Tải bản đầy đủ (.pdf) (151 trang)

TÀI LIỆU TẬP HUẤN CÔNG TÁC SỨC KHỎE TRƯỜNG HỌC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.49 MB, 151 trang )

BỘ Y TẾ
VIỆN Y HỌC LAO ĐỘNG VÀ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG

TÀI LIỆU

TẬP HUẤN CÔNG TÁC SỨC KHỎE TRƯỜNG HỌC
(thuộc Dự án mục tiêu Y tế trường học 2011)

Hà Nội 2011


Viện Y học lao động và Vệ sinh môi trường

Khoa Vệ sinh – Sức khỏe trường học

MỤC LỤC
Bài 1. KHÁI QUÁT VỀ Y TẾ TRƯỜNG HỌC................................................................ 1
1. KHÁI NIỆM..............................................................................................................1
2. TẦM QUAN TRỌNG CỦA Y TẾ TRƯỜNG HỌC ..................................................1
3. NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG Y TẾ TRƯỜNG HỌC....................................................1
3.1. Kiểm tra, giám sát các yếu tố môi trường trường học ...........................................1
3.2. Kiểm tra, giám sát Vệ sinh an toàn thực phẩm trong trường học........................... 2
3.3. Chăm sóc và quản lý sức khoẻ học sinh ............................................................... 2
3.4. Truyền thông giáo dục sức khoẻ trong trường học................................................3
4. MÔ HÌNH TỔ CHỨC QUẢN LÝ .............................................................................3
5. NHIỆM VỤ CỦA CÁN BỘ Y TẾ TRƯỜNG HỌC...................................................4
6. VĂN BẢN PHÁP QUY VỀ Y TẾ TRƯỜNG HỌC...................................................5
Bài 2. KỸ THUẬT KIỂM TRA VỆ SINH TRƯỜNG HỌC .............................................6
1. CÁC YÊU CẦU VỀ VỆ SINH TRƯỜNG HỌC........................................................ 6
1.1. Quy hoạch xây dựng trường học ..........................................................................6
1.2. Các công trình vệ sinh, cung cấp và xử lý chất thải trong trường học ...................8


1.2.1 Nhà tiêu trong trường học ................................................................................. 8
1.2.2 Cung cấp nước sạch ........................................................................................ 10
1.2.3 Xử lý chất thải ................................................................................................ 11
1.3. Vệ sinh phòng học ............................................................................................. 11
1.3.1. Kích thước .................................................................................................... 11
1.3.2. Thông gió, vi khí hậu ..................................................................................... 12
1.3.3. Chiếu sáng ..................................................................................................... 12
1.3.4. Tiếng ồn......................................................................................................... 13
1.3.5. Bàn ghế.......................................................................................................... 14
1.4. Phòng học bộ môn ............................................................................................. 17
1.4.1. Phòng học bộ môn vật lý, hoá học, sinh học ................................................... 17
1.4.2. Phòng học bộ môn công nghệ thông tin.......................................................... 17
1.5. Phòng y tế.......................................................................................................... 18
1.6. Thư viện ............................................................................................................ 18
1.7. Khu nội trú, bán trú............................................................................................ 18
1.7.1. Nhà ở ............................................................................................................. 18
1.7.2. Cung cấp nước sạch ....................................................................................... 18
1.7.3. Nhà vệ sinh .................................................................................................... 18
1.8. An toàn vệ sinh thực phẩm................................................................................. 18
1.8.1. Đối với bếp ăn, nhà ăn ................................................................................... 18
1.8.2. Đối với kho chứa thực phẩm .......................................................................... 19
1.8.3. Đối với nhân viên nhà bếp, nhà ăn.................................................................. 19
i


Viện Y học lao động và Vệ sinh môi trường

Khoa Vệ sinh – Sức khỏe trường học

2. NỘI DUNG VÀ KỸ THUẬT KIỂM TRA............................................................... 20

2.1. Quy hoạch xây dựng trường ............................................................................... 20
2.2. Các công trình vệ sinh, cung cấp nước và xử lý chất thải.................................... 21
2.2.1. Nhà vệ sinh .................................................................................................... 21
2.2.2. Cung cấp nước ............................................................................................... 22
2.2.3. Xử lý chất thải ............................................................................................... 23
2.3. Kiểm tra vệ sinh phòng học................................................................................ 24
2.4. Kiểm tra phòng học bộ môn ............................................................................... 25
2.5. Khu nội trú, bán trú............................................................................................ 26
2.6. Kiểm tra bếp ăn, nhà ăn ..................................................................................... 26
Bài 3. QUẢN LÝ SỨC KHỎE TẠI NHÀ TRƯỜNG VÀ NGUYÊN TẮC PHÒNG
CHỐNG MỘT SỐ BỆNH THƯỜNG GẶP Ở HỌC SINH....................................... 34
1. ĐẶT VẤN ĐỀ......................................................................................................... 34
1.1. Định nghĩa về sức khỏe...................................................................................... 34
1.2. Vai trò của y tế trường học trong quản lý sức khỏe và phòng chống một số
bệnh thường gặp ở học sinh. .............................................................................. 34
2. QUẢN LÝ SỨC KHỎE HỌC SINH ....................................................................... 35
2.1. Yêu cầu trong quản lý sức khỏe học sinh ........................................................... 35
2.2. Các nội dung hoạt động ..................................................................................... 35
2.3. Khám sức khỏe định kỳ...................................................................................... 35
2.3.1. Ý nghĩa của việc khám sức khỏe học sinh. ..................................................... 35
2.3.2. Yêu cầu của việc khám sức khoẻ định kỳ: ...................................................... 36
2.3.3. Nội dung khám .............................................................................................. 36
2.4. Phân loại sức khoẻ ............................................................................................... 40
2.5. Phần hướng dẫn quản lý...................................................................................... 41
3. NGUYÊN TẮC PHÒNG MỘT SỐ BỆNH THƯỜNG GẶP Ở HỌC SINH .................. 41
3.1. Đặc điểm phát triển cơ thể theo lứa tuổi của học sinh ......................................... 41
3.2. Phân loại bệnh tật theo nguyên nhân phát sinh bệnh........................................... 41
3.2.1. Bệnh truyền nhiễm ......................................................................................... 42
3.2.2. Bệnh không truyền nhiễm .............................................................................. 44
3.3. Nguyên tắc dự phòng các bệnh tật ở học sinh..................................................... 47

3.3.1. Nguyên tắc dự phòng các bệnh truyền nhiễm ................................................. 47
3.3.2. Nguyên tắc dự phòng các bệnh không truyền nhiễm....................................... 48
Bài 4. PHÒNG CHỐNG CẬN THỊ TRONG HỌC SINH ................................................ 52
1. ĐẶT VẤN ĐỀ......................................................................................................... 52
1.1. Định nghĩa về cận thị .......................................................................................... 52
1.2. Thực trạng cận thị ................................................................................................ 52
2. CẬN THỊ VÀ YẾU TỐ NGUY CƠ......................................................................... 53
2.1. Khái niệm về tật khúc xạ và cận thị...................................................................... 53
2.2. Nguyên nhân sinh bệnh:....................................................................................... 54
ii


Viện Y học lao động và Vệ sinh môi trường

Khoa Vệ sinh – Sức khỏe trường học

2.2.1. Yếu tố di truyền. ............................................................................................ 55
2.2.2. Yếu tố môi trường, lối sống............................................................................ 55
3. KHÁM PHÁT HIỆN CẬN THỊ............................................................................... 58
3.1. Quy trình khám phát hiện tật khúc xạ (cận thị): .................................................... 58
3.2. Khám thị lực cho học sinh.................................................................................... 58
3.2.1. Chỉ định ......................................................................................................... 59
3.2.2. Kỹ thuật đo thị lực nhìn xa. ............................................................................ 59
3.2.3. Kỹ thuật đo thị lực nhìn gần ........................................................................... 60
3.3. Các phương pháp chẩn đoán tật khúc xạ............................................................... 61
3.3.1. Phương pháp chủ quan (hay phương pháp thử kính) ....................................... 61
3.3.2. Phương pháp pháp khách quan ...................................................................... 62
4. PHÒNG CHỐNG CẬN THỊ CHO HỌC SINH........................................................ 63
4.1. Cải thiện điều kiện vệ sinh học đường.................................................................. 64
4.1.1. Cải thiện môi trường nhà trường .................................................................... 64

4.1.2. Cải thiện điều kiện vệ sinh lớp học................................................................. 64
4.2. Khám kiểm tra mắt, thị lực định kỳ ...................................................................... 68
4.3. Giáo dục, truyền thông nâng cao sức khỏe, phòng chống cận thị .......................... 68
4.3.1. Đối tượng giáo dục, truyền thông và vai trò của các đối tượng ....................... 68
4.3.2. Các nội dung, yêu cầu trong truyền thông phòng tránh cận thị........................ 68
Bài 5. HƯỚNG DẪN PHÒNG CHỐNG CONG VẸO CỘT SỐNG................................. 72
1. ĐẶT VẤN ĐỀ......................................................................................................... 72
1.1. Khái niệm về cong vẹo cột sống......................................................................... 72
1.2. Tình hình biến dạng cột sống ở học sinh trên thế giới......................................... 73
1.3. Tình hình biến dạng cột sống của học sinh Việt Nam ......................................... 73
1.4. Ảnh hưởng của cong vẹo cột sống đối với sức khoẻ. .......................................... 75
2. CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ VÀ PHÂN LOẠI CONG VẸO CỘT SỐNG.................. 76
2.1. Nguyên nhân cong vẹo cột sống......................................................................... 76
2.2. Phân loại cong vẹo cột sống ............................................................................... 77
2.2.1. Phân loại theo nguyên nhân............................................................................ 77
2.2.2. Phân loại theo hình dáng ................................................................................ 77
2.2.3. Phân loại theo thời gian mắc .......................................................................... 77
2.2.4. Theo vị trí ...................................................................................................... 77
2.2.5. Theo chức năng cân bằng của cột sống........................................................... 78
2.2.6. Theo hình ảnh X-Quang ................................................................................ 78
2.2.7. Phân loại theo mức độ biến đổi cột sống ........................................................ 78
2.2.8. Phân loại theo tiến triển lâm sàng ................................................................... 79
3. KHÁM PHÁT HIỆN CONG VẸO CỘT SỐNG ...................................................... 79
3.1. Khám lâm sàng: ................................................................................................. 79
3.1.1. Một số trang bị phục vụ thêm cho việc khám: ................................................ 79
3.1.2. Chuẩn bị khám............................................................................................... 79
iii


