Tải bản đầy đủ (.pdf) (65 trang)

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐƯA RA GIẢI PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TẠI KHU LIÊN HỢP XỬ LÝ CHẤT THẢI NAM BÌNH DƯƠNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.04 MB, 65 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐƯA RA GIẢI PHÁP BẢO VỆ
MÔI TRƯỜNG TẠI KHU LIÊN HỢP XỬ LÝ CHẤT THẢI
NAM BÌNH DƯƠNG

SVTH: NGÔ LÊ BÍCH TRÂM
GVHD: Th.S NGÔ NGUYỄN NGỌC THANH
KHÓA: 2006-2010

TPHCM, Tháng 07/2010


Lời cảm ơn
Để hoàn thành được khóa luận, tôi đã được giúp đỡ nhiều và tôi luôn
muốn nói lời cảm ơn chân thành đến các thầy cô, đơn vị thực tập, gia đình, bạn
bè…
Cảm ơn Cô Ngô Nguyễn Ngọc Thanh đã nhiệt tình hướng dẫn, cho tôi
những lời khuyên hữu ích để hoàn thành luận văn này, cảm ơn thầy Lê Văn Khoa
đã chỉ bảo khi tôi thực hiện bước đầu của luận văn.
Cảm ơn các thầy cô Khoa Môi trường và Tài nguyên đã nhiệt tình truyền
đạt kiến thức để tôi cảm thấy yêu thích chuyên nghành mình học. Cảm ơn thầy
Bùi Xuân An, thầy luôn tử tế đối với sinh viên.
Cảm ơn các anh chị ở đơn vị thực tập đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trình
thực tập. Cảm ơn anh Cường, anh Lập, chị Lan Anh…cảm ơn tất cả các anh chị.
Cảm ơn gia đình và bạn bè đã lo lắng, quan tâm tôi suốt thời gian qua.
Xin cảm ơn!
TP.Hồ Chí Minh, Ngày 04 tháng 07 năm 2010



i


Tóm tắt nội dung
Nam Bình Dương là vùng kinh tế phát triển mạnh theo hướng công nghiệp hóa
hiện đại hóa. Vì thế, chất thải sinh hoạt, công nghiệp ngày một tăng nhanh và mang
nhiều tính chất độc hại khác nhau.
Khu liên hợp xử lý chất thải Nam Bình Dương được thành lập đã mang lại lợi
ích cho Bình Dương nói riêng và cho xã hội nói chung, tuy nhiên KLH mới được
thành lập trong thời gian ngắn nên một số vấn đề môi trường chưa có hướng xử lý
hoặc KLH chưa tận dụng hết các ưu điểm trong công tác xử lý chất thải dẫn đến tình
trạng vừa ảnh hưởng môi trường vừa lãng phí tài nguyên. Vì vậy đề tài thực hiện nhằm
đưa ra các giải pháp quản lý, các công nghệ xử lý chất thải phù hợp với KLH theo
hướng tái chế, tận thu sản phẩm và giảm thiểu tác động môi trường.
Cấu trúc luận văn gồm:
-

Tổng quan về KLH xử lý chất thải Nam Bình Dương.

-

Hiện trạng môi trường và hoạt động quản lý môi trường tại KLH.

-

Đánh giá hiện trạng quản lý và xử lý chất thải tại KLH.

-


Các công nghệ có thể ứng dụng để tái tạo năng lượng, tái chế chất thải.

ii


Danh mục các kí hiệu viết tắt
KLH: Khu liên hợp
XLCT: Xử lý chất thải
NBD: Nam Bình Dương
CTNH: Chất thải nguy hại
CTR: Chất thải rắn
BCL: Bãi chôn lấp
SS: Chất rắn lơ lửng
TSS: Tổng chất rắn lơ lửng
VOC: Các chất hữu cơ bay hơi
COD: Nhu cầu oxy hóa học
BOD: Nhu cầu oxy sinh hóa
DO: Nhu cầu oxy hòa tan
M.E.K: Methyl ethyl kentone
LFG: Khí bãi rác
CBCNV: Cán bộ công nhân viên
VITTEP: Viện kĩ thuật nhiệt đới và bảo vệ môi trường
KCN: Khu công nghiệp
HTQLMT: Hệ thống quản lý môi trường

iii


Danh mục các sơ đồ
Sơ đồ 2.1. Quy trình công nghệ đốt CTNH công suất 100kg/h ................................................. 7

Sơ đồ 2.2. Quy trình công nghệ lò đốt công suất 200 kg/giờ .................................................... 8
Sơ đồ 2.3: Qui trình xử lý hóa lý ............................................................................................... 9
Sơ đồ 2.4: Qui trình đóng rắn THS ......................................................................................... 10
Sơ đồ 2.5: Qui trình tái chế nhựa ............................................................................................. 12
Sơ đồ 2.6: Qui trình xử lý nước thải ........................................................................................ 14
Sơ đồ 4.1: Qui trình tận dụng nhiệt tổng quát ......................................................................... 35
Sơ đồ 4.2: Chu trình phát điện từ lò đốt rác ............................................................................ 36
Sơ đồ 4.3: Qui trình thu khí gas từ BCL .................................................................................. 38

iv


Mục lục
Lời cảm ơn ................................................................................................................................. i
Tóm tắt nội dung ......................................................................................................................ii
Danh mục các kí hiệu viết tắt ............................................................................................... iii
Danh mục các sơ đồ ................................................................................................................ iv
Mục lục ..................................................................................................................................... v
Chương 1 .................................................................................................................................. 1
MỞ ĐẦU 1
1.1.

