Tải bản đầy đủ (.pdf) (70 trang)

Tác động của sự cố môi trường biển miền trung đến việc làm và thu nhập của người dân ở thị trấn thuận an huyện phú vang tỉnh thừa thiên huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (710.83 KB, 70 trang )

Đại học Kinh tế Huế

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
------

ại

Đ

BÁO CÁOTỔNG KẾT

ĐỀ TÀI:

̣c k

ho

ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP CƠ SỞ
TÁC ĐỘNG CỦA SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG BIỂN MIỀN TRUNG ĐẾN

in

VIỆC LÀM VÀ THU NHẬP CỦA NGƯỜI DÂN THỊ TRẤN THUẬN

h

́H




AN, HUYỆN PHÚ VANG, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

́


MÃ SỐ: SV2017-01-02

CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI: SV ĐỖ THỊ TRÂM ANH

Huế 12/2017


Đại học Kinh tế Huế

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
------

ại

Đ

BÁO CÁO TỔNG KẾT

ĐỀ TÀI:

̣c k

ho


ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP CƠ SỞ
TÁC ĐỘNG CỦA SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG BIỂN MIỀN TRUNG

in

ĐẾN VIỆC LÀM VÀ THU NHẬP CỦA NGƯỜI DÂN THỊ TRẤN

h

THUẬN AN, HUYỆN PHÚ VANG, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

́H


́


MÃ SỐ: SV2017-01-02

Xác nhận của giáo viên hướng dẫn:

Huế 12/2017

Chủ nhiệm đề tài:


Đại học Kinh tế Huế

Lôøi CaûmÔn
Trong thời gian thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học, chúng tôi đã hoàn

thành đề tài: “Tác động của sự cố môi trường biển miền Trung đến việc làm và
thu nhập của người dân thị trấn Thuận An, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên
Huế ”. Để hoàn thành đề tài này, tôi đã nhận được sự quan tâm giúp đỡ của
thầy giáo T.S Nguyễn Quang Phục, các cô chú trong ban lãnh đạo UBND xã
cùng toàn thể người dân ở thị trấn Thuận An.

ại

Đ

Qua đây, tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trường Đại học Kinh
tế Huế đã tận tình giảng dạy cho tôi trong suốt thời gian học tập và rèn luyện ở
trường, giúp tôi trang bị những kiến thức cần thiết cho việc hoàn thành đề tài.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo Nguyễn Quang Phục đã
tận tình hướng dẫn giúp đỡ tôi hoàn thành tốt đề tài này.

ho

in

̣c k

Tôi xin chân thành cảm ơn các cán bộ UBND thị trấn Thuận An đã tạo
điều kiện thuận lợi cho tôi được tiếp xúc, học hỏi và biết thêm kinh nghiệm thực
tế trong suốt quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu tại địa phương.

h

Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng tôi không thể tránh khỏi sai xót do
hạn chế về tri thức cũng như về thời gian, kính mong nhận được sự thông cảm

và góp ý từ phía thầy cô và các bạn.



́


́H

Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn!

Huế, tháng 12 năm 2017


Đại học Kinh tế Huế

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÍ HIỆU

Kế hoạch
Đơn vị tính
Nuôi trồng thủy sản
Uỷ ban nhân dân
Bình quân chung
Bình quân
Số lượng
Cơ cấu
Bảo vệ môi trường
Xử lý chất thải
Tài nguyên và môi trường
Thành phố

Khu công nghiệp
Lao động nông thôn
Tinh nhựa hóa học
Kinh doanh, dịch vụ
Nuôi trồng thủy sản
Đánh bắt thủy sản

h

in

Xử lí chất thải
Xử lí nước thải
Dịch vụ du lịch

́


́H



:
:
:

̣c k

ho


XLCT
XLNT
DVDL

:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:

ại

Đ

KH
ĐVT
NTTS

UBND
BQC
BQ
SL
CC
BVMT
XLNT
TN&MT
TP
KCN
LĐNT
TNHH
KD,DV
NTTS
ĐBTS

MỤC LỤC


Đại học Kinh tế Huế

ại

Đ

PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1
1.Tính cấp thiết của đề tài.................................................................................................... 1
2. Mục tiêu đề tài ................................................................................................................. 2
2.1 Mục tiêu chung .............................................................................................................. 2
2.2 Mục tiêu cụ thể .............................................................................................................. 2

3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu....................................................................................... 2
3.1 Đối tượng nghiên cứu.................................................................................................... 2
3.2 Phạm vi nghiên cứu ....................................................................................................... 3
4. Tóm tắt tiến trình thực hiện ............................................................................................. 3
5. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................................. 3
5.1 Phương pháp thu thập số liệu ........................................................................................ 3
5.2 Phương pháp xữ lý và phân tích số liệu ........................................................................ 4
5.3. Phương pháp chọn mẫu điều tra ................................................................................... 4
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG VÀ NHỮNG TÁC ĐỘNG
CỦA NÓ ĐẾN VIỆC LÀM VÀ THU NHẬP CỦA NGƯỜI DÂN................................ 5
1.1 Sự cố môi trường: Khái niệm và tác động của nó. ........................................................ 5
1.1.1 Khái niệm ................................................................................................................... 5
1.1.2. Tác động của sự cố môi trường ................................................................................. 5
1.1.3. Tổng quan về sự cố môi trường điển hình trên Thế giới và Việt Nam ..................... 6
1.1.4. Kinh nghiệm của thế giới về khắc phục hậu quả sau sự cố môi trường.................... 9
1.2 Lý luận về việc làm và thu nhập của lao động nông thôn ........................................... 11
1.2.1 Khái niệm việc làm, thu nhập................................................................................... 11
1.2.1.1. Khái niệm về việc làm.......................................................................................... 11
1.2.1.2. Phân loại về việc làm............................................................................................ 11
1.2.1.3. Khái niệm về thu nhập.......................................................................................... 12
1.2.1.4. Các chỉ tiêu nghiên cứu ........................................................................................ 13
1.3 Tổng quan về sự cố môi trường biển Miền Trung ...................................................... 15
1.3.1 Sự cố môi trường biển và những tác động của nó tại 4 tỉnh Miền Trung ................ 15
1.3.2 Giải pháp khắc phục sự cố môi trường biển............................................................. 18
1.3.3 Đánh giá chung về sự cố môi trường biển và các giải pháp khắc phục ................... 20
CHƯƠNG 2: TÁC ĐỘNG CỦA SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG BIỂN ĐẾN VIỆC LÀM VÀ
THU NHẬP CỦA NGƯỜI DÂN THỊ TRẤN THUẬN AN,HUYỆN PHÚ VANG TỈNH
THỪA THIÊN HUẾ.......................................................................................................... 21
2.1. Khái quát chung về địa bàn nghiên cứu ..................................................................... 21
2.1.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................................... 21

2.1.1.1. Vị trí địa lý............................................................................................................ 21

h

in

̣c k

ho

́


́H




Đại học Kinh tế Huế

ại

Đ

2.1.1.2. Địa hình, địa mạo ................................................................................................. 22
2.1.1.3. Khí hậu ................................................................................................................. 22
2.1.1.4. Thủy văn ............................................................................................................... 23
2.1.1.5. Các nguồn tài nguyên và cảnh quan môi trường .................................................. 24
2.1.2. Điều kiện kinh tế- xã hội ......................................................................................... 25
2.1.3. Đánh giá chung........................................................................................................ 28

