Tải bản đầy đủ (.pdf) (79 trang)

KHẢO SÁT QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT SẢN PHẨM BÀN FARM DINING TABLE TẠI CÔNG TY TNHH MINH PHÁT 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (885.2 KB, 79 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

KHẢO SÁT QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT
SẢN PHẨM BÀN FARM DINING TABLE
TẠI CÔNG TY TNHH MINH PHÁT 2

Họ và tên sinh viên: NGUYỄN THỊ THU HƯƠNG
Ngành: CHẾ BIẾN LÂM SẢN
Niên khóa: 2006– 2010

Tháng 07/2010


KHẢO SÁT QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT
SẢN PHẨM BÀN FARM DINING TABLE
TẠI CÔNG TY TNHH MINH PHÁT 2

Tác giả

NGUYỄN THỊ THU HƯƠNG

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu
cấp bằng Kỹ sư ngành Chế biến lâm sản

Giáo viên hướng dẫn
TS. HOÀNG THỊ THANH HƯƠNG

Tháng 07 năm 2010



i


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp, đó là sự kết hợp giữa phần lý thuyết, phần
thực hành và kinh nghiệm thực tế trong suốt quá trình học tập ở trường và thời gian
thực tập tại Công Ty TNHH Minh Phát 2, Ấp Bình Phước A, Xã Bình Chuẩn, Huyện
Thuận An, Bình Dương. Và để tôi có được kiến thức đầy đủ như ngày hôm nay đó là
nhờ sự giảng dạy nhiệt tình của quý thầy cô trường Đại Học Nông Lâm TPHCM cùng
với sự hướng dẫn nhiệt tình của các anh chị trong Công Ty TNHH Minh Phát 2 và đặc
biệt là sự tận tình giúp đỡ của cô TS. Hoàng Thị Thanh Hương.
Đạt được kết quả đó, đầu tiên con xin chân thành biết ơn Bố Mẹ và những
người thân trong gia đình đã nuôi dưỡng và luôn sát cánh bên con, động viên con.
Em xin chân thành cảm ơn BGH trường Đại Học Nông Lâm TPHCM và quý
thầy cô khoa Lâm Nghiệp đã tận tình giảng dạy và truyền đạt những kiến thức bổ ích
cho em trong suốt 4 năm qua. Đặc biệt em xin gửi lòng cảm ơn sâu sắc đến cô TS.
Hoàng Thị Thanh Hương, đã trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ em trong suốt thời gian đi
thực tập và hoàn thành luận văn tốt nghiệp của mình.
Với lòng chân thành em xin gửi lời cảm ơn đến Ban Giám Đốc cùng toàn thể
CB CNV Công Ty TNHH Minh Phát 2 đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho em hoàn thành
tốt 3 tháng thực tập tại Công Ty.
Xin chân thành cảm ơn tất cả bạn bè đã đóng góp ý kiến và quan tâm tôi trong
suốt thời gian học tập và rèn luyện tại trường.
Sau cùng em xin gửi lời chúc sức khoẻ đến toàn thể quý thầy cô khoa Lâm
Nghiệp cùng toàn thể cô chú, anh chị trong Công Ty. Chúc Công Ty ngày càng phát
triển vững mạnh.

Tp. Hồ Chí Minh 12-06-2010
Nguyễn Thị Thu Hương


ii


TÓM TẮT
Đề tài “Khảo sát quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm Bàn FARM DINING
TABLE” được thực hiện tại Công Ty TNHH Minh Phát 2, Ấp Bình Phước A, Xã Bình
Chuẩn, Huyện Thuận An, Bình Dương. Thời gian thực hiện đề tài từ 08/03/2010 –
22/05/2010. Trong quá trình khảo sát đề tài đã thực hiện được một số nội dung cụ thể
như sau:
Nguồn nguyên liệu dùng để sản xuất sản phẩm được công ty nhập về đáp ứng
được kích thước cũng như độ ẩm theo yêu cầu. Tuy nhiên còn có một số khuyết tật (bị
mắt gỗ, nứt, mục) vì hầu hết các sản phẩm tại công ty sử dụng nguyên liệu chính là gỗ
Cao Su và ván nhân tạo (ván MDF).
Máy móc, thiết bị trong phân xưởng được sắp xếp tương đối hợp lý và phù hợp
cho quá trình sản xuất hàng loạt, quy trình sản xuất của sản phẩm được đi theo trình tự
từng khâu công nghệ mà Công ty đã đề ra.
Đề tài đã tính toán tỷ lệ lợi dụng gỗ của cả quy trình sản xuất bàn Farm Dining
Table và từ đó đưa ra phương hướng để nâng cao tỷ lệ lợi dụng gỗ, đồng thời cũng tính
toán được tỷ lệ phế phẩm của một số khâu công nghệ quan trọng như: công đoạn tạo
phôi, công đoạn định hình, công đoạn chà nhám, công đoạn trang sức bề mặt, để từ đó
tìm ra nguyên nhân và đề xuất biện pháp khắc phục nhằm giảm tỷ lệ phế phẩm góp
phần nâng cao năng suất cũng như hiệu quả kinh tế cho Công ty.
Qua quá trình khảo sát quy trình công nghệ sản xuất bàn Farm Dining Table của
khách hàng Sitcom, cùng với việc tính toán tôi nhận thấy tỷ lệ lợi dụng gỗ tại công ty
khá cao. Kết quả tỷ lệ lợi dụng gỗ là K = 64,82%, tỷ lệ phế phẩm là P = 3,94%. Giá
thành của sản phẩm bàn Farm Dining Table là 1.785.344 đồng, là mức giá phù hợp với
cả khách hàng trong và ngoài nước.

