Tải bản đầy đủ (.pdf) (71 trang)

KHẢO SÁT TÌNH HÌNH VIÊM VÚ, VIÊM TỬ CUNG TRÊN NÁI SAU KHI SINH VÀ TIÊU CHẢY TRÊN HEO CON THEO MẸ TẠI TRẠI HEO HIỀN THOA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (813.84 KB, 71 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NUÔI-THÚ Y
************

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
KHẢO SÁT TÌNH HÌNH VIÊM VÚ, VIÊM TỬ CUNG TRÊN
NÁI SAU KHI SINH VÀ TIÊU CHẢY TRÊN HEO CON
THEO MẸ TẠI TRẠI HEO HIỀN THOA

Sinh viên thực hiện : Bùi Hữu Huynh
Lớp : DH05TY
Ngành : Thú Y
Niên khóa : 2005-2010

 
 
 
 
Tháng 08/2010 


 

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NUÔI-THÚ Y
************

BÙI HỮU HUYNH


KHẢO SÁT TÌNH HÌNH VIÊM VÚ, VIÊM TỬ CUNG TRÊN
HEO NÁI SAU KHI SINH VÀ TIÊU CHẢY TRÊN HEO
CON THEO MẸ TẠI TRẠI HEO HIỀN THOA

Khóa luận được đệ trình để áp ứng yêu cầu cấp bằng bác sỹ thú y

Giáo viên hướng dẫn
TS. NGUYỄN VĂN PHÁT

ii
 


Tháng 08/2010

XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Họ và tên sinh viên thực tập: BÙI HỮU HUYNH
Tên luận văn: “KHẢO SÁT TÌNH HÌNH VIÊM VÚ, VIÊM TỬ

CUNG TRÊN HEO NÁI SAU KHI SINH VÀ TIÊU CHẢY
TRÊN HEO
CON THEO MẸ TẠI TRẠI HEO HIỀN THOA”
Đã hoàn thành luận văn theo yêu cầu của giáo viên hướng dẫn và
các ý kiến nhận xét của hội đồng chấm thi tốt nghiệp Khoa Chăn
Nuôi Thú Y

Ngày /………./………../……………..
Giáo viên hướng dẫn

TS. NGUYỄN VĂN PHÁT


iii
 


LỜI CẢM TẠ
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến:
Ban Giám Hiệu Trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh.
Ban chủ nhiệm cùng toàn thể quý thầy cô Khoa Chăn Nuôi Thú Y cùng quý
thầy cô các khoa và Bệnh Viện Thú Y – Đại Học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh đã
tận tâm truyền đạt kiến thức cho tôi trong suốt khóa học.
Chân thành cảm ơn Chú Võ Văn Hiền và toàn thể anh chị em công nhân
trại heo Hiền Thoa đã tạo điều kiện thuận lợi và tận tình giúp đỡ tôi trong suốt quá
trình thực tập ở trại.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Tiến Sĩ Nguyễn Văn Phát đã tận
tình chỉ dạy, hướng dẫn, đóng góp nhiều ý kiến quý báu và tạo điều kiện cho tôi
trong suốt quá trình thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Sau cùng, rất biết ơn đến cha mẹ, anh chị em, cùng các bạn trong và ngoài
lớp Thú Y 31 đã động viên và giúp đỡ tôi rất nhiều trong những năm học vừa qua,
cũng như trong quá trình thực hiện luận văn tốt nghiệp.
Do hạn chế về thời gian cũng như kiến thức và năng lực nên luận văn chắc chắn
không thể tránh khỏi những thiếu sót, mặc dù tôi rất tâm huyết về lĩnh vực nghiên cứu
này. Tôi xin trân trọng đón nhận sự đánh giá và đóng góp ý kiến từ quý thầy cô và bạn
đọc.
Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn.
Bùi Hữu Huynh

iv
 



TÓM TẮT
Đề tài: “Khảo sát tình hình viêm vú, viêm tử cung trên heo nái sau khi sinh và
tiêu chảy trên heo con theo mẹ tại trại heo Hiền Thoa” tại Đức Linh – Bình Thuận từ
ngày 04/03/2010 đến ngày 07/06/2010. Chúng tôi ghi nhận kết quả như sau:
Tỷ lệ viêm tử cung là 32,30%, trong đó viêm dạng nhờn (34,62%) và viêm dạng
mủ (65,38% ), không có trường hợp nái bị tử cung dạng máu mủ và nái viêm vú.
Trọng lượng cai sữa bình quân ở nhóm thể trạng nái bình thường (5,82
kg/con), nhóm nái viêm dạng nhờn (5,74 kg/con), nhóm nái viêm dạng mủ (5,36
kg/con).
Tỷ lệ nuôi sống heo con đến cai sữa cao nhất ở nhóm nái bình thường
(90,14%), nhóm nái viêm dạng nhờn (84,47%), thấp nhất ở nhóm nái viêm dạng
mủ (83,33%).
Tỷ lệ ngày con tiêu chảy theo lứa đẻ, cao nhất ở nhóm nái đẻ lứa 2 (5,72%),
kế đến là nhóm nái đẻ lứa 1 (5,71%), nhóm nái ≥ 6 lứa (5,35%), nhóm nái đẻ lứa 3
(4,82%), nhóm nái đẻ lứa 5 (4,29%) thấp nhất ở nhóm nái đẻ lứa 4 (4,22%). Tỷ lệ
ngày con tiêu chảy ở nhóm nái viêm tử cung dạng mủ cao nhất (5,87%), kế đến
nhóm nái viêm dạng nhờn (5,30%) và thấp nhất ở nhóm nái bình thường (4,76%).
Kết quả phân lập 10 mẫu phân heo con tiêu chảy cho thấy tỷ lệ nhiễm E.
coli là 100%. Vi khuẩn E. coli mẫn cảm 80% với gentamycin.
Kết quả phân lập vi khuẩn từ dịch viêm tử cung cho thấy có sự hiện diện
của Staphylococcus aureus, Streptococcus spp. Kết quả thử kháng sinh đồ vi
khuẩn S. aureus nhạy cảm cao nhất với gentamycin (77,78%). Streptococcus spp
đề kháng hầu hết với các kháng sinh được thử, ngoại trừ amoxcillin (50%).
Tỷ lệ khỏi bệnh viêm tử cung trên nái sau điều trị là 92,31%. Trong đó tỷ
lệ điều trị khỏi ở nhóm nái viêm dạng nhờn 94,44%, nhóm nái viêm dạng mủ là
91,18%.

