Tải bản đầy đủ (.pdf) (101 trang)

QUY HOẠCH SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP ĐẾN NĂM 2020 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2025 HUYỆN BÌNH CHÁNH - THÀNH PHÔ HỒ CHÍ MINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (951.44 KB, 101 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH
KHOA QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI & BẤT ĐỘNG SẢN

BÁO CÁO TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
“QUY

HOẠCH SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP ĐẾN NĂM

2020 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2025 HUYỆN
BÌNH CHÁNH - THÀNH PHÔ HỒ CHÍ MINH ”

Sinh viên thực hiện:LÊ QUỐC CƯỜNG
Mã số sinh viên sinh:06124014
Lớp: DH06QL
Ngành: Quản lý đất đai

-Thành phố Hồ Chí Minh, Tháng 08 năm 2010-


TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH

KHOA QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI & BẤT ĐỘNG SẢN
BỘ MÔN QUY HOẠCH


LÊ QUỐC CƯỜNG

TÊN ĐỀ TÀI:
“QUY



HOẠCH SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP ĐẾN NĂM
2020 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2025 HUYỆN BÌNH
CHÁNH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ”

Giáo viên hướng dẫn: Thầy Phan Văn Tự
(Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh)

-Thành phố Hồ Chí Minh, Tháng 08 năm 2010-


GIẤY XÁC NHẬN THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Kính gửi: Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Công nghệ Địa chính
Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh.
Tôi tên: LÊ QUỐC CƯỜNG, hiện đang là sinh viên khóa 32 ngành Quản
Lý Đất Đai, Khoa Quản Lý Đất Đai và Bất Động Sản, Trường Đại Học Nông Lâm
Thành Phố Hồ Chí Minh.
Trong thời gian vừa qua, từ ngày 10 tháng 4 năm 2010 đến ngày 10 tháng 8
năm 2010 được sự phân công của khoa Quản lý Đất Đai và Bất động sản, cùng sự
chấp nhận của quý cơ quan, tôi đã được thực tập tốt nghiệp tại Trung tâm Nghiên
cứu và Ứng dụng Công nghệ Địa chính Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ
Chí Minh với đề tài: “ Quy hoạch sản xuất Nông nghiệp đến năm 2020 và định
hướng đến năm 2025 Huyện Bình Chánh Thành phố Hồ Chí Minh”
Trong quá trình thực tập tại Trung tâm, tôi đã nhận được sự giúp đỡ và chỉ
bảo tân tình của Ban lãnh đạo cùng các anh chị trong cơ quan, giúp tôi hoàn thành
nội dung thực tập tốt nghiệp.
Nay tôi làm đơn này kính xin Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Ứng
dụng Công nghệ Địa chính xác nhận cho tôi đã thực tập tốt nghiệp tại trung tâm
trong thời gian qua.
Rất mong được sự giúp đỡ của quý cơ quan. Tôi xin chân thành biết ơn

TP.HCM, ngày 18 tháng 8 năm 2010
Xác nhận của TT Nghiên cứu & Ứng Dụng CNĐC

Kính đơn

Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM

SV. LÊ QUỐC CƯỜNG


Lời cảm ơn
Con xin khắc ghi công ơn to lớn của cho mẹ, người đã dày công sinh thành, nuôi dưỡng, dạy
dỗ con nên người và có được kết quả như ngày hôm nay.
Ein xin ghi nhớ và tỏ lòng chân thành cảm ơn tới
-

Ban giám hiệu trường Đại học Nông Lâm TPHCM

-

Quý thầy cô khoa Quản lý đất đai và bất động sản

Đã tân tâm truyền đạt những kiến thức và kinh nghiệm quý báu cho chúng em suốt thời
gian học tập làm hành trang cho em bước vào đời.
Đặc biệt với lòng biết ơn sâu sắc em xin gửi đến
-

Thầy Phan Văn Tự

Là người đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và giúp đỡ em trong suốt thời quá trìn

thực hiện luận văn tốt nghiệp.
Em xin chân thành cảm ơn:
Tập thể các anh chị Trung tâm nghiên cứu và Ứng dụng Công nghệ Địa chinhd đã
tận tình giúp đỡ, cung cấp tài liệu và truyền đạt những kinh nghiệm quý báu, tạo mọi điệu
kiện tốt để em hoàn thành luận văn tốt nghiệp này.
Tôi xin cảm ơn các bạn sinh viên lớp Quản lý đất đai khóa 32 đã động viên và giúp
đỡ tôi trong suốt quá trình học tập cũng như khi thực hiện luận văn tốt nghiệp.
Tuy nhiên, do thời gian nghiên cứu ngắn, kiến thức còn hạn chế, khả năng lý luận
chưa cao nên đề tài nghiên cứu chưa thật đầy đủ và sâu sắc. Do đó, bài luận văn không tránh
khỏi nhứng sai sót, kính mong quý thầy cô cùng bạn bè đóng góp những ý kiến quý báu để
luận văn được hoàn thiện hơn.
Chân thành cảm ơn!
Tháng 8/2010
Sinh viên
Lê Quốc Cường


