Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

Thuyết minh Biện pháp thi công PCCC trong nhà

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (119.74 KB, 14 trang )

BIN PHP T CHC THI CễNG H THNG PHềNG
CHY CHA CHY
1. GII THIU CễNG TRèNH:

1.1 Gii thiu chung:
- Cụng trỡnh: .................... l cụng trỡnh mang tớnh hin i ng b cú giỏ tr ti sn
v s dng ln .Nhm bo v an ninh, tớnh mng con ngi v ti sn trong vn phũng, to
nh vỡ vy c lp t h thng Phũng chỏy cha chỏy. Trong quỏ trỡnh thi cụng phi m
bo nhng yờu cu nghiờm ngt, tuõn th mi tiờu chun thi cụng v nghim thu ca Nh
nc ban hnh, tho món mi yờu cu ca cỏc n v t vn thit k v t vn qun lý d
ỏn, t vn giỏm sỏt.
Kin trỳc v phõn khu chc nng s dng:
+ 01 tng hm: Khu vc s dng lm ni ụ tụ, xe mỏy ca cỏn b cụng nhõn
viờn v khỏch n liờn h cụng tỏc,cỏc cụng trỡnh k thut ca tũa nh.
+ Tng 1 ữ 9: B trớ phũng ban chc nng ca trung tõm.
1.2 Cỏc tiờu chun k thut ỏp dng khi lp t:
-

Luật Phòng cháy và chữa cháy .

-

TCVN 2622-1995 phòng cháy, chống cháy cho nhà và công trình yêu
cầu thiết kế.

-

TCVN 6160-1998 phòng cháy chữa cháy nhà cao tầng yêu cầu thiết kế

-


TCVN 5738-2001 hệ thống báo cháy tự động yêu cầu thiết kế

-

TCVN 5760-1993 hệ thống chữa cháy yêu cầu chung

-

TCVN 5739 1993 thiết bị chữa cháy đầu nối

-

TCVN 5740 1990 thiết bị chữa cháy, vòi chữa cháy, sợi tổng hợp tráng
cao su

-

TCVN 4513-1988 cấp nớc bên trong và tiêu chuẩn thiết kế

-

20 TCN 25-1991 đặc điểm điện trong nhà, công trình công cộng tiêu
chuẩn thiết kế.

-

Tiêu chuẩn TCN 33-1985 cấp nớc mạng lới bên ngoài và công trình yêu
cầu thiết kế

-


TCVN 7336-2003 phòng cháy chữa cháy HT Sprinkler tự động
1.3 Yờu cu v phũng chỏy:

1


- Phải áp dụng các giải pháp phòng cháy đảm bảo hạn chế tối đa khả năng
xảy ra hoả hoạn. Trong trường hợp xảy ra hoả hoạn thì phải phát hiện đám cháy nhanh để
cứu chữa kịp thời không để đám cháy lan ra các khu vực khác sinh ra cháy lớn khó cứu
chữa gây ra hậu quả nghiêm trọng.
- Biện pháp phòng cháy phải đảm bảo sao cho khi có cháy thì người và tài
sản trong toà nhà dễ dàng sơ tán sang các khu vực an toàn một cách nhanh chóng nhất.
- Trong bất cứ điều kiện nào khi xảy ra cháy ở những vị trí dễ xảy ra cháy
như các khu vực kỹ thuật, phòng làm việc, sảnh giao dịch trong toà nhà phải phát hiện
được ngay nơi phát sinh cháy để tổ chức cứu chữa kịp thời.
1.4 Yêu cầu về chữa cháy:
Trang thiết bị chữa cháy của công trình phải đảm bảo các yêu cầu sau:
- Trang thiết bị chữa cháy phải sẵn sàng ở chế độ thường trực, khi xảy ra
cháy phải được dập tắt ngay.
- Thiết bị chữa cháy phải là loại phù hợp và chữa cháy có hiệu quả đối với
các đám cháy có thể xảy ra trong công trình.
- Thiết bị chữa cháy trang bị cho công trình phải là loại dễ sử dụng, phù hợp
với công trình và điều kiện nước ta.
- Thiết bị chữa cháy phải là loại chữa cháy không làm hư hỏng các dụng cụ,
thiết bị khác tại các khu vực chữa cháy thiệt hại thứ cấp.
- Trang thiết bị hệ thống PCCC được trang bị phải đảm bảo hoạt động lâu
dài, hiện đại.
- Trang thiết bị phải đạt được các tiêu chuẩn của Mỹ, Châu Âu cũng như các
tiêu chuẩn chủa Việt Nam.

