Tải bản đầy đủ (.pdf) (184 trang)

Nghiên cứu sự biến động của vi sinh vật có ích trong đất và sâu hại chính dưới tác động của bón phân hữu cơ vi sinh và một số biện pháp kỹ thuật canh tác trên giống chè LDP1 tại Phú Thọ (Luận án tiến sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.67 MB, 184 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM

VŨ NGỌC TÚ

NGHIÊN CỨU SỰ BIẾN ĐỘNG CỦA VI SINH VẬT
CÓ ÍCH TRONG ĐẤT VÀ SÂU HẠI CHÍNH DƢỚI
TÁC ĐỘNG CỦA BÓN PHÂN HỮU CƠ VI SINH VÀ
MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT CANH TÁC TRÊN
GIỐNG CHÈ LDP1 TẠI PHÚ THỌ

LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC

THÁI NGUYÊN - 2019


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM

VŨ NGỌC TÚ

NGHIÊN CỨU SỰ BIẾN ĐỘNG CỦA VI SINH VẬT
CÓ ÍCH TRONG ĐẤT VÀ SÂU HẠI CHÍNH DƢỚI
TÁC ĐỘNG CỦA BÓN PHÂN HỮU CƠ VI SINH VÀ
MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT CANH TÁC TRÊN
GIỐNG CHÈ LDP1 TẠI PHÚ THỌ
Ngành: Sinh thái học
Mã số: 9420120

LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC


Ngƣời hƣớng dẫn: 1. PGS.TS Nguyễn Văn Toàn
2. PGS.TS Lê Tất Khƣơng

THÁI NGUYÊN - 2019


i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả
nghiên cứu được trình bày trong luận án là trung thực, khách quan và chưa từng để
bảo vệ ở bất kì học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận án đã được
cám ơn, các thông tin trích dẫn trong luận án này đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Thái Nguyên, ngày

tháng

Tác giả

Vũ Ngọc Tú

năm 2019


ii
LỜI CẢM ƠN
Tác giả xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới các thầy hướng dẫn: PGS.TS Nguyễn
Văn Toàn và PGS.TS Lê Tất Khương, những người thầy đã tận tình hướng dẫn
trong suốt thời gian làm nghiên cứu và viết luận án để tác giả có thể hoàn thành
được bản luận án này.

Xin trân trọng cảm ơn các đồng nghiệp tại Viện Khoa học kĩ thuật nông lâm
nghiệp miền núi phía Bắc đã tạo điều kiện giúp đỡ trong quá trình thực hiện các thí
nghiệm nghiên cứu.
Xin trân trọng cảm ơn tập thể thầy cô giáo tại Khoa Sinh học, Phòng Đào
tạo, Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên đã nhiệt tình giúp đỡ trong
suốt thời gian học tập tại Trường.
Xin được gửi lời cảm ơn tới gia đình và bạn bè, những người luôn quan tâm,
động viên và khích lệ để tác giả có thể hoàn thành luận án này.
Tác giả xin trân trọng cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày....... tháng ........ năm 2019
Tác giả luận án

Vũ Ngọc Tú


iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................ i
LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................ii
MỤC LỤC ................................................................................................................. iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT.................................................................................. iv
DANH MỤC CÁC BẢNG.......................................................................................... v
DANH MỤC CÁC HÌNH .......................................................................................... vi
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài .......................................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................................ 2
3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài ................................................... 2
4. Đóng góp mới của đề tài ......................................................................................... 3
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ........................................................................... 4


1.1. Cây chè ................................................................................................................. 4
1.1.1. Nguồn gốc, phân loại và phân bố ...................................................................... 4
1.1.2. Tầm quan trọng về mặt kinh tế của cây chè ...................................................... 5
1.1.3. Tình hình sản xuất và tiêu thụ chè trên thế giới và Việt Nam .......................... 6
1.1.4. Mô tả về cây chè sử dụng trong nghiên cứu và điều kiện tự nhiên vùng
nghiên cứu ........................................................................................................ 7
1.1.5. Hệ sinh thái trong vườn chè .............................................................................. 9
1.2. Cơ sở khoa học của đề tài nghiên cứu................................................................ 10
1.2.1. Cơ sở khoa học của việc nghiên cứu sự biến động của vi sinh vật có ích
trong đất .......................................................................................................... 10
1.2.2. Cơ sở khoa học của việc nghiên cứu sự biến động của sâu hại chính trên
chè dưới tác động của bón phân ..................................................................... 12
1.2.3. Cơ sở khoa học của việc xác định kĩ thuật canh tác cho chè .......................... 14
1.2.4. Cơ sở khoa học của việc xác định phân bón chè ............................................ 16
1.3. Tình hình nghiên cứu về phân bón hữu cơ, các kĩ thuật canh tác (tủ gốc, kĩ
thuật hái và cây che bóng) trên thế giới ......................................................... 19


iv
1.3.1. Ảnh hưởng của phân bón hữu cơ đến sự biến động của vi sinh vật có ích
trong đất và sâu hại chính ở một số loại cây trồng và cây chè ....................... 19
1.3.2. Ảnh hưởng của các kĩ thuật canh tác (tủ gốc, kĩ thuật hái và cây che bóng)
đến sự biến động của vi sinh vật có ích trong đất và các sinh vật hại chính
ở cây chè ......................................................................................................... 26
1.4. Tình hình nghiên cứu về phân bón hữu cơ và các kĩ thuật canh tác ở nước ta .... 32
1.4.1. Ảnh hưởng của phân bón hữu cơ đến sự biến động của vi sinh vật có ích
trong đất và sâu hại chính ở một số loại cây trồng và cây chè ....................... 32
1.4.2. Những nghiên cứu về ảnh hưởng của các kĩ thuật canh tác đến đến sự
biến động của vi sinh vật có ích trong đất và sâu hại chính trên chè ở

nước ta ............................................................................................................ 36
1.5. Luận giải những vấn đề cần đặt ra nghiên cứu .................................................. 42
Chƣơng 2: VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..... 45
2.1. Vật liệu nghiên cứu ............................................................................................ 45
2.2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài ........................................................................... 46
2.3. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ...................................................................... 46
2.4. Nội dung nghiên cứu .......................................................................................... 46
2.5. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 47
2.5.1. Nghiên cứu ảnh hưởng của lượng bón phân hữu cơ vi sinh đến sự biến
động của VSV có ích trong đất trồng chè và sự biến động của sinh vật
hại chính trên chè ........................................................................................... 47
2.5.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của các vật liệu tủ gốc đến sự biến động của
VSV có ích trong đất ...................................................................................... 53
2.5.3. Nghiên cứu ảnh hưởng của phương thức hái đến sự biến động của sinh
vật hại chè và năng suất, chất lượng chè ........................................................ 53
2.5.4. Nghiên cứu ảnh hưởng của cây che bóng đến sự biến động của sinh vật
hại chè và sự phát triển của cây chè ............................................................... 54
Chƣơng 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ............................................................. 56
3.1. Ảnh hưởng của lượng bón phân hữu cơ vi sinh đến sự biến động của VSV
trong đất trồng chè và sự biến động của sinh vật hại chính trên chè tại
Phú Thọ .......................................................................................................... 56


v
3.1.1. Thành phần lý hóa tính của đất trồng chè ....................................................... 56
3.1.2. Ảnh hưởng của lượng bón phân hữu cơ vi sinh đến sự biến động của
VSV trong đất trồng chè................................................................................. 58
3.1.3. Ảnh hưởng của lượng bón phân hữu cơ vi sinh đến sự biến động của
sinh vật hại chè ............................................................................................... 65
3.1.4. Ảnh hưởng của bón phân hữu cơ vi sinh đến thành phần lý hóa tính của