Viện Y học lao động và Vệ sinh môi trường


Khoa Vệ sinh – Sức khỏe trường học

3.1.3. Khám cong vẹo cột sống: ............................................................................... 79
3.1.4. Chẩn đoán phân biệt ...................................................................................... 82
3.2. Khám bằng thước đo cong vẹo cột sống. ............................................................ 82
3.3. Chụp X- Quang: xác định góc cong, vẹo ............................................................ 83
3.3.1. Xác định góc vẹo cột sống ............................................................................. 83
3.3.2. Xác định góc cong cột sống............................................................................ 84
4. PHÒNG CHỐNG CONG VẸO CỘT SỐNG CHO HỌC SINH ............................... 85
4.1. Cải thiện điều kiện vệ sinh học đường:................................................................. 85
4.1.1. Cải thiện môi trường nhà trường: ................................................................... 85
4.1.2. Cải thiện điều kiện vệ sinh lớp học................................................................. 85
4.2. Khám phát hiện cong vẹo cột sống định kỳ: ......................................................... 86
4.3. Giáo dục, truyền thông nâng cao sức khỏe, phòng chống cận thị .......................... 87
4.3.1. Đối tượng giáo dục, truyền thông và vai trò của các đối tượng: ...................... 87
4.3.2. Truyền thông phòng tránh cong vẹo cột sống. ................................................ 87
Bài 6. RỐI NHIỄU TÂM TRÍ VÀ HƯỚNG DẪN CÁCH PHÒNG CHỐNG RỐI
NHIỄU TÂM TRÍ HỌC ĐƯỜNG.......................................................................... 93
1. THÔNG ĐIỆP TRUYỀN THÔNG VỀ SỨC KHỎE TÂM TRÍ. ................................ 93
2. RỐI NHIỄU TÂM TRÍ.............................................................................................. 94
2.1. Định nghĩa ........................................................................................................... 94
2.2. Những yếu tố ảnh hưởng đến rối nhiễu tâm trí ..................................................... 94
2.3. Những biểu hiện rối nhiễu tâm trí ở trẻ em........................................................... 96
2.4. Các rối nhiễu tâm trí thường gặp ở trẻ em và thanh niên....................................... 96
2.5. Một số trắc nghiệm trong chẩn đoán lâm sàng ................................................... 102
Bài 7. MỘT SỐ BỆNH RĂNG MIỆNG THƯỜNG GẶP VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG BỆNH...109
1. BỆNH SÂU RĂNG ................................................................................................. 109
1.1. Định nghĩa ......................................................................................................... 109
1.2. Dịch tễ học sâu răng........................................................................................... 109

1.3. Nguyên nhân...................................................................................................... 110
1.4. Hình thể lâm sàng và triệu chưngs ..................................................................... 111
1.5. Chẩn đoán.......................................................................................................... 112
1.6. Điều trị ............................................................................................................. 112
1.7. Tiến triển và biến chứng ................................................................................... 113
2. BỆNH VIÊM LỢI .................................................................................................. 113
2.1. Dịch tế học bệnh viêm lợi ................................................................................ 113
2.2. Nguyên nhân viêm lợi ....................................................................................... 113
2.3. Lâm sàng .......................................................................................................... 114
2.4. Điều trị ............................................................................................................. 115
3. CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG BỆNH RĂNG MIỆNG ............................................... 115
3.1. Giáo dục sức khỏe răng miệng .......................................................................... 115
3.2. Tăng cường đề kháng của răng .......................................................................... 117
iv


Viện Y học lao động và Vệ sinh môi trường

Khoa Vệ sinh – Sức khỏe trường học

3.3. Kiểm soát mảng bám ........................................................................................ 118
3.4. Khám răng định kỳ ........................................................................................... 118
Bài 8. SỨC KHOẺ VÀ GIÁO DỤC SỨC KHOẺ........................................................... 119
1. ĐỊNH NGHĨA VỀ SỨC KHỎE............................................................................... 119
1.1. Sức khỏe thể chất............................................................................................... 119
1.2. Sưc khỏe tin thần ............................................................................................... 119
1.3. Sức khỏe xã hội ................................................................................................. 120
2. CÁC YẾU TỐ QUYẾT ĐỊNH ĐẾN SỨC KHỎE ................................................... 120
2.1. Yếu tố di truyền ................................................................................................. 121
2.2. Môi trường......................................................................................................... 121

2.3. Lối sống............................................................................................................. 121
3. TIẾN HÀNH THỰC HIỆN GIÁO DỤC SỨC KHỎE ............................................. 122
3.1. Khái niệm giáo dục sức khỏe ............................................................................. 122
3.2. Mục đích của giáo dục sức khỏe ........................................................................ 122
3.3. Bản chất của quá trình giáo dục sức khỏe........................................................... 122
3.4. Nguyên tắc giáo dục sức khỏe............................................................................ 126
3.5. Tầm quan trọng của giáo dục sức khỏe ............................................................. 127
4. GIÁO DỤC SỨC KHỎE CHO HỌC SINH Ở TRƯỜNG HỌC............................... 127
4.1. Sự cần thiết phải tiến hành GDSK cho học sinh ................................................. 127
4.2. Mục tiêu và yêu cầu GDSK cho học sinh ........................................................... 128
4.3. Nội dung giáo dục sức khỏe học sinh ................................................................. 129
Bài 9. KỸ NĂNG TRUYỀN THÔNG............................................................................ 132
1. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ TRUYỀN THÔNG .............................................. 132
1.1. Thông tin ........................................................................................................... 132
1.2. Truyền thông ..................................................................................................... 132
1.3. Mô hình truyền thông........................................................................................ 133
1.4. Đặc điểm của thông điệp truyền thông ............................................................... 134
1.5. Phương pháp truyền thông ................................................................................. 134
1.6. Các hình thức truyền thông giáo dục sức khỏe ................................................... 135
1.7. Những trở ngại trong quá trình truyền thông ...................................................... 136
1.8. Nguyên tắc truyền thông .................................................................................... 137
2. CÁC KỸ NĂNG CƠ BẢN CỦA TRUYỀN THÔNG GIÁO GDSK ........................ 137
2.1. Kỹ năng tư vấn sức khỏe.................................................................................... 137
2.2. Kỹ năng thảo luận nhóm .................................................................................... 138
2.3. Kỹ năng tiến hành một buổi nói chuyện sức khỏe............................................... 141
2.4. Kỹ năng thăm hộ gia đình. ................................................................................ 142
2.5. Kỹ năng làm mẫu thực hành. ............................................................................. 143
2.6. Kỹ năng tổ chức chiến dịch truyền thông. ......................................................... 144
2.7. Kỹ năng sử dụng tranh ảnh vật mẫu ................................................................... 144
2.8. Bảng kiểm tra kỹ năng truyền thông................................................................... 145

v


Viện Y học lao động và Vệ sinh môi trường

Khoa Vệ sinh – Sức khỏe trường học

Bài 1. KHÁI QUÁT VỀ Y TẾ TRƯỜNG HỌC
ThS. BS. Lỗ Văn Tùng
1. KHÁI NIỆM
Y tế trường học là một lĩnh vực thuộc chuyên ngành y học dự phòng có nhiệm
vụ nghiên cứu tác động của các yếu tố môi trường học tập tới cơ thể học sinh, xây
dựng và triển khai các biện pháp can thiệp nhằm chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức
khoẻ học sinh, tạo điều kiện cho các em phát triển hài hoà, toàn diện về cả thể chất
và tinh thần.
2. TẦM QUAN TRỌNG CỦA Y TẾ TRƯỜNG HỌC
- Học sinh chiếm trên 1/4 dân số cả nước, là tương lai của đất nước. Sức khoẻ
học sinh hôm nay quyết định đến khuynh hướng sức khoẻ của dân tộc ta trong
tương lai
- Học sinh thuộc lứa tuổi trẻ, đang lớn nhanh và phát triển về mọi mặt. Vì vậy
muốn cho thế hệ tương lai khoẻ mạnh phải chú ý từ tuổi này. Trên thực tế, đa số
các bệnh ở tuổi trưởng thành đều bắt nguồn từ tuổi đến trường như: suy dinh
dưỡng, cận thị, cong vẹo cột sống, bướu cổ, lao, các bệnh tim mạch, tiêu hoá, bệnh
truyền nhiễm qua đường tình dục.
- Môi trường trường học là nơi tập trung đông trẻ em, tạm thời là cơ hội để lan
nhanh các bệnh truyền nhiễm trong nhà trường, từ nhà trường tới gia đình và toàn
xã hội, nhất là các bệnh truyền nhiễm gây dịch như cúm, sởi, quai bị, ho gà, bạch
hầu, sốt xuất huyết, đau mắt đỏ, giun sán…
- Học sinh là cầu nối hữu hiệu giữa 3 môi trường (nhà trường – gia đình – xã
hội), nếu các em được chăm sóc, giáo dục tốt về mặt sức khoẻ sẽ có ảnh hưởng tốt

tới cả 3 môi trường.
- - Trường học là nơi giáo dục toàn diện cho thế hệ trẻ, cho nên làm tốt công
tác chăm sóc sức khoẻ cũng có nghĩa là làm tốt các nội dung giáo dục khác như
Đức – Trí - Thể - Mỹ - Nghề nghiệp.
Như vậy, Y tế trường học phải là công tác quan trọng hàng đầu trong sự nghiệp
giáo dục sức khoẻ cho thế hệ trẻ và quan trọng ngang với các nội dung khác của
nhà trường, nhằm thực hiện tốt khẩu hiệu: “Trẻ em hôm nay - Thế giới ngày mai”,
“Tất cả vì tương lai con em chúng ta”, “Tất cả vì học sinh thân yêu”
3. NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG Y TẾ TRƯỜNG HỌC
3.1. Kiểm tra, giám sát các yếu tố môi trường trường học
-

