Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

BÀI TIỂU LUẬN TÁC ĐÔNG CỦA THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG LÊN 12%

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (507.15 KB, 14 trang )

Môn:
Thuế
GVHD:
Trần
Trung
BÀI
TIỂU
LUẬNKiên

ĐỀ TÀI: TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC TĂNG THUẾ GIÁ TRỊ
GIA TĂNG LÊN 12%
%

SVTH:

Đinh Tấn Lâm PF03-K40
MSSV:31141020943

1


Mục lục


Lời nói đầu
Trong bối cảnh nợ công tăng cao gần khoảng 64.7% GDP, gánh nặng
trên đôi vai mỗi người dân Việt Nam vào khoảng 1039usd/người. Để
giải quyết vấn đề đó trong năm 2017, chính phủ có nhiều chủ trương tích
cực để giải quyết vấn đề nợ công tăng cao như là: Giảm lãi suất cho vay
0.5%-1%, quyết tâm tăng trưởng GDP lên 6.7%, bơm 700.000 tỷ vào
nên kinh tế, tăng trưởng tính dụng, tích cực giải quyết nợ xấu của ngân


hàng vừa thông qua 15/8/2017, nới lỏng tiền tệ kích thích phát triển kinh
tế. Song song đó trong năm 2017, chính phủ cũng tích cực gia tăng các
khoản thu để giải quyết vấn đề nợ, trong đó có việc tăng thuế giá trị gia
tăng lên 12%, đây là một nguồn thu vô cùng lớn với ngân sách nhà
nước.Việc dự thảo tăng thuế giá trị gia tăng gây ra nhiều ý kiến trái
chiều xoay quanh vấn đề này. Liệu rằng nó có ảnh hưởng trực tiếp đến
người tiêu dùng có thu nhập thấp hay không? Ai sẽ là người gánh chịu
thuế nhiều nhất? và việc tăng thuế có thực sự tạo nên một nguồn thu
khổng lồ cho ngân sách nhà nước trong bối cảnh Việt Nam là quốc gia
có thu nhập bình quân đầu người chỉ đạt ở mức trung bình, tình trạng nợ
ngày càng tăng cao, cuộc sống vật chất của phần lớn người có thu nhập
thấp chưa được cải thiện, các dự án đang bất động đấp chiếu . Để hiểu rõ
sâu hơn về việc tăng thuế giá trị gia tăng lên 12% có ảnh hưởng đến
người tiêu dùng hay không ta đi vào nội dung chính sau đây.


Đinh Tấn Lâm PF03-K40
I.
1.

Tổng quan
Thu nhập bình quân đầu người ở Việt Nam

Để biết được việt tăng thế có ảnh hưởng đến người dân hay không ta sẽ tìm
hiểu một chút về thu nhập bình quân đầu người ở Việt Nam và mức lương tối thiểu
của họ.

Nguồn: Báo zing.vn

Hình 1: Thu nhập bình quân đầu người ở việt nam 2011-2016


4


Đinh Tấn Lâm PF03-K40

Nguồn:sưu tầm

Hình 2: thu nhập bình quân đầu người các nước trong cùng
một khu vực.
Nhìn vào hai đồ thị về thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam và của
Việt Nam so với các nước trong khu vực ta có thể thấy được rằng :Việt Nam là một
quốc gia có thu nhập bình quân đầu người ở mức trung bình (2014) so với các
nước trong khu vực chỉ rơi vào khoảng 2052 USD năm 2014 và chỉ tăng lên
khoảng 2200 USD trong 2 năm sau đó. Qua đây cho ta thấy được người có thu
nhập thấp ở trong nước chiếm đa số và chưa được cải thiện với mức thu nhập này
5


Đinh Tấn Lâm PF03-K40
thì mỗi cá nhân chỉ rơi vào khoảng tầm 4tr/tháng đây là một mức thu nhập chỉ đủ
trang trải cuộc sống cá nhân ở mức tiết kiệm nhất và 65% trong tổng số nguồn thu
nhập này tiêu dùng cho các sản phẩm thiết yếu như: nhu yếu phẩm, các thực phẩm
ăn hang ngày,….. ngoài ra họ không thể tiêu các mặt hang khác. Với mức thu nhập
này nước ta càng ngày bị bỏ xa bởi các nước bạn trong khu vực, và do đó việc
tăng thu trong năm 2017 đặt biệt là thuế giá trị gia tăng lên 12% , đây là một loại
thuế đánh vào hầu hết tất cả các sản phẩm và với mức thu nhập thấp như vậy người
dân phải mất ra 12% để đóng thuế cho các mặt hàng thiết yêu trong khi thu nhập
của họ chỉ đứng yên và nhít từng chúc môt liệu có là giải pháp tối ưu trong bối
cảnh hiện nay. Đây chỉ là số liệu chia điều cho bình quân đầu người nhưng thực tế

sự phân hóa giàu nghèo ở nước ta là tương đối cao do vậy người nghèo liệu có
nghèo thêm qua việc tăng thuế này?.
2.

