Tải bản đầy đủ (.pdf) (104 trang)

Phân tích hiệu quả kỹ thuật và khả năng sinh lợi của nghề khai thác lưới rê xa bờ tại tỉnh khánh hòa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.93 MB, 104 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

NGUYỄN THÁI MINH

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KỸ THUẬT VÀ KHẢ NĂNG SINH
LỢI CỦA NGHỀ KHAI THÁC LƢỚI RÊ XA BỜ TẠI TỈNH
KHÁNH HÒA

LUẬN VĂN THẠC SĨ

KHÁNH HÒA – 2017


BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

NGUYỄN THÁI MINH

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KỸ THUẬT VÀ KHẢ NĂNG SINH
LỢI CỦA NGHỀ KHAI THÁC LƢỚI RÊ XA BỜ TẠI TỈNH
KHÁNH HÒA

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Ngành:

Kinh tế phát triển

Mã số:

60310105



Quyết định giao đề tài:

414/QĐ- ĐHNT ngày 26/5/2016

Quyết định thành lập hội đồng:

775/QĐ-ĐHNT ngày 21/8/2017

Ngày bảo vệ:

5/9/2017

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:
TS. LÊ KIM LONG
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG:
TS. QUÁCH THỊ KHÁNH NGỌC
KHOA SAU ĐẠI HỌC

KHÁNH HÒA - 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan mọi kết quả của đề tài: “Phân tích hiệu quả kỹ thuật và khả
năng sinh lợi của nghề khai thác lƣới rê xa bờ tại tỉnh Khánh Hòa” là công trình
nghiên cứu của cá nhân tôi và chƣa từng đƣợc công bố trong bất cứ công trình khoa
học nào khác cho tới thời điểm này.
Khánh Hòa, tháng 08 năm 2017
Tác giả luận văn


Nguyễn Thái Minh

iii


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian thực hiện đề tài, tôi đã nhận đƣợc sự giúp đỡ của quý phòng
ban Trƣờng Đại học Nha Trang, Khoa Kinh tế, Khoa Sau Đại học và các Thầy, Cô đã
tận tình giảng dạy và hƣớng dẫn tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Đặc
biệt, là Thầy TS. Lê Kim Long, Giảng viên Khoa Kinh tế - Trƣờng Đại học Nha Trang,
ngƣời đã tận tình hƣớng dẫn, góp ý và giúp đỡ tôi rất nhiều trong suốt thời gian tôi thực
hiện đề tài.
in chân thành cảm ơn các anh, chị cán bộ, công chức làm việc tại Sở Nông nghiệp
và Phát triển Nông thôn tỉnh Khánh Hòa, Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy
sản tỉnh Khánh H a, Cục Thống k tỉnh Khánh Hoà, U ban nhân dân các xã, phƣờng:
Vĩnh Nguy n, Vĩnh Trƣờng đã hỗ trợ tôi đắc lực trong quá trình thu thập số liệu và
những lời khuyên bổ ích trong suốt thời gian viết luận văn.
Tôi chân thành cảm ơn các đồng nghiệp của tôi đã động vi n, giúp đỡ và tạo điều
kiện thuận lợi để tôi hoàn thành khóa học.
Và cuối cùng, lời cảm ơn đặc biệt nhất của tôi dành cho những ngƣời thân trong
gia đình của tôi đã động viên, chia sẻ với tôi những lúc khó khăn để tôi hoàn thành tốt
khóa học và luận văn tốt nghiệp này.
Cuối cùng tôi gửi lời cảm ơn chân thành đến gia đình và tất cả bạn bè đã giúp đỡ,
động viên tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Khánh Hòa, tháng 08 năm 2017
Tác giả luận văn

Nguyễn Thái Minh


iv


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................... iii
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................ iv
MỤC LỤC .......................................................................................................................v
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT .................................................................................... vii
DANH MỤC BẢNG BIỂU ......................................................................................... viii
DANH MỤC HÌNH.........................................................................................................x
TRÍCH YẾU LUẬN VĂN ............................................................................................ xi
CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU ..........................................................................................1
CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ HIỆU QUẢ KỸ THUẬT VÀ KHẢ
NĂNG SINH LỢI HOẠT ĐỘNG TRONG KHAI THÁC THUỶ SẢN ...................6
2.1. Khái niệm kết quả và hiệu quả kinh tế của hoạt động khai thác thủy sản................6
2.2. Lý thuyết doanh thu - chi phí theo quan điểm kinh tế và quản lý nghề cá: Mô hình
Gorden- Shaefer ...............................................................................................................7
2.3. Lý thuyết hành vi kinh tế của tàu đánh bắt trong nghề cá tiếp cận mở (tham khảo
Flaaten, 2010) ................................................................................................................10
2.4. Hiệu quả, hiệu quả kỹ thuật, khả năng sinh lợi và các chỉ ti u đánh giá khả năng
sinh lợi ...........................................................................................................................12
2.4.1. Hiệu quả ...............................................................................................................12
2.4.2. Hiệu quả kỹ thuật.................................................................................................14
2.4.3. Phƣơng pháp phân tích màng bao dữ liệu (DEA) ...............................................14
2.4.4. Khả năng sinh lợi .................................................................................................17
2.4.5. Những chỉ ti u đánh giá khả năng sinh lợi ..........................................................17
2.5. Các công trình nghiên cứu trong và ngoài nƣớc có liên quan ................................19
Tóm tắt chƣơng 2 ............................................................................................................21
CHƢƠNG 3: TỔNG QUAN NGHỀ LƢỚI RÊ XA BỜ VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU .............................................................................................................22

3. . Tình hình và kết quả kinh tế của hoạt động khai thác thủy sản ở Việt Nam..........22
. . . Giới thiệu khái quát về ngành khai thác thủy sản tại Việt Nam ..........................22
. .2. Đặc điểm tự nhi n, kinh tế xã hội và lao động nghề cá tại Việt Nam .................24
. . . Hiện trạng ngành khai thác thủy sản tại Việt Nam..............................................26
.2. Tình hình và kết quả kinh tế của hoạt động khai thác thủy sản ở Khánh H a .......29
v


.2. . Giới thiệu khái quát về ngành khai thác thủy sản tại Khánh H a .......................29
.2.2. Đặc điểm tự nhi n, kinh tế xã hội và lao động nghề cá tại Khánh H a ..............34
.2. . Hiện trạng ngành lƣới rê xa bờ tại Khánh H a ...................................................37
. . Phƣơng pháp nghi n cứu ........................................................................................40
3.3.1. Dữ liệu nghiên cứu ..............................................................................................40
. .2 Phƣơng pháp nghi n cứu ......................................................................................43
Tóm tắt chƣơng ...........................................................................................................46
CHƢƠNG 4: PHÂN TÍCH VÀ THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHI N CỨU ..........47
4. . Đặc điểm kỹ thuật và hoạt động đánh bắt của tàu trong năm 2

6 .......................47

4.2. Đặc điểm nhân kh u học về hộ gia đình của tàu đƣợc điều tra ..............................48
4.2.1. Thông tin chủ tàu .................................................................................................48
4.2.2. Thông tin về thuyền trƣởng .................................................................................50
4.2.3. Thông tin về thuyền viên .....................................................................................51
4.2.4. Thông tin về hỗ trợ dầu của chính phủ ................................................................52
4.2.5. Thông tin về hộ gia đình ngƣ dân ........................................................................52
4.2.6. Nhận thức của ngƣ dân về nguồn lợi ...................................................................53
4.3. Phân tích khả năng sinh lợi và hiệu quả kỹ thuật của nghề lƣới rê xa bờ ..............55
4.3.1. Phân tích khả năng sinh lợi..................................................................................55
4.3.2. Phân tích hiệu quả kỹ thuật .................................................................................59

