Tải bản đầy đủ (.pdf) (59 trang)

KHẢO SÁT HIỆU QUẢ PHÒNG BỆNH VÀ KHẢ NĂNG TĂNG TRỌNG CỦA GÀ THỊT CÔNG NGHIỆP TRONG VIỆC GIẢM pH = 3,5 TRONG NƯỚC UỐNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (710.96 KB, 59 trang )

BỘ GIÁO DỤC và ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NUÔI – THÚ Y
******************

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

KHẢO SÁT HIỆU QUẢ PHÒNG BỆNH VÀ KHẢ NĂNG
TĂNG TRỌNG CỦA GÀ THỊT CÔNG NGHIỆP TRONG
VIỆC GIẢM pH = 3,5 TRONG NƯỚC UỐNG

Họ và tên: NGUYỄN HÀ ĐỨC KÍNH
Lớp: DH05TY
Ngành: Thú Y
Niên khóa: 2005 – 2010

Tháng 08/2010


BỘ GIÁO DỤC và ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NUÔI – THÚ Y
*******************

NGUYỄN HÀ ĐỨC KÍNH

KHẢO SÁT HIỆU QUẢ PHÒNG BỆNH VÀ KHẢ NĂNG
TĂNG TRỌNG CỦA GÀ THỊT CÔNG NGHIỆP TRONG
VIỆC GIẢM pH = 3,5 TRONG NƯỚC UỐNG

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Bác sỹ Thú Y



Giáo viên hướng dẫn
TS. NGUYỄN THỊ PHƯỚC NINH

Tháng 08/2010

i


XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Họ và tên sinh viên: Nguyễn Hà Đức Kính
Tên luận văn: “Khảo sát hiệu quả phòng bệnh và khả năng tăng trọng
của gà thịt công nghiệp trong việc giảm pH = 3,5 trong nước uống”.
Đã hoàn thành luận văn theo yêu cầu của giáo viên hướng dẫn và ý kiến
đóng góp của Hội Đồng chấm thi tốt nghiệp Khoa ngày…… tháng…… năm 2010.
Giáo viên hướng dẫn

TS. Nguyễn Thị Phước Ninh

ii


CẢM TẠ
Lời đầu tiên em xin chân thành cảm tạ công sinh thành và dưỡng dục của cha
mẹ đã chăm sóc và tạo điều kiện cho em được học tập như ngày hôm nay.
Em xin trân trọng biết ơn:
BGH, BCN khoa Chăn Nuôi – Thú Y trường Đại Học Nông Lâm TP. Hồ Chí
Minh đã tạo điều kiện thuận lợi cho em trong suốt quá trình học tập.
Cô Nguyễn Thị phước Ninh đã nhiệt tình giúp đỡ em hoàn thành khóa luận
này.

Chú Nguyễn Phước Truyền chủ trang trại chăn nuôi gà thịt công nghiệp đã
tạo điều kiện và tận tình giúp đở em trong suốt thời gian thực tập ở trại.
Đồng cám ơn các bạn học đã cùng em chia sẽ những kinh nghiệm trong học
tập cũng như trong cuộc sống.
Một lần nữa em xin chân thành cám ơn!
Tp. Hồ Chí Minh, tháng 8 năm 2010
Nguyễn Hà Đức Kính

iii


TÓM TẮT
Đề tài “Khảo sát hiệu quả phòng bệnh và khả năng tăng trọng của gà thịt
công nghiệp trong việc giảm pH = 3,5 trong nước uống” đã được thực hiện tại trại
chăn nuôi gà công nghiệp Nguyễn Phước Truyền ở huyện Tân Trụ tỉnh Long An từ
ngày 10/02/2010 đến 10/06/2010. Thí nghiệm được tiến hành trên 1400 con gà thịt
công nghiệp (CP. 707) 1 ngày tuổi, bố trí theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên một yếu
tố, được chia làm 2 lô thí nghiệm (TN) và đối chứng (ĐC), mỗi lô có 700 con. Lô
TN dùng acid citric để giảm pH nước uống xuống còn 3,5, lô ĐC không bổ sung
acid citric vào nước uống. Cả 2 lô được theo dõi từ ngày tuổi thứ 1 – 49, ghi nhận
lại một số chỉ tiêu về tăng trọng, tỷ lệ chết, tỷ lệ loại thải, hiệu giá kháng thể chống
bệnh Newcastle ở các thời điểm 1; 21; 35 ngày tuổi. Chúng tôi ghi nhận được kết
quả như sau:
Trọng lượng trung bình của gà ở 49 ngày tuổi ở lô TN là 2628 g, lô ĐC là
2442 g.
Tăng trọng bình quân ngày ở giai đoạn 21 – 49 ngày tuổi ở lô TN là 65,71 g
và lô ĐC là 60,58 g.
Lượng thức ăn tiêu thụ bình quân hàng ngày (g/con/ngày) ở lô TN (103,67)
cao hơn lô ĐC (102,65).
Hệ số chuyển biến thức ăn (HSCBTĂ) của lô TN là 1,96 và lô ĐC là 2,1.

Tỷ lệ chết ở lô TN là 3 %, lô ĐC là 4,14 % .
Tỷ lệ loại thải ở lô TN là 2,85 % và lô ĐC là 4,14 %.
Hiệu giá kháng thể (MG) của gà ở 1 ngày tuổi có MG = 32, ở 21 ngày tuổi:
lô TN có MG = 10,6; lô ĐC có MG = 6,1 và ở 35 ngày tuổi: lô TN có MG = 4 và lô
ĐC có MG = 3,7.
Bệnh tích vi thể trên các cơ quan hô hấp và tiêu hóa của lô TN tốt hơn lô ĐC,
ở lô sử dụng acid citric để làm giảm pH = 3,5 trong nước uống không thấy có triệu
chứng bệnh tích của bệnh CRD và không làm hư hại niêm mạc đường tiêu hóa của
gia cầm.
iv


