Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

TIỂU LUẬN PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (254.04 KB, 21 trang )

MỤC LỤC

Hệ thống cơ quan Nhà nước Việt Nam ở cấp địa phương theo Hiến pháp 2013

Pg. 1


A. LỜI MỞ ĐẦU
1. Giới thiệu về đề tài nghiên cứu và mục đích nghiên cứu:
Đối với mục tiêu phát triển xã hội, gìn giữ trật tự an ninh cũng như nâng cao chất
lượng đời sống cho nhân dân, chính quyền địa phương giữ một vai trò cấp thiết và hệ
trọng. Chính quyền địa phương ở Việt Nam được Nhà nước và Đảng xác định là thành
phần không thể thiếu trong hệ thống cơ quan nhà nước và đồng thời đóng vai trò như một
công cụ đắc lực để Nhà nước quản lý, điều hành và phát triển kinh tế - xã hội, góp phần
vào sự nghiệp phát triển đất nước của Nhà nước Việt Nam.
Kể từ khi nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa được sinh ra (nay là nước Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam), Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng như giai cấp lãnh đạo đã ý thức
được vai trò cũng như tầm quan trọng của chính quyền địa phương. Vì vậy, sắc lệnh 63
về tổ chức chính quyền nhân dân địa phương công bố ngày 22 tháng 11 năm 1945 và sắc
lệnh 77 công bố ngày 21 tháng 12 năm 1945 về tổ chức Hội đồng Nhân dân và Ủy ban
hành chính đã được áp dụng nhằm xây dựng hệ thống cơ quan nhà nước cấp địa phương.
Về sau, chính quyền địa phương trải qua nhiều thay đổi và được cải thiện theo thời gian
thông qua Hiến pháp năm 1946, Hiến pháp năm 1959, Hiến pháp năm 1980 (sửa đổi năm
1989), Hiến pháp năm 1992 (sửa đối năm 2001) và gần đây nhất là Hiến pháp năm 2013.
Chương IX: “Chính quyền địa phương” trong Hiến pháp 2013 đã được xây dựng từ nền
tảng của các hiến pháp trước, kế tục tính năng động, quyền chủ động, đảm bảo chức năng
quản lí của chính quyền địa phương, cũng như loại bỏ những hạn chế, những quy định
không còn phù hợp với tình trạng thực tiễn của đất nước. Ngoài Hiến pháp, những năm
gần đây, Quốc hội, Chính phủ đã ban hành các Luật Tổ chức chính quyền địa phương
cũng như văn bản pháp luật để đẩy mạnh phân cấp cho chính quyền địa phương về ngân
sách, về tổ chức bộ máy hành chính và khía cạnh quản lý ở địa phương...


Mục đích của đề tài nghiên cứu là làm sáng tỏ hai khía cạnh của chính quyền địa
phương: Lý luận và thực tiễn. Về mặt lý luận, những khái niệm về hệ thống cơ quan nhà
nước ở cấp độ địa phương sẽ được giới thiệu một cách tường minh. Về mặt thực tiễn, đề
Hệ thống cơ quan Nhà nước Việt Nam ở cấp địa phương theo Hiến pháp 2013

Pg. 2


tài sẽ tập trung vào việc nghiên cứu, nêu lên tình hình của chính quyền địa phương trong
thời gian gần đây, từ đó đưa ra nhận xét và kiến nghị cho chính quyền địa phương nhằm
mục đích cải thiện và nâng cao hiệu quả của vai trò quản lý trong thực tế. Đồng thời, mục
đích của đề tài là giúp độc giả hiểu được chính quyền địa phương các cấp, những phân
tích về các vấn đề tích cực cũng như những hạn chế tồn đọng của chính quyền nhằm đem
lại cái nhìn toàn diện về chính quyền địa phương cho độc giả.
2. Đối tượng nghiên cứu:
Trong khuôn khổ bài tiểu luận này, tác giả tập trung vào nghiên cứu hệ thống các cơ
quan nhà nước ở cấp địa phương, cụ thể hơn là Hội đồng Nhân dân và Ủy ban Nhân dân.
Đề tài sẽ đào sâu vào khái niệm, chức năng, nhiệm vụ, vai trò các cơ quan trên nhằm gợi
ra một cái nhìn rõ nét về chính quyền địa phương ở Việt Nam. Không chỉ dừng lại ở mặt
lý thuyết đề tài còn đem lại các ví dụ thực tế để làm phong phú và là cơ sở để nhận xét và
phân tích. Ngoài ra, đề tài còn giới thiệu sơ lược về mô hình chính quyền địa phương của
một số nước tiêu biểu trên thế giới để cho thấy sự đa dạng về cách tổ chức cơ quan quản
lý của các nước được phân tích.
3. Phương pháp nghiên cứu:
Để chọn lọc các nội dung, đồng thời rút ra những nhận xét cho đề tài, xuyên suốt bài
tiểu luận, nhóm sử dụng các phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết, phương pháp
phân loại và hệ thống hóa lý thuyết, phương pháp lịch sử và nghiên cứu so sánh.
4. Bố cục: Bài tiểu luận sẽ được viết theo bố cục sau:
Chương 1: Lý luận chung về hệ thống cơ quan nhà nước cấp địa phương
Khái niệm chính quyền địa phương

Mô hình hệ thống cơ quan nhà nước cấp địa phương ở Việt Nam
1.2.1. Hội đồng Nhân dân
1.2.2. Ủy ban Nhân dân
1.3.
Nhiệm vụ và vai trò của chính quyền địa phương
1.4.
Một số điểm thay đổi của Chương IX Hiến pháp 2013 so với chương IX Hiến
1.1.
1.2.

1.5.

pháp 1992
Một số mô hình hệ thống cơ quan nhà nước cấp địa phương ở những nước tiêu
biểu

Chương 2: Thực tiễn của chính quyền địa phương ở Việt Nam hiện nay
Hệ thống cơ quan Nhà nước Việt Nam ở cấp địa phương theo Hiến pháp 2013

Pg. 3


2.1.

Ưu điểm

2.2.

Nhược điểm


2.3.

Nhận xét và một số kiến nghị cho chính quyền địa phương

B.PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ HỆ THỐNG CƠ QUAN NHÀ NƯỚC CẤP ĐỊA
PHƯƠNG
1.1.