TÓM TẮT
Sinh viên thực hiện LÊ QUỐC CƯỜNG, Khoa Quản Lý Đất Đai và Bất
động sản, Trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh
Đề tài: “ Quy hoạch sản xuất Nông nghiệp đến năm 2020 và định
hướng đến năm 2025 Huyện Bình Chánh Thành Phố Hồ Chí Minh”
Giáo Viên Hướng Dẫn: Thầy PHAN VĂN TỰ, Bộ môn Quy Hoạch, Khoa
Quản Lý Đất Đai và Bất Động Sản, Trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ
Chí Minh.
Huyện Bình Chánh là một Huyện ngoại thành Thành phố Hồ Chí Minh,
một trung tâm kinh tế, thương mại, văn hóa, khoa học công nghệ có vị trí quan
trọng của cả nước. Quá trình đô thị hóa đã tác động mạnh đến tình hình sử dụng
đất và quá trình sản xuất nông nghiệp trên đại bàn Huyện. Quy hoạch sản xuất
nông nghiệp nhằm quản lý, sử dụng có hiệu quả tiểm năng đất Nông nghiệp, từ đó

có kế hoạch hình thành các trung tâm giống chất lượng cao tạo ra sản phẩm dịch
vụ, sản xuất hàng hóa cung câp lương thực, thực phẩm tiêu dùng trong khu vực và
xuất khẩu, phát triển sản xuất nông nghiệp cuae huyện trở thành nền nông nghiệp
đô thị tiên tiến, bền vững và đóng góp có hiệu quả vào tiến trình phát triển bền
vững kinh tế - xã hội của Huyện và khu vực
Trên cơ sở các nguồn tài liệu, số liệu, bản đồ giai đoạn 2005 – 2010 thu
thập được, đề tài nghiên cứu đánh giá có hệ thống, đầy đủ, chỉ tiết về các mục tiêu
thông qua nội dung sau.
-

Đánh giá các yếu tố, nguồn lực, điều kiện tự nhiên kinh tế - xã hội ảnh
hưởng đến sản xuất nông nghiệp, tình hình và thực trạng phát triển nông
nghiệp.

-

Xác định những quan đểm, mục tiêu cụ thể gắn với phát triển sản xuất
nông nghiệp; Định hướng quy hoạch sản xuất nông nghiệp và các
chương trình mục tiêu, cùng những giải pháp thực hiện quy hoạch.

Kết quả đạt được thể hiện bằng báo cáo thuyết minh (luận văn tốt nghiệp),
các sơ đồ, bảng biểu, phụ lục, bản đồ phục vụ cho báo cáo (bản đồ hiện


trạng sử dụng đất nông nghiệp 2010, bản đồ quy hoạch sử dụng đất nông
nghiệp đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025)


DANH SÁCH TỪ VIẾT TẮT
TNMT


Tài nguyên môi trường

TP.HCM

Thành phố Hồ Chí Minh

NS

Năng Suất

SL

Sản lượng

DT

Diện tích

NN

Nông nghiệp

CN

Công nghiệp

VAC

vườn ao chuồng


KH

Khoa học

CN

Công nghệ

SXNN

Sản xuất nông nghiệp

ĐKTN

Điều kiện tự nhiên

KT-XH

Kinh tế - xã hội

CNH

Công nghiệp hóa

HĐH

Hiện đại hóa

BQ


Bình quân

QH

Quy hoạch

ĐVT

Đơn vị tính

HTX

Hợp tác xã

MNVB

Mặt nước ven biển


Tài liệu tham khảo
1/- Bài giảng môn “Phương pháp nghiên cứu khoa học” – thầy Nguyễn Hùng
Thiện – Đại học Nông Lâm – TP.Hồ Chí Minh;
2/- Bài giăng môn “Quy hoạch sử dụng đất” – Phan Văn Tự - Đại học Nông Lâm
Tp. Hồ Chí Minh;
3/- Báo cáo kết quả nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2009 – UBND Huyện
Bình Chánh;
4/- Báo cáo kết quả thực hiện công tác năm 2009 – Phòng Nông nghiệp và Phát
triển Nông thôn Huyện Bình Chánh;
5/- Các bài báo cáo tốt nghiệp khóa trước;

6/- Hiến pháp Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam ma,ư 1992;
7/- Luật đất đai năm 2003 được Quốc hội thông qua ngày 26/11/2003 và các văn
bản dưới luật có liên quan
8/ Niên giám thống kê huyện Bình Chánh 2004 – 2008; Phòng Thống kê huyện
Bình Chánh
9/- Nghị định 181/2004/NĐ – CP ngày 29/10/2004 của Thủ Tướng Chính Phủ về
thi hành luật Đất Đai;
10/- Quyết định số 146/2004/QĐ – TTg ngày 13/8/2004 của Thủ Tướng Chính
phủ phê duyệt phương hướng chủ yếu phát triển kinh tế - xã hội vùng kinh tế trọng
điểm phía Nam đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020;
11/- Quyết định số 281/2007/QĐ-BKH ngày 26/03/2007 của Bộ trưởng Bộ Kế
hoạch và Đầu tư về việc ban hành định mức chi phí cho lập, thẩm định quy hoạch
và điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch ngành và
quy hoạch các sản phẩm chủ yếu;
12/- Quyết đinh số 1718/QĐ-UBND ngày 12/10/2008 của UBND thành phố Hồ
Chí Minh về việc phê duyệt số liệu chi tiết diện tích rừng và đất lâm nghiệp đến
ngày 31/12/2007
13/- Thông tư số: 19/2009/TT-BTNMT ngày 02/11/2009 về việc Quy định chi tiết
việc lập, điều chỉnh và thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất


14/- Thông tư số: 08/2007/TT-BTNMT này 02/08/2007 về việc hướng dẫn thống
kê, kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất
15/- Website: Http: binhchanh.hochiminhcity.gov.vn
16/- Website: Http: qhkt.hochiminhcity.gov.vn
17/- Website: Http: sonongnghiep.hochiminhcity.gov.vn
Và một số tài liệu tham khảo khác.