MỤC LỤC
Trang
TRANG TỰA ..........................................................................................................i 
XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN .................................................. ii 
CẢM TẠ ............................................................................................................... iii 
TÓM TẮT ..............................................................................................................iv 
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................... viii 
DANH SÁCH CÁC BẢNG...................................................................................ix 
DANH SÁCH CÁC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ ............................................................. x 
Chương 1 MỞ ĐẦU .............................................................................................. 1 
1.1 Đặt vấn đề ......................................................................................................... 1 
1.2 Mục đích, yêu cầu ............................................................................................. 1 
1.2.1 Mục đích ........................................................................................................ 1 
1.2.2 Yêu cầu .......................................................................................................... 2 
Chương 2 TỔNG QUAN ...................................................................................... 3 
2.1 Tổng quan về trại gà Nguyễn Phước Truyền.................................................... 3 
2.1.1 Vị trí địa lý ..................................................................................................... 3 
2.1.2 Lịch sử hình thành ......................................................................................... 3 

2.1.3 Điều kiện chăn nuôi ....................................................................................... 3 
2.1.4 Quy trình vệ sinh ........................................................................................... 3 
2.1.4.1 Vệ sinh thức ăn, nước uống ........................................................................ 3 
2.1.4.2 Vệ sinh chuồng trại ..................................................................................... 4 
2.2 Đặc điểm sinh lý của gà .................................................................................... 4 

v


2.2.1 Điều hòa thân nhiệt ........................................................................................ 4 
2.2.2 Ẩm độ ............................................................................................................ 6 
2.3.3 Ánh sáng ........................................................................................................ 7 
2.2.4 Nước uống ..................................................................................................... 8 
2.2.5 Sự tiêu hóa của gia cầm ................................................................................. 9 
2.2.5.1 Tiêu hóa ở miệng ........................................................................................ 9 
2.2.5.2 Tiêu hóa ở diều .........................................................................................11 
2.2.5.3 Tiêu hóa ở dạ dày......................................................................................11 
2.2.5.4 Tiêu hóa ở ruột ..........................................................................................13 
2.3 Hệ vi khuẩn đường ruột ..................................................................................15 
Chương 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH ...........................17 
3.1 Thời gian và địa điểm thực hiện đề tài ...........................................................17 
3.1.1 Thời gian ......................................................................................................17 
3.1.2 Địa điểm .......................................................................................................17 
3.2 Đối tượng thí nghiệm ......................................................................................17 
3.3 Nội dung nghiên cứu.......................................................................................17 
3.4 Phương pháp nghiên cứu ................................................................................17 
3.4.1 Vật liệu nghiên cứu ......................................................................................17 
3.4.2 Phương pháp tiến hành ................................................................................18 
3.4.2.1 Bố trí thí nghiệm .......................................................................................18 
3.4.2.2 Cách tiến hành ..........................................................................................18 

3.4.2.3 Quy trình vệ sinh và công tác thú y ..........................................................20 
3.4.2.4 Các chỉ tiêu theo dõi .................................................................................20 
3.4.3 Hiệu quả kinh tế ...........................................................................................21 

vi


3.4.4 Các công thức tính .......................................................................................21 
3.5 Phương pháp xử lý số liệu ..............................................................................22 
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ..........................................................23 
4.1 Ghi nhận triệu chứng bệnh..............................................................................23 
4.2 Tỷ lệ bệnh tích đại thể trên các cơ quan .........................................................24 
4.3 Bệnh tích vi thể ...............................................................................................27 
4.4 Thuốc thú y .....................................................................................................28 
4.5 Khảo sát khả năng đáp ứng miễn dịch chống bệnh Newcastle ......................30 
4.6 Trọng lượng trung bình (TLTB) .....................................................................32 
4.7 Tăng trọng bình quân ngày (TTBQN) ............................................................35 
4.8 Thức ăn tiêu thụ bình quân (TĂTTBQ) ..........................................................36 
4.9 Hệ số chuyển biến thức ăn (HSCBTĂ) (kgTĂ/kgTT) ...................................36 
4.10 Tỷ lệ chết và loại thải....................................................................................37 
4.11 Hiệu quả kinh tế ............................................................................................38 
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ...............................................................40 
5.1 Kết luận ...........................................................................................................40 
5.2 Đề nghị ............................................................................................................40 
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................41 
PHỤ LỤC.............................................................................................................43 

vii



DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
%CD

: Tỷ lệ chuyển dương

CRD

: Bệnh hô hấp mãn tính

ĐC

: Đối chứng

GĐKS

: Giai đoạn khảo sát

MG

: Hiệu giá kháng thể

HSCBTĂ : Hệ số chuyển biến thức ăn
HA

: (Haemagglutination) phản ứng ngưng kết hồng cầu

HI

: (Haemagglutination Inhibition) phản ứng ngăn trở ngưng kết hồng cầu


KS

: Khảo sát

TATTBQ : Thức ăn tiêu thụ bình quân
TNHH

: Trách nhiệm hữu hạn

TS

: Tiến sĩ

TP. HCM : Thành phố Hồ Chí Minh
TTBQN

: Tăng trọng bình quân ngày

TTL

: Tổng trọng lượng

viii


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 2.1 Chương trình chiếu sáng cho gà thịt ....................................................... 8 
Bảng 2.2 Nhu cầu nước uống của gà ...................................................................... 9 
Bảng 3.1 Sơ đồ bố trí thí nghiệm ..........................................................................18 
Bảng 3.2 Bảng bố trí lấy mẫu máu gà làm HI – HA ............................................19 

Bảng 3.3 Qui trình vaccin và kháng sinh của gà ở trại Nguyễn Phước Truyền ...20 
Bảng 4.1 Ghi nhận triệu chứng bệnh của gà qua các giai đoạn ngày tuổi ............23 
Bảng 4.2 Kết quả ghi nhận bệnh tích đại thể của gà ở 2 lô thí nghiệm ................24 
Bảng 4.3 Kết quả ghi nhận bệnh tích vi thể..........................................................27 
Bảng 4.4 Thuốc thú y đã sử dụng cho cả 2 lô: TN và ĐC ....................................29 
Bảng 4.5 Hệ số MG và % CD của hai lô gà thí nghiệm .......................................30 
Bảng 4.6 Trọng lượng trung bình của gà ..............................................................33 
Bảng 4.7 Tăng trọng bình quân ngày của gà (g/con/ngày) ...................................35 
Bảng 4.8 Thức ăn tiêu thụ bình quân qua các giai đoạn (g/con/ngày) .................36 
Bảng 4.9 Hệ số chuyển biến thức ăn của gà .........................................................37 
Bảng 4.10 Tỷ lệ chết và tỷ lệ loại thải của 2 lô gà TN và ĐC (%) .......................38 
Bảng 4.11 Hiệu quả kinh tế ..................................................................................39 
 

ix


 

