Tải bản đầy đủ (.doc) (111 trang)

chất lượng công tác kiểm tra, giám sát của quận, huyện ủy thuộc đảng bộ thành phố hồ chí minh giai đoạn hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (480.74 KB, 111 trang )

BỘ QUỐC PHÒNG
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ

LÊ BÌNH TRỌNG

CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC KIỂM TRA,
GIÁM SÁT CỦA QUẬN, HUYỆN ỦY THUỘC
ĐẢNG BỘ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ
XÂY DỰNG ĐẢNG VÀ CHÍNH QUYỀN NHÀ NƯỚC

HÀ NỘI -2014


BỘ QUỐC PHÒNG
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ

LÊ BÌNH TRỌNG

CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC KIỂM TRA,
GIÁM SÁT CỦA QUẬN, HUYỆN ỦY THUỘC
ĐẢNG BỘ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

CHUYÊN NGÀNH: XÂY DỰNG ĐẢNG VÀ CHÍNH QUYỀN NHÀ
NƯỚC
MÃ SỐ: 60 31 02 03

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS PHẠM VĂN


THẮNG


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết đầy đủ

chữ viết tắt

Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

CHXHCNVN

Đảng Cộng sản Việt Nam

ĐCSVN

Kiểm tra, giám sát

KT, GS

Năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu

NLLĐ, SCĐ

Nghiên cứu khoa học

NCKH

Trong sạch vững mạnh


TSVM

Vững mạnh toàn diện

VMTD

Xây dựng Đảng

XDĐ


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ LÝ LUẬN VÀ

3

THỰC TIỄN CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC KIỂM
TRA, GIÁM SÁT CỦA QUẬN, HUYỆN ỦY
1.1.

THUỘC ĐẢNG BỘ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
13
Quận, huyện ủy và một số vấn đề cơ bản về chất lượng
công tác kiểm tra, giám sát của quận, huyện ủy thuộc

1.2.

Đảng bộ thành phố Hồ Chí Minh
13

Thực trạng chất lượng và một số kinh nghiệm nâng cao
chất lượng công tác kiểm tra, giám sát của quận, huyện

ủy thuộc Đảng bộ thành phố Hồ Chí Minh
38
Chương 2: YÊU CẦU VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP NÂNG CAO
CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC KIỂM TRA, GIÁM SÁT
CỦA QUẬN, HUYỆN ỦY THUỘC ĐẢNG BỘ THÀNH
2.1.

PHỐ HỒ CHÍ MINH GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
58
Sự phát triển của tình hình nhiệm vụ và yêu cầu nâng
cao chất lượng công tác kiểm tra, giám sát của quận,
huyện ủy thuộc Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh trong giai

2.2.

đoạn hiện nay
58
Những giải pháp nâng cao chất lượng công tác kiểm tra,
giám sát của quận, huyện ủy thuộc Đảng bộ Thành phố Hồ

Chí Minh trong giai đoạn hiện nay
KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

65
90

92
95


3
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Kiểm tra, giám sát là một tất yếu khách quan, biểu hiện nghiêm túc của
hoạt động có ý thức của mọi tổ chức và con người trong xã hội. Điều này đã
được C.Mác minh họa bằng sự so sánh về khác biệt giữa nhà kiến trúc tồi
nhất (hoạt động có ý thức) và con ong giỏi nhất (hoạt động theo bản năng) là
“Nhà kiến trúc trước khi xây dựng từng ngăn trong tổ ong thì đã xây dựng
từng ngăn đó trong óc mình rồi”. Sự khác biệt về chất trong hoạt động của
con người là: bao giờ cũng có kế hoạch, xác định rõ mục tiêu, có kiểm tra,
đánh giá cụ thể
Kiểm tra, giám sát là một trong những chức năng lãnh đạo của Đảng,
một bộ phận quan trọng của công tác xây dựng Đảng và là nhiệm vụ thường
xuyên của cấp ủy, tổ chức đảng các cấp. Làm tốt công tác kiểm tra, giám sát
không những góp phần đảm bảo cho đường lối, chủ trương, chính sách của
Đảng được xác định đúng đắn , chính xác và được chấp hành triệt để, mà còn
là biện pháp cơ bản, quan trọng để quản lý, giáo dục, rèn luyện đội ngũ cán
bộ, đảng viên; là biện pháp hữu hiệu để khắc phục tệ quan liêu, tham nhũng,
lãng phí ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về chính trị, tư tưởng, đạo đức lối
sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên, góp phần nâng cao năng lực lãnh
đạo, sức chiến đấu của Đảng trong giai đoạn cách mạng hiện nay.
Các quận ủy, huyện ủy thuộc Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh là cơ
quan lãnh đạo giữa hai kỳ đại hội đại biểu các đảng bộ quận, huyện, là đảng
ủy cấp trên cơ sở, có chức năng nhiệm vụ lãnh đạo mọi lĩnh vực kinh tế - xã
hội, quốc phòng, an ninh, thực hiện nghị quyết đại hội đại biểu đảng bộ quận,
huyện, nghị quyết, chỉ thị của cấp trên. Điều lệ Đảng khẳng định: “ Các cấp

ủy đảng lãnh đạo công tác kiểm tra, giám sát và tổ chức thực hiện nhiệm vụ
kiểm tra, giám sát các tổ chức đảng và đảng viên chấp hành Cương lĩnh chính
trị, Điều lệ Đảng, nghị quyết, chỉ thị của Đảng” [16, tr.5]. Lãnh đạo và tiến


4
hành công tác kiểm tra, giám sát là một trong những nhiệm vụ chính trị trung
tâm, thường xuyên của quận ủy, huyện ủy thuộc Đảng bộ Thành phố Hồ Chí
Minh. Vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng của quận, huyện cũng như sự phát
triển nhanh chóng, phức tạp về kinh tế - xã hội ở các quận, huyện thuộc
Thành phố Hồ Chí Minh đang đặt ra yêu cầu phải nâng cao chất lượng công
tác kiểm tra, giám sát của quận ủy, huyện ủy thuộc Đảng bộ Thành phố Hồ
Chí Minh.
Những năm qua, các quận ủy, huyện ủy thuộc Đảng bộ Thành phố Hồ
Chí Minh luôn tăng cường và nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác kiểm
tra, giám sát. Đặc biệt là kiểm tra, giám sát việc thực hiện các nghị quyết,
quyết định của Đảng để phát huy ưu điểm, phòng ngừa và khắc phục kịp thời
sai lầm, khuyết điểm; kiểm tra, giám sát , năng lực và phẩm chất của cán bộ,
đảng viên, xây dựng tổ chức đảng. Công tác kiểm tra, giám sát của các quận
ủy, huyện ủy đã góp phần tích cực vào thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị,
tăng cường kỷ cương, kỷ luật, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu
của cấp ủy, tổ chức đảng. Tuy nhiên: “Công tác kiểm tra, giám sát, giữ gìn kỷ
cương, kỷ luật ở nhiều nơi, nhiều cấp chưa thường xuyên, ráo riết; đấu tranh
với những vi phạm còn nể nang, không nghiêm túc. Vai trò giám sát của nhân
dân thông qua Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội chưa được
phát huy, hiệu quả chưa cao” [33, tr.91].
Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác kiểm tra, giám sát của các
quận ủy, huyện ủy thuộc Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh vẫn còn nhiều
thiếu sót, hạn chế, bất cập. Chất lượng và kết quả các cuộc kiểm tra, giám sát
chưa cao, chưa phát huy được sức mạnh tổng hợp của các cấp, các ngành, các