Giới thiệu đề tài: .......................................................................................................... 1

1.2.

Mục tiêu: ....................................................................................................................... 1

1.3.


Nội dung thực hiện: ..................................................................................................... 1

1.4.

Phương pháp nghiên cứu: ........................................................................................... 1

1.5.

Phạm vi thực hiện: ....................................................................................................... 2

Chương 2 .................................................................................................................................. 3
TỔNG QUAN VỀ KHU LIÊN HỢP XỬ LÝ CHẤT THẢI NAM BÌNH DƯƠNG .......... 3
2.1.

Lịch sử thành lập : ....................................................................................................... 3

2.2.

Chức năng của khu liên hợp xử lý chất thải Nam Bình Dương: ............................. 3

2.3.

Sơ đồ tổ chức nhân sự của công ty: ............................................................................ 4

2.4.

Các hoạt động của công ty: ......................................................................................... 4

2.4.1. Hoạt động xử lý chất thải: ............................................................................................. 4
2.4.1.1


Đang hoạt động: .................................................................................................... 4

2.4.1.2

Đang đưa vào hoạt động: ...................................................................................... 5

2.4.2. Công tác xử lý và thí nghiệm: ....................................................................................... 5
2.4.3. Hoạt động kinh doanh : ................................................................................................. 5
2.4.4. Các qui trình công nghệ: ................................................................................................ 6
2.4.4.1

Thiêu đốt: .............................................................................................................. 6

2.4.4.2

Xử lý hóa lý: ......................................................................................................... 9

2.4.4.3

Đóng rắn: ............................................................................................................ 10

2.4.4.4

Chôn lấp an toàn: ................................................................................................ 11

2.4.4.5

Tái chế nhựa: ...................................................................................................... 12


2.4.4.6

Xử lý nước thải: .................................................................................................. 13

Chương 3 ................................................................................................................................ 16
HIỆN TRẠNG VÀ HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG CỦA KHU LIÊN HỢP 16
v


3.1.

Tổng quan về tình hình xã hội- kinh tế- tự nhiên tại khu liên hợp xử lý chất thải

Nam Bình Dương: .................................................................................................................. 16
3.2.

Hiện trạng môi trường tại khu liên hợp xử lý chất thải Nam Bình Dương: 17

3.2.1. Môi trường không khí: ................................................................................................. 17
3.2.2. Môi trường nước: ......................................................................................................... 20
3.2.2.1

Hiện trạng môi trường nước mặt: ....................................................................... 20

3.2.2.2

Hiện trạng môi trường nước ngầm: .................................................................... 22

3.2.3. Môi trường đất: ............................................................................................................ 24
3.2.4. Hiện trạng ô nhiễm nhiệt: ............................................................................................ 24

3.2.5. An toàn lao động: ........................................................................................................ 24
3.3. Hoạt động quản lý môi trường của KLH:

25

3.3.1. Các công cụ quản lý đã áp dụng: ................................................................................. 25
3.3.1.1.

Luật và chính sách: ............................................................................................. 25

3.3.1.2.

Công cụ kỹ thuật: ................................................................................................ 25

3.3.2. An toàn lao động: ........................................................................................................ 25
3.3.3. Qui trình vận hành hệ thống xử lý chất thải công nghiệp: .......................................... 26
3.3.4. Hoạt động quản lý môi trường tại nhà máy: ................................................................ 27
3.3.4.1.

Nước thải: ........................................................................................................... 27

3.3.4.2.

Khí thải: .............................................................................................................. 28

3.3.4.3.

Bụi: ..................................................................................................................... 28

3.3.4.4.


Chất thải rắn: ...................................................................................................... 29

3.3.4.5.

Mùi hôi: .............................................................................................................. 30

3.3.4.6

Các vấn đề khác: ................................................................................................. 30

3.3.

Đánh giá hiện trạng quản lý và xử lý chất thải của Khu liên hợp xử lý chất thải

Nam Bình Dương: .................................................................................................................. 31
3.4.1 Vai trò của Khu liên hợp: ............................................................................................ 31
3.4.2. Đánh giá hiệu quả hoạt động của KLH: ...................................................................... 31
3.4.2.1.

