Tải bản đầy đủ (.doc) (123 trang)

công tác vận động đồng bào công giáo của lực lượng công an thành phố hồ chí minh hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (697.33 KB, 123 trang )

3

BỘ QUỐC PHÒNG
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ

VŨ VĂN BẢO

CÔNG TÁC VẬN ĐỘNG ĐỒNG BÀO CÔNG GIÁO
CỦA LỰC LƯỢNG CÔNG AN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HIỆN NAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ
XÂY DỰNG ĐẢNG VÀ CHÍNH QUYỀN NHÀ NƯỚC

HÀ NỘI - 2014


4

BỘ QUỐC PHÒNG
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ

VŨ VĂN BẢO

CÔNG TÁC VẬN ĐỘNG ĐỒNG BÀO CÔNG GIÁO
CỦA LỰC LƯỢNG CÔNG AN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HIỆN NAY

CHUYÊN NGÀNH: XÂY DỰNG ĐẢNG VÀ CHÍNH QUYỀN NHÀ
NƯỚC
MÃ SỐ: 60 31 02 03



NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS VŨ PHÚ DŨNG

HÀ NỘI - 2014


5
BẢNG CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết đầy đủ
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Chủ nghĩa xã hội
Nghị quyết/ Trung ương
Tổng sản phẩm quốc nội
Nghị định- Chính phủ
Xã hội chủ nghĩa
Ủy Ban nhân dân
Công an thành phố Hồ Chí Minh
Công an nhân dân
Mặt trận tổ quốc
Ban chấp hành Trung ương
Chỉ thị- Bộ công an
Mặt trận tổ quốc Việt Nam
Mặt trận tổ quốc
Thành phố
Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa
Bảo vệ an ninh Tổ Quốc
An ninh Tổ Quốc

Chữ viết tắt
CNH, HĐH

CNXH
NQ/TW
GDP
NĐ-CP
XHCN
UBND
CATP HCM
CAND
MTTQ
BCHTW
CT-BCA
MTTQVN
MTTQ
TP
CHXHCN
BVANTQ
ANTQ


6
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU
Chương 1

3
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN LÝ LUẬN VÀ
THỰC TIỄN VỀ CÔNG TÁC VẬN ĐỘNG
ĐỒNG BÀO CÔNG GIÁO CỦA LỰC LƯỢNG
CÔNG AN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH.


1.1.

13

Đồng bào Công giáo và những vấn đề cơ bản về
công tác vận động đồng bào Công giáo của lực
lượng Công an Thành phố Hồ Chí Minh.

1.2.

13

Thực trạng, nguyên nhân và một số kinh nghiệm
vận động đồng bào Công giáo của lực lượng Công
an Thành phố Hồ Chí Minh.

Chương 2

52

YÊU CẦU VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG
CÔNG TÁC VẬN ĐỘNG ĐỒNG BÀO CÔNG
GIÁO CỦA LỰC LƯỢNG CÔNG AN THÀNH
PHỐ HỒ CHÍ MINH HIỆN NAY.

2.1.

72


Những yếu tố tác động và yêu cầu tăng cường công
tác vận động đồng bào Công giáo của lực lượng
Công an Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay.

2.2.

72

Giải pháp tăng cường công tác vận động đồng bào
Công giáo của lực lượng Công an Thành phố Hồ
Chí Minh hiện nay.

78

KẾT LUẬN

104

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

106

PHỤ LỤC

110


7
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài

Công tác vận động đồng bào Công giáo của lực lượng Công an thành
phố Hồ Chí Minh là một bộ phận trong công tác dân vận của Đảng Cộng sản
Việt Nam, một mặt hoạt động của lực lượng Công an nhân dân Việt Nam, một
nội dung công tác xây dựng lực lượng trong Công an nhằm vận động cách
mạng đối với nhân dân và xây dựng, tăng cường mối quan hệ đoàn kết, gắn
bó với lực lượng Công an với quần chúng nhân dân, quan hệ giữa Đảng với
nhân dân và khối đại đoàn kết dân tộc; giữ vững ổn định quan hệ chính trị,
trật tự an toàn xã hội, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ của địa phương,
nhiệm vụ của lực lượng Công an và sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc Việt
Nam xã hội chủ nghĩa trong thời kỳ mới.
Thành phố Hồ Chí Minh có vị trí địa lý chính trị, kinh tế, văn hóa-xã
hội, quốc phòng và an ninh đặc biệt quan trọng đối với khu vực miền Đông
Nam Bộ và cả nước. trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh có nhiều tôn giáo:
Phật giáo, Công giáo, Tin lành, Hồi giáo, Cao đài, Hòa hảo…, trong đó đồng
bào Công giáo khá đông (khoảng 688.707 tín đồ). Nhìn chung, đồng bào
Công giáo trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh có tinh thần yêu nước, chấp
hành nghiêm đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà
nước, đóng góp tích cực vào công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Song do trình độ nhận thức và giác ngộ còn hạn chế, đời sống còn gặp khó
khăn cũng như những vấn đề lịch sử để lại là điều kiện để các thế lực thù địch
lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo, dân chủ, nhân quyền nhằm lôi kéo, kích
động nên một bộ phận đồng bào Công giáo giao động về tư tưởng, thiếu tin
tưởng vào đường lối, chính sách của Đảng, giảm sút nhiệt tình cách mạng,
chưa thực sự góp phần tích cực vào xây dựng, củng cố chính quyền địa
phương và khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Những năm qua, công tác vận động đồng bào Công giáo của lực lượng
Công an thành phố Hồ Chí Minh đã được Đảng ủy Công an Trung ương,
Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh và Đảng ủy Công an thành phố Hồ Chí
Minh quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện nền nếp, đa dạng về nội



8
dung, phong phú về hình thức và đạt được những kết quả hết sức khả quan,
góp phần quan trọng vào thực hiện chính sách dân tộc, tôn giáo của Đảng,
Nhà nước; thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh của địa phương; đồng
thời, củng cố, tăng cường mối quan hệ khăng khít, gắn bó giữa lực lượng
Công an thành phố với nhân dân. Tuy nhiên, quá trình vận động đồng bào
Công giáo của lực lượng Công an thành phố Hồ Chí Minh cũng còn bộc lộ
những hạn chế nhất định: một bộ phận cán bộ, chiến sĩ chưa nhận thức đúng
đắn, đầy đủ vị trí, vai trò, tầm quan trọng của công tác vận động đồng bào
Công giáo; ở một số ít cơ quan, đơn vị nội dung, hình thức tiến hành công tác
vận động đồng bào Công giáo còn đơn điệu, chậm đổi mới, hiệu quả chưa
cao; sự phối kết hợp với cấp ủy, chính quyền địa phương chưa thường xuyên,
thiếu chủ động, chưa phát huy được sức mạnh tổng hợp của các lực lượng
trong tham gia công tác vận động đồng bào Công giáo.
Hiện nay, trước yêu cầu đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nước vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ,
văn minh; yêu cầu xây dựng và phát triển thành phố Hồ Chí Minh giàu đẹp;
xây dựng lực lượng Công an thành phố Hồ Chí Minh vững mạnh toàn diện;
ngăn chặn những tác động tiêu cực từ hoạt động tôn giáo, thực hiện tốt hơn
chính sách tôn giáo của Đảng, Nhà nước góp phần thực hiện chủ trương đại
đoàn kết toàn dân tộc đã và đang đặt ra những yêu cầu mới đối với công tác
vận động đồng bào Công giáo… đòi hỏi cả hệ thống chính trị, trong đó lực
lượng Công an thành phố Hồ Chí Minh phải làm tốt hơn nữa công tác vận
động đồng bào có đạo nói chung, đồng bào Công giáo nói riêng trên địa bàn
thành phố Hồ Chí Minh.
Vì vậy, việc lựa chọn vấn đề nghiên cứu “Công tác vận động đồng bào
Công giáo của lực lượng Công an Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay ” là
vấn đề có ý nghĩa quan trọng, cấp thiết cả về lý luận và thực tiễn.
2. Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài

Hiện nay có một số công trình, bài viết về tôn giáo nói chung, Công
giáo nói riêng; về chính sách vận động tôn giáo của Đảng và Nhà nước và ảnh


9
hưởng của tôn giáo đối với các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội. Một
số công trình tiêu biểu:
Nguyễn Quang Huy, “Ảnh hưởng của đạo Công giáo đối với đạo đức
tín đồ Công giáo ở Thanh Hóa”, Luận văn thạc sĩ, Hà Nội, 1999. Tác giả
khẳng định: Công giáo đã và đang có ảnh hưởng sâu sắc đối với đời sống tinh
thần trong xã hội, đặc biệt là đối với đạo đức được thể hiện qua lối sống của
tín đồ Công giáo ở nước ta nói chung, ở tỉnh Thanh Hóa nói riêng. Đạo Công
giáo đối với đạo đức được thể hiện qua lối sống của tín đồ Công giáo ở Thanh
Hóa hiện nay có những giá trị tích cực trong việc củng cố đạo đức cá nhân,
gia đình, cộng đồng tín đồ Công giáo ở địa phương. Góp phần làm ổn định
tình hình an ninh trật tự xã hội. Tham gia xây dựng cuộc sống mới, tăng
cường công tác từ thiện, nhân đạo, từng bước làm cho tình làng nghĩa xóm
ngày càng được củng cố, góp phần vào công cuộc đổi mới vì mục tiêu dân
giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
Nguyễn Hải Thu,“Ảnh hưởng của đạo đức tôn giáo trong quá trình xây
dựng đạo đức mới ở Việt Nam hiện nay”, Luận văn thạc sĩ, Hà Nội, 2001.
Lịch sử các tôn giáo cho thấy, khi tôn giáo tồn tại trong bất cứ một xã hội nào
đó thì ít, nhiều nó đều có ảnh hưởng tới đạo đức, lối sống của xã hội đó. Điều
này cũng được kiểm chứng qua lịch sử các tôn giáo tồn tại ở Việt Nam. Như
vậy, cũng có nghĩa là tôn giáo đã từng ảnh hưởng tới các dạng đạo đức trong
lịch sử dân tộc Việt Nam. Luận văn tập trung nghiên cứu ảnh hưởng của đạo
đức tôn giáo đối với đạo đức mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt
Nam hiện nay.
Trần Thị Tuyết Hà, “Nâng cao hiệu quả công tác vận động quần chúng
tín đồ Công giáo ở Kon Tum hiện nay”, Luận văn thạc sĩ, Hà Nội, 2001.

Công giáo ở Kon Tum là tôn giáo lớn nhất trong tỉnh, có số giáo dân chiếm
hơn 70% tổng số đồng bào theo đạo trong tỉnh. Suốt hai cuộc kháng chiến,
đông đảo quần chúng tín đồ Công giáo yêu nước đã đi theo cách mạng, theo
Đảng và đã góp phần vào cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc. Trong thời kỳ
xây dựng đất nước hiện nay, quần chúng tín đồ Công giáo vẫn là lực lượng có
vai trò to lớn trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, giữ vững ổn định


10
chính trị, trật tự an toàn xã hội trong địa bàn dân cư. Tuy nhiên, họ cũng đang
là đối tượng mà các thế lực thù địch luôn triệt để tìm cách lợi dụng, thực hiện
chiến lược "diễn biến hoà bình" để chống phá công cuộc xây dựng CNXH ở
nước ta. Do vậy công tác vận động quần chúng tín đồ theo đạo Công giáo ở
Kon Tum là một công tác vô cùng quan trọng, tác động sâu sắc đến quá trình
phát triển phong trào cách mạng của quần chúng tại địa phương.
Nguyễn Văn Thạnh, “Nâng cao năng lực nhà nước về các hoạt động tôn
giáo ở nước ta hiện nay”, Luận văn thạc sĩ, Hà Nội, 2001. Tác giả khẳng định:
trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta ngày càng hoàn thiện các quan
điểm, chính sách, pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo. Quản lý Nhà nước đối với
tôn giáo là một trong những yêu cầu của sự nghiệp đổi mới. Quản lý Nhà nước
đối với tôn giáo trong những điều kiện như: Nhà nước ta mở cửa hợp tác với
nước ngoài; kẻ địch lợi dụng tôn giáo, gắn tôn giáo với chính trị, với nhân
quyền thực hiện chiến lược "diễn biến hòa bình" hiện đang đặt ra hết sức cấp
thiết. Với sự đa dạng các loại hình tôn giáo tín ngưỡng, Việt Nam được ví như
bảo tàng tôn giáo của thế giới. Về khía cạnh văn hóa, sự đa dạng các loại hình
tín ngưỡng tôn giáo đã góp phần làm cho nền văn hóa Việt Nam phong phú và
đặc sắc; tuy nhiên, đó cũng là những khó khăn trong việc thực hiện chủ trương,
chính sách đối với tôn giáo nói chung và đối với từng tôn giáo.
Lê Minh Quang, “Quản lý nhà nước đối với tôn giáo ở Lâm Đồng hiện
nay - vấn đề và giải pháp”, Luận văn thạc sĩ, TP.Hồ Chí Minh, 2001. Tôn giáo

ở Lâm Đồng chủ yếu được hình thành từ các cuộc di dân. Ở một mức độ nhất
định, một số tôn giáo ở Lâm Đồng có ảnh hưởng lớn đối với tôn giáo ở Tây
Nguyên và Đông Nam Bộ. Tôn giáo ở Lâm Đồng có tính hai mặt: phần lớn
chức sắc, tín đồ các tôn giáo ở Lâm Đồng có tinh thần yêu nước, gắn bó với
dân tộc, song có một bộ phận chức sắc, tín đồ bị các thế lực phản động lợi
dụng, mua chuộc, kích động, điên cuồng chống phá cách mạng, chống lại dân
tộc. Ở Lâm Đồng, tôn giáo và dân tộc gắn quyện với nhau, giải quyết vấn đề
tôn giáo vì vậy phải gắn với giải quyết vấn đề dân tộc.
Dương Xuân Huyên, “Quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo ở
Lạng Sơn hiện nay”, Luận văn thạc sĩ, Hà Nội, 2000. Trong quá trình tồn tại