iii



MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN

ii 

TÓM TẮT

iii 

MỤC LỤC

iv 

DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT

vii 

DANH SÁCH CÁC HÌNH

viii 

DANH SÁCH CÁC BẢNG

ix 

Chương 1: MỞ ĐẦU




1.1. Tính cấp thiết của đề tài



1.2. Mục tiêu của đề tài



1.3. Mục đích của đề tài



1.4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn



1.5. Giới hạn của đề tài



Chương 2: TỔNG QUAN



2.1. Vị thế của ngành Chế biến lâm sản



2.2. Vài nét tổng quan về Công ty TNHH Minh Phát 2




2.2.1. Quá trình hình thành



2.2.2. Quá trình phát triển của Công ty



2.2.3. Tình hình nguyên liệu và các loại hình sản phẩm tại Công ty



2.2.4. Tình hình nhân sự, công tác tổ chức, quản lý của Công ty

10 

2.2.5. Tình hình máy móc thiết bị tại Công ty

15 

Chương 3: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT

16 

3.1. Nội dung khảo sát

16 


3.2. Phương pháp nghiên cứu

17 

3.2.1. Phân tích sản phẩm Bàn FDT

17 

3.2.2. Tìm hiểu quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm Bàn FDT

17 

3.2.3. Tính tỷ lệ lợi dụng gỗ

18 

3.2.4. Tính toán tỷ lệ phế phẩm

19 

3.2.5. Tính giá thành sản phẩm

20 
iv


Chương 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

21 


4.1. Kết quả khảo sát sản phẩm Bàn FDT

21 

4.1.1 Kết quả khảo sát nguyên liệu sản xuất sản phẩm

21 

4.1.2 Kết quả khảo sát mô tả sản phẩm

23 

4.1.3 Kết quả khảo sát chức năng của sản phẩm

24 

4.1.4 Kết quả khảo sát phân tích kết cấu sản phẩm

25 

4.2. Kết quả khảo sát quy trình công nghệ sản xuất Bàn FDT

27 

4.2.1. Cơ sở lý luận để thiết lập sơ đồ dây chuyền công nghệ

27 

4.2.2 Kết quả khảo sát


29 

4.2.3. Kết quả khảo sát công nghệ sản xuất trên các máy móc, thiết bị

33 

4.3. Kết quả tính toán tỷ lệ lợi dụng gỗ trên các khâu công nghệ của Bàn FDT
4.3.1. Thể tích nguyên liệu ở công đoạn tạo phôi

43 
43 

4.3.2. Kết quả tính toán thể tích nguyên liệu qua công đoạn định hình của sản
phẩm Bàn FDT

48 

4.4. Kết quả tính toán tỷ lệ phế phẩm qua các công đoạn của sản phẩm Bàn FDT

51 

4.4.1. Kết quả tỷ lệ phế phẩm qua công đoạn tạo phôi của sản phẩm Bàn FDT
51 
4.4.2. Kết quả tỷ lệ phế phẩm qua công đoạn định hình của sản phẩm Bàn
FDT

53 

4.4.3. Kết quả tỷ lệ phế phẩm qua công đoạn trang sức bề mặt của sản phẩm

Bàn FDT

54 

4.5. Tính giá thành sản phẩm của Bàn FDT

57 

4.5.1. Tính toán nguyên liệu chính

57 

4.5.2. Tính toán nguyên liệu vật liệu phụ

57 

4.5.3. Tính toán nhiên liệu động lực

60 

4.5.4. Các chi phí liên quan

60 

4.5.5. Giá thành của sản phẩm Bàn FDT

61 

4.6. Đánh giá chung


62 

4.6.1. Tỷ lệ lợi dụng gỗ

62 

4.6.2. Tỷ lệ phế phẩm

62 

4.6.3. Công tác tổ chức sản xuất

63 
v


4.6.4. Quy trình công nghệ sản xuất

63 

4.6.5. Công tác vệ sinh an toàn lao động

63 

Chương 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

64 

5.1. Kết luận


64 

5.2. Kiến nghị

65 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

 

vi


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DN

: Doanh nghiệp

STT

: Số thứ tự

ĐVT

: Đơn vị tính

TL

: Tỷ lệ


ĐM

: Định mức

ĐG

: Đơn giá

TT

: Thành tiền

P/S

: Pha sẵn

T.Đ

: Tĩnh điện

TNHH

: Trách nhiệm hữu hạn

FDT

: FARM DINING TABLE

Pcs


: Sản phẩm

R

: Bán kính

Ø

: Đường kính

KCS

: Kiểm tra chất lượng sản phẩm

FLEGT

: Forest law enforcement, governance and trade (tăng cường thực thi luật

pháp, quản trị và thương mại lâm sản)
FSC

: Forest Stewardship Council (chứng chỉ rừng trồng)

