Tải bản đầy đủ (.pdf) (62 trang)

ẢNH HƯỞNG CỦA CHẾ PHẨM TỎI, NGHỆ LÊN SỰ TĂNG TRƯỞNG HEO CON GIAI ĐOẠN TỪ 30 ĐẾN 90 NGÀY TUỔI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (534.11 KB, 62 trang )

BỘ GIÁO DỤC và ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM T.P HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NUÔI – THÚ Y
****************

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ẢNH HƯỞNG CỦA CHẾ PHẨM TỎI, NGHỆ LÊN SỰ
TĂNG TRƯỞNG HEO CON GIAI ĐOẠN
TỪ 30 ĐẾN 90 NGÀY TUỔI

Sinh viên thực hiện: BÙI VĂN MINH BẢO
Lớp: DH06CN
Nghành: Chăn Nuôi
Niên khóa: 2006 - 2010

Tháng 08/2010


BỘ GIÁO DỤC và ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM T.P HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NUÔI – THÚ Y
****************

BÙI VĂN MINH BẢO

ẢNH HƯỞNG CỦA CHẾ PHẨM TỎI, NGHỆ LÊN SỰ
TĂNG TRƯỞNG HEO CON GIAI ĐOẠN
TỪ 30 ĐẾN 90 NGÀY TUỔI
Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Kỹ sư chăn nuôi

Giáo viên hướng dẫn


ThS. NGUYỄN THỊ KIM LOAN

Tháng 08/2010


XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Họ và tên sinh viên thực tâp: Bùi Văn Minh Bảo
Tên luận văn: Ảnh hưởng của chế phẩm tỏi, nghệ lên sự tăng trưởng heo con
giai đoạn từ 30 đến 90 ngày tuổi”.
Đã hoàn thành luận văn theo đúng yêu cầu của giáo viên hướng dẫn và các ý
kiến nhận xét, đóng góp của hội đồng chấm thi tốt nghiệp Khoa ngày .......................

i


LỜI CẢM TẠ
Kính dâng lòng biết ơn sâu sắc đến cha mẹ đã hết lòng nuôi dạy cho con có
được như ngày hôm nay.
Xin chân thành cảm ơn:
Ban giám hiệu trường Đại Học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh
Ban chủ nhiệm khoa Chăn Nuôi Thú Y, bộ môn Chăn Nuôi Chuyên Khoa
cùng toàn thể quý thầy cô đã tận tình truyền đạt kiến thức và kinh nghiệm quý báu
cho tôi trong suốt thời gian học tập và thực tập tốt nghiệp.
Xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc:
ThS. Nguyễn Thị Kim Loan đã tận tình hướng dẫn tôi thực hiện và hoàn
thành đề tài và bảo vệ khóa luận tốt nghiệp.
Chú Nguyễn Hữu Nhiệm chủ trại heo và gia đình đã giúp đỡ tôi trong thời
gian thực hiện đề tài tại trại.
Xin cám ơn các bạn lớp Chăn Nuôi 32 đã động viên, chia sẽ những khó khăn
trong suốt thời gian học tập và thực hiện đề tài.


Bùi Văn Minh Bảo

ii


TÓM TẮT KHÓA LUẬN
Đề tài nghiên cứu: “Ảnh hưởng của chế phẩm tỏi, nghệ lên sự tăng trưởng
heo con giai đoạn từ 30 đến 90 ngày tuổi” đựơc tiến hành từ 04/2010 đến 06/2010
tại trại heo Tân Uyên, xã Tân Lập, huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương. Thí nghiệm
được bố trí theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên 1 yếu tố, qua khảo sát 64 con heo con từ
30 đến 90 ngày tuổi được bố trí vào 4 lô (mỗi lô 16 con): lô 1(0,3% nghệ), lô 2
(0,3% tỏi), lô 3 (0,3% tỏi – nghệ), lô 4 (đối chứng).
Kết quả thu được:
Các chỉ tiêu về tăng trưởng
Tăng trọng bình quân và tăng trọng tuyệt đối ở lô 1 cao nhất (29,72 kg/con; 495,29
g/con/ngày). Xếp theo thứ tự giảm dần về tăng trọng bình quân ở các lô như sau: lô
2 > lô 3 > lô 4.
Lượng thức ăn tiêu thụ cao nhất ở lô 1 (894,48 g/con/ngày). Xếp theo thứ tự
giảm dần về lượng thức ăn tiêu thụ ở các lô như sau: lô 2 > lô 3 > lô 4.
Hệ số chuyển hóa thức ăn cao nhất ở lô 4 (1,91 kgTA/kgTT). Xếp theo thứ
tự giảm dần về hệ số chuyển hóa thức ăn ở các lô như sau: lô 2 > lô 3 > lô 1.
Các chỉ tiêu về sức khỏe của đàn heo thí nghiệm
Tỷ lệ ngày con tiêu chảy ở lô 4 cao nhất (5,94 %). Xếp theo thứ tự giảm dần
về tỷ lệ ngày con tiêu chảy ở các lô như sau: lô 2 > lô 3 > lô 1.
Tỷ lệ ngày con ho cao nhất ở lô 4 (3,75 %). Xếp theo thứ tự giảm dần về tỷ
lệ ngày con ho ở các lô như sau: lô 3 > lô 2 > lô 1.
Tỷ lệ ngày con bệnh khác cao nhất ở lô 3 (1,77 %). Xếp theo thứ tự giảm dần
về tỷ lệ ngày con bệnh khác ở các lô như sau: lô1 > lô 4 > lô 2.
Chỉ têu kinh tế