2.2 Tổng quan về sự cố môi trường biển tại thị trấn Thuận An ........................................ 29
2.2.1. Sự cố môi trường biển tại thị trấn Thuận An .......................................................... 29
2.3 Tác động của sự cố môi trường biển đến việc làm và thu nhập của người dân .......... 30
2.3.1 Khái quát chung về các hộ điều tra có lao động bị ảnh hưởng ................................ 30
2.3.2 Khái quát chung về lao động được khảo sát............................................................. 31
2.3.3 Tác động của sự cố môi trường biển đến sự thay đổi về việc làm ........................... 32
2.3.4. Tác động của sự cố môi trường biển đến thay đổi về thu nhập............................... 35
2.3.5 Bồi thường và sử dụng tiền bồi thường .................................................................... 39
2.3.6 Viễn cảnh tương lai về cuộc sống của lao động bị ảnh hưởng................................. 43
2.3.7 Đánh giá chung về tác động của sự cố môi trường biển đến việc làm và thu nhập. 45
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM VÀ ỔN
ĐỊNH ĐỜI SỐNG LÂU DÀI CHO NGƯỜI DÂN THỊ TRẤN THUẬN AN BỊ ẢNH
HƯỞNG BỞI SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG BIỂN............................................................... 48
3.1. Căn cứ để đề xuất các giải pháp ................................................................................. 48
3.2. Một số giải pháp cụ thể .............................................................................................. 49
3.2.1. Giải pháp bồi thường và hỗ trợ................................................................................ 49
3.2.2. Đào tạo nghề cho lao động ...................................................................................... 49
3.2.3. Đẩy mạnh xuất khẩu lao động ................................................................................. 50
3.2.4. Phát triển nông nghiệp không cần đất .................................................................... 50
3.2.5 Phát triển tiểu thủ công nghiệp, làng nghề truyền thống.......................................... 51
PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................................ 52
1. Kết luận.......................................................................................................................... 52
2. Kiến nghị ....................................................................................................................... 53
2.1. Đối với nhà nước ........................................................................................................ 53
2.2. Đối với chính quyền địa phương ................................................................................ 54
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................... 55
PHỤ LỤC

h


in

̣c k

ho

́


́H




Đại học Kinh tế Huế

DANH MỤC BẢNG

ại

Đ

Bảng 1 : Cơ cấu mẫu điều tra của các lao động bị ảnh hưởng ở thị trấn Thuận An ............4
Bảng 2: Tác động của sự cố môi trường biển đến 4 tỉnh miền Trung................................16
Bảng 3: Đặc điểm về tình hình khí hậu của thị trấn Thuận An..........................................23
Bảng 4: Tình hình đất đai của thị trấn Thuận An, Huyện Phú Vang qua 3 năm 2014 –
2016 ....................................................................................................................................26
Bảng 5: Cơ cấu dân số thị trấn Thuận An, huyện Phú Vang giai đoạn 2014 - 2016 .........27
Bảng 6: Giá trị tăng trưởng sản xuất của thị trấn Thuận An giai đoạn 2014 - 2016 .................28
Bảng 7: Ảnh hưởng của sự cố môi trường biển tại thị trấn Thuận An...............................29

Bảng 8: Tình hình cơ bản về hộ điều tra ............................................................................30
Bảng 9 : Đặc điểm chung của lao động bị ảnh hưởng phân theo nhóm ngành ..................31
Bảng 10: Thời gian làm việc của 1 lao động trước/sau sự cố môi trường .........................33
Bảng 11: Tình trạng việc làm trước và sau sự cố môi trường biển ....................................34
Bảng 12: Tình hình thu nhập của hộ trước/sau khi xảy ra sự cố môi trường.....................35
Bảng 13: Mức độ cảm nhận về thay đổi thu nhập của lao động sau sự cố môi trường biển
............................................................................................................................................36
Bảng 14: Sự thay đổi thu nhập và cơ cấu thu nhập của lao động trước/sau sự cố môi
trường biển..........................................................................................................................38
Bảng 15: Cơ cấu sử dụng tiền bồi thường cho từng mục đích sử dụng .............................41
Bảng 16: Đánh giá của lao động về chính sách bồi thường ...............................................42
Bảng 17: Ý kiến của người dân về chính sách hỗ trợ của nhà nước ..................................43
Bảng 18: Một số dự định của lao động bị ảnh hưởng trong thời gian tới ..........................44

h

in

̣c k

ho

́


́H





Đại học Kinh tế Huế

DANH MỤC HÌNH & BIỂU ĐỒ

Hình 1: Sơ đồ vị trí thị trấn Thuận An. ..............................................................................22
Biểu đồ 1: Tình trạng việc làm trước và sau sự cố.............................................................34

ại

Đ
h

in

̣c k

ho
́


́H




Đại học Kinh tế Huế

PHẦN MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài
Biển đóng vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế xã hội và môi trường

cảnh quan của một đất nước. Biển có rất nhiều tiềm năng trong việc phát triển kinh tế: là
cầu nối trong việc giao lưu kinh tế và giao thông, nơi cung cấp nguồn lợi hải sản và tài
nguyên biển đồng thời có thể phát triển nhiều loại hình du lịch,… Tuy nhiên trong thời
gian qua đã xảy ra sự cố môi trường biển gây ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh tế
và môi trường sinh thái. Sự cố xảy ra bắt nguồn từ Hà Tĩnh sau đó lan rộng ra các tỉnh
Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế.

ại

Đ

Theo báo cáo của Chính phủ, sự cố môi trường biển đã làm cho hoạt động khai
thác thủy sản gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng tâm lý của người tiêu dùng đối với việc
cá chết hàng loạt ở các vùng biển của Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên
Huế. Điều này dẫn đến sản lượng thủy sản khai thác ở các tỉnh trên giảm mạnh, ước tính
khoảng 1.600 tấn/tháng. Môi trường biển bị ô nhiễm cũng gây thiệt hại nặng nề cho nghề
nuôi trồng thuỷ sản. Diện tích nuôi tôm bị chết hoàn toàn là 5,7 ha tương đương 9 triệu
con tôm giống và khoảng 7 tấn tôm thương phẩm sắp đến kỳ thu hoạch. Hơn 350 ha nuôi
tôm bị chết rải rác, 1.600 lồng nuôi cá bị chết (tương đương 140 tấn cá), 6,7 ha diện tích
nuôi ngao bị chết (tương đương 67 tấn), và trên 10 ha nuôi cua bị chết. Ngoài ra, Chính
phủ cũng đánh giá, sự cố ô nhiễm môi trường biển không những ảnh hưởng đến sản xuất
và đời sống ngư dân, mà còn tác động tiêu cực đến hoạt động du lịch trong khu vực 4 tỉnh
bị ảnh hưởng. Tỷ lệ khách huỷ tour khoảng 50%, công suất sử dụng phòng giảm từ 40 đến
50% so với cùng kỳ năm 2015. Đặc biệt, công suất sử dụng phòng tại các địa phương của
tỉnh Hà Tĩnh chỉ đạt từ 10 đến 20%. Theo tính toán sơ bộ của Chính phủ, sự cố môi
trường biển Miền Trung đã ảnh hưởng trực tiếp đến hơn 100.000 lao động do không có
việc làm ổn định và hơn 176.000 người phụ thuộc (Hữu Tuấn, 2016).

h


in

̣c k

ho

́


́H



Thừa Thiên Huế là một trong bốn tỉnh Miền Trung chịu ảnh hưởng nặng nề bởi sự
cố môi trường biển. Hiện tượng cá chết hàng loạt đã xãy ra ở hầu hết các địa phương
thuộc huyện Phong Điền, Quảng Điền, Phú Vang, và Phú Lộc. Theo đánh giá bước đầu
của chính quyền tỉnh TT Huế, ước tính thiệt hại do tình trạng cá chết gây ra vào khoảng
135 tỷ đồng. Số tàu thuyền bị ảnh hưởng là 2.939 chiếc với 6.212 hộ và 30.450 nhân khẩu
bị ảnh hưởng. Số lồng bè nuôi trồng thủy sản (NTTS) trên địa bàn tỉnh bị thiệt hại là
1.240 lồng, tương đương với 136.608 kg cá thành phẩm (Nguyễn Sửu, 2016). Bên cạnh
những thiệt hại đối với lĩnh vực nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản, sự cố môi trường biển
cũng tác động tiêu cực đến hoạt động hậu cần nghề cá, kinh doanh dịch vụ(KDDV) du
lịch tại các bãi biển cũng như đời sống của người dân.
1


Đại học Kinh tế Huế

Với mục đích góp phần giảm thiểu sự tổn thương cũng như kịp thời ổn định đời
sống cho người dân bị ảnh hưởng, nhiều nhóm giải pháp từ Trung ương đến địa phương

đã được đề xuất như: đền bù thiệt hại, hỗ trợ khẩn cấp, chuyển đổi nghề nghiệp, tăng chỉ
tiêu xuất khẩu lao động… Tuy nhiên, cho đến nay, chính phủ chỉ mới triển khai đồng loạt
một số giải pháp có tính cấp bách như hỗ trợ gạo, giảm học phí, đền bù, tăng thu mua hải
sản cho người dân vùng bị ảnh hưởng. Trong khi đó, việc nghiên cứu tác động của sự cố
môi trường biển để từ đó đề xuất các giải pháp có tính đặc thù địa phương nhằm giải
quyết việc làm và ổn định đời sống lâu dài cho người dân chưa được chính quyền các cấp
quan tâm đúng mức.

