Tải bản đầy đủ (.pdf) (60 trang)

NGHIÊN CỨU VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC TẠI VƯỜN QUỐC GIA BI DOUP- NÚI BÀ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (929.88 KB, 60 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
NGHIÊN CỨU VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP
BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC
TẠI VƯỜN QUỐC GIA BI DOUP- NÚI BÀ

Sinh viên thực hiện: LÊ THỊ HẰNG
Ngành: QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG VÀ DU LỊCH SINH THÁI
Niên khóa: 2006- 2010

Tháng 07/2010


NGHIÊN CỨU VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP
BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC
TẠI VƯỜN QUỐC GIA BI DOUP- NÚI BÀ

Tác giả
LÊ THỊ HẰNG

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Kỹ sư chuyên ngành Quản
Lý Môi Trường và Du Lịch Sinh Thái

Giáo viên hướng dẫn

TS. Hồ Văn Cử

Tháng 07/2010



Nghiên cứu và đề xuất một số giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học Vườn Quốc gia Bidoup Núi Bà

LỜI CẢM ƠN
Hoàn thành bài luận văn này tôi xin cảm ơn khoa Môi trường và Tài Nguyên
Trường Đại Học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện cho tôi thực hiện đồ
án tốt nghiệp này.
Xin chân thành cảm ơn T.S Hồ Văn Cử người thầy đã luôn tận tâm, nhiệt
tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện khóa luận.
Cảm ơn anh Nguyễn Cảnh Nam cùng với các cán bộ viên chức của Vườn
quốc gia Bi Doup- Núi Bà đã nhiệt tình giúp đỡ, đóng góp ý kiến cho tôi trong suốt
quá trình thực tập tốt nghiệp.
Cảm ơn các thầy cô trong khoa Môi trường và Tài Nguyên trường đại học
Nông Lâm TP Hồ Chí Minh, cùng các bạn bè trong lớp đã giúp đỡ góp ý cho tôi
trong suốt quá trình hoc tập.
Xin cảm ơn gia đình, bạn bè đã đã luôn bên cạnh, động viên và giúp đỡ tôi
để có thể hoàn thành luận văn này.

Sinh viên thực hiện

Lê Thị Hằng
Khoa Môi Trường và Tài Nguyên

GVHD: T.S Hồ Văn Cử

i

SVTH: Lê Thị Hằng



Nghiên cứu và đề xuất một số giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học Vườn Quốc gia Bidoup Núi Bà

TÓM TẮT KHÓA LUẬN
Đề tài “nghiên cứu và đề xuất một số giải pháp bảo tồn đa dạng sinh
học tại VQG Bi doup – Núi Bà” được thực hiện tại VQG Bi doup – Núi Bà từ
tháng 2/2010 đến 6/2010. Nội dung đề tài gồm 5 chương:
Chương I – Mở đầu: Giới thiệu về mục đích, nội dung và phạm vi nghiên
cứu đề tài.
Chương II – Tổng quan: Giới thiệu một số định nghĩa, tổng quan về VQG
Bi doup – Núi Bà.
Chương III – Phạm vi, nội dung và phương pháp nghiên cứu: Tổng quan
các phương pháp sử dụng trong đề tài.
Chương IV – Kết quả nghiên cứu và đề xuất một số giải pháp bảo tồn
đa dạng sinh học:
Giới thiệu những thông tin cơ bản về VQG Bi doup – Núi Bà: Điều kiện tự
nhiên, kinh tế xã hội, các giá trị đa dạng sinh học,những nguyên nhân làm suy giảm
đa dạng sinh học và từ đó đề xuất một số giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học tại
VQG Bi doup – Núi Bà.
Chương 5: Kết luận – Tồn tại – Khuyến nghị: Đưa ra những kết luận , tồn
tại và khuyến nghị về việc bảo tồn đa dạng sinh học.
Kết quả đạt được:
- Đa dạng sinh học:
• Về thảm thực vật: Kiểu rừng rậm thường xanh nhiệt đói núi cao (rừng lùn núi
cao, rừng hỗn giao lá rộng và lá kim, rừng lá rộng thường xanh, kiểu thảm thực
vật nhân tác: cây trồng lâu năm, và hàng năm). Kiểu kiểu quần hệ rừng thưa
cây lá kim.
• Về thực vật: Có 161 họ, 673 chi và 1.468 loài TV trong đó: 91 loài đặc hữu
62 loài quý hiếm trong SĐVN 2007và sách đỏ IUCN; ngoài ra còn được đánh
giá là trung tâm đa dạng về Lan của Việt Nam với trên 250 loài.


GVHD: T.S Hồ Văn Cử

ii

SVTH: Lê Thị Hằng


Nghiên cứu và đề xuất một số giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học Vườn Quốc gia Bidoup Núi Bà

• Về động vật: Có 4 lớp động vật gồm Lớp thú, lớp chim, lớp bò sát và lớp ếch
nhái với 27 bộ, 95 họ và 382 loài Trong đó: 36 loài trong SĐVN; 26 loài trong
sách đỏ IUCN. Là một trong 221 khu chim đặc hữu thế giới và một trong 3
vùng chim đặc hữu của VN. Là khu vực ưu tiên bảo tồn số 1 (SA3) thuộc dãy
núi chính Nam Trường Sơn.
- Những nguyên nhân làm suy giảm đa dạng sinh học.
• Trực tiếp: Xâm lấn đất nông ngiệp, khai thác gỗ và lâm sản, khai thác
khoáng sản.
• Gián tiếp: Sự đói nghèo, gia tăng dân số, cơ sở hạ tầng còn khó khăn.
- Và đề xuất một số giải pháp bảo tồn.
 

hwwwwttp://www.chinhphu.vn/portal/page?_pag

GVHD: T.S Hồ Văn Cử

iii

SVTH: Lê Thị Hằng



Nghiên cứu và đề xuất một số giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học Vườn Quốc gia Bidoup Núi Bà