Mức lương tối thiểu vùng của Việt Nam

Nguồn: sưu tầm cafef.vn

6


Đinh Tấn Lâm PF03-K40

Hình 3: mức lương tối thiểu vùng của Việt Nam 2010-2016
Nhìn vào mức lương tối thiểu hiện nay của Việt Nam là chưa đủ sống nhưng theo
điều 91 Bộ luật lao động quy định mức lương tối thiểu phải đảm bảo cuộc sống cho
người lao động, thế nhưng so với mức lương tối thiểu hiện tại thì việc một hay hai
thành viên trong một gia đi trụ cột trang trải cuộc sống cho bốn năm miệng ăn là
hoàn toàn khó khăn trong bối cảnh như hiện nay. Chỉ tính với số tiền trang trải
cuộc sống cho gia đình là một điều khó khăn chưa tính đến chuyện mua sắm một
số vật dụng cần thiết cho gia đình.Hiện nay mức lương tối thiểu vùng năm 2017 có
phần tăng lên cụ thể vùng 1 là 3tr750, vùng 2 3tr320, vùng 3 2tr900, vùng 4
2tr580. Nhưng thực tế việc tăng lương tối thiểu nhưng vẫn chưa đáp ứng được mức
sống của người lao động nếu như họ không làm thêm giờ và làm việc chăm chỉ tích
cực và siêng năng. Việc chỉ tăng khoảng 7% lương tối thiểu năm 2017 nhưng họ
phải gánh nặng thêm việc tăng lên 20% thuế giá trị gia tăng lên 12% , đây là phần
thuế hầu như tất cả các sản phẩm ở phân khúc người có thu nhập thấp điều phải sử
dụng các mặt hàng thiết yếu này. Gánh nặng chồng thêm gánh nặng khi mà mức
lương tối thiểu không đủ trang trải cuộc sống người lao động mà còn phải chiểu
thêm các khoảng thuế giá trị gia tăng mà hầu như ai cũng phải đóng như ai, không

có sự phân biệt giữa người có thu nhập thấp và người có thu nhập cao. Việc đánh
thuế này có công bằng? có tạo được nguồn thu hay chỉ là một giải pháp tạm thời
chúng ta sẽ đi vào phân tích chi tiết tác động của việc tăng thuế giá trị gia tăng lên
12% ở phần sau.
II.

1.

Tác động của việc tăng thuế giá trị gia tăng
lên 12%
Toàn cảnh thu thuế giá trị gia tăng

Thuế GTGT được xem là một sắc thuế khá thành công của Việt Nam nhìn ở
khía cạnh tạo nguồn thu cho ngân sách. Cách đây hơn một thập niên, thuế GTGT
chỉ chiếm 26% tổng thu thuế, 21% tổng thu ngân sách nhà nước và các khoản viện
trợ, tương đương 5,6% GDP, thì đến năm 2016, tổng số thuế GTGT đã chiếm 33%
tổng thu thuế, 24% tổng thu ngân sách nhà nước và các khoản viện trợ, tương
đương 5,8% GDP.
7


Đinh Tấn Lâm PF03-K40
Tỷ trọng thu thuế GTGT này là rất cao so với các nước OECD, những nước mà
Bộ Tài chính mang ra so sánh. Theo đó, tỷ trọng thuế GTGT của những nước này
chiếm bình quân chỉ 20% tổng thu thuế, thấp nhất là Nhật Bản với 12% đến xấp xỉ
trên dưới 20% như Thụy Điển, Tây Ban Nha, Anh, Ba Lan,…. Duy nhất chỉ có
Chile lên đến trên 40%.

Nguồn : Bộ tài chính


Hình 4: cơ cấu thu ngân sách nhà nước theo sắc thuế.

