Tải bản đầy đủ (.pdf) (103 trang)

ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG DỰ ÁN XÂY DỰNG NHÀ MÁY SẢN XUẤT CHẤT ĐỐT SẠCH VÀ VÁN SÀN CÔNG NGHIỆP TẠI PHÂN KHU CÔNG NGHIỆP SÀI GÒN – DUNG QUẤT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (962 KB, 103 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG DỰ ÁN XÂY DỰNG
NHÀ MÁY SẢN XUẤT CHẤT ĐỐT SẠCH VÀ VÁN SÀN
CÔNG NGHIỆP TẠI PHÂN KHU CÔNG NGHIỆP
SÀI GÒN – DUNG QUẤT

Họ và tên sinh viên:
Ngành:
Niên khóa:

TRƯƠNG THỊ ÁNH DUYÊN
Quản lý môi trường
2006 – 2010

Tháng 06 năm 2010


ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG DỰ ÁN XÂY DỰNG NHÀ MÁY
SẢN XUẤT CHẤT ĐỐT SẠCH VÀ VÁN SÀN CÔNG NGHIỆP
TẠI PHÂN KHU CÔNG NGHIỆP SÀI GÒN – DUNG QUẤT

Tác giả

TRƯƠNG THỊ ÁNH DUYÊN

Khóa luận được đệ trình đề để đáp ứng yêu cầu
cấp bằng Kỹ sư ngành


Quản lý môi trường

Giáo viên hướng dẫn:

ThS. NGUYỄN TRẦN LIÊN HƯƠNG

Tháng 06 năm 2010
i


LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, con xin chân thành cảm ơn bố mẹ là người đã nuôi nấng, dạy dỗ
và tạo mọi điều kiện để con có được như ngày hôm nay.
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban Giám hiệu trường Đại học Nông
Lâm, tập thể quí thầy cô khoa Môi trường và Tài nguyên đã tận tình dạy dỗ, hướng
dẫn và truyền đạt kiến thức cho em trong suốt khóa học tại trường.
Em xin chân thành cảm ơn sự quan tâm, giúp đỡ của các cô chú, anh chị trong
Trung tâm kỹ thuật quan trắc môi trường đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em trong
suốt thời gian thực tập và làm khóa luận tốt nghiệp.
Đặc biệt em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới cô Nguyễn Trần Liên Hương,
người đã động viên em trong những lúc gặp khó khăn, tận tình hướng dẫn, bổ sung
những kiến thức còn thiếu trong quá trình thực hiện khóa luận.
Cảm ơn các bạn lớp DH06QM và anh chị khóa trên đã chia sẻ, góp ý và động
viên mình. Điều đó đã giúp mình vượt qua những trở ngại, khó khăn để hoàn thành bài
khóa luận.
Những tình cảm cao quý ấy sẽ là hành trang và nhịp cầu vững chắc giúp em tự
tin bước vào công việc của mình sau này, em hết sức trân trọng và xin chân thành cảm
ơn.
Tuy đã cố gắng hết mình nhưng do thời gian có hạn và trình độ chuyên môn
còn hạn chế nên không tránh khỏi những sai sót trong quá trình thực hiện đề tài. Em

mong nhận được sự thông cảm và đóng góp ý kiến của thầy cô và bạn bè để giúp cho
đề tài được hoàn thiện hơn.
Em xin cảm ơn tất cả mọi người!
Sinh viên thực hiện

Trương Thị Ánh Duyên

ii


TÓM TẮT
Đề tài nghiên cứu “ Đánh giá tác động môi trường Dự án xây dựng Nhà máy
sản xuất chất đốt sạch và ván sàn công nghiệp tại phân khu công nghiệp Sài Gòn –
Dung Quất”, được thực hiện tại Khu kinh tế Dung Quất, từ ngày 1/3/2010 đến ngày
1/7/2010.
Nhằm đáp ứng nhu cầu chất đốt sạch và ván sàn công nghiệp của thị trường,
phát triển kinh tế, và tận dụng nguồn nguyên liệu dồi dào từ phế phẩm nông nghiệp, gỗ
từ các rừng trồng, công ty TNHH Tân Thịnh Phát đã đầu tư xây dựng Nhà máy sản
xuất chất đốt sạch và ván sàn công nghiệp tại Phân khu công nghiệp Sài Gòn – Dung
Quất.
Tuy nhiên bên cạnh những lợi ích trên thì khi dự án được thực hiện sẽ có những
ảnh hưởng nhất định đến môi trường; do vậy khóa luận đã tiến hành xác định, nhận
diện các nguồn tác động của dự án đến môi trường, từ đó đề ra những phương án khả
thi nhằm giảm thiểu những tác động từ quá trình xây dựng và hoạt động của dự án đến
chất lượng môi trường khu vực Dự án. Nội dung của báo cáo bao gồm thực hiện các
bước của việc lập báo cáo ĐTM cho dự án.
Khóa luận đi sâu vào việc đánh giá những tác động đến môi trường và đề ra
những biện pháp giảm thiểu, phần nội dung gồm những phần chính sau:
− Chương 1: Mở đầu
− Chương 2: Mô tả sơ lược về dự án

