Tải bản đầy đủ (.pdf) (80 trang)

ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG MÔI TRƯỜNG CỦA BÃI CHÔN LẤP ĐA PHƯỚC ĐẾN KHU DÂN CƯ XUNG QUANH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (855.64 KB, 80 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HCM
KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN
#"

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG MÔI TRƯỜNG
CỦA BÃI CHÔN LẤP ĐA PHƯỚC
ĐẾN KHU DÂN CƯ XUNG QUANH

GVHD: T.S Nguyễn Trung Việt
SVTH : Trần Thị Xuân
Ngành : Quản lý môi trường
Khóa : 2006 - 2010

Năm 2010


TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HCM
KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN

TÊN ĐỀ TÀI:

ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG MÔI TRƯỜNG
CỦA BÃI CHÔN LẤP ĐA PHƯỚC
ĐẾN KHU DÂN CƯ XUNG QUANH

KỸ SƯ MÔI TRƯỜNG
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG

Gíao viên hướng dẫn



Sinh viên thực hiện

TS.Nguyễn Trung Việt

Trần Thị Xuân

Năm 2010


LỜI CẢM ƠN

Tôi xin gởi lời cảm ơn chân thành đến Ban Giám Hiệu trường và Ban CHủ Nhiệm
khoa Môi Trường & Tài Nguyên trường Đại Học Nông Lâm TP.HCM.
Tôi chân thành cảm ơn thầy Nguyễn Trung Việt và thầy Lê Tấn Thanh Lâm đã định
hướng và tận tình hướng dẫn tôi trong suốt thời gian thực hiện khóa luận tốt nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô trường Đại Học Nông Lâm đặc biệt là các
thầy cô khoa Môi Trường & Tài Nguyên đã tận tình chỉ dạy, cung cấp cho tôi những kiến
thức bổ ích trong 4 năm theo học tại trường.
Xin chân thành cảm ơn anh Lê Mạnh Đệ và các anh chị phòng Quản Lý Chất Thải
Rắn – Sở Tài Nguyên Môi Trường đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành tốt quá
trình thực tập và thực hiện khóa luận.
Xin gởi lời cảm ơn sâu sắc đến gia đình và bạn bè, những người đã luôn bên tôi, giúp
đỡ tôi, động viên tôi, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi theo học và hoàn thành khóa luận này.
Đồng thời, để hoàn thành khóa luận này, tôi không quên lời cảm ơn đến người dân xã
Đa Phước, huyện Bình Chánh – TP.HCM đã tận tình giải đáp mọi thắc mắc trong quá trình
khảo sát thực tế.
Một lần nữa, xin cảm ơn tất cả mọi người!
Sinhh viên thực hiện


Trần Thị Xuân


TÓM TẮT KHÓA LUẬN

Hiện nay, việc xử lý chất thải và công tác vận hành tại các bãi chôn lấp vẫn đang là
vấn đề gây bức xúc cho những cơ quan chức năng và cả cộng đồng. Đặc biệt là vấn đề sức
khỏe của người dân xung quanh. Tại TP.HCM, hai bãi chôn lấp Đa Phước huyện Bình
Chánh và Phước Hiệp thuộc huyện Củ Chi là hai đối tượng luôn gây nhiều sự chú ý nhất.
Bởi tại đây, hằng ngày mỗi bãi chôn lấp tiếp nhận 3000 tấn rác thải của thành phố mang về.
Trong đó, bãi chôn lấp Đa Phước được đánh giá cao với các công nghệ xử lý tiên tiến và
hiện đại nhưng vẫn không tránh khỏi sự phiền hà đến người dân . Vì vậy, nếu các cơ quan
chức năng không quan tâm đúng mức và kịp thời, mối nguy hại đến môi trường ngày càng
cao đặc biệt là môi trường sống của người dân
Để có căn cứ cho việc đánh giá, xác định mối nguy hại trên, tôi đã tiến hành đi sâu
vào các vấn đề và đánh giá nó cho trường hợp cụ thể là bãi chôn lấp Đa Phước:
- Nghiên cứu hiện trạng ô nhiễm môi trường xung quanh BCL (ô nhiễm không khí, ô
nhiễm tiếng ồn, ô nhiễm nguồn nước..)
- Lượng hóa những thiệt hại do ô nhiễm mang lại đối với sức khỏe và đời sống người
dân quanh bãi rác trong phạm vi nghiên cứu.
- Đề xuất các giải pháp ngăn chặn, hạn chế đến mức thấp nhất khả năng gây ô nhiễm
để cải thiện môi trường, hướng tới sự phát triển bền vững.
Kết quả phân tích cho thấy sức khỏe của người dân xung quanh đã có dấu hiệu suy
giảm nghiêm trọng và xuất phát điểm là từ công tác vận hành bãi chôn lấp chứ thật tốt.
Từ đó, đưa ra các giải pháp, đề xuất nhằm góp phần giải quyết các vấn đề còn tồn
động bên trên cho các bãi chôn lấp nói chung ở Việt Nam nói chung và bãi chôn lấp Đa
Phước nói riêng.


Đánh giá ảnh hưởng môi trườngcủa BCL Đa Phước đến khu dân cư xung quanh


MỤC LỤC
 

MỤC LỤC

......................................................................................................................... i 

DANH MỤC BẢNG BIỂU ..................................................................................................... iv 
DANH MỤC HÌNH VẼ............................................................................................................ v 
DANH MỤC BIỂU ĐỒ ............................................................................................................ v 
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT............................................................................................... vi 
CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1 

1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ ......................................................................................................1 
1.2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU .....................................................2 
1.2.1. Đối tượng nghiên cứu ....................................................................................2 
1.2.2. Phạm vi nghiên cứu .......................................................................................2 
1.3. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU .................................................................................2 
1.3.1. Mục tiêu chung ..............................................................................................2 
1.3.2. Mục tiêu cụ thể ..............................................................................................2 
1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................................................2 
1.4.1. Phương pháp thu thập thông tin.....................................................................2 
1.4.2. Công cụ thu thập thông tin: ...........................................................................3 
1.4.3. Phân tích tư liệu .............................................................................................3 
1.5. Ý NGHĨA KHOA HỌC, KINH TẾ VÀ XÃ HỘI ................................................3 
1.5.1. Ý nghĩa khoa học ...........................................................................................3 
1.5.2. Ý nghĩa kinh tế...............................................................................................3 
1.5.3. Ý nghĩa xã hội ................................................................................................3 
1.6. GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI .....................................................................................4 

CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VÀ HIỆN TRẠNG BÃI CHÔN LẤP ĐA
PHƯỚC ......................................................................................................... 5 

