Tải bản đầy đủ (.pdf) (81 trang)

TÌM HIỂU CÔNG TÁC GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG TẠI TRƯỜNG THPT TAM PHÚ, QUẬN THỦ ĐỨC, TP.HCM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (883.76 KB, 81 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
BỘ MÔN SƯ PHẠM KỸ THUẬT

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
TÌM HIỂU CÔNG TÁC GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG
TẠI TRƯỜNG THPT TAM PHÚ,
QUẬN THỦ ĐỨC, TP.HCM

Họ và tên sinh viên: Nguyễn Thị Ngọc Tuyên
Ngành: Sư phạm Kỹ thuật Nông nghiệp
Mã số sinh viên : 06132040
Niên khóa: 2006 - 2010

Năm 2010


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
BỘ MÔN SƯ PHẠM KỸ THUẬT

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

TÌM HIỂU CÔNG TÁC GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG
TẠI TRƯỜNG THPT TAM PHÚ,
QUẬN THỦ ĐỨC, TP.HCM

Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Thị Thu Thảo
Họ và tên sinh viên: Nguyễn Thị Ngọc Tuyên
Ngành: Sư phạm Kỹ thuật Nông nghiệp
Mã số sinh viên : 06132040


Niên khóa: 2006 - 2010

Năm 2010


LỜI CẢM ƠN
Xin chân thành gửi lời cảm ơn sâu sắc đến:
Cha mẹ đã nuôi con khôn lớn và dạy con thành người đã luôn động viên, giúp đỡ, tạo
điều kiện tốt nhất cho người nghiên cứu trong quá trình học tập.
Các giảng viên ngành sư phạm kỹ thuật nông nghiệp, Trường đại học Nông Lâm
Thành Phố Hồ Chí Minh.
Cô Nguyễn Thị Thu Thảo người đã nhiệt tình hướng dẫn và tạo điều kiện cho người
nghiên cứu trong suốt thời gian thực hiện.
Các giáo viên bộ môn và học sinh trường Trung học phổ thông Tam Phú, quận Thủ
Đức, TP.HCM
Cảm ơn các bạn trong tập thể lớp DH06SP.

TP.HCM, ngày 20 tháng 4 năm 2010

Nguyễn Thị Ngọc Tuyên

i


TÓM TẮT
Giảng viên hướng dẫn: Ths. NGUYỄN THỊ THU THẢO
Đề tài: “Tìm hiểu công tác giáo dục môi trường tại trường THPT Tam Phú,
quận Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh” được tiến hành tại trường THPT Tam Phú
thời gian từ 08/2009 đến 05/2010. Mục đích của đề tài tìm hiểu công tác giáo dục môi
trường tại trường THPT Tam Phú.

Đề tài được thực hiện với 240 phiếu câu hỏi điều tra học sinh và 10 phiếu câu hỏi
xin ý kiến giáo viên.
* Đề tài tập trung tìm hiểu xung quanh các vấn đề:
+ Nội dung giáo dục môi trường cho học sinh trường THPT Tam Phú
+ Phương pháp và hình thức áp dụng để giáo dục môi trường cho học sinh
trường THPT Tam Phú
+ Nhận thức và thái độ của học sinh đối với công tác giáo dục môi trường tại
trường THPT Tam Phú.
* Kết quả thu được như sau:
+ Nội dung giáo dục môi trường chủ yếu được tích hợp vào các môn học và
xung quanh các vấn đề về môi trường, ô nhiễm môi trường, hệ sinh thái, luật pháp bảo
vệ môi trường.
+ Các phương pháp được áp dụng để giáo dục môi trường cho học sinh trường
THPT Tam Phú: phương pháp tìm tòi- giải quyết vấn đề, phương pháp thảo luận, đóng
vai, thực địa, dự án. Trong đó, phương pháp thảo luận và phương pháp tìm tòi – giải
quyết vấn đề được thầy/cô sử dụng nhiều nhất.
+ Hai hình thức được áp dụng để giáo dục môi trường cho học sinh trường
THPT Tam Phú: nội khóa và ngoại khóa. Trong đó, hình thức nội khóa là hình thức
được thầy/cô sử dụng chính khi dạy giáo dục môi trường.
+ Học sinh đã nhận thức được tầm quan trọng của môi trường và có thái độ học
tập tốt đối với những giờ học có lồng ghép giáo dục môi trường, có ý thức hành động
đúng đối với môi trường.

ii


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN............................................................................................................. …i
TÓM TẮT................................................................................................................... ...ii
MỤC LỤC .................................................................................................................. ..iii

DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT ......................................................................... .v
DANH SÁCH CÁC BẢNG ....................................................................................... ...vi
DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ................................................................................... ..vii
Chương 1. GIỚI THIỆU............................................................................................. …1
1.1 Lý do chọn đề tài .................................................................................................. …1
1.2 Vấn đề nghiên cứu................................................................................................ …2
1.3 Mục đích nghiên cứu ............................................................................................ …2
1.4 Đối tượng nghiên cứu........................................................................................... …2
1.5 Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................. …2
1.6 Câu hỏi nghiên cứu............................................................................................... ... 2
1.7 Nhiệm vụ nghiên cứu ........................................................................................... …3
1.8 Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................... …3
1.9 Kế hoạch nghiên cứu ............................................................................................ …3
1.10. Cấu trúc tiểu luận............................................................................................... …4
Chương 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN .................................................................................... …5
2.1 Lược khảo những nghiên cứu trước đây .............................................................. …5
2.2 Khái niệm về môi trường...................................................................................... …9
2.3 Các khái niệm cơ bản ........................................................................................... ..10
2.4 Tổng quan về giáo dục môi trường ...................................................................... ..11
2.4.1 Lịch sử của giáo dục môi trường....................................................................... ..11
2.4.2 Khái niệm - mục đích- mục tiêu giáo dục môi trường ...................................... ..13
2.4.2.1 Khái niệm giáo dục môi trường...................................................................... ..13
2.4.2.2 Mục đích giáo dục môi trường ....................................................................... ..15
2.4.2.3 Mục tiêu giáo dục môi trường ........................................................................ ..15
2.5 Giáo dục môi trường trong nhà trường................................................................ ..16
2.5.1 Nội dung giáo dục môi trường .......................................................................... ..16
iii


