Tải bản đầy đủ (.pdf) (112 trang)

Đánh giá hiệu quả của phương pháp diệt mối lây nhiễm tại phường phan đình phùng – thành phố thái nguyên – tỉnh thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.04 MB, 112 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
------------------

BỒN VĂN MINH
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA PHƯƠNG PHÁP DIỆT MỐI LÂY
NHIỄM TẠI PHƯỜNG PHAN ĐÌNH PHÙNG TP. THÁI NGUYÊN TỈNH THÁI NGUYÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Nông lâm kết hợp

Khoa

: Lâm nghiệp

Khóa

: 2014 – 2018

Thái Nguyên, năm 2018


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM


------------------

BỒN VĂN MINH
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA PHƯƠNG PHÁP DIỆT MỐI LÂY
NHIỄM TẠI PHƯỜNG PHAN ĐÌNH PHÙNG TP. THÁI NGUYÊN TỈNH THÁI NGUYÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo

: Chính quy

Lớp

: K46 - NLKH

Chuyên ngành

: Nông lâm kết hợp

Khoa

: Lâm nghiệp

Khóa

: 2014 – 2018

Giáo viên hướng dẫn : ThS. Nguyễn Việt Hưng

Thái Nguyên, năm 2018



i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan khóa luận tốt nghiệp: “Đánh giá hiệu quả của phương
pháp diệt mối lây nhiễm tại Phường Phan Đình Phùng – TP. Thái Nguyên –
Tỉnh Thái Nguyên” là công trình nghiên cứu khoa học của bản thân tôi, công
trình được thực hiện dưới sự hướng dẫn của ThS. Nguyễn Việt Hưng. Những
phần sử dụng tài liệu tham khảo trong khóa luận đã được nêu rõ trong phần tài
liệu tham khảo. Các số liệu và kết quả nghiên cứu là quá trình điều tra trên thực
địa hoàn toàn trung thực, chưa công bố trên các tài liệu, nếu có gì sai tôi xin chịu
hoàn toàn trách nhiệm.
Thái Nguyên, ngày 04 tháng 06 năm 2018
XÁC NHẬN CỦA GVHD

Sinh Viên

ThS. Nguyễn Việt Hưng

Bồn Văn Minh

XÁC NHẬN CỦA GV CHẤM PHẢN BIỆN
Giáo viên chấm phản biện xác nhận sinh viên
để sửa chữa sai sót sau khi Hội đồng chấm yêu cầu!
(Ký, họ và tên)


ii


LỜI CẢM ƠN
Bốn năm đại học tại trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã trôi qua và
giờ đây sinh viên chúng tôi đã tiến hành thực hiện khóa luận tốt nghiệp đại học. Tôi
luôn tự hào vì Trường đại học Nông Lâm với mục tiêu đào tạo được những kỹ sư
không chỉ nắm vững lý thuyết mà còn phải thành thạo thực hành. Bởi vậy, thực tập
tốt nghiệp là một giai đoạn không thể thiếu để mỗi sinh viên có thể vận dụng được
những gì đã học và áp dụng vào thực tiễn, tích lũy được những kinh nghiệm cần
thiết sau này. Được sự nhất trí của ban chủ nhiệm khoa Lâm Nghiệp trường đại học
Nông Lâm Thái Nguyên tôi tiến hành thực tập tốt nghiệp với đề tài: “Đánh giá
hiệu quả của phương pháp diệt mối lây nhiễm tại Phường Phan Đình Phùng TP. Thái Nguyên – Tỉnh Thái Nguyên”.
Trong suốt thời gian thực hiện khóa luận đã nhận được sự giứp đỡ nhiệt
tình của các thầy giáo, cô giáo trong khoa, sự động viên ủng hộ của gia đình và
bạn bè. Nhân dịp này tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới:
- Ban giám hiệu trường trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.
- Ban chủ nhiệm khoa Lâm Nghiệp.
- Ban lãnh đạo xã,cùng toàn thể nhân dân trong Phường Phan Đình Phùng –
TP. Thái Nguyên- tỉnh Thái Nguyên.
- Đặc biệt là sự chỉ đạo hướng dẫn của thầy giáo ThS. Nguyễn Việt Hưng đã
tận tình giúp đỡ tôi hoàn thành khóa luận này trong thời gian nghiên cứu.
Trong suốt quá trình thực tập, mặc dù đã rất cố gắng nhưng do thời gian
thực tập và kinh nghiệm bản thân còn hạn chế. Vì vậy bản khóa luận này không
tránh khỏi những thiếu sót. Vậy tôi rất mong được sự giúp đỡ, góp ý chân thành
của các thầy cô giáo và toàn thể các bạn bè để khóa luận tốt nghiệp của tôi được
hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn !
Thái Nguyên, ngày 04 tháng 06 năm 2018
Sinh viên
Bồn Văn Minh