Ngành Quản lý đất đai


SVTH: Lê Quốc Cường

ĐẶT VẤN ĐỀ
Đất đai là nguồn tài nguyên thiên nhiên vô cùng quí giá , là tư liệu sản xuất đặc
biệt , là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống , là địa bàn phân bố của các
khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế văn hòa xã hội , an ninh quốc phòng . Việc quản
lý và sử dụng các nguồn tài nguyên đất đai quyết định sự tồn tại và phát triển của mỗi
quốc gia . Điều này trở nên quan trọng hơn đối với các nước đang phát triển.
Hiến pháp nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam năm 1992, tại điều 18
chương II đã quy định: “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lý,
Nhà nước thống nhất quản lý đất đai theo quy hoạch và pháp luật, đảm bảo sử dụng đất
đúng mục đích và hiệu quả. Nhà nước giao cho các tổ chức và cá nhân sử dụng ổn định và
lâu dài”.
Bình Chánh là huyện nằm ở phía Tây và Tây Nam của nội thành TP. Hồ Chí Minh,
cách nội thành TP. Hồ Chí Minh 15Km. Là một trong 5 huyện ngoại thành, có tổng diện
tích tự nhiên là 25.255,29 ha, chiếm 12% diện tích toàn thành phố. Dân số năm 2008 là
378.895 người, chiếm 5,4% dân số toàn thành phố, mật độ dân số trung bình là 1.234
người/km2. Với 15 xã và 1 thị trấn; trong đó Lê Minh Xuân là xã có diện tích lớn nhất với
3.508,87ha ( chiếm 13,9% diện tích tự nhiên huyện) và nhỏ nhất là xã An Phú Tây với
586,58ha( chiếm 13,9% diện tích tự nhiên huyện).
Với vị trí là cửa ngõ phía Tây vào nội thành TP. Hồ Chí Minh, nối liền với các trục
đường giao thông quan trọng như Quốc lộ 1A, liên tỉnh lộ 10, đường Nguyễn Văn Linh
nối từ Quốc lộ 1A đến khu công nghiệp Nhà Bè và khu chế xuất Tân Thuận quận 7, vượt
sông Sài Gòn đến quận 2 và đi Đồng Nai, Quốc lộ 50 nối huyện Bình Chánh với các
huyện Cần Giuộc, Cần Đước ( Long An),…tạo cho huyện Bình Chánh trở thành cầu nối
giao lưu kinh tế, giao thương đường bộ giữa vùng đồng bằng Sông Cửu Long với vùng
kinh tế miền Đông Nam Bộ các khu công nghiệp trọng điểm ở phía Nam.
Cùng với tốc độ tăng trưởng kinh tế của huyện, giá trị sản xuất ngành nông nghiệp
tăng bình quân 3,43%/ năm gia đoạn 2001-2005 và 3,4%/năm giai đoạn 2005-2009 (so

với tăng trưởng kinh tế chung của huyện là 24%/năm). Trong những năm qua, mặc dù
-1-


Ngành Quản lý đất đai

SVTH: Lê Quốc Cường

diện tích đất nông nghiệp bị giảm do quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa và xây dựng
các công trình hạ tầng nhưng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp, thủy sản vẫn giữ ở mức
tăng trưởng khá ổn định; năm 2009 giá trị sản xuất ngành nông nghiệp đóng góp 5,33%
trong cơ cấu kinh tế huyện.
Theo quy hoạch sản xuất nông nghiệp thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020 và
tầm nhìn đến năm 2025, được Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh phê duyệt theo
Quyết định số 5930/QĐ-UBND ngày 28/12/2009, huyện Bình Chánh được xác định là
một trong năm huyện ngoại thành của thành phố phải duy trì quỹ đất sản xuất nông
nghiệp và phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung, mang tính cạnh
tranh, hiện đại, bền vững; các loại hình sản xuất tập trung phát triển trên địa bàn huyện là:
giống cây trồng, giống thủy sản nước ngọt, trồng hoa, cây kiểng (Trung tâm hoa kiểng Sài
Gòn), VAC kết hợp với du lịch sinh thái, vui chơi giải trí,…
Quy hoạch sản xuất nông nghiệp nhằm góp phần phát triển sản xuất nông nghiệp
huyện ổn định và phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội lâu dài theo hướng
hiện đại, bền vững, có năng xuất, chiến lược, hiệu quả và khả năng cạnh tranh cao gắn với
đặc thù nông nghiệp của huyện.
Với những yêu cầu thực tế trên, được sự phân công của Khoa Quản lý đất đai &
Bất Động Sản trường Đại Học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh, chúng tôi tiến hành
thực hiện đề tài “ QUY HOẠCH SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP ĐẾN NĂM 2020 VÀ
ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2025 HUYỆN BÌNH CHÁNH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ
MINH” là yêu cầu cấp thiết, nhằm sử dụng hiệu quả tiềm năng đất nông nghiệp, để cung
cấp một phần nhu cầu năng lượng thực phẩm tại chỗ, là trung tâm sản xuất giống chất

lượng cao và sản xuất hàng hóa cho xuất khẩu góp phần thúc đẩy phát triển bền vững kinh
tế - xã hội của huyện – thành phố.
Mục tiêu của đề tài:
(1)Đánh giá một cách toàn diện các yếu tố và nguồn lực về tự nhiên, kinh tế - xã
hội có tác động trực tiếp đến phát triển nông nghiệp và chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông
-2-


Ngành Quản lý đất đai

SVTH: Lê Quốc Cường

nghiệp trên địa bàn huyện. Nhằm rút ra những điểm nổi bật về tiềm năng lợi thế, hạn chế
và thách thức đối với phát triển nông nghiệp huyện trong 10 năm tới.
(2)Xây dựng phương án quy hoạch phát triển nông nghiệp từ nay đến năm 2020
phù hợp với định hướng phát triển kinh tế xã hội của huyện, thành phố.
(3)Xác định diện tích đất sản xuất nông nghiệp ổn định trong giai đoạn quy hoạch
để người dân yên tâm đầu tư sản xuất lâu dài trên diện tích đất nông nghiệp do mình
quảng dụng.
(4)Xác lập hệ thống các giải pháp về kinh tế, kỹ thuật, cơ chế, chính sách và đề
xuất các chương trình, dự án ưu tiên cho từng giai đoạn và cho cả thời kỳ quy hoạch nhằm
thực hiện thắng lợi cho các mục tiêu trong phương án quy hoạch.
Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng lập quy hoạch là các loại câu trồng, vật nuôi, thủy sản, rừng và làng
nghề nông thôn.
Phạm vi nghiên cứu
-

phạm vi không gian lãnh thổ: Quy hoạch sản xuất nong nghiệp huyện Bình Chánh
đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025 được tiến hành xây dựng trên phạm vi

địa giới hành chính của huyện.

