Tải bản đầy đủ (.pdf) (57 trang)

ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THẾ ĐĂNG KÝ CHẤP QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN BA TRI TỈNH BẾN TRE (Giai đoạn từ năm 2008-2010)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (486.84 KB, 57 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HCM
KHOA QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI & BẤT ĐỘNG SẢN
BỘ MÔN QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI

BÁO CÁO TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:

ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THẾ ĐĂNG KÝ CHẤP
QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN BA TRI TỈNH BẾN TRE
(Giai đoạn từ năm 2008-2010)

SVTH

:

TRẦN THỊ KIM SA

MSSV

:

06124099

LỚP

:

DHO6QL


KHÓA

:

2006 - 2010

NGÀNH

:

Quản lý đất đai

TP. Hồ Chí Minh, Tháng 07 năm 2010


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HCM
KHOA QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI & BẤT ĐỘNG SẢN
BỘ MÔN QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI

TRẦN THỊ KIM SA

ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THẾ CHẤP
QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN BA TRI – TỈNH BẾN TRE
( Giai đoạn từ năm 2008 đến năm 2010)

Giáo viên hướng dẫn: Ths. Lê Ngọc Lãm
Trường Đại Học Nông Lâm TP.Hồ Chí Minh
Ký tên: …………………………………………


Tháng 07 năm 2010


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành đề tài này và có kiến thức như ngày hôm nay, đầu tiên chúng
em xin gửi lời cảm ơn đến Ban Giám Hiệu cùng toàn thể Thầy Cô Khoa Quản Lý Đất
Đai & Bất Động Sản – Bộ Môn Quản Lý Đất Đai – Trường Đại Học Nông Lâm
TP.HCM đã tận tình giảng dạy, truyền đạt kiến thức cũng như những kinh nghiệm
quý báu cho chúng em trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu tại trường.
Chúng em cũng chân thành cảm ơn thầy Lê Ngọc Lãm đã tận tình hướng dẫn
và quan tâm, động viên chúng em trong quá trình thực hiện đề tài.
Để bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến những người thân trong gia đình, bạn bè đã
động viên và tạo mọi điều kiện giúp đỡ chúng em trong quá trình rèn luyện và học
tập cũng như trong cuộc sống thì em phải cố gắng hơn nữa trong cuộc sống hàng
ngày.
Tuy đã hoàn thành tốt đề tài nhưng cũng không thể tránh khỏi những sai sót
nhất định quá trình nghiên cứu, rất mong được sự thông cảm và chia sẻ cùng quý
Thầy Cô và bạn bè.
Em xin gửi lời chúc sức khỏe và thành đạt tới tất cả quý thầy cô cùng các bạn.

Sinh viên thực hiện
Trần Thị Kim Sa


MỤC LỤC
MỤC LỤC ......................................................................................................................1
PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................................1
Đối tượng nghiên cứu...................................................................................................1
Phạm vi nghiên cứu ......................................................................................................1

Phương pháp nghiên cứu..............................................................................................2
PHẦN I. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ..............................................................................3
I.1 Cơ sở pháp lý .......................................................................................................3
I.2.2 Khái niệm thế chấp và đăng ký thế chấp QSDĐ và TSGLVĐ .....................4
I.2.5 Người yêu cầu đăng ký thế chấp ...................................................................8
I.2.6 Nguyên tắc đăng ký.......................................................................................8
I.2.7 Điều kiện đăng ký thế chấp ...........................................................................9
I.2.8 Trách nhiệm của các bên tham gia hợp đồng thế chấp .................................9
I.2.9 Giao dịch bảo đảm ......................................................................................10
I.2.10 Tài sản hình thành trong tương lai ............................................................10
I.2.11 Mức thu phí ...............................................................................................11
II. Cơ sở thực tiễn ...................................................................................................12
II.1 Địa hình địa vật .............................................................................................13
II.2 Khí hậu..........................................................................................................13
II.3 Thủy văn .......................................................................................................14
II.4 Tình hình sử dụng đất ...................................................................................14
II.5 Kinh tế huyện Ba Tri ....................................................................................16
PHẦN II. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................18
II.1 Nội dung nghiên cứu ...........................................................................................18
II.2 Phương pháp nghiên cứu .....................................................................................18
PHẦN III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.......................................................................19
III.1 Nội dung nghiên cứu ..........................................................................................19
III.1.1 Tình hình quản lý Nhà nước về đất đai .......................................................19
III.1.1.1 Nội dung cơ bản của luật đất đai năm 2003 ..........................................19
III.1.1.2 Quy hoạch kế hoạch sử dụng đất của huyện Ba Tri năm 2010 .............20


III.1.2 Tình hình đăng ký thế chấp và xóa thế chấp QSDĐ và TSGLVĐ ..............21
III.1.2.1 Hồ sơ đăng ký và xóa thế chấp QSDĐ, TSGLVĐ ................................21
III.1.2.1.1 Hồ sơ đăng ký thế chấp QSDĐ, TSGLVĐ .....................................21

III.1.2.2 Trình tự cung cấp thông tin về đăng ký thế chấp QSDĐ và TSGLVĐ:23
III.1.3 Trình tự, thủ tục đăng ký thế chấp QSDĐ: ..................................................25
III.1.3.1 Thời điểm đăng ký giao dịch:................................................................25
III.1.3.2 Thời hạn giải quyết hồ sơ đăng ký thế chấp: ........................................26
III.1.3.3 Thời hạn có hiệu lực:.............................................................................26
III.1.3.4 Hệ thống giao dịch bảo đảm tại Việt Nam. ...........................................27
II.1.3.5 Quy trình đăng ký, xóa thế chấp QSDĐ, TSGLVĐ và TSHTTTL ........27
III.1.3.5.1 Quy trình đăng ký thế chấp QSDĐ,TSGLVĐ và TSHTTTL: ........27
III.1.3.5.2 Quy trình xóa đăng ký thế chấp TSHTTTL:...................................30
III.1.4 Thực trạng xóa thế chấp trên địa bàn huyện Ba Tr tỉnh Bến Tre. ...............32
III.1.4.1 Thực trạng đăng ký thế chấp qua các năm từ năm 2008 đến tháng 08
năm 2010: ............................................................................................................32
III.1.4.1.1 Thực trạng đăng ký thế chấp qua các năm: ....................................33
III.1.4.1.4 Thực trạng công tác xóa đăng ký thế chấp QSDĐ và TSGLVĐ ...41
III.1.4.2 Thuận lợi và khó khăn trong công tác thế chấp QSDĐ và TSGLVĐ ...43
PHẦN IV. KẾT LUẬN KIẾN NGHỊ.........................................................................44
IV.1 KẾT LUẬN ........................................................................................................44
IV.2 KIẾN NGHỊ .......................................................................................................44
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................46


DANH SÁCH CÁC BẢNG
 

Bảng 1:Mức thu phí ......................................................................................................12
Bảng 2: Phạm Vi Hành Chính Các Xã Huyện Ba Tri ..................................................12
Bảng 3: Diện tích các loại đất .......................................................................................15
Bảng 4: Diện tích cơ cấu đất nông nghiệp huyện năm 2010 ........................................15
Bảng 5: Thống kê các loại đất năm 2010: ...................................................................20
Bảng 6:Thống kê thực trạng vay vốn năm 2008 trên địa bàn huyện Ba Tri: ...............33