2.1. TỔNG QUAN LÝ THUYẾT ...............................................................................5 
2.1.1. Tổng quan về công nghệ chôn lấp .................................................................5 
2.1.2. Cơ sở lựa chọn thiết kế và vận hành bãi chôn lấp .........................................7 
2.1.3. Các khái niệm và các vấn đề môi trường phát sinh từ bãi chôn lấp ..............7 
2.2. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH BÃI CHÔN LẤP ĐA PHƯỚC XÃ ĐA PHƯỚC,
HUYỆN BÌNH CHÁNH ..................................................................................12 
2.3. NGUỒN PHÁT SINH, LƯU LƯỢNG, THÀNH PHẦN CHẤT THẢI RẮN
TẠI BÃI CHÔN LẤP ĐA PHƯỚC .................................................................13 
2.3.1. Nguồn phát sinh ...........................................................................................13 
2.3.2. Thành phần và khối lượng rác tại bãi chôn lấp ...........................................15 
2.4. QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ XỬ LÝ TẠI BÃI CHÔN LẤP ĐA PHƯỚC ......16 
SVTH: Trần Thị Xuân 

 i 


Đánh giá ảnh hưởng môi trườngcủa BCL Đa Phước đến khu dân cư xung quanh
2.4.1. Quy trình chôn lấp rác .................................................................................16 
2.4.2. Hệ thống thu gom và xử lý nước rỉ rác ........................................................18 
2.5. HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NỀN ................................................................20 
2.5.1.Môi trường không khí...................................................................................20 
2.5.2. Môi trường nước mặt ...................................................................................22 
2.5.3. Môi trường nước ngầm ................................................................................23 
2.6. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN VÀ HIỆN TRẠNG KINH TẾ XÃ HỘI ......24 
2.6.1. Đặc điểm địa lý tự nhiên ..............................................................................24 
2.6.2. Điều kiện kinh tế, xã hội ..............................................................................26 
CHƯƠNG 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................... 27 


3.1. PHƯƠNG PHÁP THU THẬP THÔNG TIN .....................................................27 
3.1.1. Điều tra chọn mẫu ........................................................................................27 
3.1.2. Nghiên cứu thực địa .....................................................................................27 
3.1.3. Phân tích nội dung tài liệu ...........................................................................28 
3.2. CÔNG CỤ THU THẬP THÔNGTIN ................................................................28 
3.2.1. Phiếu khảo sát ý kiến của người dân ...........................................................28 
3.2.2. Công cụ quan sát ..........................................................................................32 
3.2.3. Phỏng vấn ....................................................................................................32 
3.3.PHÂN TÍCH TƯ LIỆU .......................................................................................32 
3.3.1. Phân tích tư liệu định lượng ........................................................................32 
3.3.2. Phân tích dữ liệu định tính ...........................................................................33 
3.4. CÁC ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN .....................................................33 
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ......................................................................... 35 

4.1. KẾT QUẢ CHUNG CỦA PHIẾU KHẢO SÁT ................................................35 
4.2. ĐÁNH GIÁ VÀ NHẬN XÉT NHÓM CÂU HỎI VỀ CÁC THÔNG TIN CỦA
ĐỐI TƯỢNG ĐƯỢC PHỎNG VẤN...............................................................36 
4.2.1. Trình độ học vấn và nghề nghiệp ................................................................36 
4.2.2. Thời gian sống tại khu vực ..........................................................................37 
4.2.3. Số người trong gia đình ...............................................................................38 
4.3. ĐÁNH GIÁ VÀ NHẬN XÉT NHÓM CÂU HỎI VỀ TÌNH HÌNH MÔI
TRƯỜNG NỀN SAU KHI BÃI RÁC VỀ HỌAT ĐỘNG...............................38 
4.3.1. Vấn đề mùi hôi.............................................................................................38 
4.3.2. Vấn đề tiếng ồn ............................................................................................41 
4.3.3. Vấn đề dịch ruồi...........................................................................................42 
4.3.4. Vấn đề nguồn nước ......................................................................................43 
4.4. ĐÁNH GIÁ VÀ NHẬN XÉT NHÓM CÂU HỎI VỀ TÌNH HÌNH SỨC KHỎE
CỦA NGƯỜI DÂN TRONG KHU VỰC........................................................45 
SVTH: Trần Thị Xuân 


 ii 


Đánh giá ảnh hưởng môi trườngcủa BCL Đa Phước đến khu dân cư xung quanh
4.4.1. Tỷ lệ các bệnh liên quan đến bãi rác ...........................................................45 
4.4.2. Tỷ lệ người bệnh trong gia đình liên quan đến bãi rác ................................47 
4.4.3. Các thay đổi trong sinh hoạt hằng ngày và các vấn nạn khác .....................47 
4.5. ĐÁNH GIÁ VÀ NHẬN XÉT NHÓM CÂU HỎI VỀ NHẬN THỨC CỦA
NGƯỜI DÂN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG TRONG KHU
VỰC .............................................................................................................48 
4.5.1. Công tác quản lý môi trường trong khu vực ................................................48 
4.5.2. Về việc thay đổi nơi ở mới ..........................................................................50 
4.6. THẢO LUẬN CHUNG ......................................................................................52 
4.7. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP ......................................................................................53 
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ......................................................................... 56 

5.1. KẾT LUẬN.........................................................................................................56 
5.2. KIẾN NGHỊ ........................................................................................................57 
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................................... 64 
PHỤ LỤC

...................................................................................................................... 65 

PHỤ LỤC

...................................................................................................................... 66 

SVTH: Trần Thị Xuân 


 iii 


Đánh giá ảnh hưởng môi trườngcủa BCL Đa Phước đến khu dân cư xung quanh

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1 Các lọai chất thải đặc trưng từ nguồn thải sinh họat .....................................14 
Bảng 2.2 Các lọai chất thải đặc trưng từ nguồn thải sinh họat .....................................15 
Bảng 2.3 Kết quả quan trắc chất lượng không khí ........................................................21 
Bảng 2.4 Kết quả quan trắc chất lượng nước mặt .........................................................22 
Bảng 2.5 Kết quả quan trắc chất lượng nước ngầm ......................................................23 
Bảng 2.6 Nhiệt độ trung bình tháng trong khu vực ......................................................24 
Bảng 2.7 Tốc độ gió trung bình tại TP.HCM ...............................................................25 
Bảng 2.8 Độ ẩm tương đối trung bình các tháng và năm ở Tp.HCM ...........................25 
Bảng 2.9 Lượng mưa trung bình tháng .........................................................................25 
Bảng 4.1 Tổng hợp số liệu khảo sát ..............................................................................35 
Bảng 4.2 Số liệu đánh giá mức độ ô nhiễm về vấn đề mùi hôi trong khu vực .............39 
Bảng 4.3 Tỷ lệ phân bố mùi hôi trong ngày ở các đối tượng .......................................39 
Bảng 4.4 Bảng số liệu đánh giá mức độ ồn ở các đối tượng khảo sát ..........................41 
Bảng 4.5 Bảng số liệu đánh giá nạn dịch ruồi ở 2 nhóm đối tượng..............................42 
Bảng 4.6 Bảng số liệu đánh giá nạn dịch ruồi tổng hợp cho khu vực khảo sát ............42 
Bảng 4.7 Chất lượng nguồn nước sử dụng ở khu vực khảo sát ....................................44 
Bảng 4.8 Tỷ lệ các bệnh liên quan đến bãi rác .............................................................45 
Bảng 4.9 Bảng số liệu đánh giá công tác quản lý môi trường trong khu vực ...............48 
Bảng 4.10 Bảng số liệu đánh giá về việc thay đổi nơi ở mới ......................................50 