đất trồng chè ................................................................................................... 84
3.1.5. Ảnh hưởng của lượng bón phân hữu cơ vi sinh đến các yếu tố cấu thành
năng suất chè .................................................................................................. 87
3.2. Ảnh hưởng của các vật liệu tủ gốc chè tạo chất hữu cơ cho đất đến sự biến
động của VSV có ích trong đất ...................................................................... 89
3.2.1. Ảnh hưởng của các vật liệu tủ gốc đến thành phần VSV tổng số trong đất .......... 89
3.2.2. Ảnh hưởng của các vật liệu tủ gốc đến sự đa dạng VSV trong đất ................ 94
3.3. Ảnh hưởng của phương thức hái đến sự biến động của sinh vật hại chè và
năng suất, chất lượng chè ............................................................................... 96
3.3.1. Ảnh hưởng của phương thức hái chè đến diễn biến sâu hại chính ................. 96
3.3.2. Ảnh hưởng của phương thức hái đến các yếu tố cấu thành năng suất chè ... 101
3.3.3. Ảnh hưởng của phương thức hái đến chất lượng nguyên liệu chè ............... 102
3.4. Nghiên cứu ảnh hưởng của cây che bóng đến sự biến động của sinh vật
hại chè và sự phát triển của cây chè ............................................................. 103
3.4.1. Ảnh hưởng của cây che bóng đến một số sâu hại chính trên chè ................. 104
3.4.2. Ảnh hưởng của cây che bóng đến thành phần cơ giới búp chè .................... 111
3.4.3. Ảnh hưởng của cây che bóng đến các yếu tố cấu thành năng suất và
năng suất chè ................................................................................................ 112
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .............................................................................. 115
Kết luận ................................................................................................................... 115
Kiến nghị ................................................................................................................. 116
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN
LUẬN ÁN ............................................................................................................... 117
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 118
PHỤ LỤC .....................................................................................................................


iv

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

C/N

Cacbon / nitơ

CEC

Cation Exchange Capacity (Khả năng trao đổi cation)

CFU

Colony-Forming Units (Đơn vị hình thành khuẩn lạc)

Cs

Cộng sự

CT

Công thức

KHKT
N
NPK

Khoa học kĩ thuật
Nitơ
Nitơ, Phospho, Kali

NS


Năng suất

OM

Organic matter (Chất hữu cơ)

PE

Polyethylen

PPM

Parts Per Million (Phần triệu)

PTNT

Phát triển nông thôn

sp.

Species (Loài)

TN

Thí nghiệm

TS

Tổng số


VK

Vi khuẩn

VSV

Vi sinh vật

XK

Xạ khuẩn


v
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1:

Tính chất lý học của đất khu thí nghiệm (tầng 0 - 20cm) ................... 57

Bảng 3.2:

Tính chất hoá học đất khu thí nghiệm (tầng 0 - 20cm) ....................... 57

Bảng 3.3:

% chủng VSV được đánh giá hoạt tính sinh học (sau 240 ngày)........ 61

Bảng 3.4:

Tính đa dạng vi sinh vật đất trồng chè khi bón phân hữu cơ (thời

gian phân tích: sau 240 ngày bón phân) .............................................. 62

Bảng 3.5:

Thành phần vi sinh vật đất và sự phân bố của chúng trong các
công thức bón phân hữu cơ vi sinh khác nhau (thời gian lấy mẫu
phân tích: 240 ngày sau bón phân) ...................................................... 63

Bảng 3.6:

Thành phần sâu hại chè tại Phú Thọ ................................................... 66

Bảng 3.7:

Thành phần thiên địch sâu hại chè tại Phú Thọ .................................. 68

Bảng 3.8:

Mối quan hệ giữa rầy non và rầy trưởng thành và tỷ lệ búp chè bị
hại trên chè LDP1 tại Phú Thọ (trung bình 3 năm, 2013-2015) ......... 72

Bảng 3.9:

Khối lượng búp chè bị hại ở các cấp độ khác nhau ............................ 75

Bảng 3.10:

Thành phần thiên địch trên nương chè thí nghiệm (2014) tạiPhú Thọ ..... 76

Bảng 3.11:


Diễn biến mật độ xuất hiện thiên địch trên chè LDP1 tại Phú Thọ
(con/khay) ............................................................................................ 77

Bảng 3.12:

Biến động mật độ rầy xanh trong các năm 2013-2015 ....................... 79

Bảng 3.13:

Sự biến động mật độ bọ trĩ hại chè LDP1 qua các năm 20132015 (con/búp) .................................................................................... 81

Bảng 3.14:

Khối lượng búp chè bị hại ở các cấp độ khác nhau (năm 2014) ......... 82

Bảng 3.15:

Thành phần thiên địch trên nương chè thí nghiệm (2014) tại Phú Thọ .... 83

Bảng 3.16:

Tính chất lý học của đất trước và sau khi bón phân hữu cơ vi
sinh sau ba năm thí nghiệm ................................................................. 85

Bảng 3.17:

Tính chất hóa học của đất trước và sau khi bón phân hữu cơ vi
sinh sau ba năm thí nghiệm ................................................................. 86


Bảng 3.18:

Ảnh hưởng của lượng bón phân hữu cơ vi sinh đến các yếu tố
cấu thành năng suất chè LDP1 ............................................................ 87

Bảng 3.19:

Mật độ vi khuẩn tổng số trước và sau khi tủ gốc ................................ 90

Bảng 3.20:

Mật độ xạ khuẩn tổng số trước và sau khi tủ gốc ............................... 90


vi
Bảng 3.21:

Mật độ nấm ở các mẫu phân tích (Đơn vị: CFU/g đất) ....................... 91

Bảng 3.22:

% chủng VSV được đánh giá hoạt tính sinh học (sau 180 ngày) ......... 92

Bảng 3.23:

Đa dạng thành phần vi sinh vật và sự phân bố trong các loại đất
trồng chè sử dụng các vật liệu tủ gốc khác nhau (thời gian theo dõi:
sau 180 ngày) ........................................................................................ 94