LACEY

: Đạo luật Lacey cấm buôn bán lâm sản bất hợp pháp vào Hoa Kỳ

vii



DANH SÁCH CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1: Hình Công Ty ..................................................................................................5 
Hình 2.2: Bộ bàn ghế Torrey Dining ...............................................................................7 
Hình 2.3: Bộ Bàn Ghế Anseng ........................................................................................8 
Hình 2.4: Bàn Ronan Pedestal Extension ........................................................................8 
Hình 2.5: Ghế Ladder Back .............................................................................................9 
Hình 2.6: Bộ Bàn Ghế Lincom Table..............................................................................9 
Hình 2.7: Sơ đồ tổ chức bộ máy Công ty TNHH Minh Phát 2 .....................................11 
Hình 4.1: Hình ảnh sản phẩm Bàn FARM DINING TABLE .......................................24 
Hình 4.2: Liên kết chốt đồng âm dương ........................................................................26 
Hình 4.3: Liên kết bulon tán cấy ...................................................................................26 
Hình 4.4 : Vis và liên kết bằng vít .................................................................................26 
Hình 4.5: Một số vật tư lắp ráp......................................................................................27 
Hình 4.6: Sơ đồ lưu trình công nghệ sản xuất sản phẩm ...............................................30 
Hình 4.7: Sơ đồ lắp ráp Bàn Farm Dining Table ..........................................................42 
Hình 4.8: Biểu đồ tỷ lệ lợi dụng gỗ qua các công đoạn ................................................50 
Hình 4.9: Tỷ lệ phế phẩm qua các công đoạn gia công.................................................56 

viii


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1: Tình hình nhân sự của Công ty TNHH Minh Phát 2 ....................................14 
Bảng 2.2: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty....................................14 
Bảng 4.1: Bảng Quy cách phôi nguyên liệu cho bàn Farm Dining Table.....................22
Bảng 4.2: Bảng liệt kê các chi tiết của sản phẩm Bàn FARM DINING TABLE ......... 25
Bảng 4.3: Bảng quy cách vật tư lắp ráp của sản phẩm Bàn Farm Dinning Table ........28 
Bảng 4.4: Thể tích gỗ trung bình ở công đoạn ghép .....................................................44 

Bảng 4.5: Thể tích gỗ trung bình ở khâu xẻ dọc ...........................................................45 
Bảng 4.6: Thể tích nguyên liệu trung bình trước khâu cắt 2 đầu của sản phẩm Bàn
FARM DINING TABLE ...............................................................................................46 
Bảng 4.7: Thể tích nguyên liệu trung bình sau khâu cắt 2 đầu của sản phẩm Bàn
FARM DINING TABLE ...............................................................................................47 
Bảng 4.8: Thể tích nguyên liệu trung bình trước công đoạn định hình của sản phẩm
Bàn FARM DINING TABLE .......................................................................................48 
Bảng 4.9: Thể tích nguyên liệu trung bình sau công đoạn định hình của sản phẩm Bàn
FARM DINING TABLE ...............................................................................................49 
Bảng 4.10: Tỷ lệ lợi dụng nguyên liệu qua các công đoạn gia công.............................50 
Bảng 4.11: Tỷ lệ phế phẩm ở công đoạn tạo phôi của sản phẩm Bàn FARM DINING
TABLE ..........................................................................................................................52 
Bảng 4.12: Tỷ lệ phế phẩm ở công đoạn định hình của sản phẩm Bàn FARM DINING
TABLE ..........................................................................................................................54 
Bảng 4.13: Tỷ lệ phế phẩm ở công đoạn trang sức bề mặt của sản phẩm Bàn FARM
DINING TABLE ...........................................................................................................55 
Bảng 4.14: Tỷ lệ phế phẩm qua các công đoạn .............................................................56 
Bảng 4.15: Tính giá nguyên liệu ...................................................................................57 
Bảng 4.16: Nguyên vật liệu phụ ....................................................................................58 
Bảng 4.17: Định mức vật tư Sơn của Mặt Bàn FARM DINING TABLE ....................59 
Bảng 4.18: Định mức vật tư Sơn của Chân và Dìm Bàn FARM DINING TABLE .....60 

ix


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Hàng mộc là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta, hiện
nay cũng đã có chỗ đứng đáng kể trên thị trường Quốc Tế. Với những ưu điểm cách

nhiệt, cách điện, ngăn ẩm tốt, nhiệt giãn nở bé, dễ dàng gia công, dễ nối ghép bằng
đinh, mộng, keo dán. Gỗ là nguyên liệu tự nhiên, có vân thớ đẹp, dễ nhuộm màu, dễ
trang sức bề mặt, chỉ cần trồng, chăm sóc và dùng máy móc đơn giản để khai thác và
chế biến là có được. Vì thế gỗ chưa bao giờ và có thể sẽ không bao giờ là vật liệu lỗi
mốt. Và trong cuộc sống hiện đại ngày nay người sử dụng còn đòi hỏi đồ gỗ trong nhà
phải có nhiều tính năng và dễ bảo quản.
Năm 2009, do khủng hoảng kinh tế, sản phẩm tiêu thụ chậm nên nguồn nguyên
liệu nhập vào từ năm trước hiện còn tồn khá nhiều. Bởi vậy năm nay giảm được một
phần áp lực về nguyên liệu.
Số lượng gỗ khai thác của Việt Nam năm 2009 đạt 3,88 triệu m3. Trong đó
lượng gỗ khai thác từ rừng trồng là 3,7 triệu m3, còn lại là rừng tự nhiên. Để phục vụ
cho ngành chế biến xuất khẩu gỗ, năm vừa qua Việt Nam vẫn phải nhập đến 4 triệu
m3. Nhìn chung nguồn nguyên liệu gỗ của Việt Nam chỉ đáp ứng được 20%, còn lại
phải nhập đến 80% gỗ nguyên liệu để phục vụ cho sản xuất. Điều này không chỉ phản
ánh sự không ổn định về nguyên liệu mà còn cho thấy giá trị gia tăng của đồ gỗ xuất
khẩu Việt Nam không cao [13].
Hiện nay việc giảm tỷ lệ khuyết tật trong quá trình sản xuất, nâng cao chất
lượng sản phẩm, nâng cao tỷ lệ lợi dụng gỗ, nâng cao hiệu quả sản xuất và bố trí máy
móc hợp lý nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cao đang là yêu cầu của hầu hết các nhà
máy chế biến gỗ nói chung và công ty TNHH Minh Phát 2 nói riêng.
Xuất phát từ yêu cầu cần thiết đó, chúng tôi tiến hành khảo sát tình hình sản
xuất thực tế của công ty TNHH Minh Phát 2. Khảo sát về nguồn nguyên liệu, về quy
trình công nghệ sản xuất sản phẩm nhằm tìm ra những ưu điểm, nhược điểm từ đó đề
1


