Tải bản đầy đủ (.pdf) (60 trang)

Tìm hiểu hệ thống tổ chức sản xuất và đánh giá hiệu quả kinh tế của cây cà chua tại farm natureza, moshav idan vùng arava, israel thuộc trung tâm liên kết đào tạo phát triển nông nghiệp quốc tế AICAT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.48 MB, 60 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
----------------------

ĐINH HẢI DƯƠNG
Tên đề án:
TÌM HIỂU HỆ THỐNG TỔ CHỨC SẢN XUẤT VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU
QUẢ KINH TẾ CÂY CÀ CHUA TẠI FARM NATUREZA, MOSHAV
IDAN, VÙNG ARAVA, ISRAEL GIAI ĐOẠN 2017 - 2018

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Định hướng đề tài

: Hướng ứng dụng

Chuyên ngành

: Phát Triển Nông Thôn

Khoa

: Kinh tế và PTNT

Khóa học

: 2014 - 2018



Thái Nguyên, năm 2018


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
-------------O0O------------

ĐINH HẢI DƯƠNG
Tên đề án:
TÌM HIỂU HỆ THỐNG TỔ CHỨC SẢN XUẤT VÀ ĐÁNH GIÁ
HIỆU QUẢ KINH TẾ CÂY CÀ CHUA TẠI FARM NATUREZA,
MOSHAV IDAN, VÙNG ARAVA, ISRAEL GIAI ĐOẠN 2017 - 2018

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Định hướng đề tài

: Hướng ứng dụng

Chuyên ngành

: Phát Triển Nông Thôn

Khoa


: Kinh tế và PTNT

Khóa học

: 2014 - 2018

Giảng viên hướng dẫn

: Th.S Nguyễn Quốc Huy

Thái Nguyên, năm 2018


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của bản thân
tôi. Các số liệu và kết quả nghiên cứu là quá trình điều tra trên thực địa hoàn
toàn trung thực, chưa công bố trên các tài liệu, nếu có gì sai tôi xin chịu hoàn
toàn trách nhiệm.
Thái Nguyên, năm 2018
Xác nhận của GVHD

Người viết cam đoan

Đồng ý cho bảo vệ kết quả
trước hội đồng khoa học

Th.S Nguyễn Quốc Huy


ĐINH HẢI DƯƠNG

XÁC NHẬN CỦA GV CHẤM PHẢN BIỆN
Giáo viên chấm phản biện xác nhận sinh viên
đã sửa chữa sai sót sau khi Hội đồng chấm yêu cầu
(Ký, họ và tên)


ii

LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập và rèn luyện ở trường Đại học làm đề tài tốt
nghiệp là điều có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với mỗi sinh viên. Công việc
này giúp sinh viên được áp dụng những kiến thức được học trong nhà trường
vào thực tế, bổ sung củng cố kiến thức của bản thân, tích luỹ được nhiều kinh
nghiệm quý báu phục vụ cho công việc chuyên môn sau này.
Trong thời gian nghiên cứu và thực hiện luận văn " Tìm hiểu hệ thống
tổ chức sản xuất và đánh giá hiệu quả kinh tế của cây Cà Chua Tại Farm
Natureza, Moshav idan Vùng Arava,Israel Thuộc Trung Tâm Liên Kết Đào
Tạo Phát Triển Nông Nghiệp Quốc Tế AICAT " tôi đã nhận được sự giúp đỡ
nhiệt tình của các cơ quan, các tổ chức và các cá nhân. Tôi xin bày tỏ lời cảm
ơn sâu sắc nhất tới tất cả các tập thể, cá nhân đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi
trong suốt quá trình thực hiện nghiên cứu luận văn này Trong suốt quá trình
thực tập tôi đã nhận được sự giúp đỡ của các thầy cô giáo, các cô, các chú những
người công nhân nơi tôi thực tập tốt nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu trường Đại học Nông Lâm
Thái Nguyên, Ban chủ nhiệm khoa Kinh Tế và PTNT, Trung Tâm Đào Tạo và
Phát Triển Quốc Tế. Đặc biệt là sự giúp đỡ tận tình của thầy giáo Th.S Nguyễn
Quốc Huy, với sự giúp đỡ của chủ trang trại ông David Ohana, cùng toàn thể
các thầy cô đã trực tiếp hướng dẫn, giảng dạy trong suốt quá trình thực tập

cũng như quá trình báo cáo đề tài tốt nghiệp .
Do trình độ bản thân còn hạn chế và thời gian có hạn, đề tài mang tính
mới, nên đề tài vẫn không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Tôi rất mong
nhận được sự đóng góp của các thầy cô giáo và các bạn để đề tài được hoàn
thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn !
Thái Nguyên, ngày 16 tháng 11 năm 2018