4.4. Thảo luận ................................................................................................................70
4.4.1. Bàn luận kết quả kinh tế của nghề lƣới r xa bờ tại tỉnh Khánh Hòa..................70
4.4.2. Bàn luận về khả năng sinh lợi của nghề lƣới rê xa bờ.........................................71
4.4.3. Bàn luận về hiệu quả kỹ thuật của nghề lƣới rê xa bờ ........................................72
4.4.4. Bàn luận về mối tƣơng quan giữa khả năng sinh lời và hiệu quả kỹ thuật của
khai thác lƣới rê xa bờ ...................................................................................................72
Tóm tắt chƣơng 4...........................................................................................................73
CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH ..........................................74
5.1. Kết luận...................................................................................................................74
5.2. Hàm ý chính sách ...................................................................................................76
Tóm tắt chƣơng 5...........................................................................................................78
TÀI LI U THAM KHẢO .............................................................................................79
PHỤ LỤC
vi


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
CRS: Constant Return to Scale (quy mô không ảnh hƣởng đến kết quả sản suất)
DEA: Data Envelop Analysis (phân tích màng dữ liệu)
DT: Doanh Thu
LN: Lợi nhuận
SE: Scale Efficiency (hiệu quả quy mô)
SPF: Stochastic Production Frontier (đƣờng biên ngẫu nhiên)
TTS: Tổng tài sản
TE: Technical Efficiency (hiệu quả kỹ thuật)
VCSH: Vốn chủ sở hữu
VRS: Variable Return to Scale (quy mô ảnh hƣởng đến kết quả sản xuất)
WTO: World Trade Organization (tổ chức Thƣơng mại Thế giới)

vii



DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 3.1. Sản lƣợng thu sản Việt Nam giai đoạn 2005-2012 .....................................22
Bảng 3.2. Giá trị sản xuất thu sản Việt Nam theo giá so sánh 2

giai đoạn 2005-2012 ... 23

Bảng 3.3. Sản lƣợng khai thác thủy sản Việt Nam giai đoạn 2005 - 2012 ...................23
Bảng 3.4. Trữ lƣợng và khả năng khai thác thủy sản Việt Nam ...................................24
Bảng .5. Cơ cấu tàu thuyền khai thác thủy sản Việt Nam phân theo công suất máy ..26
Bảng .6. Cơ cấu tàu thuyền khai thác thủy sản Việt Nam theo vùng biển năm 2

......27

Bảng 3.7. Hiện trạng cơ cấu nghề khai thác thủy sản giai đoạn 2001 - 2010 .........27
Bảng 3.8. Hiện trạng cơ cấu nghề khai thác thủy sản Việt Nam theo công suất năm 2

... 28

Bảng 3.9. Sản lƣợng khai thác tại Khánh Hòa so với các địa phƣơng trong khu vực ..29
Bảng 3.10. Giá trị sản xuất trong khu vực thủy sản tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2007-2010
(giá so sánh 1994)......................................................................................................................... 30
Bảng 3.11. Số lƣợng tàu cá phân theo nghề và công suất tỉnh Khánh Hòa năm 2
Bảng 3.12. Số lƣợng tàu cá phân theo nghề và công suất tỉnh Khánh Hòa năm 2

.... 31
.32

Bảng 3.13. Số lƣợng tàu cá phân theo nghề và công suất tỉnh Khánh Hòa năm 2 2 .... 33

Bảng 3.14. Số lƣợng tàu cá phân theo nghề và công suất tỉnh Khánh Hòa năm 2

.... 33

Bảng . 5. Lao động ngành Thủy sản Khánh H a giai đoạn 2007-2012 .....................35
Bảng 3.16. Số lƣợng lao động trực tiếp và trình độ chuy n môntrong lĩnh vực thủy sản
tại Khánh Hòa ................................................................................................................36
Bảng . 7. Năng suất và thu nhập của lao động trực tiếp trong lĩnh vực thủy sản tại
Khánh Hòa .....................................................................................................................37
Bảng . 8. Cơ cấu tàu thuyền phân theo địa phƣơng và nhóm công suất tại thành phố
Nha Trang ......................................................................................................................38
ảng 4. . Đặc điểm kỹ thuật và hoạt động đánh bắt của 97 tàu đƣợc điều tra .............47
ảng 4.2. Đặc điểm kỹ thuật và hoạt động đánh bắt của 97 tàu theo dải công suất .....48
Bảng 4. . Cơ cấu độ tuổi chủ tàu khai thác nghề lƣới rê xa bờ ....................................49
Bảng 4.4. Thống k trình độ học vấn của chủ tàu .........................................................49
Bảng 4.5.Thống kê số năm kinh nghiệm của chủ tàu....................................................50
viii


Bảng 4.6. Thống kê thông tin về thuyền trƣởng ............................................................50
Bảng 4.7. Thống kê thông tin về thuyền viên................................................................51
Bảng 4.8. Thống kê thông tin về hỗ trợ dầu của chính phủ ..........................................52
Bảng 4.9. Thống kê thông tin về hộ gia đình ngƣ dân ..................................................52
Bảng 4.10. Nhận thức của ngƣ dân ...............................................................................53
Bảng 4.11. Thông tin khác về nhận thức của ngƣ dân ..................................................54
Bảng 4. 2. Chỉ ti u

oanh thu, Chi phí và Lợi nhuận của các tàu đƣợc điều tra trong

năm m a vụ 2 5 2


6 (bao gồm hỗ trợ của Chính phủ .............................................55

Bảng 4.

. Chỉ ti u

oanh thu, Chi phí và Lợi nhuận của các tàu đƣợc điều tra trong

năm m a vụ 2 5 2

6 (không bao gồm hỗ trợ của Chính phủ ..................................56

Bảng 4. 4. Chỉ ti u

oanh thu, Chi phí và Lợi nhuận của các tàu đƣợc điều tra trong

năm m a vụ 2 5 2

6 theo dải công suất ...................................................................57

Bảng 4. 5. Chỉ ti u

oanh thu, Chi phí và Lợi nhuận của các tàu đƣợc điều tra trong

năm m a vụ 2 5 2

6 theo dải công suất ...................................................................58

Bảng 4.16. Hiệu quả kỹ thuật theo hƣớng tối đa hóa đầu ra của nghề khai thác lƣới rê

xa bờ tỉnh Khánh H a năm 2 5 và 2

6 .....................................................................59

Bảng 4.17. Hiệu quả kỹ thuật theo hƣớng tối đa hóa đầu ra của nhóm 23 tàu có công
suất HP < 250CV ...........................................................................................................61
Bảng 4.18. Hiệu quả kỹ thuật theo hƣớng tối đa hóa đầu ra của nhóm tàu có công suất
25
CV năm 2 5 và 2

6 .............................................................................62

Bảng 4.19. Hiệu quả kỹ thuật theo hƣớng tối đa hóa đầu ra của nhóm tàu có công suất
HP>=4

CV năm 2

5 và 2

6 ...................................................................................64

Bảng 4.20. Hiệu quả kỹ thuật theo hƣớng tối đa hóa đầu ra của nhóm 71 tàu có nhận
hỗ trợ dầu năm 2

5 và 2 6 ........................................................................................66

