BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NUÔI THÚ Y
****************
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CỦA VE KÝ SINH TRÊN BÒ VÀ HIỆU
QUẢ DIỆT VE CỦA AZADIRACHTIN CHIẾT XUẤT TỪ
CÂY NEEM (AZADIRACHTA INDICA)
Sinh viên thực hiện: NGÔ NGỌC PHÚC
Lớp: DH05TY
Ngành: Thú Y
Niên khoá: 2005 - 2010
Tháng 8/2010
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NUÔI THÚ Y
****************
NGÔ NGỌC PHÚC
MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CỦA VE KÝ SINH TRÊN BÒ VÀ HIỆU
QUẢ DIỆT VE CỦA AZADIRACHTIN CHIẾT XUẤT TỪ
CÂY NEEM (AZADIRACHTA INDICA)
Khoá luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Bác sỹ thú y
Giáo viên hướng dẫn
TS. LÊ HỮU KHƯƠNG
Tháng 8/2010
XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Họ tên sinh viên thực hiện: Ngô Ngọc Phúc
Tên luận văn: “MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CỦA VE KÝ SINH TRÊN BÒ VÀ
HIỆU QUẢ DIỆT VE CỦA AZADIRACHTIN CHIẾT XUẤT TỪ CÂY
NEEM (AZADIRACHTA INDICA)”
Đã hoàn thành luận văn theo đúng yêu cầu của giáo viên hướng dẫn và các ý
kiến nhận xét, đóng góp của Hội đồng chấm thi tốt nghiệp khoa ngày ...........................
(ngày báo cáo)
Giáo viên hướng dẫn
Lê Hữu Khương
i
LỜI CẢM ƠN
Chân thành cảm ơn
Ban giám hiệu Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh và ban
chủ nhiệm khoa Chăn nuôi Thú y đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá
trình học tập và nghiên cứu.
Tất cả quý thầy cô trong khoa Chăn nuôi Thú y đã tận tâm truyền đạt kiến
thức, kinh nghiệm bổ ích cho tôi trong suốt những năm vừa qua.
TS. Lê Hữu Khương đã tận tình hướng dẫn và động viên để em có được ngày
hôm nay.
Anh Lê Việt Bảo, hiện đang công tác tại Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông
thôn Thành phố Hồ Chí Minh cùng ban lãnh đạo Trung tâm Quản lý và Kiểm định
Giống Cây trồng – Vật nuôi và Công ty bò sữa An Phú đã tạo mọi điều kiện thuận
lợi để tôi hoàn thành tốt đề tài này.
Xin cảm ơn
Toàn thể các bạn sinh viên lớp Thú y khóa 31 đã chia sẻ buồn vui, động viên,
giúp đỡ tôi trong học tập lẫn trong quá trình thực tập tốt nghiệp.
NGÔ NGỌC PHÚC
ii
TÓM TẮT
Đề tài nghiên cứu “Một số đặc điểm của ve ký sinh trên bò và hiệu quả diệt
ve của azadirachtin chiết xuất từ cây neem (Azadirachta indica)” được tiến hành
tại phòng thí nghiệm trường Đại học Nông Lâm Tp Hồ Chí Minh, Công ty bò sữa
An Phú thuộc xã An Phú, huyện Củ Chi và trại thực nghiệm Trung tâm Quản lý
và Kiểm định Giống Cây trồng – Vật nuôi, thời gian từ tháng 2/2010 đến tháng
7/2010.
Đề tài gồm 3 nội dung: (1) Dựa vào một số đặc điểm hình thái để định
danh loài ve ký sinh chủ yếu trên bò. (2) Khảo sát quá trình sinh sản của ve
trong phòng thí nghiệm. (3) Đánh quá hiệu quả diệt ve của azadirachtin.
(1) Kết quả định danh cho thấy loài ve ký sinh chủ yếu trên bò ở Công ty
Bò sữa An Phú là Boophilus microplus.
(2) Quá trình sinh sản của ve Boophilus microplus như sau: thời gian trước
khi đẻ trứng trung bình kéo dài 3 ngày, thời gian đẻ trứng trung bình 5 ngày và
ve cái sống khoảng 6 ngày sau khi đẻ xong. Kích thước trung bình của ve cái
trước khi đẻ trứng dài 10 mm, rộng 6,8 mm và sau khi đẻ trứng dài 5,9 mm,
rộng 4,8 mm. Số trứng trung bình mỗi ve cái đẻ được là 2163 trứng. Thời gian
trung bình để trứng ve phát triển dài 20 ngày, trứng nở trong 3 ngày và ấu trùng
sống trung bình 30,5 ngày khi không ký sinh lên vật chủ.