-

Phạm vi thời gian: Đánh giá thực trạng phát triển nông nghiệp huyện Bình Chánh
từ năm 2000 đến năm 2009; Quy hoạch sản xuất nông nghiệp huyện Bình Chánh
sẽ luận chứng các mục tiêu cụ thể đến năm 2020, định hướng đến năm 2025 (trong
đó chia ra giai đoạn 2010-2015 và 2016-2020).

-3-


Ngành Quản lý đất đai

SVTH: Lê Quốc Cường

PHẦN I: TỔNG QUAN
I.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUY HOẠCH SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP
I.1.1 cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu:
- Đất đai (land): là phần lãnh thổ nhất định có vị trí, định tính, gắn với hoạt đông
của con người trong quá khứ, hiện tại, tương lai ( nó bao gồm các lớp quyển: khí quyển,
sinh quyển, thổ quyển, thạch quyển và thủy quyển)…
- Quy hoạch: là việc xác định một trật tự nhất định bằng nhưng hoạt động phân bố,
bố trí, sắp xếp có tổ chức.
- Nông nghiệp: theo nghĩa hẹp là sự hợp thành của trồng trọt và chăn nuôi, còn
theo nghĩa rộng gồm cả lâm nghiệp và ngư nghiệp. Tựu chung lại, toàn bộ nền kinh tế có
thể chia làm 3 khu vực (nông nghiệp, công nghiệp và dịch vự).
Từ khi ra đời đến nay, nông nghiệp luôn đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển nền
kinh tế nói chung và bảo đảm sự sinh tồn của loài người nói riêng. Ănghen đã khẳng
định: nông nghiêp là ngành có ý nghĩa quyết định đối với toàn bộ thế giới cổ đại và hiện

nay nông nghiệp lại càng có ý nghĩa như thế.
Định nghĩa đất nông nghiệp: là đất sử dụng vào mục đích sản xuất, nghiên cứu, thí
nghiệm về nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, làm muối và mục đích bảo vệ,
phát triển rừng; bao gồm đất sản xuất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất nuôi trồng thuỷ
sản, đất làm muối và đất nông nghiệp khác.
Đất sản xuất nông nghiệp là đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích sản xuất nông
nghiệp; bao gồm đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm

-4-


Ngành Quản lý đất đai

SVTH: Lê Quốc Cường

Bảng 1 : Phân vị đất nông nghiệp
STT

Tên loại đất

Mã loại đất

1.

Đất Nông nghiệp

NNP

1.1


Đất sản xuất nông nghiệp

SXP

1.1.1

Đất trồng cây hàng năm

CHN

1.1.2

Đất trồng cây lâu năm

CLN

1.2

Đất lâm nghiệp

LNP

1.3

Đất nuôi trồng thủy sản

NTS

1.4


Đất làm muối

LMU

1.5

Đất nông nghiệp khác

NKH

- Vai trò to lớn của nông nghiệp được thể hiện ở các điểm sau:
a) Nông nghiệp cung cấp lương thực, thực phẩm phục vụ nhu cầu cơ bản của con
người
Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất xuất hiện sớm nhất của xã hội loài người. Sản
phẩm quan trọng hàng đầu mà con người làm ra để nuôi sống minh là lương thực. Với sự
phát triển của khoa học – kỹ thuật, nông nghiệp ngày càng được mở rộng, các giống cây
trồng, vật nuôi ngày càng đa dạng, phong phú. Các Mác đã khẳng định, con người trước
hết phải có ăn rồi sau đó mới nói đến các hoạt động khác. Ông đã chỉ rõ: Nông nghiệp là
ngành cung cấp tư liệu sinh hoạt cho con người… và việc sản xuất ra tư liệu sinh hoạt là
điệu kiện đầu tiên cho sự sống của họ và của mọi lĩnh vực sản xuất chung. Điều này
khẳng định vai trò đặc biệt quan trọng của nông nghiệp trong việc nâng cao mức sống dân
-5-


Ngành Quản lý đất đai

SVTH: Lê Quốc Cường

cư, đảm bảo an ninh lương thực quốc gia cũng như sự ổn đinh Chính trị - Xã hội của đất
nước. Từ đó, chúng ta có thể khẳng định ý nghĩa to lớn của vấn đề lương thực trong chiến

lược phát triển nông nghiệp và phân công lại lao động xã hội. Cho đến nay, chưa có
ngành nào dù hiện đại đến đâu, có thể thay thế đươc sản xuất nông nghiệp.
b) Nông nghiệp là một trong những ngành quan trọng cung cấp nguyên liệu để phát
triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và tạo thêm việc làm cho dân cư.
c) Nông nghiệp và nông thôn là thị trường rộng lớn tiêu thụ sản phẩm hàng hóa của
cả nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ.
d) Nông nghiệp là ngành cung cấp khối lượng hàng hóa lớn để xuất khẩu, mang lại
nguồn ngoại tệ cho đất nước.
e) Nông nghiệp là khu vực cung cấp lao động phục vụ công nghiệp và các lĩnh vực
hoạt động khác của xã hội.
f) Nông nghiệp trực tiếp tham gia vào việc giữ gìn cân bằng sinh thái, bảo vệ tài
nguyên thiên nhiên và môi trường
Vi vậy, nông nghiệp có tầm quan trọng hàng đầu đối với sự ổn định kinh tế và
chính trị - xã hội.
- Đặc điểm của sản xuất nông nghiệp
Nông nghiệp là một trong 2 ngành sản xuất vật chất chủ yếu của xã hội. Với những
đặc điểm riêng biệt. Nghiên cứu các đặc điểm của nó có vai trò quan trọng trong việc xác
định phương hướng phát triển, hoạch định chính sách và thực hiện các phương ăn quy
hoạch sản xuất nông nghiệp có hiệu quả:
a) Đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu và đặc biệt
Trong công nghiệp. giao thông, đất đai chỉ là nơi xây dựng nhà xưởng, hệ thống
đường giao thông. Còn trong nông nghiệp, đất đai trực tiếp tham gia vào quá trình sản
xuất như là tư liệu sản xuất chủ yếu, đặc biệt và không thể thay thế. Thường thì, không
thể có sản xuất nông nghiệp nếu không có đất đai. Quy mô sản xuất, trình độ phát triển,
-6-