Xây dựng và ban hành tiêu chuẩn, quy chuẩn về vệ sinh trường học

-

Kiểm tra, giám sát việc thực hiện các yêu cầu vệ sinh trường học, bao gồm:
1


Viện Y học lao động và Vệ sinh môi trường

Khoa Vệ sinh – Sức khỏe trường học

+ Quy hoạch thiết kế xây dựng trường học
+ Xây dựng, sử dụng và bảo quản các công trình vệ sinh, cung cấp nước
sạch, xử lý nước thải, rác thải
+ Điều kiện vệ sinh phòng học, phòng học bộ môn như chiếu sáng, tiếng ồn,
vi khí hậu, trang thiết bị giảng dạy và bàn ghế học sinh
+ Chế độ học tập, rèn luyện sức khoẻ của học sinh

3.2. Kiểm tra, giám sát Vệ sinh an toàn thực phẩm trong trường học
- Yêu cầu vệ sinh đối với nhà bếp, nhà ăn (vị trí xây dựng, cung cấp nước, xử
lý nước thải, rác thải, dục cụ chế biến thức ăn)
-

Yêu cầu vệ sinh đối với thực phẩm và chế biến thức ăn

-

Yêu cầu vệ sinh đối với nhân viên bếp ăn, nhà ăn.

-

Chăm sóc và quản lý sức khoẻ học sinh

Chăm sóc sức khoẻ học sinh bao gồm:
- Khám và điều trị một số bệnh thông thường: cảm cúm, đau bụng, đau đầu,
tiêu chảy, nhiễm trùng ngoài da…
- Sơ cấp cứu ban đầu nhằm xử lý ngay tại chỗ sớm nhất các tai nạn, các biến
chứng do tai nạn gây ra như: chảy máu, gẫy xương, bong gân, sai khớp, ngừng tim,
ngừng thở, điện giật, đuối nước, bỏng, ngộ độc, súc vật cắn, dị vật rơi vào mắt, dị
ứng, động kinh…
-

Tổ chức khám sức khoẻ định kỳ cho học sinh.

-

Phòng chống các bệnh truyền nhiễm


+ Bệnh truyền qua đường hô hấp (lao, cúm, bạch hầu, ho gà, sởi, sốt ban, thuỷ
đậu, đau mắt đỏ, quai bị, viêm màng não, SARS, H5N1)
+ Bệnh truyền qua đường tiêu hoá (tả, lỵ, thương hàn, bại liệt, tiêu chảy cấp,
giun sán, viêm gan siêu virus A)
+ Bệnh truyền qua đường máu (sốt Dangue và sốt xuất huyết dangue, viêm não
Nhật bản, viêm gan B, sốt vàng; dịch hạch, sốt rét, giun chỉ)
+ Bệnh truyền qua da và niêm mạc (uốn ván, than, lậu cầu, giang mai,
leptospira, dại, mắt hột, HIV/AIDS)
- Phòng chống bệnh tật trường học (cận thị, cong vẹo cột sống, rối nhiễu tâm
trí…)
- Triển khai thực hiện các chương trình chăm sóc sức khoẻ trong trường học.
(chăm sóc răng miệng, phòng chống lao, phòng chống sốt rét, phòng chống mắt
hột...)
Quản lý sức khoẻ học sinh
-

Phân loại thể lực, tình trạng bệnh tật và sức khoẻ học sinh.
2


Viện Y học lao động và Vệ sinh môi trường

-

Khoa Vệ sinh – Sức khỏe trường học

Quản lý sổ sách, hồ sơ sức khoẻ học sinh.

-


Tổng hợp, phân tích các thông tin về tình hình sức khoẻ và mô hình bệnh tật
của học sinh để xây dựng và triển khai kế hoạch chăm sóc sức khoẻ học sinh có
hiệu quả đối với từng trường học, huyện/thị, tỉnh/thành và trên phạm vi toàn quốc.
3.3. Truyền thông giáo dục sức khoẻ trong trường học
-

Xây dựng các tài liệu truyền thông giáo dục sức khoẻ

- Tổ chức truyền thông giáo dục sức khoẻ về các nội dung như: Vệ sinh cá
nhân, vệ sinh môi trường, phòng chống bệnh tật,
4. MÔ HÌNH TỔ CHỨC QUẢN LÝ
Tại Trung ương:
Tại Bộ Y tế: Cục Y tế dự phòng Việt Nam thực hiện chức năng quản lý nhà
nước về lĩnh vực y tế trường học. Các cán bộ của Phòng kiểm soát các bệnh không
lây nhiễm và Y tế trường học là đầu mối để triển khai thực hiện các quy định, chính
sách liên quan đến y tế trường học;
Trực thuộc Bộ Y tế có các Viện nghiên cứu với chức năng nghiên cứu khoa học,
tư vấn cho Bộ Y tế về các vấn đề chuyên môn, chỉ đạo chuyên môn đối với tuyến
dưới.
Tại Bộ Giáo dục và Đào tạo: Vụ Công tác học sinh, Sinh viên có chức năng
quản lý nhà nước về lĩnh vực giáo dục thể chất và chăm sóc sức khoẻ cho học sinh
sinh viên trong các trường học.
Tại các tỉnh:
Ban chỉ đạo liên ngành về y tế trường học gồm đại diện lãnh đạo của Sở Y tế,
Sở GD&ĐT, Bảo hiểm xã hội tỉnh và các cán bộ theo dõi về YTTH tại các Sở Y tế,
Sở GD&ĐT. ở quận, huyện đã thành lập Ban chỉ đạo YTTH do đồng chí Phó chủ
tịch UBND huyện là trưởng Ban, đại diện Trung tâm y tế huyện, Phòng Giáo dục
huyện và một số ban ngành khác làm uỷ viên. Tại tuyến xã, Ban chỉ đạo YTTH là
đại diện của lãnh đạo UBND xã, Trạm y tế xã, Ban giám Hiệu nhà trường và một
số cán bộ chuyên trách khác.

- Tại Sở GD&ĐT: có một cán bộ phụ trách giáo dục thể chất đảm nhiệm công
tác YTTH cho toàn ngành, phối hợp với ngành y tế trong quá trình hoạt động.
- Tại Trung tâm YTDP tỉnh có khoa Sức khoẻ Môi trường, chịu trách nhiệm
quản lý công tác YTTH của ngành y tế tại tỉnh, lập kế hoạch, thực hiện các hoạt
động, tập huấn cho cán bộ làm công tác YTTH, hướng dẫn chuyên môn, đồng thời
kiểm giám sát các điều kiện đảm bảo vệ sinh học đường trong các trường học thuộc
địa bàn tỉnh. Định kỳ báo cáo kết quả hoạt động về Cục Y tế dự phòng Việt Nam.
- Phòng Giáo dục - Đào tạo huyện/thị có thầy giáo phụ trách về YTTH, kết hợp
với cán bộ chuyên trách của ngành y tế để thực hiện và giám sát các hoạt động về
YTTH.
3


Viện Y học lao động và Vệ sinh môi trường

Khoa Vệ sinh – Sức khỏe trường học

- Trung tâm YTDP huyện có cán bộ y tế chuyên trách về YTTH có nhiệm vụ:
lập kế hoạch, triển khai các hoạt động, tham gia khám sức khoẻ cho học sinh các
trường, phân loại sức khoẻ, tuyên truyền giáo dục về sức khoẻ, báo cáo các kết quả
cho Ban chỉ đạo.
- Tại các trường học có cán bộ phụ trách tham gia các hoạt động tuyên truyền
giáo dục về sức khoẻ, sơ cấp cứu ban đầu cho học sinh, phối hợp với cán bộ y tế xã
để khám sức khoẻ và phân loại sơ bộ sức khoẻ cho học sinh.
Các cán bộ chuyên trách được tập huấn về chuyên môn, nghiệp vụ y tế trường
học để thực hiện tốt các hoạt động về YTTH.

