Tải bản đầy đủ (.pdf) (114 trang)

KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG ÁP DỤNG TẠI KHU DU LỊCH GHỀNH RÁNG - THÀNH PHỐ QUY NHƠN TỈNH BÌNH ĐỊNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.03 MB, 114 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG ÁP DỤNG TẠI KHU
DU LỊCH GHỀNH RÁNG - THÀNH PHỐ QUY NHƠN
TỈNH BÌNH ĐỊNH

Họ và tên sinh viên: NGUYỄN THÀNH LUÂN
Ngành: QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG VÀ DU LỊCH SINH THÁI
Niên khóa: 2006 - 2010

Tháng 7/2010


KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP PHÁT
TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG ÁP DỤNG TẠI KHU DU LỊCH
GHỀNH RÁNG - THÀNH PHỐ QUY NHƠN - TỈNH BÌNH ĐỊNH

Tác giả

NGUYỄN THÀNH LUÂN

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu
cấp bằng kỹ sư ngành
Quản lý môi trường và du lịch sinh thái

Giáo viên hướng dẫn:


ThS. HOÀNG THỊ MỸ HƯƠNG

Tháng 7 năm 2010


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HCM
KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ
TÀI NGUYÊN

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc Lập - Tự Do - Hạnh Phúc

PHIẾU GIAO NHIỆM VỤ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Khoa

: Môi trường và Tài nguyên

Ngành

: Quản lý môi trường và Du lịch sinh thái

Họ và tên sinh viên : Nguyễn Thành Luân
Niên khóa

MSSV: 06157106

: 2006 - 2010

1. Tên đề tài:

“KHẢO SÁT, ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG CHO KHU DU LỊCH GHỀNH RÁNG
THÀNH PHỐ QUY NHƠN TỈNH BÌNH ĐỊNH.”
2. Nội dung:
- Khảo sát hiện trạng của KDL về các mặt kinh tế, văn hóa - xã hội, môi trường.
- Phiếu điều tra kết hợp phỏng vấn nhằm xác định mức độ hài lòng, thị hiếu của
du khách đối với KDL Ghềnh Ráng trong giai đoạn hiện nay.
- Đánh giá tiềm năng và định hướng phát triển cho KDL dựa vào phân tích các
điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức của KDL.
- Đề xuất các giải pháp phát triển du lịch bền vững cho KDL Ghềnh Ráng.
3. Thời gian thực hiện: bắt đầu tháng 03/2010 kết thúc tháng 06/2010.
4. Họ và tên GVHD: ThS. Hoàng Thị Mỹ Hương
Nội dung và yêu cầu KLTN đã được thông qua Khoa và Bộ môn.
Ngày.…..tháng……năm 2010
Ban chủ nhiệm Khoa

Ngày 14 tháng 03 năm 2010
Giáo viên hướng dẫn

ThS. Hoàng Thị Mỹ Hương


LỜI CẢM ƠN
Qua bốn năm học tập, với tấm lòng chân thành của mình, tôi xin bày tỏ lòng biết
ơn tới Ban Giám Hiệu nhà Trường, các Thầy - Cô khoa Môi trường và Tài nguyên đã
tận tình dạy dỗ và truyền đạt cho tôi những kiến thức quý báu, làm hành trang cho
công tác sau này.
Đặc biệt tôi xin tỏ lòng tri ân đến cô giáo, ThS. Hoàng Thị Mỹ Hương người đã
tận tình hướng dẫn tôi trong suốt thời gian thực hiện và hoàn thành luận văn tốt nghiệp
này.

Tôi xin chân thành cám ơn Ban quản lý và các anh, chị cán bộ công nhân viên
Khu du lịch Ghềnh Ráng đã hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành khóa
luận.
Cuối cùng, xin gửi đến bạn bè và đặc biệt là gia đình tôi tình cảm chân thành nhất
vì đã luôn đồng hành, động viên, giúp đỡ để tôi vượt qua mọi khó khăn.
Xin chân thành cảm ơn!
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 02 tháng 07 năm 2010
Sinh viên thực hiện

Nguyễn Thành Luân

i


TÓM TẮT
Đề tài nghiên cứu: “Khảo sát hiện trạng và đề xuất các giải pháp phát triển du lịch
bền vững áp dụng tại khu du lịch Ghềnh Ráng - thành phố Quy Nhơn - tỉnh Bình
Định” được tiến hành tại KDL Ghềnh Ráng từ tháng 03/2010 đến 07/2010 với các nội
dung:
- Khảo sát hiện trạng của KDL về các mặt kinh tế, văn hóa - xã hội, môi
trường.
- Phát phiếu điều tra kết hợp phỏng vấn nhằm xác định mức độ hài lòng, thị
hiếu của du khách đối với KDL Ghềnh Ráng trong giai đoạn hiện nay.
- Đánh giá tiềm năng và định hướng phát triển cho KDL dựa vào phân tích các
điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội cũng như thách thức của KDL.
- Đề xuất các giải pháp phát triển du lịch bền vững cho KDL Ghềnh Ráng
Kết quả thu được:
Hiện trạng của KDL được đánh giá là khá tốt về cảnh quan du lịch, hình thức
quản lý chặt chẽ, môi trường tự nhiên và xã hội đảm bảo cho phát triển du lịch, có tiềm
năng để phát triển thành KDL tổng hợp. Tuy nhiên KDL vẫn chưa quan tâm đúng mức

về mặt môi trường, cơ sở hạ tầng còn thiếu, chưa khai thác hiệu quả các tài nguyên du
lịch sẵn có cả về tự nhiên và văn hóa để đa dạng hóa sản phẩm du lịch.
Với mục tiêu lồng ghép các nội dụng môi trường, phát triển du lịch theo hướng du
lịch sinh thái vào quy hoạch phát triển của KDL để nâng cao hiệu quả kinh tế trong
khai thác du lịch và bảo vệ môi trường bền vững. Trên cơ sở tiềm năng các nguồn tài
nguyên, các điều kiện thuận lợi khó khăn về tự nhiên, kinh tế, văn hóa - xã hội, quản lý
môi trường, hiện trạng khai thác tài nguyên, quản lý, tổ chức hoạt động du lịch đề tài
đã đưa ra một số mục tiêu hành động để KDL ngày một phát triển, thu hút, thỏa mãn
thị hiếu du khách, đề xuất các giải pháp về quản lý điều hòa môi trường, quản lý tổ
chức hoạt động du lịch phát triển theo hướng thỏa mãn các yếu tố của du lịch bền
vững.