2.5.2 Các hình thức tổ chức và phương pháp dạy học giáo dục môi trường.............. ..17

Chương 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................ ..20
3.1 Phương pháp nghiên cứu tài liệu .......................................................................... ..20
3.2 Phương pháp điều tra............................................................................................ ..20
3.3 Phương pháp phân tích dữ liệu............................................................................. ..22
Chương 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN.................................................................. ..23
4.1 Nguồn giáo viên phục vụ công tác giáo dục môi trường tại trường THPT Tam Phú
.................................................................................................................................... ..23
4.2 Nội dung và chương trình giáo dục môi trường ở trường THPT Tam Phú ......... ..24
4.3 Phương pháp và hình thức tổ chức được áp dụng để giáo dục môi trường cho học
sinh trường THPT Tam phú ....................................................................................... ..30
4.4 Phương tiện phục vụ cho giáo dục môi trường ở trường THPT Tam Phú........... ..41
4.5 Nhận thức và thái độ của học sinh đối với công tác giáo dục môi trường ........... ..45
Chương 5. KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ...................................................................... ..53
5.1 Kết luận................................................................................................................. ..53
5.1.1 Nội dung giáo dục môi trường cho học sinh trường THPT Tam Phú............... ..53
5.1.2 Phương pháp và hình thức tổ chức được áp dụng để giáo dục môi trường cho học
sinh trường THPT Tam Phú ....................................................................................... ..54
5.1.3 Nhận thức và thái độ của học sinh trường THPT Tam Phú đối với công tác giáo
dục môi trường ........................................................................................................... ..54
5.2 Kiến nghị .............................................................................................................. ..55
5.2.1 Đối với Sở giáo dục – Đào tạo .......................................................................... ..55
5.2.2 Đối với nhà trường ............................................................................................ ..55
5.2.3 Đối với giáo viên bộ môn (có nội dung lồng ghép GDMT).............................. ..55
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC 1
PHỤ LỤC 2
PHỤ LỤC 3
PHỤ LỤC 4

iv



DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
GDMT

: Giáo dục môi trường

ĐĐMT

: Đạo đức môi trường

THPT

: Trung học phổ thông

THCS

: Trung học cơ sở

BVMT

: Bảo vệ môi trường

MT

: Môi trường

GV

: Giáo viên.


HS

: Học sinh.

TP.HCM

: Thành phố Hồ Chí Minh

UNEP

: United Nations Environment Programme ( Chương trình môi trường
của Liên Hợp Quốc).

IEEP

: International Environmental Education Programme ( Chương trình giáo
dục môi trường Quốc Tế).

IUCN

: World Conservation Union ( Hội bảo vệ tài nguyên và thiên nhiên Quốc tế).

NEA

: National Education Association (Hiệp hội giáo dục quốc gia)

UNESCO

: United Nations Educational, Scientific and Cultural Organization (Tổ

chức giáo dục, Khoa học và văn hóa của Liên Hiệp Quốc

v


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 4.1: Bảng thống kê thời gian công tác và chuyên môn của giáo viên .............. ..23
Bảng 4.2: Bảng thể hiện ý kiến của giáo viên về mức độ tham gia các khóa học bồi
dưỡng về GDMT ở trường THPT Tam Phú............................................................... ..24
Bảng 4.3: Bảng thể hiện chương trình giáo dục môi trường ở trường THPT Tam Phú
.................................................................................................................................... ..25
Bảng 4.4: Bảng thể hiện ý kiến học sinh về những môn học có lồng ghép GDMT.. ..26
Bảng 4.5: Bảng thể hiện các phương pháp được giáo viên sử dụng khi môn học có
lồng ghép GDMT ...................................................................................................... ..32
Bảng 4.6: Bảng thể hiện ý kiến của giáo viên về hình thức tổ chức GDMT gây cho học
sinh hứng thú học tập.................................................................................................. ..36
Bảng 4.7: Bảng thể hiện các hình thức hoạt động ngoại khóa được áp dụng trong hoạt
động GDMT ở trường THPT Tam Phú ...................................................................... ..39
Bảng 4.8: Bảng thể hiện ý kiến của học sinh về các kỹ năng được trang bị thông qua
hoạt động GDMT ....................................................................................................... ..47
Bảng 4.9: Bảng thể hiện ý kiến của giáo viên về thái độ học tập của học sinh khi giáo
viên đề cập đến các vấn đề môi trường ..................................................................... ..49
Bảng 4.10: Bảng thể hiện thái độ của học sinh đối với môi trường sau khi học GDMT
trong các môn học ...................................................................................................... ..52

vi


DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 4.1: Biểu đồ thể hiện ý kiến của học sinh về nội dung giáo dục môi trường

được lồng ghép vào các môn học ở trường THPT ..................................................... ..27
Biểu đồ 4.2: Biểu đồ thể hiện ý kiến của giáo viên về nội dung được đưa vào để giáo
dục môi trường cho học sinh trường THPT Tam Phú................................................ ..28
Biểu đồ 4.3: Biểu đồ thể hiện ý kiến của học sinh về việc phân bố và triển khai nội
dung về giáo dục môi trường trong chương trình học................................................ ..29
Biểu đồ 4.4: Biểu đồ thể hiện ý kiến của học sinh về những phương pháp giáo dục môi
trường được áp dụng trong hoạt động GDMT ........................................................... ..31
Biểu đồ 4.5 : Biểu đồ thể hiện ý kiến của học sinh về hình thức được tiếp cận khi học
giáo dục môi trường.................................................................................................... ..34
Biểu đồ 4.6: Biểu đồ thể hiện ý kiến của giáo viên về hình thức tổ chức được áp dụng
để giáo dục môi trường cho học sinh trường THPT Tam Phú ................................... ..35
Biểu đồ 4.7: Biểu đồ thể hiện mức độ tham gia của học sinh trong những hoạt động
ngoại khóa về giáo dục môi trường ............................................................................ ..40
Biểu đồ 4.8: Biểu đồ thể hiện ý kiến của giáo viên về phương tiện dạy học đáp ứng
cho quá trình giảng dạy giáo dục môi trường ở trường THPT Tam Phú ................... ..43
Biểu đồ 4.9: Biểu đồ thể hiện ý kiến của học sinh về phương tiện dạy học đáp ứng cho
quá trình giảng dạy giáo dục môi trường ở trường THPT Tam Phú .......................... ..43
Biểu đồ 4.10: Biểu đồ thể hiện mức độ hiểu biết của học sinh về những hiểu biết về
môi trường .................................................................................................................. ..45
Biểu đồ 4.11: Biểu đồ thể hiện mức độ hiểu biết của học sinh về ô nhiễm môi trường
và hậu quả của việc ô nhiễm môi trường.................................................................... ..46
Biểu đồ 4.12: Biểu đồ thể hiện mức độ học sinh áp dụng bên ngoài sau khi học giáo
dục môi trường ........................................................................................................... ..48
Biểu đồ 4.13: Biểu đồ thể hiện thái độ của học sinh đối với những giờ học lý thuyết có
lồng ghép giáo dục môi trường................................................................................... ..49
Biểu đồ 4.14: Biểu đồ thể hiện ý kiến của học sinh về việc làm bài tập về nhà mà giáo
viên giao có nội dung liên quan đến giáo dục môi trường ......................................... ..50
Biểu đồ 4.15: Biểu đồ thể hiện ý kiến của giáo viên về việc làm bài tập về nhà mà giáo
viên giao có nội dung liên quan đến giáo dục môi trường ......................................... ..51
vii



SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Tuyên

GVHD: Nguyễn Thị Thu Thảo

Chương 1: GIỚI THIỆU
1.1 Lý do chọn đề tài
Con người hiện nay đang đối diện với một trong những vấn đề lớn liên quan đến
đời sống. Đó là sự suy thoái một cách trầm trọng của môi trường. Vấn đề môi trường
là một trong những mối quan tâm hàng đầu của nhiều nước trên thế giới. Hiện nay tình
trạng ô nhiễm môi trường đang là vấn đề cấp bách mang tính toàn cầu. Sự gia tăng dân
số một cách nhanh chóng, sự phát triển kinh tế, sự thiếu hiểu biết về môi trường đã gây
nên sự mất cân bằng sinh thái, làm giảm diện tích sinh hoạt và cạn kiệt nguồn tài
nguyên thiên nhiên. Không những vậy những hành động vô tình hay cố ý tác động đến
môi trường ngày càng làm cho môi trường suy thoái nghiêm trọng. Giáo dục môi
trường, bảo vệ môi trường là một trong những mục tiêu chiến lược mang tính toàn cầu
và được tất cả các quốc gia trên thế giới quan tâm. Chính vì vậy, vấn đề giáo dục môi
trường cũng đang là vấn đề phát triển trước mắt và lâu dài của mọi xã hội trên con
đường phát triển bền vững. Giáo dục môi trường có thể được thông qua nhiều hình
thức khác nhau, song giáo dục môi trường ở trường phổ thông chiếm vị trí đặc biệt, vì
đây là nơi đào tạo thế hệ trẻ, những người chủ tương lai của đất nước.
Trong trường trung học phổ thông hiện nay, học sinh ngoài việc được dạy những
môn theo chương trình chính khóa thì còn được lồng ghép thêm nhiều mảng ngoại
khóa khác như tâm lý, môi trường, hướng nghiệp… làm tăng thêm hiểu biết và ý thức
của học sinh về các vấn đề xã hội. Vậy liệu có bao nhiêu học sinh đã ý thức được việc
bảo vệ môi trường và nhà trường đã có những biện pháp thỏa đáng nào để giáo dục
môi trường đối với học sinh THPT chưa?
Xuất phát từ thực tiễn nói trên người nghiên cứu tiến hành thực hiện đề tài: “Tìm
hiểu công tác giáo dục môi trường tại trường THPT Tam Phú, quận Thủ Đức,

TP.Hồ Chí Minh”.

Khóa luận tốt nghiệp

1

Bộ môn SPKTNN


SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Tuyên

GVHD: Nguyễn Thị Thu Thảo

1.2 Vấn đề nghiên cứu
Thực trạng công tác giáo dục môi trường ở trường THPT Tam Phú, quận Thủ
Đức, TP. HCM.
1.3 Mục đích nghiên cứu
Tìm hiểu công tác giáo dục môi trường, trên cơ sở đó đưa ra một số kiến nghị đối
với công tác giáo dục môi trường ở trường THPT Tam Phú, quận Thủ Đức, TP. HCM.
1.4 Đối tượng và khách thể nghiên cứu
- Chủ thể nghiên cứu: công tác giáo dục môi trường ở trường THPT Tam Phú, quận
Thủ Đức, TP. HCM.
- Khách thể nghiên cứu:
+ Học sinh trường THPT Tam Phú
+ Giáo viên, ban giám hiệu trường THPT Tam Phú, quận Thủ Đức, TP. HCM.
1.5 Phạm vi nghiên cứu
Do giới hạn về mặt thời gian nên người nghiên cứu chỉ tiến hành tìm hiểu công tác
giáo dục môi trường tại trường THPT Tam Phú, quận Thủ Đức, TP. HCM năm học
2009 - 2010.
1.6 Câu hỏi nghiên cứu

Đề tài được thực hiện nhằm trả lời các câu hỏi sau:
- Câu hỏi 1: Những nội dung nào được đưa vào để giáo dục môi trường cho HS trường
THPT Tam Phú, quận Thủ Đức, TP. HCM?
- Câu hỏi 2: Các phương pháp và hình thức tổ chức nào được áp dụng để giáo dục môi

trường cho HS trường THPT Tam Phú, quận Thủ Đức, TP. HCM?
- Câu hỏi 3: Học sinh trường THPT Tam Phú, quận Thủ Đức, TP. HCM có nhận thức
và thái độ như thế nào đối với công tác giáo dục môi trường?

Khóa luận tốt nghiệp

2

Bộ môn SPKTNN


SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Tuyên

GVHD: Nguyễn Thị Thu Thảo

1.7 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu cơ sở lý luận của đề tài nghiên cứu.
- Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu công tác giáo dục môi trường ở trường THPT Tam Phú, quận
Thủ Đức, TP. HCM.
1.8 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu.
- Phương pháp điều tra.
- Phương pháp thống kê và xử lý số liệu.
1.9 Kế hoạch nghiên cứu
STT


Thời gian

Hoạt động

Người thực hiện

1

8-9/2009

Chuẩn bị tài liệu

Người nghiên cứu

2

9-10/2009

Viết đề cương

Người nghiên cứu

3

10-11/2009

- Thảo luận đề cương với Người nghiên cứu
GVHD, chỉnh sửa đề cương
- Nghiên cứu lý luận


4
5

11/2009-

- Viết cơ sở lý luận

Người nghiên cứu

12/2009

- Thu thập thêm tài liệu

12/2009-2/2010

- Soạn các phiếu câu hỏi điều Người nghiên cứu.
tra học sinh và giáo viên

6

2-3/2010

- Tiến hành phát phiếu điều tra

Người nghiên cứu
Người cộng sự

7


4/2010

- Tổng hợp kết quả điều tra, Người nghiên cứu
đưa ra kết luận

8

5/2010

- Báo cáo kết quả
nghiên cứu cho GVHD
- Nộp đề tài

Khóa luận tốt nghiệp

3

Bộ môn SPKTNN


SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Tuyên

GVHD: Nguyễn Thị Thu Thảo

1.10. Cấu trúc khóa luận
Cấu trúc khóa luận gồm:
- Lời ngỏ
- Lời cảm ơn: Người nghiên cứu muốn gửi lời cảm ơn đến thầy cô hướng dẫn, giảng
dạy, người hỗ trợ, trường THPT Tam Phú trong quá trình thực hiện đề tài.
- Chương 1: Giới thiệu

Chương này bao gồm các vấn đề như sau: lý do chọn đề tài, vấn đề nghiên cứu, mục
đích nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, nhiệm vụ nghiên cứu, đối tượng và khách thể
nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, sơ lược về phương pháp nghiên cứu, cấu trúc khóa
luận và kế hoạch nghiên cứu.
- Chương 2: Cơ sở lý luận
Giới thiệu những lý thuyết cơ bản, những cơ sở mà người nghiên cứu dựa vào để đặt
ra lý thuyết và tiên đoán, lí giải nguyên nhân, kết quả của vấn đề cần nghiên cứu; đồng
thời nêu tóm lược lịch sử nghiên cứu.
- Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Mô tả cụ thể tiến trình nghiên cứu, lý thuyết về những phương pháp mà người
nghiên cứu đã sử dụng, cách sử dụng các phương pháp đó trong đề tài.
- Chương 4: Kết quả và thảo luận
Người nghiên cứu phân tích các kết quả bằng phân tích định lượng, định tính và
trình bày kết quả phân tích, đưa ra những kết quả sơ bộ về vấn đề nghiên cứu.
- Chương 5: Kết luận và kiến nghị
Người nghiên cứu đưa ra kết luận của vấn đề nghiên cứu đồng thời đưa ra một số
kiến nghị đối với các ban ngành liên quan.
- Tài liệu tham khảo: những tài liệu mà người nghiên cứu đã sử dụng trong quá trình
thực hiện đề tài.
- Phụ lục: phiếu điều tra học sinh và phiếu xin ý kiến của giáo viên.

