Tải bản đầy đủ (.pdf) (59 trang)

KHẢO SÁT ẢNH HƯỞNG CỦA TRỌNG LƯỢNG TRỨNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG TRỨNG VÀ MỘT SỐ CHỈ TIÊU ẤP NỞ CỦA TRỨNG GÀ LƯƠNG PHƯỢNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (428.31 KB, 59 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NUÔI-THÚ Y
************

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
KHẢO SÁT ẢNH HƯỞNG CỦA TRỌNG LƯỢNG TRỨNG
ĐẾN CHẤT LƯỢNG TRỨNG VÀ MỘT SỐ CHỈ TIÊU ẤP NỞ
CỦA TRỨNG GÀ LƯƠNG PHƯỢNG

Sinh viên thực hiện : LƯƠNG THANH SƠN
Lớp : DH05TY
Ngành : Thú Y
Niên khóa : 2005-2010

Tháng 09/2010


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NUÔI-THÚ Y
************

LƯƠNG THANH SƠN

KHẢO SÁT ẢNH HƯỞNG CỦA TRỌNG LƯỢNG TRỨNG
ĐẾN CHẤT LƯỢNG TRỨNG VÀ MỘT SỐ CHỈ TIÊU ẤP NỞ
CỦA TRỨNG GÀ LƯƠNG PHƯỢNG
Khóa luận được đề trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Bác sỹ thú y

Giáo viên hướng dẫn


PGS.TS. LÂM MINH THUẬN

Tháng 09/2010

i


XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Họ và tên sinh viên thực tập: Lương Thanh Sơn
Tên luận văn:“ Khảo sát ảnh hưởng của trọng lượng trứng đến chất lượng
trứng và một số chỉ tiêu ấp nở của trứng gà Lương Phượng ”
Đã hoàn thành luận văn theo yêu cầu của giáo viên hướng dẫn và các ý kiến
nhận xét của hội đồng chấm thi tốt nghiệp khoa Chăn Nuôi Thú Y

Ngày ……/……./…………
Giáo viên hướng dẫn

PGS.TS. Lâm Minh Thuận

ii


LỜI CẢM TẠ
Để có được kết quả như ngày hôm nay em xin:
Chân thành cảm tạ
.Ban giám hiệu trường đại học nông lâm TP .Hồ Chí Minh
.Ban chủ nhiệm khoa Chăn Nuôi Thú Y
.Cùng toàn thể thầy cô trong và ngoài khoa
Đã tận tình hướng dẫn dạy dỗ và giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập tại trường.
Thành kính ghi ơn

Cô Lâm Minh Thuận
Đã tận tình giảng dạy, hướng dẫn, giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em trong
suốt thời gian học tập và thực tập tốt nghiệp.
Thành kính ghi ơn
. Toàn thể ban cán bộ công nhân viên cơ sở chăn nuôi gà Bình Minh.
Đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ, chỉ dẫn em trong suốt thời gian thực tập tốt nghiệp.

iii


TÓM TẮT
Đề tài nghiên cứu “Khảo sát ảnh hưởng của trọng lượng trứng đến chất
lượng trứng và một số chỉ tiêu ấp nở của trứng gà Lương Phượng” được tiến
hành tại cở sở chăn nuôi gà Bình Minh–huyện Trảng Bom–tỉnh Đồng Nai, thời
gian từ 28/3/2010 đến 20/5/2010.
Khảo sát trên trứng của đàn gà Lương Phượng 6785 con ở 30-37 tuần tuổi.
Khảo sát các chỉ tiêu ấp nở và chất lượng trứng
Kết quả thu được:
Trứng có trọng lượng trung bình trong khoảng 56-65g chiếm đa số, còn
trứng 50-55g và >65g chỉ chiếm 1 tỉ lệ nhỏ.
Chỉ số hình dạng của các mức trọng lượng trứng đều nằm trong khoảng 0,740,85 đạt tiêu chuẩn trứng giống.
Tỉ lệ lòng đỏ ở trứng có trọng lượng trung bình 56-65g thấp hơn trứng có
trọng lượng 50-55g và >65g.
Chỉ số HU giảm khi trọng lượng trứng tăng.
Tỉ lệ lòng trắng đặc ở trứng có trọng lượng trung bình 56-65g thấp hơn trứng
có trọng lượng 50-55g và >65g.
Tỉ lệ vỏ hơi thấp so với tỉ lệ vỏ chuẩn của trứng gia cầm.
Chỉ có trứng có mức trọng lượng 50-55g là đạt chuẩn về độ dày vỏ, các mức
trọng lượng trứng còn lại đều không đạt tiêu chuẩn.
Nhìn chung độ đậm màu lòng đỏ của các mức trọng lượng trứng là chưa cao

Tỉ lệ trứng có phôi, tỉ lệ nở, gà loại I trên trứng có trọng lượng trung bình
56-65g cao hơn trứng có mức trọng lượng 50-55g và >65g.
Tỉ lệ chết phôi, trứng sát của trứng có trọng lượng trung bình 56-65g thấp
hơn trứng có trọng lượng 50-55g và >65g.
Trứng nhỏ hơn thì có thời gian nở ngắn hơn.
Trứng có trọng lượng lớn thì cho gà con có trọng lượng lớn và ngược lại.

iv


MỤC LỤC
TRANG
Trang tựa .....................................................................................................................i
Xác nhận của giáo viên hướng dẫn............................................................................ii
Lời cảm tạ.................................................................................................................. iii
Tóm tắt .......................................................................................................................iv
Mục lục……………………………………………………………………………………...v
Danh sách chữ viết tắt…………………………………………………………………….viii

Danh sách các bảng ....................................................................................................ix
Chương I MỞ ĐẦU ................................................................................................... 1
1.1.ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................... 1
1.2.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU .................................................................................... 2
1.2.1. Mục đích .................................................................................................... 2
1.2.2. Yêu cầu ...................................................................................................... 2
Chương 2 TỔNG QUAN ................................................................................................. 3
2.1.1. Gà nhập nội ................................................................................................ 3
2.1.2. Gà địa phương ........................................................................................... 4
2.2. ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO VÀ SINH LÝ CỦA GIA CẦM MÁI SINH SẢN .... 5
2.2.1. Buồng trứng ............................................................................................... 5