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .........................................................................................................................i
TÓM TẮT KHÓA LUẬN .................................................................................................... ii
DANH MỤC BẢNG............................................................................................................ vi
CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT ......................................................................................... vii
Chương I: MỞ ĐẦU ..............................................................................................................1
1.2. Nội dung nghiên cứu .......................................................................................................1
1.3. Phạm vi nghiên cứu .........................................................................................................2
1.4. Thời gian nghiên cứu .......................................................................................................2
Chương II: TỔNG QUAN .....................................................................................................3
2.1. Một số khái niệm .............................................................................................................3
2.1.1.Đa dạng sinh học:..........................................................................................................3
2.1.2.Hệ sinh thái ...................................................................................................................3
2.1.3.Quản lý hệ sinh thái ......................................................................................................3
2.1.4.Phương thức tiếp cận quản lý hệ sinh thái ....................................................................4
2.1.5.Bảo tồn đa dạng sinh học ..............................................................................................4
2.2. Bảo tồn đa dạng sinh học.................................................................................................5
2.2.1.Trên thế giới ..................................................................................................................5
2.2.2.Ở Việt Nam ...................................................................................................................6
2.3. Tổng quan về Vườn Quốc Gia Bi doup – Núi bà ............................................................9
2.3.1.Lịch sử hình thành VQG bidoup ...................................................................................9
2.3.2.Cơ cấu hoạt động của bộ máy tổ chức ..........................................................................9
2.3.3.Các hoạt động điển hình ...............................................................................................9
2.3.4.Chức năng và nhiệm vụ của VQG ..............................................................................10
2.3.5.Tài nguyên đa dạng sinh học ......................................................................................10
2.3.6.Bảo tồn ĐDSH VQG Bidoup......................................................................................12
2.3.7.Du lịch sinh thái ..........................................................................................................12
2.3.8.Những tác động của người dân trong khu vực............................................................12

2.3.9.Điều kiện tự nhiên .......................................................................................................13
2.3.10.Kinh tế xã hội ............................................................................................................17
GVHD: T.S Hồ Văn Cử

iv

SVTH: Lê Thị Hằng


Nghiên cứu và đề xuất một số giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học Vườn Quốc gia Bidoup Núi Bà

Chương III: PHẠM VI NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................20
3.1.Phạm vi nghiên cứu........................................................................................................20
3.2. Nội dung nghiên cứu .....................................................................................................20
3.3. Phương pháp nghiên cứu ..............................................................................................20
Chương 4: KẾT QUẢ NGIÊN CỨU VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP BẢO TỒN
ĐA DẠNG SINH HỌC VQG BIDOUP- NÚI BÀ .......................................................22
4.1.Kết quả nghiên cứu ........................................................................................................22
4.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội ..............................................................................22
4.1.1.1. Điều kiện tự nhiên ...................................................................................................22
4.1.1.2. Kinh tế xã hội ..........................................................................................................25
4.1.2.Tài nguyên đa dạng sinh học ......................................................................................27
4.1.3. Tiền năng du lich sinh thái tại VQG Bidoup .............................................................36
4.1.4 Những nguyên nhân làm suy giảm đa dạng sinh học .................................................39
4.1.4.1. nguyên nhân gián tiếp .............................................................................................39
4.1.4.2.Nguyên nhân trực tiếp ..............................................................................................42
4.1.5. Một số thể chế chính sách áp dụng trong công tác bảo tồn .......................................45
4.2.1.Giải pháp trước mắt: ...................................................................................................45
4.2.2.Giải pháp lâu dài .........................................................................................................46
4.2.3.Đối với tài nguyên động vật:.......................................................................................47

4.2.4.Các kế hoạch cụ thể: ...................................................................................................48
4.2.5.Đối với ban quản lý Vườn Quốc Gia ..........................................................................48
4.2.6.Đối với du lịch ............................................................................................................48
Chương V:KẾT LUẬN–TỒN TẠI-KHUYẾN NGHỊ ........................................................49
5.1. KẾT LUẬN ...................................................................................................................49
5.2. TỒN TẠI .......................................................................................................................50
5.3. KHUYẾN NGHỊ ...........................................................................................................50
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................................51
w.chinhphu.vn/portal/page?_pageid=33,638900&_dad=portal&_schema=POR
TAL&docid=81137

GVHD: T.S Hồ Văn Cử

v

SVTH: Lê Thị Hằng


Nghiên cứu và đề xuất một số giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học Vườn Quốc gia Bidoup Núi Bà

DANH MỤC BẢNG
Hình 4.1: Vị trí VQG Bi doup – Núi Bà ..............................................................................23
Bảng 4.2:Tình hình dân số ..................................................................................................25
Bảng 4.3: Thành phần dân tộc ............................................................................................26
Bảng 4.4: Những dạng tài nguyên thực vật ........................................................................ 28
Bảng 4.5: Bảng so sánh tỉ lệ phần trăm của khu hệ thực vật Bidoup –Núi Bà với một số
khu hệ thực vật lân cận và Việt Nam ...........................................................................29
Bảng 4.6: Số loài, số họ trong các bộ thú ở khu vực VQG ...............................................31
Bảng 4.7: Thành phần cấu trúc các loài chim khu vực khảo sát .........................................33
Bảng 4.8: Thành phần cấu trúc các loài bò sát, ếch nhái trong vực khảo sát .....................34

Bảng 4.9: Thành phần các loài có giá trị bảo vệ .................................................................34
Bảng 4.10: Số lượng các loài quý hiếm ở các cấp đánh giá theo SĐVN ........................... 35
Bảng 4.11: Tình hình vi phạm của cộng đồng dân cư ........................................................44

GVHD: T.S Hồ Văn Cử

vi

SVTH: Lê Thị Hằng


Nghiên cứu và đề xuất một số giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học Vườn Quốc gia Bidoup Núi Bà

CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT
BTTN: Bảo tồn thiên nhiên
BVMT: Bảo vệ môi trường
DL: Du lịch
DLST: Du lịch sinh thái
GD: Giáo dục
ĐDSH: Đa dạng sinh học
HST: Hệ sinh thái
IUCN: International Union for Conservation of Nature and Natural Resources  
KBT: Khu bảo tồn
NCKH: Nghiên cứu khoa học
NGO: Non-Governmental Organization
NN & PTNT: Nông nghiệp và phát triển nông thôn
VQG: Vườn quốc gia
SĐVN: Sách đỏ Việt Nam
QLHST: Quản lý hệ sinh thái
WCMC: World Conservation Monitoring Center

WWF: World Wide Fund For Nature

GVHD: T.S Hồ Văn Cử

vii

SVTH: Lê Thị Hằng


Nghiên cứu và đề xuất một số giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học Vườn Quốc gia Bidoup Núi Bà

