BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN - NUÔI THÚ Y
****************
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
KHẢO SÁT CHỨNG TIÊU CHẢY VÀ HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ
TRÊN HEO CON THEO MẸ TẠI MỘT
TRẠI HEO CÔNG NGHIỆP
Sinh viên thực hiện: NGUYỄN HỮU HIỆP
Lớp: DH05DY
Ngành: Dược Thú Y
Niên khoá: 2005 – 2010
THÁNG 08/ 2010
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NUÔI THÚ Y
****************
NGUYỄN HỮU HIỆP
KHẢO SÁT CHỨNGTIÊU CHẢY VÀ HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ
TRÊN HEO CON THEO MẸ TẠI MỘT TRẠI
HEO CÔNG NGHIỆP
Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu bằng cấp
Bác Sỹ Thú Y Chuyên Ngành Dược
Giáo viên hướng dẫn
BSTY. ĐẶNG THỊ XUÂN THIỆP
THÁNG 08/ 2010
i
XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Họ và tên sinh viên thực hiện: Nguyễn Hữu Hiệp
Tên luận văn: “Khảo sát chứng tiêu chảy và hiệu quả điều trị trên heo
con theo mẹ tại một trại heo công nghiệp”.
Đã hoàn thành luận văn theo đúng yêu cầu của giáo viên hướng dẫn và các ý
kiến nhận xét, đóng góp của hội đồng chấm thi tốt nghiệp khoa Chăn Nuôi Thú Y
ngày …..tháng … năm 2010.
Giáo viên hướng dẫn
BSTY. ĐẶNG THỊ XUÂN THIỆP
ii
LỜI CẢM ƠN
Xin bày tỏ lòng thành kính ghi ơn đến
Ba, mẹ người đã sinh con ra và nuôi dưỡng thương yêu con hết mình, tạo
điều kiện thuận lợi nhất cho con được học hành.
Xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến:
BSTY. Đặng Thị Xuân Thiệp, TS. Nguyễn Tất Toàn, BSTY. Ngô Bá Duy đã
tận tâm hướng dẫn, đóng góp nhiều ý kiến quý báu và tạo điều kiện tốt cho tôi trong
thời gian thực hiện đề tài để hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Xin chân thành cảm ơn
Ban giám hiệu trường Đại Học Nông Lâm TP.HCM
Khoa Chăn Nuôi Thú Y trường Đại Học Nông Lâm TP.HCM
Bộ môn Nội Dược Khoa Chăn Nuôi - Thú Y
Cùng toàn thể quý thầy cô Khoa Chăn Nuôi - Thú Y
Đã truyền đạt nhiều kiến thức và tạo nhiều điều kiện tốt nhất cho chúng tôi
trong thời gian học và thực tập đề tài.
Trân trọng cảm ơn
Chú Bùi Duy Hoàng chủ tại heo tư nhân công nghiệp huyện Xuân Lộc tỉnh
Đồng Nai cùng toàn thể các anh chị em trong trại đã nhiệt tình, giúp đỡ tôi trong
suốt thời gian thực tập để hoàn thành luận văn này.
Xin cảm ơn
Các bạn bè trong lớp và ngoài lớp Dược Thú Y 31 đã hết lòng hỗ trợ, giúp
đỡ tôi trong suốt thời gian học tập và thực hiện đề tài
Trong thời gian làm luận văn này chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót, tôi
xin đón nhận sự đóng góp ý kiến quý báu từ các bạn và quý thầy cô.
Xin chân thành cảm ơn.
Nguyễn Hữu Hiệp.
iii
TÓM TẮT KHÓA LUẬN
Đề tài: “Khảo sát chứng tiêu chảy và hiệu quả điều trị trên heo con theo
mẹ tại một trại heo công nghiệp”
Thời gian: từ 09/ 03 / 2010 – 30/ 06 / 2010
Địa điểm: tại trại heo công nghiệp (ấp Thọ Chánh, xã Xuân Thọ, huyện Xuân
Lộc, tỉnh Đồng Nai)
Các kết quả đã được ghi nhận lại như sau:
Nhiệt độ trung bình chuồng nuôi cao nhất vào tháng 4 (31,21 OC) và thấp
nhất vào tháng 6 (29,94OC), trung bình 30,59 OC. Ẩm độ trung bình cao nhất vào
tháng 6 (63,97 %) và thấp nhất vào tháng 4 (59,89 %), trung bình 61,47 %. Mật độ
chuồng nuôi trung bình chung của chúng tôi 4,09 con/ m2.
Tỷ lệ tiêu chảy theo tháng khảo sát trung bình là 41,37 %. Tỷ lệ tiêu chảy
theo giai đoạn tuổi cao nhất ở giai đoạn 8 – 15 ngày tuổi (21,40 %) và thấp nhất ở
giai đoạn 1 – 7 ngày tuổi (5,85 %). Tỷ lệ ngày con tiêu chảy cao nhất vào tháng 5
(3,52 %) và thấp nhất vào tháng 3 (2,88 %), trung bình là 3,30 %.
Trọng lượng bình quân lúc sơ sinh cao nhất vào tháng 3 (1,52 kg), thấp nhất
là tháng 6 (1,44 kg) và trung bình là 1,49 kg. Trọng lượng bình quân lúc cai sữa
trung bình là 6,12 %.
Vi khuẩn phân lập được gồm E.coli và Salmonella; tỷ lệ dương tính vi khuẩn
E.coli là 100 %. Kết quả thử kháng sinh đồ cho thấy cả hai vi khuẩn E.coli và
Salmonella đều đề kháng với nhiều loại kháng sinh.