ii


MỤC LỤC
TRANG
LỜI CẢM ƠN..................................................................................................................i
TÓM TẮT...................................................................................................................... ii
MỤC LỤC .................................................................................................................... iii
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT ........................................................................ vii
DANH SÁCH CÁC BẢNG ....................................................................................... viii
DANH SÁCH CÁC HÌNH ............................................................................................ix
Chương 1: MỞ ĐẦU ...................................................................................................... 1
1.1. Đặt vấn đề ................................................................................................................ 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................................ 2
1.3. Đối tượng nghiên cứu .............................................................................................. 2
1.4. Nội dung nghiên cứu ............................................................................................... 3
1.5. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................................. 3
1.6. Ý nghĩa thực tiễn ..................................................................................................... 3

Chương 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU .................................................. 4
2.1. Cơ sở lý luận về du lịch bền vững ........................................................................... 4
2.1.1. Khái niệm chung................................................................................................... 4
2.1.2. Các nguyên tắc cơ bản của phát triển du lịch bền vững ....................................... 5
2.1.3. Tính tất yếu và lợi ích của phát triển du lịch bền vững. ....................................... 7
2.1.3.1. Tính tất yếu của du lịch bền vững ..................................................................... 7
2.1.3.2. Lợi ích của phát triển du lịch bền vững ............................................................. 7
2.2. Khái niệm về du lịch sinh thái ................................................................................. 8
2.2.1. Khái niệm chung................................................................................................... 8
2.2.2. Những nguyên tắc của du lịch sinh thái ............................................................... 9
2.2.2.1. Cơ sở của nguyên tắc du lịch sinh thái .............................................................. 9
2.2.2.2. Nguyên tắc của du lịch sinh thái........................................................................ 9
2.3. Tổng quan về KDL Ghềnh Ráng ...........................................................................10
2.3.1. Giới thiệu chung .................................................................................................10
2.3.2. Đặc điểm về tự nhiên ..........................................................................................11
2.3.2.1. Vị trí địa lý.......................................................................................................11
iii


2.3.2.2. Địa hình, địa mạo ............................................................................................12
2.3.2.3. Khí hậu ............................................................................................................13
2.3.2.4. Đặc điểm thủy văn ...........................................................................................14
2.3.2.5. Động, thực vật .................................................................................................15
2.3.3.Tài nguyên du lịch của KDL Ghềnh Ráng ..........................................................15
2.3.3.1. Tài nguyên du lịch sinh thái tự nhiên ..............................................................15
2.3.3.2. Tài nguyên du lịch văn hóa .............................................................................15
2.3.4. Định hướng phát triển KDL Ghềnh Ráng của tỉnh Đình Định ..........................16
2.3.4.1. Định hướng phát triển du lịch của tỉnh đến năm 2020 ....................................16
2.3.4.2. Mục tiêu, định hướng phát triển khu du lịch Ghềnh Ráng của tỉnh Bình
Định ..............................................................................................................................17

Chương 3: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN ......................................19
3.1. Khảo sát hiện trạng môi trường của khu du lịch ...................................................19
3.2. Khảo sát mức độ hài lòng đối với khách tham quan KDL Ghềnh Ráng ...............22
3.3. Đánh giá tiềm năng và định hướng tại KDL .........................................................23
3.3.1. Đánh giá tiềm năng phát triển, xác định mục tiêu hành động bằng
phương pháp phân tích những thuận lợi, khó khăn, cơ hội, thách thức của KDL .......23
3.3.2. Dự báo tiềm năng, thị trường khách du lịch đến Bình Định và KDL
Ghềnh Ráng trong vòng 5 năm .....................................................................................24
3.4. Đề xuất các giải pháp phát triển du lịch bền vững tại KDL Ghềnh Ráng ............. 24
Chương 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN....................................................................27
4.1. Hiện trạng KDL Ghềnh Ráng ................................................................................27
4.1.1. Hiện trạng cơ sở vật chất của KDL Ghềnh Ráng ...............................................27
4.1.1.1. Hệ thống đường giao thông .............................................................................27
4.1.1.2. Hệ thống điện ..................................................................................................27
4.1.1.3. Hệ thống nước .................................................................................................28
4.1.1.4. Nhà cửa, công trình kiến trúc ..........................................................................28
4.1.2. Hiện trạng loại hình du lịch, cảnh quan và dịch vụ ............................................29
4.1.3. Hiện trạng công tác quản lý môi trường tại KDL .............................................. 30
4.1.3.1. Quản lý năng lượng .........................................................................................30
4.1.3.2. Chất lượng nguồn nước ...................................................................................31
iv


4.1.3.3. Nước thải .........................................................................................................33
4.1.3.4. Rác thải ............................................................................................................35
4.1.3.5. Khí thải ............................................................................................................35
4.1.4. Hiện trạng quản lý và khai thác du lịch .............................................................37
4.1.4.1. Hiện trạng tổ chức quản lý ..............................................................................37
4.1.4.2. Kết quả hoạt động du lịch của KDL Ghềnh Ráng ...........................................38
4.1.4.3. Quan hệ với cộng đồng địa phương ................................................................39

