Tải bản đầy đủ (.doc) (224 trang)

Thực thi chính sách an sinh xã hội trên địa bàn tây nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.75 MB, 224 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NỘI VỤ

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

NGUYỄN THỊ LINH GIANG

THỰC THI CHÍNH SÁCH AN SINH XÃ HỘI
TRÊN ĐỊA BÀN TÂY NGUYÊN

LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ CÔNG

HÀ NỘI, 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NỘI VỤ

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

NGUYỄN THỊ LINH GIANG

THỰC THI CHÍNH SÁCH AN SINH XÃ HỘI
TRÊN ĐỊA BÀN TÂY NGUYÊN

Chuyên ngành : Quản lý công
Mã số
: 62 34 04 03


LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ CÔNG

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
1. PGS.TS Lưu Kiếm Thanh
2. PGS.TS Lê Văn Đính

HÀ NỘI, 2017


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan bản luận án là công trình nghiên cứu
riêng của tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung
thực và có nguồn gốc rõ ràng.

Tác giả luận án

Nguyễn Thị Linh Giang


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
DANH MỤC HÌNH
PHẦN MỞ ĐẦU.............................................................................................................................. 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN
QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN......................................................................................... 11

1.1. Nghiên cứu về chính sách công và thực thi chính sách công..........................11
1.2. Nghiên cứu về an sinh xã hội và thực thi chính sách an sinh xã hội...........14
1.3. Công trình nghiên cứu về thực thi an sinh xã hội ở Tây Nguyên.................22
1.4. Những vấn đề đặt ra cần phải tiếp tục nghiên cứu................................................ 26
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ CHÍNH SÁCH AN SINH XÃ HỘI
VÀ THỰC THI CHÍNH SÁCH AN SINH XÃ HỘI.............................................. 29
2.1. Lý luận chung về an sinh xã hội và chính sách an sinh xã hội....................... 29
2.2. Tổ chức thực thi chính sách an sinh xã hội.............................................................. 46
2.3. Kinh nghiệm quốc tế, Việt Nam và bài học cho Tây Nguyên về thực hiện chính

sách an sinh xã hội.......................................................................................................................... 62
CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG THỰC THI MỘT SỐ CHÍNH SÁCH AN
SINH XÃ HỘI Ở CÁC TỈNH TÂY NGUYÊN.......................................................... 75
3.1. Các điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và hành chính có ảnh hưởng đến thực

thi chính sách an sinh xã hội ở Tây Nguyên..................................................................... 75
3.2. Thực thi một số chính sách an sinh xã hội vùng Tây Nguyên........................ 84
3.3. Đánh giá thực trạng thực thi một số chính sách an sinh xã hội ở Tây Nguyên

hiện nay.............................................................................................................................................. 101


CHƯƠNG 4. QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP ĐẢM BẢO THỰC THI
CHÍNH SÁCH AN SINH XÃ HỘI Ở TÂY NGUYÊN...................................... 125
4.1. Quan điểm và yêu cầu đảm bảo thực thi chính sách an sinh xã hội ở Tây
Nguyên............................................................................................................................................... 125
4.2. Giải pháp đảm bảo thực thi chính sách an sinh xã hội ở Tây Nguyên....131
4.3. Một số kiến nghị đối với các cơ quan quản lý nhà nước................................157
KẾT LUẬN.................................................................................................................................... 161
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................................... 164

PHỤ LỤC


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
STT
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
8.
9.
10.
11.
12.
13.
14.
15.
16.
17.
18.
19.
20.

Từ viết tắt
ASXH
BHXH
BHYT

BHTN
CBCC
CT-XH
CSC
DTTS
DCTD
ĐBKK
HĐND
KT-XH
THCS
THPT
TTg
TGXH
UBND
ƯĐXH

VPCP

Nguyên nghĩa
An sinh xã hội
Bảo hiểm xã hội
Bảo hiểm y tế
Bảo hiểm thất nghiệp
Cán bộ, công chức
Chính trị - Xã hội
Chính sách công
Dân tộc thiểu số
Di cư tự do
Đặc biệt khó khăn
Hội đồng nhân dân

Kinh tế - Xã hội
Trung học cơ sở
Trung học phổ thông
Thủ tướng chính phủ
Trợ giúp xã hội
Ủy ban nhân dân
Ưu đãi xã hội
Quyết định
Văn phòng chính phủ


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Diện tích, dân số các tỉnh Tây Nguyên đến năm 2015........................ 76
Bảng 3.2. Trình độ chuyên môn kỹ thuật của nam giới và nữ giới từ 18-60
tuổi.................................................................................................................................. 79
Bảng 3.3. Tình hình dân di cư tự do và công tác ổn định dân di cư tự do giai
đoạn 2005-2013....................................................................................................... 81
Bảng 3.4. Tổng hợp kết quả rà soát và thực hiện một số hạng mục theo
Quyết định số 755/QĐ-TTg.............................................................................. 93
Bảng 3.5. Tỷ lệ số xã đạt tiêu chí nông thôn mới (tính đến tháng 6/2014) .. 95
Bảng 3.6. Trình độ đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã............................................ 115
Bảng 3.7. Đội ngũ những người hoạt động không chuyên trách cấp xã và
thôn, buôn (tính đến tháng 9-2014)............................................................ 116
Bảng 3.8. Kết quả huy động các nguồn lực xây dựng Nông thôn mới từ năm
2011 đến năm 2013............................................................................................. 119


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1.


Cơ cấu tổng sản phẩm (GDP) của 5 tỉnh Tây Nguyên................77

Biều đồ 3.2:

Trình độ học vấn của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở vùng
Tây Nguyên....................................................................................................... 83

Biểu đồ 3.3.