Liệu pháp điều trị tiêu chảy tại trại tương đối hiệu quả. Tỷ lệ khỏi bệnh trung
bình là (90,69 %). Thời gian điều trị trung bình trung bình là 1,84 ngày. Tỷ lệ tái
phát trung bình là 22,43 %. Tỷ lệ chết do tiêu chảy trung bình là 1,43 %. Tỷ lệ chết
do nguyên nhân khác trung bình là 5,71 %. Tỷ lệ còi trung bình là 5,28 %. Tỷ lệ loại
thải cao nhất vào tháng 3 (6,38 %) và thấp nhất vào tháng 6 (0 %).
iv
MỤC LỤC
TRANG
Trang tựa .......................................................................................................... i
Xác nhận của giáo viên hướng dẫn .................................................................. ii
Lời cảm ơn ....................................................................................................... iii
Tóm tắt khoá luận............................................................................................. iv
Mục lục............................................................................................................. v
Danh sách các chữ viết tắt ................................................................................ ix
Danh sách các bảng .......................................................................................... x
Danh sách các sơ đồ ......................................................................................... xi
Danh sách các hình........................................................................................... xii
Chương 1 MỞ ĐẦU ....................................................................................... 1
1.1 Đặt vấn đề .................................................................................................. 1
1.2 Mục tiêu ..................................................................................................... 2
1.3 Yêu cầu....................................................................................................... 2
Chương 2 TỔNG QUAN ............................................................................... 3
2.1 Tổng quan về trại heo công nghiệp huyện Xuân Lộc tỉnh Đồng Nai ........ 3
2.1.1 Vị trí địa lí ............................................................................................... 3
2.1.2 Quá trình thành lập và cơ cấu đàn ........................................................... 3
2.1.3 Cơ cấu tổ chức của trại ............................................................................ 4
2.1.4 Hệ thống chuồng trại ............................................................................... 4
2.1.5 Chế độ nuôi dưỡng .................................................................................. 5
2.1.5.1 Thức ăn................................................................................................. 5
2.1.5.2 Nước uống ............................................................................................ 5
2.1.6 Qui trình chăm sóc và vệ sinh phòng bệnh ............................................. 5
2.1.6.1 Heo con theo mẹ (khoảng từ 1 – 24 ngày tuổi) .................................... 5
2.1.6.2 Heo cai sữa (khoảng từ 25 ngày đến 80 ngày) ..................................... 6
v
2.1.6.3 Heo thịt nhỏ (khoảng 81 ngày đến khoảng 140 ngày) ......................... 6
2.1.6.4 Heo thịt lớn (khoảng 140 ngày đến xuất chuồng) ................................ 6
2.1.6.5. Nái hậu bị, nái mang thai và đực thí tình và nái nuôi con .................. 7
2.1.6.6 Qui trình tiêm phòng vaccine cho các loại heo tại trại ........................ 8
2.2. Chứng tiêu chảy ở heo con theo mẹ .......................................................... 9
2.2.1 Đặc điểm sinh lý tiêu hoá và hấp thu của heo con .................................. 9
2.2.1.1 Đặc điểm bộ máy tiêu hoá và sinh trưởng của heo con ....................... 9
2.2.1.2 Hệ vi sinh vật đường tiêu hóa .............................................................. 9
2.2.2 Các nguyên nhân gây tiêu chảy............................................................... 10
2.2.2.1 Do heo mẹ ............................................................................................ 11
2.2.2.2 Do heo con ........................................................................................... 12
2.2.2.3 Do virus ................................................................................................ 14
2.2.2.4 Do vi khuẩn .......................................................................................... 15
2.2.2.5 Do cầu trùng (Coccidiosis)................................................................... 18
2.2.2.6 Do chăm sóc, dinh dưỡng và điều kiện tác động của ngoại cảnh ........ 18
2.2.3 Cơ chế sinh bệnh tiêu chảy ..................................................................... 20
2.2.4 Điều trị bệnh ............................................................................................ 20
2.2.4.1 Phòng bệnh bằng biện pháp quản lí ..................................................... 20
2.2.4.2 Biện pháp sử dụng vaccine .................................................................. 21
2.2.4.3 Biện pháp sử dụng thuốc kháng sinh và các chế phẩm sinh học ......... 21
2.2.4.4 Ứng dụng kháng sinh đồ trong việc điều trị tiêu chảy heo con ........... 22
2.3 Lược duyệt các công trình nghiên cứu liên quan ....................................... 22
Chương 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................... 24
3.1 Thời gian và địa điểm................................................................................. 24
3.1.1 Thời gian ................................................................................................. 24
3.1.2 Địa điểm .................................................................................................. 24
3.2 Đối tượng khảo sát ..................................................................................... 24
3.3 Nội dung khảo sát....................................................................................... 24
vi
3.4 Phương pháp nghiên cứu............................................................................ 24
3.4.1 Khảo sát về tiểu khí hậu chuồng nuôi và mật độ .................................... 24
3.4.1.1 Dụng cụ khảo sát .................................................................................. 24
3.4.1.2 Phương pháp tiến hành ......................................................................... 24
3.4.1.3 Công thức tính và các chỉ tiêu theo dõi ............................................... 25
3.4.2. Khảo sát tình hình tiêu chảy ................................................................... 25
3.4.2.1 Dụng cụ khảo sát .................................................................................. 25
3.4.2.2 Phương pháp tiến hành ......................................................................... 25
