Tải bản đầy đủ (.pdf) (111 trang)

ĐÁNH GIÁ VÀ CẢI TIẾN HỆ THỐNG QUẢN LÝ TÍCH HỢP MÔI TRƯỜNG – AN TOÀN VÀ SỨC KHỎE NGHỀ NGHIỆP TẠI NHÀ MÁY HOÁ CHẤT BIÊN HOÀ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (930.48 KB, 111 trang )

ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN
****************

ĐÁNH GIÁ VÀ CẢI TIẾN HỆ THỐNG QUẢN LÝ
TÍCH HỢP MÔI TRƯỜNG – AN TOÀN VÀ SỨC
KHỎE NGHỀ NGHIỆP
TẠI NHÀ MÁY HOÁ CHẤT BIÊN HOÀ

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 7/2010


 

ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN
****************

NGUYỄN TUẤN ANH

ĐÁNH GIÁ VÀ CẢI TIẾN HỆ THỐNG QUẢN LÝ TÍCH HỢP
MÔI TRƯỜNG – AN TOÀN VÀ SỨC KHỎE NGHỆ NGHIỆP
TẠI NHÀ MÁY HOÁ CHẤT BIÊN HOÀ

Ngành: Môi Trường và Tài Nguyên

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC


Người hướng dẫn: ThS VŨ THỊ HỒNG THỦY

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 7/2010

 


Đánh giá và cải tiến hệ thống HSE tại Nhà máy Hóa chất Biên Hòa 

LỜI CẢM ƠN

Qua bốn năm học tập tại truờng Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh,
em đã được học nhiều kiến thức và kinh nghiệm sống quí báu cho hành trang tuơng lai
của mình. Đặc biệt, luận văn tốt nghiệp là một bước quan trọng trong quá trình học tập
và rèn luyện của sinh viên, là điểm kết thúc của một quá trình phấn đấu và rèn luyện
nhưng cũng là điểm bắt đầu cho bước đường tương lai sau này của sinh viên chúng
em.
Em xin cảm ơn quý Thầy Cô khoa Môi trường và Tài nguyên – Trường đại học
Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh đã dạy dỗ và truyền đạt cho em nhiều kiến thức quí
báu trong suốt thời gian vừa qua. Đặc biệt, trong thời gian làm luận văn, em đã được
sự hướng dẫn ân cần và tận tình của Cô Vũ Thị Hồng Thủy. Em xin chân thành cảm
ơn và ghi nhớ sâu sắc tình cảm và công lao Cô đã dành cho em.
Đồng thời, em xin cảm ơn Phòng An toàn – Môi trường của Nhà máy Hóa chất
Biên Hòa đã tạo mọi điều kiện cho em hoàn thành đợt thực tập. Đặc biệt là Chú Lê
Minh Tuấn, Anh Lâm Vĩnh Sang và Chị Phạm Thị Minh Loan đã hết lòng giúp đỡ, tạo
điều kiện tốt nhất cho em trong suốt thời gian thực tập tại Nhà máy.
Em xin chân thành cảm ơn!

Thành phố Hồ Chí Minh, Tháng 06 năm 2010

Sinh viên

Nguyễn Tuấn Anh


 


Đánh giá và cải tiến hệ thống HSE tại Nhà máy Hóa chất Biên Hòa 

TÓM TẮT
Khóa luận “ Đánh giá và cải tiến hệ thống quản lý tích hợp Môi trường – an toàn và
sức khỏe nghề nghiệp tại Nhà máy hóa chất Biên Hòa” gồm các nội dung chính sau:
9 Sự tiếp cận đề tài thông qua phần giới thiệu nội dung, phương pháp và mục tiêu
nghiên cứu của đề tài.
9 Tổng quan về các tiêu chuẩn ISO 14001:2004, OHSAS 18001:2007 và hệ thống
quản lý tích hợp.
ƒ Giới thiệu về tiêu chuẩn ISO 14001:2004
ƒ Giới thiệu về tiêu chuẩn OHSAS 18001:2007
ƒ Giới thiệu về hệ thống quản lý tích hợp Môi trường – an toàn và sức khỏe nghề
nghiệp
+ Những đặc tính cơ bản của Hệ thống quản lý
+ Cấu trúc của hệ thống quản lý
ƒ Lợi ích của việc tích hợp hệ thống quản lý
ƒ Cách thực hiện việc đánh giá và cải tiến hệ thống quản lý tích hợp
9 Tổng quan về Nhà máy Hóa chất Biên Hòa
ƒ Những nét chính về sự hình thành và phát triển của Nhà máy.
ƒ Cơ cấu tổ chức, cơ sở vật chất, hạ tầng, các nguyên vật liệu, sản phẩm và quy
trình công nghệ hiện tại ở Nhà máy.
ƒ Đánh giá hiện trạng môi truờng tại Nhà máy.

ƒ Đánh giá hiện trạng quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp hiện tại Nhà máy.
9 Đánh giá và cải tiến hệ thống quản lý tích hợp HSE tại Nhà máy hóa chất Biên
Hòa:
ƒ Cơ sở đánh giá là các tiêu chuẩn, văn bản pháp luật và hiện trạng hệ thống tích
hợp tại Nhà máy.
ƒ Từng yêu cầu của hệ thống sẽ được xem xét, đánh giá hiện trạng tài liệu và thực
thi của hệ thống
ƒ Dựa trên việc đánh giá sẽ có các lỗi của hệ thống (lỗi tài liệu và lỗi áp dụng) đề
ra các biện pháp cải tiến cho từng lỗi.
9 Kết luận và kiến nghị: Trình bày những kết luận chung về hiện trạng tài liệu và
thực thi của hệ thống quản lý tích hợp tại Nhà máy và đề xuất những kiến nghị
để cải tiến hệ thống.
ii 
 


