Đề số 2
Câu 1. Hiệp hội các nước Đông Nam Á có tên gọi tắt là:
A. ASEA.
B. ASEM
C. ASEAN
D. APEC.
Câu 2. Thành tựu lớn nhất mà "Hiệp hội các nước Đông Nam Á" đạt được là:
A. 10/11 quốc gia trong khu vực trở thành thành viên của Hiệp hội.
B. Các hoạt động văn hóa của khu vực phát triển mạnh.
C. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của tất cả các nước thành viên đều tăng rất nhanh.
D. Các hoạt động thể thao của khu vực phát triển mạnh.
Câu 3. Thế mạnh của vị trí địa lí nước ta trong khu vực Đông Nam Á sẽ được phát huy cao độ nếu biết
kết hợp xây dựng các loại hình giao thông vận tải nào?
A. Đường ô tô và đường sắt.
B. Đường ô tô và đường biển.
C. Đường biển và đường sắt.
D. Đường hàng không và đường biển.
Câu 4. Tổng diện tích của vùng đồng bằng ven biển miền Trung vào khoảng:
A. 15 000 km2.
B. 25 000 km2.
C. 20 000 km2.
D. 30 000 km2.
Câu 5. Nguyên nhân gây trở ngại về mặt giao thông của vùng đồi núi là:
A. nhu cầu đi lại ở vùng núi ít.
B. cơ sở hạ tầng thấp.
C. mật độ dân cư thấp.
D. địa hình bị chia cắt mạnh, nhiều sông suối, hẻm vực.
Câu 6. Ở nước ta càng vào phía Nam khoảng cách giữa hai lần mặt trời lên thiên đỉnh có xu hướng:
A. ngày càng ngắn lại.
B. ngày càng dài ra.
C. thay đổi không đáng kể.
D. không có thay đổi.
Câu 7. Nguyên nhân chính khiến cho diện tích rừng nước ta có xu hướng tăng trở lại trong những năm
gần đây là do
A. đẩy mạnh trồng rừng và chính sách giao đất, giao rừng đến từng hộ nông dân.
B. chiến tranh kết thúc.
C. sự quan tâm của các cấp chính quyền.
D. hạn chế tình trạng du canh du cư của đồng bào dân tộc.
Câu 8. Hạn chế cơ bản của nền kinh tế nước ta hiện nay là:
A. Nông nghiệp còn chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu tổng sản phẩm quốc nội
B. Tốc độ tăng trưởng kinh tế không đều giữa các ngành
C. Nông, lâm, ngư nghiệp là ngành có tốc độ tăng trưởng chậm nhất
Trang 1
D. Kinh tế phát triển chủ yếu theo bề rộng, sức cạnh tranh còn yếu
Câu 9. So với Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long có nhiều thuận lợi hơn trong việc phát
triển ngành đánh bắt thuỷ sản, vì
A. có một mùa lũ kéo dài trong năm.
B. có nguồn thuỷ, hải sản phong phú.
C. người dân có nhiều kinh nghiệm trong cách đánh bắt thuỷ sản.
D. công nghiệp chế biến thuỷ sản phát triển.
Câu 10. Hiện nay, khai thác dầu khí là thế mạnh của vùng kinh tế nào ở nước ta?
A. Đồng bằng sông Cửu Long.
B. Đông Nam Bộ.
C. Tây Nguyên.
D. Duyên hải Nam Trung Bộ.
Câu 11. Sự phân chia các trung tâm công nghiệp thành 3 nhóm là dựa vào:
A. sự phân bố của các trung tâm trên phạm vi lãnh thổ
B. vai trò của các trung tâm trong phân công lao động theo lãnh thổ
C. hướng chuyên môn hoá và quy mô của các trung tâm
D. quy mô và chức năng của các trung tâm
Câu 12. Tuyến giao thông có ý nghĩa quan trọng hàng đầu trong việc phát triển kinh tế-xã hội ở nước ta
