Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

88 đề thi thử 2019 đề số 1 (hocmai vn) image marked

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (314.66 KB, 12 trang )

Đề số 1
Câu 1. Dân cư Đông Nam Á phân bố không đều tập trung chủ yếu ở
A. Đồng bằng châu thổ các con sông lớn, vùng ven biển và vùng đất đỏ Bazan
B. Đồng bằng châu thổ các con sông lớn, vùng ven biển
C. Vùng ven biển
D. Đồng bằng châu thổ các con sông lớn
Câu 2. Trâu, bò được nuôi nhiều ở các nước nào trong khu vực Đông Nam Á?
A. Việt Nam, Lào, Thái Lan, Cam-pu-chia

B. Việt Nam, In-đô-nê-xia, Thái Lan, Cam-pu-chia

C. Việt Nam, In-đô-nê-xia, Lào, Cam-pu-chia

D. Việt Nam, In-đô-nê-xia, Thái Lan, Mi-an-ma.

Câu 3. Vùng đất của nước ta gồm
A. phần đất liền giáp biển.
B. phần được giới hạn bởi các đường biên giới và đường bờ biển.
C. toàn bộ phần đất liền và các hải đảo.
D. các hải đảo và vùng đồng bằng ven biển.
Câu 4. Hiện tượng sạt lở bờ biển đã và đang đe dọa nhiều đoạn bờ biển nước ta, nhất là
A. dải bờ biển Bắc Bộ.

B. quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

C. ven biển Nam Trung Bộ.

D. dải bờ biển Trung Bộ.

Câu 5. Điền từ còn thiếu vào chỗ trống:
“ Đất.................chưa mưa đã thấm, rượu Hồng Đào chưa nhấm đã say” - phần còn thiếu nói về địa danh


nào của nước ta?
A. Quảng Ngãi

B. Quảng Nam

C. Thừa Thiên

D. Quảng Bình

Câu 6. Gió mùa đông và địa hình nhiều đồi núi không làm ảnh hưởng đến tính nhiệt đới của khí hậu và
cảnh quan nước ta không phải vì lí do nào dưới đây?
A. Nước ta có nhiều đồi núi nhưng chủ yếu là đồi núi thấp.
B. Dải hội tụ nhiệt đới hoạt động quá mạnh.
C. Gió mùa đông chỉ hoạt động trong một thời gian ngắn.
D. Ở miền Bắc các đợt không khí lạnh không liên tục.
Câu 7. Phương hướng khai thác nguồn lợi hải sản vừa hiệu quả vừa góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo
thiêng liêng của tổ quốc:
A. Đánh bắt xa bờ.

B. Đánh bắt ven bờ.

C. Đẩy mạnh chế biến tại chỗ.

D. Trang bị vũ khí quân sự.

Câu 8. Việc phát triển nền nông nghiệp tự cấp, tự túc dẫn đến
Trang 1


A. ngành chăn nuôi ngày càng phát triển.


B. dịch vụ nông nghiệp chiếm tỉ trọng thấp.

C. giá trị ngành chăn nuôi lớn hơn trồng trọt.

D. ngành trồng trọt chiếm tỉ trọng thấp.

Câu 9. Nhân tố tự nhiên nào quan trọng nhất ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp của
nước ta là
A. nguồn nước.

B. khí hậu.

C. địa hình.

D. đất đai.

Câu 10. Ngành nào sau đây không phải là ngành sản xuất của ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu
dùng ở nước ta?
A. Rượu, bia và nước giải khát.

B. Giấy in, văn phòng phẩm.

C. Dệt may.

D. Da giầy.

Câu 11. Ở phía Nam, các nhà máy nhiệt điện chạy bằng than không phát triển vì
A. nằm xa nguồn nguyên liệu.


B. vốn đầu tư xây dựng ban đầu lớn.

C. nhu cầu điện không cao như miền Nam.

D. gây ô nhiễm môi trường.

Câu 12. Ý nghĩa quan trọng của tuyến giao thông quốc lộ 1A.
A. tạo thuận lợi cho giao lưu khu vực và quốc tế.
B. tạo mối liên hệ kinh tế-xã hội giữa các vùng trong nước.
C. thúc đẩy sự phát triển kinh tế ở trung du và miền núi.
D. nối liền hai đầu mối giao thông quan trọng của cả nước.
Câu 13. Hoạt động nội thương của nước ta phát triển mạnh nhất ở vùng:
A. Đông Nam Bộ.