Đánh giá và cải tiến hệ thống HSE tại Nhà máy Hóa chất Biên Hòa 

MỤC LỤC
Chương 1:ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI ............................................................................ 1
1.2 MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI ....................................................................................... 2
1.3 NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI.............................................................. 2
1.4 GIỚI HẠN VÀ PHẠM VI CỦA ĐỀ TÀI ................................................................ 2
1.5 PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN ĐỀ TÀI ................................................................. 3
Chương 2:TỔNG QUAN VỀ TIÊU CHUẨN OHSAS 18001 – 2007, ISO 14001 –
2004 VÀ HỆ THỐNG QUẢN LÝ TÍCH HỢP HSE
2.1 GIỚI THIỆU VỀ TIÊU CHUẨN OHSAS 18001 – 2007 và ISO 14001 – 2004 .... 4
2.1.1 Giới thiệu về tiêu chuẩn OHSAS 18001 ............................................................... 4
2.1.2 Giới thiệu về tiêu chuẩn ISO 14001 ...................................................................... 5

2.2 GIỚI THIỆU VỀ MÔ HÌNH HỆ THỐNG QUẢN LÝ TÍCH HỢP ........................ 5
2.2.1 Những đặc tính cơ bản của một HTQL ................................................................. 5
2.2.2 Cấu trúc của Hệ thống Quản lý ............................................................................. 6
2.3 LỢI ÍCH CỦA VIỆC TÍCH HỢP CÁC HỆ THỐNG QUẢN LÝ ......................... 10
2.4 CÁCH THỰC HIỆN VIỆC ĐÁNH GIÁ VÀ CẢI TIẾN HỆTHÔNG TÍCH HỢP
HSE ............................................................................................................................... 11
Chương 3:TỔNG QUAN NHÀ MÁY HÓA CHẤT BIÊN HÒA
3.1 GIỚI THIỆU NHÀ MÁY HÓA CHẤT BIÊN HÒA ............................................. 13
3.1.1 Giới thiệu chung .................................................................................................. 13
3.1.2 Vị trí địa lý........................................................................................................... 14
3.1.3 Sơ đồ bố trí mặt bằng .......................................................................................... 14
3.1.4 Cơ cấu tổ chức tại Nhà máy ................................................................................ 14
3.2 CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT HÓA CHẤT TẠI NHÀ MÁY .................................. 14
3.2.1 Quy trình công nghệ dây chuyền điện phân sản xuất Xút - Clo.......................... 14
3.2.2 Quy trình công nghệ sản xuất axit HCl ............................................................... 18
3.3 HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG TẠI NHÀ MÁY HÓA CHẤT BIÊN HÒA........ 18
3.3.1 Môi trường không khí xung quanh ...................................................................... 18
3.3.2 Nước thải ............................................................................................................. 19
3.3.3 Chất thải rắn......................................................................................................... 20
3.4 HIỆN TRẠNG ATVSLĐ TẠI NHÀ MÁY HOÁ CHẤT BIÊN HÒA.................. 21
3.4.1 Tổ chức lao động của Nhà máy Hoá chất Biên Hoà ........................................... 21
3.4.2 Tổ chức quản lý, thực hiện công tác OH&S ....................................................... 21
3.4.2.1 Tổ chức quản lý công tác ATVSLĐ ................................................................. 21
iii 
 


Đánh giá và cải tiến hệ thống HSE tại Nhà máy Hóa chất Biên Hòa 

3.4.2.2 Tình hình thực hiện công tác ATVSLĐ – PCCC. ............................................ 22

3.4.2.3 Báo cáo định kỳ, khai báo, điều tra tai nạn lao động ....................................... 25
Chương 4:ĐÁNH GIÁ HIỆU LỰC THỰC HIỆN VÀ CẢI TIẾN HỆ THỐNG
QUẢN LÝ TÍCH HỢP MÔI TRƯỜNG, AN TOÀN VÀ SỨC KHỎE NGHỀ
NGHIỆP
4.1 PHẠM VI CỦA HỆ THỐNG VÀ BAN MÔI TRƯỜNG – AN TOÀN VÀ
SỨCKHỎE NGHỀ NGHIỆP ....................................................................................... 26
4.1.1 Phạm vi của hệ thống .......................................................................................... 26
4.1.2 Ban chuyên trách môi trường – an toàn và sức khỏe nghề nghiệp...................... 26
4.2 CHÍNH SÁCH VÀ VIỆC PHỔ BIẾN CHÍNH SÁCH MÔI TRƯỜNG – AN
TOÀN VÀ SỨC KHỎE NGHỀ NGHIỆP ................................................................... 27
4.2.1Chính sách HSE và phổ biến chính sách .............................................................. 27
4.2.2. Đánh giá chính sách HSE ................................................................................... 27
4.2.2.1 Cơ sở đánh giá .................................................................................................. 27
4.2.2.2 Đánh giá và cải tiến chính sách ........................................................................ 27
4.3 HOẠCH ĐỊNH HỆ THỐNG QUẢN LÝ TÍCH HỢP MÔI TRƯỜNG – AN TOÀN
VÀ SỨC KHỎE NGHỀ NGHIỆP ............................................................................... 28
4.3.1 Nhận dạng các khía cạnh môi trường và nhận dạng mối nguy, đánh giá rủi ro để
xác định các biện pháp kiểm soát ................................................................................. 28
4.3.1.1 Cơ sở đánh giá .................................................................................................. 28
4.3.1.2Đánh giá và cải tiến hệ thống ............................................................................ 28
4.3.2 Yêu cầu của pháp luật và yêu cầu khác ............................................................... 29
4.3.2.1 Cơ sở đánh giá: ................................................................................................. 29
4.3.2.2 Đánh giá và cải tiến hệ thống ........................................................................... 30
4.3.3 Mục tiêu, chỉ tiêu về môi trường – mục tiêu về an toàn sức khoẻ nghề nghiệp.. 30
4.3.3.1 Cơ sở đánh giá .................................................................................................. 30
4.3.3.2 Đánh giá và cải tiến hệ thống ........................................................................... 31
4.4 THỰC HIỆN VÀ ĐIỀU HÀNH............................................................................. 33
4.4.1 Nguồn lực, vai trò, trách nhiệm giải trình và quyền hạn ..................................... 33
4.4.1.1 Cơ sở đánh giá .................................................................................................. 33
4.4.1.2 Đánh giá và cải tiến hệ thống ........................................................................... 34

