Tải bản đầy đủ (.pdf) (75 trang)

KHẢO SÁT VÀ ĐÁNH GIÁ QUI TRÌNH SẢN XUẤT GIỐNG CÁ DĨA TẠI TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.23 MB, 75 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
KHẢO SÁT VÀ ĐÁNH GIÁ QUI TRÌNH SẢN XUẤT
GIỐNG CÁ DĨA TẠI TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VÀ
PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Họ và tên sinh viên: NGUYỄN THỊ KIM LIÊN
Ngành: NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
Niên khóa: 2008-2010

Tháng 07/2010


KHẢO SÁT VÀ ĐÁNH GIÁ QUI TRÌNH SẢN XUẤT GIỐNG CÁ DĨA TẠI
TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU & PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP
CÔNG NGHỆ CAO TP.HCM

Tác giả

NGUYỄN THỊ KIM LIÊN

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu
cấp bằng Kỹ sư ngành
Nuôi Trồng Thủy Sản

Giáo viên hướng dẫn :
TS. Vũ Cẩm Lương


Tháng 07 năm 2010
i


CẢM TẠ
Tôi xin chân thành cảm ơn :
Ban giám hiệu trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh.
Ban chủ nhiệm khoa thủy sản, cùng tất cả các Thầy Cô đã truyền đạt kiến thức cho
tôi trong suốt thời gian học tập tại trường.
Đặc biệt cho tôi gởi lời cảm ơn sâu sắc đến TS. Vũ Cẩm Lương đã hết lòng giúp
đỡ tôi trong suốt thời gian học tập và thực hiện đề tài này.
Đồng thời cho tôi gởi lời cảm ơn đến :
Ban lãnh đạo Trung tâm Nghiên cứu & Phát triển Nông nghiệp Công nghệ cao
Tp.HCM và các anh chị em trong cơ quan đã tận tình giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho
tôi trong thời gian thực hiện khóa luận tốt nghiệp.
Các anh chị, bạn bè trong và ngoài lớp đã chia sẻ cùng tôi trong thời gian học tập
cũng như giúp đỡ tôi trong thời gian thực tập này.
Do thời gian và kiến thức chuyên ngành còn hạn chế nên trong quá trình thực hiện
khóa luận tốt nghiệp không tránh khỏi sai sót, kính mong được sự đóng góp của thầy cô
và bạn bè.

ii


TÓM TẮT
Đề tài ‘‘Khảo sát và đánh giá qui trình sản xuất giống cá dĩa tại Trung tâm Nghiên
cứu & Phát triển Nông nghiệp Công nghệ cao Tp.HCM’’ được thực hiện từ 01/02/2010
đến 15/07/2010, với nội dung nhằm: Khảo sát và đánh giá kết quả sản xuất giống cá dĩa
đã được thực hiện, đề xuất và thử nghiệm một số giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất
giống cá dĩa tại Trung tâm. Phương pháp nghiên cứu bao gồm thiết lập bảng câu hỏi khảo

sát, kết hợp bố trí thí nghiệm.
Kết quả đã khảo sát được bốn đợt sản xuất giống cá dĩa trong giai đoạn 2008 –
2009. Số cặp cá bố mẹ nuôi vỗ năm 2008 là 15 cặp, 2009 là 24 cặp, kích thước (chiều dài
tổng) cá bố mẹ tham gia sinh sản trung bình 13 cm, tuổi cá bố mẹ nuôi vỗ trung bình từ 2
– 3 năm tuổi. Tỉ lệ sống trung bình của cá hương sau khi tách khỏi cá bố mẹ năm 2008
thấp nhất 43,4% ứng với số ngày tuổi tách cá con khỏi cá bố mẹ là 11 ngày tuổi và cao
nhất đạt 78,4% ứng với thời điểm tách cá con là 19 ngày tuổi, năm 2009 tỉ lệ sống trung
bình của cá hương đạt 87,9% ứng với ngày tuổi tách cá con khỏi cá bố mẹ là 18 ngày tuổi.
Các chỉ tiêu chất lượng nước, thức ăn, bệnh cá trong qui trình nuôi vỗ cá bố mẹ, sản xuất
giống và ương nuôi cá hương cũng được khảo sát chi tiết.
Một số giải pháp thử nghiệm nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất giống cá dĩa đã và
đang được thực hiện ở Trung tâm: Điều chỉnh lại thời điểm tách cá con khỏi cá bố mẹ khi
cá được 18, 20 và 23 ngày tuổi, theo dõi và điều chỉnh lại một số biện pháp kỹ thuật trong
qui trình sản xuất giống cá dĩa tại Trung tâm. Kết quả bước đầu ghi nhận: Thời điểm tách
cá con khỏi cá bố mẹ khi cá được 23 ngày tuổi có tỉ lệ sống cao nhất đạt 80,1 % ; Các chỉ
tiêu chất lượng nước như DO, pH, nhiệt độ, nitrit, độ cứng nằm trong phạm vi thích hợp
cho qui trình sản xuất giống cá dĩa tại Trung tâm ; Các thông số kỹ thuật sản xuất giống
cá dĩa đang và sẽ được hệ thống hóa phục vụ công tác theo dõi, quản lý và nâng cao hiệu
quả sản xuất giống cá dĩa tại Trung tâm.
iii