2.2.2. Ống dẫn trứng ............................................................................................ 6
2.2.3.Quá trình tạo và đẻ trứng ............................................................................ 7
2.3. SƠ LƯỢC THÀNH PHẦN HÓA HỌC VÀ CẤU TẠO CỦA TRỨNG ......... 8
2.3.1. Thành phần hóa học ................................................................................... 8
2.3.2. Cấu tạo ....................................................................................................... 8
2.4. MỘT SỐ CHỈ TIÊU DÙNG ĐỂ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG TRỨNG ....... 9
2.4.1. Trọng lượng trứng...................................................................................... 9
2.4.2. Độ dày vỏ ................................................................................................... 9
2.4.3. Chỉ số hình dạng (CSHD ) .......................................................................10

v


2.4.4. Chỉ số Haugh ...........................................................................................10
2.4.5. Độ đậm màu lòng đỏ................................................................................10
2.5.QUY TRÌNH ẤP TRỨNG ..............................................................................10
2.5.1. Tiếp nhận trứng và tuyển chọn trứng ấp ..................................................10
2.5.2. Sát trùng trứng .........................................................................................10
2.5.3. Bảo quản trứng ........................................................................................11
2.5.4. Đưa trứng vào máy ấp .............................................................................11
2.5.5. Soi trứng ..................................................................................................11
2.5.6. Ra gà ........................................................................................................11
2.5.7. Nguyên lý hoạt động của máy ấp ............................................................11
2.6. MỘT SỐ BỆNH LÝ Ở GÀ 1 NGÀY TUỔI KHI ẤP TRỨNG BẰNG MÁY
CÔNG NGHIỆP ....................................................................................................12
2.6.1. Ấp trứng đã bảo quản lâu ngày ................................................................12
2.6.2. Bệnh chân cánh ngắn ( Micromelia)........................................................12
2.6.3. Bệnh khèo chân ( Perosit ) .......................................................................12
2.6.4. Bệnh động kinh (Atexia) .........................................................................12
2.6.5. Bệnh bết dính khi nở ................................................................................12

2.7. NHỮNG NGUYÊN NHÂN VÀ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TỈ LỆ ẤP. 13
2.7.1. Chất lượng đàn gà giống và trạng thái của trứng ....................................13
2.7.2. Tỉ lệ trống mái .........................................................................................13
2.7.3. Ảnh hưởng của chuồng trại , thu nhặt vận chuyển và bảo quản trứng ....14
2.7.4. Ảnh hưởng của chế độ ấp ........................................................................14
2.7.5.Ảnh hưởng của chế độ dinh dưỡng...........................................................15
Chương 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM ............................17
3.1. NỘI DUNG THÍ NGHIỆM............................................................................17
3.2. PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM ...................................................................17
3.2.1. Thời gian và địa điểm ..............................................................................17
3.2.2. Đối tượng thí nghiệm ...............................................................................17
3.2.3. Bố trí thí nghiệm ......................................................................................17

vi


3.3 . ĐIỀU KIỆN THÍ NHIỆM .............................................................................18
3.3.1. Quy trình nuôi dưỡng ..............................................................................18
3.3.2. Quy trình ấp trứng ...................................................................................18
3.4. CÁC CHỈ TIÊU THEO DÕI ..........................................................................19
3.5. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU ..............................................................19
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN...............................................................20
4.1. CƠ CẤU TRỌNG LƯỢNG TRỨNG ............................................................20
4.2. CHẤT LƯỢNG TRỨNG ...............................................................................22
4.2.1. Chỉ số hình dạng ......................................................................................22
4.2.2. Chỉ số Haugh ...........................................................................................23
4.2.3. Tỉ lệ lòng đỏ (%) ......................................................................................25
4.2.4. Tỉ lệ lòng trắng đặc (%) ...........................................................................26
4.2.5. Tỉ lệ vỏ (%) ..............................................................................................27
4.2.6. Dày vỏ (mm) ............................................................................................28

4.2.7. Màu lòng đỏ .............................................................................................29
4.3. TỈ LỆ TRỨNG CÓ PHÔI ..............................................................................30
4.4. TỈ LỆ TRỨNG CHẾT PHÔI..........................................................................32
4.5. TỈ LỆ TRỨNG SÁT .......................................................................................33
4.6. TỈ LỆ NỞ ........................................................................................................34
4.7. THỜI GIAN NỞ .............................................................................................36
4.7.1. Tỉ lệ nở sáng ngày ấp thứ 20 ( %)............................................................36
4.7.2. Tỉ lệ nở chiều ngày ấp thứ 20 (%) ...........................................................37
4.8. TRỌNG LƯỢNG GÀ CON ...........................................................................38
4.9. TỈ LỆ GÀ CON LOẠI I .................................................................................40
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ...................................................................42
5.1. KẾT LUẬN ....................................................................................................42
5.2. ĐỀ NGHỊ ........................................................................................................43
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................44
PHỤ LỤC .................................................................................................................46

vii


DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT
X

TL

X

HC

: Trung bình của từng mức trọng lượng trứng
: Trung bình hiệu chỉnh của từng mức trọng lượng trứng


X

: Trung bình của các mức trọng lượng trứng

SD

: Độ lệch chuẩn

CSHD: Chỉ số hình dạng
R/D : Tỉ số Rộng/Dài
HU

: Chỉ số Haugh

viii


DANH SÁCH CÁC BẢNG
TRANG
Bảng 4.1: Cơ cấu trọng lượng trứng (%) ....................................................................... 20
Bảng 4.2 : Tỉ số R/D......................................................................................................... 22
Bảng 4.3 : Chỉ số Haugh .................................................................................................. 23
Bảng 4.4 : Tỉ lệ lòng đỏ (%) ............................................................................................ 25
Bảng 4.5 : Tỉ lệ lòng trắng đặc (%) ................................................................................ 26
Bảng 4.6 : Tỉ lệ vỏ (%)..................................................................................................... 27
Bảng 4.7 : Dày vỏ (mm) .................................................................................................. 28
Bảng 4.8 : Màu lòng đỏ.................................................................................................... 29
Bảng 4.9 : Tỉ lệ trứng có phôi (%) .................................................................................. 30
Bảng 4.10 : Tỉ lệ trứng chết phôi (%) ............................................................................ 32