3.4.2.3 Công thức tính và các chỉ tiêu theo dõi ................................................ 25
3.4.3 Khảo sát các chỉ tiêu tăng trưởng trên heo con theo mẹ ......................... 26
3.4.3.1 Dụng cụ khảo sát .................................................................................. 26
3.4.3.2 Phương pháp tiến hành ......................................................................... 26
3.4.3.3 Công thức tính và các chỉ tiêu theo dõi ................................................ 26
3.4.4 Phân lập vi khuẩn và thử kháng sinh đồ ................................................. 26
3.4.4.1 Dụng cụ khảo sát .................................................................................. 26
3.4.4.2 Phương pháp tiến hành ......................................................................... 26
3.4.4.3 Các chỉ tiêu theo dõi ............................................................................. 27
3.4.5 Đánh giá hiệu quả điều trị bệnh .............................................................. 27
3.4.5.1 Thuốc điều trị ....................................................................................... 27
3.4.5.2 Phương pháp tiến hành ......................................................................... 27
3.4.5.3 Công thức tính và các chỉ tiêu theo dõi ................................................ 27
3.5 Xử lý số liệu ............................................................................................... 28
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ..................................................... 29
4.1 Khảo sát về tiểu khí hậu chuồng nuôi và mật độ ....................................... 29
4.1.1 Nhiệt độ và ẩm độ chuồng nuôi .............................................................. 29
4.1.2 Mật độ chuồng nuôi ................................................................................ 30
4.2. Khảo sát tình hình tiêu chảy ...................................................................... 31
4.2.1 Tỷ lệ tiêu chảy theo tháng khảo sát ......................................................... 31
4.2.2 Tỷ lệ tiêu chảy theo giai đoạn tuổi .......................................................... 32
vii
4.2.3 Tỷ lệ ngày con tiêu chảy ........................................................................ 33
4.3 Khảo sát các chỉ tiêu tăng trưởng trên heo con theo mẹ ............................ 34
4.4 Phân lập vi khuẩn và thử kháng sinh đồ .................................................... 35
4.4.1 Phân lập vi khuẩn .................................................................................... 35
4.4.2. Thử kháng sinh đồ .................................................................................. 36
4.5 Đánh giá hiệu quả điều trị bệnh ................................................................. 37
4.5.1 Liệu pháp điều trị tiêu chảy tại trại ......................................................... 37
4.5.2 Tỷ lệ khỏi bệnh........................................................................................ 38
4.5.3 Thời gian điều trị trung bình ................................................................... 39
4.5.4 Tỷ lệ tái phát............................................................................................ 39
4.5.5 Tỷ lệ heo chết .......................................................................................... 40
4.5.6 Tỷ lệ còi và tỷ lệ loại thải ........................................................................ 41
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .......................................................... 43
5.1. Kết luận ..................................................................................................... 43
5.2 Đề nghị ....................................................................................................... 43
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 45
PHỤ LỤC ........................................................................................................ 47
viii
DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT
E.coli
: Escherichia coli
FMD
: Foot and Mouth Disease
MMA
: Metritis Mastitis Agalactia
KS
: Khảo sát
PEDV
: Porcine Epidemic diarrhea
SCCDNNK : Số con chết do nguyên nhân khác
SCCDTC : Số con chết do tiêu chảy
SCKS
: Số con khảo sát
SCTC
: Số con tiêu chảy
TB
: Trung bình
TC
: Tiêu chảy
TGĐTTB : Thời gian điều trị trung bình
T.G.E.V
: Transmissible Gastroenteritis Virus
TLBQCS
: Trọng lượng bình quân cai sữa.
TLBQSS
: Trọng lượng bình quân sơ sinh
TLC
: Tỷ lệ còi
TLCDNNK : Tỷ lệ chết do nguyên nhân khác
TLCDTC : Tỷ lệ chết do tiêu chảy
TLKB
: Tỷ lệ khỏi bệnh
TLNCTC : Tỷ lệ ngày con tiêu chảy
TLTC
: Tỷ lệ heo tiêu chảy
TLTP
: Tỷ lệ tái phát
ix
DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 2.1 Số lượng heo các loại........................................................................ 3
Bảng 2.2 Lượng và loại thức ăn cho nái và đực .............................................. 7
Bảng 2.3 Qui trình tiêm phòng vaccine cho các loại heo ................................ 8
Bảng 2.4 Sự phát triển của bộ máy tiêu hoá lợn con ....................................... 9
Bảng 2.5 Những mầm bệnh có thể gây tiêu chảy cho heo con ........................ 19
Bảng 4.1 Nhiệt ẩm độ trung bình chuồng nuôi ................................................ 29
Bảng 4.2 Mật độ trung bình chuồng nuôi ........................................................ 30
Bảng 4.3 Tỷ lệ tiêu chảy theo tháng khảo sát .................................................. 31
Bảng 4.4 Tỷ lệ tiêu chảy theo giai đoạn tuổi ................................................... 32
Bảng 4.5 Tỷ lệ ngày con tiêu chảy theo tháng khảo sát ................................... 33
Bảng 4.6 Khảo sát các chỉ tiêu tăng trưởng trên heo con theo mẹ ................... 34
Bảng 4.7 Kết quả phân lập vi khuẩn ................................................................ 35
Bảng 4.8 Kết quả thử kháng sinh đồ ............................................................... 36
Bảng 4.9 Tỷ lệ khỏi bệnh ................................................................................. 38
Bảng 4.10 Thời gian điều trị trung bình ........................................................... 39
Bảng 4.11 Tỷ lệ tái phát ................................................................................... 40
Bảng 4.12 Tỷ lệ heo chết.................................................................................. 40
Bảng 4.13 Tỷ lệ còi và tỷ lệ loại thải ............................................................... 41
x
DANH SÁCH CÁC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1 Hệ vi khuẩn đường ruột .................................................................... 10.