4.2. Khảo sát, đánh giá mức độ hài lòng của khách tham quan tại KDL Ghềnh
Ráng ..............................................................................................................................40
4.3. Dự báo tiềm năng và định hướng phát triển của KDL ..........................................42
4.3.1. Xác định tiềm năng phát triển, xác định mục tiêu hành động ............................42
4.3.1.1. Phân tích SWOT cho KDL Ghềnh Ráng.........................................................42
4.3.1.2. Mục tiêu hành động cụ thể ..............................................................................47
4.3.2. Dự báo tiềm năng thị trường du khách đến Bình Định và khu du lịch
Ghềnh Ráng ..................................................................................................................47
4.3.3. Quy hoạch tổng thể khu du lịch..........................................................................49
4.4. Đề xuất các giải pháp phát triển du lịch bền vững tại KDL Ghềnh Ráng .............51
4.4.1. Lựa chọn tiêu chuẩn để phát triển du lịch bền vững tại KDL Ghềnh Ráng .......51
4.4.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn loại hình du lịch .............................................................51
4.4.1.2. Tiêu chuẩn sinh thái.........................................................................................52
4.4.1.3. Tiêu chuẩn xã hội ............................................................................................53
4.4.1.4. Tính sức chứa của khu du lịch .........................................................................54
4.4.2. Giải pháp quản lý, tổ chức các hoạt động du lịch ..............................................56
4.4.2.1. Về quảng bá, tiếp thị có trách nhiệm ...............................................................56
4.4.2.2. Về đào tạo nguồn nhân lực ..............................................................................56
4.4.2.3. Tận dụng nguồn tài nguyên dạng hóa sản phẩm, dịch vụ du lịch ...................57
4.4.2.4. Giải pháp xây dựng các công trình kỹ thuật ....................................................57
4.4.3. Giải pháp quản lý môi trường, đáp ứng yếu tố sinh thái môi trường của
du lịch bền vững ...........................................................................................................58
4.4.3.1. Khí thải ............................................................................................................58
4.4.3.2. Rác thải ............................................................................................................58
v


4.4.3.3. Bảo vệ nguồn nước ..........................................................................................59
4.4.3.3. Tiếng ồn ...........................................................................................................60
4.4.3.5. Năng lượng ......................................................................................................60

4.4.3.6. Chương trình giám sát môi trường nước biển, chất lượng không khí. ............60
4.4.3.7. Công tác bảo tồn ..............................................................................................61
Chương 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ....................................................................64
5.1. Kết luận..................................................................................................................64
5.2. Kiến nghị ...............................................................................................................64
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................66

vi


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ASEAN

Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (Association of
Southeast Asia Nations)

BTNMT

Bộ Tài Nguyên Môi Trường

BVMT

Bảo vệ môi trường

BQL

Ban quản lý

DLST


Du lich sinh thái

DLBV

Du lịch bền vững

KDL

Khu du lịch

PTBV

Phát triển bền vững

WTO

Tổ chức du lịch Thế giới

vii


DANH SÁCH CÁC BẢNG
BẢNG

TRANG

Bảng 3.1: Bảng kế hoạch thực hiện khảo sát thực địa..................................................20
Bảng 3.2: Bảng kế hoạch phỏng vấn, điều tra phiếu ....................................................21
Bảng 4.1: Kết quả quan trắc chất lượng nước biển ven bờ thành phố Quy Nhơn tháng 3
- 4/2008. ................................................................................................................32

Bảng 4.2: Kết quả phân tích chất lượng nước biển ven bờ KDL, tháng 5/2008 .........33
Bảng 4.3: Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải. .................................................34
Bảng 4.4: Kết quả đo chất lượng môi trường không khí của KDL Ghềnh Ráng tháng
11/2008. .................................................................................................................36
Bảng 4.5: Thống kê số lượng khách đến KDL Ghềnh Ráng từ năm 2006 - 2009 .......39
Bảng 4.6: Tóm tắt phân tích SWOT về các yếu tố ảnh hưởng sự phát triển DLBV cho
KDL Ghềnh Ráng .................................................................................................46
Bảng 4.7: Tình hình khách đến Bình Định từ năm 2006 đến 2010 ..............................48
Bảng 4.8: Kết quả dự báo lượng khách đến Bình Định từ năm 2011 - 2015 ...............48
Bảng 4.9: Dự báo lượng khách đến KDL Ghềnh Ráng: ..............................................49
Bảng 4.10: Bảng thống kê các hạng mục công trình giai đoạn 1 của dự án ................50

viii


DANH SÁCH CÁC HÌNH
HÌNH................................................................................................................. TRANG
Hình 2.1: Mối quan hệ tác động qua lại giữa ba mục tiêu kinh tế, xã hội, môi trường...6
Hình 2.2: Vị trí địa lý KDL Ghềnh Ráng ......................................................................12
Hình 3.1: Thiết kế tiến trình thực hiện nội dung nghiên cứu ........................................26
Hình 4.1: Sơ đồ KDL Ghềnh Ráng ...............................................................................29
Hình 4.2: Quy trình công nghệ xử lý nước thải nhà hàng Hoàng Hậu..........................34
Hình 4.3: Sơ đồ tổ chức quản lý tại KDL ......................................................................37
Hình 4.4: Biểu đồ thống kê số lượt khách đến KDL ghềnh ráng từ năm 2006 - 2009 .39
Hình 4.5: Nguồn nhận biết của khách du lịch đối với KDL..........................................41
Hình 4.6: Nhận xét của du khách về cơ sở hạ tầng tại KDL .........................................41
Hình 4.7: Nhận xét của du khách về các loại hình vui chơi giải trí ở đây ....................41
Hình 4.8: Đánh giá sự quan tâm của du khách đến vấn đề xả thải chất thải rắn tại KDL.
................................................................................................................................42
Hình 4.9: Biểu đồ thống kê số lượng khách đến Bình Định từ năm 2006 - 2010 ......48