Bảng 4.21. Hiệu quả kỹ thuật theo hƣớng tối đa hóa đầu ra của nhóm 26 tàu không
nhận hỗ trợ dầu của Chính phủ năm 2


5 và 2

6 .......................................................67

Bảng 4.22: Ma trận hệ số tƣơng quan năm 2

5...........................................................70

Bảng 4.23: Ma trận hệ số tƣơng quan năm 2

6...........................................................70

ix


DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1. Mô hình Gorden-Shaefer với giá cố định ........................................................8
Hình 2.2. Mô hình Gorden-Shaefer với giá thay đổi .......................................................9
Hình 2. . Hành vi điều chỉnh quy mô nỗ lực trong ngắn hạn của hai tàu với cơ cấu
vốn, giá sản ph m, trữ lƣợng đánh bắt và mức trữ lƣợng cho trƣớc .............................11
Hình 2.4. Mô hình DEA tối đa hoá đầu ra.....................................................................16

x


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Trong những năm gần đây nhà nƣớc có rất nhiều chính sách ƣu đãi đối với ngƣ
dân bám biển nhƣ hỗ trợ xăng dầu, hỗ trợ vay vốn đóng tàu…Theo Quyết định
48 2


QĐ-TTg của Chính phủ về một số chính sách khuyến khích, hỗ trợ khai thác,

nuôi trồng hải sản và dịch vụ khai thác hải sản trên các vùng biển xa. Mỗi ngƣ dân
đánh bắt dài ngày trong vùng biển xa bờ sẽ đƣợc hỗ trợ 4 chuyến biển mỗi năm, bình
quân mỗi chuyến biển là 100 triệu đồng tiền dầu diesel. Thực hiện chính sách của
Chính phủ về việc hỗ trợ ngƣ dân đánh bắt hải sản xa bờ, đến giữa tháng 5-2017, tỉnh
Khánh H a đã giải ngân hỗ trợ ngƣ dân trong tỉnh trên 440 t đồng.
Nghề biển xƣa nay vốn có nhiều rủi ro, nhất là vào m a mƣa bão bất thƣờng, ngƣ
trƣờng hải sản biến động…Theo nhiều ngƣ dân, việc hỗ trợ tiền dầu diesel đã tạo động
lực rất lớn cho họ vƣơn khơi, nhất là ở những thời điểm hải sản mất mùa hoặc đƣợc
mùa mất giá.
Hiện nay, tỉnh Khánh H a tiếp tục triển khai nhiều chính sách hỗ trợ ngƣ dân nhƣ:
đào tạo kỹ thuật giúp ngƣ dân đi biển an toàn, thành lập các tổ, đội li n kết sản xuất
tr n biển, nghiệp đoàn nghề cá...Tỉnh cũng đang đ y mạnh triển khai chƣơng trình hỗ
trợ ngƣ dân đóng tàu theo Nghị định 67. Theo thống k , toàn tỉnh Khánh H a hiện có
khoảng

.

tàu cá, trong đó có tr n .2

tàu đánh bắt xa bờ.

Nghiên cứu “Phân tích hiệu quả kỹ thuật và khả năng sinh lợi của nghề khai thác
lưới rê xa bờ tại Khánh Hòa”có mục tiêu là phân tích hiệu quả kỹ thuật và khả năng
sinh lợi, từ đó đề xuất một số khuyến nghị cho chính quyền và chủ tàu nhằm phát triển
nghề khai thác lƣới rê xa bờ bền vững.
Các phƣơng pháp phân tích chính đƣợc sử dụng trong nghiên cứu là phƣơng pháp
thống kê mô tả, phƣơng pháp so sánh, Phƣơng pháp


ata Envelopment Analysis

( EA để đánh giá hiệu quả kỹ thuật. Nghiên cứu này sẽ là tài liệu tham khảo hỗ trợ
cho những nghiên cứu tiếp theo, những đề tài đánh giá hay phân tích hiệu quả trong
khai thác thủy sản.
Kết quả nghiên cứu 97 tàu lƣới r cho 2 năm sản xuất 2015 – 2016 cho thấy đội
tàu lƣới rê xa bờ của Khánh Hòa hiện vẫn đang hoạt động có hiệu quả, tuy nhiên mức
độ hiệu quả của mỗi đơn vị khai thác là khác nhau. Hiệu quả kỹ thuật (đánh giá chất
lƣợng hoạt động sản xuất có xu hƣớng giảm qua 2 năm (2015 - 2016). Khả năng sinh
xi


lợi và hiệu quả kỹ thuật của các tàu lƣới rê ở Khánh H a trong 2 năm vừa qua tốt nhất
ở dải công suất tàu trung bình, ở mức từ 250-400 HP.
T suất lợi nhuận bình quân trên vốn chủ sở hữu (ROE) nghề lƣới rê xa bờ với giả
thuyết không hỗ trợ dầu từ chính phủ đạt t lệ 7,2% năm 2

6, t lệ này so với lãi suất

tiền gửi ngân hàng bình quân từ 6%-7% năm hiện nay là xấp xỉ. Nhƣ vậy, sự hấp dẫn
ngƣ dân ra khơi hiện tại là do chƣơng trình hỗ trợ dầu. Liệu chúng ta có hỗ trợ dầu
đƣợc mãi? Đây là vấn đề cho thấy chúng ta cần có cái nhìn và giải pháp chiến lƣợc
hơn chỉ hỗ trợ dầu.
Các kết quả nghiên cứu trên cho thấy các nhà hoạch định chính sách và quản lý
nghề cá cần đặc biệt cần lƣu ý, rà soát lại và thực hiện c n trọng chƣơng trình hỗ trợ
dầu, đóng tàu công suất lớn, vỏ thép xa bờ. Hậu quả của nhiều tàu vỏ thép phải nằm bờ
chỉ sau một thời gian ngắn ra khơi là những bằng chứng thực tiễn cần đƣợc nghiêm túc
xem xét và nghiên cứu kỹ lƣỡng. Có lẽ, chúng ta cần tập trung vào đào tạo nguồn nhân
lực và điều tra nguồn lợi đi kèm với các chƣơng trình hỗ trợ nghề cá xa bờ.
Từ khóa: Đánh bắt xa bờ, Khánh Hòa, lƣới rê, thủy sản


xii


CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ngành thủy sản Việt Nam phát triển nhờ vào lợi thế có bờ biển dài khoảng 3.260
km và vùng biển rộng hơn

triệu km2 chứa nhiều nguồn lợi thủy sản phong phú đa

dạng (FAO, 2005). Nguồn lợi chính là cá biển với hơn 2.

loài khác nhau, trong đó

trên 100 loài có giá trị kinh tế cao với tổng trữ lƣợng hải sản khoảng 3,1 triệu tấn, khả
năng cho phép khai thác ,4 triệu tấn năm (FAO, 2

4 . Việc xác định lợi thế và tập

trung các nguồn lực phát triển, ngành thu sản đã thu hút và tạo việc làm cho hàng
chục triệu lao động, góp phần to lớn cho sự phát triển kinh tế-xã hội của các địa
phƣơng ven biển và có mức đóng góp đáng kể vào kim ngạch xuất kh u của Việt Nam.
Giá trị khai thác thu sản theo giá thực tế liên tục tăng từ 14.737,7 t đồng (năm
2000) lên 22.770,9 t đồng (năm 2

5 và đạt 61.914,6 t đồng vào năm 2

tăng bình quân hàng năm từ 2,6% năm (giai đoạn 2001-2


. Tốc độ

5 l n 4, % năm (giai đoạn

2006-2010). Tổng sản lƣợng khai thác hải sản từ 1.419,6 nghìn tấn (năm 2
1.791,4 nghìn tấn (năm 2 5 và đạt 2.226,6 nghìn tấn vào năm 2
lƣợng khai thác cá biển từ 1.075,3 nghìn tấn (năm 2
(năm 2

5 và đạt 1.648,2 nghìn tấn vào năm 2

năm 2

-2010, NXB Thống kê 2011, trang 172&173).

l n

, trong đó sản

tăng l n . 67,5 nghìn tấn

(Tình hình KT-XH Việt Nam mƣời

Khánh Hòa là tỉnh thuộc Nam Trung Bộ có tiềm năng để phát triển nghề khai thác
thủy sản, là một trong những ngƣ trƣờng trọng điểm của cả nƣớc, với bờ biển dài
khoảng 85 km, hơn 2
Cuối năm 2

h n đảo lớn nhỏ (Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa, 2015).