v
 



MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG .............................................................................................. ix 
DANH MỤC CÁC HÌNH ................................................................................................. x 
Chương MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1 
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ............................................................................................................. 1 
1.2 MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU ....................................................................................... 2 
1.2.1 Mục đích................................................................................................................... 2 
1.2.2 Yêu cầu..................................................................................................................... 2 
Chương 2 TỔNG QUAN .................................................................................................. 3 
2.1 SƠ LƯỢC VỀ TRẠI CHĂN NUÔI HIỀN THOA ..................................................... 3 
2.1.1 Vị trí ......................................................................................................................... 3 
2.1.2 Lịch sử về trại........................................................................................................... 3 
2.1.3 Cơ cấu đàn ................................................................................................................ 3 
2.1.4 Công tác giống ......................................................................................................... 3 
2.1.5 Điều kiện nuôi dưỡng và chăm sóc .......................................................................... 4 
2.1.5.1 Hệ thống chuồng trại ............................................................................................. 4 
5.1.5.2 Nuôi dưỡng chăm sóc ........................................................................................... 5 
2.1.5.3 Thức ăn.................................................................................................................. 6 
2.1.5.4 Quy trình tiêm phòng của trại ............................................................................... 7 
2.2. viêm vú, viêm tử cung trên heo nái sau khi sinh........................................................ 8 
2.2.1. Viêm vú ................................................................................................................... 8 
2.2.2. Viêm tử cung ........................................................................................................... 9 
2.2.2.1. Nguyên nhân gây viêm tử cung ......................................................................... 10 
2.2.2.2 Tác hại của bệnh viêm tử cung .......................................................................... 12 
2.2.2.3 Triệu chứng ......................................................................................................... 13 
2.3 Bệnh tiêu chảy trên heo con ...................................................................................... 14 
2.3.1 Nguyên nhân .......................................................................................................... 14 
3.3.1.1 Đặc điểm sinh lý tiêu hóa trên heo con ............................................................... 15 


vi
 


2.3.1.2 Do chăm sóc quản lý ........................................................................................... 15 
Chương 3.NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT ........................................... 19 
3.1. THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM ................................................................................... 19 
3.2. ĐỐI TƯỢNG KHẢO SÁT ...................................................................................... 19 
3.3. NỘI DUNG KHẢO SÁT ......................................................................................... 19 
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ....................................................................... 22 
4.1. TÌNH HÌNH VIÊM VÚ, VIÊM TỬ CUNG TRÊN NÁI SAU KHI SINH ............. 22 
4.1.1 Nhiệt độ và ẩm độ chuồng nuôi qua các tháng khảo sát ........................................ 22 
4.1.3 Tỷ lệ viêm tử cung, viêm vú trên nái theo tháng khảo sát ..................................... 23 
4.1.5. Tỷ lệ các dạng viêm tử cung trên số nái viêm ...................................................... 26 
4.2 MỘT SỐ CHỈ TIÊU SINH TRƯỞNG VÀ TÌNH HÌNH TIÊU CHẢY TRÊN HEO
CON THEO MẸ .............................................................................................................. 28 
4.2.1. Kết quả khảo sát một số chỉ tiêu sinh trưởng trên heo con theo mẹ ..................... 28 
4.2.4.1 Kết quả phân lập vi khuẩn trong phân tiêu chảy heo con .................................. 34 
Hiệu quả điều trị viêm tử cung trên nái tại trại ............................................................... 39 
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ............................................................................................. 41 
5.1 KẾT LUẬN ............................................................................................................... 41 
5.2 ĐỀ NGHỊ .................................................................................................................. 42 

vii
 


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT


FMD 



Foot and mouth diease

M.M.A

:

Metritis-Mastitis Agalactiae

VTCDN

:

Viêm tử cung dạng nhờn

VTCDM

:

Viêm tử cung dạng mủ 

LGLSCS

:

Lên giống lại sau cai sữa


NLTD

:

Năng lượng trao đổi

TLHCNS

:

Tỷ lệ heo con nuôi sống

HCCSBQ

:

Heo con cai sữa bình quân

TLCSBQ

:

Trọng lượng cai sữa bình quân

HCSSBQ

:

Heo con sơ sinh bình quân


HCCNBQ

:

Heo con chọn nuôi bình quân

TLSSBQ

:

Trọng lượng sơ sinh bình quân

viii
 

 


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1 Thành phần dinh dưỡng các loại thức ăn ..................................................... 6
Bảng 4. 1 Kết quả khảo sát nhiệt độ và ẩm độ chuồng nuôi ..................................... 22
Bảng 4. 2 Bảng nhiệt độ ẩm độ tối ưu ....................................................................... 22
Bảng 4.3. Tỷ lệ viêm tử cung, viêm vú trên nái theo tháng khảo sát ........................ 23
Bảng 4.4. Tỷ lệ viêm tử cung theo lứa đẻ trên nái khảo sát ...................................... 25
Bảng 4.5 Tỷ lệ các dạng viêm tử cung trên số nái viêm............................................ 26
Bảng 4.6 Tỷ lệ thai khô và chết tươi theo thể trạng nái............................................. 27
Bảng 4.7 Thời gian trung bình lên giống lại sau cai sữa ........................................... 27
Bảng 4. 8 Số heo con sơ sinh, chọn nuôi, trọng lượng sơ sinh bình quân trên
ổ theo thể trạng nái ................................................................................ 28
Bảng 4.9 Số heo con cai sữa, trọng lượng cai sữa bình quân trên ổ, tỷ lệ