11
và phát triển tôn giáo có ảnh hưởng không nhỏ đối với sự phát triển của mỗi
quốc gia, dân tộc. Tôn giáo tồn tại vừa mang những ưu điểm như đáp ứng nhu
cầu tinh thần của một bộ phận quần chúng có đạo, khuyên răn con người làm
việc thiện, vừa có những hạn chế tiêu cực trong nhận thức về thế giới, về xã
hội và về con người; chính vì vậy công tác quản lý nhà nước về hoạt động tôn
giáo có ý nghĩa hết sức quan trọng trong giai đoạn cách mạng hiện nay.
Những năm qua Lạng Sơn đã thực hiện tốt việc nâng cao đời sống vật chất,
tinh thần, dân trí cho nhân dân, trong đó có tín đồ các tôn giáo. Vì vậy đời
sống của tín đồ các tôn giáo, đặc biệt là tín đồ dân tộc thiểu số ở vùng sâu,
vùng xa từng bước được nâng lên; lòng tin của đồng bào các tôn giáo vào
công cuộc đổi mới đất nước do Đảng lãnh đạo ngày càng được củng cố, do đó
đồng bào tích cực tham gia thực hiện các chủ trương chính sách của Đảng và
Nhà nước cũng như mọi qui định khác của địa phương.
Trần Phùng, “Đạo Công giáo với chính trị ở Việt Nam trong giai đoạn
từ 1954 đến 1975”, Luận văn thạc sĩ, Hà Nội, 2001. Tác giả khẳng định: thần
quyền với thế quyền, tôn giáo với chính trị là mối quan hệ phức tạp đã diễn ra
trong lịch sử và hiện đại. Tính chất phức tạp của mối quan hệ ấy đặc biệt thể

hiện ở những tôn giáo không gắn với dân tộc, hoạt động trái với lợi ích dân
tộc, Đạo Công giáo ở Việt Nam là một trong những trường hợp như vậy. Tác
giả đã làm rõ thái độ của Công giáo đối với đường lối chính sách của Đảng ta
ở miền Bắc. Nhìn chung Giáo hội Công giáo Việt Nam luôn có thái độ chống
lại, nhưng trước thắng lợi của cách mạng nội bộ Công giáo có sự phân hóa.
Một bộ phận chức sắc Công giáo đi theo đường lối của Đảng, giáo dân cùng
với đồng bào cả nước tham gia tích cực vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã
hội ở miền Bắc, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước; ngay cả bộ phận
giám mục, linh mục chống đối cũng thay đổi sách lược. Như vậy, giải quyết
vấn đề Công giáo là một bộ phận trong sự nghiệp chung của cách mạng, phụ
thuộc vào thắng lợi của cách mạng, sự lớn mạnh của lực lượng cách mạng và
sự vững mạnh của chính quyền nhà nước.
Đồng Ngọc Châu, “Công tác dân vận của đơn vị quân đội ở vùng đồng
bào theo đạo trên địa bàn Miền Đông Nam Bộ giai đoạn hiện nay”, Luận án


12
tiến sĩ khoa học chính trị, Học viện Chính trị, Hà Nội, 2011. Tác giả khẳng
định: Miền Đông Nam Bộ có vị trí chiến lược quan trọng về kinh tế, chính trị,
văn hoá, xã hội, quốc phòng và an ninh của cả nước. Địa bàn Miền Đông Nam
Bộ có nhiều tôn giáo, đồng bào các tôn giáo chiếm hơn 30% số dân toàn vùng.
Vì vậy, vấn đề vận động nhân dân vùng đồng bào theo đạo trên địa bàn Miền
Đông Nam Bộ vào thực hiện thắng lợi hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng
Việt Nam đang đặt ra cấp bách hơn bao giờ hết. Công tác dân vận ở vùng đồng
bào theo đạo trên địa bàn Miền Đông Nam Bộ được các đơn vị quân đội quan
tâm lãnh đạo, tổ chức thực hiện và thu được kết quả quan trọng. Hiện nay, sự
nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước cũng như đặc điểm,
tình hình nhiệm vụ của các địa phương trên địa bàn Miền Đông Nam Bộ có sự
phát triển, đặt ra những yêu cầu mới đối với Công tác dân vận, xây dựng địa
bàn an toàn, địa phương vững mạnh toàn diện… Điều đó đòi hỏi cả hệ thống

chính trị, trong đó Quân đội phải làm tốt hơn nữa công tác dân vận nói chung,
nhất là ở vùng có đông đồng bào công giáo nói riêng. Công tác dân vận của
Quân đội nhân dân Việt Nam là một bộ phận công tác dân vận của Đảng Cộng
sản Việt Nam, nhằm vận động cách mạng đối với nhân dân và xây dựng, tăng
cường mối quan hệ đoàn kết quân - dân. Miền Đông Nam Bộ là địa bàn có vị trí
chiến lược quan trọng của cả nước, đồng thời, là địa bàn có nhiều tôn giáo. Nghiên
cứu công tác dân vận của các đơn vị quân đội ở vùng đồng bào theo đạo trên địa
bàn Miền Đông Nam Bộ giai đoạn hiện nay có vai trò quan trọng, góp phần cho các
đơn vị quân đội thực hiện tốt chức năng “đội quân công tác” ở địa bàn chiến lược
và với một đối tượng có tính đặc thù... Công tác dân vận là một nội dung của
công tác đảng, công tác chính trị trong Quân đội, nhằm vận động nhân dân
giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, góp phần thực hiện thắng lợi
nhiệm vụ địa phương, nhiệm vụ Quân đội và sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ
quốc trong thời kỳ mới.
Nguyễn Văn Siu, “Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết lương
giáo trong thực hiện chính sách tôn giáo ở Việt Nam hiện nay”, Luận án tiến
sĩ, Học viện Chính trị, Hà Nội, 2011. Đại đoàn kết toàn dân tộc là đường lối
chiến lược của cách mạng Việt Nam, là nguồn sức mạnh, động lực chủ yếu và


13
là nhân tố có ý nghĩa quyết định bảo đảm phát triển bền vững của sự nghiệp
xây dựng, bảo vệ Tổ quốc. Đây là quan điểm nhất quán của Đảng ta và Chủ
tịch Hồ Chí Minh trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng. Đoàn kết lương
giáo là bộ phận quan trọng, gắn bó mật thiết, không tách rời đại đoàn kết toàn
dân tộc. Trong cuộc đời hoạt động cách mạng, Hồ Chí Minh luôn coi trọng
vấn đề đại đoàn kết nói chung và đoàn kết lương giáo nói riêng. Trong sự
nghiệp đổi mới vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn
minh hiện nay, việc thực hiện chính sách tôn giáo theo tư tưởng Hồ Chí Minh
về đoàn kết lương giáo càng trở nên cấp thiết. Đoàn kết lương giáo, thực hiện

thắng lợi chính sách tôn giáo của Đảng, Nhà nước, tăng cường đại đoàn kết
toàn dân tộc, làm thất bại âm mưu của các thế lực thù địch lợi dụng tôn giáo,
chống phá cách mạng, là nhân tố góp phần quyết định thắng lợi sự nghiệp xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam.
Nguyễn Thúy Hà, “Truyền thông tôn giáo từ năm 1990 đến nay (khảo
sát trường hợp Phật giáo và Công giáo)”, Luận án tiến sĩ, Hà Nội, 2013.
Công tác truyền thông tôn giáo nói chung và truyền thông về chính sách, pháp
luật tôn giáo nói riêng của hệ thống chính trị đã và đang đặt ra nhiều vấn đề
cần phải được quan tâm giải quyết cả về trước mắt cũng như lâu dài. Từ khi
đất nước đổi mới, chính sách đối với tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta cũng
đã được đổi mới "căn bản và mạnh mẽ", dựa trên căn bản đời sống tôn giáo
trong nước và quốc tế và đáp ứng nhu cầu sinh hoạt tôn giáo của nhân dân ta,
vốn đã và đang được mở rộng, phát triển hơn hẳn các thời kỳ trước đây. Tình
hình đó khẳng định, quan điểm, chính sách đối với tôn giáo chỉ luôn đúng
đắn, khi nó luôn phải xuất phát từ bản thân đời sống xã hội nói chung và tình
hình tôn giáo nói riêng của Việt Nam và thế giới đương đại; đồng thời phải
biếtđổi mới nhận thức về tôn giáo sao cho đúng nghĩa chứ không phải là áp
đặt và giáo điều.
Nguyễn Hoài Sanh, “Đời sống tín ngưỡng, tôn giáo: những vấn đề lý
luận và thực tiễn cấp bách ở Việt Nam hiện nay”, Luận án tiến sĩ, Hà Nội,
2013. Đời sống tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam đang có nhiều biến động hết
sức sâu sắc, phức tạp, tác động mạnh mẽ đến mọi mặt của đời sống xã hội, đặt