iii

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 4.1. Thực trạng phòng trừ mối cho các công trình xây dựng tại phường
Phan Đình Phùng - TP. Thái Nguyên Tỉnh Thái Nguyên .............. 28
Bảng 4.2. Một số gỗ được sử dụng trong các công trình xây dựng tại phường
Phan Đình Phùng - TP. Thái Nguyên - tỉnh Thái Nguyên ............. 29
Bảng 4.3. Thực trạng phòng trừ mối hại gỗ cho các kiện bằng gỗ trong các
công trình xây dựng tại phường Phan Đình Phùng - TP. Thái
Nguyên – tỉnh Thái Nguyên............................................................ 30
Bảng 4.4. Thực trạng mối xuất hiện và phá hại gỗ trong các công trình xây
dựng tại tại phường Phan Đình Phùng - TP. Thái Nguyên tỉnh Thái
Nguyên ............................................................................................ 31
Bảng 4.5. Thực trạng mối gây hại các cấu kiện bằng gỗ trong các công trình
xây dựng tại phường Phan Đình Phùng - TP. Thái Nguyên - Tỉnh
Thái Nguyên.................................................................................... 32
Bảng 4.6. Kinh nghiệm phòng trừ mối tại phường Phan Đình Phùng - TP.
Thái Nguyên Tỉnh Thái Nguyên ..................................................... 34
Bảng 4.7. Thực trạng công tác kiểm tra phòng trừ mối cho các công trình xây
dựng tại phường Phan Đình Phùng - TP. Thái Nguyên tỉnh Thái
Nguyên............................................................................................. 35
Bảng 4.8. Bảng đánh giá công trình diệt mối lây nhiễm tại phường Phan Đình
Phùng - TP. Thái Nguyên Tỉnh Thái Nguyên từ năm 2016 đến năm
2017 ................................................................................................. 39
Bảng 4.9. Bảng đánh giá hiệu quả của quá trình diệt thử nghiệm tại phường
Phan Đình Phùng - TP. Thái Nguyên tỉnh Thái Nguyên năm 201841
Bảng 4.10. Kế hoạch phòng trừ mối cho các công trình tại phường Phan Đình
Phùng - TP. Thái Nguyên – tỉnh Thái Nguyên ............................... 43



iv

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 2.1. Quần thể mối ..................................................................................... 4
Hình 2.2. Tổ mối ............................................................................................... 5
Hình 2.3. Mối vua, mối chúa............................................................................. 7
Hình 2.4. Mối cánh (a. mối cánh chuẩn bị bay ra khỏi tổ, b. mối cánh trưởng
thành) ................................................................................................ 8
Hình 2.5. Mối lính (a. mối lính trưởng thành, b. mối lính bảo vệ đi kiếm ăn) . 9
Hình 2.6. Mối thợ kiếm thức ăn ........................................................................ 9
Hình 2.7. (a. sự phân chia đàn của tổ mối, b. quá trình vòng đời của mối) .... 11
Hình 4.1. Mối hại gỗ tại Phường Phan Đình Phùng – TP. Thái Nguyên – tỉnh
Thái Nguyên (a. mối hại khung cửa, b. mối hại ốp chân tường, c.
mối hại tủ bát, d. mối hại chân cửa)................................................ 33
Hình 4.2. Mối ăn hại phần gỗ sớm .................................................................. 33
Hình 4.3. Đặt hộp nhử mối.............................................................................. 37
Hình 4.4. Phun chế phẩm sinh học diệt mối tận gốc....................................... 38
Hình 4.5. Hiệu quả sau khi kiểm tra diệt lây nhiễm ....................................... 40
Hình 4.6. Hiệu quả sau khi kiểm tra diệt thử nghiệm ..................................... 42
Hình 4.7. Đào hào phòng mối ......................................................................... 45
Hình 4.8. Phun thuốc phòng mối nền.............................................................. 46
Hình 4.9. Phun thuốc phòng mối tường .......................................................... 46


v

DANH MỤC VIẾT TẮT


Từ viết tắt

Nghĩa của từ, cụm từ viết tắt

Stt

Số thứ tự

Nh

Nhẹ

Tb

Trung bình

N

Nặng

C



K

Không

TP


Thành Phố


vii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN....................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN ....................................................................................................... ii
DANH MỤC CÁC BẢNG................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC HÌNH .....................................................................................iv
DANH MỤC VIẾT TẮT ....................................................................................... v
MỤC LỤC ........................................................................................................... vii
Phần 1. MỞ ĐẦU ................................................................................................. 1
1.1. Đặt vấn đề .................................................................................................... 1
1.2. Mục đích nghiên cứu ................................................................................... 2
1.3. Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................... 2
1.4. Ý nghĩa của đề tài ........................................................................................ 2
1.4.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu..................................................... 2
1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn ................................................................................... 3
Phần 2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU .............................................................. 4
2.1. Đặc điểm của mối hại gỗ ............................................................................. 4
2.1.1. Tổ mối .................................................................................................... 5
2.1.2. Thức ăn của mối .................................................................................... 6
2.1.3. Hình thái và chức năng của mối ............................................................ 7
2.1.4. Sự chia đàn và hình thành tổ mối ........................................................11
2.1.5. Cách thức xâm nhập của mối vào công trình ......................................12
2.1.6. Ảnh hưởng của một số yếu tố sinh thái đến mối .................................12
2.2. Tình hình mối hại gỗ trên thế giới và Việt Nam........................................15
2.3. Tình hình nghiên cứu về mối hại gỗ trên thế giới và Việt Nam ................16
2.3.1. Tình hình nghiên cứu về mối hại gỗ trên thế giới ...............................16