Sơ đồ 2.2 Cơ chế sinh bệnh tiêu chảy ............................................................... 20
xi
DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 2.1 Chuồng đẻ .......................................................................................... 4
Hình 2.2 Bồn nước uống chuồng đẻ ................................................................. 5
Hình 4.1 Heo con vừa hết triệu chứng tiêu chảy .............................................. 38
xii
Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Trong những năm gần đây, mô hình chăn nuôi heo tập trung ở nước ta đang
phát triển mạnh, số lượng heo lớn và mang lại hiệu quả kinh tế nhất định. Theo Vũ
Đình Tôn và Trần Thị Thuận (2005), số đầu lợn của Việt Nam năm 1980 chỉ có 10
triệu con và sản lượng thịt là 292 nghìn tấn, đến năm 1990 con số này là 12,26 triệu
con và 728 nghìn tấn, đến năm 2003 số đầu lợn đã lên tới 25,4 triệu con và lượng
thịt đạt 1753,6 nghìn tấn (niên giám thống kê từ 1981 – 2003). Theo Viện Chăn
Nuôi (2009), giá trị sản xuất ngành chăn nuôi là 720,7 tỉ đồng tăng 9,4 % so với
năm 2008.
Bên cạnh mặt thuận lợi, ngành chăn nuôi heo còn gặp một số khó khăn nhất
định làm hạn chế sự phát triển. Đó là tình hình nhiều loại dịch bệnh thường xuất
hiện, trong đó có bệnh tiêu chảy trên heo con theo mẹ. Bệnh này xuất hiện với tỷ lệ
mắc khá cao, khó điều trị và có thể gây tử vong nhanh. Bệnh còn làm cho trọng
lượng cai sữa thấp, heo con bị còi cọc, chi phí phòng trị bệnh tăng, ... Theo Phan
Trung Nghĩa (2009), bệnh dễ gây chết trên nhóm heo con sơ sinh dưới 10 ngày tuổi
(khoảng 10 % nhóm heo con theo mẹ) do tiêu chảy mất nước nặng và không được
bù nước kịp thời. Có nhiều nguyên nhân gây nên như do công tác tiêm phòng cho
heo mẹ không được thực hiện nghiêm ngặt và đúng định kỳ, do heo mẹ bị nhiễm
bệnh trong thời gian mang thai và sau khi sinh, do cấu tạo bộ máy tiêu hóa và thân
nhiệt heo con chưa hoàn thiện, do heo con không được bú sữa đầu, do heo con bị
nhiễm vi sinh vật gây bệnh đường tiêu hóa, ... Xuất phát từ vấn đề trên, được sự
chấp thuận của Bộ Môn Nội Dược, Khoa Chăn Nuôi – Thú Y Trường Đại học Nông
Lâm TP.HCM, dưới sự hướng dẫn của BSTY. Đặng Thị Xuân Thiệp, chúng tôi
1
thực hiện đề tài: “Khảo sát chứng tiêu chảy và hiệu quả điều trị trên heo con
theo mẹ tại một trại heo công nghiệp”.
1.2 Mục tiêu
Khảo sát tình hình bệnh tiêu chảy trên heo con theo mẹ và đánh giá hiệu quả
phòng trị bệnh này, từ đó khuyến cáo cho người chăn nuôi liệu trình phòng bệnh.
1.3 Yêu cầu
(1) Khảo sát về tiểu khí hậu chuồng nuôi và mật độ
(2) Khảo sát tình hình tiêu chảy
(3) Khảo sát các chỉ tiêu tăng trưởng trên heo con theo mẹ
(4) Phân lập vi khuẩn và thử kháng sinh đồ
(5) Đánh giá hiệu quả điều trị bệnh
2
Chương 2
TỔNG QUAN
2.1 Tổng quan về trại heo công nghiệp huyện Xuân Lộc tỉnh Đồng Nai
2.1.1 Vị trí địa lí
Trại nằm ở ấp Thọ Chánh, xã Xuân Thọ, huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai
(cách thị xã Long Khánh khoảng 10 Km về phía Bắc). Chuồng heo được thiết kế
theo hướng Đông Tây với diện tích khoảng 1,5 hecta, có tường rào bao bọc xung
quanh. Trại nằm cập một con đường đá đỏ, cách quốc lộ 1A khoảng 9 km, xe tải
vào được tận trại, rất thuận lợi cho việc chăn nuôi.
2.1.2 Quá trình thành lập và cơ cấu đàn
Trại bắt đầu được thành lập với khoảng 40 nái và qui mô trại được mở rộng
dần. Sau thời gian nái bị loại thải do chết, do chậm động dục hoặc do nái mập thì
trại nhập nái hậu bị từ công ty cổ phần CP Việt Nam. Khi nhập về, chúng được cách
ly khoảng 2 tuần mới đem vào trại (chuồng cách ly cách trại khoảng 1,5 Km). Heo
thịt được bán cho công ty cổ phần Vissan. Số lượng heo chúng tôi thống kê theo
Bảng 2.1 tính đến ngày 31/5/2010.
