Tải bản đầy đủ (.doc) (144 trang)

Quản lý hoạt động lấy thông tin phản hồi về giảng dạy từ phía người học ở trường cao đẳng kinh tế kỹ thuật điên biên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.58 MB, 144 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

NGUYỄN THU HUYỀN

QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG LẤY THÔNG
TIN PHẢN HỒI VỀ GIẢNG DẠY
TỪ PHÍA NGƯỜI HỌC Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG
KINH TẾ - KỸ THUẬT ĐIỆN BIÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

THÁI NGUYÊN - 2014


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

NGUYỄN THU HUYỀN

QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG LẤY THÔNG
TIN PHẢN HỒI VỀ GIẢNG DẠY
TỪ PHÍA NGƯỜI HỌC Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG
KINH TẾ - KỸ THUẬT ĐIỆN BIÊN
Chuyên ngành: QUẢN LÍ GIÁO DỤC
Mã số: 60.14.01.14

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Trần Thị Tuyết Oanh


THÁI NGUYÊN - 2014


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu do tôi thực hiện. Các số
liệu, kết luận nghiên cứu trình bày trong luận văn này là trung thực và chưa
được công bố ở các nghiên cứu khác.
Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình.
Học viên

Nguyễn Thu Huyền

i3
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

/>

LỜI CẢM ƠN
Với tình cảm chân thành, xin được bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu
sắc tới Phó giáo sư - Tiến sỹ Trần Thị Tuyết Oanh đã tận tình hướng dẫn, giúp
đỡ, động viên, cung cấp tài liệu học tập và nghiên cứu, mang lại cho tác giả
những tri thức quý báu, thiết thực để hoàn thành luận văn.
Xin trân trọng cảm ơn Khoa sau Đại học, Đại học Thái Nguyên, quý thầy
cô giáo đã tận tình giảng dạy, tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt khóa học và
trong việc hoàn thành luận văn.
Xin trân trọng cảm ơn sự quan tâm, giúp đỡ nhiệt tình, đầy trách nhiệm
của các đồng chí Ban giám hiệu, cán bộ quản lí, giảng viên trường Cao đẳng
Kinh tế - Kỹ thuật Điện Biên, tỉnh Điện Biên đã giúp đỡ tôi trong quá trình
nghiên cứu luận văn
Mặc dù rất đã có nhiều cố gắng trong học tập và nghiên cứu để hoàn

thành luận văn, nhưng không tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót, tác giả
kính mong nhận được sự góp ý và chỉ bảo của của Thầy, Cô, các cán bộ nghiên
cứu, các nhà quản lí giáo dục và các bạn đồng nghiệp.
Thái Nguyên, tháng 03 năm 2014
Tác giả

NGUYỄN THU HUYỀN

i4
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

/>

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................................... i
LỜI

CẢM

ƠN

.....................................................................................................................ii MỤC LỤC
..........................................................................................................................iii

DANH

MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .............................................................................iv
DANH MỤC CÁC BẢNG................................................................................................ v
DANH


MỤC

CÁC

HÌNH

................................................................................................vi

MỞ

ĐẦU............................................................................................................................. 1
1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................. 1
2. Mục đích nghiên cứu ....................................................................................... 3
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu................................................................. 3
4. Giả thuyết khoa học .........................................................................................
3
5. Nhiệm vụ nghiên cứu ...................................................................................... 4
6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu .......................................................................... 4
7. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 4
8. Bố cục của luận văn ........................................................................................................
5
Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG LẤY
THÔNG TIN PHẢN HỒI VỀ HOẠT ĐỘNG GIẢNG DẠY CỦA
GIẢNG VIÊN TỪ PHÍA NGƯỜI HỌC Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH
TẾ - KỸ THUẬT ĐIỆN BIÊN............................................................................ 6
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề....................................................................... 6
1.1.1. Các công trình nghiên cứu nước ngoài.............................................. 6
iii5
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