nuôi sống theo thể trạng nái ................................................................... 30
Bảng 4.10 Tỷ lệ nuôi sống heo con đến cai sữa theo thể trạng nái .......................... 31
Bảng 4.11 Tỷ lệ ngày con tiêu chảy trên heo con theo thể trạng nái......................... 32
Bảng 4.1 2 Tỷ lệ ngày con tiêu chảy theo lứa đẻ của nái .......................................... 33
Bảng 4.1 3 Kết quả thử kháng sinh đồ đối với vi khuẩn E. coli trong mẫu
phân tiêu chảy heo con .......................................................................... 35
Bảng 4.14 Kết quả phân lập các vi sinh vật trong dịch viêm tử cung ...................... 36
Bảng 4. 15 Kết quả thử kháng sinh đồ với các vi khuẩn phân lập được trong
dịch viêm tử cung trên nái ..................................................................... 38
Bảng 4. 16 Hiệu quả điều trị viêm tử cung trên nái tại trại ...................................... 39

ix
 


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1 Heo nái sau khi sinh .......................................................................................... 5
Hình 4. 1 Heo nái sau khi sinh bị viêm tử cung (dạng mủ)........................................... 24
Hình 4.2 Heo nái sau khi sinh bị viêm tử cung (dạng nhờn).......................................... 24
Hình 4.3 Heo con theo mẹ bị tiêu chảy .......................................................................... 33

x
 


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong những năm qua, cùng với sự phát triển của nền kinh tế đất nước,
ngành chăn nuôi gia súc, gia cầm đã có nhiều tiến bộ vượt bậc cả về số lượng lẫn

chất lượng. Trong đó ngành chăn nuôi heo có vai trò khá quan trọng như cung
cấp thịt, mang lại hiệu quả kinh tế to lớn từ các sản phẩm xuất khẩu, lai tạo con
giống…
Trên heo nái ở giai đoạn sinh đẻ và nuôi con là thời gian rất dễ mắc bệnh.
Một trong những bệnh thường xảy ra trong giai đoạn này là viêm vú, viêm tử
cung sau khi sinh. Bệnh do nhiều nguyên nhân gây ra như: thức ăn, chăm sóc và
quản lý, tình trạng vệ sinh, nhiệt độ và ẩm độ chuồng nuôi… được xem như yếu
tố mở đường tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát sinh bệnh. Mặt khác, bệnh này
còn liên quan mật thiết đến tình trạng tiêu chảy trên heo con, đây là vấn đề gây
nhiều lo lắng cho người chăn nuôi. Hậu quả là heo con chậm tăng trưởng, còi
cọc, giảm sức đề kháng tạo điều kiện thuận lợi cho các bệnh khác xảy ra làm ảnh
hưởng đến năng suất và gây thiệt hại kinh tế trong nghề chăn nuôi heo.
Do đó, để năng suất sinh sản của heo nái cao thì nhà chăn nuôi phải tạo
điều kiện đảm bảo sức khỏe cho heo nái và tiến hành điều trị kịp thời khi heo nái
bị bệnh.
Xuất phát từ vấn đề trên, được sự đồng ý của Khoa Chăn Nuôi Thú Y Trường Đại Học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh, dưới sự hướng dẫn của TS.
Nguyễn Văn Phát, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài “Khảo sát tình hình viêm
vú, viêm tử cung trên heo nái sau khi sinh và tiêu chảy trên heo con theo mẹ tại
trại heo Hiền Thoa”.

1
 


1.2 MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU
1.2.1 Mục đích
Đánh giá tình hình viêm vú, viêm tử cung trên heo nái sau khi sinh và
bệnh tiêu chảy trên heo con theo mẹ, từ đó có biện pháp hạn chế bệnh.
1.2.2 Yêu cầu
Khảo sát nhiệt độ, ẩm độ chuồng nuôi.

Theo dõi và ghi nhận tình hình heo nái viêm vú, viêm tử cung sau khi sinh
và theo dõi hiệu quả điều trị.
Theo dõi tình hình tiêu chảy trên heo con theo mẹ.
Phân lập một số vi sinh vật trong dịch viêm tử cung và mẫu phân trên heo
con tiêu chảy.

2
 


Chương 2
TỔNG QUAN
2.1 SƠ LƯỢC VỀ TRẠI CHĂN NUÔI HIỀN THOA
2.1.1 Vị trí
Trại được xây dựng tại xã Đức Hạnh, huyện Đức Linh, tỉnh Bình Thuận.
Trại nằm xa khu dân cư, cách đường tỉnh lộ 766 khoảng 1,5 km.
2.1.2 Lịch sử về trại
Trại Hiền Thoa được thành lập và đưa vào hoạt động vào tháng 7/2005,
gồm 7 dãy chuồng, với quy mô 400 nái và hậu bị, 1200 heo thịt. Hiện nay, số
lượng nái và hậu bị tăng khoảng 10% so với năm 2005.
2.1.3 Cơ cấu đàn
Tính đến tháng 03/2010 tổng đàn heo là 2814 con. Bao gồm:
Heo nọc: 5 con
Nái sinh sản: 356 con
Nái hậu bị: 76 con
Heo con theo mẹ: 504 con
Heo cai sữa: 660 con
2.1.4 Công tác giống
Chọn những con có ngoại hình đẹp, da lông bóng mượt và là con của những
nái có khả năng sinh sản cao, cho sữa tốt, sức kháng bệnh cao, có bố là giống

thuần, mẹ lai 2-3 máu (Landrace, Yorkshire, Duroc) và phải có những chỉ tiêu
sinh sản tốt.
Công tác phối giống ở trại được thực hiện vào buổi sáng và buổi chiều bằng
phương pháp gieo tinh nhân tạo. Mỗi nái được phối lặp lại 2 lần vào mỗi chu kỳ
động dục.