Bảng 2.1 Số lượng heo các loại
Loại heo
Số lượng (con)
Heo nái
140
Heo con theo mẹ
217
Heo cai sữa
307
Heo thịt nhỏ
434
Heo thịt lớn
418
Heo đực thí tình
2
Tổng
1518
3
2.1.3 Cơ cấu tổ chức của trại
Bao gồm 1 chủ trại, 1 kỹ thuật viên và 6 công nhân. Chủ trại quản lý tổng
thể. Kỹ thuật viên tiêm ngừa các loại vaccine phòng bệnh trên heo và có nhiệm vụ
theo dõi chuồng heo bầu, chuồng cai sữa.
2.1.4 Hệ thống chuồng trại
Toàn bộ các dãy chuồng được lợp bằng thiếc và trên mái thiếc có hệ thống
giải nhiệt bằng vòi phun (có thể điều chỉnh lượng nước phun ra ngoài) để giảm nhiệt
khi trời nóng (chủ yếu giải nhiệt vào buổi trưa từ 10 giờ - 14 giờ). Các dãy chuồng
được thiết kế theo hướng Đông Tây.
Chuồng cai sữa gồm 2 loại (18 ô chuồng sàn, mỗi ô nuôi 12 con và 6 ô
chuồng bê tông nền xi măng, mỗi ô nuôi 25 con). Một máng ăn bán tự động ghép
cho 2 ô sàn (tổng cộng có 8 máng) và 2 máng ăn tay được làm bằng sắt.
Riêng mỗi ô chuồng bê tông nền xi măng chứa một máng ăn bán tự động.
Chuồng đẻ là loại chuồng sàn có kích
thước mỗi ô chuồng là 3,74 m2 (trong đó
diện tích dành cho heo mẹ 1,1 m2 được lót
bằng đan bê tông có những rãnh nhỏ song
song để thoáng khí, tránh đọng nước và 2,64
m2 dành cho heo con, nền lót bằng tấm nhựa
cứng dẻo kích thước 0,4m x 0,5m.
Chuồng bầu là loại chuồng sàn lót
bằng tấm đan xi măng có những rãnh nhỏ dài để thoáng khí và tránh đọng nước (2
heo đực thí tình cũng được nuôi ở đây nhằm phát hiện nái lên giống).
Chuồng thịt nhỏ và thịt lớn là loại chuồng bê tông nền xi măng. Chuồng thịt
nhỏ gồm 24 ô, máng ăn bán tự động. Chuồng thịt lớn có 28 ô, máng ăn bằng xi
măng.
Trừ chuồng đẻ và chuồng bầu, các chuồng còn lại đều có xây thêm một số ô
riêng dành cho heo bệnh với kích thước nhỏ hơn.
4
2.1.5 Chế độ nuôi dưỡng
2.1.5.1 Thức ăn
Thức ăn dạng viên và dạng bột để trộn thành thức ăn (cám trộn). Thức ăn
dạng viên được mua từ các công ty có uy tín trong lĩnh vực chăn nuôi thú y như
công ty cổ phần chăn nuôi CP Việt Nam (Bell Feed 8667, Hi - Gro 567S), công ty
Cargill Việt Nam (Red – 1012), công ty Anco (U20, U21, U41S), thức ăn gia súc
Bình Phước (A34, A33, số 8, số 9). Thức ăn dạng bột (cám trộn tại trại dùng cho
heo thịt nhỏ và thịt lớn) nguyên liệu được mua từ công ty cổ phần chăn nuôi CP
Việt Nam.
2.1.5.2 Nước uống
Nước uống được bơm trực tiếp từ 4 giếng
khoan lên bồn chứa, rồi nước sẽ được dẫn đến
từng ô chuồng thông qua hệ thống ống nhựa
PVC. Heo uống nước qua vòi uống nước tự
động. Trong một tuần các bồn chứa nước uống
được khử trùng ít nhất 1 lần bằng thuốc khử
trùng nước Aquasept F.
2.1.6 Qui trình chăm sóc và vệ sinh phòng bệnh
Tất cả các chuồng đều được sát trùng định kỳ vào ngày thứ 4 và chủ nhật
trong tuần. Sau những cơn mưa đầu mùa và khi dịch bệnh xảy ra nhiều, lịch sát
trùng chuồng trại nhiều hơn bình thường (có thể tăng thêm 1 – 2 lần trong tuần).
2.1.6.1 Heo con theo mẹ (khoảng từ 1 – 24 ngày tuổi)
Heo con mới sinh: một tay giữ ngang bụng và một tay lau sạch nhớt ở mũi và
miệng để kích thích hô hấp heo, sau đó bỏ heo vào lồng sưởi ấm, dùng bột làm ấm
rắc đều từ vùng cổ đến mông và chỗ rốn bị đứt. Dùng bút đánh dấu (con sinh ra đầu
tiên còn sống đánh số 1, 2, 3, … cho đến hết và cân trọng lượng từng con một). Tiếp
tục cho khi heo con bú sữa đầu (những con nhỏ không bú được thì phải bắt cho bú).
Tất cả heo được cho uống kháng thể ngay sau sinh. Một ngày sau, heo được bấm
răng và cắt đuôi. Khoảng ngày 6 đến ngày 15 thì thiến đực. Tiêm sắt và uống cầu
5
trùng được tiến hành song song vào ngày thứ 3 và 10. Heo con tập ăn lúc 7 ngày
tuổi, lượng ăn lúc đầu chỉ vài viên cho một máng ăn và sau đó tăng dần theo ngày
tuổi và sức ăn. Heo được tiêm ngừa Mycoplasma lúc 18 – 21 ngày tuổi và cai sữa
khoảng 24 ngày tuổi.
