Tải bản đầy đủ (.pdf) (74 trang)

Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất chè trung du của nông hộ trên địa bàn xã tân linh huyện đại từ tỉnh thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (596.74 KB, 74 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

HÀ XUÂN TƯỜNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Tên đề tài:
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ SẢN SUẤT CHÈ TRUNG DU CỦA
NÔNG HỘ TRÊN ĐỊA BÀN XÃ TÂN LINH, HUYỆN ĐẠI TỪ,
TỈNH THÁI NGUYÊN.

Hệ đào tạo

: Chính quy

Định hướng đề tài

: Hướng nghiên cứu

Chuyên ngành

: Khuyến nông

Khoa

: Kinh tế & PTNT

Khóa học

: 2014 – 2018


Thái Nguyên, năm 2018


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

HÀ XUÂN TƯỜNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Tên đề tài:
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ SẢN SUẤT CHÈ TRUNG DU CỦA
NÔNG HỘ TRÊN ĐỊA BÀN XÃ TÂN LINH, HUYỆN ĐẠI TỪ,
TỈNH THÁI NGUYÊN.

Hệ đào tạo

: Chính quy

Định hướng đề tài

: Hướng nghiên cứu

Chuyên ngành

: Khuyến nông

Lớp

: K46 – Khuyến nông


Khoa

: Kinh tế & PTNT

Khóa học

: 2014 – 2018

Giảng viên hướng dẫn

: ThS. Bùi Thị Minh Hà

Cán bộ cơ sở hướng dẫn

: Nguyễn Thị Phương Mai

Thái Nguyên, năm 2018


i
LỜI CẢM ƠN
Sau một thời gian thực tập và nghiên cứu đến nay em đã hoàn thành
khóa luật tốt nghiệp đại học chuyên nghành khuyến nông với đề tài “Đánh
giá hiệu quả kinh tế sản xuất chè Trung du trên địa xã Tân Linh, huyện
Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên” .
Em bày tỏ lời cảm ơn đến Th.S Bùi Thị Minh Hà người đã tận tình
hướng dẫn và giúp đỡ em trong thời gian thực hiện báo cáo tốt nghiệp này.
Em vô cùng biết ơn các thầy cô trong bốn năm qua đã giảng dạy, hướng
dẫn truyền đạt tận tình những kiến thức chuyên ngành cho chúng em. Đồng thời
em cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới các chú các bác nơi em thực tập, đã giúp

đỡ em hoàn thành tốt nhiệm vụ trong suốt quá trình thực tập tại phường.
Mặc dù đã cố gắng hết sức nhưng báo cáo sẽ không tránh khỏi những
thiếu sót. Em rất mong các thầy cô giáo cùng các bạn sinh viên đánh giá góp ý
để bài báo cáo này được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày tháng
Sinh viên

Hà Xuân Tường

năm 2018


ii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1 Diện tích, năng suất, sản lượng chè của một số nước trên thế giới từ năm
2011 đến năm 2016 .......................................................................................................... 13
Bảng 2. 2: Sản lượng chè thế giới qua các năm 2012-2016 ............................................ 14
Bảng 2.3 : Diện tích, năng suất, sản lượng chè Việt Nam từ năm 2011- 2016 .................... 17
Bảng 2.4: Thống kê sơ bộ của tri cục hải quan về thị trường xuất khẩu chè năm
2016 ...................................................................................................................................... 19
Bảng 2.5: Xuất khẩu chè Viêt Nam quí 1/2018 .................................................................. 21
Bảng 2.6: Diện tích, năng suất, sản lưởng chè Thái Nguyên từ năm 2014 - 2016............... 22
Bảng 4.1: Biến động diện tích theo mục đích sự dụng đất năm 2018 so với năm
2013 ...................................................................................................................................... 34
Bảng 4.2 : Cơ cấu kinh tế xã Tân Linh năm 2017 ............................................................. 36
Bảng 4.3: Cơ cấu, tốc độ phát triển diện tích chè của xã Tân Linh giai đoạn năm
2015 – 2017. ....................................................................................................................... 43
Bảng 4.4: Diện tích, năng suất, sản lượng chè búp tươi xã Tân Linh qua 3 năm
2015- 2017 .......................................................................................................................... 44

Bảng 4.5 : Một số thông tin của các hộ điều tra ................................................................. 47
Bảng 4.6: Phưởng tiện phục vụ sản xuất của các hộ điều tra.......................................... 49
Bảng 4.7: Tình hình vốn của các hộ điều tra ....................................................................... 50
Bảng 4.8: Tình hình bình quân sản xuất chè trung du của hộ chuyên và hộ kiêm
trong xã ................................................................................................................................ 50
Bảng 4.9 : Chi phí đầu vào bình quân 1 sào chè trung du của hộ điều tra ................. 53
Bảng4.10: Chi phí lao động bình quân của một sào chè trung du của hộ điêu tra .... 55
Bảng 4.11: Hiệu quả kinh tế sản xuất 1 sào chè trung du của hộ .................................. 56
Bảng 4.12: Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất 1 sào chè trung du của hộ ................. 57
Bảng 4.13: Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất chè của 60 hộ điều
tra ........................................................................................................................................... 59
Bảng 4.14: Phân tích SWOT.................................................................................................... 61


iii
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1: Biểu đồ thể hiện diện tích, năng suất, sản lượng chè việt Năm từ năm
2011 – năm 2016 ............................................................................................................... 17
Hình 4.1: Biểu đồ thể hiện tỉ lệ cơ cấu kinh tế xã Tân Linh năm 2017........................ 37
Hình 4.2: Biểu đồ thể hiện diện tích năng suất và sản lượng chè của các hộ điều tra
năm 2015 – năm 2017 ...................................................................................................... 44
Hình 4.3: Sơ đồ kênh phân phối sản phẩm chè xã Tân Linh .......................................... 46


iv
MỤC LỤC
PHẦN 1: MỞ ĐẦU ....................................................................................... 1
1.1.Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài .............................................. 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................ 2
1.2.1. Mục tiêu chung ................................................................................. 2