DANH SÁCH CÁC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ
Hình 4.1 Ruột xuất huyết đốm ..............................................................................25 
Hình 4.2 Bao tim tích nước...................................................................................25 
Hình 4.3 Lớp mỡ bao tim xuất huyết ....................................................................25 
Biểu đồ 4.1 Biến thiên hệ số MG .........................................................................31 
Biểu đồ 4.2 Biến thiên hệ số % CD ......................................................................31 
Biểu đồ 4.3 Trọng lượng trung bình của gà lúc 21 ngày tuổi ...............................33 
Biểu đồ 4.4 Trọng lượng trung bình của gà lúc 49 ngày tuổi ...............................34 
Biểu đồ 4.5 Tăng trọng bình quân ngày ...............................................................35 
Biểu đồ 4.6 Biểu đồ HSCBTĂ của gà thí nghiệm ...............................................37 
 


x


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Chăn nuôi gà là một trong những nghề truyền thống đã gắn bó với người
nông dân Việt Nam từ bao đời nay. Những sản phẩm do chăn nuôi gà mang lại,
không những cải thiện bữa ăn hàng ngày cho mỗi gia đình, mà còn xuất khẩu ra
nước ngoài, có giá trị về dinh dưỡng, thẩm mỹ và giá trị về tinh thần, góp phần nâng
cao chất lượng cuộc sống cho mỗi người dân. Ngoài ra, nó còn mang lại nguồn lợi
đáng kể cho nền kinh tế đất nước nói chung và kinh tế hộ gia đình nói riêng. Nhưng
lợi nhuận của nhà chăn nuôi phụ thuộc phần lớn vào chi phí thức ăn và thuốc thú y.
Vì vậy, để nhà chăn nuôi đạt lợi nhuận cao nhất thì phải giảm thấp chi phí thuốc thú
y và nâng cao hiệu quả sử dụng thức ăn. Việc giảm pH trong nước uống làm cho gà
có khả năng phòng bệnh, giúp gà tăng trọng nhanh, giảm thấp tỷ lệ chết và loại thải.
Vì vậy, để biết hiệu quả của việc giảm pH trong nước uống của gà, được sự
phân công của bộ môn Vi Sinh - Truyền Nhiễm khoa Chăn Nuôi - Thú Y, Trường
Đại Học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh, dưới sự hướng dẫn của T.S Nguyễn Phước
Ninh chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Khảo sát hiệu quả phòng bệnh và khả
năng tăng trọng của gà thịt công nghiệp trong việc giảm pH = 3,5 trong nước
uống”.
1.2 Mục đích, yêu cầu
1.2.1 Mục đích
Làm cơ sở cho các nhà chăn nuôi áp dụng nhằm tăng năng xuất, đạt hiệu quả
kinh tế cao.

1



1.2.2 Yêu cầu
Theo dõi sức đề kháng của gà thí nghiệm trong thời gian nuôi từ 1 – 49 ngày
tuổi (tỷ lệ bệnh, tỷ lệ chết, tỷ lệ loại thải và hiệu giá kháng thể chống bệnh
Newcastle).
Theo dõi trọng lượng của gà thí nghiệm từ 1 – 49 ngày tuổi.
Theo dõi lượng thức ăn ăn vào và hệ số chuyển hóa thức ăn.

2


Chương 2
TỔNG QUAN
2.1 Tổng quan về trại gà Nguyễn Phước Truyền
2.1.1 Vị trí địa lý
Trại nằm cách quốc lộ 1A khoảng 3 km, thuộc huyện Tân Trụ, tỉnh Long An,
có tổng diện tích 13000 m2. Phía Đông giáp tỉnh Tiền Giang, phía Bắc giáp với Tp.
Hồ Chí Minh.
2.1.2 Lịch sử hình thành
Trại được thành lập vào năm 1999 do ông Nguyễn Phước Truyền làm chủ và
lấy tên trại là Nguyễn Phước Truyền. Đây là trại gà có 100 % vốn tư nhân. Năm
1999, trại nuôi được 5000 con gà thịt công nghiệp cho đến nay đã phát triển lên tới
25000 con.
2.1.3 Điều kiện chăn nuôi
Nguồn nước được sử dụng ở trại là nguồn nước ngầm.
Giống gà: gà CP. 707, Cobb.
Kiểu chuồng trại: trại được xây dựng theo hướng Đông Nam – Tây Bắc và
nằm trên một vùng đất cao ráo, dễ thoát nước và toàn bộ trại được xây dựng theo
kiểu chuồng sàn nên dễ dàng dọn vệ sinh. Chuồng được xây dựng mái đôi, mái
chuồng được lợp bằng lá nên khá mát mẻ, trong mỗi dãy chuồng có 2 hàng máng ăn

và 2 hàng máng uống để gà ăn uống đồng đều nhau.
2.1.4 Quy trình vệ sinh
2.1.4.1 Vệ sinh thức ăn, nước uống
Thức ăn được bảo quản tốt, khay đựng thức ăn luôn luôn chứa thức ăn sạch
không bị ẩm ướt, không bị nấm mốc. Bình chứa nước uống thì được rửa sạch hàng
ngày và chứa nước uống sạch.

3


2.1.4.2Vệ sinh chuồng trại
Trước khi nhập gà thì phải vệ sinh sát trùng chuồng trại thật kỹ: bỏ trống
chuồng 4 – 5 tuần, rửa sạch chuồng trại bằng nước, che kín chuồng trại bằng bạt
mủ. Sau đó xịt xà phòng, phun thuốc sát trùng (chloramin T), xông formol - thuốc
tím 2 lần, rải vôi nền chuồng, sát trùng máng ăn, máng uống và rửa sạch lại bằng
nước. Trong thời gian nuôi thì vệ sinh chuồng trại và quét dọn phân 3 lần/tuần,
phun thuốc diệt ruồi và giòi thường xuyên.
2.2 Đặc điểm sinh lý của gà
2.2.1 Điều hòa thân nhiệt
Theo Lê Hồng Mận, Bùi Lan Hương Minh (1989), gia cầm có nhiệt độ tương
đối ổn định, không phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường bên ngoài. Sự ổn định của
nhiệt độ cơ thể gia cầm là do chúng có sự điều hòa thân nhiệt hoàn chỉnh, trong đó
hệ thần kinh đóng vai trò quan trọng. Nhiệt độ của các cơ quan bên trong và của não
luôn luôn không đổi, nó cao hơn nhiệt độ trung bình của thân. Nhiệt độ của da thấp
hơn và có thể bị thay đổi. Bởi vì nhiệt độ ở các phần khác nhau của cơ thể thì không
giống nhau, cho nên khái niệm về nhiệt độ cơ thể là qui ước. Người ta nhận định về
thân nhiệt ở gia cầm theo những chỉ số đo được ở hậu môn. Nhiệt độ trực tràng của
gia cầm cao hơn so với động vật có vú, và trung bình nằm trong khoảng 40,5 –
420C. Những dao động về nhiệt độ cơ thể trong các mức giới hạn sinh lý do những
yếu tố sau đây gây ra: thời gian trong ngày, nuôi dưỡng, tuổi và giống của gia cầm,

