Tải bản đầy đủ (.pdf) (59 trang)

CÔNG TÁC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TRẢNG BOM, TỈNH ĐỒNG NAI GIAI ĐOẠN 2004 - 2009

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (927.99 KB, 59 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI VÀ BẤT ĐỘNG SẢN

BÁO CÁO TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:

CÔNG TÁC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TRẢNG BOM,
TỈNH ĐỒNG NAI GIAI ĐOẠN 2004 - 2009

SVTH
MSSV
LỚP
KHOA
NGÀNH

:
:
:
:
:

NGUYỄN THỊ XOAN
06124142
DH06QL
2006 - 2010
QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI

- TP. Hồ Chí Minh, tháng 7 năm 2010 -



TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI VÀ BẤT ĐỘNG SẢN
BỘ MÔN CHÍNH SÁCH PHÁP LUẬT

NGUYỄN THỊ XOAN

CÔNG TÁC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TRẢNG BOM,
TỈNH ĐỒNG NAI GIAI ĐOẠN 2004 - 2009

GVHD: TS. Hà Thúc Viên
( Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh)

- Tháng 7 năm 2010 -


LỜI CẢM ƠN


Để có thể hoàn thành luận văn tốt nghiệp này, tôi xin được gửi lời cảm ơn chân
thành và sâu sắc đến:
- Ban giám hiệu và toàn thể quý thầy cô trường Đại học Nông Lâm Thành
phố Hồ Chí Minh đặc biệt là các thầy cô khoa Quản lý đất đai - Quản lý thị trường bất
động sản đã dạy dỗ, giúp đỡ, truyền đạt cho tôi những kiến thức quý báu.
- Thầy Tiến sĩ Hà Thúc Viên đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo, sửa chữa
nhiều sai sót của tôi trong quá trình thực hiện đề tài tốt nghiệp này.
- Ban lãnh đạo và toàn thể các cô chú, anh chị Phòng Tài nguyên và Môi
trường huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt
thời gian thực tập, đặc biệt là các chú, anh, chị trong tổ thụ lý và giải quyết đơn đã tận

tình hướng dẫn, giúp đỡ, truyền dạy cho tôi nhiều bài học kinh nghiệm quý giá trong
thực tiễn công việc.
- Gia đình và tất cả bạn bè lớp Quản lý Đất đai Khóa 32 đã luôn ủng hộ,
động viên, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập.
Dù đã hết sức cố gắng để hoàn thành bài luận văn này nhưng do nhiều nguyên
nhân khách quan và chủ quan nên có thể vẫn còn nhiều sai sót, tôi kính mong nhận được
nhiều ý kiến nhận xét, góp ý chân thành từ quý thầy cô, anh chị đi trước và bạn bè.

Thủ Đức, ngày 15 tháng 07 năm 2010
Sinh viên

Nguyễn Thị Xoan


TÓM TẮT
Sinh viên Nguyễn Thị Xoan, lớp Quản lý đất đai khóa 2006-2010, Khoa Quản lý đất
đai và quản lý thị trường bất động sản, trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh
thực hiện đề tài “Công tác giải quyết tranh chấp đất đai trên địa bàn huyện Trảng Bom,
Tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2004 - 2009”
Giáo viên hướng dẫn: Tiến sĩ Hà Thúc Viên.
Như chúng ta đã biết đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lý và
công tác giải quyết tranh chấp đất đai là một trong mười ba nội dung quản lý của Nhà nước về
đất đai, có vai trò rất quan trọng đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất
cũng như của Nhà nước, giúp cho hiệu quả quản lý, sử dụng đất đạt hiệu quả cao nhất.
Tranh chấp đất đai là một hiện tượng rất phổ biến nhất là trong thời kỳ phát triển kinh tế,
xã hội như hiện nay và đã ảnh hưởng nhiều đến đời sống của người dân, tình hình an ninh trật
tự của xã hội, mối quan hệ tình cảm giữa các đối tượng sử dụng đất với nhau Huyện Trảng
Bom là một huyện mới thành lập (được tách ra từ huyện Thống Nhất cũ năm 2004) nhưng
cùng với nhịp độ phát triển nhanh chóng của xã hội và nhu cầu toàn cầu hoá cùng thế giới
ngày càng tăng đã góp phần đẩy mạnh công tác an sinh xã hội ngày càng cao, góp phần xây

dựng cho một xã hội phồn vinh tốt đẹp hơn trong tương lai. Với vị trí thuận lợi Trảng Bom có
nhiều lợi thế trong sản xuất, kinh doanh, dân số phát triển trong khi đó nguồn vốn về đất đai
lại có giới hạn. Các dự án được triển khai dẫn đến đất đai càng ngày càng có giá trị. Đây
chính là nguyên nhân dẫn đến nhiều phát sinh tranh chấp trong thời gian qua.
Đề tài về tranh chấp và giải quyết TCĐĐ có mục đích đánh giá thực trạng TCĐĐ và giải
quyết TCĐĐ của huyện giai đoạn 2004 - 2009.
Để có thể đạt được những mục tiêu nghiên cứu trên, đề tài đã sử dụng các phương pháp
điều tra thu thập số liệu, thống kê xử lý số liệu, phân tích tổng hợp và phương pháp so sánh để
đánh giá thực trạng và kết quả giải quyết tranh chấp cũng như đánh giá, nhận xét hiệu quả giải
quyết TCĐĐ của huyện. Nội dung nghiên cứu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, công tác
quản lý đất đai của huyện, hiện trạng sử dụng đất, có liên quan đến tình hình tranh chấp và
giải quyết TCĐĐ của huyện, giúp tìm ra nguyên nhân, các dạng tranh chấp, cách giải quyết và
những hạn chế cần được khắc phục trong công tác này.
Giai đoạn 2004 - 2009 tình hình tranh chấp trên địa bàn cũng đã giảm đáng kể, số vụ
tranh chấp không còn gay gắt như trứoc đây nữa. Huyện Trảng Bom đã thụ lý tổng cộng là
309 vụ. Số đơn hoà giải thành ở cấp xã là 184 đơn, số đơn hoà giải không thành là 118 đơn,
đương sự tự rút là 7 đơn. Trong đó số lượng đơn thuộc thẩm quyền giải quyết của huyện là 78
đơn. Số lượng đơn thư tranh chấp trong huyện chủ yếu là đơn tranh chấp về ranh đất gồm 77
đơn. Năm 2004 là năm có số lượng đơn cao nhất gồm 82 đơn. Trong những năm qua lượng
đơn tranh chấp tập trung nhiều nhất là xã Hố Nai 3 với 44 đơn trong tổng 309 đơn chiếm
14.2%. Tuy nhiên đơn tranh chấp cũng đã giảm dần qua các năm. Điều này chứng tỏ công tác
giải quyết tranh chấp trên địa bàn huyện được cải thiện rất nhiều. Công tác giải quyết tranh
chấp được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo nên tỷ lệ giải quyết rất cao. Tuy nhiên cũng có
một số lượng hồ sơ được giải quyết không đảm bảo thời gian theo luật định do nhiều nguyên
nhân khác nhau. Sau khi tìm hiểu những nguyên nhân này, đề tài đã rút ra những điều kiện
thuận lợi, những khó khăn, vướng mắc trong công tác giải quyết TCĐĐ và đưa ra một số giải
pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác giải quyết TCĐĐ cũng như góp phần hoàn thiện
công tác quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện trảng Bom.