Bảng 4.11 : Tỉ lệ trứng sát (%) ........................................................................................ 33
Bảng 4.12 : Tỉ lệ nở (%) .................................................................................................. 34
Bảng 4.13 : Tỉ lệ nở sáng ngày ấp thứ 20 ( %).............................................................. 36
Bảng 4.14: Tỉ lệ nở chiều ngày ấp thứ 20 (%) .............................................................. 37
Bảng 4.15: Trọng lượng gà con (g) ................................................................................ 38
Bảng 4.16: Tỉ lệ gà con loại I (%)................................................................................... 40

ix


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong những năm gần đây, ngành chăn nuôi nước ta đang gặp phải nhiều
khó khăn. Từ việc tình hình dịch bệnh diễn biến ngày càng phức tạp, cho đến việc
giải quyết đầu ra cho sản phẩm vì gía thành đầu vào tăng cao. Tất cả điều đó đỏi hỏi
phải tìm ra hướng sản xuất mới cho ngành chăn nuôi gia cầm nước ta phù hợp với
tình hình tiêu thụ sản phẩm gia cầm hiện tại.
Ngành chăn nuôi gia cầm nước ta phổ biến từ việc chăn nuôi nhỏ lẻ trong các
hộ gia đình đến việc hình thành những vùng chăn nuôi công nghiệp và bán công
nghiệp với số lượng lớn như ngày nay. Trước những khó khăn gặp phải trong thời
gian gần đây thì xu hướng chăn nuôi gà thả vườn theo hình thức bán công nghiệp
ngày càng được ưa chuộng. Nhu cầu căn bản của người chăn nuôi là cung cấp được
những giống gà cho năng suất cao, thích nghi với điều kiện địa phương, chi phí sản
xuất thấp và mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Hiện nay trong một số giống gà lông màu thả vườn cải tiến được nuôi phổ
biến nhất là giống gà Lương Phượng. Đây là giống gà có nguồn gốc từ Trung Quốc
được du nhập vào Việt Nam trong vài năm trở lại đây với ưu điểm là: tốc độ sinh
trưởng nhanh, chất lượng thịt tốt và phù hợp với điều kiện chăn nuôi nước ta.
Đi cùng với đó là việc không ngừng cải tiến kỹ thuật sản xuất con giống để

cho ra những giống gà ngày càng tốt hơn, số lượng nhiều hơn, đem lại hiệu quả
kinh tế cao hơn . Điều đó thể hiện qua sự phong phú về số lượng con giống đang có
trong nước ta và việc công nghiệp hóa khâu sản xuất con giống. Đi từ sử dụng máy
ấp thủ công đơn giản đến sử dụng máy ấp công nghiệp hoàn toàn tự động.

1


Với những giống gà lông màu thả vườn cải tiến như Lương Phượng đã được
nâng cao năng suất trứng để có con giống giá thành giảm. Nhưng còn những vấn đề
như trọng lượng trứng giống chưa được nghiên cứu để phù hợp với quy trình ấp
trứng để cho tỉ lệ ấp nở cũng như chất lượng con giống cao.
Theo yêu cầu của cơ sở chăn nuôi gà Bình Minh nhằm tìm biện pháp hoàn
thiện quy trình ấp trứng. Được sự phân công của Khoa Chăn Nuôi Thú Y Trường
Đại Học Nông Lâm TP.HCM và dưới sự hướng dẫn của TS. Lâm Minh Thuận, tôi
thực hiện đề tài này:
“ Khảo sát ảnh hưởng của trọng lượng trứng đến chất lượng trứng và một số
chỉ tiêu ấp nở của trứng gà Lương Phượng”
1.2.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
1.2.1. Mục đích
Đánh giá ảnh hưởng của trọng lượng trứng đến chất lượng trứng và khả năng
ấp nở của trứng gà giống Lương Phượng.
1.2.2. Yêu cầu
Theo dõi một số chỉ tiêu về chất lượng trứng và ấp nở của đàn gà giống
Lương Phượng.

2


Chương 2

TỔNG QUAN
2.1. MỘT SỐ GIỐNG GÀ LÔNG MÀU NUÔI THEO HÌNH THỨC THẢ
VƯỜN Ở NƯỚC TA
(Lâm Minh Thuận và Chế Minh Tùng, 2002)
2.1.1. Gà nhập nội
+Sasso
Tại Việt Nam gà Sasso có màu lông màu nâu đỏ, mồng đơn, phát triển trung
bình, chân và mỏ vàng, da màu vàng. Nuôi nhốt theo công thức công nghiệp 8 tuần
đạt trọng lượng 1,5-1,7 kg với mức tiêu tốn thức ăn 2,5-2,7kg/kg tăng trọng. Nuôi
thả theo công thức bán công nghiệp năng suất thấp hơn.
+Nagoya
Là giống gà Nhật có nguồn gốc từ gà Cochinchin của Trung Quốc với đặc
tính thịt thơm ngon, ít mỡ. Gà có màu lông vàng rơm, lông cổ và lông đuôi có đốm
đen, mồng đơn nhỏ, da chân màu xám đen. Nuôi nhốt theo phương thức công
nghiệp với thức ăn hỗn hợp, 18 tuần xuất thịt với trọng lượng gà trống 2,2-2,4 kg,
gà mái 1,7-1,9 kg. Tiêu tốn thức ăn 3,4-3,7 kg/kg tăng trọng.
+Gà Tam Hoàng
Dòng Jiangcun: là giống gà nuôi hướng thịt , nhập từ tỉnh Quảng Đông,
Trung Quốc, có lông, chân, da màu vàng, ngoại hình to béo thích nghi với nuôi thả
vườn. Khối lượng gà trống trưởng thành 2,2-2,8kg, mái 1,8-2kg. Sản lượng trứng
135-155 quả/năm. Tiêu tốn thức ăn 2,85kg/kg tăng trọng .
Dòng 882: Màu vàng sậm, chân cao, da vàng, mào đơn, nuôi 3-5 tháng đạt
1,6-2kg, lượng thức ăn tiêu tốn 2,75kg/ kg tăng trọng. Sản lượng trứng 148 quả/
năm, trọng lượng trứng 40g, tỉ lệ nở 80-85%, thời gian khai thác là 52 tuần

