Tải bản đầy đủ (.pdf) (95 trang)

MỘT SỐ GIẢI PHÁP MARKETING – MIX NHẰM QUẢNG BÁ HÌNH ẢNH VÀ THU HÚT DU KHÁCH TẠI KHU DU LỊCH LÀNG NGHỀ MỘT THOÁNG VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.33 MB, 95 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH
KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
MỘT SỐ GIẢI PHÁP MARKETING – MIX NHẰM QUẢNG BÁ
HÌNH ẢNH VÀ THU HÚT DU KHÁCH TẠI KHU DU LỊCH
LÀNG NGHỀ MỘT THOÁNG VIỆT NAM

Họ và tên sinh viên: TRẦN NAM KHÁNH
Ngành: QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
Chuyên ngành: DU LỊCH SINH THÁI
Niên khóa: 2006 – 2010

Tháng 7 năm 2010


MỘT SỐ GIẢI PHÁP MARKETING – MIX NHẰM QUẢNG BÁ
HÌNH ẢNH VÀ THU HÚT DU KHÁCH TẠI KHU DU LỊCH
LÀNG NGHỀ MỘT THOÁNG VIỆT NAM

Tác giả:

TRẦN NAM KHÁNH

Khoá luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng kỹ sư
Ngành: Quản lý môi trường
Chuyên ngành: Quản lý môi trường và Du lịch sinh thái

Giáo viên hướng dẫn:


Th.S TRẦN ĐÌNH LÝ

Tháng 7 năm 2010

i


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Th.s Trần Đình Lý, người đã tận tình hướng
dẫn, đóng góp ý kiến để tôi có thể hoàn thành khóa luận này.
Xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban quản lý khu du lịch Làng nghề Một
Thoáng Việt Nam đã nhiệt tình giúp đỡ và tạo điều kiện để tôi thực hiện khóa luận.
Xin cảm ơn các thầy cô trong khoa Môi Trường và Tài nguyên trường Đại học
Nông Lâm TP. HCM đã truyền đạt kiến thức quý báu cho tôi trong suốt thời gian qua.
Lời cảm ơn đặc biệt đến gia đình và bạn bè đã luôn luôn ở bên cạnh, ủng hộ và
động viên tôi trong những lúc khó khăn nhất.

ii


TÓM TẮT
Đề tài “Một số giải pháp Marketing – Mix nhằm quảng bá hình ảnh và thu hút
du khách tại khu du lịch Làng nghề Một Thoáng Việt Nam” được thực hiện tại KDL
Làng Nghề Một Thoáng Việt Nam, huyện Củ Chi – TP. HCM từ tháng 3/2010 đến
tháng 6/2010 với các nội dung :
- Khảo sát sản phẩm và các loại hình dịch vụ du lịch.
- Khảo sát đối tượng khách du lịch và nhu cầu của du khách.
- Nghiên cứu và đánh giá chiến lược marketing hiện tại.
- Đề xuất các giải pháp Marketing – Mix.
Kết quả đạt được:

- Đã tìm hiểu, phân tích và đánh giá chất lượng tất cả các sản phẩm và dịch vụ
để phục vụ cho hoạt động du lịch.
- Đã nghiên cứu sơ bộ đặc điểm của khách hàng và nhu cầu của khách du lịch
trong thời điểm hiện tại, tiếp nhận những góp ý và kiến nghị của họ về hoạt động tại
KDL.
- Đã tìm hiểu được các chính sách marketing hiện tại mà KDL đã và đang áp
dụng, đồng thời phân tích được hiệu quả của các hoạt động đó.
- Đã đề xuất được một số giải pháp Marketing – Mix để góp phần quảng bá
hình ảnh và thu hút du khách tại KDL Làng nghề Một Thoáng Việt Nam.

iii


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................... ii
TÓM TẮT .................................................................................................................... iii
MỤC LỤC .................................................................................................................... iv
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT ....................................................................... vi
DANH SÁCH CÁC BẢNG ........................................................................................ vii
DANH SÁCH CÁC HÌNH ........................................................................................ viii
Chương 1: MỞ ĐẦU ....................................................................................................9
1.1 Đặt vấn đề ..............................................................................................................9
1.2 Mục tiêu đề tài .....................................................................................................10
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .......................................................................11
1.4 Nội dung nghiên cứu............................................................................................11
Chương 2: TỔNG QUAN ..........................................................................................12
2.1 Tổng quan tài liệu ................................................................................................12
2.1.1 Sản phẩm du lịch ..........................................................................................12
2.1.2 Marketing và Marketing - Mix trong du lịch ...............................................13
2.2 Tổng quan về KDL Làng nghề Một Thoáng Việt Nam..................................17

