Tải bản đầy đủ (.pdf) (60 trang)

ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ CAO LÃNH – TỈNH ĐỒNG THÁP TỪ NĂM 2005 ĐẾN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (623.82 KB, 60 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

KHOA QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI VÀ BẤT ĐỘNG SẢN

BÁO CÁO TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:

ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP
ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ CAO LÃNH –
TỈNH ĐỒNG THÁP TỪ NĂM 2005 ĐẾN NAY

SVTH
MSSV
LỚP
KHÓA
NGÀNH

: NGUYỄN THỊ MỸ NỮ
: 06124089
: DH06QL

: 2006 - 2010
: Quản lý đất đai

TP.Hồ Chí Minh tháng 08 năm 2010


TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI VÀ BẤT ĐỘNG SẢN
BỘ MÔN: CHÍNH SÁCH PHÁP LUẬT



NGUYỄN THỊ MỸ NỮ

ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP
ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ CAO LÃNH –
TỈNH ĐỒNG THÁP TỪ NĂM 2005 ĐẾN NAY

Giáo viên hướng dẫn: KS. Trần Văn Trọng
(Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh)
Ký tên

KS. Trần Văn Trọng

-TP.Hồ Chí Minh tháng 08 năm 2010


LỜI CẢM ƠN
Xuất phát tự đáy lòng mình, tôi xin gửi đến ba mẹ tôi lòng biết ơn vô hạn công
ơn sinh thành và dưỡng dục để tôi có thể sống và trưởng thành như ngày hôm nay. Gia
đình, họ hàng và bạn bè là niềm động viên to lớn giúp tôi vượt qua mọi khó khăn, thử
thách trong cuộc sống.
Tôi xin chân thành cảm ơn thầy Trần Văn Trọng đã tận tình giúp đỡ và hướng
dẫn tôi hoàn thành báo cáo tốt nghiệp.
Tôi xin gửi lời tri ân sâu sắc đến các thầy cô Khoa Quản lý Đất đai & Bất động
sản, trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh đã hết lòng truyền dạy những kiến
thức cần thiết và bổ ích cho tôi và bạn bè trong suốt quá trình học tập tại trường.
Tôi xin cảm ơn Ban Giám đốc Sở Tài nguyên và môi trường, các chú, các anh
chị Phòng thanh tra Sở Tài nguyên và môi trường đã quan tâm tận tình, giải đáp thắc
mắc và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong kỳ thực tập tốt nghiệp.
Tôi cảm ơn tập thể lớp Đại học Quản lý Đất đai K32, đã giúp đỡ cho tôi rất

nhiều về tinh thần, và là nguồn động viên rất lớn để tôi hoàn thành báo cáo tốt nghiệp.
Tôi xin chúc các bạn sẽ luôn may mắn và gặt hái được những thành công trong cuộc
sống.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng khả năng và thời gian thực hiện đề tài có
hạn nên Luận văn không thể tránh những thiếu sót. Vì vậy tôi rất mong được sự thông
cảm từ quý thầy cô và bạn bè.
Xin chân thành cảm ơn!


TÓM TẮT
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Mỹ Nữ, Lớp DH06QL, Khoa Quản lý đất đai
và bất động sản, Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh.
Đề tài: “Đánh giá tình hình giải quyết tranh chấp đất đai trên địa bàn
thành phố Cao Lãnh – tỉnh Đồng Tháp từ năm 2005 đến nay”.
Giáo viên hướng dẫn: KS.Trần Văn Trọng, Bộ môn Quy họach đất đai, Khoa
Quản lý đất đai và bất động sản, Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh.
Tranh chấp đất đai là vấn đề rất phức tạp và nhạy cảm, diễn ra trên cả nước. Do
đó, công tác quản lý Nhà nước về đất đai luôn là mối quan tâm hàng đấu của Đảng và
Nhà nước ta.
Thành phố Cao Lãnh có tốc độ phát triển kinh tế - xã hội khá nhanh, được công
nhận là đô thị lọai III từ năm 2008, các chính sách phát triển, các dự án quy hoạch đã
có ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình tranh chấp đất đai trên địa bàn thành phố.
Trong những năm qua, thành phố Cao Lãnh đã đẩy nhanh việc cấp GCN QSDĐ
nhằm ổn định đời sống sản xuất cho người dân, do đó, việc cấp GCN QSDĐ đã hòan
thành hầu hết ở các xã, phường trên địa bàn thành phố.
Năm 2005 đến tháng 6 năm 2010 có tổng số 1003 hồ sơ tranh chấp đất đai trên
địa bàn thành phố. Trong đó, hòa giải được 585 vụ, số vụ thuộc thẩm quyền của
UNBD thành phố là 72 vụ, thuôc thẩm quyền của Tòa án là 355 vụ.
Bằng các phương pháp như: nghiên cứu nội nghiệp, thống kê, so sánh, phân tích
tổng hợp, tham khảo ý kiến chuyên gia, thừa kế đề tài tôi đã tiến hành nghiên cứu các

dạng tranh chấp đất đai trên địa bàn thành phố Cao Lãnh, qua nghiên cứu thực tế cho
thấy, công tác giải quyết tranh chấp đất đai trên địa bàn được thực hiện tương đối tốt.
Đề tài cũng nêu ra những khó khăn vướng mắc trong công tác giải quyết tranh chấp
đất đai từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác giải
quyết tranh chấp đất đai giúp cho công tác quản lý Nhà nước về đất đai được thực hiện
tốt hơn, đem lại sư ổn định và phát triển kinh tế - xã hội cho thành phố Cao Lãnh.


DANH SÁCH NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT
STT
01
02
03
04
05
06
07
08
09
10
11
12
13
14

Nội dung
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Tài nguyên và môi trường
Ủy ban nhân dân
Tòa án nhân dân

Diện tích tự nhiên
Tranh chấp đất đai
Chính phủ
Thủ tướng
Nghị định
Thông tư
Quyết định
Chỉ thị
Kinh tế - xã hội
Thể dục – thể thao

Chữ viết tắt
GCN QSDĐ
TN&MT
UBND
TAND
DTTN
TCĐĐ
CP
TTg

TT

CT
KT-XH
TD-TT


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng I.1. Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn Tp Cao Lãnh ............ 14

Bảng I.2. Tỷ lệ gia tăng dân số qua các năm trên địa bàn Tp Cao Lãnh ................. 16
Bảng I.3. Cơ cấu dân số qua các năm ...................................................................... 16
Bảng I.4. Tình hình phát triển văn hóa, TDTT trên địa bàn thành phố ................... 17
Bảng II.1. Hiện trạng sử dụng đất ........................................................................... 19
Bảng II.2. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp....................................................... 20
Bảng II.3. Hiện trạng sử dụng đất phi nông nghiệp ................................................ 21
Bảng II.4. Hiện trạng đất chuyên dùng.................................................................... 22
Bảng II.5. Tình hình cấp GCN QSDĐ thành phố Cao Lãnh tính đến ngày 30/11/2009
.................................................................................................................................. 24
Bảng II.6. Tổng hợp tình hình tranh chấp đất đai tại 15 xã, phường của thành phố Cao Lãnh (từ
năm 2005 - 6/2010) ..................................................................................................... 27
Bảng II.7. Kết quả hòa giải ớ cấp cơ sở từ năm 2005 - 6/2010 ............................... 30
Bảng II.8. Lượng đơn hòa giải không thành chuyển lên cơ quan có thẩm quyền giải
quyết ......................................................................................................................... 31
Bảng II.9. Tổng lượng đơn tranh chấp về thành phố từ năm 2005 - 6/2010 ........... 34
Bảng II.10. Các dạng TCĐĐ thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND thành phố Cao
Lãnh .......................................................................................................................... 36
Bảng II.11. Tiến độ giải quyết hồ sơ TCĐĐ từ năm 2005 - 6/2010........................ 38
Bảng II.12. Số lượng đơn tranh chấp về TAND thành phố qua các năm ................ 41
Bảng II.13. Các dạng tranh chấp trên địa bàn thành phố thuộc thẩm quyền giải quyết
của TAND thành phố từ năm 20005 - 6/2010 .......................................................... 42
Bảng II.14. Tổng hợp kết quả giải quyết TCĐĐ tại TAND Tp Cao Lãnh .............. 43
Bảng II.15. Kết quả giải quyết TCĐĐ trên địa bàn thành phố Cao Lãnh từ năm 2005 6/2010 ....................................................................................................................... 44


DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ VÀ SƠ ĐỒ
Danh sách các biểu đồ:
Biểu đồ I.1. Cơ cấu tăng trưởng GDP theo các thành phần kinh tế năm 2010........ 15
Biểu đồ II.1. Hiện trạng sử dụng đất ....................................................................... 19
Biểu đồ: II.2. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp ................................................. 20

Biểu đồ II.3. Hiện trạng sử dụng đất phi nông nghiệp ............................................ 21
Biểu đồ II.4. Lượng đơn tranh chấp đất đai tại cơ sở .............................................. 28
Biểu đồ II.5. Kết quả hòa giải ở cơ sở ..................................................................... 31
Biểu đồ II.6. Lượng đơn hòa giải không thành chuyển lên cơ quan có thẩm quyền giải
quyết ......................................................................................................................... 32
Biểu đồ II.7. Tổng lượng đơn tranh chấp về UBND thành phố từ năm 2005 - 6/2010
.................................................................................................................................. 35
Biểu đồ II.8. Số lượng đơn mỗi dạng tranh chấp từ năm 2005 - 6/2010 ................. 36
Biểu đồ II.9. Tiến độ giải quyết hồ sơ TCĐĐ tại phòng TN&MT thành phố ......... 39
Biểu đồ II.10. Số lượng đơn tranh chấp về TAND thành phố từ năm 2005 - 6/201041
Biểu đồ II.11. Các dạng tranh chấp trên địa bàn thành phố thuộc thẩm quyền giải
quyết của TAND ....................................................................................................... 43
Biểu đồ II.12. Kết quả giải quyết TCĐĐ trên địa bàn thành phố Cao Lãnh….45
Danh sách các sơ đồ:
Sơ đồ I.1. Trình tự giải quyết tranh chấp đất đai thuộc thẩm quyền UBND cấp huyện
.................................................................................................................................... 3
Sơ đồ I.2. Trình tự giải quyết tranh chấp đất đai thuộc thẩm quyền UBND cấp tỉnh 8
Sơ đồ II.1. Quy trình giải quyết TCĐĐ trên địa bàn thành phố Cao Lãnh ............. 29
Sơ đồ II.2. Quy trình giải quyết TCĐĐ tại Phòng TN&MT ................................... 34
Sơ đồ II.3. Trình tự giải quyết TCĐĐ thuộc thẩm quyền TAND ........................... 40


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ
Mục tiêu nghiên cứu: ................................................................................................................................... 1
Đối tượng nghiên cứu: ................................................................................................................................. 1
Phạm vi nghiên cứu:..................................................................................................................................... 1
Ý nghĩa của việc thực hiện đề tài ................................................................................................................. 1
PHẦN I
TỔNG QUAN

I. 1. Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu ..................................................................................................... 3
I.1.1. Cơ sở khoa học ................................................................................................................................ 3
I.1.2. Cơ sở pháp lý………………………………………………………. ….. ..................................... 9
I.1.3. Cơ sở thực tiễn ................................................................................................................................ 9
I.2. Khái quát địa bàn nghiên cứu ...............................................................................................................11
I.2.1. Điều kiện tự nhiên. ........................................................................................................................11
I.2.2. Kinh tế............................................................................................................................................14
I.2.3. Xã hội .............................................................................................................................................15
I.3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu ..................................................................................................17
PHẦN II
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
II.1. Hiện trạng sử dụng đất ........................................................................................................................19
II.1.1. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp ............................................................................................19
II.1.2. Hiện trạng sử dụng đất phi nông nghiệp ......................................................................................20
II.1.3. Hiện trạng đất chưa sử dụng ........................................................................................................23
II.2. Công tác quản lý Nhà nước về đất đai có ảnh hưởng đến công tác giải quyết TCĐĐ trên địa bàn thành
phố Cao Lãnh. ..............................................................................................................................................23
II.2.1. Công tác đo đạc thành lập bản đồ địa chính. ...............................................................................23
II.2.2. Công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ......................................................................23
II.2.3. Tình hình chuyển nhượng quyền sử dụng đất .................................................................................25
II.2.4. Công tác quy họach, kế họach sử dụng đất .................................................................................25
II.2.5. Công tác thống kê, kiểm kê đất đai ..............................................................................................25
II.2.6. Công tác thanh tra, kiểm tra tình hình quản lý và sử dụng đất....................................................26
II.3. Đánh giá tình hình giải quyết tranh chấp đất đai trên địa bàn thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp.................26
II.3.1. Thực trạng tranh chấp ........................................................................................................................26
II.3.2. Quy trình giải quyết TCĐĐ trên địa bàn thành phố Cao Lãnh ..................................................29
II.3.3. Tình hình giải quyết TCĐĐ trên địa bàn thành phố Cao Lãnh thuộc thẩm quyền của UBND..29
II.3.4. Tình hình giải quyết TCĐĐ trên địa bàn thành phố Cao Lãnh thuộc thẩm quyền của TAND ..40
II.3.5. Đánh giá kết quả giải quyết TCĐĐ trên địa bàn thành phố Cao Lãnh từ năm 2005 đến tháng 6/2010
.................................................................................................................................................................44

II.3.6. Những nguyên nhân dẫn đến TCĐĐ trên địa bàn Tp Cao Lãnh .................................................46
II.3.7. Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình giải quyết TCĐĐ trên địa bàn Tp Cao Lãnh....46
II.3.8. Một số vướng mắc trong công tác giải quyết TCĐĐ và một số giải pháp tháo gỡ những vướng mắc.
.................................................................................................................................................................47
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
KẾT LUẬN ...................................................................................................................................................49
KIẾN NGHỊ ..................................................................................................................................................49


Ngành: Quản lý Đất đai

SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Nữ

ĐẶT VẤN ĐỀ
Đất đai giữ một vai trò đặc biệt quan trọng, là tài nguyên vô cùng quý giá của
mỗi quốc gia, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi
trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hóa,
xã hội, an ninh và quốc phòng. Đất đai có những đặc trưng riêng làm cho nó không
giống bất cứ một loại tư liệu sản xuất nào khác: hạn chế về số lượng, cố định về vị trí
và có vai trò đặc biệt quan trọng trong sản xuất nông nghiệp.
Vì đất đai có tầm quan trọng lớn cho nên nhà nước phải quản lý đất đai để đảm
bảo có hiệu quả cao nhất. Đồng thời cải tạo bồi bổ đất, phát huy vai trò của đất đối với
sự phát triển kinh tế nhằm thỏa mãn nhu cầu về vật chất và tinh thần cuả con người,
của toàn thể xã hội. Hiện nay nhu cầu sử dụng đất tăng, tỉ lệ thuận với tỉ lệ tăng dân số
trong khi diện tích đất đai có giới hạn làm cho đất đai trở thành hàng hóa. Đặc biệt, giá
đất ngày càng tăng cao làm phát sinh những mâu thuẩn, bất cập trong việc sử dụng và
quản lý đất đai. Cho nên, TCĐĐ là một trong những vấn đề luôn luôn nảy sinh và tồn
tại trong quá trình sử dụng đất. Vì thế, TCĐĐ luôn được nhà nước quan tâm và là một
trong những nội dung của công tác quản lý nhà nước về đất đai.
Thành phố Cao Lãnh _ tỉnh Đồng Tháp là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa xã