2.3.2. Tình hình nghiên cứu về mối hại gỗ ở Việt Nam ................................18
2.4. Tổng quan khu vực nghiên cứu .................................................................20


viii

2.4.1. Điều kiện tự nhiên ...............................................................................20
2.4.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội.....................................................................21
2.4.3. Nhận xét và đánh giá chung ................................................................21
Phần 3. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU ....................................................................................................22
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .............................................................22
3.2. Thời gian, địa điểm nghiên cứu .................................................................22
3.3. Nội dung nghiên cứu ..................................................................................22
3.4. Phương pháp nghiên cứu ...........................................................................22
3.4.1. Phương pháp kế thừa số liệu................................................................22
3.4.2. Phương pháp nghiên cứu .....................................................................23
3.4.3. Phương pháp phân tích, xử lí và tổng hợp số liệu ...............................23
3.4.4. Phương pháp đánh giá mức độ mối hại công trình..............................27
Phần 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .................................28
4.1. Thực trạng phòng trừ mối ..........................................................................28
4.1.1. Thực trạng phòng trừ mối cho các công trình xây dựng tại Phường
Phan Đình Phùng - TP. Thái Nguyên - tỉnh Thái Nguyên ............................28
4.1.2. Thực trạng phòng trừ mối cho các cấu kiện bằng gỗ trong các công
trình xây dựng tại phường Phan Đình Phùng - TP. Thái Nguyên - tỉnh Thái
Nguyên ...........................................................................................................29
4.2. Thực trạng mối hại gỗ trong các công trình tại phường Phan Đình Phùng TP. Thái Nguyên – Tỉnh Thái Nguyên .............................................................31
4.2.1. Thực trạng mối hại xuất hiện và phá hoại trong các công trình xây
dựng ...............................................................................................................31
4.2.2. Thực trạng mối gây hại các cấu kiện bằng gỗ trong các công trình xây

dựng tại phường Phan Đình Phùng - TP. Thái Nguyên - tỉnh Thái Nguyên 32
4.3. Kinh nghiện trong phòng trừ mối tại phường Phan Đình Phùng - TP. Thái
Nguyên – Tỉnh Thái Nguyên ............................................................................34


ix

4.4. Thử nghiệm diệt mối tại phường Phan Đình Phùng - TP. Thái Nguyên –
tỉnh Thái Nguyên ..............................................................................................36
4.5. Giải pháp phòng trừ mối hại gỗ tại phường Phan Đình Phùng - TP. Thái
Nguyên - Tỉnh Thái Nguyên .............................................................................42
4.5.1. Giải pháp phòng trừ mối hại gỗ ...........................................................42
4.5.2. Kế hoạch phòng mối hại gỗ .................................................................43
4.5.3. Các phương pháp phòng trừ mối có thể áp dụng tại phường Phan Đình
Phùng - TP. Thái Nguyên - tỉnh Thái Nguyên ..............................................44
Phần 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................49
5.1. Kết luận ......................................................................................................49
5.2. Kiến nghị ....................................................................................................50
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................51
PHẦN PHỤ LỤC


1

Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Côn trùng là những loài động vật thân mềm, là loài nhóm chiếm số lượng
đông đảo nhất trên thế giới động vật. Các nhà khoa học ước tính rằng có hơn 1
triệu loài côn trùng trên hành tinh, chúng sống trong mọi môi trường từ núi lửa,

sa mạc, đầm lầy cho đến những dòng sông băng giá[1].
Tuy nhiên, côn trùng có thể gây thiệt hai cho chúng ta, chẳng hạn như:
Gây hại cho sức khỏe con người (muỗi, ruồi, kiến, gián, bọ chét, rệp gường,
nhiện). Gây hại cho cây trồng (bọ xít, rệp vừng, sâu bướm). Làm hư hỏng nhà
cửa (mối)[1].
Vấn đề mối phá hoại các công trình xây dựng, kho tàng, khu bảo tồn di
tích, đê điều, cây trồng … hiện nay là rất nghiêm trọng. Dù chưa có số liệu thống
kê chính thức nào, nhưng thiệt hại hàng năm do mối gây ra không phải là nhỏ.
Mối không những xâm nhập vào nhà tranh, vách nứa, mà còn xâm nhập
vào những nhà xây dựng kiên cố, bê tông cốt thép; thâm nhập đường hầm cáp, nhà
xưởng, nhà kho, thuỷ điện, gây chập mạch điện, ảnh hưởng các công trình kỹ
thuật. Để khắc phục hậu quả, mỗi công trình phải cần kinh phí hàng chục triệu
đồng để sửa chữa. Đặc biệt là các vật tư, nguyên liệu quý hiếm, các lưu trữ, các
thư tịch cổ, các hiện vật bảo tồn, bảo tàng, giá trị không thể tính bằng tiền bạc.
Hàng năm mối gây ra những thiệt hại không nhỏ về tài chính cho nhiều
quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam chúng ta. Tại các công trình đang sử
dụng, mỗi năm chúng ta phải bỏ ra một lượng kinh phí khổng lồ để duy trì, sửa
chữa và thế các thiệt hại và khiếm khuyết mà mối đã gây ra.
Các công trình xây dựng hiện nay đang có nguy cơ tiềm ẩn về sự phá hoại
của loài mối. Mỗi đối tượng nhà cửa, kho tàng và cây... bị các loài mối gây hại ở
mức độ khác nhau. Riêng với nhà cửa, kho tàng ở nước ta thì mức độ gây hại
nghiêm trọng nhất thuộc về các loài mối thuộc giống coptotermes (còn gọi là