Bảng 3.24:


Ảnh hưởng của các kỹ thuật hái đến sâu hại chính trên chè ............... 96

Bảng 3.25:

Kết quả phân tích các yếu tố cấu thành năng suất giống LDP1
theo các công thức hái khác nhau ...................................................... 101

Bảng 3.26:

Kết quả đánh giá chất lượng nguyên liệu chè LDP1 ở các công thức hái ..... 102

Bảng 3.27a: Diễn biến phát sinh rầy xanh hại chè (con/khay) .............................. 104
Bảng 3.27b: Sự khác nhau về mật độ rầy xanh hại trên các thí nghiệm
(con/khay) .......................................................................................... 105
Bảng 3.28a: Diễn biến phát sinh bọ trĩ hại chè qua các tháng (con/búp) .............. 106
Bảng 3.28b: Sự khác nhau về mật độ bọ trĩ hại chè trên các thí nghiệm
(con/búp) ........................................................................................... 107
Bảng 3.29:

Tỷ lệ búp chè bị hại (%) qua các tháng theo dõi ............................... 107

Bảng 3.30a: Diễn biến mật độ nhện đỏ trên các thí nghiệm (con/lá) .................... 108
Bảng 3.30b: Mật độ của nhện đỏ trên các thí nghiệm (con/lá) .............................. 109
Bảng 3.31:

Thành phần nhóm thiên địch đã xác định được trên chè .................. 110

Bảng 3.32:


Kết quả phân tích thành phần cơ giới búp chè giống LDP1 (1 tôm 3 lá) ...... 111

Bảng 3.33:

Kết quả phân tích các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất chè ..... 113


vi
DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 1.1:

Cây chè được trồng ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Màu
xanh trên bản đồ chỉ ra vùng trồng chè chính trên thế giới ................... 5

Hình 1.2:

Một số sinh vật hại trên chè. ............................................................... 13

Hình 3.1:

Ảnh hưởng của phân bón hữu cơ vi sinh đến mật độ vi khuẩn
tổng số ................................................................................................ 59

Hình 3.2:

Mật độ xạ khuẩn tổng số trong các mẫu đất ....................................... 60

Hình 3.3:


Biến động mật độ rầy xanh qua các tháng trong các năm 20132015 (con/khay). . ................................................................................ 71

Hình 3.4:

Sự biến động mật độ bọ trĩ hại chè qua các tháng trong các năm
2013-2015(con/búp). . ......................................................................... 74

Hình 3.5:

Diễn biến mật độ rầy xanh theo tháng ở các công thức hái khác nhau ....... 97

Hình 3.6:

Diễn biến mật độ bọ trĩ theo tháng ...................................................... 98

Hình 3.7:

Diễn biến tỷ lệ búp chè bị hại bởi bọ xít muỗi theo tháng ................. 99

Hình 3.8:

Diễn biến mật độ nhện đỏ theo tháng ................................................ 100


1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trà là một trong những đồ uống được tiêu thụ nhiều nhất trên thế giới và
được sản xuất từ lá của cây chè (Camellia sinensis). Sự sinh trưởng và phát triển
của cây chè, chất lượng chè nguyên liệu cũng như chè thành phẩm ngoài việc phụ

thuộc vào yếu tố giống còn phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố môi trường và các
biện pháp kỹ thuật canh tác như như bón phân, tủ gốc, hái,...
Việc bón phân hữu cơ, đặc biệt là phân hữu cơ vi sinh sẽ cung cấp nguồn
dinh dưỡng cho cây và bổ sung vi sinh vật đất [40]. Một trong những chức năng
quan trọng của vi sinh vật đất là chuyển hóa chất hữu cơ trong đất và tham gia vào
các chu trình chuyển hóa các bon, đạm, lân,... [56], từ đó cung cấp dưỡng chất cho
cây trồng. Ngoài ra, việc bón phân hữu cơ còn làm giảm sự tấn công của côn trùng
gây hại trên cây trồng [73], [128] do dinh dưỡng được giải phóng dần dần thông qua
các hoạt động của vi sinh vật, vì vậy thực vật có được dinh dưỡng cân bằng hơn,
qua đó tăng sức đề kháng đối với sinh vật hại [54].
Ngoài bón phân, các biện pháp canh tác như tủ gốc, hái và trồng cây che
bóng cũng tác động đến sinh trưởng của cây chè và ảnh hưởng đến chất lượng
nguyên liệu búp chè. Che phủ đất hay tủ gốc giúp giảm sự phát triển của cỏ dại, bảo
vệ độ ẩm của đất bằng cách giảm lượng nước bốc hơi, bảo vệ đất khỏi sự xói mòn
[48], giảm biến động của nhiệt độ đất [6] và tăng chất hữu cơ do đó thường làm
tăng sự phát triển của cây [158]. Hái chè vừa là thao tác thu hoạch cũng là biện pháp
kĩ thuật có ảnh hưởng lớn đến năng suất và chất lượng búp chè [31]. Một số nghiên cứu
chỉ ra rằng kĩ thuật hái chè có ảnh hưởng đến sự sinh trưởng, bộ tán, diện tích búp non
trên cây, do đó ảnh hưởng gián tiếp đến mức độ phát sinh và gây hại của các sinh vật
hại chè [16], [131]. Mức độ gây hại của các sinh vật hại chè giảm đồng nghĩa với việc
giảm lượng thuốc bảo vệ thực vật, qua đó nâng cao chất lượng chè. Bên cạnh đó, việc
trồng cây che bóng giúp cho cây chè sinh trưởng tốt hơn, tăng sản lượng chè, cải tạo
đất và hạn chế sâu bệnh hại [126]. Khi lá của cây che bóng bị rụng và thối rữa,
chúng giải phóng chất dinh dưỡng và gốc chè ở tầng nông có thể hấp thụ chất dinh
dưỡng. Cây che bóng cũng được cho là biện pháp giúp giảm các vấn đề với một số
sâu bệnh, đặc biệt là bọ trĩ [126].