MỤC LỤC
Trang
ĐẶT VẤN ĐỀ.................................................................................................................1
PHẦN I: TỔNG QUAN ................................................................................................2
I.1 Cơ sở lý luận của đề tài nghiên cứu .......................................................................2
I.1.1 Cơ sở khoa học ................................................................................................2
Một số khái niệm......................................................................................................2
I.1.2 Cơ sở pháp lý ...................................................................................................6
I.2 Khái quát địa bàn nghiên cứu .................................................................................8
I.2.1 Khái quát điều kiện tự nhiên kinh tế-xã hội địa phương .................................8
I.3 Nội dung và phương pháp nghiên cứu .................................................................17
I.3.1 Nội dung nghiên cứu......................................................................................17
I.3.2 Phương pháp nghiên cứu ...............................................................................17
PHẦN II: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................................18
II.1 Tình hình quản lý Nhà nước về đất đai và vấn đề sử dụng đất trên địa bàn huyện
trong giai đoạn ...........................................................................................................18
II.1.1 Một số nội dung chính về công tác quản lý Nhà nước về đất đai ................18
II.1.2.Hiện trạng sử dụng đất và tình hình chấp hành pháp luật của người dân ....23
II.2 Thực trạng tranh chấp đất đai trên địa bàn ..........................................................27
II.2.1 Các dạng tranh chấp đất đai điển hình .........................................................27
II.2.2 Nguyên nhân phát sinh tranh chấp trên địa bàn ...........................................33
II.2.3 Số lượng đơn tranh chấp đất đai trong thời gian qua ...................................34
II.3 Tình hình giải quyết tranh chấp đất đai trong thời gian qua ...............................36
II.3.1 Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp .........................................................36
II.3.2 Hướng giải quyết các trường hợp tranh chấp trên địa bàn trong thời gian qua 38
II.3.3 Công tác hoà giải tranh chấp đất đai ở cơ sở trên địa bàn huyện Trảng Bom .. 39
II.3.4 Kết quả xử lý đơn và giải quyết tranh chấp ở cấp huyện .............................41
II.3.5 Kết quả giải quyết tranh chấp đất đai của UBND huyện Trảng Bom ..........43
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .....................................................................................49
KẾT LUẬN................................................................................................................49



DANH SÁCH CÁC BẢNG
Trang
Bảng I.2.1.c1: Cơ cấu GDP qua các năm ......................................................................11
Bảng I.2.1.c2: Tình hình y tế huyện Trảng Bom ...........................................................14
Bảng I.2.1.c3: Mật độ dân số phân theo đơn vị hành chính năm 2009 .........................15
Bảng I.2.1.c4: Cân Đối Lao Động Xã Hội ....................................................................16
Bảng II.1.1.d: Diện tích theo đơn vị hành chính của huyện. .........................................19
Bảng II.1.1.e: Kết quả đo đạc thành lập bản đồ địa chính của huyện ...........................20
Bảng II..1.1.g1: Tình hình thực hiện quy hoạch đất ở...................................................21
Bảng II.1.1.g2: Tình hình thực hiện quy hoạch đất nông nghiệp theo xã .....................22
Bảng II.1.2.a: Diện tích, cơ cấu các loại đất nông nghiệp năm 2009 ............................23
Bảng II.1.2.a2: Diện tích, cơ cấu các loại đất phi nông nghiệp năm 2009....................25
Bảng II.3.3.a1: Kết quả hoà giải TCĐĐ trên địa bàn huyện Trảng Bom ......................40
Bảng II.3.4.a: Số lượng hoà giải không thành chuyển lên cơ quan có thẩm quyền ......41
Bảng II.3.5.a: Lượng đơn giải quyết TCĐĐ của UBND huyện Trảng Bom
từ năm 2004 đến năm 2009 ...........................................................................................43
Bảng II.3.5.c: Kết quả giải quyết TCĐĐ của UBND huyện Trảng Bom......................46


DANH SÁCH CÁC HÌNH VÀ BẢNG BIỂU
Trang
Biểu đồ II.1.2.a4: Cơ cấu các loại đất theo hiện trạng sử dụng năm 2009 ....................26
Biểu đồ II.3.3.a2: Tỷ lệ đơn hoà giải trên địa bàn .........................................................40
Biểu đồ II.3.4.b: Lượng đơn hoà giải không thành chuyển lên cấp có thẩm quyền .....42
Biểu đồ II.3.5.b: Lượng đơn giải quyết TCĐĐ của UBND huyện Trảng Bom từ năm
2004 đến năm 2009 .......................................................................................................43



DANH SÁCH NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nội dung

UBND
HĐND
TAND
TN&MT
TCĐĐ
GCNQSDĐ
QSDĐ
NSDĐ
ĐVT

NQ
CP

Ủy ban nhân dân
Hội đồng nhân dân
Tòa án nhân dân
Tài nguyên và môi trường
Tranh chấp đất đai
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Quyền sử dụng đất
Người sử dụng đất
Đơn vị tính
Nghị định
Nghị quyết
Chính phủ



Ngành: Quản lý Đất đai

SVTH: Nguyễn Thị Xoan

ĐẶT VẤN ĐỀ
Từ xa xưa ông cha ta có câu “Tấc đất tấc vàng” chính vì vậy đất dai đối với chúng
ta vô cùng quan trọng và quý giá. Trong giai đoạn hiện nay khi dân số bùng nổ mà
đất đai lại không tự nó sinh ra được cộng thêm xu thế toàn cầu hoá ngày một tăng,
trình độ làm giàu của con người ngày một phát triển cho nên các lợi ích thu được từ
đất là rất lớn. Ngày càng xuất hiện nhiều tình trạng cạnh tranh các quyền lợi từ đất
đai và sự mất cân bằng cung cầu trên thị trường nhà đất, nhất là ở các khu vực đô thị
dẫn đến phát sinh nhiều mâu thuẫn giữa các đối tượng sử dụng đất, lượng đơn tranh
chấp đất đai ngày càng tăng cao, phức tạp, khó giải quyết hơn, tạo nên nhiều ảnh
hưởng không tốt đến đời sống xã hội và quá trình phát triển của đất nước. Do đó,
giải quyết tranh chấp là một trong những vấn đề rất được Nhà nước quan tâm, là một
trong các nội dung của công tác quản lý Nhà nước về đất đai được quy định trong
Luật đất đai.
Huyện Trảng Bom được hình thành từ việc chia tách huyện Thống Nhất (cũ).
Trảng Bom là huyện có thế mạnh về công nghiệp. Những năm qua huyện có những
bước phát triển mạnh về kinh tế, kéo theo việc tăng dân số quá nhanh cho nên nhu
cầu sử dụng đất tăng. Chính điều này đã làm cho giá đất tăng lên rất cao. Dẫn đến
tình trạng tranh chấp, khiếu nại về đất đai ngày càng đa dạng và phức tạp.
Xuất phát từ nhu cầu thực tế trên, em xin thực hiện đề tài: “công tác giải quyết
tranh chấp đất đai trên địa bàn huyện Trảng Bom - tỉnh Đồng Nai từ năm 2004 đến
năm 2009”. Nhằm đánh giá lại thực trạng quản lý quỹ đất của huyện và sự ổn định
trong công tác quản lý của cơ quan chức năng trên địa bàn huyện.
 Mục tiêu nghiên cứu
Đánh giá thực trạng giải quyết tranh chấp đất đai đồng thời tìm hiểu nguyên nhân

tranh chấp đất đai và cách giải quyết chúng trên một địa bàn cụ thể là huyện Trảng
Bom tỉnh Đồng Nai.
 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
Tình hình tranh chấp đất đai và giải quyết tranh chấp đất đai trên huyện TrảngBom.
 Ý nghĩa của đề tài
Đề tài nghiên cứu có ý nghĩa cả về mặt lý thuyết lẫn thực tiễn, giúp tìm hiểu rõ hơn
nguyên nhân tranh chấp, những vướng mắc trong công tác giải quyết tranh chấp, từ
đó đề xuất những biện pháp để hoàn thiện hơn công tác quản lý Nhà nước về đất đai
và ổn định tình hình sử dụng đất trên địa bàn huyện.

1


Ngành: Quản lý Đất đai

SVTH: Nguyễn Thị Xoan

PHẦN I: TỔNG QUAN
I.1 Cơ sở lý luận của đề tài nghiên cứu
I.1.1 Cơ sở khoa học
Một số khái niệm
 Khái niệm về khiếu nại, tranh chấp đất đai.

Khiếu nại: Theo điều 2 Luật khiếu nại tố cáo năm 1998 thì khái niệm
khiếu nại được quy định như sau:
Khiếu nại là việc cá nhân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức theo thủ
tục do luật này quy định yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét lại quyết
định hành chính hoặc hành vi hành chính về quản lý đất đai khi có căn cứ cho rằng
quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính đó là trái pháp luật, xâm phạm tới
quyền và lợi ích hợp pháp của họ.