Tỷ lệ hộ nghèo các vùng giai đoạn 2010-2014...............................86

Biều đồ 3.5:

Một số chỉ tiêu về Thông tin - Truyền thông năm 2015.............99

Biều đồ 3.4:

Số lượng Bưu điện văn hóa xã năm 2013....................................... 100

Biểu đồ 3.6:

Mức độ tham gia họp, thảo luận về xây dựng kế hoạch triển
khai thực hiện chính sách của đối tượng thụ hưởng..................102

Biểu đồ 3.7:

So sánh nhận định việc chồng chéo trong thực hiện các chính
sách an sinh xã hội của các đối tượng............................................... 104

Biểu đồ 3.8:


Ý kiến phản hồi về cách thức tổ chức thực hiện chính sách
ASXH từ trên xuống ở Tây Nguyên.................................................. 105

Biểu đồ 3.9.

Đánh giá hiệu quả của các kênh phổ biến chính sách tại các
tỉnh Tây Nguyên........................................................................................... 107

Biểu đồ 3.10. Tổng hợp ý kiến đánh giá của cán bộ, công chức về chất lượng
công tác tuyên truyền................................................................................. 108
Biều đồ 3.11: Đánh giá về hoạt động phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị trong
thực hiện chính sách................................................................................... 113
Biều đồ 3.12: Đánh giá mức độ tham gia kiểm tra, giám sát của cán bộ, công
chức khi triển khai thực hiện chính sách ASXH......................... 121


DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1: Hệ thống an sinh xã hội Việt Nam giai đoạn 2012-2020......................33
Hình 2.2: Sơ đồ mô tả quy trình thực thi chính sách ASXH.................................... 62
Hình 3.1: Mô hình tổ chức bộ máy và mối quan hệ phối hợp trong triển khai
thực hiện chính sách ASXH ở Tây Nguyên.............................................. 110


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Thiếu tiếp cận với an sinh xã hội (ASXH) là một trở ngại lớn cho phát
triển kinh tế và xã hội. ASXH không đầy đủ hoặc không tồn tại dẫn đến tăng
mức độ nghèo đói, làm mất an ninh và tính bền vững về kinh tế, gia tăng mức
độ bất bình đẳng, thiếu nguồn vốn tài chính và vốn con người, và tổng cầu

yếu trong giai đoạn suy thoái và tăng trưởng thấp. Với những lợi ích quan
trọng của nó, ASXH là một trong những mục tiêu ưu tiên của phát triển.
ASXH là một phần thiết yếu của chiến lược quốc gia để thúc đẩy phát triển
con người, sự ổn định chính trị và tăng trưởng toàn diện. Ở một góc nhìn nào
đó, có thể xem ASXH là thước đo quan trọng đối với mọi hệ thống, mô hình
quản lý công của mọi thời đại.
Chính vì vậy, trong bối cảnh nền kinh tế thị trường ngày càng phát triển
và hội nhập, sự phân hóa giàu nghèo và các vấn đề xã hội phát sinh ngày càng
gia tăng. Nghị quyết Trung ương 5, khóa XI đã khẳng định “Hệ thống an sinh
xã hội phải đa dạng, toàn diện, có tính chia sẻ giữa Nhà nước, xã hội và
người dân, giữa các nhóm dân cư trong một thế hệ và giữa các thế hệ, bảo
đảm bền vững, công bằng” [30]. Và tại Đại hội lần thứ XII của Đảng, Đảng ta
một lần nữa nhấn mạnh:“Mở rộng đối tượng và nâng cao hiệu quả của hệ
thống an sinh xã hội đến mọi người dân; tạo điều kiện để trợ giúp có hiệu quả
cho tầng lớp yếu thế, dễ tổn thương hoặc những người gặp rủi ro trong cuộc
sống”[32]. Để đảm bảo sự ổn định và công bằng xã hội, vấn đề hoàn thiện và
thực thi chính sách ASXH cần được quan tâm chú trọng đặc biệt. Dựa trên
quan điểm và chủ trương của Đảng, Nhà nước thực hiện xây dựng và ban
hành các chính sách ASXH và triển khai thực hiện chúng hướng đến bảo đảm
trợ giúp có hiệu quả cho người dân về thu nhập, tiếp cận dịch vụ công và khắc
phục các rủi ro trong cuộc sống.
1


Có thể nhận định chính sách được xem như là một trong những công cụ
mà nhà nước sử dụng để điều hành xã hội. Là một bước trong toàn bộ chu
trình chính sách công, việc thực thi chính sách ASXH đóng vai trò vô cùng
quan trọng để đưa chính sách sau ban hành đi vào thực tiễn, quá trình thực thi
chính sách sẽ phản ánh được năng lực và cam kết biến mục tiêu thành hành
động thực tiễn, năng lực thiết kế và thực thi hành động mang tính thích ứng