lĩnh vực trong công tác kiểm tra, giám sát. Chưa coi trọng công tác kiểm tra,
giám sát để phòng ngừa sai trái, tiêu cực, phát huy nhân tố tích cực. Nhiều
khuyết điểm, sai lầm của đảng viên và tổ chức đảng chậm được phát hiện và


5
khắc phục. Sự phối hợp của nhiều cấp ủy đảng và ủy ban kiểm tra các cấp,
trong công tác kiểm tra, giám sát chưa thật hiệu quả.
Tình hình nhiệm vụ phát triển, kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh
của các quận, huyện ở Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn hiện nay ngày càng
diễn biến nhanh chóng và phức tạp. nhiệm vụ chính trị của các cấp ủy, tổ chức
đảng, cán bộ, đảng viên ở các quận, huyện ngày càng nặng nề hơn. Nhiệm vụ
đổi mới, chỉnh đốn các đảng bộ quận, huyện yêu cầu ngày càng cao. Sự chống
phá ngày càng quyết liệt của các thế lực thù địch, những tiêu cực và tệ nạn xã
hội đang tác động mạnh mẽ vào đội ngũ cán bộ, đảng viên. Tình hình nhiệm
vụ đó đang đặt ra đòi hỏi cấp thiết phải nâng cao chất lượng công tác kiểm
tra, giám sát của các quận, huyện ủy thuộc Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh.
Để thiết thực góp phần nâng cao chất lượng công tác kiểm tra, giám sát
của các quận ủy, huyện ủy thuộc Đảng bộ thành phố Hồ Chí Minh, góp phần
thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) đề ra: tác giả chọn vấn đề
“Chất lượng công tác kiểm tra giá sát của quận huyện ủy thuộc Đảng bộ
Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn hiện nay” làm đề tài luận văn thạc sĩ xây
dựng Đảng và chính quyền nhà nước.
2. Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
Trong những năm gần đây, có nhiều công trình nghiên cứu của các tập
thể và nhiều nhà khoa học, cán bộ giảng dạy trong các học viện, nhà trường
về công tác KT,GS của Đảng. Tiêu biểu là:
2.1. Nhóm công trình nghiên cứu về công tác kiểm tra, giám sát:
“Công tác kiểm tra của đảng ủy các hệ đào tạo cán bộ chỉ huy tham
mưu cấp chiến thuật chiến dịch ở Học viện Lục quân giai đoạn hiện nay”,

Nguyễn Nguyện, Luận văn thạc sĩ khoa học chính trị, Học viện Chính trị quân
sự, năm 2005. Tác giả đã làm rõ những đặc điểm nổi bật mang tính chất đặc
thù của đảng ủy các hệ đào tạo cán bộ chỉ huy tham mưu cấp chiến thuật,
chiến dịch ở Học viện Lục quân, xác định những vấn đề có tính nguyên tắc


6
trong nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động kiểm tra của đảng ủy các hệ
đào tạo cán bộ chỉ huy tham mưu cấp chiến thuật, chiến dịch ở Học viện Lục
quân. Trên cơ sở phân tích những ưu điểm và hạn chế trong lãnh đạo, chỉ đạo,
tổ chức thực hiện kiểm tra của đảng ủy các hệ, tác giả đã rút ra năm kinh
nghiệm và đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng công tác kiểm tra của
đảng ủy các hệ đào tạo cán bộ chỉ huy tham mưu cấp chiến thuật, chiến dịch ở
Học viện Lục quân.
“ Công tác kiểm tra, giám sát của đảng ủy các hệ, tiểu đoàn quản lý
học viên ở Trường Sĩ quan Chính trị hiện nay”, Phạm Quang Thanh, Luận
văn thạc sĩ khoa học chính trị, Học viện Chính trị, năm 2010. Tác giả đã phân
tích làm rõ tình hình, đặc điểm, yêu cầu nhiệm vụ của đảng ủy hệ, nhiệm vụ
công tác kiểm tra giám sát của các đảng ủy hệ, tiểu đoàn quản lý học viên ở
Trường Sĩ quan Chính trị. Phân tích làm rõ nội hàm quan niệm về công tác
kiểm tra, giám sát, chỉ rõ mục đích, chủ thể, lực lượng tiến hành, đối tượng và
nội dung, hình thức thực hiện công tác kiểm tra, giám sát của đảng ủy hệ, tiểu
đoàn quản lý học viên ở Trường Sĩ quan Chính trị. Xác định những vấn đề có
tính nguyên tắc, đánh giá những ưu điểm, hạn chế, khuyết điểm và rút ra kinh
nghiệm tiến hành công tác kiểm tra, giám sát; dự báo các yếu tố tác động, xây
dựng tiêu chí đánh giá và đề xuất các giải pháp tiến hành công tác kiểm tra,
giám sát của các đảng ủy hệ, tiểu đoàn quản lý học viên ở Trường Sĩ quan
Chính trị hiện nay.
“Hoạt động của ủy ban kiểm tra đảng ủy cơ sở thuộc Binh chủng Đặc
công hiện nay”, Trần Tất Thắng, Luận văn Thạc sĩ khoa học chính trị, Học

viên Chính trị quân sự, năm 2006. Trên cơ sở làm rõ ba đặc điểm tác động tới
hoạt động của các UBKT đảng ủy cơ sở ở Binh chủng Đặc công, tác giả đã
phân tích làm rõ ưu điểm, hạn chế, khuyết điểm, chỉ rõ những nguyên nhân
ưu, khuyết điểm và những kinh nghiệm trong quá trình tổ chức và thực hiện
nhiệm vụ kiểm tra, giám sát của UBKT đảng ủy cơ sở thuộc Binh chủng Đặc
công. Đưa ra hệ thống giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của UBKT đảng