Nếu coi chi phí về thức ăn, chế phẩm và thuốc thú y điều trị của lô đối chứng
là 100 % thì chi phí của các lô bổ sung chế phẩm giảm lần lượt là: lô 2 > lô 3 > lô 1.

iii


MỤC LỤC
Trang
Trang tựa ...................................................................................................................... i
Phiếu xác nhận của giáo viên hướng dẫn .................................................................... ii
Lời cảm ơn ................................................................................................................. iii
Tóm tắt ....................................................................................................................... iv
Mục lục........................................................................................................................ v
Danh sách các hình..................................................................................................... vi
Danh sách các bảng .................................................................................................... ix
Danh sách các biểu đồ ................................................................................................. x
Chương 1. MỞ ĐẦU ................................................................................................. 1
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ....................................................................................................... 1
1.2 MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU ................................................................................. 2
1.2.1 Mục đích............................................................................................................. 2
1.2.2 Yêu cầu............................................................................................................... 2
Chương 2. TỔNG QUAN ......................................................................................... 3
2.1 CHẾ PHẨM TỎI, NGHỆ ..................................................................................... 3
2.1.1 Cây tỏi và công dụng ......................................................................................... 3
2.1.1.1 Đặc điểm ......................................................................................................... 3
2.1.1.2 Thành phần hóa học ........................................................................................ 4
2.1.1.3 Công dụng ....................................................................................................... 5
2.1.2 Cây nghệ và công dụng ...................................................................................... 6
2.1.2.1 Đặc điểm ......................................................................................................... 6
2.1.2.2 Thành phần hóa học ........................................................................................ 6

2.1.2.3 Công dụng ....................................................................................................... 7
2.2. ĐẶC ĐIỂM SINH LÝ HEO CAI SỮA ............................................................... 8
2.2.1 Khái niệm về tiêu hóa và hấp thu ....................................................................... 8
2.2.2 Sinh lý heo cai sữa ............................................................................................. 8
2.3. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT DỤC ..... 9

iv


2.3.1 Khái niệm ........................................................................................................... 9
2.3.2 Các yếu tố ảnh hưởng........................................................................................ 9
2.3.2.1 Yếu tố di truyền............................................................................................... 9
2.3.2.2 Yếu tố ngoại cảnh ......................................................................................... 10
2.4.NUÔI DƯỠNG HEO THỊT ................................................................................ 10
2.5 GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ TRẠI HEO TÂN UYÊN ...................................... 11
2.5.1 Vị trí địa lý ....................................................................................................... 11
2.5.2 Lịch sử phát triển và chức năng ....................................................................... 12
2.5.2.1 Lịch sử phát triển .......................................................................................... 12
2.5.2.2 Chức năng ..................................................................................................... 12
2.5.3 Cô cấu tổ chức trại ........................................................................................... 12
2.5.4 Công tác giống ................................................................................................. 12
2.5.5 Cơ cấu đàn ........................................................................................................ 12
2.5.6 Chuồng trại ....................................................................................................... 13
2.5.6.1 Khu nái khô và mang thai ............................................................................. 13
2.5.6.2 Khu chuồng nái đẻ ........................................................................................ 13
2.5.6.3 Khu chuồng heo cai sữa ................................................................................ 13
2.5.6.4 Khu chuồng hậu bị ........................................................................................ 13
2.5.6.5 Khu chuồng heo thịt ...................................................................................... 14
2.5.6.6 Khu chuồng đực giống .................................................................................. 14
2.5.6.7 Công tác thú y và quy trình tiêm phòng ........................................................ 14

2.5.6.7.1Quy trình vệ sinh thú y ................................................................................ 14
2.5.6.7.2 Quy trình tiêm phòng ................................................................................. 14
Chương 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH .............................. 16
3.1 THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM .............................................................................. 16
3.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ............................................................................... 16
3.3 BỐ TRÍ THÍ NGHIỆM ....................................................................................... 17
3.3.1 Đối tượng thí nghiệm ....................................................................................... 17
3.3.2 Bố trí thí nghệm ............................................................................................... 17

v


3.3.3 Thức ăn thí nghiệm .......................................................................................... 17
3.3.4 Nhiệt độ và độ ẩm ............................................................................................ 17
3.4 PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH .......................................................................... 18
3.5 CÁC CHỈ TIÊU KHẢO SÁT ............................................................................. 18
3.5.1 Trọng lượng...................................................................................................... 18
3.5.1.1 Trọng lượng bình quân ................................................................................. 18
3.5.1.2 Tăng trọng bình quân ................................................................................... 18
3.5.1.3 Tăng trọng tuyệt đối ...................................................................................... 18
3.5.2 Khả năng sử dụng thức ăn ................................................................................ 19
3.5.2.1 Lượng thức ăn tiêu thụ .................................................................................. 19
3.5.2.2 Hệ số chuyển hóa thức ăn ............................................................................. 19
3.5.3 Tình trạng sức khỏe của heo thí nghiệm .......................................................... 19
3.5.3.1 Tỷ lệ ngày con tiêu chảy ............................................................................... 19
3.5.3.2 Tỷ lệ ngày con bệnh ho ................................................................................ 19
3.5.3.3 Tỷ lệ ngày con bệnh khác ............................................................................ 19
3.5.4 Hiệu quả kinh tế ............................................................................................... 19
3.6 PHƯƠNG PHÁP THU THẬP VÀ XỬ LÝ SỐ LIỆU ....................................... 19
Chương 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ............................................................. 20