iii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Mô tả công việc tại cơ sở thực tập .................................................... 9
Bảng 2.2: Diện tích và cơ cấu diện tích của các loại cây trồng ...................... 15
Bảng 2.3: Vật tư máy móc tham gia vào quá trình SXKD ............................. 17
Bảng 2.4: Sản lượng cà chua của trang trại .................................................... 19
Bảng 2.5: Doanh thu của trang trại ................................................................. 19
Bảng 2.6: Chi phí sản xuất trong mùa vụ ........................................................ 20
Bảng 2.7: Chi phí đầu tư xây dựng của trang trại ........................................... 21
Bảng 2.8: Kết quả sản xuất kinh doanh .......................................................... 22
Bảng 3.1: Chi phí dự kiến đầu tư công cụ dụng cụ tại văn phòng .................. 36
Bảng 3.2: Chi phí dự kiến đầu tư công cụ dụng cụ tại nông trại ................... 38
Bảng 3.3 Chi phí trung gian trong một năm của trang trại ............................ 39
Bảng 3.4 Khấu hao tài sản cố định.................................................................. 40
Bảng 3.5 Doanh thu dự kiến của nông trại ..................................................... 41


iv

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 2.1: Sơ đồ mô hình tổ chức của trang trại ............. Error! Bookmark not
defined.
Hình 2.2. Sơ đồ kênh tiêu thụ của trang trại ................................................... 30
Hình 2.3. Biểu đồ cơ cấu thị trường tiêu thụ của trang trại ............................ 30


v

DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT

STT

Từ viết tắt

Tên đầy đủ

1

AICAT

Arava International Center for Agriculture Training

2

BHYT

Bảo hiểm y tế

3


ĐVT

Đơn vị tính

4

Farm

Trang trại

5

GO

Giá trị sản xuất (Gross Output)

6

GDP

Gross Domestic Product

7

Ha

Hecta

8


IC

Chi phí trung gian (Intermediate Cost)

9

m

Met

10

NĐ-CP

11

PRA

Participatory Rapid Appraisal

12

PTNT

Phát Triển Nông Thôn

13

SXKD


Sản xuất kinh doanh

14

SXNN

Sản xuất nông nghiệp

15

VA

16

VNĐ

Nghị định - Chính phủ

Giá trị gia tăng (Value Added)
Việt Nam đồng


vi

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... i
DANH MỤC CÁC BẢNG............................................................................... iii
DANH MỤC CÁC HÌNH ................................................................................ iv
DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT ........................................................ v

MỤC LỤC ........................................................................................................ vi
Phần 1 MỞ ĐẦU ............................................................................................. 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................. 1
1.2 Mục tiêu đề tài ............................................................................................ 3
1.2.1. Mục tiêu chung ........................................................................................ 3
1.2.2. Mục tiêu cụ thể ........................................................................................ 3
1.2.3. Về chuyên môn nghiệp vụ ...................................................................... 3
1.2.4. Về thái độ và ý thức, trách nhiệm ........................................................... 3
1.3. Nội dung và phương pháp thực hiện .......................................................... 4
1.3.1. Nội dung thực tập .................................................................................... 4
1.3.2 Phương pháp thực hiện............................................................................. 4
1.4. Thời gian và địa điểm thực tập................................................................... 7
PHẦN 2. TRẢI NGHIỆM TỪ CƠ SỞ THỰC TẬP .................................... 8
2.1. Mô tả tóm tắt về cơ sở thực tập .................................................................. 8
2.2. Mô tả công việc tại cơ sở thực tập ............................................................. 9
2.3. Những quan sát, trải nghiệm được sau quá trình thực tập ....................... 13
2.3.1. Phân tích mô hình tổ chức:.................................................................... 13
2.3.2. Đánh giá về cách quản lý các nguồn lực chủ yếu của cơ sở: ................ 15
2.3.3. Phân tích kế hoạch sản xuất kinh doanh của cây cà chua tại cơ sở thực
tập: ................................................................................................................... 19
2.3.4. Những kỹ thuật công nghệ đã được áp dụng trong sản xuất kinh doanh
cây cà chua của cơ sở thực tập: ....................................................................... 23


vii

2.3.5. Mô tả quá trình tạo ra các sản phẩm đầu ra của cơ sở nơi thực tập: ..... 27
2.3.6. Mô tả các kênh tiêu thụ sản phẩm: ........................................................ 30
PHẦN 3: Ý TƯỞNG KHỞI NGHIỆP ........................................................ 32
PHẦN 4. KẾT LUẬN .................................................................................... 45

4.1 Kết luận: .................................................................................................... 45
4.2 Liên hệ tại Việt Nam: ................................................................................ 45
PHỤ LỤC ....................................................................................................... 48