Sơ đồ tổ chức, quản lý, chỉ đạo công tác y tế trường học
5. NHIỆM VỤ CỦA CÁN BỘ Y TẾ TRƯỜNG HỌC
- Xây dựng kế hoạch hoạt động y tế cho năm học, trình lãnh đạo phê duyệt và tổ

chức thực hiện
- Sơ cứu và xử lý ban đầu các bệnh thông thường, quản lý tủ thuốc và y dụng
cụ.
- Tổ chức thực hiện khám sức khoẻ định kỳ, quản lý hồ sơ sức khoẻ học sinh,
giáo viên.
- Tổ chức các chương trình y tế được đưa vào trường học.
- Tham mưu cho lãnh đạo nhà trường:
+ Chỉ đạo thực hiện các yêu cầu vệ sinh học đường, vệ sinh môi trường trong
nhà trường, vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh khu vực nội trú, bán trú theo các
quy định đã ban hành của Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo, nội quy của nhà trường
+ Thực hiện công tác tuyên truyền giáo dục sức khoẻ, phòng bệnh, phòng dịch
theo lịch hoạt động của trường và theo yêu cầu của y tế địa phương.
4


Viện Y học lao động và Vệ sinh môi trường

Khoa Vệ sinh – Sức khỏe trường học

- Tham gia các lớp đào tạo bồi dưỡng về y tế trường học do ngành Y tế tổ chức
cùng các yêu cầu do y tế học đường cấp quận, huyện đề ra.
- Sơ kết, tổng kết công tác y tế trường học, báo cáo thống kê y tế học đường
theo quy định.
6. VĂN BẢN PHÁP QUY VỀ Y TẾ TRƯỜNG HỌC
- Thông tư liên bộ số 03/2000/TTLT - BYT - BGD&ĐT ngày 11/3/2000 của
Bộ Y tế - Bộ Giáo dục và Đào tạo “Hướng dẫn thực hiện công tác y tế trường học”
- Quyết định số 1221/2000/QĐ - BYT ngày 18/4/2000 của Bộ trưởng Bộ Y tế
về việc ban hành “Quy định về vệ sinh trường học”
- Quyết định số 14/2001-QĐ BGD&ĐT ngày 3/5/2001 của Bộ trưởng Bộ Giáo
dục và Đào tạo “Về việc ban hành Quy chế Giáo dục thể chất và Y tế trường học”

- Chỉ thị số 23/2006/CT-TTg ngày 12/7/2006 “Về việc tăng cường công tác y
tế trong các trường học”.
- Thông tư liên tịch số 35/2006/TTLT-BGD&ĐT- BNV ngày 23/8/2006 của
Bộ Giáo dục và Đào tạo - Bộ Nội vụ “Hướng dẫn định mức biên chế viên chức ở
các cơ sở giáo dục phổ thông công lập”
- Thông tư số 14/2007/TT-BTC ngày 8/3/2007 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về
Hướng dẫn sử dụng kinh phí thực hiện công tác y tế trong các trường học
- Quyết định số 73/2007/QĐ-BGDĐT ngày 04/ 12/2007 của Bộ trưởng Bộ
Giáo dục và Đào tạo về việc Ban hành Quy định về hoạt động y tế trong các trường
tiểu học, trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông
có nhiều cấp học.
- Quyết định số 1221/QĐ-BYT ngày 07/4/2008 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc
ban hành Danh mục trang thiết bị, thuốc thiết yếu dùng trong phòng y tế học đường
của các trường tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, trường phổ thông có
nhiều cấp học.
- Thông tư liên tịch số 09/2009/TTLT-BYT-BTC ngày 14/8/2011 về Hướng
dẫn thực hiện bảo hiểm y tế.
- Thông tư số 46/2010/TT-BYT ngày 29/12/2010 của Bộ trưởng Bộ Y tế về
Ban hành Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc gia về vệ sinh phòng bệnh truyền nhiễm trong
các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân (QCVN 07: 2010/BYT)
- Thông tư liên tịch số 18/2011/TTLT – BGD ĐT – BYT ngày 28/4/2011 về
Quy định các nội dung đánh giá công tác y tế tại các trường tiểu học, trường trung
học sơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học.
- Thông tư liên tịch số 26/2011/TTLT-BGDĐT-BKHCN-BYT ngày 16/6/2011
về Hướng dẫn tiêu chuẩn bàn ghế học sinh trường tiểu học, trường trung học cơ sở
và trường trung học phổ thông.

5



Viện Y học lao động và Vệ sinh môi trường

Khoa Vệ sinh – Sức khỏe trường học

Bài 2. KỸ THUẬT KIỂM TRA VỆ SINH TRƯỜNG HỌC
ThS. BS. Lỗ Văn Tùng
1. CÁC YÊU CẦU VỀ VỆ SINH TRƯỜNG HỌC
1.1. Quy hoạch xây dựng trường học
1.1.1. Vị trí xây dựng trường học
- Trường học phải được xây dựng ở gần khu dân cư, có địa hình cao ráo,
thoáng mát, yên tĩnh cho việc giảng dạy và học tập.
- Trường nằm xa các cơ sở thường xuyên có tiếng ồn hoặc các chất độc hại
như nhà máy, xí nghiệp, chợ, bến xe, bệnh viện, cơ sở chăn nuôi gia súc gia cầm.
- Trường học cần đảm bảo để học sinh đi học không đi qua các trục đường
giao thông lớn có mật độ xe cộ qua lại cao, không phải đi đò hoặc lội qua sông suối.
- Bán kính phục vụ của trường tùy theo cấp học: không quá 1.000m đối với
học sinh tiểu học, không quá 1.500m đối với học sinh trung học cơ sở và không quá
3.000m đối với học sinh trung học phổ thông. Riêng đối với miền núi, khoảng cách
từ nhà đến trường không quá 2.000m đối với học sinh tiểu học và không quá
3.000m đối với học sinh trung học cơ sở
Nếu vị trí xây dựng trường học không đáp ứng các yêu cầu trên thì sẽ ảnh
hưởng tới công tác giáo dục và sức khoẻ học sinh. Môi trường nhà trường có thể bị
ô nhiễm các yếu tố vật lý (tiếng ồn, bụi), hoá học (hoá chất, hơi khí độc) sinh học
(ký sinh trùng, vi khuẩn, vi rút gây bệnh). Do đó khi xây dựng trường học hoặc quy
hoạch các khu công nghiệp, xây dựng các cơ sở sản xuất đơn lẻ, các công trình dân
sinh cần phải chú ý các tiêu chuẩn về khoảng cách bảo vệ vệ sinh theo Quyết định
số 3733/2002/QĐ-BYT của Bộ trưởng Bộ Y tế ngày 10 tháng 10 năm 2002 về việc
ban hành 21 Tiêu chuẩn vệ sinh lao động, 05 nguyên tắc và 07 thông số vệ sinh lao
động và các quy định hiện hành. Tuỳ theo lĩnh vực sản xuất mà khoảng cách an
toàn cần đảm bảo là 1000m, 500 m hoặc 100m.

Các trường học xây dựng gần các đường giao thông lớn sẽ thuận lợi cho việc
học sinh đi học nhưng làm tăng nguy cơ tai nạn thương tích cho học sinh và gây
cản trở giao thông. Nếu học sinh phải đi bộ qua sông, suối đến trường thì gây nguy
cơ đuối nước, đặc biệt là mùa mưa bão.
Khoảng cách từ nhà đến trường càng ngắn thì thời gian học sinh đi đến trường
càng ít, hạn chế ảnh hưởng đến sức khoẻ học sinh, tạo cho học sinh có nhiều thời
gian rảnh rỗi để ôn bài, vui chơi giải trí. Do đó, nếu khoảng cách từ nhà học sinh
đến trường quá xa (đối với miền núi, vùng sâu vùng xa) thì cần phải tổ chức các
điểm trường hoặc bố trí cho học sinh học nội trú, bán trú tại trường.

6


Viện Y học lao động và Vệ sinh môi trường

Khoa Vệ sinh – Sức khỏe trường học

1.1.2. Diện tích trường học
- Diện tích xây dựng trường học được tính toán dựa vào số học sinh của mỗi
trường, đảm bảo cho diện tích trung bình cho 1 học sinh không dưới 6 m2 (đối với
thành phố), không dưới 10 m2 (đối với nông thôn, miền núi)
Những trường có nhiều học sinh thì việc tổ chức các chương trình giáo dục sẽ
thuận lợi. Nhưng do số lượng học sinh trong trường lớn nên một số yếu tố vệ sinh
rất khó đảm bảo (như tiếng ồn), làm tăng nguy cơ mắc bệnh ở học sinh, nhất là các
bệnh truyền nhiễm.
Để xác định số lượng học sinh cho mỗi trường học người ta dựa vào nhiều yếu
tố như số lượng trẻ em trong phạm vi phục vụ thuộc độ tuổi đến trường, tỷ lệ học
sinh đến trường theo từng cấp học và đội ngũ giáo viên...), những biến động dân số
(quy hoạch khu dân cư, tỷ lệ gia tăng dân số, di dân, nhập cư...), kinh phí đầu tư
cho việc xây dựng trường.

1.1.3. Khuôn viên của trường học
- Khuôn viên của trường phải có hàng rào bảo vệ (tường xây hoặc hàng rào
cây xanh) cao tối thiểu 1,5m.
- Mặt bằng của nhà trường được chia thành 3 khu vực chính là: khu vực trồng
cây xanh, khu vực sân chơi, bãi tập và khu vực xây dựng các công trình.
- Khu vực trồng cây xanh bao gồm các thảm cỏ, dải cây ngăn cách và điểm
bảo vệ, chiếm tỷ lệ từ 20 - 40% tổng diện tích. Nếu khu đất xây dựng trường tiếp
giáp với vườn cây, công viên thì cho phép giảm tỷ lệ diện tích cây xanh nhưng
không quá 10% tỷ lệ diện tích cây xanh cho phép.
- Khu vực sân chơi bãi tập, chiếm từ 40 - 50% tổng diện tích.
- Khu vực xây dựng chiếm từ 20 - 30% tổng diện tích
Hàng rào bảo vệ dùng để cách ly, hạn chế các yếu tố bất lợi từ bên ngoài thâm
nhập vào trường (bụi, tiếng ồn). Cây xanh trong trường có tác dụng ổn định điều
kiện vi khí hậu trong trường học, tạo cho học sinh có nơi vui chơi, trú mát vào
những ngày hè. Tuy nhiên khi trồng cây tạo bóng mát cần chú ý không để bóng cây
ảnh hưởng đến chiếu sáng các phòng học và không gây nguy hiểm cho học sinh.
Các trường học cũng cần phải quy hoạch sân tập bãi tập để học sinh tập luyện
trong các giờ học giáo dục thể chất hoặc thể dục thể thao ngoại khoá, tránh ảnh
hưởng đến các học sinh đang học bài. Đối với những trường học có diện tích chật
hẹp, không đủ diện tích để làm sân tập, bãi tập nên xây dựng phòng giáo dục thể
chất hoặc nhà tập đa năng.
1.1.4. Cơ cấu khối công trình
- Khối phòng học, phòng học bộ môn: số phòng được xây dựng tương ứng với
số lớp học của trường và đảm bảo mỗi lớp có một phòng học riêng.