với các yêu cầu và đầu ra để thực hiện sứ mệnh của quản lý công. Ngoài ra,
đối với một số vùng đặc thù thì việc nghiên cứu và đưa ra những hình thức,
cách làm để chính sách phát huy được vai trò, giải quyết được vấn đề đặt ra
càng hết sức cần thiết.
Tây Nguyên được xem là vùng kinh tế có tính đặc thù của Việt Nam và
có vai trò vô cùng quan trọng trong thực hiện các chiến lược kinh tế - xã hội.
Vì vậy, Đảng và Nhà nước ta đã dành không ít nguồn lực để triển khai nhiều
chính sách phát triển KT-XH và quốc phòng an ninh, đảm bảo ASXH. Đăcc̣
biêt,c̣ sau 10 năm thưcc̣ hiêṇ Nghi c̣quyết số10/NQ-TW của Bô c̣Chinh́ tri c̣khóa IX
vềphát triển KT-XH, bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Tây Nguyên thời
kỳ2001-2010, KT-XH vùng Tây Nguyên đa ̃cóbước phát triển vươṭ bâc:c̣ Tốc
đô c̣tăng trưởng kinh tếbinh̀ quân hàng năm đaṭ11,9%; thu nhâpc̣ GDP binh̀ quân
đầu người đaṭtrên 20 triêụ đồng; đầu tư xây dưngc̣ kết cấu ha c̣tầng, giao thông,
thủy lơị cónhiều kết quả; quốc phòng, an ninh đươcc̣ tăng cường vàtrâṭ tư c̣an
toàn xa ̃hôị đươcc̣ giữvững, phucc̣ vu c̣cóhiêụ quảcho công cuôcc̣ phát triển kinh
tế- xa ̃hôi;c̣ Hê c̣thống chinh́ tri c̣các cấp, nhất làcấp cơ sở, buôn, làng đươcc̣ quan
tâm củng cố, kiêṇ toàn vàđầu tư toàn diên,c̣ đôịngũcán bô c̣cơ sở từng bước đươcc̣
chuẩn hóa, chất lươngc̣ lanh ̃ đaọ vàquản lýđiều hành của cấp ủy, chiń h quyền đa
̃đáp ứng yêu cầu nhiêṃ vu đc̣ ăṭra;...[1, tr.6-11].
Tuy nhiên, cho đến thời điểm hiện nay, Tây Nguyên vẫn chưa phát triển
tương xứng với tiềm năng vốn có, vẫn là vùng có thu nhập bình quân đầu
người thấp, kinh tế - xã hội còn đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức lớn:
đời sống, đất đai, công ăn việc làm, thu nhập, tỷlê hc̣ ô c̣nghèo còn cao
2


(nhất làởvùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào DTTS). Với những nét đặt thù của
Tây Nguyên như có nhiều dân tộc ít người sinh sống, tình trạng di cư và đặc
biệt là di cư tự do diễn ra khá lớn, nguy cơ về bất ổn chính trị từ các thế lực
thù dịch và các vùng gáp biên giới phức tạp, vì vậy, vấn đề an sinh xã hội đối

với người dân vùng Tây Nguyên đặt ra những yêu cầu, thách thức đối với Nhà
nước và các cấp chính quyền Tây Nguyên. Để thúc đẩy sự phát triển của Tây
Nguyên, Nhà nước có vai trò quyết định trong việc tạo ra các điều kiện cũng
như có sự hỗ trợ thích đáng để bảo đảm an sinh xã hội ở Tây Nguyên.
Do đó, lựa chọn đề tài “Thực thi chính sách an sinh xã hội trên địa
bàn Tây Nguyên” làm luận án tiến sĩ Hành chính công, chuyên ngành Quản
lý công để tìm kiếm luận cứ khoa học cho việc thực thi chính sách ASXH ở
Tây Nguyên, đề xuất giải pháp đưa các chính sách ASXH đã ban hành được
triển khai thành công nhằm đảm bảo “xây dưngc̣ Tây Nguyên thành vùng kinh
tếtrongc̣ điểm, cólưcc̣ lươngc̣ sản xuất phát triển ởmức trung binh ̀ của cảnước,
cótốc đô c̣ tăng trưởng vàchuyển dicḥ cơ cấu kinh tếvững chắc. Nâng cao đời
sống văn hóa, trình đô c̣dân trícủa đồng bào các dân tôc;c̣ bảo đảm ASXH; sớm
đưa nông thôn Tây Nguyên thoát khỏi tinh ̀ trangc̣ nghèo nàn, lacc̣ hâụ đểphát
triển bền vững” theo tinh thần tại Kết luâṇ số12/KL-TW, ngày 24-10-2011 của
Bô c̣ Chinh́ tri c̣ khóa XI vềtiếp tucc̣ thưcc̣ hiêṇ Nghi c̣ quyết số10/NQ-TW của Bô
c̣Chinh́ tri kḥóa IX, phát triển vùng Tây Nguyên thời kỳ2011-2020 [11].
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Đề tài luận án được nghiên cứu nhằm mục đích làm rõ và góp phần hoàn
thiện lý luận về thực thi chính sách công, thực thi chính sách an sinh xã hội,
trong đó, lựa chọn một số chính sách ASXH cụ thể ở Tây Nguyên để tiến
hành khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng thực thi một số chính sách
ASXH để làm rõ thực tiễn hoạt động này. Trên cơ sở đó, đưa ra quan điểm,
phương hướng và đề xuất các giải pháp đảm bảo tổ chức thực thi chính sách
ASXH ở Tây Nguyên trong thời gian tới.
3


2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được các mục đích trên, luận án tập trung giải quyết các nhiệm vụ

- Nghiên cứu tổng quan về tình hình nghiên cứu của các học giả, tác giả
trong và ngoài nước về những vấn đề liên quan đến đề tài luận án.
- Làm rõ cơ sở khoa học về ASXH, đặc biệt, tập trung làm rõ khung lý
thuyết thực thi chính sách ASXH ở nước ta hiện nay.
- Tiến hành khảo sát, điều tra, thu thập số liệu và tổng hợp kết quả thực
hiện một số chính sách ASXH ở 5 tỉnh Tây Nguyên (Kum Tum, Gia Lai,
ĐắkLắk, ĐắkNông, Lâm Đồng). Để phân tích thực trạng thực thi chính sách
ASXH tại vùng Tây Nguyên thời gian qua.
- Đánh giá kết quả thực thi chính sách ASXH đã triển khai ở các tỉnh
Tây Nguyên, từ đó, nêu quan điểm, xác định phương hướng và đề xuất một số
giải pháp cơ bản nhằm đảm bảo tổ chức thực thi chính sách ASXH ở Tây
Nguyên thời gian đến.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là những vấn đề lý luận và thực tiễn
về thực thi chính sách an sinh xã hội.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Kế thừa kết quả nghiên cứu từ các sản phẩm khoa học có
liên quan, luận án tập trung làm rõ khung lý thuyết về quy trình thực thi chính
sách. Từ đó, phân tích, đánh giá việc thực thi một số chính sách ASXH ở các
tỉnh Tây Nguyên, cụ thể: Chính sách giảm nghèo và giải quyết việc làm;
Chính sách định canh, định cư, hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, nhà ở và nước sinh
hoạt; Chính sách cung cấp thông tin cho người dân Tây Nguyên có chú trọng
đến tính đặc thù vùng. Qua đó, làm rõ nguyên nhân, đề xuất các giải pháp
đảm bảo tốt hơn việc thực thi chính sách ASXH ở Tây Nguyên những năm
tiếp theo.
4