SVTH: Trần Thị Xuân 

 iv 



Đánh giá ảnh hưởng môi trườngcủa BCL Đa Phước đến khu dân cư xung quanh

DANH MỤC HÌNH VẼ

Hình 2.1 Con đường tác động của môi trường không khí đến con người ....................12 
Hình 2.2 Quy trình vận hành bãi chôn lấp ....................................................................17 
Hình 2.3 Sơ đồ xử lý nước rò rỉ tại BCL Đa Phước .....................................................20 

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 4.1 Tỷ lệ học vấn của người dân trong khu vực ..............................................37 
Biểu đồ 4.2 Tỷ lệ phân bố mùi hôi trong ngày ở các đối tượng ...................................39 
Biểu đồ 4.3 Mức độ ồn ở các đối tượng khảo sát .........................................................41 
Biểu đồ 4.4 Tình trạng dịch ruồi trong khu vực khảo sát .............................................43 
Biểu đồ 4.5 Chất lượng nguồn nước trong khu vực khảo sát .......................................44 
Biểu đồ 4.6 Tỷ lệ các bệnh liên quan đến bãi rác .........................................................46 
Biểu đồ 4.7 Công tác quản lý môi trường trong khu vực .............................................48 
Biểu đồ 4.8 Ý kiến về việc thay đổi nơi ở mới .............................................................50 

SVTH: Trần Thị Xuân 

 v 


Đánh giá ảnh hưởng môi trườngcủa BCL Đa Phước đến khu dân cư xung quanh

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BCL


Bãi chôn lấp

BKHCNMT

Bộ Khoa Học Công Nghệ Môi Trường

BXD

Bộ Xây Dựng

CTNH

Chất thải nguy hại

CTR

Chất thải rắn

QCVN

Quy chuẩn Việt Nam

QĐBYT

Quyết định Bộ Y Tế

QLMT

Quản lý môi trường


ONKK

Ô nhiễm không khí

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

TNMT

Tài nguyên môi trường

TP.HCM

Thành Phố Hồ Chí Minh

TTLT

Thông tư liên tịch

UBND

Ủy Ban Nhân Dân

EM (Effective microorganisms )

Chế phẩm vi sinh hữu hiệu

BOD (Biochemical Oxygen Demand)


Nhu cầu oxy sinh hóa

COD (Biological) Oxygen Demand)

Nhu cầu oxy hóa học

HDPE (High density polyethylene)

Nhựa HDPE

SBR (Sequencing Batch Reactor)

Bể phản ứng theo mẻ

MBR (Membrance Bio Reactor)

Bể sinh học màng vi lọc

UNFCCC (United Nations Framework Convention on Climate Change) : Công ước
khung của Liên Hiệp Quốc về biến đổi khí hậu

SVTH: Trần Thị Xuân 

 vi 


Đánh giá ảnh hưởng môi trườngcủa BCL Đa Phước đến khu dân cư xung quanh

CHƯƠNG 1.


MỞ ĐẦU

1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Trên thế giới hiện nay, khi công nghiệp phát triển cùng với quá trình đô thị hoá,
con người khai thác và sử dụng tài nguyên với quy mô lớn đã thải ra nhiều loại chất
thải với khối lượng và thành phần phức tạp. Vì vậy, giải quyết chất thải đang là vấn đề
nan giải đối với mọi quốc gia trên toàn cầu.
Trong đó, Việt Nam là một nước có lượng rác thải khổng lồ và từng ngày đang
phải hồi hộp với việc suy giảm chất lượng môi trường do lượng chất thải này gây ra.
Điển hình ở Việt Nam là TPHCM, thành phố có tốc độ đô thị hoá bậc nhất cả nước.
TPHCM đang có tốc độ phát triển cao về kinh tế thương mại, dịch vụ. Số lượng
các cơ sở sản xuất công nghiệp và khu dân cư tăng nhanh chóng trong những năm qua.
Hệ quả là thành phố chịu một sức ép là làm thế nào để quản lý và xử lý lượng chất thải
phát sinh mỗi ngày của từ hơn 1.5 triệu hộ dân (gần 8 triệu dân) sống tại 24 quận
huyện, từ hơn 800 nhà máy riêng rẽ, 23000 cơ sở sản xuất vừa và nhỏ, 12 khu công
nghiệp, 3 khu chế xuất và 1 khu công nghệ cao, 59 bệnh viện, gần 400 trung tâm
chuyên khoa, trung tâm y tế và hơn 5000 phòng khám tư nhân. Phần lớn lượng chất
thải thu được kể cả chất thải nguy hại đều được thu gom, vận chuyển và xử lý. Tuy
nhiên tình trạng ô nhiễm vẫn xảy ra ở khắp mọi nơi, từ khu vực dân cư trong thành
phố dọc đường thu gom , quanh các bô trung chuyển, cho đến các bãi chôn lấp và ngày
càng trầm trọng.
Do điều kiện về kinh tế và kỹ thuật, chôn lấp vệ sinh là công nghệ duy nhất
đang sử dụng ở các BCL để xử lý CTR đô thị của thành phố. Và hiện nay các BCL tại
TPHCM đã và đang gây nên tình trạng ô nhiễm làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi
trường xung quanh, làm ô nhiễm không khí, các nguồn nước ngầm và nước mặt xung
quanh BCL. Đặc biệt là ảnh hưởng đến sức khoẻ của người dân. Xuất phát từ tình
trạng trên, tôi làm đề tài này với mục đích làm rõ tình trạng ô nhiễm do bãi rác gây ra
và tình trạng sức khỏe của người dân nơi đây. Để từ đó chúng ta kịp thời có những
biện pháp ngăn chặn kịp thời, hướng đến sự phát triển bền vững.