Hình 4.10: Sơ đồ cây mục tiêu phát triển DLBV cho KDL Ghềnh Ráng. ....................54
Hình 4.11 : Sơ đồ thu gom – xử lý chất thải rắn cho KDL ...........................................59

ix


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Bảo vệ môi trường hiện nay là một yêu cầu quan trọng và cấp bách của các cấp,
các ngành và của toàn xã hội. Đặc biệt đối với ngành du lịch, việc bảo vệ môi trường
trong kinh doanh du lịch sẽ mang tính quyết định đến sự phát triển bền vững của
ngành bởi du lịch là ngành kinh tế tổng hợp mang đậm nét văn hóa - xã hội và sự tồn
tại của nó gắn liền với môi trường. Tuy nhiên, có một thực tế đáng lo ngại là lâu nay
hầu như chúng ta chỉ quan tâm đến việc đầu tư khai thác du lịch mà quên mất việc
bảo vệ môi trường để hướng đến phát triển du lịch bền vững.
Mặt khác, với xu thế phát triển du lịch sinh thái và sự ổn định của môi trường
sinh thái trong giai đoạn phát triển bền vững hiện nay, loại hình du lịch đơn thuần đã
từng bước được thay thế bằng mô hình du lịch sinh thái và định hướng phát triển du
lịch bền vững. Đây cũng là xu thế tất yếu của sự phát triển xã hội. Xu hướng này đòi
hỏi ngành du lịch nói chung và ở các khu du lịch nói riêng cần phải có sự cải tiến
trong hoạt động, phát triển du lịch phải trên cơ sở phát triển bền vững để đáp ứng nhu
cầu thị hiếu ngày càng cao của du khách, góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế,
bảo vệ các nguồn tài nguyên và môi trường.
Khu du lịch Ghềnh Ráng là một trong những điểm du lịch hấp dẫn nhất tỉnh
Bình Định, đã và đang thu hút rất nhiều khách du lịch trong và ngoài nước. Song việc
phát triển du lịch ở đây thời gian qua còn chưa tương xứng với tiềm năng, quy mô
phát triển, cụ thể: khai thác tài nguyên du lịch chưa hiệu quả, cơ sở hạ tầng vẫn chưa
nâng cấp xứng tầm, sản phẩm du lịch nghèo nàn, chưa quan tâm đúng mức đến vấn
đề môi trường, hiệu quả từ hoạt động du lịch đối với kinh tế, xã hội dịa phương còn

thấp chưa đáp ứng yêu cầu PTBV - xu hướng tất yếu hiện nay.
Để đáp ứng yêu cầu thực tiễn là khắc phục sự yếu kém, tận dụng được hết
những tiềm năng sẵn có vào việc phát triển du lịch ngày càng có hiệu quả và tạo môi
1


trường luôn xanh - sạch - đẹp tại khu du lịch Ghềnh Ráng, tôi đã tiến hành thực hiện
đề tài: “Khảo sát hiện trạng và đề xuất các giải pháp phát triển du lịch bền vững áp
dụng tại khu du lịch Ghềnh Ráng - Thành phố Quy Nhơn - tỉnh Bình Định”
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
™ Mục tiêu tổng quát
Đề xuất các giải pháp cụ thể để phát triển du lịch bền vững cho KDL Ghềnh
Ráng dựa trên cơ sở phân tích hiện trạng KDL với các tiêu chí kinh tế, văn hóa xã
hội, môi trường phù hợp với địa hình, tài nguyên thiên nhiên và văn hóa đặc trưng
của KDL Ghềnh Ráng nhằm tạo nên một KDL phát triển bền vững.
™ Mục tiêu cụ thể
-

Đánh giá được hiện trạng tài nguyên, cơ sở hạ tầng, hoạt động tổ chức kinh doanh
du lịch, hoạt động quản lý môi trường, công tác bảo tồn di tích thắng cảnh, mối
quan hệ với cộng đồng địa phương, xác định các tiềm năng phát triển du lịch bền
vững.

-

Xây dựng phương thức quản lý, đề xuất những mục tiêu và hành động cụ thể giúp
KDL thu hút khách hơn mà sự gây tổn hại về môi trường là ít nhất. Đề xuất các
biện pháp phát triển du lịch phát huy các lợi thế, tận dụng những tiềm năng sẵn có,
khai thác tốt mọi nguồn lực để phát triển có hiệu quả du lịch, thúc đẩy sự phát
triển về kinh tế, văn hóa - xã hội, phát triển du lịch bền vững theo định hướng

DLST, du lịch văn hóa lịch sử, góp phần tích cực trong việc bảo vệ môi trường,
bảo tồn các tài nguyên tự nhiên, văn hóa,...

1.3. Đối tượng nghiên cứu
Là khu du lịch Ghềnh Ráng cụ thể ở các vấn đề sau:
-

Các tiêu chí về tự nhiên, kinh tế, văn hóa - xã hội và môi trường tại KDL Ghềnh
Ráng.

-

Thị hiếu, ý thức bảo vệ môi trường sinh thái của du khách đối với KDL.

-

Cơ sở lý luận về phát triển hoạt động kinh doanh du lịch bền vững cho KDL.

2


1.4. Nội dung nghiên cứu
1.4.1. Khảo sát hiện trạng, xác định tiềm năng phát triển du lịch bền vững KDL
Ghềnh Ráng
-

Khảo sát hiện trạng của KDL về các mặt kinh tế, văn hóa - xã hội, môi trường.

-


Khảo sát mức độ hài lòng, thị hiếu của du khách đối với KDL Ghềnh Ráng trong
giai đoạn hiện nay.

-

Đánh giá tiềm năng và định hướng phát triển của KDL.

1.4.2. Đề xuất các giải pháp phát triển du lịch bền vững cho KDL Ghềnh Ráng
Tập trung vào kiểm soát tốt vấn đề môi trường, công tác bảo tồn các nguồn tài
nguyên tự nhiên, văn hóa; tổ chức khai thác hiệu quả, hợp lý các nguồn tài nguyên,
chú trọng công tác tiếp thị có trách nhiệm và đa dạng hóa sản phẩm và dịch vụ du lịch
đảm bảo thỏa mãn thị hiếu của du khách, tuân thủ các quy định về sức chứa.
1.5. Phạm vi nghiên cứu
-

Giới hạn đề tài: chỉ đề xuất giải pháp phát triển theo hướng du lịch sinh thái cho
KDL Ghềnh Ráng.