3


+Gà Lương Phượng
Là giống gà hướng thịt, nhập từ Trung Quốc, màu lông vàng cộng với đốm

đen, thịt thơm ngon.Thích nghi với hình thức chăn thả tự do, khối lượng lúc 10 tuần
đạt 1,8-1,9kg. Gà mái bắt đầu đẻ ở tuần 21, sản lượng trứng đạt 175 quả/năm. Tỉ lệ
ấp nở đạt 80-85%, khối lượng trứng 45g, tỉ lệ nuôi sống cao, đạt 92-95%.
2.1.2. Gà địa phương
+Gà Ri
Dáng vóc nhỏ, thanh, lông gà trống màu đỏ tía, cánh và đuôi lông màu đen.
Gà mái lông màu vàng rơm với chấm đen ở cánh, cổ và đuôi. Đầu nhỏ và thanh,
mồng đơn nhỏ, chân thấp, màu da và chân vàng. Đẻ 112-120 trứng /năm, trứng từ
42-44g. Trọng lượng trưởng thành gà trống nặng 2,1-2,4kg, gà mái 1,4-1,6 kg.
+Gà Đông Cảo
Thân hình thô, to, mồng dâu, lông ít. Gà trống màu sặc sỡ từ đỏ tía đến màu
mận chín pha lẫn màu đen ánh xanh. Gà mái lông màu vàng nhạt, lông cổ màu nâu.
Gà Đông Cảo lớn nhanh, 140 ngày tuổi trống nặng 3,2-4 kg, mái 2,3-3 kg, sản
lượng trứng 55-65 quả/năm với trọng lượng trứng 52-60g. Ấp trứng và nuôi con
kém nên tỉ lệ ấp nở chỉ từ 60-70%.
+Gà Mía
Thân hình to, thô, chậm chạp, lông mọc chậm, gà con và gà giò thường trụi
lông. Tốc độ sinh trưởng nhanh, lúc 140 ngày tuổi gà trống nặng 3,5-4kg, gà mái
2,5-3kg. Đẻ lứa đầu lúc 210-215 ngày tuổi, 55-60 trứng/năm, trứng nặng 52-58g,
nuôi con và ấp trứng kém.
+Gà Hồ
Gà trống lông màu mận chín hay màu đen ánh xanh, gà mái lông màu nâu
nhạt. Da và chân vàng, thịt thơm ngon. Tốc độ tăng trọng nhanh, gà trưởng thành
trống nặng 4-4,5kg, mái 2,8-3,2kg. Sản lượng trứng thấp, ấp và nuôi con kém.
+Gà Ta Vàng
Gà trống lông màu đỏ tía, có lông đen ở cánh và đuôi, lông đuôi dài cong vút
, mồng đơn nhỏ. Gà mái lông màu vàng nhạt, vùng cổ lông sậm, có đốm đen, lông

4



đuôi dài, xòe. Gà ta vàng có chân và mỏ vàng, xương nhỏ, thịt thơm ngon nhưng tốc
độ sinh trưởng chậm. Ở 1 năm tuổi trống nặng 2-2,2kg, mái 1,7-1,8kg. Đẻ lúc sáu
tháng tuổi, 70-80 trứng/năm, ấp và nuôi con giỏi .
+Gà Tàu Vàng
Gà trống to con nhưng hiền, lông vàng nhạt và mọc lông chậm hơn so với gà
Ta Vàng, hơi trụi, đuôi cụt cong và sắc xanh biếc pha lẫn màu đen. Đầu to, mồng
đơn, mỏ màu nâu sậm, chân vàng ửng hồng,cựa lớn. Trọng lượng 1 năm tuổi đạt
2,8-3kg . Gà mái thân vuông vức, lông vàng nhạt hoặc vàng sậm, mồng đơn nhỏ,
đầu nhỏ, thanh, chân vàng, thấp, có thể có lông. Gà mái đẻ sai, khoảng 100 trứng/
năm, trọng lượng trứng 35-45g, ấp trứng và nuôi con giỏi.
+Gà Tre
Tầm vóc nhỏ, đầu nhỏ, chân thấp, màu lông xám xen trắng, trống có lông cổ
và đuôi vàng xen trên mình lông đen, xám.
+Gà Nòi
Lông màu đen xen ánh đỏ, đầu to thô, mồng dâu hoặc quả đậu, mắt đen sắc
xảo có quầng đỏ, cổ dài và to, vành tai đỏ, thân rộng, ngực nở, chân cao có hàng
vẩy xanh đen, cựa dài. Trọng lượng trống 1 năm tuổi khoảng 2-2,4kg, mái 1,31,6kg. Gà mái ít đẻ 30-40 trứng/năm, vỏ trứng màu hồng .
+Gà Ác
Tầm vóc rất nhỏ, lông trắng ánh xanh, lông bung ra, chân đen với 5 ngón, da
màu chì. Trọng lượng gà 1 năm tuổi gà trống nặng 1-1,2kg, gà mái 0,7-0,9kg. Đẻ
60-70 trứng/năm, trọng lượng trứng 25-30g.
2.2. ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO VÀ SINH LÝ CỦA GIA CẦM MÁI SINH SẢN
(Lâm Minh Thuận, 2004)
2.2.1. Buồng trứng
Ở gia cầm mái chỉ phát triển buồng trứng và ống dẫn trứng bên trái, buồng
trứng và ống dẫn trứng bên phải ngưng phát triển ngay từ ngày tuổi thứ 5 của phôi
Buồng trứng của gia cầm có khỏang 3000 -3500 noãn hoàng. Lúc mới nở
buồng trứng có dạng phiến mỏng với kích thước 1-2mm và nặng khoảng 0,3 -0,5g