1

Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Cà chua thuộc họ cây Bạch
Anh, các loại cây trong họ này
thường phát triển từ một đến năm
mét chiều cao, có những cây thân
mềm bò trên mặt đất hoặc leo lên
trên các thân cây khác.
Cà chua được trồng và tiêu thụ trên khắp thế giới. Được sử dụng bằng
nhiều cách khác nhau, bao gồm cả nguyên liệu trong món salad, và chế biến
thành nước sốt cà chua đóng hộp hoặc súp cà chua trong nhưng bữa ăn hằng
ngày. Nước ép cà chua được bán như là một thức uống, và được sử dụng
trong cocktail. Cà chua cũng được chế biến thành rất nhiều món ăn thường
ngày của các gia đình tại Việt Nam.
Vào năm 1973, hai nhà khoa học Israel là Haim Rabinowitch và Nachum
Kedar phát triển một giống cà chua với thời gian chín lâu hơn cà chua thông
thường trong thời tiết nóng. Nghiên cứu của họ dẫn tới việc phát triển tiên
phong giống cà chua thương mại với thời gian trưng bày trên kệ lâu. Khám
phá này đã thay đổi ngành nông nghiệp Israel, thúc đẩy việc xuất khẩu giống
rau củ và tiến tới nền nông nghiệp công nghệ cao. Nó cũng có một hiệu ứng
toàn cầu, tạo cơ sở cho việc sản xuất với quy mô lớn nhờ ngăn chặn việc chín
thối.

Diện tích của đất nước này là 20.770km2, hơn một nửa diện tích đất là sa
mạc cằn cỗi, có điều kiện khí hậu khắc nghiệt và thiếu nước hoàn toàn không
phù hợp cho sản xuất nông nghiệp. Nhưng Israel lại là một nhà xuất khẩu lớn
của thế giới về nông sản và đứng hàng đầu về áp dụng công nghệ trong nông
nghiệp.


2

Hiện nay, GDP mà nông nghiệp đem lại cho đất nước này chỉ chiếm
khoảng 2,5% và 3,6% giá trị xuất khẩu, Israel tự sản xuất được 95% nhu cầu
thực phẩm, phần còn lại được bổ sung từ việc nhập khẩu ngũ cốc, các loại hạt
lấy dầu, thịt, cà phê, ca cao, đường.
Ngành nông nghiệp tại đây phát triển ở trình độ cao, bất chấp điều kiện
địa lý không thích hợp cho nông nghiệp, Israel chính là nơi khai sinh ra hai
loại hình cộng đồng nông nghiệp độc đáo đó chính là cộng đồng hợp tác
xã Kibbutz và Moshav, những hợp tác xã này được hình thành từ những
người Do Thái hồi hương từ khắp nơi trên thế giới.
Để ứng dụng phát triển nền nông nghiệp hiện đại của Israel tại Việt
Nam, và đáp ứng về nông sản an toàn và chất lượng để phục vụ cho cuộc sống
ngày càng có thêm nhu cầu nâng cao của xã hội. Qua gần một năm thực tập
nghề nghiệp tại Israel em đã tiến hành nghiên cứu đề tài: “Tìm hiểu hệ thống
tổ chức sản xuất và đánh giá hiệu quả kinh tế của cây Cà Chua Tại Farm
Natureza, Moshav idan Vùng Arava, Israel Thuộc Trung Tâm Liên Kết
Đào Tạo Phát Triển Nông Nghiệp Quốc Tế AICAT”.


3

1.2 Mục tiêu đề tài

1.2.1. Mục tiêu chung
Tìm hiểu hệ thống tổ chức sản xuất và đánh giá hiệu quả kinh tế của
cây cà chua tại farm NATUREZA.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Tìm hiểu hệ thống tổ chức sản xuất của farm NATUREZA.
- Đánh giá hiệu quả kinh tế của cây cà chua tại trang trại.
- Đưa ra giải pháp phát triển tổ chức sản xuất của trang trại.
1.2.3. Về chuyên môn nghiệp vụ
- Tạo cơ hội cho sinh viên có cơ hội cọ sát với thực tế, gắn kết những
lý thuyết đã học trong nhà trường với môi trường hoạt động sản xuất tại cơ sở,
ứng dụng những kiến thức đã học vào thực tế.
- Nắm được các hoạt động sản xuất của trang trại và vai trò của chủ
trang trại trong công tác tổ chức và hoạt động kinh doanh.
- Tạo cơ hội cho sinh viên tham gia các hoạt động tổ chức sản suất tại
trang trại, đồng thời tăng khả năng giao tiếp, học hỏi và làm việc tại một môi
trường mới.
- Thông qua đợt thực tập này giúp sinh viên nâng cao kỹ năng sử dụng
máy tính, kỹ năng thu thập và xử lý thông tin, kỹ năng thuyết trình… là
những kỹ năng rất quan trọng cho sinh viên, đặc biệt là đối với những sinh
viên năm cuối.
1.2.4. Về thái độ và ý thức, trách nhiệm
- Ham học hỏi, lắng nghe, ghi chép đầy đủ, hoàn thành tốt công việc
được giao.
- Nâng cao kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng ứng
sử hiệu quả trong công việc.
- Tạo mối quan hệ thân thiện, hòa nhã với bạn bè Việt nam và các bạn
đến từ quốc gia khác, lao động Thái Lan tại trang trại.