/>

1.1.2. Các công trình nghiên cứu trong nước .............................................. 8
1.2. Một số khái niệm cơ bản của đề tài ............................................................
12
1.2.1. Quản lí hoạt động giảng dạy............................................................ 12
1.2.2. Đánh giá, đánh giá hoạt động giảng dạy ......................................... 17

iii6
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

/>

1.2.3. Lấy ý thông tin phản hồi về hoạt động giảng dạy từ sinh viên ....... 21
1.3. Lí luận về quản lí hoạt động lấy thông tin phản hồi về giảng dạy của
giảng viên từ phía người học ............................................................................. 24
1.3.1. Đặc điểm hoạt động giảng dạy của giảng viên và học tập của
sinh viên trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Điện Biên ........................... 24
1.3.2. Mục đích của hoạt động lấy thông tin phản hồi .............................. 25
1.3.3. Nội dung, phương pháp của hoạt động lấy thông tin phản hồi
về giảng dạy của giảng viên từ phía người học ......................................... 26
1.4. Quản lí hoạt động lấy thông tin phản hồi về giảng dạy của giảng viên
từ phía người học ............................................................................................... 27
1.4.1. Nội dung quản lí hoạt động lấy thông tin ........................................ 27
1.4.2. Yêu cầu đối với hoạt động lấy thông tin phản hồi về giảng
dạy của giảng viên từ phía người học ........................................................ 29
1.4.3. Một số yếu tố ảnh hưởng đến quản lí hoạt động lấy thông tin
phản hồi về giảng dạy của giảng dạy từ phía người học ........................... 30
Kết luận chương 1 .............................................................................................................31
Chương 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG

LẤY THÔNG TIN PHẢN HỒI VỀ HOẠT ĐỘNG
GIẢNG DẠY CỦA GIẢNG VIÊN TỪ PHÍA NGƯỜI
HỌC Ở TRƯỜNG
CAO ĐẲNG KINH TẾ - KỸ THUẬT ĐIỆN BIÊN
..........................33
2.1. Khái quát về trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Điện Biên
...............................33
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Điện Biên .................................................................................... 33
2.1.2. Quy mô phát triển lớp, HSSV trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Điện Biên .................................................................................. 38
2.2. Thực trạng hoạt động lấy thông tin phản hồi về giảng dạy của giảng
viên từ phía người học ở trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuận Điện Biên ....... 38

iii7
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

/>

2.2.1. Đội ngũ giảng viên và sinh viên của nhà trường ............................. 40
2.2.2. Đội ngũ tham gia công tác lấy thông tin phản hồi về giảng
dạy của giảng viên từ phía người học ........................................................ 43

iii8
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

/>

2.2.3. Nhận thức của CBQL, giảng viên và sinh viên đối với hoạt động
lấy thông tin phản hồi về giảng dạy của giảng viên từ phía người học...........
45
2.3. Thực trạng công tác quản lí hoạt động lấy thông tin phản hồi về giảng

dạy của giảng viên từ phía ngư ời học ở trƣờng Cao đẳng Kinh tế - Kỹ
thuận Điện Biên ................................................................................................. 47
2.3.1. Công tác lập kế hoạch hoạt động lấy thông tin phản hồi về
giảng dạy của giảng viên từ phía người học .............................................. 49
2.3.2. Hình thức tổ chức thực hiện việc lấy thông tin phản hồi ................ 51
2.3.3. Chất lượng phiếu hỏi hoạt động lấy thông tin phản hồi về
giảng dạy của giảng viên từ phía người học .............................................. 52
2.3.4. Công tác xử lí số liệu lấy thông tin phản hồi................................... 54
2.3.5. Nên sử dụng kết quả lấy thông tin phản hồi như thế nào ................ 55
2.3.6. Tác động của hoạt động lấy thông tin phản hồi đến giảng dạy
của giảng viên ............................................................................................ 56
2.4. Đánh giá thực trạng hoạt động lấy thông tin phản hồi về giảng dạy
của giảng viên từ phía người học ...................................................................... 56
2.4.1. Ưu điểm ........................................................................................... 56
2.4.2. Nguyên nhân .................................................................................... 57
Kết luận Chương 2 ............................................................................................................57
Chương 3. BIỆN PHÁP QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG LẤY THÔNG
TIN PHẢN HỒI VỀ GIẢNG DẠY CỦA GIẢNG VIÊN
TỪ PHÍA NGƯỜI HỌC Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG
KINH TẾ KỸ THUẬT ĐIỆN BIÊN .......................................... 59
3.1. Nguyên tắc đề xuất biện
pháp...................................................................................59
3.1.1. Nguyên tắc kế thừa và phát triển của các biện pháp ....................... 59
v9
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

/>

3.1.2. Nguyên tắc bảo đảm tính đồng bộ ................................................... 60
3.1.3. Nguyên tắc bảo đảm tính hệ thống và khoa học ............................. 60