(3) Kết quả thử nghiệm ảnh hưởng của azadirachtin đến ve ký sinh trên bò:
Ở nồng độ 300 ppm và 150 ppm diệt 100% trứng, ấu trùng và ve trưởng
thành, sau 4 giờ tính từ lúc xịt.
Ở nồng độ 75 ppm làm giảm tỷ lệ nở của trứng xuống còn 3,3 %, diệt 83,4 %
ấu trùng và 72,4 % ve trưởng thành sau 4 giờ tính từ lúc xịt.
Ở nồng độ 37,5 ppm và 30 ppm làm giảm tỷ lệ nở của trứng xuống còn 11 –
12,7 %, diệt 9,3 – 12 % ấu trùng và 6,6 – 12,1 % ve trưởng thành.
Tỷ lệ chết của ve ký sinh trên bò thực nghiệm là 81,6 % sau 4 giờ tính từ lúc
xịt dung dịch nồng độ 300 ppm.
iii
ABSTRACT
The study “Some characterisrics of the bovine tick and effecacy of
azadirachtin extracted from neem tree (Azadiracta indica)” was carried out at
parasitology laboratory of Nong Lam University, Ho Chi Minh city; Dairy cattle
An Phu Company, Cu Chi District, Ho Chi Minh city and The Plant – Livestock
Breed Management and Control Center in the period from February, 2010 through
July, 2010.
The study includes 3 contents: (1) Basing on the morphological
characteristics to identify tick infestation in cattle. (2) Researching the reproductive
periods of the engorged female ticks in laboratory. (3) Evaluating the efficacy of
azadirachtin against tick infestation in cattle.
(1) The result of identification was concluded that ticks parasitizing cattle is
Boophilus microplus.
(2) The reproduction of Boophilus microplus: pre-oviposition period is 3
days, oviposition period is 5 days, female survival period is 6 days. The dimension
of engorged female is 10 x 6,8 mm before starting oviposition and 5,9 x 4,8 mm
after ending oviposition. Egg quantity is 2163. Incubation period of eggs is 20 days.
Hatching period is 3 days. And larval mortality period is 30,5 days.
(3) The effecacy of azadirachtin against tick infestation in cattle:
The dilution of 300 ppm and 150 ppm killed 100 % eggs, larvae and adult
ticks after treatingin 4 hours.
The dilution of 75 ppm caused egg-hatching rate to decrease and killed
83,4% larvae, 72,4 % aldult ticks after treating in 4 hours.
The dilution of 37,5 ppm and 30 ppm caused egg-hatching rates to decrease
and killed 9,3 – 12 % larvae, 6,6 – 12,1 % adult ticks after treating in 4 hours.
Mortality of tick infestation in cattle is 81,6 % after treating with dilution of
300 ppm in 4 hours.
iv
MỤC LỤC
TRANG
Xác nhận của giáo viên hướng dẫn ............................................................................. i
Lời cảm tạ................................................................................................................... ii
Tóm tắt ...................................................................................................................... iii
Danh sách các chữ viết tắt ........................................................................................ vii
Danh sách các bảng .................................................................................................. vii
Danh sách các hình.................................................................................................. viii
Chương 1 MỞ ĐẦU ................................................................................................. 1
Chương 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN................................................................................... 3
2.1 .................................................................................................................. S
Ơ LƯỢC VỀ CÂY NEEM (AZADIRACHTA INDICA) VÀ HOẠT CHẤT
AZADIRACHTIN ............................................................................................... 3
2.1.1 ............................................................................................................... P
hân loại ............................................................................................................. 3
2.1.2 ............................................................................................................... S
ơ lược về hoạt chất sinh học azadirachtin chiết xuất từ cây neem ................... 4
2.1.3 ............................................................................................................... C
ông dụng , liều lượng và cách dùng của azadirachtin ...................................... 5
2.1.4 ............................................................................................................... Đ
ộc tính của azadirachtin .................................................................................... 5
2.1.5 ............................................................................................................... M
ột số công trình nghiên cứu về dịch chiết từ cây neem .................................... 5
2.2 .................................................................................................................. G
IỚI THIỆU VỀ VE CỨNG (IXODIDAE) ........................................................... 6
2.2.1 ............................................................................................................... P
hân loại ............................................................................................................. 6
v
2.2.2 ............................................................................................................... C
ấu tạo cơ thể ...................................................................................................... 6
2.2.3 ............................................................................................................... K
hóa phân loại ve cứng ..................................................................................... 10
2.2.4 ............................................................................................................... V
òng đời chung của ve ...................................................................................... 11
2.2.5 ............................................................................................................... N
hững nghiên cứu về ve cứng (Ixodidade) ....................................................... 15
2.3 .................................................................................................................. M
ỘT SỐ HÓA DƯỢC TRỊ VE THÔNG DỤNG ................................................ 17
2.3.1 ............................................................................................................... A