2

mối gỗ ẩm), tiếp theo là các loài thuộc nhóm mối đất, tập trung trong 2 giống
Odontotermes và Macrotermes, cuối cùng là nhóm mối gỗ khô, thuộc giống
Cryptotermes. Các loài mối coptotermes làm tổ ngầm trong nền móng công
trình, trong cây, hoặc kết cấu khác của công trình, đường mui chủ yếu là đơn

lẻ, chúng hoạt động ở nhiều tầng cao thấp khác nhau của công trình.
Xuất phát từ thực tế đó, để có những dẫn liệu cụ thể cho việc đề xuất các
giải pháp phòng trừ mối chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài “Đánh giá hiệu quả
của phương pháp diệt mối lây nhiễm tại Phường Phan Đình Phùng – TP Thái
Nguyên – tỉnh Thái Nguyên”
1.2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu khảo sát thực trạng mối hại gỗ trong các công trình xây dựng
tại Phường Phan Đình Phùng - TP. Thái Nguyên - Tỉnh Thái Nguyên từ đó làm
cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp và lập kế hoạch phòng trừ.
1.3. Mục tiêu nghiên cứu
- Đáng giá được thực trạng mối gây hại trong các công trình xây dựng tại
Phường Phan Đình Phùng – TP. Thái Nguyên – Tỉnh Thái Nguyên
- Đề xuất được các giải pháp phòng trừ và lập kế hoạch phòng trừ phù hợp.
1.4. Ý nghĩa của đề tài
1.4.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu
Qua quá trình nghiên cứu giúp chúng tôi hiểu rõ thêm về mối một cách
đầy đủ hơn về thức ăn, tập quán ăn mồi cũng như mức độ gây hại của chúng đối
các sản phẩm làm từ gỗ trong các công trình xây dựng và hiểu biết thêm và hiểu
thêm về các biện pháp phòng trừ.
Giúp sinh viên học tập rèn luyện được phương pháp nghiên cứu khoa học,
cụ thể là phương pháp quan sát thực hành, khả năng phân tích và tổng hợp tài
liệu phát huy tinh thần học độc lập sáng tạo trong học tập nghiên cứu khoa học.
Biết phân bổ thời gian hợp lý để đạt được kết quả cao trong quá trình làm việc,


3

đồng thời là cơ sở để củng cố những kiến thức đã học trong nhà trường vào hoạt
động thực tiễn.
1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn

Kết quả nghiên cứu là cơ sở thực tiễn quan trọng việc khoanh vùng gây
hại, đánh giá mức độ gây hại của chúng đối với từng vùng để từ đó đề xuất các
phương pháp phòng trừ mối cho các sản phẩm làm từ gỗ trong các công trình
xây dựng và khắc phục các hậu quả do mối gây ra để giảm thiểu thiệt hại cho
công trình Phường Phan Đình Phùng – TP. Thái Nguyên – Tỉnh Thái Nguyên.


4

Phần 2
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
2.1. Đặc điểm của mối hại gỗ
Mối là một nhóm côn trùng có tính xã hội cao, chúng lập thành vương
quốc sớm nhất. Đôi khi người ta gọi mối là (kiến trắng) nhưng thực tế chúng
chẳng có họ hàng gì với họ kiến (thậm chí chúng còn không giống nhau) chúng
chỉ có mỗi qua hệ: đều là họ côn trùng, mối được phân loại như bộ cánh đều
(danh pháp khoa học: isoptera) tuy nhiên dựa trên chứng cứ của người ta thấy có
sự ủng hộ của một giả thuyết gần 120 năm trước, nguyên thủy dựa trên hình thái
học, rằng mối có quan hệ họ hàng gần gũi nhất với các loài gián ăn gỗ (chi
Crytoocercus). Gần đây, điều này đã dấn tới việc một số tác giả đề xuất rằng mối
nên được phân loại như là một họ duy nhất, gọi là termidae, trong phạm vi bộ
Balttodea, một bộ chứa các loài gián, tuy nhiên phần lớn các nhà nghiên cứu ủng
hộ biện pháp ít quyết liệt hơn và coi mối là một nhóm có tên gọi khoa học
isopteran, nhưng chỉ là một nhóm dưới bộ trong gián thực thụ, nhằm bảo vệ phân
loại nội bộ của các loài mối[1].

Hình 2.1. Quần thể mối


5


Trên thế giới người ta đã giám định được trên 2.700 loài, ở nước ta đã giám
định được trên 100 loài thuộc 6 giống, giữa các loài có sự khác nhau về hình thái,
về số lượng cá thể, về cấu trúc tổ... song đều giống nhau là chúng sống quần thể.
Mỗi quần thể có sự phân chia theo công thức chức năng. Ví dụ: Loài mối nhà
(comptermes, formosanus shir.) tổ mối trưởng thành có trên 10 triệu cá thể[1].
2.1.1. Tổ mối

Hình 2.2. Tổ mối

Các loài mối khác nhau thì cấu tạo tổ có khác nhau, về phương diện chống
mối, chúng ta quan tâm đến vị trí tổ, có tể chia làm hai dạng
* Tổ mối chỉ ở trong gỗ
Ở nước ta, loài mối thường gặp là mối gỗ khô (crypotermes domestics) tổ
chỉ là các hanh rỗng, chúng thường đục dích dắc trong gỗ, chúng ở đâu thường
đùn một phần phân ra ngoài, rơi xuống như đống cát nhỏ xíu, căn cứ vào đặc
điểm này có thê phát hiện ra chúng, tuy chúng ở trong gỗ nhưng cũng đục vào
sách vở quần áo nơi cận kề tổ. Loài mối tổ khoảng ba bốn trăm con chỉ cần phát
hiện tổ và dung thuốc đặc trị phun trực tiếp vào tổ là diệt được.
* Tổ mối có liên quan đến đất và nguồn nước
Tất cả các loài mối khác khi kiến trúc tổ đều có nhu cầu đất hoặc nước ở
ngoài tổ. Phần lớn các loài mối có cấu trúc một hệ thống một tổ chính và nhiều
tổ phụ để dung nạp số lượng các thể lớn. Tổ chính có mối vua và mối chúa. Có
nhiều loại sâu trong lòng đất từ 1-2m. Hệ thống tổ của loài mối nhà vừa ở dưới


6

đất nền và trong cấu kiện phía trên, đôi khi nằm hoàn toàn phía trên, song song
có đường nối với nguồn nước.