Bảng 7: Chỉ tiêu vay vốn phục vụ nông nghiệp năm 2008 trên địa bàn huyện Ba Tri:34
Bảng 8: Chỉ tiêu vay vốn phục vụ nông nghiệp năm 2008 trên địa bàn huyện Ba Tri:35
Bảng 9: Chỉ tiêu vay vốn phục vụ cho ngành công nghiệp năm 2008 trên địa bàn
huyện Ba Tri: .................................................................................................................35
Bảng 10:Thực trạng đăng ký thế chấp năm 2009 trên địa bàn huyện Ba Tri: ..............36
Bảng11: Chỉ tiêu vay vốn phục vụ nông nghiệp năm 2009 của huyện Ba Tri .............38
Bảng 12: Chỉ tiêu vay vốn phục vụ ngành công nghiệp năm 2009 của huyện Ba Tri .38
Bảng 13: Chỉ tiêu vay vốn phục vụ cho ngành dịch vụ năm 2009 của huyện Ba Tri ..38
Bảng 14: Thực trạng đăng ký thế chấp 08/2010 trên địa bàn huyện Ba Tri:................39
Bảng 15: Chỉ tiêu vay vốn phục vụ ngành nông nghiệp năm 2010 trên địa bàn huyện
Ba Tri .............................................................................................................................40
Bảng 16: Chỉ tiêu vay vốn phục vụ ngành công nghiệp năm 2010 trên địa bàn huyện
Ba Tri .............................................................................................................................40
Bảng 17:Chỉ tiêu vay vốn phục vụ ngành dịch vụ năm 2010 trên địa bàn huyện Ba Tri
.......................................................................................................................................41
Bảng 18: Bảng Thống kê xóa đăng ký thế chấp qua các năm 2008 đến T8/2010 ........43


DANH SÁCH CÁC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1: Hệ thống cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm. .............................................. 27
Sơ đồ 2: Quy đăng ký thế chấp của hộ gia đình, cá nhân ............................................. 28


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

BĐS

Bất động sản

QSH TSGLVĐ


Quyền sở hữu tài sản gắn liền với
đất

QSDĐ

Quyền sử dụng đất

TSGLVĐ

Tài sản gắn liền với đất

TSHTTTL

Tài sản hình thành trong tương lai

VPĐK QSDĐ

Văn Phòng Đăng ký Quyền sử
dụng đất


Ngành: Quản lý đất đai

SVTH: Trần Thị Kim Sa

PHẦN MỞ ĐẦU
 

Trong gia đoạn nền kinh tế đang không ngừng thì vai trò của hoạt động tín dụng

ngày càng quan trọng. Nó đóng vai trò trung gian dẫn vốn đến nhà đầu tư kinh doanh,
góp vốn không nhỏ thúc đẩy sự phát triển của kinh tế. Tuy nhiên, Ngân hàng nông
nghiệp và phát triển nông thôn định hướng kinh doanh trên quan điểm an toàn và
thuận lợi:
 Đáp ứng nhu cầu của người vay vốn.
 Nhu cầu của Ngân hàng là lợi nhuận.
 Phương tiện hay điều kiện thế chấp là đất đai (Bất động sản). Vì vậy khi tiến
hành hoạt động cho vay thì khách hàng phải có tài sản thế chấp để hạn chế tối
đa những rủi ro có thể xảy đến với Ngân hàng.
Hoạt động này đã có từ lâu trong nền kinh tế nước ta và quy định rõ ràng trong
pháp luật Việt Nam. Nhưng vấn đề đáng chú ý ở đây là thực trạng tình hình thế chấp
hiện nay trên địa bàn huyện Ba Tri:
 Nhu cầu về vay vốn.
 Lợi nhuận thu được của Ngân Hàng.
 Hiệu quả sử dụng nguồn vốn.
Từ những vấn đề trên tôi xin thực hiện đề tài: “ Tình hình thế chấp QSDĐ và
TSGLVĐ trên địa bàn huyện Ba Tri – tỉnh Bến Tre từ năm 2008 đến tháng 8 năm
2010”
Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu thực tế công tác thế chấp trên địa bàn nghiên cứu, trong đó tập
trung vào quy trình công tác thế chấp của Văn Phòng đăng ký quyền sử dụng đất (
ĐKQSDĐ) và Ngân hàng nông nghiệp & phát triển nông thôn huyện Ba Tri.
Phạm vi nghiên cứu
 Không gian: Đề tài thực hiện trên địa bàn huyện Ba Tri.
 Phạm vi thời gian: Nghiên cứu trong giai đoạn từ năm 2008 đến tháng 08 năm
2010.
 Trang 1


Ngành: Quản lý đất đai


SVTH: Trần Thị Kim Sa

Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng phương pháp thống kê, so sánh đối chiếu, phân tích tổng hợp
Cấu trúc luận văn
 Chương Mở đầu
Nêu lên lý do, mục đích, ý nghĩa của đề tài nghiên cứu cũng như nêu ra đối tượng
và phạm vi nghiên cứu của đề tài.
 Chương 1: Tổng quan tài liệu
Nêu ra những cơ sở về pháp lý và thực tiễn nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc
đánh giá mục tiêu của đề tài cần nghiên cứu.
 Chương 2: Nội dung và phương pháp nghiên cứu.
Nội dung: Nêu lên những khái niệm và trình tự thực hiện đề tài.
Phương pháp nghiên cứu: Sử dụng các phương pháp thu thập, so sánh, phân tích,
đối chiếu tổng hợp.
 Chương 3: Kết quả nghiên cứu và thảo luận.
Đây là phần quan trọng nhất của đề tài, phần này nêu lên kết quả đạt được trong
quá trình thực hiện phân tích kết quả về thực tiễn và lý luận.
 Chương 4: Kết luận.
Rút ra kết luận chính đạt được và đề xuất các kiến nghị có liên quan, các giải
pháp cần thực hiện nhằm giải quyết những khó khăn gặp phải. Từ đó nâng cao mức
sống người dân ở huyện Ba Tri.

 Trang 2


Ngành: Quản lý đất đai

SVTH: Trần Thị Kim Sa


PHẦN I. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
 

I.1 Cơ sở pháp lý
 Luật đất đai năm 1993 ngày 15 tháng 10 năm 1993.
 Luật Đất đai năm 2003 ngày 26 tháng 11 năm 2003.
 Luật dân sự 2005.
 Nghị Định 181/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2004.
 Nghị Định 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 về giao dịch bảo đảm.
 Văn bản số 2486 ngày 03 tháng 01 năm 2005 về việc quy định mức thu, chế
độ thu nộp, quản lý và sử dụng lệ phí đăng ký và phí cung cấp thông tin về
giao dịch đảm bảo của tỉnh Bến Tre.
 Thông tư liên tịch số 03/2003/TTLT-BTP-BTNMT ngày 4 tháng 7 năm 2003
hướng dẫn trình tự, thủ tục đăng ký và cung cấp thông tin về thế chấp, bão
lãnh bằng QSDĐ, TSGLVĐ.
 Thông tư liên tịch số 05/2005/TTLT-BTP-BTNMT ngày 16 tháng 06 năm
2005 của Bộ Tư Pháp và Bộ Tài Nguyên Môi Trường hướng dẫn việc đăng
ký thế chấp, bão lãnh bằng QSDĐ và TSGLVĐ.
 Thông tư liên tịch số 06/2006/TTLT-BTP-BTNMT ngày 13 tháng 06 năm
2006 về sửa đổi bổ sung một số quy định của Thông tư liên tịch số
05/2005/TTLT-BTP-BTNMT ngày 16 tháng 06 năm 2005 của Bộ Tư Pháp
và Bộ Tài Nguyên Môi Trường hướng dẫn việc đăng ký thế chấp, bão lãnh
bằng QSDĐ và TSGLVĐ.
 Thông tư liên tịch số 05/2007/TTLT-BTP-BXD-BTNMT-NHNN hướng dẫn
việc thế chấp nhà ở.