MỤC LỤC
Trang
Trang tựa

i

Cảm tạ


ii

Tóm tắt

iii

Mục lục

iv

Danh sách các hình

ix

Danh sách các bảng

x

Chương 1. MỞ ĐẦU

1

1.1 Đặt vấn đề

1

1.2 Mục tiêu đề tài

2


Chương 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

3

2.1. Đặc điểm sinh học của cá dĩa

3

2.1.1 Phân loại

3

2.1.2 Phân bố sinh thái

4

2.1.3 Môi trường sống

4

2.1.4 Đặc điểm hình thái, sinh lý

5

a Hình thái bên ngoài

5

b Cấu tạo ống tiêu hóa


5

c Hình dạng bộ máy sinh dục

5

2.1.5 Đặc điểm dinh dưỡng

6

a Tính ăn của cá dĩa

6

b Chuyển biến tính ăn

6

2.1.6 Đặc điểm tăng trưởng

7

2.1.7 Đặc điểm sinh sản

7
iv


a Tuổi thành thục


7

b Sức sinh sản

7

c Phân biệt đực cái

8

d Mùa vụ sinh sản

8

2.1.8 Tập tính sinh sản

8

a Tập tính bắt cặp

8

b Tập tính vệ sinh tổ

8

c Hiện tượng sinh sản

9


d Chăm sóc trứng

9

c Chăm sóc cá con

9

2.2. Tổng quan về qui trình sản xuất giống cá dĩa

10

2.2.1 Chọn bể cho cá đẻ

10

2.2.2 Nước cho cá đẻ

10

2.2.3 Thức ăn cho cá đẻ

10

2.2.4 Chọn cá bố mẹ

10

2.2.5 Giai đoạn bắt cặp


10

2.2.6 Giai đoạn cá đẻ

11

2.2.7 Giai đoạn cá con sau khi nở

12

2.2.8 Giai đoạn tách cá con

12

2.3. Tổng quan về các chỉ tiêu chất lượng nước trong nuôi cá cảnh

13

2.3.1 Chỉ số pH nước

13

2.3.2 Độ cứng của nước

14

2.3.3 Amonia và Nitrite

14


2.3.4 DO

15

2.3.5 Nhiệt độ nước

15

Chương 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

16

3.1. Thời gian và địa điểm thực hiện đề tài

16

3.2. Phương pháp thu thập số liệu

16

3.2.1 Số liệu thứ cấp

16
v


3.2.2 Số liệu sơ cấp

16


a Thông tin về nuôi vỗ cá bố mẹ

16

b Thông tin về cá sinh sản

17

c Thông tin về cá bột (từ lúc nở đến ngày tách khỏi cá bố mẹ)

17

d Thông tin về cá hương (từ lúc tách đến 1 tháng tuổi)

17

3.3. Đánh giá những ưu, nhược điểm trong quá trình sản xuất

18

3.4. Đề xuất và thử nghiệm một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất
giống cá dĩa tại Trung tâm Nghiên cứu & Phát triển Nông nghiệp Công nghệ
cao Tp.HCM

18

3.4.1 Giải pháp 1: Điều chỉnh lại thời điểm tách cá con khỏi cá bố mẹ

18


a Đặt vấn đề

18

b Bố trí thí nghiệm

18

c Chỉ tiêu theo dõi

19

3.4.2 Giải pháp 2: Theo dõi và điều chỉnh lại một số biện pháp kỹ thuật trong qui
trình sản xuất giống cá dĩa tại Trung tâm

19

3.4.2.1 Theo dõi các chỉ tiêu chất lượng nước

19

a Đặt vấn đề

19

b Bố trí thực hiện

19

c Chỉ tiêu theo dõi


20

3.4.2.2 Điều chỉnh lại chế độ thay nước cho cá nuôi

20

3.4.2.3 Hệ thống hóa các thông số kỹ thuật trong qui trình sản xuất giống cá dĩa
tại Trung tâm

20

a Đặt vấn đề

20

b Bố trí thực hiện

20

c Chỉ tiêu theo dõi

20

3.3. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu

21

Chương 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN


22

4.1. Kết quả sản xuất cá dĩa đã thực hiện giai đoạn 2008

22

vi


4.1.1 Nuôi vỗ cá bố mẹ

22

a Thông tin chung về nuôi vỗ cá bố mẹ

22

b Thức ăn nuôi vỗ cá bố mẹ và cách cho ăn

23

c Quản lý chất lượng nước nuôi vỗ cá bố mẹ

24

d Thay nước cho cá nuôi vỗ

24

e Quản lý bệnh trong quá trình nuôi vỗ


25

4.1.2 Quản lý cá sinh sản

25

a Thông tin về các cặp cá bố mẹ sinh sản

25

b Sức sinh sản thực tế

26

c Tỉ lệ thụ tinh

27

d Tỉ lệ nở

28

e Thay nước cho cá sinh sản

28

f Thức ăn cho cá sinh sản và cách cho ăn

28


4.1.3 Chăm sóc cá bột (từ lúc nở đến ngày tách khỏi cá bố mẹ)

29

a Tỉ lệ sống của cá bột

29

b Thức ăn cho cá bột và cách cho ăn

30

c Quản chất lượng nước cho cá bột

30

4.1.4 Chăm sóc cá hương (từ lúc tách đến 1 tháng tuổi)

30

a Ảnh hưởng của thời gian tách bầy đến tỉ lệ sống của cá hương

30

b Thức ăn cho cá hương và cách cho ăn

32

c Thay nước cho cá hương


32

e Quản lý bệnh trong giai đoạn cá hương

33

4.2. Kết quả sản xuất cá dĩa đã thực hiện giai đoạn 2009

34

4.2.1 Nuôi vỗ cá bố mẹ

34

a Thông tin về nuôi vỗ cá bố mẹ

34

b Thức ăn cho cá bố mẹ nuôi vỗ và cách cho ăn

34

c Quản lý chất lượng nước cá bố mẹ

35

d Thay nước cá bố mẹ

35


4.2.2 Quản lý cá sinh sản

35
vii


a Sức sinh sản thực tế

35

b Thức ăn cho cá sinh sản và cách cho ăn

36

4.2.3 Chăm sóc cá bột

36

a Tỉ lệ sống của cá bột

36

b Thức ăn cho cá bột và cách cho ăn

36

4.2.4 Chăm sóc cá hương

37


a Tỉ lệ sống của cá hương

37

b Thức ăn cho cá hương và cách cho ăn

37

c Thay nước cho cá hương

38

4.3. Đánh giá những ưu, nhược điểm trong quá trình sản xuất

40

4.3.1 Ưu điểm

40

4.3.2 Nhược điểm

41

4.4. Đề xuất và thử nghiệm một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất giống
cá dĩa tại Trung tâm Nghiên cứu & Phát triển Nông nghiệp Công nghệ cao
Tp.HCM

41


4.4.1 Giải pháp 1: Điều chỉnh lại thời điểm tách cá con khỏi cá bố mẹ

41

a Thông tin chung về cá sinh sản

41

b Kết quả cá sinh sản

42

c Tỉ lệ sống của cá con

43

4.4.2 Giải pháp 2: Theo dõi và điều chỉnh lại một số biện pháp kỹ thuật trong
qui trình sản xuất giống cá dĩa tại Trung tâm