2.2.1 Thông tin chung ...........................................................................................17
2.2.2 Mục đích và ý nghĩa .....................................................................................18
2.2.3 Quy mô và diện tích xây dựng công trình, các hạng mục công trình ..........19
2.2.4 Tiến độ thực hiện..........................................................................................20
2.2.5 Tổ chức quản lý và nhân sự .........................................................................21
Chương 3: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...............................27
3.1 Nội dung nghiên cứu............................................................................................27
3.2 Phương pháp nghiên cứu .....................................................................................27
3.2.1 Khảo sát hoạt động tại KDL.........................................................................27
3.2.2 Điều tra thị hiếu của du khách......................................................................28
3.2.3 Ma trận SWOT .............................................................................................29
Chương 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN..................................................................32
4.1 Đặc điểm về sản phẩm và khách hàng của KDL .................................................32
iv


4.1.1 Đặc điểm về sản phẩm du lịch .....................................................................32
4.1.2 Đặc điểm về khách hàng của KDL ..............................................................32
4.2 Thực trạng vận dụng chính sách marketing tại KDL ..........................................35
4.2.1 Nghiên cứu thị trường mục tiêu ...................................................................35
4.2.2 Xác định thị trường mục tiêu .......................................................................38
4.2.3 Các chính sách Marketing - Mix của làng nghề trong thời gian qua ...........39
4.3 Đánh giá chung của khách về KDL .....................................................................50
4.3.1. Sản phẩm, dịch vụ được khách yêu thích nhất............................................50
4.3.2 Những vấn đề cần phải làm tốt hơn tại KDL ...............................................50
4.3.3 Tỉ lệ du khách muốn quay trở lại .................................................................51
4.3.4 Tỉ lệ du du khách sẽ giới thiệu cho người thân biết về KDL .......................52
4.4 Giải pháp Marketing - Mix để quảng bá hình ảnh và thu hút du khách tại KDL
Làng nghề Một Thoáng Việt Nam .............................................................................52
4.4.1 Đánh giá chung về hoạt động marketing .....................................................52

4.4.2 Phân tích SWOT cho KDL Làng Nghề Một Thoáng Việt Nam ..................53
4.4.3 Các giải pháp Marketing – Mix ...................................................................60
Chương 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .....................................................................66
5.1 Kết luận ................................................................................................................66
5.2 Kiến nghị..............................................................................................................67
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................68
PHỤ LỤC .....................................................................................................................69

v


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
- KDL: Khu du lịch
- TTCI: Chỉ số năng lực cạnh tranh ngành lữ hành và du lịch
- TP. HCM: Thành phố Hồ Chí Minh
- Marketing – Mix: Marketing hỗn hợp
- PR: quan hệ công chúng (Public Relation)
- SWOT: Điểm mạnh - Điểm yếu - Cơ hội - Thách thức (Strengths – Weaknesses Opportunities - Threats)
- 3C + 4P: Khách hàng, chính bản thân công ty, đối thủ cạnh tranh, sản phẩm, giá cả,
phân phối, chiêu thị (Customers, Company itself, Competitors, Product, Price, Place,
Promotion)
- 8P: Nghiên cứu thị trường, phân khúc thị trường, định vị mục tiêu ưu tiên, định vị
mục tiêu cạnh tranh, sản phẩm, giá cả, phân phối, chiêu thị (Probing, Partitioning,
Prioritizing, Positioning the copetitive options, Product, Price, Place, Promotion)
- MICE: hội họp, khen thưởng, hội nghị hội thảo, triển lãm (Meeting Incentive
Conference Event)
- CSHT – VCKT: cơ sở hạ tầng – vật chất kỹ thuật
- CNVC: công nhân viên chức
- UNESCO: tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá của Liên Hợp Quốc (United
Nations Educational Scientific and Cultural Organization)

- WTO: Tổ chức du lịch thế giới (World Tourism Organization)
- WEF: diễn đàn kinh tế thế giới (World Economic Forum)
- ASEAN: Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (Association of Southeast Asia
Nations)

vi


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Thông tin về Làng nghề Một Thoáng Việt Nam .................................................. 17
Bảng 2.2: Cơ cấu sử dụng đất ............................................................................................... 19
Bảng 2.3: Đánh giá sự hài lòng về chất lượng đội ngũ nhân viên dịch vụ ........................... 24
Bảng 4.1: Số lượng lượt khách đến TP. HCM qua các năm ................................................. 36
Bảng 4.2: Lượng khách quốc tế và doanh thu từ du lịch của Việt Nam và Thái Lan năm
2006. ...................................................................................................................................... 36
Bảng 4.3: phân loại sản phẩm và dự tính thị trường tiêu thụ ................................................ 38
Bảng 4.4: Đánh giá của khách du lịch về các loại hình sản phẩm và dịch vụ du lịch .......... 41
Bảng 4.5: Tóm tắt Phân tích SWOT cho KDL ..................................................................... 57

vii


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 2.1: Các thành phần trong Marketing - Mix ............................................................. 15
Hình 2.2: Doanh số và lợi nhuận theo chu kỳ sống của một sản phẩm. ............................ 15
Hình 2.3: Cơ cấu các hoạt động tại Làng nghề.................................................................. 21
Hình 2.4: Sơ đồ bộ máy tổ chức nhân sự tại Làng nghề.................................................... 22
Hình 2.5: Cơ cấu bộ phận văn hoá dịch vụ du lịch............................................................ 23
Hình 4.1: Biểu đồ đánh giá sự phù hợp của mức giá vé vào cổng .................................... 43
Hình 4.2: Biểu đồ đánh giá mức hài lòng về giá nhà hàng ................................................ 45