Ngành Quản lý đất đai

SVTH: Lê Quốc Cường


mức độ tham canh, phương hướng sản xuất và cả việc tổ chức lãnh thổ nông nghiệp lệ
thuộc nhiều vào số lượng và chất lượng của đất đai (thổ nhưỡng). Trong quá trình sử
dụng, đất đai ít bị hao mòn, bị hỏng đi như các tư liệu sản xuất khác. Nếu con người biết
sử dụng hợp lý, biết duy trì và nâng cao độ phì nhiêu trong đất, thì sẽ sử dụng được lâu
dài tốt hơn. Tất nhiên, việc duy trì, nâng cao độ phì trong đất phụ thuộc vào nhiểu yếu tố
như đầu tư vốn, lao động, phương tiện sản xuất hiện đại, áp dụng rộng rãi các biện pháp
kĩ thuật và kinh nghiệm sản xuất tiên tiến.
b) Đối tượng của sản xuất nông nghiệp là các sinh vật, cơ thể sống.
Trong khi đối tượng sản xuất của công nghiệp phần lớn là các vật vô tri, vô giác thì
nông nghiệp có đối tượng sản xuất là các cây trồng, vật nuôi, nghĩa là các cơ thể sống.
Cây trồng, vật nuôi sinh trưởng và phát triển theo các quy luật sinh học và đồng thời cũng
chịu tác động rất nhiều của quy luật tự nhiên ( điều kiện ngoại cảnh như thời tiết, khí hậu,
môi trường). Quá trình sản xuất ra sản phẩm nông nghiệp là quá trình di chuyển hóa về
vật chất và năng lượng thông qua sự tăng trưởng của cây trồng và vật nuôi.
c) Sản xuất nông nghiệp có tính thời vụ
Tính thời vụ là nét đặc thù điển hình nhất của sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là
ngành trồng trọt, bởi vì một mặc thời gian lao động không trùng với thời gian sản xuất
của các loại cây trồng và mặt khác, do sự biến đổi của thời tiết, khí hậu, mỗi loại cây
trồng có sự thích ứng khác nhau.
d) Nông nghiệp phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên
Sản xuất nông nghiệp phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên, nhất là vào đất đai và khí
hậu. Đặc điểm này bắt nguồn từ chỗ đối tượng lao động của nông nghiệp là cây trồng và
vật nuôi. Chúng chỉ có thể tồn tại và phát triển được khi có đủ 5 yếu tố có bản của tự
nhiên là nhiệt độ, nước, ánh sáng, không khí và nhất là chất dinh dưỡng, trong đó yếu tố
này không thể thay thế yếu tố kia. Các yếu tố trên kết hợp và cùng tác động cùng với nhau
trong một thể thống nhất. Chỉ cần thay đổi một yếu tố là có hàng loạt các kết hợp khác
nhau và dĩ nhiên, điều đó sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới nông nghiệp.
-7-



Ngành Quản lý đất đai

SVTH: Lê Quốc Cường

Mỗi yếu tố cà sự kết hợp của các yếu tố thay đổi từ nơi này sang nơi khác. Những
thay thế ấy phụ thuộc vào tính quy luật theo lãnh thổ và theo thời gian ( mùa). Đất, nước,
khí hậu với tư cách như tài nguyên nông nghiệp quyết định khả năng ( tự nhiên) nuôi
trồng các loại cây, con cụ thể trong từng lãnh thổ và khả năng áp dụng các quy trình kỹ
thuật để sản xuất ra nông phẩm.
Do những đặc điểm trên, sản xuất nông nghiệp được tiến hành trên không gian
rộng lớn, liên qua tới khí hậu, thời tiết, đất đai của từng vùng cụ thể. Trong cơ chế thị
trường, việc bố trí sản xuất nông nghiệp sao cho phù hợp với từng vùng sinh thái sẽ tăng
thêm khả năng cạnh tranh của sản phẩm. Để nâng cao hiệu quả kinh tế, cần xem xét, vận
dụng các đặc điểm của sản xuất nông nghiêp một cách linh hoạt.
-

Quy hoạch sản xuất nông nghiệp
Quy hoạch sản xuất nông nghiệp là hệ thống các giải pháp về kinh tế kỹ thuật, cơ
chế chính sách nhằm đánh giá có hệ thống các tiềm năng về nông nghiệp từ đó đưa
ra các phương án về khai thác, tổ chức sử dụng quỹ đất và bố trí sản xuất nông
nghiệp một cách đầy đủ, hợp lý, có hiệu quả cao thông qua việc đề xuất các
chương trình, dự án sản xuất nông nghiệp nhằm phát triển nông nghiệp theo
hướng hiện đại, bền vững, có năng xuất và chất lượng phù hợp với tiến trình phát
triển nông nghiệp chung và bảo về môi trường.