4.1 CÁC CHỈ TIÊU TĂNG TRƯỞNG .................................................................... 20
4.1.1 Trọng lượng bình quân ở các giai đoạn ........................................................... 20
4.1.2 Tăng trọng bình quân qua các giai đoạn .......................................................... 22
4.1.3 Tăng trọng tuyệt đối qua các giai đoạn ............................................................ 25
4.2 KHẢ NĂNG SỬ DỤNG THỨC ĂN .................................................................. 27
4.2.1 Lượng thức ăn tiêu thụ ..................................................................................... 27
4.2.2 Hệ số chuyển hóa thức ăn ................................................................................ 29
4.3 CÁC CHỈ TÊU TÌNH TRẠNG SỨC KHỎE HEO THÍ NGHIỆM ................... 31
4.3.1 Tỷ lệ ngày con tiêu chảy .................................................................................. 31
4.3.2 Tỷ lệ ngày con bệnh ho .................................................................................... 33
4.3.3 Tỷ lệ ngày con bệnh khác ................................................................................ 35

vi


4.5 CHỈ TIÊU KINH TẾ ........................................................................................... 37
Chương 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .................................................................. 39
5.1 Kết luận ............................................................................................................... 39
5.2 Đề nghị ................................................................................................................ 39
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 40
PHỤ LỤC ................................................................................................................. 43

vii


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1 Cây tỏi .............................................................................................................. 3
Hình 2.2 Củ tỏi ................................................................................................................ 3
Hình 2.3 Củ nghệ ............................................................................................................ 6

Hình 2.4 Cây nghệ........................................................................................................... 6

viii


DANH SÁC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1 Thành phần hóa học của tỏi ............................................................................. 4
Bảng 2.2 Thành phần hóa học của nghệ ......................................................................... 6
Bảng 2.3 Cơ cấu đàn ..................................................................................................... 12
Bảng 3.1 Bố trí thí nghiệm ............................................................................................ 16
Bảng 3.2 Công thức thức ăn .......................................................................................... 17
Bảng 3.3 Thành phần dinh dưỡng ................................................................................. 17
Bảng 3.4 Nhiệt độ và độ ẩm .......................................................................................... 17
Bảng 4.1 Trọng lượng heo bình quân ở các giai đoạn .................................................. 20
Bảng 4.2 Tăng trọng bình quân ở các giai đoạn ........................................................... 22
Bảng 4.3 Tăng trọng tuyệt đối của heo qua các giai đoạn ............................................ 25
Bảng 4.4 Lượng thức ăn tiêu thụ................................................................................... 27
Bảng 4.5 Hệ số chuyển hóa thức ăn .............................................................................. 29
Bảng 4.6 Tỷ lệ ngày con tiêu chảy ............................................................................... 32
Bảng 4.7 Tỷ lệ ngày con bệnh ho.................................................................................. 34
Bảng 4.8 Tỷ lệ ngày con bệnh khác ............................................................................. 35
Bảng 4.9 Hiệu quả kinh tế của việc bổ sung chế phẩm ................................................ 37

ix


DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ
Trang
Biểu đồ 4.1 Trọng lượng bình quân .............................................................................. 20

Biểu đồ 4.2 Tăng trọng bình quân................................................................................. 23
Biểu đồ 4.3 Tăng trọng tuyệt đối .................................................................................. 25
Biểu đồ 4.4 Lượng thức ăn tiêu thụ .............................................................................. 28
Biểu đồ 4.5 Hệ số chuyển hóa thức ăn .......................................................................... 30
Biểu đồ 4.6 Tỷ lệ ngày con tiêu chảy ............................................................................ 32
Biểu đồ 4.7 Tỷ lệ ngày con bệnh ho ............................................................................. 34
Biểu đồ 4.8 Tỷ lệ ngày con bệnh khác .......................................................................... 36

x


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong những năm qua ngành chăn nuôi góp phần không nhỏ vào sự phát
triển kinh tế của nước ta. Trong đó, chăn nuôi heo là một trong những ngành mũi
nhọn, nó không những đem lại việc làm và thu nhập cho người chăn nuôi mà còn
cung cấp một lượng thịt lớn cho người tiêu dùng.
Chăn nuôi heo ở nước ta chiếm tỉ lệ cao, hằng năm cung cấp 70% - 75% nhu
cầu về thịt cho thị trường trong nước. Để đạt được sản lượng cung cấp này các nhà
chăn nuôi luôn phải đặt ra các mục tiêu để đàn heo luôn được khỏe mạnh và mau
lớn. Người chăn nuôi đã từng sử dụng kháng sinh với liều thấp trộn vào thức ăn, có
tác dụng phòng bệnh và kích thích tăng trưởng. Nhưng việc sử dụng kháng sinh có
nhiều hạn chế như hiện tượng kháng thuốc, tồn dư kháng sinh trong sản phẩm khi
giết thịt làm ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng. Hiện nay, mặc dù tồn tại
nhiều quan điểm khác nhau về việc sử dụng kháng sinh liều thấp như chất kích
thích tăng trưởng trong thức ăn chăn nuôi, giảm tối đa và tiến tới hoàn toàn không
sử dụng kháng sinh đang là một xu hướng chung của Thế Giới. Theo báo cáo của
Ủy ban sử dụng dược phẩm trong thức ăn chăn nuôi trực thuộc Hội đồng Quốc gia
Mỹ, thiệt hại do lệnh cấm sử dụng kháng sinh trong thức ăn chăn nuôi có thể lên tới

