BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI & BẤT ĐỘNG SẢN
BÁO CÁO TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐẾN NĂM 2020,
KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT 5 NĂM KỲ ĐẦU (2011-2015)
XÃ CAM HIỆP NAM - HUYỆN CAM LÂM
TỈNH KHÁNH HÒA
SVTH
MSSV
LỚP
KHÓA
NGÀNH
:
:
:
:
:
CAO THỊ THÚY PHƯƠNG
06124095
DH06QL
2006 - 2010
Quản Lý Đất Đai
-Tp.HCM, Ngày 20 Tháng 08 Năm 2010-
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI & BẤT ĐỘNG SẢN
BỘ MÔN QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT
CAO THỊ THÚY PHƯƠNG
“ QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐẾN NĂM 2020,
KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT 5 NĂM KỲ ĐẦU (2011-2015)
XÃ CAM HIỆP NAM - HUYỆN CAM LÂM
TỈNH KHÁNH HÒA”
GVHD: ThS. NGÔ MINH THỤY
(Trường Đại Học Nông Lâm TP.Hồ Chí Minh)
(Ký tên:.......................................)
Thaùng 8 naêm 2010
Lời cám ơn
Trong suốt quá trình thực hiện đề tài ngoài sự cố gắng nỗ lực của bản thân, tôi
đã nhận được rất nhiều sự động viên từ gia đình, thầy cô và bạn bè:
Lời đầu tiên tôi xin cảm ơn gia đình đã ở bên cạnh động viên, khích lệ tôi trong
suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu Trường Đại học Nông Lâm
Thành phố Hồ Chí Minh cùng với quý thầy cô Khoa Quản lý đất đai - Bất động sản đã
tận tình truyền đạt và giảng dạy cho tôi những kiến thức quý báu để tôi có thể hoàn
thành tốt luận văn tốt nghiệp của mình.
Đặc biệt, tôi xin gửi lời tri ân sâu sắc đến thầy Ngô Minh Thụy – Giáo viên
hướng dẫn – Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh, đã tận tình giúp đỡ
và hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp trong suốt thời gian qua.
Xin chân thành cảm ơn các cô chú, anh chị đang công tác tại Trung tâm Nghiên
cứu và Ứng dụng Công nghệ Địa Chính đã tạo điều kiện thuận lợi và tận tình giúp đỡ
tôi trong suốt thời gian thực tập để hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Cuối cùng, xin cảm ơn tất cả các bạn trong lớp Quản lý đất đai khóa 2006 2010 đã nhiệt tình hỗ trợ và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập.
Do kiến thức còn hạn chế nên bài luận văn tốt nghiệp của tôi chưa hoàn thiện,
rất mong quý thầy cô thông cảm và đóng góp ý kiến để bài báo cáo của tôi có thể hoàn
thiện hơn.
Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn!
TP. Hồ Chí Minh, ngày … tháng … năm 2010
Sinh viên
Cao Thị Thúy Phương
TÓM TẮT
Sinh viên thực hiện: Cao Thị Thúy Phương, Khoa Quản lý Đất đai & Bất động
sản - Trường Đại Học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh.
Đề tài: “Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm
(2011-2015) xã Cam Hiệp Nam - huyện Cam Lâm - tỉnh Khánh Hòa”
Giáo viên hướng dẫn NGÔ MINH THỤY, Trường đại học Nông Lâm Thành
phố Hồ Chí Minh.
Xã Cam Hiệp Nam nằm về phía đông nam huyện Cam Lâm, huyện mới thành
lập từ 2007 trên cơ sở điều chỉnh địa giới hành chính thị xã Cam Ranh và huyện Diên
Khánh, tuy nhiên xã Cam Hiệp Nam ổn định địa giới hành chính với diện tích tự nhiên
1922,1970ha (chiếm 35,29% toàn huyện), đây là một xã trung du miền núi, cơ sở hạ
tầng chưa đồng bộ, mức sống của người dân chưa cao.Vì vậy, công tác lập quy hoạch
sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011-2015) xã Cam Hiệp
Nam là việc làm cần thiết và cấp bách nhằm nâng cao hiệu quả phát triển kinh tế xã
hội và bền vững về môi trường, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý
Nhà nước về đất đai.
Đề tài được thực hiện trên cơ sở áp dụng các quy định về lập quy hoạch, kế
hoạch sử dụng đất đai của Luật đất đai 2003, Thông tư 19/2009/TT-BTNMT Quy định
chi tiết việc lập, điều chỉnh và thẩm định Quy hoạch, Kế hoạch sử dụng đât.
Thông qua quá trình thu thập số liệu, bản đồ và khảo sát thực địa, đề tài đã tiến
hành phân tích, đánh giá điều kiện tự nhiên, thực trạng phát triển kinh tế - xã hội, tiềm
năng đất đai, tiến hành lập quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng
đất 5 năm (2011-2015). Trong quá trình thực hiện, đề tài đã sử dụng một số phương
pháp như: phương pháp thống kê, phương pháp bản đồ, phương pháp phân tích so
sánh, phương pháp chuyên gia,…Kết quả đạt được của đề tài bao gồm:
- Bản đồ hiện trạng sử dụng đất xã Cam Hiệp Nam tỷ lệ 1/5.000
- Bản đồ QHSDĐ đến năm 2020 của xã Cam Hiệp Nam tỷ lệ 1/5.000
- Báo cáo thuyết minh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử
dụng đất 5 năm (2011-2015) của xã Cam Hiệp Nam (được trình bày thông qua luận
văn).
- Đến năm 2020, diện tích đất nông nghiệp 1762,48ha tăng 323,45ha, đất phi
nông nghiệp 159,71 tăng 36,51ha, đến năm 2020 sẽ không còn đất chưa sử dụng và đất
khu dân cư nông thôn 444,07 ha tăng 84,17ha
Kết quả của đề tài là cơ sở cho việc quản lý và sử dụng đất đai một cách hợp lý,
hiệu quả, phục vụ một cách tốt nhất cho phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi
trường của xã Cam Hiệp Nam nói riêng và xã Cam Lâm nói chung.
Ngành: Quản lý đất đai
SVTH: Cao Thị Thúy Phương
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................................ 1
PHẦN I: TỔNG QUAN ................................................................................................ 3
I.1. Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu .....................................................................3
I.1.1. Cơ sở khoa học ..............................................................................................3
I.1.2. Cơ sở pháp lý .................................................................................................7
I.1.3. Cơ sở thực tiễn ...............................................................................................8
I.2. Khái quát địa bàn nghiên cứu ................................................................................8
I.3. Nội dung phương pháp nghiên cứu .......................................................................9
I.3.1. Nội dung nghiên cứu......................................................................................9
I.3.2 Phương pháp nghiên cứu ................................................................................9
I.3.3. Các bước thực hiện ........................................................................................9
PHẦN II: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................................ 11
II.1. Điều kiện tự nhiên, tài nguyên và môi trường ...................................................11
II.1.1. Điều kiện tự nhiên ......................................................................................11
II.1.2. Các nguồn tài nguyên .................................................................................12
II.1.3. Thực trạng môi trường................................................................................14
II.1.4. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên ..............14
II.2. Thực trạng phát triển kinh tế – xã hội ................................................................15
II.2.1. Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế ...................................15
II.2.2. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế .....................................................15
II.2.3. Thực trạng phát triển văn hoá - xã hội .......................................................16
II.2.4. Thực trạng phát triển các khu dân cư nông thôn ........................................16
II.2.5. Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã
hội ..........................................................................................................................17
II.2.6. Quốc phòng – An ninh ...............................................................................18
II.2.7. Đánh giá chung về kinh tế – xã hội ............................................................19
II.3. Tình hình quản lý và sử dụng đất, tiềm năng đất đai .........................................19
II.3.1. Tình hình quản lý sử dụng đất đai ..............................................................19
II.3.2. Hiện trạng sử dụng đất ...............................................................................23
II.3.3. Tình hình biến động đất đai giai đoạn 2005-2010......................................29
II.3.4. Đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch sử dụng đất kỳ trước ..................36
II.3.5. Đánh giá tiềm năng đất đai .........................................................................37
II.4. Xây dựng phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 ............................40
II.4.1. Các chỉ tiêu phát triển – kinh tế trong thời kỳ quy hoạch 2010-2020. .......40
II.4.2. Phương án quy hoạch sử dụng đất .............................................................42
Ngành: Quản lý đất đai
SVTH: Cao Thị Thúy Phương
II.4.3. Đánh giá tác động của phương án quy hoạch sử dụng đất đến kinh tế - xã
hội – môi trường ....................................................................................................52
II.4.4. Phân kỳ quy hoạch sử dụng đất ..................................................................53
II.5. Lập kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) ........................................55
II.5.1. Mục đích và căn cứ sử dụng đất ................................................................55
II.5.2. Chỉ tiêu sử dụng đất theo mục đích sử dụng đến từng năm .......................55
II.5.3. Diện tích đất chuyển mục đích sử dụng đất theo từng năm kế hoạch ........57
II.5.4. Kế hoạch đưa đất chưa sử dụng vào sử dụng. ............................................58
II.5.5. Danh mục các công trình, dự án trong kỳ kế hoạch ...................................58
II.6. Giải pháp tổ chức thực hiện quy hoạch kế hoạch sử dụng đất ...........................59
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..................................................................................... 61
Kết luận ......................................................................................................................61
Kiến nghị ...................................................................................................................62
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Ngành: Quản lý đất đai
SVTH: Cao Thị Thúy Phương
ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong tất cả các điều kiện cần thiết để quá trình sản xuất được thực hiện, tạo ra
của cải vật chất, cơ sở cho sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người; đất đai giữ vị
trí và có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Đất vừa là tư liệu sản xuất vừa là đối tượng sản
xuất của nông nghiệp và cũng là nơi xây dựng các công trình, cơ sở hạ tầng phục vụ
phát sinh và an ninh quốc phòng. Qúa trình khai thác đất đai luôn gắn liền với quá
trình phát triển kinh tế - xã hội, xã hội càng phát triển thì nhu cầu sử dụng đất càng cao
trong khi đất đai thì có hạn. Vì vậy việc sử dụng đất tiết kiệm, hiệu quả và bền vững là
rất cần thiết trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của một vùng, của một quốc gia.