Ưu điểm: ............................................................................................................. 31

3.4.2.2.

Nhược điểm ........................................................................................................ 32

3.4.2.3.

Thuận lợi: ............................................................................................................ 32


3.4.2.4

Khó khăn ............................................................................................................. 32

Chương 4 ................................................................................................................................ 34
ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG ............................ 34
4.1. Môi trường không khí: ................................................................................................... 34
vi


4.1.1. Tái sử dụng nhiệt và khí gas từ lò đốt: ........................................................................ 34
4.1.1.1.

Lò đốt rác công nghiệp công suất 2000kg/h ....................................................... 35

4.1.1.2

Lò đốt rác công nghiệp công suất 1000kg/h ...................................................... 36

4.1.2. Tận dụng khí thải từ BCL để tạo năng lượng: ............................................................. 36
4.1.3. Kiểm soát qui trình đốt: ............................................................................................... 38
4.2.

Tái chế chất thải rắn: ................................................................................................ 39

4.3.

Nước thải: ................................................................................................................... 39

4.4.


Một số giải pháp hổ trợ công tác quản lý môi trường KLH: ................................. 40

4.4.1. Quản lý môi trường theo tiêu chuẩn Iso 14001: .......................................................... 40
4.4.2. Cần hổ trợ trong hoạt động quản lý chất thải: ............................................................. 41
Chương 5 ................................................................................................................................ 42
KẾT LUẬN-KIẾN NGHỊ ..................................................................................................... 42
5.1.

Kết luận: ..................................................................................................................... 42

5.2.

Kiến nghị: ................................................................................................................... 42

Tài liệu tham khảo ................................................................................................................. 44
Phụ lục .................................................................................................................................... 45

vii


Chương 1: Mở đầu

Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1.

Giới thiệu đề tài:
KLH XLCT NBD được thành lập vào tháng 11/ 2004, hoạt động quản lý môi


trường và một số hệ thống xử lý chất thải vẫn đang vừa hoạt động vừa bổ sung, hoàn
thiện nên vấn đề môi trường vẫn còn phát sinh cần thực hiện đánh giá để đưa ra các giải
pháp xử lý phù hợp.
Chất thải hay phế liệu từ quy trình sản xuất này có thể sử dụng làm nguyên liệu
cho quy trình sản xuất khác giúp làm giảm mức tiêu thụ tài nguyên thiên nhiên, giảm phát
sinh chất thải tại nguồn, tiết kiệm chi phí… và tăng khả năng tái sinh-tái chế nguyên liệu
và năng lượng.Chất thải không còn là vấn đề khó khăn mà có thể mang lại lợi ích kinh tế.
1.2.

Mục tiêu:

− Đánh giá hiện trạng môi trường, công tác quản lý và xử lý chất thải tại KLH.
− Đề xuất biện pháp xử lý chất thải theo hướng tái tạo năng lượng, tái chế tận thu sản
phẩm nhiệt thừa, khí gas…
1.3.

Nội dung thực hiện:

− Tìm hiểu tổng quan về KLH và các qui trình xử lý chất thải tại đây.
− Xem xét các khía cạnh môi trường và hướng xử lý trong mỗi hoạt động XLCT của
KLH.
− Tìm hiểu các nghiên cứu khoa học, các công nghệ mới có thể ứng dụng để xử lý các
vấn đề môi trường tại KLH.
1.4.

Phương pháp nghiên cứu:

− Phuơng pháp khảo sát thực địa để biết được hiện trạng và thu thập các số liệu về môi
trường
− Phương pháp đánh giá nhanh: Đánh giá sơ bộ mức độ ô nhiễm tại vị trí nghiên cứu

− Phương pháp tham khảo tài liệu: Các số liệu được thu thập qua các nghiên cứu khoa
học, sách, internet.

KLTN- Ngành Quản lý môi trường- ĐH Nông Lâm TP HCM

1


Chương 1: Mở đầu

− Phương pháp so sánh: so sánh các số liệu thu thập được với các văn bản và tiêu chuẩn
môi trường Việt Nam để đánh giá tác động môi trường của KLH.
− Phương pháp chuyên gia: tham khảo ý kiến của các chuyên viên, cán bộ có kinh
nghiệm và các thầy cô.
1.5.

Phạm vi thực hiện:

− Đối tượng nghiên cứu: KLH XLCT Nam Bình Dương
− Đề tài được thực hiện trong thời ngắn (tháng 2/2010-6/2010) nên chỉ đưa ra đề xuất sơ
bộ các công nghệ XLCT có tận dụng năng lượng từ rác để tái chế, chưa có đề xuất
nâng cấp hay cải tiến một số qui trình công nghệ khác của KLH.

KLTN- Ngành Quản lý môi trường- ĐH Nông Lâm TP HCM

2


Chương 2: Tổng quan Khu liên hợp xử lý chất thải Nam Bình Dương


Chương 2
TỔNG QUAN VỀ KHU LIÊN HỢP XỬ LÝ CHẤT THẢI NAM
BÌNH DƯƠNG
2.1.