B. Duyên hải Nam Trung Bộ.

C. Bắc Trung Bộ.

D. Đồng bằng sông Hồng.

Câu 14. Đặc điểm nào dưới đây chứng minh nước ta là một nước đông dân?
A. Cơ cấu dân số theo nhóm tuổi biến đổi nhanh chóng.
B. Dân cư phân bố đều giữa thành thị và nông thôn.
C. Cơ cấu dân số trẻ.
D. Tính đến năm 2006, dân số nước ta đứng thứ ba ở khu vực Đông Nam Á và đứng thứ 13 trong số
hơn 200 quốc gia trên thế giới.
Câu 15. Các đô thị ở nước ta phân bố chủ yếu ở:
A. miền Bắc.

B. vùng trung du và bán bình nguyên.


C. vùng đồng bằng, ven biển.

D. miền Nam.

Câu 16. Các cây công nghiệp hàng năm thích hợp với vùng đất cát pha ven biển vùng Bắc Trung Bộ là
A. lạc, mía, thuốc lá.

B. lạc, dâu tằm, bông.

C. dâu tằm, lạc, cói.

D. lạc, đậu tương, cói.

Câu 17. Hiện nay để giải quyết vấn đề lũ ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long, biện pháp chủ yếu là
Trang 2


A. xây dựng hệ thống đê bao kiên cố.
C. tránh lũ.

B. trồng rừng phòng hộ.

D. chủ động sống chung với lũ.

Câu 18. Thế mạnh để phát triển kinh tế của Tây Nguyên và Đông Nam Bộ có điểm khác nhau cơ bản là
A. sông ngòi.

B. gần biển.


C. đất đai.

D. khí hậu.

Câu 19. Ở nước ta, vùng nào có sự phân hóa theo độ cao tạo ra khả năng cho việc trồng được nhiều loại
cây trồng có nguồn gốc cận nhiệt, ôn đới?
A. Đồng bằng sông Hồng.

B. Bắc Trung Bộ.

C. Tây Nguyên.

D. Trung du và miền núi Bắc Bộ.

Câu 20. Nội dung nào dưới đây, không phải sức ép của dân số đối với việc phát triển kinh tế - xã hội ở
Đồng bằng sông Hồng?
A. Vấn đề giải quyết việc làm.

B. Vấn đề bất bình đẳng thu nhập.

C. Vấn đề lương thực

D. Vấn đề tài nguyên, môi trường

Câu 21. Về tự nhiên, khó khăn lớn nhất ảnh hưởng đến hoạt động của các nhà máy thủy điện ở Tây
Nguyên là
A. tiềm năng thủy điện nhỏ.

B. diện tích rừng giảm nhanh.


C. mùa mưa tập trung vào thu - đông.

D. mùa khô kéo dài.

Câu 22. Vai trò quan trọng nhất của công trình thuỷ lợi Dầu Tiếng là:
A. tưới nước cho diện tích canh tác của tỉnh Tây Ninh và huyện Củ Chi (TP Hồ Chí Minh).
B. đảm bảo tiêu nước cho các tỉnh thượng nguồn sông Đồng Nai.
C. đảm bảo cân bằng cho hệ sinh thái nông nghiệp.
D. phát triển du lịch Dầu Tiếng hướng tới trở thành “Khu du lịch sinh thái”
Câu 23. Nơi có thể trồng rau ôn đới và sản xuất hạt giống quanh năm là
A. Sa Pa (Lào Cai).

B. Mộc Châu (Sơn La).

C. Mẫu Sơn (Lạng Sơn).

D. Đồng Văn (Hà Giang).

Câu 24. Việc phát triển và bảo vệ vốn rừng ở Bắc Trung Bộ có vai trò cực kì quan trọng vì
A. là vùng chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của gió Tây khô nóng.
B. ngành công nghiệp chế biến lâm sản của vùng rất phát triển.
C. sông ngòi ngắn, dốc, rất dễ xảy ra lũ lụt.
D. là vùng giàu tài nguyên rừng thứ hai của cả nước.
Câu 25. So với khu vực Đông Bắc, khu vực Tây Bắc có mùa đông ngắn hơn là do nguyên nhân nào dưới
đây?
A. Vị trí địa lí và ảnh hưởng của dãy Hoàng Liên Sơn.
Trang 3