− Chương 3: Điều kiện tự nhiên, môi trường và kinh tế - xã hội
− Chương 4: Đánh giá tác động môi trường
− Chương 5: Biện pháp giảm thiểu tác động xấu, phòng ngừa và ứng phó sự cố
môi trường
− Chương 6: Kết luận và kiến nghị

iii


MỤC LỤC
Trang tựa ..................................................................................................................................... i
Lời cảm ơn .................................................................................................................................. ii
Tóm tắt....................................................................................................................................... iii
Mục lục ...................................................................................................................................... iv
Danh mục các chữ viết tắt ......................................................................................................... vi
Danh mục bảng ......................................................................................................................... vii
Danh mục hình vẽ .................................................................................................................... viii
Chương 1: MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1
1.1. Đặt vấn đề ........................................................................................................................ 1
1.2. Mục tiêu đề tài ................................................................................................................. 1
1.3. Nội dung đề tài ................................................................................................................ 1
1.4. Ý nghĩa đề tài................................................................................................................... 2
1.5. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................................. 2
1.6. Phạm vi nghiên cứu ......................................................................................................... 3
Chương 2: MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN .................................................................................. 4
2.1 PHẠM VI GIỚI HẠN CỦA DỰ ÁN ............................................................................... 4
2.1.1 Tên dự án ........................................................................................................................ 4
2.1.2 Tên chủ đầu tư ................................................................................................................ 4
2.1.3 Địa điểm đầu tư dự án .................................................................................................... 4
2.2 NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA DỰ ÁN............................................................................. 5

2.2.1 Hạng mục công trình ...................................................................................................... 5
2.2.2 Sản phẩm, quy mô công suất .......................................................................................... 6
2.2.3 Máy móc thiết bị ............................................................................................................. 6
2.2.4 Nguyên vật liệu đầu vào của Nhà máy ........................................................................... 7
2.2.5 Công nghệ sản xuất......................................................................................................... 7
2.2.6 Vốn đầu tư .................................................................................................................... 10
2.2.7 Cơ cấu tổ chức nhân sự ................................................................................................ 10
2.2.8 Tiến trình thực hiện dự án ............................................................................................ 10
Chương 3: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN MÔI TRƯỜNG VÀ KINH TẾ XÃ HỘI ................ 11
3.1 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN ............................................................................................... 11
3.1.1 Điều kiện địa hình, địa chất .......................................................................................... 11
3.1.2 Khí tượng thuỷ văn ....................................................................................................... 11
3.2 HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG KHU VỰC DỰ ÁN .................................................... 11
3.2.1 Hiện trạng môi trường không khí ................................................................................. 12
3.1.2 Hiện trạng môi trường nước ......................................................................................... 13
3.1.3 Hiện trạng môi trường đất ............................................................................................ 14
3.3 ĐIỀU KIỆN KINH TẾ XÃ HỘI ................................................................................... 15
3.3.1 Cơ sở hạ tầng ................................................................................................................ 15
iv


3.3.2 Diện tích, dân số ........................................................................................................... 15
3.3.3 Tình hình kinh tế .......................................................................................................... 15
Chương 4: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG ........................................................ 16
4.1 ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG GIAI ĐOẠN CHUẨN BỊ MẶT BẰNG .... 16
4.2 ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG TRONG GIAI ĐOẠN XÂY DỰNG ......... 16
4.2.1 Nguồn phát sinh ô nhiễm .............................................................................................. 16
4.2.2 Đối tượng, quy mô chịu tác động trong giai đoạn xây dựng của dự án ....................... 18
4.2.3 Dự báo sự cố, rủi ro ...................................................................................................... 19
4.2.4 Đánh giá tác động ......................................................................................................... 20

4.3 ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG TRONG GIAI ĐOẠN VẬN HÀNH NHÀ
MÁY ..................................................................................................................................... 28
4.3.1 Nguồn phát sinh chất ô nhiễm ...................................................................................... 28
4.3.2 Đối tượng và quy mô chịu tác động ............................................................................. 30
4.3.3 Dự báo sự cố, rủi ro ...................................................................................................... 31
4.3.4 Đánh giá tác động ......................................................................................................... 32
4.4 ĐÁNH GIÁ TỔNG HỢP TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN ........................ 41
Chương 5: BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG, PHÒNG NGỪA VÀ ỨNG PHÓ
SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG ......................................................................................................... 42
5.1 BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG TRONG GIAI ĐOẠN XÂY
DỰNG .................................................................................................................................. 42
5.2.1 Biện pháp tổ chức thi công xây dựng .......................................................................... 42
5.2.2 Biện pháp kỹ thuật nhằm bảo vệ môi trường trong quá trình thi công xây dựng ........ 42
5.2.3 Biện pháp giảm thiểu các tác động có hại đến môi trường do hoạt động của công nhân
.............................................................................................................................................. 45
5.2.4 Biện pháp an toàn lao động, phòng ngừa tai nạn lao động .......................................... 45
5.2.5 Biện pháp an toàn giao thông, phòng chống cháy nổ .................................................. 46
5.2.6 Biện pháp an toàn vệ sinh thực phẩm, phòng chống dịch bệnh cho công nhân .......... 47
5.2 BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG TRONG GIAI ĐOẠN VẬN
HÀNH................................................................................................................................... 47
5.3.1 Biện pháp khống chế và giảm thiểu ô nhiễm không khí .............................................. 47
5.3.2 Biện pháp khống chế giảm thiểu ô nhiễm nước ........................................................... 54
5.3.3 Biện pháp khống chế và giảm thiểu tác động do chất thải rắn, chất thải nguy hại....... 55
5.2.4 Biện pháp khống chế và giảm thiểu ô nhiễm môi trường đất ....................................... 57
5.2.5 Biện pháp an toàn lao động, ứng cứu sự cố .................................................................. 57
5.3 CHƯƠNG TRÌNH GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG ........................................................... 60
Chương 6: KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ .................................................................................. 63
6.1. KẾT LUẬN ................................................................................................................... 63
6.2. KIẾN NGHỊ................................................................................................................... 64
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................................... 65