Chương I: MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Thế giới đang đứng trước tình trạng khủng hoảng về môi trường trên phạm vi
toàn cầu.Ước tính có khoảng 150 loài sinh vật bị mất đi mỗi ngày do ảnh hưởng của
các hoạt động của con người. Tình trạng này đang có chiều hướng gia tăng và các hoạt
động của con người ngày càng trở thành mối đe dọa đến khả năng cung cấp của HST.
Sự tồn tại của con người phụ thuộc hoàn toàn vào tài nguyên ĐDSH và các chức
năng tự nhiên của HST. Do đó việc bảo tồn ĐDSH và duy trì các chức năng tự nhiên
của HST là thực sự cần thiết. Tuy nhiên, các nguồn lực đầu tư cho công tác này hiện
còn hạn chế, vì vậy cần thiết phải tiến hành nghiên cứu để xác định các ưu tiên bảo tồn
nhằm phân bổ các nguồn lực đầu tư cho công tác này được hiệu quả và hợp lý nhất.
Vườn Quốc gia Bidoup – Núi Bà với tổng diện tích lâm phần được giao quản lý
là 64.800ha. Vườn Quốc Bidoup – Núi Bà được đánh giá là một trong bốn trung tâm
đa dạng sinh học của Việt Nam với nhiều hệ sinh thái rừng khác nhau,với nhiều loại
động thực vật quý hiếm cần được bảo tồn.
Ngoài ra, Vườn Quốc gia Bidup – Núi Bà là nơi chứa đựng một diện tích rất lớn
rừng gần như nguyên sinh được các nhà khoa học trong và ngoài nước quan tâm.
Nhằm góp phần bảo tồn nguồn tài nguyên ĐDSH của VQG Bi doup – Núi Bà, bổ
sung cơ sở lý luận và thực tiễn trong công tác quản lý, bảo tồn ĐDSH tại Việt Nam nói

chung và điều kiện đặc thù của VQG BIDOUP nói riêng, chúng tôi tiến hành thực hiện
đề tài: “Nghiên cứu và đề xuất giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học tại Vườn quốc gia
Bi doup – Núi Bà”.
1.2. Nội dung nghiên cứu


Tài nguyên ĐDSH tại VQG Bi doup – Núi Bà.



Công tác quản lý bảo tồn tại VQG



Các hoạt động diễn ra ở VQG



Cộng đồng dân cư

GVHD: T.S Hồ Văn Cử

1

SVTH: Lê Thị Hằng


Nghiên cứu và đề xuất một số giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học Vườn Quốc gia Bidoup Núi Bà

1.3. Phạm vi nghiên cứu

Nguyên cứu được tiến hành tại địa bàn 3 xã Đa sar, Đa Nhim, Đa Chais.
1.4. Thời gian nghiên cứu
Từ tháng 2/2010 đến tháng 6/2010

GVHD: T.S Hồ Văn Cử

2

SVTH: Lê Thị Hằng


Nghiên cứu và đề xuất một số giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học Vườn Quốc gia Bidoup Núi Bà

Chương II: TỔNG QUAN
2.1. Một số khái niệm
2.1.1. Đa dạng sinh học:
Đa dạng sinh học là sự phong phú của mọi cơ thể sống có từ tất cả các nguồn
trong hệ sinh thái trên cạn, ở biển và các hệ sinh thái dưới nước khác, và mọi tổ hợp
sinh thái mà chúng tạo nên; Đa dạng sinh học bao gồm sự đa dạng trong loài (đa dạng
di truyền), giữa các loài và các hệ sinh thái (Công ước Đa dạng sinh học, 1992)
Đa dạng di truyền: Là tính đa dạng của các thông tin di truyền chứa trong tất cả
các cá thể thực vật, động vật và vi sinh vật. Đa dạng di truyền có ở bên trong và giữa
các quần thể của các cá thể tạo nên một loài, cũng như giữa các loài;
Đa dạng loài: Là tính đa dạng của các loài sinh vật khác nhau;
Đa dạng về hệ sinh thái: Là tính đa dạng của các sinh cảnh, các quần xã sinh vật
và các quá trình sinh thái.[2]
2.1.2. Hệ sinh thái
Hệ sinh thái (Ecosystem) là một trong những thành phần tạo nên sinh quyển - đó
là một tổng thể hoàn chỉnh của các HST trên trái đất. HST còn bao gồm các sinh cảnh
- là nơi các loài động vật và thực vật cư trú, là một hệ thống chức năng bao gồm các

thành phần vô cơ và hữu cơ.
Trong số các đặc tính của HST, thì đặc tính ”thay đổi” được các nhà quản lý đặc
biệt quan tâm. Vì HST luôn luôn biến động, nên việc nhận thức được về sự thay đổi có
tính tất yếu là rất quan trọng đối với những người làm công tác quản lý HST. Hai đặc
tính quan trọng khác của HST là tính phục hồi và ĐDSH.[6]
2.1.3. Quản lý hệ sinh thái
Khái niệm Quản lý hệ sinh thái (Ecosystem management) được đề cập trong
Công ước ĐDSH gồm 12 nguyên tắc. Các nguyên tắc này được sử dụng nhằm xây
dựng một chiến lược bảo tồn phối hợp các nguồn tài nguyên và khuyến khích việc bảo
tồn với sử dụng bền vững
GVHD: T.S Hồ Văn Cử

3

SVTH: Lê Thị Hằng


Nghiên cứu và đề xuất một số giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học Vườn Quốc gia Bidoup Núi Bà

Mục tiêu của QLHST là tìm ra được cách để tổ chức việc sử dụng HST của con
người, nhằm đạt được sự hài hoà giữa lợi ích thu được từ các nguồn tài nguyên thiên
nhiên sẵn có của các thành phần và quá trình của HST mà vẫn duy trì được khả năng
của HST để cung cấp được những lợi ích đó ở mức độ bền vững. Nói cách khác, mục
tiêu của QLHST là sử dụng mà không làm mất HST.
Mục đích của QLHST là đảm bảo sản phẩm và dịch vụ của HST luôn duy trì ở
mức bền vững. Khái niệm “phát triển bền vững” có giá trị đặc biệt quan trọng trong
QLHST, vì khi chúng ta thực hiện các nguyên tắc tiếp cận hệ sinh thái chính là phục
vụ và đảm bảo cho sự phát triển bền vững. Để làm được điều này, đòi hỏi các cấp
chính quyền địa phương, các tổ chức bảo tồn và các cá nhân cần xem xét lại cách thức
thực hiện của mình, bao gồm cả việc quản lý nội tại và mối quan hệ với các bên liên

quan. [6]
2.1.4. Phương thức tiếp cận quản lý hệ sinh thái
Phương thức tiếp cận QLHST được chính thức thông qua tại Hội nghị các bên lần
thứ 5 về Công ước ĐDSH tổ chức tại Nairobi (Kenya) năm 2000.
Theo quan điểm của Công ước ĐDSH, phương thức tiếp cận QLHST được định
nghĩa là: “một chiến lược quản lý đất, nước và nguồn tài nguyên sinh vật nhằm thúc
đẩy việc bảo tồn và sử dụng những nguồn tài nguyên đó một cách bền vững, hợp lý”.
Phương thứctiếp cận QLHST đặt con người và các phương thức sử dụng nguồn tài
nguyên là trọng tâm của khuôn khổ ra quyết định, gồm 4 điểm nổi bật như sau:
Được xây dựng để cân đối ba mục tiêu của Công ước ĐDSH (Bảo tồn, sử dụng bền
vững và chia sẻ lợi ích một cách công bằng nguồn tài nguyên sinh vật),
• Đặt con người vào vị trí trung tâm của vấn đề quản lý ĐDSH,
• Mở rộng quản lý ĐDSH vượt ra ngoài khu vực bảo vệ và công nhận rằng làm như
vậy là rất quan trọng đối với việc phổ biến các mục tiêu CBD, và
Đáp ứng được các mối quan tâm của các ban, ngành ở phạm vi rộng nhất. [7]
2.1.5. Bảo tồn đa dạng sinh học
Bảo tồn đa dạng sinh học là việc quản lý mối tác động qua lại giữa con người và
các gen, các loài và các hệ sinh thái nhằm mang lại lợi ích lớn nhất cho thế hệ hiện tại
GVHD: T.S Hồ Văn Cử