 Trang 3



Ngành: Quản lý đất đai

SVTH: Trần Thị Kim Sa

I.2 Cơ sở khoa học
I.2.1 Khái niệm, thế chấp và hợp đồng thế chấp
Theo điều 727- BLDS năm 2005 thì: Hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất là
sự thõa thuận giữa các bên tuân theo các điền kiện, nội dung, hình thức chuyển quyền
sử dụng đất được Bộ luật này và pháp luật về đất đai quy định. Theo đó bên sử dụng
đất dùng quyền sử dụng đất của mình để bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ dân sự. Bên
thế chấp được tiếp tục sử dụng đất trong thời hạn thế chấp. Hiện nay, trong các văn
bản pháp luật hiện hành đang sử dụng hai thuật ngữ “thế chấp quyền sử dụng đất”
(BLDS, Luật Đất đai) và “thế chấp giá trị quyền sử dụng đất” (Nghị định số
17/1999/NĐ- CP ngày 29/03/1999).
I.2.2 Khái niệm thế chấp và đăng ký thế chấp QSDĐ và TSGLVĐ
Trường hợp được phép vào hợp đồng thế chấp, nếu không được thế chấp thì trả
hồ sơ lại và Khái niệm thế chấp và đăng ký trước và sau khi có Luật đất đai 2003.
Việc thế chấp QSDĐ được thống nhất từ khi Chính Phủ ban hành Nghị Định số
17/199/NĐ-CP ngày 29/03/1999 Nghị định của Chính Phủ về chuyển đổi, chuyển
nhượng, cho thuê, cho thuê cho thuê lại, thừa kế QSDĐ và thế chấp QSDĐ, góp vốn
bằng giá trị QSDĐ. Nghị định này ra đời đã có quy định rõ giữa thủ tục thế chấp của tổ
chức và cá nhân.
Tuy nhiên hồ sơ thế chấp chỉ có: Hợp đồng thế chấp giá trị QSDĐ, giấy chứng
nhận QSDĐ,bản trích lục thửa đất và chứng từ nộp tiền thuê đất. Sau khi bên thế chấp
và bên nhận thế chấp ký hợp đồng thế chấp thì bên thế chấp phải đăng ký tại UBND
xã, phường nơi có đất. Đến đây đã hoàn thành việc đăng ký, bên thế chấp có thể nhận
tiền vay theo thõa thuận trong hợp đồng. Mặt khác, trong thời gian 7 ngày kể từ ngày
nhận đủ hồ sơ hợp lệ thì các cơ quan có thẩm quyền xác nhận các trường nêu rõ lý do
cho người thế chấp được biết. trong thời gian bảy ngày là dài đối với các tổ chức kinh
doanh, nhu cầu vốn để phục vụ sản xuất…

Đến năm 2001 thì Chính Phủ ban hành Nghị Định số 79/2001/NĐ-CP Nghị
Định của Chính Phủ về sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị Định 17/1999/NĐ-CP
ngày 29/03/1999 về thủ tục chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê cho thuê
lại, thừa kế QSDĐ và thế chấp QSDĐ, góp vốn bằng giá trị QSDĐ. Nghị Định này có
quy định mới là người sử dụng đất được phép bão lãnh bằng giá trị QSDĐ. Về thủ tục
thì không có gì thay đổi so với nghị định trước đây.
 Trang 4


Ngành: Quản lý đất đai

SVTH: Trần Thị Kim Sa

Năm 2003 nhằm tạo điều kiện phát triển kinh tế, nâng cao đời sống của người
dân, Chính Phủ đã ban hành Thông tư liên tịch số 03/2003/TTLT-BTP-BTNMT ngày
4 tháng 7 năm 2003, hướng dẫn về trình tự, thủ tục đăng ký thông tin về thế chấp, bão
lãnh bằng QSDĐ, tài sản gắn liền với đất theo Nghị Định của thông tư này, hồ sơ đăng
ký thế chấp có đơn yêu cầu đăng ký thế chấp bão lãnh bằng giá trị QSDĐ.
Đến lúc này thì trình tự, thủ tục đăng ký thế chấp, bão lãnh đã quy định rõ ràng,
cụ thể hơn. Hồ so đăng ký thế chấp,bão lãnh đã được cơ quan Nhà Nước các cấp công
chứng hoặc chứng thực nới được xem là hợp lệ, nến các bên thõa thuận hoặc pháp luật
có quy định hợp đồng thế chấp, bão lãnh bằng QSDĐ và TSGLVĐ đó phải công
chứng. Bên cạnh đó Thông tư này đã quy định rõ hơn về các trường hợp được đăng ký
thế chấp, trách nhiệm của cơ quan đăng ký và cung cấp thông tin về thế chấp, bão lãnh
khi ó yêu cầu, đã tạo được cơ sở pháp lý vững chắc cho người SDĐ tham gia hoạt
động này.
Trong giai đoạn này người dân đã hiểu được những quy định của Nhà Nước về
đất đai nên họ đã thế chấp QSDĐ với bên nhận thế chấp để phục vụ nhu cầu đời sống,
nhu cầy về vốn sản xuất kinh doanh, đáp ứng phần nào nhu cầu về vốncủa hộ gia
đình,cá nhân, đời sống của người dân được nâng cao, kinh tế phát triển dần theo hướng

công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước.
Bên cạnh những thuận lợi trên thì còn có những khó khăn vướng mắc cho người
đăng ký thế chấp như sau:
 Trong thời gian 7 ngày, cơ quan đăng ký thế chấp phải thẩm tra giấy tớ SDĐ,
điều kiện thế chấp, bão lãnh theo theo quy định của pháp luật. nếu đủ điều
kiện thì chứng thực kết quả vào hợp đồng thế chấp, bão lãnh. Nếu không đủ
điều kiện thì thông báo cho người yêu cầu đăng ký biết.
 Hồ sơ đăng ký thế chấp, bão lãnh QSDĐ, TSGLVĐ, QSDĐ và TSGLVDĐ
còn nhiều gây khó khăn cho đối tượng tham gia đăng ký thế chấp. vì vậy rất
khó khăn cho người sử dụng đất tiếp cận với nguồn vốn.
 Từ những khó khăn trên, năm 2005 Bộ Tư Pháp, Bộ tài nguyên môi trường đã
ban hành thông tư liên tịch số 05/2005/TTLT-BTP-BTNMT ngày 16/06/2005
của Bộ tư pháp, bộ TNMT hướng dẫn việc đăng ký thế chấp, bão lãnh bằng
QSDĐ và TSGLVĐ. Hồ sơ đăng ký thế chấp đã đơn giản hơn trước đây, cụ
thể là:
 Đơn đăng ký thế chấp, bão lãnh.
 Hợp đồng thế chấp, bão lãnh.
 Giấy chứng nhận QSDĐ.
 Về thời gian thì 3 ngày so với văn bản trước đây là 7 ngày, đây cũng alà
điều kiện thuận lợi cho người SDĐ tiếp cận nguồn vốn nhanh hơn, tạo
điều kiện phát triển kinh tế nhanh hơn.