ra một số giải pháp khắc phục nhằm làm giảm tỷ lệ phế phẩm, nâng cao tỷ lệ lợi dụng
gỗ, góp phần đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn.
Được sự phân công của Khoa Lâm Nghiệp và sự cho phép của Công ty TNHH
Minh Phát 2, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài “Khảo sát quy trình công nghệ sản

xuất sản phẩm Bàn Farm Dining Table tại Công ty TNHH Minh Phát 2”.
1.2. Mục tiêu của đề tài
Trong suốt quá trình khảo sát tại công ty, chúng tôi tiến hành khảo sát nguyên
liệu và công nghệ gia công của bàn Farm Dining Table qua các chi tiết cụ thể, tôi tập
trung vào các mục tiêu chính như sau: Mô tả đặc điểm và yêu cầu chất lượng của sản
phẩm, mô tả hình dáng và kết cấu sản phẩm. Khảo sát dây chuyền công nghệ sản xuất
Bàn Farm Dining Table tại Công ty và lập lưu trình sản xuất của các chi tiết Bàn. Lập
biểu đồ gia công sản phẩm và các phiếu công nghệ của các chi tiết, lập sơ đồ lắp ráp
sản phẩm. Khảo sát tỷ lệ lợi dụng gỗ và tỷ lệ phế phẩm qua các công đoạn sản xuất tại Công
ty. Tính toán giá thành sản phẩm Bàn Farm Dining Table.
1.3. Mục đích của đề tài
Qua quá trình khảo sát thực tế sản xuất sản phẩm Bàn Farm Dining Table tại Công ty
TNHH Minh Phát 2, tôi tiến hành phân tích, đánh giá, từ đó đề xuất các giải pháp công nghệ
hợp lý hơn nhằm để các nhà máy chế biến gỗ có thể tham khảo và áp dụng vào thực tiễn sản
xuất của nhà máy.
1.4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
Vấn đề tiết kiệm nguyên vật liệu và các chi phí trong sản xuất luôn là vấn đề
cấp bách và có ý nghĩa thiết thực với hầu hết các nhà sản xuất. Vấn đề này càng trở
nên quan trọng và có ý nghĩa hơn khi nền kinh tế hiện nay đang trong giai đoạn phục
hồi sau khủng hoảng kinh tế thế giới.
Đề tài đã phân tích, tính toán tỷ lệ lợi dụng gỗ, tỷ lệ phế phẩm qua các công
đoạn sản xuất trên từng khâu công nghệ, tìm ra những giải pháp tiết kiệm nguyên liệu
gỗ, tiết kiệm chi phí sản xuất nhằm nâng cao tỷ lệ lợi dụng gỗ, nâng cao năng suất lao
động và hạ giá thành sản phẩm.
Doanh nghiệp chế biến gỗ luôn mong muốn giảm chi phí sản xuất đến mức thấp
nhất cho một đơn vị sản phẩm và yêu cầu đặt ra là phải sử dụng hợp lý nguồn nguyên
liệu, tính toán sao cho tỷ lệ lợi dụng gỗ đạt được là cao nhất. Đây cũng chính là vấn đề
2



mà ngành công nghiệp chế biến gỗ đang phải hướng tới. Đạt được tỷ lệ lợi dụng gỗ
cũng nhằm tăng cường hiệu quả và tính bền vững trong quản lý, sử dụng nguồn
nguyên liệu gỗ từ nguồn khai thác rừng bền vững trong nước.
1.5. Giới hạn của đề tài
Để khảo sát quy trình công nghệ được khách quan cần khá nhiều thời gian để
quan sát, ghi nhận tình hình sản xuất của nhiều loại hình sản phẩm mộc trong nhiều
thời điểm khác nhau. Nhưng do thời gian thực tập có hạn nên chúng tôi không tính
toán hệ số sử dụng máy, chỉ khảo sát sản phẩm bàn đang sản xuất tại xưởng 1, 2 mà
không khảo sát cả bộ bàn ghế và toàn bộ nhà máy. Quá trình gia công các chi tiết của
sản phẩm bàn Farm Dining Table đi qua một số máy móc thiết bị, chúng tôi đã theo dõi,
ghi nhận lại bằng hình ảnh và phân tích chức năng, nhiệm vụ của từng máy. Do thời
gian thu thập số liệu và thực hiện đề tài hạn chế nên trong quá trình thu thập số lượng
mẫu khảo sát, tính toán tỷ lệ lợi dụng gỗ, tỷ lệ phế phẩm chúng tôi chỉ tiến hành thu
thập 3 lần lặp lại và kết quả khảo sát tính theo giá trị trung bình 30 mẫu. Đối với giá
mua nguyên liệu chính và các nguyên vật liệu phụ chúng tôi căn cứ theo bảng thống kê
định mức nguyên vật liệu của phòng kế hoạch tại Công ty.