4

SVTH: Lê Thị Hằng


Nghiên cứu và đề xuất một số giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học Vườn Quốc gia Bidoup Núi Bà

mà vẫn duy trì tiềm năng của chúng để đáp ứng nhu cầu và nguyện vọng của các thế
hệ tương lai (từ điển đa dạng sinh học và phát triển bền vững, 2001).
Nguyên lý khoa học của Bảo tồn đa dạng sinh học: Theo Soule (1985) sinh học

bảo tồn là một khoa học đa ngành được xây dựng nhằm hạn chế các mối đe dọa đối
với đa dạng sinh học với hai mục đích – một là tìm hiểu những tác động tiêu cực do
con người gây ra đối với các loài, hai là xây dựng những phương pháp tiếp cận để hạn
chế sự tuyệt diệt của các loài. [4]
2.2. Bảo tồn đa dạng sinh học
2.2.1. Trên thế giới
a. Xác lập thứ bậc ưu tiên trên phạm vi toàn cầu
Trên thực tế, các nguồn lực giành cho công tác bảo tồn còn hạn chế, vì vậy để
phân bổ các nguồn lực một cách phù hợp và thiết thực, cần phải xác định được các ưu
tiên, lập chiến lược và lập kế hoạch trong bảo tồn một cách hiệu quả. Nhiều tổ chức
phi Chính phủ hoạt động trong lĩnh vực này đã tham gia vào quá trình này nhằm xác
định được các khu vực mà họ muốn hướng các nguồn đầu tư của mình vào đó.
Có nhiều phương thức tiếp cận khác nhau được sử dụng trong việc xác định này,
có thể nhóm gộp thành 3 nhóm như sau:
• Dựa trên các sinh cảnh đại diện: được một số tổ chức bảo tồn như: WWF,
TNCvà AWF áp dụng.
• Dựa trên các tiêu chí về loài: như độ phong phú của loài và số lượng các loài đặc
hữu được Tổ chức Bảo tồn Quốc tế và Tổ chức Bảo tồn Chim Quốc tế sử dụng.
• Dựa trên các tiêu chí về các mối đe dọa: để xác định các mức đe dọa tối thiểu
hoặc các vùng biệt lập được CI và WCS sử dụng.
b. Xác định các cảnh quan
Thuật ngữ “cảnh quan”mang nhiều ý nghĩa khác nhau, phục vụ cho các mục đích
khác nhau. Theo mục đích bảo tồn, thì cảnh quan có thể hiểu như: một vùng đất rộng
lớn bao gồm nhiều đặc trưng khác nhau và được xem như là kết quả của một quá trình
biến đổi lâu dài. Đến nay vẫn chưa có giải thích cụ thể nào về qui mô của cảnh quan,
cũng như chưa có định nghĩa nào về việc xác định ranh giới của cảnh quan. Thông
thường, các nhà qui hoạch bảo tồn thường xác định ranh giới của cảnh quan dựa trên
GVHD: T.S Hồ Văn Cử

5


SVTH: Lê Thị Hằng


Nghiên cứu và đề xuất một số giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học Vườn Quốc gia Bidoup Núi Bà

các yếu tố như: lưu vực, vùng núi, ngọn núi, phạm vi phân bố của một loài hoặc nhóm
loài .
c. Xác định các khu vực để triển khai các hoạt động bảo tồn
Bảo tồn thông qua việc thiết lập hệ thống các VQG là ý tưởng đầu tiên xuất hiện
ở Hoa Kỳ từ thế kỷ XIX bằng việc thành lập VQG Yellowstone ngày 1 tháng 3 năm
1872. Đến năm 1993, toàn thế giới đã có đến 8.619 khu bảo tồn, chiếm diện tích
7.922.660 km2
Hệ thống khu bảo tồn trên toàn thế giới không chỉ tăng về số lượng mà còn tăng
về diện tích ở tất cả các châu lục. Từ những năm 60 của thế kỷ XX, vấn đề bảo tồn đã
được chú trọng.
Có thể nói rằng, trên thế giới đến nay mặc dù vẫn còn nhiều khó khăn, thách
thức, nhưng bảo tồn ĐDSH đã được quan tâm một cách toàn diện.
d. Một số phương thức tiếp cận được áp dụng trong quản lý bảo tồn đa dạng sinh
học
Nhằm đảm bảo phát triển bền vững (kết hợp hài hoà giữa bảo tồn và phát triển),
nhiều ngành, nhiều tổ chức quốc tế liên quan đến sử dụng tài nguyên thiên nhiên đang
hình thành và xây dựng những phương thức tiếp cận mới về quản lý tài nguyên thiên
nhiên.
Một số phương thức tiếp cận chính này là:
• Quản lý hệ sinh thái,
• Quản lý tài nguyên thiên nhiên dựa vào cộng đồng,
• Đồng quản lý tài nguyên thiên nhiên,
• Dự án bảo tồn và phát triển tổng hợp,
• Phát triển bền vững về mặt sinh thái.[6]

2.2.2. Ở Việt Nam
Đánh giá của WCMC (1992), Việt Nam được xếp thứ 16 trong số các nước có
ĐDSH cao nhất, nhưng cũng trong tình trạng chung của toàn cầu là ĐDSH đã và đang
bị đe dọa và có chiều hướng suy giảm. Nguyên nhân của sự mất mát ĐDSH được xác
định bao gồm hai nhóm chính là do thiên tai và do hoạt động của con người, đã trực
tiếp hoặc gián tiếp tác động vào môi truờng tự nhiên. Vì vậy, Việt Nam đã có nhiều nỗ
GVHD: T.S Hồ Văn Cử