- Về không gian: Luận án thực hiện nghiên cứu địa bàn Tây Nguyên

theo phân vùng kinh tế gồm 05 tỉnh: Kum Tum, Gia Lai, ĐắkLắk, ĐắkNông,
Lâm Đồng.
- Về thời gian: Thời gian nghiên cứu từ năm 2006 đến năm 2015 (có
cập nhật số liệu đến tháng 9 năm 2016) là thời gian thực hiện các chính sách
theo tinh thần của Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X và Nghị
quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI.
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp luận
Luận án dựa trên hệ thống quan điểm của Chủ nghĩa Mác – Lênin, đường
lối của Đảng Cộng sản Việt Nam và kế thừa, phát triển những quan điểm lý luận
của các nhà khoa học về thực hiện chính sách ASXH và vai trò của nhà nước
trong thực hiện chính sách ASXH. Đồng thời, vận dụng lý thuyết về khoa học
hành chính công, kế thừa các nghiên cứu của ngành khoa học chính trị, triết học
và các dữ liệu thu thập phản ảnh thực tiễn vấn đề cần nghiên cứu tại địa phương.

4.2. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp phân loại và hệ thống hóa lý thuyết:
Được sử dụng tại Chương 1, phương pháp này tiến hành việc lựa chọn
nhóm chính sách, phân loại hệ thống lý thuyết cho từng nhóm, từng lĩnh vực trên
các nguồn tài liệu: văn kiện của Đảng, văn bản quy phạm pháp luật của Nhà
nước, giáo trình, các công trình khoa học, sách báo, tạp chí…, từ đó, xây dựng
cơ sở lý luận cho phù hợp với yêu cầu, mục đích nghiên cứu của luận án.

- Phương pháp tổng hợp, phân tích và thống kê
Sử dụng hầu hết tại các chương của luận án, phương pháp này nhằm tổng
hợp thông tin từ các số liệu thứ cấp và sơ cấp từ các nguồn tin cậy. Phương
pháp tổng hợp, phân tích và thống kê được sử dụng để phân tích thực trạng tổ
chức thực thi chính sách, kết quả sau khi triển khai thực hiện chính sách đối
với các chính sách được lựa chọn nghiên cứu. Đồng thời, qua đó
5



thiết lập các bảng biểu, biểu đồ để củng cố độ tin cậy và phản ảnh dễ dàng, rõ
nét hơn thực trạng nói trên.
- Phương pháp điều tra, khảo sát bằng bảng hỏi được sử dụng tại
Chương 3 và một phần kết quả khi thực hiện khảo sát được dẫn chứng cho
giải pháp ở Chương 4. Cụ thể:
Thiết kế 02 mẫu phiếu điều tra xã hội học dùng khảo sát trên 03 đối
tượng: người thụ hưởng chính sách, người trực tiếp thực hiện chính sách và
cán bộ lãnh đạo cấp phòng tại các đơn vị ở các tỉnh Tây Nguyên. Cụ thể:
+ Đối tượng thụ hưởng: 300 phiếu (Mỗi tỉnh chọn 02 huyện, mỗi huyện
phát 30 phiếu ở 3 xã).
+ Cán bộ, công chức triển khai thực hiện chính sách: 175 phiếu (Cấp
tỉnh: 25phiếu/5tỉnh; cấp huyện: 50 phiếu/10 huyện; 100 phiếu/20 xã).
+ Cán bộ lãnh đạo cấp phòng: 20 phiếu/5 tỉnh
Các điểm được lựa chọn để tiến hành phát phiếu điều tra gồm:
+ Cấp Tỉnh: Văn phòng UBND, Sở Lao động, thương binh và xã hội, Sở
Tài nguyên và môi trường, Sở Văn hóa, thể thao và du lịch.
+ Cấp Huyện: Mẫu khảo sát khi tiến hành phát phiếu điều tra tại cấp
Huyện dựa trên một số tiêu chí, cụ thể: 1. Vị trí địa lý có những điểm tương
đồng: vùng nông thôn miền núi, khoảng cách từ Huyện đến trung tâm của
Tỉnh (dưới 25 km: 04 huyện và trên 45 km: 04 huyện); 2. Tỷ lệ hộ gia đình
nghèo và cận nghèo; 3. Có đối tượng thuộc diện định canh, định cư; 4. Có
người đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS tại chỗ và DTTS di cư) sinh sống trên
địa bàn chiếm từ 40% trở lên; 5. Địa bàn đã và đang triển khai thực hiện một
trong các chính sách ASXH mà phạm vi nghiên cứu của luận án đề cập. Gồm
các Huyện sau: Tỉnh KumTum (Huyện Đăk Hà, Huyện Đăk Tô), Tỉnh Gia Lai
(Huyện Ayunpa, Huyện Mang Yang), Tỉnh Đăk Lăk (Huyện Ea HLeo, Huyện
Buôn Đôn), Tỉnh Đăk Nông (Huyện Đăk Song, Huyện Krông Nô), Tỉnh Lâm
Đồng (Huyện Đức Trọng, Huyện Lạc Dương).