mitraz .............................................................................................................. 17
2.3.2 ............................................................................................................... D
eltamethrin ...................................................................................................... 18
2.3.3 ............................................................................................................... I
vermectin ........................................................................................................ 19
vi
Chương 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM ........................... 21
3.1 .................................................................................................................. T
HỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM ................................................................................ 21
3.2 .................................................................................................................. H
ÓA CHẤT VÀ DỤNG CỤ THÍ NGHIỆM ........................................................ 21
3.3 .................................................................................................................. N
ỘI DUNG ........................................................................................................... 21
3.3.1 ............................................................................................................... N
ội dung 1: Một số đặc điểm hình thái của ve ký sinh trên bò.......................... 21
3.3.2 ............................................................................................................... N
ội dung 2: Khảo sát quá trình sinh sản của ve ................................................. 21
3.3.3 ............................................................................................................... N
ội dung 3: Đánh giá hiệu quả diệt ve của azadirachtin.................................... 22
3.4 .................................................................................................................. P
HƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH............................................................................ 24
3.4.1 ............................................................................................................... P
hương pháp thu thập mẫu ................................................................................ 24
3.4.2 ............................................................................................................... P
hương pháp bảo quản mẫu .............................................................................. 24
3.4.3 ............................................................................................................... P
hương pháp nuôi ve ......................................................................................... 25
3.4.4 ............................................................................................................... P
hương pháp đếm trứng .................................................................................... 25
3.4.5 ............................................................................................................... P
hương pháp định danh ve ................................................................................ 25
3.4.6 ............................................................................................................... P
hương pháp xử lý số liệu ................................................................................. 25
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ............................................................. 26
vii
4.1 .................................................................................................................. K
ẾT QUẢ ĐỊNH DANH CỦA VE KÝ SINH TRÊN BÒ ................................... 26
4.2 .................................................................................................................. Q
UÁ TRÌNH SINH SẢN CỦA VE BOOPHILUS MICROPLUS ........................ 29
4.2.1 ............................................................................................................... T
hời gian sống của ve cái .................................................................................. 29
4.2.2 ............................................................................................................... K
ích thước của ve cái trước và sau khi đẻ trứng ................................................ 31
4.2.3 ............................................................................................................... S
ố lượng trứng mỗi ve cái đẻ được ................................................................... 34
4.2.4 ............................................................................................................... T
hời gian trứng phát triển thành ấu trùng .......................................................... 35
4.2.5 ............................................................................................................... T
hời gian sống không ký sinh của ấu trùng Boophilus microplus .................... 37
4.3 .................................................................................................................. H
IỆU QUẢ DIỆT VE CỦA AZADIRACHTIN ................................................... 39
4.3.1 ............................................................................................................... Ả
nh hưởng của azadirachtin đến tỷ lệ nở của trứng ve ...................................... 39
4.3.2 ............................................................................................................... Ả
nh hưởng của azadirachtin đến tỷ lệ chết của ấu trùng ve .............................. 41
4.3.3 ............................................................................................................... Ả
nh hưởng của azadirachtin đến tỷ lệ chết ve trưởng thành.............................. 43
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .................................................................. 49
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... 51
PHỤ LỤC ................................................................................................................ 53
viii
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