6

SVTH: Lê Thị Hằng


Nghiên cứu và đề xuất một số giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học Vườn Quốc gia Bidoup Núi Bà

lực trong công tác quản lý bảo tồn ĐDSH, trong đó phải kể đến 2 vấn đề quan trọng
sau đây:
a. Qui hoạch hệ thống rừng đặc dụng
Nhận thức được tầm quan trọng của nguồn tài nguyên thiên nhiên, của sự suy thoái
ĐDSH, Việt Nam đã có những hành động tích cực trong công tác bảo vệ ĐDSH từ
những năm 1960.
Năm 1992, lần đầu tiên Việt Nam xuất bản Sách Đỏ và được tái bản có những điều
chỉnh cập nhật vào năm 2000. Đồng thời nhiều văn bản luật và dưới luật liên quan
khác cũng đã được ban hành và xây dựng Chương trình Nâng cao nhận thức môi
trường năm 2001.
Đến nay ở Việt Nam đã có Luật Bảo vệ và Phát triển rừng, đã quy định việc bảo vệ
và phát triển nguồn tài nguyên động, thực vật rừng, quy định cụ thể về quản lý hệ
thống rừng đặc dụng.
Ngoài ra trong phong trào chung của toàn thế giới về bảo tồn và phát triển bền
vững, Việt Nam cũng đã tham gia ký kết nhiều công ước quốc tế về môi trường có liên

quan và đặc biệt là: “Công ước ĐDSH” (1993) và “Công ước CITES” (1994). Việc
xây dựng Kế hoạch Hành động ĐDSH của Việt Nam, đã thể hiện quyết tâm trong bảo
vệ ĐDSH của nước ta.
Năm 2000, quy hoạch mới hệ thống rừng đặc dụng với nhiều thay đổi lớn như: đề
xuất phân hạng mới, loại bỏ, chuyển hạng, xác nhập, đổi tên và thành lập mới một số
khu. Đến năm 2003, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành quyết định số 192/2003/QĐ TTg phê duyệt Chiến lược quản lý Hệ thống khu bảo tồn thiên nhiên của Việt Nam
đến năm 2010, theo đó danh sách các khu rừng đặc dụng đã được Cục Kiểm lâm – Bộ
NN và PTNT xây dựng.
Có thể nhận định rằng về bảo tồn ĐDSH, Việt Nam đã định hướng một cách toàn
diện, vấn đề còn lại là thực hiện cho đúng tiến trình kèm theo đó là những thay đổi, cải
tiến về chính sách, thể chế trong quản lý và tất nhiên là để thực hiện tiến trình này rất
cần sự hỗ trợ và hợp tác của nhiều tổ chức, cơ quan trong và ngoài nước có liên quan.
Cùng với việc hình thành và phát triển hệ thống các khu bảo vệ, công tác bảo tồn
chuyển vị cũng đã được quan tâm trong bảo tồn ĐDSH ở nước ta. Một số loại hình bảo
tồn chuyển vị đã triển khai và đạt được những kết quả đáng kể như các vườn thực vật,
GVHD: T.S Hồ Văn Cử

7

SVTH: Lê Thị Hằng


Nghiên cứu và đề xuất một số giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học Vườn Quốc gia Bidoup Núi Bà

vườn động vật - vườn thú, trạm cứu hộ động vật, ngân hàng giống. Công tác bảo tồn
nguồn gen động thực vật, bao gồm nguồn gen thực vật rừng, cây nông nghiệp, nguồn
gen vật nuôi và động vật hoang dã cũng đã được các Viện Lâm nghiệp, Viện Nông
nghiệp, Viện Chăn nuôi, các vườn thú tiến hành nghiên cứu.
Cách phân hạng KBT cũng đã tiếp cận dần theo phân hạng của thế giới, nhằm
tăng cường sự gắn kết giữa bảo tồn và phát triển…Tuy nhiên, trong việc quản lý ba

loại rừng: rừng sản xuất, rừng phòng hộ và rừng đặc dụng ở Việt Nam, thì rừng phòng
hộ và rừng đặc dụng vẫn chưa được quản lý đúng mức; điều này đã ảnh hưởng không
ít đến bảo tồn ĐDSH nói chung. Những tồn tại về ranh giới, khai thác trái phép,phát
triển cơ sở hạ tầng, mở rộng diện tích đất canh tác, phát triển chăn nuôi, cháy rừng,…
cũng là những vấn đề bức xúc và ảnh hưởng nhiều đến bảo tồn.
b. Xây dựng và quản lý vùng đệm
Cũng như nhiều nước khác trên thế giới, ở Việt Nam, mỗi khi xây dựng một khu
bảo tồn, người dân ở quanh vùng buộc phải hy sinh quyền lợi riêng của mình, không
được khai thác tài nguyên như trước vì lợi ích của quốc gia và các thế hệ mai sau.
Phần lớn các VQG và KBT đã và đang được xây dựng thường nằm giữa biển người và
chịu sức ép hết sức nặng nề từ phía ngoài.
Cộng đồng địa phương, những người sống trong, hay gần các khu bảo tồn đã
nhiều đời có mối liên quan trực tiếp với thiên nhiên các vùng đó, tuy nhiên công cuộc
bảo tồn ngày nay ít chú trọng đến nhu cầu của cộng đồng.
Việt Nam đã cố gắng rất nhiều trong công việc xây dựng các KBTTN và VQG.
Tuy nhiên, điều khó khăn gặp phải là xung quanh, và ở nhiều nơi cả trong các KBT và
VQG có nhiều người dân sinh sống, thậm chí cả ở vùng trung tâm, nơi cần bảo vệ
nghiêm ngặt. Ở đây, họ phát nương làm rẫy, săn bắn các động vật, khai thác các sản
phẩm của rừng để sinh sống. Các hoạt động của họ đã làm tổn hại đến mục tiêu của
các khu bảo tồn, làm cho các khu bảo tồn bị giảm chất lượng một cách nhanh chóng
Như vậy, để có thể bảo tồn ĐDSH nói chung, và các khu bảo tồn thiên nhiên nói
riêng: “cần phải dành ưu tiên cho các dự án hỗ trợ dân chúng các vùng đệm, áp dụng
các thành tựu công nghệ tiên tiến, nâng cấp hạ tầng cơ sở, cải thiện đời sống xã hội,
nhằm mục đích đảm bảo thu nhập ổn định cho nhân dân, nhờ đó ngăn chặn việc tiếp
tục xâm lấn vào các khu bảo tồn”[6]
GVHD: T.S Hồ Văn Cử

8

SVTH: Lê Thị Hằng



Nghiên cứu và đề xuất một số giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học Vườn Quốc gia Bidoup Núi Bà

2.3. Tổng quan về Vườn Quốc Gia Bi doup – Núi bà
2.3.1. Lịch sử hình thành VQG bidoup
Thành lập theo QĐ số 1240/QĐ-TTg, ngày 19/11/2004 của Thủ tướng Chính phủ
2.3.2. Cơ cấu hoạt động của bộ máy tổ chức
Dưới sự quản lý của ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng
Ban Giám đốc gồm: 01 Giám đốc và 03 Phó giám đốc.
- Các Phòng ban chức năng:
+ Hạt kiểm lâm VQG;
+ Phòng tổ chức hành chính;
+ Phòng KH & HTQT;
+ Phòng KT & NCKH;
+ Phòng Tài vụ
Nhân lực:
Tổng số CBCC của VQG Bidoup-Núi Bà: 96 người:
+ Có 41 trình độ Đại học (03 Thạc sĩ), trong đó có: 02 cử nhân môi trường, 02
cử nhân du lịch.
+ Trung cấp: 43 người.
+ Sơ cấp: 10 người
2.3.3. Các hoạt động điển hình
• Bảo vệ tài nguyên rừng và bảo tồn ĐDSH.
• Phục hồi sinh thái rừng.
• Phòng chống chữa cháy rừng.
GVHD: T.S Hồ Văn Cử