14
ra nhiều vấn đề cho công tác nghiên cứu lý luận và tổng kết thực tiễn. Trong
tình hình mới, công tác tôn giáo ở Việt Nam phải được chú trọng hơn nữa trên
cơ sở vận dụng sáng tạo những quan điểm cơ bản của Chủ nghĩa Mác - Lênin,
tư tưởng Hồ Chí Minh về tín ngưỡng, tôn giáo và đời sống tín ngưỡng, tôn
giáo; cứng rắn về nguyên tắc, đồng thời mềm dẻo về phương pháp trong việc

giải quyết các vấn đề cụ thể, tránh tổn hại đến niềm tin của người dân. Dù đã
có nhiều cải thiện đáng kể nhưng quan hệ giữa Nhà nước với các tổ chức tôn
giáo vẫn còn nhiều vấn đề cần giải quyết, xung đột vẫn đang xẩy ra và tiềm ẩn
nhiều nguy cơ bùng phát. Tín đồ các tôn giáo vẫn còn có mặc cảm, chưa tin
tưởng đối với Nhà nước vì thế các nguồn lực từ các tổ chức và đồng bào tôn
giáo chưa được phát huy cho sự phát triển đất nước. Giải quyết vấn đề này
cần phải có chiến lược tuyên truyền hiệu quả cũng như thực thi chính sách
nhất quán trên thực tế.
Các công trình trên dưới góc độ khác nhau đã đề cập nhiều vấn đề: đạo
đức, công tác vận động, quản lý, vận dụng chính sách của Nhà nước đối với
tôn giáo với đời sống văn hóa tinh thần,… những lý luận và thực tiễn về đời
sống tín ngưỡng tôn giáo ở Việt Nam… về đồng bào theo các tôn giáo nói
chung, đồng bào Công giáo nói riêng. Tuy nhiên, cho đến nay chưa có công
trình nào trực tiếp nghiên cứu tổng thể, toàn diện về công tác vận động đồng
bào Công giáo của lực lượng Công an thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn
hiện nay.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
* Mục đích: Trên cơ sở làm rõ một số vấn đề cơ bản lý luận, thực tiễn
về công tác vận động đồng bào Công giáo, đề xuất giải pháp tăng cường công
tác vận động đồng bào Công giáo của lực lượng Công an thành phố Hồ Chí
Minh trong giai đoạn hiện nay.
* Nhiệm vụ:
- Luận giải làm rõ những vấn đề cơ bản về công tác vận động đồng bào
Công giáo của lực lượng Công an thành phố Hồ Chí Minh.
- Đánh giá đúng thực trạng, chỉ rõ nguyên nhân và rút ra kinh nghiệm vận
động đồng bào Công giáo của lực lượng Công an thành phố Hồ Chí Minh.


15
- Xác định yêu cầu và đề xuất giải pháp tăng cường công tác vận động

đồng bào Công giáo của lực lượng Công an thành Phố Hồ Chí Minh đáp
hiện nay.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu: Công tác vận động đồng bào Công giáo của
lực lượng Công an thành phố Hồ Chí Minh hiện nay.
* Phạm vi nghiên cứu: Công tác vận động đồng bào Công giáo của lực
lượng Công an thành phố Hồ Chí Minh từ khi có Nghị quyết số 25-NQ/TW
ngày 12/3/2003 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ bảy (khóa IX)
đến nay. Luận văn chủ yếu tập trung khảo sát công tác vận động đồng bào
Công giáo của lực lượng Công an 24 quận, huyện ở thành phố Hồ Chí Minh.
Tư liệu, số liệu chủ yếu từ năm 2003 đến nay.
5. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu
* Cơ sở lý luận: Là hệ thống các quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin,
tư tưởng Hồ Chí Minh, Đảng Cộng sản Việt Nam về quần chúng nhân dân và
đường lối, quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà
nước về dân tộc, tôn giáo trong công tác vận động quần chúng nhân dân; mối
quan hệ giữa Đảng với quần chúng; mối quan hệ giữa lực lượng Công an
nhân dân với nhân dân nói chung, trong đó có đồng bào Công giáo nói riêng.
* Cơ sở thực tiễn: thực tiễn đời sống của nhân dân, đồng bào theo đạo
Công giáo, tình hình phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội… và thực tiễn công
tác vận động đồng bào Công giáo của lực lượng Công an thành phố Hồ Chí
Minh; các báo cáo sơ, tổng kết về công tác vận động của các đơn vị trên địa
bàn và số liệu điều tra, khảo sát của tác giả
* Phương pháp nghiên cứu: Trên cơ sở phương pháp luận của chủ
nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh luận văn sử dụng tổng hợp các
phương pháp nghiên cứu khoa học chuyên ngành, liên ngành, trong đó chú


16
trọng phương pháp lôgic-lịch sử, điều tra, khảo sát; so sánh, phân tích, tổng

hợp, tổng kết thực tiễn, phương pháp chuyên gia.
6. Ý nghĩa lý luận, thực tiễn của luận văn
Kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần cung cấp luận cứ khoa học
giúp các cấp, các ngành, đơn vị trong lực lượng Công an thành phố Hồ Chí
Minh vận dụng vào công tác vận động đồng bào theo đạo Công giáo đáp ứng
yêu cầu nhiệm vụ trong thời kỳ mới. Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể
được sử dụng làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu, giảng dạy ở các học
viện, nhà trường Quân đội, Công an.
7. Kết cấu của luận văn
Luận văn gồm: phần mở đầu, hai chương (4 tiết), kết luận, danh mục tài
liệu tham khảo và phụ lục.


17
Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
VỀ CÔNG TÁC VẬN ĐỘNG ĐỒNG BÀO CÔNG GIÁO
CỦA LỰC LƯỢNG CÔNG AN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
1.1. Đồng bào Công giáo và những vấn đề cơ bản về công tác vận
động đồng bào Công giáo của lực lượng Công an thành phố Hồ Chí Minh
1.1.1. Đồng bào Công giáo ở thành phố Hồ Chí Minh
* Vị trí địa lý, tình hình kinh tế - xã hội thành phố Hồ Chí Minh
Thành phố Hồ Chí Minh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam,
là trung tâm kinh tế của cả nước, có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, tốc độ
tăng GDP bình quân là 11%. Phát triển kinh tế với tốc độ tăng trưởng cao đã
tạo ra mức đóng góp GDP lớn cho cả nước, tỷ trọng GDP của Thành phố
chiếm 1/3 GDP của cả nước. Thành phố Hồ Chí Minh trong tiến trình phát
triển luôn có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của khu vực và cả nước,
Nghị quyết 01-NQ/TW của Bộ Chính trị ngày 14/9/1982, khẳng định: “Thành
phố Hồ Chí Minh là một trung tâm kinh tế lớn, một trung tâm giao dịch quốc

tế và du lịch của nước ta. Thành phố Hồ chí Minh còn có vị trí chính trị quan
trọng sau Thủ đô Hà Nội…”. Phát biểu tại Đại Hội Đảng bộ Thành phố lần
thứ VIII, nhiệm kỳ 2006-2010, Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh nhấn mạnh:
“Thành phố Hồ Chí Minh là một trung tâm lớn về nhiều mặt của cả nước, có
vai trò đặc biệt trong sự nghiệp xây dựng, phát triển và bảo vệ đất nước.
Nhiệm vụ quan trọng trước hết của Thành phố là phấn đấu đi đầu cả nước về
phát triển kinh tế, về đích trước tiên trên tất cả các mục tiêu” .
Thành phố Hồ Chí Minh là nơi tập trung khá đông đồng bào Công giáo
(khoảng 688.707). Do đó, việc vận động đồng bào Công giáo một cách đúng
đắn và có hiệu quả là vấn đề hệ trọng, không những ảnh hưởng trực tiếp đến
quyền lợi hợp pháp và nhu cầu của một bộ phận đồng bào Công giáo, mà còn
tác động không nhỏ đến tình hình chính trị, kinh tế - xã hội của đất nước.
Nhận thức rõ điều đó, Thành phố Hồ Chí Minh đã vận dụng triệt để và thực
hiện chính sách đúng đắn về tự do tín ngưỡng, tôn giáo của Đảng và Nhà
nước như: Nghị quyết số 24/NQ-TW của Bộ Chính trị ngày 16/10/1990, Nghị