2
Giống chè LDP1 sinh trưởng khoẻ, năng suất búp khá cao, có khả năng

chống chịu với điều kiện bất lợi và sâu bệnh tốt. Nguyên liệu từ giống chè LPD1
dùng được cho chế biến cả chè xanh và che đen với chất lượng tốt. Hiện nay, diện
tích trồng giống LDP1 khá lớn, chiếm 25% diện tích cả nước cũng như tỉnh Phú
Thọ [160]. Đất trồng chè ở Phú Thọ thuộc loại đất chua, dốc và tập quán bón nhiều
phân vô cơ, ít bổ sung phân hữu cơ càng làm cho đất bị xói mòn, rửa trôi. Sử dụng
quá nhiều phân đạm có thể dẫn đến hàm lượng nitrat quá ngưỡng trong sản phẩm
chè. Ngoài ra, việc áp dụng các biện pháp kĩ thuật canh tác không phù hợp cũng có
thể làm tăng sự phát sinh của các sinh vật hại dẫn tới sử dụng thuốc bảo vệ thực vật
nhiều hơn. Để góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm chè nhằm hướng tới một nền
sản xuất chè bền vững và nâng cao giá trị cho ngành chè, "Nghiên cứu sự biến
động của vi sinh vật có ích trong đất và sâu hại chính dưới tác động của bón
phân hữu cơ vi sinh và một số biện pháp kỹ thuật canh tác trên giống chè LDP1
tại Phú Thọ" là cần thiết để có thể đưa ra các giải pháp tích cực cho sản xuất chè ở
Phú Thọ nói riêng và cả nước nói chung.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Xác định được tác động của phân bón hữu cơ vi sinh đến sự biến động của
một số vi sinh vật có ích trong đất và sự phát sinh của một số sâu hại chính trên chè
làm cơ sở cho việc bón phân hợp lý.
- Xác định được ảnh hưởng của một số biện pháp kĩ thuật đến sự biến động
của một số vi sinh vật có ích trong đất và sâu hại chính nhằm nâng cao năng suất và
chất lượng chè, giảm sự phát sinh gây hại của các sinh vật hại.
3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài
3.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài
- Kết quả nghiên cứu về ảnh hưởng của phân bón hữu cơ vi sinh đến quần thể
vi sinh vật đất và sinh vật hại chè làm cơ sở cho việc xác định loại phân bón thích hợp
cho vùng trồng chè hướng tới sản xuất chè chất lượng cao, an toàn và bền vững.
- Kết quả nghiên cứu về kĩ thuật tủ gốc, thu hái và trồng cây che bóng trên
chè làm cơ sở khoa học để hoàn thiện quy trình trồng chè nâng cao năng suất, chất
lượng chè búp tươi.
- Kết quả nghiên cứu có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho công tác

giảng dạy và nghiên cứu khoa học về chè.


3
3.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Kết quả nghiên cứu đề tài bổ sung thông tin khoa học hoàn thiện quy trình
trồng, thâm canh cho giống chè LDP1 giai đoạn sản xuất kinh doanh đang được
trồng phổ biến tại vùng miền núi phía Bắc góp phần nâng cao năng suất, chất lượng
nguyên liệu chè búp tươi.
4. Đóng góp mới của đề tài
Từ những kết quả nghiên cứu đạt được đề tài có một số đóng góp mới cho
khoa học đó là: (1) Cung cấp thông tin cụ thể về sự biến động của vi sinh vật và tăng
chất lượng đất trồng chè dưới tác động của phân bón hữu cơ vi sinh; (2) Sử dụng tế
guột để tủ gốc cho cây chè, số lượng vi khuẩn tổng số tăng nhanh, vật liệu tủ gốc
được phân hủy nhanh chóng, do vậy giúp cải tạo đất trong thời gian ngắn; (3) Áp
dụng phương thức hái chè bằng máy giúp tăng năng suất chè và giảm sự phát sinh
gây hại của một số côn trùng gây hại trên chè như rầy xanh, bọ trĩ và bọ xít muỗi.


4

Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cây chè
1.1.1. Nguồn gốc, phân loại và phân bố
Nguồn gốc
Theo Mondal, cây chè (Camellia sinensis L.) có nguồn gốc từ Đông Nam
châu Á, đặc biệt xung quanh các vùng đất của Đông Bắc Ấn Độ, Bắc Myanmar,
Tây Nam Trung Quốc và Tây Tạng [112]. Các cuộc khảo sát và nghiên cứu về tiến
hoá của cây chè của các nhà khoa học Pháp, Hà Lan và Liên Xô ở nhiều vùng thuộc

khu vực Đông Nam châu Á, bao gồm cả Việt Nam cũng kết luận rằng cây chè có
nguồn gốc từ vùng bắc Đông Nam Á cổ đại, trong khu vực mà nay là vùng Assam của
Ấn Độ, qua bắc Myanmar, Thái Lan, Lào, Việt Nam đến Vân Nam Trung Quốc. Như
vậy, Việt Nam cũng là cái nôi của cây chè Camellia sinensis [35].
Phân loại
Cây chè trong hệ thống phân loại thực vật thuộc: Ngành hạt kín
Angiospermae; Lớp song tử diệp Dicotyledonae; Bộ chè Theales; Họ chè Theaceae;
Chi chè Camellia; Loài Camellia sinensis.
Camellia là chi lớn nhất và cũng là chi quan trọng nhất xét về mặt kinh tế
trong họ Theaceae với khoảng 250 loài [101]. Chang và Bartholomew chia toàn bộ
chi Camellia thành 4 chi phụ (sub-genera) và 20 nhánh (section) [113]. Loài quan
trọng nhất trong chi Camellia là C. sinensis và C. assamica, những loài được dùng
để sản xuất chè.
Phân bố
Có nguồn gốc từ khu vực Đông Nam châu Á, vì vậy cây chè phát triển mạnh
ở những vùng có khí hậu nóng và ẩm ướt với lượng mưa đều trong suốt cả năm.
Những nước trồng chè chính trên thế giới là: Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Đài
Loan, Nepal, Sri Lanka, Indonesia, Malaysia, Việt Nam, Bangladesh (Châu Á),
Cameroon, Mauritius, Kenya, Rwanda, Zimbabwe (Châu Phi), Argentina, Braxin
(Nam Mỹ), Georgia, Iran và Thổ Nhĩ Kỳ (quanh biển Caspian và Biển Đen).


5

Hình 1.1: Cây chè đƣợc trồng ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Màu xanh
trên bản đồ chỉ ra vùng trồng chè chính trên thế giới
Nguồn: Internet
Ở Việt Nam, do điều kiện đất đai và khí hậu thích hợp nên cây chè được
trồng rải rác ở hầu hết các tỉnh trung du và miền núi. Ở miền Nam chè được trồng
chủ yếu ở hai tỉnh Lâm Đồng và Gia Lai, ở miền Bắc là các tỉnh: Thái Nguyên, Phú

Thọ, Tuyên Quang, Sơn La, Hà Giang, Yên Bái, Lào Cai...
1.1.2. Tầm quan trọng về mặt kinh tế của cây chè
Chè là cây công nghiệp lâu năm, nhanh cho sản phẩm, hiệu quả kinh tế cao
và ổn định. Chè trồng một lần có thể thu hoạch hàng chục năm hoặc lâu hơn nữa.
Chè là sản phẩm có thị trường ổn định, rộng lớn và ngày càng được mở rộng. Chi
Camellia có tầm quan trọng về mặt kinh tế do lá non của cây C. sinensis var.
sinensis và C. sinensis var. assamica được dùng để sản xuất chè. Cây chè là cây chủ
lực của một số nước như Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản, Sri Lanka, Indonesia và
một số nước ở châu Phi như Malawi, Kenya,... [113]. Trong số những loài hoang
dại, cây C. japonica có giá trị kinh tế cao nhất do cây có hoa tuyệt đẹp. Một số loài
dại khác như C. oleifera, C. chekiangoleosa, C. reticulata, C. grijsii, C.
vietnamensis, C. crapnelliana và C. gauchowensis được dùng để sản xuất dầu từ hạt
(dùng để nấu ăn và trong ngành dược phẩm ở Trung Quốc). Ngoài ra, lá chè có
chứa catechin là chất chống oxy hoá mạnh, một số vitamin và một số chất được
dùng trong ngành dược phẩm bao gồm xanthine, teophiline, teabromine, adenine,
tearine và oleic acid [113], [118].