B. Không giáp biển.

C. Địa hình núi cao là chủ yếu.
D. Các dãy núi hướng vòng cung đón gió.
Câu 26. Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam trang 23, hãy cho biết tỉnh/thành phố nào dưới đây có cảng sông?
A. Nam Định

B. Thái Bình

C. Hải Phòng

D. Quảng Ninh

Câu 27. Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam trang 23, hãy cho biết nước ta có mấy đường bay và sân bay trong
nước?
A. 16

B. 13

C. 14

D. 15

Câu 28. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 và 5, hãy cho biết tỉnh nào sau đây có đường biên giới
trên bộ giáp với cả Lào và Campuchia?
A. Gia Lai

B. Kon Tum

C. Đắk Lắk

D. Thanh Hóa


Câu 29. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 20, cho biết tỉnh nào của vùng Bắc Trung Bộ có giá trị
sản xuất thủy sản trong tổng giá trị sản xuất nông – lâm – thủy sản từ trên 20 – 30 %?
A. Nghệ An; Quảng Bình

B. Thanh Hóa; Nghệ An

C. Nghệ An, Hà Tĩnh

D. Quảng Bình; Thừa Thiên Huế

Câu 30. Dựa vào trang 19, Atlat địa lí Việt Nam (phần cây công nghiệp), hãy kể tên vùng có tỉ lệ gieo
trồng cây công nghiệp so với tổng diện tích gieo trồng đã sử dụng (trên 50%)?
A. Đồng bằng sông Hồng - Đồng bằng sông Cửu Long.
B. Trung du và miền núi phía Bắc - Bắc Trung Bộ.
C. Đông Nam Bộ - Tây Nguyên.
D. Trung du và miền núi phía Bắc.
Câu 31. Dựa vào trang 13 Atlat địa lí Việt Nam em hãy cho biết hệ thống sông Hồng không chảy ra biển
qua cửa sông nào dưới đây?
A. Cửa Văn Úc.

B. Cửa Thái Bình.

C. Cửa Tranh Đề.

D. Cửa Ba Lạt.

Câu 32. Dựa vào trang 22 Atlat địa lí Việt Nam, em hãy cho biết trung tâm công nghiệp chế biến lương
thực, thực phẩm lớn nhất vùng Duyên hải Nam Trung Bộ?
A. Quy Nhơn.


B. Nha Trang.

C. Quảng Ngãi.

D. Đà Nẵng.

Câu 33. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, cho biết vào tháng 6 bão ảnh hưởng trực tiếp đến tỉnh
nào của nước ta?
A. Quảng Nam.

B. Thanh Hóa.

C. Hải Phòng.

D. Quảng Ninh.

Câu 34. Cho bảng số liệu
Diện tích và giá trị sản xuất của ngành trồng cây công nghiệp ở nước ta.
Trang 4


Năm

2005

2007

2010


2012

Tổng diện tích (nghìn ha)

2496

2668

2809

2953

- Cây CN hằng năm

862

846

798

730

- Cây CN lâu năm

1634

1822

2011


2223

79

91

105

116

Giá trị sản xuất (nghìn tỉ đồng)

(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2013, Nhà xuất bản Thống kê, 2014)
Để thể hiện diện tích và giá trị sản xuất của ngành trồng cây công nghiệp ở nước ta trong giai đoạn 2005 –
2012 ta nên chọn loại biểu đồ nào sau đây?
A. Biểu đồ cột

B. Biểu đồ kết hợp

C. Biểu đồ đường

D. Biểu đồ miền

Câu 35. Dựa vào trang 19 Atlat Địa lí Việt Nam, em hãy cho biết hai tỉnh có diện tích trồng lúa (năm
2007) lớn nhất nước ta là
A. An Giang, Kiên Giang.