công do cơ sản sinh ra về ban đêm nhiệt độ thấp hơn đến 0,4 – 0,50C so với ban
ngày, ta thấy có những dao động trong suốt ngày, đến trưa thì nó tăng lên và đến
chiều thì lại giảm xuống. Ở những gia cầm hoạt động tích cực vào lúc hoàng hôn,
nhiệt độ tối đa vào lúc mặt trời mọc và lặn. Sự tiếp nhận thức ăn làm tăng nhiệt độ,
còn nếu bị đói thì làm giảm nhiệt độ. Quá trình chuyển hóa thức ăn cũng làm tăng
nhiệt độ. Những gia cầm non nhạy cảm với nhiệt độ bên ngoài hơn những gia cầm
trưởng thành. Những ngày đầu tiên ở gà con mới nở ra, nhiệt độ đã có những dao
động rõ rệt. Điều này liên quan đến sự điều hòa thân nhiệt chưa hoàn thiện. Sau đó
nó ổn định dần và giữ ở mức độ cao hơn so với ở gia cầm trưởng thành.

4


Theo Nguyễn Phước Ninh (2000), gia cầm trưởng thành có thân nhiệt giao
động khoảng 40,6 – 41,70C, không giống như những động vật khác, gà không có
tuyến mồ hôi nó thải nhiệt ra ngoài qua một số phương thức sau:
Sự tỏa nhiệt: đó là sự tỏa nhiệt của cơ thể vào môi trường xung quanh bằng
các tia hồng ngoại. Sự tỏa nhiệt được tăng lên nếu như trong chuồng có các vật
lạnh. Sự tỏa nhiệt xảy ra ngay cả khi mà không khí giữa cơ thể và các vật lạnh đã
được làm đủ nóng lên. Để giữ cho gia cầm khỏi tỏa nhiệt đột ngột của cơ thể, cần
phải giữ cho các tường và trần của phòng nuôi luôn ấm áp.
Sự đối lưu: là một dạng cơ bản của tỏa nhiệt vào môi trường xung quanh. Sự
tỏa nhiệt bằng đối lưu được thể hiện khi làm nóng không khí xung quanh gia cầm.
Càng có sự khác nhau về nhiệt của cơ thể và môi trường xung quanh, và sự vận
động của không khí càng tích cực hơn thì càng tỏa nhiệt nhiều hơn. Không khí ẩm
hút nhiệt nhiều hơn so với không khí khô. Nếu nhiệt độ không khí bằng nhiệt độ cơ
thể, thì sự đối lưu sẽ không xảy ra. Trong trường hợp nếu không khí được làm nóng
hơn cơ thể thì nó không những không lấy đi mà còn truyền nhiệt cho cơ thể.
Sự dẫn nhiệt: đó là sự tỏa nhiệt cho các vật trực tiếp tiếp xúc với cơ thể gia
cầm. Nó chỉ có thể có trong trường hợp, nếu nhiệt độ của vật thấp hơn nhiệt độ của

phần cơ thể tiếp xúc. Thường thường khi da của gia cầm va chạm hay tiếp súc với
nền chuồng, tường lạnh hơn thì nhiệt độ từ cơ thể cũng truyền sang các vật thể này.
Sự bốc hơi: sự bài tiết nhiệt qua các cơ quan hô hấp phụ thuộc vào nhiệt độ
của không khí xung quanh. Khi trời rất nóng, gia cầm thường há mỏ thở. Khi đó
nhiệt đi khỏi cơ thể không chỉ cùng với không khí được thở ra, mà còn cùng với sự
bay hơi ẩm từ bề mặt của khoang miệng và các đường hô hấp. Khi nhiệt độ bên
ngoài đạt tới 29,50C đối với gà trưởng thành và 380C đối với gà con thì bắt đầu thở
gấp. Khi nhiệt độ môi trường xung quanh ngang với nhiệt độ cơ thể thì các biện
pháp thải nhiệt ở trên không còn hiểu hiệu mà sự thải nhiệt qua bốc hơi nước từ hệ
thống hô hấp trở thành phương thức chính để gà làm giảm nhiệt độ. Gà phải thở
nhanh lấy nhiều không khí bên ngoài vào làm tăng cường sự bốc hơi nước ở đường

5


hô hấp như phổi, các túi khí. Ngoài ra gà còn thải nhiệt qua sự thải phân và đẻ
trứng.
Theo Nguyễn Phước Ninh (2000), khi nhiệt độ môi trường tăng cao: gà ăn ít,
cử động ít, uống nước nhiều để bù đắp lượng nước bay theo đường hô hấp. Đối với
gà thịt vì ăn ít nên giảm tăng trọng và do tăng lưu lượng máu ra vùng ngoại biên để
tăng cường sự thải nhiệt nên tiêu hao nhiều năng lượng. Gà đẻ giảm sản xuất trứng,
vỏ mỏng. Do đó tiêu tốn thức ăn để sản xuất thịt và trứng cao. Sự bốc hơi 1g nước
sẽ làm thất thoát đến 540 calo năng lượng duy trì. Nhiệt độ môi trường tăng cao làm
gà thở dốc. Nếu biện pháp cuối cùng này cũng không làm giảm được thân nhiệt
đang gia tăng thì gà sẽ trở nên bất động, hôn mê và chết (thường xảy ra trên gà thịt
tăng trọng nhanh).
Mặt khác khi gà thở gấp bằng cách há miệng thì bụi và các vi khuẩn trong
không khí dễ dàng xâm nhập gây nên các tổn thương đường hô hấp. Ở gia cầm sự
tỏa nhiệt bằng cách tỏa nhiệt và dẫn nhiệt bao gồm đến 67 – 87 % so với tổng số
nhiệt tạo thành, bằng cách bốc hơi từ các đường hô hấp trên là 15 – 30 %, cùng với