hội của tỉnh, đặc biệt trong những năm gần đây nền kinh tế của thành phố Cao Lãnh
càng có những bước phát triển vượt bậc hơn. Đây chính là một trong những lý do quan
trọng tác động hai mặt đến công tác quản lý và sử dụng đất tại địa phương. Sự phát
triển mạnh về kinh tế tạo ra những thay đổi nhất định trong đời sống nhân dân.
Để nâng cao công tác quản lý Nhà Nước về đất đai, đồng thời giúp người dân
chuyên tâm vào sản xuất, vấn đề tìm ra những nguyên nhân dẫn đến TCĐĐ, tìm ra
những biện pháp nhằm nâng cao công tác giải quyết TCĐĐ ở địa phương một cách có
hiệu quả thật sự rất cần thiết và cấp bách.
Xuất phát từ thực tiễn đó và được sự chấp thuận của bộ môn chính sách pháp luật
tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Đánh giá tình hình giải quyết tranh chấp đất đai trên
địa bàn thành phố Cao Lãnh _ tỉnh Đồng Tháp từ năm 2005 đến nay”.
Mục tiêu nghiên cứu:
Tìm hiểu những tồn tại và vướng mắc trong quá trình giải quyết tranh chấp đất
đai trên địa bàn thành phố Cao Lãnh, từ đó đề xuất những giải pháp nhằm góp phần
hòan thiện hơn trong công tác giải quyết tranh chấp đất đai trên địa bàn này.
Đối tượng nghiên cứu:
Các dạng tranh chấp đất đai xảy ra giữa hộ gia đình, giữa cá nhân với nhau, giữa
hộ gia đình, cá nhân với cơ quan nhà nước có thẩm quyền trên địa bàn thành phố Cao
Lãnh.
Phạm vi nghiên cứu:
Các vụ tranh chấp đất đai xảy ra trên địa bàn thành phố Cao Lãnh mà thẩm quyền
giải quyết thuộc UBND thành phố Cao Lãnh từ năm 2005 đến nay.
Kết quả giải quyết tranh chấp đất đai thuộc thẩm quyền của UBND thành phố Cao
Lãnh từ năm 2005 đến nay.
1


Ngành: Quản lý Đất đai

SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Nữ


Ý nghĩa của việc thực hiện đề tài
Đề tài đánh giá tình hình giải quyết tranh chấp đất đai trên địa bàn thành phố Cao
Lãnh đồng thời cũng nêu ra những khó khăn, vướng mắc trong công tác giải quyết
tranh chấp đất đai. Từ đó, đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong
công tác giải quyết tranh chấp đất đai giúp cho công tác quản lý nhà nước về đất đai tốt
hơn, đem lại sự ổn định và phát triển kinh tế xã hội cho thành phố Cao Lãnh.

2


Ngành: Quản lý Đất đai

SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Nữ

PHẦN I
TỔNG QUAN
I. 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
I.1.1. Cơ sở khoa học
1. Một số khái niệm cơ bản.
- Khái niệm tranh chấp đất đai:
Theo khoản 26 Điều 4 Luật đất đai năm 2003:
Tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất
giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai.
Trong thực tế có một số trường hợp tranh chấp về lợi ích kinh tế có liên quan
gián tiếp đến quyền sử dung đất, những trường hợp này không hẳn là tranh chấp đất
đai nhưng có khi cũng được coi là tranh chấp đất đai.
- Khái niệm giải quyết tranh chấp đất đai:
Khi xảy ra tranh chấp đất đai, các bên tranh chấp khó có thể thỏa thuận với nhau
để đưa ra giải pháp hữu hiệu trong việc thực hiện quyền sử dụng đất. Những mâu thuẩn

này sẽ ngày càng gay gắt hơn nếu không được các bên cùng phối hợp giải quyết. Khi
đó, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền sẽ thực hiện chức năng của mình trong việc chỉ
rõ quyền quản lý và sử dụng đất đối với các bên.
Giải quyết tranh chấp đất đai là việc tìm ra một giải pháp đúng đắn trên cơ sở
pháp luật nhằm giải quyết những bất đồng mâu thuẩn trong nội bộ nhân dân, tổ chức.
Trên cơ sở đó phục hồi lại quyền lợi hợp pháp bị xâm phạm, đồng thời truy cứu
trách nhiệm pháp lý đối với hành vi vi phạm pháp luật.
- Khái niệm khiếu nại
Theo Luật Khiếu nại, Tố cáo ngày 02 tháng 12 năm 1998 và luật sửa đổi bổ sung
một số điều của Luật Khiếu nại, Tố cáo ngày 01 tháng 06 năm 2004 và 2005.
Khiếu nại là việc công dân, cơ quan tổ chức hoặc cán bộ, công chức theo thủ tục do
luật này quy đinh đề nghị cơ quan, tổ chức có thẩm quyền quyết đinh hành chính, hành
vi hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức khi có căn cứ rằng quyết định hoặc hành
vi đó là trái pháp luật, xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
- Khái niệm thanh tra đất đai
Thanh tra đất đai là sự xem xét, kiểm soát, kiểm tra thường xuyên, định kỳ nhằm
rút ra những nhận xét, kết luận cần thiết để kiến nghi với cơ quan nhà nước nhằm khắc
phục những nhược điểm, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với đất đai.
- Khái niệm quyết định hành chính
Theo Khoản 10 Điều 2 của Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật khiếu nại,
Tố cáo:
Quyết định hành chính là quyết định hành chính bằng văn bản của cơ quan hành
chính nhà nước hoặc của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước
được áp dụng một lần hoặc một số đối tượng cụ thể, môt số vấn đề cụ thể trong hoạt
động quản lý hành chính.
- Khái niệm hành vi hành chính
3


Ngành: Quản lý Đất đai


SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Nữ

Theo khoản 11 Điều 2 của luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Khiếu nại,
Tố cáo:
Hành vi hành chính là hành vi của cơ quan hành chính nhà nước khi thực hiện
nhiêm vụ, công vụ theo quy đinh của pháp luật.
2. Một số vấn đề về tranh chấp đất đai.
- Nguyên nhân tranh chấp đất đai
Nguyên nhân khách quan:
Do hai lần điều chỉnh ruộng đất vào năm 1978 - 1979 và năm 1982 - 1983 cùng
với chính sách cấp đất theo kiểu bình quân nhân khẩu đã dẫn đến những xáo trộn lớn
về ruộng đất, về ranh giới, về số lượng, về mục đích sử dụng.
Nguyên nhân chủ quan:
Do đất đai ngày càng có giá trị kinh tế cao, giá đất ngày càng có giá trị do nhu
cầu đất ở và đất sản xuất ngày càng tăng cao, trong khi diện tích đất sử dụng cho các
mục đích là có giới hạn.
Do tình hình chuyển nhượng không có giấy tờ hợp pháp.
Việc cấp giấy chứng nhận QSDĐ được triển khai đại trà làm phát sinh nhiều vấn
đề sai sót như cấp sai thửa, trùng thửa, sai tên chủ sử dụng, sai diện tích.
Do cơ chế quản lý nhà nước về đất đai trước kia còn lỏng lẻo, nhà nước phân
công, phân cấp cho quá nhiều ngành dẫn đến quản lý thiếu chặt chẽ còn nhiều khuyết
điểm.
- Hòa giải tranh chấp đất đai.
Hòa giải tranhchấp đất đai
Theo quy định của Luật Đất đai năm 1993 thì Nhà nước quy định phải hòa giải
nhưng không bắt buộc hòa giải ở cơ sở. Do vậy, công tác hòa giải là một trong những
bước quan trọng. Xuất phát từ thực tế đó Luật đất đai năm 2003 đã quy định cụ tể hơn
về vấn đề này.
Theo điều 135 Luật Đất đai và điều 159 Nghị định 181 thì:

Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp
thông qua hòa giải ở cơ sở.
Nếu không tự hòa giải được thì gửi đơn đến UBND xã, phường, thị trấn nơi có
đất tranh chấp.
Thời hạn hòa giải là ba mươi ngày (30) ngày kể từ ngày nhận đơn.
Thành phần hòa giải gồm: Chủ tịch hoặc Phó chủ tịch hội đồng nhân dân, đại
diện mặt trận tổ quốc, đại diện các đoàn thể, cán bộ địa chính, cán bộ tư pháp, người
am hiểu đất đai tại địa phương.
Hòa giải tranh chấp đất đai được lập thành biên bản. Biên bản phải ghi đầy đủ họ
tên, chức vụ các thành viên tham gia hòa giải và cả xác nhận hòa giải thành hoặc
không thành của UBND xã, phường, thị trấn. Biên bản hòa giải được gửi cho các bên
tham gia tranh chấp và lưu tại UBND xã, phường, thị trấn.
Trường hợp hòa giải thành mà có làm thay đổi hiện trạng, ranh giới thửa đất, thay
đổi chủ sử dụng đất thì biên bản hòa giải gửi cho cơ quan Tài nguyên và Môi trường.
4


Ngành: Quản lý Đất đai

SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Nữ

Cơ quan Tài ngưyên và Môi trường có trách nhiệm trình UBND cùng cấp quyết
định công nhận quyền sử dụng đất theo nội dung biên bản hoà giải thành và cấp mới
giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Trường hợp hoà giải không thành: nếu đương sự có giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất hoặc một trong các lọai giấy tờ hợp lệ quy định tại các khỏan 1, 2 và 5 Điều
50 Luật Đất đai năm 2003 thì nguyên đơn gửi biên bản hòa giải không thành kèm theo
hồ sơ đến Tòa Án Nhân Dân, nếu đương sự không có giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất hay một trong các lọai giấy tờ hợp lệ thì gửi biên bản hòa giải không thành kèm
theo hồ sơ đến Phòng TN&MT hoặc Sở TN&MT.

- Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai.
Theo điều 38 Luật Đất đai năm 1993, UBND giải quyết tranh chấp đất đai đối với
đất chưa có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, TAND giải quyết tranh chấp đất đai
đối với đất đã có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc tranh chấp về tà sản gắn liền
với đất. Khi không đồng ý với quyết đinh giải quyết tranh chấp đất đai của UBND có
thẩm quyền thì đương sự có quyền khiếu nại lên cơ quan hành chính cấp trên, quyết
định của cơ quan hành chính cấp trên là quyết định giải quyết cuối cùng.
Đến năm 1998, Luật khiếu nại, Tố cáo ra đời thí các tỉnh thành đều vận dụng
Luật khiếu nại, Tố cáo để giải quyết tranh chấp đất đai. Theo Luật Khiếu nại, Tố cáo
khi không đồng ý với quyết định hành chính thì đương sự có quyền khiếu nại lại quyết
định hành chính tại cơ quan ra quyết định hành chính đó. Đó là điểm khác nhau về
thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai giữa Luật Đất đai năm 1993 và Luật Khiếu
nại, Tố cáo năm 1998.
Luật Đất đai năm 2003 ra đời vá có hiệu lực vào ngày 1/7/2004 thì việc giải quyết
tranh chấp đất đai được vận dụng theo luật này. Về cơ bản thẩm quyền giải quyết tranh
chấp đất đai của Luật đất đai năm 2003 giống như điều 38 Luật đất đai năm 1993.
Theo điều 136 Luật Đất đai năm 2003 và điều 160 Nghị định 181 thì thẩm quyền
giải quyết tranh chấp đất đai được giải quyết như sau:
Tranh chấp đất đai được hòa giải tại UBND xã, phường, thị trấn mà một bên hoặc các
bên đương sự không đồng ý thì được giải quyết như sau:
+ Tranh chấp về quyền sử dụng đất mà các bên đương sự không có giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất hoặc không có một trong các loại giấy tờ được quy định tại
khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật Đất đai năm 2003 thì được giải quyết như sau:
- Chủ tịch UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh giải quyết đối với
tranh chấp đất đai giữ cá nhân, hộ gia đình với nhau; giữa cộng đồng dân cư với nhau;
giữa hộ gia đình cá nhân và công đồng dân cư. Nếu không đồng ý với quyết định của
Chủ tịch UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thì các bên tranh chấp có quyền gửi
đơn xin giải quyết tranh chấp đất đai đến Chủ tịch UBND cấp tỉnh, thành phố trực
thuộc trung ương. Quyết định của UBND cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương là
quyết định giải quyết cuối cùng.

- Chủ tịch UBND cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giải quyết tranh
chấp giữa tổ chức với nhau, giữa tổ chức với hộ gia đình cá nhân, giữa tổ chức với cơ
sở tôn giáo, cộng đồng dân cư, người Việt Nam định cư ở nước ngoài.

5


Ngành: Quản lý Đất đai

SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Nữ

Nếu không đồng ý với quyết định của Chủ tịch UBND cấp tỉnh, thành phố trực thuộc
trung ương thì các bên tranh chấp có quyền gửi đơn xin giải quyết tranh chấp đất đai
đến Bộ TN&MT, quyết định giải quyết tranh chấp đất đai của Bộ TN&MT là quyết
định giải quyết cuối cùng.
+ Những trường hợp tranh chấp đất đai thuộc thẩm quyền giải quyết của TAND
@ Tranh chấp về quyền sử dụng đất khi người sử dụng đất có giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất hoặc một trong các loại giấy tờ quy định tại các khoản 1, 2 và Điều
50 Luật Đất đai năm 2003.
@ Các tranh chấp về tài sản gắn liền với đất.
- Các nguyên tắc giải quyết tranh chấp đất đai.
Nguyên tắc giải quyết tranh chấp đất đai: là những tư tưởng chỉ đạo, đường lối
mà cơ quan thẩm quyền dựa vào để xử lý trong những tình huống giải quyết tranh chấp
đất đai.
Khi giải quyết mọi quan hệ về TCĐĐ phải đảm bảo các nguyên tắc sau đây:
Nguyên tắc 1: Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do nhà nước đại diện chủ sở hữu,
nguyên tắc này chi phối toàn bộ ngành luật đất đai.
Khi giải quyết tranh chấp đất đai xác định chỉ giải quyết tranh chấp quyền sử
dụng đất chứ không phải giải quyết tranh chấp sở hữu về đất đai.
Việc giải quyết tranh chấp đất đai làm thế nào để đảm bảo lợi ích chung của toàn

dân, quan hệ pháp luật đất đai cần phải giử ổn định tránh xáo trộn.
Nguyên tắc 2: Nguyên tắc khuyến khích việc tự thương lượng, hòa giải các tranh
chấp đất đai.
Đảm bảo việc khả thi của việc giải quyết tranh chấp đất đai. Đảm bảo mối quan
hệ tốt đẹp trong nội bộ nhân dân.
Việc hòa giải được thực hiện tại UBND xã, thời hạn là 30 ngày. (Điều 135 luật
đất đai 2003)
Nguyên tắc 3: Nguyên tắc giải quyết tranh chấp đất đai nhằm ổn định đời sống
và sản xuất của người sử dụng đất, kết hợp với chính sách kinh tế xã hội của Nhà
Nước.
- Các căn cứ giải quyết tranh chấp trong trường hợp cả hai bên đều không
có giấy tờ về quyền sử dụng đất.
Theo Điều 161 Nghị định 181 tranh chấp đất đai trong trường hợp các bên tranh
chấp đất đai không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc không có một trong
các loại giấy tờ quy định tại khoản 1, 2 và 5 Điều 50 Luật đất đai 2003 thì việc giải
quyết tranh chấp được thực hiện theo các căn cứ sau:
@ Chứng cứ về nguồn gốc và quá trình sử dụng đất do các bên đưa ra
@ Ý kiến của hội đồng tư vấn hòa giải tranh chấp đất đai của xã, phường, thị
trấn thành lập gồm có:
Chủ tịch hoặc Phó chủ tịch xã, phường, thị trấn là chủ tịch hội đồng.
Đại diện mặt trận tố quốc Việt Nam xã, phường, thị trấn.
Tổ trưởng hoặc trưởng thôn.
6