PHỤ LỤC ................................................................................................................................ 66

v


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 
BOD

: Nhu cầu oxy sinh học

BTCT

: Bê tông cốt thép

BTNMT

: Bộ Tài Nguyên Môi Trường

CO2

: Khí cacbonic

COD

: Nhu cầu oxy hóa học

DO

: Oxy hòa tan


ĐTM

: Đánh giá tác động môi trường

EMC

: Trung tâm Kỹ thuật Quan trắc Môi trường

H2S

: Sunfua hydro

KKT

: Khu kinh tế

KPH

: Không phát hiện

NOx

: Nitơ oxit

PCCC

: Phòng cháy chữa cháy

QCVN


: Quy chuẩn Việt Nam

SO2

: Khí Sunfurơ

SS

: Chất rắn lơ lửng

TCVN

: Tiêu chuẩn Việt Nam

TCXDVN

: Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam

TSKH

: Tiến sĩ khoa học

UBND

: Ủy ban Nhân dân

VNĐ

: Việt Nam đồng


VOC

: Chất hữu cơ dễ bay hơi

WHO

: Tổ chức Y tế thế giới

XLNT

: Xử lý nước thải
vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Các hạng mục công trình ............................................................................... 5 
Bảng 3.1: Kết quả phân tích môi trường không khí khu vực dự án ..............................12 
Bảng 3.2: Kết quả quan trắc nước ngầm khu vực dự án ...............................................13 
Bảng 3.3: Kết quả quan trắc chất lượng đất khu vực dự án ..........................................14 
Bảng 4.1: Nguồn tác động môi trường có liên quan đến chất thải trong giai đoạn xây
dựng của Dự án..............................................................................................................16 
Bảng 4.2: Nguồn gây tác động không liên quan đến chất thải trong giai đoạn xây dựng
của Dự án .......................................................................................................................18 
Bảng 4.3: Đối tượng và quy mô chịu tác động trong giai đoạn xây dựng của Dự án ...18 
Bảng 4.4: Tải lượng chất ô nhiễm khí thải từ hoạt động giao thông .............................22 
Bảng 4.5: Mức ồn sinh ra từ hoạt động của các phương tiện, thiết bị thi công trên công
trường ............................................................................................................................23 
Bảng 4.6: Tải lượng và nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt (chưa qua
xử lý) trong giai đoạn xây dựng của Dự án ..................................................................25 
Bảng 4.7: Định mức hao hụt vật liệu do thi công..........................................................26 

Bảng 4.8: Nguồn tác động có liên quan đến chất thải trong giai đoạn vận hành Nhà
máy ................................................................................................................................28 
Bảng 4.9: Nguồn gây tác động không liên quan đến chất thải trong giai đoạn vận hành
Nhà máy .........................................................................................................................30 
Bảng 4.10: Đối tượng và quy mô chịu tác động trong giai đoạn vận hành Nhà máy ...30 
Bảng 4.11: Hàm lượng chất ô nhiễm phát sinh từ hoạt động của phương tiện giao
thông của Nhà máy trong 1 năm....................................................................................33 
Bảng 4.12: Mức ồn từ các phương tiện giao thông ......................................................36 
Bảng 4.13: Tải lượng và nồng độ các chất ô nhiễm sinh ra từ nước thải sinh hoạt (chưa
qua xử lý) trong giai đoạn vận hành của Nhà máy ........................................................38 
Bảng 4.14: Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước mưa chảy tràn ................................39 
Bảng 5.1: Các biện pháp khống chế ô nhiễm không khí ...............................................47 
Bảng 5.2: Chương trình giám sát môi trường dự kiến cho Nhà máy ............................60 

vii


DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 2.1: Quy trình sản xuất chất đốt sạch. .................................................................... 8 
Hình 2.2: Quy trình sản xuất ván ghép thanh. ................................................................. 8 
Hình 2.3: Quy trình sản xuất ván sàn .............................................................................. 9 
Hình 5.1: Sơ đồ công nghệ xử lý bụi .............................................................................50 
Hình 5.2: Cấu tạo XYCLONE.......................................................................................51 
Hình 5.3: Thiết kế nhà xưởng ........................................................................................54 
Hình 5.4: Hình vẽ cấu tạo bể tự hoại 3 ngăn .................................................................55 

viii


Chương 1

MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Trước tình hình phát triển của nước ta hiện nay thì mức sống của người dân
cũng dần tăng lên và họ quan tâm nhiều hơn đến việc trang trí làm cho ngôi nhà,
phòng làm việc của mình thêm trang trọng hơn, đẹp hơn; do vậy nhu cầu sử dụng các
loại ván ghép, ván sàn đang tăng lên. Nước ta hàng năm cũng sản xuất ra một lượng
lớn gỗ từ các rừng trồng, đây là nguồn nguyên liệu chính của sản xuất ván sàn. Đánh
giá tình hình thị trường, nguồn nguyên liệu, nhà đầu tư đã quyết định xây dựng Nhà
máy sản xuất ván sàn công nghiệp, Nhà máy được xây tại Phân khu công nghiệp Sài
Gòn – Dung Quất, điều này phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế của Khu kinh tế
Dung Quất.
Ngoài ra, hiện nay vấn đề nhiên liệu phục vụ cho sản xuất đang là vấn đề đau
đầu cho các doanh nghiệp Việt Nam và thế giới; do đó việc tìm kiếm nguồn nhiên liệu
là rất cần thiết. Bên cạnh đó hàng năm, ngành nông nghiệp của nước ta thải ra một
lượng lớn phế thải nông nghiệp gây lãng phí, và ô nhiễm môi trường. Đánh giá tình
hình hiện tại nhà đầu tư đã quyết định đầu tư xây dựng thêm dây chuyền sản xuất chất
đốt sạch từ các phế thải nông nghiệp, và dây chuyền này cũng nhằm tận dụng chất thải
từ dây chuyền sản suất ván sàn công nghiệp của Nhà máy.
Như vậy việc xây dựng Nhà máy sản xuất chất đốt sạch và ván sàn công nghiệp
là phù hợp với nhu cầu thị trường, nguồn nguyên liệu, và phù hợp với quy hoạch kinh
tế của vùng.
1.2. Mục tiêu đề tài
Đề tài thực hiện đánh giá tác động môi trường của dự án xây dựng Nhà máy sản
xuất chất đốt sạch và ván sàn công nghiệp.
1.3. Nội dung đề tài
− Đánh giá hiện trạng môi trường tự nhiên, và kinh tế xã hội tại khu vực thực hiện
dự án.
− Đánh giá tác động môi trường do việc thực hiện dự án gây ra.
1