7
ủy cơ sở thuộc Binh chủng Đặc công gồm: Nâng cao nhận thức cho cấp ủy và
đội ngũ cán bộ, đảng viên về công tác kiểm tra, giám sát và vị trí, vai trò,
chức năng, nhiệm vụ, nội dung, yêu cầu hoạt động của UBKT đảng ủy cơ sở;
xây dựng và hoàn thiện quy chế làm việc, thực hiện tốt nội dung, yêu cầu, vận
dụng linh hoạt hình thức, phương pháp, quy trình hoạt động của UBKT; tăng
cường sự lãnh đạo của cấp ủy, sự chỉ đạo, kiểm tra của UBKT cấp trên đối với
quá trình xây dựng và hoạt động của UBKT đảng ủy cơ sở; phát huy sức
mạnh tổng hợp, đề cao trách nhiệm của các tổ chức , các lực lượng đối với
hoạt động của UBKT; thường xuyên sơ, tổng kết rút kinh nghiệm về hoạt
động của UBKT.
2.2. Nhóm công trình nghiên cứu về nâng cao chất lượng công tác
kiểm tra, giám sát:
“Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát trong đảng
bộ khối các cơ quan Trung ương”, Trương Tấn Sang, Tạp chí Kiểm tra, số 5
năm 2009. Tác giả chỉ rõ: để làm tốt công tác kiểm tra, giám sát, trong
chương trình, kế hoạch kiểm tra, giám sát của cấp ủy, UBKT các cấp phải có
trọng tâm, trọng điểm, sát với đặc điểm tình hình của các cơ quan, cần tập
trung vào các lĩnh vực, địa bàn dễ phát sinh vi phạm. Qua kiểm tra, giám sát
kịp thời phát huy ưu điểm, uốn nắn, khắc phục thiếu sót, khuyết điểm của cán
bộ, đảng viên từ khi mới manh nha để chủ động phòng ngừa, ngăn chặn
không để xảy ra vi phạm kéo dài ảnh hưởng đến tình hình nội bộ trong các cơ

quan, đơn vị.
“Nâng cao chất lượng hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát góp phần
thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội X của Đảng”, Nguyễn Văn Chi, Tạp
chí Kiểm tra, số 5, năm 2006, tác giả đã đề cập một số vấn đề quan trọng đối
với việc nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát của cấp ủy các cấp
hiện nay. Khái quát những đóng góp quan trọng của cấp ủy và UBKT các cấp
trong công tác xây dựng Đảng. Để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác
kiểm tra, giám sát, tác giả khẳng định: “Cấp ủy các cấp phải tích cực, chủ


8
động và trực tiếp chỉ đạo các cuộc kiểm tra của mình theo kế hoạch đề ra. Qua
mỗi cuộc kiểm tra phải có đánh giá, rút kinh nghiệm để phục vụ kịp thời công
tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy”.
“Bàn về chất lượng công tác kiểm tra và kỷ luật của Đảng”, Phạm Thị
Ngạn, Tạp chí Kiểm tra, số 7, năm 2006, tác giả đã đưa ra khái niệm về chất
lượng công tác kiểm tra, giám sát. Sau khi phân tích kỹ hơn về nội hàm khái
niệm, tác giả đã đưa ra sáu tiêu chí đánh giá chất lượng công tác kiểm tra,
giám sát. Tác giả cho rằng: sáu tiêu chí trên chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố
chủ quan và khách quan; trong đó yếu tố chủ quan giữ vai trò quyết định. Đặc
biệt, tác giả đề xuất năm giải pháp nâng cao chất lượng của từng tiêu chí và
đó là cách thức nhanh nhất để nâng cao chất lượng công tác kiểm tra.
“Làm tốt nhiệm vụ giám sát, góp phần phát hiện và khắc phục khuyết
điểm khi mới manh nha”, Tô Quang Thu, Tạp chí Kiểm tra, số 11, năm 2006, bài
viết đã đề cập năm biện pháp nâng cao chất lượng công tác giám sát. Trong đó,
tác giả nhấn mạnh cấp ủy đảng các cấp phải nhận thức sâu sắc, trực tiếp xây
dựng chương trình, kế hoạch, nội dung, đối tượng giám sát và trực tiếp đôn đốc
thực hiện; thường xuyên bám sát thực tiễn, bám sát cơ sở, nắm chắc các nguồn
thông tin để có đủ dữ liệu cần thiết cho việc xem xét, đánh giá, dự báo hành vi
sai phạm và ngăn ngừa ngay từ khi mới manh nha, chú trọng xây dựng đội ngũ

cán bộ kiểm tra có đủ phẩm chất, năng lực, uy tín, gương mẫu, kiên quyết đấu
tranh chống tiêu cực, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
“ Nâng cao chất lượng công tác kiểm tra ở các tổ chức cơ sở đảng
Trường Sĩ quan chỉ huy Kỹ thuật thông tin”, Lê Văn Cơ, Luận văn Thạc sĩ
xây dựng đảng, Học viện Chính trị Quân sự, năm 2003. Sau khi phân tích vai
trò, ý nghĩa tác dụng của công tác kiểm tra của đảng; vai trò công tác kiểm tra
và trách nhiệm của đảng ủy cùng UBKT các cấp đối với công tác kiểm tra; tác
giải khái quát những ưu, khuyết điểm và những nguyên nhân của những ưu,
khuyết điểm trong công tác kiểm tra ở các tổ chức cơ sở đảng Trường Sĩ quan
chỉ huy Kỹ thuật thông tin; chỉ ra năm yêu cầu và bốn giải pháp căn bản để


9
nâng cao chất lượng công tác kiểm tra ở các tổ chức cơ sở đảng Trường Sĩ
quan chỉ huy Kỹ thuật thông tin.
“ Nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra đảng viên và tổ chức đảng cấp
dưới khi có dấu hiệu vi phạm của ủy ban kiểm tra đảng ủy các trung, lữ đoàn
đủ quân ở Quân khu 1 giai đoạn hiện nay”, Bùi Thế Đăng, Luận văn Thạc sĩ
khoa học chính trị, Học viện Chính trị Quân sự, năm 2005. Tác giả làm rõ về
tổ chức, hoạt động của UBKT đảng ủy các trung, lữ đoàn đủ quân ở Quân khu
1; phân tích hiện tượng, dấu hiệu vi phạm của đảng viên và tổ chức đảng, đưa
ra quan niệm và tiêu chí đánh giá hiệu quả công tác kiểm tra đảng viên, tổ
chức đảng cấp dưới khi có dấu hiệu vi phạm. Từ phân tích thuận lợi, khó khăn
tác động, tác giả đã đưa ra một trong những yêu cầu nâng cao hiệu quả công
tác kiểm tra đối với UBKT đảng ủy các trung, lữ đoàn đủ quân ở Quân khu 1
khi kiểm tra đảng viên và tổ chức đảng cấp dưới có dấu hiệu vi phạm là: Nâng
cao tính giáo dục, phòng ngừa trong tiến hành công tác kiểm tra đảng viên, tổ
chức đảng khi có dấu hiệu vi phạm. Tác giả đề xuất 5 giải pháp đồng bộ nhằm
nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra đảng viên, tổ chức đảng có dấu hiệu vi
phạm kỷ luật ở các trung, lữ đoàn đủ quân ở Quân khu 1.