10
v

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

/>

3.1.4. Nguyên tắc bảo đảm tính thực tiễn .................................................. 61
3.1.5. Nguyên tắc bảo đảm tính khả thi ..................................................... 61
3.2. Biện pháp quản lí hoạt động lấy thông tin phản hồi về giảng dạy của
giảng viên từ phía người học ..... ........................................................................ 62
3.2.1. Nâng cao trách nhi ệm cho CBQL, giảng viên, sinh viên và
cán bộ làm công tác ĐBCLGD về hoạt động lấy thông tin phản hồi
về giảng dạy của giảng viên từ phía người học ......................................... 62
3.2.2. Tổ chức bồi dưỡng nâng cao kiến thức về trình độ chuyên môn
nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác lấy thông tin phản hồi ..............
65
3.2.3. Chỉ đạo cải tiến hình thức và nội dung phiếu lấy thông tin
phản hồi...................................................................................................... 66
3.2.4. Đổi mới cách thức tổ chức thực hiện hoạt động lấy thông tin
phản hồi...................................................................................................... 68
3.2.5. Chỉ đạo việc xử lý số liệu và sử dụng kết quả thông tin một các
khách quan .................................................................................................. 70
3.3. Khảo sát mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp..................... 70
3.3.1. Mối quan hệ giữa các biện pháp ...................................................... 70
3.3.2. Khảo sát mức độ cần thiết và khả thi của các biện pháp................. 72
Kết luận Chương 3 ............................................................................................................76
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ..............................................................................78
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................83

PHỤ LỤC

11
v

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

/>

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Viết tắt
BGD&ĐT
CBQL
ĐBCLGD
ĐT - HN, TVVL
KTTH

Viết đầy đủ
Bộ Giáo dục và Đào tạo
Cán bộ quản lí
Đảm bảo chất lượng Giáo dục
Đào tạo - Hướng nghiệp, tư vấn việc làm
Kinh tế tổng hợp

%

Phần trăm




Quyết định

SL

Số lượng

TCCN
TB

Trung cấp chuyên nghiệp
Trung bình UBND

Ủy ban nhân dân XDCB
Xây dựng cơ bản HSSV
Học sinh sinh viên

v4
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

/>

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1.

Bảng tổng hợp quy mô phát triển lớp từ 2010 đến 2013 .............. 38

Bảng 2.2.
.... 41


Số lượng đội ngũ cán bộ, viên chức Nhà trường từ năm 2008 - 2013

Bảng 2.3.

Thống kê đội ngũ giảng viên tại các khoa .................................... 41

Bảng 2.4.

Bảng xếp loại rèn luyện HSSV từ năm 2010 đến 2013 ................ 42

Bảng 2.5.

Bảng xếp loại kết quả học tập HSSV từ năm 2010 đến 2013....... 42

Bảng 2.6.
44

Thực trạng đội ngũ cán bộ làm công tác lấy thông tin phản hồi........

Bảng 2.7.

Kết quả khảo sát ý kiến của giảng viên đối với việc lấy thông
tin phản hồi.................................................................................... 45

Bảng 2.8.

Kết quả điều tra ý kiến của sinh viên đối với việc lấy thông
tin phản hồi.................................................................................... 46

Bảng 2.9.


Mức độ thực hiện của CBQL đối với công tác lập kế hoạch ........ 49

Bảng 2.10. Mức độ thực hiện của giảng viên đối với công tác lập kế hoạch .......
50
Bảng 2.11. Mức độ thực hiện của sinh viên đối với hình thức tổ chức thực hiện
..... 52
Bảng 2.12. Ý kiến của CBQL, giảng viên về chất lượng phiếu hỏi lấy thông
tin phản hồi.......................................................................... 53
Bảng 2.13. Thống kê ý kiến của sinh viên về chất lượng phiếu hỏi lấy
thông tin phản hồi.......................................................................... 54
Bảng 3.1.

Kết quả khảo sát tính cần thiết ...................................................... 72

Bảng 3.2.

Kết quả khảo sát tính khả thi......................................................... 74

v5
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

/>

`

v6
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

/>


DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 1.1. Sơ đồ mối quan hệ giữa các yếu tố trong khái niệm quản lí............. 14
Hình 1.2. Sơ đồ chu trình quản lí ...................................................................... 17
Hình 3.1. Mức độ cần thiết của các biện pháp .................................................. 73
Hình 3.2. Mức độ khả thi của các biện pháp..................................................... 75