5


.Ở 4 tháng tuổi buồng trứng gà mái dạng phiến hình thoi nặng khoảng 2,4-2,7g
.Thời kỳ bắt đầu đẻ trứng buồng trứng phát triển lớn, hình dạng như chùm nho. Khi
chín và rụng noãn hoàng có đường kính 3,5-4 cm.
Sự rụng noãn ở gà xảy ra 1 lần trong ngày, thường 30 phút sau khi đẻ trứng.
Nếu trứng đẻ sau 16h thì sự rụng trứng sẽ rời lại đến sáng hôm sau.
2.2.2. Ống dẫn trứng
Ống dẫn trứng của gia cầm hình ống, là nơi trứng được thụ tinh, tích lũy lòng
trắng, hình thành vỏ lụa và vỏ cứng của trứng. Chỉ ở gia cầm mái đang đẻ trứng ống
dẫn trứng mới phát trển tối đa và có thể quan sát rõ các phần sau:
∗Phần phễu hay loa:
Là phần đầu ngay sát buồng trứng dài 4-7cm, đường kính dài 8-9cm. Với
thành mỏng phía trên dầy dần xuống phần đáy, niêm mạc xếp nếp tạo thành chỗ
chứa tinh trùng.
Khi lòng đỏ rụng khỏi buồng trứng, phễu chuyển động và tóm lấy, phần đáy
phễu tiết ra sợi nhầy albumin đặc cuộn quanh lòng đỏ tạo nên dây chằng giữ lòng
đỏ ở trung tâm quả trứng. Lòng đỏ nằm lại phần phễu không quá 20-30 phút, tại đây
tế bào sinh dục cái nằm trên bề mặt lòng đỏ nếu gặp tinh trùng sẽ được thụ tinh.
∗Phần tạo lòng trắng:
Là phần dài nhất của ống dẫn trứng có thể dài tới 50-55 cm ở gà mái đang đẻ
trứng, thành dày, chứa nhiều tuyến hình ống tiết albumin, nguyên liệu tạo thành các
lớp lòng trắng đặc và loãng bao quanh lòng đỏ. Thời gian trứng ở phần tạo lòng
trắng khoảng 2-3 giờ.
∗Đoạn eo isthmus:
Là đoạn thắt hẹp của ống dẫn trứng dài khoảng 8cm với lớp niêm mạc có
nhiều tuyến tiết ra chất hạt giống như keratin tạo thành lớp sợi đan nhau để hình
thành màng vỏ lụa của trứng. Tại đây trứng nằm lại khoảng 1 giờ.
∗Tử cung:

Là phần tiếp theo đoạn eo, phình rộng hình túi dài khoảng 10-12 cm. Vách tử
cung dày, các nếp nhăn niêm mạc phát triển có nhiều tuyến tiết dịch lỏng, chất dịch

6


này thấm qua lớp vỏ lụa vào lòng trắng làm tăng khối lượng trứng đáng kể. Vách tử
cung còn tiết ra nguyên liệu để tạo vỏ cứng của trứng. Sự tổng hợp chất tạo vỏ cứng
được tiến hành trong suốt thời gian trứng nằm trong tử cung (16-18giờ). Trong
thành tử cung có nhiều mạch máu để cung cấp chất tạo vỏ trứng.
∗Cổ tử cung:
Là đoạn cuối của ống dẫn trứng tiếp nhận trứng đã hoàn chỉnh và chuẩn bị
đẩy ra ngoài. Cổ tử cung dài 7-12cm, niêm mạc nhăn, nghèo ống tuyến nhưng lớp
cơ dầy phát triển tốt, đặc biệt vùng cơ vòng ở phần cuối, nhờ sự co bóp của cơ này
mà trứng được đưa ra lỗ huyệt.
Thời gian tạo trứng ở gà mái là 25-28 giờ, nếu trứng được hình thành trong
vòng 25 giờ thì gà mái đẻ liên tục mỗi ngày 1 trứng, chu kỳ đẻ trứng kéo dài và gà
có năng suất trứng cao. Còn khi kéo dài thời gian tạo trứng 27-28 giờ, trứng nằm
lâu trong tử cung, nếu nửa ngày hôm sau không đẻ thì không rụng noãn tiếp và gà
sẽ ngưng đẻ 1 ngày.
2.2.3.Quá trình tạo và đẻ trứng
Ở gia cầm mái sau 3 tháng tuổi hormon hướng sinh dục FSH kích thích nang
noãn phát triển và LH từ tuyến yên kích thích sự phát triển của nang noãn trong
buồng trứng và kiểm soát sự rụng noãn. Khi nang trứng trưởng thành, tế bào nang
trứng tiết oestron, chất này kích thích sự phát triển và hoạt động của ống dẫn trứng,
đồng thời điều khiển sự gia tăng mức độ trao đổi chất, tăng tích trữ chất dinh dưỡng
cho sự phát triển của lòng đỏ và quá trình tạo lòng trắng. Hormon của tuyến yên
kích thích tuyến cận giáp giúp Canxi hấp thu và dự trữ trong máu và xương tăng.
Sau khi rụng noãn, các tế bào nang noãn vỡ ra tiết progesterol có vai trò qua trọng
trọng trong quá trình hoạt động của ống dẫn trứng và sự tạo lòng trắng cũng như lớp

vỏ trứng . Quả trứng trong tử cung kích thích tuyến yên tiết ra oxytoxin (hormon ức
chế đẻ) và prolactin ức chế tạm thời sự tiết LH làm chậm việc rụng nang noãn đã
trưởng thành.