I.1.2 Căn cứ pháp lý của đề tài nghiên cứu
- Luật Xây dựng năm 2003;
- Luật Đất đai năm 2003;
- Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/09/2009 của Chính phủ về việc, phê duyệt

và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;
- Nghị định số 04/2008NĐ-CP ngày 11/01/2008 của Chính phủ về sửa đổi, bổ
sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/09/2009 của Chính phủ về
việc, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;

-8-


Ngành Quản lý đất đai

SVTH: Lê Quốc Cường

- Thông tư 01/2007/TT-BHK ngày 07/02/2007 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc
hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị quyết số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/09/2009
của Chính phủ về việc, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã
hội;
- Nghị quyết số 09/NQ-CP này 15 tháng 6 năm 2000 của Chính phủ về “một số
chính sách chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp”;
- Quyết định số 150/2005/QĐ-TTg ngày/05/2005 về “phê duyệt quy hoạch chuyển
đổi cơ cấu sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản cả nước đến năm 2010 và tầm nhìn
2020”;
- Nghị quyết số 24/2008/NQ-Cp ngày 28/10/2008 của Chính phủ về ban hành
Chương trình hành động của Chính phủ thự hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp
Hạnh Trung ương Đảng khóa X về nông nghiệp , nông dân, nông thôn;
- Chương trình hành Động số 43-CTr/TU ngày 20/10/2008 của Thành ủy thành
phố Hồ Chí Minh thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương
Đảng khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn
- Quyết định số 281/2007/QĐ-BHK ngày 26/3/2007 của Bộ trường Bộ Kế hoạch
và Đầu tư về việc ban hành định mức cho cho phí lập, thẩm định quy hoạch và điều chỉnh
quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch ngành và quy hoạch các sản

phẩm chủ yếu;
- Quyết định số 77/2008/QĐ-UBND ngày 29/10/2009 cảu Ủy ban nhân dân thành
phố Hồ Chí Minh ban hành quy định về định mức chi phí lập, thẩm định quy hoạch tổng
thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển ngành và quy hoạch các sản phẩm chủ
yếu trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh ;
- Quyết định số 77/2008/QĐ-UBND ngày 29/10/2008 của Ủy ban nhân dân thành
phố Hồ Chí Minh ban hành quy định về định mức chi phí lập, thẩm định quy hoạch và
điều chỉnh quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển ngành và quy hoạch
các sản phẩm chủ yếu trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh;
-9-


Ngành Quản lý đất đai

SVTH: Lê Quốc Cường

- Quyết định số 84/2009/QĐ-UBND ngày 29/10/2009 của Ủy ban nhân dân thành
phố Hồ Chí Minh về sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định về định mức chi phí lập,
thẩm định quy hoạch và điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy
hoạch phát triển ngành và quy hoạch các sản phẩm chủ yếu trên địa bàn thành phố Hồ
Chí Minh ban hành kèm theo Quyết định số 77/2008/QĐ-UBND ngày 29/10/2008 của
Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh
- Thông tư 03/2008/TT-BKH ngày 01/07/2008 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng
dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 của Chính
phủ về việc lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội và
Quyết định số 281/2007/QĐ-BHK ngày 26/3/2007 của Bộ trường Bộ Kế hoạch và Đầu tư
về việc ban hành định mức cho cho phí lập, thẩm định quy hoạch và điều chỉnh quy
hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch ngành và quy hoạch các sản phẩm
chủ yếu;
- Quyết định số 123/1998/QĐ-TTg ngày 10/07/1998 của Thủ tướng Chính phủ

phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung thành phố đến năm 2020;
- Quyết định số 1570/QĐ-TTg ngày 27/11/2006 của Thủ Tướng Chính Phủ về phê
duyệt nhiệm vụ quy hoạch chung xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2025;
- Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 18/11/2002 của Bộ Chính trị về phương hướng
nhiệm vụ phát triển thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2010;
- Nghi quyết số 146/2004/QĐ-TTg ngày 13/08/2004 của Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt phương hướng chủ yếu phát triển kinh tế - xã hội vùng kinh tế trọng điểm phia
Nam đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020;
- Nghị quyết số 10/2007/NQ-CP ngày 13/02/2007 của Chính phủ phê duyệt Quy
hoạch sử dụng đất đến năm 2010, kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2006-2010) và định
hướng đến năm 2020 của thành phố Hồ Chí Minh;

- 10 -


Ngành Quản lý đất đai

SVTH: Lê Quốc Cường

- Quyết định số 5390/QĐ ngày 28/12/2009 của UBND thành phố Hồ Chí Minh
phê duyệt “ Quy hoạch sản xuất nông nghiệp phát triển nông thôn thành phố Hồ Chí
Minh đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2025”;
- Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010, kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2006-2010)
và định hướng đến năm 2020 huyện Bình Chánh;
- Quy hoạch phát triển các ngành khác có liên qua của thành phố, như: Xây dựng,
Công nghiệp, Giao thông, Thương mại, Du lịch, Giáo dục – Đào tạo, Văn hóa, thể
thao…đến năm 2010 và 2020;
- Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ thành phố Hồ Chí Minh lần thứ XI và các văn
bản pháp quy của UBND thành phố. Các tài liệu, số liệu của ngành thống kê và các ban –
ngành liên quan trên địa bàn thành phố.