6, tổng số tàu cá có gắn máy của Khánh Hòa là 5.524 chiếc với tổng

công suất 224.775 CV, trong đó tàu thuyền cỡ nhỏ khai thác ven bờ với công suất dƣới
20 CV chiếm gần 5 %. Đến năm 2

2, tổng số tàu của tỉnh đã tăng l n 99 5 chiếc và

công suất máy tăng khoảng 8% năm (Chi cục KT& VNLTSKH, 2

2 . Năm 2

2,

sản lƣợng khai thác thu sản của Khánh Hòa khoảng 78.125 tấn và tạo việc làm cho
hơn 9.

lao động. Tổng kim ngạch xuất kh u thu sản của Khánh Hoà năm 2

2

đạt 327 t USD (Sở NN&PTNTKH, 2012). Sản lƣợng khai thác cá biển tăng bình
quân , % năm từ năm 2

đến 2012 và chiếm khoảng 90% tổng sản lƣợng thủy sản

của cả tỉnh Khánh Hòa (Tổng Cục Thống kê, 2012).
Mặc d đội tàu lƣới rê xa bờ của Nha Trang – Khánh H a đƣợc đánh giá ổn định
nhiều năm, nhƣng các tàu vẫn phải chịu nhiều áp lực từ b n ngoài, cũng nhƣ trong nội
1



tại của các tàu, cụ thể nhƣ ngành này rất nhạy cảm với giá dầu, hoặc các phƣơng thức
huy động vốn (nhiều nguồn vay), tổ chức sản xuất chƣa hợp lý; hay ngay cả khâu tiêu
thụ sản ph m có ràng buộc, cơ sở vật chất yếu kém, nguồn nhân lực chƣa đào tạo, các
chính sách quản lý chƣa ph hợp… đã làm ảnh hƣởng đến hiệu quả sản xuất. Những
thách thức từ giá nhiên liệu tăng cao, chất lƣợng tàu thuyền khai thác xuống cấp, thời
tiết diễn biến ngày càng phức tạp, nguồn lợi thủy sản cạn kiệt đã khiến cho ngành khai
thác thủy sản nói chung và nghề lƣới r nói ri ng, đứng trƣớc áp lực buộc phải thay
đổi để tồn tại. Việc tổ chức khai thác thu sản địa phƣơng c n chƣa hợp lý, chƣa có
nhiều chƣơng trình, dự án mở rộng các ngƣ trƣờng xa bờ, để vừa nhằm cải thiện kết
quả sản xuất vừa giảm áp lực khai thác gần bờ, cũng nhƣ giảm mức độ rủi ro vốn khá
cao đối với nghề lƣới rê. Nguồn lợi thu sản ven bờ ở trong tình trạng báo động về
mức độ cạn kiệt cũng góp phần làm gia tăng lƣợng tàu vƣơn khơi đánh bắt xa bờ, việc
phát triển đầu tƣ tàu đánh bắt xa bờ chỉ mang tính tự phát.
Trong những năm gần đây đã có một số nghiên cứu đánh giá kết quả, hiệu quả
kinh tế và kỹ thuật của một số nghề khai thác thu sản ở Khánh Hòa. Long và ctv
(2008) nghiên cứu về kết quả kinh tế và các nhân tố ảnh hƣởng đến doanh thu và thu
nhập của nghề câu xa bờ. Duy, Long, Ola Flateen (2015) nghiên cứu về tác động của
trợ cấp của chính phủ đối với nghề khai thác xa bờ tại Khánh Hòa, chỉ ra rằng trợ cấp
có tác động dƣơng đối với lợi nhuận của tàu thuyền, và những tàu có công suất lớn có
lợi ích biên lớn hơn những tàu có công suất nhỏ. FAO (2005) cho rằng các nghiên cứu
đánh giá về hiệu quả kinh tế và kỹ thuật của các đội tàu cần thiết phải đƣợc thực hiện
liên tục qua thời gian để cung cấp đầy đủ và chính xác bằng chứng khoa học thực
nghiệm giúp các nhà hoạch định chính sách đƣa ra quyết định đúng đắn cho việc quản
lý nghề cá.
Trƣơng Thông (2 5 có sự tiếp cận trong việc sử dụng chỉ tiêu về công suất
tàu của chủ sở hữu bằng việc phân chia đội tàu thành các nhóm công suất- nhóm
không đồng nhất về đặc tính kỹ thuật và hoạt động chẳng hạn nhƣ chiều dài thân tàu,
công suất và số ngày đánh bắt cá để đánh giá kết quả của nghề lƣới rê và nghề lƣới vây
thể hiện qua mối quan hệ giữa t suất lợi nhuận và t suất thu hồi vốn giữa các đội tàu.

Qua đó các tác giả đều đƣa đến kết luận: nghề đánh bắt xa bờ tuy có lợi nhuận nhƣng
tính bền vững không cao, là một nghề rất rủi ro bởi vì đƣờng đi dài và thời tiết khắc
nghiệt; chi phí đầu tƣ và chi phí hoạt động lớn; thu nhập của ngƣời lao động tham gia
2


vào nghề đánh bắt xa bờ còn thấp, lợi nhuận của chủ sở hữu tàu chƣa xứng với tiềm
năng kinh tế mà biển có thể mang lại.
Theo lí thuyết kinh tế, sự phát triển quá nhanh và tự phát của một ngành thƣờng
dẫn đến việc sử dụng không hiệu quả các yếu tố đầu vào – từ đó sẽ ảnh hƣởng xấu đến
hiệu quả kinh tế của các ngƣ dân, của ngành và môi trƣờng trong tƣơng lai gần.
Đối với các nƣớc đang phát triển nhƣ Việt Nam, việc sử dụng tiết kiệm, hợp lý
các yếu tố đầu vào đóng vai tr quyết định cho việc phát triển bền vững trong dài hạn.
Tuy nhiên, mối quan tâm hàng đầu của các chủ tàu lại thƣờng là khả năng sinh lợi của
tàu. Chính vì vậy, phân tích hiệu quả kỹ thuật và khả năng sinh lợi của các tàu là một
nhu cầu bức thiết và phải thực hiện ngay nhằm giúp các nhà quản lý khuyến cáo chủ
tàu và đề ra các biện pháp quản lí nhằm phát triển nghề lƣới rê xa bờ của Khánh Hòa.
Việc phân tích hiệu quả kỹ thuật để tìm cách gia tăng sản lƣợng đầu ra mà không
phải sử dụng nhiều hơn các yếu tố đầu vào đang là một chủ đề đƣợc nhiều nhà hoạch
định chính sách quan tâm – đặc biệt trong lĩnh vực sản xuất li n quan đến việc sử dụng
các tài nguyên thiên nhiên.
Để xác định mức độ kỹ thuật, xác định mức độ lãng phí và đề xuất biện pháp cải
thiện mức lãng phí của các yếu tố đầu vào, phƣơng pháp màng bao dữ liệu (DEA) là
một trong những công cụ phân tích mạnh. Phƣơng pháp phân tích đƣờng bao dữ liệu
(DEA) - phƣơng pháp phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất của các tổ chức, doanh
nghiệp đã đƣợc nghiên cứu, sử dụng khá nhiều trong các bài báo, công trình nghiên
cứu khoa học quốc tế về kinh tế, cũng nhƣ về du lịch. Tuy nhiên, ở Việt Nam nghiên
cứu này đƣợc sử dụng phổ biến ở lĩnh vực thủy sản (nghiên cứu của Đặng Hoàng
Xuân Huy, 2009, 2012; Lê Kim Long và cộng sự, 2