Khái niệm về chính quyền địa phương:
Hiện nay, “chính quyền địa phương” là một thuật ngữ sử dụng rất nhiều không chỉ

trong văn bản pháp luật, trong các bài phát biểu của Đảng và Nhà nước, mà còn trong
giao tiếp đời sống hàng ngày. Tuy không có văn bản pháp luật hiện hành nào giải nghĩa rõ
và đầy đủ khái niệm này, ta vẫn có thể hiểu sơ lược khái niệm này như sau: “Chính quyền
địa phương là những thiết chế nhà nước, hay thiết chế tự quản của cộng đồng lãnh thổ địa
phương, có tư cách pháp nhân quyền lực công, được thành lập một cách hợp hiến và hợp
pháp để quản lý, điều hành mọi mặt đời sống nhà nước, xã hội trên một đơn vị hành
chính – lãnh thổ của một quốc gia, trong giới hạn thẩm quyền, thủ tục, cách thức nhất
định do pháp luật quy định.” (Một số quan niệm về chính quyền địa phương, 2015 [1]).
Ngoài ra, người ta còn hay sử dụng thuật ngữ “hệ thống cơ quan nhà nước ở cấp địa
phương” ngoài thuật ngữ “chính quyền địa phương”, tuy nhiên thuật ngữ “hệ thống cơ
quan nhà nước ở cấp địa phương” diễn tả thiên về nội dung cấu trúc tổ chức các cơ quan
trong chính quyền địa phương, vì vậy, trong đa số trường hợp, người ta vẫn hay sử dụng
thuật ngữ “chính quyền địa phương”.
Để quản lí và điều hành trên một đơn vị lãnh thổ thì những thiết chế đó có nhiệm vụ,
quyền hạn do pháp luật quy định và như vậy, đó là những thiết chế quyền lực nhà nước,
hay quyền lực của cộng đồng lãnh thổ địa phương, tùy theo quy định của từng Quốc gia.
Điều này tùy thuộc vào chế độ chính trị, hình thức thể chế của Nhà nước, tùy thuộc vào
trình độ phát triển của nền dân chủ xã hội, vào cách thức quản lí xã hội, vào cách thức

quản lí xã hội của Nhà nước và những yếu tố khác.
Hệ thống cơ quan Nhà nước Việt Nam ở cấp địa phương theo Hiến pháp 2013

Pg. 4


Các thiết chế thành lập để quản lí trên các đơn vị lãnh thổ có thể tham gia vào các
quan hệ dân sự với tư cách là pháp nhân, đồng thời những cơ quan đó đại diện cho quyền
lực Nhà nước, thay mặt Nhà nước hay nhân dân địa phương tham gia vào các mối quan
hệ mang tính quyền lực. Hoặc trong một số quan hệ kinh tế với tư cách là một pháp nhân
công pháp – đại diện cho cộng đồng lãnh thổ để thực hiện những công việc chung của
cộng đồng lãnh thổ thông qua việc ký kết các hợp đồng hành chính, thực hiện công vụ
nhà nước. Các thiết chế được thành lập để quản lí có các nhiệm vụ và quyền hạn nhất
định do pháp luật quy định; đồng thời thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn theo một thủ
tục, cách thức nhất định do Pháp luật quy định.
Mô hình chính quyền địa phương ở Việt Nam:

1.2.

1.2.1. Hội đồng Nhân dân các cấp:


Vị trí, tính chất pháp lí của Hội đồng Nhân dân:

“Điều 113 Hiến pháp năm 1992 (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2013) quy định: “Hội
đồng Nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện
vọng và quyền làm chủ của nhân dân, do nhân dân địa phương bầu ra, chịu trách nhiệm
trước nhân dân địa phương và cơ quan nhà nước cấp trên”.
Xét về mặt tính chất, Hội đồng Nhân dân có hai tính chất:
- Tính đại diện cho nhân dân địa phương thể hiện ở chỗ: Hội đồng Nhân dân là cơ

quan duy nhất ở địa phương do cử tri ở địa phương trực tiếp bầu ra; Hội đồng Nhân là đại
diện tiêu biểu nhất cho tiếng nói và trí tuệ tập thể của nhân dân địa phương.
- Tính quyền lực nhà nước ở địa phương thể hiện ở chỗ: Hội đồng Nhân dân là cơ
quan được nhân dân trực tiếp giao quyền để thay mặt nhân dân thực hiện quyền lực nhà
nước ở địa phương; Hội đồng Nhân dân quyết định các vấn đề quan trọng của địa
phương; Hội đồng Nhân dân thể chế hóa ý chí, nguyện vọng của nhân dân địa phương
thành những chủ trương, biện pháp có tính bắt buộc thi hành ở địa phương.


Chức năng hội đồng nhân dân

Hội đồng Nhân dân có hai chức năng cơ bản sau đây:
- Chức năng quyết định và tổ chức thực hiện các quyết định trên tất cả các lĩnh vực
của đời sống xã hội trong phạm vi thẩm quyền.
Hệ thống cơ quan Nhà nước Việt Nam ở cấp địa phương theo Hiến pháp 2013

Pg. 5


- Chức năng giám sát việc chấp hành pháp luật đối với các cơ quan nhà nước ở địa
phương.
Các chức năng cơ bản của Hội đồng Nhân dân được cụ thể hóa thành những nhiệm
vụ, quyền hạn của Hội đồng Nhân dân và được quy định trong Luật Tổ chức Hội đồng
Nhân dân và Ủy ban Nhân dân.


Cơ cấu tổ chức của Hội đồng Nhân dân:

Hội đồng Nhân dân được thành lập ở ba cấp: Hội đồng Nhân dân cấp tỉnh, Hội đồng
Nhân dân cấp huyện và Hội đồng Nhân dân cấp xã.

Số lượng đại biểu Hội đồng Nhân dân: Hội đồng Nhân dân cấp tỉnh có từ 50 đến 85
đại biểu (các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có số dân trên 3 triệu người được bầu
không quá 95 đại biểu, riêng Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh theo luật Tổ chức chính
quyền địa phương 2015 hiện hành là 105 đại biểu). Hội đồng Nhân dân cấp huyện có từ
30 đến 40 đại biểu. Hội đồng Nhân dân cấp xã có từ 25 đến 35 đại biểu.


Các cơ quan của Hội đồng Nhân dân:

Thường trực Hội đồng Nhân dân bao gồm Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng Nhân dân
và Ủy viên thường trực (riêng Thường trực Hội đồng Nhân dân cấp xã chỉ bao gồm Chủ
tịch và Phó Chủ tịch Hội đồng Nhân dân) do Hội đồng Nhân dân cùng cấp bầu ra là cơ
quan đảm bảo việc tổ chức các hoạt động của Hội đồng Nhân dân.
Hội đồng Nhân dân cấp tỉnh và cấp huyện còn thành lập các ban (cơ quan chuyên
môn của Hội đồng Nhân dân), cụ thể như sau: Hội đồng Nhân dân cấp tỉnh thành lập ba
ban: Ban pháp chế, Ban kinh tế - ngân sách và Ban văn hóa – xã hội. Những địa phương
có nhiều dân tộc ít người sinh sống có thể thành lập thêm Ban dân tộc; Hội đồng nhân
dân cấp huyện thành lập hai ban: Ban pháp chế và Ban kinh tế - xã hội.


Kì họp Hội đồng Nhân dân:

Kì họp là hình thức hoạt động quan trọng nhất của Hội đồng Nhân dân họp mỗi năm
hai kì, được gọi là những kì họp thường lệ. Ngoài ra, Hội đồng Nhân dân có thể họp bất
thường. Tại kì họp, Hội đồng Nhân dân có quyền ban hành nghị quyết.”
(Trang 35-37, Giáo trình Pháp luật đại cương, NXB Đại học Sư Phạm).