Trước đây, các quy định của nhà nước ta không có sự phân biệt rõ giữa TCĐĐ và
khiếu nại đất đai, thậm chí còn nhầm lẫn, từ đó dẫn tới việc áp dụng cơ chế giải
quyết không thích hợp. Cụ thể Luật đất đai cũ quy định Uỷ ban nhân dân cấp huyện
có thẩm quyền giải quyết TCĐĐ nhưng nếu đương sự không đồng ý có thể khiếu nại
quyết định giải quyết tranh chấp đó. Như vậy từ một vụ việc TCĐĐ trở thành khiếu
nại.
Tranh chấp đất đai:

Tranh chấp đất đai là sự tranh giành về quyền quản lý, quyền sử dụng về một khu
đất cụ thể mà mỗi bên đều cho rằng mình được quyền quản lý, quyền sử dụng là
đúng pháp luật. Vì vậy, họ không thể cùng nhau giải quyết mà phải yêu cầu cơ quan
có thẩm quyền giải quyết.
Theo khoản 26 Điều 3 Luật Đất đai năm 2003 tranh chấp đất đai là tranh chấp về
quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất
đai.
Trong thực tế có một số trường hợp tranh chấp về lợi ích kinh tế có liên quan gián
tiếp đến quyền sử dụng đất, thí dụ như đòi bồi thường tổn thất khi bị người khác
gây thiệt hại cho việc sử dụng đất của mình hoặc đòi thường tiền sử dụng
đất…Những trường hợp này không hẳn là tranh chấp đất đai nhưng có khi cũng gọi
là tranh chấp đất đai.
 Khái niệm giải quyết tranh chấp đất đai.
Khi xảy ra tranh chấp đất đai, các bên tranh chấp khó có thể thỏa thuận với nhau để
đưa ra giải pháp hữu hiệu trong việc thực hiện quyền sử dụng đất. Những mâu thuẫn
sẽ ngày càng gay gắt hơn nếu không được các bên tranh chấp cùng phối hợp để thoả
thuận và giải quyết. Khi đó, cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ thực hiện chức
năng của mình trong việc chỉ rõ quyền quản lý và sử dụng thuộc về ai đối với các
bên tranh chấp.
Như vậy giải quyết tranh chấp đất đai là việc tìm ra một giải pháp đúng đắn trên cơ
sở pháp luật nhằm giải quyết những bất đồng mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân, tổ
chức.

Trên cơ sở đó phục hồi lại các quyền lợi hợp pháp bị xâm phạm đồng thời truy
cứu trách nhiệm pháp lý đối với hành vi vi phạm pháp luật.
2


Ngành: Quản lý Đất đai

SVTH: Nguyễn Thị Xoan

Các vấn đề về tranh chấp đất đai
 Nguyên nhân phát sinh tranh chấp:
Khách quan
Do chiến tranh kéo dài đã ảnh hưởng đến mọi mặt của đời sống kinh tế,
chính trị, xã hội. Trong đó ảnh hưởng không nhỏ đến việc sử dụng đất.
Nguyên nhân chủ quan
- Về phía nhà nước: Do sự sai lầm trong chính sách đất đai của Nhà nước Việt Nam
trong khoảng thời gian
+ Cải cách ruộng đất năm 1953 ở miền Bắc. Đất đai được chia cho nông dân sau đó
lại đưa vào HTX gây nhiều xáo trộn
+ Cải cách nhà đất năm 1977 ở miền Nam.
+ Không thừa nhận giá trị hay thuộc tính hàng hóa của đất đai.
Trong cơ chế quản lý trước đây, Nhà nước phân công, phân cấp quá nhiều trong
viêc quản lý đất đai dẫn đến tình trạng quản lý thiếu chặt chẽ, còn nhiều sơ hở, đùn
đẩy trách nhiệm tạo điều kiện sử dụng đất tuỳ tiện, bất hợp pháp.
Sau này việc quản lý đất đai đã được quy định thống nhất nhưng trong chính sách đất
đai vẫn bộc lộ nhiều thiếu sót. Văn bản pháp luật còn chồng chéo thiếu đồng bộ và
thống nhất. Các văn bản pháp luật chưa theo kịp với xu thế phát triển chung của thời đại,
vì thế đôi lúc lại trở thành vật cản cho công tác quản lý cũng như giải quyết TCĐĐ
Công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật cho người dân chưa được coi trọng dẫn
đến sự thiếu hiểu biết của người dân về những chính sách của nhà nước trong việc

quản lý và sử dụng đất đai. Họ cho rằng đất đai là tài sản cá nhân, là tài sản riêng
của gia tộc, gia đình nên phần lớn các trường hợp khiếu nại tranh chấp đất đai là do
chủ cũ (người đứng bộ trước năm 1975) hoặc do con cháu về tranh chấp.
Bên cạnh đó không thể không nói đến trình độ chuyên môn giải quyết công việc
thiếu tính hợp lý chặt chẽ của cán bộ công chức Nhà nước dẫn đến tình trạng đơn
thư cứ đi vòng vèo mất thời gian và công sức của các bên.
Một nguyên nhân cũng không kém phần nóng bỏng nữa là hiện nay do giá đất tăng
cao theo thị trường nên việc khiếu nại, tranh chấp đòi chia quyền thừa kế, tranh chấp
về hợp đồng đất đai ngày càng nhiều và phức tạp hơn.
 Tác động của tranh chấp đất đai đến đời sống kinh tế-xã hội
Tranh chấp đất đai là vấn đề nảy sinh và tồng tại trong quá trình sử dụng đất.
TCĐĐ dưới mọi hình thức thì đều có ảnh hưởng không tốt đến tâm lý người dân,
gây ảnh hưởng đến các giá trị đạo đức xã hội vì đã có rất nhiều trưqờng hợp vì tranh
giành đất mà gây mất tình cảm giữa nhưng người than trong gia đình và tình làng
nghĩa xóm.
Việc tranh chấp đất đai không giải quyết triệt để sẽ trở nên phức tạp dẫn đến tình
trạng khiếu kiện kéo dài và ảnh hưởng đến trật tự an ninh ở địa phương và ảnh
hưởng đến an ninh quốc gia. Có nhiều vụ khiếu kiện dai dẳng đến tận cấp Trung
ương đã trở thành vấn đề nóng bỏng cho báo chí và dư luận và làm nhức đầu các
nhà quản lý để tìm ra cách giải quyết triệt để.
Nói tóm lại, tranh chấp đất đai thực sự là vấn đề có nhiều ảnh hưởng không tốt đến
mọi mặt của đời sống xã hội. Làm tốt công tác giải quyết tranh chấp đất đai là góp

3


Ngành: Quản lý Đất đai

SVTH: Nguyễn Thị Xoan


phần làm ổn định và đảm bảo sự phát triển cho quốc gia.
Vấn đề giải quyết tranh chấp đất đai
 Nguyên tắc giải quyết tranh chấp đất đai:

Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do nhà nước quản lý
Đây là tư tưởng chủ đạo xuyên suốt quá trình sử dụng đất của người dân chi
phối tất cả các quan hệ đất đai theo Hiến pháp 1980
 Giải quyết tranh chấp phải lấy dân làm gốc:
Vì nước là nước của dân và dân là chủ nhân của nước. Chính vì vậy trong quá
trình giải quyết phải lắng nghe ý kiến của dân, bàn bạc dân chủ, công khai, tăng
cường công tác giải quyết ở cấp cơ sở, phổ biến pháp luật cho người dân. Giải quyết
phải đúng pháp luật, hợp tình, hợp lý, bảo vệ lợi ích cho nhân dân không được dựa
vào ý kiến chủ quaqn của người giải quyết tranh chấp rồi ép buộc, cưỡng chế nhân
dân phải làm theo.

Tuân thủ nguyên tắc mọi cá nhân, mọi tổ chức đều bình đẳng trước pháp luật
Nguyên tắc này đảm bảo cho việc giải quyết được khách quan, đúng pháp luật.
Đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật, đem lại hiệu quả cao.

Khuyến khích việc tự hoà giải thương lượng trong nhân dân
Theo khoản 1 điều 38 luật đất đai năm 1993 và khoản 1 điều 135 luật đất đai năm
2003 “Nhà nước khuyến khích các bên TCĐĐ tự hoà giải hoặc giải quyết tranh chấp
đất đai thông qua hoà giải ở cơ sở”. Nếu thực hiện tốt công tác này thì sẽ rút ngắn
được thời gian giải quyết các vụ việc tranh chấp, tiết kiệm được thời gian công sức
của nhân dân và Nhà nước, giảm bớt tính gay gắt và phức tạp trong công tác giải
quyết tranh chấp.