…,

Chính vì vậy, việc nghiên cứu, đánh giá hiệu quả kỹ thuật để đánh giá hiệu quả
hoạt động các tàu lƣới rê xa bờ của Khánh Hòa là cần thiết, góp phần xác định hiệu
quả hoạt động từng tàu và so sánh các tàu trong cùng một phân khúc với nhau, xác
định mức độ lãng phí của các nguồn lực yếu tố đầu vào. Qua đó, góp phần giúp cho
các tàu tại Khánh Hòa hoạt động một cách hiệu quả, phát triển bền vững. Đề tài đƣợc
chọn cho luận văn:“Phân tích hiệu quả kỹ thuật và khả năng sinh lợi của nghề
khai thác lƣới rê xa bờ tại Khánh Hòa” là cần thiết, góp phần tạo tiền đề cho việc
xây dựng chiến lƣợc phát triển kinh tế biển bền vững trong tƣơng lai.
3


2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung
Phân tích hiệu quả kỹ thuật và khả năng sinh lợi của nghề lƣới rê từ đó đề xuất
một số hàm ý chính sách để hƣớng đến nghề khai thác xa bờ bền vững.
2.2. Mục tiêu cụ thể
Mục ti u của nghi n cứu này là:
(i) Tính toán khả năng sinh lợi (profitability) của các tàu lƣới rê xa bờ của
Khánh Hòa trong thời gian qua.
(ii) Tính toán hiệu quả kỹ thuật (technical efficiency) của các tàu lƣới rê xa bờ
của Khánh Hòa trong thời gian qua bằng phƣơng pháp phân tích màng bao dữ liệu DEA.
(iii) Phân tích khả năng sinh lợi và hiệu quả kỹ thuật theo các dải công suất và
nhóm đƣợc không đƣợc nhận hỗ trợ dầu của chính phủ.
(iv Đề xuất các hàm ý chính sách để hƣớng đến nghề khai thác xa bờ bền vững.
3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Hiệu quả kỹ thuật và khả năng sinh lợi của nghề lƣới rê xa bờ tại Khánh Hòa.
3.2. Phạm vi nghiên cứu

Khách thể của nghiên cứu: Đội tàu khai thác lƣới rê xa bờ tại Khánh Hoà.
Phạm vi không gian: Khánh Hòa
Phạm vi thời gian: 06/2016 - 03/2017
4. Đóng góp của luận văn
4.1. Về mặt lý luận
Đề tài góp phần đƣa ra một bức tranh cụ thể về thực trạng nghề lƣới rê xa bờ tại
tỉnh Khánh Hòa nhằm xác định đƣợc nhóm tàu nào đạt hiệu quả kinh tế cao nhất; đánh
giá đƣợc các yếu tố đầu vào ảnh hƣởng đến hiệu quả đánh bắt của tàu. Từ đó làm cơ sở
khoa học giúp ngƣ dân có thể tham khảo để điều chỉnh sản xuất, góp phần trong công
tác quy hoạch phát triển bền vững nghề lƣới rê xa bờ.
Đề tài góp phần bổ sung vào bộ dữ liệu thống kê về hoạt động khai thác của
nghề lƣới rê xa bờ tỉnh Khánh Hòa.
4


Kết quả nghiên cứu của đề tài cũng có thể là tài liệu tham khảo cho các đề tài
nghiên cứu tiếp theo về khai thác hải sản và cho các nghiên cứu khác có li n quan đến
kinh tế thủy sản ở Khánh Hòa nói riêng và Việt Nam nói chung.
4.2. Về mặt thực tiễn
Cung cấp cho ngƣ dân, đơn vị, tổ chức liên quan những thông tin khoa học về
ngành nghề mà họ đang hoạt động. Qua đó ngƣ dân, đơn vị, tổ chức thấy đƣợc đâu là
yếu tố họ cần khắc phục hay cần phát huy nhằm nâng cao kết quả kinh tế cho nghề mà
họ đang làm.
Giúp các cơ quan quản lý nhà nƣớc thấy đƣợc điểm yếu, điểm mạnh của nghề
lƣới rê xa bờ, từ đó có những cơ chế, chính sách quản lý, thúc đ y phát triển bền vững
trong tƣơng lai.
5. Kết cấu của luận văn
Ngoài mở bài, phụ lục…, luận văn gồm có 4 chƣơng:
Chƣơng 1: Giới thiệu.
Chƣơng 2: Cơ sở lý thuyết về hiệu quả kỹ thuật và khả năng sinh lợi trong hoạt

động khai thác thủy sản.
Chƣơng 3: Tổng quan về nghề khai thác lƣới rê xa bờ và phƣơng pháp nghi n cứu.
Chƣơng 4: Phân tích và thảo luận kết quả nghiên cứu.
Chƣơng 5: Kết luận và hàm ý chính sách.

5


CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ HIỆU QUẢ KỸ THUẬT VÀ KHẢ
NĂNG SINH LỢI HOẠT ĐỘNG TRONG KHAI THÁC THUỶ SẢN
2.1. Khái niệm kết quả và hiệu quả kinh tế của hoạt động khai thác thủy sản
Mục đích của sản xuất là thoả mãn tốt nhất các nhu cầu vật chất và tinh thần
cho con ngƣời và cho xã hội. Mục đích đó đƣợc thực hiện khi nền sản xuất xã hội tạo
ra những kết quả hữu ích ngày càng cao cho xã hội, sản xuất đạt mục tiêu về kết quả
kinh tế khi có một khối lƣợng nguồn lực nhất định tạo ra khối lƣợng hữu ích ngày
càng lớn. Từ kết quả đó chúng ta đánh giá đƣợc hiệu quả của hoạt động kinh tế đƣợc
xác định bởi t số giữa kết quả đạt đƣợc với chi phí bỏ ra để đạt đƣợc kết quả đó.
Kết quả kinh tế của hoạt động khai thác thủy sản là sự khác biệt giữa kết quả
thu đƣợc là doanh thu và những chi phí bỏ ra để đạt đƣợc kết quả đó nhƣ: chi phí khấu
hao của giá trị đầu tƣ (đầu tƣ cho tàu, ngƣ cụ và trang thiết bị), chi phí nhiên liệu, chi
phí tiền lƣơng thuyền vi n, chi phí bảo quản, chi phí lƣơng thực thực ph m, chi phí
sửa chữa nhỏ, chi phí sửa chữa lớn, chi phí bảo hiểm, chi phí thuế, chi phí lãi vay.
―Hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn
lực (nhân lực, tài lực, vật lực, tiền vốn để đạt đƣợc mục ti u xác định. Hiệu quả kinh
tế phản ánh chất lƣợng hoạt động kinh tế. Nhƣ vậy hiệu quả kinh tế liên quan trực tiếp
đến các yếu tố đầu vào và việc sử dụng nó tạo ra các yếu tố đầu ra của quá trình sản
xuất (Trƣơng H a ình và Võ Thị Tuyết, 2010).
Bản chất của hiệu quả kinh tế là xác định trình độ kỹ thuật để tạo ra các kết quả
đạt đƣợc trong điều kiện nguồn tài nguyên hữu hạn nhằm đạt đƣợc lợi nhuận cao trong
quá trình sản xuất. Đó chính là hiệu quả của lao động sản xuất, đƣợc xác định thông