Lịch sử thành lập :
KLH XLCT NBD được thành lập vào tháng 11/ 2004, trực thuộc tổng Công Ty

TNHH một thành viên cấp thoát nước – môi trường Bình Dương.
Công ty TNHH 1 TV cấp thoát nước – môi trường Bình Dương hiện nay có nhiều
đơn vị trực thuộc như: Xí nghiệp cấp nước Thủ Dầu Một, Xí nghiệp cấp nước Dĩ An, Xí
nghiệp cấp nước Mỹ Phước, Xí nghiệp xử lý chất thải…với rất nhiều chức năng và nhiệm
vụ: Sản xuất – phân phối nước sạch, kinh doanh lắp đặt đường ống, chuyên tư vấn về môi
trường, xử lý ô nhiễm môi trường (xử lý nước thải, rác thải…)
Hiện tại, Bình Dương chưa có khu xử lý chất thải trong khi Bình Dương, đặc biệt
là Nam Bình Dương ngày càng phát triển mạnh theo hướng công nghiệp hóa. Sự ra đời
của khu liên hợp chất thải rắn Nam Bình Dương là một nhu cầu thiết yếu. Được sự chấp
thuận và tạo điều kiện về vốn, KLH mới được thành lập. Tuy nhiên, do KLH mới thành
lập không bao lâu nên sự đầu tư về công nghệ xử lý chất thải chưa đầy đủ và đang trên
đường hoàn thiện. Trong tương lai không xa, KLH XL CT NBD sẽ đi vào hoạt động xử lý
chất thải theo từng giai đoạn với công nghệ máy móc hiện đại nhằm hạn chế ô nhiễm môi
trường, xử lý môi trường đạt tiêu chuẩn Việt Nam .
2.2.

Chức năng của khu liên hợp xử lý chất thải Nam Bình Dương:
Khu liên hợp xử lý chất thải Nam Bình Dương hoạt đông trên lĩnh vực vệ sinh môi

trường đô thị , được giao vốn vay và ưu tiên đầu tư vốn để thực hiện chỉ tiêu các hoạt
động thu gom – vận chuyển – xử lý chất thải rắn sinh hoạt, công nghiệp, y tế, CTNH…
Nhằm góp phần cải thiện tình trạng ô nhiễm môi trường ở Bình Dương.


KLTN-Ngành Quản lý môi trường-ĐH Nông Lâm TPHCM

3


Chương 2: Tổng quan Khu liên hợp xử lý chất thải Nam Bình Dương

2.3.

Sơ đồ tổ chức nhân sự của công ty:
Ban giám
đốc

Bp.Thí
nghiệm

Bch
Công
trường

Bộ
phận kế
hoạch

Kế toán công
trường

Tổ bảo
vệ


Trạm cân
kiêm thủ kho

Tổ
điện+Cơ
khí

Kế hoạch
công trường

Bộ
phận kế
toán

Bộ
phận
kinh
doanh

Bộ
phận kỹ
thuật

Phát hành
giấy báo
thanh toán
và hóa đơn

Tổ phát triển

và chăm sóc
khách hàng

Thu tiền

Tổ thu gom
và tài xế

Ca xử lý

Tổ quản lý mủ
cao su

2.4.

Các hoạt động của công ty:

2.4.1. Hoạt động xử lý chất thải:
2.4.1.1 Đang hoạt động:

- Chôn lấp hợp vệ sinh CTR sinh hoạt.
- Xử lý rác công nghiệp :
+ Thiêu đốt.
+ Chôn lấp an toàn (đối với chất thải đặc biệt nguy hại, ít khả năng gây cháy, nổ nhất)
+ Xử lý hóa lý.
+ Đóng rắn: tro và bùn nguy hại của các ngành cơ khí, kim loại, thuộc da, xi mạ..
- Lưu trữ và xử lý nước rỉ rác, nước thải.
-

Tái chế nhựa

KLTN-Ngành Quản lý môi trường-ĐH Nông Lâm TP HCM

4


Chương 2: Tổng quan Khu liên hợp xử lý chất thải Nam Bình Dương

2.4.1.2 Đang đưa vào hoạt động:

- Công nghệ xử lý rác sinh học (hệ thống ủ phân compost) để chế biến rác hữu cơ thành
phân compost.
- Đang xây dựng thêm một hố chôn lấp hợp vệ sinh.
- Bổ sung lò đốt, công suất 2000kg/h
2.4.2. Công tác xử lý và thí nghiệm:

- Khối lượng rác trung bình tiếp nhận và xử lý là: 170 – 200 tấn / ngày.
- Tiến hành quan trắc mặt nước ngầm và mật độ ruồi, mùi định kỳ. Độ khuếch tán mùi
và mật độ ruồi giảm xuống đáng kể tại các bãi rác và khu dân cư xung quanh.
- Nghiên cứu để có thể xử lý đa dạng nước thải.
2.4.3. Hoạt động kinh doanh :