Nguồn: sưu tầm

Hình 5: tỉ lệ thu thuế/GDP so với khu vực
8


Đinh Tấn Lâm PF03-K40
Có rất nhiều lý do chính đáng để tăng VAT từ 10% lên 12% song các chuyên
gia cho rằng cần cân nhắc kỹ và đây chỉ là biện pháp cuối cùng khi không còn giải
pháp nào nữa.
Lý do chính để Bộ Tài chính đề xuất tăng VAT là vì xu hướng thế giới đều tăng
loại thuế đánh vào tiêu dùng này để bù cho việc thuế nhập khẩu giảm đáng kể khi
các quốc gia tham gia các hiệp định tự do thương mại. Đồng thời, tăng VAT sẽ làm
giảm thuế thu nhập cá nhân và thuế thu nhập doanh nghiệp. việc tự do thương mại
sẽ giảm thuế nhập khẩu về 0% chậm nhất là năm 2020, đây là loại thuế chiếm tỉ
trong thứ 3 trong nguồn thu thuế. Do vậy việc tăng thuế giá trị gia tăng một phần
nào đó bù đắp khoản thiếu hụt giảm thuế nhập khẩu về mức 0% là hoàn toàn hợp
lí, nhưng xét trên bối cảnh chung về tình hình phát triển kinh tế của đât nước thì
việc tăng thuế giá trị gia tăng lên 12% sẽ là một gánh nặng không hề nhỏ lên đôi
vai của những người có thu nhập thấp. Đây chỉ là một giải pháp phải thực hiện sau
cùng khi không còn giải pháp nào nữa . Vì sao lại như vậy chúng ta cùng phân tích
tác động của việc tăng thuế giá trị gia tăng ảnh hưởng như thế nào đến người dân
và đăc biệt là người có thu nhập thấp.
2. Tác động của việc tăng thuế giá trị gia tăng lên 12%

Theo đề xuất của Bộ Tài chính, thuế VAT phổ biến đối với các nhóm hàng hóa,
dịch vụ sẽ tăng từ 10% lên 12%, còn thuế đối với một số nhóm ưu đãi tăng từ 5%
lên 6%. Nhưng đặt trong điều kiện kinh tế và trình độ phát triển của VN thì mức

như vậy còn khá cao. Với đề xuất của Bộ Tài chính, theo ông Giám, “người có thu
nhập thấp sẽ chịu tác động nhiều hơn. Bởi hiện nay thuế VAT tại VN đang tập
trung đánh vào hàng hóa nhiều hơn là dịch vụ”. Thật vậy VAT là loại thuế gián
thu, đánh trực tiếp vào hàng hóa, gián tiếp vào người tiêu dùng. Vì vậy, nếu điều
chỉnh từ 10% lên 12% sẽ làm cho giá tiêu dùng tăng, ảnh hưởng đến thị trường, tác
động trực tiếp đến chi phi người tiêu dùng. Người dân dù giàu hay nghèo điều phải
đóng thuế chung cho một mức VAT cho cùng một loại hàng hóa, điều này sẽ làm
cho người có thu nhập thấp nghèo sẽ trở nên nghèo hơn còn người giào thì không
ảnh hưởng nhiều đến túi tiền của họ xem như không đáng kể. Dẫn chứng cụ thể thu
nhập bình quân đầu người của nước ta hiên nay rồi vào khoảng 2200 USD/năm
như đề cặp trước đó. Nhưng trong đó không ít người có thu nhập chỉ vài trăm thậm
chí chỉ vài chục USD mỗi năm. Với đối tượng thu nhập thấp thì việc tăng thuế
thêm 2% sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống sinh hoạt hằng ngay của họ và chắc
9


Đinh Tấn Lâm PF03-K40
chắn những người này họ sẽ phản đối. Cùng với đó là mức thu nhập lương tối thiểu
của người dân không đủ sống hay nói cách khác chưa đủ chi tiêu trong gia đình thì
việc tăng thuế thì lại càng nghịch lí hơn nữa. Trong năm 2017, chính phủ quyết tâm
tăng trưởng GDP lên mức 6.7% tích cự bơm tiền vào nền kinh tế, thì việc giảm
thuế cho người dân để kích thích phát triển kinh tế thu hút người có thu nhập thấp
trở lại làm việc siêng năng chăm chỉ hơn là một chính sách tài khóa nghịch chu kì
hoàn toàn hợp lí , thế nhưng tăng trưởng cùng với tăng thuế thì sẽ tạo thêm gánh
nặng và áp lực cho người có thu nhập thấp việc tăng trưởng đi đôi với tăng thuế
khiến họ làm việc với cùng một hiệu sức thì số tiền họ nhận cao hơn nhưng bù lại
họ phải đóng thuế nhiều hơn thì hoàn toàn là một nghịc lí. Có rất nhiều lí do để
chứng minh cho việc tăng thuế gia tăng là không hợp lí, tôi xin đưa ra một số lí do
chính đáng như sau:
Thứ nhất: khi tăng thuế giá trị gia tăng lên 12% thì sẽ gây ra tổn thất xã vô ích