9


SVTH: Lê Thị Hằng


Nghiên cứu và đề xuất một số giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học Vườn Quốc gia Bidoup Núi Bà

• NCKH.
• Phát triển DLST.
• Tuyên truyền GD về BVMT & Bảo tồn thiên nhiên.
• Hỗ trợ và phát triển KH-XH vùng đệm.
• Hợp tác quốc tế.
• Xây dựng cơ sở hạ tầng, đào tạo nguồn nhân lực và trang thiết
2.3.4. Chức năng và nhiệm vụ của VQG
Bảo tồn các HST rừng khí hậu á nhiệt đới núi cao và các loài động thực vật đặc
hữu, quí hiếm.
Phòng hộ đầu nguồn Sông Đồng Nai và Sông Serepok.
Bảo tồn các sinh cảnh rừng, văn hoá bản địa, NCKH, giáo dục, du lịch sinh thái
và an ninh quốc phòng.
2.3.5. Tài nguyên đa dạng sinh học
Vườn Quốc Gia Bidoup – Núi Bà nằm ở vùng chuyển tiếp giữa vùng Tây
Nguyên và vùng đất thấp miền Nam Việt Nam. Vườn Quốc gia Bidoup – Núi Bà nằm
phía Đông Bắc của Cao nguyên Đà Lạt, có một số đỉnh núi cao trên 2.000m so với
mặt nước biển, gồm Bidoup (2.287m) và Núi Bà (còn gọi là núi Langbian cao
2.267m). Vườn quốc gia Bidoup – Núi Bà có 3 lưu vực: ở phía Đông của Vườn quốc
gia Bidoup – Núi Bà xung quanh núi Bidoup tạo thành lưu vực của sông Đa Nhim,
cung cấp nước cho hồ thuỷ điện Đa Nhim; phía Tây xung quanh Núi Bà tạo thành lưu
vực của hồ Đan Kia, đổ vào sông Đà Đùng; phía Bắc tạo thành lưu vực sông Serepok.
Vườn quốc gia Bidoup – Núi Bà có 2 loại rừng chính. Rừng lá kim, chủ yếu là
thông ba lá (Pinus kesiya) bao phủ 21.019ha chiếm 29% diện tích của vườn quốc gia.
Rừng thường xanh là 36.069 ha, chiếm 51% diện tích của Vườn Quốc Gia Bidoup –
Núi Bà.

GVHD: T.S Hồ Văn Cử

10

SVTH: Lê Thị Hằng


Nghiên cứu và đề xuất một số giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học Vườn Quốc gia Bidoup Núi Bà

+ Thực vật: Diện tích rừng 59.034 ha, trong đó rừng nguyên sinh chiếm 74%.
Hiện thống kê được 1.468 loài thuộc 161 họ và 673 chi. Có 91 loài đặc hữu, 62 loài
quí hiếm. Đây là vùng phân bố của nhiều loài hạt trần, đã thống kê được 14 loài, trong
đó có các loài rất quí hiếm cần phải bảo tồn.
+ Động vật: Rất phong phú và cho thấy tính đặc hữu cao. Cho đến nay, đã ghi
được 382 loài có xương sống, gồm 89 loài thú, 202 loài chim, 62 loài bò sát và 29 loài
lưỡng cư. Các loài thú cần bảo tồn bao gồm Vượn má hung (Hylobates gabriellae) và
Bò tót (Bos gaurus). Vườn quốc gia Bidoup – Núi Bà cũng nằm trong vùng chim đặc
hữu cao nguyên Đà Lạt (EBA), 7 trên tổng số 8 loài chim phân bố hẹp của vùng chim
này đã được ghi nhận đó là Trĩ sao (Rheinardia ocellata), Trèo cây mỏ vàng (Sitta
solangiae), Khướu đầu đen (Garrulax milleti), Khướu đầu xám (G. vassali), Khướu
đầu đen má xám (G. yersini), Khướu mỏ dài (Jabouilleia danjoui) và Sẻ thông họng
vàng (Carduelis monguilloti). Bidoup-Núi bà nằm trong vùng chim đặc hữu là cao
nguyên Đà Lạt là một trong những trung tâm đa dạng sinh học của Đông dương
(Campbell và Hammond, 1989). Càng được đánh giá cao về tính đa dạng sinh học vì
Vườn Quốc Gia có 3 vùng chim quan trọng: Bidoup, Cổng trời và Lang bian.
+ Các hệ sinh thái:
-

Kiểu rừng kín thường xanh mưa ẩm á nhiệt đới núi trung bình: 20.850ha,


phân bố ở độ cao trên 1.700m, có nhiệt độ trung bình dưới 180C, lượng mưa trung bình
từ 2.300-3.000mm/năm, độ ẩm 89-95%.
-

Kiểu rừng kín hỗn giao cây lá rộng - lá kim mưa ẩm á nhiệt đới: 14.038ha,

phân bố ở độ cao trên 1.700m nằm trên các sườn có độ dốc lớn.
-

Kiểu phụ rừng rêu: Có diện tích 402ha, phân bố từ độ cao 2.000m trở lên

nằm trên các đỉnh và đông núi thường xuyên bị mây mù che phủ, độ ẩm cao.
-

Kiểu rừng thưa cây lá kim á nhiệt đới núi thấp: Có diện tích 20.614ha

-

Kiểu rừng tre nứa và hỗn giao tre nứa với cây lá rộng: 1.821ha, phân bố ở độ

cao từ 800-1.200m nằn dọc theo các sông suối; trên đá có nguồn gốc granit hoặc phù
sa mới.
GVHD: T.S Hồ Văn Cử

11

SVTH: Lê Thị Hằng


Nghiên cứu và đề xuất một số giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học Vườn Quốc gia Bidoup Núi Bà