FAO: Food and Argriculture Organization of the United Nation
LC50: Lethal Concentration (50 % test animals)
LD50: Lethal Dose (50 % test animals)
NPIC: National Pesticide Information Center
PIP: Pesticide Information Profile
PMEP: Pesticide Management Education Program
WHO: World Health Organization
DANH SÁCH CÁC BẢNG
BẢNG
TRANG
Bảng 3.1 Ảnh hưởng của azadirachtin đến tỷ lệ nở của trứng ve............................ 22
Bảng 3.2 Ảnh hưởng của azadirachtin đến tỷ lệ chết của ấu trùng ve .................... 23
Bảng 3.3 Ảnh hưởng của azadirachtin đến tỷ lệ chết của ve trưởng thành ............. 23
Bảng 4.1 Thời gian sống của ve Boophilus microplus cái ...................................... 30
Bảng 4.2 Kích thước ve Boophilus microplus cái trước và sau khi đẻ trứng .......... 33
Bảng 4.3 Số trứng trung bình một ve Boophilus microplus cái đẻ được................. 35
Bảng 4.4 Thời gian phát triển và thời gian nở của trứng Boophilus microplus ...... 36
Bảng 4.5 Thời gian sống không ký sinh của ấu trùng Boophilus microplus ........... 38
Bảng 4.6 Tỷ lệ nở (%) của trứng ve sau khi xịt azadirachtin .................................. 40
Bảng 4.7 Tỷ lệ chết (%) của ấu trùng ve sau khi xịt azadirachtin ........................... 42
Bảng 4.8 Tỷ lệ chết (%) của ve trưởng thành sau khi xịt azadirachtin.................... 45
Bảng 4.9 Tỷ lệ chết (%) của ve trên bò sau khi xịt azadirachtin ............................. 47
ix
DANH SÁCH CÁC HÌNH
HÌNH
TRANG
Hình 2.1 Cây neem .................................................................................................... 3
Hình 2.2 Azadirachtin ............................................................................................... 4
Hình 2.3 Boophilus microplus đực trưởng thành ...................................................... 7
Hình 2.4 Boophilus microplus cái trưởng thành ....................................................... 7
Hình 2.5 Ấu trùng Boophilus microplus ................................................................... 7
Hình 2.6 Kìm (chelicera) ........................................................................................... 8
Hình 2.7 Xúc biện (palp) ........................................................................................... 8
Hình 2.8 Tấm lưới miệng (hypostome) ..................................................................... 9
Hình 2.9 Gốc đầu (basic capituli) .............................................................................. 9
Hình 2.10 Hyalomma (mặt bụng) ............................................................................ 10
Hình 2.11 Vòng đời ve một ký chủ ......................................................................... 13
Hình 2.12 Vòng đời ve hai ký chủ........................................................................... 14
Hình 2.13 Vòng đời ve ba ký chủ............................................................................ 15
Hình 2.14 Amitraz ................................................................................................... 17
Hình 2.15 Deltamethrin ........................................................................................... 18
Hình 2.16 Ivermectin ............................................................................................... 20
Hình 4.1 Phần đầu của ve Boophilus microplus ...................................................... 26
Hình 4.2 Mặt lưng ve Boophilus ............................................................................. 27
Hình 4.3 Mặt bụng ve Boophilus............................................................................. 27
Hình 4.4 Ve Boophilus microplus đực có mấu đuôi ............................................... 28
Hình 4.5 Đốt háng I của ve Boophilus microplus cái có hình chữ V đảo ngược ..... 28
Hình 4.6 Đốt xúc biện thứ nhất của ve Boophilus microplus không có mấu lồi...... 29
Hình 4.7 Ve Boophilus microplus đẻ trứng trong đĩa petri ..................................... 29
Hình 4.8 Ve Boophilus microplus cái trước và sau khi đẻ trứng ............................ 32
Hình 4.9 Dàn đều trứng ve trên bền mặt đĩa petri để đếm ...................................... 34
x
Hình 4.10 Trứng ve Boophilus microplus ............................................................... 34
Hình 4.11 Ấu trùng Boophilus microplus mới nở ................................................... 36
Hình 4.12 Thời gian sống không kí sinh của ấu trùng Boophilus microplus .......... 37
Hình 4.13 Thí nghiệm xịt azadirachtin lên trứng Boophilus microlus .................... 39
Hình 4.14 Trứng ve sau khi xịt azadirachtin không nở ........................................... 39
Hình 415. Trứng ve bị biến dạng sau khi xịt azadirachtin ...................................... 41
Hình 4.16 Thí nghiệm xịt azadirachtin lên ấu trùng Boophilus microplus ............. 41
Hình 4.17 Ấu trùng Boophilus microplus chết sau khi xịt azadirachtin ................. 42
Hình 4.18 Thí nghiệm xịt azadirachtin lên ve Boophilus microplus trưởng thành . 44
Hình 4.19 Ve Boophilus microplus trưởng thành chết sau khi xịt azadirachtin ...... 44
HÌnh 4.20 Vùng da cổ là nơi ve thường tập trung ký sinh ...................................... 46
Hình 4.18 Xịt azadirachtin lên vùng da cổ .............................................................. 47
xi
Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Cùng với sự phát triển của ngành chăn nuôi bò thì công tác thú y đã được
đẩy mạnh, trình độ chăn nuôi cũng được nâng cao hơn. Tuy nhiên, tình trạng nhiễm
ve trên bò vẫn còn rất phổ biến. Ve ký sinh gây viêm da, ngứa ngáy, khó chịu, giảm
ăn, kém ngủ. Ngoài ra ve còn là vật môi giới trung gian truyền lây một số bệnh ký
sinh trùng đường máu như Babesia, Anaplasma, Theileria, Rickettsia… gây tác hại
không nhỏ đến công tác chăn nuôi bò, giảm sản lượng sữa, gây sảy thai, chậm lớn,
giảm tăng trọng.
Để giảm thiểu tác hại của ve ký sinh, ngoài việc nghiên cứu quá trình sinh
sản, phát triển và những đặc điểm dịch tễ của ve… thì việc nghiên cứu biện pháp
phòng trị ve cũng góp phần không nhỏ. Nhiều dược phẩm đã cho hiệu quả cao trong
công tác phòng trị ve. Các hoá chất được sử dụng rộng rãi hiện nay là
organophosphate, carbamate, pyrethroid, BHC/cyclodine, amidine, macrocyclic
lactone và benzoylphenylurea. Bên cạnh khả năng diệt ve hiệu quả, các hoá chất
này lại gây độc hại cho sức khoẻ người chăn nuôi, gây ô nhiễm môi trường và tồn
dư thuốc trong các sản phẩm chăn nuôi (thịt, sữa).