7


Viện Y học lao động và Vệ sinh môi trường


Khoa Vệ sinh – Sức khỏe trường học

- Khối phòng phục vụ học tập: phòng giáo dục rèn luyện thể chất hoặc nhà đa
năng; phòng giáo dục nghệ thuật; thư viện; phòng thiết bị giáo dục; phòng truyền thống
và hoạt động đoàn đội; phòng hỗ trợ giáo dục học sinh tàn tật, khuyết tật học hoà nhập.
- Khối phòng hành chính quản trị: phòng hiệu trưởng; phòng giáo viên; văn
phòng; phòng y tế học đường; kho; phòng thường trực, bảo vệ ở gần cổng trường.
- Khu nhà ăn, nhà nghỉ đảm bảo điều kiện sức khoẻ cho học sinh học.
- Khu vệ sinh dành riêng cho nam, nữ, giáo viên, học sinh; khu chứa rác và hệ
thống cấp thoát nước đảm bảo vệ sinh.
- Khu để xe cho học sinh, giáo viên và nhân viên.
Để đảm bảo điều kiện thuận lợi cho công tác giáo dục, đào tạo nhà trường cần
phải có đầy đủ các phòng học cho học sinh. Mỗi lớp có một phòng học riêng sẽ chủ
động trong việc giảng dạy và học tập đồng thời thuận tiện việc bố trí bàn ghế và
thiết bị học tập.
Phòng học bộ môn là phòng học được trang bị, lắp đặt các thiết bị và phương
tiện hỗ trợ phù hợp để dạy học, chuyên dùng cho một môn học hoặc một số môn
học khác nhau. Thông thường, trong trường học có các phòng học bộ môn như
phòng học bộ môn hoá học, lý học, sinh vật, công nghệ thông tin, ngoại ngữ...
1.2. Các công trình vệ sinh, cung cấp và xử lý chất thải trong trường học
1.2.1 Nhà tiêu trong trường học
- Nhà trường phải có khu vực vệ sinh riêng cho học sinh và giáo viên, riêng
cho nam và nữ.
- Trung bình từ 100 đến 200 học sinh có 1 hố tiêu, 50 học sinh có 1 mét chiều
dài hố tiểu.
- Nếu sử dụng bệ xí thì phải đảm bảo 20 học sinh nữ có 1 bệ xí và 1 vòi nước,
30 học sinh nam có 1 bệ xí, 1 vòi nước và 60 học sinh nam có 01 bồn tiểu treo.
- Nếu trường học xây nhiều tầng, thì mỗi tầng phải có khu vệ sinh riêng.
- Nhà tiêu trong trường học được xây dựng, sử dụng và bảo quản theo các quy
định của Bộ Y tế.

Theo quy định của Bộ Y tế, nhà tiêu phải đảm bảo các yêu cầu vệ sinh là cô
lập được phân người, ngăn không cho phân người tiếp xúc với người động vật và
côn trùng; có khả năng tiêu diệt được tác nhân gây bệnh có trong phân (vi rút, vi
khuẩn, đơn bào, trứng giun, sán) và không làm ô nhiễm môi trường.
Tuỳ theo điều kiện của từng trường để lựa chọn loại nhà tiêu cho phù hợp
như nhà tiêu hai ngăn ủ phân tại chỗ, nhà tiêu thấm dội nước, nhà tiêu chìm có ống
thông hơi, nhà tiêu tự hoại. Các nhà tiêu phải đảm bảo yêu cầu vệ sinh về Tiêu
chuẩn vệ sinh đối với các loại nhà tiêu (ban hành kèm theo Quyết định số
08/2005/QĐ –BYT ngày 11 tháng 3 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Y tế).

8


Viện Y học lao động và Vệ sinh môi trường

Khoa Vệ sinh – Sức khỏe trường học

Một số mô hình nhà tiêu

Nhà tiêu hai ngăn

Nhà tiêu chìm có ống thông hơi

Nhà tiêu thấm dội nước

Nhà tiêu tự hoại

Nếu nhà tiêu trong trường học không đảm bảo các yêu cầu vệ sinh sẽ dẫn
đến nguy cơ học sinh dễ bị lây các bệnh truyền nhiễm qua đường tiêu hóa do môi
trường nhà trường bị ô nhiễm, như tiêu chảy cấp, tả, thương hàn, các bệnh giun sán.

Do nhà vệ sinh quá bẩn, nhiều học sinh đã không dám đi vệ sinh (tiểu tiện, đại
tiện). Việc nhịn đi vệ sinh trong suốt cả buổi học có thể tác động xấu đến sức khỏe
(gây viêm bàng quang, sỏi thận, táo bón…) và ảnh hưởng đến thần kinh tâm lý học
sinh khi ngồi học bài. Nhà vệ sinh không đảm bảo cũng tác động xấu đến việc giáo
dục và rèn luyện hành vi vệ sinh của học sinh.

9


Viện Y học lao động và Vệ sinh môi trường

Khoa Vệ sinh – Sức khỏe trường học

1.2.2 Cung cấp nước sạch
1.2.2.1. Cung cấp nước sinh hoạt
Trường phải có đủ lượng nước sạch để sử dụng vào những công việc chung
như làm vệ sinh toàn trường, tưới cây, để cho giáo viên và học sinh tắm giặt và làm
vệ sinh cá nhân trong thời gian giảng dạy, học tập, lao động và vui chơi…
Nguồn nước sạch có thể lấy từ các nhà máy nước, từ các giếng khoan của
trường, từ các loại giếng (giếng đào, giếng hào lọc…), từ nước máng lần (ở các tỉnh
miền núi cao), từ nước sông hoặc nước hồ, nước mưa tuỳ từng vùng.
Nếu dùng nước máy thì trung bình 200 học sinh có 1 vòi nước. Nếu dùng các
nguồn khác thì phải đảm bảo dung lượng từ 4-6 lít/1 học sinh.
1.2.2.2. Cung cấp nước uống
Nước uống của học sinh phải đảm bảo an toàn tuyệt đối về mặt vệ sinh và đủ
số lượng theo quy định. Có các hình thức cung cấp nước uống cho học sinh, tuỳ
theo vùng sinh thái, điều kiện kinh tế mà các trường có thể áp dụng.
- Nước đun sôi để nguội được chứa vào những thùng men có dung tích từ 5 –
10 lít, có nắp đậy kín và vòi để vặn lấy nước. Có giá cao để kê thùng, có khay hoặc
các móc nhỏ để treo cốc uống. Sau mỗi ngày học phải đổ hết nước thừa, kiểm tra và

làm vệ sinh thùng để ngày hôm sau dùng tiếp.
- Dùng nước máy từ nhà máy nước đưa về và đã được tiệt khuẩn qua hệ thống
tia tử ngoại hoặc hoá chất tại hệ thống tiệt trùng của trường.
- Dùng nước thiên nhiên đóng thành từng bình có dung tích 10 – 20 lít đặt tại
các phòng học để học sinh tự sử dụng (hình thức này hiện tại đang được nhiều
trường áp dụng).
- Số lượng cung cấp theo tiêu chuẩn sau: Về mùa hè nhà trường phải đảm bảo
cung cấp nhu cầu trung bình cho một học sinh là 500ml, về mùa đông là 300ml/học
sinh trong một buổi học trong một ca học.
1.2.2.3. Chất lượng nước
Nước dùng để ăn uống và sinh hoạt phải đảm bảo những yêu cầu sau đây:
- Nước phải có tính cảm quan tốt, phải trong, không có màu, không có mùi,
không có vị gì đặc biệt để gây cảm giác khó chịu cho người sử dụng.
- Nước phải có thành phần hoá học không độc hại cho cơ thể con người,
không chứa các chất độc, chất gây ung thư, chất phóng xạ ... Nếu có thì phải ở mức
tiêu chuẩn nồng độ giới hạn cho phép theo quy định của Nhà nước - Bộ Y tế.
- Nước không chứa các loại vi khuẩn, virus gây bệnh, các loại ký sinh trùng và
các loại vi sinh vật khác, phải đảm bảo an toàn về mặt dịch tễ học.
Các yêu cầu vệ sinh chất lượng nước uống, nước sinh hoạt được quy định cụ
thể trong các quy chuẩn của Bộ Y tế: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước ăn uống
(QCVN 01:2009/BYT), Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước sinh hoạt (QCVN
10


Viện Y học lao động và Vệ sinh môi trường

Khoa Vệ sinh – Sức khỏe trường học

02:2009/BYT) và Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước khoáng thiên nhiên và
nước uống đóng chai (QCVN 6-1: 2010/BYT)