+ Cảnh quan: Với thuỷ hệ trên vùng núi cao đã tạo nên nhiều thác nước rất đẹp
cộng với những cảnh quan thiên nhiên là tiền đề để phát triển du lịch sinh thái
2.3.6. Bảo tồn ĐDSH VQG Bidoup
Bảo tồn các HST rừng khí hậu á nhiệt đới núi cao và các loài động thực vật đặc
hữu, quí hiếm.
Bảo tồn các sinh cảnh rừng, văn hoá bản địa, NCKH, giáo dục, du lịch sinh thái
và an ninh quốc phòng
Nghiên cứu trồng thử nghiệm phục hồi một số loài cây lá kim bản địa quý hiếm”
2.3.7. Du lịch sinh thái
Vườn có nguồn tài nguyên đa dạng sinh học phong phú, cảnh quan thiên nhiên
đẹp với nhiều thác nước có đủ điều kiện khai thác du lịch sinh thái. Hiện nay đang xây
dựng Phương án thành lập Trung tâm Du lịch sinh thái và Giáo dục môi trường nhằm
tạo cơ sở pháp lý cho việc hợp tác đầu tư với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước
trong lĩnh vực phát triển du lịch sinh thái và giáo dục môi trường[7]
2.3.8. Những tác động của người dân trong khu vực
Người dân trong khu vực đa số là người dân tộc, thường xuyên vào rừng săn bắt
chim, thú về trao đổi buôn bán hoặc làm thức ăn, làm giảm số lượng của chúng trong
tự nhiên lại có tác động, trực tiếp đến chính người khai thác chúng và cộng đồng có
cuộc sống gắn liền với rừng:
Việc người khai thác trắng rừng thông gần với bản làng để lấy đất trồng cà phê, cây
công nghiệp khác đẩy lùi rừng thông xa bản làng làm mất đi nơi sinh sống của rất
nhiều loài chim sống ở sinh cảnh rừng này (gõ kiến, chim bắt sâu, chich chòe, chào
mào…). Những loài chim sống ở rừng, gần với nương rẫy là một trong “những người
thợ săn miễn phí” trong việc làm giảm dịch bệnh hại cà phê (ví dụ sâu đục thân cà
phê). Những loài chim cú thuộc họ cú mèo, sống về đêm săn bắt chuột, rắn quanh bản
làng cũng làm giảm nguy cơ dịch bệnh cho người, tăng năng suất cây trồng.

GVHD: T.S Hồ Văn Cử


12

SVTH: Lê Thị Hằng


Nghiên cứu và đề xuất một số giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học Vườn Quốc gia Bidoup Núi Bà

Viêc khai thác các loài ếch nhái sống quanh bản làng quá mức làm cho số lượng
các loài côn trùng có hại tăng lên, làm cây trồng dễ bị bệnh, tăng chi phí đầu tư thuốc
trừ sâu dẫn đến tăng giá thành sản phẩm mặt khác làm mất đi một số loài động vật đặc
hữu có giá trị khoa học.
Nhình xa hơn, khi khai thác quá mức các loài sống trong rừng sâu. Xa bản làng
làm tăng nguy cơ dẫn đến tuyệt chủng một số loài chim, thú có giá trị kinh tế, khoa
học. Đó là nguồn nguyên liệu tốt cho công tác lai tạo, thuần hóa ra những giống vật
nuôi có sức chống chịu bệnh tốt, năng suất cao phù hợp với điều kiện khí hậu, môi
trường địa phương.[10]
2.3.9. Điều kiện tự nhiên
Vị trí
Vườn quốc gia Bidoup-Núi Bà nằm trong phạm vi 5 xã: Lát, Đachais, Đa Nhim,
Đasar, Đưng Knớ và thị trấn Lạc Dương.
Tọa độ địa lý:
Từ

120 00’04’’ đến 12 0 52’00’’ vĩ độ bắc.

Từ 1080 17’00’’

đến 108 0 42’00’’ kinh độ đông.

Ranh giới:

+ Phía Đông giáp hai Tỉnh Khánh Hòa và Ninh Thuận.
+ Phía Nam giáp rừng phòng hộ đầu nguồn Đa Nhim.
+ Phía Tây giáp Ban quản lý rừng phòng hộ Sê Rê Pok
+ Phía Bắc giáp Tỉnh Đăc Lắc.[3]
Qui mô
Tổng diện tích quản lý của Vườn quốc gia: 64.800 ha, vùng đệm có diện tích:
32.238 ha.[3]
Địa hình
VQG Bidoup - Núi Bà nằm trên cao nguyên Lâm Viên là một trong hai cao
nguyên của tỉnh Lâm Đồng, có độ cao trung bình từ 1.500 – 1.800m, thuộc dạng địa
hình núi trung bình và núi cao, chia cắt mạnh.

GVHD: T.S Hồ Văn Cử

13

SVTH: Lê Thị Hằng


Nghiên cứu và đề xuất một số giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học Vườn Quốc gia Bidoup Núi Bà

Địa hình thấp dần theo hướng Nam Bắc gồm các đỉnh núi cao, thấp, nhấp nhô, bề
mặt địa hình bị chia cát mạnh.Vì vậy khi đứng từ sơn nguyên Đà Lạt nhình lên thấy
những khối núi sững sờ, với nhiều đỉnh riêng lẻ.Xét về mặt tổng thể có thể chia địa
hình của VQG Bidoup –Núi bà thành các khu vực sau:
Phía đông và nam là những dãy núi cao1.900m 2.200m chắn với các đỉnh Hòn
Giao (2.060m),Gia Rích (1.922m), Bi doup (2.287m), Langbiang (2.167m), vượt qua
dãy này là vùng dốc hiểm trở Khánh Hòa, Ninh thuận và thung lũng sông Đa Nhim, độ
cao tương đối giao động từ 300m -500m tạo nên các đỉnh cao trên 2.000m như
Langbiang, Bidoup, Hòn Giao[3]

Độ ẩm
+ Mùa mưa độ ẩm đạt trên 85%
+ Mùa khô độ ẩm đạt dưới 80%
+ Thấp nhất vào tháng 2, tháng 3 đạt 75,78%
+ Độ ẩm thấp nhất vào lúc 13, 14 h trong ngày
Sương mù
Hằng năm tại Đà Lạt số ngày có sương mù khoảng khoảng 80 ngày/năm, tập
trung vào các tháng 2, 3, 4,5, với tổng số sương mù trung bình từ 8- 16 ngày/ tháng.
Trong khu vực VQG Bidoup –Núi Bà tại các đỉnh cao hàng năm số ngày có
sương mù nhiều hơn Đà Lạt và mây mù bao phủ thường xuyên. [1]
Thủy văn
Khu vực Bidoup núi bà do nằm ở khu vực có độ cao cao hơn thành phố Đà Lạt
(lượng mưa trung bình năm 1.800mm) và các khu vực xung quanh, lượng mưa hàng
năm biến động từ 2.800mm -3.000mm/ năm..
Địa chất
Kết quả điều tra, khảo sát địa chất ở Vườn quốc gia Bidoup – Núi Bà cho thấy:
Yếu tố kiến tạo địa chất thuộc miền uốn nếp Mê Zô Zôi Nam Bộ, bao gồm ba phức hệ
chủ yếu:
- Phức hệ uốn nếp thành tạo lục nguyên biển màu xám (hệ Jura 1-2).
- Phức hệ tạo núi thành tạo nguồn núi lửa màu đỏ (hệ Creta- K).
- Đá mẹ mẫu chất hình thành đất ở khu vực VQG Bidoup – Núi Bà, phân bố thành
vùng khá rõ như sau:
GVHD: T.S Hồ Văn Cử