2. HỆ THỐNG BÁO CHÁY:

2.1 Khái quát hệ thống:
Hệ thống báo cháy được thiết kế và lắp đặt nhằm để cung cấp một hệ thống tự động
hoàn toàn và đáp ứng được các yêu cầu của bộ phận kiểm soát của toà nhà, nhân viên phụ
trách về phòng cháy chữa cháy. Hệ thống được thi công phù hợp với các hồ sơ kỹ thuật được
thẩm duyệt và các thuyết minh kỹ thuật. Hệ thống được kết nối với quạt tăng áp cầu thang, hệ
thống điều khiển thang máy

2


Hệ thống báo cháy trên toàn bộ khu vực, tòa nhà là hệ thống báo cháy địa chỉ. Vật tư
thiết bị hiện trường được cung cấp mới chưa qua sử dụng. Hệ thống báo cháy có thể định vị
analogue với chức năng dò tìm và phát hiện cháy tự động, các nút bấm khẩn cấp bằng tay, các
chuông báo, các thiết bị giao diện báo cháy, role đầu ra báo cháy, các ống luồn dây là loại SP
D16 và SP D20.
2.2 Thi công hệ thống báo cháy:
2.2.1 Công tác nghiệm thu vật liệu trước khi đưa vào sử dụng:
Trước khi đưa vật tư – thiết bị vào thi công lắp đặt nhà thầu phải làm công tác
nghiệm thu đưa vào sủ dụng bao gồm những bước sau:
- Nhập vật tư – thiết bị về công trình tập kết tại bãi trong công trình hoặc tại kho
của nhà thầu.
- Chuẩn bị hồ sơ về vật tư – thiết bị cho công trình bao gồm:
+ Nếu là vật tư – thiết bị trong nước: Phiếu giao nhận hàng hóa, chứng chỉ chất
lượng, kết quả thí nghiệm vật liệu(nếu cần), Cataloge.
+ Nếu là vật tư – thiết bị ngoại nhập: Phiếu giao nhận hàng hóa, Chứng chỉ xuất
xứ, chứng chỉ chất lượng, vận đơn, chứng chỉ kiểm định, cataloge.
- Hồ sơ bản vẽ thiết kế thi công đã được thẩm định, bản vẽ thi công đã được phê
duyệt, các công văn chỉnh sửa đã được chấp thuận.

- Lập phiếu yêu cầu nghiệm thu mời đơn vị TVGS, tư vấn QLDA tới nơi tập kết vật
tư – thiết bị kiểm tra nghiệm thu đầu vào.
Biên bản nghiệm thu vật tư – thiết bị đưa vào sử dụng soạn thành 4 bản. Các hồ sơ
chứng chỉ của vật tư – thiết bị được sao y có công chứng( với vật tư phụ cần 1 bản có công
chứng và 3 bản có dấu treo của công ty).
2.2.2 Thi công lắp đặt ống:
Tất cả các vật tư – thiết bị đã được nghiệm thu trước khi đưa vào sử dụng mới cho
lắp đặt.
Chi tiết lắp đặt thi công hệ thống báo cháy được thi công theo hồ sơ thiết kế đã
được thẩm định phòng cháy chữa cháy và các bản vẽ thi công đã được phê duyệt.

3


- Các tuyến đi ống của hệ thống báo cháy được dựa trên các hồ sơ thiết kế đã được

thẩm định, các thuyết minh kỹ thuật và các bản vẽ đã được Chủ đầu tư, tư vấn quản lý dự
án và tư vấn giám sát ký duyệt.
- Ống bảo hộ dây tín hiệu được dùng bằng ống nhựa SP.
- Tại chỗ có máng cáp điện nhẹ thì dây đi trên máng cáp, phần không đi được theo
máng cáp sẽ được luồn trong ống nhựa SP được đi dưới trần bê tông bên trên trần giả, toàn bộ
tuyến ống đi chìm tường bê tông đến các vị trí thiết bị được lắp đặt trên tường.
- Hệ thống ống luồn dây phải được lắp đặt hoàn chỉnh trước khi luồn cáp vào ống.
- Khi lắp đặt ống luồn dây phải chọn hộp nối và phụ kiện ống đúng chủng loại.
- Các ống luồn dây đặt chìm trong tường gạch trát vữa xi măng hoặc thạch cao ở các
văn phòng hoặc khu vực tương tự sao cho bề mặt phía ngoài của ống còn sâu hơn mặt tường
hoàn thiện ít nhất 15mm.
-Các ống luồn dây cứng phải có bán kính cong (ứng với cung uốn trong) đủ lớn để cáp
bên trong ống được uốn với độ cong cho phép nhưng trong mọi trường hợp không được nhỏ
hơn 2,5 lần đường kính ngoài của ống.