qua các đại lƣợng đƣợc đo lƣờng bằng hiện vật hay giá trị.
Trong lĩnh vực khai thác hải sản, xác định hiệu quả là việc xác định những kết
quả đạt đƣợc trong quá trình khai thác và các yếu tố đầu vào đã bỏ ra. Hiệu quả kinh tế
sẽ vận dụng những tƣơng quan so sánh giữa giá trị kết quả đạt đƣợc và chi phí yếu tố
đầu vào (Duy, 2010). Chi phí các yếu tố đầu vào cụ thể của hoạt động khai thác có thể
là: vốn đầu tƣ cho tàu (bao gồm vỏ tàu và máy tàu), vốn đầu tƣ cho ngƣ cụ, vốn đầu tƣ
6


trang thiết bị trên tàu, nhiên liệu, các chất bảo quản sản ph m sau khai thác (đá cây,
muối , lƣơng thực thực ph m phục vụ ăn uống và sinh hoạt của thuyền vi n, lƣơng của
thuyền vi n và vốn bằng tiền khác (d ng để sửa chữa tàu, đóng bảo hiểm, nộp thuế nhà
nƣớc, trả lãi vay và các chi phí khác). Giá trị kết quả hoạt động đánh bắt đạt đƣợc là
doanh thu và một số chỉ tiêu lợi nhuận khác. Đối với hiệu quả kỹ thuật (còn gọi là hiệu
quả kỹ thuật, technical efficiency đó là mối quan hệ giữa các yếu tố đầu vào đã sử
dụng hoạt động đánh bắt (có thể đo lƣờng bằng vật chất hoặc giá trị) và kết quả đạt
đƣợc bằng sản lƣợng cá khai thác đƣợc.
2.2. Lý thuyết doanh thu - chi phí theo quan điểm kinh tế và quản lý nghề cá: Mô
hình Gorden- Shaefer
Một hoạt động kinh tế, đƣợc duy trì trong dài hạn khi doanh thu b đắp đƣợc
chi phí bỏ ra. Khoản mục chi phí không chỉ bao gồm chi phí của các yếu tố đầu vào
mua đƣợc mà còn chi phí do ngƣời chủ lao động bỏ ra nhƣ chi phí khấu hao, lãi suất
vốn và kể cả chi phí cơ hội của việc sử dụng vốn (doanh thu kiếm đƣợc từ những hoạt
động khác). Theo Flaaten (2010) nếu không có quy định nào hạn chế ngƣời dân tham
gia đánh bắt và không có tác động ngoại ứng nào (còn gọi bằng thuật ngữ là ―nghề cá
tiếp cận mở‖ , hoạt động kinh tế trong dài hạn của ngành sẽ có xu hƣớng đạt đến trạng
thái cân bằng khi lợi nhuận biên của ngành bằng không.
Mô hình Gorden- Shaefer ở hình 1.1 trình bày mối quan hệ giữa doanh thu, chi
phí với cƣờng lực khai thác. Mối quan hệ chi phí-cƣờng lực (TC) là một đƣờng thẳng
bởi vì chi phí cho một đơn vị đƣợc giả sử là không đổi, do đó tổng chi phí (bao gồm

chi phí sử dụng nguồn lợi tƣơng ứng t lệ với cƣờng lực. Mối quan hệ doanh thucƣờng lực (TR) có dạng hình parabol dựa vào mối quan hệ giữa tốc độ tăng trƣởng trữ
lƣợng và trữ lƣợng cá (Flaaten, 2010). Hình 1.1 cho thấy rằng, khi chƣa có hoạt động
đánh bắt, nếu cƣờng lực tăng sẽ làm cho doanh thu khai thác tăng nhƣng với một t lệ
giảm. Điểm MSY (sản lƣợng bền vững tối đa- Maximum Sustainable Yield đƣợc xem
nhƣ là ngƣỡng tới hạn mà nếu tiếp tục tăng cƣờng lực khai thác thì doanh thu sẽ giảm
vì trữ lƣợng đƣợc xem đã bị khai thác quá mức (overfishing . Điểm MSY đƣợc xem là
điểm mà tại đó sản lƣợng bền vững tối đa, nghĩa là sản lƣợng tối đa đƣợc duy trì trong
dài hạn với trữ lƣợng ổn định và mức cƣờng lực khai thác không đổi.
7


Hình 2.1. Mô hình Gorden-Shaefer với giá cố định
(Duy, 2010)
Tuy nhiên, hoạt động đánh bắt lại có những điểm khác biệt. Một trong những
yếu tố đầu vào tham gia vào hoạt động này là trữ lƣợng cá. Trong khi đối với xã hội,
trữ lƣợng là khan hiếm thì đối với ngƣ dân nó đƣợc xem là một loại hàng hóa miễn
phí. Mối quan tâm của xã hội hiện nay là làm thế nào để tiết kiệm đƣợc nguồn lợi,
cũng nhƣ tiết kiệm các loại nguồn lợi khan hiếm khác. Đối với xã hội, nguồn lợi thủy
sản là khan hiếm và việc sử dụng nó phải trả phí gọi là chi phí xã hội (chi phí sử dụng
vốn nguồn lực tài nguy n . Đối với từng cá nhân ngƣời dân, nguồn lợi cá biển là dồi
dào và việc sử dụng nó không mất phí.
Vì vậy, tổng chi phí khai thác của ngƣời dân thấp hơn so với tổng chi phí khai
thác của xã hội và do đó hoạt động khai thác có khả năng vƣợt trên mức mà xã hội nên
thực hiện. Cá nhân ngƣời ngƣ dân có thể sẽ gia tăng cƣờng lực khai thác để tìm kiếm
tối đa hóa lợi nhuận của mình, trong khi trên khía cạnh xã hội lại lâm vào tình trạng
tổn thất gia tăng khi hoạt động khai thác mở rộng. Vì thế, tổng chi phí khai thác tăng.
Nếu số lƣợng tàu tham gia đánh bắt vẫn tăng l n, có thể xảy ra trạng thái cân bằng lợi
nhuận bằng không cho ngành nhƣ đƣợc chỉ tr n Hình . trong trƣờng hợp mà các tàu
đƣợc xem là đồng nhất nhƣ nhau. Tuy nhi n, trong thực tế các tàu là không đồng nhất,
8



vì vậy lợi nhuận vẫn tồn tại cho ngành và tập trung vào những tàu có hiệu quả kinh tế
cao (Hình 1.2). Một số ngƣ dân có hiệu quả khai thác cao vẫn có thể b đắp đƣợc mọi
chi phí, bao gồm cả chi phí cơ hội. Nhƣng xét tr n toàn xã hội thì không vì lợi nhuận
từ nguồn lực tài nguy n (resource rent đã biến mất, thậm chí là âm.