3


Chương 2
TỔNG QUAN
2.1. Vị thế của ngành Chế biến lâm sản
Đồ gỗ Việt Nam đang được ưa chuộng tại nhiều nước, cùng với những khách
hàng chiến lược, thông qua những sản phẩm có chất lượng và sức cạnh tranh cao. Giá
trị xuất khẩu đồ gỗ có tốc độ tăng trưởng cao nhất trong cả nước một thời gian dài.
Năm 1996, kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ chỉ đạt 61 triệu USD, đến năm 2008 đã đạt tới
2,8 tỷ USD, tăng 459% và ngành chế biến xuất khẩu gỗ trở thành 1 trong 5 ngành hàng
xuất khẩu mũi nhọn của Việt Nam. Đồ gỗ Việt Nam đã vươn lên đứng thứ 2 trong
khối ASEAN, vượt qua Philippines, vươn lên chiếm vị trí thứ 4 trong khối các nước

Đông Nam Á, sau Malaysia, Indonesia và Thái Lan trong cuộc đua chiếm lĩnh thị phần
xuất khẩu đồ gỗ nội thất [15].
Theo tính toán của Hiệp Hội, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ dự kiến trong
năm 2010, 2015, 2020 sẽ lần lượt đạt ở con số 3 tỷ USD; 4,5 tỷ USD; 7 tỷ USD. Mục
tiêu 3 tỷ USD tổng kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ trong năm 2010 là hoàn toàn khả thi
khi 3 tháng đầu năm đã xuất được xấp xỉ 770 triệu USD, chủ yếu xuất khẩu sang thị
trường Mỹ, Nhật và EU [16].
Đến cuối năm 2008, cả nước đã có trên 2.562 DN. Bên cạnh những DN nhỏ
được hình thành ở khắp các nơi trên cả nước thì các cụm công nghiệp chế biến gỗ có
quy mô lớn cũng mọc lên nhiều tại: Bình Dương, Đồng Nai, TP Hồ Chí Minh, Bình
Định, Quảng Nam… Các DN có vốn đầu tư nước ngoài cũng không bỏ lỡ cơ hội kinh
doanh tại Việt Nam, tăng cường đầu tư công nghệ, mẫu mã và cùng mở rộng thị
trường xuất khẩu. Hiện nay, để đa dạng hoá thị trường, những hợp đồng mới từ các
nước Đông Âu, Trung Đông, Nam Mỹ cũng đang dần tăng lên. Về kim ngạch xuất
khẩu, từ con số xấp xỉ 2 tỷ USD năm 2006 đã tăng lên 2,4 tỷ USD năm 2007 và lên 2,8
tỷ USD năm 2008 và hai tháng đầu năm 2010, xuất khẩu đồ gỗ đạt 619 triệu USD
(tăng 59% so với cùng kỳ năm 2009) [14], [18].

4


Theo Hiệp hội Gỗ và lâm sản Việt Nam (Vifores), khó khăn đối với các doanh
nghiệp gỗ Việt Nam hiện nay là thị trường xuất khẩu sản phẩm gỗ đang bị thu hẹp.
Các thị trường lớn xuất hiện ngày càng nhiều các hành vi bảo hộ thương mại tinh vi
như Đạo Luật LACEY của Hoa Kỳ (có hiệu lực từ 1/4/2010) cấm buôn bán lâm sản
bất hợp pháp, trong đó có một lượng không nhỏ từ Việt Nam, bắt buộc doanh nghiệp
phải nộp tờ khai, chứng từ về tên, loại gỗ, quốc gia khai thác, cách thức khai thác tức
là phải có chứng nhận FSC (Forest stewardship council) của Hội Đồng quản lý rừng
bền vững thế giới. Đến tháng 1/2012 Hiệp định về “Tăng cường thực thi Luật lâm
nghiệp, quản trị rừng và buôn bán gỗ” (FLEGT) của châu Âu (EU) cũng sẽ có hiệu lực

[17].
Chính vì vậy, để có thể phát triển bền vững, các doanh nghiệp phải nâng cao
năng lực cạnh tranh trên cơ sở tăng cường đầu tư trang thiết bị công nghệ hiện đại,
nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm. Ngành chế biến gỗ cần chú trọng
đến cả hai mặt, cần khai thác tốt thị trường nội địa với tư duy dài hạn, căn cơ, đồng
thời chú trọng đến xuất khẩu trong tư thế sẵn sàng cạnh tranh, mang thương hiệu Việt
đến khắp năm châu bốn biển.
2.2. Vài nét tổng quan về Công ty TNHH Minh Phát 2
2.2.1. Quá trình hình thành
Hình ảnh Công ty được thể hiện ở hình 2.1