v7
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

/>

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Thế giới đang bước vào thiên niên kỷ mới với sự bùng nổ thông tin, sự phát
triển nhanh chóng của công nghệ cao, nền kinh tế tri thức và xu hướng toàn cầu
hoá. Đảng và Nhà nước chủ trương đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá,
thực hiện chiến lược dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
Trong bối cảnh đó, giáo dục đại học, có vai trò chính trong đào tạo và phát triển.
Với quan điểm "Đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển”, nước ta ngày càng
có nhiều chủ trương, chính sách cũng như giải pháp để tập trung nâng cao chất
lượng giáo dục đại học. Một câu hỏi lớn đặt ra cho nền giáo dục nước ta là: Phải
làm gì và làm như thế nào để nâng cao chất lượng giáo dục đại học, cao đẳng
nhằm đào tạo đủ nguồn nhân lực có kiến thức và kỹ năng đáp ứng yêu cầu phát
triển xã hội? Để cải tiến chất lượng giáo dục đại học, cao đẳng trong bối cảnh
giáo dục thế giới và giáo dục đại học, cao đẳng Việt Nam có nhiều thay đổi như
hiện nay, thì việc đánh giá chất lượng đào tạo trong các trường đại học, cao đẳng
là hoạt động không thể thiếu. Một trong những yếu tố quan trọng có ý nghĩa
quyết định và liên quan toàn diện với sự cải tiến chất giáo dục đại học, cao đẳng

cần được đánh giá là chất lượng hoạt động giảng dạy của đội ngũ giảng viên.
Trong đó việc đánh giá chất lượng giảng dạy của giảng viên các cơ sở giáo dục
đại học, cao đẳng là một trong các mối quan tâm của ngành giáo dục - đào tạo
và xã hội. Có nhiều hình thức đánh giá hoạt động giảng dạy của giảng viên như:
Tự đánh giá của giảng viên, đánh giá thông qua ý kiến của đồng nghiệp, cán bộ
quản lí, qua hồ sơ giảng dạy, kết quả học tập của sinh viên, vv... và thông qua
việc lấy thông tin phản hồi từ phía người học.
Kết quả quản lí hoạt động lấy thông tin phản hồi về giảng dạy của giảng
viên có thể giúp cho giảng viên biết việc giảng dạy của mình có hiệu quả hay
không, qua đó biết được khiếm khuyết trong giảng dạy và củng cố hoàn thiện
kiến thức, không ngừng nâng cao kiến thức, đổi mới phương pháp giảng dạy,
1


đảm bảo chất lượng cho quá trình dạy học. Đồng thời, tạo được sự gần gũi giữa
thầy và trò nhưng không mất đi truyền thống “tôn sư trọng đạo”.
Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Điện Biên với chức năng nhiệm vụ
đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực ở trình độ Cao đẳng và trình độ thấp hơn
phục vụ cho phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Điện Biên và các Tỉnh lân cận. Để
đạt được mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng tốt, đáp ứng nhu cầu ngày
càng cao của xã hội. Nhà trường thường xuyên quan tâm đến việc nâng cao chất
lượng đội ngũ giảng viên từ đó nâng cao chất lượng đào tạo. Một trong số các
biện pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên là công tác tự đánh giá và
đánh giá từ Khoa, tổ bộ môn, từ người quản lí và đánh giá giảng viên thông qua
người học. Trong phạm vi đề tài này chúng tôi chỉ đề cập và đi sâu vào nghiên
cứu việc quản lí hoạt động lấy thông tin phản hồi về giảng dạy của giảng viên từ
phía người học.
Từ năm học 2009 - 2010, Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Điện Biên
đã thực hiện việc lấy thông tin phản hồi về hoạt động giảng dạy của giảng viên
từ phía người học, đây là một hoạt động mới, và là một kênh thông tin quan

trọng, có nhiều tác động tích cực đến hoạt động giảng dạy của giảng viên, từ đó
đến nay, việc này được tiến hành định kỳ trên phạm vi toàn trường. Tuy nhiên
vẫn tồn tại nhiều ý kiến khác nhau về hiệu quả và cách quản lí của công tác
này, vẫn còn một số hạn chế về mẫu phiếu, cách thức tiến hành và phương pháp
xử lý số liệu. Vậy quản lí như thế nào hoạt động này để đạt hiệu quả cao hơn,
những tồn tại trong quy trình thực hiện là gì? Nhằm tìm hiểu sự tác động của
việc lấy thông tin phản hồi về đánh giá giảng viên về hoạt động giảng dạy của
giảng viên thông qua người học, trên cơ sở đó đưa ra những đề xuất, khuyến
nghị nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả của hình thức đánh giá này. Với mong
muốn khắc phục những hạn chế của việc quản lí hoạt động giảng dạy của giảng