1.2.3 Xử lý chất thải
Chất thải lỏng gồm: Nước mưa, nước làm vệ sinh, nước từ nhà ăn, nhà học
sinh bán trú…những loại nước này phải được chảy vào hệ thống cống dẫn nước
thải chung của trường trước khi chảy ra sông, hồ hoặc hệ thống cống chung của
thành phố, thị xã. Không được để nước thải bị ứ đọng lâu ngày tràn ra xung quanh
khuôn viên của trường gây ô nhiễm chung cho toàn trường. Hệ thống cống dẫn này
phải có nắp đậy kín và có độ dốc để nước thoát.
Chất thải rắn gồm: Các loại giấy như giấy nháp, giấy bỏ của học sinh, các
loại vỏ chai bằng nhựa, nilon, thuỷ tinh và kim loại…
Do đó nhà trường phải có biện pháp thu gom các loại rác từ các phòng học và
khuôn viên của trường. Có nhiều cách thu gom và xử lý rác tuỳ theo từng vùng.
Thu gom theo tính chất của rác như rác có nguồn gốc từ các chất hữu cơ, từ các
loại nilon hay polyme, từ thuỷ tinh, kim loại (mỗi loại rác được cho vào một loại sọt
hay thùng chứa có mầu sắc tương ứng). Cách xử lý rác cũng có thể là tập trung rác lại
để chôn hoặc đốt (ở những vùng nông thôn, miền núi…) hoặc tập trung rác vào một
dụng cụ chứa đặt ở một nơi cố định để đổ vào xe rác của thành phố, thị xã…
1.3. Vệ sinh phòng học
1.3.1. Kích thước
- Diện tích phòng học phải đạt từ 49 đến 56 m2, đảm bảo diện tích trung bình
không dưới 1,1m2/1 học sinh.
- Chiều rộng phòng học không quá 6,5m, chiều dài phòng học không quá
8,5m, chiều cao từ 3,3 đến 3,6m.
- Các phòng học không được thông nhau và được ngăn cách với các phòng có
nguồn gây ô nhiễm tiếng ồn, khói bụi, hơi khí độc hoặc mùi khó chịu.
Nếu như phòng học hẹp, khó có thể xếp đủ bàn ghế cho học sinh trong lớp mà
vẫn đảm bảo được khoảng cách giữa các hàng và các dãy bàn. Nếu như chiều
ngang quá lớn thì ánh sáng tự nhiên sẽ kém ở giữa phòng học hoặc dãy bàn trong
cùng nếu cửa sổ chỉ mở về một phía. Nếu chiều dài quá lớn, khoảng cách từ học
sinh ngồi ở bàn cuối cùng tới bảng sẽ lớn hơn 8m, học sinh sẽ không nhìn rõ chữ
viết trên bảng, dẫn tới căng thẳng thị giác.

Người ta cũng đưa ra thiết kế lớp học có hình dáng khác như lớp học hình
vuông và lớp học theo chiều ngang. Trong những lớp học như thế, những học sinh
ngồi phía ngoài hoặc trong cùng của dãy bàn đầu tiên sẽ phải nhìn lên bảng dưới
một góc rất nhỏ (<30o). Điều đó dẫn tới những căng thẳng thị giác, tư thế ngồi học
không đúng và làm cho học sinh nhanh bị mỏi mệt. Những rối loạn chức năng thị
giác biểu hiện rõ rệt ở học sinh học trong các lớp học theo chiều ngang. Vì thế kiểu
thiết kế lớp học này không được chấp nhận. Chiều cao phòng học hợp lý sẽ làm
11


Viện Y học lao động và Vệ sinh môi trường

Khoa Vệ sinh – Sức khỏe trường học

cho phòng học thông thoáng, kết hợp với cửa thông gió và quạt dễ đáp ứng các yêu
cầu về thông gió và vi khí hậu.
1.3.2. Thông gió, vi khí hậu
- Phòng học đảm bảo thông thoáng, mát về mùa hè, ấm về mùa đông
- Phòng học phải có hệ thống thông gió nhân tạo như quạt trần, quạt tường,
quạt thông gió.
- Đảm bảo nồng độ khí CO2 trong phòng học không quá 0,1%.
Khi học sinh ngồi học trong những phòng học đóng kín hoặc số lượng học
sinh quá đông, hệ thống thông gió làm việc kém hoặc không có, thành phần hoá học
và tính chất lý học của không khí thay đổi đáng kể. Lượng khí CO2, hơi nước, các
loại ion nặng tăng lên. Đồng thời nhiệt độ không khí, nồng độ bụi và số lượng vi
khuẩn cũng tăng, trong phòng có thể xuất hiện một số hợp chất hữu cơ như NH3,
H2S, một số a-xit béo và một sí hợp chất khác. Sự thay đổi thành phần hoá học là
do trong quá trình hô hấp của con người, thành phần của khí thở ra khác với thành
phần không khí. Ngoài ra, trong phòng học kín còn xuất hiện một số hợp chất do sự
phân huỷ hợp chất cao phân tử Polimer được sử dụng làm vật liệu xây dựng và

trang thiết bị trong phòng học, cũng góp phần làm ô nhiễm môi trường không khí.
Chất lượng không khí không đảm bảo gây ra cảm giá khó chịu cho học sinh.
Cảm giác khó chịu đó không chỉ liên quan đến sự gia tăng nồng độ CO2 từ 0,1%
trở lên, mà còn liên quan đến sự biến đổi của các tính chất lý học của không khí
như tăng độ ẩm và nhiệt độ, thay đổi thành phần ion của không khí, mà chủ yếu là
tăng các ion dương và các yếu tố khác. Trong tất cả các chỉ số kể trên, hàm lượng
CO2 dễ xác định hơn cả. Chính vì thế mà hàm lượng CO2 là 0,1% được coi là hàm
lượng cho phép, phản ánh một cách gián tiếp thành phần hoá học và tính chất lý
học của không khí trong nhà ở và các toà nhà công cộng, trong đó có trường học.
Các yếu tố vi khí hậu trong phòng học (nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ chuyển động của
không khí) luôn tác động đồng thời lên cơ thể học sinh. Cơ thể học sinh giữ được trạng
thái cân bằng nhiệt, duy trì được hoạt động sống bình thường hay bị rối loạn phụ thuộc
vào độ lớn cũng như tác động tổ hợp của các yếu tố này. Nhiệt độ thấp, kết hợp với độ ẩm
và tốc độ chuyển động của không khí cao sẽ làm cho cơ thể bị mất nhiệt nhiều dẫn đến
nhiễm lạnh cục bộ hoặc nhiễm lạnh toàn thân. Nhiệt độ cao, độ ẩm cao, tốc độ chuyển
động của không khí thấp sẽ cản trở khả năng tỏa nhiệt của cơ thể ra môi trường làm cho cơ
thể nóng lên. Điều đó ảnh hưởng đến sức khỏe và khả năng học tập của học sinh.
1.3.3. Chiếu sáng
- Phòng học phải được chiếu sáng đầy đủ, ổn định và đồng đều.
- Hướng lấy ánh sáng tự nhiên chủ yếu là hướng nam hoặc đông nam (cửa sổ
ở phía không có hành lang) về phía tay trái của học sinh khi ngồi học
- Tỷ lệ diện tích cửa sổ trên diện tích phòng học không dưới 1/5. Tỷ lệ chiều
cao mép trên cửa sổ đến sàn trên chiều rộng phòng học không dưới 1/2. Mép dưới
cửa sổ tới sàn nhà từ 0,8 đến 1,0m.
12


Viện Y học lao động và Vệ sinh môi trường

Khoa Vệ sinh – Sức khỏe trường học


- Cửa sổ phòng học phải có cửa chớp và cửa kính.
- Trần phòng học quét vôi màu trắng, tường quét vôi màu vàng nhạt.
- Phòng học phải được thiết kế hệ thống chiếu sáng nhân tạo. Các bóng đèn
phải có chụp chống lóa, treo thấp hơn quạt trần, thành dãy song song với tường có
cửa sổ, cách tường từ 1,2 – 1,5m, có công tắc riêng cho từng dãy. Đèn chiếu sáng
bảng được lắp đặt song song với tường treo bảng, cách tường 0,6m và cao hơn mép
trên của bảng 0,3m.
Theo tiêu chuẩn hiện nay, chiếu sáng trong các phòng học phải đảm bảo từ
300 lux trở lên. Chiếu sáng không đủ sẽ ảnh hưởng xấu tới các quá trình sinh học
và sinh lý học trong cơ thể, đặc biệt là các chức năng của cơ quan thị giác, dẫn đến
giảm khả năng học tập của học sinh.
Độ rọi chiếu sáng tự nhiên phụ thuộc vào hàng loạt các yếu tố: vị trí địa lý,
thời gian trong năm và trong ngày, thời tiết và hướng lấy ánh sáng của toà nhà, của
phòng học, màu của trần nhà và màu tường, thiết kế kích thước phòng học, bóng
của các toà nhà và cây to cạnh nhà, hình dáng cửa sổ, đặc điểm và độ sạch của kính,
khung cửa sổ. Do đó khi thiết kế chiếu sáng tự nhiên cho các phòng học, người ta
đã đặc biệt chú ý đến hướng lấy ánh sáng của phòng học, kích thước và kết cấu của
cửa sổ, hạn chế tối đa khả năng cửa sổ bị chắn sáng do các tòa nhà hoặc cây to
trồng cạnh cửa sổ.
Phòng học cũng cần phải có hệ thống chiếu sáng nhân tạo để bổ sung ánh sáng
khi chiếu sáng tự nhiên không đủ. Trong phòng học có thể sử dụng bóng đền điện
nung sáng hoặc bóng đèn huỳnh quang. Sử dụng bóng đèn nung sáng có một số
nhược điểm là có thể làm phòng học nóng lên vào những ngày oi bức, độ chói của
nó cao gấp 2-3 lần tiêu chuẩn cho phép và khó tạo ra chiếu sáng đồng đều trong
phòng học. Do đó người ta ưu tiên sử dụng bóng đèn huỳnh quang cho các phòng
học hơn. Độ chói của các bóng đèn huỳnh quang không cao, diện tích phát sáng lại
lớn nên có khả năng phân bố ánh sáng đồng đều trong phòng học. Bên cạnh đó, so
với đèn nung sáng, việc sử dụng bóng đèn huỳnh quang rẻ hơn 2 - 2,5 lần.
Để tăng độ rọi và chiếu sáng đồng đều trong phòng học các bóng đèn cần phải