1.2.2. Mục tiêu cụ thể ................................................................................. 3
1.3. Ý nghĩa của đề tài ................................................................................ 3
1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học ................................. 3
1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn. ................................................................... 3
PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................ 4
2.1. Cơ sở lí luận ........................................................................................ 4
2.1.1. Lý luận về hiệu quả kinh tế ............................................................... 4
2.1.2. Giới thiệu về cây chè ...................................................................... 10
2.2. Cơ sở thực tiễn .................................................................................. 13
2.2.1.Tình hình sản xuất , tiêu thụ chè trên thế giới .................................. 13
2.2.2. Tình hình sản xuất tiêu thụ chè Việt Nam ....................................... 15
PHẦN 3 : ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
..................................................................................................................... 25
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................... 25
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu ..................................................................... 25
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu ........................................................................ 25
3.2. Nội dung nghiên cứu ......................................................................... 25
3.3. Phương pháp nghiên cứu ................................................................... 25
3.3.1. Phương pháp tiếp cận nghiên cứu ................................................... 25
3.3.3. Phương pháp so sánh ...................................................................... 28
3.4. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu ............................................. 28
3.4.1. Phương pháp xử lý số liệu .............................................................. 28
3.5. Các chỉ tiêu đánh giá sử dụng trong luận văn..................................... 29
3.5.1. Các chỉ tiêu phản ánh phát triển sản xuất cây chè ........................... 29


v
3.5.2. Các chỉ tiêu phản ảnh kết quả, hiệu quả kinh tế .............................. 29
3.5.3.Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất chè ......................... 31
3.5.4. Các chỉ tiêu phản ảnh hiệu quả xã hội ............................................. 32

3.5.5. Các chỉ tiêu về bảo vệ và cải thiện môi trường sinh thái ................. 32
PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ......................... 33
4.1. Đặc điểm địa bàn xã Tân Linh ........................................................... 33
4.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên. .......................................................... 33
4.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hôi ................................................................ 36
4.2. Thực trạng phát triển sản xuất chè xã Tân linh .................................. 41
4.2.1. Công tác quy hoạch, đầu tư xây dựng hạ tầng vùng chè và phát triển
chè các làng nghề chè, tổ hợp tác, hợp tác xã chè ..................................... 41
4.2.2. Công tác tuyên truyền, giới thiệu, quảng bá sản phẩm chè .............. 42
4.2.3. Huy động quản lý và sử dụng các nguồn vốn hỗ trợ phát triển chè . 42
4.2.4. Tình hình sản xuất chè của xã Tân Linh.......................................... 42
4.2.5. Tình hình tiêu thụ chè tại xã Tân Linh ............................................ 45
4.3. Tình hình sản xuất chè của các hộ điều tra......................................... 46
4.3.1. Thông tin chung về các hộ .............................................................. 47
4.3.2. Tình hình sản xuất chè trung du của hộ........................................... 48
4.4. Hiệu quả xã hội của cây chè đối với xã hội ........................................ 59
4.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến hiểu quả sản xuất ...................................... 59
4.6.Khó khăn và thuận lợi trong sản xuất chè của nông hộ ....................... 61
4.7. Nhóm giải pháp cho hộ trồng chè trung du ........................................ 62
4.7.1. Giải pháp cho nông hộ .................................................................... 62
4.7.2. Giải pháp cho địa phương ............................................................... 63
PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................... 64
5.1. Kết luận ............................................................................................. 64
5.2. Kiến nghị ........................................................................................... 65
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................. 66


1

PHẦN 1: MỞ ĐẦU

1.1.Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Việt Nam được xác định là một trong 8 cội nguồn của cây chè, có điều
kiện địa hình, đất đai, khí hậu phù hợp cho cây chè phát triển và cho chất
lượng cao. Hiện sản phẩm chè của Việt Nam đã có mặt tại 118 quốc gia và
vùng lãnh thổ trên thế giới, trong đó thương hiệu "CheViet" đã được đăng ký
và bảo hộ tại 77 thị trường quốc gia và khu vực.Việt Nam hiện đang là quốc
gia đứng thứ 5 trên thế giới về sản lượng cũng như kim ngạch xuất khẩu chè.
Cây chè đang được coi là cây trồng chủ lực góp phần xoá đói giảm
nghèo, thậm chí còn giúp cho người dân ở vùng sâu, vùng xa, vùng núi cao
làm giàu. Không chỉ vậy, cây chè còn giúp phủ xanh đất trống, đồi trọc và bảo
vệ môi trường.
Đã từ lâu cây chè được xác định là thế mạnh của Thái Nguyên đem lại
hiệu quả kinh tế cao, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cải thiện đời sống
nhân dân. Sản phẩm chè đã trở thành một trong những mặt hàng chiếm vị trí
quan trọng của tỉnh. Tỉnh Thái Nguyên là vùng chè trọng điểm của cả nước,
đang tập chung sản xuất chè sạch, chè an toàn, nâng cao năng suất, chất lượng,
xây dựng chè sạch và đẩy mạnh quảng bá sản phẩm chè. Trong đó diện tích chè
tập trung tại các huyện Định Hóa, Võ Nhai, Đại Từ, Đồng Hỷ. Để tiếp tục khai
thác thế mạnh về chè, nghành nông nghiệp Thái Nguyên đang tập chung mọi
nguồn lực để đầu tư phát triển cây chè mang lại lợi ích cao nhất cho người nông
dân. Trong đó tập chung vào sản xuất chè sạch, chè an toàn, chất lượng tốt cho
người tiêu dùng, hướng đến phát triển nghành chè bền vững.
Huyện Đại Từ là một huyện miền núi nằm ở phía bắc của tỉnh Thái
nguyên. Chè Đại Từ là một trong những sản phẩm nổi tiếng của Thái Nguyên
với nhiều dòng trà sản phẩm khác nhau, chè Đại Từ được người tiêu dùng biết
đến với vị đậm, thơm ngon, mức giá hợp lý. Toàn huyện có diện tích đất trồng