Với tầm quan trọng đặc biệt đó, Đảng và nhà nước đã ban hành những văn bản luật và
dưới luật nhằm đảm bảo sự quản lý đất đai một cách tập trung, thống nhất và có hiệu
quả cao. Điều 18 Hiến Pháp Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam năm 1992
quy định:“đất đai thuộc sở hữu toàn dân do nhà nước thống nhất quản lý theo quy
hoạch và pháp luật bảo đảm sử dụng đất đai đúng mục đích và hiệu quả”. Đồng thời
Luật đất đai năm 2003 có hiệu lực thi hành ngày 01/07/2004, có quy định:“Quy hoạch,
kế hoạch sử dụng đất là một trong mười ba nội dung quản lý nhà nước về đất đai”.
Không chỉ dừng lại ở Hiến Pháp, Luật mà nội dung quy hoạch, kế hoạch sử dung đất
còn được cụ thể hóa trong Nghị Định 181/2004/NĐ-CP ngày 01/11/2004, Nghị định
69/2009/NĐ-CP ngày 13/08/2009 và Thông tư 19/2009/TT-BTNMT ngày 02/11/2009.
Quy hoạch sử dụng đất có ý nghĩa đặc biệt quan trọng không chỉ trước mắt mà
cả lâu dài. Căn cứ vào đặc điểm về điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội của mổi vùng,
lãnh thổ, quy hoạch sử dụng đất được tiến hành nhằm tạo cơ sở pháp lý để bố trí sử
dụng đất hợp lý, có hiệu quả, bảo vệ môi trường đồng thời đáp ứng yêu cầu thống nhất
quản lý nhà nước về đất đai.
Cam Lâm là huyện mới thành lập theo Nghị định số 65/NĐ-C-P ngày
11/4/2007của chính phủ. Việc lập quy hoạch sử dụng đất cấp xã, thị trấn để có cơ sở
cho việc sử dụng đất một cách khoa học, hiệu quả và hợp lý và đáp ứng nhu cầu sử
dụng đất cho phát triển kinh tế xã hội của Huyện đến năm 2020 nói chung và đáp ứng
nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của 14 xã - thị trấn nói riêng. Đây là việc làm cần
thiết và cấp bách, đồng thời để có cơ sở thực hiện các nội dung pháp luật đất đai quy
định.
Xuất phát từ những vấn đề cấp thiết trên, được sự đồng ý của khoa Quản lý Đất
đai và Bất động sản và Trung Tâm Nghiên Cứu Và Ứng Dụng Công Nghệ Địa Chính,
tôi tiến hành thực hiện đề tài “Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử
dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) xã Cam Hiệp Nam - huyện Cam Lâm - tỉnh
Khánh Hòa”
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
- Xác định lợi thế và hạn chế của xã trong phát triển kinh tế - xã hội nói chung
và trong khai thác sử dụng đất nói riêng.
- Đánh giá thực trạng và tiềm năng đất đai trên địa bàn.
- Xây dựng phương án quy hoạch sử dụng đất chi tiết của xã đến năm 2020 đảm
bảo hài hòa giữa các mục tiêu ngắn hạn và dài hạn phù hợp với chiến lược phát triển
kinh tế - xã hội của xã, huyện và tỉnh nhằm sử dụng đất tiết kiệm, hiệu quả, bền vững.
- Tạo cở sở pháp lý để phục vụ việc quản lý và sử dụng đất đúng pháp luật.
Trang 1
Ngành: Quản lý đất đai
SVTH: Cao Thị Thúy Phương
Đối tượng nghiên cứu
Đất đai: Bao gồm đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp và đất chưa sử dụng.
Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, các quy luật phát triển kinh tế - xã hội, các
điều kiện về cơ sở hạ tầng, chủ sử dụng đất và mục đích sử dụng của người dân tại
vùng nghiên cứu.
Phạm vi nghiên cứu
Địa bàn nghiên cứu: xã Cam Hiệp Nam – huyện Cam Lâm - tỉnh Khánh Hòa.
Giới hạn về quy mô: Đề tài tiến hành trên quy mô là phạm vi hành chính xã
Cam Hiệp Nam.
Giới hạn về thời gian: Đề tài được thực hiện trong 4 tháng (từ ngày15/4/2010
đến ngày 15/08/2010).
Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Quy hoạch sử dụng đất xã Cam Hiệp Nam huyện Cam Lâm được thành lập
sẽ xác định cơ cấu từng loại đất theo mã mới và được thành lập trên nền địa chính.
Vì vậy quy hoạch sử dụng đất này sẽ góp phần nâng cao công tác quản lý Nhà nước
về tài nguyên đất đai.
Trang 2
Ngành: Quản lý đất đai
SVTH: Cao Thị Thúy Phương
PHẦN I
TỔNG QUAN
I.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
I.1.1. Cơ sở khoa học
a. khái niệm
Đất đai: Là phần không gian đặc trưng được xác định gồm các yếu tố thổ quyển,
thạch quyển, sinh quyển, khí quyển và thủy quyển. Trong vùng đất đó còn bao gồm các
hoạt động của con người từ quá khứ đến hiện tại và cả triển vọng trong tương lai.
Quy hoạch: Là việc xác định một trật tự nhất định bằng những hoạt động phân
bố, bố trí, sắp xếp, tổ chức.
Về bản chất, quy hoạch sử dụng cần được xác định dựa trên quan điểm nhận
thức đất đai là đối tượng của các mối quan hệ sản xuất trong lĩnh vực sử dụng đất đai
(gọi là các mối quan hệ đất đai) và việc tổ chức sử dụng đất như “tư liệu sản xuất” gắn
chặt với phát triển kinh tế – xã hội.
Quy hoạch sử dụng đất là một hiện tượng kinh tế - xã hội thể hiện đồng thời ba
tính chất: tính pháp chế, tính kỹ thuật, tính kinh tế.
- Tính pháp chế: Xác nhận tính pháp lý về mục đích và quyền sử dụng đất theo
quy hoạch nhằm đảm bảo sử dụng và quản lý đất đai đúng pháp luật.
- Tính kỹ thuật: Bao gồm các tác nghiệp chuyên môn như: điều tra, khảo sát,
xây dựng bản đồ, khoanh định, xử lý số liệu…
- Tính kinh tế: Thể hiện bằng hiệu quả sử dụng đất đai.
Từ đó có thể rút ra định nghĩa quy hoạch như sau: “Quy hoạch sử dụng đất là một
hệ thống các biện pháp kinh tế kỹ thuật và pháp chế của Nhà nước về tổ chức sử dụng và
quản lý đất đai đầy đủ, hợp lý, khoa học và có hiệu quả cao nhất thông qua việc phân bổ
quỷ đất (khoanh định cho các mục đích các nghành ) và tổ chức sử dụng đất như tư liệu
sản xuất (các giải pháp sử dụng cụ thể) , nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất của xã hội,
tạo điều kiện bảo vệ đất đai và môi truờng theo hướng phát triển bền vững”.
Như vậy, về thực chất QHSDĐ là quá trình hình thành các quyết định nhằm tạo
điều kiện đưa đất đai vào sử dụng bền vững để mang lại lợi ích cao nhất, thực hiện
đồng thời hai chức năng: điều chỉnh các mối quan hệ đất đai và tổ chức sử dụng đất
như tư liệu sản xuất đặc biệt với mục đích nâng cao hiệu quả sản xuất của xã hội kết
hợp bảo vệ đất và môi trường.
Quy hoạch sử dụng đất thuộc loại quy hoạch có tính lịch sử – xã hội, tính khống
chế vĩ mô, tính chỉ đạo, tính tổng hợp trung và dài hạn, là bộ phận hợp thành quan
trọng của hệ thống kế hoạch phát triển xã hội và kinh tế quốc dân.
Kế hoạch sử dụng đất: là sự chia nhỏ, chi tiết hóa QHSDĐ về mặt nội dung và
thời kỳ, được lập theo cấp lãnh thổ và hành chính.
KHSDĐ nếu được duyệt thì vừa mang tính pháp lý vừa mang tính pháp lệnh mà
Nhà nước giao cho địa phương hoàn thành trong giai đoạn kế hoạch.
KHSDĐ theo quy hoạch: Là KHSDĐ được lập theo QHSDĐ ở 4 cấp: Toàn
quốc, Tỉnh, Huyện, Xã. KHSDĐ có thể là KHSDĐ dài hạn (5 năm), hay KHSDĐ ngắn
hạn (1 năm).
b. Tình hình nghiên cứu quy hoạch sử dụng đất trong và ngoài nước.