“ Nâng cao chất lượng công tác kiểm tra, giám sát của các đảng ủy
trung, lữ đoàn thuộc quân khu 4 hiện nay”, Ngô Xuân Cẩm, Luận văn Thạc sĩ
khoa học chính trị, Học viện Chính trị quân sự, năm 2011. Tác giả đã luận
giải, khái niệm, phân tích mục tiêu, quan điểm, nhiệm vụ, thực trạng cùng
những nguyên nhân của ưu điểm, khuyết điểm, tồn tại trong công tác kiểm tra,
giám sát của các đảng ủy trung, lữ đoàn thuộc quân khu 4 hiện nay; phân tích
vị trí, vai trò, chức năng, thẩm quyền của cấp ủy, bí thư cấp ủy và UBKT
trong lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác kiểm tra, giám sát, đặc biệt
tác giả đã đề ra 5 giải pháp nâng cao chất lượng công tác kiểm tra, giám sát
của các cấp ủy trung, lữ đoàn thuộc Quân khu 4 hiện nay.


10
Từ các góc độ nghiên cứu và cách tiếp cận các công trình, đề tài khoa
học trên đã tập trung phân tích, làm rõ cơ sở lý luận, thực tiễn; đề xuất các
giải pháp chủ yếu về công tác kiểm tra, giám sát của các tổ chức cơ sở đảng,
đây là tư liệu, tài liệu quý để tác giả nghiên cứu và kế thừa có chọn lọc trong
thực hiện đề tài. Tuy nhiên, đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu, luận
giải một cách có hệ thống, sâu sắc về vấn đề nâng cao chất lượng công tác
kiểm tra, giám sát của quận, huyện ủy thuộc Đảng bộ thành phố Hồ Chí Minh.
Vì vậy đề tài mà tác giả đã chọn nghiên cứu không trùng lặp với bất kỳ công
trình khoa học, các đề tài luận văn, luận án nào đã được công bố
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
* Mục đích: Làm rõ một số vấn đề cơ bản về lý luận và thực tiễn chất
lượng công tác kiểm tra, giám sát của quận, huyện ủy thuộc Đảng bộ thành phố
Hồ Chí Minh, trên cơ sở đó xác định phương hướng, yêu cầu và đề xuất những
giải pháp nâng cao chất lượng công tác kiểm tra, giám sát của quận, huyện ủy
thuộc Đảng bộ thành phố Hồ Chí Minh đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ giai đoạn
hiện nay.
* Nhiệm vụ:

- Luận giải làm rõ những vấn đề cơ bản về chất lượng công tác kiểm
tra, giám sát của quận, huyện ủy thuộc Đảng bộ thành phố Hồ Chí Minh.
- Đánh giá đúng thực trạng chất lượng, chỉ rõ nguyên nhân và rút ra
một số kinh nghiệm nâng cao chất lượng công tác kiểm tra, giám sát của
quận, huyện ủy thuộc Đảng bộ thành phố Hồ Chí Minh.
- Xác định phương hướng, yêu cầu và đề xuất những giải pháp nâng
cao chất lượng công tác kiểm tra, giám sát của quận, huyện ủy thuộc Đảng bộ
thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn hiện nay.


11
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài
* Đối tượng nghiên cứu
Chất lượng công tác kiểm tra, giám sát của quận, huyện ủy thuộc Đảng
bộ thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn hiện nay.
* Phạm vi nghiên cứu
Những vấn đề lý luận, thực tiễn về chất lượng công tác kiểm tra, giám sát
và phương hướng, yêu cầu, giải pháp nâng cao chất lượng công tác kiểm tra,
giám sát của quận, huyện ủy thuộc Đảng bộ thành phố Hồ Chí Minh. Thời gian
điều tra, khảo sát, tổng kết thực tiễn từ năm 2005 đến nay. Các giải pháp có giá
trị ứng dụng đến năm 2015.
5. Cơ sở lí luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu của đề tài
* Cơ sở lý luận của luận văn
Là hệ thống các quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng
Hồ Chí Minh; đường lối, quan điểm và các nghị quyết, chỉ thị, quy định, quy
chế của Đảng, của UBKT Trung ương, của thành ủy, UBKT thành uỷ thành
phố Hồ Chí Minh về kiểm tra, giám sát và công tác kiểm tra, giám sát
* Cơ sở thực tiễn của luận văn
Là toàn bộ thực tiễn hoạt động công tác kiểm tra, giám sát của quận,
huyện ủy thuộc Đảng bộ thành phố Hồ Chí Minh. Kết quả thu thập số liệu, tài

liệu, tư liệu tổng kết kinh nghiệm công tác kiểm tra, giám sát và khảo sát của
tác giả đối với công tác kiểm tra, giám sát của quận, huyện ủy thuộc Đảng bộ
thành phố Hồ Chí Minh.
* Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở phương pháp luận Mác - Lênin, luận văn sử dụng tổng hợp
các phương pháp của các khoa học liên ngành, chuyên ngành, trong đó chú
trọng các phương pháp: phân tích, tổng hợp; lôgíc, lịch sử; so sánh; phương
pháp xin ý kiến chuyên gia; phương pháp điều tra xã hội học và phương pháp
tổng kết thực tiễn


12
6. Ý nghĩa của đề tài
- Kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ cung cấp thêm cơ sở khoa học
cho việc lãnh đạo, chỉ đạo công tác kiểm tra, giám sát của quận, huyện ủy
thuộc Đảng bộ thành phố Hồ Chí Minh, góp phần nâng cao chất lượng công
tác kiểm tra, giám sát, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.
- Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo phục vụ cho việc nghiên cứu,
giảng dạy học tập tại các trung tâm bồi dưỡng chính trị của Đảng bộ thành phố.
7. Kết cấu của đề tài
Luận văn gồm: Mở đầu, 2 chương (4 tiết), kết luận, danh mục tài liệu
tham khảo, phụ lục.