Hình 4.3: Biểu đồ đánh giá sự hài lòng về giá của dịch vụ học nghề................................ 46
Hình 4.4: Biểu đồ thể hiện kênh thông tin du khách tiếp cận để đến với KDL................. 49
Hình 4.5: Biểu đồ đánh giá sản phẩm, dịch vụ khách yêu thích nhất................................ 50
Hình 4.6: Biểu đồ đề xuất những vấn đề cần phải làm tốt hơn tại KDL ........................... 50
Hình 4.7: Tỉ lệ khách muốn quay trở lại KDL .................................................................. 51
Hình 4.8: Tỉ lệ khách sẽ giới thiệu cho người thân của mình đến KDL ............................ 52

viii


Chương 1:
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
TP. HCM, Bình Dương, Đồng Nai hay một số vùng lân cận là khu vực có nền
kinh tế phát triển năng động bậc nhất tại Việt Nam. Hoạt động sản xuất công nghiệp
cũng rất phát triển kéo theo đó là hàng loạt các vấn đề nảy sinh như ô nhiễm môi
trường, áp lực công việc. . . dẫn đến nhu cầu nghỉ ngơi giải trí là tất yếu.
Hiện tại Củ Chi là huyện phát triển cả về nông nghiệp, công nghiệp và du lịch
như khu công nghiệp Tây Bắc Củ Chi thu hút được nhiều doanh nghiệp đầu tư trong
và ngoài nước, huyện có đường Xuyên Á nối với Campuchia qua cửa khẩu kinh tế
Mộc Bài của Tây Ninh nên giao thương phát triển. Huyện có khu Địa Đạo Củ Chi
được xếp hạng là di tích lịch sử quốc gia và khu Địa Đạo được bảo vệ và trở thành địa
điểm du lịch hấp dẫn khách đến thăm TP. HCM.
Theo thống kê của Sở Du lịch TP. HCM lượng khách quốc tế đến thăm TP.
HCM tăng dần đều qua các năm và năm 2009 lượng khách quốc tế đạt trên 3 triệu lượt
chưa kể nguồn khách nội địa và Địa Đạo Củ Chi là địa danh thường được khách tới
tham quan nhất.
Tổng số du khách đến thăm địa đạo vào năm 2007 là 892.290, và năm 2008
theo ước tính trong 2 quý đầu lượng khách đã là 414.103 lượt, trong đó lượng khách
quốc tế là 213.740 (nguồn: website cuchitunnel.org.vn) trên tổng số 2.289.287 lượt

khách quốc tế đến Việt Nam (nguồn: vietnamtourism.gov.vn) chiếm tỉ lệ 9,34 % chứng
tỏ Củ Chi là vùng đất có tiềm năng phát triển về du lịch đặc biệt là du lịch INBOUT.
Và làm sao để ngày càng có nhiều du khách tới tham quan TP. HCM nói chung và
huyện Củ Chi nói riêng, thì đó là mục tiêu đang được đặt ra.

9


Hơn nữa Củ Chi là vùng ngoại thành vị trí thuận lợi, nếu có nhiều KDL hay địa
điểm hấp dẫn cho khách tham quan thì vừa là điều kiện để phát triển nền kinh tế của
huyện vừa là nơi tạo công ăn việc làm cho cư dân.
Vì vậy nghiên cứu phát triển du lịch tại Huyện Củ Chi là một vấn đề đáng được quan
tâm.
KDL Làng nghề Một Thoáng Việt Nam là một địa điểm du lịch thuộc xã An
Phú huyện Củ Chi, TP. HCM, được đầu tư xây dựng rất công phu gần 20 năm với kinh
phí lên tới 300 tỉ đồng và đến đầu năm 2010 mới đưa vào hoạt động chính thức phục
vụ cho du khách. Nổi bật tại nơi đây là một công trình văn hoá bao gồm rất nhiều hạng
mục công trình mô tả về lịch sử văn hoá của cả đất nước có thể được xem là “độc nhất
vô nhị” tại Việt Nam, không những thế có một cảnh quan tự nhiên đẹp, mát mẻ, tài
nguyên du lịch rất hấp dẫn phù hợp với rất nhiều phân khúc thị trường.
Tuy mới hoạt động gần đây nhưng KDL đã dành được rất nhiều sự quan tâm
của các cấp chính quyền và cơ quan báo chí tuyên truyền, đặc biệt nhận được sự phản
hồi tích cực từ hầu hết khách đã từng đến.
Vì vậy đề tài “MỘT SỐ GIẢI PHÁP MARKETING - MIX NHẰM
QUẢNG BÁ HÌNH ẢNH VÀ THU HÚT DU KHÁCH TẠI KHU DU LỊCH
LÀNG NGHỀ MỘT THOÁNG VIỆT NAM” mong muốn được giới thiệu một cái
nhìn tổng quan về nơi đây, một mô hình du lịch mới tại TP. HCM nói riêng và quảng
bá được hình ảnh của KDL Làng Nghề Một Thoáng Việt Nam đến với du khách một
cách hiệu quả nhất. Đồng thời giới thiệu một công cụ Marketing hỗn hợp áp dụng cho
cho một KDL để đảm bảo được sự phát triển chung và lâu dài.