là
A. các tuyến giao thông vận tải Bắc - Nam.
B. tuyến đường sắt thống nhất Bắc - Nam.
C. các tuyến đường ngang nối đồng bằng với trung du và miền núi.
D. các tuyến vận tải chuyên môn hóa.
Câu 13. Những khó khăn chủ yếu làm tăng chi phí xây dựng và bảo dưỡng mạng lưới giao thông vận tải
ở nước ta là:
A. khí hậu nhiệt đới nóng ẩm quanh năm, ít sông lớn
B. thiếu vốn đầu tư, cơ sở vật chất kĩ thuật của ngành còn yếu kém
C. địa hình nhiều đồi núi, mạng lưới sông ngòi dày đặc.
D. đội ngũ kĩ sư, công nhân kĩ thuật của ngành chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển của ngành
Câu 14. Ở nước ta, nhóm tuổi nào có tỉ lệ sinh cao nhất?
A. Từ 35 tuổi đến 40 tuổi
B. Từ 18 tuổi đến 24 tuổi
C. Từ 24 tuổi đến 30 tuổi
D. Từ 30 tuổi đến 35 tuổi
Câu 15. Giải pháp quan trọng nhất để giải quyết vấn đề phân bố dân cư và nguồn lao động nước ta trong
giai đoạn hiện nay là
Trang 2
A. đẩy mạnh xuất khẩu lao động.
B. phát triển các hoạt động kinh tế ở nông thôn.
C. xây dựng chính sách chuyển cư phù hợp.
D. kìm hãm tốc độ gia tăng dân số.
Câu 16. So với hai vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc và phía Nam, thì vùng kinh tế trọng điểm miền
Trung có
A. tốc độ tăng GDP chậm nhất.
B. quy mô về diện tích và dân số lớn nhất.
C. quy mô lớn và nhiều lợi thế phát triển hơn.
D. quy mô về diện tích và dân số nhỏ hơn nhưng tốc độ phát triển kinh tế nhanh nhất.
Câu 17. Sông nào có lượng cát bùn lớn nhất nước ta?
A. Sông Hồng.
B. Sông Đà.
C. Sông Thái Bình.
D. Sông Tiền và sông Hậu.
Câu 18. Ở Tứ giác Long Xuyên, biện pháp hàng đầu để làm thay đổi đất phèn bị ngập nước là:
A. sử dụng nước ngọt của sông Hậu.
B. sử dụng nước ngọt của sông Tiền.
C. bón vôi, ém phèn.
D. phát triển rừng tràm trên đất phèn.
Câu 19. Vùng có diện tích gò đồi tương đối lớn là điều kiện thuận lợi để vùng Duyên hải Nam Trung Bộ
phát triển:
A. trồng cây công nghiệp hàng năm.
B. chăn nuôi: bò, dê,cừu.
C. trồng cây công nghiệp lâu năm.
D. trồng cây lương thực.
Câu 20. Điểm tương đồng về đặc trưng khí hậu của Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long
là:
A. Thời kì hoạt động của bão tố.
B. Tính chất nóng ẩm, mưa nhiều quanh năm.
C. Chế độ mưa lũ chia làm hai mùa.
D. Có nền nhiệt độ cao quanh năm.
Câu 21. Ngành sản xuất được coi là ngành kinh tế mũi nhọn của Duyên hải Nam Trung Bộ là
A. khai thác và chế biến gỗ lâm sản.
B. kinh tế biển.
C. chăn nuôi gia súc lớn và gia cầm.
D. cây công nghiệp hàng năm.
Câu 22. Phải đặt ra vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở vùng Đồng bằng sông Hồng là vì
A. Do việc chuyển dich cơ cấu kinh tế theo ngành của vùng còn chậm, chưa phát huy hết thế mạnh của
vùng.
B. Do sức ép dân số với đời sống kinh tế - xã hội và môi trường.
C. Do tài nguyên thiên nhiên của vùng không thật phong phú.
D. Do đây là vùng có nhiều tiềm năng để phát triển kinh tế.
Câu 23. Biện pháp nào sau đây không phù hợp với việc cải tạo tự nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long?