3
 


2.1.5 Điều kiện nuôi dưỡng và chăm sóc
2.1.5.1 Hệ thống chuồng trại
Trang trại gồm có 7 dãy chuồng xếp song song nhau. Gồm các dãy
chuồng:
Dãy 1: nuôi heo noc, hậu bị, nái khô chờ phối, nái mới phối
Dãy 2: nuôi nái mang thai
Dãy 3: nuôi nái đẻ
Dãy 4: nuôi nái đẻ và nuôi heo con cai sữa
Dãy 5: nuôi heo con cai sữa
Dãy 6: nuôi heo thịt
Dãy 7: nuôi heo thịt
Các dãy chuồng có chiều rộng là 8m, chiều dài 60m
Khoảng cách giữa các dãy chuồng là 13m, riêng khoảng cách giữa dãy 5
và dãy 6 là 25m. Khoảng cách giữa các dãy chuồng được trồng 2 hàng cây xà cừ
nhằm tạo bóng mát cho trại cũng như ngăn cản bớt một phần bụi bậm từ bên
ngoài vào. Ở cuối mỗi dãy chuồng được nối với nhau bởi một lối đi rộng khoảng
1m để thuận lợi cho việc đưa heo nái lên đẻ, heo con cai sữa cũng như heo thịt
xuất chuồng. Trại còn trang bị hệ thống phun sương cho mỗi dãy để làm mát cho
heo vào những ngày nắng nóng khắc nghiệt.
Trang trại rất chú trọng đến việc xử lý chất thải, chất thải được xử lý bằng

hệ thống Biogas nhằm tránh ô nhiễm môi trường. Khâu quản lý của trang trại
cũng rất nghiêm ngặt, công nhân trong trại tất cả đều phải mặc đồng phục, mang
dày bảo hộ và phải lội qua hố sát trùng trước khi vào chuồng heo.
Hàng năm, trại cũng tiếp đoán những đoàn khách tham quan và sinh viên
thực tập đến trại cũng phải tuân thủ quy trình vệ sinh phòng bệnh của trại giống
như công nhân rồi mới được vào khu vực nuôi heo. Hàng tuần công nhân phun
xịt thuốc sát trùng chuồng trại bằng các chế phẩm có bán trên thị trường như:
Iodine (Vimedim), TH4 (Merial). Ngoài ra cứ theo định kỳ 17 ngày trại phun
thuốc phòng và trị bệnh ngoài da cho heo bằng Taktic (amitraz).

4
 


5.1.5.2 Nuôi dưỡng chăm sóc
Nái đẻ và nuôi con
Trước ngày sanh dự kiến 10-15 ngày heo nái mang thai được chuyển sang
dãy chuồng nuôi heo nái đẻ. Nái sắp sanh cần hạn chế khẩu phần ăn khoảng 1,52 kg/con/ngày , ngày 2 lần vào buổi sáng lúc 8h còn buổi chiều thì lúc 13h.
Trước ngày sanh dự kiến 1-2 ngày, công nhân làm vệ sinh sạch sẽ vùng mông,
đùi, âm hộ nái để chuẩn bị đón heo con.
Sau khi sanh xong nái thường mệt, biếng ăn nên chỉ cho nái ăn khoảng 1kg
thức ăn mỗi ngày. Nếu nái bị viêm tử cung thì tiến hành thụt rửa tử cung bằng
Iodine pha loãng cùng với penicillin dạng bột, chích kháng sinh Tobramicin
(Vimedim) và kèm theo thuốc bổ tổng hợp Vimekat (Vimedim) . Đối với những
nái sau khi đẻ xong mệt mỏi, bỏ ăn thì tiến hành truyền dịch xoang bụng bằng
500ml dung dịch glucose 5% pha với Bcomplex và Calci B12 để nái nhanh phục
hồi sức khỏe trở lại ăn uống bình thường, tiết sữa nhiều nuôi con.

Hình 2.1 Heo nái sau khi sinh


Heo con theo mẹ
Heo con mới sinh ra được lau sạch nhớt ở miệng, mũi và rãi một lớp bột
ấm là Mistral lên mình heo con, lót tấm mút trong ổ úm. Bột Mistral có tác dụng
sát khuẩn , làm khô ráo chuồng trại, giúp giữ nhiệt cho heo con. Nhờ có bột
Mistral mà công nhân không cần phải dùng giẻ để lau cho heo con. Sau khi heo
nái sanh xong thì heo con tự tìm vú để bú, sau đó khoảng 24 giờ thì bấm răng, 3
ngày sau thì bấm đuôi, chích sắt (1ml chế phẩm chứa 100 mg Fe++/con) . Heo
con 7 ngày tuổi được cho uống sữa bột bổ sung và tập ăn bằng thức ăn dạng viên

5
 


Delice A của công ty liên doanh Việt-Pháp. Heo đực để nuôi thịt được thiến lúc
10 ngày tuổi.
2.1.5.3 Thức ăn
2.1 Thành phần dinh dưỡng của loại thức ăn cho heo được trình bày qua bảng
Bảng 2.1 Thành phần dinh dưỡng các loại thức ăn
Thành phần

Loại thức ăn
Porcy

Porcy

Delice

Delice

Porcy


Porcy

18A

18B

A

B

15

16

Protein thô (min %)

14

16,5

20

19

18

16

Xơ thô (max %)


8

7

5

5

5

6

Độ ẩm (max %)

13

13

13

13

13

13

(min)

2800


2900

3400

3300

3100

3000

(max)

0,7

0,7

0,7

0,7

0,7

0,7

(max)

1,5

1,4


1,4

1,4

1,4

1,4

Ca (min-max %)

0,6

0,6

0,7

0,6

0,5

0,5

P (min %)

0,3

0,3

0,3


0,3

0,3

0,3

NLTĐ
(Kcal/kg)
Tylosin
(mg/kg)
Colistin
(mg/kg)

NaCl (min-max %)

0,8

0,8

0,8

0,8

0,8

Trong đó:
Porcy 18A: Sử dụng cho heo nái mang thai, hậu bị, nái chờ phối.
Porcy 18B: Sử dụng cho nái gần ngày đẻ, nái nuôi con, đực giống.
Delice A: Sử dụng cho heo con tập ăn đến 8 kg.