45

a Theo dõi các chỉ tiêu chất lượng nước

45

b Điều chỉnh lại chế độ thay nước cho cá nuôi

46


c Hệ thống hóa các thông số kỹ thuật trong qui trình sản xuất giống cá dĩa tại
Trung tâm

47

Chương 5. KẾT LUẬN VÀ ĐẾ NGHỊ

48

TÀI LIỆU THAM KHẢO

49

PHỤ LỤC

50

viii


DANH SÁCH CÁC HÌNH

Hình 2.1 Hình dạng bộ máy sinh dục cá dĩa cái

Trang
6

Hình 2.2 Hình dạng bộ máy sinh dục cá dĩa đực

6


Hình 4.1 Cá bố mẹ nuôi vỗ trong từng bể riêng

23

Hình 4.2 Cá bố mẹ chuẩn bị đẻ trứng

26

Hình 4.3 Cá bột đang bám vào người cá bố mẹ

29

Hình 4.4 Cá bố mẹ chuẩn bị đẻ trứng

39

Hình 4.5 Cá đang đẻ trứng

39

Hình 4.6 Trứng đã được thụ tinh

40

Hình 4.7 Cá bột đang bám vào người cá bố mẹ

40

Hinh 4.8 Cá con 18 ngày tuổi


43

Hình 4.9 Cá con 20 ngày tuổi

43

Hình 4.10 Cá con 23 ngày tuổi

44

Hình 4.11 Cá hương NT I

44

Hình 4.12 Cá hương NT II

44

Hình 4.13 Cá hương NT III

44

ix


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1 Thành phần dinh dưỡng trong thức ăn của cá dĩa


6

Bảng 4.1 Thông tin chung về nuôi vỗ cá bố mẹ năm

22

Bảng 4.2 Quản lý chất lượng nước nuôi vỗ cá bố mẹ

24

Bảng 4.3 Chế độ thay nước cá nuôi vỗ

25

Bảng 4.4 Thông tin về các cặp cá bố mẹ sinh sản

26

Bảng 4.5 Sức sinh sản thực tế

27

Bảng 4.6 Tỉ lệ thụ tinh

27

Bảng 4.7 Tỉ lệ nở

28


Bảng 4.8 Tỉ lệ sống của cá bột qua các đợt

29

Bảng 4.9 Ảnh hưởng của thời gian tách bầy đến tỉ lệ sống của cá hương

31

Bảng 4.10 Thức ăn cho cá hương

32

Bảng 4.11 Chế độ thay nước cho cá hương

33

Bảng 4.12 Thông tin về cá bố mẹ nuôi vỗ năm

34

Bảng 4.13 Các thông số chất lượng nước nuôi vỗ cá bố mẹ

35

Bảng 4.14 Sức sinh sản thực tế

35

Bảng 4.15 Tỉ lệ sống của cá bột


36

Bảng 4.16 Tỉ lệ sống của cá hương

37

Bảng 4.17 Thức ăn cho cá hương

38

Bảng 4.18 Chế độ thay nước cho cá hương

38

Bảng 4.19 Thông tin chung về cá sinh sản

42

Bảng 4.20 Kết quả cá sinh sản

42

Bảng 4.21 Tỉ lệ sống của cá con

43

Bảng 4.22 Theo dõi các chỉ tiêu chất lượng nước tại Trung tâm

45


Bảng 4.23 Chế độ thay nước cho các giai đoạn cá dĩa

46

x


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Ngày nay, hầu như các loại cá cảnh phổ biến trên thế giới đều có mặt tại Việt Nam
với tổng số hơn 100 loài. Trong sự phong phú đó thì từ lâu cá dĩa đã được xem là một loài
cá cảnh nước ngọt có giá trị kinh tế cao, được thị trường ưa chuộng, có giá trị xuất khẩu
lớn. Theo sở NN & PTNT TP.HCM, 2003, cá dĩa chiếm 15% trong tỉ lệ cá cảnh xuất khẩu
ở nước ta. Cá dĩa hiện có vị trí cao trên thị trường cá cảnh bởi loại cá này rất khó cho sinh
sản nhân tạo, để sản xuất cá dĩa thành công đòi hỏi sự am hiểu kỹ thuật và kinh nghiệm.
Trung tâm Nghiên cứu & Phát triển Nông nghiệp Công nghệ cao là đơn vị sự
nghiệp có thu trực thuộc Ban Quản lý Khu Nông nghiệp Công nghệ cao, được thành lập
ngày 22/11/2005 của UBND Tp.HCM. Nhằm hoạt động nghiên cứu khoa học trong các
lĩnh vực nông nghiệp, thực hiện trình diễn các mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng
công nghệ cao và chuyển giao công nghệ. Trong đó mảng thủy sản đã đưa vào hoạt động
tại Trung tâm từ năm 2006, với nội dung nghiên cứu và hoàn thiện dần qui trình sản xuất
giống cá dĩa nhằm chuyển giao kỹ thuật đến cho người dân. Hiện nay, qui trình sản xuất
giống cá dĩa đã và đang sản xuất thử nghiệm tại Trung tâm.
Tuy nhiên, hiện việc sản xuất cá dĩa ở Trung tâm gặp một số khó khăn, trở ngại.
Điều đó có thể do Trung tâm mới thành lập, điều kiện cơ sở vật chất còn hạn chế, mô hình
nuôi cá dĩa cũng chỉ mới được sản xuất thử nghiệm và đội ngũ cán bộ kỹ thuật của Trung
tâm còn non trẻ, chưa có kinh nghiệm nhiều trong sản xuất giống cá dĩa.