Trang 3
A. Tăng cường khai phá rừng ngập mặn nhằm mở rộng diện tích nuôi trồng thủy sản.
B. Đẩy mạnh khai thác các nguồn lợi từ mùa lũ.
C. Chia ruộng thành các ô nhỏ nhằm thuận tiện cho việc thau chua, rửa mặn.
D. Lai tạo các giống lúa chịu phèn, chịu mặn.
Câu 24. Nguyên nhân quan trọng nhất làm cho Đồng bằng Sông Cửu Long trở thành vùng nuôi trồng
thủy sản lớn nhất cả nước?
A. Cơ sở vật chất kĩ thuật tốt.
B. Thành tựu của thủy lợi hóa.
C. Trữ lượng thủy sản lớn.
D. Lao động có trình độ cao.
Câu 25. Điểm giống nhau cơ bản nhất của giải pháp phát triển kinh tế giữa Bắc Trung Bộ và Trung du
miền núi Bắc Bộ là
A. chăn nuôi gia súc kết hợp phát triển kinh tế biển.
B. trồng và chế biến cây ăn quả, cây dược liệu, rau quả cận nhiệt.
C. khai thác, chế biến khoáng sản và thủy điện.
D. kết hợp mô hình nông - lâm ở miền núi, mô hình nông - lâm - ngư nghiệp ở
ven biển.
Câu 26. Dựa vào trang 30 Atlat địa lí Việt Nam, hãy cho biết tỉnh nào dưới đây không nằm trong vùng
kinh tế trọng điểm phía Nam?
A. Tiền Giang
B. Đồng Nai
C. Bình Dương
D. Cà Mau
Câu 27. Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam trang 4 và 5, hãy cho biết nước ta có bao nhiêu thành phố trực
thuộc trung ương?
A. 8
B. 7
C. 6
D. 5
Câu 28. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam bản đồ cây công nghiệp trang 19 cho biết loại cây công nghiệp
nào sau đây không phải là sản phẩm chuyên môn hóa của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ?
A. Bông
B. Đậu tương
C. Điều
D. Thuốc lá
Câu 29. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 26, các tỉnh thuộc Trung du và miền núi Bắc Bộ có mỏ
đồng là
A. Lai Châu, Lạng Sơn, Hà Giang.
B. Lào Cai, Sơn La, Bắc Giang.
C. Thái Nguyên, Bắc Kạn, Phú Thọ.
D. Cao Bằng, Hòa Bình, Tuyên Quang.
Câu 30. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, hãy cho biết dãy núi Hoành Sơn thuộc khu vực đồi
núi nào?
A. Tây Bắc.
B. Đông Bắc.
C. Trường Sơn Nam.
D. Trường Sơn Bắc.
Câu 31. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 14, hãy cho biết lát cắt địa hình A – B đi theo hướng
A. Đông Nam – Tây Bắc B. Tây Bắc – Đông Nam C. Bắc – Nam
D. Đông – Tây
Trang 4
Câu 32. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 20, hãy cho biết tỉnh nào dưới đây có diện tích rừng trên
60% so với diện tích toàn tỉnh tính đến năm 2007?
A. Nghệ An.
B. Hà Tĩnh.
C. Thanh Hóa.
D. Quảng Bình.
Câu 33. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 8, hãy cho biết tỉnh nào sau đây có mỏ sắt?
A. Quảng Bình.
B. Hà Tĩnh.
C. Ninh Bình.
D. Cà Mau.
Câu 34. Biểu đồ sau thể hiện nội dung nào?
A. Tốc độ tăng trưởng về diện tích, sản lượng, năng suất lúa của nước ta trong thời gian từ 1990 đến
2005.
B. Tỉ trọng diện tích, sản lượng và năng suất lúa của nước ta từ năm 1990 đến năm 2005.
C. Sự chuyển dịch cơ cấu diện tích, sản lượng và năng suất lúa của nước ta từ năm 1990 đến năm 2005.
D. Tình hình phát triển cây lương thực của nước ta trong giai đoạn từ năm 1990 đến năm 2005
Câu 35. Cho biểu đồ:
Biểu đồ đã cho thể hiện nội dung nào dưới đây?