− Đề xuất biện pháp ngăn ngừa và giảm thiểu các tác động xấu của dự án.
− Lập chương trình giám sát môi trường tại Nhà máy.
1.4. Ý nghĩa đề tài
Nhằm giúp cho sinh viên có thêm kinh nghiệm thực tế cho chuyên ngành, và
thực hiện khóa luận hoàn thành chương trình học tập.
Đề tài được thực hiện sẽ giúp cho công ty thực hiện tuân thủ pháp luật, bảo vệ
môi trường và phát triển sản xuất.
1.5. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu đã sử dụng các phương pháp sau:
− Phương pháp thu thập và tổng hợp các thông số: điều kiện tự nhiên, điều kiện
khí tượng, thuỷ văn, kinh tế - xã hội tại khu vực cải tạo, mở rộng dự án.
− Phương pháp đo đạc, lấy mẫu ngoài hiện trường; và thí nghiệm, phân tích mẫu
trong phòng thí nghiệm: Xác định các thông số về hiện trạng chất lượng không khí,
tiếng ồn, nước mặt, nước ngầm, đất tại khu vực dự án và khu vực xung quanh.
− Sử dụng phương pháp đánh giá nhanh theo hệ số ô nhiễm do tổ chức WHO
thiết lập năm 1993: Ước tính tải lượng và nồng độ các chất ô nhiễm từ các hoạt động
xây dựng và vận hành dự án theo hệ số ô nhiễm của WHO.
− Phương pháp ma trận: Xác định mối quan hệ giữa các hoạt động của dự án với
các tác động môi trường.
− Phương pháp liệt kê:
+ Liệt kê các tác động môi trường do hoạt động phá dỡ các công trình hiện
hữu và hoạt động xây dựng ;
+ Liệt kê các tác động môi trường do hoạt động xây dựng dự án;
+ Liệt kê các tác động môi trường khi dự án đi vào hoạt động, bao gồm các
nhân tố gây ô nhiễm môi trường: nước thải, khí thải, chất thải rắn, cháy
nổ, an toàn lao động…;
+ Dự báo các tác động đến môi trường, kinh tế và xã hội trong khu vực do
hoạt động của dự án gây ra.
2



− Phương pháp so sánh:
+ So sánh về lợi ích kỹ thuật và kinh tế, lựa chọn và đề xuất phương án
giảm thiểu các tác động do hoạt động của dự án gây ra đối với môi
trường, kinh tế và xã hội;
+ Đánh giá các tác động trên cơ sở các Tiêu chuẩn môi trường Việt Nam,
quy chuẩn Việt Nam.
− Nghiên cứu sách và các tài liệu khảo sát thực địa:
+ Sưu tầm tài liệu và khảo sát thực tế bao gồm: địa hình, địa chất, địa chất
- thủy văn, khí tượng thủy văn, hoạt động thương mại – dịch vụ;
+ Sưu tầm tài liệu về cơ sở hạ tầng kỹ thuật: hệ thống đường giao thông, hệ
thống cấp nước, hệ thống cấp điện, hệ thống thoát nước;
+ Tham khảo sách;
+ Khảo sát hiện trạng, thu thập thông tin hình ảnh môi trường khu vực
dự án.
1.6. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài được thực hiện trong phạm vi của một dự án cụ thể, Dự án “ xây dựng
Nhà máy sản xuất chất đốt sạch và ván sàn công nghiệp.

3


Chương 2
MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN
2.1 PHẠM VI GIỚI HẠN CỦA DỰ ÁN
2.1.1 Tên dự án
NHÀ MÁY SẢN XUẤT CHẤT ĐỐT SẠCH VÀ VÁN SÀN CÔNG NGHIỆP
2.1.2 Tên chủ đầu tư
CÔNG TY TNHH TÂN THỊNH PHÁT

− Địa chỉ trụ sở chính: Phân khu Công nghiệp Sài Gòn - Dung Quất, xã Bình
Thạnh, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi.
− Tên, địa chỉ văn phòng giao dịch: Văn phòng giao dịch ban điều hành Dự án
Sản xuất chất đốt sạch và ván sàn công nghiệp.
− Địa chỉ: Số nhà 182 đường Trần Hưng Đạo, phường Chánh Lộ, TP Quảng
Ngãi.
− Giám đốc: VÕ VĂN VINH
− Điện thoại: 055.3829644

Di động: 01679.031789

− Email: ;

Website: Tanthinhphat.com.vn

2.1.3 Địa điểm đầu tư dự án
Nhà máy sản xuất chất đốt sạch và ván sàn công nghiệp nằm trên khu đất có
diện tích 25.094m2, thuộc xã Bình Thạnh, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi. Vị trí lô
đất có giới cận như sau:
− Phía Bắc giáp: Đường nội bộ phân khu Sài Gòn – Dung Quất.
− Phía Nam giáp: Đường nội bộ phân khu Sài Gòn – Dung Quất.
− Phía Đông giáp: Tường rào Công ty TNHH Tân Thành.
− Phía Tây giáp: Nhà máy sản xuất bê tông Pha Đin.
(Xem phụ lục 2 sơ đồ vị trí dự án)
4


Khu đất dự án nằm trong Phân khu công nghiệp Sài Gòn – Dung Quất nên có
được những thuận lợi nhất định như sau:
− Khu đất đã tiến hành san lấp mặt bằng.