có chao, chụp. Không nên gắn đèn vào tường mà phải treo ở trần và thấp hơn quạt
đế ánh sáng không bị nhấp nháy trên bàn học sinh.
1.3.4. Tiếng ồn
Phòng học phải yên tĩnh, tiếng ồn nền không quá 50 dBA (đo ở 05 điểm: 01
điểm giữa phòng học, 4 điểm ở 4 góc phòng học, đo ở ngang tầm tai học sinh ngồi).
Tiếng ồn là một yếu tố vệ sinh quan trọng trong trường học. Cơ thể trẻ em
rất nhạy cảm dưới tác động của tiếng ồn. Tiếng ồn có cường độ và tần số ồn ở mức
thấp cũng đã gây ra những thay đổi trạng thái chức năng của cơ quan thính giác và
một số cơ quan giác quan khác. Tiếng ồn quá lớn làm cho học sinh không nghe
được lời giảng của giáo viên, ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng tiếp thu bài.

13


Viện Y học lao động và Vệ sinh môi trường

Khoa Vệ sinh – Sức khỏe trường học

Tiếng ồn dưới 40 dBA không tác động có hại lên trạng thái chức năng của hệ
thần kinh trung ương. Những biến đổi của hệ thần kinh xuất hiện khi có tác động
của tiếng ồn từ 50 - 60 dBA. Tiếng ồn ở 50 dBA làm tăng ngưỡng cảm thụ thính
giác ở các âm thanh có tần số 200, 1000, 4000, 7000 Hz, và đồng thời giảm khả
năng lao động. So với trước buổi học, giới hạn cảm nhận thính giác sau buổi học ở
học sinh tăng lên từ 10 - 15 dBA và thậm chí đến 25 dBA.
Dưới tác động của tiếng ồn ở mức 60 dBA, ngưỡng cảm thụ thính giác tăng
lên, khả năng làm việc và sự chú ý của học sinh giảm. Nghiên cứu cho thấy, khi học
sinh giải các bài tập ở điều kiện tiếng ồn là 50 dBA đòi hỏi thời gian dài hơn 15 55% và ở tiếng ồn 60 dBA đòi hỏi thời gian tăng từ 81 - 100% so với khi không có
tác động của các mức ồn nói trên. Trong các mức ồn 50-60 dBA, khả năng chú ý
của học sinh giảm tới 16%.
1.3.5. Bàn ghế

- Bàn ghế học sinh phải có kết cấu vững chãi, chắc chắn, chịu được sự di
chuyển thường xuyên. Các mối hàn, khớp nối chắc chắn, nhẵn, đẹp, không có khả
năng gây thương tích cho người sử dụng.
- Bàn ghế học sinh phải được làm bằng vật liệu cứng, chịu lực, chịu nước,
không cong vênh, không độc hại, không có mùi khó chịu.
- Bàn ghế học sinh có thể dùng màu gỗ tự nhiên, không gây chói lóa và phải
phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi học sinh.
- Mỗi học sinh phải được bố trí một vị trí ngồi học thuận tiện, bàn ghế phải
đảm bảo các yêu cầu về kích thước theo TTLT số 26/2011/BGD ĐT – BKHCN –
BYT về hướng dẫn tiêu chuản bàn ghế học sinh trường tiểu học, trường trung học
cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học:
Thông số
(cm)

Cỡ số
Loại I

Loại II Loại III Loại IV Loại V Loại VI

Chiều cao ghế

26

28

30

34

37


41

Chiều sâu ghế

26

27

29

33

36

40

Chiều rộng ghế

23

25

27

31

34

36


Hiệu số bàn ghế

19

20

21

23

26

28

Chiều cao bàn

45

48

51

57

63

69

Chiều sâu bàn


45

45

45

50

50

50

Chiều rộng bàn (1 chỗ ngồi)

60

60

60

60

60

60

Chiều rộng bàn (2 chỗ ngồi)

120


120

120

120

120

120

Chiều cao học sinh (cm)

100-109 109-119 120-129 130-144 145-159 160-175

14


Viện Y học lao động và Vệ sinh môi trường

Khoa Vệ sinh – Sức khỏe trường học

Các kích thước của bàn ghế

Bộ bàn ghế phù hợp với cơ thể học sinh là bộ bàn ghế có thể tạo ra tư thế
ngồi ngay ngắn, thuận tiện, vững vàng, tiết kiệm tối đa năng lượng, đảm bảo cho hệ
cơ xương, các cơ quan nội tạng, cơ quan thị giác hoạt động bình thường. Nếu bàn
ghế không phù hợp với kích thước cơ thể học sinh, tư thế ngồi học sẽ bị gò bó,
không thoải mái làm cho học sinh nhanh mỏi mệt, ảnh hưởng đến kết quả học tập.
Nếu ghế quá cao chân của học sinh sẽ bị treo, hai bàn chân không được sử

dụng làm điểm tựa sẽ làm tăng gánh nặng tĩnh lên mặt dưới của đùi và mông. Nếu
ghế quá thấp, giữa đùi và cẳng chân sẽ tạo ra một góc nhọn, các tổ chức vùng
khoeo sẽ chèn ép lên các mạch máu, hạn chế tuần hoàn ở vùng bàn chân và cẳng
chân. Tư thế ngồi như vậy sẽ làm cho học sinh nhanh mỏi mệt.
Nếu bàn quá cao, sẽ làm cho hiệu số bàn ghế lớn, học sinh luôn phải nâng
vai lên khi viết bài, cơ thể bị mất cân bằng đồng thời làm giảm cự ly từ mắt tới sách
vở. Nếu bàn quá thấp, hiệu số bàn ghế giảm, học sinh phải gập lưng, cúi đầu về
phía trước khi đọc, viết. Tư thế học tập bất lợi này sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển
của cơ thể trẻ em dẫn đến rối loạn cơ xương, biến dạng cột sống và cận thị.

Ảnh hưởng của bàn ghế đối với tư thế ngồi của học sinh
15


Viện Y học lao động và Vệ sinh môi trường

Khoa Vệ sinh – Sức khỏe trường học

Do đó, để tạo điều kiện cho đa số học sinh có thể ngồi học ở bộ bàn ghế phù
hợp với cơ thể, trong một phòng học cần phải bố trí ít nhất 2 loại bàn ghế khác
nhau, phù hợp với chiều cao của học sinh mỗi lớp.
Tỷ lệ bàn ghế theo các lớp học
Loại H
H
bàn bàn ghế
ghế (cm) (cm)

Tỷ lệ % loại bàn dành cho các lớp
1


2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

I

45

26

25


II

48

28

60

60

40

8

III

51

30

15

40

62

53

32


10

IV

57

34

15

39

68

67

45

20

10

V

63

37

23


55

70

65

68

51

44

VI

69

41

10

25

32

46

52

56


56

Loại bàn ghế phù
1-2 2-3 2-3 3-4
hợp cho từng lớp

34

45

45

5-6 5-6 5-6

(*Tỷ lệ bàn ghế của học sinh lớp 10, 11, 12 tham khảo theo chiều cao của 874 học
sinh THPT thuộc Đề tài Nghiên cứu xây dựng tiêu chuẩn bàn ghế học sinh THCS
và THPT - Viện Nghiên cứu Thiết kế Trường học - Bộ Giáo dục và Đào tạo. 2010)
- Sắp xếp bàn ghế trong phòng học phải đảm bảo các yêu cầu sau:
Góc nhìn tới bảng ≥ 300.
Khoảng cách giữa dãy bàn ngoài đến tường ngoài ≥ 0,5m.
Khoảng cách giữa dãy bàn trong đến tường trong ≥ 0,6m.
Khoảng cách giữa các dãy bàn ≥ 0,7 - 0,8m.
Khoảng cách từ mép sau hàng bàn đầu đến bảng từ 1,8 – 2,5m.
Khoảng cách từ mép sau hàng bàn cuối đến bảng ≤ 8,0m.
Khoảng cách từ bàn cuối đến tường hậu ≥ 0,4m.
Bàn ghế trong phòng học cũng cần được sắp xếp một cách hợp lý. Ngoài
việc đảm bảo các khoảng cách nêu ở trên, giúp cho học sinh thuận tiện di chuyển
trong giờ giải lao, làm vệ sinh và các điều kiện khác như chiếu sáng và góc nhìn tới
bảng, các thầy cô giáo và nhà trường cũng cần chú ý sắp xếp bàn ghế sao cho học
sinh ngồi trên không che chắn tầm nhìn lên bảng. Các bàn cao xếp ở dãy sát tường

và ở phía dưới, các bàn thấp xếp ở trên và ở giữa lớp. Mỗi năm học nên đổi chỗ cho
học sinh từ 1 đến 2 lần. Những học sinh có thính lực, thị lực kém nên xếp ngồi ở
những bàn trên, gần bảng để nghe lời giảng và nhìn rõ chữ trên bảng hơn.
1.3.6. Bảng
- Bảng cần được chống loá và đảm bảo độ tương phản.
16