Số lượng khách hàng hiện nay, bao gồm các nguồn như: Thủ Dầu Một, đơn vị Dĩ
An, Thuận An, Dĩ An, An Bình…, các khu công nghiệp:Việt Nam- Singapoor, Sóng
Thần…và các nhà hàng, khách sạn, trường học, y tế…
Về cơ bản, công ty hoạt động chủ yếu tập trung vào các đối tượng rác chính như:
- Chất thải rắn sinh hoạt:

Rác sinh hoạt: bao gồm các rác từ các khu dân cư, khu đô thị, thương mại, cơ quan
trường học…Ngoài ra, còn bao gồm thêm cả phần rác sinh hoạt trong các KCN, các cơ sở
sản xuất, các cơ sở dịch vụ kinh doanh, các cơ sở y tế.

- Rác đường phố.
- Chất thải rắn công nghiệp:

+ Rác công nghiệp tại đầu nguồn được phân loại thành 3 loại như sau: rác sinh hoạt, rác
không nguy hại và rác nguy hại. Mỗi loại thì có phương thức thu gom và vận chuyển
khác nhau.
+ Đối với rác thải sinh hoạt trong sản xuất công nghiệp thì phương thức thu gom và vận
chuyển giống như rác thải sinh hoạt của các hộ dân.
- Các chất cặn bùn – phân hầm cầu:

+ Hệ thống thu gom và vận chuyển cặn bùn:

KLTN-Ngành Quản lý môi trường-ĐH Nông Lâm TP HCM

5


Chương 2: Tổng quan Khu liên hợp xử lý chất thải Nam Bình Dương

Loại cặn bùn chính nằm trong khuôn khổ hoạt động của công ty là cặn bùn nạo vét
khai thông cống rãnh thoát nước đô thị và cặn bùn hình thành từ các hệ thống xử lý
nước thải đô thị và công nghiệp.
+ Thu gom và vận chuyển phân hầm cầu:
Tại các công trình dân dụng, thương mại, công nghiệp và các khu vực công cộng.
Phương tiện chuyên dùng để thu gom và vận chuyển phân hầm cầu là xe hút hầm cầu
với nhiều loại dung tích khác nhau.
2.4.4.

Các qui trình công nghệ:


Khu liên hợp đang bổ sung và hoàn thiện công nghệ xử lý chất thải, các công nghệ
tại KLH có nhiều ưu điểm, xử lý đa dạng các loại chất thải.
2.4.4.1

Thiêu đốt:

Hiện tại xí nghiệp sử dụng:
- Lò đốt rác công nghiệp: Công suất 1000kg/h
- Lò đốt CTNH: Công suất 100kg/h, 200kg/g hoạt động theo nguyên lý nhiệt phân hai
cấp, các thông số kỹ thuật hai lò hoàn toàn giống nhau chỉ khác dung tích buồng đốt
và tiêu hao năng lượng của mỗi lò.
Nguyên lý đốt của lò:
+ Giai đoạn 1:
Ở buồng đốt sơ cấp (buồng nhiệt phân) xảy ra quá trình nhiệt phân không có mặt
của oxy.
Ở đây xảy ra quá trình khí hóa, chất thải bị phân hủy sinh ra khí gas, tức là phần
chất hữu cơ phức tạp tạo thành hợp chất đơn giản như: CO, CH4, H2... khí gas sinh ra
phản ứng cháy với oxy (mới được cấp vào) ở nhiệt độ cao, nhiệt sinh ra tiếp tục cấp
cho quá trình nhiệt phân.
+ Giai đoạn 2:
Sản phẩm ở buồng nhiệt phân sang buồng thứ cấp phản ứng với oxy, đốt các thành
phần bay hơi ở điều kiện phù hợp để tiêu hủy hết cấu tử nguy hại.

KLTN-Ngành Quản lý môi trường-ĐH Nông Lâm TP HCM

6


Chương 2: Tổng quan Khu liên hợp xử lý chất thải Nam Bình Dương


Bộ điều khiển tự động

Rác thải nguy hại
đóng gói

Máy nạp rác
Máy bơm
nước giải nhiệt

Xử lý tro, xỉ
Buồng đốt
sơ cấp

Quạt cấp khí
Buồng đốt
thứ cấp

Bec phun
dầu DO

Hệ thống xử lý khí thải

Sơ đồ 2.1. Quy trình công nghệ đốt CTNH công suất 100kg/h

KLTN-Ngành Quản lý môi trường-ĐH Nông Lâm TP HCM

7


Chương 2: Tổng quan Khu liên hợp xử lý chất thải Nam Bình Dương


Bộ điều khiển tự động

Rác thải nguy hại
đóng gói

Máy nạp rác
Máy bơm
nước giải nhiệt

Xử lý tro, xỉ
Buồng đốt
sơ cấp

Quạt Cấp khí
Buồng đốt
thứ cấp

Bec phun dầu

Buồng đốt
phụ

Hệ thống xử lý khí thải

Sơ đồ 2.2. Quy trình công nghệ lò đốt công suất 200 kg/giờ
Chú thích:
Tên đường đi
Dầu DO