− Hệ thống đường giao thông, điện, cấp và thoát nước rất thuận lợi cho quá trình
xây dựng và đi vào hoạt động của Nhà máy.
− Khu vực dự án cách xa khu dân cư, trong khu đất dự án không có dân cư sinh
sống, không có các di tích lịch sử văn hóa và các loài động thực vật cư trú.
− Trong lòng đất của khu đất dự án không có các nguồn tài nguyên khoáng sản có
giá trị kinh tế.
Vị trí hoạt động sản xuất của Dự án phù hợp với quy hoạch công nghiệp của
Khu kinh tế Dung Quất, cách xa các khu dân cư lân cận, không ảnh hưởng đến cuộc
sống và sức khỏe người dân; gần cơ sở hạ tầng, dịch vụ công cộng… của Phân Khu
công nghiệp Sài Gòn – Dung Quất nên thuận lợi cho việc bố trí các loại hình công
nghiệp cơ khí, lắp ráp, chế biến nông lâm sản, vật liệu xây dựng.
2.2 NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA DỰ ÁN
2.2.1 Hạng mục công trình
2.2.1.1 Các hạng mục công trình chính
Các hạng mục chính của công trình được trình bày ở bảng 2.1.
Bảng 2.1: Các hạng mục công trình
Diện tích
(m2)

TT

Hạng mục công trình

I

Phần xây dựng

1

Bãi nguyên liệu


3.516

2

Xưởng cưa

420

3

Nhà sấy và phân xưởng sản xuất

3.136

4

Xưởng sản xuất số 1, 2

5.544

5

Nhà điều hành

280

6

Nhà trưng bày sản phẩm


245

7

Nhà để xe

270

8

Nhà nghỉ công nhân

280

5


9

Nhà ăn

240

10

Nhà vệ sinh

35


11

Trạm điện

9

12

Nhà bảo vệ

20

13

Bể cấp nước chữa cháy

80

14

Trạm cân

57

15

Nhà hút bụi

20


16

Tường rào cổng ngõ

993

II

Hạ tầng kỹ thuật

1

Hệ thống thoát nước mặt

-

2

Hệ thống điện ngoài nhà

-

3

Hệ thống cấp nước sinh hoạt và PCCC

-

4


Vườn hoa cây cảnh

3.815

5

Giao thông nội bộ

7.127

6

Hệ thống chống sét chủ động

-

III

Xưởng sơ chế nguyên liệu

1

Nhà xưởng chế biến (nhà tiền chế)

1.928

2

Hệ thống điện tổng thể và chiếu sáng


-

Nguồn: Dự án Nhà máy sản xuất chất đốt sạch và ván sàn công nghiệp (2009).
(Sơ đồ bố trí mặt bằng tổng thể dự án được đính kèm ở Phụ lục 4.)
2.2.1.2 Các hạng mục công trình phụ trợ
(Xem chi tiết ở phụ lục 5)
2.2.2 Sản phẩm, quy mô công suất
™

Sản phẩm chất đốt sạch: Viên Nén Mùn Cưa Wood Pellets Xuất Khẩu, Than củi

công nghiệp công suất 3.994 tấn/năm;
™

Sản phẩm Ván ghép thanh và ván sàn công nghiệp công suất: 420.000m2 tương

đương 12.480 m3/năm.
Trong đó, Công ty sẽ giành 30% - 60% cơ cấu sản phẩm để xuất khẩu.
2.2.3 Máy móc thiết bị
Chủ đầu tư sẽ đầu tư mua máy móc thiết bị hoàn toàn mới phục vụ cho sản
xuất. Danh mục các loại máy móc thiết bị được trình bày ở phụ lục 6.
6


2.2.4 Nguyên vật liệu đầu vào của Nhà máy
2.2.4.1 Nguyên liệu chính
− Nguyên liệu đối với sản xuất chất đốt sạch (4.193 tấn/năm) bao gồm: mùn cưa,
dăm bào, các loại phế thải từ quá trình sản xuất ván của Nhà máy và sản xuất nông
nghiệp như cây cà phê già, cây sắn, lõi quả ngô, rơm rạ, vỏ cà phê, vỏ sắn, bã sắn, gỗ
vụn, cành, ngọn, bã mía, vỏ lạc, phế thải ngành da giày, phế thải của Nhà máy giấy.

− Nguyên liệu đối với sản xuất ván ghép thanh, ván sàn công nghiệp (34.944
tấn/năm) bao gồm: bạch đàn, keo lai.
Nguồn cung cấp nguyên liệu chính được thu mua từ các huyện trong tỉnh: Ba Tơ,
Minh Long, Sơn Hà, Bình Sơn, Trà Bồng, Sơn Tây, Tây Trà và các huyện miền núi
của tỉnh Quảng Nam.
2.2.4.2 Vật liệu phụ
− Sơn các loại phục vụ quy trình sản xuất ván sàn:

48 tấn/năm;

− Keo dán phục vụ quy trình sản xuất ván ghép thanh:

19,97 tấn/năm;

− Bao bì, dây đóng gói sản phẩm.
Nguồn cung cấp: mua từ thị trường tỉnh Quảng Ngãi và các tỉnh khác.
2.2.5 Công nghệ sản xuất
2.2.5.1 Quy trình sản xuất chất đốt sạch
Quy trình sản xuất chất đốt sạch (Viên nén mùn cưa Wood Pellets xuất khẩu)
được trình bày ở hình 2.1.