Đ

Xuất phát từ điều kiện thực tế của tỉnh Thừa Thiên Huế, chúng tôi chọn thị trấn
Thuận An, huyện Phú Vang làm điểm nghiên cứu để đánh giá tác động của sự cố môi
trường biển Miền Trung đến việc làm và thu nhập của người dân địa phương.

ại

2. Mục tiêu đề tài

2.1 Mục tiêu chung

ho

2.2 Mục tiêu cụ thể

h

in

̣c k


Mục tiêu chung của đề tài là đánh giá tác động của sự cố môi trường biển Miền
Trung đến việc làm và thu nhập của người dân thị trấn Thuận An; trên cơ sở đó đưa ra
một vài gợi ý về chính sách nhằm giải quyết việc làm và ổn định đời sống lâu dài cho
người dân.

́H



- Hệ thống hoá những vấn đề lý luận và thực tiễn về sự cố môi trường và những tác
động của nó đến việc làm và thu nhập của người dân bị ảnh hưởng.

́


- Đánh giá tác động của sự cố môi trường biển Miền Trung đến vấn đề việc làm và
thu nhập của người dân ở thị trấn Thuận An.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm giải quyết việc làm và ổn định đời sống lâu dài
cho người dân thị trấn Thuận An bị ảnh hưởng bởi sự cố môi trường biển.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
- Nội dung nghiên cứu của đề tài chủ yếu là những vấn đề về sự cố môi trường biển
và những tác động của nó đến khía cạnh việc làm và thu nhập của người dân ở thị trấn
Thuận An
- Đối tượng khảo sát của đề tài là những hộ gia đình bị ảnh hưởng bởi sự cố môi
trường biển Miền Trung, bao gồm: Hộ nuôi trồng thuỷ sản, hộ đánh bắt thuỷ sản, và hộ
làm dịch vụ hậu cần nghề cá hoặc hộ kinh doanh dịch vụ trên bãi biển.
2



Đại học Kinh tế Huế

3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: Nghiên cứu này được tiến hành trên địa bàn thị trấn Thuận
An, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế.
- Phạm vi thời gian: Nghiên cứu tác động của sự cố môi trường biển đến việc làm
và thu nhập của người dân bằng cách so sánh ở hai thời điểm: Trước sự cố môi trường
(2015) và sau sự cố môi trường (2016/2017).
4. Tóm tắt tiến trình thực hiện

T
T

ốCác nội dung, công
việc
thực hiện chủ yếu

Sản phẩm

Thời gian
(bắt đầu-kết thúc)

Đ

1
Xây dựng bộ câu hỏi
khảo sát, điều tra thử và
chỉnh sửa bảng hỏi, thu
thập số liệu sơ cấp
2

Thu thập số liệu sơ cấp
2
3
Tổng hợp cơ sở lý luận
của đề tài
4
Tổ chức thảo luận nhóm
5
Xây dựng form và nhập
số liệu
6
Lọc và xữ lý số liệu
7
Viết báo cáo

ại

1

Bảng hỏi

01/2017 – 02/2017

Người
thực hiện
Nhóm
nghiên cứu

05/2017 – 06/2017


Nhóm
nghiên cứu

06/2017 – 07/2017

Nhóm
nghiên cứu
Nhóm
nghiên cứu

Bộ số liệu sơ cấp

07/2017 – 09/2017

́


7

Nhóm
nghiên cứu

́H

6

02/2017 – 05/2017

Cơ sở lý luận và thực tiễn




5

h

4

Bộ số liệu sơ cấp liên
quan đến đề tài nghiên
cứu

in

3

̣c k

ho

2

Bảng số liệu thứ cấp

09/2017 – 10/2017

Báo cáo tổng hợp về kết
quả nghiên cứu, các bài
báo khoa học được xuất
bản


10/2017 – 12/2017

Nhóm
nghiên cứu
Nhóm
nghiên cứu

5. Phương pháp nghiên cứu
5.1 Phương pháp thu thập số liệu
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: (1) nhằm hệ thống hóa những vấn đề lý luận và
thực tiễn liên quan đến nội dung nghiên cứu; (2) dùng để thu thập thông tin và số liệu thứ
3


Đại học Kinh tế Huế

cấp. Số liệu thứ cấp sẽ được thu thập từ các cơ quan chức năng của tỉnh, huyện và xã; các
văn bản của chính phủ; và các bài viết trên các tạp chí/ báo/ đài trong và ngoài nước.
- Phương pháp khảo sát hộ gia đình: Phương pháp này dùng để thu thập số liệu sơ
cấp. Số liệu sơ cấp sẽ được thu thập thông qua phỏng vấn trực tiếp các hộ gia đình theo
bảng hỏi đã được xây dựng sẵn. Mẫu được chọn theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên
có điều kiện trên cơ sở danh sách mà cán bộ địa phương cung cấp. Đề tài tiến hành điều
tra 94 lao động bị ảnh hưởng bởi sự cố môi trường biển.
5.2 Phương pháp xữ lý và phân tích số liệu
- Số liệu sau khi thu thập được sẽ được mã hoá và phân tích trên phần mền SPSS 20.0
- Đề tài chủ yếu sử dụng phương pháp tổng hợp.

Đ


- Phương pháp so sánh.

ại

- Phương pháp phân tích thống kê mô tả.

ho

5.3. Phương pháp chọn mẫu điều tra

in

̣c k

Phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên được sử dụng để tiến hành điều tra khảo sát
những lao động bị ảnh sự cố môi trường biển. Tổng số lao động bị ảnh hưởng sự cố môi
trường biển ở trên địa bàn thị trấn Thuận An 1445 lao động, do đó N = 1445, sai số kỳ
vọng 10% vậy công thức tính mẫu điều tra :
N
1 + N.

h


=

́


Số lượng mẫu điều tra được thể hiện ở bảng


́H

Vậy quy mô mẫu điều tra là 94 lao động. Dựa trên danh sách các lao động bị ảnh
hưởng, sẽ được lựa chọn điều tra theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên.

Bảng 1 : Cơ cấu mẫu điều tra của các lao động bị ảnh hưởng ở thị trấn Thuận
An
Tổng số LĐ
bị ảnh hưởng

Cỡ
mẫu

Cơ cấu
(%)

NTTS

236

15

15,96

ĐBTS

253

16


17,02

KDDV

956

63

67,02

Tổng

1445

94

100

Ngành nghề

( Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra 2017)
4


Đại học Kinh tế Huế

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG VÀ NHỮNG TÁC ĐỘNG
CỦA NÓ ĐẾN VIỆC LÀM VÀ THU NHẬP CỦA NGƯỜI DÂN
1.1 Sự cố môi trường: Khái niệm và tác động của nó.