Delice B: Sử dụng cho heo con từ 8 - 15 kg.
Porcy 15: Sử dụng cho heo từ 15 - 30 kg.
Porcy 16: Sử dụng cho heo thịt từ 30 kg đến xuất chuồng.

6
 

0,8


Trang trại sử dụng thức ăn Porcy ( Công ty cổ phần Việt-Pháp sản xuất
thức ăn gia súc)
Một số loại thuốc trại sử dụng
Anagin C, Vime-tobra (tobramycine sulfate, dexamethazone), Vimenro
(enrofloxacin), Hamcoli (amoxcillin, colistin sulfate), Marbovitryl 250
(marbofloxacin, Phenylcarbinol), Komitril, Ketovet (ketoprofen), Genta-Colenro
(gentamycin, colistin), B. Complex ADE, Vime-ABC (anagine, vitamin C,
vitamin B1, vitamin B2, vitamin B6), HAN-Prost (chorionic gonadotropin,
oestradiol benzoat)
2.1.5.4 Quy trình tiêm phòng của trại
Nái mang thai và nái nuôi con
Tuổi heo

Tên
vaccine

Phòng
bệnh

Liều dùng


Vị trí tiêm

Nguồn

15 ngày trước khi
phối giống

FarrowSure

Aujeszky

2ml/con

Tiêm bắp

Pfizer

3 tuần trước khi
sinh

Porcilis
CSF live

Dịch tả

2ml/con

Tiêm bắp


Intervet

2 tuần sau khi
sinh

Porcillis
parvo

Parvovirus

2ml/con

Tiêm bắp

intervet

3 tuần sau khi
sinh

Aftopor

FMD

2ml/con

Tiêm bắp

Heo con theo mẹ
Tuổi heo


Tên vaccine

Phòng bệnh

Liều
dùng

Vị trí
tiêm

Nguồn

7 ngày tuổi

Respisure 1
one

Mycoplasma

2ml/con

Tiêm bắp

Pfizer

21 ngày tuổi

Circumvent

Circovirus


2ml/con

Tiêm bắp

Intervet

7
 


Heo sau cai sữa
Tuổi heo
35 ngày

Tên
vaccine
Porcilis
CSF live

Phòng
bệnh

Liều dùng

Vị trí tiêm

Nguồn

Dịch tả


2ml/con

Tiêm bắp

Intervet

42 ngày

Circumvent

Circovirus

2ml/con

Tiêm bắp

Intervet

55 ngày

Porcilis
CSF live

Dịch tả

2ml/con

Tiêm bắp


Intervet

49 ngày

Aftopor

FMD

2ml/con

Tiêm bắp

70 ngày

Aftopor

FMD

2ml/con

Tiêm bắp

Riêng heo nọc và nái hậu bị thì 6 tháng tiêm phòng một lần các bệnh sau:
Aujeszky, FMD, Parvovirus, dịch tả. Mỗi loại vaccine đều được tiêm cách nhau
một tuần.
2.2. Viêm vú, viêm tử cung trên heo nái sau khi sinh
2.2.1. Viêm vú
Trường hợp này ít gặp hơn viêm tử cung. Viêm vú có thể xảy ra với mức
độ nặng do kế phát từ nhiễm trùng toàn thân. Viêm vú có thể xảy ra ở một hoặc
vài vú hoặc cả bầu vú, vú bị viêm sưng cứng, màu đỏ bầm, khi ấn vào còn để lại

vết, vú không tiết sữa, sữa bị lợn cợn hoặc có lẫn máu. Viêm vú luôn kèm với
sốt cao, vú bị đau nên heo nái hay nằm úp vú xuống, không cho con bú.
Tuy viêm, viêm vú ít xảy ra nhưng khi đã xảy ra thì sẽ ở mức độ cao,
tác hại rất lớn. Do tác động trực tiếp lên heo con sơ sinh. Nếu không chữa
trị kịp thời, vú viêm sẽ bị teo lại, mất sữa, đôi khi còn bị xơ hóa, mất khả
năng cho sữa. Viêm vú xảy ra ở bất kỳ mức độ nào cũng đều có ảnh hưởng
đến sự tiết sữa, nếu can thiệp kịp thời vú bình phục sẽ còn khả năng cho sữa,
nếu không vú sẽ mất sữa hoàn toàn.
Heo con sơ sinh không được bấm răng kỹ hay nền chuồng gồ ghề làm tổn
thương bầu vú tạo điều kiện thuận lợi cho vi sinh vật gây bệnh xâm nhập và gây

8
 


viêm. Ngoài hai nguyên nhân kể trên thì còn có các nguyên nhân khác gây viêm
vú như:
Số heo con quá ít không bú hết lượng sữa do nái sản xuất, do kỹ thuật cạn
sữa không hợp lý (Nguyễn Như Pho, 2002) hoặc do nái ăn nhiều đạm trong thời
gian mang thai nên sữa được tiết ra nhiều heo con bú không hết cũng là nguyên
nhân dẫn đến viêm vú.
Nái viêm tử cung dạng mủ hay mắc một số bệnh truyền nhiễm khác, vi
khuẩn theo đường máu đến bầu vú gây viêm.
Trường hợp viêm một vài vú thường do chấn thương cơ học hoặc heo con
bú không hết sữa. Ngược lại nếu viêm nhiều vú hoặc toàn bầu vú là do cạn sữa
không hợp lý.
Viêm vú mãn thường gặp trên nái sau cai sữa hoặc nái khô do heo con có
thói quen tranh bú làm tổn thương bầu vú hoặc do những ổ apxe ở trên bầu vú
(trích dẫn Lê Thụy Bình Phương, 2006).
2.2.2. Viêm tử cung

Viêm tử cung có dịch viêm tiết ra nhiều. Tùy theo mức độ mà thành phần
dịch viêm được phân chia ra các dạng: dạng viêm nhờn, dạng viêm mủ và dạng
viêm mủ lẫn máu (Nguyễn Văn Thành, 2002)
Ảnh hưởng của viêm tử cung:
Khi viêm tử cung sẽ làm tổn thương lớp niêm mạc, từ đó gây ảnh
hưởng sự phân tiết PGF2α làm xáo trộn chu kỳ động dục, làm tăng tình trạng
chậm động dục cũng như vô sinh, làm ảnh hưởng đến sức sống của heo con
và tình trạng sức khỏe heo mẹ.
Khi nái mang thai, nếu tử cung bị viêm cấp tính do nhiễm trùng, tế bào
nội mạc tử cung tiết nhiều PGF2α gây phân hủy thể vàng làm thú dễ bị sẩy thai do
thiếu progesterone từ thể vàng.
Ở nái không mang thai, nếu tử cung bị viêm mãn tính thì sự phân tiết
PGF2 α giảm, lên giống lại.

