cúp điện thường xuyên, có
thể nuôi với mật độ thấp.(60 – 80con/m2). Cỡ cá thả: có thể thả cá từ lồng 6 – lồng 10.

́H



Trước khi thả cá 3 – 4 ngày, cho nước vào bể nuôi, độ sâu 8 tấc. Sau đó, cá lớn,
nâng dần mực nước cho đạt yêu cầu 1,2m.

́


Xử lý sát trùng nguồn nước: Avaxide 1cc/m3, 2 ngày sau xử lý Yuca-zeo bio+
muối hột (bể 3m x 5m x 0,8m): Xử lý 25g vôi + 1/2 lon sữa bò muối hột).
b.Nhập giống
Cá đem về phải xử lý: Tắm cá, ngừa ngoại ký sinh hoặc nấm trước khi thả vào bể nuôi
bằng một trong các loại sau: Muối hột 2 – 3% (tương đương 200 – 300g trong 10lít
nước). Thời gian 10 – 15 phút hoặc thuốc có gốc Iode. Thí dụ: Iodine – complex
(Công ty Bio): Nồng độ ngâm là 1cc/m3 (khối = 1.000 lít; tắm 10cc/m3 thời gian 5 – 10
phút.
Cách pha: Nếu chứa cá trong thau khoảng 10 lít nước, ta pha như sau: Rút 1cc
thuốc pha trong 1lít nước sạch, sau đó rút 100cc thuốc đã pha cho vào thau 10 lít nước,
thời gian 10 phút. Nếu số lượng nước trong thau là 5 lít, ta lấy 50cc, thời gian 10 phút.
* Lưu ý khi tắm cá: Có thời gian nhất định; tính nồng độ thuốc cần dùng pha
sẵn thuốc, cho thuốc từ từ vào cá, theo dõi phản ứng của cá để xử lý kịp thời, vì đôi
khi nhắm chừng không đúng, hoặc cá bị mệt do vận chuyển xa. Sau khi tắm cá 10 – 15
12



Đại học Kinh tế Huế

phút, đưa cá vào bể nuôi, ngày sau mới cho cá ăn. Nếu khi thả cá vào bể, có một vài
con tách đàn hoặc nổi trên mặt nước, tạt tiếp tục 2 – 3 đợt thuốc trị ngoại ký sinh (cách
một ngày xử lý một lần).
Về cho ăn và chăm sóc:
Thức ăn là cá tạp, xay, bằm, cắt khúc tùy theo kích cỡ cá. Khi cho cá ăn phải
quan sát hoạt động của cá và quan sát nguồn nước để xử lý kịp thời. Nếu thấy cá nhát:
đốp mồi rồi chạy ra ngoài phải xử lý nguồn nước hoặc tạt thuốc trị ký sinh trùng. Nếu
thấy cá nổi trên mặt nước nhiều là nguồn nước dơ. Nếu cá nổi trên mặt nước, da sẫm
màu, phản xạ kém với tiếng động là cá bị ký sinh trùng. Sức ăn của cá phụ thuộc: Thời
tiết, chế độ trao đổi nước, chất lượng mồi.
Khi thời tiết xấu trộn Vitamine-C, men tiêu hoá, betaglucan cho cá ăn 3 – 5
ngày.

Đ

ại

Cá lồng 10 – 2 nên tẩy giun hoặc trộn thuốc trị nội ngoại ký sinh (có bán ở hiệu
thuốc Thú Y). Trong chu kỳ nuôi có thể tẩy giun 3 đợt, tẩy giun lúc cá khoẻ.

Về chế độ thay nước:

̣c k

ho

* Lưu ý: Cho ăn: Đủ số lượng để cá phát triển (nếu thiếu mồi, cá ăn lẫn nhau rất

dữ làm hao đầu con); đủ chất lượng để cá khoẻ; đúng vị trí và thời gian để tạo phản xạ
có điều kiện giúp cá hấp thu thức ăn tốt, hệ số tiêu tốn thức ăn sẽ thấp.

h

in

Do diện tích nhỏ, khi cá ăn mồi, lượng mồi rã ra, phân cá thải ra, nên nước rất
mau dơ, nhất là cá biển, nên việc trao đổi nước tốt giúp cá phát triển nhanh và bắt mồi
mạnh. Khi thay nước mở val xả nước tầng đáy. Nếu chất cặn bả không thoát tốt do kỹ
thuật làm bể, do đó khi thay nước nên có ống mũ để rút bã dưới đáy bể. Thay nước
như thế mới hiệu quả.

́H



-

Tuần thứ 4 trở đi thay nước mỗi ngày.

́


Giai đoạn 3 tuần đầu 2-3 ngày thay nước một lần, nếu cho ăn mồi cá biển thì 2
ngày thay nước một lần,vì cho ăn mồi cá biển nước rất mau dơ.
-

Tháng cuối mỗi ngày thay nước 2 lần, sáng, chiều, trưa và khuya cấp thêm
nước mới từ 20-30phút.

-

Về thu hoạch:
Chu kỳ vụ nuôi nếu cho ăn cá tạp thường từ 3- 4 tháng.(tính từ cá lồng 5-6).
Nếu cho ăn thức ăn viên thời gian nuôi đến thu hoạch là 4-5 tháng. Có con đạt 700800g nhưng trọng lượng bình quân đạt 400g – 500g, bể 15m2, mật độ 100 con/m2 có
thể đạt sản lượng từ 350kg – 650kg (tùy vào kỹ thuật của hộ nuôi).

13


×