Trang 3
Ngành: Quản lý đất đai
SVTH: Cao Thị Thúy Phương
b.1. Sơ lược công tác quy hoạch sử dụng đất trên thế giới
Trên thế giới công tác quy hoạch sử dụng đất đã được tiến hành nhiều năm
trước đây. Do họ có những tiến bộ vượt bật về khoa học, kỹ thuật cho nên có nhiều
kinh nghiệm về công tác quy hoạch và công tác này ngày càng được chú trọng và phát
triển.
Tùy theo đặc điểm mổi nước mà trên thế giới có những phương pháp quy hoạch
khác nhau. Nhưng nhìn chung có hai trường phái quy hoạch chính sau:
Tiến hành quy hoạch tổng thể sau đó mới nghiên cứu quy hoạch chuyên
nghành, tiêu biểu như Đức, Úc.
Tiến hành quy hoạch Nông nghiệp Làm nền tảng sau đó mới quy hoạch tổng thể lập sơ
đồ phát triển và phân bố lực lượng sản xuất theo yêu cầu của cơ chế hóa tập trung, lao
động và đất đai trở thành yếu tố cơ bản của vấn đề nghiên cứu, tiêu biểu là Liên xô và
các nước XHCN.
Để có một cơ sở khoa học cho công tác quy hoạch sử dụng đất trên phạm vi
toàn thế giới. Năm 1992 FAO đã đưa ra một quan điểm quy hoạch đất đai có hiệu quả,
bền vững đáp ứng tốt nhất yêu cầu hiện tại và đảm bảo an toàn cho tương lai, chú
trọng đến hiệu quả kinh tế - xã hội và môi trường gắn với khả năng phát triển bền
vững. Phương pháp quy hoạch này được áp dụng ở 3 mức: Quốc gia, huyện, xã
b.2. Sơ lược công tác quy hoạch sử dụng đất ở Việt Nam
Ở nước ta công tác quy hoạch sử dụng đất còn non trẻ, kinh nghiệm thực tiển
còn ít, điều kiện cơ sở vật chất còn nghèo nàn, lạc hậu. Vì vậy việc áp dụng khoa học
kỹ thuật vào công tác thiết kế xây dựng đồ án quy hoạch gặp rất nhiều khó khăn. Điều
đó thể hiện qua từng thời kỳ kịch sử phát triển của đất nước.
Giai đoạn trước năm 1975
Giai đoạn này chưa có khái niệm về Quy hoạch sử dụng đất.
Ở miền Bắc: Công tác quy hoạch được thực hiện ở các nông – lâm trường do
các ngành chủ quản của các đơn vị này thực hiện, chủ yếu là quy hoạch các vùng nông
nghiệp, lâm nghiệp.
Ở miền Nam: Dự án phát triển hậu chiến, sẽ tiến hành và phát triển sau chiến tranh.
Hạn chế: Quy hoạch sử dụng đất trong giai đoạn này chủ yếu phục vụ cho hoạt
động của nông trường và hợp tác xã nông nghiệp.
Giai đoạn từ năm 1975 – 1978
Thông qua Nghị Quyết Trung Ương II khóa IV, Nhà nước thành lập Ủy ban
phân vùng kinh tế Trung Ương và ở các tỉnh thành lập ban phân vùng kinh tế. Kết quả
là phân được các vùng kinh tế: Nông nghiệp, lâm nghiệp, chế biến thực phẩm của cả
nước, đặc biệt phân được bảy vùng kinh tế trọng điểm: Vùng đồi núi phía Bắc, vùng
đồng bằng sông Hồng, vùng Bắc Trung Bộ, vùng Duyên Hải Trung Bộ, vùng Tây
Nguyên, vùng Đông Nam Bộ và vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Hạn chế: Giai đoạn này đã xây dựng được phương án phân vùng trong nông
lâm nghiệp, cho 41 tỉnh, thành phố, chủ yếu cho hai loại đất nông nghiệp và lâm
nghiệp, các loại đất khác ít được chú ý. Nội dung QHSDĐ, phân bổ đất đai dàn trải
nhưng chưa thành mục trong báo cáo
Giai đoạn từ năm 1981 – 1986
Trang 4
Ngành: Quản lý đất đai
SVTH: Cao Thị Thúy Phương
Thông qua Đại hội Đảng lần thứ V đưa ra Nghị Quyết xúc tiến điều tra cơ bản,
lập sơ đồ quy hoạch phát triển lực lượng sản xuất, nghiên cứu những chiến lược, dự
thảo kế hoạch 5 năm 1986 – 1990.
Trong thời kì này đã lập nên sơ đồ phát triển và phân bố lực lượng sản xuất
trong cả nước, lập sơ đồ phát triển kinh tế phân bố các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp,
sơ đồ phát triển lực lượng sản xuất ở các vùng kinh tế, các tỉnh thành phố trực thuộc
Trung Ương.
Phần lớn các tỉnh, huyện, thành phố trực thuộc Trung Ương đều tiến hành quy
hoạch tổng thể kinh tế - xã hội.
Đây là đợt triển khai quy hoạch quy mô nhất Việt Nam sau ngày giải phóng.
Chất lượng quy hoạch được nâng cao, đối tượng quy hoạch được mở rộng gồm: Đất
nông – lâm nghiệp, đất khu công nghiệp, đất giao thông và đất ở,v.v…
Hạn chế: Chỉ có quy hoạch cấp toàn quốc, tỉnh, huyện, riêng cấp xã chưa được
đề cập đến.
Gai đoạn từ năm 1987 đến trước Luật đất đai năm 1993
Luật đất đai đầu tiên 1987 ra đời
Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là một trong những nội dung quản lý nhà
nứơc về đất đai, tạo cơ sở pháp lý cho công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
Giai đọan công tác lập quy hoạch im vắng
Nhà nước quản lý đất đai theo kế hoạch và theo quy hoạch hình thành một loại
hình quy hoạch mới gọi là QHSDĐ mà trước đây chưa có.
Trong thời kỳ này, Tổng cục quản lý ruộng đất ban hành Thông tư số 106/QH–
KH/RĐ ngày 15/4/1991 về việc hướng dẫn luật 1988 và quy hoạch sử dụng đất cấp xã.
Năm 1992 ban hành tài liệu về tập huấn và hướng dẫn lập quy hoạch kế hoạch.
Hạn chế: Phương pháp luận không chặt chẽ, do tính khả thi về mặt thực tiễn và
pháp lý chưa cao.
Từ năm 1993 đến năm 2004
Các văn bản pháp luật và dưới luật chủ yếu như sau: Luật đất đai 1993, Nghị
định 34/CP, Chỉ thị 247/CP, Thông tư 1841/TT-ĐC, Nghị định 68/CP, Thông tư
1842/TT-TCĐC, Quyết định 424a,b/2001/QĐ-TCĐC,…
Nghị định 84/2001/CP là nghị định đầu tiên ở Việt Nam do Chính Phủ ban
hành chỉ đạo công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất các cấp.
Năm 1993 công tác lập QHSDĐ được thực hiện theo 4 cấp hành chính: Toàn
quốc, tỉnh, huyện và cấp xã.
Từ năm 1996 đến năm 2000: Công tác lập quy hoạch kế hoạch mang tính chất
nội bộ, ít công khai và chưa phân tích đánh giá được hiệu quả kinh tế cũng như tổ chức
thực hiện quy hoạch.
Giai đoạn này cũng đã đạt được một số kết quả lập KHSDĐ 5 năm của cả nước,
lập QHSDĐ định hướng toàn quốc đến năm 2010, lập QHSDĐ cấp tỉnh (tỉnh 59/61(trừ
Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội), huyện đạt 369/633, xã 3597/11602)
Hạn chế: Quy trình, nội dug phương pháp chưa chưa phải quy trình kinh tế, kỹ
thuật chặt chẽ, định mức chỉ tiêu sử dụng đất chưa thống nhất phụ thuộc vào các chỉ
tiêu định mức của các bộ nghành liên quan, Chất lượng, tính khả thi ( hiệu quả sử dụng
Trang 5
Ngành: Quản lý đất đai
SVTH: Cao Thị Thúy Phương
đất, giải pháp tổ chức thực hiện, lượng toán vốn đầu tư..), trong quy trình chỉ hướng
dẫn một cách chung chung, các cơ quan báo cáo cũng viết chung chung, Kinh phí lập
quy hoach sử dụng đất phụ thuộc vào ngân sách tỉnh.
Từ năm 2004 đến nay
Luật đất đai ngày 26/11/2003 có hiệu lực vào ngày 1/7/2004.
Nghị định 181/2004/NĐ–CP ngày 29/10/2004 của chính phủ về hướng dẫn thi
hành Luật đất đai.
Quyết định 04/2005/QĐ-BTNMT ngày 30/06/2005 về việc ban hành quy trình
lập và điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
Thông tư số 30/2004/TT–BTNMT ngày 01/11/2004 của Bộ tài nguyên môi trường
về việc hướng dẫn lập, điều chỉnh và thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
Thông tư số 19/2009/TT–BTNMT ngày 02/11/2009 của Bộ tài nguyên môi trường
quy định chi tiết lập, điều chỉnh và thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
Thông tư 06/2010/TT-BTNMT ngày 15/03/2020 của Bộ Tài nguyên và Môi
trường quy định về định mức kinh tế - kỹ thuật, lập và điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch
sử dụng đất.
Những nội dung đổi mới: Luật đất đai đã nêu rõ quyền lợi và nghĩa vụ của
người sử dụng đất trong thị trường bất động sản, xác định rõ nội dung, trách nhiệm,
thẩm quyền lập, điều chỉnh và xét duyệt quy hoạch cũng như công bố quy hoạch. Công
tác quy hoạch phải tham khảo ý kiến của nhân dân, đánh giá được hiệu quả kinh tế của
phương án lựa chọn và giải pháp tốt nhất thực hiện quy hoạch.