SVTH: Trần Thị Xuân 

 1 


Đánh giá ảnh hưởng môi trườngcủa BCL Đa Phước đến khu dân cư xung quanh

1.2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.2.1. Đối tượng nghiên cứu
Khả năng, mức độ tác động của bãi rác đến cộng đồng sống xung quanh về
mặt sức khỏe và đời sống sinh hoạt.
1.2.2. Phạm vi nghiên cứu
™ Thời gian nghiên cứu: Đề tài được tiến hành nghiên cứu từ 1/3/20010 –
30/6/2010.
™ Không gian: Tác động đến cộng đồng được đánh giá chủ yếu tại bãi rác Đa
Phước, xã Đa Phước, huyện Bình Chánh – TP.HCM thông qua việc điều tra các
hộ dân sống quanh vành đai BCL, các hộ dân dọc tuyến vận chuyển của xe rác
cách cổng chính 1.500m và các thông tin về nguồn rác, các hoạt động của các
hạng mục công trình tại bãi rác được cung cấp từ cơ quan quản lý.
1.3. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.3.1. Mục tiêu chung
Đánh giá mức độ tác động đến cộng đồng do các hoạt động từ BCL Đa Phước
gây ra về mặt sức khỏe và đời sống đối với các hộ dân sống xung quanh vành đai BCL
và dọc tuyến vận chuyển của xe rác..
1.3.2. Mục tiêu cụ thể
- Nghiên cứu hiện trạng ô nhiễm môi trường xung quanh BCL (ô nhiễm không
khí, ô nhiễm tiếng ồn, ô nhiễm nguồn nước..)
- Lượng hóa những thiệt hại do ô nhiễm mang lại đối với sức khỏe và đời sống
người dân quanh bãi rác trong phạm vi nghiên cứu.
- Đề xuất các giải pháp ngăn chặn, hạn chế đến mức thấp nhất khả năng gây ô

nhiễm để cải thiện môi trường, hướng tới sự phát triển bền vững.
1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.4.1. Phương pháp thu thập thông tin
+ Thu thập số liệu.
SVTH: Trần Thị Xuân 

 2 


Đánh giá ảnh hưởng môi trườngcủa BCL Đa Phước đến khu dân cư xung quanh

+ Điều tra chọn mẫu.
+ Nghiên cứu thực địa.
+ Phân tích nội dung.
1.4.2. Công cụ thu thập thông tin:
+ Bảng câu hỏi.
+ Công cụ quan sát.
+ Hướng dẫn phỏng vấn (sâu/mở, bán cấu trúc) .
1.4.3. Phân tích tư liệu
+ Phân tích tư liệu định lượng.
+ Phân tích tư liệu định tính.
1.5. Ý NGHĨA KHOA HỌC, KINH TẾ VÀ XÃ HỘI
1.5.1. Ý nghĩa khoa học
- Giảm thiểu khả năng ảnh hưởng từ hoạt động của bãi rác đến các môi trường
xung quanh (môi trường nước, môi trường không khí…).
- Đưa ra các con số chính xác về tốc độ và thành phần các chất ô nhiễm từ bãi
rác nhằm hạn chế tối đa các nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường.
- Hạn chế rủi ro từ các sự cố môi trường gây ra do quá trình vận hành bãi chôn
lấp.
1.5.2. Ý nghĩa kinh tế

- Tiết kiệm chi phí khắc phục môi trường do việc vận hành bãi chôn lấp không
tốt.
- Giảm chi phí khám chữa bệnh cho người dân sống xung quanh do các nguồn ô
nhiễm từ bãi rác gây ra.
1.5.3. Ý nghĩa xã hội
- Đảm bảo nhu cầu về chất lượng môi trường cho người dân sống xung quanh.
- Tạo cảnh quan môi trường sạch đẹp.
SVTH: Trần Thị Xuân 

 3 


Đánh giá ảnh hưởng môi trườngcủa BCL Đa Phước đến khu dân cư xung quanh

- Góp phần hướng đến sự phát triển bền vững.
1.6. GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI
Do thời gian thực hiện đề tài ngắn nên phạm vi điều tra khảo sát chỉ là những
hộ dân dọc tuyến đường vận chuyển rác cách cổng chính 1500m và những hộ dân
xung quanh vành đai bãi chôn lấp ở khu vực xã Đa Phước (ấp 1, 2 và 3). Còn lại 1
phần vành đai giáp huyện Nhà Bè không thể khảo sát thực tế nên chỉ có thể lấy ý kiến
thông qua những hộ dân có người thân sống tại huyện Nhà Bè.

SVTH: Trần Thị Xuân 

 4 


Đánh giá ảnh hưởng môi trườngcủa BCL Đa Phước đến khu dân cư xung quanh

CHƯƠNG 2.


TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VÀ HIỆN TRẠNG
BÃI CHÔN LẤP ĐA PHƯỚC

2.1. TỔNG QUAN LÝ THUYẾT
2.1.1. Tổng quan về công nghệ chôn lấp
™ Tổng quan:
Chôn lấp là công nghệ xử lý rác rẻ tiền nhất, phù hợp với các nước nghèo và
đang phát triển và ngay cả với các nước phát triển cũng áp dụng công nghệ này. Công
nghệ chôn lấp là thích hợp nhất với điều kiện của TP.HCM và các địa phương tương
tự, phương pháp này có thể triển khai ngay để xử lý rác kịp thời trong khi chờ đầu tư
lớn và lâu dài với những công nghệ hiện đại .
Tùy thuộc vào các đặc trưng chất thải chôn lấp và đặc điểm địa hình từng khu
vực, có thể lựa chọn các mô hình bãi chôn lấp sau:
-

Ô chôn lấp khô: Lọai chất thải được xử lý ở bãi chôn lấp khô là các chất thải
thông thường (rác sinh hoạt, rác đường phố và rác công nghiệp…).

-

Ô chôn lấp ướt: Chất thải được xử lý tại bãi chôn lấp ướt là chất thải dưới dạng
bùn nhão.

-

Ô chôn lấp hỗn hợp khô, ướt: Là chất thải thông thường và bùn nhão được chôn
lấp trong cùng một bãi. Đối với các ô dành để chôn lấp ướt và hỗn hợp bắt buộc
phải tăng khả năng hấp thụ nước rác của hệ thống thu nước rác, không để cho
nước rác thấm đến nước ngầm .


-

Ô chôn lấp nổi: Được xây dựng ở những nơi có địa hình bằng phẳng, hoặc
không dốc lắm, phương pháp chôn lấp bề mặt. Chất thải được chất thành đống
cao đến 15m. Trong trường hợp này xung quanh BCL phải có các đê và đê phải
không thấm để ngăn chặn quan hệ nước rác với nước mặt xung quanh.