7


2.3. SƠ LƯỢC THÀNH PHẦN HÓA HỌC VÀ CẤU TẠO CỦA TRỨNG
2.3.1. Thành phần hóa học
Trong trứng giàu chất đạm, nhiều chất dinh dưỡng và vitamin khác.
Theo tài liệu của công ty giống gia cầm và gà công nghiệp thành phần của
trứng như sau:
Lòng trắng (%)

Lòng đỏ (%)

Cả quả trứng (%)

Nước

87,8-87,9

49,0–49,7

65,5–65,6

Đạm

10,0–10,6


16,5–16,7

12,1–12,9

Béo

0,1–0,9

31,6–32,6

9,3–10,5

Khoáng

0,6–0,8

1,1–1,5

10, 9–11,2
(Trích dẫn Đàm Xuân Thủy, 2002)

2.3.2. Cấu tạo của trứng gà
(Lâm Minh Thuận, 2004)
Trứng gia cầm có khối lượng khác nhau tùy thuộc vào loài và giống gia cầm
, nhưng về hình dạng, cấu trúc và tỉ lệ các thành phần thì không khác biệt nhiều lắm
như vỏ chiếm khoảng 9-13% trọng lượng trứng, lòng trắng chiếm 52-58% và lòng
đỏ chiếm 30-35 %.
a) Vỏ trứng
Vỏ trứng có nhiều lớp có cùng chức năng là định hình và bảo vệ mầm phôi
cùng khối chất dinh dưỡng đảm bảo cho phôi phát triển bình thường ngoài cơ thể

gia cầm mẹ.
Vỏ trứng là nguồn khoáng cung cấp cho sự phát triển xương của phôi.Vỏ
trứng gồm phần vỏ cứng ngoài cùng và phần vỏ lụa bên trong.
Lớp vỏ cứng có cấu trúc bởi những khối tinh thể CaCO3 với bề dày khoảng
300 µm. Trên bề mặt vỏ cứng có khoảng 10000 lỗ thông hơi và tổng cộng chiếm
0,34% diện tích bề mặt vỏ và cho phép sự trao đổi khí và hơi nước giữa trứng và
không khí. Phần vôi của vỏ cứng chứa khoảng 2% chất hữu cơ và chút ít P và Mg.
Lớp ngoài cùng của vỏ cứng được bao phủ lớp glycoprotein dày khoảng 10 µm có

8


chứa chất sát khuẩn để bảo vệ trứng nhưng lớp này dễ bị vô hiệu hóa bởi những yếu
tố bên ngoài như độ ẩm cao, nhiệt độ cao, sự va chạm gây trầy xước …
Phần vỏ lụa có cấu trúc lưới bằng những sợi glycoprotein có bề dày khoảng 6
µm gồm 2 lớp, lớp trong cùng tiếp xúc với lòng trắng trứng và màng allantois khi
phôi phát triển, đây là lớp bảo vệ quan trọng chống sự xâm nhập của vi trùng .
b) Lòng trắng
Là hỗn hợp của hơn 40 loại protein khác nhau, hầu hết là các protein đơn
giản.
Lòng trắng trứng gồm có lớp lòng trắng đặc ở giữa chiếm 57% và 2 lớp lòng
trắng loãng ở trong và ngoài chiếm 17 và 23% tương ứng trong trứng tươi.
Dây chằng salary có nguồn gốc từ lòng trắng có tác dụng giữ khối lòng đỏ
cân bằng ở vị trí trung tâm quả trứng.
Lòng trắng có chức năng bảo vệ phôi, chứa hợp chất chứa Cl có tính diệt
khuẩn cao. Lòng trắng cung cấp chất dinh dưỡng cho phôi phát triển trong giai đoạn
đầu, cho đến ngày ấp thứ 14 lòng trắng đã tiêu hết.
c) Lòng đỏ
Lòng đỏ thực sự hình tròn với nhiều lớp đồng tâm, chứa hầu hết các potein
phức tạp, vitamin, vi khoáng, các chất có hoạt tính sinh học cao cug cấp chất dinh

dưỡng nuôi phôi và gà con trong những ngày đầu.
2.4. MỘT SỐ CHỈ TIÊU DÙNG ĐỂ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG TRỨNG
2.4.1. Trọng lượng trứng
Trứng có trọng lượng trung bình từ của giống là những trứng cho tỉ lệ ấp nở
cao nhất và chất lượng gà con tốt nhất. Với trọng lượng này tỉ lệ lòng trắng và lòng
đỏ cân bằng nhất cho sự phát triển của phôi (Lâm Minh Thuận, 2004).
2.4.2. Độ dày vỏ
Có ý nghĩa quan trọng trong việc đánh giá phẩm chất trứng. Vỏ trứng dày
trung bình 0,35mm là đạt yêu cầu.
Vỏ trứng quá mỏng chứng tỏ quá trình tạo trứng không bình thường, trứng
dễ bị dập, bể, tỉ lệ hao hụt cao, không cung cấp đủ khoáng cho phôi phát triển, quá

9


trình trao đổi nước và oxy rối loạn nên tỉ lệ chết phôi cao (Lâm Minh Thuận, 2004)
.2.4.3. Chỉ số hình dạng (CSHD )
CSHD = Rộng/Dài
Trứng bình thường có CSHD từ 0,74-0,85 là trứng có hình thái đặc trưng
elip . Trứng quá tròn hoặc quá dài là không bình thường. Trứng ăn thì CSHD
không quan trọng nhưng với trứng ấp thì CSHD có ý nghĩa quan trọng vì nói lên
trạng thái sức khỏe của gà mái mẹ ( Lâm Minh Thuận và Chế Minh Tùng, 2002 ) .
2.4.4. Chỉ số Haugh
(Lâm Minh Thuận và Chế Minh Tùng, 2002 ) .
Dùng để đánh giá độ nhớt của lòng trắng đặc, đó là chỉ số quan trọng dùng
để đánh giá phẩm chất trứng. Chỉ số Haugh biểu thị tương tác giữa chiều cao lòng
trắng đặc và trọng lượng trứng theo công thức:
HU = 100 log (H +7,57–1,7 W 0,37 )
HU: chỉ số Haugh, H: chiều cao lòng trắng đặc (mm), W: trọng lượng trứng
(g)

2.4.5. Độ đậm màu lòng đỏ
Được đo bằng quạt màu chia độ từ 1-15. Trứng gà có màu lòng đỏ dưới 6 là
lòng đỏ nhạt màu do thiếu carotenoid, màu lòng đỏ trên 7 là tốt (Lâm Minh Thuận
và Chế Minh Tùng, 2002 ).
2.5.QUY TRÌNH ẤP TRỨNG
(Lâm Minh Thuận, 2004)
2.5.1. Tiếp nhận trứng và tuyển chọn trứng ấp
Chọn những trứng đạt tiêu chuẩn để ấp, loại bỏ trứng dập bể hoặc rạn nứt do
di chuyển, nếu trứng dơ, vỏ bị bẩn thì có thể lau nhẹ bằng khăn mềm nhúng nước
ấm. Khi nhận trứng phải ghi sổ và xếp trứng vào vỉ của trạm ấp, từng lô trứng có
phiếu ghi số lô và số lượng trứng. Trứng được xếp đầu tù phía trên .
2.5.2. Sát trùng trứng
Sau khi tiếp nhận trứng đưa vào buồng xông sát trùng trong 20 phút bằng
hỗn hợp formol và thuốc tím với liều lượng 30ml formol +17g thuốc tím cho 1m3