Ký hiệu

Tên đường

Kí hiệu

Dây điện điều
khiển

Nước giải nhiệt

Chất thải nguy
hại

Khí

Tro, xỉ

KLTN-Ngành Quản lý môi trường-ĐH Nông Lâm TP HCM

8


Chương 2: Tổng quan Khu liên hợp xử lý chất thải Nam Bình Dương

2.4.4.2

Xử lý hóa lý:

- Công nghệ xử lý hóa - lý là sử dụng các quá trình vật lý, hóa học để làm thay đổi tính

chất của chất thải nhằm mục đích chính: Xử lý chất thải dạng lỏng có thành phần ô
nhiễm vô cơ cao, giảm thiểu khả năng nguy hại của chất thải đối với môi trường. Công
nghệ này rất phổ biến để thu hồi, tái chế chất thải, đặc biệt là một số loại CTNH như
dầu, mỡ, kim loại nặng, dung môi.
- Tùy theo từng loại chất thải :
+ Có thể cho hóa chất phản ứng: NaOH, NaCL, …để có các phản ứng kết tủa, oxi hóa
khử, trung hòa, ..tách chất thải ra khỏi dung dịch.
+ Trích ly, chưng cất và thu hồi sản phẩm
− Một mẻ chất thải sau khi xử lý xong từ bình phản ứng được tháo đưa sang bể nén bùn
trọng lực. Phần bùn được nén sau đó được bơm trực tiếp vào thiết bị lọc nén bùn, bùn
được tách nước, đạt độ khô tối thiểu 20%, sau đó được xử lý hóa rắn.
Trạm gạt
chất thải

Chất
thải
acid

Chất
thải
kiềm

Chất
thải
Crom

Bồn phản ứng

Chất
thải

Cyanide

Bể
chứa
bùn
lắng

NaOH/NaCL/
H2SO4/FeCL3/PAC…

Chất
thải
khác

Lọc
ép

Bể
chứa
nước
lọc

Hóa rắn/
Chôn lấp

Xử lý
sinh
học

Sơ đồ 2.3: Qui trình xử lý hóa lý

KLTN-Ngành Quản lý môi trường-ĐH Nông Lâm TP HCM

9


Chương 2: Tổng quan Khu liên hợp xử lý chất thải Nam Bình Dương

2.4.4.3

Đóng rắn:

Hiện tại KLH đang ứng dụng :
- Công nghệ THS :

Tận dụng tro để làm phối liệu vữa bê tông xi măng xây dựng hạ tầng kỹ thuật, sản
phẩm có thể áp ứng các yêu cầu về mặt kỹ thuật do Nhóm nghiên cứu và phát triển công
nghệ mới thuộc Hội khoa học kỹ thuật xây dựng Tp.Hồ Chí Minh.
Cho tro vào máy trộn

Cho tiếp 50% lượng đá vào,trộn
đều
Rải đều bột BOF1, tưới đều
BOF2, trộn đều

Cho lượng đá còn lại+khoảng
20% nước HSOB
Tiếp tục cho ximăng vào, trộn
đều
Cho nước HSOB còn lại vào máy,
trộn đều

Máy trộn liên tục đến khi cấp
phối bê tông đạt

Bao viên

Sơ đồ 2.4: Qui trình đóng rắn THS
(Nguồn:Phòng quản lý Nhà máy xử lý CTNH của KLH)
KLTN-Ngành Quản lý môi trường-ĐH Nông Lâm TP HCM

10


Chương 2: Tổng quan Khu liên hợp xử lý chất thải Nam Bình Dương

− Đóng rắn hỗn hợp tro, bùn thải nguy hại:
Bùn thải sau khi lấy lên (bùn tươi) sẽ được xử lý mùi hôi bằng hóa chất BOF1 và
BOF2 với thời gian khoảng 15 phút (những hóa chất này được điều chế từ các nguyên liệu
có sẵn trên thị trường. Tùy theo mỗi loại bùn thải: dệt nhuộm, thuộc da, chế biến thủy sản,
bùn tại các nhà máy xử lý nước thải tập trung, các dòng kênh,... sẽ có cách điều chế với tỉ
lệ pha trộn khác nhau để xử lý).
Sau đó hỗn hợp bùn thải, tro, đá, xi măng (pooclăng bình thường) được trộn đều
với nước đã pha phụ gia HSOB để tạo thành vữa bê tông, các hợp chất trong phụ gia
HSOB tạo ra phản ứng oxy hóa - khử, chuyển chất độc hại thành không độc hại hoặc ít
độc hại hơn và tạo thành chất trơ không tan trong nước.
STT