6


+ Cấp Xã: Tại các Huyện đề cập ở trên sẽ chọn các xã với tiêu chí:
1. Mỗi huyện chọn 03 xã; 2. Trên cùng địa bàn khảo sát với 2 đối tượng: thụ
hưởng và cán bộ, công chức trực tiếp triển khai chính sách ASXH; 3. Có đồng
bào dân tộc thiểu số cư trú; 4. Có triển khai các chính sách ASXH được xác
định tại phạm vi nghiên cứu.
Kết quả khảo sát sẽ là nguồn thông tin sơ cấp rất quan trọng phục vụ
phân tích trên cơ sở kết hợp với các thông tin thứ cấp để có được cái nhìn thực
tiễn toàn cảnh về kết quả thực hiện một số chính sách ASXH nắm bắt được
thực tiễn tổ chức thực hiện chính sách, các mối quan hệ giữa các chủ thể tham
gia thực hiện chính sách, vai trò của cấp chính quyền địa phương (chủ yếu cấp
xã) trong việc tìm kiếm nguồn lực, tuyên truyền và vận động, đánh giá và duy
trì kết quả thực hiện một chính sách ASXH ở các tỉnh Tây Nguyên.
- Phương pháp phỏng vấn, chuyên gia
+ Tác giả đã trực tiếp trao đổi, tham khảo ý kiến của Quý thầy cô giáo,
các cán bộ khoa học, các nhà làm quản lý có nghiên cứu về chính sách công
khi được gặp gỡ các buổi hội thảo, hội nghị (Hội thảo về Giải pháp bảo đảm
hòa nhập và tái hòa nhập cho các nhóm xã hội bị thiệt thòi trong quá trình
phát triển ở Việt Nam vào tháng 6/2015; Hội nghị tập huấn xây dựng và thực
hiện chính sách trợ giúp xã hội do Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc Hội,
Bộ Lao động-thương binh và xã hội và Chương trình phát triển Liên hiệp
quốc tổ chức tại Hạ Long vào tháng 8/2015).
+ Thiết lập các câu hỏi phỏng vấn để làm rõ vấn đề thực tiễn tại địa
phương đối với các nhà quản lý trực tiếp tham gia vào thực hiện chính các
chính sách có liên quan trong nghiên cứu của luận án (Sở Lao động, thương
binh và xã hội tỉnh ĐắkLắk, UBND tỉnh Kumtum, Huyện ủy,…)
Ngoài ra, luận án còn sử dụng phương pháp nghiên cứu cơ bản trong
khoa học xã hội như: khái quát hoá, trừu tượng hoá, kết hợp lịch sử - lôgic, hệ

thống - cấu trúc, v.v.
7


4.3. Phương pháp xử lý thông tin, số liệu
Các thông tin, số liệu thu thập được sẽ sử dụng phần mềm EXCEL để xử
lý nhằm đáp ứng thông tin cần thiết cho nhu cầu nghiên cứu của luận án.
5. Những điểm mới của luận án
5.1. Về mặt lý luận
- Luận án góp phần khẳng định khoa học Hành chính công là ngành
khoa học độc lập, có tiếp cận độc lập về thực thi chính sách ASXH dưới góc
độ quản lý Hành chính công.
- Luận án phân tích, xây dựng và bổ sung thêm hệ thống lý luận về thực
thi chính sách ASXH với các nội dung: tổng hợp và nhận xét các khái niệm về
ASXH, chính sách ASXH, khung lý thuyết về thực thi chính sách ASXH, xác
định được vai trò của Nhà nước trong đảm bảo thực thi chính sách ASXH
cũng như của các chủ thể khác có liên quan.
- Với việc sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu, luận án đã cung cấp
thông tin về quan điểm của Đảng, các chính sách của Nhà nước, kết quả thực
hiện một số chính sách ASXH, một số giải pháp đảm bảo quá trình thực thi
chính sách thành công trong điều kiện thực tế của vùng đặc thù.
5.2. Về mặt thực tiễn
- Qua nghiên cứu thực hiện chính sách ASXH của các vùng, luận án đã
rút ra được 6 bài học kinh nghiệm có giá trị cho thực thi chính sách ASXH
Tây Nguyên nói riêng và tham khảo cho công tác nghiên cứu nói chung.
- Luận án phản ánh được kết quả, làm rõ nguyên nhân của hạn chế trong
công tác thực thi một số chính sách ASXH trên địa bàn Tây Nguyên, từ đó, đề
xuất hai nhómgiải pháp: 1. Nhóm giải pháp giải quyết các vấn đề đặt ra theo
khung lý thuyết về thực hiện chính sách; 2. Nhóm giải pháp đi vào giải quyết
vấn đề cụ thể tại các chính sách ASXH nhằm đảm bảo thực thi chính sách

ASXH ở Tây Nguyên thành công trong điều kiện thực tiễn sau này.
- Luận án sau khi hoàn thành sẽ là nguồn tài liệu có giá trị tham khảo
8


trong công tác giảng dạy, nghiên cứu về chính sách công và thực thi chính
sách công, đồng thời, cũng mang lại giá trị nhất định trong nghiên cứu thực
tiễn đối với các học giả quan tâm nghiên cứu và xây dựng chính sách đặc thù
với vùng Tây Nguyên và công tác quản lý đối với các nhà làm chính sách.
6. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu
6.1. Câu hỏi nghiên cứu
- Cơ sở lý luận, thực tiễn về thực thi chính sách và quy trình để thực hiện
chính sách ASXH là gì?
- Kinh nghiệm tổ chức thực thi chính sách ASXH tại một số vùng Việt
Nam có đem lại bài học gì cho các tỉnh Tây Nguyên?
- Quá trình triển khai thực hiện chính sách ASXH của vùng Tây Nguyên
chịu sự ảnh hưởng của nhân tố nào?
- Thực trạng tổ chức thực thi chính sách ASXH trên địa bàn Tây Nguyên
hiện nay như thế nào? Kết quả đạt được, hạn chế, nguyên nhân và những vấn
đề đặt ra để chính sách ASXH đảm bảo đạt được mục tiêu?
- Giải pháp nào để việc tổ chức thực thi chính sách ASXH được đảm bảo
thành công trong điều kiện đặc thù của Tây Nguyên?
6.2. Giả thuyết nghiên cứu
Thực thi chính sách đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo chính sách
đó được triển khai thực hiện sau khi ban hành. Đối với Tây Nguyên, các chính
sách ASXH thời gian qua đã tạo người dân được dần tiếp cận nhiều hơn với các
dịch vụ công tối thiểu, đặc biệt là người đồng bào dân tộc thiểu số, từ đó, thúc
đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội tại vùng này. Tuy việc tổ chức thực thi chính
sách ASXH ở Tây Nguyên thời gian qua đảm bảo khoa học, hợp lý và phù hợp
với điều kiện đặc thù của Tây Nguyên và đạt mục tiêu đặt ra nhưng vẫn tồn tại