Nhà nước không thừa nhận việc đòi lại đất đã giao cho người khác sử
dụng trong quá trình thực hiện chính sách pháp luật đất đai của nhà nước Việt Nam
Dân Chủ Cộng Hòa, Chính Phủ Cách Mạng Cộng Hòa Miền Nam Việt Nam và Nhà

Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam.
Khoản 1 Điều 4 Nghị định 181 về thi hành Luật Đất đai năm 2003 quy định nhà
nước không thừa nhận việc đòi lại đất và không xem xét giải quyết khiếu nại về việc
đòi lại đất của nhà nước đã giao cho nười khác sử dụng theo các chính sách ruộng
đất trước ngày 15/10/1993 trong các trường hợp sau:
 Đất bị tịch thu, trưng thu, trưng mua khi thực hiện cải cách ruộng đất ở miền bắc.
 Chính sách xóa bỏ triệt để tàn tích chiếm hữu ruộng đất và các hình thức bóc lột
thực dân, phong kiến ở miền Nam.
 Đất đã hiến tặng cho Nhà nước, cho hợp tác xã và các tổ chức khác, cho hộ gia
đình cá nhân.
 Đất đã góp vào hợp tác xã nông nghiệp theo quy định của điều lệ hợp tác xã nông
nghiệp bậc cao.
 Đất thổ cư đã được nhà nước giao cho người khác để làm đất ở; đất ở và đất
vườn đã được giao hợp tác xã để đi khai hoang; ruộng đất đã bị thu hồi để giao cho
người khác hoặc điều chỉnh cho người khác khi giải quyết tranh chấp ruộng đất.
 Đất đã chia cho người khác khi hưởng ứng cuộc vận động san sẻ bớt một phần
4


Ngành: Quản lý Đất đai

SVTH: Nguyễn Thị Xoan

ruộng đất để chia cho những người không có ruộng và thiếu ruộng tại miền Nam sau
ngày giải phóng.

Đảm bảo người làm nông nghiệp có đất sản xuất, mọi người đều có nơi ở,
gắn việc giải quyết các vấn đề ruộng đất với tổ chức lại sản xuất, bố trí cơ cấu sản
xuất hàng hóa theo hướng thâm canh tăng vụ, kinh doanh tổng hợp, mở mang
nghành nghề, phân bố lại lao động, dân cư phù hợp với đặc điểm quy hoạch từng địa

phương.

Giải quyết tranh chấp đất đai nhằm mục đích phát triển sản xuất, ổn định
và từng bước cải thiện đời sống nhân dân.

Kết hợp hài hòa giữa căn cứ pháp luật với thực tiễn, giữa chính sách đất
đai với chính sách xã hội khác.
 Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai:
Luật đất đai đầu tiên năm 1987 quy định về thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất
đai tại điều 21,22 như sau:
- Các tranh chấp về quyền sử dụng đất thì do UBND giải quyết
- Các tranh chấp về nhà ở, vật kiến trúc gắn khác hoặc cây lâu năm thì do TAND
giải quyết
Khi Luật đất đai 1993 ra đời thì thẩm quyền giải quyết được quy định như sau:
- UBND giải quyết tranh chấp đất đai đối với đất chưa có giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất
- TAND giải quyết tranh chấp đất đai đối với đất đã có GCN QSDĐ hoặc tranh
chấp về tài sản gắn liền với đất. Khi không đồng ý quyết định giải quyết tranh chấp
đất đai của UBND có thẩm quyền, đương sự có quyền khiếu nại lên cơ quan hành
chính cấp trên, quyết định của cơ quan hành chính cấp trên là quyết định giải quyết
cuối cùng.
Đến năm 1998, Luật Khiếu nại, Tố cáo ra đời thì các tỉnh thành đều vận dụng Luật
Khiếu nại, Tố cáo để giải quyết tranh chấp đất đai. Theo Luật Khiếu nại, Tố cáo khi
không đồng ý với quyết định hành chính thì đương sự phải khiếu nại lại quyết định
hành chính tại cơ quan ra quyết định hành chính đó. Như vậy theo Luật KN-TC thì
bốn cấp hành chính đều có quyền và trách nhiệm giải quyết khiếu nại tố cáo của
người dân. Đây là sự khác nhau cơ bản về thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai
theo Điều 38 Luật Đất đai năm 1993 và Luật Khiếu Nại, Tố Cáo năm 1998.
Luật Đất đai năm 2003 ra đời và có hiệu lực vào ngày 1/7/2004 thì việc giải quyết
tranh chấp được vận dụng theo luật này. Về cơ bản, thẩm quyền giải quyết tranh

chấp đất đai của Luật Đất đai năm 2003 giống như điều 38 Luật Đất đai năm 1993:
 Thẩm quyền giải quyết của UBND
- UBND cấp xã: chỉ được hòa giải, không ra quyết định giải quyết TCĐĐ. Thời
hạn hòa giải là 30 ngày làm việc kể từ ngày UBND cấp xã nhận được đơn. (khoản 2
Điều 135 Luật đất đai năm 2003).
- UBND cấp huyện và cấp tỉnh: tranh chấp về quyền sử dụng đất mà đương sự
không có GCNQSDĐ hoặc không có một trong các giấy tờ quy định tại khoản 1,2,5
Điều 50 Luật đất đai năm 2003 được giải quyết như sau:
Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện quận thị xã thành phố thuộc tỉnh giải quyết đối
5


Ngành: Quản lý Đất đai

SVTH: Nguyễn Thị Xoan

với tranh chấp đất đai giữa cá nhân, hộ gia đình với nhau; giữa cá nhân hộ gia đình
với tổ chức; giữa tổ chức với tổ chức nếu các tổ chức đó thuộc quyền quản lý của
mình.
Trong trường hợp không đồng ý với quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp
huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh thì các bên tranh chấp có quyền gửi đơn
xin giải quyết tranh chấp đất đai đến chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố
trực thuộc Trung ương quyết đối với tranh chấp đất đai. Quyết định của Ủy ban
nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là quyết định giải quyết cuối cùng.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương giải quyết
đối với tranh chấp đất đai giữa tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở
nước ngoài tổ chức, cá nhân nước ngoài với nhau hoặc giữa tổ chức, cơ sở tôn giáo,
người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài với
hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư.
Trong trường hợp không đồng ý với quyết định giải quyết của Chủ tịch Ủy ban

nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thì các bên tranh chấp có quyền
gửi đơn xin giải quyết tranh chấp đất đai đến Bộ Tài nguyên và Môi Trường; Quyết
định của Bộ Tài nguyên và Môi trường là quyết định giải quyết cuối cùng.
 Thẩm quyền giải quyết của TAND
- Tranh chấp về quyền sử dụng đất khi người sử dụng đất có GCNQSDĐ hoặc có
một trong các loại giấy tờ hợp lệ quy định tại khoản 1,2,5 Điều 50 Luật đất đai năm
2003.
- Tất cả các tranh chấp về tài sản gắn liền với đất.
- Tranh chấp về hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất.
I.1.2 Cơ sở pháp lý
 Chính sách đất đai qua các thời kỳ
 Trước năm 1945
Nước ta vào thời kỳ này vẫn còn là thời kỳ phong kiến nên chế độ ruộng đất vẫn
tập trung vào tay của địa chủ phong kiến cho đến trước Cách mạng tháng 8 năm
1945 sở hữu ruộng đất theo ba hình thức: Chế độ đất công của Nhà nước, chế độ đất
công làng xã, chế độ ruộng đất tư.
Ruộng đất của Nhà nước phong kiến có nhiều loại từ nguồn sung công và từ việc
đẩy mạnh khai hoang phục hoá mở rộng diện tích đất đai. Trong thực tế hàng ngũ
quan lại tham lam biến của công thành của tư, tạo đất công của Nhà nước làng xã
thành đất của mình.
Chế độ đất ruộng công làng xã là cơ sở vật chất của các quan hệ có tính cộng
đồng của các làng xã, mang đậm chất nguyên thuỷ. Đất đai tuy thuộc sở hữu của
Nhà nước nhưng do làng xã quản lý, phân bổ nộp thuế.
Đối với chế độ ruộng đất tư được hình thành do sự chèn ép của bọn địa chủ
phong kiến. Người nông dân có ruộng đất nhưng họ bị giai cấp thống trị chèn ép và
phải bán đất rồi đi làm thuê.
. Từ khi thực dân Pháp sang xâm lược nước ta cho đến năm 1945, nước ta lại có
thêm một chủ nhân trong quan hệ sản xuất. Chúng ban hành các chính sách bốc lột
khai hoá văn minh bằng cách bắt dân ta làm theo yêu cầu của chúng (nhổ lúa trồng
đay). Làm cho đất đai ngày càng thêm bạc màu và không thể sử dụng được.