7


Nguyên liệu
(cây cà phê, cây
sắn, rơm rạ…)

Băm dăm,
nghiền

nguyên liệu

Phân
loại

Sàng lọc
nguyên
liệu

Đủ tiêu
chuẩn

Không
đủ tiêu
chuẩn

Thành
phẩm

Sấy mát
nguyên
liệu
dạng bột

Cân
định
lượng

Đóng
gói


Nén, ép
tạo dáng

Sấy
nóng
nguyên
liệu
dạng bột

Hình 2.1: Quy trình sản xuất chất đốt sạch.
Thuyết minh quy trình sản xuất chất đốt sạch: xem phụ lục 7
2.2.5.2 Quy trình sản xuất ván ghép thanh
Quy trình sản xuất ván ghép thanh được trình bày ở hình 2.2.
Nguyên
liệu
(Bạch
đàn, keo
lai)

Nếu
đủ
TC
ф≥14

Phân
loại

Nguyên liệu SX
chất đốt sạch


Chưa
đạt
TC

Sấy
xử lý
độ
cứng

Bào
hai
mặt

Cắt
ngắn

Phay
ngón

Phế liệu thải ra trong cả dây chuyền sản xuất

Cắt
cạnh

KCS

Đạt tiêu chuẩn

Ghi chú:


Xẻ
dọc
gỗ

Đánh
nhẵn

Ghép
ngang

Tráng
keo

Bào 4
mặt

Nhập kho, thành phẩm
Ván ghép thanh

Hình 2.2: Quy trình sản xuất ván ghép thanh.
: Đường đi của sản phẩm
: Dòng thải ra
8

Ghép
dọc

Tráng
keo



Thuyết minh quy trình sản xuất ván ghép thanh: xem phụ lục 7
2.2.5.3 Quy trình sản xuất ván sàn
Quy trình sản xuất ván sàn công nghiệp được trình bày ở hình 2.3.
Nguyên liệu
(Ván ghép
thanh hoặc
Gỗ rừng
trồng ( Bạch
đàn, keo
lai,…)

Xẻ
ván
độ
dày
theo
yêu
cầu

Xử

bào
2
mặt

Ghép
mặt
gỗ tự

nhiên

Đánh
bóng
bề
mặt

Định
hình
kích
thước
theo
yêu
cầu

Phay
tạo
mộng
4
cạnh

Làm nguyên liệu SX chất
đốt sạch
Chuyển lại làm nguyên liệu
SX ván ghép thanh

Phế liệu thải ra trong cả dây chuyền sản xuất

Đạt tiêu
chuẩn


Sấy
khô
bằng
tia cực
tím

Tạo
vân
gỗ

Không đạt
tiêu chuẩn

KCS

Sơn
mặt
đáy

Sấy
khô
bằng
tia cực
tím

Tạo
màng
bảo
vệ bề

mặt

Đánh
nhẵn
làm
sạch
gỗ

Đóng
gói

Sấy
nóng
bằng
tia
cực
tím

Làm
mịn

Thành
phẩm

Hình 2.3: Quy trình sản xuất ván sàn
Thuyết minh quy trình sản xuất ván sàn: xem phụ lục 7

9

Đánh

bóng
vân
gỗ

Sấy
mát
bằng
không
khí


2.2.5.4 Quy trình sử dụng phế phẩm thu hồi
Gỗ thanh vụn, mùn cưa thu hồi một số được đưa trở lại đầu vào của dây chuyền
sản xuất viên nén Wood pellets xuất khẩu, một số được đưa trở lại đầu vào của dây
chuyền sản xuất ván ghép.
2.2.6 Vốn đầu tư
− Hình thức đầu tư của dự án là: Đầu tư trong nước, xây dựng mới.
− Tổng mức đầu tư của dự án: 86,261 tỷ đồng
Trong đó:

- Giai đoạn 1:

- Giai đoạn 2:

+ Vốn cố định:

70,992 tỷ đồng

+ Vốn lưu động:


12,545 tỷ đồng

+ Vốn cố định:

2,724 tỷ đồng

2.2.7 Cơ cấu tổ chức nhân sự
Nhân lực cho dự án bao gồm cán bộ quản lý và công nhân trực tiếp đứng máy.
Nguồn lao động này được tuyển từ các trường đại học, cao đẳng, thuê chuyên gia hoặc
các nguồn khác, trên cơ sở phải am hiểu về lĩnh vực phụ trách, dự kiến số công nhân
viên làm việc tại Nhà máy khoảng 200 người, bao gồm 40 cán bộ quản lý và 160 công
nhân trưc tiếp sản xuất, số ngày làm việc trong năm là 250 ngày.
2.2.8 Tiến trình thực hiện dự án
Dự kiến khởi công vào Quý 2 năm 2010 và hoàn thành trong Quý 2 năm 2011.

10


Chương 3
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN MÔI TRƯỜNG VÀ KINH TẾ XÃ HỘI
3.1 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN
3.1.1 Điều kiện địa hình, địa chất
Khu đất xây dựng nằm trong Phân khu công nghiệp Sài Gòn – Dung Quất đã
được san lấp mặt bằng nên có địa hình bằng phẳng, và nằm ở phía Tây sông Trà Bồng
thuộc vùng cồn cát, bãi cát thấp cuội sỏi, các cấu trúc đều là laterít, sỏi sạn và cát có
cường độ khá ổn định. Xem chi tiết ở phụ lục 8.
3.1.2 Khí tượng thuỷ văn
Tỉnh Quảng Ngãi nói chung và KKT Dung Quất nói riêng nằm trong khu vực
chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa. Nhiệt độ trung bình 220C đến 29,70C.
Thời tiết được chia làm 2 mùa: Mùa mưa và mùa khô rõ rệt.