Khóa luận tốt nghiệp

4

Bộ môn SPKTNN


SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Tuyên


GVHD: Nguyễn Thị Thu Thảo

Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1 Lược khảo những nghiên cứu trước đây
Trong những vấn đề về giáo dục hiện nay thì giáo dục môi trường đang là một đề
tài nghiên cứu được nhiều người quan tâm, xem xét dưới nhiều góc độ khác nhau,
nghiên cứu trên nhiều khách thể khác nhau. Công tác giáo dục môi trường ở trường
THPT là một hoạt động quan trọng nhằm giúp học sinh có được một cái nhìn đúng đắn
với MT. Sau đây, người nghiên cứu xin sơ lược một số đề tài nghiên cứu:
TS Phạm Quang Tiến, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam khi tham gia nghiên
cứu đề tài thực nghiệm đối chứng mang tên: “Giáo dục môi trường qua môn ngữ văn
và địa lý ở lớp 6 và lớp 7 trường trung học cơ sở”. Qua đề tài này, tác giả cho ta thấy
bảo vệ thiên nhiên và môi trường là một trong hai nhiệm vụ hàng đầu của nhân loại.
Đặc biệt, sau khi thực hiện đề tài này người nghiên cứu đã góp phần nâng cao từng
bước nhận thức, kiến thức, thái độ, hành vi và kỹ năng hành động của học sinh đối với
việc BVMT. Tuy nhiên, người nghiên cứu chỉ thực hiện việc nghiên cứu GDMT ở
môn ngữ văn và địa lý lớp 6 và lớp 7, đây là giới hạn của đề tài. Đề tài này nên tiếp tục
mở rộng phạm vi và nghiên cứu ở nhiều môn khác để có kết luận tổng quát hơn về
GDMT.
“Giáo dục môi trường qua môn địa lý” của tác giả PGS. Nguyễn Phi Hạnh,
PGS.TS Nguyễn Thị Hằng do NXB Đại học Sư Phạm xuất bản năm 2002. Tác giả đã
nắm vững lý thuyết về MT và GDMT, từ đó đưa ra một số phương pháp GDMT qua
môn địa lý có giá trị. Tuy nhiên, tác giả chỉ đi sâu vào những vấn đề GDMT ở môn địa
lý, đây là giới hạn của đề tài. Đề tài này nên được tiếp tục nghiên cứu ở phạm vi rộng
hơn để có kết luận tổng quát về công tác GDMT ở trường THPT.
TS. Dương Quang Ngọc (Tháng 5 năm 2009) với đề tài “Giáo dục đạo đức môi
trường cho học sinh Trung học Cơ Sở”. Tạp chí của Viện Khoa học giáo dục Việt
Nam- số 44, tháng 5- 2009. Trang 25. Đề tài đã nêu lên được những lý thuyết cơ bản
về ĐĐMT, cũng như sự cần thiết phải giáo dục ĐĐMT cho học sinh THCS. Người
nghiên cứu cũng đã làm sáng tỏ mối quan hệ mật thiết giữa môi trường và con người.

Đề tài đã cho thấy thực trạng học sinh và giáo viên THCS nhận thức được ĐĐMT điều
chỉnh mối quan hệ giữa con người với tự nhiên hiện nay. Đồng thời, người nghiên cứu
Khóa luận tốt nghiệp

5

Bộ môn SPKTNN


SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Tuyên

GVHD: Nguyễn Thị Thu Thảo

cũng đã đưa ra những giá trị ĐĐMT giáo dục cho học sinh THCS nhằm giúp nhà
trường, các đoàn thể, địa phương tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh được tìm hiểu
môi trường, có những tư duy thân thiện với MT, vì sự phát triển bền vững. Đề tài này
nên được mở rộng phạm vi nghiên cứu, không dừng lại ở bậc THCS mà nghiên cứu
lên bậc THPT hoặc các trường đại học, cao đẳng để có kết luận tổng quát hơn cho
ĐĐMT.
Vũ Thị Kim Ngân (2006) đã nghiên cứu đề tài “Xây dựng các biện pháp giáo dục
với sự tham gia của cộng đồng nhằm bảo vệ môi trường hệ sinh thái rừng ngập mặn
Cần Giờ”. Luận văn có điều tra mức độ hiểu biết về giáo dục môi trường và mức độ
tham gia vào việc bảo vệ môi trường. Kết quả của nghiên cứu cho thấy sự thiếu hiểu
biết về GDMT là do tuyên truyền ít, chưa có một biện pháp tuyên truyền GDMT hiệu
quả được đưa ra. Từ kết quả thu được này người nghiên cứu đã đề xuất một số biện
pháp tuyên truyền về GDMT có giá trị cho cộng đồng, giúp cộng đồng có nhận thức và
thái độ đúng đắn với MT hơn.
Nguyễn Thị Quỳnh Nga – Trường Đại học Khoa Học Tự Nhiên đã nghiên cứu đề
tài “Áp dụng phương pháp quản lý môi trường dựa vào cộng đồng để xây dựng mô
hình phân loại rác tại nguồn ở phường 8, quận 6” được thực hiện tháng 7 năm 2005.

Đối tượng tuyên truyền của người nghiên cứu trong đề tài này là các hộ dân cư, các tổ
chức ban ngành đoàn thể, trẻ em quận 6 phường 8. Đề tài được thực hiện với mục tiêu
nhằm giúp cho người dân có sự hiểu biết rõ ràng về rác thải và các vấn đề liên quan,
các tai hại của rác thải cũng như các tác động do nó gây ra, từ đó thay đổi dần hành vi
của mình và giúp cho người dân hiểu được những giá trị xã hội của sự tham gia vào
công tác BVMT. Sau nghiên cứu thì người nghiên cứu đã thu được những kết quả khả
quan. Nhận thức của cộng đồng dân cư trong vùng về ý nghĩa và sự cần thiết phải
giảm chất thải tại nguồn cũng như phân loại rác tại nguồn ngày càng được nâng cao
hơn nhờ các công tác tuyên truyền vận động. Không những vậy phương pháp này còn
giúp nâng cao năng lực quản lý môi trường cho cán bộ, nâng cao ý thức tự giác, trách
nhiệm BVMT cho các doanh nghiệp và cộng đồng dân cư.
Trong tạp chí BVMT, số 1 -2002. Võ Trí Chung, tiểu ban Giáo Dục và đào tạo
môi trường nhân văn, cảnh quan đã viết bài “Giáo dục môi trường nhân văn cho cộng
Khóa luận tốt nghiệp