A. Tỉ trọng ngành trồng trọt trong nền kinh tế nước ta năm 1990 và năm 2000
B. Tình hình phát triển các loại cây trồng của nước ta năm 1990 và năm 2000.
C. Cơ cấu các nhóm cây trồng trong ngành trồng trọt nước ta năm 1990 và năm 2000.
Trang 5
D. Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất ngành trồng trọt của nước ta năm 1990 và năm 2000.
Câu 36. Căn cứ vào bản đồ chăn nuôi Atlat Địa lí Việt Nam trang 19, hãy tính giá trị thực tế của ngành
chăn nuôi gia súc năm 2007?
A. 21 021,12 tỉ đồng.
B. 45 285,47 tỉ đồng.
C. 57 812,14 tỉ đồng.
D. 18 536,68 tỉ đồng.
Câu 37. Cho bảng số liệu
Dân số và sản lượng lúa của Việt Nam trong thời kì 1981 – 2004
Năm
1981
1990
1994
1996
1999
2004
Số dân( triệu người)
54,9
66,2
72,5
75,4
76,3
82,0
Sản lượng lúa (triệu tấn)
12,4
19,2
23,5
26,4
31,4
35,8
Sản lượng bình quân theo đầu người năm 2004 tương ứng là:
A. 346,4 kg/người.
B. 432,3 kg/người.
C. 436,6 kg/người.
D. 512,7 kg/người.
Câu 38. Cho biểu đồ
Căn cứ vào biểu đồ, hãy cho biết nhận xét nào sau đây đúng nhất về quy mô dân số và tỉ lệ gia tăng dân
số tự nhiên nước ta giai đoạn 1960 - 2011.
A. Quy mô dân số và tỉ lệ gia tăng dân số nước ta giai đoạn 1960 – 2011 đều giảm
B. Quy mô dân số và tỉ lệ gia tăng dân số nước ta giai đoạn 1960 – 2011 đều tăng
C. Quy mô dân số tăng, tỉ lệ gia tăng dân số nước ta giai đoạn 1960 – 2011 giảm
D. Quy mô dân số giảm, tỉ lệ gia tăng dân số nước ta giai đoạn 1960 – 2011 lại tăng
Câu 39. Cho biểu đồ sau:
CƠ CẤU LAO ĐỘNG 15 TUỔI TRỞ LÊN PHÂN THEO NHÓM TUỔI Ở NƯỚC TA GIAI ĐOẠN
2005 – 2015
Trang 6
Căn cứ vào biểu đồ, hãy cho biết nhận xét nào sau đây là đúng về sự thay đổi về tỉ trọng trong cơ cấu lao
động phân theo nhóm tuổi ở nước ta giai đoạn 2005 – 2015?
A. Từ 15 – 24 tuổi và từ 25 – 49 giảm.
B. Từ 25 – 49 tuổi và từ 50 trở lên tăng.
C. Từ 15 – 24 tuổi giảm, từ 25 – 49 tuổi tăng.
D. Từ 15 – 24 tuổi tăng, từ 25 – 49 giảm.
Câu 40. Cho biểu đồ:
Nhận xét nào sau đây không đúng về giá trị sản xuất lâm nghiệp phân theo ngành nước ta giai đoạn 2000
– 2013?
A. Các nhóm ngành trong sản xuất lâm nghiệp có xu hướng tăng nhưng mạnh mẽ nhất là trong lĩnh vực
khai thác lâm sản.
B. Giá trị sản xuất các ngành chênh lệch lớn.
C. Giá trị sản xuất các nhóm ngành không có sự biến động nhiều đặc biệt là ngành dịch vụ lâm nghiệp.
D. Dịch vụ lâm nghiệp và khai thác lâm sản có xu hướng tăng.
Trang 7
ĐÁP ÁN
1. C
2. A
3. D
4. A
5. D
6. B
7. A
8. D
9. B
10. B
11. B
12. A
13. C
14. C
15. C
16. A
17. A
18. A
19. B
20. C
21. B
22. A
23. A
24. B
25. D
26. D
27. D
28. C
29. B
30. D
31. B
32. D
33. B
34. A
35. C
36. A
37. C
38. C
39. A
40. C
HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
Câu 1. Chọn đáp án C
Năm 1967, tại Băng Cốc (Thái Lan), 5 nước: Thái Lan, In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Phi-lip-pin và Xin-gapo đã kí tuyên bố về việc thành lập “Hiệp hội các nước Đông Nam Á” viết tắt là ASEAN. Đây là một
trong những sự kiện có ý nghĩa trong lịch sử khu vực này.