 Trang 5


Ngành: Quản lý đất đai

SVTH: Trần Thị Kim Sa

 Năm 2006, thông tư liên tịch số 03/2006/TTLT-BTP-BTNMT ngày

13/06/2006 về sử đổi bổ sung một số quy định của thông tư liên tịch số
05/2005/TTLT-BTP-BTNMT ngày 16/06/2005 của bộ Tư Pháp và Bộ
TNMT hướng dẫnviệc đăng ký thế chấp, bão lãnh bằng QSDĐ và
TSGLVĐ, theo quy định của thong tư này là cơ quan đăng ký đã nhận đủ
hồ sơ hợp lệ sau 3 chiều thì việc đăng ký thế chấp được thực hiện chậm
nhất là ngày hôm sau. Các văn bản pháp luật ra đời sau luôn thuận lợi hơn
cho người dân, cho thấy chính sách của Đảng và Nhà Nước luôn chăm lo
đến lợi ích của người dân, người lao động, tạo điều kiện cho đất nước
không ngừng phát triển.
I.2.3 Đăng ký thế chấp QSDĐ và TSGLVĐ:
Đăng ký thế chấp là hợp đồng thế chấp QSDĐ có hiệu lực. Theo quy định tại
điểm 8.1 khoản 8 mục I thông tư liên tịch số 05/2005/TTLT/BTP/BTNMT thì hợp
đồng thế chấp, bão lãnh QSDĐ có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký. Theo quy định
của pháp luật thì thời điểm đăng ký thế chấp là thời diểm VP đăng ký QSDĐ nhận hồ
sơ đăng ký thế chấp có đầy đủ các loại giấy tờ theo quy định. Người sử dụng đất thực
hiện việc đăng ký thế chấp QSDĐ, QSDĐ & TSGLVĐ.
Người sử dụng đất thực hiện việc đăng ký thế chấp QSDĐ đối với đất không
phải là đất thuê và phải có giấy chứng nhận QSDĐ được cấp theo luật đất đai 1987,
giấy chứng nhận QSDĐ được cấp theo luật đất đai 1993 hoặc giấy chứng nhận được
cấp theo Luật đất đai năm 2003.
Người SDĐ thực hiện việc đăng ký thế chấp TSGLVĐ đối với người sử dụng
đất đã được cấp giấy chứng nhận quền sở hũu nhà ở theo nghị đinh 95/2005/NĐ-CP,
người sử dụng đất trong khu công nghiệp, khu kinh tế, khu công nghệ cao.
Người sử dụng đất thực hiện việc đăng ký thế chấp QSDĐ và TSGLVĐ đối với
giấy chứng nhận QSH nhà ở và QSDĐ theo nghị định số 60/ NĐ-CP ngày 5 tháng 7
năm 1994 và giấy chứng nhận QSH nhà ở và QSDĐ theo nghị đinh số 90/2006/NĐCP.
Hồ sơ và quy trình đăng ký thế chấp QSDĐ, TSGLVĐ và QSDĐ & TSGLVĐ
gióng nhau. Tuy nhiên, cán bộ đăng ký không ghi nội dung đăng ký thế chấp vào GCN
QSH nhà ở đối với việc đăng ký thế chấp TSGLVĐ. Cán bộ đăng ký cũng không ghi
nội dung đăng ký thế chấp vào giấy chứng nhận QSH nhà ở và QSDĐ đối với việc

đăng ký thế chấp QSDĐ & TSGLVĐ. I.2.4 Các trường hợp đăng ký thế chấp:
 Đăng ký thế chấp là nhu cầu tất yếu của người dân, nhưng không phải bất kỳ tài
sản nào cũng được thế chấp tại Văn Phòng Đăng Ký QSDĐ. Việc đăng ký thế
chấp phải theo quy đinh của pháp luật thì Nhà nước mới quản lý được chặt chẽ.

 Trang 6


Ngành: Quản lý đất đai

SVTH: Trần Thị Kim Sa

 Thế chấp QSDĐ đối với đất ở nông thôn là thế chấp bằng giấy chứng nhận
QSDĐ.
 Đối với đất ở đô thị là thế chấp QSDĐ và TSGLVĐ là thế chấp giấy chứng
nhận QSH nhà ở và đất ở.
 Văn phòng đăng ký QSDĐ chỉ nhận thế chấp QSDĐ, QSDĐ và TSGLVĐ.
 Văn phòng đăng ký QSDĐ chỉ chứng nhận việc đăng ký thế chấp khi người sử
dụng đất có giấy chứng nhận QSDĐ, giấy chứng nhận QSH nhà ở và đât ở
trong các trường hợp sau và phải thuộc thẩm quyền của cơ quan đăng ký:







Thế chấp QSDĐ, thế chấp QSDĐ của người thứ ba.
Đăng ký xóa thế chấp QSDĐ, xóa thế chấp QSDĐ của người thứ ba.
Đăng ký thay đổi, sửa chữa sai sót nội dung đã đăng ký.

Đăng ký văn bản thông báo xử lý tài sản thế chấp.
Đăng ký thế chấp, bão lãnh bằng QSDĐ được quy định như sau:
Hồ sơ đăng ký thế chấp, bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất gồm hợp đồng thế
chấp, bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất và giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất.
 Hồ sơ nộp tại văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất; trường hợp bên thế chấp,
bên được bảo lãnh là hộ gia đình, cá nhân tại nông thôn thì nộp tại Uỷ ban
nhân dân xã nơi có đất để chuyển cho văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất.

 Hợp đồng thế chấp, bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất phải có chứng nhận của
công chứng nhà nước; trường hợp hợp đồng thế chấp, bảo lãnh bằng quyền sử
dụng đất của hộ gia đình, cá nhân thì được lựa chọn hình thức chứng nhận của
công chứng nhà nước hoặc chứng thực của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị
trấn nơi có đất.
 Trong thời hạn không quá năm ngày làm việc, kể từ ngày ký kết hợp đồng tín
dụng, bên thế chấp, bên được bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất nộp hồ sơ
đăng ký thế chấp, bảo lãnh theo quy định tại điểm a khoản này.
 Trong thời hạn không quá năm ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp
lệ, văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thực hiện đăng ký thế chấp, bảo lãnh
vào hồ sơ địa chính, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và trả lại giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất cho bên nhận bảo lãnh, bên nhận thế chấp.