- Ống ghen không được đi ghấp khúc, vuông góc mà phải vòng cung khi chuyển
hướng để khi có sự cố dễ dàng rút dây ra để thay thế.
- Trong thời gian thi công, các lỗ hở tạm trong hệ thống ống dây đi phải được nút kín
hoặc được bịt kín bằng vật liệu không cháy và không có hại cho cáp.
- Dùng khoan điện để tạo lỗ vít bu lông và phụ kiện để bắt chặt ống luồn dây. Các móc
kẹp nhựa ghim ống luồn dây phải ngay thẳng và chắc chắn, đinh gim, vít nở phải đạt độ
sâu theo tiêu chuẩn. Khoảng cách giữa các móc kẹp nhựa gần nhau không được lớn hơn
2m.
- Khi cắt ống luồn dây phải cắt thẳng góc của trục ống.
- Phân định tuyến ống bảo vệ dây cho hạng mục bằng sơn màu đỏ để dễ dàng cho việc
thi công kéo cáp sau này.
- Việc đi ống đến đâu phải vẽ lại, hoàn công đến đó. Nếu có phần ngầm cần phải
mời Chủ đầu tư,TVGS nghiệm thu trước khi lấp kín.
- Lập phiếu yêu cầu nghiệm thu mời TVGS, Tư vấn QLDA nghiệm thu lắp đặt ống
ghen bảo vệ dây.
2.2.3 Đi dây hệ thống :

4


- Kiểm tra chủng loại, ký mã hiệu, ống ghen bảo vệ dây, dây, hộp nối kỹ thuật đồng
thời đo kiểm tra thông mạch toàn bộ các loại dây trước khi lắp đặt.
- Kéo rải dây tín hiệu 2x1mm trong ống ghen và để chờ tại các hộp nối các thiết bị.
- Tại vị trí nối để thừa từ 15- 20 cm để sau này cắt nối.
- Việc đi dây tín hiệu và hộp kỹ thuật được thực hiện cho từng khu vực, từng vị trí
dấn đến các thiết bị đầu báo, nút ấn... từng tầng xong tầng này mới chuyển sang tầng khác.
- Dùng dây mồi kéo dây tín hiệu đi trong ống bảo vệ, không được căng quá tránh
việc đứt dây để chờ đủ dây cho việc lắp thiết bị.
- Hộp kỹ thuật được lắp đặt cùng quá trình lắp đặt các đường dây.
- Đo và kiểm tra dây theo từng tầng sau đó đo và kiểm tra dây theo hệ thống, làm

hoàn công và nghiệm thu giai đoạn đi dây.
2.2.4 Lắp đặt thiết bị và đấu nối hệ thống báo cháy:
- Vị trí lắp đặt các thiết bị được xác định theo hồ sơ thiết kế được thẩm định, thuyết
minh kỹ thuật, bản vẽ được Chủ đầu tư và TVGS phê duyệt, chúng tôi tiến hành thi công
lắp đặt như sau:
- Lắp đặt thiết bị báo cháy cho các tầng: chuông, nút ấn, đầu báo, module, công
việc này chỉ thực hiện khi toàn bộ hệ thống đường dây đã được lắp đặt kiểm tra đạt yêu
cầu, đầu báo chỉ được lắp khi hệ thống trần của công trình đã hoàn thiện:
+ Đầu báo cháy: Các đầu báo cháy tự động phải đảm bảo phát hiện cháy theo chức
năng đã được thiết kế và đặc tính kỹ thuật đảm bảo theo bảng 1 TCVN5738-2001.
+ Chuông báo cháy: Tại các vị trí lắp đặt hộp nút ấn báo cháy có thiết kế chuông báo
cháy để đảm bảo khi có sự cố mọi người có thể phát hiện sớm nhất bằng cảnh báo âm
thanh.
+ Nút ấn: Nút ấn báo cháy được lắp trên các lối thoát nạn hoặc ở hành lang nơi có
thể dễ dàng quan sát. Khoảng cách giữa các nút ấn lắp bên trong nhà không quá 50m.
Chiều cao lắp cách mặt sàn hoàn thiện từ 0,8-1,5m.
- Trước khi đưa vào lắp đặt, các thiết bị này được kiểm tra mã hiệu, chất lượng.
-Sau khi lắp đặt xong các thiết bị trên tiến hành kiểm tra lại toàn bộ hệ thống dây tín
hiệu các đầu báo, nút ấn, và chuông báo cháy...
- Lắp đặt trung tâm báo cháy: Trung tâm báo cháy là đầu não của hệ thống báo
cháy, ở đây các tín hiệu từ các thiết bị ngoại vi được truyền về, qua bước xử lý và gửi các