1.1.1 Khái niệm
Theo điều 1, Luật Bảo vệ Môi trường của Việt Nam:
"Sự cố môi trường là các tai biến hoặc rủi ro xảy ra trong quá trình hoạt động
của con người hoặc biến đổi bất thường của thiên nhiên, gây suy thoái môi trường
nghiêm trọng".
Sự cố môi trường có thể xảy ra do:

ại

Đ

- Bão, lũ lụt, hạn hán, nứt đất, động đất, trượt đất, sụt lở đất, núi lửa phun, mưa
axit, mưa đá, biến động khí hậu và thiên tai khác;

ho

- Hoả hoạn, cháy rừng, sự cố kỹ thuật gây nguy hại về môi trường của cơ sở sản xuất,
kinh doanh, công trình kinh tế, khoa học, kỹ thuật, văn hoá, xã hội, an ninh, quốc phòng;

in

̣c k

- Sự cố trong tìm kiếm, thăm đò, khai thác và vận chuyển khoáng sản, dầu khí, sập
hầm lò, phụt dầu, tràn dầu, vỡ đường ống dẫn dầu, dẫn khí, đắm tàu, sự cố tại cơ sở lọc
hoá dầu và các cơ sở công nghiệp khác;

Đối với môi trường:

́H






1.1.2. Tác động của sự cố môi trường

h

- Sự cố trong lò phản ứng hạt nhân, nhà máy điện nguyên tử, nhà máy sản xuất, tái
chế nhiên liệu hạt nhân, kho chứa chất phóng xạ.

́


Khi xảy ra sự cố môi trường ở biển, không chỉ làm ô nhiễm môi trường hiện tại
mà còn để lại những hậu quả nghiêm trọng lâu dài về sau. Khi chất độc lan tỏa khắp nơi
nếu không được xử lý thì để càng lâu càng ngấm sâu.
Tác động của sự cố môi trường đến hệ sinh thái rạn san hô thể hiện ở ba khía
cạnh: suy giảm về thành phần giống loài, phạm vi phân bố và suy giảm về độ phủ san hô
sống ở hầu hết các mặt cắt khảo sát so với thời điểm trước khi sự cố xảy ra bị chết hoàn
toàn. Làm hàng loạt cá chết do nhiễm chất độc tan trong nước.[8]


Đối với kinh tế:

Sự cố môi trường ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế, đặc biệt đến các ngành
nuôi trồng, ĐBTS và du lịch.
Do thải các chất độc làm ô nhiễm môi trường, gây tổn hại đến các hệ sinh thái nên
đã làm giảm số lượng các loài thủy sản, đặc biệt là các loài cá. Đây là một thiệt hại lớn

5


Đại học Kinh tế Huế

đối với ngành kinh tế biển, ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của người dân ven biển.
Không chỉ gây ô nhiễm môi trường biển, mà còn ảnh hưởng đến nước mặt và nước ngầm.
Khả năng tiêu thụ các thủy sản cũng giảm do lo ngại về khả năng nhiễm độc, điều này ảnh
hưởng lớn đến người dân sinh sống bằng ĐBTS. Mức độ ảnh hưởng có thể kéo dài trong
nhiều năm do đó cần có thời gian để có thể khôi phục lại các hoạt động nuôi trồng và
ĐBTS.[8]
 Đối với du lịch:
Do điều kiện đặc thù mà ngành du lịch phải gánh chịu hậu quả nặng nề sau các sự
cố môi trường. Gây ô nhiễm môi trường, phá hủy các hệ sinh thái tự nhiên đã làm cho
lượng khách du lịch suy giảm nghiêm trọng. Và cũng cần phải có thời gian mới có thể
khắc phục được.[8]

ại

Đ

 Đối với con người:

ho

Ảnh hưởng lâu dài khó đánh giá hết được: Sự cố xảy ra làm ô nhiễm môi trường
nước, thải các chất độc làm hàng loạt cá chết và cũng là nguồn thức ăn cho con người, nó
ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của con người.

in


̣c k

Như vậy, hậu quả của sự cố môi trường là vô cùng nghiêm trọng. Nó không chỉ
ảnh hưởng đến môi trường, hủy diệt các hệ sinh thái, tổn thất về kinh tế và sức khỏe con
người…mà nghiêm trọng hơn nó còn gây những ảnh hưởng lâu dài về sau.[8]

h

1.1.3. Tổng quan về sự cố môi trường điển hình trên Thế giới và Việt Nam



- Thảm họa tràn dầu tại vịnh Mêxico

́


́H

Thảm họa tràn dầu tại Vịnh Mêxico (20/4/2010) đã đánh dấu một mốc đáng nhớ
với thế giới, và đặc biệt là người dân Mỹ, khi giàn khoan dầu sâu nhất thế giới Deepwater
Horizon của Tập đoàn Dầu khí BP (Anh) trên vịnh Mexico bất ngờ phát nổ, làm 11 công
nhân thiệt mạng và khoảng 4,9 triệu thùng dầu loang dần trên biển. Điều đáng buồn là 2
năm đã trôi qua, thảm họa tràn dầu vẫn để lại những tàn dư.
Khi thảm họa xảy ra, người ta ước tính mỗi ngày có tới hơn 750.000 lít dầu thô bị
rò rỉ từ giàn khoan, mặt biển bị dầu loang rộng tới khoảng 9.000km2. Hắc ín và dầu loang
không chỉ gây ô nhiễm môi trường mà còn trực tiếp phá hủy các hệ sinh thái cửa sông
Mississippi và vùng đầm lầy ngập mặn dọc duyên hải bang Louisiana của Mỹ. Các hệ
sinh thái san hô nằm cách mặt biển 1.220m ở khu vực này đều bị ảnh hưởng, một số rạn

san hô dần bị tẩy trắng hoặc biến màu. Nhiều động, thực vật sinh sống ở vùng đầm lầy
ngập mặn Louisiana, Alabama và Mississippi chết thảm trong những vệt dầu loang.
Qua khảo sát, các cơ quan chức năng phát hiện có một tỷ lệ không nhỏ người dân
bang Louisiana, Alabama, Texas, Florida và Mississippi đã biểu hiện một số triệu chứng
6


Đại học Kinh tế Huế

bệnh lý như dị ứng, lở loét, cùng những dấu hiệu bất thường trong gan, phổi, máu, tuyến
giáp hoặc hệ thần kinh… Nguyên do chính được đưa ra lý giải cho các triệu chứng trên là
hiện tượng ô nhiễm môi trường, ô nhiễm hệ sinh thái từ những vệt dầu loang trong thảm
họa lịch sử.
Cùng với đó, ngành công nghiệp cá và du lịch của các bang nói trên của Mỹ cũng
hứng chịu tác động khi sản lượng đánh bắt tôm, cua, cá và các loài hải sản khác của ngư
dân mỗi ngày một kém. Thậm chí, nhiều nơi đã ngừng thu mua hải sản có xuất xứ từ đây
vì lo ngại nhiễm độc. Nước biển và những bãi cát ven bờ cũng nhuốm đầy dầu và hắc ín,
làm phá sản ngành du lịch địa phương… Chịu ảnh hưởng nặng nề nhất là bang Louisiana,
với ước tính thiệt hại ban đầu không dưới 4 tỷ USD, chưa kể chi phí thực tế đối với hệ
sinh thái và sinh kế người dân chưa được đánh giá một cách đầy đủ. [5]

Đ

- Thảm hoạ “ vịnh thủy ngân” minamata tại Nhật Bản

ại

Bệnh Minamata lần đầu tiên được phát hiện ở thành phố Minamata

ho


Kumamoto, Nhật Bản vào năm 1956. Đến năm 1968, chính phủ Nhật bản mới ra
tuyên bố rằng bệnh Minamata là do công ty Chisso làm ô nhiễm môi trường gây nên.

h

in

̣c k

Nhà máy hoá học của Tập đoàn Chisso đã cho xả thải chất methyl thủy ngân
(methylmecury hay thuỷ ngân methyla) trong chất thải công nghiệp của mình suốt từ năm
1932 đến 1968. Chất hoá học cực độc này đã tích tụ sinh học lại trong nhuyễn thể và cá
ở vịnh Minamata và biển Shiranui, mà sau khi những người dân ăn phải sẽ dẫn tới ngộ
độc thuỷ ngân. Trong khi những cái chết của chó, mèo, lợn và người diễn ra liên tục suốt
36 năm, chính phủ và công ty đã làm rất ít trong việc phòng chống ô nhiễm.