- Hệ thống lập QHSDĐ gồm 5 cấp (toàn quốc, tỉnh, huyện, xã, khu kinh tế và
khu công nghệ cao)
- Thời kì lập quy hoạch sử dụng đất 10 năm đối với tất cả các cấp, trùng với quy
hoạch tổng thể kinh tế xã hội.
- Kế hoạch sử dụng đất gắn liền với quy hoạch sử dụng đất
+ Quy hoạch trước, kế hoạch sau
+ Thống nhất 5 năm đối với tất cả các cấp
+ Quy hoạch sử dụng đất phân kì thành 2 giai đoạn:
- Kế hoạch sử dụng đất kì đầu 5 năm đầu: phân kì theo hằng năm.
- Kế hoạch sử dụng đất kì sau 5 năm sau: nếu có điều chỉnh sẽ phân kỳ
- Cụ thể hoá các chỉ tiêu sử dụng đất trong kế hoạch sử dụng đất chi tiết kỳ đầu
đã được xác định tại khoản 10 mục này đến từng năm
- QHSDĐ đã được quyết định xét duyệt thì được rà soát đồng thời với việc đánh
giá kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất năm năm đầu của kỳ quy hoạch ( gọi là
KHSDĐ kì đầu); trường hợp phải điều chỉnh QHSDĐ thì việc điều chỉnh được thực
hiện đồng thời với việc lập KHSDĐ năm năm cuối của kỳ QHSDĐ ( gọi là KHSDĐ
kỳ cuối)
- Hồ sơ KHSDD kỳ đầu được lập chung với hồ sơ của QHSDD. Hồ sơ KHSDD
kỳ cuối được lập chung với hồ sơ điều chỉnh QHSDĐ đối với trường hợp khi rà soát
theo khoản 3 mà phải điều chỉnh QHSDĐ
- Hiệu quả sử dụng đất và giải pháp tổ chức thực hiện
Trang 6
Ngành: Quản lý đất đai
SVTH: Cao Thị Thúy Phương
- Quy hoạch sử dụng đất cấp xã dân chủ, công khai
- Trong quá trình lập QHSDĐ, KHSDĐ kỳ đầu của xã cơ quan tổ chức thực
hiện việc KHSDĐ phải lấy ý kiến đóng góp của nhân dân
- Trong thời hạn không quá 30 ngày làm việc kể từ ngày được UBND cấp có
thẩm quyền xét duyệt, UBND xã có trách nhiệm công bố công khai toàn bộ tài liệu về
QHSDĐ, KHSDĐ kỳ đầu của xã đã được xét duyệt tại trụ sở UBND trong suốt thời kỳ
quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất có hiệu lực.
- Quy hoạch sử dụng đất khu vực đô thị do cấp tỉnh thẩm định, phê duyệt.
- Thẩm định trứơc nghị quyết hội đồng nhân dân sau, đối với địa phương nào
không còn HĐND thì UBND có trách nhiệm lập quy hoạch, kế hoạch trình cơ quan
nhà nước có thẩm quyền xét duyệt.
- Định mức sử dụng đất cho 10 loại đất ( y tế, văn hoá – thông tin, giáo dục –
đào tạo, thể dục - thể thao, thương nghiệp - dịch vụ, giao thông - vận tải, thuỷ lợi, công
nghiệp, đô thị, khu dân cư nông thôn )
- Định mức kinh phí lập quy hoạch sử dụng đất các cấp hợp lý hơn.
Kết quả: Lập KHSDĐ 5 năm các cấp, lập điều chỉnh QHSDĐ 5 năm các cấp
I.1.2. Cơ sở pháp lý
Hiến pháp Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam 1992.
Luật đất đai 2003.
Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của chính phủ về hướng
dẫn thi hành Luật đất đai.
Thông tư số 19/TT-BTNMT của Bộ Tài Nguyên - Môi Trường Quy định
chi tiết việc lập, điều chỉnh và thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
Thông tư 08/2007/TT-BTNMT ngày 02/08/2007 về hướng dẫn thống kê,
kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất.
Thông tư 06/2010/TT-BTNMT ngày 15/03/2020 của Bộ Tài nguyên và Môi
trường quy định về định mức kinh tế - kỹ thuật, lập và điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch
sử dụng đất.
Quyết định số 1985/QĐ-UBND ngày 21/11/2006 của UBND tỉnh Khánh Hoà
về Quy hoạch phát triển ngành thể dục thể thao tỉnh Khánh Hoà giai đoạn 2006 - 2010,
định hướng đến năm 2015;
Quyết định số 816/QĐ-UBND ngày 6/5/2007 của UBND tỉnh Khánh Hoà về
việc phê duyệt chương trình phát triển siêu thị và trung tâm thương mại toàn tỉnh đến
năm 2010 và định hướng đến năm 2020;
Quyết định số 886/QĐ-UBND ngày 16/5/2007 của UBND tỉnh Khánh Hoà về
việc phê duyệt kết quả rà soát, quy hoạch lại 3 loại rừng;
Quyết định số 24/2007/QĐ-UBND ngày 25/5/2007 của UBND tỉnh Khánh Hòa
về việc phê duyệt Chương trình phát triển hệ thống đô thị tỉnh Khánh Hoà đến năm
2010 và định hướng đến năm 2020;
Quyết định số 76/2007/QĐ-UBND ngày 19/11/2007 của UBND tỉnh Khánh
Hoà về việc ban hành quy định hạn mức giao đất ở, đất nông nghiệp; hạn mức công
nhận đất ở đối với trường hợp thửa đất ở có vườn, ao cho hộ gia đình, cá nhân trên địa
Trang 7
Ngành: Quản lý đất đai
SVTH: Cao Thị Thúy Phương
bàn tỉnh Khánh Hoà, ban hành kèm theo Quyết định số 30/2005/QĐ-UB ngày
31/3/2005;
Quyết định số 1260/2007/QĐ-UBND ngày 17/8/2007 của UBND tỉnh Khánh
Hoà về việc phê duyệt quy hoạch chi tiết nuôi trồng thuỷ sản vùng mặt nước vịnh Nha
Trang và vịnh Cam Ranh đến năm 2015;
Quyết định số 2098/2008/QĐ-UBND ngày 25/8/2008 của UBND tỉnh Khánh
Hòa về việc phê duyệt dự án Điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển thủy lợi tỉnh
Khánh Hòa đến năm 2015;
Quyết định số 2100/2008/QĐ-UBND ngày 25/8/2008 của UBND tỉnh Khánh
Hòa về việc phê duyệt dự án Điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển ngành lâm
nghiệp tỉnh Khánh Hòa đến năm 2015;
Quyết định số 2930/2008/QĐ-UBND ngày 28/11/2008 của UBND tỉnh Khánh
Hòa về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển KTXH huyện Cam Lâm - tỉnh
Khánh Hòa đến năm 2020;
Căn cứ công văn số 2778/BTNMT-TCQLĐĐ ngày 04 tháng 8 năm 2009 của
Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc triển khai lập quy hoạch sử dụng đất đến năm
2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011-2015);
Căn cứ công văn số 1442/STNMT-QH ngày 20 tháng 8 năm 2009 của Sở Tài
nguyên và Môi trường tỉnh Khánh Hòa về việc triển khai và tổ chức thực hiện công tác
lập quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011-2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (20112015) ở các huyện, thị xã, thành phố.
I.1.3. Cơ sở thực tiễn
Luật đất đai 2003, Nghị định 181/2004/NĐ-CP, Thông tư số 19/2009/TTBTNMT, Quyết định 04/2005/QĐ-BTNMT ra đời có nêu rõ trách nhiệm quyền hạn
trong công tác lập và tổ chức thực hiện quy hoạch nhằm đảm bảo tính khả thi trong
quy hoạch. Đồng thời ngày 13 tháng 8 năm 2009, chính phủ đã ban hành nghị định
69/2009/NĐ-CP thì công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã có nhiều đổi mới về
quan điểm chỉ đạo, về nội dung và phương pháp lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
nhằm nâng cao chất lượng quy hoạch sử dụng đất các cấp.
Tuy nhiên, công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trong thời gian qua vẫn
còn có những hạn chế nhất định. Việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất các cấp,
nhất là cấp huyện, cấp xã còn chậm. Do công tác dự báo chưa đầy đủ nên chất lượng
quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chưa cao, chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế.
I.2.KHÁI QUÁT VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
Xã Cam Hiệp Nam trước năm 2007 thuộc thị xã Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa.
Sau khi có Nghị định số 65/2007/NĐ-CP, ngày 11 tháng 4 năm 2007 về việc điều
chỉnh địa giới thị xã Cam Ranh và huyện Diên Khánh để thành lập huyện Cam Lâm
thuộc tỉnh Khánh Hòa.
Cam Hiệp Nam là một xã cách trung tâm huyện khoảng 5 km về phía Tây Nam.
Có diện tích tự nhiên 1.922,1970 ha. Phần diện tích đất nông nghiệp chiếm phần lớn
diện tích tự nhiên của xã, với khí hậu khô nóng, nền nhiệt độ cao, lượng mưa thấp, gió
tây khô nóng 15 ngày/năm và đất chủ yếu là đỏ vàng, do đó chủ yếu là trồng cây hàng
năm như mì, mía, còn lại là cây lâu năm như xoài. Do đặc điểm của xã là thuần nông
nghiệp nên hầu như chỉ duy trì nền nông nghiệp đã có từ lâu. Trong những năm gần
Trang 8
Ngành: Quản lý đất đai
SVTH: Cao Thị Thúy Phương
đây xã Cam Hiệp Nam cũng đang tiến hành đầu tư phát triển để hòa nhập vào tình
hình phát triển chung của toàn huyện.