2


chè 6333 ha sản lượng 6100 tấn năm 2017, chè được trồng nhiều ở các xã La
Bằng, Khuôn Gà, Phú Lạc, Tân Linh, Quân Chu… Cây chè đang thực sự là
cây xóa đói, giảm nghèo và làm giàu cho người nông dân Đại Từ.
Xã Tân Linh là một xã miền núi nằm ở phía Đông Bắc huyện Đại Từ,
cách trung tâm huyên Đại Từ khoảng 7 km là một xã sản xuất chủ yếu dựa
vào nông nghiệp với cây trồng chính là cây chè. Cây trè đã gắn bó với người
dân từ nhưng năm 1965, thời điểm đó một số hộ dân từ Thái Bình, Hà Nam…
nghe theo tiếng gọi của Đảng đi xây dựng vùng kinh tế mới, lên đây khai
hoang trồng lúa, ngô, chè,…với giống chè ban đầu được trồng là giống chè
trung du. Đến nay toàn xã có đến 95% số dân làm chè, với diện tích đất trồng
chè 599 ha là xã có diện tích đất trồng chè nhiều nhất trong huyện, hiện nay
các giống chè mới cho năng suất và chất lượng, sản lượng cao hơn đã được
trồng thay thế giống chè hạt truyền thống góp phần giải quyết việc làm và
nâng cao thu nhập cho người dân. Tuy nhiên trên thực tế địa phương vấn còn
180,4 ha chè trung du chiếm 30% diện tích chè của địa phương, cây chè trung
du là cây trồng chính của các hộ, đóng góp vào thu nhập của nhiều hộ tại xã
Tân Linh. Xuất phát từ nhưng thực tế trên em đã tiến hành thực hiện đề tài: “
Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất chè Trung du của nông hộ trên địa bàn
xã Tân Linh, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên” làm luận văn tốt nghiệp của
mình với mong muốn sẽ là cơ sở để góp phần đánh giá đúng thực trạng, hiệu
quả kinh tế của giống chè trung du được trồng trên địa bàn xã Tân Linh và
thấy rõ được các tồn tại để từ đó đề ra các giải pháp phát triển sản xuất nhằm
nâng cao hiệu quả sản xuất chè.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Đánh giá được hiệu quả sản xuất chè trung du của nông hộ ở của xã
Tân Linh, đưa ra giải pháp nhằm phát triển chè, nâng cao thu nhập cho nông


3


dân góp phần chiến lược phát triển kinh tế của xã, đáp ứng nhu cầu của thị
trường.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa được lý luận và thực tiễn về sản suất chè và hiệu quả
kinh tế cây chè nói chúng , cây chè trung du nói riêng trong sản xuất kinh
doanh.
- Đánh giá được thực trạng phát triển và hiệu quả kinh tế của cây chè
trung du, chỉ ra mặt ưu điểm và hạn chế trong việc thâm canh cây chè trung
du.
- Đề xuất được một số giải pháp kinh tế chủ yếu, nhằm nâng cao hiệu
kinh tế của cây chè của xã Tân Linh.
1.3. Ý nghĩa của đề tài
1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học
- Hoàn thiện các kiến thức đã học trong nhà trường cho bản thân, đồng
thời học hỏi các kiến thức thực tế.
- Củng cố những kiến thức đã được học để áp dụng vào thực tế và nâng
cao hiểu biết của bản thân về địa phương, về phương thức sản xuất của họ.
- Biết được cách thu thập và xử lí thông tin của sinh viên trong quá
trình nghiên cứu.
- Rèn luyện các kỹ năng thu thập xử lý số liệu, viết báo cáo.
1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn.
- Học hỏi các kiến thức thực tế đồng thời đề xuất các giải pháp phù hợp
cho việc nâng cao hiệu quả kinh tế của cây chè tại địa phương.
- Đề tài mang tính khả thi, có thể làm tài liệu tham khảo cho cán bộ
UBND xã Tân Linh, và cơ quan liên quan trong việc phát triển kinh tế xã hội
và làm tài liệu tham khảo cho sinh viên khóa sau.


4


PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở lí luận
2.1.1. Lý luận về hiệu quả kinh tế
2.1.1.1. Khái niệm, bản chất của hiệu quả kinh tế
a. Khái niệm hiệu quả kinh tế
Hiệu quả kinh tế của một hiện tượng (hoặc quá trình) kinh tế là một
phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực (nhân lực, tài lực,
vật lực, tiền vốn) để đạt được mục tiêu xác định. Từ khái niệm khái quát này,
có thể hình thành công thức biễu diễn khái quát phạm trù hiệu quả kinh tế
như sau:
H = K/C (1)
Với H là hiệu quả kinh tế của một hiện tượng (quá trình kinh tế) nào
đó; K là kết quả thu được từ hiện tượng (quá trình) kinh tế đó và C là chi phí
toàn bộ để đạt được kết quả đó. Và như thế cũng có thể khái niệm ngắn gọn:
hiệu quả kinh tế phản ánh chất lượng hoạt động kinh tế và được xác định bởi
tỷ số giữa kết quả đạt được với chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó.
Quan điểm này đã đánh giá được tốt nhất trình độ sử dụng các nguồn
lực ở mọi điều kiện “động” của hoạt động kinh tế. Theo quan niệm như thế
hoàn toàn có thể tính toán được hiệu quả kinh tế trong sự vận động và biến
đổi không ngừng của các hoạt động kinh tế, không phụ thuộc vào quy mô và
tốc độ biến động khác nhau của chúng.
Từ định nghĩa về hiệu quả kinh tế như đã trình bày ở trên, chúng ta có
thể hiểu hiệu quả kinh tế của hoạt động sản xuất kinh doanh là một phạm trù
kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực (lao động, máy móc, thiết bị,
nguyên vật liệu và tiền vốn) nhằm đạt được mục tiêu mà doanh nghiệp đã xác
định. [12]