4


- Có tinh thần trách nhiệm cao khi nhận công việc được giao, làm đến
nơi đến chốn, chính xác kịp thời do đơn vị thực tập phân công.
- Không tự ý nghỉ, không tự ý rời bỏ vị trí thực tập.
- Biết đóng góp ý kiến trong trường hợp cần thiết.
- Tham gia đầy đủ, tích cực các hoạt động ngoại khóa tại nơi thực tập.
- Chủ động trong các công việc, sẵn sàng giúp đỡ, hỗ trợ mọi người
trong trang trại để hoàn thành tốt các công việc chung bên cạnh đó tự khẳng
định được năng lực của bản thân sinh viên.
1.3. Nội dung và phương pháp thực hiện
1.3.1. Nội dung thực tập
- Tìm hiểu hệ thống tổ chức sản xuất và đánh giá hiệu quả kinh tế của
cây cà chua tại “Farm NATUREZA, Moshav Idan vùng Arava, Israel giai
đoạn 2017-2018”.
- Tham gia vào quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh tại trang trại.
1.3.2 Phương pháp thực hiện
1.3.2.1 Tiếp cận có sự tham gia
- Phương pháp tiếp cận đánh giá có sự tham gia: Đi thực tế, quan sát
đánh giá thực trạng và thu thập những thông tin về tình hình sản xuất qua
người sản xuất ở vùng nghiên cứu. Nhờ sự giúp đỡ của người dân tại trang
trại tham gia vào quá trình tìm hiểu để thu thập những thông tin cần thiết.
1.3.2.3 Phương pháp thu thập thông tin
 Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp
- Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp là phương pháp thu thập các
thông tin, số liệu có sẵn thường có trong các tài liệu đã có sẵn. Các thông tin
này thường được thu thập từ các cơ quan, tổ chức, văn phòng của trang trại
thông qua phỏng vấn chủ trang trại.


5


- Trong phạm vi đề tài, em thu thập các số liệu được công bố liên quan
đến vấn đề nghiên cứu tại Farm Natureza, Moshav Idan vùng Arava,Israel và
là trang trại của ông David Ohana.
 Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp
- Phương pháp PRA: PRA là một loạt các biện pháp tiếp cận và phương
pháp khuyến khích lôi cuốn người dân tham gia cùng chia sẻ thảo luận, phân
tích kiến thức của họ về đời sống, điều kiện nông thôn để họ lập kế hoạch
thảo luận cũng như thực hiện và giám sát, đánh giá. Đề tài này đã sử dụng các
công cụ PRA sau:
+ Phỏng vấn trực tiếp:Tiến hành phỏng vấn trực tiếp đối với chủ trang
trại David Ohana và 29 nhân công của trang trại để tìm hiểu về vấn đề nghiên
cứu. Tìm hiểu vai trò của các lao động trong thực hiện các công việc.
+ Quan sát trực tiếp: Quan sát một cách có hệ thống các sự việc, sự
vật, sự kiện với các mối quan hệ và trong một bối cảnh tồn tại của nó. Quan
sát trực tiếp cũng là một phương cách tốt để kiểm tra chéo những câu trả lời
của người dân địa phương. Trong quá trình nghiên cứu đề tài em sử dụng
phương pháp quan sát trực tiếp thực trạng công tác tổ chức của trang trại.
1.3.2.4. Phương pháp phân tích số liệu
- Từ số liệu thu thập được trên địa bàn Moshav Idan, em tiến hành tổng
hợp và phân tích.
- Xử lý thông tin trên Excel.
- Phương pháp thống kê: Được coi là chủ đạo để nghiên cứu các mối
quan hệ giữa các yếu tố đầu vào, đầu ra, qua đó đánh giá so sánh và rút ra
những kết luận, nhằm đưa ra các giải pháp có tính khoa học cũng như thực tế
trong việc phát triển kinh tế trang trại.
- Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất kinh doanh: phương pháp này
đòi hỏi người quản lý trang trại phải ghi chép tỷ mỷ, thường xuyên, liên tục
suốt trong quá trình sản xuất kinh doanh, nhằm biết được các yếu tố đầu vào,