-

Không gian: Khu du lịch Ghềnh Ráng, thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định.

-

Thời gian: từ tháng 3 đến tháng 6 năm 2010

1.6. Ý nghĩa thực tiễn
-

Góp phần xây dựng chương trình hành động phát triển du lịch theo hướng bền

vững cho KDL.

-

Góp phần nâng cao ý thức trong bảo vệ môi trường, khai thác hiệu quả, bảo tồn
các nguồn tài nguyên tự nhiên, văn hóa tại KDL.

3


Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG
2.1.1. Khái niệm chung
Hiện nay, đa số ý kiến của các chuyên gia trong lĩnh vực du lịch ở Việt Nam cho
rằng phát triển DLBV được hiểu là: “Hoạt động khai thác môi trường tự nhiên và văn
hóa nhằm thỏa mãn các nhu cầu đa dạng của khách du lịch, có quan tâm đến các lợi
ích kinh tế dài hạn đồng thời tiếp tục duy trì các khoản đóng góp cho công tác bảo vệ
môi trường và góp phần nâng cao mức sống của cộng đồng địa phương”.
Theo định nghĩa của tổ chức du lịch Thế giới - WTO đưa ra tại hội nghị về môi
trường và phát triển của Liên Hợp Quốc tại Rio de Janneiro năm 1992 thì “Du lịch
bền vững là việc phát triển các hoạt động nhằm đáp ứng các nhu cầu hiện tại của
khách du lịch và người dân bản địa trong khi vẫn quan tâm đến việc bảo tồn và tôn
trọng các nguồn tài nguyên cho việc phát triển hoạt động du lịch trong tương lai.
DLBV sẽ có kế hoạch quản lý các nguồn tài nguyên nhằm thỏa mãn các nhu cầu về
kinh tế, xã hội, thẩm mỹ của con người trong khi đó vẫn duy trì sự toàn vẹn về văn
hóa, đa dạng sinh học, sự phát triển của các hệ sinh thái và hệ thống hỗ trợ cho cuộc
sống của con người”.
Như vậy có thể nói phát triển du lịch bền vững là một nhánh của phát triển bền
vững đã được ủy ban Brundlant khẳng định năm 1987. Hoạt động phát triển du lịch là

một thực thể gắn liền với phát triển bền vững.
Ở Việt Nam, khái niệm DLBV còn là một khái niệm mới, tuy nhiên hiện nay đã
xuất hiện một số loại hình du lịch như du lịch sinh thái, du lịch xanh,…đây là những
hình thức du lịch đã bước đầu thể hiện sự có trách nhiệm của con người với môi
trường, nó có tác dụng giáo dục, nâng cao hiểu biết cho cộng đồng. Như vậy phát
triển du lịch bền vững chú trọng giải quyết các vấn đề sau:
4


-

Góp phần cải thiện chất lượng cuộc sống của cộng đồng địa phương.

-

Đưa lại cho du khách những chuyến du lịch có chất lượng và có trách nhiệm.

-

Đảm bảo duy trì chất lượng của môi trường (môi trường tự nhiên, môi
trường nhân văn) vì lợi ích không chỉ của cộng đồng địa phương mà cả du
khách.

-

Bên cạnh đó DLBV còn tập trung vào các khía cạnh khác của cuộc sống như:

-

Tăng cường hiểu biết của mọi thành viên trong xã hội về tác động từ hoạt

động du lịch tới môi trường và tập quán sinh sống của cộng đồng.

-

Bảo đảm phân phối công bằng các lợi ích có được từ hoạt động phát triển du
lịch.

-

Bảo đảm quyền quyết định của mọi thành phần trong xã hội đối với các
nguồn lực mà du lịch và các ngành kinh tế khác cùng sử dụng trong quá
trình phát triển.

-

Xây dựng các quy hoạch phát triển du lịch nhằm bảo đảm việc phát triển các
hoạt động du lịch phù hợp với khả năng chịu đựng của các hệ sinh thái tự
nhiên.

-

Phản ánh tầm quan trọng của các nguồn lực tự nhiên và văn hóa đối với sự
phát triển kinh tế xã hội.

-

Kiểm soát các tác động du lịch, phát triển các phương pháp để giảm thiểu
các tác động tiêu cực đến môi trường tự nhiên và xã hội.

2.1.2. Các nguyên tắc cơ bản của phát triển du lịch bền vững

Phát triển du lịch bền vững luôn hướng đến việc đảm bảo ba mục tiêu cơ bản sau
(Hình 2.1):
-

Đảm bảo sự phát triển bền vững về kinh tế

-

Đảm bảo sự bền vững về tài nguyên và môi trường.

-

Đảm bảo sự bền vững về xã hội

5


Mục tiêu kinh tế:
+ Tăng trưởng
+ Hiệu quả
+ Ổn định

Đánh giá các hoạt động môi trường
Tiền tệ hóa các hoạt động môi trường

Cộng đồng thu nhập
Xóa đói giảm nghèo

Mục tiêu xã hội:
+ Bảo tồn nền văn hóa

và truyền thống dân tộc
+ Xóa đói giảm nghèo
+ Xây dựng thể chế

Công bằng giữa các thế hệ
Sự tham gia của quần chúng

Mục tiêu môi trường:
+ Bảo vệ thiên nhiên
+ Đa dạng sinh học
+ Sử dụng hiệu quả
nguồn tài nguyên

Hình 2.1: Mối quan hệ tác động qua lại giữa ba mục tiêu kinh tế, xã hội, môi trường.
Để đảm bảo thực hiện được các mục tiêu trên thì phát triển DLBV cần tuân thủ
các nguyên tắc sau:
-

Sử dụng tài nguyên một cách bền vững: bao gồm cả tài nguyên thiên nhiên, xã
hội và văn hóa. Việc sử dụng bền vững tài nguyên là nền tản cơ bản nhất của
việc phát triển du lịch lâu dài.