6

Bộ môn SPKTNN


SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Tuyên

GVHD: Nguyễn Thị Thu Thảo

đồng” với nội dung: “Trong hai năm 1999, 2000, Tiểu ban Giáo dục và đào tạo môi
trường nhân văn, cảnh quan đã tổ chức thành công hai hội thảo chuyên đề (Môi trường
nhân văn – Tam Đảo, 1999; và Xã hội học môi trường, Hà Nội, 2000) gắn với các mục
tiêu và nội dung của cuộc hội thảo truyền thống MT (2001), xúc tiến lồng ghép các nội
dung hoạt động GDMT nhân văn…. Bên cạnh đó, một số thành viên Tiểu ban đã tham
gia các chương trình tập huấn giảng dạy GDMT và lồng ghép các nội dung BVMT

nhân văn ở một số địa phương. Trung tâm khoa học giáo dục mầm non cũng đã bước
đầu áp dụng lồng ghép nội dung GDMT cho đối tượng giáo viên và một số lớp phổ
thông…. ”.
GS. TS. Lê Thế Thự và TS.Lê Thành Tài (2009) “Sức khỏe môi trường”. Quyển
sách này đã nêu lên được một loạt những vấn đề như: khái quát sức khỏe môi trường,
những vấn đề môi trường toàn cầu, đô thị hóa và sức khỏe, giáo dục bảo vệ môi
trường, hành động về môi trường, . . . Tác giả cũng đã nói rõ về sự ô nhiễm và suy
thoái môi trường có tác động to lớn đối với cuộc sống của con người. Qua đó, tác giả
cho thấy hàng năm, hàng trăm triệu người mắc phải các bệnh hô hấp và các bệnh khác
có liên quan đến ô nhiễm không khí. . . Đồng thời tác giả cũng đã đưa ra những đề
xuất thiết thực: để cộng đồng có sức khỏe tốt không chỉ là trách nhiệm của các cán bộ
y tế, y bác sĩ, mà còn là trách nhiệm của các nhà lập hoạch định chính sách, các kiến
trúc sư. . . Trong đó có cả các trường giảng viên khoa học sức khỏe, các nơi giảng dạy
sức khỏe môi trường. Tác giả nên tiếp tục nghiên cứu ở các trường THPT. Đặc biệt
quyển sách là nguồn tham khảo, bổ sung thêm kiến thức cho giáo viên hoạt động về
công tác GDMT cũng như có những hành động về môi trường như thế nào cho phù
hợp.
Khánh Hạ. 2002. “GDMT trong trường sư phạm: cần gắn lý thuyết vào thực
tiễn”. Trang 38, BVMT số 11- 2002. Kết quả nổi bậc nhất mà bài viết này đã đạt được
đó là: khi tác giả tiến hành khảo sát các trường sư phạm cho thấy rằng rất nhiều trường
đã thực hiện khá tốt việc triển khai GDMT như đại học Cần Thơ, Thái Nguyên, Sư
phạm Hà Nội I… nhưng vẫn còn một số trường hoạt động này triển khai còn yếu.
Người nghiên cứu đã nắm vững lý thuyết: để giáo dục môi trường đưa vào các cấp học
có hiệu quả, đặc biệt là việc khai thác vào các môn học thì công tác đào tạo bồi dưỡng
giáo viên trong trường sư phạm có vai trò và vị trí rất quan trọng. Từ đó đưa ra những
Khóa luận tốt nghiệp

7

Bộ môn SPKTNN



SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Tuyên

GVHD: Nguyễn Thị Thu Thảo

kết quả và những đề xuất có giá trị. Bài viết còn phản ánh được: giáo viên sư phạm
chưa được bồi dưỡng về GDMT một cách có hệ thống; cơ sở vật chất, phòng thí
nghiệm, trang thiết bị, tài liệu dạy và học còn nghèo nàn; phương pháp giảng dạy chủ
yếu là giảng dạy lý thuyết, thiếu thực hành. Bài viết này nên được tiếp tục nghiên cứu
ở phạm vi rộng hơn để có kết luận tổng quát về công tác GDMT.
TS. Nguyễn Ngọc Sinh. “Hoạt động của mạng lưới giáo dục, đào tạo môi trường
Việt Nam (giai đoạn 1996- 2001)”. Trang 14, tạp chí BVMT số 1 – 2002. “Việt Nam
đã tham gia vào các hoạt động của mạng lưới GDMT bậc đại học khu vực Châu Á –
Thái Bình Dương từ cuối năm 1992.”. Bài viết này nên tiếp tục nghiên cứu mở rộng
phạm vi ra bên ngoài khu vực Châu Á để có kết luận tổng quát hơn về công tác GDMT
trên toàn thế giới.
Ở nước khác, Nhật Lệ. (2002). “Thăm trung tâm giáo dục môi trường tại
Oxtraylia, tạp chí Bảo vệ môi trường”. số 3-2002. Trang 20. Ở bài viết này chủ yếu là
tìm hiểu về GDMT trong các trường phổ thông của Oxtraylia. Qua chuyến đi này tác
giả đã thấy học sinh ở đây được học nhiều tiết học ngoài trời do các kỹ thuật viên ở
Trung tâm GDMT Tookey forest (thuộc Trung tâm GDMT của bang Queensland)
hướng dẫn với đồ dùng trực quan là những con vật nuôi ở Trung tâm, các em được
nhìn tận mắt và tiếp xúc với những con vật đó. Các em được học trong một môi trường
có nhiều thuận lợi về cơ sở vật chất, trang thiết bị, phòng thí nghiệm. Tất cả các trung
tâm cho dù do ai quản lý cũng đều làm nhiệm vụ GDMT cho cộng đồng và cho học
sinh từ mẫu giáo đến đại học. Tác giả còn đến thăm một số trường THPT công lập
Toowug, trường cao đẳng St Peter Lutherau, tuy mỗi trường có những đặc điểm riêng
tùy thuộc vào mục đích đào tạo của từng trường, nhưng mục đích đào tạo và phương
pháp dạy học đều gắn với thực tiễn và nhất là gắn với việc giáo dục ý thức BVMT cho

học sinh. Qua bài viết này cho thấy công tác GDMT không những là vấn đề trong
nước mà công tác GDMT đang là vấn đề của toàn cầu.
Tóm lại, các công trình nghiên cứu giáo dục môi trường đã được triển khai
nhưng chưa rộng, mới chỉ đạt được một số kết quả bước đầu như xác định được mối
quan hệ giữa môi trường và con người, sự cần thiết phải GDMT cho học sinh THPT
nói riêng và cộng đồng nói chung. Nghiên cứu nhận thức của học sinh về ĐĐMT….
Khóa luận tốt nghiệp

8

Bộ môn SPKTNN


SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Tuyên

GVHD: Nguyễn Thị Thu Thảo

Tuy nhiên, vấn đề GDMT trong Lý luận giáo dục học Việt Nam là vấn đề đang được
Đảng, Nhà nước và toàn cầu chú tâm đến, vì vậy các nghiên cứu thường có những khía
cạnh khác nhau. Đặc biệt, chưa có đề tài nào đề cập đến vấn đề tìm hiểu công tác giáo
dục môi trường (gồm tất cả những môn có liên quan đến GDMT) ở trường THPT.
2.2 Khái niệm về môi trường
Môi trường có tầm quan trọng đặc biệt đối với đời sống của con người, sinh vật
và sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước, dân tộc và nhân loại.
Thuật ngữ môi trường (environment) đã xuất hiện từ lâu, được sử dụng trong
nhiều lĩnh vực và có rất nhiều định nghĩa khác nhau về môi trường:
- Từ “môi trường” theo nghĩa rộng: “là tất cả những gì có quanh ta quyết định
đến chất lượng cuộc sống con người” (Lê Văn khoa, 2003, trang 92)
- Môi trường theo nghĩa hẹp không xét tới tài nguyên thiên nhiên, mà chỉ bao
gồm các nhân tố tự nhiên và xã hội trực tiếp liên quan tới chất lượng cuộc sống con