́


́H

Cho đến tháng 3 năm 2001, 2,265 nạn nhân đã chính thức được xác nhận là mắc
bệnh Minamata (trong đó 1,784 người đã chết) và khoảng hơn 10,000 người đã nhận được
bồi thường kinh tế từ Chisso. Sản lượng thủy sản Shiranui bị thiệt hại nghiêm trọng, tác
động đến hệ sinh thái biển, ô nhiễm nguồn nước, nhiều loài cá và động vật có vỏ (tôm,
cua,…) bị nhiễm độc và chết, gây ảnh hưởng đến nghề cá và sức khỏa của ngư dân. Đến
năm 2004, Tập đoàn Chisso đã chi trả 86 triệu đô la Mỹ tiền bồi thường, và cũng trong

năm đó, công ty này bị yêu cầu phải rửa sạch khu vực bị ảnh hưởng. Ngày 29 tháng 3
năm 2010, một khoản thanh toán khác đã được tiến hành để bồi thường cho những nạn
nhân khác mà chưa được xác nhận.[2]
- Tại Việt Nam: Ảnh hưởng của ô nhiễm nước tới hoạt động sản xuất nông nghiệp
Những năm gần đây, ngành nông nghiệp Việt Nam đã có những bước phát triển
mạnh mẽ. Tuy nhiên, việc phát triển vượt bậc từ trồng trọt, chăn nuôi gia súc, gia cầm,
làm thủy lợi đến NTTS, phát triển các làng nghề… làm môi trường nước bị ảnh hưởng
nghiêm trọng. Tình trạng người dân sử dụng tràn lan thuốc bảo vệ thực vật và phân bón,
7


Đại học Kinh tế Huế

phát triển ồ ạt đàn gia súc gia cầm với hình thức chăn nuôi nhỏ lẻ, thả rông, không kiểm
soát được, cùng với sự phát triển của các làng nghề không theo quy hoạch, chất thải kim
loại nặng thải ra ao, hồ, kênh, mương như hiện nay đang ở mức báo động.
Hoạt động sản xuất nông nghiệp (SXNN) đã gây ra nhiều tác động đến môi trường
nước mặt. Việc sử dụng quá nhiều phân bón và hóa chất bảo vệ thực vật (BVTV), không
đúng quy trình gây ô nhiễm môi trường nước tại các lưu vực sông lớn và địa phương có
nền kinh tế nông nghiệp phát triển mạnh như đồng bằng sông Hồng, sông Cửu Long.

ại

Đ

Nước thải chăn nuôi cũng là vấn đề đáng lo ngại đối với môi trường nước mặt.
Hàng năm, ngành chăn nuôi thải ra khoảng 73 triệu tấn chất thải, trong đó chỉ có 30 - 60%
chất thải được xử lý, lượng còn lại xả thẳng ra môi trường. Nước ta có 16.700 trang trại
chăn nuôi, với 80% được xây dựng trong khu dân cư, trong đó chỉ có khoảng 1.700 cơ sở
có hệ thống xử lý chất thải (XLCT), phần lớn đều không có nhà XLCT chăn nuôi theo

tiêu chuẩn. Do vậy, chất thải chăn nuôi là một trong những tác nhân gây ô nhiễm nguồn
nước đáng kể.

h

in

̣c k

ho

Vấn đề tương tự cũng xảy ra tại các làng nghề, do quy trình sản xuất thủ công, nhỏ
lẻ, phần lớn không có các hệ thống xử lý nước thải (XLNT) làm cho môi trường nước
xung quanh suy giảm nghiêm trọng, ảnh hưởng tới sức khỏe cộng đồng. Như trên địa bàn
xã Phong Khê, huyện Yên Phong và khu sản xuất giấy Phú Lâm, huyện Tiên Sơn, tỉnh
Bắc Ninh có đến gần 100 xí nghiệp và 70 phân xưởng sản xuất nhỏ. Theo số liệu của Sở
TN&MT tỉnh Bắc Ninh, năm 2012, ước tính khoảng trên 3.000 m3 nước thải tạo ra mỗi
ngày chứa các hóa chất độc hại như xút, chất tẩy rửa, phèn kép, nhựa thông, Javen, ligin,
phẩm màu, hàm lượng BOD vượt 4 - 6 lần tiêu chuẩn cho phép, có nơi vượt đến 13,5 lần.



́


́H

Ngoài ra, ô nhiễm nước mặt cũng làm thiệt hại nghiêm trọng đến SXNN. Cụ thể,
tuyến đê sông Ngũ Huyện Khê, địa phận xã Phong Khê (Bắc Ninh) trước đây là nguồn
cung cấp nước chính cho SXNN và sinh hoạt, thì nay là nơi các người dân thải loại các

phế liệu sản xuất, tái chế giấy. Theo khảo sát của Chi cục bảo vệ môi trường (BVMT) tỉnh
Bắc Ninh, hàng chục ha đất trồng lúa tại khu vực này, sau một thời gian tiếp nhận nguồn
nước thải chứa nhiều hóa chất thì hầu như không thể trồng được bất cứ loại cây nào.
Cũng trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, huyện Yên Phong nằm ngay cạnh sông Cầu, xã
Mẫn Xá, nghề nấu nhôm đã “bức tử” cánh đồng, khiến cho hơn 45 ha đất không thể canh
tác được nữa. Những ruộng bị ngấm nước thải, lúa không trổ bông được, hoặc toàn hạt
lép. Nhiều mảnh ruộng nằm sát bãi đổ xỉ, ô nhiễm nặng, không canh tác được, người dân
đành bỏ hoang.
Tại xã Dương Nội (Hoài Đức, Hà Nội) vào mùa khô, lòng mương cạn, nước bốc
lên mùi hắc khó chịu, những hôm trời mưa, nước thải dệt nhuộm chảy tràn xuống ruộng
canh tác khiến lúa bị “lốp” nhiều lá, ít hạt.

8


Đại học Kinh tế Huế

Người dân ở làng nghề xã Vân Chàng và Nam Giang, huyện Nam Trực, tỉnh Nam
Định cho biết “Ở những thửa ruộng bị ô nhiễm do dòng nước thải của thôn Vân Chàng
chảy vào, năng suất giảm ít nhất là 30-50 kg/sào”. Hậu quả gần 10 ha đất hai vụ lúa, vốn
là “bờ xôi, ruộng mật” từng nuôi sống bao thế hệ người dân trong làng nay cũng bị bỏ
hoang vì ô nhiễm môi trường nặng.

Đ

Những năm gần đây, hàng trăm hộ dân thôn Đồng Xuân, xã Hồng Phong, huyện
An Dương, TP. Hải Phòng luôn sống trong tình trạng môi trường bị ô nhiễm trầm trọng
do khói, bụi, nước thải độc hại của khu công nghiệp(KCN) Tràng Duệ gây ra. Hậu quả là
hàng chục ha đất canh tác của người dân xung quanh KCN bị bỏ hoang, ảnh hưởng tới
năng suất cây trồng. Theo thống kê của Ủy ban nhân dân (UBND) xã Hồng Phong, riêng

vụ mùa năm 2011 - 2012, hàng chục ha đất trồng lúa của người dân tại đây thất thu vì
nước thải gây ô nhiễm nguồn nước tưới.[14]

ại

1.1.4. Kinh nghiệm của thế giới về khắc phục hậu quả sau sự cố môi trường
- Thảm họa tràn dầu tại Vịnh Mêxico

ho

h

in

̣c k

+ Ngay khi sự cố xảy ra, BP cũng như chính phủ Mỹ nỗ lực tìm mọi biện pháp để
khắc phục sự cố dầu tràn và ô nhiễm môi trường biển. BP đã điều động tới hiện trường
các robot để cưa ống dẫn dầu bị vỡ từ giếng khoan bị rò rỉ, việc cưa ống sẽ giúp người ta
bịt phần còn lại để ngăn chặn phần lớn lượng dầu thoát ra khỏi giếng. Sự việc sau đó đã
gặp phải trục trặc khi chiếc cưa khổng lồ bị mắc kẹt.