5


b. Bản chất của hiểu quả kinh tế
Thực chất khái niệm hiệu quả kinh tế nói chung và hiệu quả kinh tế của
hoạt động sản xuất kinh doanh nói riêng đã khẳng định bản chất của hiệu quả
kinh tế trong hoạt động sản xuất kinh doanh là phản ánh mặt chất lượng của
các hoạt động kinh doanh, phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực (lao động,
thiết bị máy móc, nguyên nhiên vật liệu và tiền vốn) để đạt được mục tiêu
cuối cùng của mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của nhà sản xuất – mục tiêu
tối đa hóa lợi nhuận.
Tuy nhiên, để hiểu rõ bản chất của phạm trù hiệu quả kinh tế của hoạt
động sản xuất kinh doanh, cũng cần phân biệt ranh giới giữa hai khái niệm
hiệu quả và kết quả của hoạt động sản xuất kinh doanh. Hiểu kết quả hoạt
động sản xuất kinh doanh của nhà sản xuất là những gì mà nhà sản xuất đạt
được sau một quá trình sản xuất kinh doanh nhất định, kết quả cần đạt cũng là
mục tiêu cần thiết của nhà sản xuất. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
của một nhà sản xuất có thể là những đại lượng cân đong đo đếm được như
số sản phẩm tiêu thụ mỗi loại, doanh thu, lợi nhuận, thị phần,... và cũng có thể
là các đại lượng chỉ phản ánh mặt chất lượng hoàn toàn có tính chất định tính
như uy tín của nhà sản xuất, là chất lượng sản phẩm, ... Như thế, kết quả bao
giờ cũng là mục tiêu của nhà sản xuất. Trong khi đó, công thức (1) lại cho
thấy trong khái niệm về hiệu quả sản xuất kinh doanh người ta đã sử dụng cả
hai chỉ tiêu là kết quả (đầu ra) và chi phí (các nguồn lực đầu vào) để đánh giá
hiệu quả sản xuất kinh doanh. Trong lý thuyết và thực tế quản trị kinh doanh
cả hai chỉ tiêu kết quả và chi phí đều có thể được xác định bằng đơn vị hiện
vật và đơn vị giá trị. Tuy nhiên, sử dụng đơn vị hiện vật để xác định hiệu quả
kinh tế sẽ vấp phải khó khăn là giữa “đầu vào” và “đầu ra” không có cùng
một đơn vị đo lường còn việc sử dụng đơn vị giá trị luôn luôn đưa các đại
lượng khác nhau về cùng một đơn vị đo lường – tiền tệ. Vấn đề được đặt ra là:



6

hiệu quả kinh tế nói dung và hiệu quả kinh tế của sản xuất kinh doanh nói
riêng là mục tiêu hay phương tiện của kinh doanh? Trong thực tế, nhiều lúc
người ta sử dụng các chỉ tiêu hiệu quả như mục tiêu cần đạt và trong nhiều
trường hợp khác người ta lại sử dụng chúng như công cụ để nhận biết “khả
năng” tiến tới mục tiêu cần đạt là kết quả.
2.1.1.2. Sự cần thiết nâng cao hiểu quả kinh doanh
Sản xuất cái gì, sản xuất như thế nào, sản xuất cho ai sẽ không thành
vấn đề bàn cãi nếu nguồn tài nguyên không hạn chế. Người ta có thể sản xuất
vô tận hàng hóa, sử dụng thiết bị máy móc, nguyên vật liệu, lao động một
cách không khôn ngoan cũng chẳng sao nếu nguồn tài nguyên là vô tận.
Nhưng thực tế, mọi nguồn tài nguyên trên trái đất như đất đai, khoáng sản, hải
sản, lâm sản,... là một phạm trù hữu hạn và ngày càng khan hiếm và cạn kiệt
do con người khai thác và sử dụng chúng. Trong khi đó một mặt, dân cử ở
từng vùng, từng quốc gia và toàn thế giới ngày càng tăng và tốc độ tăng dân
số cao làm cho sự tăng dân số rất lớn và mặt khác, nhu cầu tiêu dùng vật
phẩm của con người lại là phạm trù không có giới hạn: không có giới hạn ở sự
phát triển các loại cầu và ở từng loại cầu thì cũng không có giới hạn – càng
nhiều, càng phong phú, càng có chất lượng cao càng tốt. Do vậy, của cải đã
khan hiếm lại càng khan hiếm và ngày càng khan hiếm theo cả nghĩa tuyệt đối
và tương đối của nó. Khan hiếm đòi hỏi và bắt buộc con người phải nghĩ đến
việc lựa chọn kinh tế, khan hiếm tăng lên dẫn đến vấn đề lựa chọn kinh tế tối
ưu ngày càng phải đặt ra nghiêm túc, gay gắt. Thực ra, khan hiếm mới chỉ là
điều kiện cần của sự lựa chọn kinh tế, nó buộc con người “phải” lựa chọn
kinh tế vì lúc đó dân cư còn ít mà của cải trên trái đất lại rất phong phú, chưa
bị cạn kiệt vì khai thác, sử dụng. Khi đó, loài người chỉ chú ý phát triển kinh
tế theo chiều rộng: Tăng trưởng kết quả sản xuất trên cơ sở gia tăng các yếu tố
sản xuất: tư liệu sản xuất, đất đai,...



7

Điều kiện đủ cho sự lựa cho kinh tế là cùng với sự phát triển của kỹ
thuật sản xuất thì càng ngày người ta càng tìm ra nhiều phương pháp khác
nhau để chế tạo sản phẩm. Kỹ thuật sản xuất phát triển cho phép với cùng
những nguồn lực đầu vào nhất định người ta có thể tạo ra rất nhiều loại sản
phẩm khác nhau. Điều này cho phép các nhà sản xuất có khả năng lựa chọn
kinh tế: Lựa chọn sản xuất kinh doanh sản phẩm (cơ cấu sản phẩm) tối ưu. Sự
lựa chọn đúng đắn sẽ mạng lại cho doanh nghiệp hiệu quả kinh doanh cao
nhất, thu được nhiều lợi ích nhất. Giai đoạn phát triển kinh tế theo chiều rộng
kết thúc và nhường chỗ cho sự phát triển kinh tế theo chiều sâu:Sự tăng
trưởng kết quả kinh tế của sản xuất chủ yếu nhờ vào việc cải tiến các yếu tố
sản xuất về mặt chất lượng, ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật mới, công nghệ
mới, hoàn thiện công tác quản trị và cơ cấu kinh tế,... nâng cao chất lượng các
hoạt động kinh tế. Nói một cách khái quát là nhờ vào sự nâng cao hiệu quả
kinh doanh.
Như vậy, nâng cao hiệu quả kinh doanh tức là đã nâng cao khả năng sử
dụng các nguồn lực có hạn trong sản xuất, đạt được sự lựa chọn tối ưu. Trong
điều kiện khan hiếm các nguồn lực sản xuất thì nâng cao hiệu quả kinh doanh
là điều kiện không thể không đặt ra đối với bất kỳ hoạt động sản xuất kinh
doanh nào.
Tuy nhiên sự lựa chọn kinh tế của các nhà sản xuất trong các cơ chế
kinh tế khác nhau là không giống nhau. Trong cơ chế kế hoạch hóa tập trung,
việc lựa chọn kinh tế thường không đặt ra cho cấp nhà sản xuât. Mọi quyết
định kinh tế: sản xuất cái gì? sản xuất như thế nào? và sản xuất cho ai? đều
được giải quyết từ một trung tâm duy nhất. Nhà sản xuất tiến hành các hoạt
động sản xuất kinh doanh của mình theo sự chỉ đạo từ trung tâm đó và vì thế
mục tiêu cao nhất của doanh nghiệp là hoàn thành kế hoạch nhà nước giao.
Do những hạn chế nhất định của cơ chế kế hoạch hóa tập trung mà không