Hình 2.1: Hình Công Ty

5


Công ty TNHH Minh Phát 2 được thành lập theo giấy chứng nhận dăng ký kinh
doanh số 4602000704 do Sở kế hoạch và đầu tư Tỉnh Bình Dương cấp ngày
18/03/2003. Công ty chuyên sản xuất sản phẩm đồ gỗ nội thất xuất khẩu.
Chủ đầu tư: Công ty TNHH Minh Phát 2
Đại diện: Ông Điền Quang Hiệp – Giám Đốc Công Ty.
Bà Võ Thị Minh Thiều – Phó Giám Đốc Công Ty.
Trụ sở chính: Ấp Bình Phước A, Xã Bình Chuẩn, Huyện Thuận An, Tỉnh Bình
Dương.
Tổng số vốn: 10.000.000.000 đồng
Diện tích: 30.000 m2
Tổng số lao động : 800 người
Thị trường xuất khẩu : Hàn Quốc, Mỹ, châu Âu.
Điện thoại: 0650-3788946
Fax: 0650-3788778

Email:
2.2.2. Quá trình phát triển của Công ty
Hơn 7 năm thành lập, Công ty đã và đang không ngừng phát triển mạnh mẽ.
Những năm đầu thành lập Công ty chỉ sản xuất bàn ghế xuất khẩu sang Hàn Quốc, tuy
nhiên do cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới kéo dài đã ảnh hưởng đến sự phát triển của
Công ty, quá trình xuất khẩu gặp nhiều khó khăn, đơn đặt hàng giảm. Ngoài ra còn gặp
nhiều khó khăn về: vốn, cơ sở vật chất kỹ thuật, máy móc trang thiết bị. Trước tình
hình đó, Công ty đã kịp thời thay đổi những dòng sản phẩm phù hợp với thị hiếu khách
hàng, đồng thời vẫn luôn tìm cách đặt mối quan hệ với các khách hàng có thêm thị
trường mới như Mỹ, Nhật giúp quá trình sản xuất được đều đặn, góp phần đem lại lợi
nhuận cho Công ty, doanh thu tăng trưởng cao.
2.2.3. Tình hình nguyên liệu và các loại hình sản phẩm tại Công ty
Nguyên liệu sản xuất
Công ty đang sử dụng hai nguồn nguyên liệu chính là nguồn nguyên liệu gỗ tự
nhiên và nguồn nguyên liệu nhân tạo. Tuỳ vào từng đơn đặt hàng và yêu cầu của
khách hàng mà công ty mua với các quy cách khác nhau nhưng chất lượng luôn ổn
định và độ ẩm từ 8 – 12%. Nguyên liệu nhập về đều là gỗ đã xẻ và đã qua khâu tẩm
sấy nhằm giảm thời gian sản xuất công ty. Thường có kích thước dày là 18; 20; 23; 26;
6


30; 35; 40; 45; 50; 55; 60; 65; 75 mm. Kích thước chiều rộng là 45; 55; 65; 75, 85; 95;
105 mm. Kích thước chiều dài chủ yếu là 950mm, có khoảng 20 – 30% là chiều dài từ
300mm đến 800mm. Nguồn gỗ nhân tạo là MDF ván ép được nhập về Công ty dưới
dạng tấm lớn có kích thước 1830 x 2440mm và có nhiều quy cách chiều dày khác
nhau như độ dày là 6; 9; 12; 15; 17; 18; 21; 25; 30mm, chiều rộng 1220mm; 1830mm,
chiều dài 2440mm. Để có quy cách cần thiết, công ty tiến hành ghép thanh, ghép tấm
tuỳ theo yêu cầu.
Các loại hình sản phẩm
Hiện nay đối tác lớn nhất của Công ty là thị trường Mỹ và một số thị trường

khác như Hàn Quốc, Nhật Bản.
Sản phẩm của Công Ty khá phong phú và đa dạng về mẫu mã, phần lớn được
sản xuất theo đơn đặt hàng. Sản phẩm chủ yếu của Công ty bao gồm bàn, ghế, giường,
tủ, kệ. Các sản phẩm của Công ty có mẫu mã đẹp, kết cấu đơn giản nhưng vững chắc,
có khả năng chống chịu với sự thay đổi của môi trường, có màu sắc hài hòa tạo cho
người sử dụng cảm thấy thoải mái, dễ chịu. Một số sản phẩm Công ty đã và đang sản
xuất trong thời gian chúng tôi thực tập được thể hiện từ hình 2.2 đến hình 2.6.

Hình 2.2: Bộ bàn ghế Torrey Dining

7


Hình 2.3: Bộ Bàn Ghế Anseng

Hình 2.4: Bàn Ronan Pedestal Extension

8


Hình 2.5: Ghế Ladder Back

Hình 2.6: Bộ Bàn Ghế Lincom Table

9


2.2.4. Tình hình nhân sự, công tác tổ chức, quản lý của Công ty
a. Sơ đồ tổ chức của Công ty (Nguồn: Phòng nhân sự)
Với cách quản lý kiểu gia đình, các cán bộ điều hành trực tiếp xuống xưởng nên