Câu 2. Chọn đáp án A
Qua 40 năm tồn tại và phát triển, thành tựu lớn nhất mà ASEAN đạt được là 10/11 quốc gia trong khu vực
trở thành thành viên của ASEAN. Năm 2004, GDP của ASEAN đạt là 799,9 tỉ USD, giá trị xuất khẩu đạt
gần 552,5 tỉ USD, giá trị nhập khẩu gần 492 tỉ USD, cán cân xuất - nhập khẩu của toàn khối đạt giá trị
dương. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của các nước trong khu vực khá cao mặc dù còn chưa đều và chưa thật
vững chắc.
Câu 3. Chọn đáp án D
Để giao lưu kinh tế, văn hóa với các nước trong khu vực Đông Nam Á nói riêng và các nước trên thế giới
nói chung thì loại hình giao thông vận tải cần phát triển là đường hàng không và đường biển. Vì đường bộ
và đường sắt chỉ hạn chế trong phạm vi gần, cự li gần. Với những địa điểm ở xa hai loại hình này sẽ bộc
lộ hạn chế về khối lượng và thời gian vận chuyển, mà những hạn chế này chỉ có đường hàng không và
đường biển khắc phục được.
Câu 4. Chọn đáp án A
Tổng diện tích của vùng đồng bằng ven biển miền Trung vào khoảng 15 000 km2, hẹp ngang, chia cắt
thành nhiều đồng bằng nhỏ.
Câu 5. Chọn đáp án D
Ở nhiều vùng núi, địa hình bị chia cắt mạnh, lắm sông suối, hẻm vực, sườn dốc gây trở ngại cho giao
thông.
Câu 6. Chọn đáp án B
Do lãnh thổ nước ta nằm trong khu vực nội chí tuyến, có đặc điểm là hẹp ngang và kéo dài theo kinh
tuyến nên thời gian giữa 2 lần Mặt Trời lên thiên đỉnh sẽ có sự thay đổi từ Bắc vào Nam; trong đó, càng
vào Nam khoảng cách giữa 2 ngày Mặt Trời lên thiên đỉnh sẽ càng dài ra.
Câu 7. Chọn đáp án A
Trang 8
Diện tích rừng nước ta những năm gần đây tăng chủ yếu là do tăng diện tích rừng trồng. Diện tích rừng tự
nhiên được duy trì tốt hơn nhờ hạn chế được nạn du canh du cư, chiến tranh kết thúc nên không còn diện
tích rừng bị tàn phá và sự quan tâm của các cấp chính quyền. Tuy nhiên, nguyên nhân chính làm cho diện
tích rừng nước ta có xu hướng tăng trở lại là do diện tích rừng trồng tăng vì đẩy mạnh trồng rừng và chính
sách giao đất, giao rừng đến từng hộ nông dân của Nhà nước.
Câu 8. Chọn đáp án D
Kinh tế phát triển theo bề rộng, chưa khai thác hết các nguồn lợi theo chiều sâu vì vậy sức cạnh tranh với
các nước khác còn yếu.
Câu 9. Chọn đáp án B
Do có nguồn lợi thủy, hải sản phong phú giao thoa của nhiều luồng sinh vật, cùng với vùng biển rộng lớn,
ít chịu thiên tai hơn. Điều đó đã mang lại cho ĐB sông Cửu Long thế mạnh trong việc phát triển ngành
đánh bắt thủy hải sản.
Câu 10. Chọn đáp án B
Ở nước ta hiện nay, các mỏ dầu khí lớn như: Bạch Hổ, Hồng Ngọc, Rạng Đông… đều tập trung ở vùng
biển thuộc khu vực Đông Nam Bộ, đem lại cho vùng rất nhiều lợi ích kinh tế. Ngoài ra, các mỏ dầu khí ở
đây còn cung cấp nguyên, nhiên liệu cho các nhà máy lọc dầu và nhiệt điện.