Hệ thống cơ quan Nhà nước Việt Nam ở cấp địa phương theo Hiến pháp 2013

Pg. 6



1.2.2. Ủy ban Nhân dân các cấp:


Vị trí, tính chất pháp lí của Ủy ban Nhân dân:

“Điều 114 hiến pháp năm 1992 (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2003) quy định: “ủy
ban nhân dân bầu ở cấp chính quyền địa phương do Hội đồng Dân dân cùng cấp là cơ
quan chấp hành của Hội đồng Nhân dân, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương,
chịa trách nhiệm trước Hội đồng Nhân dân và cơ quan hành chính nhà nước cấp trên”.


Ủy ban Nhân dân có hai tính chất sau:

Cơ quan chấp hành của Hội đồng Nhân dân cùng cấp: Ủy ban Nhân dân do Hội đồng
Nhân dân cùng cấp bầu ra; Uỷ ban Nhân dân chịu trách nhiệm thi hành các nghị quyết
của Hội đồng Nhân dân cùng cấp; Ủy ban Nhân dân phải báo cáo công tác và chịu trách
nhiệm trước Hội đồng Nhân dân cùng cấp.
Cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương; Ủy ban Nhân dân là cơ quan hình chính
nằm trong hệ thống thống nhất các cơ quan hành chính từ trung ương đến cơ sở mà đứng
đầu là Chính phủ; quản lí hành chính Nhà nước là hoạt động chủ yếu, quan trọng nhất,
được coi là chức năng của Ủy ban Nhân dân; Ủy ban Nhân dân trực tiếp tổ chức chỉ đạo
các cơ quan, ban ngành thuộc quyền thực hiện hoạt động quản lý hành chính Nhà nước
đối với tất cả các ngành, các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh- quốc phòng… ở
địa phương; Ủy ban Nhân dân có quyền ban hành các văn bản quy phạm pháp luật có
tính chất bắt buộc thực hiện đối với các cơ quan, tổ chức và mọi cá nhân có liên quan ở
địa phương; trực tiếp hoặc thông qua các cơ quan ban ngành thuộc quyền ban hành các
văn bản cá biệt nhằm giải quyết các quyền, nghĩa vụ, hoặc xử lí các vi phạm pháp luật
trong lĩnh vực quản lí Nhà nước ở địa phương; Ủy ban Nhân dân phải chấp hành các

mệnh lệnh, báo cáo công tác và chịu trách nhiệm trước cơ quan Nhà nước cấp trên, trước
hết là cơ quan hành chính Nhà nước cấp trên.


Chức năng của Ủy ban Nhân dân:

Hoạt động quản lí nhà nước của Ủy ban Nhân dân là hoạt động chủ yếu và là chức
năng của Ủy ban Nhân dân. Chức năng quản lí Nhà nước của Ủy ban Nhân dân có hai
đặc điểm: Ủy ban Nhân dân quản lí tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội; hoạt động
quản lí của Ủy ban Nhân dân bị giới hạn bởi đơn vị hành chính - lãnh thổ thuộc quyền.
Hệ thống cơ quan Nhà nước Việt Nam ở cấp địa phương theo Hiến pháp 2013

Pg. 7


Chức năng của Ủy ban Nhân dân được cụ thể hóa thành những nhiệm vụ, quyền hạn
của Ủy ban Nhân dân và được quy định trong Luật Tổ chức Hội đồng Nhân dân và Ủy
ban Nhân dân. Ủy ban Nhân dân được quyền ban hành hai loại văn bản là quyết định và
chỉ thị.


Cơ cấu tổ chức của Ủy ban Nhân dân:

- Số lượng thành viên Ủy ban Nhân dân:
Ủy ban Nhân dân cấp tỉnh có từ 9 đến 11 thành viên (riêng Ủy ban Nhân dân thành
phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh có không quá 13 thành viên). Ủy ban Nhân dân
cấp huyện có từ 7 đến 9 thành viên. Ủy ban Nhân dân cấp xã có từ 3 đến 5 thành viên.
- Thành viên Ủy ban Nhân dân:
+ Chủ tịch Ủy ban Nhân dân do Hội đồng Nhân dân cùng cấp bầu, miễn nhiệm, bãi
nhiệm.

+ Chủ tịch Ủy ban Nhân dân có quyền ban hành quyết định và chỉ thị.
+ Các Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân do Chủ tịch Ủy ban Nhân dân đề nghị Hội đồng
Nhân dân cùng cấp bầu, miễn nhiễm, bãi nhiệm.
+ Các Ủy viên Ủy ban Nhân dân do Chủ tịch Ủy ban Nhân dân đề nghị Hội đồng
Nhân dân cùng cấp bầu; miễn nhiệm, bãi nhiệm.
Kết quả bầu ủy ban nhân dân phải được chủ tịch Ủy ban Nhân dân cấp trên trực tiếp
phê chuẩn (đối với các tỉnh thì Thủ tướng Chính phủ phê chuẩn).
- Cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban Nhân dân gồm:
+ Các sở và tương đương là cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban Nhân dân cấp tỉnh.
Ví dụ: Sở tư pháp, Thanh tra tỉnh…
+ Các phòng và tương đương là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban Nhân dân cấp
huyện.
Ví dụ: Phòng tư pháp, Thanh tra huyện…”
(Trang 37-38, Giáo trình Pháp luật đại cương, NXB Đại học Sư Phạm)

Hệ thống cơ quan Nhà nước Việt Nam ở cấp địa phương theo Hiến pháp 2013

Pg. 8


1.3.

Vai trò và nhiệm vụ của hệ thống chính quyền địa phương ở Việt Nam:

• Về vai trò:
“Vai trò của chính quyền địa phương trong phát triển ngày càng được cấp trung ương
coi trọng hơn. Bằng chứng là Việt Nam đã sửa đổi Luật tổ chức Hội đồng Nhân dân và
Uỷ ban Nhân dân các cấp, đưa thêm vào luật một chương liên quan đến chính quyền địa
phương vào dự thảo Hiến pháp sửa đổi.” (Đại sứ Pháp tại Việt Nam, 2018, Tổ chức chính
quyền địa phương [2]).