 Trang 7


Ngành: Quản lý đất đai

SVTH: Trần Thị Kim Sa

I.2.5 Người yêu cầu đăng ký thế chấp

Người yêu cầu đăng ký là một trong các bên hoặc các bên ký kết hợp đồng thế
chấp, bão lãnh. Trong trường hợp thay đổi một trong các bên ký kết hợp đồng thế chấp
hoặc bão lãnh thì người yêu cầu đăng ký có thể là bên thế chấp mới hoặc bên nhận thế
chấp mới, bên nhận bão lãnh mới.
Trong trường hợp đăng ký thế chấp bão lãnh theo quy định của pháp luật về phá
sản thì người yêu cầu đăng ký là tổ trưởng tổ quản lý, thanh lý tài sản.
Người yêu cầu đăng có thể ủy quyền cho người khác theo quy định của pháp
luật dân sự để yêu cầu đăng ký.
I.2.6 Nguyên tắc đăng ký
Khi nhà nước giao đất, cho thuê đất hoặc công nhận QSDĐ, thì người sử dụng
được trực tiếp khai thác, sử dụng đất theo mục đích do nhà nước xác định thông qua
quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và có các quyền sử dụng như: chuyển đổi, chuyển
nhượng,cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, thế chấp, góp vốn…Tuy nhiên, không phải
trong mọi trường hợp người sử dụng đất hợp pháp điều có quyền thế chấp bão lãnh
bằng quyền sử dụng đất. Luật đất đãi, quy định thì trong trường hợp sau đây, người sử
dụng đất mới có quyền thế chấp QSDĐ:
 Hộ gia đình, cá nhân SDĐ do được nhà nước giao đất hoặc do nhận chuyển
đổi, chuyển nhượng QSDĐ, được thừa kế, tặng cho QSDĐ do xử lý hợp đồng
thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất hợp pháp của người khác hoặc đất
không thu tiền sử dụng đất được chuyển sang hình thức giao đất có thu tiền sử
dụng đất.
 Tổ chức kinh tế sử dụng đất do được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng
đất hoặc do nhận chuyển nhượng QSDĐ hoặc đất không thu tiền sử dụng đất
được chuyển sang hình thức giao đất có thu tiền mà tiền sử dụng đất đã trả
cho việc chuyển nhượng QSDĐ không có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước.
 Tổ chức kinh tế, hộ gia đình cá nhân sử dụng đất do được nhà nước cho thuê
trước ngày 1 tháng 7 năm 2004 mà đã trả tiền cho cả thời gian thuê hoặc đã
trả trước tiền cho thuê đất cho nhiều năm mà thời gian thuê đất đã được trả
tiền còn lại ít nhất là 5 năm.
 Các bên tham gia thế chấp, bão lãnh phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về

nội dung đăng ký trong đơn và trong hợp đồng.
 Cơ quan thực hiện đăng ký phải đăng ký chính xácnội dung trong đơn và
trong hợp đồng.
 Việc đăng ký thế chấp, bão lãnh bằng QSDĐ, QSDĐ & TSGLVĐ phải được
ghi nhận trong sổ đăng ký giao dịch bảo đảm, sổ địa chính và theo dõi biến
động đất đai.

 Trang 8


Ngành: Quản lý đất đai

SVTH: Trần Thị Kim Sa

 Thông tin về giao dịch bảo đảm được cung cấp cho mọi người SDĐ có nhu
cầu.
I.2.7 Điều kiện đăng ký thế chấp
Theo quy định tại điều 106 Luật đất đai năm 2003, nhằm đảm bảo pháp lý, cũng
như tạo sự tin tưởng cho bên nhận thế chấp, tránh trường hợp tranh chấp xảy ra, người
sử dụng đất thực hiện đăng ký thế chấp QSDĐ khi có các điều kiện sau đây:
Người sử dụng đất phải có giấy chứng nhận QSDĐ hoặc một trong các loại giấy
tờ hợp lệ về QSDĐ quy định tại khoản 1,2 và 5, điều 50 Luật đất đai năm 2003. Theo
quy định tại khoản 6 điều 41 Nghị định 181/2004/NĐ-CP của Chính Phủ về thi hành
Luật đất đai thì giấy chứng nhận QSDĐ được cấp theo Luật đất đai năm 1987, Luật đất
đai năm 1993, Luật đất đai năm 2003 hoặc giấy chứng nhận QSH nhà ở và QSDĐ ở
tại đô thị được cấp thao Nghị định số 60/CP ngày 5 tháng 7 năm 1994 của Chính Phủ
về đăng ký quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu đất ở.
I.2.8 Trách nhiệm của các bên tham gia hợp đồng thế chấp
Văn phòng đăng ký QSDĐ thuộc phòng tài nguyên môi trường của UBND quận,
huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh nơi có đất hoặc phòng tài nguyên môi trường quận,

huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh nơi có đất, đối với nơi chưa thành lập hoặc không
thành lập VPĐK QSDĐ thực hiện đăng ký thế chấp, bão lãnh đối với hộ gia đình, cá
nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được mua nhà gắn liền với
QSDĐ.
 Trách nhiệm của VPĐK QSDĐ thực hiện việc đăng ký thế chấp đáp ứng các
yêu cầu sau:
 Đăng ký theo đúng nội dung trong đơn yêu cầu đăng ký hợp lệ.
 Thực hiện đăng ký thế chấp theo đúng trình tự, thủ tục và thời hạn theo quy
định.
 Không được yêu cầu các bên ký kết hợp đồng thế chấp nộp thêm bất kỳ loại
giấy tờ nào khác ngoài các giấy tờ đã quy định.
 Cán bộ đăng ký không thực hiện đúng trách nhiệm của mình thì bị xử lý lỷ
luật và chịu trách nhiệm theo quy định tại khoản 2 điều 175 và điều 176 của
nghị định số 181/2004/NĐ-CP.
 Trách nhiệm của bên thế chấp và người thứ ba giữ tài sản thế chấp:
 Trong trường hợp tài sản thế chấp bị mất, hư hỏng, mát giá trị hoặc giảm sút
giá trị thì bên thế chấp phải thông báo ngay cho bên nhận thế chấp và phải sữa
chữa, bổ sung hoặc thay thế tài sản khác có giá trị tương đương hoặc bổ sung,
thay thế biện pháp đảm bảo khác, nếu không có thõa thuận khác.
 Trong trường hợp người thứ ba giữ tài sản thế chấp phải bồi thường thiệt hại
do làm mất tài sản thế chấp, làm giảm gía trị hoặc giảm sút giá trị tài sản thế
 Trang 9


Ngành: Quản lý đất đai

SVTH: Trần Thị Kim Sa

chấp theo quy định tại khoản 1 điều 352 bộ luật dân sự thì số tiền bồi thường
trở thành tài sản đảm bảo.