8

phải chỉ là vấn đề các doanh nghiệp ít quan tâm tới hiệu quả hoạt động kinh
tế của mình mà trong nhiều trường hợp các nhà sản xuất hoàn thành kế hoạch
bằng mọi giá.
Hoạt động kinh doanh trong cơ chế kinh tế thị trường, môi trường cạnh
tranh gay gắt, nâng cao hiệu quả kinh doanh của hoạt động sản xuất là điều
kiện tồn tại và phát triển của các nhà sản xuất.
Trong cơ chế kinh tế thị trường, việc giải quyết ba vấn đề kinh tế cơ
bản: sản xuất cái gì, sản xuất như thế nào, sản xuất cho ai dựa trên quan hệ
cung cầu, giá cả thị trường, cạnh tranh và hợp tác. Các nhà sản xuất phải tự ra
các quyết định kinh doanh của mình, tự hạch toán lỗ lãi, lãi nhiều hưởng
nhiều, lãi ít hưởng ít, không có lại sẽ đi đến phá sản. Lúc này, mục tiêu lợi
nhuận trở thành một trong những mục tiêu quan trọng nhất, mang tính chất
sống còn của sản xuất kinh doanh.
Mặt khác, trong nền kinh tế thị trường thì các nhà sản xuẩt phải cạnh
tranh để tồn tại và phát triển. Môi trường cạnh tranh này ngày càng gay gắt,
trong cuộc cạnh tranh đó có nhiều nhà sản xuất trụ vững, phát triển sản xuất,
nhưng không ít nhà sản xuất đã thua lỗ, giải thể, phá sản. Để có thể trụ lại
trong cơ chế thị trường, các nhà sản xuất luôn phải nâng cao chất lượng hàng
hóa, giảm chi phí sản xuất, nâng cao uy tín... nhằm tới mục tiêu tối đa lợi
nhuận. Các nhà sản xuất phải có được lợi nhuận và đạt được lợi nhuận càng
cao càng tốt. Do vậy, đạt hiệu quả kinh doanh và nâng cao hiệu quả kinh doanh
luôn là vấn đề được quan tâm của doanh nghiệp và trở thành điều kiện sống còn
để nhà sản xuất có thể tồn tại và phát triển trong nền kinh tế thị trường.
2.1.1.3. Ý nghĩa của việc xác định hiệu quả kinh tế trong SXNN
- Biết được mức hiệu quả của việc sử dụng nguồn lực trong sản xuất
nông nghiệp, các nguyên nhân ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế để có biện

pháp thích hợp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp.


9

- Làm căn cứ để xác định phương hướng đạt tăng trưởng cao trong sản
xuất nông nghiệp. Nếu hiệu quả kinh tế còn thấp thì có thể tăng sản lượng
nông nghiệp bằng các biện pháp nâng cao hiệu quả kinh tế, ngược lại đạt
được hiệu quả kinh tế cao thì để tăng sản lượng cần đổi mới công nghệ.
2.1.1.4. Các phương pháp xác định hiệu quả kinh tế
Hiện nay có 3 quan điểm về hiệu quả kinh tế như sau:
• Quan điểm 1: Hiệu quả kinh tế được xác định bởi tỷ số giữa kết quả
đạt được và chi phí bỏ ra.
H = Q/C
Trong đó:
H: Hiệu quả kinh tế
Q: khối lượng sản phẩm thu được
C: Chi phí bỏ ra
Quan điểm này phản ánh rõ rệt trình độ sử dụng nguồn lực, xem xét
được một đơn vị nguồn lực đã sử dụng đem lại bao nhiêu kết quả. Trên cơ sở
đó người ta xem xét đánh giá hiệu quả kinh tế giữa các đơn vị với nhau, giữa
các ngành sản phẩm, các địa phương khác nhau trong một thời điểm xác định.
• Quan Điểm 2: Cho rằng hiệu quả kinh tế được xác định bằng tỷ số
giữa kết quả tăng thêm với chi phí tăng thêm.
H = ∆ Q/ ∆ C
Trong đó:
∆ Q:

Khối lượng tăng thêm


∆ C:

Chi phí tăng thêm

Phương pháp này giúp chúng ta xác định được hiệu quả của một đồng
chi phí đầu tư thêm mang lại là bao nhiêu. Trên cơ sở đó, xác định được hiệu
quả trong quá trình sản xuất, xác định được khối lượng tối đa hóa lợi nhuận.


10

• Quan điểm 3: Xem xét hiệu quả kinh tế trong phần trăm biến động
giữa chi phí và kết quả sản xuất.
Hiệu quả kinh tế được xác định bởi tỷ số giữa phần trăm tăng thêm của
kết quả thu được và phần trăm tăng thêm của chi phí bỏ ra. Có nghĩa là nếu
tăng thêm 1% chi phí thì kết quả sẽ tăng lên bao nhiêu %.
H=

%∆Q
%∆C

% ∆ Q: Phần trăm tăng thêm của kết quả thu được
% ∆ C: Phần trăn tăng thêm của chi phí bỏ ra.
2.1.2. Giới thiệu về cây chè
2.1.2.1.Đặc điểm sinh học của cây chè
Chè là một cây gỗ, mọc hoang và không xén có thể cao tới 20m, cây có
thân to tới một người ôm không xuể. Đôi khi mọc thành rừng trên núi đá cao.
Nhưng trong khi trồng người ta thường cắt xén cho tiện hái nên cây chỉ cao 1,5
– 2m. Cây có nhiều cành ngay từ gốc. Lá mọc so le, không rụng. Hoa to và
trắng, có mùi thơm, mọc ở kẽ lá, nhiều nhị. Quả là một nang, thường có 3 ngăn.