6


Ngành: Quản lý Đất đai

SVTH: Nguyễn Thị Xoan

 Từ 1945 đến 1975
Sau khi giành được chính quyền và thành lập nước VNDCCH, chính quyền Cách
mạng lâm thời đã ban hành nhiều chính sách nhằm thực hiện việc cải cách ruộng
đất, bãi bỏ thuế như săc lệnh bãi bỏ thuế than (07/09/1945), sắc lệnh giảm tô 25%
(20/10/1945).
Tháng 02/1949, Chính phủ ban hành sắc lệnh tạm cấp ruộng đất của Việt gian, địa
chủ và thông tư chia ruộng đất của thực dân Pháp chia cho dân nghèo.
Năm 1953 luật cải cách ruộng đất lần đầu tiên được Quốc hội thông qua ngày
04/12/1953 và được Hồ Chí Minh ký sắc lệnh ban hành ngày 19/12/1953. Sau năm
1954 miền Bắc hoàn toàn giải phóng ruộng đất được trao cho dân, hình thành hợp
tác xã sản xuất, hợp tác hoá nông nghiệp. Làm theo năng suất hưởng theo lao động.
trong quá trình thực hiện đã có những sai sót không muốn có. Tuy nhiên đây là bước
đầu hình thành công tác giải phóng con người lao động khỏi phụ thuộc vào địa chủ,
thực hiện chính sách “người cày có ruộng”. Còn ở miền nam vẫn đang tiếp tục đấu
tranh đánh bại đế quốc Mỹ giành lại chính quyền. Đảng vận động miền Bắc làm hậu
phương vững chắc cho miền Nam đánh giặc.
 Từ năm 1975 đến 1993
Su khi đất nước hoàn toàn thống nhất, cả nước bắt tay vào xây dựng CNXH, chính
sách đất đai lại một lần nữa được nhà Nước quan tâm.
Thực hiện việc quản lý, sử dụng ruộng đất tập trung thống nhất trên quy mô HTX,
đất đai được phân phối lại theo nguyên tắc tiện cư, tránh tình trạng phân chia ruộng
đất manh mún.
Năm 1980, Hiến pháp ra đời quy định đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước

quản lý. Quy định này đã bãi bỏ các hình thức sở hữu tập thể tránh tình trạng sản
xuất trì trệ theo phương thức HTX, xoá bỏ cơ chế bao cấp. luật đất đai 1987 ra đời
đánh dấu một bước quan trọng trong công tac quản lý Nhà nước về đất đai. Trong đó
vấn đề TCĐĐ được quy định tại điều 21, 22. Tuy nhiên luật này ra đồi vẫn con
nhiều mặt hạn chế.
Hiến pháp nước CHXHCNViệt Nam sửa đổi 1992 ra đời đã có những thay đổi cho
công tác quản lý đấ đai.
 Từ năm 1993 đến nay
Luật đất đai năm 1993 và Luật đất đai năm 2003 ra đời đánh dấu những thay đổi sự
chuyển biến trong quan hệ đất đai trong thòi kỳ đổi mới, lần đầu tiên Nhà nước thừa
nhận đất đai có giá trị cũng như người sử dụng đất có các quyền chuyển đổi, chuyển
nhượng, thừa kế, thế chấp,….
Trong quá trình sử dụng đất nảy sinh nhiều vấn đề liên quan đến quyền và nghĩa vụ
của người sử dụng đất cần được giải quyết trong đó có vấn đề giải quyết tranh chấp
đât đai nên luật đất đai 2003 đã quy định về thẩm quyền này vào các điều 136, 137,
138, 139.
- Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 hướng dẫn thi hành Luật đất đai
2003
- Luật khiếu nại tố cáo năm 1998 đã được sửa đổi bổ sung vào năm 2004 và năm
2005.
- Một số bộ luật khác có liên quan như Luật dân sự, Luật hôn nhân gia đình.
- Luật Đất đai năm 1993, Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật đất đai năm
1998, 2001, Luật đất đai năm 2003.
7


Ngành: Quản lý Đất đai

SVTH: Nguyễn Thị Xoan


- Luật khiếu nại - tố cáo 1998, Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật khiếu nại
tố cáo năm 2004 và 2005.
- Nghị định 84/2007/NĐ-CP ngày 25/05/2007 của Chính Phủ quy định bổ sung về
việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng
đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất và giải
quyết khiếu nại về đất đai.
- Thông tư liên tịch: số 01/2002/TTLT ngày 03/01/2002 của Tòa án Nhân dân tối
cao, Viện kiểm soát nhân dân tối cao, Tổng cục Địa chính hướng dẫn về thẩm quyền
của Tòa án Nhân dân trong việc giải quyết tranh chấp liên quan đến quyền sử dụng đất.
I.2 Khái quát địa bàn nghiên cứu
I.2.1 Khái quát điều kiện tự nhiên kinh tế-xã hội địa phương
a. Điều kiện tự nhiên
 Vị trí địa lý
Trảng Bom là huyện nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và là một trong
những trung tâm kinh tế-xã hội và khoa học của tỉnh Đồng Nai. Huyện Trảng Bom
được hình thành từ việc chia tách huyện Thống Nhất (cũ) theo Nghị định
97/2003/NĐ.CP của Chính phủ. Huyện Trảng Bom có tổng diện tích tự nhiên là
32.370 ha, chiếm 5,5% diện tích tự nhiên toàn tỉnh, với 17 đơn vị hành chính bao
gồm 16 xã và 01 thị trấn: xã Hố Nai 3, BẮc Sơn, Bình Minh, Quảng Tiến, Sông
Trầu, Tây Hoà, Đông Hoà, Trung Hoà, Hưng Thịnh, Sông Thao, Bàu Hàm 1, Giang
Điền, An Viẽn, Cây Gáo, Đồi 61, Thanh Bình và thị trấn Trảng Bom. Trung tâm
huyện chỉ cách Tp.HCM 50 km và Tp Biên Hoà 20 km. Huyện là nơi tập trung
nhiều KCN, có nhiều điều kiện phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật: Điện, nước, giao
thông,…., và có sức hút đầu tư từ bên ngoài cũng như điều kiện phát triển mạnh mẽ
trên cả 3 lĩnh vực: Nông nghiệp-Công nghiệp-Dịch vụ.
 Địa hình
Địa hình huyện Trảng Bom được chia làm 3 dạng địa hình cơ bản: Địa hình thấp
phân bố ở phía nam và ven QL1A, địa hình cao phân bố ở phía bắc huyện và địa
hình trung bình phân bố ở phía bắc QL1A, phía nam khu vực có địa hình cao. Nhìn
chung địa hình của huyện khá thuận lợi cho phát triển sản xuất nông nghiệp theo

hướng đa dạng hoá cây trồng và xây dựng hạ tầng, các KCN.

8


Ngành: Quản lý Đất đai

SVTH: Nguyễn Thị Xoan

Ranh giới hành chính huyện được xác định như sau:
- Phía Bắc giáp huyện Vĩnh Cửu
- Phía Nam giáp huyện Long Thành
- Phía Tây giáp Tp.Biên Hoà
- Phía Đông giáp huyện Thống Nhất

Huyện
Vĩnh
Cửu

Tp
Biên
Hòa

Huyện
Thống
Nhất

Huyện Long Thành

Hình I.2..a.1: Bản đồ huyện Trảng Bom tỉnh Đồng Nai


9


Ngành: Quản lý Đất đai

SVTH: Nguyễn Thị Xoan



Khí hậu
Huyện Trảng Bom nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, cận xích đạo với
những đặc điểm:
- Nắng nhiều, trung bình khoảng 2.500 – 2.700 giờ/năm. Nhiệt độ cao đều trong
năm, trung bình từ 25 – 26oC. Tổng tích ôn trung bình hàng năm khoảng 9.490oC,
rất thuận lợi cho thâm canh, tăng năng suất và tăng vụ.
- Mưa tập trung theo mùa: Mùa mưa tập trung từ tháng 5 đến tháng 10, chiếm trên
85% tổng lượng mưa cả năm. Mùa khô từ cuối tháng 11 đến tháng 4, chỉ chime 15%
tổng lượng mưa cả năm. Lượng bốc hơi trung bình 1.100 -1.400 mm/năm, nhưng
mùa khô lượng bốc hơi thường chiếm 64 – 65% tổng lượng bốc hơi cả năm, gây nên
tình trạng mất cân đối nghiêm trọng về chế độ ẩm và mùa khô thường cho hiệu quả
cao và ổn định.
b. Tài nguyên thiên nhiên
 Tài nguyên đất
Theo bản đồ đất tỷ lệ 1/25000, toàn Huyện có 5 nhóm đất:
Nhóm đất Gley: nhóm đất này có diện tích nhỏ (615,28 ha), chỉ chiếm 1,9% diện
tích toàn huyện, thích hợp với việc trồng lúa nước.
Nhóm đất tầng mỏng: diện tích 61,7 ha, chiếm 0,19% diện tích tự nhiên. Tầng đất
hữu hiệu mỏng, trơ sỏi đá trên bề mặt, không thích hợp với việc sản xuất nông
nghiệp.