- Chính quyền địa phương ở Việt Nam có vai trò hai mặt. Một mặt, với tư cách là một
bộ phận cấu thành của bộ máy nhà nước thống nhất, chính quyền địa phương thay mặt
nhà nước tổ chức quyền lực, thực thi nhiệm vụ quản lý trên lãnh thổ địa phương trong cơ
cấu quyền lực nhà nước thống nhất trên lãnh thổ Việt Nam. Mặt khác, chính quyền địa
phương lại là cơ quan do nhân dân địa phương lập ra (trực tiếp và gián tiếp) để thực hiện
các nhiệm vụ ở địa phương nhằm phục vụ nhu cầu của nhân dân địa phương trên cơ sở
các quy định của Hiến pháp, luật và các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên. Vai trò
như vậy của chính quyền địa phương được thể hiện tập trung về nguyên tắc tập trung dân
chủ trong tổ chức và hoạt động của các cơ quan nhà nước, của bộ máy nhà nước nói
chung. Trong đó, tập trung thống nhất là yếu tố có tính chủ đạo. Tư tưởng cơ bản trong tố
chức chính quyền địa phương theo nguyên tắc đó là vừa bảo đảm sự tập trung thống nhất,
vừa phát huy vai trò chủ động tích cực của địa phương.

• Về nhiệm vụ:
Nhiệm vụ của các cơ quan chính quyền địa phương có chút khác biệt khi so sánh các
cấp với nhau, nhưng nhìn chung đều có các điểm tương đồng sau:
- Tổ chức và bảo đảm việc thi hành Hiến pháp và pháp luật trên địa bàn.
Hệ thống cơ quan Nhà nước Việt Nam ở cấp địa phương theo Hiến pháp 2013

Pg. 9


- Quyết định những vấn đề của địa phương trong phạm vi được phân quyền, phân
cấp theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
- Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do cơ quan cấp trên ủy quyền.
- Kiểm tra, giám sát tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương ở các đơn
vị hành chính địa phương.
- Chịu trách nhiệm trước cơ quan nhà nước cấp trên về kết quả thực hiện các
nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương.
- Phối hợp với các cơ quan nhà nước ở trung ương, các địa phương thúc đẩy liên

kết kinh tế vùng, thực hiện quy hoạch vùng, bảo đảm tính thống nhất của nền kinh tế
quốc dân.
- Quyết định và tổ chức thực hiện các biện pháp nhằm phát huy quyền làm chủ của
Nhân dân, huy động các nguồn lực xã hội để xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội, bảo
đảm quốc phòng.
(Tham khảo từ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương 2015).
1.4.

Một số thay đổi đáng lưu ý trong chương IX Hiến pháp 2013 so với chương IX
Hiến pháp 1992:
Theo Ngân Hà, Những điểm mới về chính quyền địa phương trong Hiến pháp năm

2013 [3], Chính quyền địa phương có một số sự thay đổi sau:
- Tên chương IX được đổi từ “Hội đồng Nhân dân và Ủy ban Nhân dân” thành
“Chính quyền địa phương”, điều này cho thấy Nhà nước bắt đầu chú ý hơn đến việc gắn
kết chặt chẽ giữa hai cơ quan Hội đồng Nhân dân và Ủy ban Nhân dân, nhấn mạnh vai
trò, nhiệm vụ chung của cả hai cơ quan này.

Hệ thống cơ quan Nhà nước Việt Nam ở cấp địa phương theo Hiến pháp 2013

Pg. 10


- Việc phân chia các đơn vị hành chính cũng có sự thay đổi. Theo Hiến pháp 2013,
Điều 110 quy định: Nước chia thành tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; tỉnh chia
thành huyện, thị xã và thành phố thuộc tỉnh; thành phố trực thuộc trung ương chia thành
quận, huyện, thị xã và đơn vị hành chính tương đương; huyện chia thành xã, thị trấn; thị
xã và thành phố thuộc tỉnh chia thành phường và xã; quận chia thành phường. Đơn vị
hành chính - kinh tế đặc biệt do Quốc hội thành lập. Như vậy, theo hiến pháp 2013, thành
phố thuộc trung ương sẽ có thể có đơn vị hành chính tương đương (ví dụ như thành phố),

đây là điểm chưa xuất hiện trong Hiến pháp 1992.
- Điều 111, Hiến pháp 2013 quy định: “Chính quyền địa phương được tổ chức ở
các đơn vị hành chính của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Cấp chính quyền
địa phương gồm có hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân được tổ chức phù hợp với đặc
điểm nông thôn, đô thị, hải đảo, đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt do luật định”. Như
vậy, mô hình chính quyền địa phương gồm Hội đồng Nhân dân và Ủy ban Nhân dân sẽ
không bị thực hiện một cách cứng nhắc và khiên cưỡng, mà được tổ chức phù hợp với
tình hình từng khu vực.
- Nếu Hiến pháp 1992 không nhắc đến vai trò, quyền hạn của chính quyền địa
phương mà chỉ quy định nhiệm vụ, quyền hạn cho Hội đồng Nhân dân và Ủy ban Nhân
dân, Hiến pháp 2013 đã sửa đổi điều này và quy định rõ ràng nhiệm vụ, quyền hạn cho
chính quyền địa phương trong điều 112, cụ thể như sau:
“1. Chính quyền địa phương tổ chức và bảo đảm việc thi hành Hiến pháp và pháp
luật tại địa phương; quyết định các vấn đề của địa phương do luật định; chịu sự kiểm tra,
giám sát của cơ quan nhà nước cấp trên.
2. Nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương được xác định trên cơ sở phân
định thẩm quyền giữa các cơ quan nhà nước ở trung ương và địa phương và của mỗi cấp
chính quyền địa phương.

Hệ thống cơ quan Nhà nước Việt Nam ở cấp địa phương theo Hiến pháp 2013

Pg. 11


3. Trong trường hợp cần thiết, chính quyền địa phương được giao thực hiện một số
nhiệm vụ của cơ quan nhà nước cấp trên với các điều kiện bảo đảm thực hiện nhiệm vụ
đó.”
1.5.

Mô hình chính quyền địa phương ở một số nước tiêu biểu trên thế giới:

Có nhiều chế độ chính trị, hệ thống tư tưởng lý luận, các hình thức nhà nước,… tồn

tại trên thế giới. Mỗi quốc gia nhất định sẽ có chế độ chính trị, hình thức chính thể, hình
thức cấu trúc,… nhất định, chính vì vậy, mô hình chính quyền địa phương xác lập ở từng
lãnh thổ riêng biệt là khác nhau và mang tính đặc trưng của quốc gia đó. Tuy nhiên, để
phân tích hết tất cả các mô hình chính quyền địa phương ở các nước trên thế giới là điều
không thể. Vì vậy, trong khuôn khổ của bài tiểu luận này, tác giả sẽ chọn một số nước
tiêu biểu với một số mô hình hệ thống cơ quan nhà nước địa phương tiêu biểu để đem lại
cái nhìn sơ bộ về chính quyền địa phương trên thế giới.
1.5.1. Mô hình hệ thống cơ quan nhà nước cấp địa phương ở Trung Quốc:

Trung Quốc là một đất nước rộng lớn ở châu Á với dân số hơn 1,3 tỷ người. Theo Bộ
Ngoại giao Việt Nam, 2018, Tài liệu cơ bản về Trung Quốc và quan hệ Việt Nam - Trung
Quốc [4], Trung Quốc có thể chế nhà nước được diễn tả là “Hiến pháp Trung Quốc quy
định, Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa là Nhà nước xã hội chủ nghĩa của nền chuyên
chính nhân dân, do giai cấp công nhân lãnh đạo, lấy liên minh công - nông làm nền tảng;
chế độ xã hội chủ nghĩa là chế độ cơ bản; chuyên chính nhân dân là thể chế của nhà
nước.” Hiện nay, Trung Quốc hoạt động dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản, chủ tịch
nước hiện tại là ông Tập Cận Bình.
Cũng theo Tài liệu cơ bản về Trung Quốc và quan hệ Việt Nam - Trung Quốc, Hiến
pháp của nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa chia các khu vực hành chính của quốc gia
như sau: Cả nước phân chia thành tỉnh, khu tự trị, thành phố trực thuộc trung ương. Tỉnh,
khu tự trị chia thành châu tự trị, huyện, huyện tự trị, thành phố. Huyện, huyện tự trị phân
thành hương, hương dân tộc, trấn, ngoài ra, nhà nước trong trường hợp cần thiết có thể
thành lập khu hành chính đặc biệt. Hiện nay, Trung Quốc gồm 23 tỉnh (đã tính thêm Đài
Loan), 5 khu tự trị, 4 thành phố trực thuộc trung ương và 2 khu hành chính đặc biệt là
Hồng Công và Ma Cao.
Hệ thống cơ quan Nhà nước Việt Nam ở cấp địa phương theo Hiến pháp 2013

Pg. 12



Theo Thái Xuân Sang, Tìm hiểu chính quyền địa phương Trung Quốc [5], ở cấp độ
địa phương sẽ được chia làm 4 cấp độ, cấp một là tỉnh, cấp hai là khu, cấp ba là huyện,
cấp bốn là hương, trấn. Chính quyền địa phương ở mỗi cấp bao gồm Đại hội đại biểu
nhân dân và Chính phủ nhân dân, đối với các khu tự trị, châu tự trị, huyện tự trị thành lập
các cơ quan tự trị tương đương. Trong đó, Đại hội đại biểu nhân dân các cấp là cơ quan
quyền lực nhà nước ở địa phương, Chính phủ nhân dân các cấp là cơ quan chấp hành của
cơ quan quyền lực nhà nước các cấp địa phương (Đại hội đại biểu nhân dân) và đồng thời
là cơ quan hành chính các cấp địa phương. Nhiệm kì hoạt động của Chính phủ nhân dân
các cấp và Đại hội đại biểu nhân dân các cấp là giống nhau. Ở tất cả các cấp, Đại hội đại
biểu nhân dân do nhân dân trực tiếp bầu ra, Chính phủ nhân dân do các thành viên trong
Đại hội đại biểu nhân dân bầu ra.
1.5.2. Mô hình hệ thống cơ quan nhà nước cấp địa phương ở Mỹ:

Mỹ, hay còn được gọi là Hoa Kỳ, là một quốc gia đa sắc tộc ở châu Mỹ, khác với
Việt Nam, Mỹ là một quốc gia đa đảng, nghĩa là có từ hai đảng trở lên hoạt động, trong
đó hai đảng phái có quyền lực và hoạt động mạnh mẽ nhất là Đảng Cộng hòa và Đảng
Dân chủ. Hiện nay, nước Mỹ đang hoạt động dưới sự lãnh đạo của tổng thống Donald
Trump đến từ Đảng Cộng hòa.
Về việc phân cấp hành chính, Mỹ gồm 50 bang và đặc khu Columbia, đặc khu này
còn được gọi là Washington D.C và là thủ đô của Hoa Kỳ, trong đó chính quyền ở các
tiểu bang hoạt động theo hình thức tự quản và riêng biệt với nhau, tuy nhiên vẫn có sự
thống nhất giữa các bang với chính quyền liên bang. Theo Thư viện học liệu Mở Việt
Nam (VOER), Chính trị Hoa Kỳ [6], mỗi tiểu bang hoạt động như một đơn vị hành chính
tự trị, mỗi chính quyền của mỗi tiểu bang cũng theo chế độ tam quyền: Hành pháp, lập
pháp, tư pháp. Đứng đầu nhánh hành pháp tiểu bang là thống đốc, được bầu theo cách
phổ thông đầu phiếu, thường có nhiệm kỳ bốn năm, nhánh lập pháp của các tiểu bang
thường là lưỡng viện, nhánh tư pháp chịu sự quản lý của tòa án bang. Mỗi tiểu bang lại
được chia làm các cấp nhỏ hơn: Thành phố, quận, cuối cùng là thị trấn, xã.


Hệ thống cơ quan Nhà nước Việt Nam ở cấp địa phương theo Hiến pháp 2013

Pg. 13


Có ba mô hình chính cho chính quyền thành phố: Thị trưởng - Hội đồng, Uỷ ban, Hội
đồng - Nhà điều hành. Trong mô hình Thị trưởng - Hội đồng, Thị trưởng chịu trách
nhiệm đứng đầu nhánh hành pháp, Hội đồng quản lý nhánh lập pháp. Với mô hình Ủy
ban, nhánh lập pháp và hành pháp sẽ được gộp lại và chịu sự quản lý của một nhóm viên
chức. Ở mô hình Hội đồng – Nhà điều hành bao gồm một hội đồng được dân bầu ra với
một ít nghị viên để ban hành luật và thiết lập chính sách cho thành phố, sau đó sẽ thuê
một chuyên gia để thiết kế ngân sách và giám sát các hoạt động còn lại. Ở cấp độ quận,
mô hình chính quyền trở nên đơn giản hơn nhiều với hai cơ quan chính là ban giám sát và
ủy ban, công việc chính của thành phần cơ quan ở cấp độ này là quản lý các chương trình
phúc lợi, cơ sở vật chất, giám sát bầu cử,… Ở cấp độ thị trấn, xã, các cơ quan chủ yếu là
Hội đồng thị trấn, Ủy ban, Ban giám sát, nhiệm vụ chủ yếu là đáp ứng nhu cầu cơ bản
của xã hội ở khu vực đó.
Vì tính chất đa dạng và phong phú trong quy định và Hiến pháp của các tiểu bang,
các mô hình nêu trên chỉ mang tính chất tương đối và có một số sự khác biệt ở các tiểu
bang khác nhau.
1.5.3. Mô hình hệ thống cơ quan nhà nước cấp địa phương ở nước Anh:

Theo Bộ Ngoại giao Việt Nam, 2014, Tài liệu cơ bản Liên hiệp Vương quốc Anh và
Bắc Ai-len [7], “Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ai - len bao gồm 4 xứ: Anh
(England, thủ đô Luân Đôn, dân số 51.446.000 người), Xứ Gan (Wales, thủ đô Cardiff,
dân số 2.993.000 người), Xcốt-len (Scotland, thủ đô Edinburgh, dân số 5.169.000 người)
và Bắc Ai-len (Northern Ireland, thủ đô Belfast, dân số 1.775.000 người); mỗi xứ có lịch
sử và văn hoá riêng”. Hiện tại, Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ireland theo thể chế
quân chủ lập hiến, nguyên thủ quốc gia là nữ hoàng Elizabeth II.