+ BP cũng tiến hành đưa cánh tay bằng máy điều khiển từ xa bơm bùn vào giếng
dầu bị rò rỉ dưới đáy vịnh Mexico, nhằm ngăn dầu thoát ra.

- Thảm hoạ “ vịnh thủy ngân” minamata

́



́H

+ Đáng nói nhất phải kể tới việc BP sử dụng hơn 4 triệu lít hóa chất phân tán dầu
Corexit phun xuống khu vực dầu tràn nhằm giảm thiểu tác hại của dầu loang, đồng thời
cũng mất thêm 28 tỷ USD cho công tác dọn dẹp và đền bù sau sự cố tràn dầu.[5]

Các biện pháp chống ô nhiễm môi trường:
+ Đóng cửa các nguồn gây ô nhiễm: Đối với các nhà máy Minamata của Chisso
Co., Ltd., thông qua việc hoàn thành các hệ thống lưu thông hoàn hảo trong năm 1966
với, nước thải có chứa hợp chất methyl thủy ngân nước đã không được thải ra bên ngoài
của nhà máy về nguyên tắc, và các nguồn gây ô nhiễm được loại bỏ thông qua chấm dứt
sản xuất acetaldehyde trong năm 1968. Trong lưu vực sông Agano quá trình sản
xuất acetaldehyde đã đóng trước khi Minamata bệnh đã được phát hiện.
+ Kiểm soát các nguồn nước thải: Năm 1969, hệ thống thoát nước của nhà
máy nước thải có chứa methylmercury để Minamata Bay được regutated. Năm 1970,
9


Đại học Kinh tế Huế

Luật kiểm soát ô nhiễm nước được ban hành, trong đó thực thi kiểm soát xả thải ở tất cả
các vùng nước ở Nhật Bản, trong quan hệ với các chất độc hại, ví dụ, thủy ngân
và cadmium. Hơn nữa, chuyển đổi phương thức sản xuất đã được khuyến cáo
chống lại các nhà máy xút có thể xả thủy ngân khác hơn Chisso và Showa
Denko cây.
+ Phục hồi môi trường: Năm 1976, Niigata Prefecture tiến hành nạo vét sông trầm
tích đáy có chứa thủy ngân hơn so với tiêu chuẩn loại bỏ xung quanh các cửa thoát nước
của nhà máy Showa Denko bởi gánh nặng của công ty chịu trách nhiệm.

Các biện pháp cứu trợ bệnh nhân bệnh:

ại

Đ

+ Trả lời bệnh nhân dựa trên pháp luật: Vào đầu bùng phát của dịch bệnh
Minamata, chính quyền địa phương liên quan đã cung cấp cho bệnh nhân Minamata Bệnh
hỗ trợ tài chính đặc biệt cho chi phí y tế
+ Khảo sát về sức khỏe của bệnh nhân

ho

+ Các biện pháp y tế môi trường cho người dân
+ Hỗ trợ tài chính cho công ty trách nhiệm

̣c k

+ Khuyến khích nghiên cứu và điều tra. [6]

h

in

- Từ các kinh nghiệm của Nhật Bản và Vịnh Mexico chúng ta có thể rút ra một số
bài học cho Việt Nam

́H




+ Cần xây dựng cơ chế phối hợp thực chất, hiệu quả giữa các bộ, ngành và địa
phương, kể cả huy động các nguồn lực quốc tế trong công tác ứng phó với các sự cố môi
trường có tính chất thảm họa.

́


+ Cần xác lập một hệ thống tiêu chí sàng lọc, ưu tiên các dự án công nghệ cao, thân
thiện với môi trường.
+ Thiết lập hệ thống phòng ngừa và ứng phó thảm họa, trong đó có thảm họa môi
trường đủ mạnh, có khả năng hoạt động một cách chuyên nghiệp. Bên cạnh đó, cần tạo ra
cơ chế phối hợp giữa các cơ quan quản lý Nhà nước có liên quan khi sự cố xảy ra. Ngoài
ra sẽ phải nâng cao hệ thống các tiêu chuẩn bảo vệ môi trường, đảm bảo an toàn, phòng
tránh thảm họa.
+ Thu gom, xử lý hải sản chết, bảo đảm vệ sinh môi trường; nghiêm cấm vận
chuyển, tiêu thụ, kinh doanh, sử dụng hải sản chết làm thực phẩm, thức ăn chăn nuôi dưới
mọi hình thức; xác định rõ độc tố (nếu có) trong cá và các loại thủy hải sản khác để
khuyến cáo người dân sử dụng thực phẩ bảo đảm an toàn.

10


Đại học Kinh tế Huế

+ Hướng dẫn, thông báo cho ngư dân về thời gian và ngư trường an toàn cho đánh
bắt, nuôi trông thủy, hải sản.
+ Có biện pháp nắm bắt tình hình tư tưởng, dư luận xã hội, làm tốt công tác tư
tưởng cho nhân dan, đặc biệt là nhân dân các tỉnh gặp sự cố môi trường, không để kẻ xấu
lợi dụng kích động, gây mất an ninh trật tự.

+ Hỗ trợ người dân ổn định cuộc sống, hỗ trợ khôi phục hoạt động sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp.[1]
1.2 Lý luận về việc làm và thu nhập của lao động nông thôn
1.2.1 Khái niệm việc làm, thu nhập
1.2.1.1. Khái niệm về việc làm

Đ

ại

Việc làm là mối quan tâm số một của người lao động bởi cuộc sống của bản thân
và gia đình họ phụ thuộc rất lớn vào thu nhập từ việc làm. Khi nghiên cứu về vấn đề này,
đã có nhiều khái niệm được đưa ra của các tổ chức cũng như cá nhân trong và ngoài nước.

ho

h

in

̣c k

Việc làm là tác động qua lại giữa hành động con người với những điều kiện vật
chất - kỹ thuật và môi trường tự nhiên, tạo ra giá trị vật chất và tinh thần mới cho bản thân
và xã hội, đồng thời những hoạt động phải trong khuôn khổ pháp luật cho phép. Nói cách
khác việc làm là tổng thể các hoạt động kinh tế có liên quan đến thu nhập và đời sống của
dân cư.

́H




Theo tổ chức lao động quốc tế ILO: ‘‘Việc làm có thể được định nghĩa như là một
tình trạng trong đó có một sự tham gia tích cực, có tính chất cá nhân và trực tiếp vào sự
nổ lực sản xuất’’.

́


Ở nước ta, khái niệm việc làm được quy định tại điều 13, chương 2 Bộ luật lao
động của nước Cộng hòa xã hội chue nghĩa Việt Nam: ‘‘Mọi hoạt động lao động tạo ra
nguồn thu nhập, không bị pháp luật cấm đều được thừa nhận là việc làm’’.
Theo quan niệm trên thì tất cả mọi hoạt động lao động sản xuất không giới hạn ở
các lĩnh vực của đời sống xã hội, đem lại thu nhập cho người lao động mà không bị pháp
luật ngăn cấm đều được gọi là việc làm.[3]
1.2.1.2. Phân loại về việc làm
Có thể phân loại việc làm thành 3 dạng:
- Làm các công việc để nhận tiền công, tiền lương bằng tiền mặt hoặc bằng hiện
vật cho công việc đó, nói cách khác là các công việc làm thuê.
- Tự làm các công việc hoặc tổ chức làm để tạo ra thu nhập, lợi nhuận cho bản
thân, bao gồm hoạt động nông nghiệp trên đất do chính thành viên đó sở hữu, quản lý hay
11


Đại học Kinh tế Huế

có quyền sử dụng hoặc hoạt động kinh tế ngoài nông nghiệp do chính thành viên đó làm
chủ toàn bộ hoặc một phần. Nói cách khác là bỏ vốn kinh doanh.
- Làm các công việc cho hộ gia đình mình nhưng không được trả thù lao dưới hình
thức tiền công, tiền lương cho công việc đó, bao gồm sản xuất nông nghiệp trên đất do

chủ hộ hoặc một thành viên trong hộ sở hữu, quản lý hay có quyền sử dụng hoặc hoạt
động kinh tế ngoài nông nghiệp do chủ hộ hoặc một thành viên trong hộ làm chủ hoặc
quản lý.