5


lệnh đi tới các thiết bị ngoại vi theo chương trình mặc định sẵn. Đồng thời tủ trung tâm là
nơi giám sát, cung cấp thông tin chuyển tới người trực một cách trực quan nhất.
Trung tâm tiếp nhận và ra lệnh xử lý tín hiệu từ đầu báo cháy và các Module. Trên mặt
tủ báo cháy có đầy đủ các đèn chỉ thị báo cháy tương ứng với các vùng được nó kiểm soát.
Trung tâm báo cháy có thể cùng một lúc xử lý tín hiệu của nhiều đầu báo cháy ở các vùng

khác nhau đưa về. Khi có tín hiệu báo cháy đưa về từ đầu báo cháy của một hay nhiều
vùng bảo vệ, trung tâm báo cháy sẽ phát tín hiệu báo cháy bằng chuông báo cháy hiển thị
khu vực có cháy (trung tâm có thể lập trình phát tín hiệu ra ngay hoặc lưu giữ kiểm tra tín
hiệu tuỳ theo từng loại đầu báo có trễ hay không có trễ).
Trung tâm báo cháy còn có tính năng báo sự cố bằng tín hiệu khác tín hiệu báo
cháy. Cụ thể là: khi đầu báo hỏng, đường dây chập, đứt hoặc tủ có sự cố. Trung tâm sẽ báo
bằng tín hiệu âm thanh và đèn chỉ thị ngay trên tủ cũng như chuông tại các tầng.
Tiến hành kiểm tra tủ trung tâm trước khi đưa vào lắp đặt. Sau khi lắp đặt xong
chúng tôi sẽ vận hành toàn bộ hệ thống, kiểm tra sự hoạt động của từng đầu báo, nút ấn,
chuông báo cháy và các chức năng khác.
Việc định vị thiết bị báo cháy phải đúng vị trí thiết kế, lắp đặt chắc chắn vào cấu
kiện xây dựng đúng tiêu chuẩn hướng dẫn của nhà sản xuất. Công việc này chỉ thực hiện
khi toàn bộ hệ thống đường dây đã được lắp đặt kiểm tra đạt yêu cầu.
2.2.5 Nghiệm thu thử hệ thống báo cháy và các thiết bị liên động:
Sau khi kiểm tra lắp đặt thiết bị báo cháy theo bản vẽ thi công đã được phê duyệt
nhà thầu tiến hành nghiệm thu chạy thử hệ thống báo.
- Chuẩn bị dụng cụ thử.
- Cử cán bộ lên các vị trí thử tại từng tầng hay từng phòng.
- Mời cán bộ nghiệm thu về vị trí tủ trung tâm.
Khi kích hoạt vị trí thử thì tín hiệu báo về tử trung tâm và hiển thị trên tủ vị trí đầu
báo hay khu vực đầu báo được thử. Đồng thời chuông, đèn báo cháy được bật kêu và nhấp
nháy báo hiệu cháy với cả nhà. Sau khi thử tại vị đó theo yêu cầu có thể tiếp tục thử tại vị
trí khác.
Khi thử báo cháy có kết nối với quạt tăng áp cầu thang, thang máy. Khi tín hiệu báo
cháy gửi về tủ trung tâm, các tín hiệu được hiển thị trên tủ. Tủ trung tâm gửi tín hiệu lại

6


các thiết bị thang máy, quạt tăng áp cầu thang làm quạt tăng áp bật và thang máy chạy về

tầng 1 đồng thời mở cửa thang máy.
2.2.6 Bàn giao và hướng dẫn vận hành:
Thực hiện quy trình chạy thử và vận hành phù hợp với các tiêu chuẩn của nhà sản
xuất chứng minh các hệ thống báo cháy hoạt động tốt với sự chứng kiến của Chủ đầu tư,
Tư vấn QLDA, Tư vấn giám sát cùng chỉ huy trưởng, các cán bộ phòng cháy chữa cháy và
bao gồm các giấy tờ photo chứng nhận thử nghiệm trong sách hướng dẫn vận hành, bảo
dưỡng lắp đặt. Các bản chứng minh tách rời của các hệ thống báo cháy toàn phần có trong
bản thầu xác nhận về tính tương thích vận hành toàn phần phù hợp với bản vẽ thiết kế và
thuyết minh kỹ thuật. Diễn giải với Chủ đầu tư về cách thức vận hành của các hệ thống.
3. THI CÔNG LẮP ĐẶT HỆ THỐNG CHỮA CHÁY:

3.1 Qui trình thi công lắp đặt:
- Khảo sát định vị tuyến đi ống dẫn nước chữa cháy cho toàn công trình
- Thi công hoàn thiện phần xây lắp đường ống dẫn nước chữa cháy trên trần, lắp đặt
hộp đựng phương tiện chữa cháy các tầng theo tiến độ xây dưng.
- Thử áp lực đường ống dẫn nước chữa cháy sau khi lắp đặt hệ thống đường ống.
- Vận hành chạy thử hệ thống chữa cháy
3.2. Phần định vị.
Hệ thống chữa cháy được dựa trên các hồ sơ thiết kế đã được thẩm định, các thuyết
minh kỹ thuật và các bản vẽ thi công phối hợp với các hạng mục khác đã được Chủ đầu
tư,Tư vấn QLDA và Tư vấn giám sát phê duyệt đảm bảo tiêu chuẩn phòng cháy chữa cháy
(PCCC).
Toàn bộ mạng đường ống chữa cháy được dùng trong hệ thống là ống thép có độ
dày trung bình theo tiêu chuẩn BS- A1.
Thi công lắp đặt tuyến đường ống chính trục đứng: Trình tự tiến hành theo nguyên
tắc từ dưới lên trên, từ đường ống chính đến đường ống phụ theo trình tự như sau:
- Dùng Palăng lắp các đoạn ống từ tầng hầm lên tầng 1, định vị căn chỉnh ống.
Dùng khoan bê tông, khoan định vị và lắp các đai kẹp ống bằng súng bắn vít, sau đó mới
tháo Palăng ra khỏi chi tiết nâng.
- Tiếp tục lắp các đoạn ống từ tầng hầm lên tầng một, và tiến hành tương tự như vậy

cho đến tầng 22.

7


Thi công lắp đặt tuyến đường ống nằm ngang: Trình tự lắp đặt lần lượt tuyến đường
ống chính trục đứng đến điểm cuối của mạng đường ống nhánh đến các vòi phun, đầu
phun và lần lượt lắp cho từng tầng một từ dưới lên trên.
Sau khi lắp đặt xong thì tiến hành thử thủy tĩnh để kiểm tra độ kín của hệ thống
đường ống bằng máy thử áp lực.
Sau khi đã kiểm tra xong hệ thống đường ống thì lắp đặt họng nước chữa cháy, lắp
đặt kết nối máy bơm và tiến hành chạy thử nghiệm hệ thống.
- Lắp đặt ống thép cho hệ thống chữa cháy tránh tình trạng chồng chéo lên các hệ
thống khác.
- Thử áp lực và nghiệm thu lắp đặt ống chữa cháy từng phần.
3.3 Thi công lắp đặt ống chữa cháy
3.3.1 Nghiệm thu vật tư – thiết bị đưa vào sử dụng.
Trước khi đưa vật tư – thiết bị vào thi công lắp đặt nhà thầu phải làm công tác
nghiệm thu đưa vào sủ dụng bao gồm những bước sau:
- Nhập vật tư – thiết bị về công trình tập kết tại bãi trong công trình hoặc tại kho
của nhà thầu.
- Chuẩn bị hồ sơ về vật tư – thiết bị cho công trình bao gồm:
+ Nếu là vật tư – thiết bị trong nước: Phiếu giao nhận hàng hóa, chứng chỉ chất
lượng, kết quả thí nghiệm vật liệu(nếu cần), Cataloge.
+ Nếu là vật tư – thiết bị ngoại nhập: Phiếu giao nhận hàng hóa, Chứng chỉ xuất
xứ, chứng chỉ chất lượng, vận đơn, chứng chỉ kiểm định, cataloge.
- Hồ sơ bản vẽ thiết kế thi công đã được thẩm định, bản vẽ thi công đã được phê
duyệt, các công văn chỉnh sửa đã được chấp thuận.
- Lập phiếu yêu cầu nghiệm thu mời đơn vị TVGS, tư vấn QLDA tới nơi tập kết vật
tư – thiết bị kiểm tra nghiệm thu đầu vào.

Biên bản nghiệm thu vật tư – thiết bị đưa vào sử dụng soạn thành 4 bản. Các hồ sơ
chứng chỉ của vật tư – thiết bị được sao y có công chứng( với vật tư phụ cần 1 bản có công
chứng và 3 bản có dấu treo của công ty).
3.3.2 Lắp đặt hệ thống đường ống