Theo Đào Thị Thanh Thủy, Tổ chức bộ máy chính quyền đô thị tại một số quốc gia
phát triển [8], ở cấp địa phương, chính quyền địa phương bao gồm 3 cấp: tỉnh, quận
(huyện) và xã. Hiện nay ở Anh có 39 tỉnh, 296 huyện và gần 1.000 xã, riêng khu vực đô
thị có khoảng 66 quận tại mỗi cấp này đều có Hội đồng dân cử được bầu 4 năm một lần
Hệ thống cơ quan Nhà nước Việt Nam ở cấp địa phương theo Hiến pháp 2013

Pg. 14


bằng phương pháp bầu trọn gói. Thông thường hội đồng địa phương sẽ thành lập các bộ
phận chức năng quản lý nhà nước và thuê các viên chức chuyên nghiệp, các bộ phận này
do các ủy viên hội đồng điều hành. Riêng thủ đô Luân Đôn là trường hợp khá đặc biệt do
có 32 quận nhưng không chia thành cấp xã, có những đặc điểm riêng như sau: Chính
quyền Luân Đôn được hình thành từ hai cấp bậc quản lý toàn thành phố mang tính chiến
lược và cấp bậc địa phương. Chính quyền thành phố do Cơ quan quyền lực Luân Đôn
quản lý, trong khi chính quyền địa phương được quản lý bởi 33 cơ quan nhỏ hơn. Cơ
quan quyền lực Luân Đôn mở rộng bao gồm hai thành phần được chọn thông qua bầu cử:
Thị trưởng Luân Đôn - người nắm quyền hành pháp và Hội đồng Luân Đôn - chịu trách
nhiệm xem xét kỹ những quyết định của thị trưởng và có quyền chấp thuận hoặc bác bỏ
đề xuất ngân sách mỗi năm của thị trưởng. Hoạt động của Hội đồng bao gồm: Trật tự an
ninh, phòng cháy chữa cháy, đường sá giao thông, bảo tàng, bảo trợ người già và các dịch
vụ xã hội khác.
Nhận xét:
Nhìn chung, mô hình hệ thống cơ quan nhà nước cấp địa phương của Việt Nam và
mô hình hệ thống cơ quan nhà nước cấp địa phương của Trung Quốc có nhiều điểm
tương đồng trong cách xây dựng các cơ quan, cách bầu cử, đều tuân theo nguyên tắc tập
quyền trong cách tổ chức. Tổ chức chính quyền địa phương của Vương quốc Anh và tổ
chức chính quyền địa phương của Mỹ có điểm chung là tính tự quản, tuy nhiên chính
quyền địa phương của Mỹ thể hiện tính đa dạng, tự quyết, tự chủ và linh hoạt mạnh mẽ
và rõ ràng hơn Vương quốc Anh do ở từng bang có hệ thống pháp luật riêng biệt, ít sự

phụ thuộc hơn so với chính quyền địa phương ở Việt Nam và Trung Quốc.
CHƯƠNG 2: THỰC TIỄN CỦA CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG HIỆN NAY
2.1.

Thành tựu của chính quyền địa phương:
So với thời điểm trước khi thay đổi Luật Tổ chức Hội đồng Nhân dân và Ủy ban

Nhân dân, cơ cấu của bộ máy chính quyền địa phương đang được xây dựng rõ ràng, chặt
chẽ và phù hợp với tình hình của từng khu vực hơn. Nếu Luật Tổ chức Hội đồng Nhân
Hệ thống cơ quan Nhà nước Việt Nam ở cấp địa phương theo Hiến pháp 2013

Pg. 15


dân và Ủy ban Nhân dân 2003 không quy định rõ cơ cấu tổ chức, thì Luật Tổ chức Chính
quyền địa phương 2015 đã có sự rõ ràng trong việc xây dựng cơ cấu, xây dựng thành
phần cán bộ hoạt động. Ngoài ra, luật này cũng quy định, tại các thành phố lớn như Hà
Nội, Hồ Chí Minh được quyền bầu 105 đại biểu, trước đây là 95 đại biểu, đây được xem
là động thái để tăng cường sự quản lý đối với các thành phố lớn.
Chú trọng hơn vào việc tuyển chọn nhân lực có trình độ cao về mặt lý luận. Minh
chứng là sự thay đổi trong Luật Tổ chức Chính quyền địa phương 2015 so với Luật Tổ
chức Hội đồng Nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003. Nếu như trước đây, Luật tổ chức
Hội đồng Nhân dân và Ủy ban Nhân dân năm 2003, không bắt buộc người đứng đầu của
các cơ quan chuyên môn của Ủy ban Nhân dân nào cũng là ủy viên của Ủy ban Nhân
dân, thì đến Luật Tổ chức Chính quyền địa phương đã quy định tất cả người đứng đầu
của các cơ quan chuyên môn của Uỷ ban Nhân dân đều là ủy viên của Ủy ban Nhân dân.
(Quỳnh Ly-Minh Tâm, Một số điểm mới của Luật Tổ chức chính quyền địa phương [9]).
Hiện nay, một số chính quyền địa phương đã và đang có những động thái tích cực
nhằm nâng cao kinh tế ở khu vực của mình. Trong bài báo “Bạc Liêu hỗ trợ, tháo gỡ khó
khăn cho doanh nghiệp” [10], nhà báo Trọng Duy đã chỉ ra rằng: “Theo Giám đốc Sở Kế

hoạch và Ðầu tư Trần Thanh Tâm, gần ba năm qua, nhất là từ cuối năm 2017 đến nay,
Bạc Liêu đã đón hơn 400 lượt nhà đầu tư trong và ngoài nước đến tìm hiểu cơ hội hợp tác
làm ăn. Uỷ ban Nhân dân tỉnh đã cấp chủ trương đầu tư cho 14 dự án với tổng vốn đăng
ký gần 7.700 tỷ đồng và 365,76 triệu USD. Sở Kế hoạch và Ðầu tư đã cấp giấy chứng
nhận đầu tư cho 23 dự án, tổng vốn đăng ký 10.180 tỷ đồng, tăng hơn 80% so nhiệm kỳ
trước. Ngoài ra, Bạc Liêu còn thu hút vốn ODA hơn 410 tỷ đồng và tiếp nhận nhiều dự án
đầu tư khác theo các hình thức BOT, BT, BLT […] Những con số này cho thấy, Bạc Liêu
đã dần trở thành điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư trong và ngoài nước…”
2.2.