Nhằm khắc phục nhược điểm này, nhiều giải pháp phòng trừ ve được sử
dụng để thay thế hoá dược như vaccine, thuốc trị ve có nguồn gốc thảo dược. Trong
đó, azadirachtin chiết xuất từ cây neem (Azadirachta indica) được cho là an toàn
đối với sức khoẻ người chăn nuôi, gia súc và môi trường, đồng thời việc chiết xuất
azadirachtin được thực hiện dễ dàng, giá rẻ và hiệu quả cao nên đã thay thế cho
những loại hoá chất độc hại trên.
Muốn đạt kết quả cao trong phòng trị ve, bên cạnh việc nghiên cứu hiệu quả
diệt ve của azadirachtin, chúng ta cần hiểu rõ các đặc điểm sinh sản và các giai đoạn
1
phát triển của ve để phá vỡ vòng đời của chúng, ngăn ngừa sự tái nhiễm cũng như
khống chế sự lan truyền ve ra khu vực xung quanh.
Tại Việt Nam, nhiều công trình nghiên cứu trong nông nghiệp đã sử dụng
azadirachtin để sản xuất thuốc trừ sâu, kháng nấm cho cây trồng, nhưng chưa có
nghiên cứu nào tiến hành trong phòng trị ve ký sinh trên bò. Các nghiên cứu về đặc
điểm sinh học của ve cũng rất ít.
Xuất phát từ thực tế trên, được sự đồng ý của khoa Chăn Nuôi Thú Y, bộ
môn Bệnh lý – Ký sinh Trường Đại học Nông Lâm TP.HCM, cùng với sự hướng
dẫn của TS. Lê Hữu Khương, chúng tôi tiến hành đề tài: “MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM
CỦA VE KÝ SINH TRÊN BÒ VÀ HIỆU QUẢ DIỆT VE CỦA
AZADIRACHTIN CHIẾT XUẤT TỪ CÂY NEEM (AZADIRACHTA
INDICA)”.
1.2 MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU
1.2.1 Mục đích
Xác định loài ve ký sinh phổ biến trên bò, một số đặc điểm hình thái, sinh
sản của ve và đánh giá hiệu quả diệt ve của azadirachtin chiết xuất từ cây neem
(Azadirachta indica) để ứng dụng trong phòng trừ ve.
1.2.2 Yêu cầu
¾ Định danh ve dựa vào đặc điểm hình thái.
¾ Khảo sát một số đặc điểm sinh sản của ve.
¾ Đánh giá hiệu quả diệt ve của azadirachtin chiết xuất từ cây neem
(Azadirachta indica).
2
Chương 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1 SƠ LƯỢC VỀ CÂY NEEM (AZADIRACHTA INDICA) VÀ HOẠT CHẤT
AZADIRACHTIN
2.1.1 Phân loại
Bộ: Rutales (Bộ cam)
Họ: Meliaceae (Họ xoan)
Tộc (chi): Melieae
Giống: Azadirachta
Loài: indica
Hình 2.1 Cây neem
(www.da-academy.org/dagardens_neem1.html)
Azadirachta indica được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau, tùy thuộc vào
mỗi ngôn ngữ, mỗi quốc gia và tùy theo từng vùng trên quốc gia đó. Tại Ấn Độ,
A.indica được biết đến với tên: nim (vùng Assamese, Bombay…), neem (vùng
3
Bengali, Hindi…), vempu (vùng Tamil…). Còn tại Pakistan, A. indica được gọi là
nimmi…
Azadirachta indica có tên tiếng Anh là neem tree, nim, chinaberry margosa,
trong đó “neem tree” được xem là tên gọi phổ biến nhất ở nhiều nước.
Tại Việt Nam, do đặc tính chịu hạn của cây neem, Giáo sư - Tiến sĩ Lâm
Công Định, người đầu tiên đem giống cây này từ Senegan về Việt Nam năm 1981,
đã đặt tên Việt Nam cho nó là “cây xoan chịu hạn”.
2.1.2 Sơ lược về hoạt chất sinh học azadirachtin chiết xuất từ hạt neem
Một trong những thành phần hoạt tính đầu tiên phân lập từ neem,
azadirachtin được chứng minh là chất chính của cây để chống lại côn trùng. Các
nghiên cứu cho thấy azadirachtin có hiệu quả tới 90 % đối với hầu hết các loại địch
hại. Hoạt chất này phá vỡ quá trình sinh trưởng và ngăn chặn sự đẻ trứng ở côn
trùng, sự phát triển của trứng, ấu trùng và nhộng (hoặc thiếu trùng).