2,5 tỉ USD mỗi năm. Bởi vậy, việc tìm ra các chất thay thế đang thật sự trở thành
một nhu cầu cấp bách.
Dựa trên nền tảng nguồn tài nguyên thực vật phong phú, các nhà khoa học đã
nghiên cứu ứng dụng các sản phẩm thảo dược bổ sung vào thức ăn chăn nuôi để
đem lại kết quả khả quan như là một biện pháp thay thế kháng sinh hữu hiệu. Trong
những loại thảo dược, tỏi và nghệ hiện được nhiều người quan tâm nhất do có
những đặc điểm ưu việt: tuyệt đối an toàn với vật nuôi và con người, cải thiện được
các chức năng tiêu hóa của vật nuôi, ức chế vi khuẩn gây bệnh và tăng cường khả
năng miễn dịch cho vật nuôi giúp giảm tiêu tốn thức ăn, vật nuôi lớn nhanh hơn,
không để lại tồn dư, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

1


Được sự đồng ý của khoa Chăn Nuôi Thú Y trường Đại học Nông Lâm
thành phố Hồ Chí Minh (Tp. HCM) với sự hướng dẫn của Th.S Nguyễn Thị Kim
Loan và sự giúp đỡ của trại heo Tân Uyên, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài:
“Ảnh hưởng của chế phẩm tỏi, nghệ lên sự tăng trưởng heo con giai đoạn 30 đến 90
ngày tuổi”.
1.2 MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU
1.2.1 Mục đích
Đánh giá hiệu quả và tác dụng của hai loại thảo dược tỏi, nghệ trên heo con.
1.2.2 Yêu cầu
Theo dõi và ghi nhận một số chỉ tiêu về tăng trọng, bệnh lý, hệ số chuyển
hóa thức ăn khi bổ sung chế phẩm tỏi, nghệ vào khẩu phần thức ăn heo con từ 30
đến 90 ngày tuổi.
Tính toán hiệu quả kinh tế để đánh giá mức độ cải thiện kinh tế so với khi
không bổ sung chế phẩm.
.


2


Chương 2
TỔNG QUAN
2.1 GIỚI THIỆU VỀ CHẾ PHẨM TỎI, NGHỆ
2.1.1 Cây tỏi và công dụng
2.1.1.1 Đặc điểm

(www.muivi.com)
Hình 2.1 Cây tỏi

(www.amthuc365.vn)
Hình 2.2 Củ tỏi

Tỏi còn có tên là Đại toán
Tên khoa học: Allium sativum
Thuộc họ hành: Liliaceae
Tỏi được trồng khắp nơi ở nước ta, cây tỏi thích hợp với điều kiện khí hậu
nóng ẩm. Nơi trồng tỏi nổi tiếng của nước ta là các tỉnh duyên hải miền trung, nơi
có thời gian và cường độ chiếu sáng cao, trong đó nổi tiếng nhất là Ninh Thuận. Tỏi
có mùi đặc biệt, vị cay, hăng, tính ấm.
2.1.1.2 Thành phần hóa học
Thành phần hóa học của tỏi được thể hiện qua Bảng 2.1.

3


Bảng 2.1 Thành phần hóa học của tỏi
Thành phần


Hàm lượng (%) tỏi tươi

Nước

62 – 68

Carbohydrate

26 – 30

Protein

1,5 – 2,1

Lipid

0,1 – 0,2



1,5

Hợp chất Sulfur

1,1 – 3,5

Chất khoáng

0,7


Acid folic

6,2 – 6,4

Saponin

0,04 – 0,11

Vitamin

0,15
(Lawson, 1993, trích dẫn bởi Phạm Thị Nguyên, 2007)

Thành phần hóa học của tỏi gồm tinh dầu chứa hợp chất sulfur như: ajoene,
S-allyl cystin, diallyl disulfide, triallyl disulfide, silfoxides, methionin, thiosulfinate
(Đỗ Huy Bích và ctv, 2004). Trong tỏi có allicin được xem như hoạt chất chính,
allicin được tạo ra khi chất alliin là một amino acid có chứa gốc sulfur (Sallycystine sulphoxide) tiếp xúc với enzyme allinase lúc tỏi được băm nhỏ hay
nghiền nát và được coi như một chất kháng sinh thiên nhiên.
Công thức hóa học của allicin là C6H10OS2 (www.allicin.com)
CH2 = CHCH2S – SCH2CH – CH2
=O
Ngoài ra, tỏi còn chứa các vitamin A, E, C và vitamin nhóm B (gồm B1, B2,
B6), các chất khoáng như selenium, germanium, iod, kẽm…