4.4.2 Đào tạo, nhận thức và năng lực ........................................................................... 34
4.4.2.1 Cơ sở đánh giá .................................................................................................. 34
4.4.2.2 Đánh giá và cải tiến hệ thống ........................................................................... 35
4.4.3 Thông tin liên lạc, sự tham gia và hội ý .............................................................. 36
iv 
 


Đánh giá và cải tiến hệ thống HSE tại Nhà máy Hóa chất Biên Hòa 

4.2.3.1 Cơ sở đánh giá .................................................................................................. 36
4.4.3.2 Đánh giá và cải tiến hệ thống ........................................................................... 36
4.4.4 Thiết lập tài liệu hệ thống tích hợp quản lý môi trường và an toàn sức khoẻ nghề
nghiệp ........................................................................................................................... 37
4.4.4.1 Cở sở đánh giá .................................................................................................. 37
4.4.4.2 Đánh giá và cải tiến hệ thống .......................................................................... 38
4.4.5 Kiểm soát tài liệu ................................................................................................. 39
4.4.5.1 Cơ sở đánh giá .................................................................................................. 39
4.4.5.2 Đánh giá và cải tiến .......................................................................................... 39
4.4.6 Kiểm soát điều hành ............................................................................................ 39
4.4.6.1 Cơ sở đánh giá .................................................................................................. 39
4.4.6.2 Đánh giá và cải tiến hệ thống ........................................................................... 43
4.4.7 Chuẩn bị sẵn sàng và ứng phó với tình huống khẩn cấp ..................................... 46
4.4.7.1 Cơ sở đánh giá .................................................................................................. 46
4.4.7.2 Đánh giá và cải tiến hệ thống ........................................................................... 47
4.5 KIỂM TRA ............................................................................................................. 48
4.5.1 Đo lường và theo dõi kết quả hoạt động của hệ thống quản lý tích hợp môi
trường, an toàn và sức khỏe nghề nghiệp ..................................................................... 48
4.5.1.1 Cơ sở đánh giá .................................................................................................. 48
4.5.1.2 Đánh giá và cải tiến .......................................................................................... 50

4.5.2 Đánh giá sự tuân thủ của hệ thống ...................................................................... 51
4.5.2.1 Cơ sở đánh giá .................................................................................................. 51
4.5.2.2 Nội dung đánh giá và cải tiến hệ thống ............................................................ 52
4.5.3 Điều tra sự cố, sự không phù hợp và hành động khắc phục phòng ngừa ............ 52
4.5.3.1 Cơ sở đánh giá .................................................................................................. 52
4.5.3.2 Đánh giá và cải tiến hệ thống ........................................................................... 53
4.5.4 Hồ sơ và quản lý hồ sơ ........................................................................................ 54
4.5.4.1 Cơ sở đánh giá .................................................................................................. 54
4.5.4.2 Đánh giá và cải tiến .......................................................................................... 55
4.5.5 Đánh giá nội bộ ................................................................................................... 55
4.5.5.1 Cơ sở đánh giá .................................................................................................. 55
4.5.5.2 Đánh giá và cải tiến hệ thống ........................................................................... 56
4.6 Xem xét lãnh đạo .................................................................................................... 56
4.6.1 Cơ sở đánh giá ..................................................................................................... 56

 


Đánh giá và cải tiến hệ thống HSE tại Nhà máy Hóa chất Biên Hòa 

4.6.2 Đánh giá và cải tiến ............................................................................................. 57
Chương 5:KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.1 KẾT LUẬN ............................................................................................................ 59
5.2 KIẾN NGHỊ............................................................................................................ 60 
PHỤ LỤC 1: HỒ SƠ LƯU TRỮ CỦA NHÀ MÁY HÓA CHẤT BIÊN HÒA
PHỤ LỤC 2: CẢI TIẾN HỆ THỐNG TÀI LIỆU

vi 
 



Đánh giá và cải tiến hệ thống HSE tại Nhà máy Hóa chất Biên Hòa 

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
ATVSLĐ

:

An toàn vệ sinh lao động

ATLĐ

:

An toàn lao động

ATVSV

:

An toàn vệ sinh viên

BHLĐ

:

Bảo hộ lao động

BLĐTBXH


:

Bộ Lao động – Thương binh xã hội

BM

:

Biểu mẫu

CB-CNV

:

Cán bộ công nhân viên

ĐDLĐ

:

Đại diện lãnh đạo

ĐGNB

:

Đánh giá nội bộ




:

Giám đốc

HSE (Heath Safety and Environment)

:

Môi trường và An toàn sức khỏe

NLĐ

:

Người lao động

OH&S (Occupational Health and Safety) :

An toàn và sức khỏe nghề nghiệp

PCCC

:

Phòng cháy chữa cháy

PGĐ

:


Phó Giám đốc

PKT

:

Phòng Kỹ thuật

PTCHC

:

Phòng Tổ chức Hành Chính

TNLĐ

:

Tai nạn lao động

TP.ATMT

:

Trưởng phòng An toàn – Môi trường

TP.QLCL

:


Trưởng phòng Quản lý chất lượng

VSLĐ

:

Vệ sinh lao động

vii 
 


Đánh giá và cải tiến hệ thống HSE tại Nhà máy Hóa chất Biên Hòa 

DANH MỤC HÌNH ẢNH
Bảng 2.1: Các thành phần của một hệ thống chung theo Hướng dẫn ISO 72 ................ 8
Bảng 2.2: Một số điểm so sánh giúp ta nhận biết thế nào là hệ thống tích hợp ............. 8
Bảng 3.1: Chất thải nguy hại phát sinh trong 1 tháng ..................................................20

DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1: Sự kết hợp vòng tròn PDCA và cách tiếp cận quá trình ............................... 7
Sơ đồ 2.2: Cách thực hiện đánh giá hệ thống HSE ......................................................12
Sơ đồ 3.1: Quy trình công nghệ sản xuất Xút – Clo và Silicat natri được thể hiện chi
tiết bằng sơ đồ sau ........................................................................................................15 

viii 
 


Đánh giá và cải tiến hệ thống HSE tại Nhà máy Hóa chất Biên Hòa 

 