phân là 0,3 %, khoảng gần 1,6 % chi phí vào việc làm hâm nóng thức ăn và nước
(Lê Hồng Mận, Bùi Lan Hương Minh, 1989). Khi nhiệt độ môi trường thấp, quá
trình thải nhiệt xảy ra thuận lợi. Lượng nhiệt thải ra nhiều nên gia cầm ăn nhiều để
cung cấp năng lượng cho sự duy trì thân nhiệt. Nếu không có nguồn năng lượng bổ
sung đó gia cầm không thể duy trì được nhiệt độ bình thường, thân nhiệt sẽ bị giảm
xuống, các mạch máu bị thu hẹp lại, trao đổi chất tăng lên, xuất hiện sự co rút có
phản xạ. Sau đó, nếu còn ở trong lạnh trong một thời gian dài các ống dẫn của da sẽ
bị dãn rộng ra, trao đổi chất bị giảm xuống, sự hoạt động của cơ thể bị rối loạn. Sự
giảm thân nhiệt dẫn tới sự giảm sức đề kháng của cơ thể, tạo điều kiện cho bệnh tật
xuất hiện. Khi giảm thân nhiệt gà con thường tập hợp lại thành từng cụm, chúng
đứng chật vào nhau đến nỗi một vài con trong số chúng bị dẫm bẹp.
2.2.2 Ẩm độ
Ẩm độ trong chuồng nuôi do nước trong phân bốc hơi và hơi nước theo
đường hô hấp tạo thành. Ẩm độ cao sẽ làm giảm quá trình thải nhiệt qua da và niêm

6


mạc đường hô hấp mà đó là cách thải nhiệt quan trọng nhất của gia cầm nên khi ẩm
độ cao đồng thời với nhiệt độ cao tác hại sẽ nghiêm trọng hơn. Ẩm độ cao, vi sinh
vật sẽ phát triển, tăng cường sinh khí độc hại như amoniac, sulfur gây tình trạng
kém vệ sinh trong chuồng nuôi, ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của gà, giảm sức
sống, chất lượng quầy thịt giảm (Lâm Minh Thuận, 2004).
2.3.3 Ánh sáng
Thị giác của gà rất phát triển nên chúng rất nhạy cảm với áng sáng. Ánh sáng
tác động mạnh lên quá trình hoạt động của hệ thống nội tiết, từ đó tác động đến quá
trình sinh trưỡng phát dục. Dưới tác động của ánh sáng, tuyến yên tiết ra hormone
FSH và LH kích thích sự phát triển của buồng trứng, sự phát triển của noãn nang và
quá trình tạo trứng. Trong chuồng gà công nghiệp ánh sáng được coi là yếu tố tiểu
khí hậu quan trọng. Ở vùng nắng nhiều, thời gian chiếu sáng tự nhiên dài trên 10

giờ, có thể thiết kế tường bằng lưới để tận dụng ánh sáng tự nhiên. Nhưng thời gian
chiếu sáng tự nhiên thay đổi theo mùa nên cần phải lắp đặt hệ thống chiếu sáng bổ
sung trong chuồng gà. Chương trình chiếu sáng hợp lý cho từng loại gà sẽ ảnh
hưởng tốt đến năng suất của chúng. Do vậy phải có chương trình chiếu sáng thích
hợp cho từng giai đoạn phát triển để đạt mức sinh trưởng tốt và hiệu quả sử dụng
thức ăn cao. Độ cao của nguồn sáng phụ thuộc vào loại bóng đèn, thường sử dụng
bóng đèn huỳnh quang 40 – 60 W, treo cao khoảng 2 m. Khoảng cách giữa các dãy
đèn gấp 1,5 lần khoảng cách từ gà đến bóng đèn. Ánh sáng trắng thông dụng hơn
còn ánh sáng màu giá cao và có những tác động lên tập tính cũng như tình trạng của
đàn gà. Ví dụ như ánh sáng màu xanh hạn chế thị lực, làm giảm khả năng thu nhận
thức ăn. Do đó chỉ sử dụng ánh sáng màu xanh khi dồn bắt gà để chủng ngừa, chọn
giống sẽ tránh được những xáo trộn có hại cho đàn gà. Ánh sáng màu đỏ và cam có
tác động làm tăng năng suất trứng, nhưng lại giảm tỷ lệ thụ tinh, kích động hưng
phấn thần kinh làm tăng hiện tượng cắn mổ nhau (Lâm Minh Thuận, 2004). Chương
trình chiếu sáng cho gà thịt được thể hiện qua Bảng 2.1.

7


Bảng 2.1 Chương trình chiếu sáng cho gà thịt
Ngày

Thời gian

Cường

Thời gian

Thời gian tắt


Nhiệt độ

Nhiệt độ

tuổi

chiếu sáng

độ ánh

mở đèn

đèn

chuồng

chuồng

trong ngày

sáng

ban ngày

nuôi ban

(giờ)

(Lux)


0–7

24

40

8 – 14

14

40

15 – 21

14

20

22 – 28

16

10

29 – 35

16

10


20

10

36 – xuất
bán

0

17 giờ ngày
hôm nay

-

17 giờ ngày

7 giờ sáng

hôm nay

ngày hôm sau

17 giờ ngày

7 giờ sáng

hôm nay

ngày hôm sau


17 giờ ngày

9 giờ sáng

hôm nay

ngày hôm sau

17 giờ ngày

9 giờ sáng

hôm nay

ngày hôm sau

17 giờ ngày

13 giờ trưa

hôm nay

ngày hôm sau

( C)

đêm (0C)