18
quyết số 25/NQ-TW của Ban chấp hành TW ngày 12/3/2003 về công tác vận
động đồng bào có đạo, Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo được ủy ban Thường
vụ Quốc hội thông qua ngày 18/6/2004 và có hiệu lực thi hành từ ngày
15/11/2004, Nghị định số 22/NĐ-CP ngày 01/3/2005 về hướng dẫn thi hành
một số điều của Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo và Nghị định số 92/2012/NĐCP quy định chi tiết, biện pháp thi hành Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo của
Chính phủ nhằm cụ thể hóa tư tưởng, tinh thần pháp lệnh, hướng dẫn các
ngành, các cấp thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước về tôn giáo trong tình
hình hiện nay. Những văn bản trên đã thể hiện những bước tiến rất quan trọng
trong việc đổi mới chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về hoạt động
tôn giáo; thể hiện sự tôn trọng tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân và đáp
ứng yêu cầu của công tác quản lý nhà nước về hoạt động tôn giáo ngày càng
chặt chẽ và hiệu quả hơn.

* Lịch sử hình thành Công giáo ở thành phố Hồ Chí Minh
Lịch sử Công giáo tại Việt Nam ghi nhận một nhà thừa sai truyền giáo
tên là Inêkhu đã đặt chân đến vùng đất Bùi Chu của lãnh thổ Việt Nam vào
năm 1533, thời đại nhà Lê Trung Hưng. Năm 1550 cũng có nhà thừa sai thuộc
Dòng Đa Minh là linh mục Juandela Cruz đặt chân đến vùng đất Hà Tiên
ngày nay. Đến năm 1585, những linh mục thuộc dòng Phanxicô đã có mặt
trên vùng đất mà ngày nay là Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh, cụ thể là ở
khu vực Chợ Quán. Cũng trong giai đoạn này, Chúa Nguyễn đã kiểm soát
được phần lãnh thổ phía Nam sông Gianh, gọi là Đàng Trong. Từ năm 1641
đến 1645, khi chúa Nguyễn ra chỉ dụ cấm Đạo Công giáo thì một số giáo dân
từ miền Trung Việt Nam di tản vào miền Nam để lánh nạn và làm ăn sinh
sống. Họ hợp thành những cộng đoàn tín hữu Công giáo đầu tiên ở miền Nam
và tập trung quanh khu vực Sài Gòn như Chợ Quán, Gia Định, Lái Thiêu, Bến
Gỗ và Long Thành.
Ngày 17 tháng 5 năm 1844, Giáo hoàng Grêgôriô XVI quyết định phân
chia giáo phận Đàng Trong thành hai giáo phận mới là Đông Đàng Trong (với
Quy Nhơn làm trung tâm) và Tây Đàng Trong (với Sài Gòn là trung tâm, sáp
nhập thêm cả Campuchia vào đó). Ông cũng bổ nhiệm Giám mục Dominique


19
Lefèbvre (tên Việt là Ngãi; sinh năm 1844, mất năm 1864) làm Đại diện Tông
Tòa đầu tiên cai quản Giáo phận Tây Đàng Trong. Giáo phận Tây Đàng Trong
khi đó có lãnh thổ bao gồm Nam Kỳ Lục tỉnh và cả Campuchia ngày nay, với
khoảng 23.000 giáo dân. Đến năm 1850, tỉnh An Giang và Hà Tiên cùng lãnh
thổ Campuchia tách ra khỏi Giáo phận Tây Đàng Trong để thành lập nên Giáo
phận Nam Vang. Lúc này, địa giới của Giáo phận Tây Đàng Trong chỉ còn
bốn tỉnh: Biên Hòa, Gia Định, Định Tường và Vĩnh Long, được chia làm 12
giáo hạt: Ðất Ðỏ, Tân Triều, Lái Thiêu, Thủ Ðức, Thị Nghè, Chợ Lớn, Thủ
Ngữ, Xoài Mít, Cái Nhum, Cái Mơm, Bãi San và Ðầm Nước. Sau khi đặt

được ách đô hộ ở Việt Nam, đế quốc Pháp đã tạo mọi điều kiện cho Công
giáo phát triển nhằm làm cho tôn giáo này trở thành một lực lượng hậu thuẫn
đắc lực để củng cố, bảo vệ ách thống trị thực dân Pháp.
Ngày 3 tháng 12 năm 1924, giáo phận tông tòa Tây Ðàng Trong được
đổi tên thành giáo phận tông tòa Sài Gòn (không điều chỉnh địa giới) và Giám
mục cai quản là Isidore Marie Dumortier (tên Việt là Ðượm) thuộc Hội Thừa
sai Paris (MEP), đến ngày 8 tháng 01 năm 1938, Giáo phận Sài Gòn lại tách
một phần đất của mình để thành lập Giáo phận Vĩnh Long (gồm tỉnh Vĩnh
Long, Bến Tre, Trà Vinh, Sa Ðéc và một phần tỉnh Cần Thơ). Năm 1946 đế
quốc Pháp trở lại xâm lược nước ta lần thứ hai, những giáo sỹ cầm đầu giáo
hội lúc đó cùng lực lượng linh mục còn trung thành với chế độ thực dân đã
ráo riết hoạt động chống cách mạng, phá hoại công cuộc kháng chiến của
nhân dân ta, phục vụ đắc lực cho đế quốc Pháp.
Cuối năm 1954 cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp kết thúc thắng
lợi, miền Bắc được hoàn toàn giải phóng, miền Nam còn tạm thời bị thực dân
Pháp chiếm đóng. Âm mưu của Mỹ và Pháp là chia cắt lâu dài nước ta đồng
thời chuẩn bị lực lượng và thời cơ đánh ra Bắc. Sự câu kết, lừa mị của các
phần tử phản động trong giáo hội, cưỡng ép, đốc thúc giáo dân miền Bắc “đi
theo chúa” vào Nam. Hơn 543.500 giáo dân và 809 linh mục đã di cư [Phụ
lục 5], phần lớn giáo dân Công giáo di cư tìm đến định cư ở Giáo phận Sài
Gòn khiến cho số lượng giáo dân tăng vọt. Năm 1955, Linh mục Simon Hòa