2.1.6.2 Heo cai sữa (khoảng từ 25 ngày đến 80 ngày)
Khi chuyển từ chuồng đẻ sang chuồng cai sữa, heo con được chích Catosal
10% và Amoxinject (amoxicillin) hoặc Vetrimoxin L.A (amoxicillin) nhằm giảm
stress và đề phòng vi sinh vật gây bệnh. Thức ăn theo công thức của trại.
Điều trị bệnh: qua quan sát của chúng tôi, bệnh chủ yếu giai đoạn này là hô
hấp và tiêu chảy với nhiều mức độ khác nhau. Các thuốc thường được sử dụng điều
trị là Ampi Sure (ampixicllin, colistin), Gennorfcoli (gentamicin, colistin) , Bio Tylo DC (florphenicol, tyosin), Safa Fenicol – 40 (florphenicol); thuốc bổ, trợ lực
trợ sức như Bio - B Complex C (B1, B2, B6, B12, nicotinamide, dexpanthenol,
vitamin C), Vime – C 1000 (vitamin C).
2.1.6.3 Heo thịt nhỏ (khoảng 81 ngày đến khoảng 140 ngày)
Trọng lượng heo ở giai đoạn này khoảng 25 kg đến 60 kg, ăn bằng máng ăn
bán tự động, cho thức ăn vào máng 1 lần trong ngày (sáng lúc 6h30 – 7h). Vệ sinh
chuồng ngày 2 lần vào lúc 9h và 15h. Sau khi vệ sinh chuồng, công nhân theo dõi
tình hình bệnh và tiến hành điều trị cùng lúc đó. Các thuốc thường được sử dụng là
Bio - Tylo DC (florphenicol, tyosin), Bio - Tylo PC (tylosin, thiamphenicol), Safa
Fenicol – 40 (florphenicol).
2.1.6.4 Heo thịt lớn (khoảng 140 ngày đến xuất chuồng)
Trọng lượng heo ở giai đoạn này khoảng 60 kg trở lên được cho ăn 4 lần
trong ngày và làm vệ sinh chuồng 2 lần trong ngày lúc 9h và 15h. Kiểm tra sức
khỏe và điều trị bệnh tiến hành ngay lúc mới cho heo ăn.
6
2.1.6.5. Nái hậu bị, nái mang thai, đực thí tình và nái nuôi con
Heo được tắm và cho ăn 2 lần trong ngày (riêng nái nuôi con không được
tắm). Lượng và loại thức ăn theo Bảng 2.2.
Bảng 2.2 Lượng và loại thức ăn cho nái và đực
Chỉ tiêu
Nái hậu bị
Nái mang thai
Nái nuôi con
Tơ
Rạ
Tơ
Rạ
2,5-3,0
3,0 -3,5
2,5-3,0
3,0-3,5
Đực thí tình
Lượng
thức
2,0-2,5
2,0-2,5
ăn (kg)
Phối – hết tuần 11:
Bình Phước số 8
Loại
thức ăn
Bình
Phước số 8
Tuần 12 – hết tuần
Bell Feed 8667
14: Bình Phước số 9
hoặc Hi – Gro
Tuần 15 – đến đẻ:
567S
Bell Feed 8667 hoặc
Hi - Gro567S
7
Bell Feed 8667
2.1.6.6 Qui trình tiêm phòng vaccine cho các loại heo tại trại (theo Bảng 2.3)
Bảng 2.3 Qui trình tiêm phòng vaccine cho các loại heo
Bệnh được phòng
Liều
Tên vaccine
Thời điểm tiêm
Mycoplasma
Myco-Pac
18 – 21 ngày
Dịch tả (lần 1)
Pest-Vac
35 ngày
2 ml
Heo
FMD (lần 1)
Aftopor
50 ngày
2 ml
cai sữa
Dịch tả (lần 2)
Pest-Vac
63 ngày
2 ml
FMD (lần 2)
Aftopor
77 ngày
2 ml
Dịch tả
Pest-Vac
Tuần 10 sau khi phối
2 ml
Giả dại
PR-Vac Plus
Tuần 11 sau khi phối
2 ml
FMD
Aftopor
Tuần 12 sau khi phối
2 ml
Vetrimoxin
Tuần 14 sau khi phối
Ivermectin 10
Tuần 15 sau khi phối
Loại heo
Heo con
theo mẹ
Nái
mang thai
ngừa
Phòng bệnh hô hấp,
tiêu hóa
Phòng nội ngoại ký
sinh
Nái
Parvovirus + giả dại
Parvo Shield LSE +
150 – 180 ngày tuổi (đạt
PR-Vac Plus và
110 kg)
Dịch tả
Pest-Vac
FMD
Aftopor
Parvovirus + giả dại
Nọc
2 ml
1ml/
10kg TT
1ml/
33kg
Không tiêm ngừa
nuôi con
Hậu bị
tiêm
Parvo Shield LSE +
PR-Vac Plus
1 tuần sau khi tiêm
Parvovirus + giả dại
2 ml
1 tuần sau khi tiêm dịch tả
2 ml
1 tuần sau khi tiêm FMD
2 ml
Không tiêm ngừa
8
2 ml
2.2. Bệnh tiêu chảy ở heo con theo mẹ
2.2.1 Đặc điểm sinh lý tiêu hoá và hấp thu của heo con
Quá trình sống của động vật là quá trình trao đổi chất, cơ quan đầu tiên thực
hiện quá trình này là bộ máy tiêu hóa. Trong dạ dày chủ yếu thực hiện chức năng
tiêu hóa bằng enzyme. Ở ruột non thực hiện chức năng tiêu hóa là sự phân bố tuyến
tiêu hóa (tuyến mật, tuyến tụy và tuyến dịch ruột) đặc biệt là hệ thống lông nhung
dày đặc. Tiêu hoá là quá trình phân giải những hợp chất hữu cơ phức tạp của thức
ăn thành những chất đơn giản nhất để có thể hấp thu được, nó được diễn ra dưới tác
động của cơ học và hoá học. Ngoài ra, hệ tiêu hoá còn duy trì chức năng hàng rào
bảo vệ cơ thể và phòng ngừa sự xâm nhập của những chất đại phân tử, những mầm
gây bệnh truyền nhiễm.