Hình 2.2 Azadirachtin
(www.commons.wikimedia.org/wiki/File:Azadirachtin.png)
4
Azadirachtin có cấu trúc tương tự như hormone quan trọng của côn trùng,
gọi là “ecdysones”, kiểm soát quá trình biến thái trong suốt đời sống của côn trùng,
tác động trên thể tim (corpus cardiacum), cơ quan tương tự tuyến yên của người,
kiểm soát sự phân tiết các hormone. Azadirachtin được xem như một “chất phong
bế lột xác”, phong bế sự sản xuất và phân tiết những hormone quan trọng của côn
trùng. Vì vậy, côn trùng không lột xác, vòng đời bị phá vỡ.
Azadirachtin tập trung chủ yếu trong nhân hạt neem, trung bình có 2 – 4 mg
trong 1 g nhân hạt neem, chiếm 0,2 – 0,4 % trọng lượng hạt. Ngoài ra, azadirachtin
cũng có trong lá và thân cây neem nhưng hàm lượng rất thấp.
2.1.3 Công dụng, liều lượng và cách dùng của azadirachtin
Theo Hosfelt (2008), Azadirachtin được sử dụng rộng rãi trong nông nghiệp
bởi khả năng xua đuổi và tiêu diệt côn trùng có hại nhưng lại không ảnh hưởng đến
sức khoẻ người và động vật. Để diệt côn trùng, 600 – 1200 mg azadirachtin được
pha với 1 lít nước và xịt lên toàn bộ diện tích cánh đồng.
2.1.4 Độc tính của azadirachtin
Theo PIP (1995), dấu hiệu ngộ độc xuất hiện trên chuột khi cấp azadirachtin
nguyên chất qua đường tiêu hoá với hàm lượng 3500 – 5000 mg/kg thể trọng. Liều
LD50 đối với chuột khi gây ngộ độc qua đường tiêu hoá là 4241 mg/kg thể trọng và
liều LC50 sau 4 giờ gây ngộ độc qua đường hô hấp là 2,41 mg/L không khí. Đối với
sự kích thích da trên thỏ, liều 500 mg không gây viêm da sau 4 giờ và liều LD50 khi
gây độc bằng đường tiếp xúc trực tiếp qua da lớn hơn 2.000 mg/kg thể trọng.
2.1.5 Một số công trình nghiên cứu về dịch chiết từ cây neem
Năm 2003, Al-Rajhy và ctv đã công bố kết quả nghiên cứu về hiệu quả diệt
ve của azadirachtin đối với ve Hyalomma dromedarii, ký sinh chủ yếu trên lạc đà ở
Riyadh, Ả Rập Saudi. Nghiên cứu được tiến hành qua 2 phương pháp. Phương pháp
thứ nhất là cho ve trưởng thành và ấu trùng tiếp xúc trực tiếp với giấy tẩm
azadirachtin. Phương pháp thứ hai là nhúng ve và ấu trùng vào dung dịch
azadirachtin trong 1 phút. Sau đó lau khô ve và ấu trùng và ghi nhận tỷ lệ chết.. Với
cả 2 phương pháp này, kết quả cho thấy liều gây chết LC50 của azadirachtin đối với
5
ve Hyalomma dromedarii trưởng thành lớn hơn 5000 mg/L và đối với ấu trùng là
lớn hơn 2500 mg/L.
Năm 2008, Srivastava và ctv đã nghiên cứu về hiệu quả diệt ve Boophilus
microplus của dịch chiết xuất từ cây neem (Azadirachtin indica). Nghiên cứu này so
sánh hiệu quả diệt ve giữa các loại dịch chiết từ cây neem (dịch chiết từ lá, hạt, vỏ
cây) và từ một số loại thảo mộc khác. Phương pháp tiến hành là dựa vào kết quả
đánh giá khả năng diệt ve của các loại dịch chiết trong phòng thí nghiệm. Sau đó
loại dịch chiết và nồng độ tối ưu được chọn để tiến hành thử nghiệm trên bò gây
nhiễm ve Boophilus microplus. Kết quả cho thấy dịch chiết từ hạt neem đạt hiệu
quả diệt ve cao nhất, tỷ lệ chết của ve và ấu trùng là 80 % trong phòng thí nghiệm
và 70,5 % trên bò thực nghiệm.