những hạn chế nhất định, do vậy cần tìm kiếm các giải pháp góp phần đảm bảo
việc ban hành kế hoạch thực thi, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thực thi,
tìm kiếm nguồn tài lực, thực hiện tốt công tác truyền thông, tuyên truyền, nâng
9


cao hiệu quả thực hiện công tác kiểm tra, giám sát,… để chính sách ASXH
khi ban hành đảm bảo đạt được mục tiêu đặt ra.
7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
- Về lý luận:
+ Khái quát và hệ thống hóa lý luận về chính sách ASXH;
+ Đánh giá được tầm quan trọng của giai đoạn thực thi chính sách trong
chu trình chính sách công
- Về thực tiễn:
+ Đánh giá khách quan về kết quả đạt được, tồn tại, hạn chế và đề xuất
giải pháp đảm bảo hiệu quảviệc thực hiện chính sách ASXH ở Tây Nguyên.
+ Từ góc độ nghiên cứu về hành chính công, luận án làm rõ được vai trò
của các chủ thể, mối quan hệ giữa các chủ thể này khi tham gia vào quá trình
tổ chức thực hiệnchính sách ASXH, các yếu tố chủ quan và khách quan tác
động vào việc tổ chức thực hiện chính sách ASXH đối với vùng đặc thù Tây
Nguyên, từ đó, đưa ra phương hướng và giải pháp cho việc đảm bảo thực thi
thành công chính sách ASXH ở Tây Nguyên.
8. Cấu trúc của luận án
Cấu trúc luận án được kết cấu thành 3 phần: Phần mở đầu, Phần nội
dung, Phần kết luận. Phần nội dung được chia làm 4 chương:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận
án
Chương 2: Cơ sở khoa học về chính sách an sinh xã hội và thực thi chính
sách an sinh xã hội
Chương 3: Thực trạng thực thi một số chính sách an sinh xã hội ở các

tỉnh Tây Nguyên
Chương 4: Quan điểm và giải pháp đảm bảo thực thi chính sách an sinh
xã hội ở Tây Nguyên

10


Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN
ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1.1. Nghiên cứu về chính sách công và thực thi chính sách công
1.1.1. Các công trình trên thế giới
Chính sách công là công cụ quản lý vĩ mô quan trọng của mọi nhà nước.
Có nhiều quan điểm về chính sách công dưới nhiều góc độ tiếp cận khác nhau
nhưng đều hướng đến xây dựng nền tảng lý luận cho các nghiên cứu có liên
quan. Có thể kể đến các ấn phẩm có giá trị như: Khoa học chính sách (1951)
của Nhà xuất bản Đại học Stanford là công trình khoa học đầu tiên về lĩnh vực
khoa học chính sách do Daniel Lerner và Harold D.Lasswell chủ biên [101],
Nhận thức về chính sách công (1972) của Thomas R.Dye, Giới thiệu về xây
dựng chính sách công (1984) của James.E.Anderson.
Bên cạnh đó, một số ấn phẩm đi vào nghiên cứu cụ thể một nội dung của
khoa học chính sách công như:
Cuốn Nghiên cứu chính sách công: chu trình chính sách và tiểu hệ thống
chính sách của Michael Howlett and M.Ramesh (1995), Nhà xuất bản Oxford
University Press [108]. Cuốn sách đã bàn nhiều về các khái niệm chính sách
công; chu trình chính sách. Đặc biệt làm rõ các nội dung liên quan đến thực
thi chính sách: khái niệm, các công cụ, các nhân tố ảnh hưởng, các cách thức
thực thi và sự phù hợp của việc lựa chọn công cụ để thực thi chính sách.
Cuốn Phục vụ và duy trì: Cải thiện hành chính công trong một thế giới
cạnh tranh của tác giả A.Chiavo-Camo và P.S.A.Sundara (2003), (Ngân hàng

phát triển châu Á) [109] đã đưa ra những luận điểm và có những phân tích rất
sâu sắc về các mô hình tổ chức nhà nước như: bộ máy và tổ chức chính phủ,
cơ cấu tổ chức chính quyền trung ương - địa phương, xây dựng và quản lý đội
ngũ nhân sự, vấn đề tìm kiếm nguồn lực và quản lý nó,... và tổ chức thực thi
11