Câu 11. Chọn đáp án B
Trong quá trình công nghiệp hóa ở nước ta, nhiều trung tâm công nghiệp đã được hình thành. Dựa vào vai
trò của trung tâm công nghiệp trong sự phân công lao động theo lãnh thổ mà phân thành các nhóm.
Câu 12. Chọn đáp án A
Đó là các tuyến giao thông vận tải Bắc - Nam, đặc biệt là tuyến quốc lộ 1A, đường Hồ Chí Minh và
đường sắt Bắc Nam.
Câu 13. Chọn đáp án C
Khó khăn lớn nhất làm tăng chi phí xây dựng và bảo dưỡng cho mạng lưới giao thông vận tải ở nước ta
đó là địa hình. Với nền địa hình 3/4 diện tích là đồi núi, cùng với hệ thống sông ngòi dày đặc 3260 con
sông dài trên 20km. Điều đó bắt buộc chúng ta phải đầu tư nhiều cho việc xây dựng hầm, đèo, cầu cống,
đường xá...
Câu 14. Chọn đáp án C
Từ 24 tuổi đến 30 tuổi là nhóm thuộc độ tuổi sinh sản, nên đây là nhóm tuổi có tỉ lệ sinh cao nhất.
Câu 15. Chọn đáp án C
Theo SGK Địa lí lớp 12, trang 75 có rất nhiều giải pháp để giải quyết vấn đề phân bố dân cư và nguồn lao
động nước ta trong giai đoạn hiện nay, trong đó biện pháp được ưu tiên hàng đầu là xây dựng chính sách
chuyển cư phù hợp, chuyển dần dân cư từ nơi đông đến nơi thưa dân hơn để giải quyết việc làm cho một
bộ phận dân cư.
Trang 9
Câu 16. Chọn đáp án A
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 30, bảng 43.2 SGK Địa lí lớp 12 (trang 196) so sánh các chỉ số liên
quan đến quy mô về diện tích và dân số, tốc độ tăng GDP giữa vùng kinh tế trọng điểm miền Trung với
vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc và phía Nam thì thấy:
+ Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung có quy mô diện tích và dân số lớn thứ hai.
+ Tốc độ tăng GDP chậm nhất trong ba vùng.
Câu 17. Chọn đáp án A
Do xâm thực trên các sông khá mạnh nên sông Hồng có lượng cát bùn lớn nhất trong số các sông nước ta.
Câu 18. Chọn đáp án A
Đào kênh dẫn nước ngọt từ sông Hậu nhằm thau chua rửa mặn, và thoát nước cho vùng.
Câu 19. Chọn đáp án B
Theo SGK Địa lí 12 trang 162, Ở Duyên hải Nam Trung Bộ chỉ có các đồng bằng nhỏ hẹp; đất cát pha và
đất cát là chính, nhưng cũng có những đồng bằng màu mỡ như đồng bằng Tuy Hòa (Phú Yên). Các vùng
gò đồi thuận lợi cho chăn nuôi bò, dê, cừu.
Câu 20. Chọn đáp án C
Có nền nhiệt độ cao quanh năm; tính chất nóng ẩm, mưa nhiều quanh năm là đặc điểm riêng của Đồng
bằng sông Cửu Long. Thời kì hoạt động của bão tố giữa hai vùng không tương đồng, mùa mưa bão vào
các thời điểm khác nhau. Như vậy, đáp án đúng của câu hỏi này là chế độ mưa lũ chia làm hai mùa.
Câu 21. Chọn đáp án B
Dựa vào SGK địa lí trang 162: Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở Duyên hải Nam Trung Bộ: Phát triển
tổng hợp kinh tế biển là ngành mũi nhọn của vùng do có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển ngành
này.