B. An Giang, Long An.

C. Kiên Giang và Long An.


D. Kiên Giang, Đồng Tháp.

Câu 36. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 - 5, hãy cho biết thành phố nào sau đây trực thuộc trung
ương và tiếp giáp với biển Đông?
A. Đà Nẵng

B. Hà Nội.

C. TP Hồ Chí Minh.

D. Huế.

Câu 37. Cho bảng số liệu sau:
TỔNG SẢN PHẨM TRONG NƯỚC THEO GIÁ THỰC TẾ PHÂN THEO KHU VỰC KINH TẾ
(Đơn vị: nghìn tỷ đồng)
Năm

2000

2002

2004

2006

2007

Nông - lâm - ngư nghiệp


108,4

123,4

156,0

198,8

232,2

Công nghiệp xây dựng

162,2

206,2

287,6

404,7

475,4

Dịch vụ

171,1

206,2

271,7


370,8

436,1

Để thể hiện tốc độ tăng trưởng các khu vực kinh tế nước ta thời kì 2001 – 2007 thì biểu đồ nào là phù hợp
nhất?
A. Biểu đồ đường.

B. Biểu đồ tròn.

C. Biểu đồ cột.

D. Biểu đồ kết hợp.

Câu 38. Cho biểu đồ sau:

Trang 5


Biểu đồ trên thể hiện nội dung nào sau đây?
A. Cơ cấu giá trị sản xuất ngành nông nghiệp nước ta năm 2005 và 2014.
B. Tình hình sản xuất ngành nông nghiệp nước ta năm 2005 và 2014.
C. Sự chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất ngành nông nghiệp nước ta năm 2005 và 2014.
D. Tình hình giá trị sản xuất ngành nông nghiệp nước ta năm 2005 và 2014.
Câu 39. Cho bảng số liệu:
SẢN LƯỢNG THỦY SẢN PHÂN THEO HOẠT ĐỘNG CỦA DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ
(đơn vị: nghìn tấn)

Đánh bắt
Nuôi trồng

Tổng

1995

2005

331.3

574.9

7.9

48.9

339.2

623.8

Biểu đồ tròn thể hiện cơ cấu sản lượng năm 2005 so với năm 1995 có bán kính gấp mấy lần?
A. 1,356 lần.

B. 1,567 lần.

C. 1,425 lần.

D. 1,642 lần.

Câu 40. Cho bảng số liệu:
Quy mô và cơ cấu lao đông đang làm việc ở nước ta năm 2005 và 2014
Năm

Tổng số (nghìn người)
Nông - lâm - thủy sản (%)
Công nghiệp - xây dựng (%)
Dịch vụ (%)

2005
42774,9
55,1
17,6
27,3

2014
52744,5
46,3
21,4
32,3

(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2013, Nhà xuất bản Thống kê, 2014)
Để thể hiện quy mô và cơ cấu lao động đang làm việc ở nước ta qua hai năm 2005 và 2014 ta nên chọn
loại biểu đồ nào sau đây:
A. biểu đồ cột chồng.

B. biểu đồ kết hợp.

C. biểu đồ miền.

D. biểu đồ tròn.
Trang 6



ĐÁP ÁN
1. A

2. D

3. C

4. D

5. B

6. B

7. A

8. B

9. D

10. A

11. A

12. B

13. A

14. D

15. C


16. A

17. D

18. B

19. D

20. B

21. D

22. A

23. A

24. C

25. A

26. A

27. A

28. B

29. D

30. C


31. C

32. B

33. D

34. B

35. A

36. A

37. A

38. A

39. A

40. D

HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
Câu 1. Chọn đáp án A
Phân bố dân cư ở Đông Nam Á không đều, dân cư tập trung đông ở đồng bằng châu thổ của các sông lớn,
vùng ven biển và một số vùng đất đỏ ba dan (đảo Gia-va tập trung tới hơn 100 triệu dân).
Câu 2. Chọn đáp án D
Chăn nuôi gia súc ở Đông Nam Á vẫn chưa trở thành ngành chính, mặc dù số lượng gia súc khá lớn.
Trâu, bò được nuôi nhiều ở Mi-an-ma, In-đô-nê-xi-a. Thái Lan và Việt Nam. Lợn được nuôi nhiều ở Việt
Nam, Phi-líp-pin, Thái Lan, In-đô-nê-xi-a.
Câu 3. Chọn đáp án C