Vật liệu

Đơn vị tính


Khối lượng tính

1

Xi măng PCB40

Kg

400 – 450

2

Đá 1 x 2

m3

0.85 – 0.9

3

Bùn xi mạ tươi

m3

0.3 – 0.35

4

Tro đốt nguy hại


m3

0.2 - 0.25

5

BOF1

Kg

1.5 – 2

6

BOF2

Lít

1.5 - 2

7

HSOB

Lít

0.5 – 0.6

8


Nước

Lít

180 - 200

Bảng 2.1: Định mức cấp phối vật liệu cho 1m3 vữa bê tông xi măng bùn
thải nguy hại từ công nghệ xi mạ tươi và tro đốt nguy hại.
(Nguồn:Phòng quản lý Nhà máy xử lý CTNH của KLH)
2.4.4.4

Chôn lấp an toàn:

- Được thiết kế theo cách thiết kế và xây dựng đang thực hiện tại trung tâm xử lý CTNH
Kualiti Alam –Malaysia, gồm:

KLTN-Ngành Quản lý môi trường-ĐH Nông Lâm TP HCM

11


Chương 2: Tổng quan Khu liên hợp xử lý chất thải Nam Bình Dương

+ Một lớp chống thấm dụng lót lớp đáy của hố chon lấp- dày 2mm và một lớp sét dày
1m.
+ Hệ thống thoát nước chảy tràn.
+ Hệ thống thu gom nước rò rỉ để xử lý, hệ thống thoát khí.
+ Có giếng khoan để giám sát khả năng ảnh hưởng đến nước ngầm.
- Chất thải sẽ được vận chuyển tới cửa nhà chôn lấp và đưa vào ô chôn lấp bằng thủ
công, máng trượt hoặc cánh tay cẩu. Việc sắp xếp các chất thải chôn trong các ô chôn

lấp phải tuân thủ theo nguyên tắc: Chất thải có cùng đặc tính sẽ được chôn kề nhau và
phân theo khu vực để tránh trường hợp các chất thải tương tác với nhau.
- Chất thải được sắp xếp theo từng lớp, độ dày từ khoảng 1m, giữa các lớp được phủ 1
lớp cát, một lớp đất để đầm nén chất thải được chặt và san phẳng với độ dày 20 cm.
2.4.4.5

Tái chế nhựa:

Các loại bịch nilong được phân loại và tách riêng từ CTR sinh hoạt, từ nguồn rác
công nghiệp không nguy hại và được vận chuyển về khu tái chế tạo hạt nhựa.

Nylon phế lệu
Phân loại

Bằm nước,rửa
Phơi khô

Ó keo

Hạt nhựa

Sơ đồ 2.5: Qui trình tái chế nhựa
KLTN-Ngành Quản lý môi trường-ĐH Nông Lâm TP HCM

12


Chương 2: Tổng quan Khu liên hợp xử lý chất thải Nam Bình Dương

2.4.4.6


Xử lý nước thải:

- Hiện nhà máy xử lý các loại nước thải: nước rỉ rác từ trạm trung chuyển đưa lên, từ
hố chôn lấp hợp vệ sinh, hố chôn lấp an toàn, hệ thống xử lý khí thải lò đốt rác, nước
thải công nghiệp của các ngành sản xuất thực phẩm, may mặc, dệt nhuộm, luyện kim,
xi mạ…,các loại nước thải này thường có tỷ lệ BOD5/COD cao, các hợp chất hữu cơ
khó phân hủy, kim loại nặng, độ màu và TSS cao…Do đó, công nghệ chính là xử lý
sinh học.
- Công suất 480m3/ngày.đêm

KLTN-Ngành Quản lý môi trường-ĐH Nông Lâm TP HCM

13


Chương 2: Tổng quan Khu liên hợp xử lý chất thải Nam Bình Dương

Sơ đồ 2.6: Qui trình xử lý nước thải
(Nguồn : Ban quản lý khu xử lý nước thải của KLH)
KLTN-Ngành Quản lý môi trường-ĐH Nông Lâm TP HCM

14


Chương 2: Tổng quan Khu liên hợp xử lý chất thải Nam Bình Dương

- Chức năng của mổi thiết bị:
+ Bể trộn vôi: nâng pH (để khử NH3 ở tháp khử khí), đồng thời diệt khuẩn, hấp thụ
COD, giảm kim loại nặng.