Câu 22. Chọn đáp án A
Đồng bằng sông Hồng là vùng kinh tế có nhiều tiềm năng phát triển, tuy nhiên do việc chuyển dịch cơ
cấu kinh tế theo ngành còn chậm nên chưa phát huy được thế mạnh của vùng. Điều này đặt ra yêu cầu
phải chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở Đồng bằng sông Hồng.
Câu 23. Chọn đáp án A
Rừng ngập mặn có ý nghĩa rất quan trọng đối với Đồng bằng sông Cửu Long vì vậy trong quá trình cải
tạo tự nhiên của vùng không thể khai phá rừng ngập mặn
Câu 24. Chọn đáp án B
Diện tích nuôi trồng thủy sản toàn vùng là 680.000 ha, chiếm khoảng 70\% diện tích mặt nước nuôi trồng
thủy sản của cả nước. Diện tích rừng ngập mặn lớn, có thể kết hợp nuôi thủy sản. Đối tượng nuôi trồng đa
dạng: cá, tôm, các giống đặc sản… Đây là vùng có truyền thống nuôi trồng thủy sản, người dân có nhiều
Trang 10
kinh nghiệm. Hàng năm lũ tràn về mang theo một lượng lớn thức ăn tự nhiên tạo thuận lợi cho nuôi trồng
phát triển. Chính sách khuyến ngư và đẩy mạnh xuất khẩu. Đặc biệt thành tựu của thủy lợi hóa ở
ĐBSCL chính là tiền đề cho sự phát triển nhanh chóng nuôi trồng thủy sản khi có lợi thế thị trường trong
những năm qua. Trong các hoạt động hỗ trợ cho sự phát triển của ngành nuôi trồng thủy sản, chế biến
thức ăn, sản xuất giống thủy sản và đặc biệt là công tác phát triển hệ thống thủy lợi là không thể không
nhắc đến. Hoạt động nuôi thủy lợi được chia làm 4 vùng, 22 tiểu vùng và 120 khu thủy lợi. Tạo tiền đề
quan trọng cho việc khắc phục hậu quả của tự nhiên, thiên tai và tăng năng suất đáng kể cho phát triển
nuôi trồng thủy sản.
Câu 25. Chọn đáp án D
Bắc Trung Bộ có lãnh thổ trải dài và hẹp ngang, ở hàng loạt các huyện, trên bề mặt ngang chỉ vài chục
km theo chiều Đông - Tây ta đã đi từ vùng bờ biển qua vùng đồng bằng hẹp duyên hải. Vượt qua vùng
đồi chuyển tiếp hẹp và tới vùng núi thật sự ở phía tây. Dọc theo lát cắt ngang của lãnh thổ, chúng ta có thể
chứng kiến những thay đổi của mô hình kết hợp nông - ngư nghiệp hay nông - lâm - ngư nghiệp từ vùng
ven biển, đồng bằng từ mô hình kết hợp nông - lâm nghiệp ở vùng Trung du miền núi phía Bắc.
Câu 26. Chọn đáp án D
Dựa vào trang 30 Atlat địa lí Việt Nam có thể thấy Cà Mau không thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía
Nam
Câu 27. Chọn đáp án D
Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam trang 4 và 5 có thể thấy nước ta có 5 thành phố trực thuộc trung ương là:
Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ.
Câu 28. Chọn đáp án C
Căn cứ vào bản đồ cây công nghiệp trang 19, nhận thấy ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ, có một số
loại cây công nghiệp được chuyên môn hóa là: Đậu tương, thuốc lá, bông, lạc. Như vậy, điều không phải
loại cây công nghiệp chuyên môn hóa của vùng này.
Câu 29. Chọn đáp án B
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang Kí hiệu chung (trang 3) tìm kí hiệu mỏ đồng, sau đó xác định
trong trang 26, các tỉnh thuộc Trung du và miền núi Bắc Bộ có kí hiệu mỏ đồng là Lào Cai, Sơn La, Bắc
Giang.
Câu 30. Chọn đáp án D
Quan sát Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, xác định vị trí dãy núi Hoành Sơn thuộc khu vực đồi núi Trường
Sơn Bắc.