Theo SGK địa lí 12 trang 13: Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ "Vùng đất Việt Nam gồm toàn bộ phần đất
liền và các hải đảo, …"
Câu 4. Chọn đáp án D
Theo SGK Địa lí 12 trang 39: Hiện tượng sạt lở bờ biển đã và đang đe dọa nhiều đoạn bờ biển nước ta,
nhất là dải bờ biển Trung Bộ.
Câu 5. Chọn đáp án B
Có thể dựa vào đặc sản rượu Hồng Đào để tìm ra địa danh còn thiếu trong câu ca dao là "Quảng Nam"
Câu 6. Chọn đáp án B
Gió mùa đông và địa hình nhiều đồi núi không xóa đi tính nhiệt đới của khí hậu và cảnh quan vì: Gió mùa
đông nước ta hoạt động trong thời gian khá ngắn từ 2 đến 3 tháng. Môi trường hoạt động của loại gió
này chỉ hoạt động chủ yếu ở miền Bắc. Các đợt không khí lạnh diễn ra không liên tục. Chỉ mạnh ở
giữa mùa và suy yếu ở đầu và cuối mùa. Mặt khác, nước ta có nhiều đồi núi nhưng chủ yếu là đồi núi
thấp. Như vậy, dải hội tụ hoạt động quá mạnh không làm ảnh hưởng đến việc gió mùa đông và địa hình
nhiều đồi núi không xóa đi tính nhiệt đới của khí hậu và cảnh quan.
Câu 7. Chọn đáp án A
Để khai thác hiệu quả nguồn lợi hải sản có một số biện pháp như: đánh bắt xa bờ, đầu tư trang bị các
phương tiện đánh bắt, đẩy mạnh chế biến tại chỗ,... khai thác ven bờ sẽ làm cạn kiệt nguồn tài nguyên hải
sản. Để bảo vệ chủ quyền biển đảo cũng không nên trang bị vũ khí quân sự cho ngư dân vì ngư dân dùng
vũ khí là vi phạm pháp luật. Vậy biện pháp vừa khai thác hiệu quả nguồn lợi hải sản vừa góp phần bảo vệ
Trang 7


chủ quyền biển đảo là đánh bắt xa bờ, để ngư dân khai thác nguồn lợi hải sản vừa bám biển, giữ biển để
bảo vệ chủ quyền biển đảo.
Câu 8. Chọn đáp án B
Nền nông nghiệp nước ta bao gồm nền nông nghiệp cổ truyền và nền nông nghiệp hiện đại. Trong đó, nền
nông nghiệp cổ truyền thiên về tự cấp tự túc, với quy mô sản xuất nhỏ, manh mún. Do vậy, trong nền sản
xuất này, dịch vụ nông nghiệp sẽ chiếm tỉ trọng nhỏ vì không có nhu cầu trao đổi trong sản xuất.
Câu 9. Chọn đáp án D
Trong các đặc điểm của sản xuất nông nghiệp thì nhân tố đất trồng được xếp lên đầu tiên. Đất là tư liệu

sản xuất chính và không thể thay thế trong nông nghiệp vì vậy nó là nhân tố quan trọng nhất ảnh hưởng
đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp của nước ta. Các yếu tố khác như: khí hậu, địa hình và nguồn
nước ảnh hưởng đến cơ cấu cây trồng, mùa vụ và phân bố trong nông nghiệp.
Câu 10. Chọn đáp án A
Ba ngành: dệt may, giấy in, văn phòng phẩm, da giầy đều thuộc ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu
dùng. Chỉ riêng ngành rượu, bia và nước giải khát là thuộc ngành công nghiệp chế biến lương thực, thực
phẩm.
Câu 11. Chọn đáp án A
Theo SGK Địa lí 12, trang 121: “Cơ sở nhiên liệu cho các nhà máy nhiệt điện ở miền Bắc là than, chủ yếu
từ các mỏ tại Quảng Ninh. Còn ở miền Trung và miền Nam lại dựa vào nguồn dầu nhập nội. Từ sau năm
1995, có thêm khí tự nhiên phục vụ các nhà máy điện chạy bằng tuốc bin khí ở Bà Rịa, Phú Mỹ và Cà
Mau”. Như vậy, ở phía Nam, các nhà máy nhiệt điện không chạy bằng than là do không có nguồn than ở
gần nên thay bằng dầu và khí làm nguyên, nhiên liệu sẽ mang lại hiệu quả và lợi nhuận cao hơn.
Câu 12. Chọn đáp án B
Quốc lộ 1A là tuyến giao thông huyết mạch, coi như là sương sống của giao thông nước ta, nối từ Bắc
vào Nam từ đó tạo ra các mối liên hệ kinh tế-xã hội giữa các vùng trong nước.
Câu 13. Chọn đáp án A
Quan sát Atlat Địa lí Việt Nam trang 24, bản đồ thương mại, có thể nhận thấy Đông Nam Bộ là vùng có
hoạt động nội thương và ngoại thương phát triển nhất.
Câu 14. Chọn đáp án D
Đông dân là một trong những đặc điểm nổi bật của dân số nước ta. Để chứng minh cho đặc điểm này thì
số liệu về thứ hạng số dân nước ta so với các nước trên thế giới là một dẫn chứng cụ thể, đúng đắn nhất.
Tính đến năm 2006, dân số nước ta đứng thứ ba ở khu vực Đông Nam Á và đứng thứ 13 trong số
hơn 200 quốc gia trên thế giới là đáp án của câu hỏi này.
Câu 15. Chọn đáp án C
Trang 8