8


Toàn bộ các đường ống dẫn nước từ nhà bơm tới các tầng, phân bố cho các đường
ống nhỏ dẫn tới các đầu phun và tới các hộp họng nước chữa cháy vách tường. Các vị trí
thi công chi tiết theo bản vẽ đã được thẩm định phòng cháy chữa cháy và các bản vẽ thi
công lắp đặt trình Chủ đầu tư, Tư vấn QLDA, Tư vấn giám sát.
- Toàn bộ hệ thống đường ống dẫn nước chữa cháy trong nhà được lắp nổi trên trần
và tường bê tông
- Xác định vị trí ống theo thiết kế, tập kết ống và kiểm tra chất lượng ống và các
phụ kiện.
- Vệ sinh làm sạch đường ống.
- Quét sơn bảo vệ và bảo quản ống theo các bước:
+ Bước1: Sơn lớp sơn chống gỉ lên toàn bộ bề mặt ống chữa cháy. Để khô lớp
chống gỉ.
+ Bước2: Sơn lớp sơn màu đỏ sau khi sơn chống gỉ 3 giờ hoặc sau khi lắp đặt xong
các hạng mục tại tầng đó, khu vực đó.
Sơn sử dụng là sơn tổng hợp Hà Nội nhãn hiệu Sơn Đại Bàng. Sơn được quét lên bề
mặt ống bằng chổi quét.
- Gia công ống thép chịu áp lực cao bằng phương pháp liên kết hàn và ren.
- Lắp nút bịt bảo vệ đầu ren vào các đầu ống.
- Ống nước chữa cháy được lắp đặt liên kết với cấu kiện xây dựng bằng các quang
treo giá đỡ chắc chắn, chịu trọng, áp lực trong ống có tính mỹ thuật nhất là khu vực không
có trần kỹ thuật.
- Hệ thống đường ống có đường kính D65mm đến D125mm kết nối bằng phương

pháp hàn định vị chạy theo tường, trần bằng quang treo giá đỡ.

9


Në rót

Thanh V5
Ubolt

èng > D50

Chi tiết lắp đặt đường ống có đường kính >50mm
- Các đường ống có đường kính nhỏ hơn hoặc bằng D50mm được liên kết bằng
phương pháp ren được cố định bằng quang treo, giá đỡ.
Në ®ãng

Thanh ren M10
Quang treo
èng < D50

Chi tiết lắp đặt đường ống có đường kính ≤ 50mm
- Định vị các con sơn vào tường khoan lỗ để bắt đai ốp ống vào con sơn.
- Dùng tời ròng rọc bằng dây cáp để chuyển ống tới vị trí lắp đặt.
- Khi lắp đặt ống tới đâu bắt đai ống vào con sơn và khớp mặt bích đến đó.
- Các van được lắp ngay sau khi đường ống được lắp ổn định.
- Hệ thống đường ống lắp đặt xong và đã được kiểm tra từng phần, chúng tôi sẽ cho
tiến hành thử kiểm tra sự lưu thông nước trong hệ thống đường ống đến các van trong hệ
thống chữa cháy vách tường và đến các trụ nước ngoài nhà trong hệ thống chữa cháy.
3.3.3 Hoàn thiện hệ thống đường ống và lắp đặt thiết bị


10


Sau khi hệ thống ống dẫn nước, các hộp họng nước chữa cháy vách tường, nhà bơm
đã lắp đặt xong, chúng tôi sẽ hoàn thiện hệ thống chữa cháy với các công việc còn lại là:
+ Lắp đặt các đầu phun Sprinkler. Công việc này chỉ thực hiện khi trần giả của các
tầng đã được hoàn thiện, những vị trí không có trần giả thì lắp dưới trần bê tông có đầu
phun hướng lên.
+ Lắp đặt vòi, lăng phun,... cho các hộp đựng phương tiện chữa cháy.
Cuộn vòi chữa cháy được cuốn tròn đặt trên giá đựng vòi, lăng chữa cháy được gá
vào hộp bằng hệ thống gá lăng.
Bình chữa cháy được đặt trong hộp. Hộp đựng bình lắp ngay dưới hộp họng nước
chữa cháy vách tường. Trước khi đưa bình chứa cháy vào hộp chúng tôi kiểm tra kỹ chất
lượng bình.
Hệ thống van kiểm soát hệ thống chữa cháy được lắp đặt theo từng tầng, từng phần
công việc này đòi hỏi tính chính xác kín khít đúng tiêu chuẩn PCCC và dễ sử dụng. Cũng
như lắp các thiết bị khác, lắp van phải phẳng, thẳng đứng, đúng vị trí, khi lắp phải để ở vị
trí van đóng, khi lắp xong phải đóng mở thử thấy đóng mở dễ dàng, kín khít .
- Thử áp lực: Thử từng tầng, từng phần, sau đó thử toàn hệ thống.
Tủ chữa cháy họng nước vách tường, nhà bơm, tủ điều khiển bơm
- Đường ống trục đứng họng nước vách tường là đường ống được dẫn từ nhà bơm
tới các tầng để vào các hộp họng nước chữa cháy vách tường,
- Các hộp họng nước chữa cháy vách tường được lắp đặt ngay sau khi đường ống
dẫn nước tới họng được lắp đặt xong, vòi lăng sẽ được trang bị sau.
- Lắp đặt tủ chữa cháy họng nước vách tường trên các tầng được lắp âm tường và
được lắp nổi trên tường bêtông ở dưới các tầng hầm. Hệ thống chữa cháy họng nước vách
tường đây là hệ thống chữa cháy cơ bản bắt buộc phải có cho các công trình hiện nay bằng
các cuộn vòi, lăng phun và bình bọt chữa cháy MFZL4(ABC) kết hợp với họng chữa cháy
cố định và khả năng chữa cháy có hiệu quả cao. Tuy nhiên, chức năng chữa cháy chỉ được