-

Giảm thiểu quá mức việc xả thải, nhằm giảm chi phí khôi phục các suy thoái
môi trường, đồng thời góp phần nâng cao chất lượng du lịch.

-

Duy trì tính đa dạng: duy trì và phát triển tính đa dạng của tự nhiên, xã hội và

văn hóa là rất quan trọng đối với DLBV, tạo ra sức bật cho ngành du lịch.

-

Lồng ghép du lịch vào trong quy hoạch phát triển địa phương và quốc gia.

-

Hỗ trợ kinh tế địa phương: Du lịch phải hỗ trợ các hoạt động kinh tế địa
phương, phải tính toán chi phí môi trường vừa để bảo vệ nền kinh tế bản địa
cũng như tránh gây hại cho môi trường.

-

Thu hút sự tham gia của cộng đồng địa phương, điều này không chỉ đem lại lợi
ích cho cộng đồng, cho môi trường mà còn tăng cường đáp ứng nhu cầu, thị
hiếu của du khách.

-

Sự cố vấn của các nhóm quyền lợi và công chúng. Tư vấn giữa công nghiệp du
lịch và cộng đồng địa phương, các tổ chức và cơ quan chính quyền là đảm bảo
cho sự hợp tác lâu dài cũng như giải quyết các xung đột có thể xảy ra.
6


-

Đào tạo cán bộ kinh doanh du lịch, nhằm thực thi các sáng kiến và giải pháp
DLBV, nhằm cải thiện chất lượng sản phẩm du lịch.


-

Marketing du lịch một cách có trách nhiệm. Phải cung cấp cho du khách những
thông tin đầy đủ và có trách nhiệm nhằm nâng cao sự tôn trọng của du khách
đến môi trường tự nhiên, xã hội và nhân văn của khu du lịch, qua đó góp phần
thỏa mãn nhu cầu của du khách.

-

Triển khai nghiên cứu nhằm hỗ trợ, giải quyết các vấn đề mang lại lợi ích cho
khu du lịch, cho nhà kinh doanh du lịch và cho du khách.
(Nguồn: Nguyễn Đình Hòe, Vũ Văn Hiếu - Du lịch bền vững - NXB. Đại học

quốc gia Hà Nội, 2001)
2.1.3. Tính tất yếu và lợi ích của phát triển du lịch bền vững.
2.1.3.1. Tính tất yếu của du lịch bền vững
Tính tất yếu của việc phải phát triển du lịch bền vững do các nguyên nhân sau:
-

Do đặc tính của ngành du lịch đó là ngành kinh doanh tổng hợp, phức tạp và
cần phải có quy hoạch phát triển đồng bộ.

-

Do các yếu tố tạo thành sản phẩm của ngành du lịch phải kết hợp của cả tài
nguyên có khả năng phục hồi, tài nguyên khó phục hồi và hoàn toàn không
thể phục hồi được đó là các tài nguyên xã hội, tài nguyên nhân văn và tài
nguyên tự nhiên.


-

Do nhu cầu của du khách hay xã hội nói chung về du lịch ngày càng nhiều và
với chất lượng cao hơn và các loại hình du lịch phải phong phú hơn do mức
sống của con người nói chung đang được nâng lên rất nhanh, trình độ văn
hoá xã hội ngày càng được cải thiện.

2.1.3.2. Lợi ích của phát triển du lịch bền vững
-

Lợi ích cho nhà cung cấp: các nhà cung cấp kinh doanh do lợi ích có thể tạo
nhiều loại hình, sản phẩm du lịch, dịch vụ phong phú hơn để cung cấp cho
khách du lịch và có thể thu được lợi nhuận lớn hơn. Do tính chu kỳ sống của
sản phẩm du lịch và điểm du lịch nên khi phát triển du lịch bền vững sẽ kéo
dài tuổi sống của các điểm, các khu du lịch hơn. Nhà cung cấp cũng có thể
phát triển mở rộng quy mô hoạt động, giảm được rủi ro trong kinh doanh.
7


-

Lợi ích cho khách du lịch: khách du lịch có thể được tiếp cận và khám phá,
nghiên cứu về các nền văn hoá, phong tục tập quán lâu đời trường tồn qua
thời gian, được chiêm ngưỡng, khám phá các phong cảnh, cảnh quan tự
nhiên, hoang sơ kết hợp với sự tu bổ, kết hợp với các công trình văn hoá, lịch
sử cổ kính và hiện đại, được sử dụng các sản phẩm và du lịch tốt nhất chi phí
thấp.

-


Lợi ích cho điểm du lịch: ban quản lý của các điểm du lịch có thể cung cấp
sản phẩm dịch vụ cho các đơn vị kinh doanh và khách du lịch, từ đó thu lợi
nhuận và tiếp tục đầu tư để cải tạo và nâng cấp, bảo vệ cho khu du lịch, tạo
điều kiện công ăn việc làm cho người dân địa phương.