14

SVTH: Lê Thị Hằng


Nghiên cứu và đề xuất một số giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học Vườn Quốc gia Bidoup Núi Bà


+ Nhóm đá Mac ma axit:
Gồm các loại đá Granit, Riolit, Riolit-đaxit, Granitbiotit màu hồng, Granoxienit
và alaskit. Trong đó đá Granit chiếm phần lớn diện tích trong vùng có kiến trúc hạt
mầu trắng, xám, hồng hoặc hồng nhạt. Khoáng vật chính là Fenspat chiếm từ 60- 65%,
Thạch anh chiếm từ 30-35%.
Phân bố ở vùng phía Bắc, Đông Bắc và Tây khu vực VQG bao gồm các xã: Hoà
Sơn, Khuê Ngọc Điềm, Hoà Lễ, Hoà Phong, Cư Pui, Cư Drăm và một phần diện tích
xã Yang Mao, Bông Krang, Krông Knô, là chủ yếu. Các loại đá khác phân bố trên một
phần diện tích các xã Yang Mao, Bông Krang và Krông Knô.
+ Nhóm đá trầm tích có kết cấu hạt thô:
Gồm các loại Đá cát, bột cát, Sa Thạch, Kolomerat. Phân bố tập trung chủ yếu về phía
Đông và Nam của VQG.
Thổ nhưỡng
Kết quả điều tra thực địa xây dựng bản đồ lập địa cấp II, Vườn quốc gia Bidoup –
Núi Bà có các nhóm đất chính như sau:
+) Đất mùn Alit trên núi cao (Ha)
Diện tích: 2770,2 ha, chiếm 4,7 % tổng diện tích tự nhiên.
Phân bố: Loại đất này phân bố tập trung chủ yếu ở khu vực xung quanh đỉnh núi
Bidoup –Núi Bà, đai cao > 1800 m.
Đặc điểm: Đất có màu xám, rất ẩm, thành phần cấp hạt cát li mon, độ dày tầng
thảm mục trung bình 20 - 30cm. Tỷ lệ mùn biến động từ khá đến giầu (6 - 10%),
phản ứng của đất đều chua, Hàm lượng mùn, đạm, kali tổng số giầu.
Hướng sử dụng: Đất mùn núi cao phải được bảo vệ nghiêm ngặt.
+) Đất Feralit mùn vàng đỏ núi trung bình trên đá Macma axit (FHa)
Diện tích: 38220,2 ha, chiếm 64,8 % diện tích tự nhiên.
Phân bố: Phân bố chủ yếu trên các đai cao từ (900-1800m), chiếm đại đa số diện
tích trong khu vực VQG.
Đặc điểm: Điều kiện lạnh và ẩm của vùng núi trung bình đã làm cho quá trình
Feralit yếu dần nhường chỗ cho quá trình mùn hoá mức độ tích luỹ Al > Fe. Tầng

đất trung bình < 100cm, tầng thảm mục dày từ 20 -30cm, tỷ lệ hữu cơ trong đất
cao, giàu mùn (5 - 8%).
GVHD: T.S Hồ Văn Cử

15

SVTH: Lê Thị Hằng


Nghiên cứu và đề xuất một số giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học Vườn Quốc gia Bidoup Núi Bà

Đất có màu vàng đỏ, có phản ứng chua PH KCL= 4,0 - 5,0. Hàm lượng đạm và
Kali khá giàu. Đất có độ phì nhiêu vào loại khá, có khả năng thấm, giữ nước tốt.
Do địa hình cao dốc, chia cắt mạnh, nên đất dễ bị xói mòn trượt lở.
Hướng sử dụng: Bảo vệ nghiêm ngặt các loại rừng hiện có, khoanh nuôi xúc tiến
tái sinh tự nhiên để bảo vệ tốt lớp thảm che trên lập địa này nhằm điều tiết duy trì
nguồn nước ở vùng đầu nguồn cao, dốc.
+) Đất Feralit mùn vàng nhạt núi trung bình trên đá cát (FHc)
Diện tích: 4231,7 ha, chiếm 7,2 % diện tích tự nhiên
Đặc điểm: Quá trình phát sinh, hình thành đất trên nền đá cát trong điều kiện
nhiệt độ bình quân năm từ (15-200C), hơi lạnh, ẩm và địa hình cao dốc. Đất có
màu sắc đặc trưng là vàng nhạt, có phản ứng chua: PHKCl < 4,0. đất có độ phì
nhiêu cao (phần lớn diện tích chưa bị tác động của con người, nên vẫn còn nhiều
diện tích đất chưa bị thoái hoá). Tuy nhiên thành phần cơ giới nhẹ (thô), kết cấu
rời rạc, tơi xốp nên dễ bị xói mòn rửa trôi nếu mất lớp che phủ rừng.
Hướng sử dụng: Cần bảo vệ nghiêm ngặt các thảm rừng và các loại đất đai
+) Nhóm đất Feralit đỏ vàng núi thấp trên đá Macma axit (Fa)
Diện tích: 8898,1ha, chiếm 15,1 % diện tích tự nhiên.
Phân bố: Thuộc khu vực núi thấp VQG Bidoup- Núi Bà, chịu ảnh hưởng sâu sắc
các điều kiện nhiệt ẩm của khí hậu nhiệt đới gió mùa gần xích đạo, tập trung ở

phía Bắc, Tây và phía Tây Nam VQG, phổ biến cấp ở độ dốc III và cấp IV, trong
khoảng từ (22- 280).
Đặc điểm: Quá trình Feralit được thực hiện trong điều kiện nền nhiệt ẩm cao của
khí hậu nhiệt đới và á nhiệt đới. Đất có màu đỏ vàng, khá chặt, chua PHKcl < 4,5,
tỷ lệ chất hữu cơ đạt bình quân từ 3 - 4 %, những diện tích còn rừng tỷ lệ chất
hữu cơ còn cao hơn. Nhóm đất này dễ bị rửa trôi, xói mòn, vì vậy trong quá trình
sử dụng phải hết sức lưu ý phòng hộ cho đất.
Hướng sử dụng: Bảo vệ nghiêm ngặt các thảm rừng và đất rừng.
+) Nhóm đất Feralit vàng nhạt núi thấp trên đá cát (Fc)
Diện tích: 4826,8 ha, chiếm 8,2 % diện tích tự nhiên.

GVHD: T.S Hồ Văn Cử

16

SVTH: Lê Thị Hằng


×