Viện Y học lao động và Vệ sinh môi trường

Khoa Vệ sinh – Sức khỏe trường học

- Chiều cao của bảng từ 1,2 - 1,5m, chiều rộng bảng không quá 3,2m, phải
phù hợp với chiều rộng phòng học và việc sắp xếp bàn ghế học sinh.
- Bảng có màu xanh lá cây hoặc mầu đen (nếu viết bằng phấn trắng), mầu
trắng nếu viết bằng bút dạ màu đen.
- Bảng treo ở giữa tường, mép dưới bảng cách nền phòng học từ 0,8m đến 1m.
- Chữ viết trên bảng có chiều cao không nhỏ hơn 4cm.
1.4. Phòng học bộ môn
1.4.1. Phòng học bộ môn vật lý, hoá học, sinh học
- Diện tích làm việc tối thiểu cho 1 học sinh đối với cấp trung học cơ sở là
1,85m2, đối với cấp trung học phổ thông là 2m2
- Chiều cao phòng học bộ môn (tính từ sàn tới trần) từ 3,30m trở lên. Chiều
ngang có kích thước tối thiểu 7,2m, tỷ lệ giữa chiều dài và chiều rộng không lớn
hơn 2.
- Phải có phòng chuẩn bị với diện tích từ 12m2 đến 27m2 và được bố trí liền
kề, có cửa liên thông với phòng học bộ môn
- Phòng học bộ môn phải bố trí 2 cửa ra vào phía đầu và cuối phòng, chiều
rộng cửa đảm bảo yêu cầu thoát hiểm
- Phòng học phải đảm bảo các yêu cầu về chiếu sáng theo các quy định hiện

hành. Hướng lấy ánh sáng tự nhiên từ phía tay trái khi học sinh ngồi hướng lên
bảng. Áp dụng hệ thống chiếu sáng nhân tạo hỗn hợp (chiếu sáng chung và chiếu
sáng cục bộ). Mật độ công suất chiếu sáng phải đảm bảo không dưới 15w/m2, độ
rọi trên mặt phẳng làm việc không dưới 300 lux
- Phòng học phải được thông thoáng, nồng độ khí CO2 và các chất hoá học
khác được sử dụng để làm thí nghiệm đảm bảo các tiêu chuẩn vệ sinh hiện hành.
- Bàn, ghế phòng học bộ môn là loại chuyên dùng, đáp ứng được các yêu cầu
đặc thù của bộ môn, có hệ thống điện, nước, khí ga theo yêu cầu sử dụng, đảm bảo
an toàn cho học sinh khi tiến hành làm thí nghiệm
- Các phòng học bộ môn khi làm việc tạo ra các chất thải độc hại ảnh hưởng
đến môi trường phải có hệ thống xử lý chất thải
- Bảng nội quy của phòng học bộ môn được viết rõ ràng, cụ thể, đầy đủ và
được treo ở nơi dễ đọc
1.4.2. Phòng học bộ môn công nghệ thông tin
- Diện tích làm việc tối thiểu cho 1 học sinh đối với cấp tiểu học và trung học
cơ sở là 2,25m2, đối với cấp trung học phổ thông là 2,45m2
- Chiếu sáng trên bàn máy tính phải từ 300 - 500lux.
- Phòng học cần được thông khí tốt, nồng độ CO2 không quá 0,1%, đảm bảo
an toàn về điện và an toàn điện từ trường cho học sinh.
17


Viện Y học lao động và Vệ sinh môi trường

Khoa Vệ sinh – Sức khỏe trường học

- Kích thước bàn ghế phải phù hợp với kích thước nhân trắc của học sinh theo
quy định.
1.5. Phòng y tế
- Trường học phải có phòng y tế để chăm sóc sức khoẻ học sinh. Diện tích

phòng y tế phải đạt từ 12m2 trở lên.
- Phòng y tế phải được trang bị đầy đủ các dụng cụ y tế và thuốc thiết yếu theo
danh mục ban hành kèm theo Quyết định 1221/QĐ-BYT ngày 07 tháng 4 năm 2008
của Bộ trưởng Bộ Y tế.
- Nếu trường học có học sinh nội trú, bán trú thì phải có phòng cách ly và
nhân viên y tế trực 24/24 giờ.
- Mỗi trường học có 1 cán bộ y tế để thực hiện các hoạt động y tế trong trường
học.
1.6. Thư viện
- Thư viện trường phổ thông phải nằm ở vị trí thuận tiện, diện tích tối thiểu
phải đạt 50m2, để làm phòng đọc, kho sách.
- Phòng đọc cho giáo viên có tối thiểu 20 chỗ ngồi, cho học sinh tối thiểu 25
chỗ ngồi.
- Có đủ bàn ghế và ánh sáng cho giáo viên, học sinh ngồi đọc sách.
1.7. Khu nội trú, bán trú
1.7.1. Nhà ở
- Đối với trường tiểu học và trung học cơ sở, phòng ngủ được thiết kế với quy
mô 8-10 chỗ ngủ, trường phổ thông trung học từ 4 - 6 chỗ ngủ, đảm bảo diện tích
4m2 cho 1 chỗ ngủ.
1.7.2. Cung cấp nước sạch
- Khu nội trú bán trú phải được cung cấp đầy đủ nước sạch để học sinh sử
dụng trong ăn uống và sinh hoạt hàng ngày. Dung lượng nước bình quân cho mỗi
học sinh trong 24 giờ từ 100-150 lít. Chất lượng nước phải đảm bảo các yêu cầu vệ
sinh theo quy định hiện hành.
1.7.3. Nhà vệ sinh
- Nhà trường phải đảm bảo trung bình 25 học sinh/1 hố tiêu và 25 học sinh/1
hố tiểu. Khu vực vệ sinh dành cho nam nữ riêng. Trong khu vực vệ sinh, tuỳ theo
loại nhà tiêu mà đảm bảo đủ chất độn, nước dội, giấy vệ sinh, vòi nước hoặc thùng
đựng nước, xà phòng để làm vệ sinh và rửa tay sau khi đi vệ sinh.
1.8. An toàn vệ sinh thực phẩm

1.8.1. Đối với bếp ăn, nhà ăn
- Bếp ăn, nhà ăn phải được xây dựng theo nguyên tắc 1 chiều của thực phẩm,
tránh liên hệ giữa thực phẩm sống và thực phẩm đã chế biến.
18


Viện Y học lao động và Vệ sinh môi trường

Khoa Vệ sinh – Sức khỏe trường học

- Bếp ăn, nhà ăn phải thông thoáng, đủ ánh sáng, cửa sổ phải có lưới để chống
chuột, ruồi nhặng, gián và các côn trùng có hại khác.
- Tường, trần và sàn của bếp ăn, nhà ăn phải nhẵn, bằng phẳng, hạn chế các
khe rãnh, góc cạnh, gờ dễ bám bụi, chất bẩn, thuận tiện cho việc làm vệ sinh và khử
trùng.
- Bàn ghế, dụng cụ, phương tiện phải được làm bằng vật liệu dễ cọ rửa. Có đủ
các phương tiện, trang thiết bị phục vụ cho việc làm vệ sinh và khử trùng.
- Sử dụng bát đĩa, dụng cụ chứa thức ăn bằng vật liệu dễ làm vệ sinh và không
thôi nhiễm yếu tố độc hại.
- Có phương tiện bảo quản lạnh để lưu giữ thực phẩm và mẫu thực phẩm theo
quy định.
- Có hệ thống cung cấp nước sạch và chỗ rửa tay với xà phòng.
- Có phương tiện thu gom và xử lý chất thải theo quy định.
- Có nội quy, quy định về chế độ vệ sinh và đảm bảo an toàn vệ sinh thực
phẩm.
1.8.2. Đối với kho chứa thực phẩm
Kho chứa thực phẩm phải đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm theo các yêu
cầu sau:
- Bố trí gần nơi chế biến thực phẩm, có hệ thống thông gió, đủ dụng cụ, thiết
bị để chứa và bảo quản thực phẩm; cửa sổ, cửa ra vào phải đảm bảo kín khi đóng.

- Nền, tường nhà kho được làm bằng vật liệu không thấm nước và dễ cọ rửa.
- Có thiết bị bảo quản lạnh thực phẩm.
1.8.3. Đối với nhân viên nhà bếp, nhà ăn
- Người trực tiếp chế biến thực phẩm, phục vụ ăn uống phải được học kiến
thức về vệ sinh an toàn thực phẩm và nắm vững trách nhiệm về công việc của
mình.
- Nhân viên nhà bếp, nhà ăn phải được khám sức khỏe trước khi tuyển dụng,
được khám sức khỏe định kỳ hàng năm sau khi tuyển dụng và xét nghiệm phân ít
nhất mỗi năm một lần (không kể cơ sở nằm trong vùng đang có dịch lây qua đường
tiêu hóa). Những người bị bệnh ngoài da, bệnh truyền nhiễm trong danh mục quy
định của Bộ Y tế phải tạm thời nghỉ việc hoặc tạm chuyển làm việc khác cho tới khi
điều trị khỏi để không được tiếp xúc với thức ăn chín, thức ăn ngay, bát đũa và
dụng cụ ăn trực tiếp, các loại bao bì nhằm bao gói chứa đựng thực phẩm ăn ngay.
- Không được để quần áo và tư trang của các nhân viên trong khu vực chế
biến.
- Mọi nhân viên phải tự giữ vệ sinh cá nhân sạch. Khi chia suất ăn, nhân viên
phải dùng dụng cụ để chia thức ăn, không được dùng tay để bốc, chia thức ăn chín.
19


×