6

đầu ra từ đó biết được thu nhập của trang trại trong một kỳ sản xuất kinh
doanh, thông qua kết quả đó rút ra các kết luận nhằm định hướng cho kỳ tới.
1.3.2.5 Chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất
Hệ thống chỉ tiêu về kết quả sản xuất kinh doanh của trang trại như: giá
trị sản xuất, chi phí trung gian, giá trị gia tăng, cụ thể là:
+ Giá trị sản xuất (Gross Output): là giá trị bằng tiền của các sản phẩm
sản xuất ra ở trang trại bao gồm phần giá trị để lại để tiêu dùng và giá trị bán
ra thị trường sau một chu kỳ sản xuất thường là một năm. Được tính bằng sản
lượng của sản phẩm nhân với đơn giá sản phẩm được xác định chi tiết theo
các chỉ tiêu giá trị sản xuất trên 1 ha canh tác; GTSX trên 1 ngày công lao động.
n

Cách tính: GO   QiPi
i 1

Trong đó: GO: giá trị sản xuất.
Pi: giá trị sản phẩm hàng hóa thứ i .
Qi: khối lượng sản phẩm thứ i.
+ Chi phí trung gian (Intermediate Cost), là toàn bộ các khoản chi phí
vật chất bao gồm các khoản chi phí nguyên vật liệu, giống, phân bón chi phí
dịch vụ thuê ngoài.
Cách tính: IC = ∑ Cij
Trong đó:

IC: là chi phí trung gian .
Cij: là chi phí nguyên vật liệu thứ i cho sản phẩm thứ j


+ Giá trị gia tăng (Value Added): là giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ
cho các ngành sản xuất kinh doanh.
Cách tính: VA = GO - IC
Trong đó:

VA : giá trị gia tăng.
GO : giá trị sản xuất.
IC : chi phí trung gian.
IC =


7

Trong đó: Ci khoản chi phí thứ i. Vậy IC là toàn bộ chi phí vật chất
thường xuyên và các dịch vụ được sử dụng trong tất cả quá trình sản xuất của
trang trại như các chi phí: Giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, các loại chi
phí khác…
Hay VA=V+C+M
Trong đó:
V : là chi phí lao động sống.
C : là giá trị hoàn vốn cố định (hay trong kinh tế thường
gọi đó là khấu hao tài sản cố định).
M : là giá trị thặng dư.
Vậy VA là chênh lệch giữa giá trị sản xuất với chi phí trung gian, nó
phản ánh phần giá trị mới tăng thêm do kết quả hoạt động sản xuất kinh
doanh của trang trại trong một thời gian, hay một chu kỳ sản xuất nhất định.
1.4. Thời gian và địa điểm thực tập
- Thời gian: Từ ngày 03/08/2017 – 08/06/2018.
- Địa điểm: Farm Natureza, Moshav Idan Vùng Arava,Israel.



8

PHẦN 2
TRẢI NGHIỆM TỪ CƠ SỞ THỰC TẬP
2.1. Mô tả tóm tắt về cơ sở thực tập
 Tên cơ sở thực tập: FARM NATUREZA
 Địa chỉ: Farm 65, Natureza, Moshav Idan, Arava, Israel
 Website: /> Điện thoại: 050-5725165 08-9164561
 Email:
 Mô tả lĩnh vực sản xuất kinh doanh:
Trang trại hoạt động sản xuất kinh doanh về các loại cây hoa màu như:
Dưa hấu, dưa lưới, ớt chuông, cà tím, cà chua... từ giai đoạn gieo trồng, chăm
sóc tới giai đoạn thu hoạch và đóng gói sản phẩm với tổng diện tích là 28.5ha
 Bộ máy tổ chức:
Hình 2.1: Sơ đồ mô hình tổ chức của trang trại
Chủ trang trại

Marketing

Kế toán

Kỹ thuật nông
nghiệp

Lao động
chính

Quản lý trang
trại


Thực tập sinh

(Nguồn: Số liệu điều tra, khảo sát năm 2018)


9

2.2. Mô tả công việc tại cơ sở thực tập
Bảng 2.1: Mô tả công việc tại cơ sở thực tập
Nội dung và kết quả đạt
STT

được từ các công việc đã
thực hiện

Kiến thức, kỹ năng, thái độ học hỏi
được thông qua trải nghiệm
Trong sản xuất nông nghiệp để đạt
được sản lượng của sản phẩm cao và
phòng chống được các loại nấm bệnh

Nội dung: Lên luống, dải
phân bón, kéo ống tưới nhỏ
giọt vào luống, xử lý và ủ
đất bằng nilon.
1

Kết quả đạt được: Đảm bảo
dinh dưỡng cho đất trồng

của mùa vụ tới, diệt trừ các
mầm mống sâu bệnh hại còn
sót lại khi tiến hành dọn dẹp
nông trại từ mùa vụ trước

cho cây trồng ta cần phải xử lý đất kỹ
càng trước khi gieo trồng các loại cây.
Rèn luyện giới hạn chịu đựng của bản
thân dưới môi trường làm việc khắc
nghiệt, nâng cao sử dụng kỹ năng làm
việc nhóm và kỹ năng giao tiếp thông
qua trao đổi công việc với những nhân
công người Thái Lan.
Thông qua thực hiện công việc em đã
học tập thêm được phương pháp xử lý
và ủ đất nhằm đảm bảo chất lượng dinh
dưỡng của đất cũng như diệt trừ những
mầm bệnh có sẵn trong đất trước khi
bắt đầu mùa vụ.