13
Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ
CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC KIỂM TRA , GIÁM SÁT CỦA QUẬN,
HUYỆN ỦY THUỘC ĐẢNG BỘ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
1.1. Công tác kiểm tra, giám sát và một số vấn đề về chất lượng

công tác kiểm tra, giám sát của quận, huyện ủy thuộc Đảng bộ Thành
phố Hồ Chí Minh
1.1.1. Quận, huyện ủy và công tác kiểm tra, giám sát của quận,
huyện ủy thuộc Đảng bộ thành phố Hồ Chí Minh
* Khái quát về các Đảng bộ quận, huyện trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh
Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh có 67 Đảng bộ cấp trên cơ sở trực
thuộc, trong đó 24 đảng bộ quận, huyện với tổng số 2751 tổ chức cơ sở đảng
và trên 161.000 đảng viên. Ban Chấp hành Đảng bộ quận, huyện do đại hội
đảng bộ cùng cấp bầu, Ban thường vụ quận ủy, huyện ủy do ban chấp hành
quận ủy, huyện ủy bầu ra, số lượng cấp ủy viên, ban thường vụ cấp ủy kiện
toàn theo đúng quy định của Trung ương. Các cơ quan trực thuộc quận, huyện
ủy bao gồm: Ủy ban kiểm tra, Ban tổ chức, Ban tuyên giáo, Ban Dân vận,
Văn phòng quận, huyện ủy; các cơ quan ban Đảng, các phòng ban trực thuộc
Ủy ban nhân dân quận, huyện, công an quận, huyện, Ban chỉ huy quân sự
quận, huyện, tòa án, Viện kiểm sát, Ngân hàng, Thuế, Bệnh viện, Trường học,
Mặt trận tổ quốc, các tổ chức đoàn thể chính trị, các tổ chức đảng phường, xã
hội, các tổ chức đảng phường, xã thuộc quận, huyện.
Về cơ cầu ủy ban kiểm tra: trong 24 ủy ban kiểm tra quận, huyện ủy,
tổng số cán bộ làm công tác kiểm tra ở các quận, huyện ủy có 141 cán bộ
công chức (chuyên trách), tổng số thành viên ủy ban kiểm tra lá 169, gồm 24
chủ nhiệm, 41 phó chủ nhiệm, 57 ủy viên kiểm tra chuyên trách và 47 ủy viên
ủy ban kiểm tra kiêm nhiệm. Trong 24 chủ nhiệm ủy ban kiểm tra là ủy viên
Ban thường vụ quận, huyện ủy. Ủy ban kiểm tra quận, huyện đều có 2 phó
chủ nhiệm, 1 phó chủ nhiệm là cấp ủy viên quận, huyện ủy.


14
* Các quận, huyện ủy thuộc Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh
Đảng bộ quận, huyện là Đảng bộ cấp trên cơ sở, công tác kiểm tra
giám sát do quận, huyện ủy, trực tiếp phụ trách. Căn cứ vào Điều lệ Đảng,

Quy định của ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị ( Khóa XI ); căn cứ
vào số lượng đảng viên, cơ cấu tổ chức và đặc điểm nhiệm vụ của quận,
huyện ủy, Thành ủy quyết định thành lập Đảng bộ cấp trên cơ sở ở các quận,
huyện. Mọi hoạt động của các quận, huyện ủy trong đó có công tác kiểm tra,
giám sát đặt dưới sự lãnh đạo, chi đạo trực tiếp của Thành ủy và sự chỉ đạo,
hướng dẫn của Ủy ban kiểm tra Thành ủy. Đây là điều kiện thuận lợi rất cơ
bản để quận, huyện ủy tiến hành và nâng cao chất lượng công tác kiểm tra,
giám sát. Là Đảng bộ cấp trên cơ sở , nên quận, huyện ủy thành lập ủy ban
kiểm tra, công tác kiểm tra, giám sát do quận, huyện ủy trực tiếp phụ trách.
Chất lượng, hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát của quận, huyện ủy

phụ

thuộc rất lớn vào vai trò, trách nhiệm, kiến thức, năng lực và sự lãnh đạo, chỉ
đạo của quận, huyện ủy của Thành ủy và chỉ đạo ,hướng dẫn của UBKT.TU.
* Chức năng của các quận, huyện ủy
- Nghiên cứu, quán triệt đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của
Nhà nước, nghị quyết, chỉ thị của Thành ủy, nghị quyết đại hội đại biểu đảng
bộ, tình hình, nhiệm vụ của quận, huyện đề xuất chủ trương, biện pháp lãnh
đạo và tổ chức thực hiện.
- Lãnh đạo cán bộ, đảng viên và nhân dân trong quận, huyện thực hiện
đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, nghị quyết, chỉ thị
của Thành ủy và nghị quyết Đại hội đại biểu đảng bộ quận, huyện.
* Vị trí vai trò quận ủy, huyện ủy đối với công tác kiểm tra, giám sát
Các cấp ủy quận, huyện thuộc Đảng bộ thành phố Hồ Chí Minh là một bộ
phận quan trọng hợp thành Đảng bộ thành phố; nơi trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo
quản lý, giáo dục, rèn luyện đội ngũ cán bộ, đảng viên về mọi mặt; trực tiếp lãnh
đạo công tác kiểm tra, giám sát và tổ chức thực hiện nhiệm vụ kiển tra, giám sát
tổ chức đảng, đảng viên thuộc quyền và các thành viên cấp ủy cùng cấp. Đồng



15
thời lãnh đạo, chỉ đạo các ban đảng, văn phòng cấp ủy và ủy ban kiểm tra, các cơ
quan chức năng trongtham mưu và tổ chức thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám
sát việc thục hiện Cương lĩnh chính trị, nghị quyết, Điều lệ Đảng, Pháp luật của
Nhà nước, các chỉ thị, quy định cấp trên và cấp mình và kiểm tra, giám sát việc
tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống và thực hiện nhiệm vụ, chức trách của cán
bộ, đảng viên trong toàn đảng bộ quận, huyện.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh các quận ủy,
huyện ủy trực thuộc trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo các ủy ban kiểm tra, các ban
đảng, văn phòng cấp ủy thuộc quận ủy, huyện ủy tiến hành công tác kiểm tra,
giám sát đảng viên, cấp ủy viên, tổ chức đảng cấp dưới về thục hiện các
nhiệm vụ được giao về các lĩnh vực kinh tế, văn hóa – xã hội, quốc phòng, an
ninh, về công tác xây dựng đảng, công tác cán bộ của đảng bộ quận, huyện;
công tác kiểm tra, giám sát cấp ủy cấp ủy viên cùng cấp của ủy ban kiểm tra
quận ủy, huyện ủy về thực hiện nhiệm vụ trên các lĩnh vực được phân công
cho từng cấp ủy viên quận, huyện.
Các quận ủy, huyện ủy là nơi trực tiếp triển khai thực hiện công tác
kiểm tra, giám sát của Đảng ở các tổ chức đảng, trực tiếp quyết định chất
lượng của công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật Đảng ở các quận ủy,
huyện ủy. Mọi chỉ thị, nghị quyết, quy chế, quy định của Đảng và Đảng bộ
Thành phố về công tác kiểm tra giám sát được quán triệt, triển khai thực hiện
như thế nào trong toàn Đảng bộ đều phụ thuộc một phần có ý nghĩa quyết
định bởi vai trò, trách nhiệm của các quận ủy, huyện ủy. Ban chấp hành các
quận ủy, huyện ủy là nơi trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo, xây dựng tổ chức, kiện
toàn lực lượng và phát huy vai trò, trách nhiệm các ủy ban kiểm tra thuộc
quyền trong thực hiện công tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật Đảng ở các
cơ sở thuộc các dảng bộ quận huyện.
Các quận ủy, huyện ủy cũng là nơi trực tiếp sơ tổng kết, rút kinh
nghiệm thực tiễn công tác kiểm tra, giám sát ở cơ sở, qua đó cung cấp cơ sở