I.2.9 Giao dịch bảo đảm
Giải thích từ“ giao dịch bảo đảm” là hợp đồng cầm cố, thế chấp, bảo lãnh bằng
tài sản theo đó bên bảo đảm cam kết với bên nhận bảo đảm về việc dùng tài sản để bảo
đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự.
 "Bên bảo đảm" là bên cầm cố, bên thế chấp, bên bảo lãnh bằng tài sản.
 "Bên nhận bảo đảm" là bên nhận cầm cố, bên nhận thế chấp, bên nhận bảo
lãnh bằng tài sản.
 "Nghĩa vụ được bảo đảm" là nghĩa vụ mà việc thực hiện được bảo đảm bằng
cầm cố, thế chấp, bảo lãnh bằng tài sản.
 "Nghĩa vụ trong tương lai" là nghĩa vụ phát sinh sau khi giao dịch bảo đảm đã
được ký kết.
 "Tài sản bảo đảm" là tài sản của bên bảo đảm dùng để cầm cố, thế chấp, bảo
lãnh để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ đối với bên nhận bảo đảm.
 "Tài sản hình thành trong tương lai" là động sản, bất động sản hình thành sau
thời điểm ký kết giao dịch bảo đảm và sẽ thuộc quyền sở hữu của bên bảo
đảm như hoa lợi, lợi tức, Tài sản hình thành từ vốn vay, công trình đang xây
dựng, các tài sản khác mà bên bảo đảm có quyền nhận.
I.2.10 Tài sản hình thành trong tương lai
Theo quy định tại Điều 342 của Bộ luật dân sự thì tài sản thế chấp cũng có thể
là tài sản hình thành trong tương lai. Và theo định nghĩa tại Nghị định 163/2006/NĐCP ngày 29/12/2006 của Chính phủ về Giao dịch bảo đảm thì: “ Tài sản hình thành
trong tương lai là tài sản thuộc sở hữu của bên bảo đảm sau thời điểm nghĩa vụ được
xác lập hoặc giao dịch bảo đảm được giao kết. Tài sản hình thành trong tương lai bao
gồm cả tài sản đã được hình thành tại thời điểm giao kết giao dịch bảo đảm, nhưng sau
thời điểm giao kết giao dịch bảo đảm mới thuộc sở hữu của bên bảo đảm”.
 Điều kiện chung
 Về nguyên tắc thì vật bảo đảm nghĩa vụ dân sự phải thuộc quyền sở hữu hoăc
thuộc quyền sử dụng, quản lý và xác định được giá trị, số lượng tài sản của
bên bảo đảm .
 Cược cho, chuyển nhượng, cầm cố, thế chấp và các giao dịch khác.
 Tài sản không có tranh chấp, tức là tài sản không có tranh chấp về quyền sở

hữu hoặc quyền sử dụng, quản lý của bên bảo đảm. Trong văn bản lập riêng
hoặc hợp đồng cầm cố, thế chấp, bên b ợc phép giao dịch(tức là tài sản mà
pháp luật cho phép hoặc không cấm mua, bán, tặng ảo đảm phải cam kết với
DAB về việc tài sản này không có tranh chấp và phải chịu trách nhiệm về cam
kết của mình.
 Không bị kê biên để bảo đảm thi hành án.
 Trang 10


Ngành: Quản lý đất đai

SVTH: Trần Thị Kim Sa

 Tài sản mà pháp luật quy định phải mua bảo hiểm thì bên bảo đảm phải mua
bảo hiểm tài sản trong thời hạn bảo đảm tiền vay.
 Điều kiện đối với tài sản hình thành trong tương lai.
Đối với tài sản hình thành trong tương lai thì ngoài điều kiện chung trên còn có
một số yêu cầu sau: ( xuất phát từ đặc thù một số tài sản tại thời điểm giao dịch chưa
thuộc quyền sở hữu của bên bảo đảm. Trong trường hợp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ
bằng tài sản hình thành trong tương lai thì khi bên bảo đảm có quyền sở hữu một phần
hoặc toàn bộ tài sản bảo đảm, bên nhận bảo đảm có các quyền đối với một phần hoặc
toàn bộ tài sản đó. Đối với tài sản pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu mà
bên bảo đảm chưa đăng ký thì bên nhận bảo đảm vẫn có quyền xử lý tài sản khi đến
hạn xử lý).
Trong trường hợp tài sản hình thành trong tương lai là đất, tài sản gắn liền với
đất: Tuỳ từng trường hợp cụ thể mà giấy tờ chứng minh quyền sở hữu, quyền sử dụng
có thể là Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà nhưng cũng có thể là
hợp đồng góp vốn, quyết định giao thuê đất. Cụm từ “giấy tờ chứng minh quyền sở
hữu, quyền sử dụng” theo quy định của Nghị định số 75/2000/NĐ-CP có nội dung
tương đối rộng, không chỉ là giấy tờ “chứng nhận” quyền sở hữu, quyền sử dụng.

I.2.11 Trường hợp đăng ký thế chấp:
 Thế chấp quyền sử dụng đất, thế chấp quyền sử dụng đất của người thứ ba mà
trong Luật Đất đai gọi là bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất (gọi chung là thế
chấp quyền sử dụng đất);
 Thế chấp nhà ở, công trình kiến trúc khác, rừng sản xuất là rừng trồng, vườn
cây lâu năm; thế chấp nhà ở, công trình kiến trúc khác, rừng sản xuất là rừng
trồng, vườn cây lâu năm của người thứ ba (gọi chung là thế chấp tài sản gắn
liền với đất);
 Thế chấp tài sản hình thành trong tương lai mà tài sản đó gắn liền với đất; thế
chấp tài sản hình thành trong tương lai của người thứ ba (gọi chung là thế
chấp tài sản hình thành trong tương lai);
 Thế chấp quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất;
 Thế chấp quyền sử dụng đất và tài sản hình thành trong tương lai..
I.2.11 Mức thu phí
Theo thông tư liên tịch số 03/2007/TTLT-BTC-BTP của Bộ Tài Chính, Bộ Tư
Pháp và văn bản số 2486 ngày 03 tháng 01 năm 2005 về việc quy định mức thu, chế
độ thu nộp, quản lý và sử dụng lệ phí đăng ký và phí cung cấp thông tin về giao dịch
đảm bảo của huyện Ba Tri.

 Trang 11


Ngành: Quản lý đất đai

SVTH: Trần Thị Kim Sa

Bảng 1:Mức thu phí
Đăng ký thế chấp, bảo lãnh bằng QSDĐ, tài sản gắn liền với đất

Mức thu

(VNĐ)

Hồ sơ không thông qua cấp xã

42000

Hồ sơ phải thông qua cấp xã xác nhận hợp đồng

59000

II. Cơ sở thực tiễn
Huyện Ba Tri nằm trên cù lao Bảo, là một trong ba huyện ven biển của tỉnh Bến
Tre được bao bọc ba phía là sông và biển, bao gồm 23 xã và một thị trấn. Tổng diện
tích tự nhiên 35552,89 ha, chiếm15,69% diện tích toàn tỉnh Bến Tre.
 Phía Bắc Đông Bắc giáp với BÌnh Đại (ranh giới tự nhiên là sông Ba Lai).
 Phía Đông Đông nam giáp với biển đông.
 Phía nam giáp huyện Thạnh Phú ( ranh giới tự nhiên là sông Hàm Luông)
 Phía Tây Tây Bác giáp huyện Giồng Trôm.
Nằm giữa hai con sông huyết mạch của tỉnh, cùng với các phụ lưu và kênh rạch
tưới tiêu dày đặc đã tạo thành một hệ thống giao thông đường thủy thuận lợi cùng với
đường tỉnh 885 đưa huyện Ba Tri trở thành cử ngỏ giao lưu của tỉnh Bến Tre với biển
Đông từ khu cảng cá An Thủy tới thị xã Bến Tre và đi các huyện khác trong và ngoài
tỉnh.
Bảng 2: Phạm Vi Hành Chính Các Xã Huyện Ba Tri
STT
1
2
3
4
5