Chỉnh sửa hệ thống khung Nhà kính là một hệ thống quan trọng
nhà kính. Thay thế phủ lại trong nông nghiệp giúp ta kiểm soát
2

màng nilon cũ bằng màng môi trường bên trong nhà kính phụ
nilon mới sau thời gian sử thuộc vào bộ phận cấu thành, giúp tăng
dụng là một mùa vụ.

năng suất và chất lượng sản phẩm nông


Kết quả đạt được: Đảm bảo nghiệp, giảm các rủi ro trong sản xuất.


10

hệ thống nhà kính được kín Rèn luyện bản thân thông qua những
đáo. Tránh được các loại côn công việc khó khăn như căng nilon trên
trùng tự nhiên bên ngoài mái nhà, thay thế các loại ốc vít ko đủ
xâm nhập vào không gian tiêu chuẩn của hệ thống khung nhà
canh tác, hạn chế ảnh hưởng kính.
của tác động tự nhiên như Qua thực hiện công việc em đã quan sát
mưa, gió, bão cát...

được hệ thống cấu thành nhà kính, hiểu
được tầm quan trọng của nhà kính trong
sản xuất nông nghiệp cũng như học tập
được thêm các kỹ năng như sử dụng
máy khoan, máy bắn đinh... sửa chữa
và cách thức phủ màng lưới xung
quanh và phủ màng nilon trên mái nhà
kính.
Để cho đảm bảo về mật độ, độ sinh
trưởng cao, khoảng cách, độ nông, độ
sâu của cây trồng và ít thất thoát hạt
giống do sâu kiến và các loại côn trùng

Trồng các loại cây: dưa hấu, vậy nên sử dụng phương pháp gieo
dưa lưới, ớt chuông, cà tím, trồng gieo trồng bằng cây con (cây
3


cà chua...

giống) là tốt nhất.

Kết quả đạt được: Đảm bảo Có tinh thần trách nhiệm cao khi nhận
vệ mật độ và độ sinh trưởng công việc được giao, làm đến nơi đến
đồng đều của cây giống.

chốn, chính xác kịp thời do đơn vị thực
tập phân công.
Qua thực hiện công việc em đã học tập
được phương pháp gieo trồng bằng cây
giống, kỹ năng lựa chọn những cây


11

giống khỏe mạnh nhằm để cho cây sinh
trưởng tốt nhất và đồng đều nhất.
Chủ động trong công việc, sẵn sàng
giúp đỡ, hỗ trợ mọi người trong trang
Làm cỏ, căng dây, tỉa cành
(nhánh), tỉa hoa đối với cây
ớt chuông, cà tím và cà chua
4

Kết quả đạt được: Đảm bảo
nguồn dinh dưỡng và môi
trường tối ưu cho cây sinh
trưởng và phát triển.


trại để hoàn thành tốt các công việc
chung, bên cạnh đó tự khẳng định được
năng lực của bản thân.
Qua thực hiện công việc em đã biết
được tầm quan trọng của việc chăm sóc
cây trồng và học tập được các kỹ năng
sử dụng máy bấm chuyên dụng, tỉa
cành cũng như tỉa hoa cho cây trồng để
đạt được sản lượng sản phẩm cao và
chất lượng của sản phẩm tốt nhất trong
sản xuất nông nghiệp.

Bổ sung các loại thuốc diệt Trong sản xuất nông nghiệp côn trùng
côn trùng, thuốc kích thích được xem là một trong những nguyên
sinh trưởng cho các loại cây nhân gây dịch bệnh và phá hoại cây
trồng.

trồng phổ biến, để tiêu diệt được những

Đánh dấu quả để chuẩn bị loại côn trùng này mà vẫn đảm bảo về
thu hoạch đối với dưa lưới, chất lượng của sản phẩm ta có thể sử
5

dưa hấu.

dụng biện pháp sinh học. Sử dụng

Kết quả: Loại bỏ các loại những loại côn trùng có lợi cho cây
côn trùng gây hại cho cây trồng để tiêu diệt những loại côn trùng

mà không ảnh hưởng đến gây

hại

cho

cây

trồng.

chất lượng của sản phẩm. Qua thực hiện công việc em đã học tập
Rút ngắn thời gian thu hoạch được cách bảo vệ cây trồng khỏi những
và tránh thu thoạch nhầm loại sâu bọ, bệnh hại, và cách chọn lựa


12

sản phẩm khi chưa đạt đến những sản phẩm chuẩn bị cho giai đoạn
thời điểm thu hoạch

thu hoạch.
Đóng gói sản phẩm hay bao bì sản
phẩm thực sự là quan trọng và cần thiết
đối với hầu hết mọi loại sản phẩm. Điều
này không chỉ giúp bảo quản mà còn

Thu hoạch và đóng gói và tạo nên sự tiện lợi và đóng góp vai trò
bảo
6


quản

sản

phẩm: marketing vô cùng tích cực.