thực hiện khi có con người. Họng nước chữa cháy được bố trí bên trong nhà cạnh lối ra
vào, cầu thang, hành lang, nơi dễ nhìn thấy, dễ sử dụng. Các họng được thiết kế đảm bảo
bất kỳ điểm nào của công trình cũng được vòi vươn tới. Tâm họng nước được bố trí ở độ
cao 1,25m so với mặt sàn. Mỗi họng nước được trang bị 1 đến 2 cuộn vòi vải tráng cao su

11


đường kính D50mm hoặc D65mm dài 20m và một lăng phun đường D50mm hoặc D65mm
và các khớp nối.
- Lắp đặt bơm: Trong điều kiện làm việc bình thường hệ thống chữa cháy được duy
trì áp lực thuỷ tĩnh với áp lực tương đương với áp lực chữa cháy của hệ thống. Để duy trì
áp lực thường xuyên trong hệ thống phải có máy bơm bù áp và bình áp lực. Máy bơm bù
áp chỉ hoạt động khi áp lực duy trì của hệ thống bị tụt xuống do rò rỉ đường ống, giản nở
đường ống do nhiệt độ và bọt khí trong hệ thống. Máy bơm bù tự động chạy trong phạm vi
áp lực được cài đặt cho riêng nó và có Rơle khống chế thời gian chạy tối thiểu được gắn
vào hệ thống điều khiển để tránh trường hợp máy bơm bù bị khởi động liên tục.
Máy bơm chữa cháy sẽ được khởi động khi áp lực trong hệ thống tụt xuống đến
ngưỡng cài cài đặt. Khi máy bơm chữa cháy chính được khởi động áp lực trong hệ thống
vẫn bị tụt xuống do máy bơm không chạy hoặc máy bơm chạy không có nước lên thì hệ
thống tự động khởi động máy bơm dự phòng.
Phải đổ bê tông bệ bơm trước theo đúng kích thước và các lỗ bulông chờ tại bể
bơm, bơm lắp xong phải căn chỉnh bằng máy thuỷ bình, sao cho trục bơm và động cơ phải
nằm trong cùng một trục định vị. Lắp các đường ống hút, các phụ kiện, ống lắp theo
phương pháp ren, hàn, các thiết bị bắt bích, nối máy bơm bằng các khớp mềm chống rung.
Lắp các loại tủ điều khiển bơm và kiểm tra chế độ khô cho tủ điện, khi khởi động bơm thì
lần lượt thứ tự bằng tay và sau đó cài đặt ngưỡng áp lực cho bơm bù, bơm điện.
- Lắp đặt đường ống dẫn nước chữa cháy ra các trụ chữa cháy, họng tiếp nước ngoài
nhà được đi âm dưới đất và liên kết với nhau bằng mặt bích.
3.4 Thử áp lực (nhằm thử độ kín khít của hệ thống):

- Theo thực tế các thiết bị được sử dụng lắp trên đường ống chữa cháy nước của
công trình là các loại chịu được 16kg/cm2.
- Theo kiểm định trước khi xuất xưởng thử áp lực ống chữa cháy của nhà sản xuất
là 15 at.
- Theo thuyết minh thiết kế hệ thống phòng cháy chữa cháy không đề cập đến áp
lực đường ống
Do vậy để đảm bảo cho áp lực duy trì trong đường ống chữa cháy của công trình
khi làm việc ta đặt áp 9kg/cm2. Khi đường ống có hiện tượng sụt áp<0,5 kg/cm2 thì bơm
bù hoạt động. Khi có sụt áp >0,5 kg/cm2 thì 1 bơm chính hoạt động và bơm bù ngắt, nếu
tiếp tục sụt áp đến 1kg/cm2 thì bơm chính thứ 2 cùng hoạt động để bù áp.