6
1.1.3. Tình hình sản xuất và tiêu thụ chè trên thế giới và Việt Nam
Sản xuất và tiêu thụ chè trên thế giới
Trong vòng 20 năm, diện tích trồng chè trên thế giới tăng từ 2563,75 nghìn
ha (năm 1991) lên 3.691,89 nghìn ha (2010). Sản xuất chè cũng theo xu hướng tăng
trong giai đoạn này, từ 2.631,05 triệu kg lên 4.162,33 triệu kg [63]. Đến 2015, sản
lượng chè thế giới đã đạt 5,3 triệu tấn, trong khi mức tiêu thụ là 4,99 triệu tấn [168].
Có tới hơn 40 nước sản xuất chè thương mại [67] và theo dự báo của FAO nhu cầu
tiêu thụ chè trên thế giới sẽ tiếp tục tăng. Chỉ với riêng chè đen, nhu cầu tiêu thụ của
thế giới sẽ đạt hơn 3,5 triệu tấn vào năm 2023 [60].
Tăng sản lượng chè trên thế giới là do tăng sản lượng ở các nước sản xuất
chè lớn (Phụ lục1.1). Trung Quốc vẫn là quốc gia sản xuất chè lớn nhất với sản

lượng 1,9 triệu tấn, chiếm hơn 38% tổng sản lượng thế giới, trong khi sản lượng của
Ấn Độ, nước sản xuất lớn thứ hai, cũng tăng lên 1,2 triệu tấn vào năm 2013. Sản
lượng cũng tăng ở hai nước xuất khẩu lớn nhất, nơi sản xuất đạt 436.300 tấn ở
Kenya và 343.100 tấn ở Sri Lanka. Ngoài mức giảm của Việt Nam xuống còn
185.000 tấn, sản lượng của các nước sản xuất chính khác tăng: Indonesia đạt
152.700 tấn; Bangladesh đạt 66.200 tấn. Các nhà sản xuất khác ở châu Phi tăng nhẹ:
Burundi lên đến 8.800 tấn; Zimbabwe đến 8.500 tấn và Nam Phi đến 2.500 tấn.
Tiêu thụ chè của thế giới tiếp tục tăng trong năm 2013. Tổng tiêu thụ chè
tăng gần 5% trong năm 2013 lên 4,84 triệu tấn. Nhu cầu tiêu thụ tăng mạnh ở Trung
Quốc, tổng tiêu thụ đã tăng 9% trong năm 2013, đạt mức 1,61 triệu tấn, lớn nhất
trên thế giới. Tại Ấn Độ, mức tiêu thụ đã tăng 2,4% trong năm 2009 và 6,6% trong
năm 2013 lên tới 1 triệu tấn (Phụ lục1.2).
Sản xuất và tiêu thụ chè ở Việt Nam
Việt Nam là nước xuất khẩu và sản xuất chè lớn thứ 5 thế giới với diện tích
trồng chè khoảng hơn 100.000 héc ta và thu hút khoảng 2 triệu lao động. Năm 2016,
cả nước có diện tích trồng chè là 133.400 ha với năng suất 86,9 tạ/ha, sản lượng chè
nguyên liệu 1.025,2 nghìn tấn và xuất khẩu là 132.600 tấn [1].
Cả nước có khoảng hơn 500 cơ sở chế biến chè có công suất đạt > 500 nghìn
tấn chè khô/năm, trong đó có khoảng 31 nhà máy có quy mô sản xuất lớn 30 tấn


7
búp tươi/ngày chiếm 47% công suất chế biến; 103 nhà máy có quy mô vừa công
suất chế biến 10 đến 28 tấn búp tươi/ ngày chiếm 43%, còn lại là cơ sở chế biến nhỏ
công suất từ 3 đến 5 hoặc 6 tấn búp tươi/ngày và các hộ chế biến nhỏ lẻ chiếm
khoảng 10% tổng công suất chế biến.
Về tiêu thụ, năm 2016, xuất khẩu chè của cả nước đạt 130 nghìn tấn, trị giá
hơn 200 triệu USD [171]. Thị trường xuất khẩu mở rộng tới gần 100 quốc gia, trong
đó Pakistan là thị trường Việt Nam xuất khẩu nhiều chè nhất, tiếp đến là Đài Loan,
đứng thứ ba là Nga rồi Trung Quốc, Indonesia, Mỹ,… Theo Vinanet [171], trong 6

tháng đầu năm 2017 cả nước xuất khẩu 63.123 tấn chè các loại, thu về 97,45 triệu
USD (Phụ lục 1.3); trong đó riêng tháng 6/2017 xuất khẩu 12.810 tấn, trị giá 21,43
triệu USD.
Mục tiêu ngành chè Việt Nam năm 2017 là xuất khẩu chính ngạch đạt trên
150.000 tấn, thu về 250 triệu USD, đồng thời chiếm lĩnh được thị trường trong nước
với sản lượng khoảng 50.000 tấn và doanh thu khoảng 10.000 tỷ đồng [171].
Pakistan luôn dẫn đầu thị trường về tiêu thụ chè của Việt Nam, chiếm 19% trong
tổng khối lượng chè xuất khẩu của cả nước và chiếm 25% trong tổng kim ngạch
(đạt 12.088 tấn, tương đương 24,48 triệu USD). Đài Loan đứng thứ 2 về thị trường
tiêu thụ chè của Việt Nam, chiếm trên 12% trong tổng khối lượng và tổng kim
ngạch (đạt 7.613 tấn, tương đương trên 12,19 triệu USD). Sau đó là thị trường Nga
đạt 8.582 tấn, trị giá 11,53 triệu USD (chiếm 13,6% trong tổng lượng và chiếm
11,8% trong tổng giá trị xuất khẩu chè của cả nước).
Mặc dù là một trong những nước sản xuất và xuất khẩu chè lớn trên thế giới,
nhưng đa phần chè Việt Nam vẫn chủ yếu xuất khẩu sang các thị trường dễ tính,
chưa có nhiều sản phẩm đạt tiêu chuẩn xuất khẩu vào thị trường có yêu cầu chất
lượng cao như EU, Mỹ... Chính vì vậy đến nay, lượng chè xuất khẩu của Việt Nam
chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ so với sức tiêu thụ của thế giới [166].
1.1.4. Mô tả về cây chè sử dụng trong nghiên cứu và điều kiện tự nhiên vùng
nghiên cứu
1.1.4.1. Mô tả về cây chè sử dụng trong nghiên cứu
C. sinensis là cây bụi hoặc cây gỗ nhỏ, cây thường xanh (không rụng lá vào
mùa đông). Hoa có nhiều màu sắc, từ trắng đến hồng và đỏ, có đường kính từ 2,5cm