2.2 GIỚI THIỆU VỀ VE CỨNG (IXODIDAE)
2.2.1 Phân loại
Ngành Arthropoda (chân đốt)
Lớp Arachnida (hình nhện)
Bộ Acarina (ve bét)
Phân bộ Ixodoidae (ve)
Họ Ixodidae (ve cứng)
Họ này gồm 8 giống ký sinh trên gia súc, gia cầm là Ixodes, Haemaphysalis,
Aponomma (26 loài), Amblyomma (100 loài), Hyalomma (21 loài), Rhipicephalus
(63 loài), Boophilus (5 loài), Dermacentor (31 loài)
2.2.2 Cấu tạo cơ thể
Cơ thể ve cứng thường chia làm 2 phần chính là đầu ngực và bụng. Bụng
mang 4 đôi chân, cơ thể được phủ nhiều lớp lông tơ hoặc không.
Đặc điểm chính của ve cứng là cơ thể có mai lưng (scutum) và mai bụng
(anal plate) bằng chitin cứng. Con đực trưởng thành có mai lưng phủ toàn thân. Con
cái, ấu trùng (larva) và thiếu trùng (nymph) có mai lưng phủ 1/3 phía trên thân.
6
Mặt bụng
Mặt lưng
Hình 2.3 Boophilus microplus đực trưởng thành
(www.ticsys.tamu.edu/em0147BM.htm)
Mặt bụng
Mặt lưng
Hình 2.4 Boophilus microplus cái trưởng thành
(www.ticsys.tamu.edu/em0146BM.htm)
Hình 2.5 Ấu trùng Boophilus microplus
(www.discoverlife.org/20/q?search=Boophilus+microplus)
7
Phần đầu ngực: hai phần này dính liền lại với nhau là đầu giả (capitulum)
thường nhô ra khỏi phần thân và nằm khuất dưới mặt bụng. Đầu gồm các bộ phận
như sau:
¾ Kìm (chelicera): có hai kìm, phía trên có răng dùng để xé da của gia
súc. Chung quanh được bao bọc bởi bao kìm (Sheath of chelicera).
Hình 2.6 Kìm (chelicera)
(Walker và ctv, 2003)
¾ Xúc biện (Palp): có 2 xúc biện, mỗi xúc biện có 4 đốt. Trên xúc biện có
những lông tơ, đốt xúc biện thứ 4 có chức năng xúc giác.
(1) Đốt xúc biện thứ 1
(2) Đốt xúc biện thứ 2
(3) Đốt xúc biện thứ 3
(4) Đốt xúc biện thứ 4
Hình 2.7 Xúc biện (palp)
(Walker và ctv, 2003)
8
¾ Tấm lưới miệng (hypostome): thường nằm ở mặt bụng. Trên tấm lưới
miệng có nhiều gai nhọn hướng ra phía sau.
Hình 2.8 Tấm lưới miệng (hypostome)
(Walker và ctv, 2003)
¾ Gốc đầu (basic capituli): có hình lục giác hoặc hình tứ giác.
Gốc đầu tứ giác
Gốc đầu lục giác
Hình 2.9 Gốc đầu (basic capituli)
(Walker và ctv, 2003)
Phần bụng: thường có 4 đôi chân phân bố 2 bên. Trên mỗi chân thường có
lông tơ. Giai đoạn ấu trùng chỉ có 3 đôi chân, giai đoạn thiếu trùng và trưởng thành
có 4 đôi chân, nhưng giai đoạn thiếu trùng chưa có lỗ sinh dục.
¾ Đốt háng (coxa): mỗi chân gồm có 6 đốt là đốt háng (coxa), đốt chuyển
(trochanter), đốt đùi (femur), đốt ống (patella), đốt trước bàn (tibia), đốt
9
bàn (tarse), móng vuốt (griffe). Ở đốt thứ nhất của mỗi đôi chân thứ nhất
có cơ quan cảm giác (haller).
¾ Tấm thở (spiracle): có hình tròn, bầu dục hoặc dấu phẩy, nằm sau gốc
háng 4, trong tấm thở có lỗ thở.
¾ Lỗ sinh dục (genital aperture): nằm ở mặt bụng ngang với gốc háng
thứ 2.
¾ Lỗ hậu môn (anus): nằm nửa sau thân, đa số có rãnh hậu môn. Nhiều
giống ở cuối thân có rua (festoon), thường có 11 rua.
Hình 2.10 Hyalomma (mặt bụng)
(Walker và ctv, 2003)
2.2.3 Khóa phân loại ve cứng
Định danh ve dựa trên khóa phân định của Walker (2003).
(1) Rãnh hậu môn vòng quanh hậu môn và phân bố cả trước và sau hậu môn.
Ixodes
- Rãnh hậu môn nằm phía sau hậu môn hoặc không có.
(2)
(2) Có mắt.
(3)
- Không có mắt.
Haemaphysalis
(3) Xúc biện có chiều dài lớn hơn chiều rộng.
(4)
- Xúc biện có chiều dài bằng chiều rộng.
(5)
10
(4) Đốt II của xúc biện ngắn hơn 2 lần so với đốt III.
Hyalomma
- Đốt II của xúc biện dài hơn 2 lần so với đốt III.