Kết quả đạt được: Tạo ra các Qua thực hiện công việc em đã học tập
sản phẩm có mẫu mã đẹp, được cách thu hoạch sản phẩm có hiệu
chất lượng tốt trước khi đưa quả, quan sát được hệ thống bảo quản
ra thị trường tiêu thụ.

sản phẩm sau thu hoạch, tầm quan
trọng của đóng gói bao bì sản phẩm và
cách sử dụng các loại máy móc, trang
thiết bị hỗ trợ đóng gói bao bì sản
phẩm.

7

Dọn dẹp nông trại

Việc dọn dẹp nông trại sau thu hoạch là

Kết quả đạt được: dọn dẹp bước cuối cùng của một vụ mùa, rất quan
loại bỏ những cây trồng đã trọng với mục đích đảm bảo vệ sinh môi
qua thời gian thu hoạch, trường, hạn chế phát sinh và lây lan dịch
chuẩn bị đất canh tác cho bệnh từ đó góp phần nâng cao năng suất
mùa vụ tiếp theo.

và chất lượng cho mùa vụ tới.

Thông qua công việc được thực hiện em
đã học tập được cách phòng chống các
loại dịch bệnh tồn đọng sau một mùa vụ
và nâng cao năng suất, chất lượng của
mùa vụ sắp tới

(Nguồn: Số liệu điều tra, khảo sát năm 2017-2018)


13

2.3. Những quan sát, trải nghiệm được sau quá trình thực tập
2.3.1. Phân tích mô hình tổ chức:
Bảng 2.2: Phân tích mô hình tổ chức
STT

1

2

3

4

Chức
năng
Chủ trang
trại

Kế toán


Marketing

Kỹ thuật
nông
nghiệp

Số
nhân
sự
1

1

1

1

5

Quản lý
trang trại

2

6

Lao động
chính


10

7

Thực tập
sinh

16

Nhiệm vụ
- Quản trị, điều hành, quản lý các hoạt động sản xuất
kinh doanh trang trại, đưa ra những quyết định công
việc, giải quyết mọi vấn đề của trang trại.
- Ghi chép và báo cáo đầy đủ các chi tiết hoạt động
kinh tế tài chính thông qua văn bản, giải trình số liệu
cho chủ trang trại khi có yêu cầu. Lưu trữ và xử lý dữ
liệu chuyên môn trên máy tính, phát tiền lương cho
nhân viên và nhân công theo định kỳ hàng tháng.
- Hoạch định chiến lược kinh doanh, định hướng, tiếp
thị cho trang trại. Báo cáo với chủ trang trại theo định
kỳ mỗi tháng về tình hình hoạt động của doanh nghiệp
trên thị trường, đồng thời lắng nghe cũng như đóng
góp ý kiến với chủ trang trại để xử lý những vấn đề
trên thị trường của doanh nghiệp khi cần thiết.
- Lên kế hoạch gieo trồng theo yêu cầu của trang trại.
Cung cấp, hỗ trợ kỹ thuật và tư vấn cho trang trại về
sản xuất cây trồng. Cập nhập, giám sát tiến độ sản
xuất, chất lượng sản phẩm, xử lý các phát sinh kỹ
thuật. Trao đổi công việc với quản lý trang trại để
phân bố công việc cho nhân công.

- Tham gia trực tiếp vào hoạt động sản xuất của trang
trại. Kiểm tra, quản lý, phân bố, hướng dẫn công việc
cho nhân công và thực tập sinh trong sản xuất sản
phẩm. Bảo đảm an ninh trật tự trong phạm vi trang
trại.
- Trực tiếp tham gia vào hoạt động sản xuất dưới sự
điều hành và giám sát của kỹ thuật nông nghiệp và
quản lý trang trại. Hỗ trợ các sinh viên thực tập sinh
trong những công việc khó khăn
- Học tập thông qua thực hành các hoạt động sản xuất
nông nghiệp tại trang trại. Tham gia đầy đủ các hoạt
động ngoại khóa cũng như các buổi học trên trung
tâm AICAT.