8
- 4cm. Hoa thường nở vào giữa tháng 9 và tháng 4 [113]. Lá chè có gân rất rõ.
Những gân chính của lá chè thường không phát triển ra đến tận rìa lá. Rìa lá chè
thường có răng cưa, hình dạng răng cưa trên lá chè khác nhau tùy theo giống.
Phú Thọ hiện đứng thứ 4 về diện tích, thứ 3 về sản lượng chè trong số các

tỉnh sản xuất chè của cả nước. Toàn tỉnh hiện có 16.181ha chè. Tỷ lệ diện tích chè
giống mới có năng suất, chất lượng cao như LDP1, LDP2, chè Ấn Độ, Kim
Tuyên,… chiếm trên 73% [161].
Giống chè LDP1 là con lai được chọn ra từ quần thể F1 thuộc tổ hợp lai giữa
giống Đại Bạch Trà của Trung Quốc có chất lượng tốt và giống chè PH1 sinh
trưởng khoẻ, năng suất cao [51]. Cây LDP1 sinh trưởng khoẻ, tán rộng, phân cành
thấp, mật độ cành dày, mật độ búp dày, búp to trung bình. LDP1 có khả năng thích
ứng rộng, khả năng chống chịu với điều kiện bất lợi của môi trường rất tốt [32].
Nguyên liệu từ giống chè LPD1 dùng được cho chế biến cả chè xanh và che đen với
chất lượng tốt, được công nhận giống chè quốc gia năm 2002.
1.1.4.2. Điều kiện tự nhiên vùng nghiên cứu
Phú Thọ là tỉnh miền núi, trung du nên địa hình bị chia cắt, được chia thành
các tiểu vùng. Tiểu vùng núi cao phía Tây và phía Nam của Phú Thọ, tuy gặp một
số khó khăn về việc đi lại, giao lưu song ở vùng này lại có nhiều tiềm năng phát
triển lâm nghiệp, khai thác khoáng sản và phát triển kinh tế trang trại. Tiểu vùng gò,
đồi thấp bị chia cắt nhiều, xen kẽ là đồng ruộng và dải đồng bằng ven sông Hồng,
hữu Lô, tả Đáy. Vùng này thuận lợi cho việc trồng các loại cây công nghiệp, phát
triển cây lương thực và chăn nuôi [162].
Phú Thọ có khí hậu nhiệt đới gió mùa với 4 mùa: xuân, hạ, thu, đông rõ rệt.
Trong đó, mùa đông khí hậu lạnh, khô hanh từ tháng 11 đến tháng 2 của năm sau, thời
gian này nhiệt độ thường xuống thấp không thích hợp cho sinh trưởng và phát triển của
cây chè.
- Về nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình năm 23oC [162]. Trong năm, nhiệt độ cao
nhất vào tháng 6 và tháng 7, nhiệt độ thấp nhất vào tháng 1 và tháng 2.
- Về lượng mưa: Tổng lượng mưa trong năm trung bình 1600-1800 mm
[162] nhưng phân bố không đều, tập trung chủ yếu từ tháng 6 đến tháng 9.


9
- Về ẩm độ không khí: Độ ẩm trung bình năm 85-87% [162]. Tổng lượng bốc

hơi trung bình năm khoảng 800 mm.
- Về ánh sáng: Tổng số giờ nắng trung bình 1.316,4 giờ/năm.
Như vậy điều kiện thời tiết về cơ bản thích hợp và đáp ứng được yêu cầu
sinh trưởng, phát triển của cây chè tuy nhiên tính chất nhiệt đới gió mùa như trên có
ảnh hưởng sâu sắc tới mùa vụ, tập quán trồng, chăm sóc và chế biến chè. Thời gian
thích hợp cho sinh trưởng và phát triển của cây chè kéo dài từ đầu tháng 2 đến hết
tháng 11, thời gian chè cho búp và thu hái khoảng 7 - 8 tháng. Do chế độ nhiệt,
lượng mưa phân bố không đều trong năm, mưa lớn thường gây xói mòn, rửa trôi rất
mạnh đối với đất đồi chè vì vậy cần có những biện pháp canh tác để chống xói mòn
như: Trồng theo băng và theo đường đồng mức, khi trồng mới chè phải được che
phủ đất. Ngược lại, mưa ít gây hạn hán cho cây trồng vụ đông xuân, làm tăng khả
năng quá trình đá ong hoá đối với đất đồi chè vì vậy cần áp dụng biện pháp tưới
nước để đảm bảo độ ẩm cho chè.
1.1.5. Hệ sinh thái trong vườn chè
Hệ sinh thái có nghĩa đơn giản là sự kết hợp các yếu tố hiện hữu trong nương
chè, bao gồm cả những yếu tố hữu sinh (như cây chè, các vi sinh vật, côn trùng, cỏ
dại, các cây trồng trong hệ thống nông lâm kết hợp như cây che bóng, cây trồng
xen...) và các yếu tố vô sinh (nắng, gió, mưa) [172]. Theo đó, hệ sinh thái trong
vườn chè có thể bao gồm các thành phần chính như quần thể cây chè, các vi sinh vật
trong đất trồng [163], các sinh vật tồn tại trên cây chè (thiên địch, sinh vật hại
chè,…) [110] và các yếu tố môi trường xung quanh vườn chè, trong đó, quần thể
cây chè đóng vai trò là yếu tố chính của hệ sinh thái. Thông thường, với một vườn
sản xuất chè, quần thể cây chè là đồng nhất về thành phần loài, cùng giống (trường
hợp lẫn giống có thể xảy ra song là hiếm gặp, chỉ tính trên đơn vị cá thể) và tồn tại
ổn định qua một thời gian dài. Tuy nhiên, thành phần còn lại của quần xã sinh vật
tạo nên hệ sinh thái trong vườn chè như hệ vi sinh vật, động vật khác có liên quan
và cả các yếu tố môi trường vô sinh (ánh sáng, nhiệt độ, chất vô cơ,…) lại thường
xuyên biến đổi, phụ thuộc nhiều vào việc áp dụng quy trình canh tác chè.