cho nên kinh tế, khoản tổn thất này tỉ lệ với bình phương thuế suất. Do đó để giảm
việc tổn thất này thì phải giảm thuế suất, việc tăng thuế suất lên sẽ làm tăng chi phí
kinh tế. Các chi phí này phát sinh do sự thay đổi hành vi dưới tác động của thuế, kể
cả việc tái phân bổ nguồn lực sản xuất của xã hội. Các chi phí này là một mất mát
không đáng có trong nền kinh tế và rõ ràng, Bộ Tài chính đã chưa tính đến các mất
mát này của xã hội.( ảnh minh họa).

Thứ hai: thuế giá trị gia tăng là một loại thuế gián thu đánh trực tiếp vào các
lọai hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng, người nghèo và người giàu tiêu dùng một sản
10


Đinh Tấn Lâm PF03-K40
phẩm chịu thuế giá trị gia tăng sẽ cùng chịu một mức thuế tương đương nhau
không phân biệt giào nghèo, đây là một loại thuế mang tính lũy thoái. Tỷ trọng thu
nhập dành cho tiêu dùng của người thu nhập thấp thường cao hơn so với tỷ trọng
thu nhập mà người giàu dành cho tiêu dùng. Vì vậy, một cách tương đối, người thu
nhập thấp hơn sẽ phải chịu gánh nặng thuế cao hơn so với người giàu khi điều
chỉnh tăng thuế. Để cải thiện tính công bằng, đặc biệt là công bằng dọc, các xu
hướng cải cách thuế thường tăng tỷ trọng đóng góp của các khoản thuế trực thu và
giảm tỷ trọng đóng góp của thuế gián thu chứ không phải ngược lại như nhận định
trong đề án của Bộ Tài chính.
Là thuế tiêu dùng, về mặt danh nghĩa, người tiêu dùng chịu thuế nhưng thực chất
gánh nặng thuế sẽ được phân bổ giữa cả người tiêu dùng lẫn người bán tùy vào độ
co giãn của cầu theo giá của các loại hàng hóa. Hàng hóa càng kém co giãn thì
người tiêu dùng càng chịu gánh nặng thuế nhiều hơn. Đặc tính này thường xuất
hiện ở những hàng hóa thiết yếu như các nhu yếu phẩm, kể cả y tế, giáo dục. Đề
xuất của Bộ Tài chính thu hẹp nhóm hàng hóa đang thuộc diện chịu thuế 5% lên
6% hoặc thậm chí lên 12% sẽ tác động mạnh đến thu nhập khả dụng và mức sống
của nhóm bình dân và người nghèo, không những không cải thiện tính công bằng

như lập luận của Bộ Tài chính mà còn làm tăng bất bình đẳng hơn nữa.

Giá

D

S2
S1

E2
P2
P1

Thuế

E1

Q1=Q2

Lượng

11


Đinh Tấn Lâm PF03-K40
Với đường cầu hoàn toàn không co giản hay nói cách khác các mặt hàng thiết yếu
thì nhu cầu như nhau cho dù giá tăng hay giảm thì việc tăng thuế thì người tiêu
dùng hoàn toàn gánh chịu hay và ảnh hưởng đặt biệt đến người có thu nhập thấp.
Thứ 3: Một trong những trục trặc lớn của thuế GTGT hiện nay là năng lực quản
lý thuế. Các hiện tượng trốn, tránh, né, núp thuế, lợi dụng kẽ hỡ khấu trừ thuế, mua