9
 


Khi nhiễm trùng tử cung với vi khuẩn E. coli, nội độc tố của vi khuẩn này
ức chế sự phân tiết kích thích sự tạo sữa prolactin từ tuyến yên , làm nái ít sữa
(Trần Thị Dân, 2003).
Heo nái suy yếu, giảm sức đề kháng, giảm sản lượng sữa, ít cho con bú, đè
con. Tổ chức tế bào thay đổi làm giảm khả năng sinh sản ở các lứa sau, khả năng
thụ thai giảm.
2.2.2.1. Nguyên nhân gây viêm tử cung
Do chăm sóc và quản lý
Theo Võ Văn Ninh (2003), trong thời gian mang thai tránh để nái ăn khẩu
phần dư thừa dưỡng chất dẫn đến nái mập và dễ mắc hội chứng M.M.A, khi sinh
nếu nái mập sẽ lười rặn, đẻ chậm, dễ gây ngộp thai.
Khẩu phần thiếu vitamin làm tăng nguy cơ gây bệnh viêm vú và viêm tử

cung trên nái ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của nái, giảm khả năng đề kháng với
bệnh tật và dễ mắc bệnh nhiễm trùng. Theo Dương Thanh Liêm và ctv, (2002)
khi thiếu vitamin A thì lớp tế bào niêm mạc tử cung, cổ tử cung, ống dẫn trứng
bị thoái hóa, sừng hóa làm cho bào thai bị chết khô trong tử cung, tạo điều kiện
nhiễm trùng gây hội chứng M.M.A.
Khẩu phần có vitamin E (22UI/kg thức ăn) trong suốt thời gian mang thai
sẽ làm giảm tỷ lệ bệnh (Ulbrey, 1969) (trích Võ Thị Minh Châu, 2004).
Tengerdy và ctv, 1977 (dẫn liệu Nguyễn Như Pho, 2002) cho biết vitamin E có
chức năng bảo vệ tế bào bạch cầu và đại thực bào, nhờ dó làm tăng khả năng
chống lại sự nhiễm trùng. Vitamin C đóng vai trò quan trọng trong việc tăng
cường sức đề kháng cho cơ thể. Việc cung cấp sinh tố C sẽ giảm thiểu tình trạng
nhiễm bệnh, nhất là nhóm nái đẻ, nái chữa, nái nuôi con, heo bú mẹ, heo con cai
sữa (Võ Văn Ninh, 2003).
Trong giai đoạn mang thai cũng như sau khi sinh, chất xơ là yếu tố cần
thiết trong khẩu phần của nái. Heo nái được nuôi trong môi trường công nghiệp,
ít vận động, trong thời gian mang thai nái được cho ăn hạn chế nên nhu động
ruột giảm dễ dẫn tới táo bón, phân đọng lâu trong ruột già dễ mắc hội chứng

10
 


M.M.A. sau khi sinh. Do vậy chúng ta phải chú ý cung cấp đầy đủ chất xơ trong
khẩu phần của nái, chất xơ có tác dụng lôi kéo những chất độc hại thải ra ngoài,
giảm bớt tác hại cho cơ thể (Dương Thanh Liêm và ctv, 2002).
Do sinh đẻ không bình thường và tình trạng sức khỏe
Đối với những nái đẻ lứa đầu tiên, do khung xương chậu phát triển chưa hoàn
chỉnh dễ dẫn đến đẻ khó làm tổn thương trên đường sinh dục, những nái quá
mập, quá già hoặc nái có sức khỏe kém thường chiếm tỷ lệ cao trong bệnh viêm
tử cung.

Những nái đẻ khó do thai quá lớn, vị trí thai không bình thường, cấu tạo
xương chậu hẹp, nái mập mỡ… làm cho nái rặn nhiều, sự can thiệp của người đỡ
đẻ làm trầy sướt đường sinh dục dẫn đến viêm nhiễm. Do heo nái biếng rặn hoặc
rặn đẻ yếu, thời gian sinh đẻ kéo dài, trương lực cơ tử cung giảm, sự co thắt cổ
tử cung yếu làm ứ đọng nhiều dịch chất trong tử cung, nhưng thường tổn thương
ở bộ phận sinh dục do can thiệp bằng tay của người đỡ đẻ, kỹ thuật đỡ đẻ không
đúng tạo điều kiện tốt cho vi khuẩn xâm nhập và phát triển.
Theo Đặng Đắc Thiệu (1978) (trích Lê Thụy Bình Phương, 2006) nái sau
khi sinh bị sót nhau rất dễ dẫn đến mất sữa và nhiễm trùng tử cung. Nhau và thai
bị sót sẽ bị thoái rữa trong tử cung 24-48 giờ là môi trường tốt cho vi sinh vật
phát triển và gây viêm tử cung.
Nái có thể trạng yếu thường dễ mắc một số bệnh truyền nhiễm trong thời gian
mang thai như bệnh do Parvovirus, Brucellosis, Leptospirosis… gây sẩy thai
làm tăng nguy cơ viêm tử cung.
Nái mắc bệnh nhiễm trùng thận, bàng quang và đường niệu, vi khuẩn hiện
diện trong phân, nước tiểu có thể xâm nhập vào tử cung gây viêm. Ngoài ra,
phối giống không đúng kỹ thuật cũng là nguyên nhân gây viêm tử cung.
Do tiểu khí hậu chuồng nuôi
Chuồng trại thiết kế không hợp lý, không đủ độ dốc để thoát nước làm ứ
đọng phân và nước tiểu, các chất dơ bẩn là điều kiện thuận lợi cho mầm bệnh phát
triển . Nhiệt độ và ẩm độ chuồng nuôi cao cũng là một trong những yếu tố bất lợi