2.1.1.3 Công dụng
Tác dụng đối với hệ tiêu hóa

4



Tỏi có tác dụng phòng tránh các rối loạn men tiêu hóa, kích thích tiết dịch vị,
phòng tránh nhiễm khuẩn dạ dày ruột (Paktribune, 2005). Theo Ngưu Hồng Quân
(2004), tỏi có khả năng điều trị chứng rối loạn tiêu hóa, khó tiêu, đầy hơi, co thắt dạ
dày. Tỏi còn có tác dụng loại thải vi sinh vật ra khỏi đường ruột.
Tác dụng kháng sinh
Năm 1944, nhà hóa học Chester J. Canallito đã phân tích được hoạt chất
chính trong tỏi có công dụng như là thuốc kháng sinh. Đó là allicin, chỉ có trong tỏi
chưa nấu hay chưa chế hóa. Allicin là kháng sinh có thể mạnh bằng 1/5 thuốc
penicillin và 1/10 thuốc tetracycline và ajoene có công dụng gần giống như aspirin
(chúng có tác dụng diệt nhiều loại vi khuẩn, xua đuổi hoặc tiêu diệt sâu bọ, kí sinh
trùng: giun tóc, giun móc, giun kim,… nấm và các loại virus khác…). Năm 1958,
nhà khoa học người Pháp Louis Pasteur đã chứng minh công dụng diệt khuẩn của
tỏi.
Theo tác giả Đỗ Huy Bích và ctv (2004), tỏi kháng nấm và khuẩn phổ rộng.
Tinh dầu, cao nước, dịch ép từ tỏi có tác dụng ức chế sự phát triển in vitro của
Staphylococcus, Shigella sonnei, trực khuẩn lao, Escherichia coli, Pastuerella
multocida, Bacillus spp, Candida spp, Cryptococus,… Theo nhiều công trình nghiên
cứu, allicin có tác dụng ức chế sự sinh trưởng của vi khuẩn hơn là diệt chúng. Vì
vậy, tỏi có thể ngăn ngừa bệnh, nâng cao tính miễn dịch và giúp bệnh mau lành.
Tác dụng tăng cường miễn dịch
Một số chất trong cây tỏi như allicin, selenium,… có tác dụng đáng kể đến
hệ thống miễn dịch, tăng hoạt tính tế bào lympho T, giúp bảo vệ màng tế bào, chống
tổn thương nhiễm sắc thể và ADN.
Tỏi sống và tỏi chế biến có diallyl disulfide, triallyl disulfide và allicin làm
tăng tính miễn dịch của cơ thể với vi khuẩn, virus in vitro, chống virus cúm B,
Herpesvirus typ I, virus đậu bò, virus bệnh viêm miệng có mủ và làm giảm nguy cơ
mắc bệnh ung thư, ngăn ngừa cảm cúm (Đỗ Huy Bích và ctv, 2004).
2.1.2 Cây nghệ và công dụng


5


2.1.2.1 Đặc điểm

(www.suckhoe.com)

(www.bacsigiadinh.com)

Hình 2.3 Củ nghệ

Hình 2.4 Cây nghệ

Tên khoa học: Curcuma longa L
Thuộc họ gừng: Zingiberaceae
2.1.2.2 Thành phần hóa học của nghệ
Thành phần hóa học của nghệ được trình bày ở bảng 2.2.
Bảng 2.2 Thành phần hóa học của nghệ
Thành phần

Hàm lượng (%) trong nghệ tươi

Nước

13

Carbohydrate

69,4


Protein

6,3

Lipid

5,1



2,6

Curcumin

1,5 – 2,5

Cineol, tumerol,…

1,5 – 2,5
(Đỗ Huy Bích và ctv, 2004)

Hoạt chất mang màu vàng của củ nghệ đó là dẫn xuất của phenolic: hoạt chất
chính là curcumin hay curcuminoid gồm 3 chất (curcumin, demethoxy curcumin
(DMC), bidemethoxy curcumin (BDMC)).
Công thức hóa học của curcumin (www.curcumin.com)

6


Tác dụng sinh học: cả 3 chất này đều có tác dụng sinh học nhưng trong đó

curcumin có tác dụng mạnh hơn cả. Curcuminoid có tác dụng chống viêm, bảo vệ
gan, chống oxy hoá, kích thích hệ thống miễn dịch, chống nhiễm trùng, chống co
thắt cơ trơn, chống hoại tử và đặc biệt có tác dụng phòng ngừa, trị bệnh ung thư (Lê
Hà, 2006).
2.1.2.3 Công dụng
Curcumin là hoạt chất chính trong nghệ vàng, có khả năng loại bỏ gốc tự do
mạnh mẽ và các men gây ung thư có trong thức ăn, nước uống, bởi vậy curcumin
được coi là chất tiêu biểu cho các chất chống ung thư.
Curcumin có khả năng diệt khuẩn rất cao. Curcumin pha loãng ở 1:5000 đến
1:40000 có tác dụng kháng lại vi khuẩn: Staphylococcus, Salmonella paratyphi,
Mycobacterium tuberculosis, Trychophyton gupreum (Nguyễn Đức Minh, 1995).
Theo Đỗ Huy Bích và ctv (2004), tác dụng ức chế invitro của trực khuẩn lao ở nồng
độ tối thiểu 25 μg/ml, Salmonella paratyphi và Streptococus ở 50 μg/ml.
Curcumin có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa và kích thích hệ tiêu hóa tiết enzyme
tiêu hóa chất béo và carbohydrate rất tốt cho người bị bệnh dạ dày.
Curcumin có khả năng giải độc và bảo vệ gan, làm giảm hàm lượng
urobilirubin trong nước tiểu, làm tăng số lượng và bảo vệ hồng cầu, hạ mỡ máu, bảo
vệ tế bào hồng cầu, kích thích sự tiết mật của tế bào gan, thông mật nhờ làm co thắt
túi mật của tế bào gan. Chống viêm do có tác dụng bài trừ gốc tự do trong quá trình
viêm, chống oxy hóa điển hình có thể sử dụng như corticoid (hydrocortisol
phenylbutazon).
2.2 ĐẶC ĐIỂM SINH LÝ HEO CAI SỮA
2.2.1 Khái niệm tiêu hóa và hấp thu
Tiêu hóa là quá trình các hợp chất hữu cơ phức tạp của thức ăn được phân
cắt thành những chất đơn giản nhất để hấp thu được, nó diễn ra dưới tác dụng cơ
học và hóa học. Hệ tiêu hoá cùng với tổ chức khác trong cơ thể như gan, tụy là cơ