Đ

Tóm lại, việc làm là hoạt động có ích, không bị pháp luật ngăn cấm, tạo ra thu
nhập hoặc lợi ích cho bản thân gia đình người lao động hoặc cho một cộng đồng nào đó.
Việc làm bao gồm ba dạng: Một là những việc làm nhằm nhận được tiền công, tiền lương
dưới dạng tiền hoặc hiện vật. Hai là việc làm nhằm thu được lợi nhuận, ba là những công
việc cho hộ gia đình nhưng không được trả thù lao.[3]

ại

1.2.1.3. Khái niệm về thu nhập

̣c k

ho

Có nhiều cách định nghĩa khác nhau về thu nhập và cũng có không ít cách tiếp cận
vấn đề này. Việc xác định thu nhập của một cá nhân có ý nghĩa rất quan trọng. Thông qua thu
nhập của một gia đình có thể đánh giá được mức sống của họ trong từng giai đoạn cụ thể.

in

Tuy nhiên, ở một góc độ khác nhau người ta có thể đưa ra các ý kiến khác nhau về
thu nhập. Các nhà kinh tế học hiện đại đã đưa ra hai quan niệm mới về thu nhập như sau:

h


- Quan điểm về “Thu nhập bao quát”: Là mọi khoản thu ròng từ các nguồn sau khi
đã khấu trừ các chi phí để tạo ra chúng.



́H

- Quan điểm về “Thu nhập hạn hẹp”: Dựa trên cơ sở thu nhập chỉ giới hạn trong
những lợi ích phát sinh lặp đi lặp lại, có tính chất liên tục.

́


Tổng thu nhập của người lao động là một số tiền mà người lao động nhận được từ
các nguồn thu và họ được toàn quyền sử dụng cho bản thân và gia đình.
Từ điển kinh tế thị trường đưa ra khái niệm về thu nhập: “Thu nhập cá nhân là tổng
số thu nhập đạt được từ các nguồn khác nhau của các nhân trong một khoảng thời gian
nhất dịnh, thu nhập cá nhân từ nhiều nguồn khác nhau đều từ nguồn thu nhập quốc dân.
Thu nhập quốc dân là sự phân phối và tái phân phối thu nhập quốc dân đến từng người,
bất kể lao động có trong cơ quan đơn vị để làm ra sản phẩm vật chất hay không. Thu nhập
chủ yếu do các bộ phận cấu thành: Thu từ lao động; thu nhập từ kinh doanh; thu từ các
khoản thuế, thu từ lợi tức.
- Các dạng thu nhập khác
Theo Paul. A. Samuelson: “Thu nhập là tổng số tiền kiếm được hoặc thu góp được
trong một khoảng thời gian nhất định (thường là một năm)”. Thuật ngữ tiền ở đây được
12


Đại học Kinh tế Huế


hiểu là những khoản thu dưới dạng tiền hay hiện vật được tính thành tiền, nó bao gồm cả
phần sản xuất để tự tiêu dùng, nhận được từ các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ,
từ lao động hoặc không từ lao động, từ quyền sở hữu về tài sản, về tiền mà có hoặc tiêu
dùng các dịch vụ không phải thanh toán.
Qua phân tích các khái niệm trên, thu nhập có thể được hiểu như sau: Thu nhập là
tổng giá trị tài sản và của cải được biểu hiện dưới hình thức tiền tệ mà một chủ thể nào đó
trong nền kinh tế - xã hội tạo ra và nhận được từ các nguồn lao động, tài sản hay đầu tư
thông qua quá trình phân phối tổng sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân trong một
khoảng thời gian nhất định (thường là một năm).[4]
1.2.1.4. Các chỉ tiêu nghiên cứu

ại

Đ

Để đánh giá tình hình việc làm và thu nhập của lao động nông thôn (LĐNT) ta sử
dụng hệ thống các chỉ tiêu sau:
- Tỷ suất sử dụng thời gian làm việc của LĐNT trong năm

̣c k

ho

Tỷ suất sử dụng quỹ thời gian làm việc của LĐNT trong năm là tỷ số giữa số ngày
người đã sử dụng vào sản xuất hoặc dịch vụ so với tổng ngày – người có thể làm việc được
trong năm ( quỹ thời gian làm việc trong năm tính bình quân cho một LĐNT)

in


Ngày – Người được đề cập ở trên là ngày sản xuất trực tiếp của LĐNT với gian
làm việc trong một ngày là 8 giờ.

h

Tỷ suất sử dụng quỹ thời gian làm việc của LĐNT trong năm được tính theo công
thức sau:

́


́H

Trong đó:

× 100



Tq =

Tq: Tỷ suất sử dụng quỹ thời gian làm việc của LĐNT trong năm (%)
Nvl: Số ngày đã đầu tư vào sản xuất kinh doanh hoặc dịch vụ tính bình quân cho
một lao động trong năm (ngày)
Tng: Qũy thời gian làm việc trong năm bình quân của LĐNT (ngày)
Tỷ suất sử dụng quỹ thời gian làm việc của LĐNT trong năm nói lên trình độ sử
dụng lao động theo ngày và qua đó cho thấy được quỹ thời gian chưa sử dụng hết cần
phải huy động trong năm. Ngày lao động được tính theo ngày chuẩn tức thời gian làm
việc phải đạt 8 giờ trong một ngày. Từ đó đưa ra biện pháp nhằm giải quyết việc làm và
tăng thêm thu nhập cho một lao động nông thôn.


13


Đại học Kinh tế Huế

Quỹ thời gian làm việc của người lao động trong năm là số ngày trung bình mà
một người lao động có thể dùng vào sản xuất kinh doanh hoặc dịch vụ trong năm. Đó
chính là số ngày trong năm còn lại sau khi đã trừ đi những ngày nghỉ do ốm đau, giỗ tế,
ma chay, cưới xin, hoặc thời tiết xấu, bão, lũ và những ngày nghỉ khác.
- Tỷ lệ thất nghiệp
Tỷ lệ thất nghiệp chính là tỷ số người thất nghiệp so với lực lượng lao động.
Lực lượng lao động là bộ phận dân số trong độ tuổi quy định, thực tế đang có việc
làm và những người không có việc làm đang tích cực tìm kiếm việc làm (Quan điểm của
tổ chức lao động quốc tế).
Thất nghiệp: Hiểu một cách khái quát nhất, thất nghiệp là tình trạng người lao
động có khả năng làm việc, mong muốn làm việc nhưng không có việc làm.

Đ

Tỷ lệ thất nghiệp được tính như sau:

ại
ho

Trong đó:

Tn =

x 100


̣c k

Tn: Tỷ lệ thất nghiệp (%)

Th: Tổng số lao động thất nghiệp (người)

in

Lld: Lực lượng LĐNT (người)

h

- Thu nhập bình quân của một LĐNT trong năm

́H



Thu nhập bình quân của một LĐNT là một bộ phận thu nhập của nông hộ. Do đó,
trước tiên chúng ta phải xác định thu nhập của một hộ và được tính theo công thức sau:
Thu nhập = Thu từ tiền lương, tiền công + Thu từ sản xuất nông-lâm-ngư + Thu từ

́


sản xuất kinh doanh ngành nghề, dịch vụ + Các khoản thu khác
Trong đó:
+ Thu từ tiền lương, tiền công
Tiền lương, tiền công (không kể bảo hiểm xã hội)

Các khoản trợ cấp
+ Thu từ sản xuất nông – lâm – ngư nghiệp


(GO) là toàn bộ giá trị của cải vật chất và dịch vụ sáng tạo ra trong
nông nghiệp trong thời gian nhất định, thường là một năm.
GO =

QiPi
14


Đại học Kinh tế Huế

Qi: Khối lượng sản phẩm loại i
Pi: Đơn giá sản phẩm loại i

Chi phí trung gian (IC) là bao gồm những giá trị vật chất và dịch vụ
được sử dụng trong quá trình sản xuất sản phẩm nông nghiệp
IC =

Cj

Cj: Các khoản chi phí thứ j trong năm sản xuất.
• Giá trị tăng thêm hay giá trị gia tăng (VA) là kêt quả cuối cùng thu được sau khi
trừ đi chi phí trung gian của một hoạt động sản xuất kinh doanh nào đó. Đây là chi tiêu
quan trọng để đánh giá hiệu quả sản xuất.