1.2 Mục tiêu đề tài
- Nghiên cứu cơ sở lý thuyết về Marketing và Marketing - Mix về sản phẩm du
lịch tại KDL Làng Nghề Một Thoáng Việt Nam.
- Phân tích và đánh giá được hiện trạng xây dựng sản phẩm du lịch và cách thức
quảng bá sản phẩm du lịch tại KDL Làng Nghề Một Thoáng Việt Nam.
- Đề xuất được các giải pháp về Marketing - Mix khả thi có thể triển khai cho
KDL trong thời gian tới để nâng cao hiệu quả kinh doanh.

10


1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu:
- Sản phẩm du lịch hiện có của KDL.
- Khách du lịch chủ yếu của làng nghề.
Phạm vi nghiên cứu:
- Phạm vi không gian: tại KDL Làng nghề Một Thoáng Việt Nam và một số
KDL tại TP. HCM.
- Phạm vi thời gian: số liệu khảo sát và phân tích từ tháng 4 - tháng 5, năm 2010.
Thời gian làm khoá luận: từ tháng 3 năm 2010 đến tháng 6 năm 2010.
1.4 Nội dung nghiên cứu
- Khảo sát sản phẩm và các loại hình dịch vụ du lịch tại KDL Làng nghề Một
Thoáng Việt Nam.
- Khảo sát đối tượng khách du lịch và nhu cầu của du khách đến với KDL Làng
nghề Một Thoáng Việt Nam.
- Chiến lược marketing hiện tại mà KDL đang áp dụng.
- Các giải pháp Marketing – Mix khả thi để quảng bá hình ảnh và thu hút du
khách tại KDL Làng Nghề Một Thoáng Việt Nam.
Nghiên cứu về sản phẩm du lịch và các chính sách marketing trong thời điểm
hiện tại, chú trọng vào phân tích và đánh giá hiệu quả của nó từ đó đề xuất ra một số

giải pháp nhằm khắc phục những điểm hạn chế đồng thời đẩy mạnh hoạt động
marketing sao cho hiệu quả hơn. Các chức năng khác như đầu tư, đào tạo, tài chính các
chương trình, kế hoạch hay giải pháp marketing du lịch nhằm cụ thể hóa việc triển
khai, giám sát thực hiện tiếp theo sẽ không đi sâu.

11


Chương 2:
TỔNG QUAN
2.1 Tổng quan tài liệu
2.1.1 Sản phẩm du lịch
2.1.1.1 Khái niệm về sản phẩm du lịch
Theo Tiến sĩ Thu Trang Công Thị Nghĩa: “Sản phẩm du lịch là một loại hàng
hóa tiêu dùng đáp ứng cho nhu cầu ăn ở của du khách, nó bao gồm di chuyển, ăn ở và
giải trí”.
Theo các nhà du lịch học Trung Quốc, sản phẩm du lịch bao gồm 2 mặt chính:
- Xuất phát từ đích tới du lịch, sản phẩm du lịch là chỉ toàn bộ sản phẩm của
nhà kinh doanh du lịch dựa vào vật thu hút du lịch và khởi sự du lịch cung cấp
cho du khách.
- Xuất phát từ góc độ người du lịch là chỉ quá trình du lịch một lần do du khách
bỏ thời gian, chi phí và sức lực nhất định để đổi được.
Từ các định nghĩa trên có thể đưa ra một định nghĩa bao quát và ngắn gọn hơn:
“Sản phẩm du lịch là sự kết hợp hàng hoá và dịch vụ dựa trên cơ sở khai thác
hợp lý tài nguyên du lịch nhằm đáp ứng mọi nhu cầu cho du khách trong hoạt động du
lịch”.
Sản phẩm du lịch = tài nguyên du lịch + hàng hóa và dịch vụ du lịch.
2.1.1.2 Cơ cấu và đặc tính sản phẩm du lịch
a. Cơ cấu
- Những thành phần tạo lực hút