12


Thử áp lực hệ thống đường ống dẫn nước chữa cháy được thực hiện 2 bước
Bước 1: Thử theo khu vực
a. Chuẩn bị
- Lắp đặt nút bịt, mặt bích đặc, thiết bị đường ống làm kín hệ thống đường ống khu
vực cần thử
- Nguồn nước phục vụ cho công tác thử áp lực
- Máy nén áp suất bằng nước có công suất phù hợp với áp suất cần thử
- Đồng hồ áp lực + van bi D15
- Biển cảnh báo “ Nguy hiểm đường ống có áp lực cao”
- Bố trí cán bộ kỹ thuật, công nhân lành nghề trực kiểm tra và bảo vệ trong suốt quá
trình thử
b. Thử bền đường ống
Dùng máy nén áp suất bơm nước vào hệ thống đạt áp suất thử bền theo nguyên tắc:
PTB = 1,5PTK

PTB : Áp suất thử bền

; PTk Áp suất thử kín

Công tác thử bền đường ống được duy trì trong thời gian từ 10 ÷ 15 phút với áp suất
14at nếu không có hiện tượng phá vỡ đường ống và các mối liên kết thì đạt yêu
cầu. Sau đó giảm dần áp suất về bằng mức áp suất thử kín.
Giới hạn áp suất thử bền: 9at ≤ PTB ≤ 24at
c. Thử kín đường ống
Thử kín đường ống theo nguyên tắc:
PTK= PLV
Plv= PT + 2at

Plv : Áp suất làm việc tại vị trí thử
PT : Áp suất tĩnh cột nước tại vị trí thử

Giới hạn áp suất thử kín: 6at ≤ PTk ≤ 16at
Sau khi thử bền giảm dần về bằng mức áp suất thử kín. Áp suất được duy trì trong
thời gian 24 giờ với áp suất 9at nếu suy hao áp ≤ 2at thì đạt yêu cầu.
d. Tổ chức nghiệm thu công tác thử áp lực
Bước 2: Thử toàn bộ hệ thống

13


+ Thử áp lực cho hệ thống chữa cháy từ tầng hầm đến tầng mái.
Sau khi lắp đặt xong toàn bộ hệ thống tiến hành thử áp theo nguyên tắc sau:
PTK= 9at ; Duy trì đến 24h nếu suy hao áp ≤ 2at thì đạt yêu cầu.
PTB = 14at ; Duy trì trong khoảng thời gian 10 ÷ 15 phút.
3.5 Nghiệm thu lắp đặt và nghiệm thu chạy thử liên động.
Sau khi nghiệm thu thử áp tiến hành chuyển sang nghiệm thu lắp đặt vật tư – thiết
bị trên công trình. Nhà thầu chuẩn bị bản vẽ thi công đã được phê duyệt, các dụng cụ đo

kích thước. Nhà thầu lập phiếu yêu cầu nghiệm thu lắp đặt mời TVGS, Tư vấn QLDA
cùng nhà thầu lên khu vực nghiệm thu và tiến hành công tác nghiệm thu.
Nghiệm thu chạy thử liên động: Khi thử một vị trí đầu nổ Sprinkler, hộp họng vách
tường nước phun ra có hiện tượng sụt áp thì bơm chính hoạt động bơm nước lên để cung
cấp áp. Khi đó có nước chảy và công tắc dòng chảy chuyển về tủ báo cháy làm chuông
,đèn hoạt động, thang máy về vị trí tầng 1, quạt tăng áp cầu thang bật.
3.5 Vận hành và bàn giao.
Sau khi toàn bộ hệ thống hoạt động tốt nhà thầu bàn giao toàn bộ bản sao dữ liệu
ghi lại quá trình vận hành hệ thống lắp đặt cùng với các chứng nhận kiểm tra cần thiết của
các cơ quan có thẩm quyền và các chứng chỉ áp lực, công suất của các bơm, các dữ liệu về
các thiết bị lắp đặt, bảo hành của các thiết bị.
Công tác bàn giao được tiến hành sau khi hoàn thành các thủ tục:
- Hoàn thành toàn bộ công đoạn chạy thử, kiểm tra, điều chỉnh và thẩm định liên
động của hệ thống trước khi thông báo việc lắp đặt được coi là hoàn thành thực tế.
- Khi các cơ quan quản lý đồng ý hệ thống lắp đặt đã hoàn thành sẵn sàng bàn giao
thiết bị bàn giao sẽ được bàn giao kèm theo tài liệu hướng dẫn vận hành và bảo dưỡng
cùng với các bản vẽ hoàn công.
-Tất cả các cờ lê, phụ tùng dự phòng phải được đặt đúng vị trí.

14



×