I.3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
I.3.1. Nội dung nghiên cứu
- Điều tra, phân tích và đánh giá điều kiện tự nhiên, KT – XH của địa phương.
- Đánh giá tình hình sử dụng đất và biến động sử dụng đất giai đoạn 2000 - 2010.
- Đánh giá tiềm năng đất đai và sự phù hợp với hiện trạng sử dụng đất.
- Xây dựng phương án quy hoạch sử dụng đất chi tiết đến năm 2020.
- Phân kỳ kế hoạch sử dụng đất giai đoạn (2011-2020) và lập kế hoạch sử dụng
đất chi tiết kỳ đầu (2011-2015)
- Đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội và môi trường của phương án quy hoạch sử
dụng đất và các giải pháp thực hiện.
I.3.2 Phương pháp nghiên cứu
Đề tài được vận dụng các phương pháp sau:
- Phương pháp điều tra thực địa: nhằm thu thập thông tin, số liệu điều tra,
chỉnh lý bản đồ địa chính làm cơ sở cho công tác xử lý nội nghiệp.
- Phương pháp thống kê gồm: phương pháp thống kê tuyệt đối và phương
pháp thống kê tương đối:
+ Phương pháp thống kê tuyệt đối: Dùng để biểu thị quy mô, khối lượng của
các hiện tượng nghiên cứu được sử dụng thường xuyên, như diện tích, dân số, lao
động, hiện trạng hạ tầng cơ sở,…
+ Phương pháp thống kê tương đối: dùng để biểu thị quan hệ so sánh giữa 2
hiện tượng, hai chỉ tiêu…, như tỷ lệ các loại đất, tỷ lệ dân số, thu nhập bình quân theo
đầu người, cơ cấu kinh tế…
- Phương pháp so sánh, phân tích và tổng hợp: sử dụng để tổng quát hoá các
số liệu, chỉ tiêu, qua đó đánh giá được tiềm năng phát triển của địa phương.
- Phương pháp dự báo: được sử dụng để dự báo dân số, tốc độ phát triển kinh
tế, tình hình xã hội để đưa ra dự báo nhu cầu sử dụng đất làm cơ sở cho QHSDĐ.
- Phương pháp định mức: căn cứ vào những định mức mang tính chất quy ước
trong từng ngành, từng địa phương, làm cơ sở để tính toán các loại đất đến năm định
hình quy hoạch dựa vào dân số và định mức đất theo hộ và đầu người.
- Phương pháp bản đồ: trên cơ sở điều tra thực địa và ứng dụng các phần mềm
tin học để thành lập, chồng xếp các bản đồ phục vụ cho công tác chỉnh lý hiện trạng,
cập nhật biến động, truy xuất dữ liệu và là cơ sở để xây dựng bản đồ hiện trạng sử
dụng đất.
- Phương pháp ứng dụng GIS: sử dụng các phần mềm như: Mapinfo, Micro
Station… để số hoá, biên tập, tạo vùng và chồng xếp các bản đồ đơn tính, thành lập
các bản đồ phục vụ cho công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và khai thác thông
tin về thửa đất như bản đồ đơn vị đất đai, bản đồ hiện trạng sử dụng đất, bản đồ định
hướng quy hoạch sử dụng đất đai.
I.3.3. Quy trình thực hiện
Trang 9
Ngành: Quản lý đất đai
SVTH: Cao Thị Thúy Phương
Quy trình lập QH - KHSDĐ theo thông tư 06/2009/TT-BTNMT ngày
15/07/2009 của Bộ Tài nguyên Môi Trường gồm :
- Bước 1: Điều tra thu thập thông tin, tài liệu, số liệu bản đồ.
- Bước 2: Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và biến đổi khí hậu; hiện
trạng sử dụng đất; kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất kỳ trước và tiềm năng đất
đai
- Bước 3: Xây dựng phương án quy hoạch sử dụng đất.
- Bước 4: Xây dựng kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu.
- Bước 5: Xây dựng báo cáo thuyết minh tổng hợp, hoàn chỉnh số liệu, tài liệu
quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, trình thông qua, xét duyệt và công bố quy hoạch, kế
hoạch sử dụng đất.
Trang 10
Ngành: Quản lý đất đai
SVTH: Cao Thị Thúy Phương
Phần II
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
II.1. Điều kiện tự nhiên, tài nguyên và môi trường
II.1.1. Điều kiện tự nhiên
a.Vị trí địa lý
Xã Cam Hiệp Nam có diện tích tự nhiên 1.922,1970 ha; cách trung tâm hành
chính của huyện Cam Lâm 05 km, có vị trí tiếp giáp:
- Phía Bắc giáp xã Cam Hiệp Bắc;
- Phía Nam giáp xã Cam An Bắc và Cam An Nam;
- Phía Tây giáp xã Sơn Tân;
- Phía Đông giáp thị trấn Cam Đức và xã Cam Thành Bắc.
Dân số bình quân của xã năm 2009 là 6.102 người, chiếm 6,51% dân số toàn
huyện với mật độ dân số khoảng 317 người/km2. Đơn vị hành chính xã được chia
thành 3 thôn: Thôn Suối Cát, Thôn Quảng Đức, Thôn Vĩnh Thái.
Với vị trí đó xã Cam Hiêp Nam có điều kiện thuận lợi trong giao lưư kinh tế, trao
đổi buôn bán cũng như vận chuyển hàng hóa với các vùng khác qua giao thông dường
bộ.
b. Địa hình, địa mạo
Cam Hiệp Nam là xã có địa hình thấp dần từ Bắc vào Nam và từ Tây sang
Đông, được chia thành 03 dạng chính: địa hình núi cao, địa hình đồi núi thấp và địa
hình đồng bằng.
Bảng 01: Thống kê diện tích theo độ dốc
Diện tích (ha)
Tỷ lệ (%)
Tổng diện tích tự nhiên
1.922,1970
100
Độ dốc 00-30
1.051,1210
54,68
Độ dốc 30 - 80
92,1626
4,79
Độ dốc 80 - 150
365,2362
19
Độ dốc 200-250
393,2569
20,46
Độ dốc 300-350
20,4183
1,06
c. Khí hậu
Theo tài liệu phân vùng khí hậu tỉnh Khánh Hòa thì huyện Cam Lâm nằm trong
tiểu vùng khí hậu 2.3 (Tiểu vùng khí hậu Cam Ranh) của vùng II (Khí hậu vùng đồng
bằng và ven biển xen kẽ đồi, núi thấp), nên xã Cam Hiệp Nam nói riêng cũng như
huyện Cam Lâm nói chung có khí hậu nhiệt đới gió mùa, đặc trưng cơ bản của tiểu
vùng khí hậu này là nền nhiệt độ cao và lượng mưa thấp, gió Tây khô nóng dưới 15
ngày/năm. Biên độ nhiệt độ hàng tháng dao động 6 - 8 0C Khí hậu xã Cam Hiệp Nam
có đặc điểm cụ thế như sau:
Trang 11
Ngành: Quản lý đất đai
SVTH: Cao Thị Thúy Phương
- lượng mưa trung bình hàng năm từ 1.100-1.300mm. Mùa mưa từ tháng 9 đến
tháng 12 và tập trung đến 70-80% lượng mưa cả năm; mùa mưa chỉ kéo dài trong 2-4
tháng.
- Số giờ nắng trung bình năm khoảng 2.500-2.600 giờ/năm. Mùa khô kéo dài từ
tháng 1 đến tháng 8 hàng năm, nhiệt độ trung bình hàng năm 26-27º (thấp nhất 14,4oC
vào tháng 1 và cao nhất là 390C vào tháng 8). Tổng tích ôn khoảng 9.600-9.70000C.
- Lượng bốc hơi khả năng trên dưới 1.587mm, bốc hơi thực tế 848mm
Với đặc điểm khí hậu, thời tiết nêu trên rất thuận lợi cho nhiều loại cây trồng
nhất là từ tháng 1 đến tháng 8 ánh sáng nhiều là điều kiện cho cây trồng sinh trưởng và
phát triển, tạo ra khả năng gieo trồng nhiều vụ trong năm. Song do điều kiện thời tiết
diển biến phức tạp, mưa lũ nhiều đợt, liên tiếp xảy ra với thời gian dài, gió tây nóng đã
ảnh hưởng đến kết quả sản xuất, chăn nuôi gia súc, đặc biệt vào mùa trổ bông, ra hoa
của cây trồng.
d. Thuỷ văn
Ngoài lượng mưa hàng năm, các sông suối đóng vai trò quạn trọng trong việc
cung cấp nước cho sản xuất và đời sống nhân dân trong xã. Nhìn chung các sông suối
đều ngắn, dốc, lưu vực hẹp, mùa mưa nước chảy xiết.
II.1.2. Các nguồn tài nguyên
a. Tài nguyên đất
Tổng diện tích tự nhiên toàn xã là 1.922,1270 ha. Theo số liệu tổng hợp trên
bản đồ đất tỉnh Khánh Hòa tỷ lệ 1/100.000 (Viện Quy hoạch và TKNN thực hiện năm
2005), xã Cam Hiệp Nam có các nhóm đất chính như sau:
a.1. Nhóm đất vàng đỏ trên đá mắc ma a xít (Fa)
- Diện tích: 1.427,3689 ha, chiếm 74,25 % diện tích tự nhiên toàn xã.