- Cơ sở du lịch (điều kiện vật chất để phát triển ngành du lịch): cơ sở hạ tầng,
cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ du lịch.
- Dịch vụ du lịch

12


b. Đặc tính của sản phẩm du lịch (Theo Ts.Trần Văn Thông, 2002)
Sản phẩm du lịch có các đặc tính sau: (xem phu lục 5)
- Tính tổng hợp:
- Tính không dự trữ:
- Tính không thể chuyển dịch:
- Tính dễ dao động (dễ bị thay đổi):
- Tính thời vụ:
2.1.2 Marketing và Marketing - Mix trong du lịch
2.1.2.1 Khái niệm về Marketing
Theo Phillip Kotter, “Marketing là hoạt động của con người hướng tới sự thoả
mãn nhu cầu và ước muốn thông qua tiến trình trao đổi. Marketing bao gồm một loạt
các nguyên lý về lựa chọn thị trường trọng điểm, định dạng các nhu cầu của khách
hàng, triển khai các dịch vụ thoả mãn nhu cầu mang lại giá trị đến cho khách hàng và
lợi nhuận đến cho Công ty”.
Theo Goodrich, "Marketing là quá trình xác định tham gia và sáng tạo ra nhu
cầu mong muốn tiêu thụ sản phẩm và tổ chức tất cả nguồn lực của công ty nhằm làm
hài lòng người tiêu dùng để đạt được lợi nhuận hiệu quả cho cả công ty và người tiêu
dùng".
2.1.2.2 Khái niệm về Marketing du lịch
Theo tổ chức du lịch thế giới WTO: Marketing du lịch là một triết lý quản trị
mà nhờ nghiên cứu, dự đoán, tuyển chọn dựa trên cơ sở nhu cầu của du khách nhằm
đem sản phẩm ra thị trường sao cho phù hợp với nhu cầu tiêu dùng và nhằm mục đích
tiêu dùng và nhằm mục đích thu nhiều lợi nhuận của tổ chức du lịch đó.

Định nghĩa của Alastair M. Morrison: Marketing du lịch là một quá trình liên
tục nối tiếp nhau, qua đó các doanh nghiệp lữ hành và khách sạn lập kế hoạch nghiên
cứu, thực hiện, kiểm soát và đánh giá các hoạt động nhằm thoả mãn nhu cầu và mong
muốn của khách hàng và những mục tiêu của doanh nghiệp để đạt được hiệu quả cao
nhất.
13


2.1.2.3 Hoạch định chiến lược thị trường
a. Phân khúc thị trường
Phân khúc thị trường là quá trình phân chia người tiêu dùng thành từng nhóm
trên cơ sở những điểm khác biệt về nhu cầu, tính cách hay hành vi mua hàng. Điều này
có nghĩa:
b. Xác định thị trường mục tiêu
Sau khi xác định được những phân khúc thị trường tiềm năng, những người làm
trong bộ phận Marketing của công ty sẽ đối mặt với việc đánh giá, lựa chọn các phân
khúc thị trường khác nhau và quyết định lấy bao nhiêu phân khúc thị trường và những
phân khúc thị trường nào làm mục tiêu. Khi xác định thị trường mục tiêu đã lựa chọn
thì công ty sẽ đưa ra những chiến lược Marketing cho phù hợp và hiệu quả hơn.
2.1.2.4 Marketing hỗn hợp trong du lịch (Marketing - Mix)
a. Khái niệm
Trong luận án tiến sĩ về “Dynamique du Tourisme et Marketing” của Schawarz
ông đã đưa ra định nghĩa về Marketing - Mix như sau:
“Marketing hỗn hợp là tập hợp các công cụ về marketing mà một công ty sử dụng để
đạt những mục tiêu trên thị trường mục tiêu”.
b. Vai trò của hệ thống Marketing - Mix.
Marketing – Mix đóng một vai trò chủ đạo đối với hoạt động Marketing của
một doanh nghiệp, nó không chỉ ra đâu là phân khúc khách hàng cần phải hướng tới
mà còn vạch ra lối đi đúng đắn cho tất cả các hoạt động khác, nhằm khai thác một cách
hiệu quả nhất phân khúc thị trường đang theo đuổi.