16
khoa học và kịp thời kiến nghị với Đảng và Đảng bộ thành phố Hồ Chí Minh
về tăng cường, đổi mới, nâng cao chất lượng công tác kiểm tra, giám sát, thi
hành kỷ luật Đảng. Trực tiếp, nắm tình hình tư tưởng, chất lượng mọi mặt và
thực trạng tu dưỡng, rèn luyện của đội ngũ cán bộ, đảng viên, kịp thời đưa ra
các chủ trương, giải pháp thiết thực để phát huy vai trò công tác kiểm tra,
giám sát trong ngăn ngừa tình trạng thoái hóa, biến chất về tư tưởng chính trị,
đạo đức, lối sống, vi phạm kỷ luật Đảng của cán bộ, đảng viên. Đồng thời tìm
ra những nhân tố mới, nhân tố tích cực để phát huy nâng cao chất lượng công
tác xây dựng Đảng, xây dựng các tổ chức cơ sở Đảng trong sạch vững mạnh.
Mặt khác, thong qua công tác kiểm tra, giám sát kịp thời ngăn ngừa
mọi âm mưu thủ đoạn của các thế lực thù địch, phản động hòng chống phá
Đảng, lôi kéo dụ dỗ, làm biến chất đội ngũ cán bộ, đảng viên của Đảng ở cơ
sở, góp phần bảo vệ Đảng, bảo vệ đội ngũ cán bộ, đảng viên, xây dựng các
cấp ủy, tổ chức đảng thuộc đảng bộ phận, huyện trong sạch vững mạnh,
không ngừng nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu.
Chức năng, nhiệm vụ của cấp ủy quận huyện
Thường xuyên nghiên cứu, quán triệt và triển khai thực hiện thắng lợi
mọi đường lối, chương cùa Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước, nắm
chắc tình hình mọi mặt của địa phương, cụ thể hóa quan điểm, đường lối của
Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, kịp thời đề ra các chủ trương, giải
pháp lãnh đạo, chỉ đạo sát đúng, xây dựng địa phương, địa bàn vững mạnh
toàn diện về chính trị, kinh tế, văn hóa – xã hội, quốc phòng, an ninh; lien hệ
mật thiết với nhân dân; không ngừng nâng cao đời sống vật chất tinh thần của
nhân dân; xây dựng chính quyền, các tổ chức kinh tế, hành chính, sự nghiệp,
quốc phòng, an ninh và đoàn thể chính trị - xã hội trong sạch vững mạnh và
xây dựng đảng bộ phận, huyện trong sạch vững mạnh.
Tiến hành công tác kiểm tra, giám sát; hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc cấp

ủy, tổ chức đảng cấp dưới thực hiện chế độ kiểm tra, giám sát theo thẩm quyền


17
về nhiệm vụ chính trị xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an
ninh, công tác xây dựng Đảng, công tác cán bộ, việc chấp hành pháp luật của
Nhà nước, trách nhiệm của từng ủy viên theo lĩnh vực, địa bàn được phân công
phụ trách. Chủ động phòng ngừa, ngăn chặn không để xảy ra vi phạm và tái vi
phạm kỷ luật của Đảng của tổ chức đảng và đảng viên, góp phần thực hiện có
hiệu quả trong công tác kiểm, giám sát và thi hành kỷ luật Đảng.
Thường xuyên căn cứ vào nhiệm vụ chính trị và công tác xây dựng
Đảng của đảng bộ quận, huyện trong từng thời gian chủ động xây dựng kế
hoạch kiểm tra, giám sát tổ chức đảng,đảng viên hàng năm và đột xuất; trên
cơ sở đó xác định nội dung, đối tượng kiểm tra, giám sát, có trọng tâm,trọng
điểm và lựa chọn phương pháp kiểm tra, giám sát phù hợp, đem lại hiệu quả
thiết thực góp phần nâng cao chất lượng công tác kiểm tra, giám sát trong
toàn đảng bộ.
Nêu cao vai trò, trách nhiệm của tập thể cấp ủy và từng thành viên
trong cấp ủy, tổ trức Đảng không ngừng phát huy ưu điểm, khắc phục, sửa
chữa thiếu sót, khuyết điểm, rút kinh nghiệm sau kiểm tra, giám sát và đề
ra biện pháp khắc phục và thực hiện tốt hơn trong thời gian tới. Phấn đấu
xây dựng các cấp ủy, tổ chức đảng trong toàn đảng bộ quận, huyện trong
sạch vững mạnh, không ngừng nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu
đáp ứng ngang tầm yêu cầu nhiệm vụ.
* Nhiệm vụ của các quận, huyện ủy
Một là, lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị
Quán triệt, cụ thể hóa, lãnh đạo đảng bộ và nhân dân trên địa bàn quận,
huyện chấp hành và tổ chức thực hiện thắng lợi mọi đường lối, chủ trương của
Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nghị quyết, quy định, chỉ thị của
Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh. Xây

dựng nghị quyết, chủ trương, biện pháp lãnh đạo thực hiện các nhiệm vụ phát


18
triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng an ninh, thực hiện chính sách xã hội,
xây dựng đảng bộ, chính quyền và hệ thống chính trị quận, huyện vững mạnh.
Tuyên truyền, vận động, lãnh đạo và tổ chức các phong trào hành động cách
mạng phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân trong thực hiện thắng
lợi các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng – an ninh,
chính sách xã hội, xây dựng đảng bộ và hệ thống chính trị quận, huyện.
Hai là , lãnh đạo công tác tư tưởng
Thường xuyên giáo dục, bồi dưỡng chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng, đạo
đức tác phong Hồ Chí Minh cho cán bộ, đảng viên; phát huy truyền thống yêu
nước, yêu chủ

nghĩa xã hội, truyền thống của Đảng và huyện, quận, Thành

phố; thực hiện nghiêm chương trình học tập chính trị theo quy định cho các đối
tượng trong đảng bộ quận, huyện; xây dựng tính thần làm chủ, đoàn kết, hợp
tác và giúp đỡ lẫn nhau trong cán bộ, đảng viên, kịp thời nắm bắt tâm tư
nguyện vọng của cán bộ, đảng viên để giải quyết và báo cáo lên cấp trên .
Kịp thời phổ biến, quán triệt để cán bộ, đảng viên nắm vững và chấp
hành đúng đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà
nước; thường xuyên bồi dưỡng, nâng cao trình độ chính trị, kiến thức và năng
lực công tác cho cán bộ, đảng viên.
Lãnh đạo cán bộ, đảng viên đấu tranh chống các quan điểm sai trái, tư
tưởng cơ hội, thực dụng, cục bộ, bản vị, những hành vi nói, viết và làm trái
đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; những
biểu hiện mất dân chủ, gia trưởng, độc đoán, tác phong quan liêu, thiếu tinh
thần trách nhiệm, tinh thần hợp tác và ý thức tổ chức kỷ luật, phòng chống sự

suy thoái về phẩm chất, đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên .
Ba là, lãnh đạo công tác tổ chức, cán bộ.
Lãnh đạo xây dựng và thực hiện quy hoạch, kế hoạch công tác cán bộ;
xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên có bản lĩnh chính trị vững vàng, trình độ lý