1



Từ tình hình thực tế trên và được sự phân công của khoa Thủy Sản - Trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài “KHẢO
SÁT VÀ ĐÁNH GIÁ QUI TRÌNH SẢN XUẤT GIỐNG CÁ DĨA TẠI TRUNG TÂM
NGHIÊN CỨU & PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO Tp.HCM”
1.2 Mục tiêu đề tài
Mục tiêu chung của đề tài là nhằm đúc kết, đánh giá qui trình sản xuất giống cá dĩa
ở Trung tâm Nghiên cứu & Phát triển Nông nghiệp Công nghệ cao Tp.HCM bao gồm các
mục tiêu cụ thể sau:
- Khảo sát và đánh giá kết quả sản xuất giống cá dĩa đã thực hiện được tại Trung
tâm Nghiên cứu & Phát triển Nông nghiệp Công nghệ cao Tp.HCM.
- Đề xuất và thử nghiệm một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất của
Trung tâm Nghiên cứu & Phát triển Nông nghiệp Công nghệ cao Tp.HCM.

2


Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Đặc điểm sinh học của cá dĩa
2.1.1 Phân loại
Theo Schultz, L.P.1996; trích bởi Wattley J.1985, trích bởi Phạm Thị Thanh Thúy, 2008.
Lớp: Osteichthyes
Lớp phụ: Actinopterygii
Trên bộ: Percomorpha
Bộ: Perciformes
Bộ phụ: Percoidei
Họ Cichlidae
Giống: Symphysodon

Loài: Symphysodon discus (Heckel, 1840);
S. aequifasciatus (Pellegrin, 1904)
Loài phụ: S. discus discus (Heckel, 1840);
S. discus willischwartzi (Burgees, 1981);
S. aequifasciatus aequifasciatus (Pellegrin, 1904);
S. aequifasciatus axelrodi (Schultz.L.P, 1960);
S. aequifasciatus haraldi (Schultz.L.P, 1960).
Ngoài ra còn nhiều loài tạp lai khác nên hiện nay cá dĩa trên thị trường rất đa dạng
và phong phú. Từ thập niên 50 của thế kỷ trước, cá dĩa được nuôi dưỡng và hơn 10 năm
sau đó được nuôi đại trà ở nhiều quốc gia trên thế giới như Hongkong, Đài Loan, Trung
quốc, Singapore, Úc, Đức, Nhật, Việt Nam.
3


2.1.2 Phân bố sinh thái
Cá dĩa có nguồn gốc từ lưu vực của hệ thống sông Amazone, ở những nhánh sông
có tính axit, nước mềm, chảy qua các nước Brazil, Colombia, Peru, Venezuela thuộc Nam
Mỹ. Chúng sống ở những hồ nhỏ nơi có những nhánh cây, rễ cây chìm trong nước, mực
nước sâu ít nhất 1m.
2.1.3 Môi trường sống
Ngoài tự nhiên, cá dĩa được tìm thấy trên hệ thống sông Amazone, nơi được chia
làm ba dạng thủy vực và có điều kiện môi trường như sau:
- Nước trắng: nước sông ở đây có màu vàng olive nhạt do chảy qua các vùng có
phù sa hay đất sét, pH: 6,9 – 7,1, 0dH: 3 – 8, nhiệt độ: 26 – 290C.
- Nước xanh (nước trong): nước ở những nhánh sông chảy qua các cao nguyên, có
pH: 6,9 – 7,3, dH: 5 – 12, nhiệt độ: 24 – 280C.
- Nước đen: do sự hòa tan của lá cây, rễ cây,.. khi bị mục nát, pH: 4,5 – 6,5, dH: 0
– 4, nhiệt độ: 26 – 300C.
Cá dĩa thường sống ẩn nấp trong các thân cây, rễ cây chìm trong nước, ở những
thủy vực có nước sạch, trong, có tính axit, nhóm nước đen và thường sống thành bầy.

Kết quả phân tích mẫu nước ở sông Amazone nơi có nhiều cá dĩa sinh sống như
sau: độ pH = 6,6; Độ cứng = 25 ppm, hàm lượng Fe là 1,7 ppm; Độ kiềm = 20 ppm;
Chlorides = 30 ppm (Wattley J, 1985, trích bởi Huỳnh Thanh Vân, 2006).
Cá dĩa rất nhạy cảm với điều kiện môi trường, đặc biệt là nhiệt độ, cá thích nơi yên
tĩnh và có ánh sáng đầy đủ. Qua quá trình thuần hóa, cá dĩa thích nghi với môi trường
như sau:
- Nguồn nước trong, sạch, mềm, giàu ôxy, ánh sáng nhẹ. Nếu thiếu ánh sáng cá bắt
mồi yếu, màu sắc nhợt nhạt.
- pH hơi acid (5,5 - 7), tối ưu trong khoảng 6,5 - 6,7, nếu pH > 7 cá tiết nhiều
nhớt, nhợt nhạt.
- Nhiệt độ tối ưu 27 - 300C, nếu nhiệt độ > 340C hoặc thấp hơn 240C, cá có phản
ứng sậm màu toàn thân, bơi lờ đờ, chìm xuống đáy bể, ăn kém.
- Độ cứng: 4,50dH.
4


- Ngưỡng H2S gây độc cho cá: 1 mg/L.
- Ngưỡng CO2 gây ảnh hưởng đến cá: 50mg/L.
2.1.4 Đặc điểm hình thái, sinh lý
a Hình thái bên ngoài
Cá dĩa có dạng hình tròn giống cái dĩa, dẹp ngang, đầu ngắn, mắt khá lớn. Miệng nhỏ,
lỗ mũi hở hai bên đầu, các tia vây phát triển, vây phía đầu cứng, phía sau mềm, vây lưng và
vây hậu môn đối xứng, vây bụng có hai tia dài, vây ngực và vây đuôi có tia vi mềm. Cá dĩa
đặc trưng cho khả năng biến đổi gen cao, hài hòa về màu sắc. Sự biến đổi này tùy vào sự tăng
trưởng, nguồn thức ăn, môi trường sinh thái, sự lai tạo giữa các loài. Cá dĩa có các sọc sậm
chạy dài từ trên phần lưng xuống dưới vi bụng, các vây có màu xanh nước biển phần đuôi
gần như không màu.
b Cấu tạo ống tiêu hóa
Theo Võ Ngọc Cẩm (1983), cá dĩa có chỉ số Li/Ls (chiều dài ruột/chiều dài toàn
thân) tương đối nhỏ khoảng 1,4 - 1,5, ống tiêu hóa có dạ dày phát triển, dạ dày có dạng