Ngành: Quản lý Đất đai

SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Nữ

Đại diện của một số hộ dân sinh sống lâu đời tại địa phương biết rõ nguồn gốc và

quá trình sử dụng đất đối với thửa đất đó.
Cán bộ địa chính, cán bộ tư pháp xã, phường, thi trấn
@ Sự phù hợp của hiện trạng sử dụng đất đang có tranh chấp với quy hoạch
sử dụng đất chi tiết đã được xét duyệt.
@ Chính sách ưu đãi đối với người có công với Nhà nước.
@ Quy định của pháp luật về giao và cho thuê đất.
- Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp.
Hồ sơ tranh chấp đất đai bao gồm:
Đơn đề nghị giải quyết tranh chấp đất đai
Các giấy tờ bằng chứng về quyền sử dụng đất.
 Trình tự thủ tục giải quyết tranh chấp đối với trường hợp Chủ tịch
UNND huyện quận, thị xã, thuộc tỉnh giải quyết lần đầu.
Sau khi nhận hồ sơ tranh chấp đất đai, phòng Tài nguyên và môi trường tiến hành
thẩm tra, xác minh theo các bước sau:
Làm việc với các đương sự để làm rõ nội dung tranh chấp và yêu cầu bổ sung hồ
sơ, tài liệu liên quan đến nội dung tranh chấp; trường hợp cần thiết mở hội nghị tư vấn
để giải quyết.
Làm việc với UBND xã, phường, thị trấn, để thống nhất kết quả thẩm tra, xác
minh.
Viết báo cáo kết quả thẩm tra, xác minh, nhận xét và kết luận vụ việc, trình
UBND quyết định giải quyết vụ việc.
Trong quá trình thẩm tra xác minh giải quyết vụ việc, Phòng TN&MT vẫn áp
dụng nguyên tắc hòa giải và phân tích, giải thích các chính sách pháp luật có liên quan
đến đất đai.
UBND cấp xã hòa
giải

UBND cấp huyện
giải quyết lần đầu


UBND cấp giải
quyết có hiệu lực thi
hành
Sơ đồ I.1. Trình tự giải quyết tranh chấp đất đai thuộc thẩm quyền UBND cấp
huyện
7


Ngành: Quản lý Đất đai

SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Nữ

 Trình tự thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai đối với trường hợp Chủ
tịch UBND tỉnh, thành phố Trung ương giải quyết lần đầu.
Sau khi nhận hồ sơ tranh chấp đất đai, Sở TN & MT tiến hành ngiên cứu hồ sơ,
đối với những vụ tranh chấp phức tạp, Sở TN &MT có thể thành lập đoàn thanh tra TN
& MT hoặc đề nghị UBND cấp tỉnh thành lập đoàn thanh tra liên ngành để tổ chức
thanh tra, xác minh, thu thập chứng cứ theo các bước sau:
Làm việc với các đương sự để làm rõ nội dung tranh chấp và yêu cầu bổ sung hồ
sơ, tài liệu liên quan đến nội dung tranh chấp. Tổ chức đối thoại khi cần thiết.
Làm việc với UBND xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp để tìm hiểu về
nguồn gốc, quá trình sử dụng đất, thu thập chứng cứ và hồ sơ địa chính thửa đất.
Làm việc với các tổ chức, nhân chứng để thu thập tài liệu, chứng cứ đến nội dung
tranh chấp.
Làm việc với UBND cấp huyện để thống nhất kết quả thẩm tra, xác minh và kết
luận vụ việc.
Trong quá trình thẩm tra giải quyết, xác minh giải quyết vụ việc thanh tra Sở TN
& MT vẫn áp dụng nguyên tắc hòa giải khi cần thiết.
UBND cấp xã hòa
giải


UBND cấp tỉnh giải
quyết lần đầu

Bộ TN & MT giải
quyết cuối cùng
Sơ đồ I.2. Trình tự giải quyết TCĐĐ thuộc thẩm quyền UBND cấp tỉnh
 Thời hạn giải quyết tranh chấp đất đai.
Thời hạn giải quyết tranh chấp đất đai được quy định cụ thể trong Luật Đất đai
năm 2003:
Thời hạn hòa giải tại UBND cấp xã là ba mươi ngày (30) ngày làm việc kể từ
ngày UBND xã nhận đơn của các bên tranh chấp.
Thời hạn giải quyết tranh chấp lần đầu là không quá ba mươi (30) ngày làm việc
kể từ ngày nhận đơn của các bên tranh chấp.
Thời hạn giải quyết tranh chấp lần cuối là không quá bốn mươi lăm ngày (45)
ngày làm việc kể từ ngày nhận đơn của các bên tranh chấp.
8


Ngành: Quản lý Đất đai

SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Nữ

Thời hạn khiếu nại quyết định của UBND cấp huyện là không quá chín mươi
ngày (90) ngày kể từ ngày nhận được quyết định.
Thời hạn khiếu nại quyết định của UBND cấp tỉnh giải quyết TCĐĐ lần đầu là
không quá ba mươi (30) ngày kể từ ngày nhận được quyết định.
I.1.2. Cơ sở pháp lý
- Luật Đất đai 2003 được Quốc Hội khoá XI thông qua ngày 20/11/2003 và có
hiệu lực ngày 01/07/2003.

- Nghị định 181/2004/NĐ-CP ban hành ngày 29/10/2004 của Thủ Tướng Chính
Phủ về thi hành luật đất đai.
- Thông tư 01/2005/TTLT-BTNMT ngày13/4/2005 về hướng dẫn giải quyết
TCĐĐ đối với trường hợp không thuộc thẩm quyền giải quyết của TAND.
- Nghị định 84/2007/NĐ-CP ngày 25/05/2007 của Chính phủ quy định bổ sung
về việc cấp giấy chứnh nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng
đất, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu
nại về đất đai.
I.1.3. Cơ sở thực tiễn
a. Các loại hình tranh chấp.
Có 3 loại hình tranh chấp:
- Tranh chấp về quyền sử dụng đất là tranh chấp giữa cá nhân hộ gia đình với
nhau về quyền sử dụng đất.
- Tranh chấp về tài sản gắn liền với đất. Tài sản gắn liền với đất bao gồm: nhà ở,
vật kiến trúc khác và cây trồng trên đất. Loại hình tranh chấp này do TAND giải quyết.
- Tranh chấp về quyền sử dụng đất có liên quan đến địa giới hành chính. Lọai
tranh chấp này thường xảy ra với hai người ở hai tỉnh, hai huyện, hai xã với nhau.
b. Các dạng tranh chấp đất đai thường gặp:
Tranh chấp hợp đồng chuyển đổi quyền sử dụng đất:
Dạng tranh chấp này thường xảy ra ở vùng nông thôn, việc phát sinh thường là do
lúc chuyển đổi đất đai hai bên không làm hợp đồng viết, hoặc có hợp đồng viết nhưng
đơn giản, vì thế sau một thời gian một bên cảm thấy thiệt thòi nên phát sinh tranh chấp,
mặc dù vào thời điểm chuyển đổi cả hai cùng có lợi.
Về nguyên tắc nếu hợp đồng hai bên hợp đồng đã hoàn thành, nghĩa là đã giao
nhận đất và quyền sử dụng đất và hợp đồng đó không trái pháp luật, đúng thủ tục quy
định thì việc tranh chấp đòi lại đất là không có căn cứ.
Tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất:
Dạng này xảy ra khá phổ biến, việc phát sinh thường là do một bên hoặc cả hai
bên thực hiện không đúng giao kết, như không trả tiền hoặc không giao đất, cũng có
trường hợp bị lừa dối hoặc sau khi ký hợp đồng thấy bị hớ do giá quá rẻ nên rút lại