Chương 1
ĐẶT VẤN ĐỀ

1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
9 Con người là nhân tố quan trọng của xã hội.NLĐ là động lực giúp đất nước phát
triển cho nên An toàn lao động là vấn đề được xã hội đặc biệt quan tâm. Song song
với việc phát triển kinh tế - xã hội phải bảo vệ môi trường. Đó chính là hướng phát
biển bền vững, xu hướng của toàn cầu. Vấn đề An toàn lao động và bảo vệ môi
trường là bộ phận không thể tách rời với Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội.
9 Theo báo cáo tình hình tai nạn lao động năm 2009 của Bộ Lao động – Thương bình
và Xã hội trên cả nước xảy ra trên 6.200 vụ tai nạn lao động (tăng 7,09% so với
cùng kỳ năm 2008 và tổng thiệt hại về vật chất do tai nạn lao động gây ra là trên 42
nghìn tỷ đồng. Theo thống kê, năm 2009, Cục Cảnh sát môi trường - Bộ Công an,
phối hợp với lực lượng chức năng đã phát hiện, điều tra, xử lý hơn 4.500 vụ vi
phạm pháp luật về môi trường (số vụ vi phạm tăng gấp 4 lần so với năm 2008).
Hơn 1.000 tổ chức và gần 2.000 cá nhân đã bị xử lý vi phạm hành chính với tổng
số tiền hàng chục tỷ đồng. Cho nên vấn đề An toàn lao động và bảo vệ môi trường
là cần thiết phải thực hiện để đảm bảo sự phát triển kinh tế - xã hội
9 Tiêu chuẩn OHSAS 18001 và ISO 14001 là 2 tiêu chuẩn có thể tích hợp thành hệ
thống quản lý tích hợp môi trường – an toàn và sức khỏe nghề nghiệp giúp doanh
nghiệp thực hiện quản lý hệ thống một cách hiệu quả, tuân thủ các luật định hiện
hành và đạt được mục tiêu về vấn đề Môi trường và An toàn trong hoạt động sản
xuất của doanh nghiệp.

1


Đánh giá và cải tiến hệ thống HSE tại Nhà máy Hóa chất Biên Hòa 

 

9 Việc xây dựng và vận hành hệ thống quản lý tích hợp môi trường – an toàn và sức
khỏe nghề nghiệp là một việc hết sức cần thiết. Trong đó việc duy trì và cải tiến hệ
thống là một trong những yêu cầu bắt buộc trong 2 tiêu chuẩn OHSAS 18001 và
ISO 14001, cải tiến để hệ thống luôn phù hợp, hoàn thiện hơn. Là sinh viên ngành
quản lý môi trường, song song việc hoạt động bảo vệ môi trường, tôi ý thức được
công tác OH&S trong hoạt động sản xuất của doanh nghiệp. Điều đó đã thúc đẩy
tôi thực hiện đề tài “ Đánh giá và cải tiến hệ thống quản lý tích hợp Môi trường –
An toàn và sức khỏe nghề nghiệp tại Nhà máy Hóa chất Biên Hòa”
1.2 MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
9 Đánh giá công tác thực hiện hệ thống quản lý tích hợp Môi trường – An toàn và
sức khỏe nghề nghiệp (HSE) của Nhà máy Hóa chất Biên Hòa.
9 Cải tiến hệ thống quản lý tích hợp HSE hiện tại của Nhà máy Hóa chất Biên Hòa
1.3 NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI
9 Việc xây dựng vận hành hệ thống quản lý tích hợp HSE theo tiêu chuẩn OHSAS
18001:2007 và ISO 14001:2004 còn nhiều vấn đề còn tồn tại trong quá trình tích
hợp tài liệu. Việc tích hợp hệ thống không những tích hợp hệ thống tài liệu mà việc
thực thi hệ thống cũng được thực hiện đồng bộ, nhưng áp dụng vào trong thực tế
còn rất nhiều tồn tại. Để giải quyết những khó khăn này việc đánh giá và cải tiến hệ
thống HSE hiện tại Nhà máy Hóa chất Biên Hòa để từ đó giúp hệ thống phù hợp
hơn và ngày càng hoàn thiện hệ thống.
1.4 GIỚI HẠN ĐỀ TÀI
9 Trong quá trình nghiên cứu tài liệu về mô hình hệ thống quản lý tích hợp HSE tại
Nhà máy, có rất nhiều tài liệu của hệ thống nên trong thời gian có hạn không thể
tìm hiểu hết được. Nên trong bài làm không có một số phần được như sau: như
phần kiểm soát thiết kế. kiểm soát thiết bị đo, quy trình bảo trì máy móc thiết bị …
9 Về khảo sát việc thực thi hệ thống vì lý do trong Nhà máy hóa chất nên việc đi lại
rất hạn chế, có thể phát hiện chưa triệt để các lỗi áp dụng.


2


Đánh giá và cải tiến hệ thống HSE tại Nhà máy Hóa chất Biên Hòa 
 

1.5 PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
9 Nghiên cứu lý thuyết thông qua tài liệu sẵn có của hệ thống quản lý tích hợp HSE
tài Nhà máy.
9 Thu thập, khảo sát hiện trạng thực tế về vấn đề An toàn lao động và hiện trạng môi
trường tại Nhà máy.
9 Tham khảo, xem xét các hồ sơ đánh giá của các chuyên gia bên trong và bên ngoài
Nhà máy. Dựa vào đó để phân tích tìm ra lỗi của hệ thống
9 Phân tích, tổng hợp tài liệu, tìm ra điểm không phù hợp và cải tiến của hệ thống
quản lý tích hợp HSE