-

Ô chôn lấp chìm: Sử dụng các hồ tự nhiên hoặc nhân tạo (mương khai thác lũ,
mương, rãnh..) rác thải được lấp đầy các hồ.

-

Ô chôn lấp kết hợp chìm nổi: Là kết hợp hai lọai trên. Chất thải không chỉ được
chôn lấp đầy hố mà sau đó tiếp tục được chất đống lên trên.

SVTH: Trần Thị Xuân 

 5 


Đánh giá ảnh hưởng môi trườngcủa BCL Đa Phước đến khu dân cư xung quanh

-

Ô chôn lấp ở các khe núi: Thường đặc trưng và gặp ở các vùng núi, đồi cao.
Chôn lấp là phương pháp thải bỏ chất thải rắn kinh tế nhất và chấp nhận được


về mặt môi trường. Ngay cả khi áp dụng các biện pháp giảm lượng chất thải, tái sinh,
tái sử dụng và cả các kỹ thuật chuyển hóa chất thải, việc thải bỏ phần chất thải còn lại
ra bãi chôn lấp vẫn là một khâu quan trọng trong chiến lược quản lý hợp nhất chất thải
rắn. Công tác quản lý khu liên hợp xử lý rác kết hợp chặt chẽ với quy hoạch, thiết kế ,
vận hành, đóng cửa, và kiểm sóat sau khi đóng cửa hòan tòan khu liên hợp xử lý rác.
™ Các phương án thường được lựa chọn trong điều kiện Việt Nam:
Tùy thuộc vào đặc tính của từng lọai chất thải được chôn lấp và đặc điểm địa
hình tại khu vực mà người ta thường lựa chọn các phương pháp sau:
-

Phương pháp hố đào/ mương:
• Phương pháp hố đào/ mương chôn lấp chất thải rắn là phương pháp lý tưởng
cho những khu vực có độ sâu thích hợp, vật liệu che phủ sẵn và có mực nước
không gần bề mặt. Chất thải rắn được đổ vào các hố hoặc mương đã đào đất.
Đất đào được dùng làm vật lịêu che phủ hàng ngày hoặc che phủ cuối cùng.
Các hố đào hay các mương này được lót lớp màng địa chất tổng hợp, lớp đất
sét có độ thẩm thấu thấp hoặc kết hợp cả hai lọai này để hạn chế sự lan
truyền của cả khí bãi rác và nước rò rỉ. Hố chôn lấp thường có dạng hình
vuông với kích thước mỗi cạnh có thể lên đến 305m và độ dốc mặt bên dao
động trong khoảng 1,5 :1 đến 2:1 . Mương có chiều dài thay đổi từ 61m –
305m, sâu 0,9 – 3m, và chiều rộng từ 4,6 – 15,2m.
• Ô chôn rác có thể được phép xây dựng ở những vùng có tầng chứa nước
ngầm với trữ lượng lớn, không kể nước ngầm nông hay sâu, những vùng có
đá vôi nếu không có cách lựa chọn nào khác nhưng phải đảm bảo tất cả
những ô chứa rác, các hố chứa và công trình xử lý nước rò rỉ, các kênh dẫn
nước rò rỉ (kể cả đáy và bờ) đều phải xây dựng lớp chống thấm, hoặc phải
gia cố các công trình trên đạt hệ số thấm nhỏ hơn 10-7 cm/s với bề dày không
nhỏ hơn 1m và phải có hệ thống thu gom và xử lý nước rò rỉ và nước thải .

-


Phương pháp chôn lấp nổi: Phương pháp này được sử dụng khi địa hình không
cho phép đào hố hoặc mương đặc biệt ở nơi có mực nước ngầm cao. Khu vực

SVTH: Trần Thị Xuân 

 6 


Đánh giá ảnh hưởng môi trườngcủa BCL Đa Phước đến khu dân cư xung quanh

bãi chôn lấp được lót đáy và lắp đặt hệ thống thu gom nước rò rỉ. Vật liệu che
phủ phải được chở đến bằng xe tải hoặc xe xúc đất từ những khu vực lân cận. Ở
những khu vực không có sẵn vật liệu che phủ, phân compost làm từ rác vườn và
rác sinh hoạt được dùng thay thế và cũng có thể dùng các lọai vật liệu che phủ
tạm thời như đất và màng địa chất. Đất và màng địa chất phủ trên bề mặt đơn
nguyên đã đổ rác có thể dời đi khi cần đổ lớp tiếp theo.
-

Phương pháp đổ rác vào bãi chôn dạng hẻm núi/lồi lõm:
• Hẻm núi, hố, nơi khai thác mỏ,… có thể dùng làm bãi chôn lấp. Phương pháp
chôn lấp trong trường hợp này phụ thuộc vào hình dạng khu vực, tính chất
vật liệu che phủ, điều kiện địa chất và thủy văn của khu vực, thiết bị kiểm
sóat nước rò rỉ, khí bãi rác và đường vào khu vực BCL.
• Thóat nước bề mặt là một trong những yếu tố quan trọng của BCL lọai này.
Phương pháp chôn lấp nhiều lớp trong trường hợp này tương tự như BCL
dạng bằng phẳng. Nếu đáy tương đối bằng phẳng, có thể áp dụng phương
pháp đào hố/ mương.
• Chìa khóa thành công của phương pháp này là vật liệu che phủ thích hợp sẵn
có cho từng lớp riêng biệt sau khi lấp đầy cũng như cho tòan bộ bãi chôn lấp

khi đã đạt độ cao thiết kế. Vật liệu che phủ lấy từ vách hoặc đáy núi trước
khi đặt lớp lót đáy. Đối với hố chôn và khu vực mỏ khai thác nếu không đủ
vật liệu che phủ trung gian có thể chở từ nơi khác đến hoặc dùng phân
compost làm từ rác vườn hoặc rác sinh họat để che phủ.