2.2. Khái niệm về du lịch sinh thái
2.2.1. Khái niệm chung
DLST là một khái niệm rộng, được hiểu khác nhau từ những góc độ khác nhau.
Đối với một số người, DLST là sự kết hợp ý nghĩa của hai từ ghép là du lịch và sinh
thái. Có quan niệm DLST là loại hình du lịch có lợi cho sinh thái, ít có những tác
động tiêu cực đến sự tồn tại và phát triển của các hệ sinh thái. Có ý kiến cho rằng
DLST đồng nghĩa với du lịch có trách nhiệm, du lịch xanh có lợi cho môi trường hay
có tính bền vững.
Tại các diễn đàn quốc tế chính thức về DLST đều cho rằng DLST là loại hình du
lịch dựa vào thiên nhiên, hỗ trợ cho các hoạt động bảo tồn và được quản lý bền vững
về mặt sinh thái.
Tổ chức du lịch thế giới (WTO): “DLST là việc đi lại có trách nhiệm tới các khu
vực thiên nhiên mà bảo tồn được môi trường và cải thiện phúc lợi cho người dân địa
phương”.
Có thể xem định nghĩa chính xác và hoàn chỉnh nhất là định nghĩa của Honey
(1999):
“Là du lịch tới những khu vực nhạy cảm và nguyên sinh được bảo vệ với mục
đích nhằm gây ra tác hại và quy mô nhỏ nhất. Nó giúp giáo dục du khách, tạo quỹ để
bảo vệ môi trường, nó trực tiếp đem lại nguồn lợi kinh tế và sự tự quản lý cho người
dân địa phương và nó khuyến khích tôn trọng các giá trị văn hóa và quyền con
người”.
8


Trong những năm qua, khái niệm DLST đã dần trở nên phổ biến và ngày càng

được quan tâm hơn tại Việt Nam. Hội thảo về “Xây dựng chiến lược du lịch sinh thái
ở Việt Nam” từ ngày 7/9/1999 đến 9/9/1999 đã đưa ra định nghĩa về DLST là: “Loại
hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hóa bản địa, gắn với giáo dục môi trường, có
đóng góp cho nỗ lực bảo tồn và phát triển bền vững, với sự tham gia tích cực của
cộng đồng địa phương”.
Như vậy, có thể tóm tắt tổng quát nhất về DLST như sau:
-

Loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên, phát huy giá trị tài nguyên.

-

Loại hình du lịch hướng tới giáo dục môi trường.

-

Du lịch trực tiếp mang lại nhiều nguồn lợi ích về kinh tế và cải thiện phúc
lợi cho các cộng đồng.

-

Loại hình du lịch phải coi trọng việc bảo tồn tài nguyên thiên nhiên.
Trong nền công nghiệp du lịch đương đại, cả bốn yếu tố trên gắn bó chặt chẽ

với nhau, để khẳng định DLST là loại hình du lịch bền vững cùng với vai trò phát
triển cộng đồng và bảo tồn tài nguyên thiên nhiên.
2.2.2. Những nguyên tắc của du lịch sinh thái
2.2.2.1. Cơ sở của nguyên tắc du lịch sinh thái
Với mục tiêu đáp ứng nhu cầu của khách hàng, giảm thiểu các tác động lên môi
trường sinh thái và đem lại phúc lợi (kinh tế, sinh thái và xã hội) cho cộng đồng địa

phương, DLST lấy các cơ sở sau để phát triển:
-

Tìm hiểu và bảo vệ các giá trị thiên nhiên, văn hóa.

-

Giáo dục môi trường.

-

Phải có tổ chức về nghiệp vụ du lịch, hạn chế tới mức thấp nhất đối với môi
trường.

-

Phải hỗ trợ cho bảo vệ môi trường.

2.2.2.2. Nguyên tắc của du lich sinh thái
-

Sử dụng và bảo vệ tài nguyên một cách bền vững: bao gồm cả tài nguyên
thiên nhiên, xã hội, văn hóa. Việc sử dụng bền vững tài nguyên là nền tảng cơ
bản nhất của việc phát triển DLST bền vững.

9


-


Chương trình giáo dục và huấn luyện để cải thiện, quản lý di sản và các tài
nguyên thiên nhiên nên được thành lập. Giảm tiêu thụ, giảm chất thải một cách
triệt để nhằm nâng cao chất lượng môi trường.

-

Duy trì tính đa dạng về tự nhiên, văn hóa… (chủng loài thực vật, động vật, bản
sắc văn hóa dân tộc…).

-

Lồng ghép các chiến lược phát triển du lịch của địa phương với quốc gia.

-

Phải hỗ trợ kinh tế địa phương, tránh gây thiệt hại cho các hệ sinh thái ở đây.

-

Phải thu hút sự tham gia của cộng đồng địa phương. Điều này không chỉ đem lại
lợi ích cho cộng đồng, cho môi trường sinh thái mà còn nhằm tăng cường khả
năng đáp ứng các thị hiếu của du khách.

-

Phải biết tư vấn các nhóm quyền lợi và công chúng. Tư vấn giữa công nghiệp du
lịch và cộng đồng địa phương, các tổ chức và cơ quan nhằm đảm bảo cho sự hợp
tác lâu dài cũng như giải quyết các xung đột có thể nảy sinh.

-


Đào tạo các cán bộ, nhân viên phục vụ trong hoạt động kinh doanh du lịch nhằm
nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch.

-

Nghiên cứu hỗ trợ cho du lịch. Phải cung cấp cho du khách những thông tin đầy
đủ và có trách nhiệm nhằm nâng cao sự tôn trọng của du khách đến môi trường
tự nhiên, xã hội và văn hóa khu du lịch, qua đó góp phần thỏa mãn các nhu cầu
của du khách.

2.3. TỔNG QUAN VỀ KHU DU LỊCH GHỀNH RÁNG
2.3.1. Giới thiệu chung
Nằm cách trung tâm thành phố Quy Nhơn 2 km về phía Đông Nam, Khu du lịch
Ghềnh Ráng có cảnh quan thơ mộng, gắn liền giữa núi và biển, khí hậu mát mẻ, rất
thuận lợi cho khai thác du lịch. Ghềnh Ráng đã được Bộ Văn hóa Thông tin xếp hạng
là danh thắng quốc gia năm 1991 và được đánh giá là danh lam thắng cảnh bậc nhất
Bình Ðịnh. Ghềnh Ráng được nhiều người biết đến bởi nơi đây có bãi tắm Hoàng
Hậu và di tích mộ thi sĩ Hàn Mạc Tử.
Là quần thể sơn thạch chạy sát biển, kéo dài đến bãi biển Quy Hòa - nơi đã nổi
tiếng như một khu an dưỡng, chữa bệnh lý tưởng, Quần thể Ghềnh Ráng - Quy Hòa là
một trong những điểm du lịch biển hấp dẫn khách du lịch, gắn nối tuyến đường Quy
Nhơn - Sông Cầu với khí hậu mát mẻ và phong cảnh đẹp.
10