3


Đánh giá và cải tiến hệ thống HSE tại Nhà máy Hóa chất Biên Hòa 
 

Chương 2
TỔNG QUAN VỀ TIÊU CHUẨN OHSAS 18001:2007,
ISO 14001:2004 VÀ HỆ THỐNG QUẢN LÝ TÍCH HỢP
HSE
2.1 GIỚI THIỆU VỀ TIÊU CHUẨN OHSAS 18001–2007 và ISO 14001–2004
2.1.1 Giới thiệu về tiêu chuẩn OHSAS 18001
Năm 1991, Ủy ban Sức khỏe và An toàn ở nước Anh (các tổ chức chính phủ
chịu trách nhiệm đẩy mạnh các quy định về sức khỏe và an toàn) đã giới thiệu các

hướng dẫn về quản lý Sức khỏe và An toàn (Gọi tắt là HSG 65).
Nhu cầu phát triển mạnh mẽ về tiêu chuẩn quản lý sức khỏe và an toàn đã thúc
đẩy Viện Tiêu chuẩn Anh (BSI) thực hiện phát hành phiên bản đầu tiên – tiêu chuẩn
OHSAS 18001 – 1999 về hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp (hệ thống
quản lý OH&S) – với sự cộng tác của các tổ chức chứng nhận hàng đầu trên thế giới.
Dựa vào tiêu chuẩn này, hệ thống quản lý của các tổ chức có thể được đánh giá và cấp
giấy chứng nhận. Với phiên bản mới OHSAS 18001:2007, đây không phải là tiêu
chuẩn của BSI mà tiêu chuẩn này được hình thành do sự đóng góp của 10 tổ chức
chứng nhận hàng đầu trên thế giới.
Tiêu chuẩn OHSAS 18001:2007 được xuất bản vào ngày 1 tháng 7 năm 2007.
Phiên bản mới này phù hợp hơn với các tiêu chuẩn ISO 9001 và ISO 14001, với cấu
trúc các điều khoản và hầu hết theo ISO 14001. Điều này sẽ khuyến khích việc tích
hợp các hệ thống quản lý và làm tăng sự thu hút của OHSAS. OHSAS 18001:2007
cũng định hướng hơn về kết quả

4


Đánh giá và cải tiến hệ thống HSE tại Nhà máy Hóa chất Biên Hòa 
 

2.1.2 Giới thiệu về tiêu chuẩn ISO 14001
Dân số, tài nguyên và môi trường trong những năm gần đây đã trở thành mối
quan tâm của nhiều quốc gia và các tổ chức quốc tế. Quá trình hoạt động công nghiệp
đã ngày càng làm cho cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm môi trường và hiệu quả cuối cùng
là làm suy thoái chất lượng sống của cộng đồng. Do đó, bảo vệ môi trường đã trở
thành một vấn đề hết sức quan trọng, một trong những mục tiêu chính nằm trong các
chính sách chiến lược của các quốc gia. 
Với mục đích xây dựng và đưa vào áp dụng một phương thức tiếp cận chung về
quản lý môi trường, tăng cường khả năng đo được các kết quả hoạt động của môi

trường, tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại quốc tế, năm 1993, Tổ chức tiêu chuẩn
hoá quốc tế (ISO) đã triển khai xây dựng bộ tiêu chuẩn về quản lý môi trường có mã
hiệu ISO 14000 nhằm mục đích tiến tới thống nhất áp dụng Hệ thống quản lý môi
trường (EMS) đảm bảo sự phát triển bền vững trong từng quốc gia, trong khu vực và
quốc tế. ISO 14001 là tiêu chuẩn nằm trong bộ tiêu chuẩn ISO 14000 quy định các yêu
cầu đối với một Hệ thống quản lý môi trường. Các yếu tố của hệ thống được chi tiết
hoá thành văn bản.
2.2 GIỚI THIỆU VỀ MÔ HÌNH HỆ THỐNG QUẢN LÝ TÍCH HỢP
2.2.1 Những đặc tính cơ bản của một HTQL
Theo định nghĩa của ISO 9000 - HTQL chất lượng - Cơ sở và từ vựng, thì một
HTQL là một tập hợp thống nhất các hoạt động và việc làm có liên quan lẫn nhau và
có tác động tương hỗ với nhau để lập nên một chính sách và các mục tiêu liên quan và
để đạt được các mục tiêu đó. Các hoạt động này phải đảm bảo việc kiểm tra và cải tiến
thường xuyên các quá trình tác nghiệp của tổ chức.
Một HTQL có khía cạnh đối nội và đối ngoại. Chính bằng việc cung cấp
phương tiện để một tổ chức đạt được mục tiêu, hệ thống chứng tỏ với các đối tác bên
ngoài là tổ chức có thể đáp ứng các yêu cầu của họ, kể cả các quy định pháp luật. Khía
cạnh đối nội và đối ngoại liên quan chặt chẽ với nhau. Đối với cả hai: bản thân tổ chức

5


Đánh giá và cải tiến hệ thống HSE tại Nhà máy Hóa chất Biên Hòa 
 

và đối tác bên ngoài, một HTQL hữu hiệu phải đảm bảo việc nhận diện, kiểm soát và
giảm thiểu rủi ro kinh doanh và tăng tối đa cơ hội kinh doanh như:
9 Giảm bớt rủi ro làm trở ngại cho tổ chức đạt được các mục tiêu của mình và đẩy
mạnh cơ hội đạt được mục tiêu;
9 Giảm bớt rủi ro làm trở ngại việc đáp ứng các yêu cầu bên ngoài và nhu cầu của

các bên liên quan và đẩy mạnh khả năng đáp ứng chung;
9 Cơ hội cải tiến các hoạt động của tổ chức sao cho sự thỏa mãn của khách hàng
tăng lên, tác động đến môi trường giảm xuống và do đó, nâng cao vị thế của tổ
chức trên thị trường
2.2.2 Cấu trúc của Hệ thống Quản lý
Một HTQL tốt khi đóng góp cho hoạt động tốt hơn và hài hoà với hoạt động
hàng ngày của một tổ chức và được xây dựng trên cơ sở 2 nguyên tắc cơ bản: Đó là
Chu trình Deming – HSEwart và cách tiếp cận quá trình.
Chu trình Deming – HSEwart miêu tả các bước nối tiếp của Lập kế hoạch Thực hiện - Kiểm tra - Khắc phục (Plan – Do – Check – Act) để thực hiện mục tiêu
một cách hiệu quả và hữu hiệu bao gồm các hoạt động và thực hành (được ghi thành
thủ tục) sao cho đảm bảo thực hiện các bước trên. Việc nhận diện và kiểm soát một
cách hệ thống các quá trình trong một tổ chức, nhất là nhận diện và kiểm soát mối liên
hệ và sự tác động qua lại giữa các quá trình này được gọi là “cách tiếp cận quá trình”.
Khi xây dựng một HTQL thì việc đầu tiên là phải đi từ các quá trình trong một
tổ chức. Xem xét các quá trình này, đề ra các yêu cầu đối với đầu vào, đầu ra của quá
trình, đánh giá rủi ro và cơ hội, thiết lập và thực hiện cơ chế kiểm soát, đo lường hoạt
động và phân tích kết quả và cuối cùng là đề ra cơ hội cải tiến và thực hiện. Một
HTQL nếu được xây dựng trên cơ sở kết hợp hai nguyên tắc này, sẽ có hỗ trợ thực sự
cho tổ chức trong việc kiểm soát và hoàn thiện hoạt động (xem hình ).