Đối với đê đập độ rỗng của tổ mối có ảnh hưởng đến độ bền vững của
công trình nên cần thiết phải phát hiện tổ để xử lý.
2.1.2. Thức ăn của mối
Nguồn thức ăn chủ yếu là sản phẩm thực vật và các loại nấm được cấy
trong tổ. Quá trình dinh dưỡng của mối được diễn ra như sau: Thức ăn do mối
thợ nuốt vào trong cơ thể sau đó mối thợ đem thể dịch thức ăn đã được tiêu hóa
một phần trong cơ thể ựa ra đường miệng hoặc bài tiết ra đường hậu môn để bón
cho mối vua, mối lính, mối non, mà bản thân chúng cũng không lấy được thức
ăn giữa những mối thợ cũng bón cho nhau bằng miệng. Quá trình thức ăn được
diễn ra như vậy là nhờ trong ruột mối có những vi sinh vật cộng sinh và những vi
sinh vật này có khả năng phân hủy Xenlulo thành monoacarit là sản phẩm mà
mối có thể hấp thu được. Mối ăn tất cả mọi thứ có nguồn gốc từ xenlulo, vì vậy
mà đối tượng bị mối gây hại là rất đa dạng[1].
- Thực vật sống
Nhiều loài mối lấy thức ăn từ cây sống đặc biệt là vào mùa khô hạn, cây sống
còn cung cấp nước cho chúng, nhất là các cây còn non như bạch đàn, keo chè, sắn và
các loại cây trồng khác.
- Thực vật khô
Ruột của loài mối là nhà tiêu hóa được chất xơ nên ngoài gỗ, tre nứa tất cả các
sản phẩm chế biến được giấy, vải… đều bị chúng phá hoại. Trên đường dấn đến nguồn
thức ăn mối có thể đục qua nhiều loại vật liệu khác như xốp cách âm, cao su, đồng thời
mang theo đất và độ ẩm làm nhiều máy móc bị hư hỏng theo.
Các loại mối khác nhau thường ăn chất xơ của gỗ ở trạng thái khác nhau. Mối
nhà thích ăn gỗ thông màu trắng, trám trắng…còn tốt nguyên; một số loại mối đất lại
ăn những loại gỗ đã hơi bị mục. Với kĩ thuật nhử mối để tiêu diệt cần quan sát và lựa
chọn loại mồi thích hợp và tác động các chất dinh dưỡng như nước đường, nước cháo


7


hoặc các chất dẫn tự khác. Tập quán của chúng là liếm và ăn phân lẫn nhau nên vi sinh
vật cộng sinh cũng chuyển từ ruột con mối này sang ruột con khác. Trong trường hợp
những con mối thợ nuốt phải chất độc chúng lại ựa ra bón cho nhau và liếm, ăn phân
của nhau chúng sẽ bị trúng độc lây truyền mà chết. Nghiên cứu này đã được vận dụng
để diệt mối nhà phá hoại công trình xây dựng đã đem lại kết quả rất tốt[6].
2.1.3. Hình thái và chức năng của mối
Mối là loại côn trùng có kích thước nhỏ, mềm râu đầu hình chuỗi hạt, miệng
gặm nhai, bàn chân có 4 đốt, lông đuôi ngắn. Mối có cánh hoặc không có cánh.
- Mối vua, mối chúa

Hình 2.3. Mối vua, mối chúa

Trong tổ mối trưởng thành của các loài mối điển hình bao gồm các thành
phần: mối vua, mối chúa, mối cánh, mối lính, mối thợ. Mỗi thành phần lại có các
đặc điểm hình thái và đảm nhận các chức năng khác nhau.
Mỗi đàn có 1 hoặc 1 vài mối vua, 1 mối chúa. Chúng có đặc điểm là đầu
nhỏ, bụng to. Bộ phận sinh dục phát triển. Mối chúa có thể sống 10 năm, lúc đầu
đẻ ít trứng, sau 4-5 năm, bộ phận sinh dục trưởng thành, mỗi ngày có thể đẻ ra
1000 trứng/ngày hoặc hơn thế[4].
Các nhà nghiên cứu trong phòng thí nghiệm cho thấy, Vào mùa sinh sản
cứ khoảng 1 phút mối chúa đẻ ra một quả trứng, thậm chí có loài trong 1 phút có
thể đẻ tới vài chục quả trứng[5].


8

Như vậy, trong một ngày mối có thể đẻ hàng nghìn thậm chí hàng vạn quả
trứng. Điều đáng nói, trong 1 tổ mối có thể có nhiều mối chúa nên tốc độ sinh
sản của 1 đàn mối cực kỳ lớn.
Mối chúa có khối lượng lớn hơn 300 lần trọng lượng mối lao động đảm

nhiệm chức năng sinh sản chính trong tổ. Nếu diệt mối mà không diệt được “cố
máy đẻ” này là chưa trừ tận “gốc”. Mối chúa và mối vua thường không ra khỏi
tổ, trừ trường hợp ngập úng, cho chúng có thể rời tổ chính đến tổ phụ an toàn
hơn song thường không hay ở ngay vị trí đang gây hại[6].
- Mối cánh

a

b

Hình 2.4. Mối cánh (a. mối cánh chuẩn bị bay ra khỏi tổ, b. mối cánh trưởng thành)