Câu 31. Chọn đáp án B
Quan sát Atlat trang 14, ta thấy lát cắt địa hình A - B đi theo hướng Tây Bắc - Đông Nam. Qua dãy
Hoàng Liên Sơn, cao nguyên Mộc Châu, đồng bằng Thanh Hoá
Trang 11
Câu 32. Chọn đáp án D
Quan sát Atlat Địa lí Việt Nam trang 20, ta thấy các tỉnh có diện tích rừng trên 60% so với diện tích toàn
tỉnh tính đến năm 2007 là: Quảng Bình, Tuyên Quang, Kon Tum, Lâm Đồng.
Câu 33. Chọn đáp án B
Quan sát Atlat Địa lí Việt Nam trang 8, ta thấy trong các tỉnh trên duy nhất chỉ có Hà Tĩnh có mỏ sắt.
Câu 34. Chọn đáp án A
Biểu đồ đường là loại biểu đồ thể hiện tiến trình, động thái phát triển của đối tượng trong một khoảng thời
gian nhất định. Đối với biểu đồ trên, nội dung thể hiện chính là tốc độ tăng trưởng về diện tích, sản lượng,
năng suất lúa của nước ta trong thời gian từ 1990 đến 2005.
Câu 35. Chọn đáp án C
Dạng biểu đồ hình tròn luôn thể hiện cơ cấu của đối tượng được nói đến. Vì vậy, phương án cơ cấu các
nhóm cây trồng trong ngành trồng trọt nước ta năm 1990 và năm 2000 là đúng.
Câu 36. Chọn đáp án A
Quan sát bản đồ chăn nuôi Atlat Địa lí Việt Nam trang 19, tìm lược đồ cơ cấu giá trị sản xuất ngành chăn
nuôi qua các năm, xác định số liệu năm 2007 sử dụng công thức:
Giá trị thực tế ngành chăn nuôi gia súc = Giá trị thực tế ngành chăn nuôi x tỉ trọng ngành chăn nuôi gia
súc: 100 (đơn vị tỉ đồng)
Áp dụng công thức tính ra số liệu là 21 021,12 tỉ đồng.
Câu 37. Chọn đáp án C
Lấy sản lượng lúa chia cho số dân là ra sản lượng bình quân đầu người, năm 2004 là 436,6 kg/người.
Câu 38. Chọn đáp án C
Quy mô dân số thể hiện bằng cột, năm 1960 cột thể hiện dân số nước ta có 30,17 triệu người, đến năm
2011 có 87,7 triệu người. Điều này thể hiện quy mô dân số tăng. Đường biểu diễn tỉ lệ gia tăng dân số
thấp dần. Như vậy đáp án đúng nhất là quy mô dân số tăng, tỉ lệ gia tăng dân số nước ta giai đoạn
1960 – 2011 giảm
Câu 39. Chọn đáp án A
Qua biểu đồ ta thấy, Nhóm tuổi từ 15 – 24 có xu hướng giảm đạt 20,4\% năm 2005 thì đến năm 2015
con số này chỉ còn 14,8\%. Nhóm tuổi 25 – 49 có xu hướng cũng giảm. Năm 2005 đạt 63,3\% thì đến
năm 2015 con số này chỉ còn 59,3. Nhóm tuổi 50 trở lên có xu hướng tăng lên, đạt 16,3\% vào năm
2005 và tăng lên đạt 26\% năm 2015. Nhận định đúng là: từ 15 – 24 tuổi và từ 25 – 49 giảm.
Câu 40. Chọn đáp án C
Dựa vào biểu đồ ta thấy: tất cả các nhóm ngành trong sản xuất lâm nghiệp có xu hướng tăng nhưng mạnh
mẽ nhất là trong lĩnh vực khai thác lâm sản. Tuy nhiên giữa các nhóm ngành có sự chênh lệch khá lớn, cụ
thể giá trị khai thác lâm sản năm 2013 là 24555,5 tỉ đồng nhưng lâm nghiệp chỉ là 1538,2 tỉ đồng. Như
vậy nhận xét sai là: giá trị sản xuất các nhóm ngành không có sự biến động nhiều đặc biệt là ngành
dịch vụ lâm nghiệp.
Trang 12