− Mùa khô: Từ tháng 2 đến tháng 8.
− Mùa mưa: Từ tháng 9 đến tháng 1 năm sau.
Các đặc điểm cơ bản của khí hậu tại khu vực Dự án do Trạm khí tượng Quảng
Ngãi cung cấp xem cụ thể ở phụ lục 9.
3.2 HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG KHU VỰC DỰ ÁN
Khi dự án được bắt đầu triển khai xây dựng và đi vào hoạt động thì sẽ không
tránh khỏi những tác động đến môi trường xung quanh; vì vậy chủ dự án đã chủ động
phối hợp với Trung tâm kỹ thuật quan trắc môi trường tiến hành khảo sát, đo đạc, lấy
mẫu, phân tích môi trường không khí, đất, nước ngay từ khi lập dự án để đánh giá chất
lượng môi trường xung quanh tại vị trí dự án; từ đó làm tiền đề cho việc so sánh, đánh
giá tác động đến môi trường xung quanh khi dự án được thực hiện.

11


3.2.1 Hiện trạng môi trường không khí
Lấy mẫu ngày 21/12/2009, tại các vị trí:
− Điểm 1 (K1): Khu đất xây dựng dự án.
− Điểm 2 (K2): Trước cổng vào khu đất xây dựng dự án.
− Điểm 3 (K3): Tại ngã 4 cách khu đất dự án 150m về hướng Đông Nam.
− Điểm 4 (K4): Tại ngã 4 cách khu đất dự án 200m về hướng Tây Nam.
Kết quả phân tích: Kết quả phân tích hiện trạng môi trường không khí khu vực
dự án được trình bày ở bảng 3.1.
Bảng 3.1: Kết quả phân tích môi trường không khí khu vực dự án
TT

Thông số

Đơn vị


I

Kết quả
K1

K2

K3

K4

QCVN
05:2009/
BTNMT

Không Khí

1

Nhiệt độ

2

Độ ẩm

0

C

%

3

Quy chuẩn

31,8

32

29

29,5

-

64,1

70,7

79

83

-

3

Bụi lơ lửng

μg/m


162,6

115,3

123,2

105,5

300

4

SO2

μg/m3

65

32

63

40

350

5

NO2


μg/m3

124

96,4

116

89,8

200

CO

3

2.431

1.624

1.868

1.571

30.000

6

μg/m


II
1

TCVN
5949:1998

Tiếng ồn
Mức ồn Leq

dBA

65,1

61,4

60,2

56,7

75

Nguồn: Trung tâm kỹ thuật quan trắc môi trường, Dung Quất (2009).
QCVN 05:2009/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí
xung quanh; TCVN 5949 -1998: Âm học - Tiếng ồn khu vực công cộng và dân cư Mức ồn tối đa cho phép.
Nhận xét:
− Từ kết quả phân tích nồng độ bụi lơ lửng dao động trong mức từ 105,5 –
162,6μg/m3, nồng độ SO2 dao động trong mức từ 32 – 65 μg/m3, nồng độ NO2 dao
động trong mức từ 89,8 – 124 μg/m3, nồng độ CO dao động trong mức từ 1.571 –
2.431 μg/m3. Các chỉ tiêu quan trắc môi trường không khí tại khu vực dự án và khu
12



vực lân cận đều nằm trong quy chuẩn cho phép. Điều này chứng tỏ khu vực dự án và
xung quanh chưa bị ô nhiễm.
− Các thông số về tiếng ồn dao động từ 56,7 – 65,1 dBA, thấp hơn mức ồn tối đa
cho phép theo tiêu chuẩn hiện hành của Việt Nam được áp dụng cho các Nhà máy
công nghiệp nằm xen kẽ trong khu vực dân cư.
3.1.2 Hiện trạng môi trường nước
Lấy mẫu ngày 21/12/2009, tại các vị trí:
− Điểm 1 (N1): Nước giếng khoan hộ dân Nguyễn Thị Lành, cách ranh giới khu
vực dự án 150m về hướng Tây Bắc.
− Điểm 2 (N2): Nước giếng khoan hộ dân Trần Văn Công, cách ranh giới khu
vực dự án 160m về hướng Tây Bắc.
Kết quả phân tích: Kết quả quan trắc nước ngầm khu vực dự án được thể hiện ở
bảng 3.2.
Bảng 3.2: Kết quả quan trắc nước ngầm khu vực dự án
Kết quả
STT

Thông số

N1

N2

QCVN
09:2008/BTNMT

6,56


7,1

5,5-8,5

Đơn vị

1

pH

2

Độ cứng (tính theo CaCO3)

mg/l

210

245

500

3

COD (KMnO4)

mg/l

0,214


0,47

4

4

As

mg/l

0,001

0,003

0,05

5

Cd

mg/l

KPH

KPH

0,005

6


Pb

mg/l

KPH

KPH

0,01

7

Clorua

mg/l

73,0

82,4

250

8

Zn

mg/l

0,13


0,2

3,0

9

Mn

mg/l

0,01

0,006

0,5

10

Fe

mg/l

0,83

0,52

5

11


Hg

mg/l

KPH

KPH

0,001

12

Coliform

MPN/100ml

1

2

3

Nguồn: Trung tâm kỹ thuật quan trắc môi trường, Dung Quất (2009).
QCVN 09:2008: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước ngầm.
13


Nhận xét:
Kết quả phân tích cho thấy tất cả các thông số quan trắc chất lượng nước ngầm
đều có nồng độ thấp hơn tiêu chuẩn cho phép; các thông số về kim loại nặng có nồng

độ rất thấp, trong đó các chỉ tiêu thuỷ ngân, chì và cadimi hầu như không có. Có thể
thấy rằng nguồn nước này được sử dụng phục vụ rất tốt cho nhu cầu sinh hoạt của
nhân dân khu vực quanh dự án.
3.1.3 Hiện trạng môi trường đất
Lấy mẫu ngày 21/12/2009, tại vị trí: Điểm Đ1 - Đất khu vực dự án.
Kết quả phân tích: Kết quả quan trắc chất lượng môi trường đất khu vực dự án
được trình bày ở bảng 3.3.
Bảng 3.3: Kết quả quan trắc chất lượng đất khu vực dự án
TT