- Phân bố : trên toàn bộ vùng núi cao và một số ít ở vùng đồi núi thấp.
- Tính chất : Đất có thành phần cơ giới cát pha đến thịt nhẹ, kết cấu viên hay
cục nhỏ, Tỷ lệ chất hữu cơ trong đất từ thấp đến trung bình. Đây là nhóm đất có độ dốc
lớn, nhiều đá lẫn và đá lộ đầu, độ phì nhiêu thấp.
- Hướng sử dụng: Hiện nay những vùng đất bằng đã được khai thác sản xuất
nông nghiệp; vùng lượn sóng đã được khai thác gần hết vào trồng màu, mía, cây lâu
năm và trồng rừng. Những vùng đồi, núi cao ngoài diện tích còn rừng ra thì hầu hết đất
đồi núi chưa sử dụng đều phân bố trên loại đất này. Hướng sử dụng lâu dài: những
vùng đất có độ dốc dưới 15 độ, tầng dày trên 30 cm dùng vào sản xuất nông nghiệp
(trồng cây lâu năm, đồng cỏ chăn thả, ...); còn lại dùng vào mục đích lâm nghiệp.
Những vùng đất thuận lợi về giao thông, cung cấp điện, nước sẽ chuyển sang mục đích
phi nông nghiệp theo nhu cầu của các ngành.
a.2. Nhóm đất xám (X)
- Diện tích: 494,8281 ha, chiếm 25,74 % diện tích tự nhiên toàn .
- Phân bố :Tập trung ở vùng đồi gò, ở phía tây nam xã, các bậc thềm bằng
phẳng đến độ dốc 0 – 8 độ.
- Tính chất: Phần lớn đất xám có thành phần cơ giới nhẹ, thoát nước tốt, tầng
đất khá dầy, phân bố ở địa hình cao, độ dốc nhỏ thích hợp với nhiều loại cây trồng do
Trang 12
Ngành: Quản lý đất đai
SVTH: Cao Thị Thúy Phương
vậy các loại hình sử dụng đất trên nhóm đất này khá phong phú bao gồm: mía, điều,
xoài, rừng trồng; cây hoa màu và cây lương thực.
- Hướng sử dụng: Đất xám nhìn chung có hàm lượng dinh dưỡng thấp. Đất
chua, thành phần cơ giới nhẹ khả năng giữ nước và phân kém. Tuy nhiên nhờ địa hình
bằng phẳng và độ dày tầng đất lớn, nên có thể bố trí nhiều loại cây trồng cạn như mía,
điều, đậu đỗ, dưa hấu, thuốc lá....Về phân bón, nhìn chung mọi loại phân đều có khả
năng phát huy hiệu lực tốt trên đất này
a.3. Đất sông suối, hồ mặt nước
- Diện tích: 10,60ha, chiếm 0,55% diện tích tự nhiên toàn xã.
- Tính chất: Đất có độ phì nhiêu tiềm tàng cao, nhưng còn một số hạn chế sử
dụng là đất chua, địa hình thấp trũng, khả năng thoát nước kém.
Hướng sử dụng: hầu hết diện tích đất lúa, lúa màu ở địa phương trên đều được
trồng trên đất phù sa ngòi suối. Đất thích hợp với lúa nước, rau màu, công thức luân
canh thích hợp nhất là 2 lúa 1 màu, 2 lúa 1 rau để cải thiện tính khử của đất.
Bảng 2: Cơ cấu các nhóm đất của xã Cam Hiệp Nam
STT
Tên đất Việt Nam
Diện tích ( ha) Cơ cấu (%)
I
Nhóm đất đỏ vàng
1426,37
74,4
I.1
Đất vàng đỏ trên mác ma a xít
1426,37
100
II
Nhóm đất xám
485,22
25,24
II.1
Đất xám trên phù xa cổ
129,44
26,68
II.2
Đất xám trên mác ma a xít và đất cát
355,78
73,72
III
Đất sông suối, ao hồ
10,60
0,55
b. Tài nguyên nước
- Nước mặt : Nguồn nước mặt trên địa bàn xã không phong phú tuy nhiên vào
mùa mưa lượng nước khá cao, trong thời gian tới cần xây dựng công trình thủy lợi (hồ
chứa nước), để điều tiết nước dùng cho mùa khô.
- Nước ngầm: Theo các tài liệu nghiên cứu về nước ngầm trên địa bàn xã cho
thấy: trữ lượng ít, phân bố không đều. Qua quan sát các giếng đào tại xã cho thấy độ
sâu dao động từ 6 - 10 m tuỳ theo từng điểm dân cư. Mặt khác do những hạn chế về
kinh tế và kỹ thuật nên việc khai thác ở quy mô lớn để phục vụ cho sản xuất nông
nghiệp còn hạn chế.
c. Tài nguyên rừng
Theo tài liệu điều tra trên địa bàn xã có 91,6589 ha chiếm 6,37% trong cơ cấu
diện tích đất nông nghiệp, 100% là đất rừng sản xuất phân bố tập trung chủ yếu ở vùng
đồi, núi. Trong những năm qua đã vận động bà con nhân dân có nhu cầu sử dụng đất
khai phá trồng cây lâu năm như: Cây điều; bạch đàn; keo lá tràm; để tạo thêm thu nhập
cho hộ gia đình, cá nhân.
Diện tích đất trống đồi núi trọc thuộc địa phận xã còn 369,9640ha, chiếm tổng
diện tích tự nhiên. Diện tích này có khả năng đưa vào sản xuất nông lâm nghiệp. Đây
Trang 13
Ngành: Quản lý đất đai
SVTH: Cao Thị Thúy Phương
là tiềm năng lớn để mở rộng thêm diện tích trồng cây lâu năm và trồng rừng, giữ gìn
môi trường sinh thái và tăng hiệu quả kinh tế.
d. Tài nguyên khoáng sản
Theo báo cáo về tài nguyên khoáng sản tỉnh Khánh Hòa, trên địa bàn huyện có:
đá làm vật liệu xây dựng, cát trắng, vàng.., trong đó trên địa bàn xã có đá chẻ. Hiện đang
khai thác với quy mô 800 viên/ngày nằm len lỏi giữa đất nương rẫy và đồi núi, trữ
lượng đá tương đối nhiều. Trong thời gian tới tiến hành quy hoạch khu mỏ vật liệu xây
dựng khai thác đá làm vật liệu xây dựng.
II.1.3. Thực trạng môi trường
Do đặc thù là một vùng nông thôn đất rộng, người thưa nên việc xử lý rác thải
sinh hoạt do hộ gia đình, cá nhân tự chôn, đốt rác thải tại nhà. Hiện nay nhân dân trên
địa bàn xã đang sử dụng nước sinh hoạt chủ yếu từ giếng đào, tỷ lệ hộ sử dụng nước
sạch hợp vệ sinh theo quy chuẩn quốc gia 71,87%.
Các cơ sở sản xuất, kinh doanh chưa đạt chuẩn về môi trường như một số cơ sở
chế biến mì tươi nhỏ lẻ sả nước thải gây hôi thối cho người xung quanh.
Về môi trường nước: Tài nguyên nước ngày càng quan trọng trong phát triển
kinh tế - xã hội của xã. Huyện Cam Lâm ở trong vùng khô hạn nhất của tỉnh
Khánh Hoà. Về mùa khô thường thiếu nước nghiêm trọng cho sản xuất và đời
sống. Sắp tới khi xây dựng các hồ chứa nước Tà Lua thì vấn đề cấp nước sinh
hoạt, nước cho sản xuất công nghiệp, dịch vụ và tưới cho cây trồng sẽ được giải
quyết cơ bản.
Về môi trường đất: Vì Huyện Cam Lâm nằm trong vùng khô hạn nhất của tỉnh và
cả nước nên xã Cam Hiệp Nam cũng như những xã khác đều bị tình trạng suy thoái đất
như bạc màu (vùng đất bằng sản xuất nông nghiệp).
Bên cạnh đó, để đáp ứng nhu cầu về lương thực, thực phẩm; trong sản xuất nông
nghiệp đã sử dụng một lượng lớn hoá chất bảo vệ thực vật, phân bón hoá học cộng với
trình độ, ý thức của người dân trong việc sử dụng và bảo quản hoá chất bảo vệ thực vật
còn hạn chế cũng gây ảnh hưởng đến môi trường đất, nước và sức khoẻ của con người.
II.1.4. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên xã Cam Hiệp Nam đã tạo ra những
thuận lợi và khó khăn trong phát triển kinh tế - xã hội:
a. Thuận lợi
Tiếp giáp với trung tâm kinh tế, văn hóa chính trị của huyện, thuận lợi cho việc
giao lưu kinh tế, văn hóa và tiếp thu khoa học kỹ thuật vào sản xuất.
Địa hình đồi ít dốc, lại cao hơn vùng lân cận, vì vậy ít xảy ra lụt, lũ quét, thuận
lợi cho việc phát triển cây lâu năm.
Điều kiện khí hậu ổn định, có nắng đều, không có gió bão và sương muối, nên
thuận lợi cho việc phát triển cho cây trồng.
Tài nguyên đất đai tuy không phong phú nhưng phân bố tập trung và có chất
lượng tương đối tốt, thuận lợi cho việc phát triển cây trồng theo hướng chuyên canh,
sản xuất hàng hóa.