bộ máy quản lý gọn nhẹ và linh động. Sơ đồ tổ chức của công ty được thể hiện ở hình
2.10 trang 11.
 Giám đốc:
Là người đại diện pháp lý cho toàn công ty, thực hiện chức năng điều hành,
quản lý cao nhất và trực tiếp đưa ra các biện pháp giải quyết khó khăn trong mọi hoạt
động kinh doanh của công ty.
 Phó giám đốc:
Là người cộng tác đắc lực của giám đốc, thay mặt giám đốc chủ động giải quyết
công việc theo đúng chức năng, chịu trách nhiệm trước giám đốc về phần công việc
được phân công, hoàn thành nhiệm vụ do giám đốc giao phó theo đúng chủ trương
chính sách và điều lệ hoạt động của công ty.
 Phòng kế toán:
 Ghi chép phản ánh tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, cân đối tài khoản,
xác định kết quả kinh doanh, lập các báo cáo kế toán theo quy chế hiện hành.
 Xây dựng kế hoạch tài chính, quản lý và theo dõi tình hình tài chính toàn công
ty, quản lý thu chi tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, thanh toán công nợ, nộp thuế và các
khoản phải nộp khác cho nhà nước.
 Giúp giám đốc đánh giá đúng tình hình kết quả và hiệu quả sản xuất kinh
doanh để có hướng chỉ đạo sản xuất đạt kết quả cao.
 Lập kế hoạch cân đối nhu cầu vốn, huy động sử dụng vốn một cách có hiệu
quả, hợp lý, hệ thống thống kê chính xác số liệu trong công ty.
 Quyết toán tài chính theo định kỳ.
 Bảo quản và lưu trữ tài liệu kế toán.
 Phòng xuất nhập khẩu:
Tiến hành các phương án đầu tư chế biến hàng xuất khẩu, tiến tới xuất khẩu các
mặt hàng do đơn vị nước ngoài có nhu cầu, tìm nguồn hàng mới để tăng kim ngạch
của công ty. Tổ chức, thực hiện việc xuất khẩu của toàn công ty sao cho hợp lý nhất,
có hiệu quả nhất.
10



Giám Đốc

Phó Giám Đốc

Phòng
Kinh
Doanh

Phòng
Kế
Toán

Phòng
Nhân
Sự

Phòng
Kế
Hoạch
Vật tư

Phân
Xưởng
1

Phòng
Ban
Điều
Hành


Phòng
QC –
KCS

Phòng
Thiết
Kế

Phân
Xưởng
2

Phân
Xưởng
3

Phòng
Mẫu

Hình 2.7: Sơ đồ tổ chức bộ máy Công ty TNHH Minh Phát 2
 Phòng hành chính nhân sự:
 Sắp xếp xây dựng lịch làm việc hàng tuần theo yêu cầu hội họp và lên kế
hoạch cấp phát văn phòng phẩm.
 Làm thủ tục ghi chép các biên bản trong cuộc họp giám đốc triệu tập.
 Quản lý thông tin, điều hành các phương tiện đi lại phục vụ công tác và đưa
đón công nhân viên.
 Thực hiện mọi chính sách, chế độ của nhà nước đối với cán bộ công nhân viên
theo nhu cầu nhiệm vụ của
 Xây dựng quy chế khen thưởng, kỷ luật trong nội bộ công ty.

 Bảo vệ sức khoẻ công nhân viên công ty.
11


 Tổ chức công tác đào tạo theo kế hoạch.
 Kiểm tra, thi nâng bậc và tay nghề cho công nhân kỹ thuật theo định kỳ hàng
năm.
 Lập kế hoạch lao động tiền lương, tính lương và theo dõi, kiểm tra việc chấm
công của cán bộ - công nhân viên hàng ngày.
 Tính bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và quyết toán hàng tháng với cơ quan bảo
hiểm.
 Phòng kinh doanh:
 Giúp việc giám đốc trong công tác kế hoạch và tiêu thụ sản phẩm.
 Xây dựng tổng hợp kế hoạch sản xuất và tiến độ sản xuất từng kỳ, tháng, năm
theo nhu cầu của thị trường và các khả năng cung ứng khác.
 Tìm kiếm, khai thác thị trường ngoài nước, các cơ hội đầu tư, hợp tác nước
ngoài và giao dịch với khách hàng về tiến độ xuất hàng.
 Lên kế koạch xuất hàng và gửi về phòng sản xuất để tiến hành sản xuất.
 Phòng thiết kế:
 Sáng tạo, tìm tòi các mẫu mã ngày một đa dạng, chất lượng để đáp ứng được
thị hiếu của người tiêu dùng.
 Từ mẫu mã truyền thống tạo ra mẫu mã phù hợp với thời đại ngày nay.
 Luôn luôn nghiên cứu tìm ra những sản phẩm mới để mở rộng thị trường xuất
khẩu.
 Nâng cao chất lượng sản phẩm để tạp được lòng tin của khách hàng.
 Phòng IT:
 Tổ chức thông tin nội bộ nhằm nâng cao hiệu quả quản lý trong công ty.
 Tổ chức thu thập, cung cấp thông tin một cách khoa học, chọn lọc thông tin tốt
nhằm phục vụ cho lãnh đạo công ty.
 Quản lý điều hành mạng vi tính, hướng dấn, hỗ trợ các đơn vị sử dụng hiệu

quả máy tính trong công ty, kiểm soát toàn bộ hệ thống máy vi tính.
 Phòng bảo vệ:

12


 Giúp công tác bảo vệ an ninh trật tự, giữ gìn tài sản cho công ty. Kiểm tra
kiểm soát người, phương tiện, tài sản ra vào công ty. Xây dựng lực lượng tự vệ, tổ
chức huấn luyện định kỳ.
 Có quyền giữ, lập biên bản người vi phạm xâm nhập tài sản công ty.
 Quản đốc:
 Quản lý và vận hành toàn bộ quá trình sản xuất của các phân xưởng theo kế
hoạch của ban giám đốc.
 Chịu trách nhiệm trước ban giám đốc về tiến độ sản xuất của công ty.
 Phó quản đốc:
 Hỗ trợ cho quản đốc trong việc điều hành sản xuất của công ty.
 Chịu trách nhiệm trước quản đốc về tiến độ sản xuất của công ty.
 Phòng kỹ thuật:
 Chịu trách nhiệm về việc sản xuất tạo ra sản phẩm theo đúng mẫu mã mà
khách hàng đã chọn.
 Hoàn thiện những sản phẩm mới đảm bảo sản phẩm đúng với quy cách chất
lượng của khách hàng.
 Kiểm tra kỹ thuật trước khi đóng gói hàng hoá.
 Phòng kế hoạch vật tư:
 Dựa vào đơn đặt hàng của khách hàng xem xét số lượng nguyên vật liệu cần
dùng bao nhiêu là hợp lý. Nhu cầu của khách hàng về chất lượng và mẫu mã. Sau đó
tiến hành mua vật tư, nguyên liệu để quá trình sản xuất không bị trì trệ. Nhằm đảm bảo
thời gian giao hàng theo đúng kế hoạch xuất hàng.
 Tổ cơ khí:
 Chịu trách nhiệm về việc vận hành, bảo dưỡng và sửa chữa máy móc thiết bị

toàn bộ hệ thống công ty.
 Bảo trì, sửa chữa hệ thống điện, điện thoại, máy lạnh của công ty.
b. Tình hình nhân sự
Tình hình nhân sự của công ty do phòng nhân sự cung cấp được thể hiện ở bảng
2.1 trang 14.

13


STT

Các phòng ban

Số lượng người

01

Giám đốc và phó giám đốc

02

02

Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu

10

03

Phòng kế toán


07

04

Phòng hành chính nhân sự

08

05

Phòng kỹ thuật

10

06

Phòng kế hoạch – vật tư

13

07

Xưởng 1 + 2

449

08

Xưởng 3


315
(Nguồn: Phòng nhân sự)

Bảng 2.1: Tình hình nhân sự của Công ty TNHH Minh Phát 2
Tổng số nhân sự của công ty là 859 ngưởi, trong đó có 764 công nhân trực tiếp
lao động sản xuất và 95 người làm việc trong khu vực văn phòng.
Đội ngũ công nhân ngày càng tăng về số lượng và chất lượng, mỗi công nhân,
nhân viên có một trình độ khác nhau, nhân viên luôn cập nhập kịp thời và áp dụng hợp
lý khi thị trường biến đổi, công ty luôn chú trọng đến việc tuyển dụng, đào tạo, bồi
dưỡng những người có tay nghề, có tinh thần và trách nhiệm tạo ra các sản phẩm có
chất lượng.
c. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty
Qua quá trình khảo sát thực tế tại nhà máy chúng tôi thu thập được kết quả kinh
doanh được thể hiện ở bảng 2.2.
Năm

2006

2007

2008

Vốn điều lệ

10.000.000.000

10.000.000.000

40.000.000.000


Doanh thu

80.251.786.115

105.325.998.236

112.624.886.037

Lợi nhuận trước thuế 750.106.542

2.362.666.510

1.370.753.934

Lợi nhuận sau thuế

2.164.375.862

1.250.258.857

750.106.542

( Nguồn: Phòng Kế Toán)
Bảng 2.2: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty
(ĐVT: đồng)
14


Nhận xét: Qua báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty cho thấy sự nỗ

lực, năng động, sáng tạo của đội ngũ cán bộ, công nhân viên tại Công ty. Doanh thu
của Công ty không ngừng tăng mạnh qua từng năm, đồng thời lợi nhuận tăng một cách
đáng kể. Điều này chứng tỏ Công ty đã sản xuất và kinh doanh đáp ứng được yêu cầu
của thị trường cả đối với khách hàng quen thuộc cũng như gây dựng lòng tin đối với
khách hàng mới.
2.2.5. Tình hình máy móc thiết bị tại Công ty
Hiện trạng máy móc thiết bị tại Công ty còn thô sơ, không hiện đại, còn dựa vào
tay nghề công nhân là chính. Vì Công ty mới tách ra từ công ty Minh Dương và hoạt
động vào năm 2003 nên còn hạn chế về nguồn vốn. Tuy vậy, máy móc thiết bị phần
lớn là nhập từ Nhật và Đài Loan nên khá bền, hình dáng gọn nhẹ, làm việc hiệu quả
cũng như độ chính xác gia công cao. Bên cạnh đó, vẫn còn một số máy móc quá cũ,
thường xuyên xảy ra hỏng hóc trong quá trình sản xuất.
 Loại thiết bị chủ yếu: Là tất cả các loại máy móc thiết bị trực tiếp tham gia vào
quá trình gia công sản phẩm, chủ yếu là cưa đĩa, máy bào 4 mặt, máy bào 2 mặt, máy
rong Ripsaw, máy phay, máy khoan, máy chà nhám các loại, thiết bị máy ép thủy lực,
thiết bị phun sơn.
 Loại thiết bị phụ trợ: Là những máy móc thiết bị không trực tiếp tham gia vào
quá trình gia công sản phẩm, nhưng không thể thiếu được, giúp cho việc sản xuất được
duy trì và tiến độ sản xuất được liên tục. Bao gồm các loại thiết bị hàn mài, vận
chuyển, máy hút bụi, nén khí.
Trong quá trình thực tập tôi tiến hành khảo sát tại xưởng 1, 2. Các loại máy móc
thiết bị tại xưởng 1, 2 được trình bày ở phụ lục 15.

15


×