7



quan tiếp nhận và chế biến mọi dạng vật chất cần thiết cho nhu cầu sinh trưởng và
phát triển của cơ thể từ môi trường bên ngoài. Sau đó, quá trình biến đổi cơ học và
hóa học các chất dinh dưỡng ở dạng thô chuyển thành dạng đơn giản như glucose,
acid béo, acid amin,… cuối cùng dưỡng chất được hấp thu qua thành ống tiêu hóa
vào máu và trở thành nguyên liệu để xây dựng cơ chế dự trữ và cung cấp năng
lượng cho quá trình sống, đồng thời chất cặn bã được thải ra ngoài (Lê Văn Thọ và
Đàm Văn Tiện, 1992).
Hấp thu là quá trình sinh lý đặc trưng cho các tế bào sống của ống tiêu hóa.
Những dạng đơn giản nhất của thức ăn sau khi tiêu hóa sẽ ngấm qua niêm mạc ruột
vào máu đi nuôi cơ thể. Cơ quan hấp thu gồm dạ dày hấp thu nước, glucoza, khoáng
chất hấp thu ít. Ruột non là bộ phận hấp thu chủ yếu, tất cả dinh dưỡng đều được
hấp thu ở ruột non. Ruột già chủ yếu hấp thu nước và muối khoáng. Đường vận
chuyển có hai đường là: (1) đường máu vận chuyển nước, muối khoáng, vitamin tan
trong nước, các loại đường đơn, acid amin, 30% acid béo và glycerin qua niêm mạc
ruột vào tĩnh mạch về gan, từ gan về tim và từ tim theo động mạch đi khắp cơ thể.
(2) Đường bạch huyết vận chuyển các vitamin tan trong dầu và các chất còn lại theo
bạch huyết về tim rồi theo động mạch đi khắp cơ thể (Nguyễn Văn Hiền, 2002).
Ngoài việc thực hiện sự tiêu hóa - hấp thu các chất dinh dưỡng, hệ tiêu hóa
còn duy trì chức năng bảo vệ và tránh sự xâm nhập của những đại phân tử, mầm
bệnh truyền nhiễm.
2.2.2 Sinh lý heo cai sữa
Giai đoạn theo mẹ, heo con có tốc độ tăng trưởng nhanh nhưng bộ máy tiêu
hóa phát triển chư hoàn chỉnh thể hiện qua sự phân tiết không đủ lượng acid
chlohydric (HCl) và các men tiêu hóa đồng thời hệ thống vi sinh vật có lợi cũng
chưa hoàn thiện nên khả năng diệt khuẩn của hệ tiêu hóa còn rất hạn chế. Trong giai
đoạn này nhóm vi khuẩn có lợi Lactobaccilus ssp sẽ tăng lên về số lượng nhờ sử
dụng các dưỡng chất trong sữa. Chúng cũng sử dụng một lượng đường lactose nhất
định để sản sinh ra acid lactic làm giảm pH dạ dày. Sự toan hóa làm cho quá trình
tiêu hóa diễn ra thuận lợi hơn và kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn có hại.


8


Acid chlohydric tự do chỉ bắt đầu xuất hiện lúc heo con được 25 đến 30 ngày
tuổi và có khả năng diệt khuẩn tốt nhất vào 40 đến 50 ngày tuổi (Nguyễn Văn Hiền,
2002). HCl xuất hiện đánh dấu sự hoàn thiện về chức năng sinh lý của hệ thống tiêu
hóa. Tuy nhiên, sau khi cai sữa do chế độ ăn có sự thay đổi đột ngột, heo chuyển
sang ăn những loại thức ăn khó tiêu hơn làm cho pH dạ dày tăng lên làm giảm
nhanh chóng số lượng vi khuẩn có lợi đồng thời nhóm vi khuẩn có hại cũng tăng
lên.
Cùng với sự suy giảm chức năng miễn nhiễm là một loạt các stress như thay
đổi điều kiện sống, chăm sóc,… làm cho heo con trong giai đoạn này dễ mắc bệnh
làm cho đàn heo còi cọc và tăng tỉ lệ hao hụt. Do đó, thời gian này cần thiết phải có
sự chăm sóc chu đáo, chuồng nuôi phải ấm, khô ráo và thông thoáng, nước uống
phải sạch, thức ăn đòi hỏi phải dễ tiêu, đảm bảo chất lượng.
2.3 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT DỤC
2.3.1 Khái niệm
Sinh trưởng là một quá trình tích lũy các chất hữu cơ do đồng hóa và dị hóa,
là sự tăng lên về chiều cao, chiều dài và bề ngang, khối lượng của từng bộ phận và
toàn bộ cơ thể con vật trên cơ sở di truyền từ đời trước.
Sự phát dục là quá trình biến đổi về chất lựợng, tức là tăng lên và hoàn chỉnh
các tính chất, chức năng của các bộ phận cơ thể gia súc.
2.3.2 Các yếu tố ảnh hưởng
2.3.2.1 Yếu tố di truyền
Là đặc tính của sinh vật được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Gồm
một số yếu tố:
Loài: mỗi loài đều có sự sinh trưởng và phát dục khác nhau.
Giống: trong cùng một loài, các giống khác nhau thì có sự sinh trưởng và
phát dục khác nhau.
Dòng: ngày nay, trong mỗi giống đã có những dòng chuyên biệt.