20
Nguyễn Văn Hiền được tấn phong làm Giám mục cai quản Giáo phận Sài
Gòn, thay thế Giám mục Cassaige (tên Việt là Sanh).
Năm 1958, Mỹ hất cẳng Pháp ở miền Nam. Lực lượng phản động trong
Công giáo được phát triển mạnh trở thành chỗ dựa tin cậy của Mỹ trong âm
mưu biến miền nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới. Đế quốc Mỹ đã dùng
Ngô Đình Diệm (theo đạo Công giáo, được CIA nuôi dưỡng, dựng lên ngụy

quyền Sài Gòn). Thực hiện âm mưu tôn giáo hóa nhân dân miền Nam, MỹNgụy tạo điều kiện cho đạo Công giáo phát triển với ý đồ đưa tôn giáo này
thành “quốc đạo”. Thế lực của giáo hội được củng cố và bành trướng. “Hội
đồng giám mục Việt Nam” được thành lập, sau khi Vatican chấp thuận Công
giáo ở Việt Nam là một giáo hội chính thức. Các phần tử phản động lợi dụng
Công giáo được coi là lực lượng nòng cốt của tổ chức chính trị phản động
“cần lao nhân vị” và “phong trào cách mạng quốc gia”, lực lượng xung kích
của Mỹ - Diệm trong việc đàn áp các giáo phái mở các chiến dịch “tố cộng”,
“diệt cộng” gom dân lập ấp chiến lược, lùng sục giết hại những người yêu
nước. Vì vậy, chúng thực sự trở thành lực lượng tay sai nguy hiểm, công cụ
đắc lực và hung bạo nhất của Mỹ - Ngụy nhằm chống cộng, bình định miền
Nam và chuẩn bị Bắc tiến.
Trong quân Ngụy, Mỹ đặc biệt chú trọng xây dựng những đơn vị gồm
toàn bộ tín đồ Công giáo gốc Bắc di cư. Một lực lượng lớn gián điệp, biệt
kích tuyển chọn trong số tín đồ đó, được huấn luyện và tung ra các vùng tập
trung Công giáo ở Miền Bắc.
Ngày 24 tháng 11 năm 1960, Giáo hoàng Gioan XXIII thiết lập Hàng
Giáo phẩm Việt Nam với ba giáo tỉnh Hà Nội, Huế, Sài Gòn. Giáo phận Sài
Gòn có vị thế quan trọng về tôn giáo và chính trị ở miền Nam Việt Nam nên
được nâng cấp thành tổng giáo phận Sài Gòn ngay trong dịp này và trở thành
trung tâm của Giáo tỉnh Sài Gòn. Ngày 02 tháng 4 năm 1961 Giám mục
Phaolô Nguyễn Văn Bình nhậm chức Tổng Giám mục Sài Gòn thay Giám
mục Simon Hòa Nguyễn Văn Hiền. Năm 1963, giáo phận Sài Gòn có gần
567.455 giáo dân với 583 linh mục triều, 25 linh mục dòng, 503 nam tu,
gần 2000 nữ tu với 263 giáo xứ và 284 giáo họ. Năm 1965, Tòa Thánh tách


21
đất từ tổng giáo phận Sài Gòn để thành lập giáo phận Phú Cường và giáo
phận Xuân Lộc.
Sau Hiệp định Pari năm 1973 Mỹ bắt buộc phải rút quân khỏi miền

Nam Việt Nam. Để tiếp sức cho bọn phản động tiếp tục chống phá cách mạng,
Mỹ đã tăng thêm viện trợ cho đạo Công giáo. Các phần tử phản động trong
giáo hội, nhất là những phần tử cực đoan vẫn chủ trương chống cộng đến
cùng. Được Mỹ khích lệ, chúng đã lập nhiều “mật khu”, âm mưu biến các
vùng tập trung đồng bào theo Công giáo, đặc biệt là các vùng Bắc di cư thành
“phòng tuyến chống cộng”. Tuy nhiên cũng có một bộ phận giáo dân đạo
Công giáo và một số giáo sỹ có tinh thần yêu nước, đã có những hình thức
đấu tranh với những hoạt động của bọn phản động, cử con em đi bộ đội và
tham gia các hoạt động kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.
Ngày 24 tháng 4 năm 1975, Tòa Thánh bổ nhiệm Giám mục Phanxicô
Xaviê Nguyễn Văn Thuận, Giám mục Giáo phận Nha Trang về làm tổng
Giám mục phó của tổng giáo phận Sài Gòn (với quyền kế vị). Tuy nhiên, ngày
30 tháng 4 năm 1975 Sài gòn được giải phóng, nên Giám mục Nguyễn Văn
Thuận không thể về Sài Gòn nhậm chức. Để chuẩn bị đối phó với cách mạng
trong tình hình mới, ngay sau ngày miền Nam được hoàn toàn giải phóng, lợi
dụng lúc chính quyền cách mạng vừa được thiết lập Vatican và những người
cầm đầu giáo hội ở miền Nam đã tranh thủ phong trái phép 10 giám mục và
196 linh mục, kiện toàn lại các toà giám mục và các dòng tu, đưa những phần
tử “tin cậy” nắm giữ các vị trí then chốt của giáo hội, đồng thời họ ráo riết
tiến hành các hoạt động nhằm gây tình hình không ổn định, trong mọi mặt đời
sống ở vùng mới giải phóng. Các phần tử phản động cực đoan hoạt động ráo
riết. Chúng liên kết với tàn quân ngụy và những phần tử phản cách mạng khác
lập ra nhiều tổ chức phản động với những tên gọi khác nhau vũ trang bạo loạn
và hoạt động phá hoại rất trắng trợn.
Ngày 02 tháng 7 năm 1976, Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa
Việt Nam đã chính thức đổi tên thành phố Sài Gòn thành thành phố Hồ Chí
Minh. Ngày 23 tháng 11 năm 1976, Tòa Thánh đồng ý đổi tên Tổng giáo phận
Sài Gòn thành Tổng giáo phận thành phố Hồ Chí Minh như tên hành chính.



22
Thành phố Sài Gòn (ngày 02/7/1976 được đổi tên là Thành phố Hồ Chí
Minh) là địa bàn tập trung hoạt động chống phá dữ dội nhất. Có nhiều vụ các
phần tử phản động đã tập hợp đồng bào Công giáo gây rối, thậm chí vũ trang,
âm mưu gây bạo loạn. Tháng 6 năm 1975 các phần tử phản động tập trung
hàng trăm giáo dân xứ Bùi Phát (Quận 3 Sài Gòn) dùng gậy, giáo mác gây rối
an ninh trên đường phố để “bảo vệ Khâm sứ”. Vụ “Đức mẹ Fatima Bình
Triệu” (ở ngoại thành Sài Gòn), các phần tử phản động đã gây lộn xộn nhiều
ngày ở địa phương. Trong vụ Vinh Sơn, các phần tử phản động đã dùng nhà
thờ làm pháo đài nổ súng chống lại những người thừa hành công vụ của chính
quyền cách mạng. Trong đó nguy hiểm là tổ chức “Mặt trận quốc gia giải
phóng Việt Nam” do linh mục phản động Nguyễn Văn Vàng (Phó giám tỉnh
dòng Chúa cứu thế) cầm đầu với sự tham gia của nhiều giáo sỹ phản động,
cực đoan khác, tập hợp hàng ngàn phần tử phản động các loại, vũ trang lập
mật khu, xây dựng cơ sở ở nhiều tỉnh, âm mưu nổi loạn lật đổ chính quyền
cách mạng. Năm 1980, được Nhà nước cho phép, Hội đồng giám mục Việt
Nam được thành lập chính thức hợp nhất hai miền Nam, Bắc của giáo hội.
Trong đại bộ phận giáo sỹ, xu hướng “thích nghi thời đại” xuất hiện ngày
càng rõ nét. Những người chủ chốt trong Hội đồng giám mục và số lớn giám
mục, trong đó có cả những người trước đây đã có những hành động chống đối
cực đoan, với mức độ khác nhau, đều tỏ ra “thích nghi” với tình hình mới. Họ
nói, giáo hội phải “gắn bó với dân tộc, hoạt động thuần tuý tôn giáo và tuân
thủ luật pháp của Nhà nước”. Thư chung của Hội đồng giám mục năm 1980
cũng nói “giáo hội đi với dân tộc; sống phúc âm trong lòng dân tộc”. Tuy
nhiên, họ vẫn ráo riết tăng cường các hoạt động tôn giáo trái phép. Họ chỉ cho
bề dưới phải làm cho việc đạo sầm uất, phải nắm chắc giáo dân và lôi kéo
thêm vào đạo. Họ lợi dụng những khó khăn, tiêu cực trong đời sống xã hội ta
để tác động tâm lý, tư tưởng của tín đồ, gieo rắc sự hoài nghi, làm giảm lòng
tin vào chế độ. Ở nhiều nơi giáo hội đã xây dựng cất thêm nhà thờ và dựng
tượng chúa trái phép, các buổi lễ được tăng thêm, hội đoàn được phục hồi,

phát triển cùng với việc mở lớp giáo lý và hoạt động “tông đồ giáo dân” và
“thừa tác viên” trái phép. Bộ máy giáo hội ở cơ sở được đưa thêm những phần