Là công cụ mạnh đề phát huy tối đa tiềm năng của KDL, nâng cao khả năng
cạnh tranh trên thị trường.
c. Thành phần của Marketing - Mix (J J Schawarz)
Marketing - Mix gồm 4 thành phần căn bản dựa trên 4P:
- Product: sản phẩm
- Price: giá cả
- Place: phân phối
- Promotion: chiêu thị hoặc xúc tiến bán hàng
14


Marketing-Mix

Price

Product

Place

Promotion

Hình 2.1: Các thành phần trong Marketing - Mix
Ngày nay, ngoài 4P, Marketing hỗn hợp còn có một số mô hình khác như: 4P+3C hay
mô hình 8P
d. Các chính sách marketing chủ đạo
- Chính sách sản phẩm
Nội dung:
Xác định chủng loại, cơ cấu của dịch vụ hàng hoá làm sao giữ vững được vị trí
của doanh nghiệp trên thị trường.
Chu kỳ sống của sản phẩm và các chiến lược marketing:

Dịch vụ không có chu kỳ đời sống sản phẩm. trong du lịch các sản phẩm hữu
hình như điểm du lịch có chu kỳ sống sản phẩm, và chu kỳ đời sống sản phẩm có thể
phụ thuộc vào ba loại: chu kỳ ngắn hạn, chu kỳ trung hạn và chu kỳ dài hạn.

(Nguồn: Ngô Bình và Nguyễn Khánh Trung, 2009)
Hình 2.2: Doanh số và lợi nhuận theo chu kỳ sống của một sản phẩm.

15


Giai đoạn giới thiệu:
Trong giai đoạn này, lợi nhuận âm hay thấp bởi vì mức tiêu thụ thấp, các chi
phí phân phối và khuyến mãi rất lớn. Cần phải có nhiều tiền để thu hút những người
phân phối và cung cấp hàng cho họ. Các chi phí khuyến mại chiển tỷ lệ lớn nhất trong
doanh số bán ra vì cần có nỗ lực khuyến mại ở mức độ cao nhằm thông tin cho những
người tiêu dùng tiềm ẩm về sản phẩm mới và chưa biết đến, kích thích dùng thử sản
phẩm, và đảm bảo phân phối đến các cửa hàng bán lẻ.
- Chính sách giá
Xác định mức giá cho từng loại hàng hóa du lịch phù hợp với điều kiện thị
trường và điều kiện kinh doanh của từng thời kì. Mục tiêu của chính sách là xác định
mức giá bán mà khối lượng hàng hoá bán tối đa nhằm tối đa hoá doanh thu để tối đa
hoá lợi nhuận.
- Chính sách phân phối
Phân phối trong Marketing không chỉ là định ra phương hướng, mục tiêu, tiền
đề của lưu thông mà còn là thay đổi không gian thời gian và các biện pháp thủ tục để
đưa người tiêu dùng đến với sản phẩm du lịch.
Các kênh phân phối:
Các kênh phân phối thường có vai trò rất quan trọng trong việc đưa sản phẩm tới tay
người tiêu dùng:
Thứ nhất nó mở rộng điểm tiếp xúc với khách du lịch thông qua hệ thống các

điểm bán, tạo điều kiện thuận lợi cho khách trong việc đặt mua các sản phẩm qua hệ
thống thông tin như telephone, internet,…
Thứ hai, nó thúc đẩy quá trình mua sản phẩm của du khách thông qua các
phương tiện quảng cáo và các hoạt động của đội ngũ nhân viên tác động và biến nhu
cầu của du khách thành hành động mua sản phẩm.

16


- Chính sách chiêu thị
Mục đích là thuyết phục khách du lịch tiêu thụ sản phẩm du lịch.
Để đạt được điều đó ta cần phải:
- Xác định thị trường mục tiêu
- Thiết lập các mục tiêu
- Xét duyệt và tuyển chọn phương án cổ động
- Xác định thời gian
Nội dung: bao gồm các chính sách quảng cáo, xúc tiến bán, tuyên truyền.
Tuỳ theo chiến lược kinh doanh, mục đích kinh doanh và từng thời điểm trong mùa vụ
du lịch mà ban quản lý có cách sử dụng từng chính sách cho phù hợp.
2.2 Tổng quan về KDL Làng nghề Một Thoáng Việt Nam
2.2.1 Thông tin chung
Khái quát về KDL Làng nghề Một Thoáng Việt Nam được thể hiện ở bảng 2.1
Bảng 2.1: Thông tin về Làng nghề Một Thoáng Việt Nam
Tên công trình

Làng nghề Một thoáng Việt Nam

Tên bằng tiếng Anh

Passage to Vietnam


Địa chỉ

Ấp Phú Bình, xã An Phú, huyện Củ Chi, TP. HCM

Chủ đầu tư

Hợp tác xã “Một Thoáng Việt Nam”

Diện tích công trình

19,91ha, trong đó có 3 ha mặt nước

Quyền sử dụng đất

Số: AK 409256 do Sở tài nguyên Môi trường TP.
HCM cấp ngày 23 tháng 07 năm 2007.