đặc biệt phân nhánh có vách dày.
c Hình dạng bộ máy sinh dục
- Cá đực: Gai sinh dục ngắn, chia thành hai thùy nhọn và hơi cong về phía sau
- Cá cái: Gai sinh dục lồi ra khoảng 3 mm dạng tù, thẳng

5


Hình 2.1 Hình dạng bộ máy
sinh dục cá dĩa cái

Hình 2.2 Hình dạng bộ máy
sinh dục cá dĩa đực

(Trích bởi Phạm Thị Thanh Thúy, 2008)
2.1.5 Đặc điểm dinh dưỡng
a Tính ăn của cá dĩa
Cá dĩa là loài ăn tạp thiên về động vật, đặc biệt thích mồi sống di động. Giai đoạn
nhỏ thức ăn ưa thích là Artemia, Moina, Daphnia. Cá trưởng thành có thể ăn các loại thức
ăn như: trùng chỉ, tim, gan, thịt bò xay nhuyễn.
Bảng 2.1 Thành phần dinh dưỡng trong thức ăn của cá dĩa
Thành phần dinh dưỡng
(%)

Thức ăn
Spirulina

Trùn chỉ

Artemia


Thịt bò

55 – 65

8,92

64,3

16 – 21

Lipid

6–7

2

20,3

0,6 – 3,7

Nước

<7

-

-

55 – 78


-

13,46

11,2

-

0,14

-

-

-

55

66,3

64,3

> 35

Protein

Chất khô
β – caroten
Protein/trọng lượng thô


(Chastel & Kiệt, 1995; Thúy & Hour, 1997; Hùng, 2000, trích bởi Phạm Thị Thanh
Thúy, 2008)

6


b Chuyển biến tính ăn
Giai đoạn cá mới nở đến 3 ngày tuổi, cá con dinh dưỡng nhờ vào chất dự trữ trong
túi noãn hoàng dưới bụng (Huỳnh Thanh Vân, 2006).
Giai đoạn từ 4 – 14 ngày tuổi, cá con bám trên mình cá bố mẹ, dinh dưỡng nhờ
chất nhầy tiết ra từ mình cá bố mẹ.
Từ ngày thứ 12 ngoài việc dinh dưỡng nhờ chất nhầy trên da cá bố mẹ, cá con có
thể ăn một số thức ăn có kích thước nhỏ như Artemia, Moina, Daphnia.
Cá được 20 ngày tuổi, tách bầy, tiếp tục ăn Artemia, Moina, Daphnia, đồng thời ăn
được thức ăn như cá trưởng thành nhưng với kích cỡ mồi nhỏ.
Khi được 30 ngày tuổi, cá ăn thức ăn như cá trưởng thành.
2.1.6 Đặc điểm tăng trưởng
Giai đoạn 1 (giai đoạn cá mởi nở): cá con mới nở dài khoảng 1,2 – 2 mm, có màu
xám đen, vây trong suốt. Giai đoạn này cá chưa bơi lội được, bám vào giá thể hoặc thành
bể nhờ sợi nhờn ở đầu (Huỳnh Thanh Vân, 2006).
Giai đoạn 2 (giai đoạn ăn chất nhờn trên mình cá bố mẹ): sau 2,5 ngày từ khi trứng
nở thành cá bột, cá con có thể bơi lội thành đàn quanh cá bố mẹ. Cá con sống nhờ ăn chất
nhầy tiết ra từ mình cá bố mẹ trong 12 – 15 ngày. Cá sau một tuần tuổi dài 3mm.
Giai đoạn 3 (giai đoạn sau khi tách khỏi cá bố mẹ): cá khoảng 2 tuần tuổi dài
khoảng 1 cm, thân có sọc thẳng, mắt màu nâu xám. Khi được 18 ngày tuổi cá dài 1,5 cm,
vây lưng và vây bụng màu đen, cá bắt đầu lên màu. Khi cá 5 – 6 tuần tuổi, cá dài 6 – 7
cm, màu sắc thể hiện rõ. Khi cá 5 – 6 tuần tuổi, cá dài khoảng 2 – 2,5 cm, có hình dạng
như cá trưởng thành, nhưng màu sắc chưa rõ.
Giai đoạn 4 (giai đoạn cá được 3 tháng tuổi): sau 3 tháng tuổi, cá dài 6 – 7 cm, màu

sắc thể hiện rõ. Khi cá 5 – 6 tháng, cá có màu sắc sặc sỡ của cá trưởng thành, nuôi và
chăm sóc tốt đến tháng thứ 10 cá có thể bắt cặp sinh sản.
2.1.7 Đặc điểm sinh sản
a Tuổi thành thục
Cá dĩa thành thục khi 12 tháng tuổi, nhưng nếu được nuôi dưỡng tốt có cá 9 – 10
tháng tuổi có thể bắt cặp và tham gia sinh sản.
7


b Sức sinh sản
Cá dĩa đẻ biến động từ 150 – 250 trứng. Thời gian tái thành thục: cá giữ con 1
tháng tuổi, cá không giữ con 7 ngày.
c Phân biệt đực cái
Cá dĩa rất khó phân biệt đực cái. Chỉ khi cá thành thục sinh dục xong thì mới phân
biệt được chính xác.
Cá đực

Cá cái
Dấu hiệu sinh dục sơ cấp

- Đầu to múp

- Đầu thuôn hơn

- Dáng điệu động hớn mạnh mẽ, các tia

- Dáng điệu động hớn mềm dẻo hơn

vây vương rộng và dài hơn
Dấu hiệu sinh dục thứ cấp

- Gai sinh dục lồi ra, ngắn, chia thành

- Gai sinh dục lồi ra khoảng 3 mm, dạng

2 thùy nhọn và hơi cong về phía sau

tù, thẳng

(Lê Thị Bình, 2006)
d Mùa vụ sinh sản
Cá dĩa có thể sinh sản quanh năm. Tuy nhiên, cá tập trung sinh sản vào mùa mưa
từ tháng 4 đến tháng 10. Vào những tháng mùa lạnh, khi nhiệt độ < 270C, chu kỳ tái phát
dục dài, tỉ lệ thụ tinh và tỉ lệ nở rất kém.
2.1.8 Tập tính sinh sản
a Tập tính bắt cặp
Cá dĩa thành thục sinh dục sẽ tự bắt cặp, giai đoạn bắt cặp xảy ra trong vòng 7 – 10
ngày, cặp cá sẽ tự tách ra một góc bể, dùng miệng làm sạch giá thể. Cá thường kề sát
miệng, quẫy mạnh đuôi, đuổi bắt nhau, xua đuổi những con khác lại gần chúng, chúng bơi
sóng đôi quấn quýt bên nhau.
Trước khi đẻ một vài ngày cá có hiện tượng rùng mình, rùng toàn thân, xếp vây lại,
đôi lúc đứng yên tại chỗ, ít bắt mồi.