Các đô thị của nước ta phân bố không đều trên phạm vi cả nước, nên không tập trung ở miền Bắc hay
miền Nam. Tuy nhiên, các đô thị lại thường phân bố ở những nơi có địa hình thuận lợi, dân cư tập trung

đông, có điều kiện phát triển kinh tế - đó là vùng đồng bằng, ven biển. Ngược lại, các vùng núi, trung du
và bán bình nguyên không có điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế, dân cư lại tập trung thưa thớt nên
không thể hình thành các đô thị.
Câu 16. Chọn đáp án A
Theo SGK Địa lí lớp 12, trang 157: “Ở các đồng bằng, phần lớn là đất cát pha, thuận lợi cho việc phát
triển các cây công nghiệp hàng năm (lạc, mía, thuốc lá…) nhưng không thật thuận lợi cho cây lúa”. Như
vậy, vùng đồng bằng ven biển của Bắc Trung Bộ chủ yếu là đất cát pha tạo điều kiện thuận lợi nhất để
trồng cây công nghiệp hàng năm.
Câu 17. Chọn đáp án D
Vùng Đồng bằng sông Cửu Long là hạ lưu của hệ thống sông Mê Kông; vì vậy, hầu như năm nào vùng
cũng có lũ. Tuy nhiên, với đồng bằng này, lũ vừa là thiên tai nhưng lại vừa mang về cho người dân không
ít lợi ích: đó là nguồn lợi cá tôm phong phú đồng thời giúp diệt trừ sâu bệnh cho mùa vụ tới… Vì vậy, đối
với người dân nơi đây, biện pháp để giải quyết vẫn đề lũ tốt nhất là “sống chung với lũ”.
Câu 18. Chọn đáp án B
Vùng Tây Nguyên và Đông Nam Bộ đều thuộc miền khí hậu phía Nam nên có những điểm tương đồng về
khí hậu, chế độ nước sông ngòi. Đồng thời, đất đai của hai vùng đặc trưng cho địa hình đồi núi, cao
nguyên nên thường là đất ba dan, feralit... thuận lợi hình thành vùng chuyên canh cây công nghiệp quy
mô lớn. Điểm khác nhau cơ bản giữa hai vùng là chỉ riêng Đông Nam Bộ giáp biển còn Tây Nguyên là
vùng kinh tế duy nhất của cả nước không giáp biển nên vùng thì có thế mạnh về phát triển kinh tế biển
còn vùng thì không.
Câu 19. Chọn đáp án D
Trong các vùng: Trung du và miền núi Bắc Bộ, Đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ và Tây Nguyên thì
có ba vùng trong cơ cấu cây trồng có các cây nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới (trừ Bắc Trung Bộ). Trong
đó, Đồng bằng sông Hồng là đồng bằng chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc nên có một vụ đông; Tây
Nguyên tuy nằm ở nơi có khí hậu cận xích đạo nhưng do có một số cao nguyên cao nên vẫn có một số cây
cận nhiệt trong cơ cấu cây trồng; chỉ riêng có Trung du và miền núi Bắc Bộ vừa là nơi trực tiếp đón gió
mùa Đông Bắc vừa là nơi có đầy đủ các đai cao (vùng Tây Bắc) nên tạo ra khả năng cho việc trồng được
nhiều loại cây trồng có nguồn gốc cận nhiệt, ôn đới.
Câu 20. Chọn đáp án B
Đồng bằng sông Hồng có số dân đông, hơn 18,2 triệu người (năm 2006), mật độ dân số cao, đã tạo sức ép