11
 


cho nái trong thời gian sinh đẻ. Theo Võ Văn Ninh (2003) ẩm độ chuồng nuôi
thích hợp với điều kiện Việt nam là 70-80%. Khi nhiệt độ cao, tốc độ gió thấp và
ẩm độ cao thì sự lưu thông không khí khó khăn, nếu mật độ nuôi nhốt cao thì thú
dễ stress nhiệt, cảm nắng.

Khi ẩm độ chuồng nuôi quá cao nái phải tăng tần số hô hấp để điều hòa
thân nhiệt làm cho nái mệt kết hợp với sức đề kháng của nái giảm do sinh đẻ tạo
điều kiện thuận lợi cho mầm bệnh xâm nhập và gây bệnh. Mặt khác khi ẩm độ
chuồng nuôi cao dễ xảy ra các phản ứng phân hủy các chất hữu cơ và tạo ra các
khí độc như H2S, NH3 và các khí độc khác làm ảnh hưởng đến quá trình trao đổi
chất của heo nái (Nguyễn Thị Hoa Lý và Hồ Kim Hoa, 2004).
Do vi sinh vật
Nếu chăm sóc và quản lý không tốt như đã kể ở trên sẽ tạo điều kiện
thuận lợi cho vi sinh vật xâm nhập và gây viêm tử cung. Hầu hết các trường hợp
viêm tử cung, đều có sự hiện diện của vi sinh vật, chúng thường xuyên có trong
chuồng nuôi. Chúng lợi dụng lúc heo sinh sản, tử cung hay âm đạo tổn thương và
đang chứa nhiều sản dịch sẽ xâm nhập gây viêm tử cung. Vi sinh vật hiện diện
trong dịch viêm chủ yếu là streptococi, staphylococi và E. coli trong mẫu dịch viêm
tử cung (Nguyễn Văn Thành, 2004).
Theo Bilkei và ctv, 1994 (dẫn liệu Nguyễn Như Pho, 2002) viêm tử cung
thường xảy ra trong lúc sinh do nhiễm vi khuẩn E. coli gây dung huyết và các vi
khuẩn gram dương. C. pyogenes là nguyên nhân thường xuyên gây viêm tử
cung có mủ trên nái.
Theo Runell và cộng sự, 2001 (dẫn liệu Lê Thụy Bình Phương, 2006)
viêm tử cung mãn thường do Staphylococcus .
2.2.2.2 Tác hại của bệnh viêm tử cung
Heo nái bị suy yếu, giảm sức đề kháng, sữa có thể giảm, ngừng hẳn, khả
năng nuôi con kém, heo mẹ hay đè con và ít cho con bú. Heo con thiếu sữa mẹ
sẽ còi cọc, chậm lớn, khả năng chống bệnh kém, sản dịch viêm rơi vãi trên nền
chuồng heo con liếm phải sẽ gây tiêu chảy làm chậm tăng trưởng, giảm sức đề

12
 



kháng và có thể chết. Trường hợp nái quá yếu có thể bị chết hoặc nếu chữa khỏi
cũng không thể đưa vào sản xuất vì tổ chức tử cung bị thay đổi, khả năng đậu
thai giảm, khả năng nuôi thai cũng không bình thường (Nguyễn Như Pho, 1985).
Mặt khác viêm tử cung còn làm cho niêm mạc bị biến đổi về mặt mô học,
xơ hóa, điều này hạn chế sự định vị của thai do đó sẽ làm giảm năng xuất sinh
sản của heo nái ở lứa sau. Nếu quá trình viêm kéo dài sự xơ hóa xảy ra trên một
diện tích lớn, viêm có thể lan lên phía trên gây viêm dính ống dẫn trúng, những
yếu tố viêm dính và xơ hóa là nguyên nhân gây vô sinh. Do đó, cần tiến hành
các biện pháp chăm sóc thích hợp trước và sau khi đẻ để hạn chế mật độ vi
khuẩn gây bệnh đồng thời tăng sức đề kháng cho heo nái bằng cách bổ sung
vitamin A, vitamin E, chất xơ… để góp phần làm hạn chế bệnh viêm tử cung.
2.2.2.3 Triệu chứng
Nái có dấu hiệu chung là kém ăn hoặc bỏ ăn, sốt, niêm mạc mắt đỏ nái
lười chăm sóc con. Các triệu chứng đặc trưng của từng dạng viêm:
Dạng viêm nhờn: thể viêm này nhẹ, xuất hiện sớm, tử cung tiết nhiều dịch
nhờn trong hoặc đục, lợn cợn có mùi tanh. Vài ngày sau thì dịch tiết giảm dần.
Tuy nhiên nếu nái không được chăm sóc tốt sẽ chuyển sang dạng viêm có mủ.
Dạng viêm mủ: thể viêm này nặng hơn, tử cung tiết dịch viêm màu trắng
đục đến vàng, nhày đặc, có khi lẫn máu, mùi rất hôi tanh. Heo nái rất mệt mỏi,
không cho con bú và thường hay đè con. Trong trường hợp này nếu không can
thiệp kịp thời sẽ dẫn đến viêm vú và mất sữa.
Dạng viêm mủ máu: dịch tiết tử cung có mùi hôi thối có màu xám đen lẫn
máu. Sản lượng sữa giảm hoặc mất hẳn, heo nái có thể chết do nhiễm trùng máu.
Phòng bệnh
Khâu vệ sinh, quản lý chăm sóc cũng rất quan trọng nhằm ngăn chặn sự
xâm nhập của vi khuẩn cơ hội vào tử cung, vú, gây hội chứng M.M.A.
Theo Nguyễn Như Pho và ctv, (2002) đã nghiên cứu áp dụng quy trình vệ
sinh chăm sóc heo nái nghiêm ngặt, nhất là vệ sinh chuồng trại, vệ sinh thân thể
nái trước khi sinh, thụt rửa tử cung sau khi sinh, sử dụng nguồn nước sạch và