(Nguồn: Số liệu điều tra năm 2017- 2018)


14

 Điểm đặc biệt của mô hình:
Điểm đặc biệt trong mô hình tổ chức này là mối quan hệ có liên kết
chặt chẽ giữa kỹ thuật nông nghiệp và quản lý trang trại. Như thường lệ sau
khi kỹ thuật nông nghiệp kiểm tra và đánh giá chất lượng của các loại cây
trồng sẽ bàn bạc và trao đổi ý kiến với chủ trang trại để chuẩn bị công việc
phương pháp xử lý khi cây trồng có bệnh. Nhưng tại đây kỹ thuật nông
nghiệp có thể thông báo về tình hình cây trồng cho quản lý trang trại và từ đó
quản lý trang trại sẽ phân bố công việc cho lao động chính và thực tập sinh để
khắc phục những loại sâu bệnh cũng như thay đổi kỹ thuật chăm sóc một
cách kịp thời nhất.
 Bài học kinh nghiệm:

Có đầy đủ các bộ phận phòng ban sẽ giúp cho trang trại dễ dàng quản
lý cũng như các bộ phận, phòng ban tập trung được hơn vào chuyên môn của
mình nhằm tạo điều kiện tối ưu cho trang trại để tạo ra sản phẩm chất lượng
cũng như nâng cao tầm thương hiệu của trang trại trên thị trường.


15

2.3.2. Đánh giá về cách quản lý các nguồn lực chủ yếu của cơ sở:
Nguồn lực của hộ/trang trại là những yếu tố sản xuất mà trang trại có và
đang sử dụng làm đầu vào cho quá trình sản xuất kinh doanh của trang trại,
bao gồm:
- Nguồn lực đất đai của trang trại: là toàn bộ diện tích đất mà hộ/trang
trại đang sở hữu hoặc đang sử dụng để sản xuất kinh doanh. Đất đai của trang
trại có thể được hình thành do mua, thừa kế, nhà nước giao cấp, hoặc đất đang
thuê mướn...
Trang tại có tổng diện tích canh tác là 28.5ha
Trong đó:
Diện tích của các loại cây trồng :
Bảng 2.3: Diện tích và cơ cấu diện tích của các loại cây trồng
STT

Giống cây trồng

Đơn vị

Số lượng

Cơ cấu diện tích


1

Dưa Hấu

Ha

6

21%

2

Dưa lưới

Ha

7

25%

3

Cà tím

Ha

5,5

20%


4

Ớt chuông

Ha

4

14%

5

Cà chua

Ha

6

21%

Ha

28.5

100%

Tổng

(Nguồn: Số liệu điều tra, khảo sát năm 2017-2018)
 Điểm đặc biệt về cách quản lý diện tích canh tác :

Qua dữ liệu thống kê trên có thể thấy được tính đa dạng của các loại
giống cây trồng trong cách quản lý. Sự chênh lệch phân bố diện tích giữa các
loại giống không cao. Phân bố đồng nhất các giống trên một khu vực sẽ tránh
được tình trạng lây lan các loại bệnh của giống khác, tiện lợi cho giai đoạn
thu hoạch.


16

- Nguồn lực tài chính: Toàn bộ lượng tiền vốn mà trang trại dùng để
sản xuất kinh doanh, bao gồm vốn sẵn có và vốn vay mượn hỗ trợ từ bên
ngoài do Chủ trang trại quản lý, nhân viên Kế toán sẽ quản lý nguồn tài chính
này trên dữ liệu văn bản, máy tính. Báo cáo cung cấp các số liệu, tài liệu cho
việc điều hành hoạt động SXKD, kiểm tra và phân tích hoạt động kinh tế tài
chính giúp cho việc đưa ra các quyết định để vận hành công việc kinh doanh.
 Điểm đặc biệt về quản lý tài chính:
Có kế toán riêng của doanh nghiệp giúp tham mưu hoạt động tài chính
cho công tác sản xuất kinh doanh của trang trại.
- Nguồn lực con người: Là lao động của trang trại, những người mà
trang trại thuê làm việc cho trang trại.
Trang trại có thể thuê thêm lao động từ bên ngoài theo thời vụ để phục
vụ sản xuất kinh doanh của trang trại khi cần thiết. Quản lý trang trại sẽ quản
lý trực tiếp số nhân công tham gia vào quá trình sản xuất tại trang trại, dưới sự
chỉ đạo công việc của kỹ thuật nong nghiệp.
 Điểm đặc biệt của cách quản lý nhân công:
- Chủ trang trại trao đổi công việc với Kỹ thuật nông nghiệp và đưa ra
những quyết định công việc của ngày hôm sau cho Quản lý trang trại, sau đó
Quản lý trang trại sẽ phân công, giám sát công việc. Cách quản lý này giúp
cho trang trại sử dụng nguồn lực lao động một cách hiệu quả nhất.



×