Quả mở bằng lối cắt ngăn, hạt không có phôi nhũ, lá mầm lớn, có chứa dầu.
2.1.2.2. Giá trị của cây chè
Chè là cây trồng có vai trò quan trọng ở vùng trung du và miền núi việt
nam. Phát triển chè ở những vùng này có ý nghĩa cao về mặt kinh tế, xã hội
và môi trường. Để phục vụ cho việc xuất khẩu chè thì trước hết chúng ta phải
có các vùng chuyên trồng cây chè, như đồi núi ở trên thì cây chè thường phân
bố ở trung du và miền núi. Đây là những nơi mà việc trồng lúa rất khó khăn.
Do vậy cây chè đã trở thành một trong những cây chủ lực ở những khu vực
này để xoá đói giảm nghèo, tạo ra nhiều công ăn việc làm cho những người
sống ở khu vưc này, tránh được hiện tượng nông nhàn trong nông nghiệp và
nó còn tạo ra một lượng thu nhập đáng kể cho những người trồng chè, góp


11

phần nâng cao mức sống cho nhân dân ở vùng miền núi vốn rất khó khăn và
cuộc sống rất cực nhọc.
Do vậy việc sản xuất chè có một vai trò to lớn trong việc tạo ra công ăn
việc làm cho người lao động. Không những nó có vai trò về kinh tế mà nó còn
có vai trò về bảo vể môi trường, chốn sạt lở sói mòn đất, bảo vệ an ninh quốc
phòng, việc định canh của các người trồng chè trên những vùng cao và hẻo
lánh đã đảm bảo được an ninh biên giới của nước ta.
2.1.2.3. Đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của cây chè
2.1.2.3.1. Mang đặc điểm của nghành sản xuất nông sản phẩm
a. Tính thời vụ:
Cũng như tất cả các loại nông sản khác thì cây chè cũng mang tính thời
vụ rõ ràng, có thời gian sinh trưởng theo mùa, thường thì cây chè cho thu
hoạch vào mùa hè, không phải mùa nào cây chè cũng cho chúng ta thu hoạch.
Do vậy chúng ta cần nắm rõ các quy luật sản xuất mặt hàng chè. Làm tốt công
tác chuẩn bị trước mùa thu hoạch, đến kỳ thu hái là phải chuẩn bị đầy đủ lao

động nhanh chóng triển khai công tác thu mua và tiêu thụ sản phẩm.
b. Tính khu vực:
Chúng ta cũng biết cây chè không phải là cây trồng ở đâu cũng có thể
sống và cho chất lượng tốt. Ở nước ta thì cây chè tập trung ở vùng núi phía
Bắc và Trung Du, nói chung là tập trung ở những vùng cao, và được trồng ở
các nông trường và do nông dân tự trồng hay trồng theo kiểu giao khoán của
Tổng công ty chè Việt Nam. Do đặc điểm này vấn đề đặt ra là việc bố trí địa
điểm thu mua, phương thức thu mua, chế biến và vận chuyển phải phù hợp
với đặc điểm này.
c. Tính tươi sống:
Cây chè là một loài thực vật nên cũng rất dễ bị hỏng, kém chất lượng,
tuỳ theo địa hình và khí hậu ở các nơi khác nhau mà cho chất lượng chè của


12

chúng ta cũng khác nhau, và ở nước ta thì chè đợc trồng ở Thái Nguyên có
chất lượng tương đối là tốt. Vì vậy khi chúng ta thu mua cần lưu ý phân loại,
tốt nhất là chế biến ngay sau khi thu hoạch là tốt nhất.
d. Tính không ổn định:
Chè cũng giống như lúa và nhiều loại nông sản khác thường không ổn
định sản lượng lên xuống thất thường, vùng này đợc mùa vùng kia mất mùa.
Bởi có ý do này là do cây chè cũng phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên, khi khí
hậu không phù hợp với cây chè thì nó sẽ cho chất lượng kém và sản lượng
không cao như các năm mà thời tiết ưu đãi.
2.1.2.3.2. Đặc điểm riêng của ngành chè.
Cây chè thường phân bố ở các đồi núi và cao nguyên. Do đặc điểm này
mà nước ta có thể nói có điều kiện rất thuận lợi cho việc sản xuất và trồng cây
chè. Cũng do đặc điểm này thì yêu cầu đối với ngành chè cần phải có một
trình độ thâm canh rất tốt và phải phù hợp với điều kiện và khí hậu ở các vùng

cao này.
Ngành chè đòi hỏi phải có một hệ thống thuỷ lợi tốt và hiện đại để có
thể đưa nước lên cao phù hợp với đặc điểm sinh sống của cây chè phục vụ
cho việc tới tiêu thuận lợi nhất.
Công nghệ chế biến chè phải hiện đại đảm bảo đợc chất lượng chè theo
đúng tiêu chuẩn. Không giống như các mặt hàng nông sản khác như luá,
bông.. chè thì cần phải có một quy trình chế biến và bảo quản đúng quy cách
và đúng kỹ thuật và nguyên liệu phải đưa vào chế biến ngay nếu để lâu sẽ ảnh
hưởng đến chất lượng chè, lãng phí nguyên liệu.
Kỹ thuật chăm sóc cây chè cũng rất phức tạp từ khâu chọn giống tốt
đến làm đất trồng hom, đều phải đúng theo quy trình kỹ thuật và điều này ảnh
hưởng đến sự phát triển của cây chè sau này, mà cây chè không giống như
nhiều cây nông sản khác chỉ trồng một vụ thì vụ sau lại trồng lại, nhưng cây