10


thể tích buồng xông.
2.5.3. Bảo quản trứng
Xông trứng xong, chuyển ngay vào phòng bảo quản giữ ở nhiệt độ 15-200C,
ẩm độ 75-80%.
2.5.4. Đưa trứng vào máy ấp
Máy ấp phải được vệ sinh sạch sẽ sau mỗi đợt ấp hay trước khi đưa trứng
vào máy.
Nếu trứng ấp đã qua thời gian bảo quản thì phải được đưa ra làm ấm 1 thời
gian nhất định trước khi vào máy. Thời gian làm ấm phụ thuộc vào nhiệt độ và thời
gian bảo quản sao cho nhiệt độ trong trứng khi vào máy khoảng 22-230C, thường
đưa trứng ra nhiệt độ 25-270C trong 6-18 giờ.Trứng ấp được làm ấm 1 giờ cuối ở
nhiệt độ 27-320C sẽ cải thiện đáng kể tỉ lệ ấp nở.

Kiểm tra máy ấp, cho máy hoạt động .
2.5.5. Soi trứng
Soi trứng 3 lần tiến hành vào các thời điểm:
-Sau 6 ngày ấp để loại bỏ những trứng không thụ tinh, chết phôi
-Sau 13 ngày ấp để kiểm tra sự phát triển của phôi
-Sau 18 ngày ấp để kiểm tra sự phát triển của phôi và chuyển trứng sang máy
nở.
2.5.6. Ra gà
Ngày thứ 21 khi gà con đã khô lông nên đưa gà con ra ngoài, lựa chọn phân
loại, chủng ngừa và đóng gói để chuyển đi các trại.
2.5.7. Nguyên lý hoạt động của máy ấp
Nguồn nhiệt cho máy ấp có thể là hơi nước nóng, hơi nóng. Dao động từ
37,5-37,80C.
Nguồn ẩm độ cung cấp qua bề mặt bốc hơi nước của khay nước hoặc thiết bị
phun sương trong máy ấp đảm bảo trong buồng ấp là 70-75%.
Hệ thống thông thoáng tùy thuộc vào số trứng, nhu cầu không khí khoảng
0,8-0,9m3/giờ/1000 trứng. Hệ thống thông thoáng gồm quạt và hệ thống thông hơi

11


bố trí sao cho không mất nhiệt và không khí.
Đảo trứng 2giờ/lần một góc 450 so với trục đứng.
2.6. MỘT SỐ BỆNH LÝ Ở GÀ 1 NGÀY TUỔI KHI ẤP TRỨNG BẰNG MÁY
CÔNG NGHIỆP
(Bùi Đức Lũng và Nguyễn Xuân Sơn, 2003)
2.6.1. Ấp trứng đã bảo quản lâu ngày
Phôi phát triển chậm, muộn, gà nở chậm.Gà con mổ vỏ nhưng không nở
được, kéo dài thời gian nở. Gà con nở ra dính bết và bẩn do lòng trắng chưa tiêu
hết. Nói chung gà con yếu, nặng bụng, tỉ lệ nuôi sống thấp.

2.6.2. Bệnh chân cánh ngắn ( Micromelia)
Biểu hiện chân và cánh ngắn, xương bàn chân cong và to. Xương ống ngắn
và cong. Ngoài ra còn một số hiện tượng khác như đầu to, xương hàm và mỏ dưới
ngắn, mỏ trên quặp xuống, lông không bông.
Do thiếu dinh dưỡng trong trứng, do đàn gà sinh sản ăn thức ăn không cân
đối đủ đạm, khoáng như Mn, vitamin như B2, H …
2.6.3. Bệnh khèo chân ( Perosit )
Biểu hiện các khớp xương nối đùi với xương ống chân và bàn chân bị sưng,
gân bị trượt khỏi khớp. Vì vậy làm chân gà khèo về một phía, gà hầu như không đi
lại được hoặc đi bằng khuỷu chân.
Do thiếu chất khoáng Mn, axit folic, vitamin H, niaxin, B12 trong thức ăn
cho gà.
2.6.4. Bệnh động kinh (Atexia)
Gà con vừa nở ra cử động hỗn loạn, đặc trưng nhất là ngả đầu về phía lưng,
ngửa mặt lên trời, xoay quanh hình tròn hoặc gục đầu vào bụng. Gà con không ăn
uốn được và chết ngay trong 1-2 ngày đầu.
Do thức ăn gà bố mẹ thiếu vitamin H, B2, B1 và khoáng Mn.
2.6.5. Bệnh bết dính khi nở
Thường xuyên xảy ra khi gà bắt đầu mổ vỏ. Lỗ vỏ trứng mà gà vừa mổ tràn
ra một chất lỏng dính màu vàng và khô rất nhanh, làm bịt kín mũi và mỏ của gà con

12


làm gà chết ngạt. Một số trường hợp lỗ vỏ trứng rộng to, gà nở được nhưng chất
lỏng nhày làm lông dính bết, có khi dính cả vỏ làm gà không cử động được.
Do gà bố mẹ thiếu vitamin nhón B, nhất là B2, H, nhưng lại thừa chất đạm
động vật.
2.7. NHỮNG NGUYÊN NHÂN VÀ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TỈ LỆ ẤP
NỞ