Quyết định cấp phép Số: 219/QĐ- UB- QLDA do UBND TP. HCM cấp
đầu tư trong nước

ngày 13 tháng 01 năm 1999

Quyết định cấp giấy ưu Số: 369/UB- KT do UBND TP. HCM cấp ngày 06
đãi đầu tư trong nước
Giấy

đăng




tháng 09 năm 1999

kinh Số: 0001.CC do UBND huyện Củ Chi cấp ngày 11

doanh

tháng 11 năm 1997

Giấy phép thành lập

Số: 33/QĐ- UB do UBND huyện Củ Chi cấp ngày 28
tháng 2 năm 1995
(Nguồn: KDL Làng nghề Một Thoáng Việt Nam)
17


Làng nghề Một Thoáng Việt Nam là:
- Hội viên Hội văn nghệ dân gian Việt Nam.
- Hội viên Hiệp hội làng nghề Việt Nam
- Thành viên Liên minh hợp tác xã TP. HCM
- Thành viên Hiệp hội Unesco Việt Nam
Hình thức đầu tư.
Căn cứ vào tính chất dự án, hình thức đầu tư được chủ đầu tư lựa chọn là đầu tư
bằng nguồn vốn tự có và huy động từ xã viên trong hợp tác xã, hoặc vốn vay từ các tổ
chức tín dụng.
2.2.2 Mục đích và ý nghĩa
Mục đích
Trên cơ sở giới thiệu các nghề ở Việt Nam, dự án nhằm mục đích xây dựng một phức
thể văn hóa Việt Nam, với các hoạt động:

- Tham quan các công trình văn hoá.
- Học nghề thủ công.
- Vui chơi giải trí.
- Ẩm thực.
- Sản xuất hàng thủ công và bán hàng thủ công, bao gồm tiêu thụ trong nước và
xuất khẩu.
Ý nghĩa
Về văn hoá:
Kiến tạo thêm một môi trường văn hóa lành mạnh, góp phần giữ gìn và giới
thiệu những nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam.
Góp phần nghiên cứu khôi phục và phát triển các ngành nghề truyền thống Việt Nam.
Về xã hội:
- Tạo công ăn việc làm cho hàng trăm lao động, góp phần cải thiện tỷ lệ thất nghiệp.
- Nâng cao đời sống kinh tế văn hóa cho nhân dân quanh vùng, thúc đẩy phát triển
dịch vụ quanh vùng, qua đó góp phần phát triển một vùng đất còn nghèo sau chiến
tranh.

18


2.2.3 Quy mô và diện tích xây dựng công trình, các hạng mục công trình
2.2.3.1 Quy mô và diện tích xây dựng công trình
Diện tích tổng thể KDL: 19,91 ha.
Bảng 2.2: Cơ cấu sử dụng đất
Stt

Loại đất

Diện tích (ha)


1

Đất xây dựng công trình

2,79

14,01

2

Đất cây xanh sân vườn

10,12

50,83

3

Mặt nước

3,20

16,07

4

Đất giao thông sân bãi

3,80


19,09

5

Tổng cộng

19,91

Tỷ lệ (%)

100

(Nguồn: KDL Làng nghề Một Thoáng Việt Nam)
2.2.3.2 Phân khu chức năng
Khu vực dự án được chia thành 13 khu chức năng như sau:
Khu 1: Đón tiếp và các cơ sở hạ tầng khu vực.
Khu 2: Hàng lang về nguồn.
Khu 3: Không gian Xã tắc và Đất nước - Con người Việt Nam.
Khu 4: Nghề truyền thống.
Khu 5: Văn hóa các miền.
Khu 6: Văn thơ Việt Nam.
Khu 7: Kì hoa dị thảo.
Khu 8: Chợ, trung tâm thương mại.
Khu 9: Văn hoá ẩm thực.
Khu 10: Nghỉ dưỡng, khách sạn.
Khu 11: Con đường đi tới những vì sao.
Khu 12: Văn phòng.
Khu 13: Kỹ thuật.

19



2.2.4 Tiến độ thực hiện
Tiến độ thực hiện
Giai đoạn 1:
- Không gian Ðất nước - Con người
- Các khu 1 – 9, 12
- Một phần các khu 13
Giai đoạn 2:
- Củng cố các khu của giai đoạn 1
- Khu 10,11
Hiện nay công trình đã xây xong phần cơ bản của các khu và đang đi vào trang trí nội
thất và hoàn thiện.