2


viên thông qua lấy việc lấy thông tin phản hồi về đánh giá giảng dạy của giảng
viên từ phía người học tại trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Điện Biên,

3


chúng tôi lựa chọn đề tài nghiên cứu khoa học "Quản lí hoạt động lấy thông
tin phản hồi về giảng dạy của giảng viên từ phía người học ở trường Cao
Đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Điện Biên". Chúng tôi hy vọng Đề tài nghiên cứu
khoa học này sẽ góp phần nâng cao chất lượng quản lí hoạt động đánh giá
giảng dạy của giảng viên tại Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Điện Biên.
Trên cơ sở đó nâng cao chất lượng hoạt động giảng dạy.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở hệ thống hoá lý luận về quản lí hoạt động lấy thông tin phản
hồi, phân tích thực trạng công tác quản lí hoạt động lấy thông tin phản hồi về
giảng dạy từ phía người học ở trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Điện Biên,

từ đó đề xuất một số biện pháp quản lí nhằm nâng cao chất lượng lấy thông tin
phản hồi từ phía người học đối với hoạt động giảng dạy của giảng viên góp
phần nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Công tác quản lý hoạt động lấy thông tin phản hồi về giảng dạy của
giảng viên từ phía người học ở Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Điện Biên.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Biện pháp quản lí hoạt động giảng dạy của giảng viên từ phía người học ở
Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Điện Biên.
4. Giả thuyết khoa học
-

ả nhấ
một số

, trong đó có hoạt động lấy thông tin phản hồi

về giảng dạy của giảng viên
lấy thông tin phản hồi về giảng dạy của giảng viên từ phía người học ở trường
-

sẽ

giúp nhà trường

có hiệu quả hơn, từ

4



đó nâng cao chất lượng hoạt động giảng dạy của giảng viên nói riêng, chất lượng
giáo dục đào tạo của trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Điện Biên nói chung.

5


5. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống những lí luận cơ bản về quản lí hoạt động lấy thông tin phản
hồi về giảng dạy của giảng viên từ phía người học ở trường Cao đẳng.
- Đánh giá thực trạng công tác quản lí hoạt động lấy thông tin phản hồi
về giảng dạy của giảng viên từ phía người học ở trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ
thuật Điện Biên.
- Đề xuất những biện pháp quản lí hoạt động lấy thông tin phản hồi về
giảng dạy của giảng viên từ phía người học ở trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ
thuật Điện Biên.
6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
Khảo sát thực trạng quản lí hoạt động lấy thông tin phản hồi về giảng dạy
của giảng viên từ phía người học ở trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Điện
Biên từ năm 2010 đến nay.
7. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện mục đích và nhiệm vụ của đề tài, tôi sử dụng các nhóm
phương pháp sau:
7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết
Phân tích và tổng hợp tài liệu, phân loại và hệ thống hoá lý thuyết xây
dựng cơ sở lý luận của đề tài.
7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp điều tra: : Dùng phiếu hỏi để trưng cầu ý kiến của CBQL,
giảng viên, sinh viên trong trường nhằm thu thập thông tin.
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm đánh giá giảng viên từ góc độ người

học tại trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Điện Biên.
- Phương pháp chuyên gia: Xin ý kiến các chuyên gia về tính cần thiết và
khả thi của các biện pháp đề xuất trong đề tài
7.3. Phương pháp thống kê toán học
Sử dụng các công thức toán thống kê để xử lý số liệu đã thu được.

6


8. Bố cục của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, Luận văn được
thể hiện qua 3 chương:
Chương 1. Cơ sở lí luận của quản lí hoạt động lấy thông tin phản hồi về
hoạt động giảng dạy của giảng viên từ phía người học ở trường Cao đẳng Kinh
tế - Kỹ thuật Điện Biên.
Chương 2. Thực trạng công tác quản lí hoạt động lấy thông tin phản hồi về
hoạt động giảng dạy của giảng viên từ phía người học ở trường Cao đẳng Kinh
tế - Kỹ thuật Điện Biên.
Chương 3. Biện pháp quản lí hoạt động lấy thông tin phản hồi về giảng
dạy của giảng viên từ phía người học ở trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật
Điện Biên.