8


b Tập tính vệ sinh tổ
Cá sẽ tự cạp ổ, làm sạch giá thể. Giá thể có thể là mặt kiếng, gạch hay bề mặt là
thủy sinh.
c Hiện tượng sinh sản
Cá sắp đẻ có màu sắc rất sặc sỡ, cặp cá bơi lượn, ve vãn bên nhau có hiện tượng

rùng mình liên tục. Cá tăng cường cạp ổ. Lúc này gai sinh dục dài ra hơn có thể phân biệt
được cá đực cá cái.
Trước khi bắt đầu đẻ trứng, cá cái sẽ đi thử vài đường từ dưới lên, cá đực đi tiếp
theo sau. Sau khi thấy thích hợp, chúng tiến hành đẻ trứng.
Cá cái đẻ trứng theo chiều dọc giá thể, từ dưới lên. Cá đực cũng theo lộ trình đó
tiết tinh để thụ tinh cho trứng. Thời gian đẻ trứng kéo dài 1 – 1,5 giờ.
d Chăm sóc trứng
Trứng được đẻ tập trung thành cụm. Lúc này cá bố mẹ dùng vây ngực quạt nước
và dùng miệng phun nước cung cấp oxy cho trứng và loại bỏ những trứng hư.
Sau 24 giờ, trứng thụ tinh chuyển sang màu trắng xám. Ở 300C trứng nở trong
vòng 55 – 57 giờ. Ở điều kiện nhiệt độ bình thường 26 – 280C, trứng sẽ nở trong khoảng
65 – 75 giờ (Axerod, 1972, trích bởi Nguyễn Ngọc Hân, 1984, trích bởi Huỳnh Thanh
Vân, 2006). Trong thời gian này, bể đẻ cá nên đặt ở nơi yên tĩnh, tránh để cá hoảng sợ
như tiếng động, người lạ, thay đổi điều kiện sinh thái đột ngột, cá bố mẹ có thể ăn trứng.
Tỉ lệ nở đạt khoảng 60 – 90%.
e Chăm sóc cá con
Cá mới nở chưa bơi lội được, bám vào giá thể và dinh dưỡng bằng noãn hoàng. Cá
bố mẹ sẽ dùng miệng ngậm con đến một vị trí sạch khác trên giá thể. Khi cá con rơi khỏi
giá thể, cá bố mẹ sẽ dùng miệng ngậm con và phun trở lại giá thể. Cá bố mẹ luôn bơi bên
cạnh chăm sóc và bảo vệ cá con.
Sau khoảng 3 – 4 ngày cá con nở ra, có thể bơi lội tự do. Lúc này, cá con bám trên
mình cá bố mẹ, dinh dưỡng nhờ chất nhầy tiết ra từ mình cá bố mẹ. Chất nhầy này rất
quan trọng, là một loại chất dinh dưỡng cho cá con như sữa. Thời kỳ nuôi con kéo dài 14
– 18 ngày, trong thời nuôi con cá bố mẹ có màu sắc sậm, chúng không ăn hoặc ăn rất ít.
9


2.2 Tổng quan về qui trình sản xuất giống cá dĩa
2.2.1 Chọn bể cho cá đẻ
Theo Đoàn Khắc Độ (2006), bể có kích thước 70 – 80 cm x 50 cm x 40 cm là vừa

cho cá đẻ, bể cá phải đặt nơi yên tĩnh, nơi ít người qua lại, không bị ngược sáng, tốt nhất
là ánh sáng trong hồ sáng hơn bên ngoài.
2.2.2 Nước cho cá đẻ
Nên sử dụng máy lọc nước để đảm bảo môi trường nước có chất lượng tốt cho cá
đẻ, ngoài ra còn trang bị máy sục khí oxy, máy điều hòa nhiệt độ. Nhiệt độ môi trường
nước cho cá đẻ phải ổn định từ 27 – 300C, độ pH = 6 là thích hợp (Đoàn Khắc Độ, 2006).
2.2.3 Thức ăn cho cá đẻ
Vào mùa sinh sản, trước khi cá đẻ, cá ăn nhiều hơn bình thường. Thời gian này cho
cá ăn thức ăn đầy đủ chất dinh dưỡng đặc biệt là giàu chất đạm và vitamin E. Các loại
thức ăn giàu chất đạm như trùn chỉ, lăng quăng, tim bò, các loại hạt như mộng bắp, mộng
lúa thường giàu vitamin E. Nếu thức ăn cho cá đẻ không cân bằng thiếu chất đạm, thiếu
lượng vitamin E thì có thể cá sẽ ăn trứng sau khi đẻ và thậm chí ăn cả cá con (Đoàn Khắc
Độ, 2006).
2.2.4 Chọn cá bố mẹ
Cá dĩa nuôi tốt sau 10 – 12 tháng tuổi thì có thể bắt cặp sinh sản. Nhưng các nhà
chuyên môn thường chọn cá cái 12 tháng tuổi trở lên và cá đực phải được 15 tháng tuổi
trở lên mới cho chúng sinh sản (Vĩnh Khang, 1996; Chan Kok Eng, 1991).
2.2.5 Giai đoạn bắt cặp
Thời gian từ khi chúng bắt đầu bắt cặp đến khi đẻ, trung bình kéo dài từ 1 đến 2
tuần lễ. Trước khi cá đẻ một hoặc hai ngày, cá sẽ có hiện tượng rùng mình, bơi lội chậm
chạp, đôi khi đứng yên một chỗ, màu sắc cũng tươi đẹp hẳn lên (Vĩnh Khang, 1996). Đến
giai đoạn phát dục và chuẩn bị sinh sản cá trống, cá mái rất giống nhau nên để cho cá tự
bắt cặp tự nhiên quá trình này diễn ra trong vài ngày (Đoàn Khắc Độ, 2006; Chan Kok
Eng, 1991).