2.1.2. Cơ sở lựa chọn thiết kế và vận hành bãi chôn lấp
Căn cứ theo thông tư liên tịch TTLT 01:2001/BXD – BKHCNMT: Thông tư
hướng dẫn các quy định về bảo vệ môi trường đối với việc lựa chọn địa điểm, xây
dựng và vận hành BCL chất thải rắn; TCVN 261: 2001- Tiêu chuẩn thiết kế BCL chất
thải rắn; TCVN 62: - Các tiêu chuẩn về không khí và nước rỉ rác.
2.1.3. Các khái niệm và các vấn đề môi trường phát sinh từ bãi chôn lấp
™ Các khái niệm

SVTH: Trần Thị Xuân 

 7 


Đánh giá ảnh hưởng môi trườngcủa BCL Đa Phước đến khu dân cư xung quanh

* Chất thải rắn: Là loại chất thải dạng rắn phát sinh từ các họat động ở các đô thị
và khu công nghiệp bao gồm chất thải khu dân cư, chất thải từ các hoạt động thương
mại, dịch vụ, đô thị, y tế, công nghiệp và hoạt động xây dựng.
* Bãi chôn lấp:
• Là một diện tích hoặc một khu đất được quy hoạch, lựa chọn , thiết kế và
xây dựng để chôn lấp CTR nhằm giảm tối đa các tác động tiêu cực của BCL
tới môi trường.
• BCL là thành phần cuối cùng của hệ thống quản lý CTR và đây cũng là
biện pháp quản lý lâu dài chất thải. BCL có mặt ở tất cả các hệ thống quản
lý chất thải trên thế giới. BCL được sử dụng để đổ bỏ lâu dài một cách tin

cậy và an toàn phần còn lại của CTR (phần còn lại của CTR là những chất
thải không được tuần hoàn, còn lại sau quá trình xử lý ở các công đoạn tái
sinh nguyên liệu).
• BCL bao gồm các ô chôn lấp chất thải, vùng đệm và các công trình phụ trợ
như: trạm xử lý nước, khí thải, cung cấp điện, nước và văn phòng điều
hành.
* Bãi chôn lấp hợp vệ sinh: BCL được gọi là hợp vệ sinh là BCL được thiết kế và
vận hành sao cho giảm đến mức thấp nhất các tác động đến sức khỏe cộng đồng và
môi trường. BCL hợp vệ sinh được thiết kế và vận hành có lớp lót đáy, các lớp che
phủ hàng ngày, che phủ trung gian, có hệ thống thu gom và xử lý nước rò rỉ, thu gom
và xử lý khí thải, được che phủ cuối cùng và duy tu, bảo trì sau khi đóng BCL.
* Chôn lấp: Là quá trình trong đó các CTR còn lại được đổ vào trong BCL . Chôn
lấp bao gồm công tác giám sát lượng chất thải vào BCL, đổ và nén CTR, lắp đặt các
thiết bị kiểm soát và giám sát môi trường.
* Lớp đất phủ mỗi ngày: Thường bao gồm 15-30cm đất tự nhiên, đất sét hoặc các
vật liệu hỗn hợp như Compost. Mục đích của việc phủ mỗi ngày là việc kiểm soát
không cho CTR bay tứ tán do gió,tránh chuột, ruồi và các vi sinh vật khác vào và ra
BCL, kiểm soát nước mưa thấm vào BCL trong quá trình vận hành.
* Lớp cuối cùng: Là lớp chất thải cuối cùng của BCL bao gồm cả lớp phủ.
SVTH: Trần Thị Xuân 

 8 


Đánh giá ảnh hưởng môi trườngcủa BCL Đa Phước đến khu dân cư xung quanh

* Lớp phủ cuối cùng: Được áp dụng toàn bộ bề mặt của BCL. Lớp phủ cuối cùng
thường bao gồm nhiều lớp đất, màng địa chất được thiết kế để thoát nước, không thấm
nước và để trồng cây.
* Nước rỉ rác: Là nước thu được ở đáy BCL. Nước rỉ rác là nước mưa hoặc nước

tưới thấm vào BCL. Nước rò rỉ cũng bao gồm cả nước chứa trong CTR cũng như nước
ngấm vào BCL . Nước rỉ rác chứa nhiều thành phần hoá học khác nhau do quá trình
hoà tan của các chất có trong CTR, do sản phẩm của các phản ứng hoá học và sinh học
xảy ra trong BCL.
* Khí bãi chôn lấp: Là khí tìm được trong BCL. Bao gồm CH4, CO2 là sản phẩm
của quá trình phân huỷ kỵ khí phân hữu cơ có khả năng phân huỷ sinh học của CTR .
Khí của BCL còn bao gồm cả N2, O2, NH3 và các hợp chất hữu cơ.
™ Các vấn đề môi trường phát sinh từ bãi chôn lấp
¾ Ô nhiễm môi trường nước
* Nguồn gốc phát sinh
- Nước rò rỉ từ bãi chôn lấp .
- Nước rò rỉ trong khu vực sàn trung chuyển.
- Nước rò rỉ từ các xe vận chuyển chất thải rắn.
- Nước rửa xe vận chuyển trước khi ra khỏi BCL.
- Nước vệ sinh các thiết bị.
- Nước thải sinh họat của công nhân.
Nước rỉ rác được hình thành khi nước thấm vào các ô chôn lấp, chủ yếu có thể
do:
- Nước sẵn có và tự hình thành khi phân hủy rác hữu cơ trong BCL.
- Mực nước ngầm có thể dâng lên vào các ô chôn lấp.
- Nước từ các khu vực khác chảy qua có thể thấm vào các ô chôn lấp.
- Nước mưa rơi xuống khu vực ô chôn lấp rác trước khi phủ đất và trước
khi đóng bãi.
SVTH: Trần Thị Xuân 

 9 


Đánh giá ảnh hưởng môi trườngcủa BCL Đa Phước đến khu dân cư xung quanh


* Các nguồn phát sinh nước thải từ BCL có thể làm ảnh hưởng nghiêm trọng
đến môi trường nước mặt và nước ngầm nếu nó không được xử lý đúng cách và triệt
để.
* Tác động cơ bản do ô nhiễm môi trường nước gây ra
- Tác động đến con người: Nước là đường truyền bệnh rất nguy hiểm.
Nguồn nước ô nhiễm tác động đến người dân thể hiện qua sức khỏe cộng đồng, khi ăn
các lòai thực phẩm như cá, tôm, nghêu… bị nhiễm độc do nước ô nhiễm, con người sẽ
mắc nhiều chứng bệnh, trong đó có cả bệnh ung thư. Ngòai ra nguồn nước còn gây ra
các bệnh thương hàn, kiết lị, dịch tả, da liễu…nguyên nhân là do trong nước ô nhiễm
có nhiều vi khuẩn và nấm gây bệnh cho người.
- Tác động đến đời sống thủy sinh: Môi trường nước bị ô nhiễm dù ở mức
độ nhẹ hay nặng đều gây ra ảnh hưởng xấu đến giới tự nhiên, đến các hệ sinh thái, khu
hệ động vật, thủy sinh..
- Nước mặt bị ô nhiễm tác động đến nước ngầm: Khi môi trường nước bị ô
nhiễm vùng ven sông rạch, vùng bán ngập do mực nước ngầm nông, nguồn nước mặt
bị ô nhiễm với nhiều yếu tố độc hại đã di chuyển thẳng xuống mạch nước ngầm theo
phương thẳng đứng hoặc từ nước sông ngấm vào mạch nước ngầm theo phương nằm
ngang, dưới tác động của thủy triều mà không qua gạn lọc, làm sạch tự nhiên của môi
trường đất.
¾ Môi trường không khí
* Nguồn phát sinh
- Khí BCL từ quá trình phân hủy các chất hữu cơ, chủ yếu gồm các khí:
CH4, CO2, NH3, H2S, axit béo bay hơi
- Khí thải từ sàn trung chuyển CTR từ khâu tiếp nhận rác.
- Bụi do hoạt động san ủi, đầm nén và CTR từ ô chôn lấp bị thổi theo gió.
- Khí thải và tiếng ồn do xe vận chuyển CTR cũng như các lọai xe máy và
thiết bị vận hành khác gồm: SOx, NOx, CO.