Quần thể đồi Ghềnh Ráng là khu vực có khả năng phát triển thành KDL tổng
hợp vào loại nhất ở thành phố Quy Nhơn nói riêng và Bình Định nói chung. Các loại
hình du lịch có thể phát triển ở đây gồm: du lịch tham quan tìm hiểu di tích thắng
cảnh, thơ ca Hàn Mạc Tử, nghỉ mát, tắm biển, vui chơi giải trí, thể thao, ẩm thực…

Với lợi thế cảnh quan ngoạn mục và điều kiện nghỉ dưỡng lý tưởng, KDL Ghềnh
Ráng đã thu hút hàng trăm nghìn lượt khách ghé thăm hàng năm. KDL đang từng
bước được công ty cổ phần du lịch Sài Gòn - Quy Nhơn đầu tư nâng cấp, cải tạo các
công trình hiện có và xây dựng thêm nhiều cơ sở hạ tầng đáp ứng nhu cầu tham quan,
nghỉ dưỡng của du khách. Dự án phát triển khu thắng cảnh Ghềnh Ráng đang góp
phần đưa Quy Nhơn thành điểm du lịch hấp dẫn, tạo nên một khu vui chơi giải trí cho
nhân dân thành phố Quy Nhơn nói riêng và khách du lịch nói chung.
2.3.2. Đặc điểm về tự nhiên
2.3.2.1. Vị trí địa lý
KDL Ghềnh Ráng được xây dựng tại núi Ghềnh Ráng, phường Ghềnh Ráng,
thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định. Diện tích 168 ha, có vị trí rất thuận lợi để phát
triển du lịch, nằm ngay cửa ngõ Đông Nam thành phố Quy Nhơn, cách trung tâm
thành phố khoảng 2 km, tại chân dốc Quy Hòa, đường Hàn Mạc Tử.
Vị trí trung tâm núi Ghềnh Ráng như sau:
o 13044'00" Vĩ độ Bắc.
o 109012'50" Kinh độ Đông
- Đông giáp: biển Đông.
- Tây giáp: đèo Quy Hòa
- Nam giáp: Bệnh viện phong Quy Hòa.
- Bắc giáp: Khu resort Hoàng Anh - Quy Nhơn.
Khu du lịch được bao bọc bởi biển và hệ thống đường giao thông xung quanh
(Hình 2.2).

11


Hình 2.2: Vị trí địa lý KDL Ghềnh Ráng
2.3.2.2. Địa hình, địa mạo
-


Đặc điểm địa hình: là khu có nhiều sườn dốc 40 - 600, một mặt tiếp giáp với
biển, các mặt còn lại tiếp giáp với đất liền, nhiều vách đá hầu như không có
khoảng bằng phẳng đủ để xây dựng các công trình lớn. Các công trình phục vụ
12


du lịch nằm ở sườn đồi phía Đông hướng ra biển, địa hình dốc 10 - 150, nhiều
đoạn dốc 20 - 300, bề mặt địa hình rất nhiều tảng đá lăn Granite kích thước từ
0,5 - 20 m3, gồm nhiều tầng bằng phẳng thuận lợi cho khách du lịch ngừng
nghỉ ngơi.
-

Đặc điểm địa mạo: do tác dụng của gió, mưa, sóng biển nên địa hình ở đây là
dạng địa hình xói mòn phát triển trên đá magma xâm nhập phức hệ Vân Canh,
ngoài ra dọc theo bờ biển sườn dốc 40 – 600 tạo ra vách đứng lộ đá gốc, hình
thành dạng địa hình sườn đổ lỡ. Chân sườn tích tụ đống đá lỡ kích thước và
hình thù khác nhau.

-

Địa chất công trình chủ yếu là đất sỏi, có tỷ lệ đá xen kẽ lớn, bề mặt thềm đất
mỏng. Theo báo cáo kết quả khảo sát địa chất của Liên đoàn địa chất Trung
Trung Bộ (đoàn thi công công trình địa chất) phục vụ cho thiết kế kỹ thuật các
công trình của KDL, địa chất của khu vực này được mô tả như sau: nền địa
chất chỉ có một loại đá magma xâm nhập phức hệ Vân Canh (γlTlVc), gồm đá
Granite hạt trung nhỏ. Đặc điểm và tính chất cơ lý của các lớp đất đá, thứ tự từ
trên xuống như sau:
o Lớp phủ đất trồng.
o Lớp sét pha lẫn sạn sỏi màu phớt vàng, loang lỗ trắng.
o Lớp đá gốc bán phong hóa đến tươi.

Khu vực ven bờ biển chịu tác động của nhiều yếu tố như mưa bão, sóng biển

nên quan sát trên bề mặt của khu vực có các hiện tượng rửa trôi tạo nên rãnh xói là
chủ yếu, ngoài ra còn có hiện tượng mài mòn, tái tạo bờ do sóng biển. Hiện tượng đá
đổ, đất lở men theo bờ biển do tác động của sóng và gió tạo vách có độ dốc lớn 40 –
600, đặc biệt vào mùa mưa bão, hiện tượng này xảy ra bất cứ lúc nào gây nguy hiểm
cho các công trình ở sát biển.
2.3.2.3. Khí hậu
Thành phố Quy Nhơn nằm trong khu vực vùng duyên hải Nam Trung Bộ với
khí hậu nhiệt đới gió mùa, chi phối bởi gió Đông Bắc trong mùa mưa và gió Tây
trong mùa khô. Đặc trưng khí hậu như sau:
-

Mùa đông ít lạnh, thịnh hành gió Tây Bắc đến Bắc.

-

Mùa hè có nhiệt độ khá đồng đều, có 4 tháng nhiệt độ trung bình vượt quá 280C.
13


×