không thực hiện hợp đồng. Nhiều trường hợp nội dung hợp đồng không rõ ràng như
không nói rõ diện tích, không giao kết ai đóng thuế, làm thủ tục … cũng dẫn đến tranh
chấp.

9


Ngành: Quản lý Đất đai

SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Nữ

Thông thường các bên chuyển nhượng đất làm không đúng thủ tục về kí kết hợp
đồng, nhiều trường hợp chỉ làm hợp đồng miệng hoặc làm giấy hợp đồng viết tay rất
đơn giản, đây là một yếu tố rất dễ xảy ra tranh chấp.
Tranh chấp hợp đồng cho thuê quyền sử dụng đất:
Việc phát sinh là do một bên hoặc hai bên vi phạm hợp đồng như:
+ Hết thời hạn giao đất nhưng không giao trả đất.
+ Không trả tiền thuê đất.
+ Sử dụng đất không đúng mục đích khi thuê.
+ Đòi lại đất trước thời hạn hợp đồng.
+ Cũng có thể vì hợp động miệng không rõ ràng cụ thể.
- Tranh chấp hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất:
Trang chấp này thường phát sinh sau khi thời hạn thực hiện nghĩa vụ đã hết,
nhúng bên có nghĩa vụ đã không thực hiện đúng cam kết.
Tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất:
Trang chấp này thường xảy ra do:
+ Người có quyền sử dụng đất chết không để lại di chúc và những người thừa kế
theo pháp luật không thỏa thuận được với nhau về phân chia thừa kế hoặc không theo
quy định của pháp luật thừa kế nên tranh giành nhau.
+ Người sử dụng đất trước khi chết có lập di chúc để lại quyền sử dụng đất nhưng di

chúc đó trái pháp luật.
Tranh chấp do lấn, chiếm đất:
Loại tranh chấp này xảy ra là do một hoặc cả hai bên đã chiếm dụng đất của
nhau. Có trường hợp trước đây khi thi hành chính sách cải tạo nông nghiệp của Nhà
nước đã giao cho người khác nay tự động chiếm lại canh tác và dẫn đến tranh chấp.
Tranh chấp về việc làm thiệt hại đến việc sử dụng đất:
Loại tranh chấp này xảy ra thường do một bên có hành vi trái pháp luật dẫn đến
hủy hoại đất của bên kia, làm cho đất không thể sử dụng được hoặc sử dụng không
hiệu quả (như làm đổ dầu, làm sạt lở đất).
Tranh chấp tài sản gắn liền với đất:
Tài sản gắn liền với đất (bất động sản) gồm nhà ở, vật kiến trúc khác và cây lâu
năm.
Thông thường khi tranh chấp các loại tài sản này (dưới các hình thức như tranh
chấp sở hữu, thừa kế, mua bán tài sản, bao giờ cũng gắn liền với việc yêu cầu công
nhận quyền sử dụng đất mặc dù nội dung chính là tranh chấp tài sản.
Tranh chấp đất trong vụ án ly hôn:
Tranh chấp này thường xảy ra khi vợ chồng là thành viên trong một hộ gia đình
được giao quyền sử dụng đất.
Đặc trưng của tranh chấp này gắn liền với vụ án ly hôn có tranh chấp về phân
chia tài sản là quyền sử dụng đất.
Tranh chấp đòi tiền mua bán đất:
10


Ngành: Quản lý Đất đai

SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Nữ

Tranh chấp này ít xảy ra tuy nhiên vẫn được tòa án giải quyết nhưng đối với việc
tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất (buộc thực hiện nghĩa vụ trả

tiền).
Ngoài những vụ tranh chấp nói trên còn có tranh chấp về quyền sử dụng đất có
liên quan đến địa giới hành chính, tranh chấp này phát sinh thường là do việc phân
vạch địa giới không rõ ràng, việc định vị mốc giới không chuẩn xác, không ổn định (
sông bên lở, bên bồi…), tài liệu để pơhaan vạch địa giới bị thất lạc…
Tranh chấp ranh đất :
Dạng tranh chấp về ranh thửa thường phát sinh do đo vẽ bản đồ địa chính không
chính xác, có sai sót nên khi người sử dụng đất đi đăng ký quyền sử dụng đất trong quá
trình xác định ranh giới thửa đất đã làm phát sinh tranh chấp.
Tranh chấp đường đi :
Hiện trạng có đường đi nhưng con đường này trên các loại giấy tờ giao dịch, các
văn bản không hoặc có thể hiện nhưng một cá nhân, tổ chức nào đó cho rằng con
đường đó của họ, họ được phép sử dụng riêng nên phát sinh tranh chấp.
Tranh chấp về quyền sử dụng đất
Loại tranh chấp này thường xảy ra do các bên tranh chấp có nhận thức khác nhau
về quyền sử dụng đất, bên nào cũng cho rằng mình mới có quyền sử dụng đất và đều
đưa ra những tài liệu, những bằng chứng để chứng minh việc sử dụng đất hợp pháp của
mình.
I.2. KHÁI QUÁT ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
I.2.1. Điều kiện tự nhiên.
1. Vị trí địa lý.
Thành phố Cao Lãnh nằm ở tả ngạn sông Tiền dọc theo quốc lộ 30, tọa độ địa lý
đươc xác định như sau:
Từ 10o24, đến 10030, Bắc.
Từ 10o33, đến 105o41, Đông.
Có tổng diện tích là 10.719.54 ha với dân số 148.530 người, gồm 8 phường, 7 xã.
Vị trí được xác định như sau:
Phía Đông và Bắc giáp: Huyện Cao Lãnh.
Phía Nam giáp: huyện Lấp Vò.
Phía Tây giáp : sông Tiền và huyện Chợ Mới (An Giang).

Thành phố nằm trên tuyến giao thông thủy huyết mạch của Đồng bằng sông Cửu
Long, nối với cảng Cần Thơ, thành phố Hồ Chí Minh và Campuchia. Thành phố Cao
Lãnh cách Thành phố Hồ Chí Minh 154Km, Thành phố Cần Thơ 80Km và cách biên
giới Việt Nam – Campuchia 54Km.
Thành phố Cao Lãnh có vị trí thuận lợi trong quan hệ đối ngoại và phát triển kinh
tế - văn hóa - xã hội với các huyện thị trong tỉnh, các vùng kinh tế trọng điểm phía
Nam và quốc tế.