I.1.3 Cơ sở thực tiễn:
Nhằm thực hiện nhiệm vụ, mục tiêu phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn
từ nay đến năm 2020 theo Quyết định số 10/2009/QĐ-UBND ngày 22/01/2009 của
UBND thành phố về việc xét duyệt điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 của
thành phố, thực hiện chương trình hành động số 43-CTr/TU ngày 20 tháng 10 năm 2008
của Thành ủy về nông nghiệp, nông dân, nông thôn theo Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày
05/08/2008 của Ban Chấp Hành Trung ương Đảng khóa X thì việc lập quy hoạch sản
xuất nông nghiệp của thành phố đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 là yêu cầu
cần thiết để:
- Xác định vùng sản xuất nông nghiệp ổn định, các vùng sản xuất hàng hóa tập
trung, các sản phẩm chính chất lượng cao, an toàn thực phẩm phục vụ nhu cầu của nhân
dân thành phố Hồ Chí Minh và các khu vực lân cận.
- Quy hoạch để làm căn cứ xây dựng cơ sở hiện đại hóa sản xuất nông nghiệp theo
hướng công nghệ cao.
- Xác định các giải pháp, cơ chế chính sách phát triển, các chương trình mục tiêu
và các dự án ưu tiên cần tập trung triển khai thực hiện.
- 11 -


Ngành Quản lý đất đai

SVTH: Lê Quốc Cường

Ngoài ra, còn nhằm xây dựng nền nông nghiệp đô thị năng xuất cao. Tiếp tục thực
hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, cơ cấu cây trồng, vật nuôi, thủy sản; phát
triển mạnh các loại cây con và nông sản chủ lực theo hướng nông nghiệp công nghệ cao,
sản xuất tập trung. Hỗ trợ việc nuôi trồng các loại sản phẩm có hiệu quả kinh tế cao, xuất
khẩu được lâu dài như rau sạch, cây kiểng, hoa, cá kiểng…
Sản xuất giống cây, giống con chất lượng cao, thực hiện có kết quả các pháp lệnh
về công tác giống cây trồng, vật nuôi.

Phát triển theo chiều sâu các mô hình sản xuất kết hợp với kinh doanh, dịch vụ,
phục vụ nhu cầu nghỉ ngơi, giải trí của nội thành và du khách; Các mô hình tổ chức sản
xuất có hiệu quả như kinh tế trang trại, kinh tế hộ gia đình, kinh tế hợp tác…
Tăng năng xuất lao động và thu nhập lao động nông nghiệp và nông thôn ngoại
thành; nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp bình quân trên mỗi đơn vị diện tích.
I.2 KHÁI QUÁT ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU:
Dưới thời nhà Nguyễn, Bình Chánh thuộc huyện Tân Long, phủ Tân Bình, tỉnh
Gia Định. Sau khi Pháp xâm lược và cai trị, đã thay đổi cách thức cai trị và phân ranh
hành chánh, theo đó thì Bình Chánh lại thuộc quận Trung Quận (về phía chính quyền
cách mạng thì gọi là huyện Trung Huyện) tỉnh Chợ Lớn. Đến năm 1957 huyện Bình
Chánh được thành lập trên cơ sở tách ra từ huyện Trung Huyện; và đến năm 1960 do yêu
cầu của cuộc kháng chiến Bình Chánh lại tách ra Nam, Bắc Bình Chánh; Nam gọi là
Bình Chánh- Nhà Bè, Bắc nhập với Tân Bình gọi là Bình Tân. Đến năm 1972, tên gọi
huyện Bình Chánh được phục hồi trên cơ sở hợp nhất Nam, Bắc Bình Chánh. Đến tháng
12 năm 2003, do sự tăng dân số cơ học và để tạo điều kiện thuận lợi để phát triển, Huyện
Bình Chánh tách ra thành lập thêm Quận Bình Tân.
Bình Chánh là huyện nằm ở phía Tây - Tây Nam của nội Thành phố Hồ Chí Minh.
Toạ độ địa lý của huyện là 1060 27’51 - 1060 42’ kinh Đông và 1020 27’38’’- 100 52’30’’
vĩ Bắc. Bình Chánh là một trong 5 huyện ngoại thành của thành phố Hồ Chí Minh, nằm
phía Tây Nam thành phố. Phía Bắc giáp huyện Hóc Môn. Phía Nam giáp huyện Bến Lức
- 12 -


Ngành Quản lý đất đai

SVTH: Lê Quốc Cường

và huyện Cần Giuộc của tỉnh Long An. Phía Tây giáp huyện Đức Hòa, tỉnh Long An.
Phía Đông giáp quận Bình Tân, quận 7, quận 8 và huyện Nhà Bè.
Về hành chánh, hiện nay huyện bao gồm thị trấn Tân Túc và 15 xã là: Vĩnh Lộc A,

Vĩnh Lộc B, Phạm Văn Hai, Bình Lợi, Lê Minh Xuân, Tân Nhựt, Tân Kiên, Bình Chánh,
An Phú Tây, Tân Quý Tây, Long Hưng, Quy Đức, Đa Phước, Phong Phú, Bình Hưng.
Với vị trí là cửa ngõ phía Tây vào nội thành TP. Hồ Chí Minh, nối liền với các
trục đường giao thông quan trọng như Quốc lộ 1A, liên tỉnh lộ 10, đường Nguyễn Văn
Linh nối từ Quốc lộ 1A đến khu công nghiệp Nhà Bè và khu chế xuất Tân Thuận quận 7,
vượt sông Sài Gòn đến quận 2 và đi Đồng Nai, Quốc lộ 50 nối huyện Bình Chánh với các
huyện Cần Giuộc, Cần Đước ( Long An),…tạo cho huyện Bình Chánh trở thành cầu nối
giao lưu kinh tế, giao thương đường bộ giữa vùng đồng bằng Sông Cửu Long với vùng
kinh tế miền Đông Nam Bộ các khu công nghiệp trọng điểm ở phía Nam.
I.3 NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
I.3.1 Nội dung nghiên cứu:
- Đánh giá các yếu tố và nguồn lực tác động đến phát triển nông nghiệp
- Đánh giá tình hình sản xuất nông nghiệp, hiện trạng và biến động sử dụng đất
nông nghiệp trên địa bàn huyện
- Đánh giá tiềm năng đất nông nghiệp
- Quy hoạch sản xuất nông nghiệp huyện Bình Chánh đến năm 2020
- Hệ thống các giải pháp để thực hiện quy hoạch
I.3.2 Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp điều tra nhanh: là phương pháp thu thập, phân tích và đánh giá
các nguồn thông tin có liên quan đến vấn đề nghiên cứu được cung cấp bởi những người
được phỏng vấn thông qua phiếu điều tra, hội họp, thảo luận.