người (Cục môi trường Khoa học công nghệ và MT, 2000)
- Ở Việt Nam, môi trường được định nghĩa là: “toàn bộ, nói chung những điều
kiện tự nhiên, xã hội, trong đó con người hay một sinh vật tồn tại, phát triển trong
quan hệ với con người, với sinh vật ấy” (Hoàng Phê & ctv, 1997, trang 618)
Hoặc theo Đặng Mộng Lân (2001): “môi trường là tập hợp, ở một thời điểm đã
cho, các nhân tố vật lý, hóa học và sinh học và các nhân tố xã hội có thể có một hậu
quả trực tiếp hay gián tiếp trước mắt hay lâu dài, đối với các sinh vật sống và các hoạt
động của con người” (trang 40)
- Theo NEA, môi trường là những yếu tố vật lý xung quanh con người bao gồm
đất, nước, không khí, khí hậu, âm thanh, mùi vị, những yếu tố sinh học của động vật
và thực vật, các yếu tố xã hội, bao gồm cả môi trường tự nhiên và môi trường nhân tạo
(Ben Kiromba Twinomugisha, 2007, trích dẫn bởi Phạm Đông Hải, LVTNSP, tr 9).
- Theo định nghĩa của UNESCO (năm 1981) thì: “Môi trường con người bao
gồm toàn bộ các hệ thống tự nhiên và các hệ thống do con người tạo ra, trong đó con
người sống và bằng lao động của chính mình, khai thác các nguồn tài nguyên thiên
nhiên và nhân tạo nhằm thỏa mãn những nhu cầu của con người. Như vậy, môi trường
con người không những là nơi sinh trưởng, tồn tại và phát triển của con người, mà còn
Khóa luận tốt nghiệp

9

Bộ môn SPKTNN


SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Tuyên

GVHD: Nguyễn Thị Thu Thảo

là khung cảnh của cuộc sống, của lao động sản xuất, nơi nghỉ ngơi, vui chơi, giải trí
của con người” (trích dẫn bởi Lê Anh Khoa, 2007, trang 6)

Theo định nghĩa này thì môi trường sẽ do hoặc không do con người tạo ra, nhưng
môi trường có đem lại lợi ích lâu dài cho con người hay không đều do ý thức con
người tác động vào môi trường như thế nào.
Môi trường có các chức năng chủ yếu sau: là không gian sống của con người và
các loài sinh vật; nơi chứa đựng các nguồn tài nguyên; nơi chứa đựng các phế thải do
con người tạo ra; nơi lưu trữ và cung cấp các nguồn thông tin. (Lê Anh Khoa, 2007,
trang 10)
Trong mối quan hệ giữa con người và môi trường: con người là người tác động,
điều khiển môi trường, còn môi trường bị tác động, bị điều khiển bởi con người. Môi
trường có vai trò rất lớn đối với cuộc sống của con người. Một môi trường trong lành,
sạch sẽ, phong phú, đa dạng là điều cần thiết cho mỗi con người, mỗi gia đình và cho
cả cộng đồng của chúng ta. Môi trường sinh thái có thể bị hủy diệt nếu loài người
không quan tâm và không có những biện pháp BVMT một cách hữu hiệu.
2.3 Các khái niệm cơ bản
Để có cơ sở cho việc tìm hiểu công tác GDMT thì người nghiên cứu đã liệt kê
một số khái niệm cơ bản như sau:
- Hệ sinh thái: là một hệ thống bao gồm các quần xã (thành phần hữu sinh) và
các môi trường sống của chúng (các thành phần vô sinh). Trong hệ sinh thái, các thành
phần hữu sinh và vô sinh luôn có sự tác động lẫn nhau và tạo ra hệ thống môi sinh của
hệ sinh thái để tập hợp thành một thể thống nhất (Nguyễn Thị Kim Thái và Lê Thị Hiền
Thảo, 2003, trang 12)
- Ô nhiễm môi trường: là sự biến đổi của các thành phần môi trường không phù
hợp với tiêu chuẩn môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến con người và sinh vật. (Cục
Bảo vệ môi trường, 2006, trang 10)
- Bảo vệ môi trường: “là những hoạt động giữ cho môi trường trong lành, sạch
sẽ, cải thiện môi trường, đảm bảo cân bằng sinh thái, ngăn chặn, khắc phục các hậu
quả xấu do con người và thiên nhiên gây ra cho môi trường, khai thác, sử dụng hợp lý
và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên” (Điều 1, Luật BVMT 2005, trang 6)
Khóa luận tốt nghiệp


10

Bộ môn SPKTNN


SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Tuyên

GVHD: Nguyễn Thị Thu Thảo

- Đạo đức môi trường: là một hệ thống các giá trị (hành vi, ứng xử, sự tôn
trọng…) mà con người thể hiện với nhau và với thiên nhiên. (theo Dương Quang
Ngọc, Tạp chí Khoa học giáo dục Việt Nam số 44, tháng 5 -2009, trang 25).
Cuộc sống hàng ngày của con người gắn chặt với môi trường. Con người không
thể không ăn, không uống hoặc không hít thở mà vẫn sống. Đó là những điều kiện
thiết yếu tối thiểu cần có để con người tồn tại.
Chính vì giữa con người với môi trường có mối quan hệ mật thiết như thế nên sự
ô nhiễm môi trường có ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của con người. Nhiều giải pháp về
môi trường đã được thực hiện vì con người đã dần nhận thức ra được môi trường
không bị ô nhiễm, không khí sạch thì cần thiết cho cuộc sống.
2.4 Tổng quan về giáo dục môi trường
2.4.1 Lịch sử của giáo dục môi trường
Từ khi sinh ra con người đã có những mối quan hệ gắn bó với môi trường. Ban
đầu giữa con người và môi trường có những mối quan hệ hòa thuận vì những nhu cầu
của con người có giới hạn. Thêm vào đó gần như toàn bộ sự phụ thuộc của con người
nguyên thủy dựa vào môi trường tự nhiên vì thức ăn và chỗ ẩn náu dẫn con người đến
chỗ tôn thờ các yếu tố của môi trường. Cùng với thời gian, dân số tăng lên, các nhu
cầu trở nên phức tạp hơn, sự hiểu biết về môi trường không đầy đủ khiến con người
bắt đầu đối xử bạc đãi đối với môi trường. Cảm giác tôn thờ đang được thay thế bởi
cảm giác quyền lực – quyền lực sáng tạo, quyền được phát triển và chưa hết, còn có
quyền được phá hủy.