6
7
8
9
10
11
12

TÊN XÃ
Thị Trấn Ba Tri
An Bình Tây
An Hiệp
An Đức
An Ngãi Trung
An Ngãi Tây
An Hoà Tây
An Phú Trung
An Thuỷ
Bảo Thuận
Bảo Thạnh
Phước Tuy

Diện tích tự nhiên (ha)
578.56
1571.39
2652.64
1339.24
1418.97
1263.82
1752.33

1041.99
3064.33
3239.11
2603.03
512.25
 Trang 12


Ngành: Quản lý đất đai

13
14
15

SVTH: Trần Thị Kim Sa

Tân Xuân
Tân Thuỷ
Vĩnh An

2506.39
1203.93
746.87

Vĩnh Hoà
Mỹ Hoà
Mỹ Chánh
Mỹ Nhơn
Phú Ngãi
Phú Lễ

Mỹ Thạnh
Tân Hưng
Tân Mỹ
Tổng
II.1 Địa hình địa vật

785.60
1729.23
1145.87
967.92
1046.41
1049.08
916.73
1223.99
1193.21
35552.89

16
17
18
19
20
21
22
23
24

Nhìn chung, huyện Ba Tri có địa hình tương đối bằng phẳng, độ cao trung bình
khoảng 1,2m so với mặt nước biển, cao độ giảm dần và có xu hướng nghiêng vào khu
vực trung tâm huyện theo giồng cát hình vòng cung. Về cơ bản có thể chia địa hình Ba

Tri thành ba loại như sau:: địa hình có độ cao từ 1,0 – 1,25m phân bố một ít ở phía
Đông của huyện thuộc khu vực các xã Mỹ Hòa, Tân Thủy; địa hình phổ biến có độ cao
từ 0,75 – 1,0m thuộc các xã nằm ở khu vực ven sông và biển; địa hình thấp có độ cao
từ 0,5 – 0,75m thuộc các xã sâu trong nội đồng, cách xa biển và hai sông Hàm Luông.
II.2 Khí hậu
Ba Tri nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, đặc biệt dưới sự tác động của biển
nên huyện có một nền nhệt độ cao và khá ổn định; nhiệt độ trung bình 27,2oC , nhiệt
độ cao nhất 36,2oC và thấp nhất 20,5oC, biên độ giữa ngày và đêm xấp xỉ 10oC.
Khí hậu trong năm chia thành hai mùa rõ rệt, mùa mưa có gió Tây – Tây
Namvới tốc độ 2,2m/s thịnh hành trong mùa khô có gió Đông- Đông Bắc với tốc độ
2,4m/s thịnh hành trong thời gian từ tháng 12 đến tháng 4 năm su. Đồng thời vào mùa
khô dưới sự tác động của gió chướng thường đẩy nước mặn tràn sâu vào đất liền, nảnh
hươngr xấu đến sản xuất nông nghiệp.
Lượng mưa trung bình hàng năm 1371,5 mm (vào loại thấp trong khu vực đồng
bằng Sông Cửu Long) tập trung chủ yếu từ tháng 5 đến tháng 11, bị ngắt quảng bởi
hạn Bà Chằn vào cuối tháng 7 và đầu tháng 8.
Độ ẩm không khí trung bình79%, trong đó độ mưa từ 83 – 90% và mùa khô từ
75 – 85%.
 Trang 13


Ngành: Quản lý đất đai

SVTH: Trần Thị Kim Sa

Đôi khi Ba Tri cũng bị ảnh hưởng của các cơn bão, tập trung ở các tháng 9; 10;
11. Nhưng phần lớn các trận bão không gây thiệt hại đáng kể trừ khi có gió rất mạnh
kết hợp với triều cao, nước biển biển tràn vào đồng ruộng phá hoại mùa màng và rau
màu.
II.3 Thủy văn

Là một huyện ven biển, được bao bọc bởi hai con sông lớn nên chế độ thủy văn
của Ba Tri chủ yếu chịu ảnh hưởng của chế độ thủy triều biển Đông. Đó là chế độ bán
nhật triều không đều, mỗi ngày có hai lần nước lên và hai lần nước xuống, hàng tháng
có hai triều cường (ngày 03 và 17 âm lịch) nà hai triều kém (ngày 10 và ngày 25 âm
lịch). Thủy triều cao nhất trong năm vào khoảng tháng 10 (130cm), chân triều bình
quân cao nhất vào tháng 01 (-39cm), thấp nhất vào khoảng tháng 6(-154 cm), biên độ
triều cường trong năm biến thiên từ 201 – 242 cm.
Do ở vùng ven biển nên chịu ảnh hưởng của thủy triều, gió chướng, sóng…Do
đó, huyện Ba Tri nói riêng tỉnh Bên Tre nói chung bị xâm nhập mặn nghiêm trọng,
nhất là trong mùa khô. Độ mặn của nước biển biến thiên theo từng tháng do ảnh hưởng
phối hợp của thủy triều và lưu lượng nước thủy triều đổ về. kết quả số liệu đo mặn 19
năm tại trạm An Thuận ( xã An Thủy) cho thấy trên sông Hàm Luông trong các tháng
mùa khô độ mặn bình quân vùng của sông biến thiên từ 5,13% tháng 11 lên đến
16,68% vào tháng 3.
II.4 Tình hình sử dụng đất
Đến năm 2010 diện tích tự nhiên của toàn huyện là: 35.552.89 ha được giao cho
các đối tượng sử dụng đất trong toàn huyện. Trong đó:
 Hộ gia đình, cá nhân là: 26. 371.62 ha chiếm 74.18%.
 UBND cấp xã sử dụng là: 4.741.34 ha chiếm 13.33%.
 Tổ chức kinh tế là: 443.6 ha chiếm 1.25%.
 Tổ chức khác là: 656.9 ha chiếm 1.85%.
 Cộng đồng dân cư là: 47.78 ha chiếm 0.13%.
 UBND cấp xã quản lý là: 3291.44 %.
 Nhà đầu tư là người Việt Nam định cư ở nước ngoài là: 0.21 ha
Theo thống kê năm 2007 thì hiện trạng sử dụng đất của huyện như sau:

 Trang 14


Ngành: Quản lý đất đai


SVTH: Trần Thị Kim Sa
Bảng 3: Diện tích các loại đất

DIỆN TÍCH
CƠ CẤU
(ha)
(%)
Đất nông nghiệp
28 336.37
79.70
Đất phi nông nghiệp
7193.1
20.23
Đất chưa sử dụng
23.45
0.07
Tổng cộng
35 552.89
100
Bảng 4: Diện tích cơ cấu đất nông nghiệp huyện năm 2010
LOẠI ĐẤT