Hình 2.2. Mô hình Gorden-Shaefer với giá thay đổi
(Flaaten, 2010)
Nếu xã hội đánh thuế ngƣ dân khi họ sử dụng nguồn lợi thì khi đó tổng chi phí
khai thác sẽ tăng tr n mức hiện tại. Chi phí khai thác càng cao làm cho một số ngƣ dân
hoạt động đánh bắt không có lợi nhuận, do đó sẽ giảm cƣờng lực khai thác xuống mức
mà tại đó có thể tối đa hóa lợi nhuận r ng. Khi cƣờng lực khai thác thấp hơn, nghĩa là
thời gian khai thác thấp hơn, ít tàu tham gia đánh bắt hơn, thậm chí ít ngƣời làm việc
trên biển hơn. Tuy nhi n, trong một đất nƣớc dƣ thừa lao động bởi phát triển kinh tế
chung, không giải quyết đƣợc lao động dƣ dôi ra khi ngƣ dân bỏ nghề thì đây chính là
một cản trở lớn.
o đó, để đƣa ra những chính sách có ý nghĩa cần xác định lợi nhuận cá nhân và
lợi nhuận xã hội bằng cách tính toán và so sánh chi phí và doanh thu. Để làm đƣợc điều
này cần phải nghiên cứu nhiều năm để tìm ra khuynh hƣớng lợi nhuận, xu hƣớng này
không chỉ thể hiện khả năng sinh lợi mà còn thể hiện tính ổn định chắc chắn của nghề.
9


Lợi nhuận khác nhau tƣơng ứng sẽ có những chính sách khác nhau. Lợi nhuận
tăng đ i hỏi phải kiểm soát nghề cá đang mở rộng. Lợi nhuận giảm cần có sự can thiệp
của chính phủ nhằm hạn chế số lƣợng tàu bè gia nhập ngành. Lợi nhuận bằng không
đ i hỏi giảm cƣờng lực khai thác trong khi lợi nhuận âm cần khuyến khích thay đổi
hoặc sự trợ giúp tái thiết của những ngƣ dân làm ăn có lãi cuối c ng, bi n dao động lợi
nhuận rộng đ i hỏi cần có một chính sách ổn định có thể mở rộng hoặc thắt chặt hoạt

động của nghề khi cần thiết.
Xét trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, vì hạn chế về thời gian chi phí, đề tài
không thể đi sâu thu thập dữ liệu trong nhiều năm mà chỉ có thể nghiên cứu trong mùa
vụ cụ thể với doanh thu và chi phí khai thác trung bình.
2.3. Lý thuyết hành vi kinh tế của tàu đánh bắt trong nghề cá tiếp cận mở (tham
khảo Flaaten, 2010)
Khi sản lƣợng đánh bắt của một tàu là nhỏ tƣơng đối so với quy mô nguồn lợi,
chúng ta giả định rằng chủ tàu sẽ đánh bắt nguồn lợi không đổi trong ngắn hạn và
nguồn lợi sẽ không bị ảnh hƣởng bởi sản lƣợng đánh bắt của một tàu. Điều này cũng
có nghĩa là giá cả thị trƣờng của cá (xét tr n quan điểm của chủ tàu) không bị ảnh
hƣởng bởi sản lƣợng của mỗi tàu khi cập bến. Vì vậy, để phân tích một sự mô phỏng
của mỗi tàu, hoạt động đánh bắt của mỗi tàu riêng lẻ không ảnh hƣởng đến mức độ
nguồn lợi và giá cả thị trƣờng.

o đó, có thể là hợp lý khi giả định rằng nguồn lợi và

giá cá không bị ảnh hƣởng bởi sản lƣợng đánh bắt của tàu trong thời gian xem xét là
một mùa vụ.
Tại một thời kỳ nhất định, với một trữ lƣợng nguồn lợi cho trƣớc, sản lƣợng
đánh bắt của các tàu đƣợc giả định là một hàm số theo nỗ lực cƣờng lực khai thác và
có thể biểu diễn theo hàm số đánh bắt của Schaefer nhƣ sau:
h (e,X) = q.e.X

(1.1)

Với e là nỗ lực đánh bắt (hay còn gọi là cƣờng lực khai thác) của một tàu, q là
hệ số khả năng đánh bắt và X là trữ lƣợng cá.
Lợi nhuận đánh bắt của ngành là:

п = p.q.E. - TC(E)


Lợi nhuận của hoạt động đánh bắt của mỗi tàu là:
п (e;

= p.h(e,X) – tc(e)
10


п (e;

hoặc là:

= p.q.e.X – tc(e)

(1.2)

với p là giá thị trƣờng trên thị trƣờng cạnh tranh và tc(e) là tổng chi phí theo cƣờng
lực đánh bắt của mỗi tàu. Trong ngắn hạn, tc(e) là chi phí biến đổi (chi phí/ 1 chuyến biển
= tvc(e)). Trong dài hạn, tc(e) là tất cả chi phí (chi phí biến đổi và chi phí cố định). Tổng
doanh thu của tàu là pqeX - một hàm số phụ thuộc vào cƣờng lực đánh bắt.
Giả định rằng, mục tiêu của mỗi tàu là tối đa hóa lợi nhuận thì ta có:
hay
Phƣơng trình ( .

mc(e) = mr(e) = p.q.X (1.3)

cho thấy lợi nhuận của một tàu đƣợc tối đa khi doanh thu

biên bằng chi phí bi n. Nhƣ vậy, với các yếu tố nhƣ giá cả, hệ số đánh bắt và trữ lƣợng
là biết trƣớc, cƣờng lực khai thác tối ƣu của tàu là mức nỗ lực tại đó tàu đạt mức lợi

nhuận tối đa.
Thông thƣờng, một đơn vị kinh doanh sẽ kiểm soát đƣợc toàn bộ quá trình sản
xuất, bao gồm tất cả các yếu tố đầu vào cần thiết và chi phí của các yếu tố này. Tuy
nhi n, đối với khai thác thu sản nói chung và nghề câu xa bờ nói ri ng, các tàu đánh
bắt lại không thể kiểm soát đƣợc yếu tố đầu vào quan trọng nhất là trữ lƣợng cá vì nó
là yếu tố tự nhiên, không phải là nguồn đầu vào thông thƣờng nhƣ nhi n liệu hay ngƣ
cụ mà chúng ta có thể mua đƣợc trên thị trƣờng. Vì vậy, chi phí đơn vị sẽ phụ thuộc
vào cả chi phí các yếu tố đầu vào, mức trữ lƣợng cho trƣớc và trữ lƣợng đánh bắt.
mci(ei)
avci(ei)
qeX

mci(ei)
avci(ei)
qeX

(a)