Amblyomma
(5) Gốc đầu hình lục giác.
(6)
- Gốc đầu hình tứ giác.
Dermacentor
(6) Có rua.
Rhipicephalus
- Không có rua.
Boophilus
Khóa xác định loài thuộc giống Boophilus
VE ĐỰC
(1) Có mấu đuôi.
(2)
- Không có mấu đuôi, mặt trong gốc của xúc biện thiếu mấu lồi, bụng mang tơ
cứng, tấm cạnh hậu môn thiếu cựa sau. Công thức răng là 4 / 4.
B. annulatus
(2) Gốc xúc biện có mấu lồi, bụng mang tơ cứng, tấm cạnh hậu môn có một cựa hẹp
dài vượt quá bờ sau thân. Công thức răng là 3 / 3.
B. decoloratus
- Gốc xúc biện không có mấu lồi, bụng mang tơ cứng, tấm cạnh hậu môn có hai cựa
hẹp ngắn không nhô ra ngoài hay chưa tới bờ sau thân. Công thức răng là 4 / 4.
B. microplus
VE CÁI
(1) Mặt trong gốc của xúc biện thiếu mấu lồi, bụng mang tơ cứng, tấm cạnh hậu
môn thiếu cựa sau. Công thức răng là 4 / 4. Bờ sau đốt háng I hơi lõm xuống, cựa
ngoài và cựa trong không mập.
B. annulatus
- Mặt sau đốt háng I có hình chữ V đảo ngược, cựa ngoài và cựa trong khá rõ.
(2) Công thức răng là 3 / 3. Đốt I của xúc biện có mấu lồi, bụng mang tơ cứng
B. decoloratus
- Công thức răng là 4/ 4. Đốt I của xúc biện không có mấu lồi.
B. microplus
11
(2)
2.2.4 Vòng đời chung của ve
Theo Lương Văn Huấn và Lê Hữu Khương (1999), họ Ixodidae biến thái
không hoàn toàn, sinh sản hữu tính và phát triển qua 4 giai đoạn: trứng, ấu trùng
(larva), thiếu trùng (nymph), ve trưởng thành. Có 2 lần biến thái là từ ấu trùng thành
thiếu trùng và từ thiếu trùng thành ve trưởng thành. Một số loài thuộc họ Ixodidae
có 2 – 3 giai đoạn thiếu trùng như protonymph, teleonymph, deutonymph. Mỗi lần
biến thái, ấu trùng và thiếu trùng phải lột xác và tất cả các giai đoạn phát triển đều
phải hút máu động vật mà chúng ký sinh. Ve đực trưởng thành hút máu ký chủ để
hoàn thiện hệ sinh dục. Ve cái trưởng thành hút máu ký chủ để phát triển cơ quan
sinh sản và đẻ trứng.
Theo Walker và ctv (2003), giai đoạn ấu trùng mất 3 – 5 ngày, thiếu trùng
mất 4 – 8 ngày, và ve trưởng thành mất 5 – 20 ngày để hút no máu. Ve cái no máu
rời vật chủ, đẻ trứng dưới đất và chết sau đó vài ngày. Để ký sinh từ môi trường bên
ngoài lên vật chủ, ve bò lên ngọn cỏ hoặc nhánh cây và giơ 2 chân trước ra. Khi vật
chủ đi ngang qua, chạm vào cỏ, ve bám vào lông và bò lên cơ thể ký chủ. Chúng
tìm một vị trí thích hợp để ký sinh. Ve dùng kìm (chelicera) xé da ký chủ, đâm tấm
lưới miệng (hypostome) xuyên qua lớp da và tiết ra một chất kết dính từ tuyến nước
bọt để cố định tấm lưới miệng tại vị trí đã chọn sau đó ve bắt đầu hút máu.
Mặc dù phụ thuộc nhiều vào máu của vật chủ để phát triển nhưng ve có thể
tồn tại ngoài môi trường trong một thời gian dài mà không hút máu vật chủ. Tùy
vào số lần rời bỏ và bám vào vật chủ trong suốt vòng đời của ve mà phân chia thành
ve một ký chủ, hai ký chủ và ba ký chủ.
Nhóm ve một ký chủ
Ve cái sau khi thụ tinh và hút no máu sẽ rời ký chủ xuống đất đẻ trứng. Sau
khi ấu trùng nở ra sẽ leo lên cơ thể gia súc hút máu, lột xác và biến thái qua các giai
đoạn cho đến khi trở thành ve trưởng thành. Tất cả các giai đoạn ấu trùng, thiếu
trùng và trưởng thành đều hút máu ở trên một ký chủ, hai lần lột xác cũng xảy ra
trên cơ thể ký chủ đó. sHầu hết các ve thuộc giống Boophilus đều thuộc nhóm ve
12