Đ


VA = GO – IC

ại

+ Thu từ sản xuất kinh doanh ngành nghề dịch vụ

ho

Thu từ sản xuất kinh doanh ngành nghề, dịch vụ = Thu từ các hoạt động kinh
doanh nghề, dịch vụ - Chi phí sản xuất kinh doanh ngành nghề dịch vụ

̣c k

+ Các khoản thu khác được tính vào thu nhập nông hộ:
Giá trị hiện vật của người ngoài gửi cho, biếu, mừng…

in

Lương hưu, trợ cấp mất sức, trợ cấp mất việc một lần.[3]

h

1.3 Tổng quan về sự cố môi trường biển Miền Trung

- Sự cố môi trường biển

́H




1.3.1 Sự cố môi trường biển và những tác động của nó tại 4 tỉnh Miền Trung

́


Hiện tượng hải sản chết bất thường bắt đầu xuất hiện tại Hà Tĩnh vào
ngày6/4/2016, sau đó lần lượt xuất hiện tại các tỉnh: Quảng Bình (10/4/2016), Thừa Thiên
Huế (15/4/2016), Quảng Trị (16/4/2016 ). Nguyên nhân do Công ty TNHH Gang thép
Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh (Formosa) gây ra, khiến môi trường biển biến động đột
ngột, cá tầng đáy chết hàng loạt. Cũng trong thời gian này, nhiều vấn đề ô nhiễm môi
trường diễn ra ở nhiều địa phương trên cả nước được dư luận đặc biệt quan tâm, gây bức
xúc trong xã hội. [1]

15


Đại học Kinh tế Huế

- Những tác động của nó tại 4 tỉnh miền Trung

Bảng 2: Tác động của sự cố môi trường biển đến 4 tỉnh miền Trung

Đ

Tác động

Mô tả

ại


̣c k

ho

- Khai thác hải sản: Có tổng số 17.682 tàu thuyền khai thác hải sản với
40.966 lao động bị trực tiếp; Có 90% tàu lắp máy dưới 90 CV và 3.964
tàu không lắp máy phải nằm bờ, sản lượng hải sản khai thác ven bờ và
vùng lộng bị thiệt hại ước tính khoảng 1.600 tấn/tháng.

h

in

- NTTS: Diện tích nuôi tôm chết hoàn toàn là 5,7 ha tương đương 9 triệu
tôm giống và khoảng 7 tấn tôm thương phẩm sắp đến kỳ thu hoạch. Có
16.313 lồng nuôi cá bị chết tương đương 140 tấn cá, 6,7 ha diện tích nuôi ngao
chết tương đương 67 tấn và trên 10 ha cua nuôi bị chết.



Kinh tế

́


́H

- Dịch vụ hậu cần thủy sản: Việc tiêu thụ hải sản trên thị trường 4 tỉnh bị
giảm sút nghiêm trọng, giá hải sản khai thác ngoài khu vực 20 hải lý giảm
30 - 50% so với cùng kỳ năm 2015, sản phẩm khai thác trong khu vực hải

lý không bán được; Hoạt động KD, DV hậu cần nghề cá bị ảnh hưởng
làm giảm thu nhập khoảng 19.500 người.
- Hoạt động kinh doanh, dịch vụ du lịch(KD, DVDL): Tỷ lệ khách hủy
tour khoảng 50%, công suất sử dụng phòng giảm từ 40% đến 50% so với
cùng kỳ năm 2015, đặc biệt tại Hà Tĩnh, công suất sử dụng phòng sau
thời điểm sự cố xảy ra chỉ từ 10% đến 20%.
- Hệ sinh thái biển và nguồn lợi hải sản: hệ sinh thái biển bị ảnh hưởng
nghiêm trọng, san hô chết nhiều; có trên 100 tấn hải sản tự nhiên (chủ yếu
là hải sản sống ở tầng đáy) bị chết trôi dạt vào bờ; số hải sản tự nhiên bị
chết chìm xuống đáy biển còn khá lớn.

16


Đại học Kinh tế Huế

Môi
trường

- Theo báo cáo của các địa phương, số cá tự nhiên chết dạt vào bờ tổng
cộng khoảng 115 tấn, chủ yếu là cá tầng đáy, gần đáy, các rạn san hô. Số
cá chết chìm dưới đáy biển chưa thống kê được, có thể làm nước bị phú
dưỡng gây ô nhiễm môi trường.
- Diện tích các rạn san hô bị tác động trực tiếp khoảng 450 ha, tại một số
điểm khảo sát ban đầu đã được ghi nhận trung bình 40% đến 60% rạn san
hô bị phá hủy.

ại

Đ


- Giảm lòng tin của các tầng lớp nhân dân: Người dân nghi vấn về sự
đúng đắn, đầy đủ của quá trình thẩm định, phê duyệt các thủ tục về đầu
tư, xây dựng, môi trường trước khi xây dựng nhà máy, quá trình giám sát
của các cơ quan chức năng về quá trình các nhà máy vận hành ở Hà Tĩnh
và cả ở địa phương khác; giảm lòng tin vào khả năng của các cơ quan
trong việc ứng phó với các tình huống khẩn cấp về môi trường. Một bộ
phận không còn tin vào chất lượng an toàn của cá biển và các loại sản
phẩm làm từ biển như nước mắm, rong tảo.

ho

Xã hội

in

̣c k

- Bất an trong xã hội: Nhân dân lo lắng về việc mất sinh kế, thất nghiệp,
nợ nần, phá sản do không tiêu thụ được cá và sản phẩm từ hải sản; một bộ
phận trục lợi liên quan đến quá trình hỗ trợ ngư dân, thu mua cá, xử lý
môi trường, sử dụng nguyên liệu cá không đảm bảo chất lượng.

h

- Xáo trộn sinh hoạt, sản xuất, buôn bán của các cá nhân, gia đình, doanh
nghiệp và các cơ quan nhà nước: Ngư dân và những người lao động mà
sinh kế dựa vào biển đã bị đình đốn sản xuất, phải chuyển đổi nghề. Các
công ty, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh những hàng hóa, sản phẩm,
dịch vụ liên quan đến hải sản, liên quan đến tài nguyên biển như du lịch

không chỉ bị đảo lộn sản xuất mà còn chịu nhiều thiệt hại kinh tế cũng
như các ảnh hưởng vô hình khác.

́


́H



- Ảnh hưởng đến sự an toàn, sức khỏe của người dân trong khu vực có sự
cố môi trường cũng như người tiêu dùng ở các khu vực khác trước mắt và
lâu dài.

An ninh
chính trị

- Sự cố xảy ra trong bối cảnh cả nước đang chuẩn bị bầu cử Quốc hội và
Hội đồng nhân dân các cấp, chuẩn bị cho chuyến thăm của Tổng thống
Hoa Kỳ đến Việt Nam đã bị các thế lực thù địch lợi dụng nhằm mục đích
kích động, tuyên truyền, lôi kéo tụ tập đông người gây rối, tạo áp lực với
chính quyền gây mất ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, đặc biệt là
tại Hà Tĩnh và Quảng Bình.
(Nguồn: Báo cáo của Chính Phủ về sự cố môi trường biển 2016)
17


×