Những hậu quả từ các cảm giác, nhận thức trên đã dẫn đến một loạt các sự cố về
môi trường. Đó là hiệu ứng nhà kính, lỗ thủng tầng ôzôn, Trái Đất nóng lên, sự suy
giảm rừng và tính đa dạng sinh học, ô nhiễm môi trường.
Trước những hiểm họa không thể tránh khỏi đó, một cuộc hội nghị quốc tế về
môi trường con người được tổ chức từ ngày 5 đến ngày 16 tháng 6 năm 1972 tại thủ đô
Stốc khôm (Thụy Điển) để bàn bạc về vấn đề BVMT và sự cân bằng về sinh thái trong
tự nhiên. Hội nghị đã nhất trí rằng: việc bảo vệ thiên nhiên và môi trường là một trong

Khóa luận tốt nghiệp

11

Bộ môn SPKTNN


SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Tuyên

GVHD: Nguyễn Thị Thu Thảo

hai nhiệm vụ hàng đầu của nhân loại (cùng với nhiệm vụ bảo vệ hòa bình, chiến
tranh). Vì thế ngày 5 tháng 6 hàng năm trở thành “Ngày môi trường thế giới”.
Hội nghị còn nhận ra vai trò của giáo dục môi trường (GDMT) nhằm tạo ra sự
nhận thức, hiểu biết của cộng đồng về những vấn đề môi trường. Trong kiến nghị thứ
96 của hội nghị, GDMT được coi là yếu tố quyết định trong sự cố gắng để tấn công
vào khủng hoảng môi trường toàn cầu. Đặc biệt hội nghị còn kiến nghị cần phải quan
tâm đến GDMT trong nhà trường: “Không một quốc gia nào có thể phớt lờ sự cần thiết
để tạo ra những cố gắng có suy nghĩ nhằm dẫn đến sự quan tâm đến môi trường của
học sinh trong nhà trường” (GDMT, tập 8, UNESCO, 1985, trích Nguyễn Phi Hạnh,
Nguyễn Thị Hằng, 2002, trang 176). Để thực hiện thành công GDMT, hội nghị đã đề
nghị cần phải đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, phát triển và thử nghiệm các chương trình,

tài liệu và phương pháp GDMT.
Cũng từ hội nghị Stốc khôm, chương trình môi trường Liên Hợp Quốc (UNEP)
được thành lập. Sau đó UNEP kết hợp với UNESCO khai trương chương trình GDMT
quốc tế (International Environmental Education Programme – IEEP). Chính IEEP đã
tổ chức hội thảo quốc tế về GDMT tại Bêôgrat (thủ đô Nam Tư (cũ)) từ ngày 13 đến
22 tháng 10 năm 1975. Kết quả của cuộc hội thảo này là đưa ra hiến chương Bêôgrat,
trong đó đưa ra các nguyên tắc và các hướng dẫn cho chương trình GDMT toàn cầu.
Theo sau hội nghị Bêôgrat, hàng loạt các hội thảo vùng được diễn ra ở Brazavil
(Châu Phi), Băng – cốc ( Châu Á), Cô- óet ( các nước Ả Rập)… Ở Châu Á một cuộc
hội thảo cũng được tổ chức tại Băng Cốc vào tháng 11 năm 1976.
Tiếp theo hội nghị các khu vực, từ ngày 14 đến 26 tháng 10 năm 1977, một hội
nghị quốc tế về GDMT được tổ chức tại Tbilisi (Cộng hòa Grudia). Hội nghị này là
đỉnh cao của giai đoạn xây dựng chương trình và đặt cơ sở cho sự phát triển GDMT
trên bình diện quốc tế.
Sau các hội nghị trên, một cuộc hội nghị quốc tế về GDMT do UNESCO và
UNEP được tổ chức từ ngày 17 đến ngày 21 tháng 8 năm 1987 tại Matxcơva. Hội thảo
đã đề ra 9 mục tiêu và chiến lược hành động quốc tế trong lĩnh vực GDMT và đào tạo
giáo viên cho thập kỉ 90.

Khóa luận tốt nghiệp

12

Bộ môn SPKTNN


SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Tuyên

GVHD: Nguyễn Thị Thu Thảo


Các chương trình được phát triển trong thời kỳ này yêu cầu phải nhấn mạnh đến
mối quan hệ giữa con người và sinh quyển trong mọi lĩnh vực kinh tế xã hội, văn hóa
và sinh thái. Hội nghị đã đặt tên cho thập kỷ này là: “Thập kỷ toàn thế giới cho
GDMT”.
GDMT ngày càng phát triển rộng khắp, chỉ tính từ năm 1985 IEEP đã liên quan
trực tiếp với 133 nước từ các vùng khác nhau trên trái đất. Đã có 25.000 học sinh của
các trường trung học và cơ sở, khoảng 10.000 giáo viên và khoảng 1.500.000 các nhà
giáo dục, các nhà hành chính- giáo dục đã và đang đóng góp cho nghiên cứu GDMT
(GDMT, tập 6 –UNESCO, 1985, trích Nguyễn Phi Hạnh, Nguyễn Thị Hằng, 2002,
trang 178). GDMT đã vượt ra khỏi biên giới chính trị và tư tưởng. Nó đòi hỏi sự cố
gắng của tất cả các quốc gia “Không có một nhóm, một quốc gia, một nền văn hóa hay
một trường phái tư tưởng nào có được toàn bộ các câu trả lời đối với những vấn đề
xung quanh pha trộn giữa sự phát triển kinh tế và môi trường lành mạnh” (Schmieder,
1977, trích Nguyễn Phi Hạnh, Nguyễn Thị Hằng, 2002, trang 178).
2.4.2 Khái niệm- mục đích- mục tiêu giáo dục môi trường
2.4.2.1 Khái niệm giáo dục môi trường
Trong các nội dung cần giáo dục, GDMT là một vấn đề nóng bỏng và vô cùng
quan trọng đang đặt ra hiện nay. Đặc biệt là GDMT đối với học sinh THPT, về vấn đề
nhận thức cũng như thái độ của các em đối với môi trường.
Công tác GDMT ở nhà trường tạo cho học sinh ý thức về môi trường, những kỹ
năng, những kinh nghiệm để học sinh có thể giải quyết những vấn đề môi trường hiện
tại và tương lai cũng như đáp ứng các nhu cầu của bản thân mà không làm phương hại
đến thế hệ tương lai. Song ngược lại nếu không có các công tác GDMT thì liệu có bao
nhiêu học sinh có hành động đúng đối với môi trường xung quanh các em.
Do tầm quan trọng của môi trường đối với xã hội loài người trong nước và thế
giới. Cho nên, GDMT là việc làm cấp bách mà ở các trường THPT nên làm. Và vấn đề
này vẫn đang là một phạm trù được các nhà lý luận dạy học quan tâm.
Có rất nhiều khái niệm khác nhau về GDMT. Sau đây người nghiên cứu nêu ra
một vài khái niệm về GDMT:
Khóa luận tốt nghiệp