11


Ngành: Quản lý Đất đai

SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Nữ

Hình 1. Bản đồ hành chính thành phố Cao Lãnh
12


Ngành: Quản lý Đất đai

SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Nữ

2. Địa hình, địa mạo.
Địa hình tương đối bằng phẳng, thấp dần ở giữa, có độ cao phổ biến từ 1,2 đến
1,5m. Bề mặt địa hình bị chia cắt bởi hệ thống kênh mương dày đặc thuận lợi cho tưới
tiêu. Nhìn chung, địa hình thuận lợi cho canh tác nông nghiệp, tuy nhiên vẫn còn một
số khu vực bị ngập sâu vào mùa mưa, lũ gây khó khăn cho sinh hoạt và sản xuất của
người dân.
3. Khí hậu.

Khí hậu mang tính chất nhiệt đới gió mùa cận xích đạo. Nhiệt độ trung bình năm
là 26,60C, ít dao động, biên độ nhiệt ngày đêm thấp. Lượng mưa trung bình từ 1.170 –
1520 mm/năm. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 và kết thúc vào tháng 11 (chiếm 90 – 92%
lượng mưa cả năm, mưa nhiều nhất vào tháng 9 và tháng 10). Mùa khô từ tháng 12 đến
tháng 4 năm sau. Khí hậu của vùng cũng rất thích hợp cho sự phát triển cho nhiều loại
cây trồng.
4. Thuỷ văn.
Trên địa bàn thành phố có sông Tiền chảy qua cung cấp một lượng nước dồi dào
cho vùng.
Nguồn tài nguyên nước phong phú. Nguồn nước mặt dồi dào, nước ngọt quanh
năm. Nguồn nước ngầm có trữ lượng lớn, chất lượng tương đối tốt. Nguồn nước đảm
bảo cho tưới tiêu nông nghiệp.
5. Tài nguyên đất.
Thành phố Cao Lãnh có một nhóm đất phù sa, trong đó, phân loại mức độ nhu
sau:
Đất phù sa được bồi: 3604,58 ha
Đất phù sa chưa phân dị: 2400,01 ha
Đất phù sa có tầng loang lỗ đỏ vàng: 1819,37 ha
Đất phù sa chưa phân dị là loại đất non trẻ thứ hai sau đất phù sa được bồi, phần
diện bắt đầu có sự biến đổi, xuất hiện các đốm nâu vàng, là loại đất có chất lượng cao
thích hợp với cây ăn trái, hoa màu và lúa.
Tính chất của đất phù sa: chất hữu cơ khá cao, tương ứng lượng đạm tổng số rất
giàu (0,25 – 0,3%), hàm lượng Kali vào loại khá nhưng nghèo Lân, Cation kiềm trao
đổi cao và cân đối giữa Ca2+ và Mg2+, tỷ lệ Ca2+/ Mg2+ >1, CEC tương đối cao (15 – 20
me/100g), phản ứng dung dịch đất chua.
Diện tích đất của thành phố Cao Lãnh chủ yếu là đất phù sa và đất cát pha. Đất có
hàm lượng chất hữu cơ cao, hàng năm nước lũ đầu mùa mang về một lượng phù sa lớn
bồi đắp cho đồng ruộng, tăng độ phì cho đất, chống lão hóa đất. Lượng phù sa tập
trung với hàm lượng lớn ven sông Tiền, sông Cao Lãnh và các trục kênh chính đưa sâu
nội đồng. Đặc điểm thổ nhưỡng của vùng rất phù hợp với sự sinh trưởng của nhiều loài

sinh vật, đặc biệt thích hợp trồng cây hàng năm.
Đất phù sa mới hình thành và phát triển với các vật liệu trầm tích gồm: các lớp
sét xám xanh, xám trắng hoặc nâu và cát. Phù sa mới bao gồm 2 cấu trúc: lớp sét
mặn màu xám xanh nằm bên dưới và các trầm tích nước lợ hoặc ngọt phủ bên trên,
tạo nên một nền đất yếu phủ ngay trên bề mặt có độ dày 20 – 30 m. Phù sa mới
13


Ngành: Quản lý Đất đai

SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Nữ

phần lớn chứa chất hữu cơ, có độ ẩm tự nhiên cao hơn giới hạn chảy và các chỉ tiêu
cơ học đều có giá trị thấp.
6. Tài nguyên nước
Nguồn tài nguyên nước ở Cao Lãnh rất phong phú, tuy nhiên phân bố không
đồng đều theo thời gian và không gian.
Nguồn nước mặt: hàng năm nước lũ đầu mùa mang về một lượng phù sa tương
đối lớn bồi đắp cho đồng ruộng, tăng độ phì của đất, chống lão hóa đất. Phân bố phù sa
tập trung hàm lượng lớn ven sông Tiền, sông Cao Lãnh và các trục kênh chính đưa sâu
vào nội đồng.
Nguồn nước ngầm: hạn chế về trữ lượng. Nước ngầm tầng sâu (100 – 300m)
tương đôid dồi giàu nhưng một số nơi bị nhiễm phèn.
I.2.2. Kinh tế
Trong những năm gần đây cùng với sự phát triển chung của tỉnh nền kinh tế
thành phố đang đi vào ổn định và có những bước tăng trưởng đáng kể. Tốc độ tăng
trưởng kinh tế bình quân trong 2 năm 2006 – 2007 đạt 15.8 %. Các ngành công nghiệp
phát triển mạnh như: chế biến thủy sản, dược phẩm, vật liệu xây dựng, chế biến gỗ,
hóa chất, điện, nước.
Nền kinh tế tăng trưởng liên tục trong nhiều năm liền với tốc độ tăng khá cao, tốc

độ tăng trưởng GDP năm 2008 của thành phố Cao Lãnh là 20,08%, trong đó tỷ trọng
thương mại, dich vụ 62,05%; công nghiệp, xây dựng chiếm 28,83%; ngành nông
nghiệp là 9,12%. GDP bình quân đầu người là 19.206.000 đồng/người.
Cơ cấu kinh tế đang chuyển dịch đúng hướng, đã tăng dần được tỷ trọng 02
ngành Thương mại - du lịch và công nghiệp - xây dựng.
Bảng I.1. Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn thành phố Cao Lãnh
(Đơn vị tính: %)
Cơ cấu kinh tế

Năm
2006

Năm
2007

Năm
2008

Năm
2009

Năm
2010

Công nghiệp – Xây dựng

28,07

28,45


28,83

29,22

29,3

Thương mại – dịch vụ

60,41

61,30

62,05

62,61

63

Nông – Lâm – Ngư nghiệp

11,52

10,25

9,12

8,17

7,7


(Nguồn: Phòng thống kê thành phố Cao Lãnh)

14


Ngành: Quản lý Đất đai

7.7

SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Nữ

29.3

Công nghiệp – Xây dựng
Thương mại – dịch vụ

63

Nông – Lâm – Ngư nghiệp

Biểu đồ I.1. Cơ cấu tăng trưởng GDP theo các thành phần kinh tế năm 2010
Khu vực kinh tế nông nghiệp.
Thực hiện chủ trương chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp, tập trung
phát triển nông nghiệp đô thị, bố trí sản xuất phù hợp theo từng vùng, từng địa phương
như: sản xuất lúa giống, xây dựng các khu vườn cây ăn trái kiểu mẫu, an toàn kết hợp
phát triển dịch vụ du lịch, phát triển diện tích nuôi trồng thủy sản ven sông Tiền…
Khu vực kinh tế công nghiệp.
Thành phố hiện có 01 Khu công nghiệp (Trần Quốc Toản) với diện tích
55,937ha, dự kiến sẽ mở rộng thêm 180ha, là một trong hai khu công nghiệp tập trung
của tỉnh nằm trong hệ thống các khu công nghiệp của cả nước, đóng vai trò quan trọng