Trong tổ mối trưởng thành, bao giờ cũng có thành phần mối cánh chúng
chiếm số lượng ít (khoảng 5%). Mối cánh là do mối non trải qua một số lần lột
xác mà thành. Chúng đi kiếm ăn như mối lao động. Hàng năm khi vào cuối mùa
xuân khi áp suất không khí thích hợp, nhất là vào các cơn mưa giông hoặc lúc
hoàng hôn; thời điểm này giảm bớt các thiên địch như chim, cóc…Chúng bay ra
khỏi tổ và hướng tới những nơi ánh sáng đèn. Sau 10-15 phút bay, thì rụng cánh,
một con đực tìm một con cái, cắn đuôi, con cái sẽ dẫn đi tìm nơi cư trú, nếu thoát
được các thiên địch và tìm được các vết nứt do lún hoặc một điểm thích hợp
chúng sẽ tạo ra một tổ mới[10].
Như vậy phải tiêu diệt được mối cánh trước khi chúng giao hoan hoặc loại
bỏ được những điểm mà mối cánh có thể chui xuống làm tổ thì mới có thể phòng
được mối lâu dài.


9

- Mối lính


a

b

Hình 2.5. Mối lính (a. mối lính trưởng thành, b. mối lính bảo vệ đi kiếm ăn)

Mối lính phân hóa từ mối thợ, mối lính có bộ phận đầu và hàm răng phát
triển, đầu có màu nâu hồng có hạch độc, mối khi chiến đấu tiết ra chất sữa màu
trắng có tính axit trong một số lượng mối lính không đều (10%). Chức năng chủ
yếu là canh gác và tấn công, canh phòng, báo động, chinh sát, hộ vệ mối lao
động đi kiếm ăn. Khi gặp tiếng động bất thường như có tiếng động mạnh, sự
thay đổi cường độ ánh sáng, mùi lạ hoặc đường mui bị phá vỡ mối lính xông ra
nơi có sự cố đồng thời báo động cho quần thể. Một con báo động, những con
khác truyền tiếp, tạo ra những tiếng “rào rào’’, tai ta có thể nghe được. Đặc điểm
này được lợi dụng để phát hiện mối đang hoạt động[1].
- Mối thợ

a

b
Hình 2.6. Mối thợ kiếm thức ăn


10

Mối hay còn gọi là mối lao động cũng từ mối non trải qua 5 đến 7 lần lột
xác mà thành, mối thợ có màu trắng sữa đồng đều từ đầu đến bụng, cơ thể nhỏ
các chi phát triển, chúng là thành phần quan trọng trong tổ, Chiếm tới trên 80%
tổng số cá thể, đảm nhiệm hầu hết các công việc của tổ như: Kiếm thức ăn xây
dựng tổ nuôi mối chúa, mối non, mối lính, bằng thức ăn đã kiếm được chế biến

qua đường ruột, mối thợ cũng tham gia chiến đấu, khi mối khác ở tổ khác xâm
lẫn hoặc tổ bị tấn công. Do các đặc điểm trên, đặc biệt là đặc điểm giao lưu từ
trong tổ với bên ngoài nên thành phần này được lợi dụng để tiêu diệt hệ thống tổ
một cách gián tiếp như đầu độc hoặc gây bệnh lây nhiễm.
Ngoài ra trong tổ mối còn có các thành phần mối non và mối hậu bị để
thay thế trong trường hợp mối vua và mối chúa chết.
- Mối giống
Bao gồm mối giống có cánh và mối giống không có cánh.
+ Mối giống có cánh: Đây là thành phần chiếm số lượng đông trong quần
thể. Hình thái ít biến đổi có hai cánh màng dài bằng nhau và dài hơn thân. Mối
cánh chiến khoảng 5% số cá thể trong đàn, chuyên làm nhiệm vụ xây dựng các
tổ mối mới, các cá thể này có hệ sinh thái phát triển[12].
+ Mối giống không có cánh: Chiếm số lượng ít trong quần thể. Chức năng
của chúng là các mối vua, mối chúa bổ sung đề phòng trong trường hợp mối vua
hoặc mối chúa bị chết thì chúng sẽ được bồi dưỡng đặc biệt để thay thế[12].
- Trứng
Tùy theo tùng loại mà trứng có hình dạng khác nhau và kích thước khác
nhau. Có loài trứng hình đế giầy, có loài hình trụ hơi cong…
- Mối con
Mối con mới đẻ ra được mối thợ nuôi dưỡng và chăm sóc chu đáo.
Mối con thường có màu trắng đục miệng hướng xuống dưới, đầu to rộng
hơn ngực. Từ mối quan qua nhiều lần lột xác khác nhau để trở thành mối thợ,
mối lính và mối giống trưởng thành[12].


11

2.1.4. Sự chia đàn và hình thành tổ mối

a


b

Hình 2.7. (a. sự phân chia đàn của tổ mối, b. quá trình vòng đời của mối)