6


Đánh giá và cải tiến hệ thống HSE tại Nhà máy Hóa chất Biên Hòa 
 

Sơ dồ 2.1 : Sự kết hợp vòng tròn PDCA và cách tiếp cận quá trình
Cơ sở chung của các tiêu chuẩn HTQL
Điều quan trọng là phải biết tiêu chuẩn như thế nào là thích hợp để hỗ trợ cho
một cách tiếp cận chung đến việc nhận diện và đánh giá các mặt trọng yếu và rủi ro,

cũng như các cơ hội, để định hướng cho tổ chức cũng như kiểm soát và cải tiến các
quá trình và hoạt động của tổ chức. Do đó sự nghiên cứu và so sánh các nguyên tắc
của 2 tiêu chuẩn trên cơ sở xem xét:
9 Đối tượng của HTQL: lĩnh vực quản lý môi trường,an toàn và sức khoẻ nghề
nghiệp
9 Điểm mấu chốt của một tổ chức có ảnh hưởng đến lĩnh vực quản lý: phương
diện môi trường, mối đe dọa an toàn sức khoẻ nghề nghiệp và HTQL để kiểm
soát ảnh hưởng này.
Mặc dù các tiêu chuẩn sử dụng ngôn ngữ khác nhau, có thể thấy chúng thể hiện
một tư duy nhất quán, từ đó một HTQL được hình thành: Đó là công cụ để thiết lập và
đạt được chính sách và mục tiêu nhất định của Nhà máy. Chính sách được thiết lập
nhằm cải tiến môi trường ngoài tổ chức (ISO 14001), cải tiến an toàn sức khoẻ và nghề
nghiệp trong tổ chức (OHSAS 18001)

7


Đánh giá và cải tiến hệ thống HSE tại Nhà máy Hóa chất Biên Hòa 
 

Bảng 2.1: Các thành phần của một hệ thống chung theo GUIDE 72
Các tiêu chí cơ bản

Các thành phần chung

Chính sách

Chính sách và các nguyên tắc

Kế hoạch hoá


Xác định nhu cầu, yêu cầu và phân tích các vấn đề chủ yếu. Lựa
chọn các vấn đề chính cần đề cập. Đề ra mục tiêu. Xác định
nguồn lực. Xác định cơ cấu tổ chức, vai trò, trách nhiệm, cơ
quan. Lập kế hoạch kiểm tra. Chuẩn bị các công việc khác.

Thực hiện

Kiểm tra công đoạn. Quản lý nguồn nhân lực. Quản lý các nguồn
lực khác. Văn bản hoá và quản lý văn bản. Liên hệ. Quan hệ với
các nhà cung cấp và hợp đồng.

Đánh giá thực hiện

Quản lý các biện pháp. Phân tích và xử lý các điều không phù
hợp, đánh giá hệ thống.

Cải tiến

Hành động khắc phục và đề phòng. Tiếp tục cải tiến

Xem xét của lãnh đạo

Xem xét của lãnh đạo

Bảng 2.2 Một số điểm so sánh giúp ta nhận biết thế nào là hệ thống tích hợp
Yếu tố

Mục tiêu


Không tích hợp

1

Chính sách quản lý Chính sách riêng cho từng hệ

Có tích hợp
- Chính sách chung cho các hệ

thống, cách truyền đạt khác

thống, có điểm chung trong sự

nhau.

nhận dạng các tác động và các
nhu cầu
- Phương thức truyền đạt
chung

2

Có bao nhiêu đại

Nhiều hơn một người, các
8

Có thể một người đại diện cho



Đánh giá và cải tiến hệ thống HSE tại Nhà máy Hóa chất Biên Hòa 
 

diện lãnh đạo cho

trách nhiệm tách biệt, riêng

hệ thống tích hợp hoặc ban đại

mỗi hệ thống

cho từng hệ thống quản lý.

diện có quyền quyết định và
bao quát được toàn bộ các hệ
thống

3

Định nghĩa các

Không có cách nhìn tổng thể

- Các mục tiêu đáp ứng cùng

mục tiêu quy định

và không có mục tiêu đáp

lúc nhiều tiêu chuẩn và dàn


cho các bộ phận và ứng cùng lúc nhiều tiêu

đều mọi hoạt động.

các cấp tương ứng

chuẩn mà dàn trải theo từng

- Quan điểm bao quát toàn bộ

trong doanh

cấp và theo từng hoạt động.

các hệ thống ở mọi cấp.

- Đặc trưng cho từng tiêu

- Một sổ tay quản lý cho các

chuẩn.

tiêu chuẩn.

- Sơ đồ, danh mục riêng cho

- Tài liệu áp dụng được cùng

từng tiêu chuẩn


lúc nhiều tiêu chuẩn.

- Các phương tiện hỗ trợ

- Mỗi quá trình then chốt trình

không trình bày một cách có

bày các tác động khác nhau đã

hệ thống mọi tiêu chuẩn/tác

được nhận dạng; có sơ đồ

động.

chung cho các quá trình chính.

- Không nhìn tổng thể các

- Đối với các thủ tục về tổ

yêu cầu của từng tiêu chuẩn

chức, áp dụng chung một

đối với từng hoạt động.

phương thức


nghiệp
4

Hệ thống văn bản

- Duy nhất một phương thức
cho việc quản lý hồ sơ
5

Việc quản lý các

Khác biệt hay chuyên biệt

Có chung thủ tục và cách thức

hành động khắc

cho từng tiêu chuẩn

xử lý.

phục và hành động
phòng ngừa
9


Đánh giá và cải tiến hệ thống HSE tại Nhà máy Hóa chất Biên Hòa 
 


6

7

Xem xét của lãnh

Đặc trưng cho từng tiêu

Duy nhất một cách xem xét

đạo

chuẩn

cho mọi tiêu chuẩn.