33


33

31

31

29

29

21 – 29

21 – 29

26

26

26

26

(Trích dẫn liệu công ty TNHH chăn nuôi C.P Việt Nam)
2.2.4 Nước uống
Nước không phải là chất dinh dưỡng nhưng đóng vai trò rất quan trọng trong
quá trình trao đổi chất. Nước chiếm tỷ lệ 55 – 75 % trong cơ thể gia cầm. Nước
tham gia trong thành phần của máu, trong dịch tế bào, dịch tiêu hóa… Trong quá
trình tiêu hóa, nước ngấm vào thức ăn ở diều làm thức ăn mềm, trương nở ra giúp
tinh bột trong thức ăn thủy phân thành đường. Nước giúp dịch tiêu hóa nhanh chóng
ngấm vào thức ăn, tạo điều kiện tốt cho các phản ứng thủy phân xảy ra để tiêu hóa

thức ăn. Nhờ nước các chất dinh dưỡng sau khi được phân tích thành các tiểu phần
nhỏ bé, được hấp thu theo nước vào máu, ở đó chất dinh dưỡng được vận chuyển
vào các mô, tế bào của cơ thể, đồng thời các chất cặn bả, thải từ quá trình trao đổi
chất được lấy ra, theo máu được thải ra ngoài theo đường bài tiết. Nước còn tham
gia điều hòa thân nhiệt, là môi trường cho quá trình sinh sản như tạo tinh dịch,
8


trứng. Trong cơ thể gia cầm có thể tạo ra một lượng nhỏ nước từ sản phẩm của các
phản ứng oxy hóa chất dinh dưỡng, khi trao đổi 1 g chất béo tạo ra 1,2 g nước, còn
protein cho 0,6 g nước, gluxit cho 0,5 g nước. Lượng nước này quá ít so với nhu cầu
của cơ thể nên hàng ngày gia cầm phải nhận một lượng nước từ ngoài qua ăn, uống.
Thức ăn của gia cầm, đặc biệt của gà, là thức ăn khô chỉ chứa 8 – 12 % nước vì vậy
gà phải được uống nước tự do, liên tục hàng ngày. Lượng nước tiêu thụ hàng ngày
của gà phụ thuộc vào lứa tuổi và nhiệt độ môi trường (Lâm Minh Thuận, 2004), qua
Bảng 2.2.
Bảng 2.2 Nhu cầu nước uống của gà
Tuổi

Loại gà

Lượng nước tiêu thụ hàng ngày cho 1000 gà (lít/ngày)

(tuần)

200C

320C

0–2


25

50

2–3

100

210

3–6

280

600

10 – 20

140

220

Gà đẻ TP

200

400

Gà giống thịt


230

400

Gà thịt
Gà hậu bị

Nguồn: sách chăn nuôi gia cầm (Lâm Minh Thuận, 2004)
2.2.5 Sự tiêu hóa của gia cầm (Lê Hồng Mận và Bùi Lan Hương Minh, 1989)
2.2.5.1 Tiêu hóa ở miệng
Gia cầm lấy thức ăn bằng mỏ, hình dáng và độ lớn của mỏ ở các loài gia cầm
đều rất khác nhau. Ở gà, gà tây có mỏ ngắn, nhọn và cứng, hơi cong về phía dưới.
Lưỡi gia cầm nằm ở đáy khoang miệng, có hình dạng và kích thước tương ứng với
mỏ. Trên bề mặt phía trên của lưỡi có những răng rất nhỏ hóa sừng hướng về cổ
họng. Chúng có khả năng giữ khối thức ăn trong miệng và đẩy chúng về phía thực
quản. Ở những gia cầm bơi dưới nước, theo mép viền của lưỡi có những lông cứng
và kim bằng sừng, những lông cứng và kim này cùng với những tấm nhỏ bên cạnh
nằm ngang ở mỏ có tác dụng giữ thức ăn lại khi lọc nước.

9


Ở gia cầm các cơ quan thị giác và xúc giác kiểm tra sự tiếp nhận thức ăn.
Đặc biệt đối với gà và gà tây thì các cơ quan về khứu giác và vị giác có ý nghĩa kém
hơn. Khi không đủ ánh sáng, gà và gà tây sẽ ăn kém. Gia cầm thực hiện mổ và nuốt
thức ăn ở bất cứ trạng thái nào của đầu. Gà thực hiện từ 180 – 240 động tác mổ
trong một phút, gà tây 60. Số lượng thức ăn mà gia cầm ăn được trong một đơn vị
thời gian phụ thuộc vào mức độ hấp dẫn của thức ăn, loài và tuổi của gia cầm. Một
gia cầm đói có thể mổ một khẩu phần thức ăn lớn, mỏ mở rộng.

Việc điều khiển nhu cầu thức ăn ở gia cầm được thực hiện bởi các trung tâm
thần kinh của vùng dưới đồi thị. Các trung tâm này bị kích thích hoặc bị ngừng hoạt
động do ảnh hưỡng của các yếu tố ngoại sinh (thành phần và các tính chất của thức
ăn, tần số và thời gian cho ăn) và nội sinh (mức độ của các quá trình trao đổi chất).
Gia cầm tiếp nhận thức ăn lỏng và nước bằng cách đầu chuyển động rất nhanh lên
phía trên. Lúc đó nước chảy từ khoang miệng vào thực quản. Gia cầm giữ thức ăn
trong khoang miệng một thời gian ngắn, ở đó thức ăn được nước bọt thấm ướt. Các
tuyến nước bọt của gia cầm phát triển kém. Vai trò cơ bản của nước bọt ở gia cầm
là để dính những thức ăn thu nhận được và làm nhẹ sự vận chuyển chúng vào thực
quản. Động tác nuốt ở gia cầm tồn tại được là nhờ lưỡi chuyển động rất nhanh. Lúc
này thức ăn giữ trong mỏ được chuyển vào vùng trên của hầu vào thực quản. Thanh
quản trong thời gian này được nâng lên phía trước và lên trên, lối vào thanh quản bị
ép tới đáy của xương dưới lưỡi và gốc lưỡi, ngăn không cho thức ăn rơi vào đường
hô hấp. Viên thức ăn thu nhận được ở cuống lưỡi được đẩy vào lỗ thực quản và sau
đó do những co bóp nhu động của thành thực quản nó được chuyển động vào diều,
còn ở gia cầm đói thì được đẩy trực tiếp vào dạ dày. Trong tất cả các khoang của
thực quản đều được phủ một lớp vỏ nhầy, gấp nếp. Trong bề dày của nó có các
tuyến nhầy hình ống, về hình thái tương tự giống tuyến của khoang miệng. Các
tuyến của thực quản có tiết ra chất nhầy thấm ướt bề mặt của vỏ nhầy làm viên thức
ăn di chuyển dễ dàng. Trong diều các tuyến nhầy chỉ có ở thành phía trên chỗ tiếp
giáp với thực quản.