Gia đình: có sự khác nhau về sinh trưởng và phát dục giữa các cá thể trong
cùng một gia đình.

9


Giới tính: có sự ảnh hưởng rõ ràng của giới tính lên sự sinh trưởng và phát
dục. Theo Trần Văn Chính (2001), heo đực thiến có khả năng tăng trọng nhanh
nhất.
Cá thể: những cá thể khác nhau là do di truyền biến dị trong sự hình thành
giao tử, sự bắt chéo, sự trao đổi nhiễm sắc thể và tổ hợp thụ tinh.
Gen: hiện tượng đa gen và đa hiệu của gen dẫn đến sự khác biệt về sinh
trưởng và phát dục của từng cá thể.
2.3.2.2 Yếu tố ngoại cảnh
Yếu tố tự nhiên
Bao gồm khí hậu, nhiệt độ, độ ẩm,… điều này ảnh hưởng trực tiếp đến sự
sinh trưởng và phát dục của vật nuôi. Vì chúng là các tác nhân chính chi phối đến
môi trường sống của con thú và tác động lên cơ thể chúng làm ảnh hưởng đến các
bộ phận của cơ thể.
Yếu tố công tác giống
Sự chọn lọc nhân tạo ngày càng nâng cao được tính năng sản xuất của thú.
Yếu tố nuôi dưỡng
Một chế độ dinh dưỡng đầy đủ và khẩu phần ăn thích hợp sẽ cải thiện đáng
kể khả năng tăng trọng của thú. Việc thiếu cân bằng dinh dưỡng trong khẩu phần sẽ
làm chậm tăng trọng và kém phát dục.
2.4 NUÔI DƯỠNG HEO THỊT
Hiện nay thời gian nuôi heo thịt kéo dài từ 5 đến 6 tháng, đạt trọng lượng 80
– 100 kg. Ở mức trọng lượng này sẽ cho phẩm chất thịt ngon nhất và hiệu quả sử
dụng thức ăn tối ưu nhất. TheoVõ Văn Ninh (2001), nuôi heo thịt có thể chia làm
hai giai đoạn:

Giai đoạn 1:
Hai tháng đầu, là giai đoạn cơ thể phát triển khung xương, hệ cơ, hệ thần
kinh, do đó thú cần nhiều dưỡng chất để phát triển chiều dài và chiều cao.
Thiếu dinh dưỡng trong giai đoạn này làm thú trở nên ngắn đòn, cơ nhỏ, sự
tích lũy mỡ ở giai đoạn sau nhiều.

10


Ngược lại, nếu thừa dinh dưỡng trong giai đoạn này sẽ rất lãng phí, tăng chi
phí thức ăn, gây bệnh trên thú.
Giai đoạn 2:
Khoảng 2 – 3 tháng cuối, đây là thời gian tích lũy mỡ vào các mô liên kết,
các xớ cơ, con thú nẩy nở về chiều ngang. Trong giai đoạn này heo cần nhiều
glucid, lipid hơn giai đoạn 1, nhu cầu về protein, khoáng chất, vitamin cho một
kilogram thức ăn ít hơn giai đoạn đầu.
Thiếu dinh dưỡng trong giai đoạn này làm thịt dai, không thơm ngon, thú đạt
trọng lượng xuất chuồng trễ hơn.
Thừa dinh dưỡng chỉ làm tăng chi phí thức ăn, thú tích nhiều mỡ, chất lượng
thịt giảm. Theo Trương Lăng (2003), muốn nuôi heo thịt đạt tỷ lệ nạc cao thì phải
phấn đấu nuôi từ 6 – 7 tháng đạt 90 đến 100 kg, sau thời điểm này hệ số chuyển hóa
thức ăn và sự tích lũy mỡ sẽ tăng.
2.5 GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ TRẠI CHĂN NUÔI HEO TÂN UYÊN
2.5.1 Vị trí địa lý
Trại tọa lạc trên khu đất rộng 25 ha dọc theo trục đường DT 746 thuộc xã
Tân Lập, huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương, cách thị trấn Tân Uyên 7 km về hướng
Tây Nam. Nhờ có hệ thống đường giao thông vào đến tận trại nên rất thuận tiện cho
việc vận chuyển.
Trại được ngăn cách với bên ngoài nhờ hệ thống tường rào cao 2,5 mét và hệ
thống mương sâu 4 mét, rộng 6 mét. Phía Đông Bắc giáp với đường DT 746, các

phía còn lại đều giáp với các khu đất canh tác của tư nhân. Diện tích trại là 25 ha
trong đó diện tích chăn nuôi chiếm khoảng 2 ha, hệ thống nhà kho và hầm biogas
chiếm khoảng 0,2 ha, phần diện tích còn lại được phủ xanh bởi cây tràm lá lớn.
2.5.2 Lịch sử phát triển và chức năng
2.5.2.1 Lịch sử phát triển
Trại được thành lập từ năm 1993. Lúc đầu trại chỉ hoạt động theo quy mô
nhỏ - hộ gia đình. Trại chỉ mới mở rộng quy mô như hiện nay cách đây hơn sáu
năm.