10
Các biện pháp kỹ thuật chính có thể ảnh hưởng đến hệ sinh thái trong vườn
chè bao gồm: Sự thay đổi của các yếu tố dinh dưỡng cung cấp cho cây chè: bón
phân hữu cơ, vô cơ, phân bón qua lá,…; Kĩ thuật thu hái sản phẩm; Kĩ thuật đốn
chè; Trồng cây che bóng; Việc sử dụng các chế phẩm bảo vệ thực vật trên chè. Tuy
nhiên, mức độ ảnh hưởng của từng biện pháp, kỹ thuật khác nhau lên hệ sinh thái
trong vườn chè cũng khác nhau, và cũng có sự khác biệt giữa vườn sản xuất chè
kinh doanh (cây chè đi vào giai đoạn ổn định, cho năng suất) với vườn chè kiến
thiết cơ bản (giai đoạn từ 1-3 năm sau trồng).
Một hệ sinh thái đa dạng sẽ trở nên cân bằng và ổn định hơn, có nghĩa là
trong một hệ sinh thái nếu càng có nhiều loài sinh vật sống khác nhau thì tính ổn
định càng cao. Điều này là do các sinh vật càng khác nhau thì các lưới tác động kéo
đẩy càng nhiều hơn và chặt chẽ hơn [172]. Trong một vườn chè với sự sống đa dạng
như vậy, khó có thể có một loại sinh vật nào đó phát triển đến mức bùng phát. Tuy
nhiên, một hệ sinh thái ổn định và cân bằng cần nhiều thời gian để phát triển.
Những thay đổi lớn và bất ngờ trong hệ sinh thái (như thay đổi đột ngột về thời tiết
hoặc độ ẩm, sử dụng thuốc trừ sâu,...) sẽ làm gián đoạn sự cân bằng và có thể làm
cho một số loài sâu hại phát triển bùng phát. Các biện pháp như tủ gốc và sử dụng
cây che bóng có thể giảm được những thay đổi đột ngột về nhiệt độ và độ ẩm qua
các mùa. Trong khi đó, biện pháp hái phù hợp có thể giảm sự phát triển của sâu hại
thông qua việc hạn chế nguồn thức ăn của những loài này [172]. Bên cạnh đó, bảo
vệ và hỗ trợ thiên địch, những loài thiên địch sinh sống tự nhiên trên vườn chè, một
số loài sống trên những cây trồng khác xung quanh vườn, quản lý để chúng phát
triển mạnh hơn và có hiệu quả hơn sẽ giúp hạn chế sự phát triển của sâu hại chè.
1.2. Cơ sở khoa học của đề tài nghiên cứu
1.2.1. Cơ sở khoa học của việc nghiên cứu sự biến động của vi sinh vật có ích
trong đất
Đất là nơi cư trú rộng rãi nhất của vi sinh vật, cả về thành phần cũng như số
lượng so với các môi trường khác [52]. Điều kiện môi trường cũng như các yếu tố
vô sinh đều ảnh hưởng đến mật độ và thành phần vi sinh vật trong đất.



11
 Tính chất đất
Phế phẩm từ cây trồng có ảnh hưởng đáng kể đến hàm lượng chất hữu cơ
trong đất, sinh khối vi sinh vật, tỷ lệ phân hủy và động học dinh dưỡng. Phế phẩm
của cây được sử dụng và quản lý để bảo vệ đất khỏi xói mòn do gió và nước, để duy
trì năng suất và hàm lượng chất hữu cơ trong đất và cải thiện tính chất vật lý của đất.
Sự suy giảm mạnh chất hữu cơ trong đất ở nhiều vùng đất canh tác trên thế giới trong
80 năm qua đã gây chú ý đến tầm quan trọng của việc trả lại phần dư thừa từ cây
trồng cho đất [138]. Một trong những yếu tố cải thiện lượng cacbon hữu cơ trong đất
là bằng cách bổ sung phần dư thừa từ cây trồng để duy trì độ màu mỡ của đất.
 Tác động của phân bón đến vi sinh vật đất
Hoạt động của vi sinh vật có thể làm thay đổi đặc tính lý hóa của môi trường
đất, trực tiếp tham gia vào sự biến đổi của nitơ, phốt pho và lưu huỳnh, và hình
thành các liên kết cộng sinh với cây trồng, tất cả các hoạt động này dẫn đến kích
thích sự sinh trưởng tốt hơn của thực vật. Ngược lại, loại phân bón sử dụng cũng
ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của vi sinh vật đất [52].
Phân hữu cơ như phân chuồng, phân xanh, ... làm tăng nhanh số lượng vi
sinh vật trong đất do trong những loại phân này đã có sẵn một số lượng lớn vi sinh
vật. Các loại vi sinh vật phân giải xenlulo, phân giải protein và nguyên sinh động
vật sẽ tăng nhanh khi đất được bổ sung phân hữu cơ [52]. Các nguyên tố N, P, K là
những yếu tố khoáng chất cần thiết cho vi sinh vật, vì vậy bón phân vô cơ cũng có
tác dụng thúc đẩy sinh trưởng và phát triển của vi sinh vật đất.
 Mối quan hệ giữa vi sinh vật và thực vật
Mỗi loại cây đều có một khu hệ vi sinh vật vùng rễ đặc trưng bởi vì rễ thực
vật thường tiết ra các chất hữu cơ, vô cơ, các chất sinh trưởng,... đặc trưng cho từng
loại cây. Những chất tiết của rễ có ảnh hưởng quan trọng đến vi sinh vật vùng rễ. Vi
sinh vật đất thường được tìm thấy ở những vùng gần rễ cây, nơi mà một lượng lớn
các hợp chất hữu cơ có sẵn được tiết ra bởi rễ cây. Chất lượng của dịch tiết từ rễ cây

có thể thúc đẩy việc chọn lựa các nhóm vi sinh vật khác nhau trong đất. Thành phần
vi sinh vật vùng rễ không những phụ thuộc vào loại cây trồng mà còn phụ thuộc vào