+ Tại tháp stripping: Xảy ra quá trình khử Nitơ, chuyển chất ô nhiễm (ammonium) từ
nước sang khí (NH3) loại bỏ các chất bay hơi như VOC, NH3.Công đoạn này làm tăng
oxy hòa tan trong nước rác.
+ Bể selector: Khống chế vi sinh vật hình thành sợi, bể selector còn có nhiệm vụ kích
thích sự phát triển của các vi sinh vật tạo bông cặn, tại đây còn tạo điều kiện môi
trường như tạo DO, ...
+ Bể xử lý sinh học (C-Tech): Xử lí nước thải dựa trên phương pháp bùn hoạt tính (bùn
hạt hiếu khí), sục khí kết hợp trộn nước thải với bùn hoạt tính (thức chất là các vi sinh
vật hiếu khí) có sẵn trong bể, các vi sinh vật phân hủy các chất hữu cơ (khử BOD và
nitrat hóa) tạo thành cặn và lắng xuống trở lại bể. Phần bùn lắng ở bên dưới được giữ
lại (hồi lưu về ngăn selector) để làm mồi cho chu kỳ xử lý tiếp theo, phần dư bơm thải
vào bể nén bùn.
+ Bể xử lý hóa lý: Xảy ra quá trình keo tụ.
+ Bể Oxi hóa Fenton: Chất oxi hóa mạnh H2O2 và chất xúc tác FeSO4 được cho vào, pH
của quá trình oxi hóa dao động trong khoảng 3-5, chuyển hoá các chất hữu cơ từ dạng
khó phân huỷ sang dạng dễ phân huỷ sinh học.

KLTN-Ngành Quản lý môi trường-ĐH Nông Lâm TP HCM

15


Chương 3: Hiện trạng và hoạt động quản lý môi trường của KLH

Chương 3
HIỆN TRẠNG VÀ HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG CỦA
KHU LIÊN HỢP
3.1. Tổng quan về tình hình xã hội- kinh tế- tự nhiên tại khu liên hợp xử lý chất thải
Nam Bình Dương:
Khu liên hợp xử lý chất thải Nam Bình Dương thuộc Ấp 1B, Khu Chà Bàu, Xã

Chánh Phú Hòa, Bình Dương.
- Vị trí địa lý:

Khu liên hợp có diện tích 200ha, cách trụ sở UBND Xã Chánh Phú Hòa khoảng
5km về phía Tây Bắc.
- Giao thông:

Vị trí xây dựng khu liên hợp rất thuận tiện cho giao thông xây dựng và vận hành hệ
thống xử lý chất thải.
- Khí hậu:

Khu liên hợp xử lý rác Nam bình Dương nằm trong khu vực ảnh hưởng của khí
hậu nhiệt đới gió mùa, mang đặc trưng khí hậu Đông Nam Bộ và có 2 mùa rõ rệt:
+ Mùa mưa: từ tháng 5 đến tháng 11
+ Mùa nắng : từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau.
- Địa hình:

Địa hình khu vực có dạng đồi với đỉnh phẳng, đạt cao độ 36-39m nằm ở trung tâm.
Từ đây, bề mặt địa hình thoải dần về phía Đông Nam,về các phía còn lại độ dốc tăng gấp
hơn để đổ về phía thung lũng của suối Bến Tượng và suối Bông.

KLTN-Ngành Quản lý môi trường-ĐH Nông Lâm TP HCM

16


Chương 3 : Hiện trạng và hoạt động quản lý môi trường của Khu Liên Hợp

- Dân cư, kinh tế:


Sở hữu đất đai của khu vực chủ yếu là của dân cư quanh vùng và được sử dụng với
mục đích nông nghiệp mà cụ thể là trồng cây cao su. Dân cư khá thưa thớt, tập trung chủ
yếu theo quốc lộ.Trong diện tích khu vực không có dân cư sinh sống. Dân quanh khu vực
sử dụng nước ngầm trong sinh hoạt bằng cách đào giếng hay khoan giếng. Nhìn chung
mức sống của người dân nơi đây rất thấp.

3.2.

Hiện trạng môi trường tại khu liên hợp xử lý chất thải Nam Bình Dương:
Theo kết quả quan trắc mà KLH đã đo đạc thì mức độ môi trường khu vực bị ảnh

hưởng chưa đến mức nghiêm trọng.
3.2.1. Môi trường không khí:

- Các hoạt động vận chuyển rác gây ảnh hưởng đến môi trường không khí. Theo thống
kê các lượt xe vận chuyển rác: 20 lượt/ ngày bình thường, 80 lượt/ ngày cao điểm, có
ngày chỉ có : 4-5 lượt/ ngày.
- Ô nhiễm mùi là vấn đề cần quan tâm trong quá trình vận chuyển và lưu giữ tại KLH.
- Hướng phát tán ô nhiễm không khí phụ thuộc rất lớn vào hướng gió và vận tốc gió. Vì
thế, vùng chịu ảnh hưởng của phát tán ô nhiễm bụi, mùi, khói cũng sẽ thay đổi theo
hướng gió. Tuy nhiên, ảnh hưởng này không lớn vì xung quanh KLH là rừng cao su
của KLH và của dân.

KLTN-Ngành Quản lý môi trường-ĐH Nông Lâm TP HCM

17


×