Chỉ tiêu phân tích

Đơn vị

Kết quả

QCVN 03:2008/
BTNMT

1

Fe

mg/kg

32,56

-

2


Zn

mg/kg

15,26

300

3

Cd

mg/kg

0,45

10

4

As

mg/kg

1,25

12

5


Chì (Pb)

mg/kg

2,57

300

Nguồn: Trung tâm kỹ thuật quan trắc môi trường, Dung Quất (2009).
QCVN 03:2008 - Giới hạn cho phép của kim loại nặng trong đất – đất công nghiệp.
Nhận xét:
Kết quả phân tích cho thấy, các chỉ tiêu kim loại nặng trong đất đều thấp hơn
giới hạn cho phép nhiều lần. Theo khảo sát cho thấy đất khu vực dự án thuộc vùng đất
cát, khô cằn, xa nguồn nước mặt, phù hợp với phát triển công nghiệp và dịch vụ.
Nhìn chung, các kết quả phân tích hiện trạng chất lượng môi trường nước, đất,
không khí tại khu vực dự án và khu vực xung quanh đều nằm trong ngưỡng cho phép,
môi trường khu vực dự án chưa có dấu hiệu ô nhiễm.

14


3.3 ĐIỀU KIỆN KINH TẾ XÃ HỘI
3.3.1 Cơ sở hạ tầng
(Xem chi tiết ở phụ lục10)
3.3.2 Diện tích, dân số
Khu vực dự án thuộc xã Bình Thạnh, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi. Xã
Bình Thạnh với tổng diện tích đất là 1.587,13 ha. Dân số vào năm 2009 là 12.339
người, số hộ dân là 3.327 hộ, bình quân 3,7 người/hộ. Mức giảm tỉ lệ sinh trung bình
0,046%/năm. Phần lớn lao động trong xã vẫn là lao động nông nghiệp, nhưng hiện nay

đã có những chuyển biến tích cực, có một số lao động địa phương đã và đang được
tuyển dụng vào làm việc tại các dự án đang hoạt động trong KKT Dung Quất.
3.3.3 Tình hình kinh tế
Người dân xã Bình Thạnh phần nhiều sinh sống bằng sản xuất nông nghiệp, số
hộ nông nghiệp là 2.259 hộ (chiếm tỷ lệ 67,8%). Hoạt động sản xuất nông nghiệp chủ
yếu là trồng trọt các loại hoa màu như lúa, mì, ngô, khoai lang, rau các loại...và chăn
nuôi trâu, bò, lợn, gia cầm... Ngoài ra còn có 1.068 hộ làm nghề khác như đánh bắt và
nuôi trồng thuỷ sản, trong đó có 323 hộ phát triển các loại hình kinh doanh, dịch vụ.
Nhìn chung, cuộc sống của người dân xã Bình Thạnh vẫn còn nghèo nên việc
phát triển công nghiệp ở đây sẽ làm cho bộ mặt nông thôn ngày càng đổi mới, giải
quyết công ăn việc làm cho một số lao động ở địa phương, đồng thời từng bước nâng
cao đời sống của người dân. Tuy nhiên, quá trình phát triển công nghiệp cũng gây ảnh
hưởng đến môi trường sống trong khu vực. Vì vậy, vấn đề môi trường cần phải được
quan tâm ngay từ bước đầu hình thành Nhà máy.

15


Chương 4
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
4.1 ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG GIAI ĐOẠN CHUẨN BỊ MẶT
BẰNG
Vị trí dự án nằm trong Phân khu công nghiệp Sài Gòn – Dung Quất thuộc Khu
kinh tế Dung Quất do đó mặt bằng dự án đã được giải tỏa và san lấp bằng phẳng; chủ
dự án chỉ cần làm hợp đồng thuê đất với ban quản lý khu kinh tế Dung Quất.
4.2 ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG TRONG GIAI ĐOẠN XÂY DỰNG
4.2.1 Nguồn phát sinh ô nhiễm
4.2.1.1 Nguồn tác động liên quan đến chất thải
Tổng hợp nguồn gây tác động có liên quan đến chất thải trong giai đoạn thi
công xây dựng của dự án được trình bày tóm tắt trong bảng 4.1 sau:

Bảng 4.1: Nguồn tác động môi trường có liên quan đến chất thải trong giai đoạn xây
dựng của Dự án
TT Các hoạt động

Tác nhân gây ô nhiễm, nguồn phát sinh chất ô nhiễm
- Bụi, khí thải (CO2, NOx,..), tiếng ồn,.. sinh ra từ hoạt động

Vận chuyển,

của xe chở nguyên vật liệu xây dựng;

tập kết, lưu giữ - Khí thải sinh ra từ hoạt động bảo dưỡng xe;
1

vật liệu xây

- Bụi, tiếng ồn,… sinh ra từ hoạt động bốc vác vật liệu;

dựng, nhiên

- Vật liệu vương vãi trên đường do xe chở nguyên vật liệu xây

liệu

dựng;
- Thùng chứa sơn, xăng dầu, bao bì chứa vật liệu xây dựng.

Xây dựng các
2


- Bụi, khí thải, nhiệt rung, tiếng ồn sinh ra từ các máy móc

hạng mục công phục vụ thi công: máy đầm, búa máy, cần cẩu, xe tải…;
trình chính

- Nhiệt, tiếng ồn, khí thải sinh ra từ quá trình thi công có gia
nhiệt: hàn, cắt, đốt nóng nhựa đường,..;
16


×