10


2.2.5.2 Tiêu hóa ở diều
Ở gà, gà tây, gà phi và chim bồ câu, diều là một chổ rộng hơn, hình túi. Ở vịt
và ngỗng thay cho diều có một chỗ giản rộng không lớn lắm của thực quản hình
thoi (diều giả). Diều được đặt về phía bên phải chỗ đi vào khoang ngực ngay trực
tiếp trước một cái chạc ba nối liền xương đòn bên phải và bên trái. Với bề mặt bên

ngoài diều được nối với cơ da, cơ này giúp cho nó giản nở rộng khi thức ăn rơi vào.
Các lỗ dẫn vào và dẫn ra của diều nối liền nhau và có các cơ thắt khóa chúng lại.
Giữa các cơ thắt lại có các ống diều – là một phần của diều, ở những gia cầm đói
theo ống này thức ăn và nước đi vào phần dưới của thực quản và dạ dày không qua
túi diều. Diều có chức năng lưu trữ thức ăn và tiết một ít dịch diều từ các tuyến
nhầy của thành phía trên tiếp giáp với thực quản. Dịch thực quản và diều có thành
phần tương tự như nước bọt, có chứa musin và amylase giúp tinh bột trong thức ăn
thủy phân thành đường. Thời gian thức ăn lưu trữ trong diều tùy thuộc vào tính chất
và kích thước của thức ăn như thức ăn hạt ở diều khoảng 3 – 4 giờ còn thức ăn đã
được nghiền nhỏ chỉ nằm ở diều khoảng 1 – 2 giờ. Thời gian này phụ thuộc vào tỷ
lệ nước và thức ăn, nếu thiếu hoặc thừa nước đều cản trở sự di chuyển thức ăn từ
diều xuống dạ dày (trừ vịt và ngỗng) do lực của cơ co thắt khóa các lỗ dẫn của diều.
Ở gà, diều chứa được 100 – 200 g thức ăn. Thức ăn ở diều được chuẩn bị sẵn để tiêu
hóa trực tiếp, nó được làm mềm ra, quấy trộn và được tiêu hóa từng phần bởi các
men của thức ăn và các vi khuẩn nằm trong thức ăn thực vật.
Trong các thí nghiệm loại bỏ diều ở gà, người ta nhận thấy rằng, thức ăn bắt
đầu đi qua ống tiêu hóa nhanh hơn nhưng sự tiêu hóa lại kém đi một cách đáng kể.
Đồng thời lại thấy sự giảm trọng lượng của gia cầm sinh sản. Trong diều gia cầm
pH dao động trong khoảng 4,5 – 5,8.
2.2.5.3 Tiêu hóa ở dạ dày
Dạ dày gia cầm cấu tạo gồm hai phần: dạ dày tuyến và dạ dày cơ. Thức ăn từ
diều rơi vào dạ dày tuyến. Dạ dày tuyến là dạng ống ngắn có vách dày, ống được
nối với dạ dày cơ bằng một eo nhỏ. Vách dạ dày tuyến cấu tạo gồm màng nhầy, cơ
và màng mô liên kết. Thành dạ dày tuyến cấu trúc bởi những tuyến hình túi tạo

11


thành những thùy nhầy tiết dịch đổ ra qua các lỗ trong những núm đặc biệt của các
nếp gấp tuần hoàn trong lớp niêm mạc.

Lớp vỏ của dạ dày tuyến là 3 lớp tế bào cơ bằng phẳng: các lớp cơ dọc bên
trong và bên ngoài và lớp cơ vòng giữa. Dịch dạ dày được tiết ra trong khoang của
dạ dày tuyến có chứa axit chlohydric, pepsin, men bao tử và musin. Pepsin là dạng
hoạt hóa của pepsinogen dưới tác dụng của HCl. Sự tiết dịch dạ dày ở gia cầm non
và lớn là không ngừng, sau khi ăn thì càng được tăng cường hơn. Trong sự tiết dịch
vị của các tuyến dạ dày người ta nhận thấy có các pha phản xạ và pha thần kinh hóa
học. Mức độ tiết dịch vị của các tuyến dạ dày phụ thuộc vào loài, tuổi, trạng thái
sinh lý của gia cầm, số lượng và chất lượng thức ăn thu nhận được. Sự tiết dịch vị
cao nhất ở gà ăn thức ăn có hàm lượng protein tối ưu 16 – 18 %. Khi tăng protein
lên tới 25 – 30 % hoặc khi giảm xuống 10 % thì sự tiết dịch vị ở dạ dày tuyến giảm.
Sự tiết dịch tăng lên khi sức đẻ trứng tăng và giảm khi gia cầm thay lông. Các dây
thần kinh phế vị và dây thần kinh giao cảm điều hòa sự tiết dịch vị dạ dày tuyến.
Thức ăn chỉ đi qua dạ dày tuyến đủ thời gian thấm ướt dịch tiêu hóa sau đó di
chuyển sang dạ dày cơ. Dạ dày tuyến có độ pH = 2 – 3,5.
Dạ dày cơ có dạng hình với hai khối cơ dày, chắc cùng với lớp niêm mạc
gồm lớp biểu bì sừng cứng và một lớp nhầy đặc chắc từ mô liên kết có chức năng
cơ học rõ rệt là nghiền nát thức ăn và trộn đều chúng với dịch vị, enzyme và vi
khuẩn trong thức ăn, thúc đẩy sự tiêu hóa thức ăn triệt để hơn. Trong việc tạo thành
vỏ sừng cứng niêm mạc có các tuyến hình ống của màng nhầy tiết dịch để bồi đắp
cho những lớp sừng bị mòn đi, vì vậy độ dày của lớp sừng cứng luôn ổn định. Các
sản phẩm tiêu hóa từ thức ăn cũng như các vi khuẩn không thấm hút qua được màng
sừng cứng nên ngoài ý nghĩa cơ học, màng sừng cứng của dạ dày cơ còn bảo vệ
vách dạ dày khỏi những yếu tố bất lợi. Sự co bóp của dạ dày cơ vừa nghiền thức ăn
vừa đẩy thức ăn đã được nghiền xuống tá tràng, đồng thời kéo thức ăn từ diều
xuống dạ dày tuyến và dạ dày cơ, hoạt động như vậy tạo sự nhu động của toàn bộ
ống tiêu hóa.