Sự chia đàn và hình thành tổ mới của mối có thể xảy ra 2 tình huống:
- Tình huống thứ nhất: Mối bay ra khỏi tổ để tìm một lãnh địa mới hàng
năm cứ vào mùa mưa (lúc giao thời hoặc chiều tối) ta thấy mối cánh ở đâu đó
bay ra hàng đàn với số lượng rất lớn, chúng tìm những chỗ có ánh đèn sáng bay
lượn cho đến khi rụng cánh. Sau 10 - 15 phút bay thì rụng cánh, một con đực tìm
một con cái, cắn đôi, con cái sẽ dẫn đi tìm một nơi cư trú, nếu thoát được các
thiên địch và tìm được các vết nứt do lún hoặc một điểm thích hợp chúng sẽ tạo
ra tổ mới. Mối cái bắt đầu đẻ một số ít trứng sau đó trứng nở thành mối con (mối
thợ, mối lính, mối dự bị, mối cánh) và từ đó trật tự trong tổ mối được hình thành
mối cái sau này trở thành mối chúa và mối đực trở thành mối vua. Ở giai đoạn
ban đầu này chúng phải chăm sóc và lo cho lũ mỗi con ăn, nhưng sau đó một
thời gian công việc này sẽ do mối thợ hay mối non lớn đảm nhiệm. Một đôi mối
rụng cánh lập tổ, mới đầu chỉ đẻ khoảng từ 10 - 20 trứng/ngày, nhưng sau vài
năm sau con số này có thể đẻ 1000 trứng/ngày hoặc hơn thế[4].
- Tình huống thứ hai: Trong quá trình sinh sống mối thường có thể xây
sẵn một tổ phụ khi mà mối đủ lớn số thành viên quá đông thì trong số các thành
viên đó có mối hậu bị đi cùng một số mối lính, mối thợ phát triển thành một
trong các tổ phụ thành tổ chính, mối hậu bị lúc này trở thành mối vua và mối


12

chúa (tổ có mối vua và mối chúa nằm trong đó). Hoặc tại các tổ phụ nơi mối thợ
đưa trứng tới để chăm sóc, một vài trứng được mối chúa ấn định làm mối vua và
mối chúa mới. Tình huống này loài mối gỗ ẩm thực hiện nhiều nhất, vì thế tốc độ

phát tán của loài mối gỗ ẩm rất lớn.
2.1.5. Cách thức xâm nhập của mối vào công trình
Mối xâm nhập vào công trình, nhà cửa bằng 3 đường chính
- Từ các công trình, nhà cửa kế cận có mối, các nguyên vật liệu chuyển
vào công trình gọi là đường tiếp xúc.
- Từ đất nền dưới đất nền đã có tổ mối, khi xây dựng không xử lý.
- Mối bay giao hoan phân đàn, hàng năm từ các tổ mối, mối cánh bay ra và
xâm nhập vào công trình. Nhiều công trình kéo dài hai, ba năm. Khi san lấp thu
dọn để sót ván cốt pha trong tường trong đất. Mối bay đàn chui xuống có sẵn
nguồn thức ăn và gây tổ. Khi lát nền trong nền công trình đã có cả tổ mối nên chỉ
2-3 năm đã thấy mối xuất hiện nhiều.
Mối thường lợi dụng các đường ống cấp thoát nước đặt ở trong tường,
đường dây điện ngầm, mạch phòng lún,... để lên các tầng cao. Chỉ khi gặp các
chướng ngại vật chúng mới đục tường ngoài ra chúng còn có khả năng bắc
cầu đắp các đường ống, từ mặt đất nền đắp các trụ cao 10-15cm, từ vách ra 46cm, từ trần đắp nhũ xuống 60-80cm cách kê xếp hàng hóa nên chú ư đặc
điểm này.
2.1.6. Ảnh hưởng của một số yếu tố sinh thái đến mối
Các yếu tố sinh thái ảnh hưởng tới mối bao gồm các yếu tố chủ yếu như
nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa, ánh sáng và gió, thổ nhưỡng (đất), thức ăn (thực
vật), thiên địch.
- Nhiệt độ
Sự trao đổi nhiệt độ được coi là quá trình năng lượng chủ yếu và trước
tiên trong quan hệ giữa cơ thể và môi trường. Vì mối là động vật có thân nhiệt
không ổn định nên mọi thay đổi nhiệt độ môi trường sống dù cao hay thấp cũng


13

làm cho nhiệt độ cơ thể mối bị biến đổi. Nhiệt độ thích hợp nhất cho loài mối
hoạt động là từ 20-30oc. Khi nhiệt độ môi trường quá cao (>35oc) hoặc quá

thấp (10oc) thì hoạt động sống của mối giảm dần và rơi vào trạng thái choáng
váng rồi hôn mê vì nóng hoặc lạnh nếu nhiệt độ tiếp tục giảm hoặc tăng thì mối
sẽ chết[4],[8].
- Độ ẩm và lượng mưa
Trong cơ thể mối có chứa một lượng nước rất lớn. Thiếu nước mối không
thể sống được vì tất cả quá trình trao đổi chất, dinh dưỡng hô hấp, bài tiết của
mối đều cần có sự tham gia của nước. Mối thường ưa sống ở những nơi ẩm ướt,
độ ẩm thích hợp nhất cho mối hoạt động là 80-90%. Nếu độ ẩm quá cao hay quá
thấp thì mối sẽ chết[4],[8].
Ngoài ra độ ẩm còn gián tiếp ảnh hưởng đến sự phát triển của đàn mối vì
độ ẩm ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố thực vật nguồn thức ăn chính của
mối. Đối với mối cánh thì trời mưa chính là cơ hội để chúng bay ra ngoài để kết
đôi xây dựng tổ mới vì khi đó các loài thiên địch ít hoặt động. Nếu trời mưa to
thì sẽ gây ngập lụt tổ và phá hoại tổ mối.
- Ánh sáng
Trong ánh sánh thì bức xạ mặt trời là một trong những nguyên nhân chủ
yếu sinh ra nhiệt trong khí quyển, sinh quyển, thạch quyển và quá trình sinh lý
hóa xảy ra trong cơ thể mối. Ngoài ra ánh sáng còn ảnh hưởng tới nhiều yếu tố
khác như: nhiệt độ, độ ẩm, sự phân bố của thực vật,... gây ảnh hưởng gián tiếp
tới mối. Mối rất mẫn cảm với ánh sáng, chúng là loại côn trùng ưa sống ở những
nơi có cường độ ánh sáng yếu. Mối cánh vào ban đêm thường bay vào những nơi
có ánh sáng bóng điện để kết đôi xây dựng tổ mới.
- Gió
Gió ảnh hưởng gián tiếp đến mối thông qua làm thay đổi nhiệt độ và độ
ẩm của không khí và đất.