bán hóa đơn GTGT, chiếm đoạt tiền thuế của nhà nước đang làm xói mòn nghiêm
trọng cơ sở thuế. Thất thoát thuế tiềm năng này thuộc về trách nhiệm quản lý thuế
của Bộ Tài chính. Nếu quản lý thuế hiệu quả hơn, Nhà nước có thể cải thiện không
nhỏ nguồn thu thuế GTGT tiềm năng chứ chưa cần đến phải tăng thuế suất để bù
vào sự thất thoát đó. Rõ ràng, người dân có thể hoàn nghi Bộ Tài chính đang đẩy
khó khăn về cho người nộp thuế trong vấn đề này. Và việc tăng thuế giá trị gia
tăng với một số 12% Không chỉ lo ngại tác động xấu tới nền kinh tế cũng như đời
sống của người dân, các chuyên gia còn lo ngại việc tăng thuế VAT sẽ thúc đẩy các
hành vi gian lận thuế, hoàn thuế VAT và mục tiêu tăng thu sẽ không đạt.
Thứ 4 : Trong tính trạng thu nhập bình quân đầu người chỉ đạt ở mức trung
bình 2200 USD , mức lương tối thiểu chưa đủ trang trải chi tiêu gia đình thì việc
tăng thuế giá trị gia tăng lên 12% tức là 20% thì điều hoàn toàn không hợp lí và
đây sẽ là một chính sách chắc chắn rằng sẽ tác động rất lớn đến người có thu nhập
thấp.
Có một dẫn chứng cụ thể như sau: cả xã hội cùng chịu mức tăng như nhau trong
khi một NLĐ thu nhập 5-6 triệu đồng/tháng phải dành từ 60-80% thu nhập cho ăn
uống tiêu dùng, đi lại, còn chi phí này với người thu nhập cao từ 80-100 triệu
đồng/tháng có khi chỉ chiếm 30%. Do đó, khi giá cả tăng lên, người giàu chỉ bị ảnh
hưởng rất ít, còn người nghèo sẽ rất chật vật, nhất là khi lương cơ bản vùng còn
chưa đủ sống với nhiều người.Tăng lương vừa hé mở một nụ cười thì việc tăng
thuế cao hơn việc tăng lương ập tới sẽ khiến cho người dân thất vọng lại càng thất
vọng hơn.
Trên đây là bốn lí do tương đối chính xác của việc tăng thuế gia tăng ảnh
hưởng trực tiếp đến người tiêu dùng và đặt biệt là người có thu nhập thấp, họ sẽ bị
ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của họ. Việc tăng thuế để tạo nguồn thu khi việc
giảm mức thuế nhập khẩu về 0% là đúng nhưng không phải giảm thuế này lại tăng
một loại thuế khác trong khi thu nhập của người thu nhập thấp tăng rất ít sẽ tạo một
12



Đinh Tấn Lâm PF03-K40
gánh nặng không hề nhỏ đối với tầng lớp xã hội này và việc chính phủ cần lắng
nghe người dân và có những phân tích cụ thể sâu sắc về việc tăng thuế này là hợp
lí trước khi áp dụng trong những năm tới.

III. Kết luận
Việc tăng thuế giá trị gia tăng lên 12% trong bối cảnh hiện nay là một điều
tương đối khó khăn và sẽ gặp rất nhiều sự phản đối của người dân. Việc tăng thuế
sẽ gây ra tổn thất xã hội vô ích, sẽ tác động rất lớn đối với những người có thu
nhập thấp với mức lương tối thiểu không đủ sống cùng với tỉ trọng đóng thuế so
với thu nhập khá cao, điều này sẽ tạo ra một sự phân hóa giào nghèo rõ rệt, một
loại thuế công bằng nhưng thật sự không cân bằng. Chỉ có thể áp dụng việc tăng
thuế khi việc trang trải cuộc sống của người có thu nhập thấp là được đáp ứng đầy
đủ, việc quyết tâm tăng trường GDP lên 6.7% là một tính hiệu đáng mừng nhưng
kèm theo đó là việc tăng thu thuế lên quá cao sẽ gây ra tác động không nhỏ. Tăng
thuế trong bối cảnh nợ chính phủ tăng cao có thể là một giải pháp trước mắt hiệu
quả nhưng hệ quả sau này của nó là không hề nhỏ. Việc tăng thuế lần này Bộ Tài
chính đã không chuẩn bị đủ và cẩn thận các lập luận và bằng chứng xác đáng, chưa
đánh giá hết được các khía cạnh tái phân phối của chính sách thuế, chưa xác định
được mức độ tổn thất kinh tế, chưa đề xuất được mức thuế suất tối ưu dựa trên các
căn cứ vững chắc, chưa đặt trong bài toán so sánh năng lực cạnh tranh và hội nhập
quốc tế của Việt Nam, chưa gắn với đề án tái cơ cấu nền kinh tế, tái phân bổ nguồn
lực theo hướng khuyến khích cải thiện hiệu quả, chưa đảm bảo cải thiện công bằng
xã hội và chưa giải quyết được nhiều bất cập trong công tác quản lý thuế nói
chung, thuế GTGT nói riêng.

Phụ lục
/> />
13



Đinh Tấn Lâm PF03-K40
/> /> /> /> />
14



×