13
 


cung đầy đủ nước cho nái, bấm răng, cho con bú ngay sữa đầu, ghép bầy khi nái
nuôi con ít, quy trình này đã cho hiệu quả rất tốt trong việc giảm hội chứng
M.M.A. và tỷ lệ tiêu chảy trên heo con. Nguyễn Như Pho và Trương Vĩnh Yên,
1984 cho biết với khẩu phần chứa 100ppm Cu, 200ppm Zn, 100ppm Mn sẽ làm
giảm thấp tỷ lệ mắc hội chứng M.M.A. Tăng chất xơ trong khẩu phần và cung
đầy đủ nước uống sạch cho nái tránh táo bón, một trong những nguyên nhân gây
viêm tử cung. Giảm tress tối đa cho nái chửa nhất là lúc nái đẻ.
Điều trị
Việc điều trị phải tiến hành càng nhanh càng tốt khi nái có dấu hiệu sốt
cao và tiết dịch viêm.
Thụt rửa tử cung bằng iodine pha loãng với nước sạch, sử dụng kháng
sinh có phổ rộng như enrofloxacin, norfloxacin.
Cung cấp vitamin C, thuốc hạ sốt, truyền dịch để tăng cường sức đề kháng
cho nái.
Nếu điều trị chậm trễ sẽ dẫn đến thời gian điều trị lâu, tử cung bị tổn
thương nặng, vi khuẩn vào máu gây nhiễm trùng máu và nái có thể chết.
2.3 Bệnh tiêu chảy trên heo con
Tiêu chảy là hiện tượng thú đi phân với số lượng phân và số lần đi trong
ngày lớn hơn mức bình thường, đồng thời hàm lượng nước trong phân cũng tăng
hơn mức bình thường. Heo con tiêu chảy thường bị mất nước, mất chất điện giải
dẫn đến kiệt sức, những con qua khỏi thường bị còi cọc, thiếu máu, chậm lớn
dẫn đến tỷ lệ nuôi sống thấp, đó cũng là nguyên nhân dẫn đến hiệu quả chăn
nuôi thấp.
2.3.1 Nguyên nhân
Nguyên nhân gây tiêu chảy rất đa dạng và phức tạp. Có thể chia thành 3
nguyên nhân: do đặc điểm sinh lý tiêu hóa chưa phát triển hoàn chỉnh, do chăm

sóc quản lý chưa tốt và do cảm nhiễm tác nhân gây bệnh.

14
 


3.3.1.1 Đặc điểm sinh lý tiêu hóa trên heo con
Heo con mới đẻ khả năng tiêu hóa còn rất kém do dung tích chứa đựng thức
ăn ít và khả năng phân tiết các men tiêu hóa còn rất hạn chế. Trong giai đoạn sơ
sinh hàm lượng các men tiêu hóa như pepsin, trypsin, chymotrypsin tiết ra rất ít chỉ
đủ để tiêu hóa protein trong sữa và không thể tiêu hóa protein từ thực vật và động
vật. Các men tiêu hóa tinh bột như α amylase, saccharase, chỉ được phân tiết nhiều
sau 2-3 tuần tuổi và men mantase chỉ phân tiết đầy đủ sau 3 tuần tuổi. Do đó, nếu
thay đổi sữa mẹ bằng một chế độ ăn nhân tạo cho heo con sẽ gây rối loạn tiêu hóa
do thiếu một số men cần thiết.
Ngoài ra, heo con trước 1 tháng tuổi trong dịch vị hoàn toàn không có
acid HCl tự do. Vì lượng acid lúc này tiết ra rất ít và nhanh chóng liên kết với
niêm dịch và thức ăn làm cho lượng acid HCl tự do rất ít hoặc hoàn toàn không
có trong dạ dày heo con lúc này (Kvasnhix, 1972). Độ pH trong dịch đường ruột
cao tạo điều kiện cho vi khuẩn độc hại phát triển và gây bệnh.
2.3.1.2 Do chăm sóc quản lý
Do heo mẹ
Heo nái trong quá trình mang thai nuôi dưỡng kém, thiếu các chất
khoáng, protein hoặc do mắc bệnh làm ảnh hưởng đến bào thai, nên trọng lượng
của heo con sơ sinh giảm, khả năng chống đỡ bệnh rất yếu kém. Do đó, sự chăm
sóc và nuôi dưỡng heo mẹ trong giai đoạn mang thai và nuôi con giữ vai trò
quan trọng trong việc sinh trưởng, phát triển và đề kháng mầm bệnh của heo
con. Nái ăn nhiều thức ăn dinh dưỡng cao, lượng sữa sau khi đẻ tiết nhiều, heo
con bú sữa quá nhiều, gây không tiêu và dẫn đến rối loạn tiêu hóa. Vệ sinh nái
sau khi đẻ không tốt bầu vú heo mẹ bẩn, nhiễm khuẩn, heo con bú cũng dẫn đến

tiêu chảy. Heo mẹ bị hội chứng M.M.A, heo con bú sữa có chứa sản vật viêm,
liếm dịch viêm dính trên nền chuồng cũng gây tiêu chảy. Trên những heo mẹ bị
giảm sữa hay mất sữa heo con bú được ít hoặc không bú được sữa đầu nên sức
đề kháng kém dễ phát sinh bệnh (Nguyễn Như Pho, 1995). Khả năng phòng
bệnh của heo con giai đoạn theo mẹ phụ thuộc rất nhiều vào việc bú sữa đầu.

15
 


×