Trang 14
Ngành: Quản lý đất đai
SVTH: Cao Thị Thúy Phương
b. Khó khăn
Đất đai bị rửa trôi mạnh do trồng chay nhiều năm, độ phì thấp, khả năng giữ
nước, giữ phân của đất kém.
II.2. Thực trạng phát triển kinh tế – xã hội
II.2.1. Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
a. Tăng trưởng kinh tế
Tình hình kinh tế xã hội trên địa bàn xã trong những năm gần đây có nhiều
bước phát triển, đời sống của đại bộ phận nhân dân được nâng cao, tỷ lệ hộ đói nghèo
giảm, số hộ có nhu cầu ổn định ngày một nhiều hơn. Các loại giống, cây trồng mới
đưa vào sản xuất đạt hiệu quả cao, ngành kinh doanh dịch vụ ngày càng phát triển.
b. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Cơ cấu kinh tế của xã trong 5 năm qua đã chuyển dịch theo chiều hướng tích
cực theo cơ cấu: Công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp, nông nghiệp, thương mại – dịch
vụ. Đây là chủ trương rất đúng đắn và phù hợp với thực tế hiện nay của xã. Trong đó
ngành nông nghiệp vẫn chiếm vai trò chủ đạo trong cơ cấu.
II.2.2. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế
a. Khu vực kinh tế nông nghiệp
a.1. Trồng trọt:
Cũng như những xã khác trên địa bàn huyện Cam Lâm, nông nghiệp là ngành sản
xuất chủ yếu trên địa bàn với diện tích 1.439,0303 ha chiếm tỷ lệ 74,86% tổng diện
tích toàn xã. Tình hình sản xuất nông nghiệp của nhân dân có nhiều thuận lợi trong
việc thu hoạch và gieo trồng mùa vụ, trong đó phần lớn diện tích là trồng cây hàng
năm (cây mía, mì, lúa), diện tích trồng cây lâu năm chủ yếu là xoài, sampochê, mảng
cầu.
a.2. Chăn nuôi:
Một số vật nuôi chính trên địa bàn như: Bò, vịt, gà, heo, Trên địa bàn xã hiện có
06 mô hình chăn nuôi heo tập trung với số lượng từ 100 con trở lên; một mô hình chăn
nuôi heo rừng với số lượng 35 con và một mô hình chăn nuôi gà số lượng 2000 con.
Đàn bò 370 con, chủ yếu là bò cày kéo và bò thịt. Còn lại hầu hết mô hình chăn nuôi
nhỏ lẽ góp phần tăng thu nhập thêm cho nhân dân địa phương. Nhìn chung sự phát
triển chăn nuôi ở địa phương từng bước đi vào ổn định góp phần cho sự tăng trưởng
chung cho kinh tế nhân dân nói riêng và kinh tế xã nói chung.
b. Khu vực kinh tế công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ
Toàn xã hiện có 85 hộ đăng kí hoạt động kinh doanh thương nghiệp, trong đó
hộ kinh doanh ổn định 75 hộ, hộ kinh doanh thời vụ 07 hộ, doanh nghiệp tư nhân 03
hộ
Trên địa bàn xã có 02 chợ (01 chợ trung tâm, quy mô hoạt động kinh doanh
không lớn và 01 chợ tự phát ở thôn Quảng Đức theo nhu cầu sinh hoạt của người dân)
Ngoài một số ngành nghề chính hoạt động lâu nay đang được duy trì phát triển
như: khai thác đá chẻ, lò che, kết tinh đường, thương nghiệp mua bán, thêu ren, đan
lát, bóc tách hạt điều. Hiện nay có một số ngành nghề đang được duy trì thử nghiệm
như trồng nấm rơm, nấm mèo, bào ngư, và nuôi nhông, cá thác lat, cá ba sa….
Trang 15
Ngành: Quản lý đất đai
SVTH: Cao Thị Thúy Phương
II.2.3. Thực trạng phát triển văn hoá - xã hội
a. Dân số
Những năm qua công tác dân số, kế hoạch hoá gia đình trên địa bàn xã được
thực hiện khá tốt.
Theo kết quả thống kê dân số năm 2009 xã Cam Hiệp Nam có 1.356hộ, với
6.102 khẩu (trong đó: nam 3.417người; nữ 2.685 người), mật độ dân số 317người/km2
được chia thành 03 thôn, dân cư của xã phân bố tương đối tập trung, chủ yếu kéo dài
trên các tuyến đường chính (Tĩnh Lộ 3); Suối Cát - Đồng Bà Thìn; Trần Hưng Đạo)
thuận tiện cho việc đầu tư xây dựng các công trình công cộng như: điện, trường học,
giao thông nông thôn.
Nhân dân sống chủ yếu bằng nông nghiệp chiếm 76%; tiểu thủ công nghiệp,
thương mại, dịch vụ và các ngành nghề khác chiếm 19%; công nhân, viên chức chiếm
tỷ lệ 5%. Tổng số hộ nghèo 84 hộ, tỷ lệ hộ nghèo chiếm tỷ lệ 19% toàn xã.
b. Lao động, việc làm, thu nhập
b.1. Lao động, việc làm
Theo thống kê năm 2009 của Huyện, toàn xã có số người trong độ tuổi lao động
3.966 người chiếm 62,11% dân số toàn xã, trong đó: nam từ độ tuổi 15-60 tuổi có
1.910 người, chiếm tỷ lệ 31,3%; nữ trong độ tuổi từ 15-55 tuổi có 1.879 người, chiếm
tỷ lệ 30,8%.
Nhìn chung, số lao động trong độ tuổi lao động chiếm tỷ lệ lớn là nguồn nhân
lực thuận lợi cho yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội của địa phương trong tương lai.
b.2. Thu nhập và mức sống
Đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện. Đầu năm 2010 toàn xã còn 84 hộ
nghèo chiếm. Mức thu nhập bình quân 1 lao động một tháng tùy theo từng ngành
nghề mà có thu nhập khác nhau. Thu nhập của khối hành chính sự nghiệp là thấp
nhất nhưng ổn định nhất và hầu như không biến động qua các tháng. Lao động
trong các ngành thương mại dịch vụ có thu nhập cao nhất nhưng biến động theo
mùa vụ sản xuất, lễ Tết, hội hè... Thu nhập của lao động tiểu thủ nghiệp có cao hơn
nhưng rất biến động vì phần lớn làm theo hợp đồng đặt hàng. Người dân lao động
nông nghiệp thì thu nhập bấp bênh, tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố, quan trọng nhất là
sản lượng nông sản và giá thu mua của thị trường.
Hiện nay thu nhập bình quân 7,8 triệu đồng /năm
II.2.4. Thực trạng phát triển các khu dân cư nông thôn
Toàn xã có 3 thôn gồm: Suối Cát, Quảng Đức, Vĩnh Thái. Dân cư sống chủ yếu
tập trung ven đường Tỉnh Lộ 3 và các trục đường chính trong xã. Tổng diện tích đất ở
nông thôn là 27,6342ha. Các khu dân cư phân bố khá hợp lý về khoảng cách giữa nơi
ở và nơi sản xuất. Tuy nhiên các khu dân cư chưa được quy hoạch nên việc xây dựng
nhà ở khá lộn xộn, gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường trong khu dân cư. Ngoài ra,
còn có một số khu dân cư hình thành tự phát trên các vùng đất sản xuất gây nhiều khó
khăn cho việc đầu tư cho việc đầu tư cơ sở hạ tầng.
Trang 16
Ngành: Quản lý đất đai
SVTH: Cao Thị Thúy Phương
II.2.5. Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng
xã hội
a. Giao thông
Mạng lưới giao thông trong xã có các loại hình:
- Đường sắt: Đường sắt Bắc – Nam dọc theo xã dài 4,459km
- Đường bộ: Trên địa bàn xã đường Tĩnh Lộ 3 chạy dọc theo xã dài 7,65km,
đây là đường liên xã liên thông các xã với nhau, đã được nhựa hóa giúp thuận lợi cho
phương tiện đi lại, giao thương hàng hóa.
Các đường trục thôn, xóm được cứng hóa đạt chuẩn theo cấp kỹ thuật của Bộ
Giao Thông Vận Tải 2,15 km đạt tỷ lê 50% còn lại 57,15 km đường nhõ xóm sạch
không lầy lội vào mùa mưa, đạt tỷ lệ 70% số trục đường chính nội đồng được cứng
hóa, xe cơ giới đi lại thuận tiện chiếm tỷ lệ 50%. Hiện nay hầu hết các tuyến đường
nối liền giữa các thôn với nhau đều đã được trải nhựa, góp phần tạo nên sự thuận
tiện trong đi lại giao lưu giữa người dân các thôn với nhau.
b. Thuỷ lợi
Hiện tại hệ thống thủy lợi chưa có, nhưng theo quy hoạch tổng thể của huyện
đến năm 2015 sẽ có hệ thống thủy lợi từ hồ Tà Lua (9,0ha) đổ về để tưới tiêu cho các
cách đồng, đáp ứng yêu cầu sản xuất và dân sinh.
c. Điện
Trên địa bàn xã sử dụng lưới điện quốc gia do Điện lực Cam Lâm quản lý. Hiện
trạng có 98% hộ nông thôn dược sủ dụng điện, mạng lưới điện đã đến được tận khu
dân cư. Tuy nhiên hệ thống dãy trụ điện trên các tuyến đường liên xã trong khu dân cư
chưa bảo đảm theo quy định, theo hướng tự phát chủ yếu trụ gỗ tạm không đảm bảo
mỹ quan của địa phương, mặt khác gây nguy hại đến tính mạng người dân.