14

Ngoài ra đối với các loài mối làm tổ trong thân cây gỗ khô thì gió to rất có

thể làm đổ và phá hoại tổ.
- Đất
Đất là hoàn cảnh sống trực tiếp của mối và hầu như suốt đời không ra khỏi đất,
chỉ có mối cánh mối bay ra khỏi tổ để kết đôi. Đất ảnh hưởng đến mối thông qua các
yếu tố sau: Độ ẩm của đất (ảnh hưởng khả năng hoạt động của mối, đến kết cấu tổ
mối, độ sâu của tổ...) nhiệt độ của đất (ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng hoạt động
của mối, ngoài ra nhiệt độ còn ảnh hưởng gián tiếp thông qua biến đổi thành phần
cơ giới đất, độ ẩm đất, thực vật che phủ…) lớp thảm mục rừng (nguồn thức ăn chính
và nơi cư trú của mối và ảnh hưởng gián tiếp đến mối thông qua làm thay đổi nhiệt
độ và độ ẩm của đất) tính lý hóa của đất (mối thường sống ở nơi có đất thịt trung bình
và độ PH trung bình).
- Thức ăn
Thức ăn được coi là nhân tố sinh thái quan trọng nhất trong các yếu tố
sinh học, thức ăn cần cho mối phát triển, bù đắp lại năng lượng mất đi trong hoạt
động sống hàng ngày và hình thành các sản phẩm sinh dục sau này.
Mối chỉ ăn thức ăn có nguồn gốc xenlulo mà xenlulo chủ yếu tồn tại trong
thực vật và các sản phẩm làm từ thực vật vì vậy sự phân bố của thực vật ảnh
hưởng lớn đến sự phân bố và phát triển của các loài mối.
- Thiên địch
Các loại thiên địch chủ yếu của mối như chim, thú ăn mối, kiến, chuồn
chuồn, bọ ngựa, nấm, vi khuẩn... Chúng gây hại trực tiếp đến mối nên làm ảnh
hưởng đến sự sinh tồn và phát triển và phân bố của mối.
Ví dụ: Mối cánh khi bay ra khỏi tổ gặp các loại thiên địch khi ăn thịt như:
chim, chuồn chuồn, bọ ngựa,... nếu sống sót được thì chúng sẽ xây dựng và phát
triển tổ mới.
Mối thường tìm nơi an toàn ít thiên địch nhất để làm tổ.
Ví dụ: Mối thường làm tổ cách xa tổ kiến và thường đào rất sâu vào lòng đất.


15


- Các chất hóa học
Mối là loài côn trùng rất mấn cảm với các chất hóa học, ví dụ như DDT
vừa độc với côn trùng lại có mùi hôi khác thường thì mối đắp đường vượt qua
hoặc tránh xa, còn đường thực phẩm là một trong những chất hấp dẫn mối nên
mối đánh hơi thì chúng thì sẽ tập trung đến để ăn đường. Lợi dụng hiện tượng
này những người làm công tác chống mối thường tẩm nước đường vào gỗ mồi
để thu hút mối vào hộp rồi phun thuốc diệt chúng.
Trong quá trình dùng các hóa chất để diệt mối, điều chú ý là phải dùng
đúng loại thuốc có hiệu lực diệt mối nồng độ thích hợp và đủ liều lượng thì sẽ
đem lại hiệu quả cao nếu làm ngược lại sẽ có hiệu quả thấp.
2.2. Tình hình mối hại gỗ trên thế giới và Việt Nam
Mối là nhóm côn trùng có “Tính xã hội cao” cao. Mối là côn trùng nguyên
thủy thuộc bộ cánh đều (Isoptera), có họ hàng gần với dán, nên đại tồn tại của
mối có đến 200 triệu năm (Zalessky 1973). Một số có từ kỷ Oligocen, Eocen,
Mioxen, có những hóa thạch phát triển từ thế kỉ phấn trắng. Mối có nhiều loài
khác nhau, ước tính trên thế giới có 2700 loài mối, mối được coi là kẻ thù lớn
nhất của tài liệu lưu trữ. Hàng năm mối gây ra thiệt hại rất lớn trên thế giới cũng
như tại Việt Nam đặc biệt là đối với tài liệu lưu trữ quý hiếm, các thư tịch cổ,
mộc bản, các hiện vật bảo tàng có giá trị đặc biệt khi bị mối phá hại thì không
thể tính được giá trị tổn thất. Do thói quen ăn gỗ, nhiều loài mối có thể làm thiệt
hại lớn cho các công trình xây dựng bằng gỗ, với đặc tính sống kín đáo nên
thường che dấu sự xuất hiện của chúng bằng cách đắp các đường mui kín trong
quá trình di thực để không bị phát hiện. Thông thường chỉ phát hiện ra mối khi
vật liệu bị xâm nhập hại và làm thay đổi bề mặt vật. Một khi mối đã đột nhập
một tòa nhà, trong quá trình di thực chúng gây thiệt hại gỗ, giấy, sách, thảm và
vật liệu xelulo khác. Các hạt được lấy từ nhựa mềm, thạch cao, cao su và
sealants như cao su silicone và acrylics thường được sử dụng trong xây dựng. Ở
Việt Nam đã phát hiện 106 loài mối khác nhau. Trong đó có một số loài gây hại



×