12
thời kì phát triển của cây. Vi sinh vật phân giải xenlulo có rất ít khi cây còn non
nhưng xuất hiện với số lượng lớn hơn khi cây già [52].
Vi sinh vật có ích sống trong vùng rễ có quan hệ mật thiết với cây, chúng sử
dụng những chất tiết của cây làm chất dinh dưỡng, đồng thời cung cấp chất dinh
dưỡng cho cây qua quá trình phân giải. Điều này giúp cây sinh trưởng và phát triển
tốt hơn. Trái lại, hoạt động của các vi sinh vật gây hại thường gây bệnh và ức chế sự
sinh trưởng của cây.
Rõ ràng vi sinh vật đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống của
thực vật. Việc nghiên cứu xác định loại phân bón thích hợp cho từng đối tượng cây
trồng có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm
cây trồng. Những nghiên cứu về biến động của hệ vi sinh vật đất khi sử dụng các
loại phân hữu cơ khác nhau trên nhiều loại cây trồng đã được thực hiện ở nhiều
nước. Tuy nhiên, ở Việt Nam hướng nghiên cứu này còn hạn chế, đặc biệt là trên
cây chè. Ngoài ra, phạm vi áp dụng phân bón hữu cơ, đặc biệt phân hữu cơ vi sinh ở
Việt Nam nói chung và khu vực trung du miền núi phía Bắc nói riêng còn hạn chế.
1.2.2. Cơ sở khoa học của việc nghiên cứu sự biến động của sâu hại chính trên
chè dưới tác động của bón phân
Kết quả nghiên cứu và thu thập về thành phần sâu nhện hại chè của tác giả
Hill cho biết trên chè có 500 loài sâu và nhện hại chè, trong số đó phần lớn số loài
có tính đặc trưng cho vùng sinh thái, chỉ khoảng 3% số loài có tính phân bố rộng
giữa các vùng trồng chè. Ở Trung Quốc, đã xác định được khoảng 200 loài sâu và 5
loài nhện hại chè. Ở một số vùng khác như Grosusin (thuộc Liên Xô cũ) thu được
66 loài, vùng Azecbaidan có 44 loài, vùng Kraxnoda có 25 loài, các nước trồng chè
ở Châu Phi xác định 155 loài sâu hại và 4 loài nhện. Loài gây hại chính ở Ấn Độ và
Indonesia là bọ xít muỗi, còn ở Srilanka thì sâu cuốn búp hại nặng [49].

Các kết quả nghiên cứu thành phần sâu hại chè của tác giả Nguyễn Văn
Hùng và Cs [18], [19], [20], [21] đã xác định được 46 loài sâu hại, 5 loài nhện trên
cây chè. Các tác giả trên cùng với tác giả Đỗ Ngọc Quỹ và Nguyễn Kim Phong [35]
chia ra các nhóm hại theo bộ phận là:


13
* Nhóm hại búp: Rầy xanh, bọ xít muỗi, bọ cánh tơ, sâu cuốn lá non, rệp
muội hại búp, nhện vàng hại búp non… Trong nhóm này chú ý nhất là rầy xanh, bọ
xít muỗi, bọ cánh tơ và sâu cuốn búp.
* Nhóm hại lá: Có rất nhiều loài thuộc bộ cánh vẩy (Lepidoptera) như sâu
róm, bọ nẹt, sâu kèn cùng với nhóm nhện thuộc Acarina thường tích luỹ số lượng
bùng phát gây hại nghiêm trọng.
* Nhóm hại hoa quả: Có bọ xít hoa hại quả làm mất sức nảy mầm có ý nghĩa
trong chọn giống chè theo phương pháp lai hữu tính.
* Nhóm hại cành, thân, rễ: Có rất nhiều loài gây hại trong đó quan trọng nhất
là mối, dế cắn chè con tuổi 1.
Các tác giả này còn khẳng định thành phần sâu hại chè ở Việt Nam gần
giống với một số nước vùng cận nhiệt đới như Gruzia, Srilanka, Indonesia, tuy
nhiên ở các nước này có một số loài sâu hại mà ở Việt Nam không thấy có.
A

C

B

D

E


F

Hình 1.2: Một số sinh vật hại trên chè. A-Rầy xanh (Empoasca flavescens); B- Bọ xít
muỗi (Helopeltis theivora); C- bọ cánh tơ (Physothrips setiventris); D- Sâu cuốn lá non
(Gracillaria theivora); E- Rệp muội hại búp (Toxoptera aurantii); F- Nhện vàng hại búp
non (Hemitarsonemus latus).

Nguồn: Internet
Việc bón phân làm thay đổi các đặc tính của đất và ảnh hưởng đến sức đề
kháng của cây đối với sinh vật hại. Những thay đổi rõ ràng về mặt hình thái của cây
trồng khi được bón phân, ví dụ như thay đổi về tốc độ sinh trưởng, kích thước các


14
bộ phận của cây, độ dày và độ cứng của lớp sáp đều ảnh hưởng đến khả năng tấn
công của nhiều loại sâu bệnh [54].
Các loại phân bón khác nhau cũng dẫn đến những thay đổi về khả năng
chống chịu sinh vật hại ở cây trồng. Phân hoá học có thể gây ảnh hưởng đáng kể
đến sự cân bằng các yếu tố dinh dưỡng trong cây và việc sử dụng quá mức có khả
năng gây ra sự mất cân bằng dinh dưỡng, do đó giảm sức đề kháng với côn trùng và
sâu bệnh.
Mặc dù những nghiên cứu về lĩnh vực này trên thế giới đã được tiến hành
trong nhiều năm, trên nhiều loại cây trồng bao gồm cả cây chè. Tuy nhiên, các
nghiên cứu về phân bón trên cây chè ở nước ta chủ yếu tập trung vào ảnh hưởng của
loại/lượng phân bón đến sinh trưởng, phát triển và năng suất cây chè, rất ít nghiên
cứu chỉ ra mối quan hệ giữa phân bón đến tình hình sâu hại cho cây chè. Đặc biệt là
chưa có nội dung nghiên cứu về ảnh hưởng của phân hữu cơ vi sinh đến các đối
tượng sâu hại chè. Vì vậy, việc nghiên cứu sự tác động của bón phân đến khả năng
chống chịu sinh vật hại ở cây chè là cần thiết, bởi bón phân hợp lý làm tăng khả
năng chống chịu của cây, dẫn đến giảm sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, tạo ra môi

trường sinh thái an toàn và bền vững, từ đó nâng cao chất lượng sản phẩm chè.
1.2.3. Cơ sở khoa học của việc xác định kĩ thuật canh tác cho chè
Kĩ thuật canh tác hay biện pháp canh tác gồm tất cả các hoạt động của con
người có liên quan tới cây trồng, bắt đầu từ lúc gieo hạt giống cho đến thu hoạch
như: làm đất, luân canh, xen canh cây trồng, thời vụ gieo trồng, mật độ gieo trồng,
sử dụng phân bón, tưới tiêu hợp lý,... Các kĩ thuật canh tác không chỉ tác động đến
sự sinh trưởng, phát triển của cây trồng mà còn ảnh hưởng tới quần thể vi sinh vật
đất, sự phát sinh, phát triển và sự gây hại của sinh vật hại và các sinh vật khác [27].
Đối với cây chè, việc sử dụng phân bón hợp lý nhằm tăng độ phì của đất, tủ
gốc để giữ độ ẩm cho đất, trồng cây che bóng và hái chè hợp lí nhằm kích thích sinh
trưởng của cây là những kĩ thuật canh tác quan trọng đã được tập trung nghiên cứu
và áp dụng trong thực tiễn sản xuất trong những năm qua nhằm nâng cao năng suất
và chất lượng chè.
Trong kĩ thuật bón phân, việc áp dụng một chế độ bón phân hợp lí (tỉ lệ và
liều lượng bón phân, thời kì và phương pháp bón phân) sẽ mang lại hiệu quả về


×