Hiện nay xã chưa đạt tiêu chuẩn về điện nông thôn.
d. Giáo dục – đào tạo
Trên địa bàn xã có 7 trường học ( 01 trường mẩu giáo dân lập, 02 trường tiểu
học, 01 trường THCS); Hiện nay, trường tiểu học Cam Hiệp Nam được công nhận là
trường loại 2; trường THCS Nguyễn Công Trứ đến năm 2010 sẽ đạt trường chuẩn theo
quy định và Trường mẩu giáo Cam Hiệp Nam hiện có 4 điểm trường chưa đạt chuẩn
Quốc gia, chưa có nhà bán trú, cơ sở vật chất chưa đầy đủ.
e. Y tế
Số lần khám chữa bệnh cho nhân dân trong năm 2009 thực hiện khá tốt, việc
tiêm chủng cho mở rộng cho trẻ em và chương trình phòng chống suy dinh dưỡng đạt
kết quả trên 90%.
Trong năm 2009 khám và điều trị 22 trẻ em khuyết tật, trẻ em có hoàn ảnh khó
khăn và đặc biệt khó khăn. Xây dựng quỹ bảo trợ trẻ thơ 6.240.000đ đạt 100%. Cấp
mới 80 thẻ BHYT cho trẻ em dưới 6 tuổi.
Tuy công tác y tế trong những năm qua đã có những cố gắng lớn. Nhưng do
lượng công việc quá tải, cán bộ, nhân viên y tế thiếu so với nhu cầu hiện tại. Mặt khác
tinh thần trách nhiệm, thái độ phục vụ nhân dân của một số nhân viên y tế chưa cao,
chế độ trực tại trạm chưa đảm bảo. Do đó cán bộ và nhân dân còn có nhiều phản ánh
và thắc mắc.
Trang 17
Ngành: Quản lý đất đai
SVTH: Cao Thị Thúy Phương
Tổng diện tích trạm y tế xã 1.200m2; Trạm y tế mới xây 936m2 tại thôn Quảng
Đức, bên cạnh đường Tỉnh Lộ 3 đã tạo điều kiện thuận lợi đi lại cho nhân dân. Trạm y
tế củ với diện tích 694m2 trong thời gian tới sẽ được tận dụng xây dựng lại trường mẫu
giáo bán trú của xã. tổng số giường bệnh hiện có 01 giường bệnh. Hiện nay trạm y tế
đang xây cơ sở vật chất theo mô hình đạt chuẩn quốc gia.
f. Văn hoá – Thể dục – Thể thao
f.1. Văn hoá
Trên địa bàn xã có 03 thôn nằm dọc theo trục tuyến đường tỉnh lộ 03. Có 02/03
thôn được công nhận làng văn hoá chiếm tỷ lệ 66,6%.
Trên địa bàn xã chưa có Nhà văn hoá, khu thể thao xã và nhà văn hoá, khu thể
thao đạt chuẩn của Bộ Văn hoá thể thao và du lịch. Nhưng hiện tại, đã quy hoạch
Trung tâm thể dục thể thao xã với diện tích 1,4 ha, năm 2010 chuẩn bị xây dựng bờ kè
phía nam trung tâm và khán đài.
f.2. Thể dục – Thể thao
Sân vận động xã tại thôn Quảng Đức có diện tích 1,4853ha. Xã thường xuyên tổ
chức các họat động TDTT chào mừng các ngày lễ lớn, vận động nhân dân tham gia tập
luyện rèn luyện thân thể. Tham gia đầy đủ các hoạt động TDTT do huyện tổ chức.
Số người luyện tập thường xuyên: 1340/1288 người, (chỉ tiêu giao) đạt tỷ lệ
104%.
Số gia đình thể thao: 325/256 gia đình (chỉ tiêu giao) Đạt tỷ lệ 126,9%
Tổ chức giải địa phương 7/6 (chỉ tiêu giao) đạt tỷ lệ 116,7% (gồm các giải: kéo
co, đẩy gậy, bóng chuyền, bida, cờ tướng, bóng đá U14, bóng đá các câu lạc bộ).
Kết hợp với xã đoàn tổ chức tốt giải thể dục thể thao“Mừng Đảng, mừng xuân"
Xã cũng tham gia thi đấu các giải thể dục thể thao do Huyện tổ chức, tham gia hội thao
cấp huyện đạt 07/10 giải, đạt 70%. (gồm các giải: kéo co, đẩy gậy, bóng chuyền, bida,
cờ tướng, bóng đá U14, bóng đá câu lạc bộ)
Tham gia giải phối hợp: 03 giải (gồm: bóng bàn, cầu lông, việt dã công đoàn)
II.2.6. Quốc phòng – An ninh
a. Quốc phòng
Trong năm công tác quốc phòng luôn được chú trọng và triển khai trong cán bộ
quân dân trên địa bàn xã
Hàng năm đều có kế hoạch tổ chức huấn luyện dân quân tự vệ bảo đảm về quân
số, duy trì công tác tuần tra, canh gác, bảo đảm trực sẳn sàng chiến đấu. Tổ chức bảo
vệ các ngày lễ, kỳ thi của các trường.
Công tác tuyển quân: UBND xã đã tổ chức tuyển chọn gọi quân nhân nhập ngủ
hàng năm đảm bảo công bằng, dân chủ công khai, 10/10 thanh niên đủ tiêu chuẩn giao
quân, đạt 100% chỉ tiêu, không có thanh niên chống lệnh, chống khám.
Tổ chức huấn luyện quân dự bị và dự bị đúng theo kế hoạch trên giao
b. An ninh chính trị - trật tự an toàn xã hội
An ninh chính trị trong thời gian qua được đảm bảo và giữ vững.
An ninh trật tự sảy ra: 38vụ, so với năm 2008 tăng 07 vụ. Trong đó nạn trộm
cắp: 10 vụ, gây mất trật tự công cộng: 24 vụ, Tai nạn giao thông: 4 vụ ( không có
Trang 18
Ngành: Quản lý đất đai
SVTH: Cao Thị Thúy Phương
người chết), xử lý ATGT theo NQ32/CP có 32 trường hợp vi phạm, phạt tiền:
6.515.000đ
II.2.7. Đánh giá chung về kinh tế – xã hội
a. Thuận lợi
Sản xuất nông nghiệp đã từng bước đi đúng hướng, đời sống nhân dân và kinh
tế tiếp tục duy trì và phát triển; bước đầu phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá,
nâng cao năng xuất, chất lượng và hiệu quả. Kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng dịch
vụ ngành nghề; kết cấu hạ tầng xã hội được đầu tư nâng cấp .
Đời sồng vật chất tinh thần của nhân dân ngày càng được tăng cường. An ninh
chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững.
Việc huy động nhân dân đóng góp các nguồn quỹ trong năm 2009 đạt kết quả
cao hơn so với năm 2008.
b. Khó khăn
Trong những năm qua giá cả trên thị trường có nhiều biến động, lũ lụ, hạn hán
kéo dài làm cho đời sống của người dân gặp không ít khó khăn
Các cơ sở sản xuất dịch vụ và tiểu thủ công nghiệp chưa nhiều, đa số đều có
quy mô nhỏ, vốn ít, hoạt động mang tính chất làm dịch vụ gia công, chế biến là chủ
yếu, từ đó dẫn đến tốc độ tăng trưởng kinh tế chưa đáp ứng được yêu cầu của Huyện
và Tỉnh.
Trình độ lao động còn thấp, chủ yếu là lao động nông nghiệp nên cuộc sống
người dân gặp nhiều khó khăn.
Sản phẩm nông nghiệp chưa mang tính hàng hoá, sức cạnh tranh thấp, cơ giới
hoá nông nghệp chưa được đầu tư, không đáp ứng được yêu cầu sản xuất; dịch vụ và
và các nghành nghề phát triển chậm chưa thúc đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế và
lao động nông thôn.
Nhìn chung hệ thống cơ sở hạ tầng của xã còn nhiều hạn chế, mạng lưới giao
thông của xã chưa phát triển, chỉ có con đường nòng cốt là đường Tỉnh lộ 3.
Về giáo dục, trình độ dân trí của xã còn thấp. Nguyên nhân là do truyền thống
của xã vốn là một xã nông nghiệp, đời sống vật chất, tinh thần còn khó khăn nên vấn
đề giáo dục chưa được đầu tư phát triển đúng mức.
Công tác xoá đói, giảm nghèo có thực hiện nhưng chưa thực sự đi vào chiều sâu
dẫn đến tình trạng đói nghèo vẫn sảy ra.
Ở xã không có cán bộ chuyên trách nông nghiệp theo chuẩn quy định.
II.3. Tình hình quản lý và sử dụng đất, tiềm năng đất đai
II.3.1. Tình hình quản lý sử dụng đất đai
a. Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và tổ
chức thực hiện các văn bản đã ban hành
Cấp xã không có chức năng ban hành các văn bản mà chỉ tổ chức thực hiện các
văn bản của cấp trên.
Trong thời gian qua từ khi có luật đất đai 2003 UBND xã Cam Hiệp Nam đã
thực hiện đúng các văn bản của cấp trên, cán bộ chuyên môn thường xuyên được tập
huấn nâng cao trình độ rong công tác quản lý sử dụng đất, đồng thời tổ chức công tác
tuyên truyền, phổ biến pháp luật đất đai đến người dân.
Trang 19