2.2.1.1 Đặc điểm bộ máy tiêu hoá và sinh trưởng của heo con
Theo Vũ Đình Tôn và Trần Thị Thuận (2005), lợn con trong thời kỳ này phát
triển rất nhanh thể hiện thông qua sự tăng khối lượng cơ thể. Thông thường, khối
lượng lợn con ở 7 – 10 ngày tuổi đã gấp 2 lần khối lượng sơ sinh, lúc 21 ngày tuổi
gấp 4 lần khối lượng sơ sinh, lúc 30 ngày tuổi gấp 5 lần khối lượng sơ sinh và đến
60 ngày tuổi gấp 10 – 15 lần khối lượng sơ sinh (theo Bảng 2.4).
Bảng 2.4 Sự phát triển của bộ máy tiêu hoá lợn con
Thời gian
Sơ sinh
70 ngày
Số lần tăng
Dạ dày
2,5 ml
1815 ml
> 70
Ruột non
100 ml
6000 ml
60 lần
Ruột già
40 ml
2100 ml
> 50 lần
Cơ quan
(Nguồn: Kvasnitskii,1951 – trích dẫn bởi Vũ Đình Tôn và Trần Thị Thuận, 2005)
2.2.1.2 Hệ vi sinh vật đường tiêu hóa
Hệ vi sinh vật đường tiêu hóa của động vật rất phong phú và đa dạng. Trong
dạ dày, ruột có chứa Streptococcus, Bacillus subtilis, E.coli, Salmonella,
9
Enterococcus, ... Ruột non có số lượng vi sinh ít hơn ruột già là do chịu tác động
của dịch tiết dạ dày, dịch mật, dịch tụy, ... có tác dụng diệt khuẩn.
Sự cân bằng quần thể vi sinh vật trong đường tiêu hoá ảnh hưởng nhiều đến
sức khoẻ vật chủ. Khi cơ thể gặp tác động ảnh hưởng khác nhau như sai sót về chế
độ dinh dưỡng, sai sót trong việc dùng thuốc điều trị nhất là dùng thuốc kháng sinh,
hoặc trong một số trường hợp bệnh mà các đáp ứng miễn dịch bị thay đổi, đều có
thể làm cho quần thể vi sinh vật đường tiêu hóa mất cân đối dẫn đến rối loạn tiêu
hoá. Bình thường, sự điều tiết của hệ sinh thái nội tại ngăn cản sự hình thành vi
khuẩn gây bệnh trong cơ thể. Nếu các nhân tố điều tiết hệ sinh thái nội tại bị phá vỡ,
các vi khuẩn gây bệnh sẽ có điều kiện phát triển làm cho bệnh phát sinh.
.
Vi sinh vật có
lợi
Lactobacillus
Acidophilus
Nấm men
Saccharomyces
Vi sinh vật có
hại
Các loại vi
sinh gây bệnh
Tiết chất có tính kháng sinh
Tiết độc tố
Sơ đồ 2.1 Hệ vi khuẩn đường ruột (Nguồn: Nguyễn Như Pho, 1995 – trích dẫn bởi
Bùi Chí Hiếu, 2008).
2.2.2 Các nguyên nhân gây tiêu chảy
Có rất nhiều nguyên nhân gây tiêu chảy trên heo con theo mẹ. Các nguyên
nhân này không đứng riêng lẻ mà kết hợp lại với nhau như chuỗi mắc xích và gây ra
nhiều triệu chứng khác nhau mà ta thường gọi là hội chứng tiêu chảy.
10
Theo Võ Văn Ninh (2008), tiêu chảy là hiện tượng rối loạn tiêu hóa, thay vì
nhu động của ruột diễn ra bình thường thì trở nên co thắt quá độ làm cho những chất
chứa trong lòng ruột non, ruột già thải qua hậu môn quá nhanh, dưỡng chất không
kịp tiêu hóa và ruột già chưa hấp thu được nước … tất cả đều bị tống ra hậu môn
với thể lỏng hoặc sền sệt. Hậu quả nghiêm trọng là cơ thể bị mất nhiều nước, mất
nhiều ion điện tích và ngộ độc các loại độc tố do vi khuẩn gây bệnh tiêu chảy sản
sinh ra, con vật suy nhược rất nhanh và có thể chết rất nhanh nếu là thú sơ sinh nhỏ
tuổi, gầy ốm kém sức chịu đựng.