20


2.2.5 Tổ chức quản lý và nhân sự
2.2.5.1 Nội dung hoạt động

(Nguồn: KDL Làng nghề Một Thoáng Việt Nam)
Hình 2.3: Cơ cấu các hoạt động tại Làng nghề
21


2.2.5.2 Công tác quản lý
Phương thức quản lý, lề lối làm việc, trách nhiệm và quyền lợi của mỗi thành viên cũng như của Ban quản trị được quy định cụ
thể trong điều lệ hoạt động của Hợp Tác Xã được toàn thể xã viên nhất trí thông qua.
Ngoài ra, dựa theo nội dung hoạt động của dự án, phân công quản lý được thể hiện cụ thể ở hình 2.4
CHỦ NHIỆM

Trần Thị Tuyết Nga
Nhiệm vụ:
Quản lý chung

PHÓ CHỦ NHIỆM

PHÓ CHỦ NHIỆM

PHÓ CHỦ NHIỆM

PHÓ CHỦ NHIỆM

PHÓ CHỦ NHIỆM

Đặng Hoàng Thông

Trần Văn Lành

Hồ Thị Thanh Hương

Đặng Thị Hương Trà

Phạm Lan Anh

Trần Minh Bằng

Vũ Minh Văn
Phụ trách

Phụ trách


Phụ trách
- Văn phòng

Lương Văn Hưng
Phụ trách

Phụ trách

- Kế toán – Tài chính

- Xây dựng

- Thủ công nghiệp

- Kỹ thuật

- Nông nghiệp

- Hàng xuất khẩu

- Dịch vụ du lịch

- Tiếp thị

- Văn hóa – giải trí

- PR

(Nguồn: KDL Làng nghề Một Thoáng Việt Nam)


Hình 2.4: Sơ đồ bộ máy tổ chức nhân sự tại Làng nghề
22


Hoạt động quản lý được tổ chức theo kiểu cơ cấu tổ chức trực tuyến, người lãnh
đạo tổ chức thực hiện tất cả các chức năng quản trị, các mối liên hệ giữa các thành
viên trong tổ chức được thực hiện theo đường thẳng, những nhân viên thuộc quyền
quản lý của ai thì chỉ có duy nhất người đó mới có quyền chỉ đạo.
2.2.5.3 Nhân sự
a. Bộ phận văn hoá, dịch vụ du lịch
Phó chủ nhiệm: 1 người
Phụ trách chung

Hướng dẫn viên

Nhân viên nhà hàng

Nhân viên phục vụ các
hoạt động văn hoá

Số lượng: 6 người

Số lượng: 15 người

Số lượng: 12 người

(Nguồn: KDL Làng nghề Một Thoáng Việt Nam)
Hình 2.5: Cơ cấu bộ phận văn hoá dịch vụ du lịch
Hướng dẫn viên: gồm 1 tổ trưởng và 5 hướng dẫn viên.

1 hướng dẫn tiếng Anh.
1 hướng dẫn tiếng Hoa.
4 hướng dẫn viên tiếng Việt.
- Với đoàn khách từ 15 người trở lên sẽ có hướng dẫn đi kèm để giới thiệu.
- Theo khảo sát thực tế để đảm bảo chất lượng hướng dẫn, và đáp ứng nhu cầu
tìm hiểu của khách du lịch một cách tốt nhất thì số lượng khách tối đa trên một hướng
dẫn viên là từ 15 - 20 người.
- Thời gian mở cửa của KDL là từ 8h30 đến 17h00.

23


Trường hợp 1: mục đích của khách là tham quan, tìm hiểu các công trình văn hoá tại
KDL.
Thời gian trung bình của một chương trình: 2 – 3 tiếng.
Thời gian thích hợp để thực hiện chuyến tham quan: buổi sáng từ
8h – 11h30, và buổi chiều từ 13h30 – 17h nên số lượt tham quan trong buổi sáng là 1,
và buổi chiều là 2.
Vậy tổng lượng khách mà lượng hướng dẫn viên có thể phụ trách được là: 270 – 360
người.
Trường hợp 2: mục đích của khách là vừa tham quan các công trình văn hoá, vừa
tìm hiểu các nghề thủ công truyền thống.
Thời gian trung bình một chương trình: 5 - 6 tiếng.
Vậy tổng lượng khách mà lượng hướng dẫn viên có thể phụ trách được là: 90 – 240
người.
Đánh giá của khách du lịch:
Bảng 2.3: Đánh giá sự hài lòng về chất lượng đội ngũ nhân viên dịch vụ
Chất lượng

Rất tốt


Tốt

Được

Không tốt

Rất không tốt

Tiếp tân

21

56

23

0

0

Hướng dẫn viên

21

60

19

0


0

16

38

44

2

0

Tiếp đón và dịch
vụ nhà hàng

(Nguồn: tính toán tổng hợp)
Về đội ngũ Hướng dẫn viên và Tiếp tân: đa số khách không phàn nàn về chuyên
môn cũng như kĩ năng của đội ngũ dịch vụ. Đây có thể coi là điều đáng mừng vì họ là
những người trực tiếp hướng dẫn khách, là bộ mặt của KDL. Nhưng cũng có khuyết
điểm là tác phong vẫn chưa chuyên nghiệp, chưa thực sự nổi bật.
Nhân viên làm trong các nhà hàng: bao gồm 1 bếp trưởng, 4 đầu bếp phụ, 2 pha
chế, 8 phục vụ.
Bộ phận nhà hàng có nhiệm vụ:
24


×