thúc đẩy chuyển đổi cơ cấu kinh tế trong quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa của
Thành phố và của Tỉnh. Các mặt hàng ưu thế của Thành phố như chế biến gạo, thủy
sản xuất khẩu, dược phẩm, vật liệu xây dựng, chế biến gỗ.
Khu vực kinh tế dịch vụ.
Trong năm qua, tốc độ tăng trưởng GDP khu vực dịch vụ của thành phố đạt
20,48% (so với 2005 là 15,28%). Tổng mức bán lẻ hàng hoá dịch vụ năm 2006 ước đạt
hơn 1.322 tỷ đồng, tăng 21,32% vượt chỉ tiêu kế hoạch 0,82%.
Để phát triển thương mại - dịch vụ, năm 2007, thành phố cao lãnh đề ra các chỉ
tiêu định hướng phát triển. Trong đó, cơ cấu kinh tế khu vực thương mại - dịch vụ - du
lịch là 61,07% (năm 2006 là 60,31%). Tổng giá trị sản xuất thương mại - dịch vụ là
1.607 tỉ đồng, ước tính tăng so với năm 2006 là 21,5%. Tổng mức bán lẻ hàng hóa dịch
vụ và doanh thu du lịch, ăn uống, nhà hàng, khách sạn đạt 1.317 tỉ đồng. Kim ngạch
xuất khẩu đạt 250 triệu USD tăng 30,84% so với ước thực hiện năm 2006, kim ngạch
nhập khẩu ước đạt 300 triệu USD.
I.2.3. Xã hội
1. Giáo dục, đào tạo
Vấn đề giáo dục và đào tạo được thành phố Cao lãnh đặc biệt quan tâm. Hệ
thống giáo dục của thành phố gồm Trường Đại học sư phạm, Trường Cao đẳng cộng
đồng, Trung tâm dạy nghề, Trường nghiệp vụ thể dục thể thao, Trường Trung học Y
tế, 03 Trường trung học phổ thông, có 09 trường trung học cơ sở, hệ thống nhà trẻ,
mẫu giáo được đầu tư khá hoàn chỉnh.
15


Ngành: Quản lý Đất đai

SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Nữ

2. Dân số
Bảng I.2. Tỷ lệ gia tăng dân số qua các năm trên địa bàn thành phố Cao Lãnh


Các hạng mục
Dân số trung bình

Đơn vị
tính
Người

Năm
2006

Năm
2007

Năm
2008

Năm
2009

Năm
2010

157.393 152.241 155.243 159.157 161.099

Tỷ lệ tăng DS tự nhiên

Phần nghìn

1,03


1,02

1,01

0,98

0,9

Tỷ lệ tăng DS cơ học

Phần nghìn

1,17

1,16

1,20

1,19

1,20

(Nguồn: Phòng thống kê thành phố Cao Lãnh)
Qua bảng trên ta thấy: tổng số dân của thành phố Cao Lãnh năm 2010 là 161.099
người. Tỷ lệ gia tăng dân số đang có xu hướng giảm. Tỷ lệ gia tăng tự nhiên năm 2005
là 1,03 phần nghìn, đến năm 2010 con số này giảm xuống còn 0,9 phần nghìn.
3. Lao động và việc làm
Bảng I.3. Cơ cấu dân số qua các năm
(Đơn vị tính: Người)

Năm
2006

Năm
2007

Năm
2008

Năm
2009

Năm
2010

Dân số nữ trung bình

75.978

76.011

77.825

79.897

81.022

Dân số nam trung bình

81.415


76.230

77.418

79.260

80.077

Số người trong độ tuổi lao động

8.615

8.898

10.563

12.228

14.062

Số LĐ được giải quyết việc làm

6.288

4.190

4.006

4.087


4.000

Các hạng mục

(Nguồn: Phòng thống kê thành phố Cao Lãnh)
Toàn thành phố đã tổ chức đào tạo nghề cho 692 lao động (đạt 115 % kế hoạch),
giải quyết việc làm mới cho 4.000 lao động (đạt 100,15 %), trong đó có 3.163 lao động
đi làm việc ngoài tỉnh, 843 lao động thông qua chương trình vay vốn dự án quốc gia
giải quyết việc làm.Việc giảm nghèo được tập trung với nhiều chương trình, nguồn vốn
và giải pháp thiết thực. Các hộ nghèo, hộ bị thiên tai đều được hỗ trợ kịp thời về bảo
hiểm y tế, vốn, dạy nghề..., nhất là trong tình hình lạm phát, giá cả tăng cao ảnh hưởng
lớn đến đời sống người dân.
4. Y tế
Toàn thành phố có 15 trạm y tế xã, phường được xây dựng khá khang trang. Đáp
ứng được yêu cầu chăm lo sức khỏe cho nhân dân.
Công tác phòng chống dịch, phòng chống các bệnh xã hội, vệ sinh, phòng
bệnh...hoạt động ngày càng có hiệu quả: tiêm chủng mở rộng và tiêm VAT cho phụ nữ
16


Ngành: Quản lý Đất đai

SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Nữ

có thai đạt trên 95%, uống vitamin A đạt 100%, tiêm vacxin viêm gan siêu vi B đạt
70%, 100% dân dùng muối Iod.
5. Văn hoá, thể dục thể thao
Hoạt động văn hóa, thông tin thể thao tuyên truyền luôn được quan tâm đúng mức,
vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy kinh tế - xã hội của huyện phát triển. Phong

trào xây dựng nếp sống văn hóa, thôn văn hóa, khu phố văn hóa, gia đình văn hóa, cơ
quan văn hóa…không ngừng được phát triển và nhân rộng.
Bảng I.4. Tình hình phát triển văn hóa, TDTT trên địa bàn thành phố
Các hạng mục

Đơn vị tính

Năm
2006

Hộ gia đình đạt GĐVH

%

78,24

82,71

84,02

86,32

86

39

39

39


61

62

43,56

38,9

42,9

45,99

46

Số khóm, ấp VH
Tỷ lệ người tập luyện
TDTT thường xuyên

Khóm, ấp
%

Năm
2007

Năm
2008

Năm
2009


Năm
2010

(Nguồn: Phòng thống kê thành phố Cao Lãnh)
 Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên kinh tế, xã hội có ảnh hưởng đến
việc sử dụng đất
Những lợi thế trong việc khai thác sử dụng đất trên địa bàn thành phố Cao
Lãnh
- Thành phố nằm trên tuyến giao thông thủy huyết mạch của Đồng bằng sông
Cửu Long, nối với cảng Cần Thơ. Thành phố Cao Lãnh có vị trí thuận lợi trong quan
hệ đối ngoại và phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội với các huyện thị trong tỉnh, các
vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và quốc tế.
- Giao thông chính của thành phố là một phần mạng lưới của giao thông liên
vùng quan trọng của quốc gia.
- Sự chỉ đạo kịp thời của các cấp Đảng ủy, chính quyền, cùng với tinh thần hăng
say lao động, truyền thống Cách mạng của nhân dân trong thành phố đã góp phần
trong việc sử dụng đất đai một cách hiệu quả.
Những hạn chế chính gây ảnh hưởng xấu đến việc sử dụng tài nguyên đất
đai và phát triển kinh tế xã hội
- Dân số khá đông, trong khi diện tích tự nhiên hạn chế.
- Chất lượng nguồn nhân lực chưa cao, lực lượng lao động đơn giản còn nhiều,
thiếu lao động kỹ thuật.
I.3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Nội dung nghiên cứu
- Nghiên cứu các văn bản, các chủ trương, chính sách pháp luật của nhà nước liên
quan đến lĩnh vực giải quyết tranh chấp đai đai.
- Nghiên cứu điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, tình hình quản lý và sử dụng đất
trên địa bàn thành phố Cao Lãnh.
17



×