11


2.5.2.2 Chức năng
Trại chủ yếu sản xuất heo thịt bán ra thị trường, chọn giống thay đàn, bán
hậu bị.
2.5.3 Cơ cấu tổ chức trại
Trại gồm 7 người: 1 kĩ thuật trại cũng là chủ trại, 6 người còn lại phụ trách
các bộ phận khác nhau.
2.5.4 Công tác giống
Heo con sau khi sinh ra được bấm răng, bấm tai, kiểm tra dị tật. Những con
để giống phải được chọn từ những con mẹ có thành tích sinh sản tốt. Sơ tuyển lúc
60 ngày tuổi, chọn những con có trọng lượng từ 18 kg trở lên, không có dị tật.
Trong quá trình nuôi luôn có sự theo dõi chặt chẽ để chọn những con hậu bị tốt nhất
lúc 4 tháng và 6 tháng tuổi, lần tuyển cuối cùng là vào lúc 8 tháng tuổi.
Những con được tuyển làm hậu bị phải đạt các tiêu chuẩn sau: phải đạt các
chỉ tiêu về sinh trưởng, ngoại hình, lý lịch rõ ràng, lông da bóng mượt, linh hoạt, vú
đều có 12 vú trở lên, bộ phận sinh dục nở nang, bốn chân chắc khỏe. Chỉ phối giống
những con đạt trọng lượng từ 160 kg trở lên và phải đảm bảo tiêm phòng đầy đủ.
2.5.5 Cơ cấu đàn
Số liệu tính đến ngày 18/06/2010

Bảng 2.3 Cơ cấu đàn
Loại heo

Số con

Loại heo

Số con

Heo đực khai thác

2

Heo nái hậu bị

35

Heo đực thí tình

1

Heo con theo mẹ

312

Heo nái nuôi con

30

Heo đến 60 ngày tuổi


658

Heo nái khô và mang thai
2.5.6 Chuồng trại

164

Heo nuôi thịt

699

Chuồng được xây dựng theo kiểu nóc đôi, mái lợp tôn lạnh. Dọc hai bên dãy
chuồng có rãnh thoát nước dẫn vào hệ thống xử lý biogas.
Hệ thống nước uống được bơm từ giếng khoan lên các bể chứa, mỗi khu trại
đều có các bồn chứa nước, tổng thể tích bồn chứa ở mỗi khu trại là 8 đến 12 khối,

12


nước được cung cấp cho heo qua hệ thống núm uống tự động phù hợp với từng giai
đoạn phát triển của heo. Ở mỗi khu chuồng đều có hệ thống bạt che hai bên, có thể
kéo dễ dàng. Ngoài ra, trại còn có hệ thống quạt đẩy để làm mát, được bố trí trong
mỗi dãy chuồng và hệ thống phun nước làm mát lắp trên mái tôn.
2.5.6.1 Khu nái khô và mang thai
Khu này có tổng diện tích là 80 m x 8,5 m. Được bố trí theo kiểu chuồng sàn
gồm 180 ô chuồng được chia làm hai dãy, diện tích mỗi ô là 0,8 m x 2,2 m, nền có
độ dốc 5%.
2.5.6.2 Khu chuồng nái đẻ
Được bố trí theo kiểu chuồng sàn hiện đại, có tổng cộng 66 ô chuồng được

chia làm hai dãy và có thể lắp ráp thêm khi cần thiết. Diện tích mỗi ô chuồng là 1,8
m x 2,2 m, được chia làm ba ngăn, một ngăn dành cho heo mẹ ở giữa và hai ngăn
cho heo con ở hai bên.
2.5.6.3 Khu chuồng heo cai sữa
Đây là hệ thống chuồng sàn hiện đại, gồm 28 chuồng chia làm hai dãy, mỗi ô
chuồng được ngăn cách với nhau bằng hệ thống các thanh sắt chống rỉ, diện tích
mỗi ô là 4,5 x 5,5 m, phía sau mỗi ô là bể nước tắm có diện tích là 1,5 x 4,5 m, mỗi
ô chuồng có 2 máng ăn tự động.
2.5.6.4 Khu chuồng hậu bị
Gồm 22 chuồng được chia làm 2 dãy, mỗi dãy gồm: 2 chuồng rộng 7 m và 9
chuồng rộng 4,5 m, chiều dài mỗi ô là 7,5 m, phía sau mỗi chuồng là bể tắm rộng
1,5 m, có máng ăn và núm uống tự động.
Trong đó 4 chuồng có diện tích 6,5 x 7,5m dùng để nuôi heo hậu bị chờ phối,
những ô chuồng còn lại để nuôi heo đang trong giai đoạn theo dõi tuyển làm hậu bị.
2.5.6.5 Khu chuồng heo thịt
Gồm 22 chuồng được chia làm 2 dãy, mỗi dãy gồm: 2 chuồng rộng 6,5 m và
9 chuồng rộng 4,5 m, chiều dài mỗi ô là 7,5 m, phía sau mỗi chuồng là bể tắm rộng
1,5 m, có máng ăn và núm uống tự động.
2.5.6.6 Chuồng đực giống

13


×