chính sách công.
Bài viết Public Policy: Implememtation Approaches (Chính sách công:
các phương pháp tiếp cận thực thi), của Basir Chand (2009) [100], The
Statesman Institute of Public Policy, Islamabad (Viện chính sách công
Statesman) đã thực hiện việc so sánh hai phương pháp tiếp cận thực thi chính
sách công là phương pháp trên – xuống và phương pháp dưới – lên, từ đó, một
số các phương pháp khác như: phương pháp cơ cấu, phương pháp thủ tục,
phương pháp hành vi và phương pháp chính trị được tác giả đề xuất sử dụng
để hiểu rõ hơn bản chất của quá trình thực thi chính sách công.
Luận án tiến sĩ của Millicent Addo (2011), Externally Assisted
Development Projects in Africa: Implementation and Public Policy (Các dự
án phát triển hỗ trợ từ bên ngoài ở Châu Phi: Thực thi và chính sách công),
Nelson Mandela Shool of Public Policy and Urban Affairs (Trường Chính
sách công và các công việc đô thị Nelson mandela) [105] đã hệ thống lại một
lần nữa các phương pháp tiếp cận thực thi chính sách và đã làm rõ các điều
kiện, nhân tố ảnh hưởng đến thực thi chính sách như: nhân tố chính trị, nhân
tố kinh tế, nhân tố tổ chức,...
1.1.2. Các công trình trong nước
Khoa học nghiên cứu về chính sách công ở Việt Nam vẫn còn khá mới
mẻ nhưng cũng có nhiều công trình nghiên cứu về chính sách công, an sinh xã
hội, quản lý thực thi chính sách dưới góc độ lý luận và thực tiễn như:
Ấn phẩm Tìm hiểu khoa học về chính sách công (1999) [95] của Viện
Chính trị học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tiếp cận dưới góc

nhìn của khoa học chính trị đã làm rõ các khái niệm như: chính sách công,
quyết sách chính trị, quyết định chính trị, chính sách của nhà nước,... để
khẳng định chính sách công là công cụ cơ bản của nhà nước sử dụng để phát
triển KT-XH.
Cuốn Những vấn đề cơ bản về chính sách công và chu trình chính sách
12


(2001) [59] của tác giả Lê Chi Mai, Nhà xuất bản Đại học quốc gia Hồ Chí
Minh đã trình bày khá cụ thể những nội dung mang tính lý luận về chính sách
công: quan niệm về chính sách công, quy trình chính sách, các giai đoạn của
quá trình thực hiện chính sách, đặc biệt, tác giả đã có sự nghiên cứu và chỉ ra
các yếu tố tác động trực tiếp và gián tiếp đến quá trình thực thi chính sách
cũng như công tác tổ chức thực hiện chính sách.
Đến năm 2013, hàng loạt sách chuyên khảo nghiên cứu lý luận chính
sách công trong đó làm rõ các nhận thức cơ bản về chính sách công, hoạch
định, phân tích, thực hiện và đánh giá chính sách như Giáo trình Hoạch định
và phân tích chính sách công [44]; cuốn Đại cương về phân tích chính sách
công, Đại cương về chính sách công của đồng chủ biên Nguyễn Hữu Hải và
Lê Văn Hòa, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia [45].
Cuốn Phân tích chính sách công ở Việt Nam (Qua khảo sát một số quận,
huyện của thành phố Đà Nẵng) (2014) [71] của đồng tác giả Hồ Tấn Sáng và
Nguyễn Thị Tâm, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia đề cập đến cách tiếp cận về
chính sách công với việc chi phối quyền lực công cộng của các chủ thể khác
nhau, đồng thời cũng phân tích làm rõ sự khác biệt giữa chính sách công và
chính sách của các tổ chức khác (khu vực tư nhân, đoàn thể xã hội).
Luận án của Tiến sĩ Lê Văn Hòa (2015) với đề tài nghiên cứu Quản lý
theo kết quả trong thực thi chính sách công ở Việt Nam [52], tác giả đã đề cập
đến lợi ích có được khi nhà nước thật sự quan tâm và có cách thức quản lý
phù hợp để đảm bảo được đầu ra của quá trình thực thi chính sách công. Luận

án làm rõ lý luận về chính sách công, thực thi chính sách công, mô hình quản
lý thực thi chính sách theo kết quả và đặc biệt chỉ rõ những nguyên tắc cần
phải áp dụng khi quản lý thực thi chính sách công như: chủ thể chịu trách
nhiệm thực thi chính sách công, sự tham gia của các bên có liên quan, trách
nhiệm giải trình,... giúp cho quá trình thực thi chính sách công đạt được mục
tiêu đề ra khi ban hành chính sách.
13


Như vậy, qua nghiên cứu các công trình về chính sách công và thực thi
chính sách công trong và ngoài nước nhận thấy đã tập trung làm rõ các nội
dung về hoạch định, phân tích chính sách công và đặc biệt các tác giả đã định
hình được khung lý thuyết về thực thi chính sách công. Điều này giúp cho
nghiên cứu sinh có được những nguồn tư liệu có giá trị để tham khảo, kế thừa,
trích dẫn cho các vấn đề nghiên cứu của luận án. Tuy nhiên, để nghiên cứu
làm rõ hơn về sự tác động, ảnh hưởng của các yếu tố tại từng bước trong qui
trình thực thi chính sách công như: vai trò của các cấp chính quyền, yêu cầu
về năng lực và khả năng của cán bộ, công chức, sự tương tác giữa nhà nước
và các tổ chức khác có liên quan, huy động và tìm kiếm nguồn lực, công tác
tuyên truyền và truyền thông... các công trình nghiên cứu có đề cập nhưng
chưa làm rõ trong từng điều kiện và hoàn cảnh cụ thể và điều này cũng đã để
mở những khoảng trống nhất định mà luận án đang hướng tới nghiên cứu.
1.2. Nghiên cứu về an sinh xã hội và thực thi chính sách an sinh xã hội

1.2.1. Các công trình thế giới và ngoài nước
Cuốn Social security today and tomorrow (1978) [104] (ASXH hôm nay
và ngày mai) của tác giả M.Robert đã tập trung nghiên cứu về vai trò của nhà
nước đối với người dân trước những rủi ro về xã hội và tất cả các chương
trình mà chính phủ các nước đặt ra với mục đích hàng đầu là giúp đỡ những
người dân gặp rủi ro dẫn đến việc bị mất hoặc giảm sút thu nhập.