Mặt hạn chế của chính quyền địa phương:
Dù đã có nhiều cải thiện so với chính quyền địa phương trong quá khứ, chính quyền

địa phương hiện nay trong thực tiễn vẫn tồn đọng nhiều hạn như sau:

Hệ thống cơ quan Nhà nước Việt Nam ở cấp địa phương theo Hiến pháp 2013

Pg. 16


Theo Trần Quang Tuấn Minh, tiểu luận Thực trạng và giải pháp hoàn thiện tổ chức
bộ máy hành chính địa phương Việt Nam [11], chính quyền địa phương tuy được chú
trọng cải cách, nhưng vấn đề dân chủ vẫn chưa được chú ý. Trong bài báo “Các địa
phương cần chấn chỉnh công tác tiếp dân” của tác giả Dư Đoàn [12], tác giả đã nêu ra
một tình huống thực tế: “Cử tri Lê Huy Chữ, trú thị trấn Chư Sê nêu ý kiến cụ thể, việc
thực hiện quyền dân chủ của chính quyền địa phương còn chưa tốt. Cử tri này nêu ra
tuyến đường Hùng Vương, thị trấn Chư Sê có chiều dài 5 km được thi công từ năm 2016,
song chính quyền địa phương đã không thông báo rõ với người dân, không để “dân biết,
dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” khiến việc thi công không được tính toán kỹ, trồng cây
ven đường đúng vị trí cống thoát nước bên dưới nên đã xảy ra tình trạng cây đổ, may mắn

không thiệt hại về người. Bên cạnh đó, công trình này dù mới thi công xong nhưng đã có
một số vị trí có dấu hiệu xuống cấp”. Như vậy, ta thấy vấn đề về dân chủ vẫn chưa được
coi trọng trong thực tế.
Cũng theo Trần Quang Tuấn Minh, trong các văn bản pháp luật hiện hành không xuất
hiện mục xử lý vi phạm cho các cơ quan, cán bộ trong trường hợp vi phạm pháp luật. Vì
vậy vấn đề này trước hết gây ra việc thiếu thông tin, cơ sở để xử lý vi phạm, đồng thời
tạo tâm thế ỷ lại, thiếu nghiêm túc trong việc tuân hành và thực thi vai trò cán bộ, đại
biểu của các thành viên trong cơ quan nhà nước địa phương.
Tình trạng thiếu minh bạch, trốn tránh trách nhiệm vẫn tồn tại trong chính quyền địa
phương ở một số địa phương. Theo bài báo “Đột nhập "tâm bão" sốt đất Phú Quốc: Run
rẩy với “bom đất"” [13], phóng viên đã nêu lên tình trạng mua bán đất tại Phú quốc như
sau: Năm 2015, ông Phạm Phú Hải bị thu hồi mảnh đất 32.000 m2 để phục vụ công trình
khác bởi Ủy ban Nhân dân huyện Phú Quốc nhưng không được bồi thường, vì thế ông
Hải kiện ra tòa. Ngày 27.6.2017, Tòa án nhân dân tỉnh Kiên Giang xét xử và yêu cầu Ủy
ban Nhân dân Phú Quốc phải bổi thường cho ông Hải. Ngày 21.9.2017, Cục Thi hành án
dân sự Kiên Giang ra thông báo tự nguyện thi hành án đến Ủy ban Nhân dân huyện Phú
Quốc, nhưng mãi đến trung tuần tháng 4.2018, vẫn chưa thực hiện. Vì sự tắc trách trong
Hệ thống cơ quan Nhà nước Việt Nam ở cấp địa phương theo Hiến pháp 2013

Pg. 17


giải quyết vấn đề, nên nhiều người dân không tránh khỏi tâm lý e dè, nhắm mắt cho qua
những sai phạm của chính quyền địa phương.
Một tình trạng cũng khá phổ biến là tình trạng ưu ái người thân trong gia đình vào
làm việc trong cơ quan nhằm những mục đích thiếu minh bạch. Minh chứng là trong bài
báo “Những vụ ‘con ông cháu cha’ thăng tiến thần tốc”[14], phóng viên Trọng Phú đã
nêu lên tình huống: “Gần đây nhất là vụ cha con nguyên bí thư tỉnh Quảng Nam cũng
được Trung ương kết luận. Cụ thể ông Lê Phước Hoài Bảo (con ông Lê Phước Thanh,
nguyên Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam) được bổ nhiệm làm giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu

Tư khi mới 30 tuổi. Việc bổ nhiệm này được Ủy ban Trung ương kết luận là “không đủ
tiêu chuẩn, điều kiện, vi phạm quy trình, thủ tục”. Liên quan đến việc này, cả hai cha con
ông Bảo đều bị đề nghị xử lý trách nhiệm. Cũng ở tỉnh này, đương kim chủ tịch Ủy ban
Nhân dân tỉnh là ông Đinh Văn Thu cũng bị Uỷ ban Trung ương chỉ rõ đã ký văn bản đề
nghị bổ nhiệm con trai mình khi chưa được phê duyệt quy hoạch; để tỉnh tuyển dụng
công chức không qua thi tuyển, bổ nhiệm các chức vụ lãnh đạo đối với con trai chưa đảm
bảo điều kiện, tiêu chuẩn…”
2.3.

Một số kiến nghị để nâng cao hiệu quả và chất lượng hoạt động cho chính
quyền địa phương:
Tuy Nhà nước đã có nhiều cải cách trong việc hoàn thiện chính quyền địa phương,

nhưng không thể phủ nhận rằng trong chính quyền địa phương vẫn có nhiều hạn chế tồn
đọng. Vì vậy, cần có những giải pháp cho những hạn chế này.
Do tính tập trung quyền lực vào cấp trên, địa phương và cấp dưới không có cơ hội
phát huy khả năng của mình để giải quyết cách vấn đề mang tính cấp bách, trong khi đó,
trung ương khó nắm bắt các vấn đề của từng địa phương. Do đó, cần tạo thêm tính tự chủ
cho chính quyền địa phương, tất nhiên vẫn cần tính hợp lý, sự thống nhất chặt chẽ, phân
quyền đồng đều giữa chính quyền trung ương và chính quyền địa phương. Vì lý do đó,
các ban ngành đoàn thể nên nghiên cứu và xây dựng, ban hành các văn bản mới bảo đảm
tính nhất quán, đồng bộ, khả thi, nhất là các nội dung liên quan đến quyền hạn, trách
nhiệm của các cơ quan trong chính quyền địa phương trong thời điểm tương lai, để các cơ
Hệ thống cơ quan Nhà nước Việt Nam ở cấp địa phương theo Hiến pháp 2013

Pg. 18


quan có thể thực hiện chức năng, nhiệm vụ, vai trò một cách hoàn thiện và có chất lượng
hơn.