23
tử xấu, những tên phản động, làm xói mòn lực lượng cán bộ của ta ở các
phường, xã, đặc biệt là việc lôi kéo những cán bộ là người có đạo. Đồng thời
họ đả kích kịch liệt Ủy ban đoàn kết người công giáo yêu Tổ quốc, yêu hoà
bình, cấm linh mục và giáo dân tham gia tổ chức này. Ở tất cả các địa phận,
các hình thức đào tạo linh mục trái phép rất phát triển. Đối với Hội đồng giám
mục, những phần tử phản động âm mưu biến nó thành một công cụ của giáo
hội đấu tranh với Nhà nước.
Từ khi được thành lập vào năm 1844 đến nay, Tổng giáo phận Sài Gòn
trải qua các tên gọi: Giáo phận Tây Đàng Trong (1844 - 1924) Giáo phận Sài
Gòn (1924 - 1960), Tổng giáo phận Sài Gòn (1960 - 1976), Tổng giáo phận
thành phố Hồ Chí Minh (1976 - nay). Ngày 01 tháng 03 năm 1998, Đức hồng
y Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn được Đức giáo hoàng Gioan Phaolô II bổ
nhiệm Tổng Giám mục Tổng giáo phận thành phố Hồ Chí Minh. Ngày 28
tháng 9 năm 2013, Đức Tổng giám mục Phaolô Bùi Văn Đọc được Đức giáo
hoàng Phanxicô bổ nhiệm Phó Tổng giám mục Tổng giáo phận thành phố Hồ
Chí Minh (với quyền kế nhiệm Đức hồng y Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn
là Đức Tổng giám mục Phaolô Bùi Văn Đọc).
* Quan niệm về đồng bào Công giáo trên địa bàn thành phố Hồ Chí
Minh
Đồng bào Công giáo là một bộ phận dân cư sinh sống trên địa bàn
thành phố Hồ Chí Minh, họ khác bộ phận quần chúng còn lại ở hai điểm căn
bản: một là, họ có niềm tin tôn giáo, niềm tin vào đấng tối cao, coi đây là lực
lượng chi phối toàn bộ đời sống xã hội mà họ phải tôn thờ; hai là, ngoài các
hoạt động xã hội với tư cách là một công dân, họ còn tham gia các hình thức
sinh hoạt, hoạt động tôn giáo, chịu sự quản lý của giáo hội, điều chỉnh của

giáo luật, giáo lễ tôn giáo mà mình tin theo và ở họ luôn có cả hai mặt “đạo”
và “đời”.
Với tư cách là một bộ phận dân cư sinh sống trên địa bàn thành phố Hồ
Chí Minh nói riêng và ở Việt Nam nói chung, trước khi trở thành tín đồ Công
giáo, mỗi người đã là một công dân của đất nước Việt Nam. Cho nên, trong
mọi hoạt động của đồng bào Công giáo đều phải tuân thủ pháp luật và chịu sự


24
quản lí của Nhà nước CHXHCN Việt Nam, mà trực tiếp là chính quyền cơ sở ở
địa phương nơi mà đồng bào Công giáo sinh sống; Đồng bào Công giáo có
quyền lợi, trách nhiệm, nghĩa vụ như mọi công dân khác trong sự nghiệp xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc, tuân thủ và thực hiện tốt chính sách, pháp luật của
Nhà nước, quy định của địa phương (việc đời). Mặt khác, với tư cách là một tín
đồ Công giáo, họ còn phải chịu sự quản lí, điều hành của các tổ chức giáo hội
(Vatican, Hội đồng Giám mục Việt Nam), hàng ngày đóng góp cho giáo hội,
chăm sóc nơi thờ tự và làm việc theo sự phân công của giáo hội (việc đạo).
Đồng bào Công giáo phân bố sinh sống đan xen trên khắp các quận,
huyện, ở thành phố Hồ Chí Minh (bao gồm các chức sắc, chức việc, tu sĩ,
dòng tu hành, hội đoàn và quần chúng tín đồ... cơ sở thờ tự, nhà nguyện, nơi
đào tạo chủng sinh, linh mục…). Như vậy, đồng bào Công giáo sinh sống trên
địa bàn thành phố Hồ Chí Minh là một bộ phận dân cư trên địa bàn, bao
gồm: các chức sắc, chức việc và tín đồ - những người có niềm tin tôn giáo, tự
nguyện theo đạo Công giáo được Nhà nước thừa nhận, cho phép hoạt động,
thực hiện nghĩa vụ công dân và bổn phận của tín đồ, được tổ chức của đạo
Công giáo thừa nhận tham gia vào các hoạt động tôn giáo.
Quan niệm trên chỉ ra:
Đồng bào công giao trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh là công dân
của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, mà phần lớn là nhân dân lao
động đang định cư, sinh sống, học tập, công tác, làm ăn ổn định theo đúng qui

định của Nhà nước.
Đồng bào Công giáo trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh thuộc các
thành phần giai cấp, dân tộc, không phân biệt giới tính, lứa tuổi, nghề nghiệp
xã hội… bao gồm các chức sắc, chức việc và tín đồ hoạt động tôn giáo tại các
cơ sở Công giáo trên địa bàn.
Đồng bào Công giáo trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh là những
người có niềm tin tôn giáo, tự nguyện theo đạo Công giáo mà mình tôn thờ.
Họ hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam theo đúng khuôn khổ hiến pháp và pháp
luật; được thực hành các nghi thức thờ cúng, cầu nguyện, tham gia các hình
thức sinh hoạt lễ nghi tôn giáo, học tập giáo luật, giáo lý, đạo đức tôn giáo và


25
bình đẳng trước pháp luật, được hưởng mọi quyền công dân và có trách
nhiệm thực hiện nghĩa vụ công dân như những người không theo đạo trên địa
bàn thành phố Hồ Chí Minh. Tuy không sống thành những vùng riêng biệt với
đồng bào không theo đạo, nhưng trong phạm vi ở từng quận, huyện, phường,
xã ở nhiều nơi đồng bào Công giáo sinh sống tập trung chiếm tỷ lệ cao so với
đồng bào không theo đạo.
Quan niệm về nơi có đồng bào Công giáo sinh sống mà luận văn tiếp
cận là một phạm trù mở; đó không phải là một khu vực dân cư gắn liền với
địa giới hành chính, mà là khu vực dân cư được hình thành, phát triển có thể
lâu đời, nhưng cũng có thể mới hình thành do nhu cầu di cư, dịch chuyển tạo
nên cộng đồng Công giáo... khu vực dân cư có đông đồng bào Công giáo sinh
sống tập trung hoặc đan xen với đồng bào không theo đạo Công giáo trong
phạm vi không gian của một hay nhiều ấp, xã, phường, thậm chí liên quan
đến địa bàn của quận hoặc huyện mà giáo hội Công giáo vận dụng tổ chức
thành đơn vị hành chính đạo như giáo hạt, giáo xứ, xứ đạo, họ đạo, chi hội…
trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh nơi có đồng bào Công giáo sinh sống ổn
định, tự nguyện tham gia vào tổ chức của đạo Công giáo (đồng bào tin theo)