7


Chương 1

CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG
LẤY THÔNG TIN PHẢN HỒI VỀ HOẠT ĐỘNG GIẢNG DẠY
CỦA GIẢNG VIÊN TỪ PHÍA NGƯỜI HỌC Ở TRƯỜNG CAO

ĐẲNG KINH TẾ - KỸ THUẬT ĐIỆN BIÊN
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Các công trình nghiên cứu nước ngoài
Giá trị của việc sinh viên đánh giá hoạt động giảng dạy của giảng viên đã
được nhiều tác giả khẳng định. hơn ai hết, sinh viên là người trực tiếp thụ hưởng
các hoạt động giảng dạy của giảng viên nên sẽ có độ tin cậy về việc đánh giá.
Jacqueline douglas và alex Douglas, Evaluating Teaching Quality, Quality
in Higher Education, Vol12, No.1, April 2006 [25]. Trong bài viết này tác giả
nói về việc lấy ý kiến phản hồi của sinh viên, của giảng viên là một việc làm để
đánh giá chất lượng dạy học và là phương tiện cho việc cải tiến giáo dục. Một
số trường ở Anh quốc để đánh giá chất lượng giảng dạy người ta còn tiến hành
tìm hiểu về các bài giảng của giảng viên hoặc phỏng vấn trực tiếp sinh viên.
Thông qua lấy ý kiến phỏng vấn của sinh viên sẽ phân tích và tổng hợp đánh
giá chất lượng giảng dạy.
William E. Cashin (1999), Student Ratings of teaching: Uses and Misuses,
Changing Practices in Evaluating Teaching [29]. Nghiên cứu nêu rõ kết quả
sinh viên đánh giá giảng viên được sử dụng cho nhiều mục đích như giám
sát chất lượng giảng dạy và giúp giáo viên nâng cao chất lượng giảng dạy,
tuyển chọn giáo viên mới, đánh giá giáo viên đang giảng dạy hàng năm,
trong các quyết định mang tính nhiệm kì và thăng tiến, đánh giá kiểm định
trường học, lựa chọn giáo viên và sinh viên tốt nghiệp để tặng giải thưởng và
tuyển chọn giáo viên cho các khóa học. Tuy nhiên trong quá trình sử dụng
kết quả đánh giá của sinh viên cho các quyết định về nhân sự, các nhà quản

8


lý cần tham khảo các nguồn thông tin khác, không nên sử dụng duy nhấ t kết
quả đánh giá giảng viên.


9


Robert E.Stake 1998, Teacher Evaluation: Univerty of Illinois, Urbana Champaign [27]. Hình thức sinh viên đánh giá giảng viên vẫn có hạn chế là
sinh viên không thể có đánh giá tổng thể hoạt động giảng dạy tại nhiều lớp
hoặc nhiều trường học.
Michele Marincovic (1999), Using Student Feedback to Improve Teaching,
Changing Practices in Evaluating Teaching [26, tr45-69]. Tại rất nhiều trường
đại học và cao đẳng trên thế giới đánh giá của sinh viên được coi trọng, những
dữ liệu có hệ thống được thu thập phục vụ cho việc đánh giá giảng dạy. Theo
nghiên cứu của Bộ Giáo dục Mỹ năm 1991 (dựa trên khảo sát của 40.000 giảng
viên đại học) thì 97% các giảng viên cho rằng cần sử dụng “đánh giá của sinh
viên” để thẩm định công tác hoạt động giảng dạy. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng
có sự thay đổi về hành vi của giảng viên song để có sự thay đổi mạnh mẽ cần
có sự kết hợp giữa phản hồi của sinh viên với các biện pháp giải thích kết quả
đánh giá và kết hợp với các hình thức đánh giá khác như tự đánh giá, đồng
nghiệp đánh giá.
Sylvia Chong (2009), “Chất lượng đại học: đảm bảo chất lượng bắt đầu là
sự chuẩn bị chương trình của giảng viên” Int. J. Management in Education,
Vol.3, Nos. 3/4 [28]. Bài viết nói lên chất lượng giảng dạy của giảng viên là
nhân tố quan trọng đầu tiên (của mỗi quốc gia) trong quá trình đào tạo. Sự
thành công của Singapore trong giáo dục đào tạo là tùy thuộc vào chất lượng
của giảng viên. Những giảng viên có đủ năng lực và giảng dạy có hiệu quả sẽ
xây dựng hệ thống giáo dục ngày càng vững mạnh. Điều này là bước đầu tiên
trong công việc đảm bảo chất lượng. Đảm bảo chất lượng giáo dục đã đưa ra
khía cạnh mong đợi của việc thực hiện và phát triển chương trình từ những ý
kiến của sinh viên về khả năng của giảng viên. Bài viết này gồm 2 phần: Phần

10



×