lớn đối với việc phát triển kinh tế – xã hội: Sản xuất chưa đáp ứng nhu cầu tích lũy và cải thiện đời sống
nhân dân, nhất là ở vùng nông thôn, các vùng thuần nông. Vấn đề việc làm rất trầm trọng ở cả nông thôn
Trang 9


và thành thị, gây khó khăn cho việc phát triển kinh tế – xã hội và lãng phí về nguồn nhân lực. Các vấn đề
xã hội cần được giải quyết như nhà ở, y tế, giáo dục, môi trường. Vấn đề bất bình đẳng về thu nhập không
phải sức ép của dân số đối với việc phát triển kinh tế - xã hội ở Đồng bằng sông Hồng.
Câu 21. Chọn đáp án D
Khô hạn tại Tây Nguyên gây thiệt hại nặng nề cho ngành nông nghiệp mà còn làm cho nhiều công trình
thủy điện chỉ hoạt động cầm chừng. Tại tỉnh Đắk Lắk, các thủy điện lúc này đều trong tình trạng thiếu hụt
nguồn nước để sản xuất điện dẫn đến nhiều khó khăn cho các nhà máy thủy điện. Lượng mưa hàng năm ở
Tây Nguyên đạt thấp, khiến cho các hồ chứa thủy điện trên địa bàn không đạt dung tích hữu ích, cộng với
mùa khô năm kéo dài gần 5 tháng đã làm cho lượng nước tại nhiều hồ chứa xuống tới điểm cực hạn.
Câu 22. Chọn đáp án A
Công trình thủy lợi Dầu Tiếng là công trình thủy lợi vào loại lớn nhất của nước ta hiện nay, vai trò lớn
nhất là tưới nước cho diện tích canh tác của tỉnh Tây Ninh và huyện Củ Chi (TP Hồ Chí Minh), thượng
nguồn sông Đồng Nai được tưới tiêu bởi hệ thống sông Đồng Nai, vai trò phát triển du lịch chỉ là thứ yếu,
không phải quan trọng nhất.
Câu 23. Chọn đáp án A
Bốn địa điểm Đồng Văn (Hà Giang), Sa Pa (Lào Cai), Mẫu Sơn (Lào Cai) và Mộc Châu (Sơn La) đều có
khả năng trồng một số cây có nguồn gốc ôn đới và cận nhiệt do có một mùa đông lạnh. Tuy nhiên, Sa Pa
(Lào Cai) là nơi duy nhất có thể trồng rau ôn đới và sản xuất hạt giống quanh năm do lợi thế về độ cao địa
hình nên dù vào thời gian nào trong năm cũng có thể trồng được cây ôn đới, cận nhiệt.
Câu 24. Chọn đáp án C
Dựa vào SGK địa lí 12 trang 157: Vấn đề phát triển kinh tế ở Bắc Trung Bộ "Việc bảo vệ và phát triển
vốn rừng giúp bảo vệ môi trường sống của động vật hoang dã, […] hạn chế tác hại của các cơn lũ lụt đột
ngột trên các sông ngắn và dốc…"
Câu 25. Chọn đáp án A
Đông Bắc có các dãy núi hình vòng cung hút gió mùa đông bắc nên Đông Bắc trở thành nơi có mùa đông

lạnh nhất cả nước và kéo dài. Khu vực Tây Bắc có dãy Hoàng Liên Sơn cao và đồ sộ chạy theo hướng tây
bắc – đông nam ngăn chặn ảnh hưởng của gió mùa đông bắc đến vùng Tây Bắc. Vì vậy so với Đông Bắc,
Tây Bắc có mùa đông ngắn hơn.
Câu 26. Chọn đáp án A
Quan sát Atlat địa lí Việt Nam trang 23 có thể thấy riêng Nam Định có cảng sông, các tỉnh/thành phố còn
lại đều không có cảng sông.
Câu 27. Chọn đáp án A
Quan sát Atlat địa lí Việt Nam trang 23 có thể thấy nước ta có 16 đường bay và sân bay trong nước.
Câu 28. Chọn đáp án B
Trang 10