19
luận kiến thức, trình độ, năng lực và kinh nghiệm thực tiễn, có năng lực lảnh
đạo, quản lý và nghiên cứu khoa học đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao. Kết
hợp xây dựng đội ngũ cán bộ với xây dựng đội ngũ đảng viên, xây dựng và
thực hiện đúng quy chế công tác cán bộ; chấp hành nghiêm nguyên tắc tập thể
cấp uỷ thống nhất và quyết định mọi mặt công tác cán bộ theo phân cấp.
Bốn là, lãnh đạo chăm lo đời sống của các tầng lớp nhân dân trong
quận, huyện.
Lãnh đạo thực hiện đúng các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà
nước về đảm bảo đời sống vật chất, tinh thần đối với cán bộ,đảng viên và các
tầng lớp nhân dân trong quận, huyện, không để xảy ra tham nhũng, lãng phí.
Đại biểu, chăm lo bảo đảm lợi ích của các tầng lớp nhân dân trong quận,
huyện. Giữ vững, tăng cường mối quan hệ gắn bó mật thiết với nhân dân.
Phát huy quyền làm chủ, đoàn kết, lãnh đạo nhân dân trong quận, huyện tiến
hành sự nghiệp cách mạng.
Năm là, xây dựng Đảng bộ trong sạch vững mạnh (TSVM).
Đề ra chủ trương, nhiệm vụ và biện pháp xây dựng đảng bộ TSVM,
nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của từng đảng bộ,chi bộ cơ sở.
Thực hiện đúng nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt đảng, nhất là nguyên tắc tập
trung dân chủ, chế độ tự phê bình và phê bình; thực hiện có nề nếp và nâng
cao chất lương sinh hoạt chi bộ, các cấp ủy.
Giáo dục, rèn luyện đội ngũ đảng viên nêu cao vai trò tiền phong gương
mẫu thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao; xây dựng kế hoạch và tạo mọi điều
kiện cho đảng viên thực hiện nhiệm vụ học tập, bồi dưỡng, rèn luyện, không

ngừng nâng cao trình độ, kiến thức, năng lực công tác.
Xây dựng kế hoạch, biện pháp quản lý đảng viên, phân công nhiệm vụ
và tạo điều kiện cho đảng viên hoàn thành nhiệm vụ được giao; thực hiện tốt
việc giới thiệu đảng viên đang công tác thường xuyên giữ mối liên hệ với chi


20
uỷ, đảng uỷ cơ sở và gương mẫu thực hiện nghĩa vụ công dân ở nơi cư trú.
Làm tốt công tác khen thưởng, kỷ luật đảng viên. Làm tốt công tác tạo nguồn
và phát triển đảng viên, bảo đảm đúng tiêu chuẩn và thủ tục, nguyên tắc.
Xây dựng cấp uỷ TSVM, nâng cao năng lực lãnh đạo hoạt động có hiệu
quả, được đảng viên tín nhiệm, thực sự là hạt nhân lãnh đạo, trung tâm đoàn
kết, thống nhất của đảng bộ quận, huyện. Kết hợp chặt chẽ xây dựng cấp uỷ
với xây dựng đội ngũ cán bộ chủ trì .
Sáu là, thường xuyên kiểm tra, giám sát đảng viên và tổ chức cơ sở
đảng trực thuộc chấp hành Điều lệ Đảng, nghị quyết, chỉ thị của Đảng,
chính sách, pháp luật của Nhà nước và quy định những điều đảng viên
không được làm.
1.1.2. Công tác kiểm tra, giám sát của quận, huyện ủy thuộc Đảng bộ
Thành phố Hồ Chí Minh
* Nhiệm vụ kiểm tra,, giám sát của quận, huyện ủy
Điều 30 Điều lệ Đảng khoá XI chỉ rõ “ Các cấp uỷ đảng lãnh đạo công
tác kiểm tra, giám sát và tổ chức thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát các tổ
chức đảng và đảng viên chấp hành Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, nghị
quyết, chỉ thị của Đảng”. Quán triệt quy định số 25- QĐ/TW Hướng dẫn thực
hiện các quy định về công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật Đảng (của
Bộ Chính trị) quận, huyện ủy thuộc Đảng bộ thành phố Hồ Chí Minh có
nhiệm vụ kiểm tra, giám sát sau:
Quán triệt chấp hành nghiêm quy định của Điều lệ Đảng, các nghị quyết,
chỉ thị, quy định, hướng dẫn của cấp trên về công tác kiểm tra, giám sát và kỷ

luật Đảng. Ra nghị quyết lãnh đạo công tác kiểm tra, giám sát của đảng bộ.
Kiểm tra, giám sát mọi đảng viên trong đảng bộ và chịu sự kiểm tra,
giám sát của Thành uỷ và Uỷ ban kiểm tra Thành ủy.
Xem xét quyết định thi hành kỷ luật Đảng, theo thẩm quyền của quận
ủy, huyện ủy và báo cáo, đề nghị cấp trên xem xét quyết định kỷ luật.


21
Giải quyết tố cáo, khiếu nại đối với cấp uỷ viên và cán bộ, đảng viên về
công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật Đảng.
* Quan niệm về công tác kiểm tra, giám sát của quận, huyện ủy thuộc
Đảng bộ thành phố Hồ Chí Minh

.

Trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng Cộng sản Việt Nam và
Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn coi kiểm tra, giám sát là một chức năng lãnh đạo
của Đảng, một bộ phận quan trọng của công tác xây dựng Đảng và là một
biện pháp hữu hiệu để quản lý, giáo dục, rèn luyện cán bộ, đảng viên. Đảng ta
luôn nhất quán khẳng định: “Kiểm tra là một trong những chức năng lãnh đạo
chủ yếu của Đảng”; “Lãnh đạo mà không kiểm tra thì coi như không lãnh
đạo”. Từng giai đoạn cách mạng Đảng ta đều có những chủ trương lãnh đạo,
chỉ đạo công tác kiểm tra, giám sát nhằm xây dựng Đảng TSVM cả về chính
trị, tư tưởng và tổ chức.
Bước vào thời kỳ mới, công tác kiểm tra, giám sát được Đảng ta đặc
biệt quan tâm, Ban chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, đã ban hành nhiều
nghị quyết, chỉ thị, quy định về công tác kiểm tra, giám sát và thường xuyên
lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ công tác này. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X,
cùng với kiểm tra, Đảng ta đã bổ sung chức năng giám sát của các cấp uỷ, tổ
chức đảng và uỷ ban kiểm tra các cấp.

Công tác kiểm tra, giám sát của các quận, huyện ủy là chức năng cơ bản
và một mắt, khâu quan trọng trong hoạt động lãnh đạo của quận ủy, huyện ủy,
nhằm xây dựng các đảng bộ quận, huyện trong sạch vững mạnh, nâng cao
chất lượng đội ngũ đảng viên, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao. Công
tác kiểm tra, giám sát của quận, huyện ủy do nhiều yếu tố cấu thành, giữa
chúng có quan hệ biện chứng, thống nhất với nhau. Công tác kiểm tra, giám
sát của quận, huyện ủy là tổng thể các hoạt động lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức
tiến hành kiểm tra, giám sát của quận, huyện ủy, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của
Thành uỷ và Uỷ ban Kiểm tra Thành ủy trong tiến hành các nội dung, hình


22
thức, phương pháp kiểm tra, giám sát; là sự tác động biện chứng giữa chủ thể
và đối tượng nhằm thực hiện thắng lợi mục đích, nhiệm vụ công tác kiểm tra,
giám sát của quận ủy, huyện ủy.
Từ cách tiếp cận trên có thể quan niệm: Công tác kiểm tra, giám sát của
quận, huyện ủy thuộc Đảng bộ thành phố Hồ Chí Minh là toàn bộ hoạt động
lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện các nội dung, hình thức, biện pháp, theo
dõi, xem xét, đánh giá , kết luận những ưu điểm, hạn chế, khuyết điểm và chỉ ra
phương hướng, biện pháp phát huy ưu điểm, khắc phục khuyết điểm của tổ
chức đảng và đảng viên, nhằm xây dựng đảng bộ quận, huyện trong sạch vững
mạnh, lãnh đạo quận, huyện hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao .
- Mục đích công tác kiểm tra, giám sát của quận, huyện ủy : nhằm theo
dõi, xem xét, đánh giá, kết luận những ưu điểm, hạn chế, khuyết điểm của cán
bộ đảng viên và tổ chức đảng trực thuộc trong chấp hành Điều lệ Đảng,
đường lối, chính sách của Đảng, nghị quyết, chỉ thị, quy định của cấp trên,
nâng cao NLLĐ, SCĐ của đảng bộ và chất lượng đội ngũ cán bộ đảng viên;
xây dựng đảng bộ quận, huyện trong sạch vững mạnh, lãnh đạo quận, huyện
hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao. Công tác giám sát của quận ủy,
huyện ủy nhằm chủ động phòng ngừa, ngăn chặn vi phạm, khuyết điểm từ lúc

mới manh nha; đánh giá, kết luận ưu điểm, hạn chế, khuyết điểm, chỉ rõ nội
dung, tính chất, mức độ, tác hại của vi phạm để xử lý; đồng thời, xác định chủ
trương, phương hướng phát huy ưu điểm, khắc phục hạn chế, khuyết điểm
của đảng viên, tổ chức đảng .
- Chủ thể công tác kiểm tra, giám sát của quận, huyện ủy là: quận ủy,
huyện ủy và ủy ban kiểm tra của quận, huyện ủy.
- Đối tượng công tác kiểm tra, giám sát của quận, huyện ủy là: các
đảng ủy viên quận, huyện, đảng ủy, chi uỷ, cấp uỷ viên, cán bộ đảng viên, các
tổ chức đảng trực thuộc đảng bộ quận, huyện.
- Nội dung kiểm tra của quận, huyện ủy

.

Một là, nội dung kiểm tra đối với cấp ủy, tổ chức đảng trực thuộc


23
Kiểm tra việc lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị trung tâm :
Kiểm tra việc chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng,
pháp luật của Nhà nước; việc quán triệt, triển khai tổ chức thực hiện các nghị
quyết, chỉ thị, quy định, quy chế của Thành uỷ, Quận, Huyện ủy; việc ra nghị
quyết lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ và kết quả hoàn thành mọi nhiệm vụ của
đảng bộ quận, huyện.
Kiểm tra công tác xây dựng Đảng gồm: Kiểm tra việc quán triệt, tổ
chức, triển khai thực hiện các nghị quyết, chỉ thị của Thành uỷ,Quận,Huyện
ủy về nâng cao NLLĐ, SCĐ của cấp ủy, tổ chức đảng xây dựng đảng bộ, chi
bộ TSVM .
Kiểm tra việc chấp hành nguyên tắc tổ chức sinh hoạt đảng, trước hết là
chấp hành nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách,
tự phê bình và phê bình, giữ gìn đoàn kết thống nhất, liên hệ với quần chúng,

xây dựng và thực hiện quy chế lãnh đạo của cấp ủy, tổ chức đảng.
Kiểm tra công tác xây dựng chi uỷ, chi bộ TSVM; công tác quản lý,
giáo dục, rèn luyện đảng viên và công tác phát triển đảng viên. Kiểm tra việc
duy trì nề nếp, chế độ sinh hoạt đảng. Kiểm tra về công tác kiểm tra, giám sát
và thi hành kỷ luật đảng, việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở ...
Kiểm tra việc quán triệt và thực hiện nghị quyết, chỉ thị, quy chế, quy
định, hướng dẫn của cấp trên về công tác cán bộ; việc quán triệt, thực hiện
nguyên tắc tập trung dân chủ trong công tác cán bộ; xây dựng và thực hiện
quy hoạch cán bộ; đào tạo, bồi dưỡng, quản lý, đánh giá, nhận xét, bố trí, sử
dụng, luận chuyển đội ngũ cán bộ; việc thực hiện công tác chính sách cán bộ
trong đảng bộ quận, huyện ...
Hai là, nội dung kiểm tra tổ chức, đảng viên, cấp uỷ viên
và cán bộ chủ trì:
Kiểm tra tổ chức đảng cấp dưới, đảng viên, cán bộ, cấp ủy viên chấp
hành Cương lĩnh, Điều lệ Đảng, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật
của Nhà nước, nghị quyết, chỉ thị của Thành ủy, Ủy Ban nhân dân, Hội


×