10


2.2.6 Giai đoạn cá đẻ
- Khi đã chọn đúng một cặp cá trống và cá mái khỏe mạnh, cá sẽ đẻ đều đặn trong

vòng 10 – 15 ngày (nếu không nuôi con), hoặc 30 – 40 ngày (nếu phải nuôi con). Cá
thường đẻ vào buổi chiều lúc nhiệt độ trong hồ tăng, quá trình cá đẻ kéo dài khoảng 1 – 2
giờ. Nhiệt độ khoảng 280C, trứng sẽ nở sau 48 tiếng hoặc nở sau 45 tiếng ở nhiệt độ 300C
(Đoàn Khắc Độ, 2006).
- Cá dĩa thường hay đẻ sau khi mới thay nước cho hồ. Cá dĩa thường đẻ trứng vào
buổi chiều, thời gian đẻ có thể kéo dài từ 1,5 giờ đến 3 giờ tùy theo số lượng trứng nhiều
hay ít. Trong thời gian cá đang đẻ, không nên bơm oxy gần nơi giá thể chỗ cá đẻ và tạm
ngưng máy lọc nước để tránh hơi nước phun quá mạnh làm trôi tinh của cá đực có thể làm
trứng không thụ tinh. Tùy theo chất lượng cá bố mẹ, số lượng trứng có thể nhiều hay ít,
nhưng trung bình từ 150 trứng trở lại, nếu đậu tốt có thể lên đến 200 trứng hoặc hơn nữa.
Nên dán giấy màu rong biển bên ngoài hồ để hạn chế tối đa người đến xem và tránh
những tiếng động lớn có thể làm cá bố mẹ hốt hoảng dẫn đến tình trạng chúng sẽ tự ăn
trứng của chúng. Sau 24 giờ, những trứng thụ tinh tốt sẽ chuyển sang màu trắng xám,
trứng bị hư có màu đục. Nhiệt độ 28 – 300C, trứng sẽ nở sau 60 giờ, nhiệt độ thấp hơn
trứng nở chậm hơn khoảng 65 giờ đến 75 giờ. Trứng sẽ nở từ 60 – 90% tổng số lượng tùy
theo tốt hay xấu (Vĩnh Khang, 1996).
- Nước trong bể cá đẻ phải sạch và đảm bảo pH nước cho cá đẻ từ 6,5 – 7,0 với độ
cứng nước < 100ppm CaCO3, nhiệt độ nước 280C, tập tính đẻ trứng của cá diễn ra trong
vòng 1 – 2 tuần lễ, nếu như trong khoảng thời gian này cặp cá không đẻ thì ta tiến hành
thay 50% - 70% nước trong bể tạo môi trường giống như điều kiện ngoài tự nhiên ở dòng
sông Amazon, để kích thích cặp cá đẻ trứng. Cá thường đẻ trứng vào buổi chiều hoặc buổi
tối, số lượng trứng phụ thuộc vào chất lượng cá bố mẹ trung bình số lượng trứng từ 150 –
200 trứng. Trứng sẽ nở sau 50 – 60 giờ phụ thuộc vào nhiệt độ nước, trứng sẽ nở sớm hơn
nếu nhiệt độ nước trong bể cá đẻ cao hơn. Trường hợp trứng không thụ tinh có thể do
trứng cá bị nấm, do cá trống yếu tinh hoặc hai con cá mái bắt cặp với nhau. Để hạn chế
trứng cá bị nấm thì sau khi cá đẻ xong ta bơm xanh methylene vào trong giá thể trứng
(Chan Kok Eng, 1991).
11



2.2.7 Giai đoạn cá con sau khi nở
Cá con mới nở sống bằng nguồn dinh dưỡng chính là chất nhờn tiết ra từ mình cá
bố mẹ. Nếu cá con không bám vào người cá bố mẹ để ăn chất nhờn thì chúng sẽ dần kiệt
sức, từ từ chìm xuống đáy hồ và chết. Thời gian ăn chất nhờn khoảng 12 – 14 ngày, tuy
nhiên khi cá được 1 tuần tuổi nên tập dần cho ăn Artemia mới nở và bo bo để khi tách bày
cá quen thuộc ngay với những loại thức ăn này (Đoàn Khắc Độ, 2006; Vĩnh Khang,
1996).
Theo Chan Kok Eng (1991), khoảng ba ngày cá sẽ nở và bám vào giá thể, trong
suốt thời gian này cá bố mẹ thay nhau chăm sóc cá con. Khi cá con bơi tự do được thì
theo ông lập trình chăm sóc cá con như sau:
- Ngày thứ 5 kể từ khi cá bơi tự do được bắt đầu cho cá ăn Artemia nhỏ, một
lần/ngày, 2 – 3 ngày thay 50% nước.
- Ngày thứ 12 tăng lượng Artemia lên hai lần/ngày, từ 2 – 3 ngày tiếp tục thay 50%
nước mỗi lần.
- Ngày thứ 12 – 14 tăng lượng Artemia cho ăn lên ba lần/ngày, lúc này thay 30%
nước mỗi ngày.
- Ngày thứ 19 – 20 bắt đầu cho cá con ăn tim bò một lần/ngày, tiếp tục cho ăn
Artemia ba lần/ngày, thay 60 – 70% nước mỗi ngày.
- Ngày thứ 25 dừng cho cá con ăn Artemia và cho ăn tim bò hai lần/ngày, thay
90% nước mỗi ngày.
- Ngày thứ 40 – 45 cho cá con ăn tim bò từ ba đến năm lần mỗi ngày, thay 100%
nước mỗi ngày.
2.2.8 Giai đoạn tách cá con
Theo đoàn Khắc Độ (2006), khi cá con đuợc trên 15 ngày tuổi thì chúng ta tách cá
con ra hồ khác để nuôi. Lúc này có thể cho cá con ăn các loại thức ăn như Moina, Artemia
và Dapnhia khi chuyển sang ăn trùn chỉ cần cho cá thích nghi dần dần bằng cách giảm
lượng thức ăn đang sử dụng và thay bằng trùn chỉ, thay từ từ với lượng tăng dần. Thay
nước cho cá ngày 2 lần, mỗi lần thay khoảng 50% - 70% để đảm bảo nguồn nước trong
sạch cho cá phát triển tốt, cần phải giữ ổn định pH và nhiệt độ nước. Theo Vĩnh Khang
12