13

chè thì có tuổi thọ cao thường vài chục năm, nên nếu làm tốt công đoạn gieo
trồng tốt thì cây chè sẽ phát triển tốt và cho năng suất cao, tuổi thọ sẽ được
kéo dài.
2.2. Cơ sở thực tiễn
2.2.1.Tình hình sản xuất, tiêu thụ chè trên thế giới
2.2.1.1. Tình hình sản xuất chè trên thế giới
Sản xuất chè toàn cầu tăng trưởng ổn định và trong 20 năm, sản lượng
chè toàn cầu đã tăng gấp đôi từ 2,525 triệu tấn năm 1995 lên 5,305 triệu tấn
năm 2015.Trong khi chè đang được thương mại rộng rãi tại hơn 35 nước, hoạt
động sản xuất vẫn tập trung tại một số ít nước, với 7 nước sản xuất chè hàng
đầu thế giới chiếm 90% sản lượng chè và 10 nước sản xuất lớn nhất chiếm
94% sản lượng chè toàn cầu.
Bảng 2.1: Diện tích, năng suất, sản lượng chè của một số nước trên

thế giới từ năm 2011 đến năm 2016
Năm 2011
S
T
T
1

Tên
nước

Trung
Quốc

DT
(1000 ha)

NS
(Tạ khô/
ha)

Năm 2016
SL
Khô

DT

(1000

(1000 ha)


tấn)

NS
(Tạ khô/
ha)

SL
khô
(1000
tấn)

1.514,00

10,83

16.403,1

2240,594

10,77

2414,802

2

Ấn Độ

580,00

16,67


966,73

585,907

21,37

1252,174

3

Kenya

187,86

20,12

377,91

218,500

15,08

349,308

4

Việt Nam 114,80

18,00


206,60

118,824

20,19

240,00

5

Nhật Bản

46,20

20,57

95,01

44,078

18,19

80,200

6

Thế giới

3256,76


14,35

4668,99

4099,23

14,52

5954,091

(Nguồn: Theo số liệu thống kế của FAO năm 2011 – năm 2016)


14

Qua bảng 2.1: Ta thấy diện tích, năng suất, sản lượng chè thế giới tăng
qua các năm, cụ thể diện tích chè của thế giới năm 2011 là 3.256.670 ha đến
năm 2016 là 4.099.230 ha tăng 842560 ha so với năm 2011, năng suất năm
2016 là 14,52 gấp 1,01 lần so với năm 2011, cùng đó sản lượng chè thế giới
cũng tăng mạnh năm 2011 là 4.6689.90 tấn, đến năm 2016 là 5.954.091 tấn
tăng 1.285.101 tấn.
Bảng 2.2: Sản lượng chè thế giới qua các năm 2012-2016
(ĐVT:Tấn)
Năm
2012

2013

2014


2015

2016

Châu lục
5.042.073

5.329.138

5.512.282

5.661.855

5.954.091

Châu Phi

636.900

711.884

742.409

704.215

783.491

Châu Mỹ


91.420

89.256

93.618

98.219

97.353

Châu Âu

259

260

393

417

622

Châu Á

4 3.07.550

4.521.949

4.670.115


4.853.291

5.066.945

Trung Quốc

1.804.655

1.939.175

2.110.770

2.263.404

2.414.802

Ấn Độ

1.135.070

1.208.780

1.207.310

1.233.140

1.252.174

Kenya


369.400

432.400

445.105

399.100

473.000

Sri Lanka

330.000

340.230

338.032

341.744

349.308

Việt Nam

211.500

217.700

228.360


236.000

240.000

Thế giới

(Nguồn: Theo FAO Start Citation, 2018)
Sản lượng chè toàn thế giới năm 2016 là 5.954.091 tấn tăng 912.018
tấn tương đương 18,09 so với năm 2012. Châu Á là khu vực có sản lượng chè
cao nhất thế giới đạt 5.066.945 tấn chiếm 85,1% sản lượng chè của thế giới
(năm 2016). Châu Âu là khu vực có sản lượng chè thấp nhất thế giới 622 tấn
chiếm 0,01 sản lượng chè thế giới. Trung Quốc là nước có sản lượng chè lớn


15

nhất thế giới đạt 2.414.802 tấn chiếm 40,56% tổng sản lượng chè toàn thế
giới. Việt Nam đạt sản lượng 240.000 tấn chiếm 4,03% tổng sản lượng chè
toàn thế giới.
2.2.1.2. Tình hình tiêu thụ chè trên thế giới
Trong năm 2016, lượng chè sản xuất trên toàn thế giới đã vượt qua con
số 4 triệu tấn để đạt mức 4.126.527 tấn. Trong đó Việt Nam là một trong
những nước có sản lượng chè sản xuất đứng thứ 5. Qua thống kê sản phẩm
chè của các nước trên thế giới thì thị phần Châu Á chiếm 83% sản lượng chè
thế giới, tiếp theo là Châu phi chiếm 15% và Nam Mỹ chiếm 2,4%.
Về thị trường tiêu thụ trong giai đoạn gần đây, nhập khẩu chè đen thế
giới ước tính khoảng 1,15 triệu tấn, mức tăng trung bình khoảng 0,6%/năm.
Các nước nhập khẩu chính như Anh, Nga, Pakistan, Mỹ, Nhật Bản… sẽ
chiếm khoảng 60% tổng lượng nhập khẩu chè toàn thế giới.
Những thị trường tiêu thụ lớn nhất đối với sản phẩm chè xanh và chè

đen là: Thị trường Nga (đã nhập khẩu trên 174.000 tấn, Pakistan nhập khẩu
126.170 tấn, Hy Lạp nhập khẩu 81.700 tấn, Iran nhập khẩu 62.000 tấn, và
Morocco nhập khẩu 58.000 tấn.)
Ngoài ra còn có các chi nhánh bán lẻ ở thị trường Mỹ và Canada với
tổng số lượng chè nhập khẩu lên tới 144.000 tấn, Vương quốc Anh là 126.000
tấn, và EU với tổng số lượng chè nhập khẩu là 128.000 tấn.
Đứng đầu thế giới về diện tích, năng suất, sản lượng chè là Trung Quốc với
diện tích năm là 2.240.594 ha chiếm 54,66% diện tích chè thế giới, sau đó đến Ấn
Độ diện tích năm 2016 là 585.907 ha chiếm chiếm 14,3% diện tích chè thế giới.
2.2.2. Tình hình sản xuất tiêu thụ chè Việt Nam
2.2.2.1. Tình hình sản suất chè tại Việt Nam
Việt Nam nằm trong khu vực khí hậu nóng ẩm, đất nước trải dài từ bắc
vào nam với 2/3 là diện tích đồi núi, điều kiện tự nhiên thuận lợi cho cây chè