Phương pháp, các

Tuỳ theo từng tiêu chuẩn,

Chung cho mọi tiêu chuẩn

phương tiện quản

không bao quát nội dung

lý và kế hoạch

đang áp dụng cho các tiêu


thực hiện việc

chuẩn khác

đánh giá nội bộ
8

Quản lý việc đào

Khác biệt cho từng tiêu

Duy nhất một phương thức

tạo và việc xác

chuẩn.

quản lý, duy nhất một bộ tài
liệu.

định năng lực.
9

Việc hoạch định,

- Chuyên biệt và giới hạn

- Mọi quá trình then chốt đều

việc xác định các


trong phạm vi yêu cầu của

được nhận dạng.

quá trình then chốt

từng tiêu chuẩn.

- Mô tả trong một sơ đồ mọi

chung cho toàn hệ

- Sơ đồ, danh mục riêng cho

mặt hoạt động đang có, theo

thống quản lý.

từng tiêu chuẩn

yêu cầu của mọi tiêu chuẩn
đang áp dụng.

10

Định nghĩa của các Khác biệt cho từng tiêu
hoạt động, các

11


chuẩn

- Duy nhất một phương thức
quản lý, duy nhất một bộ tài

trách nhiệm, cách

liệu và cách phổ biến

tổ chức

- Định nghĩa của hoạt động

Việc xác định và

Đặc trưng cho từng tiêu

Có chung phương thức và

quản lý các yêu

chuẩn

cùng một thủ tục

cầu luật định
2.3 LỢI ÍCH CỦA VIỆC TÍCH HỢP CÁC HỆ THỐNG QUẢN LÝ
- Hệ thống văn bản nhất quán, dễ tra cứu và dễ áp dụng
10



Đánh giá và cải tiến hệ thống HSE tại Nhà máy Hóa chất Biên Hòa 
 

- Kiểm soát điều hành dễ dàng
- Tạo thuận lợi cho việc đáp ứng các yêu cầu luật định
- Đơn giản hoá hệ thống quản lý môi trường, quản lý chất lượng và quản lý an toàn
và sức khoẻ nghề nghiệp đang có làm cho việc áp dụng được dễ dàng hơn, hiệu quả
hơn.
- Tối thiểu các rắc rối gây ra bởi nhiều hệ thống do sự chồng chéo, trùng lặp khi áp
dụng riêng rẽ cùng lúc nhiều hệ thống đồng thời giãm mẫu thuẫn giữa nhiều hệ
thống.
- Tạo sự thống nhất trong hoạt động quản lý của tổ chức.
- Tối đa hoá lợi ích thu được từ mỗi hệ thống và thiết lập khuôn khổ để cái tiến liên
tục cho từng hệ thống quản lý.
- Tập trung vào các mục tiêu kinh doanh
- Sử dụng tốt nhất các nguồn lực có giới hạn
- Tối thiểu các chi phí và gia tăng các lợi nhuận
- Giảm các rủi ro về môi trường, rủi ro vận hành, các lỗi kỹ thuật, các rủi ro về an
toàn – xã hội – chính trị ….
2.4 CÁCH THỰC HIỆN VIỆC ĐÁNH GIÁ VÀ CẢI TIẾN HỆTHÔNG TÍCH
HỢP HSE
Tiêu chuẩn, pháp luật 
Cơ sở đánh giá
Hệ thống tài liệu HSE 

Thực thi hệ thống HSE 
Sơ đồ 2.2: Cách thực hiện đánh giá hệ thống HSE
11


Đánh giá
và cải
tiến 


Đánh giá và cải tiến hệ thống HSE tại Nhà máy Hóa chất Biên Hòa 
 

Khi hệ thống quản lý tích hợp HSE được áp dụng, bước đầu tiên tổ chức phải
thiết lập hệ thống tài liệu dựa trên các tiêu chuẩn một cách đầy đủ. Bước tiếp theo sẽ là
thực thi hệ thống trên cơ sở là hệ thống tài liệu mà do tổ chức đã soạn thảo.
Đánh giá và cải tiến hệ thống chúng ta cần phải dựa vào các bước của quy trình
áp dụng ở trên. Trong quá trình thiết lập, soạn thảo hệ thống tài liệu, chúng ta cần đánh
giá xem hệ thống tài liệu đã đầy đủ, phù hợp với yêu cầu của tiêu chuẩn chưa? Cần
phải xem xét và nếu chưa đầy đủ hoặc không phù hợp chúng ta cần tiến hành bước cải
tiến để hệ thống tài liệu luôn đảm bảo theo yêu cầu của tiêu chuẩn.Tiếp theo là bước
thực thi hệ thống, chúng ta cần phải đánh giá việc thực hiện hệ thống theo các quy
trình, quy định, hướng dẫn mà đã thiết lập trong hệ thống tài liệu. Trong quá trình thực
hiện sẽ có khả năng nảy sinh nhiều vấn đề, có thể làm cho việc thực hiện không tuân
theo các yêu cầu của tiêu chuẩn và pháp luật, hoặc hệ thống tài liệu thiết lập không
phù hợp với việc thực hiện thực tiễn, khi đó cần phải điều chỉnh lại hệ thống tài liệu
sao cho phù hợp với thực tiễn lẫn các yêu cầu của tiêu chuẩn và pháp luật.
Việc đánh giá và cải tiến sẽ được tiến hành theo chu trình lặp đi lặp lại để đảm
bảo hệ thống hoạt động tốt hơn và luôn tuân thủ theo các yêu cầu của tiêu chuẩn và
pháp luật.