Cuốn Về bảo trợ xã hội và thúc đẩy xã hội: Thiết kế và triển khai hệ
thống an sinh hiệu quả [102], nhóm tác giả M.Grosh, C.Ninno, E.Tesliuc và
A.Ouerghi lại cho rằng ASXH chỉ bao gồm hệ thống chính sách trợ giúp xã
hội không có đóng góp và nhắm đến đối tượng là người nghèo và người dễ bị
tổn thương. Do đó, các chính sách ASXH và việc triển khai thực hiện chính
sách ASXH cũng chỉ dừng lại ở những hoạt động chính thức của nhà nước
thông qua hình thức trợ cấp mà chưa xem xét đến vai trò của tư nhân, thị
trường trong việc tận dụng khai thác nguồn lực này.
14


Ngoài ra, nhiều công trình nghiên cứu về việc làm thế nào để chính sách
ASXH sau khi được ban hành được thực thi tốt nhất được đề cập đến như:
Cuốn Policy Implementation and Social Welfare (1980) [103] (Thực hiện
chính sách và phúc lợi xã hội) của các tác giả Frederick A. Lazin, Hubert H.
Humphrey Center, Ben-Gurion cho thấy sự ảnh hưởng của hệ thống chính trị
đối với việc thực hiện các chính sách đối nội của quốc gia từ đó tác động vào
việc thực hiện các chính sách ASXH khi các tác giả đã dẫn chứng sự tác động
này đến việc triển khai thực hiện các chính sách phúc lợi xã hội, giáo dục, và
chính sách y tế ở Israel hay chính sách nhà ở liên bang và các chương trình
cho những người Mỹ có thu nhập thấp.
Năm 2008, cuốn Bảo đảm xã hội trong nền KTTT Nhật Bản hiện nay
[64], tác giả Trần Thị Nhung đã trình bày kinh nghiệm cơ bản của Nhật Bản
khi giới thiệu chi tiết hệ thống chính sách đảm bảo xã hội trong nền KTTT
Nhật Bản, qua đó, cung cấp thông tin đầy đủ về đặc điểm, các loại hình, vai
trò, chức năng của nhà nước cũng như những khó khăn, thách thức trong việc
thực hiện các chế độ đảm bảo xã hội của nhà nước như: Chế độ đảm bảo thu
nhập, bảo hiểm chăm sóc sức khoẻ và trợ giúp xã hội, v.v.
Đặc biệt, nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về thực thi chính sách
ASXH ở Việt Nam được đề cập đến tại một số công trình như:

Năm 2008, công trình“Hệ thống An sinh xã hội của Châu Âu và bài học
kinh nghiệm cho Việt Nam„[85] do Đinh Công Tuấn làm chủ biên đã phân
tích tổng quan về hệ thống ASXH của châu Âu cũng như làm rõ nhu cầu,
thách thức trong việc cải cách hệ thống ASXH của châu Âu, đã chỉ ra những
thành công, hạn chế, những kinh nghiệm trong đảm bảo ASXH thông qua: Hệ
thống ASXH theo mô hình “thị trường xã hội” của Đức; hệ thống ASXH theo
mô hình “xã hội dân chủ” của Thuỵ Điển; hệ thống ASXH theo mô hình “thị
trường tự do” của Anh.
Năm 2011, cũng nghiên cứu về Châu Âu với công trình "Mô hình phát
15


triển xã hội của một số nước phát triển châu Âu: Kinh nghiệm đối với Việt
Nam„[76] do tác giả Nguyễn Quang Thuấn và Bùi Nhật Quang biên soạn chỉ
ra cách thức nhà nước cung cấp các dịch vụ ASXH cho người dân ở một số
quốc gia phát triển ở châu Âu. Từ đó, tác giả đưa ra những bài học kinh
nghiệm và giải pháp cho sự lựa chọn mô hình phát triển, chính sách đảm bảo
ASXH của nước ta trong quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường.
Ngoài các công trình trên còn có một số bài viết như: bài Tìm hiểu luật
ASXH của Hoa Kỳ của tác giả Nguyễn Hiền Phương (tạp chí Luật học, số
5/2005); bài Tổng quan về ASXH và bảo hiểm xã hội ở Trung Quốc (Tạp chí
Bảo hiểm xã hội, số 10/2005); bài Kinh nghiệm giải quyết mối quan hệ giữa
phát triển kinh tế và ASXH của Hoa Kỳ, Thuỵ Điển và Đức của tác giả
Nguyễn Hữu Dũng (Tạp chí Lao động và Xã hội, số 15/Tháng 3/2008) và gần
đây nhất bài Một số nét về phản biện xã hội trong hoạch định và thực thi
chính sách công ở Mỹ của Cao Tiến Sỹ (Tạp chí Tổ chức Nhà nước, số
5/2015).v.v... Có thể nói, các công trình này không những giới thiệu được mô
hình đảm bảo ASXH của một số nước trên thế giới mà còn là những kinh
nghiệm quý báu cho việc xây dựng và thực hiện chính sách ASXH ở nước ta.
1.2.2. Các công trình trong nước

Các công trình nghiên cứu cụ thể về thực thi CSC rất hạn chế và đa phần
đề cập đến thực thi CSC theo hướng làm rõ vai trò của nhà nước trong ban
hành, triển khai thực hiện các CSC trong đó có chính sách ASXH:
Năm 2005, cuốn "Tiến tới thực hiện công bằng xã hội trong chăm sóc
sức khoẻ nhân dân - vấn đề và giải pháp" [18] tác giả Đoàn Viết Cương
khẳng định Nhà nước là chủ thể chính trong việc đảm bảo sự công bằng xã
hội nói chung và công bằng trong chăm sóc sức khoẻ nhân dân nói riêng - một
nội dung quan trọng của đảm bảo ASXH và nhà nước phải phát huy vai trò
của mình trong việc xây dựng và thực hiện chính sách ASXH.
Năm 2007, tác giả Nguyễn Vân Nam với cuốn "Toàn cầu hoá và sự tồn
16


×