16

sinh trưởng và phát triển. Trong những năm gần đây Chính phủ và các địa
phương, các tổ chức quốc tế có nhiều cơ chế chính sách phát triển cây chè.
Cây chè được gọi là cây xóa đói giảm nghèo và tiến lên làm giàu cho nhiều hộ
nông dân. Do đó diện, tích năng xuất, sản lượngđã không ngừng tăng. Song
song với việc tăng trưởng diện tích. Nhiều tiến bộ khoa học về trồng trọt,
giống chế biến, được áp dụng vào sản xuất.. Hiện với khoảng 120 ngàn ha
trồng chè, Việt Nam đã đứng vào hàng thứ 5 về diện tích trong các nước trồng
chè, và với khoảng hơn 80.000 tấn chè xuất khẩu, Việt Nam xếp thứ 8 về khối
lượng trong các nước xuất khẩu chè trên thế giới. Theo Tổng công ty chè Việt
Nam, đến nay cả nước đã có 34 địa phương trồng chè và trên 600 doanh
nghiệp sản xuất, kinh doanh chè với hơn 2.000 thương hiệu khác nhau. Đặc
biệt, ngành chè đã thiết lập được nhiều vùng chè chất lượng cao như: Lâm
Đồng, Lạng Sơn, Sơn La, Lào Cai, Cao Bằng... Đồng thời, Bộ Nông nghiệp

và Phát triển nông thôn đã cho phép khảo nghiệm khu vực hoá trên diện rộng
7 giống chè chất lượng cao như: Bát Tiên, Kim Tuyên, Thuý Ngọc, Keo Am
Tích... tại các vùng chè chủ lực. Ngành chè đến nay đã có lịch sử phát triển
được 100 năm (1918 - 2018). Được coi là một trong những ngành sản xuất có
mầm mống công nghiệp sớm nhất ở nước ta trong số các ngành chế biến công
nghiệp dài ngày. Ở Việt Nam cây chè có một vị trí quan trọng trong nền kinh
tế quốc dân, nó thuộc nhóm ngành kinh tế mũi nhọn. Do đó phát triển trồng
chè ở nước ta không những phát huy được vai trò kinh tế của hộ gia đình, lợi
thế của từng vùng mà còn góp phần to lớn trong việc sử dụng có hiệu quả đất
đai, lao động nông nghiệp nông thôn, thúc đẩy sản xuất phát triển, góp phần
nâng cao đời sống vật chất, văn hoá tinh thần người dân. Chính điều đó càng
khẳng định việc đầu tư sản xuất phát triển ngành chè là một hướng đi đúng
của các địa phương, các công ty, các cơ sở sản xuất kinh doanh trên cả nước.
Những năm gần đây có nhiều cơ chế chính sách đầu tư ưu tiên phát triển


17

ngành chè. Cây chè được coi là cây trồng xóa đói giảm nghèo và tiến lên làm
giàu của nhiều hộ nông dân. Trong giai đoạn này diện tích, năng suất, sản
lượng chè tăng nhanh điều này thể hiện qua bảng sau:
Bảng 2.3: Diện tích, năng suất, sản lượng chè Việt Nam từ năm 2011- 2016
Diện tích

Năng suất

Sản lượng

( 1000 ha)


( tạ tươi/ha)

(1000 tấn)

2011

114,2

77

878,9

2012

114,5

79.5

909,8

2013

114,8

81.6

936,3

2014


115,4

85.1

981,9

2015

117,8

86

1012,9

2016

117,4

87.1

1022,9

Năm

(Nguồn: Tổng cục thống kê từ năm 2011 – 2016 )

Hình 2.1: Biểu đồ thể hiện diện tích, năng suất, sản lượng chè việt
Năm từ năm 2011 – năm 2016



18

Bảng 2.2 trên cho thấy diện tích, sản lượng và năng suất chè của việt
Nam trong từ 2011 đến 2015 đều tăng. Diện tích chè đạt 114,2 nghìn ha năm
2011 nhưng tới năm 2015 diện tích chè đã đạt 117,8 nghìn ha, tăng 1.03 lần,
năng suất chè cũng tăng từ 77 tạ tươi/ha năm 2011 lên 86 tạ tươi/ha, tăng 1.12
lần, do đó sản lượng chè cũng tăng từ 878,9 nghìn tấn năm 2011 lên 1012,9
nghìn tấn năm 2015 tăng 1.15 lần so với năm 2011, cụ thể tăng 134 tấn. Tuy
nhiên năm 2016 và 2015 có sự biến động, diện tích chè năm 2016 giảm chỉ còn
117,4 nghìn ha, giảm đi 0,4 nghìn ha so với năm 2015, nhưng năng suất chè vấn
tăng cụ thể là 87,1 tạ tươi/ha năm 2016 tăng 1,1 tạ tươi/ha so với năm 2015, từ
đó diện tích năm 2016 1022,9 nghìn tấn, tăng 10 nghìn tấn so năm 2015.
Tốc độ phát triển diện tích chè của Việt Nam trong 6 năm là 100,51%
cụ thể là tăng 0.64 nghìn ha/năm.
2.2.2.2. Tình hình tiêu thụ chè của Việt Nam
Hiện sản phẩm chè của Việt Nam đã có mặt trên 110 quốc gia và vùng
lãnh thổ trên thế giới, trong đó thương hiệu "CheViet" đã được đăng ký và
bảo hộ tại 70 thị trường quốc gia và khu vực. Việt Nam hiện đang là quốc gia
đứng thứ 5 trên thế giới về sản lượng cũng như kim ngạch xuất khẩu chè. Chè
xanh, chè đen vẫn là những mặt hàng xuất khẩu chủ lực và tăng mạnh. Các thị
trường xuất khẩu chè chủ yếu là Pakistan, Đài Loan, Nga,Trung Quốc, Mỹ,
Ba Lan…


×