(b)
mci(ei)

mci(ei)

avci(ei)

avci(ei)

pqX1
pqX


0

D
A

ei

e1i

e1

0

C
B

ej

e1j

ej

Hình 2.3. Hành vi điều chỉnh quy mô nỗ lực trong ngắn hạn của hai tàu với cơ
cấu vốn, giá sản phẩm, trữ lƣợng đánh bắt và mức trữ lƣợng cho trƣớc
(Flaaten, 2010)
Chi phí biến đổi trung bình (avc) và chi phí biên (mc)đƣợc minh họa tr n đồ thị
trên cho thấy đƣờng avc ban đầu suy giảm, xuống đến điểm cực tiểu tại mức nỗ lực e∞
11



và sau đó tăng dần. Đƣờng cong avc xuống đến cực tiểu thì mc bằng với avc. Chúng ta
có thể nhận dạng các đƣờng cong này từ lý thuyết sản xuất, nhƣng sự khác biệt quan
trọng là trong trƣờng hợp này, nỗ lực là biến số trên trục hoành, trong khi biến số đƣợc
sử dụng trong kinh tế vi mô thông thƣờng là sản lƣợng. Chúng ta có thể xem nỗ lực
sản ph m trung gian của tàu đánh bắt – sản lƣợng đƣợc tạo ra bằng việc kỹ thuật
thƣờng xuyên. Tuy nhiên, nỗ lực sẽ đem lại kết quả đầu ra (sản lƣợng) bao nhiêu còn
tùy thuộc vào quy mô trữ lƣợng và sự sẵn có của nguồn lợi. Nếu biết chính xác nỗ lực
sẽ mang lại bao nhiêu sản lƣợng thì chúng ta có thể tính toán đƣợc chi phí sản lƣợng
đơn vị. Sự phân biệt giữa chi phí (chi phí trung bình và chi phí biên) nỗ lực đơn vị và
chi phí sản lƣợng đơn vị rất quan trọng để hiểu đƣợc bản chất của kinh tế học nghề cá.
Đồ thị trên thể hiện quá trình điều chỉnh nỗ lực của hai tàu hoạt động nhằm mục
đích tối đa hóa lợi nhuận, gồm tàu i và tàu j. Hình (a) chỉ ra doanh thu biên của nỗ lực pqX
với hai mức trữ lƣợng X∞ và X1. Nỗ lực tối ƣu của tàu i là ei∞ tƣơng ứng với mức trữ lƣợng
X∞. Trong trƣờng hợp này, tàu i không tạo ra lợi nhuận mà chỉ đạt điểm hòa vốn, vì doanh
thu biên mr(e) bằng với chi phí biên mc(e). Nếu doanh thu của tàu thấp hơn mức pqX∞ và
duy trì trong dài hạn thì tàu có khả năng dừng hoạt động vì doanh thu biên lúc này sẽ thấp
hơn chi phí biến đổi trung bình tối thiểu. Nếu tàu vẫn duy trì hoạt động trong trƣờng hợp
này sẽ bị thua lỗ. Tàu i là tài hoạt động biên tại mức trữ lƣợng X∞vì chỉ một sự suy giảm
nhỏ trong mức trữ lƣợng cũng có thể khiến tàu tạm ngừng hoạt động.
Đồ thị (b) cho thấy tàu j đạt lợi nhuận tối đa tại điểm nỗ lực ej∞ tƣơng ứng với
mức trữ lƣợng X∞và mức lợi nhuận đó bằng với diện tích tứ giác A C

trong trƣờng

hợp này. Lợi nhuận tr n c n đƣợc gọi là thặng dƣ của nhà sản xuất hay cũng chính là
lợi tức nội biên (intra – marginal rent) trong kinh tế học nghề cá. Lợi tức nội biên là
các khoản lợi tức thu đƣợc bởi những tàu thuyền tiết giảm chi phí tốt hơn các tàu hoạt
động biên. Trong đồ thị trên, tại mức trữ lƣợng X∞, tàu i chính là tàu hoạt động biên
còn tàu j là tàu hoạt động thu đƣợc lợi tức nội biên. Tàu j có thể hoạt động với mức lợi
nhuận dƣơng ngay cả khi quy mô tữ lƣợng thấp hơn X∞.

2.4. Hiệu quả, hiệu quả kỹ thuật, khả năng sinh lợi và các chỉ tiêu đánh giá khả
năng sinh lợi
2.4.1. Hiệu quả
Hiệu quả là một phạm tr đƣợc sử dụng rộng rãi trong tất cả các lĩnh vực kinh tế,
kỹ thuật, xã hội. Hiểu theo nghĩa rộng, hiệu quả thể hiện mối tƣơng quan giữa các biến
12


số đầu ra thu đƣợc so với các biến số đầu vào đã đƣợc sử dụng để tạo ra những kết quả
đầu ra đó.
Hiệu quả kinh tế là nói đến phần c n lại của kết quả sản xuất kinh doanh sau khi
đã trừ chi phí. Nó đƣợc đo bằng các chi phí và lời lãi. Hiệu quả kinh tế đƣợc xem nhƣ
là t lệ giữa kết quả thu đƣợc với chi phí bỏ ra, hay ngƣợc lại là chi phí tr n một đơn vị
sản ph m hay giá trị sản ph m. Những chỉ ti u hiệu quả này thƣờng là giá thành sản
ph m hay mức sinh lời của đồng vốn. Nó chỉ đƣợc tính toán khi kết thúc một quá trình
sản xuất kinh doanh. Theo quan điểm mới khi tính hiệu quả kinh tế phải căn cứ vào tổ
hợp các yếu tố:
- Trạng thái động của mối quan hệ giữa đầu vào và đầu ra. Về mối quan hệ này, có
ba phạm tr : Hiệu quả kỹ thuật; hiệu quả phân bổ các nguồn lực và hiệu quả kinh tế.
+ Hiệu quả kỹ thuật là số sản ph m (O thu th m tr n một đơn vị đầu vào (I đƣợc
đầu tƣ th m. T số O I đƣợc gọi là sản ph m bi n. Hiệu quả kỹ thuật đ i hỏi nhà sản
xuất tạo ra một số lƣợng sản ph m nhất định xuất phát từ việc sử dụng các nguồn lực
đầu vào ít nhất. Hiệu quả kỹ thuật đƣợc xem là một thành phần của hiệu quả kinh tế.
Trong trƣờng hợp tối đa hóa lợi nhuận đ i hỏi nhà sản xuất phải sản xuất ra mức sản
lƣợng tối đa tƣơng ứng với mức nguồn lực đầu vào nhất định hay nói cách khác hiệu
quả kỹ thuật d ng để chỉ sự kết hợp tối ƣu các nguồn lực đầu vào để tạo ra mức sản
lƣợng nhất định.
+ Hiệu quả phân bổ nguồn lực là giá trị sản ph m thu th m tr n một đơn vị chi
phí đầu tƣ th m. Thực chất nó là hiệu quả kỹ thuật có tính đến các yếu tố giá sản ph m
và giá đầu vào. Nó đạt tối đa khi doanh thu bi n bằng chi phí bi n.

+ Hiệu quả kinh tế là phần thu th m tr n một đơn vị đầu tƣ th m. Nó chỉ đạt
đƣợc khi hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả sử dụng nguồn lực là tối đa.
- Yếu tố thời gian: C ng đầu tƣ một lƣợng vốn nhƣ nhau và c ng có tổng doanh
thu bằng nhau nhƣng hai dự án có thể có hiệu quả khác nhau.Vì thế, khi tính yếu tố
thời gian, các nhà kinh tế đã tính t lệ nội hoàn vốn. Đó là mức sinh lời của đồng vốn
khi đầu tƣ vào dự án, nó đƣợc d ng để so sánh giữa việc tiếp tục đầu tƣ vào dự án hoặc
đầu tƣ vốn vào việc khác xem việc nào có lợi hơn.
Theo quan điểm toàn diện, hiệu quả kinh tế n n đƣợc đánh giá tr n ba phƣơng
diện gồm: Hiệu quả tài chính, xã hội và hiệu quả môi trƣờng.
13


×