Nhóm đất đen: diện tích lớn nhất Huyện (14.342,76 ha), chiếm 44,31% diện tích tự
nhiên. Đất được hình thành trên đá bazan, tầng đất nhiều đá bọt, có kết von. Loại đất
này giàu mùn, đặc biệt là tổng số, rất thích hợp cho nhiều loại cây trồng, nhất là cây
công nghiệp ngắn ngày, cây ăn trái và hoa màu.
Nhóm đất xám: diện tích 13.711,57 ha, chiếm 42,36% diện tích tự nhiên. Đất này
được hình thành trên mẫu chất phù sa cổ, có thành phần cơ giới nhẹ, độ phì nhiêu
thấp, khá thích hợp với nhiều loại cây trồng, tuy nhiên phải được đầu tư cao và có
chế độ tưới tiêu tốt mới hiệu quả.
Nhóm đất đỏ: diện tích 3.638,53 ha, chiếm 11,24% diện tích tự nhiên. Đất được
hình thành từ đất bazan, thành phần cơ giới nặng, cấu tạo viên tới xốp, giàu đạm, lân.
Thích hợp cho cây công nghiệp dài ngày như cao su, cà phê, cây ăn trái,…
Cho đến nay Huyện không còn khả năng mở rộng diện tích, vì vậy hướng sử dụng
đất trong những năm tới là tập trung chuyển đổi cơ cấu cây trồng, sử dụng đất đáp
ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội, trong sử dụng đất nông nghiệp cần tập trung
cho thâm canh để tăng giá trị sản phẩm và thu nhập trên đơn vị diện tích, chú trọng
công tác bảo vệ và cải thiện độ phì của đất, đảm bảo cho sử dụng đất có hiệu quả
cao và bền vững.
 Tài nguyên nước
Toàn Huyện hiện có hồ chứa lớn: hồ Sông Mây, hồ Thanh Niên, hồ 3/2, và một
phần hồ Trị An. Ngoài ra, Huyện còn có một sông lớn là sông Buông cùng với hệ
thống các suối nhỏ chảy qua hầu hết các xã của Huyện. Đây là nguồn cung cấp nước
phục vụ chủ yếu cho mục đích tưới tiêu và nuôi trồng thuỷ sản của cả Huyện. Tuy
nhiên, mạng lưới sông suối trong phạm vi Huyện ngắn và dốc, nghèo nước trong
mùa khô: modul dòng chảy trung bình vào mùa lũ có thể đạt 30- 35 l/s/km2 nhưng
10


Ngành: Quản lý Đất đai

SVTH: Nguyễn Thị Xoan


vào mùa kiệt chỉ còn 10-12 l/s/km2.
Một phần của nguồn nước mặt trong Huyện được trữ trong các hồ chứa như hồ
Sông Mây, hồ Trị An,… nhưng việc sử dụng nguồn nước này vào sản xuất và sinh
hoạt còn hạn chế.
Nguồn nước ngầm có trữ lượng tương đối lớn, hiện đang được khai thác chủ yếu
cho sinh hoạt.
 Tài nguyên khoáng sản
Tài nguyên khoáng sản của Huyện chủ yếu là đá và đất làm nguyên vật liệu xây
dựng. Đặc biệt có puzelan dùng làm nguyên liệu phụ gia xi măng nằm ở khu vực
Đông Nam Cây Gáo, trữ lượng 0,8 triệu m3. Một số loại khoáng sản khác như: than
bùn, sỏi có thể khai thác làm nguyên liệu chế biến phân bón và vật liệu xây dựng.
 Tài nguyên rừng
Năm 2009 đất lâm nghiệp còn 1.312 ha trong đó: Đất rừng sản xuất là 1270,35 ha,
đất rừng phòng hộ 3,52 ha, đất rừng đặc dụng 38.13 ha. Độ che phủ, nếu không có
biện pháp trồng rừng và các loại cây công nghiệp dài ngày khác thì độ che phủ sẽ
tiếp tục giảm trong năm tới.
 Nhận xét chung về điều kiện tự nhiên – tài nguyên thiên nhiên
- Với vị trí địa lý thuận lợi huyện Trảng Bom là mối nút thông quan trọng trong
việc giao lưu kinh tế giữa các vùng trong và ngoài tỉnh.
- Khí hậu của Huyện là điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế, đặc biệt là
phát triển sản xuất nông nghiệp.
- Nguồn khoáng sản của Huyện khi đưa vào khai thác sẽ phục vụ tốt cho ngành xây
dựng, điều kiện khai thác tương đối thuận lợi.
c. Tình hình phát triển kinh tế-xã hội
 Kinh tế
Tổng sản phẩm quốc nội trong những năm vừa qua đạt mức răng liên tục: năm
2007 đạt 3.547,9 tỷ đồng, năm 2008 đạt 4.387,1 tỷ đồng, năm 2009 đạt 5237,5 tỷ
đồng.
Cơ cấu kinh tế của huyện chuyển dịch theo hướng “công nghiệp - dịch vụ - nông

nghiệp”, trong đó ưu tiên phát triển công nghiệp và dịch vụ.
Bảng I.2.1.c1: Cơ cấu GDP qua các năm
Cơ cấu GDP qua các năm
2007

2008

2009

Nông - Lâm - Thuỷ sản

17,1

10

9,5

Công nghiệp – XDCB

72,1

72,7

72,3

Dịch vụ

10,8
17,3
18,2

(Nguồn: Phòng thống kê huyện Trảng Bom)
 Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp
Tổng giá trị sản xuất ngành Công nghiệp-Tiểu thủ công nghiệp năm 2009 trên địa
bàn huyện ước thực hiện là 9310,445 tỷ đồng, tăng 21,2% so với năm 2008. Công
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 8152,32 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 87,5% trong tổng
11


Ngành: Quản lý Đất đai

SVTH: Nguyễn Thị Xoan

giá trị sản xuất công nghiệp. Ngành tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn huyện tiếp tục
phát triển, hiện có 1.120 cơ sở, tăng 31 cơ sở so với năm 2008, trong đó ngành chế
biến lương thực - thực phẩm, sản xuất sản phẩm từ kim loại, chế biến gỗ chiếm tỷ lệ
tương đối cao. Bên cạnh đó, huyện có 1 CCN vật liệu xây dựng Hố Nai 3 đã lấp đầy
và 6 CCN địa phương đang triển khai và kêu gọi đầu tư.
Một số ngành TTCN địa phương tiếp tục phát triển theo hướng khai thác có hiệu
quả các tiềm năng, lợi thế tại chổ như: chế biến nông sản thực phẩm, chế biến gỗ…
 Thương mại - dịch vụ
Tổng doanh số ngành Thương mại - Dịch vụ (giá cố định 1994) ước đạt là 4.515,27
tỷ đồng, trong đó tổng mức bán lẻ hàng hoá dự ước 3.610,24 tỷ đồng, tổng mức bán
buôn dự ước đạt 905,03 tỷ đồng. Toàn huyện có 156 doanh nghiệp thương mại dịch vụ, hơn 8.630 hộ kinh doanh cá thể đang hoạt động trên 23 chợ lớn, nhỏ trong
huyện. Nhằm đưa hoạt động thương mại các chợ đi dần vào nề nếp, văn minh, sạch
đẹp.
Thị trường hàng hóa trên địa bàn huyện nhìn chung phong phú, đa dạng đáp ứng nhu
cầu mua sắm tiêu dùng của nhân dân. Tuy nhiên giá cả trong năm cũng có nhiều biến
động phức tạp, nhất là nhóm mặt hàng lương thực, thực phẩm, rau xanh và đặc biệt vào
cuối tháng 2 giá rau xanh tăng mạnh làm cho người dân phải suy nghĩ trước khi đi mua.
Còn giá xăng dầu và vàng thì vẫn liên tục giao động.