SVTH: Trần Thị Xuân 


 10 


Đánh giá ảnh hưởng môi trườngcủa BCL Đa Phước đến khu dân cư xung quanh

* Vài tác động cơ bản do ô nhiễm không khí gây ra
- Tác động đến con người: ONKK có nhiều ảnh hưởng tai hại cho sức khỏe
con người. Các nhóm đặc biệt nhạy cảm là những người bị rối lọan tim phổi, trẻ em
nhất là các em hiếu động và những người bị suyễn và bị nghẹt mũi phải thở bằng
miệng. Khó mà nói một cách chính xác chất độc nào gây ra một bệnh nào. Vì các chất
ONKK tác động trong một thời gian dài, có sự cộng hưởng nhiều chất và thời gian ủ
bệnh lâu như bệnh viêm phế quản mãn tính, ung thư phổi và bệnh tim. Khi bị chất ô
nhiễm mạnh hoặc thời gian ô nhiễm kéo dài tùy với nồng độ thấp, chất này bị bão hòa,
chất ô nhiễm sẽ vào sâu trong hệ hô hấp và gây hại nhiều hơn . Bụi mịn rất hại vì có
thể vào sâu trong mang theo các chất độc gắn vào các bề mặt của phế quản hay tế bào.
ONKK lâu dài làm chất nhày nhiều, ngăn chặn luồng khí và tạo ra ho. Khi cơ của phế
quản bị chai và ho lâu, chất nhày tích tụ và thở ngày càng khó sẽ dẫn đến viêm phế
quản mãn tính. Ung thư phổi là do sự tăng trưởng bất bình thường của tế bào màng
nhày của phổi và phế quản.
- Ảnh hưởng đến đời sống thủy sinh: ONKK gây ảnh hưởng tai hại cho tất
cả các sinh vật. Chúng gây hại trực tiếp cho thực vật khi chúng đi vào khí khổng,
chúng sẽ làm hư hại hệ thống giảm thóat nước và giảm khả năng kháng bệnh. ONKK
cũng có thể ngăn chặn sự quang hợp và tăng trưởng thực vật, giảm sự hấp thụ thức ăn,
làm lá vàng và rụng sớm. Mưa axit còn có tác động gián tiếp lên thực vật và làm cây
thiếu thức ăn như Canxi, giết chết vi sinh vật đất, làm giảm hấp thu thức ăn và nước.
- Ảnh hưởng lên khí hậu: Có sự tác động tương hỗ giữa ONKK và nhân tố
khí hậu. Hướng gió, độ chiếu sáng, lượng mưa chi phối cường độ ONKK. Ngược lại,
khi ONKK ở mức độ cao sẽ làm cho nhân tố khí hậu như dòng quang năng rọi tới trái
đất sẽ bị giảm theo ngày có sương mù ở đô thị. Ngòai ra, ONKK còn là nguyên nhân
gây hiện tượng hịêu ứng nhà kín làm cho nhiệt độ trái đất gia tăng, gây hiện tượng

nóng lên tòan cầu, băng ở 2 cực tan, nước biển giãn nở làm chìm ngập các vùng thấp
và hải đảo. Hạn hán, lũ lụt xảy ra thường xuyên hơn, mưa bão dữ dội hơn.
Î Tác động đến sức khỏe con người
Ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng do ô nhiễm môi trường nước và không khí gây ra
sẽ biến chuyển theo các con đường sau:
SVTH: Trần Thị Xuân 

 11 


Đánh giá ảnh hưởng môi trườngcủa BCL Đa Phước đến khu dân cư xung quanh

Thở ra(lọai bỏ)
Hít vào(hấp thu)
Con người

Tiêu
hóa
thực
phẩm

SV trên cạn,
dưới nước
Tx
trực
tiếp
Đất

Hít vào
Uống nước

Lắng
đọng

Khí quyển
Bay hơi

Tiêu hóa
Nước

Bay
hơi
Bãi chôn lấp

Đào thải
Nước rò rỉ
Trầm tích
Sự dịch chuyển của bụi do gió
Sự lắng đọng

Hình 2.1 Con đường tác động của môi trường không khí đến con người
2.2. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH BÃI CHÔN LẤP ĐA PHƯỚC XÃ ĐA PHƯỚC,
HUYỆN BÌNH CHÁNH
BCL Đa Phước được xây dựng để chia sẻ gánh nặng cho BCL Phước Hiệp.
Khu liên hiệp xử lý CTR Đa Phước do Công ty TNHH xử lý CTR Việt Nam (VWS)
làm chủ đầu tư, vốn đầu tư 90 triệu USD .Tổng diện tích là 120ha, thành phố mới giao
cho 70 ha. BCL bắt đầu từ ngày 1/11/2007, chính thức tiếp nhận rác vào 2/2008. Rác
được tiếp nhận sẽ được phân loại : một phần làm phân Compost, một phần tái chế và
phần còn lại đem đi chôn lấp.
Công suất của hệ thống xử lý nước rò rỉ : 1000m3/ngày (hệ thống 1) và 8001000m3/ngày (hệ thống 2).
Công suất xử lý khí thải: 117.720m3/ngày.

Công suất chôn lấp CTR : 2500-3000 tấn/ngày.
Công suất của nhà máy phân loại CTR : 500 tấn/ngày.