Kon Tum được mệnh danh là nơi "một con gà gáy, ba nước cùng nghe". Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam
có thể thấy Kon Tum có đường biên giới trên bộ giáp với cả Lào và Campuchia
Câu 29. Chọn đáp án D
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 20, giá trị sản xuất thủy sản trong tổng giá trị sản xuất nông – lâm
– thủy từ 20 - 30% được kí hiệu màu hồng nhạt, Ở vùng Bắc Trung Bộ chỉ có Quảng Bình và Thừa
Thiên Huế đạt số liệu này.
Câu 30. Chọn đáp án C
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam, trang nông nghiệp, phần cây công nghiệp (trang 19), tìm trong phần
chú giải kí hiệu của vùng có tỉ lệ gieo trồng cây công nghiệp so với tổng diện tích gieo trồng đã sử dụng
trên 50% (vùng có màu xanh đậm nhất) và đọc trên bản đồ vùng tương ứng là Tây Nguyên và Đông Nam
Bộ.
Câu 31. Chọn đáp án C
Quan sát Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, Các miền tự nhiên, xác định dòng chảy của sông Hồng trên bản
đồ, và đọc tên các cửa mà sông chảy ra biển theo thứ tự là: cửa Văn Úc, cửa Thái Bình, cửa Ba Lạt. Còn
cửa Tranh Đề là nơi sông Cửu Long đổ ra biển.
Câu 32. Chọn đáp án B
Dựa vào trang 22 Atlat địa lí Việt Nam, bản đồ Công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm, xác định kí
hiệu trung tâm công nghiệp với các quy mô khác nhau và tìm ở vùng Duyên hải Nam Trung Bộ trung tâm

công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm lớn nhất là Nha Trang.
Câu 33. Chọn đáp án D
Quan sát Atlat Việt Nam trang 9, vào tháng 6 bão ảnh hưởng trực tiếp đến Quảng Ninh.
Câu 34. Chọn đáp án B
Theo yêu cầu của đề bài, có 2 đối tượng cần phải thể hiện trên biểu đồ đó là diện tích và giá trị sản xuất
công nghiệp, mà hai đối tượng này không cùng đơn vị. Vì vậy, dạng biểu đồ thích hợp nhất là biểu đồ kết
hợp.
Câu 35. Chọn đáp án A
Dựa vào trang 19 Atlat Địa lí Việt Nam, tìm kí hiệu diện tích trồng lúa là cột màu xanh và tìm trên bản đồ
tỉnh có cột màu xanh này cao nhất, đó là hai tỉnh có diện tích trồng lúa năm 2007 lớn nhất nước ta: An
Giang, Kiên Giang.
Câu 36. Chọn đáp án A
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 - 5 ta có thể thấy nước ta có 5 thành phố trực thuộc trung ương là:
Hà Nội, TP HCM, Đà Nẵng, Hải Phòng, Cần Thơ. Trong đó, có 2 thành phố trực thuộc trung ương giáp
biển là: Đà Nẵng và Hải Phòng.
Câu 37. Chọn đáp án A
Năm

2000

2002

2004

2006

2007

Nông - lâm - ngư nghiệp


100%

113,8 %

140,9 %

183,4%

214,2 %

Công nghiệp xây dựng

100%

127,1 %

177,3 %

249,5 %

193,1 %

Dịch vụ

100%

120, 5%

158,8%


216,7 %

254,9 %
Trang 11


Vì thể hiện tốc độ tăng trưởng kinh tế nên sử dụng biểu đồ đường là hợp lí nhất. Có 3 đường thể hiện tốc
độ tăng trưởng của các khu vực kinh tế.
Câu 38. Chọn đáp án A
Biểu đồ trên là dạng biểu đồ tròn, với 3 đơn vị (trồng trọt, chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp) tổng bằng
100%. Vì vậy, biểu đồ trên thể hiện cơ cấu giá trị sản xuất ngành nông nghiệp nước ta năm 2005 và 2014.
Câu 39. Chọn đáp án A
Bán kính gấp

R2

R1

S2
S1

Vậy bán kính hình tròn thể hiện cơ cấu sản lượng thủy sản năm 2005 gấp 1,356 lần bán kính hình tròn thể
hiện cơ cấu sản lượng thủy sản năm 1995
Câu 40. Chọn đáp án D
Yêu cầu thể hiện được quy mô và cơ cấu mà chỉ có 2 năm nên vẽ 2 biểu đồ tròn có bán kính khác nhau (
mỗi năm là một biểu đồ tròn) là thích hợp nhất.

Trang 12




×