- 13 -


Ngành Quản lý đất đai

SVTH: Lê Quốc Cường

- Phương pháp kế thừa: kế thừa có chọn lọc các tài liệu, số liệu có liên quan trên

địa bàn ( số liệu dân số, diện tích và tỷ lệ đất đai, năng suất, sản lượng của các loại cây
trồng, vật nuôi…)
- Phương pháp thống kê: phương pháp này sử dụng thống kê tuyệt đối và tương
đối để phân tích và đánh giá tình hình sử dụng và biến động đất đai; phân tích và đánh giá
tình hình phát triển nông nghiệp trên địa bàn thành phố…
- Phương pháp bản đồ: phương pháp nghiên cứu chủ yếu trong công tác quy
hoạch nhằm phản ánh trực quan kết quả Quy hoạch thông qua không gian đồ họa được
thể hiện qua hệ thống bản đồ ( bao gồm: Bản đồ Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp, Bản
đồ quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp đến năm 2010, bản đồ quy hoạch sử dụng đất đến
năm 2020, Bản đồ quy hoạc sử dụng đất nông nghiệp đến năm 2025…).
- Phương pháp GIS: ứng dụng công nghệ tin học xây dựng các bản đồ chuyên đề (
bản đồ đất, bản đồ vị trí địa lý…), bản đồ đơn tính, tiến hành chồng xếp trên cơ sở mối
quan hệ giữa các bản đồ để đưa ra bản đồ thành quả chung ( bản đồ hiện trạng sử dụng đất
đến năm 2008, bản đồ Quy hoạch sản xuất Nông nghiệp thành phố Hồ Chí Minh đến năm
2020 và định hướng đến năm 2025…).
- Phương pháp dự báo: dùng để dự báo tiềm năng trong tương lai về mặt số lượng
như: dự báo dân số, dự báo nhu cầu sử dụng đất với từng loại đất. dự báo các yếu tố tác
động đến sản xuất nông nghiệp thành phố, dự báo các mục tiêu và các chương trình dự án
sản xuất nông nghiệp sẽ thực hiện…
- Phương pháp chuyên gia: được thể hiện từ các tổ chức, báo cáo chuyên đề đóng
góp ý kiến, tham khảo học hỏi… đều thông qua các chuyên gia có kinh nghiệm ( các
chuyên gia trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thoonm các cán bộ quy hoạch
có kinh nghiệm…)
- Phương pháp định mức: sử dụng các tiêu chuẩn định mức để tổng hợp và xử lý
thống kê kết hợp với các dự báo đưa ra các loại đất chiếm dụng trong giai đoạn thực hiện.

- 14 -


Ngành Quản lý đất đai


SVTH: Lê Quốc Cường

- Phương pháp tổng hợp: sử dụng phần mềm Excel để xử lý và dự báo các số liệu
điều tra ( bảng giá trị ngành sản xuất nông nghiệp; bảng hiện trạng sử dụng đất, biến động
đất; năng xuất sản lượng một số loại cây trồng chính
- Phương pháp đa phương án: là phương pháp đưa ra nhiều phương án thích hợp,
sau đó lựa chọn phương pháp tối ưu nhất được sử dụng trong lực chọn các phương án quy
hoạch sản xuất nông nghiệp.

- 15 -


Ngành Quản lý đất đai

SVTH: Lê Quốc Cường

PHẦN II: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
II.1 KHÁI QUÁT VỀ CÁC ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI CÓ LIÊN
QUAN ĐẾN SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP.
II.1.1 Điều kiện tự nhiên
1/-Vị trí địa lý
Bình Chánh là huyện nằm ở phía Tây - Tây Nam của nội thành Thành phố Hồ Chí
Minh, cách trung tâm thành phố 14km về phía Tây. Toạ độ địa lý của huyện là 1060 27’51
- 1060 42’ kinh Đông và 1020 27’38’’- 100 52’30’’ vĩ Bắc.
Là một trong 5 huyện ngoại thành, có tổng diện tích tự nhiên là 25.255,29 ha,
chiếm 12% diện tích toàn Thành Phố. Dân số năm 2008 là 378.895 người, chiếm 5,4%
dân số toàn thành phố, mật độ dân số trung bình là 1.234 người/km2. Với 15 xã và 01 thị
trấn, xã có diện tích lớn nhất là xã Lê Minh Xuân 3.508,87 ha, xã nhỏ nhất là An Phú Tây
với 586,58 ha.

* Địa giới hành chính của huyện như sau:
- Phía Bắc giáp huyện Hóc Môn.
- Phía Đông giáp quận Bình Tân, Quận 8, Quận 7 và huyện Nhà Bè.
- Phía Nam giáp huyện Bến Lức và huyện Cần Giuộc tỉnh Long An.
- Phía Tây giáp huyện Đức Hoà tỉnh Long An.
Với vị trí là cửa ngõ phía Tây vào nội thành TP. Hồ Chí Minh, nối liền với các trục
đường giao thông quan trọng như Quốc lộ 1A, đây là huyết mạch giao thông chính từ các
tỉnh đồng bằng Sông Cửu Long đến các tỉnh vùng trọng điểm kinh tế phía Nam và các
tỉnh miền Đông Nam Bộ. Với các tuyến đường liên tỉnh lộ 10 nối liền với khu công
nghiệp Đức Hoà (Long An); đường Nguyễn Văn Linh nối từ Quốc lộ 1A đến khu công
nghiệp Nhà Bè và khu chế xuất Tân Thuận quận 7, vượt sông Sài Gòn đến quận 2 và đi
Đồng Nai, Quốc lộ 50 nối huyện Bình Chánh với các huyện Cần Giuộc, Cần Đước (Long
An). Bình Chánh trở thành cầu nối giao lưu kinh tế, giao thương đường bộ giữa vùng
- 16 -


×