SVTH: Trần Thị Xuân 

 12 


Đánh giá ảnh hưởng môi trườngcủa BCL Đa Phước đến khu dân cư xung quanh

Công suất nhà máy chế biến phân Compost: 100 tấn/ngày ở giai đoạn đầu, 300
tấn/ngày giai đoạn kế tiếp.
BCL Đa Phước bao gồm nhà máy phân loại chất thải, nhà máy chế biến
Compost. Nhà máy phân loại CTR nhằm đơn giản hoá công nghệ xử lý chất thải và
tận dụng triệt để các phế liệu có thể tái sử dụng phục vụ cho đời sống con người, giảm
nguồn nguyên liệu đầu vào và chất thải đầu ra. Nhà máy chế biến Compost cung cấp
một lượng phân vi sinh giá thành hợp lý, đảm bảo chất lượng cho mục đích trồng trọt,
hạn chế việc sử dụng phân hoá học. Công nghệ lựa chọn đảm bảo phù hợp với phương
án thu gom CTR hiện tại và tương lai nhằm phát huy cao nhất khả năng tái sinh, tái sử
dụng các loại CTR đô thị. Trong công nghệ này, các loại CTR nguy hại được tách
riêng để xử lý. Đồng thời CTR, nước rò rỉ, và khí sinh ra từ các ô chôn lấp đều được
xử lý theo TCVN, QCVN và các văn bản có liên quan.
Tuy nhiên đến nay các công trình như: sàn trung chuyển rác đang trong quá
trình xây dựng và chưa được vận hành; nhà máy phân loại chế biến phân compost và
hệ thống xử lý khí vẫn chưa tiến hành được theo đúng dự kiến ban đầu.
Tổng thời gian hoạt động của dự án là 50 năm. 22 năm đầu dành cho việc chôn
lấp, 28 năm sau sẽ triển khai dự án sân Golf và khu vui chơi giải trí.
2.3. NGUỒN PHÁT SINH, LƯU LƯỢNG, THÀNH PHẦN CHẤT THẢI RẮN
TẠI BÃI CHÔN LẤP ĐA PHƯỚC
2.3.1. Nguồn phát sinh

TP.HCM nằm trong tọa độ địa lý khoảng 10010’ – 10038’ vĩ độ Bắc và 106022’
– 106054’ kinh độ đông, diện tích 2.093,7 km2, trong đó nội thành chiếm 140,3 km2 và
ngọai thành chiếm 1.953,4 km2. Phía Bắc giáp tỉnh Bình Dương, Tây Bắc giáp tỉnh
Tây Ninh, Đông và Đông Bắc giáp tỉnh Đồng Nai, Đông Nam giáp tỉnh Bà Rịa-Vũng
Tàu, Tây và Tây Nam giáp tỉnh Long An và Tiền Giang.
TP.HCM nằm ở ngã tư quốc tế giữa các con đường hàng hải từ Bắc xuống
Nam, từ Đông sang Tây, là tâm điểm của khu vực Đông Nam Á. Với vị trí thuận lợi,
Sài Gòn- nơi được mệnh danh là “Hòn ngọc Viễn Đông” đã là trung tâm thương mại

SVTH: Trần Thị Xuân 

 13 


Đánh giá ảnh hưởng môi trườngcủa BCL Đa Phước đến khu dân cư xung quanh

và là nơi hội tụ của nhiều dân tộc anh em, mỗi dân tộc có tín ngưỡng, sắc thái văn hóa
riêng và góp phần tạo nên một nền văn hóa đa dạng. Các nguồn CTR rất đa dạng từ:
- Các khu dân cư, các chợ, khu thương mại – dịch vụ.
- Các cơ quan, trường học, bệnh viện, viện nghiên cứu và trung tâm khoa học.
- Các công trình công cộng (công viên, sân vận động, rạp hát).
- Các trạm xử lý nước thải, các ống thóat nước thành phố.
- Các khu công nghiệp, khu chế xuất, các cơ sở sản xuất vừa và nhỏ….
Bảng 2.1 Các lọai chất thải đặc trưng từ nguồn thải sinh họat
Nguồn thải

Khu dân cư và khu
thương mại

Chất thải đặc biệt


Các lọai chất thải
-

Chất thải thực phẩm

-

Giấy, carton

-

Nhựa

-

Vải

-

Cao su

-

Rác vườn

-

Gỗ


-

Các lọai khác:tã lót, khăn vệ sinh

-

Kim lọai chứa sắt

-

Chất thải thể tích lớn

-

Đồ điện gia dụng

-

Hàng hóa

-

Rác vườn thu gom riêng

-

Pin

-


Dầu

-

Lốp xe

-

Chất thải nguy hại

Chất thải từ viện

Giống như trình bày trong mục chất thải khu dân cư và

nghiên cứu công sở
Chất thải dịch vụ
SVTH: Trần Thị Xuân 

khu thương mại
-

Rửa đường và hẻm phố: bụi, rác, xác động vật..
 14 


Đánh giá ảnh hưởng môi trườngcủa BCL Đa Phước đến khu dân cư xung quanh

-

Cỏ, mẫu cây thừa, gốc cây, các ống kim lọai và nhựa cũ


-

Chất thải thực phẩm, giấy báo, carton, giấy lọai hỗn
hợp, chai nước giải khát, can sữa và nước uống..
Nguồn: Công ty môi trường Tầm Nhìn Xanh

BCL Đa Phước đảm trách tiếp nhận rác được vận chuyển từ các quận/huyện: 1,
4, 5, 6, 7, 8, Nhà Bè, Bình Chánh và khu Nam Sài Gòn hỗ trợ cho việc đóng cửa BCL
Đông Thạnh và Gò Cát.
2.3.2. Thành phần và khối lượng rác tại bãi chôn lấp
Hằng ngày TP.HCM đang đổ ra khoảng 5.500-5.700 tấn CTR sinh họat, 1.1001.300 tấn CTR xây dựng , khoảng hơn 1.000 tấn CTR công nghiệp, trong đó có
khoảng 150-180 tấn Chất thải nguy hại , 7-9 tấn CTR y tế.
Theo số liệu thống kê của Sở Tài Nguyên và Môi Trường, khối lượng rác sinh
họat phát sinh hằng ngày vào khoảng 7.000 tấn, trong đó các đơn vị thu gom của thành
phố thu gom được và vận chuyển lên BCL khoảng 6.000 tấn/ngày.
Hàng ngày BCL Đa Phước sẽ tiếp nhận khoảng 3.000 tấn rác được các đơn vị
thu gom và vận chuyển đến .
Bảng 2.2 Các lọai chất thải đặc trưng từ nguồn thải sinh họat
STT

Thành phần riêng
biệt

Thành phần khối lượng

Thành phần %

Mùa mưa


Mùa khô

Mùa mưa

Mùa khô

1

Thành phần

1.1

Thực phẩm

93.000

85.600

86,7

88,9

1.2

Vỏ, ốc, cua

520

1.040


0,5

1,1

1.3

Tre, rơm, rạ

360

1.700

0,3

1,8

1.4

Giấy

2.600

1.880

2,4

2

1.5


Carton

-

740

0

0,8

1.6

Nilon

1.400

1.360

1,3

1,4

1.7

Nhựa

840

100


0,8

0,1

1.8

Vải

1.360

850

1,3

0,9

SVTH: Trần Thị Xuân 

 15 


×