(1996); Chan Kok Eng (1991) khi cá con được từ 2 – 3 tuần thì tách cá con ra bể khác để
nuôi riêng.
2.3 Tổng quan về các chỉ tiêu chất lượng nước trong nuôi cá cảnh
2.3.1 Chỉ số pH nước
Chỉ số pH nước biểu thị độ axit, trung tính hay độ kiềm của nước. Chỉ số pH nước
có giá trị từ 0 đến 14, trong đó nước trung tính có pH là 7, nước có tính axit có pH dưới 7
và nước có tính kiềm có pH trên 7. Mỗi loài cá cảnh đều cần khoảng pH nước thích hợp
để phát triển, nếu pH không thích hợp sẽ ảnh hưởng lên khả năng sinh trưởng, đề kháng
bệnh, thậm chí gây sốc pH và làm chết cá. pH tăng hay giảm cũng ảnh hưởng đến sự phân
hủy và hàm lượng độc chất ammonia, nitrit trong bể. Tuy nhiên ảnh hưởng quan trọng
hơn là ảnh hưởng gián tiếp của pH thông qua môi trường nước. Độ pH ảnh hưởng đến
nồng độ hòa tan các muối dinh dưỡng, đến độ cứng của nước, thành phần các độc tố. Khi
pH càng cao, hàm lượng ammonia dạng không phân ly (NH3) càng nhiều và rất có hại cho
cá, ngược lại khi pH càng giảm, thì độc tính khí H2S càng tăng (Tạp chí cá cảnh Việt
Nam, 08/01/2009). pH thích hợp cho cá dĩa sinh sản phát triển từ 6,5 – 7,5. Cần định kỳ
thường xuyên kiểm tra pH bằng các phương pháp dùng máy đo pH, giấy quỳ kiểm tra pH
hoặc có thể dùng thuốc thử pH chuyên dùng để giữ độ pH ổn định trong khoảng thích
hợp.
Nếu pH nước quá thấp, có thể làm tăng pH lên bằng các phương pháp sau: độ pH
nước trong bể nuôi sẽ giảm dần theo thời gian nuôi, cần thay nước thường xuyên, tăng
cường sục khí (để giảm lượng khí CO2 gây hạ pH) và định kỳ hút các chất thải và mùn bã
ở đáy bể (để ngăn sự phân hủy chất hữu cơ làm hạ pH). Thêm bột sôđa (1 muỗng càphê/
20 lít nước bể) hay vỏ sò để tăng độ pH. Tránh lạm dụng các hóa chất chỉ làm tăng độ pH
tức thời nhưng không giữ pH ổn định (Vũ Cẩm Lương , 2008).
Nếu pH nước quá cao thì giảm độ pH như sau: có thể dùng nguồn nước có pH thấp
(như nước giếng ngầm) để pha thêm và sục thêm khí CO2 (Vũ Cẩm Lương , 2008).

13



2.3.2 Độ cứng của nước
Độ cứng của nước được quyết định bởi hàm lượng chất khoáng hòa tan trong nước,
chủ yếu là do các muối có chứa ion Ca2+ và Mg2+. Độ cứng của nước được chia làm hai
loại:
- Độ cứng tạm thời hay độ cứng carbonat: tạo bởi các muối Ca và Mg carbonat và
bicarbonate, trong đó chủ yếu là muối bicarbonate vì muối carbonat Ca và Mg hầu như
không tan trong nước.
- Độ cứng vĩnh viễn: tạo bởi các muối khác của Ca và Mg như sulphat, clorua.
Cá dĩa nói riêng và các loài cá cảnh nói chung, thông thường chỉ quan tâm đến độ
cứng tạm thời của nước vì nó ảnh hưởng nhiều hơn độ cứng vĩnh viễn. Có nhiều đơn vị
độ cứng khác nhau có nguồn gốc từ Mỹ, Đức, Anh, Pháp hay Nga, tuy nhiên độ cứng Đức
(0dH) thường được dùng phổ biến nhất trong lĩnh vực cá cảnh (Lloyd, 2001, trích bởi Vũ
Cẩm Lương, 2008). Độ cứng tạm thời của cá dĩa trong khoảng 1 – 6 0dH (17,9 - 107 ppm)
(Chan Kok Eng, 1991).
Độ cứng của nước ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình điều hòa áp suất thẩm thấu
của cá, mỗi loài cá thích ứng với một độ cứng khác nhau và khả năng thích ứng với sự
biến đổi độ cứng cũng khác nhau. Độ cứng của nước còn ảnh hưởng đến hàm lượng oxy
trong máu cá, quá trình nở của trứng ( Trần Viết Mỹ, 2007trích bởi Phan Minh Thành,
2008).
Các phương pháp điều chỉnh độ cứng của nước: muốn tăng độ cứng cho nước có
thể cho vào bể một số vỏ sò hay thạch cao, nếu nước có độ cứng quá cao có thể trung hòa
với nước mưa, nước cất hay nước đun sôi để hạ độ cứng (Vũ Cẩm Lương , 2008).
2.3.3 Amonia và Nitrite
Ammonia hình thành từ chất bài tiết của cá và sự phân hủy chất hữu cơ trong bể,
tùy theo điều kiện nhiệt độ và pH nước mà ammonia sẽ tồn tại ở dạng ion hóa (NH4+) hay
không ion hóa (NH3), trong đó độc tính NH3 cao hơn NH4 từ 300 đến 400 lần. Nồng độ
gây chết đối với cá cảnh của NH3 là 0,2 – 0,5 mg/l (Lloyd, 2001, trích bởi Vũ Cẩm
Lương, 2008), nồng độ (NH3) thích hợp trong bể phải nhỏ hơn 0,1 mg/l.


14


×