12



Sỏi và những vật cứng trong dạ dày làm tăng ma sát, giúp quá trình nghiền
nát và làm sạch thức ăn trong khoang dạ dày cơ. Đối với gia cầm, sỏi bền với axit
chlohydric và kích thước sỏi thích hợp với lứa tuổi gia cầm: ở gà con, sỏi với kích
thước 2,5 – 3 mm, gà trưởng thành thì đường kính sỏi tăng lên đến 10 mm. Nhiều
thí nghiệm cho thấy nếu không có sỏi trong dạ dày cơ thì sự hấp thụ chất dinh
dưỡng và hệ số tiêu hóa thức ăn sẽ giảm. Thiếu sỏi trong dạ dày của gia cầm non sẽ
làm giảm trọng lượng dạ dày 30 – 35 %, cơ dạ dày trở nên nhão, nhũn và xuất hiện
những vết loét trên màng nhầy.
Dưới tác dụng của axit chlohydric và pepsin, protein bị cắt thành pepton và
một phần thành axit amin. Tinh bột bị phân giải thành các loại đường đơn và cơ thể
hấp thu dễ dàng hơn với sự có mặt của một lượng nhỏ dịch tá tràng và dịch mật đi
ngược lên dạ dày cơ. Thức ăn từ dạ dày cơ được đẩy vào tá tràng từng khẩu phần
nhỏ một cách điều hòa (gà, vịt) hoặc ở dạng nhũ chấp liên tục (ngỗng). Vùng môn
vị có dạng van, cấu tạo từ một hoặc hai nếp gấp hình bán nguyệt đóng mở một cách
có phản xạ, cho phép thức ăn đi qua dễ dàng nhưng sỏi lớn và thức ăn có kích thước
lớn bị cản lại.
Dịch vị tinh khiết là chất lỏng không màu hoặc hơi trắng đục có độ pH 4,2 –
4,4. Độ pH của dịch dạ dày tăng lên khi trong khẩu phần có chứa nhiều chất kiềm,
canxi, bột xương, giàu protein, do các chất kiềm trung hòa axit chlohydric tự do dẫn
đến giảm sự hoạt hóa của pepsinogen, giảm sự tiêu hóa thức ăn. Phương pháp cho
ăn cũng ảnh hưởng lớn đến sự tiết dịch vị và hoạt tính proteolit của dịch dạ dày:
khẩu phần nghèo hoặc đơn điệu, thiếu khoáng chất và vitamin làm giảm sự tiết dịch
vị.
2.2.5.4 Tiêu hóa ở ruột
Ở tá tràng, với tác động của dịch ruột, dịch tụy và dịch mật, các chất dinh
dưỡng trong thức ăn được phân giải thành những phần tử có kích thước nhỏ nhất
như : axit amin, triglycerit, đường đơn… Không tràng bắt đầu từ nơi đổ vào của ống
mật đến nơi có vết tích của túi lòng đỏ, kế đến là hồi tràng kéo dài đến van hồi
manh tràng. Ruột non có lớp niêm mạc dày đặc các hệ thống nhung mao li ti có


13


chức năng tiêu hóa và hấp thụ thức ăn. Dịch ruột là chất lỏng đục có phản ứng kiềm
(pH = 7,42) chứa các men tiêu hóa như protease, aminolyase, amylase,
enterokinase. Dịch tụy là chất lỏng không màu, hơi mặn, hơi toan hoặc hơi kiềm
(pH = 7,2 – 7,5) riêng ở gà dịch tụy có độ pH = 6. Ngoài các men tiêu hóa dịch tụy
còn chứa các axit amin, lipit, các chất khoáng (NaCl, Cl2, NaHCO3) và một số chất
khác. Dịch tụy của gia cầm trưởng thành chứa các men tiêu hóa như trypsin,
carbonxypeptidase, amylase, maltase, lipase. Tripsin là dạng hoạt hóa của
pepsinogen dưới tác động của men enterokinase trong dịch ruột, trypsin phân giải
các polypeptid thành các monosaccharic, glucose. Men lipase được dịch mật hoạt
hóa để phân giải các lipit thành glycerin và các axit béo. Dịch mật do gan tiết ra liên
tục, một phần tích lũy ở túi mật, còn lại đổ trực tiếp xuống tá tràng. Một số loài
không có túi mật như bồ câu, gà sao và đà điểu thì dịch mật từ gan tiết ra được đổ
thẳng vào tá tràng. Mật gia cầm có màu xanh đậm, kiềm tính (pH = 7,3 – 8,5) chứa
axit mật, các chất sắc tố, cholesterin, gluxit, các axit béo và các lipit trung tính,
musin, các chất khoáng, các sản phẩm trao đổi chất có chứa nitơ và còn có chứa
men amylase. Mật có ý nghĩa rất đa dạng trong tiêu hóa của gia cầm. Mật nhũ tương
hóa chất béo giúp cho men lipase tác động dễ dàng hơn nhờ tăng bề mặt tiếp xúc
của chất béo. Mật hoạt hóa các men tiêu hóa của dịch tụy, mật kích thích làm tăng
nhu động ruột tạo điều kiện tốt cho hệ thống nhung mao của niêm mạc ruột hấp thu
các chất dinh dưỡng đã được tiêu hóa. Mật còn có khả năng diệt khuẩn, bảo vệ niêm
mạc dạ dày cơ khỏi sự tổn thương và ăn mòn màng sừng. Ở gia cầm các quá trình
tiêu hóa và hấp thu chất dinh dưỡng diễn ra rất tích cực trong ruột non cũng như
trên bề mặt lớp nhung mao nhỏ của niêm mạc thành ruột. Các phân tử thức ăn lớn
và các hợp chất lớn hơn mức phân tử được tiếp tục phân giải thành những tiểu phần
nhỏ hơn. Các sản phẩm nhỏ nhất có hoạt tính bề mặt được đưa vào vùng đường viền
của các tế bào biểu mô, trên các nhung mao nhỏ có một lớp men hoạt hóa tác động
các phản ứng thủy phân xảy ra trong các nhung mao nhỏ và các sản phẩm cuối cùng

thấm hút vào trong hệ thống mao mạch lympho và vào máu. Sự hấp thu các chất
dinh dưỡng như axit amin, gluxit, axit béo, các chất khoáng và các vitamin xảy ra

14


×