2.2.2.1 Do heo mẹ
Do công tác tiêm phòng cho heo mẹ không được thực hiện nghiêm ngặt và
đúng định kỳ, ở những heo nái không được tiêm phòng vaccine cần thiết như phó
thương hàn, TGE, E.coli … nên heo mẹ không nhận được kháng nguyên và heo con
không nhận được kháng thể thụ động truyền qua sữa đầu, dẫn đến nguy cơ nhiễm vi
sinh vật và bệnh tiêu chảy trên heo con sẽ tăng lên.
Theo Nguyễn Như Pho (2001), do heo mẹ mắc hội chứng MMA (còn gọi là
hội chứng viêm vú, viêm tử cung, kém sữa): sự nhiễm trùng vú hoặc tử cung sau khi
sanh sẽ gây vấy nhiễm vi trùng vào đường tiêu hoá heo con.
Nếu chế độ chăm sóc nái mang thai (nhất là 2 tháng cuối không hợp lý), làm
bào thai và heo con sau khi sinh yếu sức sống và sức đề kháng, làm bệnh trên đường
tiêu hóa dễ phát sinh. Heo mẹ không đủ chất dinh dưỡng trong thời gian mang thai,
không cung cấp đủ chất dinh dưỡng như thiếu protein, vitamin A, Cu, Zn, Fe … làm
rối loạn quá trình trao đổi chất ở bào thai nên heo con sinh ra yếu ớt, sức đề kháng
kém, dễ mắc bệnh ở đường tiêu hóa. Lượng sữa mẹ từ khi đẻ ra thường tăng dần
đến cuối tuần thứ 3 rồi giảm thấp. Trong khi đó nhu cầu sữa của heo con tăng. Vì
vậy, nếu không cung cấp thêm đủ chất dinh dưỡng thì heo con sẽ bị stress và dễ bị
nhiễm bệnh. Trong trường hợp nái thiếu canxi trong khẩu phần dẫn đến sữa bị thiếu
canxi, từ đó sữa khó tiêu hóa và khi heo con bú sữa này có thể dễ bị tiêu chảy.
Theo Võ Văn Ninh (2008), trong trường hợp nái tốt sữa, heo con bú nhiều
sữa mẹ không đủ sức tiêu hoá hết lượng sữa đã bú, protein còn thừa sẽ bị vi sinh rất
11
độc chiếm dụng, tăng mật số gây bệnh đồng thời protein thừa cũng có thể bị phân
huỷ thành độc chất gây co thắt nhu động ruột thái quá. Heo nái ăn quá nhiều muối
NaCl làm cho sữa mặn, heo con bú cũng dễ bị tiêu chảy do dư muối.
Theo Võ Văn Ninh (2008), có thể vì một trắc trở nào đó nhũ bộ heo cái hậu
bị có thể không phát triển toàn diện, hoặc nhiều vú bị lép không có (hay rất ít) tuyến
sữa hoặc có tuyến nang sữa nhưng không có núm vú hoặc có núm vú nhưng không
có 2 lỗ thông tia sữa. Như vậy nái chửa lứa đầu có thể có nhiều con không có sữa
một cách mặc nhiên.
Heo mẹ bị nhiễm trước khi sinh mặc dù đã điều trị và khỏi triệu chứng nhưng
vẫn còn mang mầm bệnh như thương hàn, xoắn khuẩn, … khi mang thai vi trùng
xâm nhập qua màng nhau, gây sẩy thai hoặc heo con đẻ ra có thể bị nhiễm các vi
trùng này.
2.2.2.2 Do heo con
Theo Nguyễn Như Pho (2001), ở heo con mới sinh bộ máy tiêu hoá chưa
hoàn chỉnh, thể hiện qua sự phân tiết không đủ lượng acid clohydric và các men tiêu
hoá các chất dinh dưỡng. Trên heo con sơ sinh, khả năng phân tiết acid clohydric rất
ít, chỉ đủ hoạt hoá men pepsinogen thành pepsin (men tiêu hoá chất đạm), lượng
acid clohydric tự do quá ít, không đủ để làm tăng độ toan dạ dày, do vậy độ toan
thấp, vi khuẩn bất lợi theo đường miệng có điều kiện sống sót ở dạ dày, vào ruột
non vi khuẩn phát triển mạnh gây nên tiêu chảy. Sự phân tiết các men tiêu hoá ở dạ
dày và ruột non cũng rất kém, chỉ đủ sức tiêu hoá các loại thức ăn đơn giản như sữa;
thí dụ men tiêu hoá chất đạm (protease) gồm pepsin, trypsin, chymotrypsin chỉ đủ
tiêu hoá protein của sữa hoặc protein đậu nành và không đủ tiêu hoá được protein
của gạo, bắp, bột cá, bánh dầu, … trong vòng tuần lễ đầu sau khi sanh. Men
saccharase chỉ hoạt động mạnh sau 2 tuần, men maltase chỉ được phân tiết đầy đủ
sau 4 tuần. Yếu tố này cho thấy trong vòng 2 tuần lễ đầu sau khi sanh, heo con chỉ
có thể tiêu hoá được sữa hoặc loại thức ăn tập ăn với thành phần chủ yếu là sữa.
Trên những bầy heo quá đông, hoặc phải nuôi hộ vì heo nái mắc bệnh, nếu sử dụng
thức ăn không đúng, thí dụ dùng sữa đặc có đường cho heo con bú sẽ dẫn đến tiêu
12