đã được Nhà nước thừa nhận, cho phép hoạt động… Trên cơ sở của pháp luật
mọi hoạt động của nhân dân, đồng bào Công giáo đều chịu sự lãnh đạo, quản
lí, điều hành của hệ thống chính trị cơ sở, đồng thời còn chịu sự quản lí, điều
hành của các tổ chức giáo hội Công giáo nên tạo ra sự khác biệt so với những
địa bàn không có đồng bào Công giáo sinh sống, với đầy đủ các thiết chế xã
hội nói chung, cùng với các thiết chế của từng tổ chức trong đạo Công giáo
tác động, chi phối tới mọi hoạt động của đồng bào theo đạo Công giáo sinh
sống ổn định ở thành phố Hồ Chí Minh.
* Đặc điểm đồng bào Công giáo trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
Từ những thời điểm lịch sử để lại,…Thành phố Hồ Chí Minh luôn là
nơi tập trung đông đồng bào Công giáo, chức sắc, chức việc,…và với gần 01
triệu người có quan hệ với thân nhân, tổ chức Công giáo trong cộng đồng


26
người Việt tại hải ngoại,… Vì vậy đồng bào Công giáo ở thành phố Hồ Chí
Minh có những đặc điểm, như sau:
Một là, tín đồ Công giáo ở thành phố Hồ Chí Minh thường sống tập
trung, có mối quan hệ dòng họ và anh em ruột thịt; Cơ cấu Đạo Công giáo ở
thành phố Hồ Chí Minh rất chặt chẽ, tuân thủ sự chỉ đạo của Vatican và Giáo
hội Công giáo Việt Nam. Vì vậy, thực hiện tốt công tác dân vận đối với đồng
bào Công giáo sẽ bảo đảm cho đồng bào Công giáo trên địa bàn thành phố
chấp hành đúng chính sách của Đảng và Nhà nước góp phần giữ vững sự ổn
định về chính trị - xã hội và phát triển kinh tế, không chỉ cho các quận, huyện
trong Thành phố mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến cả nước và ngược lại. Đặc
điểm này đòi hỏi công tác vận động đồng bào Công giáo của các đơn vị Công
an ở vùng Công giáo, vừa phải tích cực tuyên truyền đường lối, chính sách
của Đảng và Nhà nước; vừa phải tham mưu có hiệu quả các chương trình phát
triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất của đồng bào Công giáo.
Đồng thời, phải coi trọng tuyên truyền vận động cả đồng bào không theo đạo

Công giáo. Việc tuyệt đối hoá hay xem nhẹ một đối tượng, địa bàn cơ sở nào
đều ảnh hưởng đến mục tiêu, chất lượng công tác vận động của các đơn vị nơi
có đồng bào Công giáo sinh sống.
Hai là, tín đồ theo đạo Công giáo tuy khá sùng đạo nhưng hiểu giáo lý
rất ít, thậm chí gia nhập vào hàng ngũ tín đồ chỉ là do sự xác tín, do lan
truyền tâm lý, hoặc do một sự vận động lôi kéo nào đó. Đồng bào Công giáo
có mức độ hiểu biết giáo lí, nghi thức và giới luật cũng có sự không đều.
Trong khi bề trên của đạo Công giáo có sự hiểu biết sâu sắc về giáo lí, lễ nghi
và luật của đạo Công giáo thì đồng bào theo đạo Công giáo chỉ biết những nét
chung chung về giáo lí, lễ nghi... Do ảnh hưởng của giới tính, tuổi đời, nghề
nghiệp và trình độ học vấn nên ngay trong đạo Công giáo cũng có sự khác
biệt về đức tin và nhu cầu tín ngưỡng. Thực tế, nữ giới đạo Công giáo ở thành
phố Hồ Chí Minh thường có tỉ lệ tin và gắn bó với các hình thức sinh hoạt ở
nhà thờ, hội đoàn... cao hơn nam giới. Ở những tín đồ trí thức và tín đồ bình
dân tuy có niềm tin như nhau vào Chúa Trời, linh hồn... nhưng trong việc thờ
cúng ông bà, cầu cúng khi có bệnh nan y hoặc đi lễ vì tài lộc... thì những


27
người bình dân có sự sùng tín theo khuynh hướng hình thức, thực dụng và đa
tín hơn. Đối tượng tín đồ là nông dân cũng có tỉ lệ sùng tín và đa thần hơn tín
đồ là công nhân viên chức, những người làm nghề dịch vụ tự do... họ vừa tin
tưởng sùng bái vào các thế lực siêu nhiên, vừa coi trọng việc thực hành các
nghi lễ, hình thức thờ cúng khác nhau.
Ba là, thành phố Hồ Chí Minh là nơi tập trung chức sắc, tín đồ Công
giáo; đồng bào Công giáo có sự hòa mình vào mọi sinh hoạt của thành phố.
Tổng Giáo phận thành phố Hồ Chí Minh hiện nay không chỉ là nơi tập trung
chức sắc, tín đồ Công giáo, mà còn là một trung tâm sinh hoạt năng động của
Giáo hội Công giáo Việt Nam. Có thể nói, một trong những nét đặc trưng của
giáo hội Công giáo tại thành phố Hồ Chí Minh là sự hòa mình của các tín đồ

vào mọi sinh hoạt của thành phố, do đó góp phần tạo nên những nét đặc trưng
cho hoạt động Công giáo của thành phố. Niên giám thống kê của Giáo hội
Công giáo năm 1995, thành phố Hồ Chí Minh có 467.115 tín đồ, cuối năm
2005 thành phố có 617.721 tín đồ (tăng 150.606 người), chiếm khoảng 10%
dân số Công giáo của cả nước và 10% dân số của thành phố, đến năm 2013 có
688.707 đồng bào Công giáo; trong đó có 5.093 chức sắc, 4.598 chức việc, 85
dòng tu, 17 hội đoàn với trên 75.200 thành viên; 234 cơ sở sinh hoạt tôn giáo
đang sử dụng, 2 cơ sở đào tạo, bồi dưỡng chức sắc, 33 nhà nguyện, 154 cơ sở
hoạt động từ thiện xã hội... [Phụ lục 1]
Hiện nay ở thành phố Hồ Chí Minh đạo Công giáo đang ra sức phát
huy thanh thế, không ngừng mở rộng hệ thống tổ chức cơ sở, tăng cường đào
tạo linh mục, chức việc; củng cố, phát triển các giáo xứ, dòng tu, đẩy mạnh
việc phục hồi các hội đoàn, thu hút thêm tín đồ, coi trọng thu hút đồng bào
dân tộc thiểu số, đặc biệt là tầng lớp thanh, thiếu niên. Đạo Công giáo có 17
hội, đoàn tôn giáo, trong đó chỉ một số ít hội, đoàn có tính chất từ thiện xã
hội, số hội, đoàn còn lại chủ yếu là để phục vụ các lễ nghi tôn giáo; đồng thời,
tranh thủ đào tạo và phong bổ chức sắc, củng cố các ban hành giáo, hội đồng
giáo xứ; tranh thủ bộ đội, cán bộ nghỉ hưu và đảng viên ở cơ sở; tăng cường
các hoạt động nhân đạo. Ở một số nơi, một số chức sắc cực đoan có biểu hiện
không tuân thủ pháp luật, gây mâu thuẫn nội bộ, chống đối chính quyền, lôi


×