13

Bộ môn SPKTNN


SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Tuyên

GVHD: Nguyễn Thị Thu Thảo

- Theo Ủy ban giáo dục của IUCN: “GDMT là một quá trình nhận ra các giá trị
và làm sáng tỏ các quan điểm để phát triển các kỹ năng và thái độ cần thiết, nhằm hiểu
và đánh giá đúng mối tương quan giữa con người, môi trường văn hóa và môi trường
bao quanh. GDMT cũng đòi hỏi thực hành (áp dụng vào thực tiễn) trong việc đưa ra
quyết định và tự xây dựng quy tắc hành vi về các vấn đề có liên quan đến chất lượng
môi trường” (UNESCO, 1970, trích Nguyễn Phi Hạnh, Nguyễn Thị Hằng, 2002, trang
180).
- GDMT theo Bộ Giáo dục và Đào tạo (1998): “GDMT là một quá trình nhằm
phát triển ở người học sự hiểu biết và quan tâm trước những vấn đề về môi trường, bao
gồm: kiến thức, thái độ, hành vi, trách nhiệm và kỹ năng để tự mình và cùng tập thể
đưa ra các giải pháp nhằm giải quyết vấn đề môi trường trước mắt cũng như lâu dài”
(trích Nguyễn Thanh Bình & ctv, 2005, trang 257).
- Hay giáo dục môi trường còn được định nghĩa như sau: “GDMT là một quá
trình thông qua các hoạt động giáo dục chính quy và không chính quy nhằm giúp con
người có được sự hiểu biết, kỹ năng và giá trị tạo điều kiện cho họ tham gia vào phát
triển một xã hội bền vững về sinh thái”
(Nguồn: />tham khảo ngày 09/05/2010)
Như vậy khi nói về GDMT thì có rất nhiều định nghĩa khác nhau. Song dấu hiệu
chung nhất của GDMT là phương thức GDMT hay con đường thực hiện các mục tiêu
BVMT. GDMT không phải là một ngành khoa học hay một môn học tách biệt. Nó

phải tiến hành theo nguyên tắc giáo dục suốt đời (Hội thảo GDMT ở Phần Lan, 1974,
trích dẫn bởi Nguyễn Phi Hạnh, Nguyễn Thị Hằng, 2002, trang 181)
Theo khái niệm này thì GDMT là phương thức, là con đường thực hiện các mục
tiêu BVMT của giáo viên, học sinh, cộng đồng.
Như vậy, GDMT là vì chính chúng ta, vì con người. Nó là quá trình hoạt động có
liên quan đến công việc gần như toàn bộ các lĩnh vực, đến mối quan hệ động lực giữa
con người và tự nhiên. Nó nhằm cải thiện chất lượng sống cho muôn loài. Nó là một
trong những biện pháp có hiệu quả để cải thiện môi trường, tập hợp mọi người trong
tầng lớp xã hội tham gia bảo vệ môi trường. Rene Dubos, một luật sư đang hành nghề
Khóa luận tốt nghiệp

14

Bộ môn SPKTNN


SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Tuyên

GVHD: Nguyễn Thị Thu Thảo

vào năm 1970 đã phản ánh tư tưởng trên như sau: “Chúng ta đã bắt đầu tham gia một
cách tập thể vào việc phát hiện chính bản thân chúng ta – Chúng ta là ai? Chúng ta
đang ở đâu và nơi nào chúng ta đang đi đến?”
2.4.2.2 Mục đích giáo dục môi trường
Mục đích của Giáo dục môi trường nhằm vận dụng những kiến thức và kỹ năng
vào gìn giữ, bảo tồn, sử dụng môi trường theo cách thức bền vững cho cả thế hệ hiện
tại và tương lai. Nó cũng bao hàm cả việc học tập cách sử dụng những công nghệ mới
nhằm tăng sản lượng và tránh những thảm họa môi trường, xóa nghèo đói, tận dụng
các cơ hội và đưa ra những quyết định khôn khéo trong sử dụng tài nguyên. Hơn nữa,
nó bao hàm cả việc đạt được những kỹ năng, có những động lực và cam kết hành

động, dù với tư cách cá nhân hay tập thể, để giải quyết những vấn đề môi trường hiện
tại và phòng ngừa những vấn đề mới nảy sinh.
(Nguồn: tham khảo ngày 10/03/2010)
2.4.2.3 Mục tiêu giáo dục môi trường
- Về nhận thức: giúp các cá nhân và cộng đồng có được nhận thức và sự nhạy
cảm đối với tình hình môi trường chung và các vấn đề có liên quan đến môi trường và
sự phát triển.
- Về kiến thức: Giúp các cá nhân và cộng đồng thu được những kinh nghiệm
khác nhau và thu được những hiểu biết cơ bản: cái gì được yêu cầu để tạo ra và duy trì
một môi trường bền vững.
- Về thái độ: Giúp các cá nhân và cộng đồng có được những giá trị và xúc cảm,
mối quan tâm về môi trương và có động cơ muốn tham gia vào việc bảo vệ và cỉa
thiện môi trường.
- Về kỹ năng: Giúp các cá nhân và cộng đồng có được kỹ năng để nhận ra, ngăn
chặn và giải quyết những vấn đề môi trường.
-Về việc tham gia: Cung cấp cho các cá nhân và cộng đồng có cơ hội và động
lực để tham gia một cách tích cực ở mọi cấp trong công việc hướng về việc tạo ra một
môi trường bền vững
(Nguồn: Báo cáo cuối cùng của UNESCO – Hội thảo khu vực châu Á – Thái Bình
Dương, 5- 9/7/1993, trích Nguyễn Phi Hạnh, Nguyễn Thị Hằng, 2002, trang 182)
Khóa luận tốt nghiệp

15

Bộ môn SPKTNN


SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Tuyên

GVHD: Nguyễn Thị Thu Thảo


2.5 Giáo dục môi trường trong nhà trường
2.5.1 Nội dung giáo dục môi trường
- Giáo dục ý thức BVMT
+ Bảo vệ nơi sinh sống và phát triển của quần xã sinh vật và tôn trọng sự cân
bằng của hệ sinh thái.
+ Có ý thức bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên, đấu tranh chống lại những hành
vi làm ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí không khai thác bừa bãi tài nguyên,
tàn phá thiên nhiên.
+ Có ý thức giữ gìn sự trong lành của môi trường sống hàng ngày của con người
ở mọi nơi, mọi lúc.
- Bồi dưỡng kiến thức về môi trường, bảo vệ và chống ô nhiễm môi trường.
+ Môi trường, hệ sinh thái
+ Các tác nhân gây ô nhiễm môi trường và các tác hại của nó.
+ Rèn luyện và hình thành thói quen giữ gìn vệ sinh bảo đảm sự trong lành của
môi trường sống xung quanh con người, tham gia tích cực vào các hoạt động giữ gìn
và làm sạch môi trường. Đặc biệt là giáo dục ý thức chủ động trong việc cải tạo môi
trường sống theo hướng phù hợp với quy luật tự nhiên. BVMT là giữ gìn môi trường
chung, rộng lớn, không bó hẹp trong khuôn viên nhà mình, lớp mình, làng mình,…
Chống lại những tư tưởng lạc hậu, thiển cận kiểu như vứt rác của nhà ra đường, chỉ
cần vệ sinh trong nhà không cần quan tâm đến xung quanh, …
(Phan Thanh Long & ctv, 2006, trang 153-154 )
2.5.2 Các hình thức tổ chức và phương pháp dạy học GDMT
Trên cơ sở phân tích ưu nhược điểm của các phương thức GDMT trên thế giới,
Việt Nam chủ trương tích hợp GDMT vào các môn học và các hoạt động giáo dục.
Tích hợp, lồng ghép ở ba mức độ: mức độ toàn phần, mức độ bộ phận và mức độ liên
hệ. (Nguyễn Thanh Bình & ctv, 2005, trang 262).
+ Mức độ toàn phần: mục tiêu và nội dung của bài học hoặc của chương
phù hợp hoàn toàn với mục tiêu và nội dung GDMT. Ví dụ: chương “Môi trường và


Khóa luận tốt nghiệp

16

Bộ môn SPKTNN


×