12



Đánh giá và cải tiến hệ thống HSE tại Nhà máy Hóa chất Biên Hòa 
 

Chương 3
TỔNG QUAN NHÀ MÁY HÓA CHẤT BIÊN HÒA

3.1 GIỚI THIỆU NHÀ MÁY HÓA CHẤT BIÊN HÒA
3.1.1 Giới thiệu chung
Tên Nhà máy: Nhà máy Hóa chất Biên Hòa.
Địa chỉ: Đường số 5, KCN Biên Hòa 1, Tỉnh Đồng Nai.
Đại diện: Ông Hoàng Minh Đức
Chức vụ: Giám Đốc
Điện thoại: 061.3836143; Fax: 061.3836326
Nhà máy Hóa chất Biên Hòa là một Nhà máy Xút – Clo của Nhà máy
VICACO, được xây dựng tại khu kỹ nghệ Biên Hòa ( Nay là khu công nghiệp Biên
Hòa I) vào năm 1962. Năm 1975, Nhà máy được đổi tên là Nhà máy Hóa chất Biên
Hòa trực thuộc Nhà máy Hóa chất Cơ bản Miền Nam
Hiện nay Nhà máy Hóa chất Biên Hòa là một trong số doanh nghiệp hàng đầu
trong lĩnh vực sản xuất Xút – Clo của Việt Nam. Sản phẩm chính của Nhà máy là Xút
– NaOH, Axit Clohydric – HCl, Clo lỏng - Cl 2 , Silicat natri - Na 2O .n SiO 2 và một số
sản phẩm phụ khác.
Công suất của Nhà máy như sau:
NaOH 32% : 62.500 tấn/năm
HCl 32% : 56.000 tấn/năm
Clo lỏng : 8.400 tấn/năm
Silicat natri: 30.000 tấn/năm
13


Đánh giá và cải tiến hệ thống HSE tại Nhà máy Hóa chất Biên Hòa 

 

3.1.2 Vị trí địa lý
Tọa độ địa lý: 10055’11,3’’ độ vĩ Bắc và 106050’51,4’’ độ kinh Đông
-

Phía Bắc: giáp đất Nhà máy Cao Su Miền Nam

-

Phía Nam: giáp khu đất trống (khu dân cư cũ đã giải tỏa)

-

Phía Tây Bắc: giáp trạm điện 33

-

Phía Đông: Giáp đường nội bộ KCN, đối diện là Nhà máy Đất Đèn

3.1.3 Sơ đồ bố trí mặt bằng
-

Quy mô diện tích: Tổng diện tích mặt bằng: 52.474 m2, Diện tích đã xây dựng
40.000m2

3.1.4 Cơ cấu tổ chức tại Nhà máy
-

Tổng số lao động: 275 người, trong đó có: 138 công nhân làm việc theo 3

ca/ngày. Làm việc trong 6 phòng ban và 5 phân xưởng

Ghi chú: Sơ đồ cơ cấu tổ chức Nhà máy Hóa chất Biên Hòa (VICACO)
3.2 CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT HÓA CHẤT TẠI NHÀ MÁY
Nhà máy có 02 dây chuyền sản xuất chính:
-

Dây chuyền 1: dây chuyền điện phân sản xuất Xút – Clo

-

Dây chuyền 2: dây chuyền sản xuất Silicat Natri (keo thủy tinh lỏng)

3.2.1 Quy trình công nghệ dây chuyền điện phân sản xuất Xút - Clo
Dây chuyền điện phân gồm 6 công đoạn sản xuất chính là: công đoạn xử lý nước muối
sơ cấp, công đoạn xử lý nước muối thứ cấp, công đoạn điện phân, công đoạn xử lý
nước muối nghèo, công đoạn điều dụng xút và công đoạn điều dụng khí Clo và Hydro.
Thuyết minh quy trình công nghệ
a. Công đoạn xử lý nước muối sơ cấp và thứ cấp
-

Nguyên liệu muối từ kho chứa được đưa vào thiết bị hòa tan bằng băng tải. Nước
muối đi từ dưới lên, qua cột muối đạt nồng độ bão hòa 310g/l. Tiếp đó, các Cation
14


Đánh giá và cải tiến hệ thống HSE tại Nhà máy Hóa chất Biên Hòa 
 

Ca2+, Mg2+, SO 24− có ảnh hưởng xấu đến quá trình điện phân, được phản ứng tạo kết

tủa Na2CO3, BaCl2, NaOH theo phản ứng:
SO 24− + BaCl 2 → BaSO 4 + 2Cl −

Ca 2+ + Na 2 CO 3 → CaCO 3 + 2Na +
Mg 2+ + NaOH → Mg(OH) 2 + 2Na +

-

Kết tủa cùng với cặn tạp chất không tan được tách khỏi nước muối nhờ thiết bị lắng
trong. Sau khi lắng trong, nước muối được đưa tới khâu xử lý nước muối thứ cấp.
Tại đây, các cặn không tan còn sót lại sau quá trình lắng trong được tách loại sau
khi đi qua các thiết bị lọc nén, sử dụng chất trợ lọc xenlulo. Sau đó, nước muối
được trung hòa, gia nhiệt và khử các ion hòa tan như Ca2+,Mg2+, Al3+ … Còn lại
trong dung dịch dưới dạng vết (ppm) nhờ cột trao đổi ion. Nước muối sau khi ra
khỏi cột trao đổi ion có độ tinh khiết rất cao sẽ được đưa lên thùng cao vị nước
muối trước khi cấp vào thùng điện giải.

b. Công đoạn điện phân
-

Hệ thống điện phân hoạt động theo công nghệ màng trao đổi ion. Thùng điện phân
hiện hữu đang sử dụng là hai kiểu thùng: thùng lượng cực (bioplar element) 36 Đ
350 từ năm 1996 và kiểu thùng đơn (single element) BM 2.7 từ năm 2005 do hãng
UHDENORA của ITALY chế tạo. Mỗi thùng lưỡng cực gồm 36 ngăn lưỡng cực,
một mặt Anod và một Catod, các ngăn lưỡng cực được lắp nối tiếp nhau giống như
thiết bị lọc ép. Giữa các ngăn, một màng trao đổi ion sẽ phân chia hai gian Anod và
Catod thành hai phần riêng biệt.

-


Thùng đơn được cầu thành 34 ngăn (Cell) riêng biệt, mỗi ngăn có một thành phần
điện phân đầy đủ gồm Anod, Catod, màng trao đổi ion, các không gian Anod cà
Catod. Các ngăn riêng biệt được kết nối, xiết chặt vào nhau bằng các thanh
giằng.(tie-rod).

15


×