Trong bất kì lĩnh vực nào của xã hội, kinh tế, chính trị cũng cần chú trọng đến tính
công khai minh bạch, đảm bảo sự công bằng trong sạch. Để giảm thiểu tối đa các tệ nạn,
cần phải đảm bảo các vấn đề, hoạt động hành pháp công khai bằng cách để nhân dân
giám sát. Nhờ tính công khai, người dân dễ dàng nắm bắt, giám sát, kịp thời phát hiện
cách trường hợp tham ô, lợi dụng chức quyền, hối lộ, đồng thời củng cố niềm tin cho
người dân, thắt chặt quan hệ của dân và chính quyền.
Phần nhiều những hạn chế đã nêu trong mục 2.2 đến từ ý thức của cán bộ, thành viên
của chính quyền địa phương, vì vậy cần có biện pháp mạnh mẽ để xử lý vấn đề này.
Trước hết cần nghiêm túc hơn trong vấn đề tuyển chọn cán bộ, đại biểu vào những chức
vụ lớn, tránh tình trạng “con ông cháu cha” xuất hiện gây tình trạng tiêu cực trong bộ
máy cơ quan cũng như chấn chỉnh tác phong và ý thức làm việc. Đối với các trường hợp
vi phạm pháp luật, trái với quan điểm của Nhà nước, của dân, thì cần có những biện pháp
xử lý khắc khe, nghiêm túc nhằm tránh tình trạng bao che, lạm quyền, trốn tránh, răn đe
các trường hợp vi phạm tương tự.
Bất kể biện pháp nào được đưa vào ứng dụng cũng cần phải mang tính đồng bộ, đảm
bảo tính hài hòa nhằm tạo nên một bộ máy nhà nước thống nhất, phải phù hợp với lý
tưởng của Đảng và của dân, phù hợp với tình hình chung của khu vực và đất nước.

C. KẾT LUẬN
Mỗi nhà nước tồn tại và phát triển đều cần có hệ thống cơ quan nhà nước nhằm điều
hành và quản lý đất nước. Bộ máy nhà nước ở Việt Nam được chia thành chính quyền
trung ương và chính quyền địa phương, mỗi cấp có chức năng, nhiệm vụ, vai trò khác
nhau, tuy vậy, chính quyền trung ương và chính quyền địa phương luôn bổ trợ, bổ sung
cho nhau trong việc ổn định trật tự xã hội, hướng tới phát triển và đảm bảo lợi ích hợp
pháp cho nhân dân. Trong đó, chính quyền địa phương là chính quyền gần gũi và dễ tiếp
cận với nhân dân nhất, do đó chính quyền nhân dân phải là đầu mối đầu tiên đảm bảo lợi

Hệ thống cơ quan Nhà nước Việt Nam ở cấp địa phương theo Hiến pháp 2013

Pg. 19



ích, quyền lợi của nhân dân, lắng nghe tiếng nói và tâm nguyện của người dân để đưa ra
những quyết định sáng suốt và hợp lý.
Trong nhiều năm qua, vấn đề đổi mới tổ chức và phương thức hoạt động của chính
quyền nhân dân đã đem lại nhiều cải tiến, xóa bỏ những điểm bất hợp lý trong các mô
hình chính quyền địa phương cũ, tuy nhiên, các mặt hạn chế vẫn tồn tại, điều đó làm hạn
chế hiệu quả hoạt động cũng như chất lượng công việc của chính quyền địa phương. Vì
vậy, Nhà nước cần áp dụng những biện pháp thích đáng, hợp lý để chấn chỉnh bộ máy
chính quyền, xóa bỏ những tệ nạn không đáng có trong bộ máy nhà nước. Có như vậy,
niềm tin nơi nhân dân thêm phần vững chắc, bộ máy nhà nước hoạt động nhịp nhàng và
trơn tru hơn, từ đó nâng cao chất lượng đời sống nhân dân, đẩy mạnh phát triển xã hội,
kinh tế, góp phần đem đến một tương lai phồn thịnh và giàu mạnh cho Việt Nam.

Hệ thống cơ quan Nhà nước Việt Nam ở cấp địa phương theo Hiến pháp 2013

Pg. 20


TÀI LIỆU THAM KHẢO
Hiến pháp năm 2013
Hiến pháp 1992
Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015
Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân năm 2003
Bộ Giáo dục và Đào tạo, NXB Đại học Sư Phạm, Giáo trình Pháp luật đại cương
[1] Một số quan niệm về chính quyền địa phương .2015. Trung tâm bồi dưỡng đại biểu
dân cử, truy cập ngày 30/11/2018, :8080/index.php/tin-tuc/tintuc-ho-tro-boi-duong/item/455-mot-so-quan-niem-ve-chinh-quyen-dia-phuong
[2] Tổ chức chính quyền địa phương .2018. Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam,
/>
[3] Ngân Hà .2014. Những điểm mới về chính quyền địa phương trong Hiến pháp năm

2013. Ban Nội chính trung ương, truy cập ngày 30/11/2018, />[4] Tài liệu cơ bản về Trung Quốc và quan hệ Việt Nam – Trung Quốc .2018. Bộ Ngoại
giao Việt Nam, truy cập ngày 1/12/2018,
/>[5] Thái Xuân Sang, Tìm hiểu chính quyền địa phương Trung Quốc, Trường Chính Trị
Nghệ An, truy cập ngày 1/12/2018, />_Article_ID=539
[6] Tác giả Wekipedia .2013. Chính trị Hoa Kỳ, Thư viện học liệu Mở Việt Nam (VOER),
truy cập ngày 1/12/2018, />[7] Tài liệu cơ bản Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ai-len. 2014.Bộ Ngoại giao Việt
Nam, />5

Hệ thống cơ quan Nhà nước Việt Nam ở cấp địa phương theo Hiến pháp 2013

Pg. 21


[8] Đào Thị Thanh Thủy. 2016. Tổ chức bộ máy chính quyền đô thị tại một số quốc gia
phát triển, Cải cách hành chính nhà nước. truy cập ngày 1/12/2018,
/>[9] Quỳnh Ly - Minh Tâm .2015. Một số điểm mới của Luật Tổ chức chính quyền địa
phương, Sở Nội Vụ Bình Dương,
/>[10] Trọng Duy .2018. Bạc Liêu hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, Báo Nhân
Dân, truy cập ngày 4/12/2018,
/>[11] Trần Quang Tuấn Minh .2012. Tiểu luận Thực trạng và giải pháp hoàn thiện tổ chức
bộ máy hành chính địa phương Việt Nam. />[12] Dư Đoàn .2018. Các địa phương cần chấn chỉnh công tác tiếp dân, Báo Tin Tức.vn,
truy cập ngày 4/12/2018,

/>
cong-tac-tiep-dan-20181129174957707.htm
[13] Nhóm phóng viên. 2018. Đột nhập "tâm bão" sốt đất Phú Quốc: Run rẩy với “bom
đất", BizLIVE, truy cập ngày 4/12/2018, />[14] Trọng Phú .2017. Những vụ ‘con ông cháu cha’ thăng tiến thần tốc, Báo Pháp Luật,
truy cập ngày 4/12/2018, />
Hệ thống cơ quan Nhà nước Việt Nam ở cấp địa phương theo Hiến pháp 2013


Pg. 22



×