LOẠI ĐẤT
- Đất trồng cây hàng năm(CHN)
+ Đất trồng lúa (LUA)
+ Đất cỏ dùng vào chăn nuôi(COC)
+ Đất trồng cây hàng năm khác(HNK)
- Đất trồng cây lâu năm(CLN)
- Đất lâm nghiệp(LNP)

+ Đất rừng phòng hộ(RPH)
- Đất nuôi trồng thủy sản(NTS)
- Đất làm muối(LMU)
- Đất nông nghiệp khác(NKH)
Tổng diện tích đất nông nghiệp

DIỆN TÍCH
(ha)
17 605.36
15 519.51
101.13
1984.72
3838.85
625.86
625.86
4957.05
1302.95
7.41
28337.48

CƠ CẤU
(%)
62.13

13.55
2.21
17.49
4059
0.03
100


Trong đó:
 Đất trồng cây hàng năm là: 17605.36 ha, chiếm 62.135% tổng diện tích đất
nông nghiệp.
 Đất trồng lúa là: 15519.51 ha, chiếm 88.16% đất trồng cây hàng năm.
 Đất cỏ dùng vào chăn nuôi là:101.13ha, chiếm 0.57% đất trồng cây hàng
năm.
 Đất trồng cây hàng năm khác là:1984.72 ha, chiếm 11.27% đất trồng cây hàng
năm.
 Đất trồng cây lâu năm là: 3 838.85 ha, chiếm 13.55% tổng diện tích đất nông
nghiệp.
 Đất lâm nghiệp là: 625.86 ha, chiếm 2.21% tổng diện tích đất nông nghiệp.
 Đất rừng phòng hộ là: 625.86 ha, chiếm 100% đất lâm nghiệp.

 Trang 15


Ngành: Quản lý đất đai

SVTH: Trần Thị Kim Sa

 Đất nuôi trồng thủy sản là: 4 957.05 ha, chiếm 17.49%tổng diện tích đất nông
nghiệp.
 Đất làm muối là: 1302.95 ha, chiếm 4.59 % tổng diện tích đất nông nghiệp.
 Đất nông nghiệp khác là: 7.41 ha, chiếm 0.03% tổng diện tích đất nông
nghiệp..
II.5 Kinh tế huyện Ba Tri
Vốn do phù sa của hai con sông Ba Lai và Hàm Luông bồi tụ nên, lại nằm sát
biển, đất đai Ba Tri gồm những đồng ruộng, xen kẽ những c on giồng, không có vườn
tược trù phú như các huyện phía Tây. Ngoài nghề trồng lúa và nghề làm giồng, làm

muối, đánh bắt hải sản, trước năm 1945, nhân dân Ba Tri còn có nghề ươm tơ, dệt lụa.
Lụa Ba Tri đã từng nổi tiếng trên thị trường Nam Kỳ. Do chiến tranh, nghề này đã bị
mai một dần và cho đến nay chưa đủ điều kiện để phục hồi.
Mặc dù là huyện miền biển, nhưng do làm tốt công tác thủy lợi nên sản xuất
nông nghiệp của huyện không ngừng phát triển. Năm 2000, diện tích cấy lúa của
huyện đạt 33.589 ha với năng suất bình quân 33 tạ/ha; có nơi năng suất đạt trên 5
tấn/ha; sản lượng thóc đạt 110.807 tấn, chiếm khoảng 1/3 sản lượng thóc của tỉnh; tổng
sản lượng hải sản đánh bắt đạt 22.300 tấn, diện tích nuôi tôm cá đạt 1.873 ha, nuôi
nghêu sò đạt 872 ha.
Ngoài việc trồng lúa, khai thác và nuôi trồng thủy sản, người dân chỉ còn quan
tâm đến việc nuôi bò. Theo số liệu thống kê ngày 01-10-2009 của Cục Thống kê tỉnh,
đàn bò của huyện Ba Tri có số lượng là: 71.444 con chiếm 41,5% tổng số đàn bò trong
toàn tỉnh. Đặc biệt về màu sắc, tầm vóc và tỷ lệ thịt xẻ thì đàn bò ở các địa phương
khác trong tỉnh kể cả trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long không sánh bằng.
Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp của huyện phát triển khá, giá trị sản xuất
năm 2006 đạt gần 300 tỷ đồng, huyện có 4.189 cơ sở, chủ yếu là các cơ sở chế biến
nông - thủy sản. Giá trị sản xuất quý I/2009 đạt khoảng 12,5 tỷ đồng, tập trung chủ yếu
một số mặt hàng chủ lực như thủy sản chế biến, thức ăn gia súc, xay xát lúa, hạt điều
xuất khẩu, muối khô, giá trị cơ khí....
Năm 2009, tốc độ tăng trưởng kinh tế của huyện đạt trên 13%. Cơ cấu kinh tế
chuyển dịch theo hướng tích cực. Nông ngư nghiệp, cơ cấu cây trồng, vật nuôi được
 Trang 16


Ngành: Quản lý đất đai

SVTH: Trần Thị Kim Sa

chuyển đổi theo hướng đầu tư thâm canh, thay đổi giống mới, áp dụng nhiều mô hình
trồng xen, nuôi xen, đem lại hiệu quả và giá trị tăng thêm trên 1 đơn vị diện tích.

Thị trấn Ba Tri - trung tâm của huyện - tại thời điểm tháng 05-2010, có trên
12.000 dân sinh sống, riêng khu vực nội ô là 9.263 người, mật độ dân số 4.600
người/km2. Thu nhập bình quân đầu người là 26 triệu đồng/năm. Với mục đích thu hút
dân cư, tăng mật độ dân số, giảm thiểu diện tích đất nông nghiệp, tăng diện tích đất phi
nông nghiệp, thúc đẩy công nghiệp – thương mại, dịch vụ phát triển, huyện đã kêu gọi
đầu tư xây dựng Khu đô thị Việt Sinh – An Bình với quy mô 24,4 ha; đồng thời lập dự
án khu công nghiệp Thị trấn - An Đức, với diện tích 25 ha. Thị trấn Ba Tri đang phấn
đấu để trở thành đô thị loại V.
II.6 Xã hội:
Cùng với sự phát triển kinh tế, hạ tầng xã hội của huyện cũng có nhiều khởi sắc.
Bộ mặt nông thôn đã trở nên khang trang, sạch đẹp hơn. Năm 2010, tổng chiều dài
đường bộ của huyện là 174 km (không kể đường xóm ấp), ô tô có thể đến trung tâm
23/23 xã trong huyện. Điện lưới quốc gia phủ khắp 23/23 xã, thị trấn. Về y tế, huyện
có một bệnh viện với 70 giường, các tuyến xã và khu vực có 130 giường; có 29 bác sĩ,
90 y sĩ, 6 dược sĩ và 46 điều dưỡng viên trung cấp; bình quân 1,5 bác sĩ trên 1 vạn dân.
Năm 2009, huyện đã hoàn thành chương trình phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ
tuổi và đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở. Các chương trình y tế quốc gia,
công tác phòng chống dịch bệnh cho nhân dân được thực hiện tốt. Trong năm, Ba Tri
đã vận động xây dựng 49 căn nhà tình nghĩa, 184 căn nhà tình thương cho các gia đình
chính sách, gia đình nghèo.

 Trang 17


×