(Trích dẫn Đàm Xuân Thủy, 2002)
Có rất nhiều nguyên nhân ảnh hưởng đến sự thụ tinh cũng như sự phát triển
phôi thai và đưa đến tỉ lệ ấp nở khác nhau.
2.7.1. Chất lượng đàn gà giống và trạng thái của trứng
a) Chất lượng đàn gà giống
- Một số bệnh truyền nhiễm có thể xâm nhập vào trứng như:
lao ( Tuberculosis ), CRD, Salmonelosis ….
- Tuổi đàn gà giống: tỉ lệ thụ tinh và tỉ lệ ấp nở cao nhất trong năm đầu tiên,
sang năm thứ 2, 3 thì tỉ lệ này giảm dần.
- Phương pháp ghép đôi giao phối: giao phối trong cùng họ hàng hay đồng
huyết thì tỉ lệ nở giảm thấp, sức sống của phôi kém. Lai giữa các dòng sẽ tăng tỉ lệ
nở do phát huy được ưu thế lai.
b) Trạng thái trứng ấp
- Trứng có trọng lượng trung bình của giống cho tỉ lệ ấp nở cao nhất.
- Trứng có chỉ số hình dạng từ 0,74–0,85 cho tỉ lệ ấp nở tốt nhất so với trứng
quá tròn hoặc quá dài.
- Vỏ trứng ấp phải có bề mặt nhẵn, đều màu, không rạn nứt hoặc bị đóng cục
Ca.
2.7.2. Tỉ lệ trống mái
Tỉ lệ này phù hợp là 1 trống/8-10 mái, nếu tỉ lệ mái quá cao hoặc trống quá
thấp sẽ làm giảm tỉ lệ thụ tinh dẫn đến giảm tỉ lệ ấp nở.

13


2.7.3. Ảnh hưởng của chuồng trại, thu nhặt vận chuyển và bảo quản
trứng
Chuồng nuôi gà ẩm thấp, dột, bẩn làm trứng dễ bị nhiễm bẩn, nấm mốc, vi
khuẩn nên tỉ lệ chết phôi sẽ cao.
Thu nhặt, vận chuyển, bảo quản trứng không tốt, trứng bị đứt dây chằng, rạn

nứt đều gây bất lợi đến sự phát triến của phôi.
2.7.4. Ảnh hưởng của chế độ ấp
(Bùi Đức Lũng và Nguyễn Xuân Sơn, 2003)
a) Ảnh hưởng của nhiệt độ
Nếu thiếu nhiệt trong những ngày đầu ấp trứng sẽ ảnh hưởng đến sự phát
triển của phôi, phôi chết nhiều sau 4-6 ngày ấp. Trứng chết phôi có vòng máu nhỏ
nhạt.
Nếu thiếu nhiệt kéo dài (dưới 370C) thì gà nở bị nặng bụng, sau này thường
bị ỉa chảy.
Khi trứng ấp ở nhiệt độ quá thấp (dưới 35-360C) kéo dài trong nhiều thời
điểm ấp thì túi lòng đỏ không co vào được xoang bụng, gà nở bị hở rốn, túi lòng đỏ
có màu xanh lá cây.
Ảnh hưởng của nhiệt độ đến tỉ lệ ấp nở trứng gà:
Nhiệt độ
( 0C )
35,6
36,1
36,7
37,2
37,8
38,3
38,9
39,4

Tỉ lệ nở
(%)
10
50
70
80

88
85
75
50

Thời gian ấp kéo dài
( ngày )
22,5
21,5
21,0
21,0
21,0
19,5
19,5

b) Ảnh hưởng của độ ẩm
* Điều hòa bay hơi nước từ trứng
Trong những ngày đầu ấp trứng cần làm giảm bay hơi nước trong trứng để

14


các chất dinh dưỡng của lòng trắng và lòng đỏ dễ hòa tan, cung cấp cho phôi phát
triển và làm giảm tỉ lệ chết phôi.
Vào giữa quá trình ấp (sau 10 ngày ấp) độ ẩm tương đối trong máy cao hơn
,chỉ để bay hơi nước nội sinh–nước tạo ra trong quá trình phát triển của phôi.
Vào cuối kì ấp (sang máy nở) độ ẩm cao hơn các giai đoạn khác, mục đích
làm giảm độ bay hơi nước trong trứng. Nếu lúc này độ ẩm trong máy thấp hơn so
với quy định sẽ làm gà chết trong trứng.
*Điều chỉnh sự tỏa nhiệt của trứng phụ thuộc vào từng giai đoạn ấp

Độ ẩm cao trong những ngày đầu sẽ làm giảm bay hơi nước, góp phần giữ
nhiệt, đồng thời làm nước tron trứng bốc hơi từ từ.
Trong những ngày cuối cùng phải tăng độ ẩm trong máy để hút bớt nhiệt của
trứng, làm hạ nhiệt độ trong trứng và máy ấp.
Khi ẩm độ trong máy vượt quá yêu cầu (quá 80%), gà ở bị yếu, ít hoạt động,
lông gà bết dính ở rốn và hậu môn, màu lông vàng đậm, mỏ và chân nhợt nhạt. Gà
con bị bụng to và nặng. Sau này gà con nuôi chậm lớn tỉ lệ chết cao.
*Ảnh hưởng của độ thông thoáng khí
Phải đảm bảo lượng CO2 trong máy không vượt quá 0,2%, nếu nồng độ CO2
vượt cao, nồng độ khí O2 giảm có thể làm phôi chết hàng loạt .
*Ảnh hưởng của đảo trứng
Trứng xếp vào khay ấp phải đặt đầu to lên trên, đầu nhọn xuống dưới, nếu
xếp ngược lại thì vào cuối chu kỳ ấp đầu phôi gà ở phía đầu nhọn sẽ không có
không khí thở và bị chết ngạt.
Trong những ngày đầu tiên, nếu không đảo trứng, phôi sẽ bị lòng đỏ ép vào
vỏ, sự phát triển bị ngừng lại và phôi bị chết.
2.7.5.Ảnh hưởng của chế độ dinh dưỡng
(Bùi Đức Lũng và Nguyễn Xuân Sơn, 2003)
- Thiếu B1: gà con nở có hiện tượng viêm đa thần kinh. Gà đi ngật ngưỡng,
loạng choạng, một số bị liệt, bị Atexia .
- Thiếu B2: phôi phát triển chậm, phôi chết nhiều vào giữa và cuối kỳ ấp. Từ

15


×