Hoạt động du lịch đã bước đầu phát triển. Bên cạnh sân golf, KDL Thác Giang
Điền đã thu hút lượng lớn khách từ các nơi đến tham quan.khu du lịch sinh thái và
nuôi thả động vật hoang dã tại xã Bắc Sơn qui mô 139 ha đang xúc tiến triển khai
đầu tư dự án.
 Sản xuất Nông - Lâm nghiệp
Ngành nông nghiệp trong những năm qua đã thực hiện việc chuyển dịch cơ cấu
phù hợp với yêu cầu phát triển chung của quá trình đô thị hoá là chuyển dịch cơ cấu
cây trồng, vật nuôi và quy mô sản xuất theo hướng sản xuất tập trung, chú trọng
phát triển cây ăn trái, hoa kiểng….
Chăn nuôi: Chủ yếu là gia cầm, heo, bò….
 Cơ sở hạ tầng
 Giao thông
Trảng Bom là huyện có mạng lưới giao thông khá thuận lợi đáp ứng phần lớn
nhu cầu sản xuất và đời sống của nhân dân. Hệ thống giao thông đường bộ trên địa
bàn huyện khá phát triển. Quốc lộ 1A chạy qua hầu hết các xã trên địa bàn huyện và
đường ô tô được xây dựng đến trung tâm của 17 xã. Đây là đặc điểm có thể thúc đẩy
nhanh quá trình mở cửa và hòa nhập với sự phát triển của huyện. Toàn huyện có
516 Km đường bộ các loại, bao gồm: Quốc lộ 1A tổng chiều dài 21,8 km, 100%
tráng nhựa; đường huyện chiều dài 67,1 km trong đó tráng nhựa 51,8 km và 48,2
cấp phối sỏi đỏ. Và hệ thống đường nông thôn với tổng chiều dài 411,2 km, trong đó
9,2 % tráng nhựa; 90,8 % đường sỏi đỏ hoặc đất. Qua đó cơ bản đã khép kín hệ
thống giao thông nông thôn liên vùng, liên xã tạo điều kiện cho việc đi lại và vận
chuyển nông sản hàng hóa cho nông dân góp phần đẩy mạnh sản xuất và xóa đói
giảm nghèo.

12


Ngành: Quản lý Đất đai


SVTH: Nguyễn Thị Xoan

 Hệ thống điện
Đã tiến hành khảo sát phóng tuyến và lập hồ sơ dự toán về quy trình đầu tư xây
dựng hệ thống lưới điện tại các xã anh hùng, vùng dân tộc, xã khó khăn như: Sông
Trầu, Tây Hòa, Sông Thao, Bàu Hàm theo qui hoạch, kế hoạch mạng lưới điện khí hóa
nông thôn trên địa bàn huyện. Rà soát các đường dây trung thế để xây dựng theo kế
hoạch 2008 tại 9 xã gồm 29 tuyến là 47,85 km với tổng dung lượng 2.887,5 KVA phục
vụ cho 1.450 hộ.. Đến nay tỷ lệ sử dụng điện trên địa bàn huyện đạt 97% (chỉ tiêu NQ
HĐND 97% trở lên).
 Công nghệ thông tin
Đã ban hành kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin giai đoạn 2009 - 2010;
Nghiệm thu và đưa vào sử dụng dự án tin học hóa “Ứng dụng công nghệ thông tin vào
quản lý hành chính Nhà nước theo mô hình một cửa tại huyện Trảng Bom”; đồng thời
tiến hành điều tra tiềm lực “Ứng dụng công nghệ thông tin trong các cơ quan hành
chính Nhà nước trên địa bàn huyện; tổ chức Hội nghị triển khai bản quyền phần mềm
văn phòng Microsofot trong các cơ quan hành chính của huyện.
 Bưu chính viễn thông
Doanh thu ngành Bưu chính Viễn thông ước đạt 62 tỷ đồng, trong đó doanh số
bưu chính đạt 21 tỷ đồng, doanh số viễn thông đạt 41 tỷ đồng. Trong năm ước thực
hiện lắp mới 6.321 máy (cố định: 998 máy; Di động trả trước và trả sau: 1.556 máy;
Gphone: 2.305 máy; ADSL:1.462 máy), nâng tổng số máy hiện có đến nay lên đến
39570 máy (cố định: 24.546 máy; Di động: 10.163 máy; Gphone: 2.408 máy; ADSL:
2.453 máy), đạt tỷ lệ: 20,67 máy/100 dân. Nhìn chung trong năm 2009 mạng lưới
thông tin bưu điện trên địa bàn huyện phục vụ tốt nhiệm vụ chính trị và nhu cầu của
nhân dân tại địa phương.
 Giáo dục
Trình độ văn hóa của người dân được nâng cao qua các năm, tỷ lệ người chưa học
xong tiểu học giảm dần, số người có tình độ trung học cơ sở tăng nhanh. Tuy nhiên,
nhìn chung thì trình độ văn hoá của dân cư khu vực huyện Trảng Bom vẫn còn thấp so

với trình độ chung của toàn tỉnh.
 Y tế
Công tác bảo vệ chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân có nhiều chuyển biến tích cực.
Mạng lưới y tế cơ sở với cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ và đội ngũ cán bộ có
bước phát triển, đáp ứng yêu cầu khám và chữa bệnh cho nhân dân. Đến nay 100%
trạm y tế xã - thị trấn có bác sỹ phục vụ (bao gồm bác sỹ tại chỗ và bác sỹ của trung
tâm y tế Huyện được cử xuống khám chữa bệnh định kỳ. Toàn huyện có 1 bệnh viện, 1
phòng khám khu vực và 17 trạm xá. Số giường 175 giường. Tỷ lệ giường bệnh đạt 7,5
giường/1 vạn dân, từng bước đầu tư trang thiết bị cho trung tâm y tế để đáp ứng tốt
hơn yêu cầu khám, điều trị bệnh cho nhân dân. Nhờ thực hiện tốt các chương trình y tế
quốc gia, y tế cộng đồng nên một số dịch bệnh nguy hiểm đã được hạn chế rất nhiều so
với trước. Các chương trình phòng chống bệnh xã hội (phòng chống lao, HIV/AIDS,…)
luôn được quan tâm và đem lại kết quả tốt.

13


Ngành: Quản lý Đất đai

SVTH: Nguyễn Thị Xoan

Bảng I.2.1.c2: Tình hình y tế huyện Trảng Bom
Hạng mục

Đơn vị
tính

2004

2005


2006

2007

2008

Cơ sở y tế

Đơn vị

19

19

19

19

19

Số giường bệnh

Giường

175

175

175


175

175

Cán bộ y tế

Người

133

126

140

145

167

(Nguồn: Phòng Thống kê huyện Trảng Bom)
 Văn hóa -Thể thao-Du lịch
- Các hoạt động văn hóa - văn nghệ diễn ra phong phú, sôi nổi, rộng khắp trên địa
bàn, nhất là các hoạt động văn nghệ quần chúng như: kỷ niệm 79 năm ngày thành lập
Đảng Cộng sản Việt Nam, mừng Đảng - mừng Xuân Kỷ Sửu 2009… Tổ chức được
118 buổi văn nghệ quần chúng nhân kỷ niệm các ngày lễ lớn; đã giới thiệu và tiếp
nhận 9 đoàn nghệ thuật chuyên nghiệp về biểu diễn văn nghệ nhằm đáp ứng nhu cầu
hưởng thụ đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân trên địa bàn. Tổ chức 214 buổi
chiếu phim lưu động phục vụ nhân dân các xã vùng sâu vùng xa với 84.900 lượt người
xem.
- Hoạt động thể dục - thể thao diễn ra sôi nổi từ huyện tới các xã, thị trấn đã thu

hút được đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia như: Tổ chức giải thể thao mừng
Đảng, mừng Xuân 2009 với các môn thi: bóng chuyền công nhân viên chức, giải bóng
bàn, cờ vua, cờ tướng với gần 1000 vận động viên tham gia. Tổ chức thành công giải
bóng chuyền truyền thống huyện Trảng Bom năm 2009 với 12 đội tham gia.
 Tôn giáo – dân tộc
Trên địa bàn huyện có 12 dân tộc cùng chung sống, trong đó dân tộc kinh chiếm
84,3% trong tổng số hộ toàn huyện, số còn lại thuộc các dân tộc như: Hoa, Nùng, Tày,
ChơRo…Các hộ đòng bào dân tộc tuy không nhiều nhưng lại phân bố rải rác ở tất cả
các xã và đa phần thuộc diện hộ nghèo, khó khăn.
Trảng Bom là một trong những huyện có tỷ lệ đồng bào Thiên Chúa Giáo cao trong cả
nước (chiếm gần 51% dân số). Phật Giáo chiếm 10,5%, không tôn giáo chiếm 37,33%,
còn lại là các đạo khác như: Tin lành, Cao Đài…chỉ chiếm 1% dân số của huyện.
 Dân số
Năm 2009 huyện Trảng Bom có dân số 248.336 người, mật độ dân số
776người/km2 và được phân theo đơn vị hành chính như bảng dưới đây:

14


Ngành: Quản lý Đất đai

SVTH: Nguyễn Thị Xoan

Bảng I.2.1.c3: Mật độ dân số phân theo đơn vị hành chính năm 2009
STT

Tên xã, thị trấn

1


TT Trảng Bom

2

Dân số
Diện tích
Mật độ dân số
trung
bình
2
(Km )
(Người/Km2)
(Người)
9,31

18.706

2.009,2

Xã Cây Gáo

17,05

13.983

820,1

3

Xã Thanh Bình


27,36

14.819

541,6

4

Xã Sông Trầu

43,13

16.008

371,2

5

Xã Đồi 61

25,71

9.720

378

6

Xã An Viễn


22,12

11.842

535,3

7

Xã Bàu Hàm

22,48

13.821

614,8

8

Xã Sông Thao

26,29

14.312

544,4

9

Xã Hưng Thịnh


17,05

13.282

779

10

Xã Đông Hòa

11,43

13.806

1.207,9

11

Xã Trung Hòa

15,11

10.646

704,6

12

Xã Tây Hoà


14,81

11.632

785,4

13

Xã Quảng Tiến

7,10

13.666

1.924,8

14

Xã Bình Minh

14,47

20.710

1.431,2

15

Xã Giang Điền


8,93

8.421

942,9

16

Xã Bắc Sơn

22,34

20.345

910,7

17

Xã Hố Nai 3

19,02

22.617

1.189,1

323,70

248.336


767,2

Tổng Huyện

(Nguồn: Phòng Thống kê huyện Trảng Bom)
Qua bảng dưới cho thấy huyện Trảng Bom có mật độ dân số không đều theo
đơn vị hành chính, tổng số hộ là 70.776 hộ. Thành thị 19.538 người chiếm 7,87%,
nông thôn 228.798 người chiếm 925,13%. Nơi có mật độ dân số cao nhất lên đến
1753,10 người/km2. Trong khi xã Sông Trầu có mật độ dân số thưa thớt, chỉ có 371,2
người/km2, thấp hơn thị trấn Trảng Bom 5 lần. Dân số tập trung đông ở thị trấn và tại
các trung tâm của các xã vì đó là nơi diễn ra trao sự trao đổi hàng hóa và dịch vụ…
 Lao động
Do huyện Trảng Bom có vị trí thuận lợi nằm trong vùng kinh tế trọng điểm của
cả nước, nguồn lao động dồi dào. Trong những năm qua số lao động của huyện làm
việc trong khu kinh tế ngày một tăng cao.

15


Ngành: Quản lý Đất đai

SVTH: Nguyễn Thị Xoan

Bảng I.2.1.c4: Cân Đối Lao Động Xã Hội
ĐVT: Người
CHỈ TIÊU

2006


I. Lao động trong độ tuổi toàn huyện

128.280

1. Số người trong tuổi lao động không có
khả năng lao động.

2.156

2. Số người trong tuổi lao động có khả năng
lao động.

126.124

II. Số người ngoài tuổi lao động tham gia
lao động

2397

2007

2008

131.420 134.540
2.282

2.296

129.138 132.244
2.554


2.324

128.521

131.692 132.251

1.Lao động đang làm việc trong các ngành
KTQD.

101.790

104.441 103.432

- Trong tuổi lao động

99.393

101.887 100.967

- Ngoài tuổi lao động

2.397

2.554

2.465

2. Số người trong tuổi lao động đang đi học


8.625

9.283

9.314

3. Số người trong tuổi lao động làm nội trợ

11.336

11.241

11.325

4. Số người trong tuổi lao động có việc làm
tạm thời

1537

1.350

1.237

5. Số người trong tuổi lao động chưa có việc
làm

4533

4.635


4.652

6. Số người trong tuổi lao động không có
nhu cầu việc làm

700

742

722

III. Nguồn lao động
IV. Cân đối lao động

(Nguồn: Phòng Thống kê huyện Trảng Bom)
 Nhận xét chung về điều kiện kinh tế - văn hóa - xã hội
Huyện có vị trí địa lý thuận lợi cho việc phát triển kinh tế - xã hội và lưu chuyển
hàng hóa giữa các vùng trong khu vực, đây cũng là tiềm năng lớn của Huyện.
Nền kinh tế công nghiệp, thương mại – dịch vụ khá phát triển so với các huyện
khác trong tỉnh. Có thể nói, huyện là trung tâm công nghiệp lớn và trung tâm dịch vụ
quan trọng của tỉnh. Nền kinh tế của huyện phát triển nên thu hút khá nhiều lao động
trong và ngoài tỉnh.
Trang thiết bị cơ sở hạ tầng xã hội đang được xây dựng mới và hiện đại nên việc
phục vụ cho nhu cầu về đời sống tinh thần, chăm sóc sức khỏe, học hành cho nhân
dân ngày càng cải thiện hơn.
Kinh tế ngày một phát triển, các khu công nghiệp từ từ nổi lên kéo theo xu thế đó
là lao động từ các nơi nhập cư về huyện cũng khá lớn nên việc phân phối đất ở cũng
gặp khó khăn.
16



Ngành: Quản lý Đất đai

SVTH: Nguyễn Thị Xoan

Trên địa huyện có nhiều thành phần tôn giáo chung sống, kéo theo nhiều tín đồ
về nhập cư ở đây nên đang gây áp lực lớn về đất ở cũng như tình hình giải quyết mọi
tranh chấp, khiếu nại trên địa bàn huyện.
I.3 Nội dung và phương pháp nghiên cứu
I.3.1 Nội dung nghiên cứu
a. Đánh giá tình hình quản lý sử dụng đất đai và hiện trạng sử dụng đất ở địa
phương
- Công tác quản lý Nhà nước về địa giới hành chính.
- Công tác quản lý Nhà nước về đất đai.
- Hiện trạng sử dụng đất tại địa phương.
b. Thực trạng tranh chấp đất đai trên địa bàn huyện Trảng Bom từ giai đoạn 2004 2009.
c. Đánh giá tổng quát tình hình giải quyết tranh chấp trên địa bàn trong suốt thời
gian qua.
d. Đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý đất đai và góp phần
hoàn thiện công tác giải quyết tranh chấp đất đai ở địa phương.
I.3.2 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu tài liệu: là việc đi sưu tầm, thừa kế những nghiên cứu
trước đây đã được xuất bản hoặc đã được công bố như đề tài nghiên cứu khoa học,
luận văn tốt nghiệp,… có liên quan đến nội dung nghiên cứu của đề tài.
Phương pháp điều tra, thu thập số liệu tài liệu: Đây là bước đầu rất quan trọng để
tìm hiểu về địa bàn nghiên cứu dựa trên những số liệu, tài liệu thu thập được. Tìm hiểu
một số hồ sơ giải quyết tranh chấp cũng như tiếp cận một số địa bàn trong huyện để
nắm thêm tình hình giải quyết tranh chấp. Các thông tin sơ cấp này sẽ giúp ta có tầm
nhìn bao quát về địa bàn nghiên cứu, nhằm xác minh ở những khía cạnh khác nhau của
từng vụ việc từ đó có tầm nhìn về vấn đề bao quát hơn. Ngoài ra các số liệu, tài liệu

thu thập được sẽ là cơ sở để đánh giá tình hình tranh chấp và giải quyết tranh chấp đất
đai trên địa bàn huyện.
Phương pháp phân tích tổng hợp: Phân tích lượng đơn thư về tranh chấp cũng như
các văn bản giải quyết tranh chấp đất đai của huyện Trảng Bom và các xã trong huyện.
Phân tích từng dạng tranh chấp đất đai dựa vào một số chỉ tiêu cụ thể, sau đó tổng hợp
số liệu từng dạng tranh chấp theo từng xã và cuối cùng tổng hợp lại theo huyện và trên
cơ sở đó có thể đưa ra những đánh giá, nhận xét về tình hình tranh chấp đất đai rên địa
bàn huyện được chính xác và có cơ sở khoa học hơn.
Phương pháp thống kê: là số liệu, tài liệu sau khi tổng hợp xong thì tiến hành thống
kê, trên cơ sở đó sẽ tiến hành mô tả được các đặc điểm về tranh chấp đất đai cũng như
công tác giải quyết tranh chấp đất đai trên địa bàn huyuện Trảng Bom..
Phương pháp so sánh: sau khi số liệu đã được tổng hợp, thông qua phương pháp so sánh,
đối chiếu để rút ra sự chênh lệch trong tình hình tranh chấp đất đai trên địa bàn huyện qua các
năm, các giai đoạn, làm nổi bật lên sự chuyển biến của cơ chế thị trường thông qua lượng
đơn khiếu nại, tranh chấp đất đai cũng như các loại hình tranh chấp đất đai.
Phương pháp tham khảo ý kiến chuyên gia: Phỏng vấn những cán bộ giải quyết
TCĐĐ để phân dạng tranh chấp trên địa bàn cũng như tiếp thu kinh nghiệm của các
nhà chuyên môn trong tất cả các vấn đề có liên quan đến tranh chấp đất đai.
17


×